Đề tài Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan nghiên cứu làm rõ thế nào là hàm ngôn, các loại hàm ngôn; phương pháp dùng tiền giả định để xây dựng hàm ý của Nguyễn Công Hoan; hành vi ngôn ngữ và hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan; hàm ý hội thoại trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan; vai trò của thứ tự và điểm nhân được sử dụng trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan.
Trang 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HÒ CHÍ MINH
TRUONG DAI HOC SU PHAM
NGUYÊN VĂN HƯƠNG
VAI TRÒ CỦA HƯ TỪ
TRONG VIỆC HÌNH THÀNH HÀM Ý
'TRONG NGÔN NGỮ NGUYÊN CÔNG HOAN
Trang 2
TRUONG DAI HOC SU PHAM
NGUYÊN VĂN HƯƠNG
Trang 3Đề tài "Vai trò của từ hư trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan" được chúng tôi chọn để làm luận án tốt nghiệp thạc sĩ của mình Trong quá trình nghiên cứu, bản thân đã được GS.TS Nguyễn Đức Dân - Trường ĐHKHXH - NV Thành phố
Hồ Chí Minh, PTS Nguyễn Thị Hai - Trường ĐHSP Thành Phó Hồ Chí Minh, tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ Chúng tôi xin bày tỏ lòng bết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý:
báu đó
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến PGS Cao Xuân Hạo, PGS.TS Trần Ngọc Thêm, PTS Dư Ngọc Ngân, PTS Trịnh Sâm, các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ Văn, Phòng
'NCKH Trường ĐHSP thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp
Trang 4
ẤN LUẬN
1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Một cách khái quát, xét ở mức độ miêu tả ngữ nghĩa, có thể có hai lớp từ đối lập nhau: lớp từ mang ý nghĩa từ vựng cụ thể, xác thực gọi là thực từ và lớp từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực gọi là hư từ Vai trò ý nghĩa của thực từ đã rõ rằng, còn đối với hư từ
là những vấn đề còn nhiều bàn luận Trong thực tế sử dụng, nhất là trong giao tiếp, hư từ
đóng một vai trò quan trọng Mức độ quan trọng của hư từ được thể hiện ở chỗ: Nếu không
có nó thì khó có thê thực hiện giao tiếp một cách dễ dàng chưa nói đến là không thê thực hiện
được
~ Từ trước đến giờ, người ta chủ yếu chỉ đề cập nghĩa của thực từ còn hư từ thì cho
tầng, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp chứ không có ý nghĩa từ vựng Nói như vậy, chúng ta sẽ khó lòng giải thích được sự khác nhau giữa các hiện tượng ngôn ngữ kiểu như:
(a) Những cái bút 1(b) Một quyền sách
2(a) Quyền sách này giá 5 đồng 2(b) Quyền sách này giá chỉ 5 đồng 2 (e) Quyền sách này giá những 5 đồng
Sự khác nhau giữa các câu trên là do các từ "những", "một", "chỉ" gây nên Như vậy giữa những câu có hư từ và những câu không có hư từ có chứa đựng những thông tin khác nhau Có được những thông tin khác nhau đó là do các nét nghĩa của hư từ tạo nên Rõ rằng hư từ ngoài chức năng biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, phạm trù ngữ pháp nó còn có chức năng biểu thị ý nghĩa tự thân của nó Vấn đề là phải vạch ra được ranh giới khác nhau do hư từ dem lai
~ Để góp phần trả lời van dé dat ra, chúng tôi nghĩ rằng không thể tập hợp và miêu tả
các hư từ cụ thể dé vạch ra ranh giới ý nghĩa mà bản thân các hư từ đó thể hiện Hướng chủ
yếu là phải tập hợp những câu, đoản ngữ có sử dụng các hư từ để khảo sát và vạch ra vai trò,
tác dụng của các hư từ đó Đó chính là mục đích của luận án này
