Đây chính là nét riêng của Nhật Bản và cũng là một trong những điểm cần lưu ý đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn xuất khẩu sang thị trường này.. những thế, việc đồng tiền của c
Trang 1Trường đại học ngoại thương
Khoa kinh tế Ngoại thương
-o0o -
Khoá luận tốt nghiệp
Đề tài
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN
Giáo viên hướng dẫn: Ths NGUYỄN XUÂN NỮ
Sinh viên thực hiện : LƯU ĐỨC ANH
Lớp : Nhật 1 khóa 38F
Hà Nội 2003
Trang 2MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG MỘT: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 4
I/ Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên , Văn hoá- Xã hội và con người Nhật Bản 4 1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 4
2 Đặc điểm về văn hoá 6
3 Đặc điểm về xã hội 8
4 Đặc điểm về con người Nhật Bản 11
II/ Tổng quan tình hình kinh tế Nhật Bản 15
1 Giai đoạn 1945-1990 16
2 Sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản thập kỷ 90 trở lại đây và triển vọng trong thời gian tới 19
III/ Chính sách thương mại của Nhật Bản 21
CHƯƠNG HAI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 29
I/ Đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua 29
1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 29
2 Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 32
II/ Những vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản 35
1 Những điểm cần lưu ý đối với thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của người Nhật 35
2 Những điểm cần lưu ý khi đàm phán và đi đến lập quan hệ kinh doanh với công ty Nhật 40
3 Những điểm cần lưu ý đối với chất lượng hàng hoá xuất khẩu sang Nhật 45
4 Những điểm cần lưu ý đối với việc đóng gói và ghi ký mã hiệu hàng hoá xuất khẩu sang Nhật 51
Trang 35 Những điểm cần lưu ý khi phân phối hàng sang thị trường Nhật
Bản 53
6 Những điểm cần lưu ý đối với một số mặt hàng chiến lược của Việt Nam khi xâm nhập thị trường Nhật Bản 56
6.1 Hàng dệt may 57
6.2 Hàng thuỷ sản 59
6.3 Rau quả 62
CHƯƠNG BA: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN .65
I/ Định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới 65
II/ Giải pháp nhằm thực hiện định hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 69
1 Biện pháp thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu 69
1.1 Hỗ trợ vốn 69
1.2 Khuyến khích đầu tư nước ngoài 70
1.3 Hỗ trợ nhập khẩu nguyên liệu 74
2 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 74
2.1 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại 74
2.2 Chính sách thị trường 77
2.3 Chính sách giải quyết nợ 77
2.4 Đẩy mạnh hợp tác song phương 78
3 Biện pháp thúc đẩy ba mặt hàng xuất khẩu chiến lược 81
3.1 Hàng dệt may 81
3.2 Hàng thủy sản 83
3.3 Rau quả 87
Kết luận 92
Phụ lục 1: Sơ đồ các bước xin phê chuẩn chất lượng JIS 94
Phụ lục 2: Sơ đồ các bước xin phê chuẩn chất lượng JAS 95
Phụ lục 2: Sơ đồ thủ tục kiểm tra theo Luật vệ sinh thực phẩm 96
Tài liệu tham khảo 97
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống mang tính chiến lược của Việt Nam Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), mặc dù nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa hoàn toàn khôi phục nhưng tốc độ tăng nhập khẩu của Nhật 5 năm trở lại đây (1998-2002), vẫn đạt 0,7% Trong đó một số các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật như dệt may, thuỷ sản, rau quả lại là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản - một thị trường vốn được coi là khó tính, trong một bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện này thì quả là điều không dễ dàng
Thực tế cho thấy mặc dù Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam nhưng tỷ trọng hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này mới chỉ đạt 0,6% Nguyên nhân là những sản phẩm chủ lực của ta như thuỷ hải sản, dệt may, giày dép cũng là những thế mạnh của nhiều quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, đặc biệt là Trung Quốc Hơn nữa công tác nghiên cứu dự báo thị trường Nhật của doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thật hiệu quả, vẫn còn nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin, dẫn đến tình trạng hàng hoá Việt Nam không đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu khắt khe từ thị trường này
Trước những khó khăn tồn tại cùng với những đòi hỏi cấp thiết đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường truyền thống Nhật Bản, em đã chọn đề tài :
Một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản
Trang 5
2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống những nét riêng biệt của thị trường Nhật Bản từ nhiều khía cạnh nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về thị trường và nêu lên một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường này Qua đó, các doanh nghiệp của Việt nam
có thể đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thông thương hàng hoá sang Nhật và
hơn hết là khẳng định thương hiệu Made in VietNam trên thị trường quốc
tế
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đặc điểm và các vấn đề lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Bên cạnh đó là những phân tích đánh giá thực trạng, triển vọng hoạt động xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chung được sử dụng trong khoá luận là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin Cụ thể là phương pháp phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh, mô
tả và khái quát hoá đối tượng nghiên cứu, thống kê và điều tra xã hội học Các phương pháp này được kết hợp chặt chẽ với nhau để đưa ra những kết luận phục vụ cho đề tài
5 Nội dung nghiên cứu
Khoá luận bao gồm 3 chương với nội dung như sau:
Chương I: Một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản
Trang 6Chương II: Một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Trong khuôn khổ thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế, khoá luận không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Kính mong thầy, cô giáo góp ý, chỉ dẫn để khoá luận được hoàn thiện hơn
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Thạc Sĩ Nguyễn Xuân Nữ đã
tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này
Trang 7CHƯƠNG I
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
I Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, Văn hoá-Xã hội và con người Nhật Bản
1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Diện tích: Nhật Bản là một quần đảo nằm ở phía đông lục địa Châu
Á, trải ra theo một vòng cung hẹp dài 3500 km, từ vĩ độ bắc 20o 25’ đến 45o33’ Tổng diện tích của Nhật Bản là 377.815 km2, chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới Phía đông, Nhật giáp với Thái Bình Dương, còn phía tây giáp biển Nhật Bản
Địa hình: Nhật Bản có địa hình phức tạp Quần đảo Nhật Bản gồm
bốn đảo chính: Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku, trong đó Honshu chiếm trên 60% tổng diện tích Hiện nay Nhật bản đã xây dựng đường hầm nối đảo này với hai đảo kế cận là Shikoku và Kyushu, rất thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế
Ngoài bốn đảo chính ra, Nhật Bản còn có khoảng 6800 dãy đảo và đảo nhỏ Các đảo này là một phần của dãy núi dài chạy từ Đông Nam á tới tận Alaska, tạo cho nước Nhật một bờ biển dài gần 30.000 km Chính sự phân bố tự nhiên của các hòn đảo này đã đem lại lợi thế về cảng biển cho Nhật bản Khu vực tập trung các cảng biển nổi tiếng nhất của Nhật nằm ở phía nam đảo Honshu, đây cũng chính là nơi có nhiều khu công nghiệp lớn của Nhật
Biển đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế Nhật Bản Các dòng hải lưu nóng Kuroshivo và hải lưu lạnh Oyashivo gặp nhau đã tạo nên
Trang 8một môi trường sinh sống thuận lợi cho các loài cá Chính vì vậy, Nhật Bản
là một trong những nước có bãi cá tự nhiên giàu trữ lượng nhất thế giới và ngành đánh bắt hải sản của Nhật Bản cũng rất phát triển
Gần 3/4 lãnh thổ của Nhật Bản là núi, trong đó có 532 ngọn núi cao trên 2000m; núi Phú Sĩ là núi có độ cao lớn nhất 3776 m và cũng là một trong những hình ảnh tượng trưng cho đất nước này Nhật Bản hiện có hơn
60 núi lửa đang hoạt động, vì vậy thi thoảng Nhật vẫn phải chịu ảnh hưởng của những trận động đất lớn nhỏ khác nhau Phần lớn các đồng bằng của Nhật Bản nằm ở quanh bờ biển và bị chia cắt bởi các dãy núi Trong số đó, đồng bằng Kan-to bao quanh Tokyo là đồng bằng rộng nhất với diện tích 13.000 km2 , tiếp đó là vùng Nobi bao quanh Nagoya và đồng bằng Sendai
ở phía bắc bán đảo Honshu
Khí hậu: Giống như Việt Nam, khí hậu Nhật cũng có bốn mùa rõ
rệt, tuy nhiên khá đa dạng do đặc điểm lãnh thổ trải dài từ bắc tới nam Sự khác nhau về khí hậu giữa các miền tương đối lớn Đây chính là nét riêng của Nhật Bản và cũng là một trong những điểm cần lưu ý đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn xuất khẩu sang thị trường này Mùa hè ở Nhật thường bắt đầu từ giữa tháng 4 rất nóng và ẩm Trước đó là mùa mưa kéo dài khoảng một tháng, lần lượt đi từ nam lên bắc Còn mùa đông thường xuất hiện hầu hết vào cuối tháng 11 và kéo dài đến cuối tháng 2 Mùa đông ở phía biển Thái Bình Dương thường ôn hoà, nhiều ngày nắng trong khi ở phía biển Nhật Bản thường u ám Mùa thu và xuân là hai mùa đẹp nhất trong năm, đây là thời gian mà người Nhật dành để nghỉ ngơi, mua sắm tham gia vào các lễ hội truyền thống
Tài nguyên: Nhật Bản là một nước rất nghèo về tài nguyên thiên
Trang 9nhiên Hầu hết các nguyên nhiên liệu chiến lược cần cho công nghiệp và cuộc sống hàng ngày của Nhật Bản đều phải nhập khẩu từ bên ngoài Ví dụ như về than, mặc dù Nhật có mỏ than ở Hokkaido và Kyushu nhưng trữ lượng rất ít, chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu trong nước Còn về dầu mỏ, hàng năm Nhật cũng phải nhập khẩu tới hơn 90% Đây là một trong những yếu tố làm cho Nhật dễ bị ảnh hưởng trước những biến động về giá nguyên liệu trên thị trường thế giới
2 Đặc điểm về văn hoá
Đề cao tính cộng đồng : Ở Nhật Bản tính chất cộng đồng là yếu tố
quan trọng hàng đầu tạo nền tảng cho sự gắn kết dân tộc Điều này được thể hiện ngay trong cách xưng hô và khi làm việc Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại, đề cao cái chung, tìm sự hoà hợp giữa mình và những người xung quanh Người Nhật vẫn thường nói với bạn bè quốc tế rằng, họ coi “bản thân như là một hạt cát, thật nhỏ bé nhưng lại rất dễ dàng, nhanh chóng hoà nhịp cùng với những hạt cát xung quanh trong bất kỳ một môi trường nào”
Luôn có tinh thần học hỏi sáng tạo: Người Nhật đánh giá rất cao sự
sáng tạo, và đây chính là một trong những yếu tố đưa Nhật nhanh chóng trở thành nước dẫn đầu trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ cao Đối với mỗi doanh nghiệp Nhật Bản, con người là tài nguyên quý giá nhất, bởi họ quan niệm rằng mỗi con người đều mang trong mình sự sáng tạo, đem lại điều
kỳ diệu cho cuộc sống Và một trong những minh chứng cho điều này là sự
ra đời của công ty HONDA, công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất xe máy, ô tô và các sản phẩm máy móc tiêu dùng cao cấp Người sáng lập ra công ty này ban đầu vốn chỉ là một người thợ sửa xe máy nhưng với kiến
Trang 10thức thu lượm được trong thời gian làm việc tại một hãng sản xuất xe máy
ở Ý, cùng với sự sáng tạo của mình, ông đã chế tạo ra những chiếc xe HONDA bốn kỳ vừa đẹp vừa dễ đi Trường hợp thứ hai là công ty sản xuất các thiết bị điện tử nghe nhìn SONY Từ việc nghiên cứu chiếc máy hát hiệu Victor nặng hàng tạ và giá đắt bằng 1/2 giá của một chiếc xe ô tô, Akuo Morita, một thanh niên trẻ đã đem lại sự kỳ diệu bằng việc nghiên cứu sản xuất ra các thiết bị nghe nhìn chỉ nhỏ nằm trong lòng bàn tay Ngay tên SONY trong tiếng nhật cũng đã mang ý nghĩa là một thanh niên thông minh và sáng tạo Ngày này SONY đã trở thành công ty điện tử nổi tiếng của Nhật với 70% sản phẩm được tiêu thụ ở nước ngoài Mặc dù vậy không hài lòng với thành quả đã đạt được, Công ty vẫn luôn mang cho mình một phương châm : “sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta”
Có nền văn hoá đa dạng phong phú: Nền văn hoá Nhật Bản là sự
kết hợp song song giữa truyền thống và hiện đại Tuy người Nhật hoà mình vào cuộc sống công nghiệp hiện đại nhưng lại rất tôn trọng và có ý thức bảo vệ văn hoá truyền thống Vì vậy ở Nhật, ngay trong các đô thị lớn, những toà nhà cao tầng được xây dựng bên cạnh các đình chùa cổ là chuyện bình thường Cùng với sự phát triển truyền thông đa phương tiện, những thông tin mới, mốt mới lan truyền rất nhanh chóng, nhưng mặt khác việc kế thừa văn hoá truyền thống đã cắm rễ sâu ở các vùng vẫn được duy trì Các lễ hội truyền thống cùng ngôn ngữ địa phương vẫn còn đậm màu sắc bản địa Và lễ hội vẫn là một trong những yếu tố văn hoá quan trọng giúp lý giải và hiểu hơn về con người Nhật Bản
Đề cao sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người: Người Nhật Bản
từ xưa đã có nghệ thuật thưởng thức những vẻ đẹp đặc sắc của thiên nhiên
Trang 11Khi xuân về họ say sưa với hoa xuân, thu sang họ lại đến những vùng núi rực rỡ lá phong đỏ và khi mùa đông tới, họ vui bên ly rượu ngắm nhìn tuyết rơi Không chỉ vậy ngay cách bầy trí trong nhà, người Nhật cũng luôn tạo cho mình những không gian để có thể gần gũi thiên nhiên Trong những căn nhà mang phong cách truyền thống của Nhật, bao giờ cũng có những khu vườn nhỏ, và ở góc các căn phòng vẫn thường đặt chậu Bonsai Lấy cảm hứng từ thiên nhiên người Nhật đã sáng tạo ra rất nhiều môn nghệ thuật mang đậm bản sắc như Trà đạo (Chado), Nghệ thuật cắm hoa (Ikebana), Thư đạo (Shodo) Những môn nghệ thuật này chính là kết quả của sự hoà quyện giữa nét đẹp trong thiên nhiên và sự thanh tịnh trong tâm hồn người Nhật
3 Đặc điểm về xã hội
Chế độ giáo dục toàn diện và nghiêm khắc : Mỗi một người dân
Nhật Bản khi bắt đầu cắp sách tới trường đã được giáo dục ý thức về tầm quan trọng của việc học, rằng Nhật Bản là một nước nghèo, rất nghèo tài nguyên, và chỉ có việc học mới có thể đem lại cho họ một tương lai tươi sáng Giáo dục là bắt buộc với trẻ em từ 6-15 tuổi ở Nhật
Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ 2, vào giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống giáo dục của
Mỹ làm kiểu mẫu Cụ thể bao gồm 06 năm tiểu học (bắt buộc), 03 năm bậc trung học cơ sở (bắt buộc) và 03 năm trung học bậc cao (không bắt buộc) Tiếp đó là Đại học 04 năm (riêng ngành Y là 06 năm) và đào tạo sau đại học Theo thống kê của Bộ Giáo dục- Khoa học Nhật, đến năm 2002 nước Nhật có 62 trường Trung học chuyên nghiệp, hơn 3.000 trường Trung cấp