Trang 5Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ” 1 C quan trọng trong việc hình thành hàm ý Từ đó các nhà ngôn ngữ học đã có những bài nghiên h sử nghiên cứu vấn đề những năm 70 đầu 80, giới nghiên cứu ngữ học đã nhận thấy hư từ có vai trò cứu về hư từ
1.1 GS Hoàng Phê, năm 1975 có bài " Phân tích ngữ nghĩa" [58].Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên hai tiền đề lý luận quan trọng trong việc phân tích ngữ nghĩa:
~ Cần nghiên cứu ngữ nghĩa không chỉ các đơn vị của ngôn ngữ mà còn cả của các đơn vị lời nói
~ Nghĩa từ phải được nghiên cứu trong mối quan hệ nhiều mặt: từ với hiện thực, trong cấu trúc nội bộ, trong quan hệ hệ thống và quan hệ tô hợp với những nghĩa từ khác
Từ hai tiền đề lý luận này, tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về phân tích nghĩa
của từ một cách toàn diện trong những quan hệ ngữ nghĩa sinh động và phức tạp trong tổ hợp
từ, trong câu cụ thê Có thể coi đó là "một số ý kiến coi như là một thí nghiệm giải quyết vấn
đề phân tích ngữ nghĩa, một vấn đề trung tâm của ngữ nghĩa học" [1 1] Õ đây GS Hoàng Phê
đã đưa ra một hướng phân tích mới mẻ so với phương thức truyền thống - từ góc độ logich
ngữ nghĩa
1.2 Năm 1981, Hoàng Phê lại có bài " ngày có hai phat
{git nghia của lời" [59] đặt vấn đề lời nói hàng
hiển ngôn (trực tiếp nói ra một cái gì đó) và hàm ngôn (gián tiếp nói ra một
cái gì đó) Tác giả khẳng định nhiệm vụ của ngôn ngữ học, nghĩa học là tìm hiểu ngôn ngữ
của lời, phải xuất phát từ ngữ nghĩa của lời để cuối cùng quay về ngữ nghĩa của lời (và của
văn bản) Từ các kết luận của C.1 Fillmore, cia O.Ducrot, ca Grice, tác giả đã phân tích mối
quan hệ giữa tiền giả định - hiển ngôn - hàm ngôn - hàm ý - ngụ ý đề xác định câu trúc ngữ
nghĩa của lời Đặc biệt ông đã đưa ra phương pháp phân tích ngữ nghĩa của lời, của câu và có
thể áp dụng phương pháp giải như giải một bài toán: tiền đẻ, qui tắc, định lý Tác giả đã vận
dụng phương pháp này để phân tích những lời có hàm ngôn trong tác phẩm "Sống mòn" của
Nam Cao Rõ rằng tác gid đã cố gắng "công thức hóa" trong việc phân tích ngữ nghĩa của lời 1.3 Trong bài "Tiền giả định và ham ý, trong ngữ nghĩa của từ" [61], GS Hoàng Phê đã phân tích ngữ nghĩa của các câu để xác định vai trò của các hư từ trong việc tạo ra tiền giả định và hàm ý của câu Từ các phân tích cụ thể tác giả đã đi đến kết luận:
Trang 6
~ Có những từ ngữ không thể tách rời ngữ nghĩa của câu, vì vậy phải xuất phát từ ngữ nghĩa của câu mới có thể hiểu được cụ thể và đầy đủ nghĩa của từ
~ Có những từ mà chức năng ngữ nghĩa là thực tại hóa một tiền giả định hoặc tạo nên một hàm ý của câu
~ Những từ thông thường gọi là hư từ nhưng thường có một hàm lượng nghĩa rắt lớn
và nghĩa của nó có một vai trò rất quan trọng trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu
2 GS Nguyễn Đức Dân đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều bài viết có hệ thông về Logich ngữ nghĩa - một vấn đề lý thú và hóc búa của ngôn ngữ học
2.1 Năm 1977, giáo trình "Những mô hình ngôn ngữ" của GS Nguyễn Đức Dân - Dai
học tông hợp thành phố Hồ Chí Minh - có giới thiệu về khái niệm tiền giả định và xác định
nghĩa của từ có 2 phần: Hiển ngôn và hàm ngôn
16] GS Nguyễn Đức Dân đã đặt vấn đề về ý nghĩa của hư từ Do nhu cầu giao tiếp, hư từ đã hình thành hàng