kỹ thuật-nghiệp vụ, 572 trường Cao đẳng, 651 trường Đại học và 479 cơ sở
Trang 12đào tạo cao học Với chất lượng đào tạo cao và nghiêm khắc Nhật Bản đã thu hút hơn 70.000 lưu học sinh nước ngoài từ khắp các quốc gia trên thế giới đến nghiên cứu học tập
Tuy nhiên cũng như ở Việt Nam, nhiều nơi ở Nhật vẫn rất coi trọng Gakureki (bằng cấp), điều này đã tạo nên một áp lực rất lớn cho những học sinh trung học và đồng thời cũng dẫn đến nhiều vấn đề nổi cộm trong xã hội
Nguy cơ lão hoá dân số: Hiện nay xu hướng tỷ lệ sinh giảm, tốc độ
lão hoá dân số ngày một tăng nhanh là một trong những vấn đề khó giải quyết đối với Nhật Bản Dự báo đến năm 2050 hơn 36% dân số của đất nước mặt trời mọc sẽ là người về hưu Điều này kéo theo nguy cơ thiếu lao động cùng hàng loạt các vấn đề cần giải quyết như thừa công suất trong các nhà máy, tăng thêm dịch vụ y tế chăm sóc cho người già Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là xu hướng sống độc thân và lập gia đình nhưng không thích sinh con của lớp trẻ Nhật ngày càng tăng Để ngăn chặn tình trạng này, mới đây Chính phủ Nhật Bản đã công khai văn bản hướng dẫn kêu gọi các chính quyền địa phương và các công ty thi hành nhằm nâng tỷ lệ sinh đẻ của người dân, đối tượng ở đây chủ yếu nhằm vào các ông bố Bởi vì, theo truyền thống, đàn ông Nhật Bản có trách nhiệm đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, còn phụ nữ thì ở nhà làm nội trợ và chăm sóc con cái Nhưng ngày nay việc phụ nữ cũng dần phải tham gia gánh vác gia đình đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến người phụ nữ không muốn sinh con
Sự thay đổi trong vị trí của phụ nữ Nhật Bản: Phụ nữ Nhật ngày
nay có xu hướng thích tạo lập cuộc sống cho riêng mình Ngày càng nhiều
Trang 13phụ nữ độc thân xứ sở hoa anh đào muốn tìm kiếm bạn đời biết làm việc nhà và chăm sóc con cái Số chị em phụ nữ đi làm và kiếm tiền nuôi gia đình cũng tăng vọt so với trước Theo điều tra của chính phủ Nhật Bản vào tháng 8 /2003 vừa qua, kết quả khảo sát trên 12.000 đàn ông và phụ nữ độc thân, tuổi từ 18 đến 35 cho thấy số chị em coi trọng khả năng làm việc nhà của ông xã tương lai tăng từ 43,6% trong 5 năm trước lên 58,7% năm nay Ngoài ra số chị em muốn dành toàn bộ thời gian cho gia đình giảm đi nhiều so với năm 1992 Nếu như trước đây sau khi kết hôn, phần lớn người phụ nữ Nhật chỉ lo công việc gia đình thì ngày nay ngày càng nhiều phụ nữ muốn tiếp tục đi làm sau khi kết hôn Theo thống kê, trong số những phụ
nữ đã kết hôn có đến 40% phụ nữ sau 45 tuổi vẫn tiếp tục đi làm Có thể nền kinh tế tụt hậu kéo dài của Nhật Bản là một trong những lý do khiến nhiều bà vợ kiếm việc để chia sẻ bớt gánh nặng gia đình với chồng con Nhưng cũng không thể phủ định là càng ngày phụ nữ Nhật Bản càng có xu hướng muốn tạo lập cuộc sống cho riêng mình
Tốc độ đô thị hoá nhanh: Với số dân trên 125 triệu người, Nhật
Bản được xếp vào danh sách 10 quốc gia đông dân nhất trên thế giới Một mặt đây trở thành một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng hấp dẫn các nhà xuất khẩu nước ngoài Mặt khác sự phát triển đô thị hoá quá nhanh ở Nhật Bản cũng buộc nước này phải đối đầu với những vấn đề dân số nghiêm trọng Mật độ dân số trung bình ở Nhật là 338 người/km2, tuy nhiên ở các thành phố lớn như Tokyo mật độ dân số là 5410 người/km2, Osaka là 4652 người/km2 Trong khi đó ở các vùng khí hậu khắc nghiệt như Hokkaido lại có mật độ dân số rất thấp 73 người/km 2 Điều này đã mang lại cho Nhật những vấn đề xã hội khó giải quyết như nhà ở, giáo dục, phúc lợi đặc biệt là vấn
Trang 14đề an ninh, đồng thời cũng tạo nên sự phân công lao động bất hợp lý giữa các ngành sản xuất
Tập quán ăn uống thay đổi: Cuộc sống công nghiệp đã tạo điều
kiện cho các cửa hàng ăn nhanh phát triển Theo quy định về giờ làm của các công ty Nhật, thời gian nghỉ trưa được tính từ 12h đến 13h, vì vậy trong thời gian này hầu hết người Nhật tìm đến các cửa hàng ăn nhanh như Fast Food, Mc Donald, Seven Eleven, Wai Wai Các cửa hàng ăn nhanh này đã phát triển rất nhanh, trải dài trên toàn nước Nhật Bên cạnh đó sau những ngày làm việc căng thẳng, hoặc vào những ngày lễ hội, người Nhật thường đưa nhau đến các cửa hàng có tên là TABE-HODAI (có nghĩa là ăn thoải mái), tại các cửa hàng này với một mức giá cố định, thông thường là 2500 yên (tương đương khoảng 340.000 VND) mỗi người có thể chọn cho mình món ăn ưa thích và ăn uống cho đến khi không tiếp tục được nữa Đây cũng
là một trong những nét văn hoá mới về ẩm thực của người Nhật Bản
4 Đặc điểm về con người Nhật Bản
Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hoá nước ngoài: Có thể nói
rằng, không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá nước ngoài như người Nhật Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật Nếu như phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì
họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó Chính tinh thần
thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến trên thế giới
Tôn trọng thứ bậc và địa vị: Ý thức tôn trọng thứ bậc đã có từ lâu
Trang 15trong đời sống của người Nhật, đậm nét nhất là khoảng thời gian 250 năm dưới thời Tokugawa Ý thức đó được thể hiện rất rõ trong cách ứng xử hàng ngày của người Nhật, đặc biệt là trong cách chào hỏi Khi chào hỏi, nhờ vả, xin lỗi cũng như khi cảm ơn người Nhật đều cúi đầu Thậm chí cả khi nói chuyện qua điện thoại, mặc dù không nhìn thấy nhau, song nhiều khi người Nhật vẫn cúi đầu để thể hiện sự tôn trọng với cấp trên Có 3 kiểu cúi người đứng được phân chia theo quan hệ thứ bậc giữa bản thân người chào và người đối diện Trước hết là kiểu “chào nhẹ” thường dùng khi gặp khách hay cấp trên ở hành lang, lúc này đầu của người chào hơi cúi Kiểu cúi người thứ hai là kiểu “chào bình thường” cúi người thấp hơn một chút, kiểu chào xã giao này thường được dùng để thể hiện sự tôn kính đối với những vị khách tương đối quan trọng Cuối cùng là kiểu chào “lễ phép” dùng khi chào một cách trịnh trọng dành cho cấp trên
Ý thức tôn trọng thứ bậc của người Nhật còn được thể hiện trong cách xưng hô hàng ngày Trong ngôn ngữ của phương Tây, khi chào nhau người ta thường rất đơn giản với “Hello” hay “Hi”, thì trong ngôn ngữ Nhật, để thể hiện phép lịch sự với người khác, trong từng hoàn cảnh và đối tượng cụ thể mà người Nhật có những cách xưng hô, cách chào hỏi khác nhau Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo) Lấy ví dụ khi làm song công việc công ty, mọi người chào nhau ra về, cùng một ý nghĩa là hôm nay anh làm việc mệt nhỉ, người hơn tuổi có thể nói “otsukare san”,hay
“otsukare” với người ít tuổi hay cấp dưới của mình nhưng người ít tuổi thì lại phải có cách đáp lại khác “o tsukaresama deshita” thì mới đúng phép tắc
Trang 16trên dưới
Cũng chính bởi ý thức tôn trọng thứ bậc, nên người Nhật rất nhạy cảm về vị trí ngồi cao thấp Lúc ngồi trên xe cũng như khi ngồi trong phòng, thứ tự ngồi thường được ngầm quy ước trước Trong phòng “chỗ ngồi trên”-nơi xa cửa ra vào nhất là nơi dành cho người bề trên hay cho khách, còn người có chức vụ thấp bao giờ cũng ngồi ở gần cửa ra vào Trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn nào khác Đây cũng
là một trong những điểm mà các nhà xuất khẩu phải lưu ý để có thể tạo được ấn tượng ngay từ ban đầu với người Nhật
Óc thẩm mỹ: Người Nhật rất kỹ tính và cầu kỳ, “cái gì cũng được
nâng lên thành nghệ thuật” Lấy ví dụ ngay việc uống trà, người Nhật cũng coi đó như là một nghệ thuật cao quý gọi là “trà đạo” Thời gian phà tra có thể kéo dài tới 4 tiếng và tuân theo rất nhiều quy tắc ví dụ như: không được dùng nước đang sôi để pha, ấm chén trước khi mang ra pha trà phải được làm ấm lên bằng nước nóng sau đó lau bằng khăn khô, người uống trà phải ngồi quỳ gối (seiza) Óc thẩm mỹ của người Nhật còn được thể hiện trong phong cách làm việc của họ Lấy ví dụ những người thợ làm trong ngành nghề thủ công ở Nhật dành rất nhiều thời gian ngắm lại sản phẩm xem có cần phải chỉnh sửa chau chuốt gì không Mặc dù khi làm như vậy đồng nghĩa với việc năng suất lao động giảm đi do mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành một sản phẩm, song đối với người dân Nhật Bản, ngoài mục đích lợi nhuận họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc
dù là rất nhỏ Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, bởi đối
Trang 17với họ công việc không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”
Luôn đúng hẹn: Đúng hẹn là một trong những tính cách điển hình
của người Nhật Trước khi tổ chức các cuộc hẹn gặp, việc đi lại được lên lịch trước rất kỹ càng Vì vậy trong các cuộc gặp gỡ với đối tác, bạn hàng người Nhật hầu như không bao giờ đến muộn “Để khách chờ là thất lễ” đã trở thành một trong những quy định của các công ty Nhật Ví dụ như ở công ty TOTO (công ty thiết bị vệ sinh hàng đầu Nhật Bản) đã yêu cầu toàn
bộ nhân viên trong công ty không được sai hẹn với khách hàng, ngay cả khi trả lời điện thoại cũng phải nhanh chóng, trong vòng 3 tiếng chuông phải nhấc ống nghe Chính bởi nguyên tắc này mà các công ty của Nhật đã luôn giữ được chữ “Tín” với bạn hàng, tạo được niềm tin với đối tác
Đạo đức làm việc tốt: Một đặc điểm không thể không nhắc đến của
người Nhật là niềm say mê với công việc Điều này được phản ánh qua số giờ làm việc và nghỉ ngơi của họ so với các nước khác trên thế giới Tính trung bình trong 1 năm, số giờ làm việc của người Nhật khoảng 2100 giờ, cao hơn 10% so với người Mỹ, 15% so với người Tây Âu Không những vậy người Nhật còn tự nguyện làm thêm giờ cho công ty dưới nhiều hình thức khác nhau Một chương trình TiVi đặc biệt của đài truyền hình NHK Nhật Bản gần đây đã miêu tả một cao ốc ở trung tâm thành phố Tokyo với
hệ thống đèn văn phòng được cài đặt tắt tự động Trước 10 h đêm, tất cả đèn đều tắt nhưng chỉ vài giây sau, mọi bóng đèn lại được bật sáng trưng Chính bởi sự say mê với công việc như vậy mà mặc dù chính phủ Nhật đã
có những điều chỉnh giảm số giờ làm việc, nhưng bằng cách này hay cách khác người Nhật vẫn tiếp tục làm thêm giờ Thông thường người Nhật bắt
Trang 18đầu công việc từ 8 h sáng và chỉ ra về khi nào kết thúc toàn bộ công việc trong ngày Nếu làm không song được họ sẽ tiếp tục làm cả ngày nghỉ Chính vì vậy tổng số giờ trung bình làm việc trong năm của người Nhật vẫn đang có xu hướng tăng lên Theo số liệu thống kê năm 2001 con số này
đã lên tới 2150 giờ, cao hơn nhiều so với các nước khác Từ nay đến năm
2005 chính phủ Nhật đang cố gắng giảm con số này xuống còn 1800 giờ
Về phương diện hiệu quả công việc, nhìn chung người Nhật luôn nỗ lực nhẫn nại, kiên trì trong công việc để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Tiết kiệm và căn cơ: Người Nhật không chỉ cần cù mà còn rất tiết
kiệm, mức tiết kiệm của người Nhật cao nhất thế giới, có những thời điểm chiếm gần 25% thu nhập cá nhân Nguyên nhân một phần là do thời gian làm việc của họ quá nhiều nên đôi khi không có thời gian đi mua sắm Hai
là do tâm lý trân trọng của cải, luôn cảm thấy phải tiêu dùng đúng mức của người Nhật Đối với họ, ném bỏ một vật gì đó đi chỉ vì đã cũ là lãng phí hay đúng hơn là thiếu sự trân trọng đối với tổ tiên Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý tiêu dùng của người Nhật mà các nhà xuất khẩu nên lưu ý
II Tổng quan tình hình kinh tế Nhật Bản
Khác với Việt Nam, Nhật Bản xuất hiện với tư cách là nước bại trận sau chiến tranh thế giới lần thứ II bị phụ thuộc vào Mỹ trong cả chính sách đối ngoại lẫn an ninh Tuy nhiên đất nước mặt trời mọc này đã không hề bại trận trên lĩnh vực phát triển kinh tế Ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật đã nhanh chóng phục hồi và đạt được tốc độ phát triển thần kỳ Những năm gần đây tốc độ phát triển tuy chậm lại song Nhật Bản vẫn tiếp
Trang 19tục là một nước có tiềm năng lớn thứ 2 trên thế giới về kinh tế, khoa học kỹ thuật và tài chính Có thể tóm lược các giai đoạn phát triển của Nhật như sau:
1 Giai đoạn 1945-1990
Sự phục hồi sau chiến tranh: Một vài năm sau chiến tranh Thế giới
thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản hầu như hoàn toàn bị tê liệt do sự tàn phá trong chiến tranh Lương thực thiếu gay gắt, lạm phát thì không thể kìm hãm và nạn buôn bán chợ đen lan tràn Đứng trước những khó khăn như vậy, nhân dân Nhật Bản đã bắt tay xây dựng lại nền kinh tế dưới sự giúp đỡ ban đầu của viện trợ tái thiết từ Mỹ Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành nhiều cải cách, thủ tiêu tình trạng độc quyền, dân chủ hoá lao động Ngoài
ra, nhiều biện pháp tác động tới tình hình tài chính, tình hình sản xuất đã được tiến hành như phát hành trái phiếu bảo đảm của Ngân hàng Nhật Bản,
ưu tiên sản xuất vào các ngành chủ chốt Những biện pháp này, ở một chừng mực nào đó, đã tỏ ra thành công trong việc vực dậy nền kinh tế và
tạo ra một khuôn khổ cơ bản cho sự phát triển kinh tế sau này
Giai đoạn phát triển thần kỳ: Giai đoạn 1952-1973 là giai đoạn mà
nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng ở một tốc độ rất cao, làm cho cả thế giới kinh ngạc và gọi đó là “sự thần kỳ” về kinh tế Năm 1955 tổng sản phẩm quốc dân của Nhật chỉ xấp xỉ bằng 1/2 của Anh và chỉ bằng 6% của Mỹ, GDP bình quân đầu người bằng 273 USD/năm trong khi đó ở Anh là 1068 USD và ở Mỹ là 2446 USD Nhưng chỉ trong khoảng thời gian 20 năm từ đống tro tàn của chiến tranh, Nhật Bản đã trỗi dậy đầy sinh khí vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế sánh ngang hàng với Mỹ Tốc độ tăng trưởng bình quân năm khoảng trên dưới 10% cao gấp gần ba lần so với tốc
Trang 20độ tăng trung bình khoảng 4% một năm của Nhật Bản trước chiến tranh Tốc độ sản xuất công nghiệp trung bình là 11,7% trong khi Mỹ là 3,7%, Tây Âu là 3,6% Bước nhảy vọt của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn này được minh hoạ qua một vài số liệu cụ thể sau đây:
- Thép: Trong khi phải mất 10 năm Pháp mới nâng được sản lượng thép từ 15 triệu tấn lên 20 triệu tấn thì Nhật Bản chỉ cần 1 năm Tây Đức trong 10 năm nâng sản lượng từ 21 lên 41 triệu tấn thì Nhật Bản chỉ cần
bỏ ra 3 năm rưỡi đã đạt được mức sản lượng trên