2.2 Năm 1984, bài "Ngữ nghĩa của hư từ: Định hướng nghĩa của từ'
loạt kiểu định hướng nghĩa khác nhau Bài này đã nghiên cứu các định hướng nghĩa theo lý thuyết các hành vị ngôn ngữ Từ phân tích những ví dụ cụ thể, tác giả đã xác định những định
hướng nghĩa vẻ sự đánh giá; những định hướng về sự khẳng định, chấp nhận, đồng tình, bác bỏ ; những định hướng về sự bày tỏ thái độ Mỗi định hướng nghĩa đều được tác giả phân tích
một cách Logich, chặt chẽ, rỡ ràng mạch lạc và đã khái quát được những mô hình tổng quát 2.3 Bài viết "Ngữ nghĩa các hư từ: Nghĩa của cặp từ" [17], Nguyễn Đức Dân da ding phương pháp phân tích, chứng minh, khái quát hóa để đi đến xác định ý nghĩa của các từ hư
trong các kiểu câu trúc, các kiểu quan hệ giữa hai về (X và Y), (nhân quả hay nghịch nhân
quả) Chính nhờ xác định được nghĩa của những cặp từ mà chúng ta dễ dàng định hướng được nghĩa của những bộ phận trong câu trúc câu phức chứa đựng các cặp từ đó Như vậy, chúng ta có thể giả thích nghĩa của câu chính xác hơn, chặt chẽ hơn và "thấy được bản chất
nhiều hiện tượng ngôn ngữ thú vị"
2.4 Trong một bài khác, Nguyễn Đức Dân - Trần Thị Chung Toàn đã tìm hiểu chức
năng luận cứ của các từ "cũng - chính - cả - ngay" [25] Bài báo này đề cập hai vấn đề:
Trang 7Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ” ũng" là một từ dùng để đối chiếu ~ Con đường hư hóa và những nét khác biệt về sắc thái nhấn mạnh của các từ: Cả - ngay - chính
Qua phân tích các ví dụ cụ thể, vấn đề thứ nhất đã khái quát được cấu trúc dùng để đối chiếu, vấn đề thứ hai được chứng minh bằng cách so sánh các câu có chứa các
từ: " Chính - cả - ngay" với các câu không chứa các hư từ đó để vạch ra con đường hư hóa
của các hư từ đó và vai trò nhấn mạnh của nó Những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong
bài viết đã giúp chúng ta giải thích được các hiện tượng phong phú của ngơn ngữ
2.5 Tốn học ngày cảng thâm nhập vào tất cả các ngành khoa học, trong đó có ngôn ngữ học Cuốn giáo trình " logich ngữ nghĩa cú pháp " của GS Nguyễn Đức Dần [19] đã trình
bày những kiến thức cơ bản về logich học và một số phương pháp mô tả ngôn ngữ tự nhiên nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản để tiếp cận và nắm bắt được các công
trình ngôn ngữ học hiện đại Có thể đây là cuốn sách đầu tiên của giới Việt ngữ học đã trình
bày một cách có hệ thống các khái niệm cơ bản về logich học và mối quan hệ của nó với
ngôn ngữ Đó là những trí thức cần thiết cho những người nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung và ngữ nghĩa cú pháp nói riêng Trong giáo trình này, tác giả đã vận dụng các qui luật của Logich học để nghiên cứu về lĩnh vực ngữ nghĩa cú pháp
2.6 Trong bai " Logich các từ nối" [22], Giáo sư Nguyễn Đức Dân đã đi sâu tìm hiểu cơ sở logich của sự hình thành nghĩa của các từ " trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau" theo hai hướng phương thức cơ bản: Theo quan hệ không gian giữa hai đối tượng và theo quan điểm
nhìn trong khi nói, những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ không gian, con đường tạo nên sự
chuyển nghĩa của các từ này Thông qua phân tích các ví dụ cụ thể, tác giả rút ra cơ chế hay
có thể nói là qui luật sử dụng các từ đó Cách giải quyết các vấn đẻ rõ ràng, khúc chiết có sức thuyết phục cao
2.7 Trong cuốn sách "tiếng cười thế giới" [24], khi phân tích các phương pháp gây