- Ô tô: Nước Anh đã đưa mức sản xuất xe ô tô du lịch từ 200.000 chiếc lên 1 triệu chiếc trong vòng 13 năm, Tây Đức phải làm trong 9 năm còn Nhật Bản chỉ cần 6 năm Trong lĩnh vực xuất khẩu xe du lịch, muốn tăng lượng xe xuất khẩu từ 100.000 chiếc lên 500.000 chiếc Anh phải nỗ lực trong suốt 13 năm, Pháp và Tây Đức cũng phải mất 6 năm còn Nhật Bản đã đạt được con số này chỉ trong vòng 4 năm từ 1964 đến 1968 -Vận tải: Cho đến năm 1968, Nhật Bản đã tiến hành xây dựng hạm đội tầu thuyền chuyên dụng chở hàng mạnh nhất trên thế giới Đó là một đội “tầu phà” khổng lồ chuyên để chở các xe cộ xuất khẩu, có thể vượt qua các đại dương với tốc độ lớn Và khi đó, Nhật Bản đã tỏ rõ khả năng sản xuất, chuyên chở và buôn bán nhanh hơn bất cứ nước công nghiệp nào trên thế giới
Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển này là do đầu tư mạnh mẽ của công nghiệp tư nhân Đầu tư để hiện đại hoá đã tạo cho các ngành công nghiệp Nhật Bản có sức cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới Bên cạnh
đó, Mỹ đã mở cửa thị trường rộng lớn của mình cho Nhật và khuyến khích các nước đồng minh cũng làm như vậy Nhật Bản vì vậy đã được lợi nhờ
Trang 21môi trường kinh tế thế giới mở rộng và nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, tương đối rẻ từ nước ngoài suốt thời kỳ này Một lí do khác khiến nền kinh
tế Nhật Bản phát triển là khả năng kiểm soát của Chính phủ đối với nền kinh tế Chính phủ đã hướng dẫn nền kinh tế Nhật Bản đi vào những lĩnh vực có triển vọng, tránh các ngành lỗi thời bằng cách khuyến khích thuế, phân bổ tín dụng và kiểm soát công nghệ
Bước ngoặt: Nhờ sự gia tăng nhanh chóng của tổng sản phẩm quốc
dân, năm 1968 Nhật Bản đã đứng thứ hai thế giới sau Mỹ trong số các nền kinh tế thị trường xét về qui mô kinh tế quốc dân Nhưng sự gia tăng nhanh chóng này cũng đã làm nảy sinh một số vấn đề sau: việc hiện đại hoá các lĩnh vực như nông nghiệp và kinh doanh nhỏ diễn ra tương đối chậm; giá
cả tiêu dùng có xu hướng tăng; thiếu nhà ở và các cơ sở hạ tầng như đường
xá, cầu cống; ô nhiễm môi trường; dân số ở nông thôn suy giảm trong khi ở thành phố lại quá đông
Hơn nữa, việc xuất khẩu quá mạnh mẽ của Nhật còn làm dư thừa cán cân thanh toán tăng lên, tạo ra chiều hướng bảo hộ chủ nghĩa ngày càng mạnh ở các nước khác Điều này đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ hàng hoá Nhật trên thị trường thế giới
Tiếp đó sau khi Mỹ tuyên bố chấm dứt hệ thống tiền tệ Bretton Woods, việc các nước lớn trên thế giới, kể cả Nhật chuyển sang chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi vào tháng 2 năm 1973 phần nào là nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động tiền tệ quốc tế, tạo ra một đợt lạm phát toàn thế giới Riêng với Nhật Bản, lạm phát có xu hướng trầm trọng hơn Kết quả là tốc độ tăng trưởng thực tế trong năm tài chính 1974 của Nhật đã giảm tới -0,2% và Nhật Bản thực sự rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn
Trang 22nhất kể từ sau giai đoạn phát triển cao Đây cũng là thời gian xảy ra cuộc hủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất, cuộc hủng hoảng này càng làm nổi rõ sự mỏng manh của nền kinh tế Nhật Bản, vốn dựa chủ yếu vào dầu mỏ nhập khẩu làm nguồn cung cấp năng lượng
Đến năm 1978, khi nền kinh tế Nhật Bản có những dấu hiệu phục hồi từ những ảnh hưởng của cú sốc dầu mỏ lần thứ nhất thì cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai nổ ra Lúc này, Chính phủ đã nhanh chóng phản ứng bằng cách thắt chặt tiền tệ và bằng các biện pháp khác để kiểm soát lạm phát Tuy nhiên, mãi đến năm 1985 nền kinh tế Nhật mới bắt đầu phục hồi nhờ chính sách đẩy mạnh nhu cầu trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế hoà hợp với nền kinh tế thế giới
Tới giai đoạn 1988-1989, nền kinh tế bong bóng lại xuất hiện ở Nhật Chính phủ lại phải chuyển sang chính sách thắt chặt dây lưng, bong bóng
vỡ, giá chứng khoán tụt và một lần nữa nền kinh tế lại rơi vào thời kỳ phát triển chậm hơn
2 Sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản từ thập kỷ 90 trở lại đây và triển vọng trong thời gian tới
Bước sang thập kỷ 90, Nhật Bản phải đương đầu với một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng chưa từng thấy mà nguyên nhân chủ yếu, theo một số nhà nghiên cứu Nhật Bản, là sự sụp đổ của nền kinh tế “bong bóng” Khi cơn bão tài chính - tiền tệ Châu Á tràn tới, Nhật Bản càng bị nhấn sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện Để khắc phục khủng hoảng ở nước mình, các nước Đông Á đã tăng lãi suất, hoãn xây dựng các hạng mục công trình lớn, tăng thuế, hạn chế cầu nội địa Điều này làm cho tình hình tiêu thụ hàng hoá của Nhật Bản tại các thị trường này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hãng sản xuất ô tô và các hãng chế tạo khác Không
Trang 23những thế, việc đồng tiền của các nền kinh tế Đông Á bị phá giá hàng loạt
đã khiến cho sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu từ những nước này ở thị trường Nhật Bản tăng lên, dẫn đến tình trạng hàng ngoại lấn lướt hàng nội, ảnh hưởng đến sản xuất và việc làm trong nước Nhật
Ngoài ra, Đông Á còn là địa bàn đầu tư trực tiếp quan trọng của Nhật Bản, nhiều ngân hàng Nhật đã cho các nước khu vực này vay những khoản tiền khổng lồ để họ đầu cơ kinh doanh bất động sản Khủng hoảng xảy ra, vốn đầu tư của Nhật Bản vì vậy rất khó rút lại, và điều này trở thành nguy cơ đe doạ hệ thống ngân hàng Nhật Bản
Trước những khó khăn chủ quan và khách quan mang lại, 10 năm trở lại đây (1993-2002) tốc độ phát triển GDP trung bình của Nhật chỉ đạt con
số 0,9%, trong đó 5 năm trở lại đây diễn biến lại còn có vẻ xấu đi với hai năm tăng trưởng âm là năm 1998 -2,8% và gần đây nhất, năm 2002 vừa qua -0,7%
Những nỗ lực cải cách kinh tế Nhật Bản: Vừa qua, Chính phủ Nhật
đã có hàng loạt các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ cải cách kinh tế, trong
đó chính sách tiền tệ chiếm giữ một vai trò hết sức quan trọng Để giúp các công ty đang gặp khó khăn về tài chính, Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) đã quyết định nới lỏng một số quy định tài chính, theo đó các công
ty này có thể huy động vốn vào thời điểm các ngân hàng không sẵn sàng cho vay
Bên cạnh đó, theo thông tin từ văn phòng nội các Nhật, chính phủ Nhật cũng đưa ra các biện pháp nhằm phục hồi khu vực ngân hàng đang gặp khó khăn Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi trong một cuộc họp báo tháng 11 vừa qua cho biết, Chính phủ sẽ nhanh chóng thực hiện chương trình đổi mới ngành tài chính với mục đích giải quyết hết các
Trang 24khoản cho vay khó đòi từ nay tới tháng 3-2005 nhằm xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh hỗ trợ cho cuộc cải cách cơ cấu
Tiếp đó, để đối phó với sự lên giá của đồng Yên, cả Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) và Bộ tài chính Nhật (MOF) đều đang theo dõi sát sao diễn biến của đồng Yên, sẵn sàng can thiệp nếu đồng Yên tăng quá mức quy định Việc can thiệp này được đánh giá là rộng rãi nhằm làm chậm lại tốc độ tăng giá của đồng Yên và được coi là một nhân tố quan trọng đưa đất nước Nhật nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này
Triển vọng kinh tế Nhật Bản: Tiếp theo tin từ Văn phòng nội các
Nhật Bản, GDP của Nhật quý II/2003 đã tăng 0,6% cao hơn mức tăng 0,3% quý I/2003 Đây là quý thứ 6 liên tiếp GDP của Nhật tăng Đặc biệt tháng 5 vừa qua ngành công nghiệp nước này đã đạt được tốc độ tăng trưởng khả quan nhất trong vòng 1 năm trở lại đây 2,5% Thặng dư mậu dịch của Nhật trong 8 tháng qua đạt mức 787,16 tỷ yên (tương đương 7,05 tỷ USD), tăng hơn 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn nhiều so với con số dự kiến ban đầu (631,2 tỷ yên) Cùng với việc tỷ lệ thất nghiệp được khống chế ở mức 5,4%, kinh tế Nhật Bản hứa hẹn có một giai đoạn phát triển tốt đẹp
III Chính sách ngoại thương của Nhật Bản
Như đã phân tích ở trên, vốn là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên lại bị tàn phá nặng nề bởi Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhưng Nhật đã nhanh chóng trỗi dậy phát triển với một tốc độ thần kỳ Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự “thần kỳ” đó là việc Nhật Bản đã thành công khi đề ra các chính sách ngoại thương phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhất định của đất nước
Trang 25Chính sách ngoại thương của Nhật thời kỳ phát triển cao (1955-1973): Giai đoạn những năm 50 đầu năm 60 Chính phủ Nhật đã rất
thành công với chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu (IS-Import subsitution) bằng việc tận dụng lợi thế về việc huy động vốn đầu tư, phân
bổ có trọng điểm, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo hộ để nuôi dưỡng
và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các nghành công nghiệp mới
Kể từ sau năm 1960, với sự cải thiện về lợi thế của các nghành công nghiệp IS và nhận thức được lợi ích của quá trình tự do hoá trên cở sở của phân công lao động quốc tế, quá trình tự do hoá nhập khẩu và FDI đã được từng bước thực hiện Quá trình tự do hoá trong giai đoạn này được tiến hành rất thận trọng theo một kế hoạch được chuẩn bị một cách chu đáo và
tỉ mỉ đến từng chi tiết Việc tự do hoá được thực hiện trước hết ở những ngành mà Nhật Bản đã có lợi thế cạnh tranh hoặc những ngành mà Nhật Bản có thể tận dụng được lợi thế của các nước khác về nguyên vật liệu, năng lượng, và kỹ thuật công nghệ Đối với các ngành còn cần phải tiếp tục bảo hộ, thì mức bảo hộ sẽ được nới lỏng dần cùng với sự cải thiện về năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước Vì vậy một mặt Nhật vẫn bảo hộ được các ngành công nghiệp còn non kém, mặt khác vẫn có thể thúc đẩy khả năng cạnh tranh của chúng Cụ thể Nhật đã thực hiện các biện pháp như sau:
Áp dụng một chương trình dài hạn (5,10 năm) cho việc thực hiện chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu kết hợp bảo hộ hợp lý một số sản phẩm:
- Nhật Bản đã thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất và thực hiện tự
do hoá thương mại ngay đối với những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh
Trang 26trên thị trường nước ngoài
- Đối với những sản phẩm mà hiện tại và trong thời gian 10-5 năm tới trong nước không thể sản xuất được thì thực hiện tự do hoá ngay
- Đối với những sản phẩm trong nước có khả năng sản xuất và trong tương lai gần có khả năng cạnh tranh thì thực hiện một chính sách bảo
hộ hợp lý, tạo thuân lợi cho các doanh nghiệp có thời gian để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình Trong thời gian bảo hộ đó, doanh nghiệp nào không đứng vững được trên thị trường thì sẽ bị đào thải ra khỏi ngành sản xuất đó, chuyển sang ngành sản xuất khác có lợi thế hơn
Chuyển sang hình thức quản lý xuất nhập khẩu thông qua chính sách thuế thay cho các biện pháp quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép đối với các mặt hàng đang và sẽ áp dụng tự do hoá ngoại thương
Bên cạnh đó Nhật cũng rất thành công với chính sách khuyến khích xuất khẩu Với khẩu hiệu “ xuất khẩu hay là đói nghèo” Nhật đã thực hiện hàng loạt các biện pháp chính sách quan trọng dưới nhiều hình thức khác nhau để thúc đẩy sự phát triển của hàng xuất khẩu trên phạm vi toàn thế giới Nhờ coi trọng xuất khẩu, Nhật Bản từ một nước trong nhiều năm bị thâm hụt đã trở thành một nước dư thừa cán cân thanh toán quốc tế, và là chủ nợ lớn trên thế giới Nhiều quốc gia khác cũng coi đẩy mạnh xuất khẩu
là xu hướng ưu tiên đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, nhưng không phải nước nào cũng gặt hái được thành công như Nhật Bản
Để làm được điều đó Nhật Bản đã áp dụng hiệu quả đồng bộ các biện pháp
và chính sách ngoại thương đẩy mạnh xuất khẩu sau đây:
- Chính sách thuế ưu đãi đối với hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu:
Trang 27Tuỳ theo từng loại sản phẩm, Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng thuế xuất khẩu bằng không hoặc rất thấp đối với hàng xuất khẩu Chính phủ còn miễn giảm các loại thuế gián thu và trực tiếp đánh vào sản xuất hàng xuất khẩu như giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh thu, giảm thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; miễn thuế đối với phần thu nhập từ xuất khẩu kỹ thuật
Việc giảm thuế còn được thực hiện với các doanh nghiệp có những
nỗ lực trong việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng chế biến cao, sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu các mặt hàng truyền thống;
- Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu:
Do tính chất phức tạp của thị trường thế giới, hoạt động xuất khẩu có thể gặp nhiều rủi ro Vì vậy trong suốt thời kỳ này Nhật Bản luôn coi trọng việc đảm bảo vốn cho sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài với những chính sách ưu tiên so với các khoản cho vay khác về lãi suất và thời hạn cho vay Trong đó các ngân hàng Nhật đặc biệt quan tâm tới việc cấp các khoản tín dụng dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Còn đối với các nhà xuất khẩu, các ngân hàng cũng cấp vốn với thủ tục đơn giản, chỉ cần qua các tờ khai hải quan của chủ hàng thậm chí nhà xuất khẩu còn được cho vay trước khi giao hàng, cả bằng đồng yên và ngoại tệ Việc giảm lãi suất cho vay xuất khẩu ví như một khoản trợ cấp cho nhà sản xuất và xuất khẩu đã tạo điều kiện cho hàng hoá Nhật Bản có sức cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế
- Duy trì tỷ giá có lợi cho xuất khẩu:
Để khuyến khích xuất khẩu, Nhật Bản đã áp dụng chế độ nhiều tỷ giá
Trang 28trong một vài năm đầu sau chiến tranh, sau đó đã áp dụng chế độ tỷ giá cố định trong một thời gian dài (trên 20 năm) Chính sách tỷ giá cố định này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu Bởi vì trong thời gian này năng lực sản xuất, năng suất lao động được nâng cao dẫn tới việc giá thành của các sản phẩm xuất khẩu như cơ khí, hoá dầu, sắt thép giảm đi đáng kể không chỉ so với giá quốc tế mà còn giảm nhiều so với giá trong nước Bằng chính sách này, Nhật Bản đã giúp cho hàng hoá của mình có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, và ở chừng mực nhất định hạn chế nhập khẩu vào nước mình
Chính sách ngoại thương của Nhật Bản trong điều kiện toàn cầu hoá
Từ những năm đầu thập kỷ 70, nền kinh tế thế giới đã trải qua những biến động sâu sắc về tiền tệ, giá cả và nguồn cung cấp nhiên liệu Giá nhiên liệu và các sản phẩm khác tăng mạnh làm tăng chỉ số giá hàng hoá ở nhiều nước Lạm phát, thất nghiệp đã trở thành mối lo ngại trên phạm vi toàn cầu