cười, tác giả Nguyễn Đức Dân đặc biệt chú ý đến cơ sở logich và vai trò của ngôn ngữ trong việc gây nên tiếng cười trong các truyện cười của thế giới.Theo tác giả "Có những truyện cười dựa trên cơ sở logich, ở đó người ta cười vì những tỉnh huống, sự kiện thể hiện sự mâu thuẫn, một bản chất tức cười nào đó Có những truyện cười vai trò của ngôn ngữ trở nên đặc biệt quan trọng, người ta nhận ra các tình huống, sự kiện tức cười nhờ có công cụ của ngôn
ngữ
Trang 8
Bàn về vai trò của ngôn ngữ trong nghệ thuật gây cười, tác giả đặc biệt chú ý đến vai
trò của các cấu trúc ngữ pháp, nghệ thuật biểu hiện hàm ý va xây dựng các lối nói mơ hồ 2.8 Cuốn "logich và Tiếng Việt" [23], xuất bản năm 1996 Đây là cuốn sách đề cập
một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản của logich cổ điển và logich hiện đại, mối quan hệ giữa logich với ngôn ngữ Đặc biệt GS Nguyễn Đức Dân đã vận dụng quan điểm của Logich học để khảo sát và giải thích các hiện tượng tiếng Việt Ở đây, nhiều hiện tượng về
ngôn ngữ và logich được tác giả phân tích lý giải và phân định một cách khá rạch rồi làm cơ
sở cho việc vận dụng đề nghiên cứu tiếng Việt Chúng tôi cho rằng cuốn sách là một tải liệu quí giá cho những ai đang có nhu cầu học tập và nghiên cứu tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ
nói chung, đặc biệt là lĩnh vực logich ngữ nghĩa
3 GS$ Đỗ Hữu Châu là một trong những nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã vận dụng
khái niệm tiền giả định trong địa hạt ngữ nghĩa" ( Nguyễn Đức Dân) và dung học Có thể đề
cập một số công trình nghiên cứu của ông về vấn đề này:
3.1 Bài "Các yếu tố dụng học của tiếng Việt" [8] đã đưa yếu tố dụng học vào tọa độ thứ 4 trong hệ qui chiếu ba tọa độ để xem xét các sự kiện ngôn ngữ Trên cơ sở khái niệm
dụng học đã được xác định, dựa vào ý kiến của Fill more [Tổng quát một câu thường có hai thành phần nghĩa M - p (M là thành phần hình thái, p là lõi miêu tả ], tác giả Đỗ Hữu Châu
cho rằng trong P cũng chứa các yếu tố dụng học xuất hiện trong giao tiếp, nhưng chính các
tín hiệu dụng học mới tạo nên các M của ngữ nghĩa của câu Phân tích M để vạch ra các loại tín hiệu dụng học, bước đầu tác giả nêu lên 4 loại tín hiệu Đó là các tín hiệu định vị chức
năng, biểu thị thái độ trí tuệ , biểu hiện các hành vi ngôn ngữ và các động từ ngữ vi Có thể
nói chức năng dụng học là một hướng nghiên cứu mới mẻ của nghĩa học tiếng Việt so với
truyền thống
3.2 Cuốn giáo trình "Đại cương về ngôn ngữ học tập II".[12] phần V GS Đỗ Hữu
Châu đã tập trung giới thiệu về dụng học (chương I), phân tích các hành vi ngôn ngữ (chương IV) và ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh (hiển ngôn) (chương V) Có thé coi đây là một trong những công trình vận dụng lý thuyết ngữ dụng học của các nhà ngôn ngữ học thé giới
để nghiên cứu dụng học của tiếng Việt một cách tương đối hệ thống Chương L, tác giả giới thiệu một cách khái quát về dụng học, một vấn đề khá mới mẻ và lý thú Chương II phân tích
các hành vi ngôn ngữ Bản thân các đơn vị ngôn ngữ có tính trừu tượng, không hiện thực Nó
chỉ trở thành hiện thực khi ta nói (viết), tức là khi phát ngôn Tìm ra bản chất hành
Trang 9Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
động của ngôn ngữ, AuStin đã mở ra một hướng nghiên cứu mới cho ngôn ngữ - hành vỉ
ngôn ngữ
Lý thuyết lập luận (chương III) là một lĩnh vực mới trong ngôn ngữ học thế giới Đối
với Việt Nam nó lại càng mới mẻ hơn Đi vào lý thuyết lập luận đã mở ra một hướng nghiên cứu mới không chỉ đối với lĩnh vực ngữ dụng mà còn góp phần phát hiện ra những đặc trưng
mới trong cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ Việt Nam
Mặc dù chưa có điều kiện để nghiên cứu một cách toàn diện vẻ lý thuyết hội thoại,
nhưng những điều mà tác giả nêu ra trong chương IV đã giới thiệu cho chúng ta những trỉ thức cơ bản về cấu trúc và chức năng hội thoại của Tiếng Việt Đó là cơ sở để đi sâu vào lĩnh vực mới mẻ này
Chương V tác giả đã giới thiệu về bản chất của một phát ngôn gồm 2 phần: Phần ý nghĩa nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ gọi là ý nghĩa tường minh và phần ý nghĩa
được suy ra từ các yếu tố ngoài ngôn ngữ gọi là ý nghĩa hàm ẩn bản chất của vấn đề phải được hiểu bắt đầu từ khái niệm ý nghĩa không tự nhiên, khái niệm tiền giả định và hàm ngôn
4.1 Tác giả Lê Đông cũng có nhiều bài nghiên cứu về hư từ đăng trên tạp chí ngôn
ngữ Bài " Ngữ nghĩa - ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: Ý nghĩa đánh giá của các hư từ" [27],
tác giả đã đề cập đến thuộc tính đánh giá của hư từ, được cụ thể hóa qua phẩm chất ngữ nghĩa ~ ngữ dụng của các thành phần mà nó dạng thức hóa và chế định trong cấu trúc Với ý nghĩa
đánh giá của chúng, hư từ là phương tiện để đưa vào câu vào văn bản những nội dung hàm ẩn
khác nhau, tham gia vào việc tạo nên chiều sâu của văn bản và tổ chức, liên kết các nội dung
hiển ngôn Tác giả đã vạch ra các kiểu nghĩa đánh giá (6 kiểu) Theo tác giả các kiểu ý nghĩa
tồn tại một cách tách rời mà có thể đan bện vào nhau
đánh giá của hư từ nhiều khi không
nhiều kiểu ý nghĩa đánh giá Như vậy, theo quan điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng, tác giả đã miêu tả và xác định khá rõ ý nghĩa đánh giá của hư từ và vai trò của nó trong việc hình thành các
ham an,
4.2 Với hướng nghiên cứu đó,bài "Ngữ dụng - ngữ nghĩa của hư từ: Siêu ngôn ngữ và hư từ tiếng Việt" [28], tác giả Lê Đông đã sử dụng khái niệm siêu ngôn ngữ để miêu tả ngữ
dụng, ngữ nghĩa của hư từ và các cấu trúc khác có chứa nó trong hệ thống tiếng Việt Tác giả
đã chứng minh hư từ có thể đóng vai trò tác tử mang thông tin siêu ngôn ngữ, nói cách khác hư từ đóng vai trò một tác tử cấu tạo nên kiểu phát ngôn siêu ngôn ngữ Ở đây tác giá có sự phân biệt các loại siêu ngôn ngữ: Siêu ngôn ngữ nội hướng - ngoại hướng, siêu ngôn ngữ hiện thực và siêu ngôn ngữ tiềm tàng Theo tác giả, hư từ ngoài việc tham gia tạo nên các
phát ngôn siêu ngôn ngữ đồng thời còn góp phần chế định luôn vị trí, vai trò tương đối
Trang 10
của phát ngôn trong văn bản, tham gia vào việc chỉ ra quan hệ logich - ngữ nghĩa - ngữ dụng của các phát ngôn, chỉ ra đòng vận động của đối thoại” (trang 50 - ngôn ngữ số 2 -92) Chỉ ra chức năng siêu ngôn ngữ của hư từ đã giúp chúng ta chủ động hơn trong việc sử dụng từ ngữ,
trong việc miêu tả các câu và mối quan hệ của nó trong đối thoại
5.1 Nguyễn Anh Quế là một trong những nhà ngôn ngữ học có những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu hư từ của tiếng Việt Bài "Về vấn đề phân định hư từ trong tiếng Việt" [67] tác giả đã đề xuất cách phân định căn cứ vào khả năng của từ tham gia vào việc hình thành câu, hình thành đoản ngữ dé phân chia vốn từ theo trật tự hai bước sau đây:
~ Bước 1: Căn cứ vào khả năng tham gia tổ chức đoản ngữ để phân thành hai loại: (8) Loại có khả năng làm thành tố đoản ngữ
(b) Loại không có kha năng làm thành tố đoản ngữ ~ Bước 2: Chuyển từ đoản ngữ lên câu có 2 loại:
(a) Những từ làm trung tâm đoản ngữ, làm thành phần câu bao gồm các thực từ
(b) Những từ không làm trung tâm đoản ngữ, không làm thành phẩn câu đó là những, từ hư
Gặp những từ tùy thuộc vào bối cảnh mới xác định nó là hư từ hay không thì phải
xem xét cu thé
Hướng phân định hư từ trong tiếng Việt của Nguyễn Anh Qué đã khắc phục duoc
những hạn chế của cách phân loại trên cơ sở ý nghĩa ngữ pháp - ý nghĩa từ vựng
5.2 "Một số vấn đề hư từ trong tiếng Việt hiện đại" [68] là luận án Phó tiến sĩ nghiên cứu có hệ thống về hư từ tiếng Việt Cái mới của luận án, vẻ lý luận, tác giả đã đề xuất một quan niệm về hư từ dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí nhất quán, chặt chẽ và hợp lý hơn Về
thực tiễn tác giả đã phát hiện được những nét nghĩa, mô tả các nét nghĩa một cách chỉ tiết Xu hướng nghiên cứu của Nguyễn Anh Quế là mở rộng phạm vi nghiên cứu hư từ ra cả lĩnh vực lời nói, kết hợp giữa ý nghĩa và chức năng, ngôn ngữ và lời nói Bản luận án đã di sâu vào
các vấn đề sau:
a Khai quát về hư từ và hư từ về tiếng Việt
b Phân định và phân loại hư từ tiếng Việt
c Ý nghĩa chức năng của hư từ và vấn đẻ hư hóa
đ Một số kết quả khảo sát hư từ với chức năng là một tín hiệu ngôn ngữ
Trang 11Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
Có thể nói rằng: Nhờ tiếp thu quan điểm của những người đi trước, đồng thời điều
chỉnh hướng nghiên cứu nên bản luận án đã khái quát được tắt cả các hư từ Ở đây, tác giả
không chỉ phân tích ý nghĩa và chức năng của hư từ trong các kết cấu mà còn xem xét cả hoạt động của chúng trong giao tiếp, đề xuất những tiêu chí nhận diện hư từ, khảo sát kỹ vấn đề hư
hóa và tìm hiểu mối liên hệ có tính qui luật giữa chức năng và ý nghĩa của hư từ Bản luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong công tác nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt
6.1.Tác giá Lê Xuân Thai với bài "
từ và tính từ (trên cứ liệu tiéng Vie
8 vige hiện thực hóa tiền giả định tổ hợp của động
" [74] đã chủ yếu đề cập việc hiện thực hóa tiền giả định tô hợp Tiền giả định tổ hợp của động từ, tính từ có hai loại: Tiền giả định khái quát và tiền
giả định đơn loại Tiền giả định tổ hợp được hiện thực hóa theo hai hình thức: hiển minh và
không hiển minh Nói chung, khi hiện thực hóa, tiền giả định tổ hợp đơn loại thường mang hình thức hiển minh còn tiền giả định khái quát thường mang hình thức phi hiển minh Vấn để đặt ra là tại sao tiền giả định tổ hợp lại cần phải hiện thực hóa trong câu Theo tác giả, việc hiện thực hóa tiền giả định là do nguyên nhân vẻ ngữ nghĩa, về ngữ pháp và vẻ sự phân đoạn
thực tại của câu (nguyên nhân về thông báo) Mục đích của hiện thực hóa là để đáp ứng đòi
hỏi của sự phân đoạn thực tại Nó được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định Sự hiện thực hóa tiền giả định tô hợp do nguyên nhân thông báo có thể tạo ra những câu đồng
nghĩa với câu không có hiện thực hóa đó Rõ rằng việc nghiên cứu tiền giá định của động từ - tính từ nhằm hiểu sâu hơn, đúng nghĩa hơn động từ - tính từ Đó là cơ sở để hiểu rõ ngữ nghĩa của câu