Là một nước phụ thuộc tới hơn 90% vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu, Nhật Bản đã nhanh chóng đưa ra các chính sách ngoại thương phù hợp Trong thời gian ngắn, Nhật đã thoát ra khỏi các cuộc hủng hoảng và đẩy mạnh xuất khẩu phát triển trên toàn thế giới Cán cân mậu dịch thặng
dư của Nhật ngày càng tăng lên tới mức khổng lồ Tuy nhiên, cũng vì thế
mà mâu thuẫn mậu dịch giữa Nhật Bản và các nước khác trở nên gay gắt hơn Xu hướng bảo hộ mậu dịch đối với hàng Nhật Bản đã xuất hiện ở nhiều nước, đe doạ trực tiếp đến hàng hoá xuất khẩu của Nhật Trong điều kiện không còn có thể hoàn toàn tự do trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá như trước nữa, Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp sau:
Trang 29 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện ( VER-Voluntary export restraint):
Khi mâu thuẫn mậu dịch xảy ra ngày càng gay gắt, thay vì để cho các nước bạn hàng lập ra các hàng rào mậu dịch, Chính phủ Nhật Bản đã khôn khéo tự nguyện chấp nhận VER để giữ vững thị trường Với ý nghĩa đó, VER là một trong những biện pháp chính sách ngoại thương có vai trò đáng kể trong việc duy trì và phát huy lợi thế so sánh của các sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản
VER được thực hiện đối với các sản phẩm dệt của Nhật Bản từ cuối những năm 50, đối với thép lần đầu tiên vào những năm 1966, được tăng cường vào năm 1969, và lần thứ ba từ 1972 đến 1974 Trong giai đoạn đầu những năm 70 và đầu những năm 80, VER đã được thực hiện đối với rất nhiều loại sản phẩm máy móc công nghiệp khác nhau Đến năm 1981, Nhật bắt đầu thực hiện VER với ô tô và đầu video, trong đó có cả VER về ô tô sang thị trường Mỹ Đây là một trong những ví dụ điển hình về việc thực hiện VER của Nhật, bởi lẽ ô tô là mặt hàng chiến lược quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu cuả Nhật Sau khi Nhật Bản thực hiện VER, giá ô tô trên thị trường Mỹ đã tăng rất mạnh Mặc dù một phần của sự tăng giá này có thể được giải thích bằng việc nâng cao chất lượng của hàng xuất khẩu Nhật Bản, nhưng một phần đáng kể của sự tăng giá chủ yếu là kết quả của việc thực hiện VER
Để tránh bị ràng buộc bởi VER, các công ty Nhật Bản ngày càng tăng cường đầu tư ra nước ngoài nhằm chuyển các hoạt động sản xuất để xuất khẩu trực tiếp sang thị trường xuất khẩu hoặc gián tiếp qua các nước thứ ba mà từ đó chúng sẽ xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nhập khẩu
Vì vậy mặc dù lượng hàng xuất khẩu trực tiếp từ Nhật sang các nước bị hạn
Trang 30chế nhưng lượng hàng của Nhật Bản ở các nước này vẫn tăng lên Theo thống kê, năm 1988 trong khi xuất khẩu ô tô của Nhật Bản theo VER sang
Mỹ đã giảm xuống dưới mức 2,3 triệu xe nhưng sản xuất ô tô của Nhật Bản
ở thị trường Mỹ và các nước ngoài đã lên tới 1,6 triệu xe
Tuy nhiên, VER cũng chỉ là giải pháp tạm thời, còn biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết mâu thuẫn mậu dịch và sự mất cân đối trong ngoại thương mà Nhật áp dụng là:
Đẩy mạnh tự do hoá, mở rộng thị trường và tự chủ về kinh tế trong quá trình hội nhập:
Trong những năm 50 và 60, Nhật Bản thực hiện chính sách bảo hộ nghiêm ngặt đối với hầu hết các ngành công nghiệp trong nước Bước sang những năm 70, chính sách tự do hoá mậu dịch ở Nhật đã có những tiến triển đáng kể với việc dỡ bỏ hàng loạt các hạn ngạch nhập khẩu Bên cạnh
đó Nhật cũng giảm tỷ lệ thuế quan đối với hàng chế tạo nhập khẩu xuống mức ngang bằng hoặc thấp hơn so với mức thuế quan ở các nước công nghiệp phát triển khác Mặc dù vậy hàng hoá của nước ngoài vẫn khó thâm nhập thị trường Nhật Bản Một trong những lý do là quá trình tự do hoá được tiến hành rất thận trọng, các sản phẩm nhập khẩu chỉ được tự do hoá chừng nào khả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước đã đủ mạnh để chống lại sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài Mặt khác các hàng rào phi mậu dịch ở Nhật Bản như các tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, các thủ tục nhập khẩu và vấn đề kiểm dịch cũng có tác dụng rất lớn trong việc bảo
hộ thị trường nội địa Thêm vào đó Nhật còn có một hệ thống phân phối rất khó thâm nhập và kết quả là hàng nội địa vẫn chiếm ưu thế
Tóm lại, chính sách ngoại thương Nhật Bản trong điều kiện toàn cầu
Trang 31hoá đã thể hiện nỗ lực của Chính phủ Nhật trong việc từng bước giảm nhẹ
và đi đến xoá bỏ thuế quan Bên cạnh những thành công đạt được chính sách này cũng có hạn chế sau đây:
Chính sách giảm thuế quan và việc nới lỏng các quy chế kiểm soát đối với các hàng rào phi mậu dịch chỉ được thực hiện chủ yếu đối với các sản phẩm chế tạo vốn đã có sức cạnh tranh quốc tế rất cao của Nhật Bản Còn đối với một số nghành kém lợi thế dễ bị lấn át bởi sự cạnh tranh của nước ngoài thì vẫn được sự bảo hộ rất cao từ chính phủ Nhật Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tự do hoá tiến triển chậm, đặc biệt trong ngành nông nghiệp Trong khi đáng lẽ có thể nhập khẩu các sản phẩm nông sản với giá rẻ thì Nhật Bản đã đánh thuế nhập khẩu rất cao đối với các loại mặt hàng này, có loại lên tới vài trăm phần trăm như thịt, lạc nhân, sữa Điều này không những không đem lại hiệu quả kinh tế mà còn gây tổn thất lớn cho xã hội Đây chính là một trong những hạn chế chủ yếu còn tồn tại trong chính sách tự do hoá mậu dịch của Nhật
Mặc dù vậy, xét trên tổng thể, Nhật đã rất thành công trong việc đề ra
và thực hiện chính sách ngoại thương phù hợp với từng thời kỳ Đây chính
là những kinh nghiệm quý báu, đáng để chúng ta học tập nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế như hiện nay
Trang 32Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản. Nguồn: JETRO
Năm Giá trị XK triệu USD Tốc độ % Tỷ trọng trong tổng KN XK %
Trang 33Sơ đồ 2: Tốc độ tăng kim ngạch
2509.802
2438.144 2621.7
Trang 34tổng kim ngạch XK của Việt Nam
Tăng giảm trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật
35.8
33.3 33.9
27.9 26.1
19.8 15.5 18.3 18.55 15
Tuy nhiên qua biểu đồ phân tích trên có thể nhận thấy kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng không đều và có xu hướng giảm xuống Trong 10 năm qua có tới 4 năm có tốc độ tăng trưởng âm, đặc biệt trong 2 năm liên tiếp trở lại đây, năm 2001 với tốc độ -4,4% và 2002 với tốc độ-2,9% Nếu xét riêng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật so với tổng kim ngạch xuất khẩu có thể thấy, tỷ trọng này cũng đang có xu hướng giảm xuống rõ
Trang 35rệt từ hơn 35% năm 1993, mức cao nhất trong 10 năm xuống còn 14,594% năm 2002 là mức thấp nhất Ngay cả năm 2000, năm có tốc độ tăng trưởng
và giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Nhật lớn nhất trong cả giai đoạn cũng chỉ đạt 18,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm đi gần 2 lần so với năm 1993
Như vậy, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đang có chiều hướng xấu đi, cả tốc độ lẫn tỷ trọng đều giảm xuống Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn để đẩy mạnh hàng hoá vào thị trường này Khó khăn ở đây bao gồm những khó khăn mang tích chất khách quan như những biến động xấu trong kinh tế khu vực và thế giới gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của các nước Thêm vào đó, hiện tại nước bạn hàng-Nhật Bản vẫn chưa hoàn toàn ra khỏi cuộc hủng hoảng (tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật năm 2002 vừa qua vẫn đang ở con số âm -0,7% ) Những yếu tố này đã ảnh hưởng không ít tới khả năng nhập khẩu hàng hoá của Nhật trong thời gian qua Bên cạnh đó, những khó khăn chủ quan từ phía các doanh nghiệp nước ta trong khâu tìm kiếm thông tin thị trường để bắt kịp với xu hướng tiêu dùng của người Nhật cũng hạn chế rất nhiều khả năng xuất khẩu sang Nhật của Việt Nam
2 Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Cơ cấu hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật của một số mặt hàng chính được thể hiện qua bảng sau:
Bảng2: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam
Trang 36sang Nhật trong 10 năm qua (1993-2003)
Đơn vị: triệu USD
đã tăng lên rõ rệt Năm 2002 vừa qua, giá trị kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản đạt 555,442 triệu USD tăng 3 lần so với năm 1993 chiếm vị trí thứ nhất Theo thông tin từ hải quan Nhật Bản về tình hình nhập khẩu thuỷ sản năm
2002, Việt Nam được xếp thứ 2 về tôm, thứ 3 về mực biển và đứng thứ 10 trong tổng kim ngạch nhập khẩu hải sản của Nhật Bản Thêm vào đó trong
Trang 37cơ cấu xuất khẩu sang Nhật, tỷ trọng của các mặt hàng như cao su và rau quả cũng đang có xu hướng tăng lên Đặc biệt là rau quả, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này đã tăng lên 14 lần so với năm 1993, đạt giá trị 14,527 triệu USD Chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay (năm 2003) giá trị xuất khẩu rau qua sang Nhật đã đạt mức 7,775 triệu USD lớn hơn cả tổng giá trị xuất khẩu cả năm 1998 Tuy nhiên bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng, qua biểu đồ dưới đây:
Sự thay đổi tr ong cơ cấu XK s ang Nhật của Việ t Nam
Tr iệ u USD
Ca fe
Cao s u Dầu thô
Thuỷ hải s ản Dệt m ay Rau quả
Ta có thể thấy tốc độ tăng của các mặt hàng xuất khẩu vẫn chưa ổn định, có những mặt hàng vốn là mặt hàng chủ lực của Việt Nam như dệt may lại đang có nguy cơ giảm xuống rõ rệt Năm 2000 giá trị kim ngạch
Trang 38xuất khẩu dệt may đạt mức cao nhất từ trước tới nay 619,6 triệu USD, nhưng 3 năm trở lại đây, giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã liên tục giảm Đến năm 2002 vừa qua, kim ngạch hàng dệt may chỉ còn giữ ở mức 489,950 triệu USD giảm đi 26 % so với năm 2000 Sang tới giai đoạn
6 tháng đầu năm 2003 tình hình xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản cũng vẫn chưa có cải thiện gì đáng kể, giá trị kim ngạch chỉ đạt mức 216,211 triệu USD, tiếp tục giảm 13 % so với cùng kỳ năm ngoái Bên cạnh đó mặt hàng cafe cũng đang trên đà giảm xuống, từ đỉnh điểm 37,9 triệu USD vào năm 1998 đến nay giảm xuống 15,59 triệu USD Trong suốt giai đoạn 5 năm qua (1998-2002) giá trị kim ngạch xuất khẩu của cafe đã liên tục giảm xuống với tốc độ trung bình là 25% Điều này chứng tỏ việc thâm nhập vào thị trường Nhật Bản không phải dễ dàng với Việt Nam nhất
là khi các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn thiếu nhiều thông tin cần thiết
để có thể đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ hàng hoá của mình trên thị trường này
Từ thực tế và những khó khăn được phân tích, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang Nhật cần phải lưu ý một số vấn đề sau
II Những vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản
1 Những điểm cần lưu ý đối với thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của người Nhật
Với qui mô nhập khẩu hàng năm trên 300 tỷ USD, Nhật Bản là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài Tuy vậy để được người tiêu dùng Nhật chấp nhận là một điều không hề đơn giản Các thông tin về những đặc điểm cơ bản của người tiêu dùng Nhật dưới đây sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu một cách hiệu quả
Trang 39hơn
Yêu cầu đối với giá cả hàng hoá
Theo kết quả một cuộc khảo sát về người tiêu dùng gần đây do một trường Đại học tại Nhật và tại Mỹ, 90% người tiêu dùng Mỹ có hướng quan tâm đến giá cả, trong khi tỉ lệ này ở người tiêu dùng Nhật chỉ là 50% Điều đó có nghĩa, một nửa số người tiêu dùng tại Nhật sẽ mua hàng, nếu họ
có thể thấy được giá trị của món hàng, ngay cả khi giá có cao Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của người tiêu dùng Nhật Bản Họ không quá chú trọng tới vấn đề giá cả, chỉ cần sản phẩm có chất lượng tốt thì giá có đắt một chút họ cũng chấp nhận Họ thích mua những sản phẩm tiêu dùng bền, dùng được lâu ngày, còn đối với những sản phẩm chất lượng thấp, thì
có rẻ họ cũng không mua Trong trường hợp các sản phẩm trong nước và nước ngoài có cùng các tiêu chí thì người Nhật có khuynh hướng thích dùng đồ nước ngoài hơn nhất là những hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng
và có uy tín trên thế giới như đồ hiệu của Italia, Pháp, Mỹ
Nhạy cảm với những thay đổi theo mùa
Khuynh hướng tiêu dùng của người Nhật chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm khí hậu bốn mùa Điều này được thể hiện rõ nét trong việc tiêu dùng các sản phẩm hàng may mặc, quần áo, đồ dùng trong nhà và thực phẩm Đối với những mặt hàng này muốn được tiêu thụ trên thị trường Nhật, chất lượng và kiểu dáng phải phù hợp với từng mùa Vì vậy khi tiến hành xuất khẩu sang Nhật, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ tình hình khí hậu, thời tiết, đồng thời khi đóng gói sản phẩm phải đảm bảo bảo vệ được sản phẩm trong những điều kiện khắc nghiệt nhất Bên cạnh đó yếu tố tập quán tiêu dùng cũng cần được tham khảo trước khi xuất hàng sang Nhật Ví dụ hầu như các gia đình Nhật Bản không có hệ thống sưởi trung tâm, nhiệt độ
Trang 40điều hoà trong nhà luôn được khuyến khích không để ở mức quá ấm Do đó, quần áo trong nhà mùa đông của người Nhật phải dầy hơn quần áo trên thị trường Mỹ và áo có lót là không phù hợp trong mùa hè
Ưa chuộng sự đa dạng của các sản phẩm
Hiện nay, trên thị trường tiêu dùng của Nhật, tới 80% chi tiêu cá nhân
là do phụ nữ, mà đặc tính của phụ nữ thì thích sự đa dạng trong chủng loại
và màu sắc sản phẩm Vì vậy ngoài những đòi hỏi về chất lượng, giá cả, người tiêu dùng Nhật còn quan tâm rất nhiều đến mẫu mã, bao bì và sự đa dạng về chủng loại của hàng hoá Kết quả là các doanh nghiệp Nhật Bản luôn cố gắng thiết kế sản phẩm sao cho đa dạng hợp mắt với phụ nữ ngay
cả khi sản phẩm đó dành cho nam giới Hàng hoá vì vậy được bầy bán hết sức phong phú tại các siêu thị và bách hoá của Nhật Để được chấp nhận, những hàng hoá này phải chịu sự cạnh tranh gay gắt không những về giá cả chất lượng mà còn cả về chủng loại của rất nhiều mặt hàng khác của trong
và ngoài nước Đối với hàng hoá từ Việt Nam cũng không ngoại lệ, nếu chúng ta muốn thâm nhập, tìm được chỗ đứng trên thị trường này thì không
có cách nào khác là phải liên tục cải tiến chất lượng, kiểu dáng, đầu tư cho
đa dạng hoá sản phẩm, đồng thời chuyển từ xuất khẩu một mặt hàng có quy
mô lớn sang xuất khẩu lô hàng với quy mô nhỏ hơn nhưng chủng loại hàng phong phú hơn
Thị hiếu đối với màu sắc của sản phẩm
Thị hiếu về màu sắc của người tiêu dùng Nhật Bản là sự kết hợp hài hoà giữa nét truyền thống lâu đời phương Đông và nét hiện đại phương Tây Nếu như trước đây thời trang thường thiên về những gam mầu dịu, đậm nét
Á Đông, thì ngày nay cùng với sự thâm nhập của thời trang phương Tây,