6.2 Bài "Mấy nhận xét về các phương tiện tô hợp cú pháp trong tiếng Việt" [ 75], Lê
Xuân Thai đã nêu ra một số nhận xét về khả năng hành chức của trật tự từ, hư từ và ngữ điệu
trong tiếng Việt và mối quan hệ tương tác giữa chúng với tư cách là những phương tiện tổ hợp cú pháp Qua phân tích các sự kiện ngôn ngữ cụ thể, tác giả đã đi đến kết luận: "Trong
tiếng Việt có một sự phân công giữa các phương tiện tổ hợp cú pháp: trật tự từ giữ vai trò
chính yếu biểu thị các phạm trù thuần tuy chức năng, còn hư từ thì phụ trợ trong việc biểu thị
các phạm trù ngữ pháp, cú pháp" (trang 38 - Ngôn ngữ số 1 - 85) Như vậy, mặc dù mỗi
phương tiện cú pháp tô hợp có chức năng riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn
nhau Chẳng hạn, trật tự từ với tư cách giữ vai trò chính yếu trong các phương tiện cú pháp tổ
hợp nhưng tự thân nó cũng không đảm bảo được trọn vẹn chức năng chính yếu của nó mà cần
có sự "giúp sức" của các phương tiện khác
Trang 12
7 GS Hoàng Tuệ qua bài viết " Hiển ngôn với hàm ngôn, một vấn đề thú vị trong chương trình lớp 11 PTTH hiện nay" [85] đã giúp cho các giáo viên cũng như học sinh nhận
thức được rằng đây là một vấn đề đang hấp dẫn các nhà ngôn ngữ và lần đầu được đưa vào
giảng dạy ở bậc phổ thông, vấn đề thì thú vị nhưng không đơn giản Để hiểu được bản chất vấn đề, chúng ta dựa vào phương pháp lường phân của Duerot để chia đôi nghĩa phát ngôn thành nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn Muốn hiểu một phát ngôn, văn bản, người đọc (nghe)
phải hiểu được hiển ngôn, hàm ngôn, ẩn ý, tiền giả định và những yếu tố ngồi ngơn ngữ Có thể nói rằng, nếu qua giáo viên học sinh được trang bị đầy đủ khái niệm hiển ngôn, hàm ngôn
thì bản thân họ sẽ đễ đảng hơn trong việc tiếp nhận văn bản và cảm thụ văn chương
8 Bài "Ngữ nghĩa và chức năng của các từ: được, bị, phải trong tiếng Việt hiện đại" [73] của Tác giả Vũ Thế Thạch đã trình bảy một kiến giải về đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng của chúng Ba từ "được, bị, phải" đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập nhưng chưa có ý kiến
thống nhất Trong bài này, Vũ Thế Thạch từ góc độ phân tích cấu trúc - ngữ nghĩa - chức
năng đã rút ra nhận xét: " Được, bị, phải là những từ chỉ thuộc tính Khi đứng trước và sau các từ chỉ thuộc tính khác nghĩa của chúng bị hư hóa Khi đứng trước các từ chỉ thuộc tính nét nghĩa "tiếp nhận" mang tính khái quát cao Khi đi sau các từ chỉ thuộc tính nét nghĩa này bị lược bỏ Với mức độ hư hóa khác nhau trong những trường hợp khác nhau chúng có thể coi là hư từ hay không phải hư từ nhưng nghĩa của chúng vẫn nằm trong môi quan hệ chặt
chế"
9 Trong lĩnh vực văn học, Lê Thị Đức Hạnh là người có nhiều bài nghiên cứu về nhà
văn Nguyễn Công Hoan, trong đó có những bài đi sâu tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn
của ông Chẳng hạn:
9.1 Bài " Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan" [37] Bài viết này
trình bày qua nghệ thuật hiện thực, những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện ngắn, nghiên cứu nghệ thuật trào phúng, sở trường của nhà văn Nói về ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan, tác giả cho rằng: "Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ của quần chúng , có
chọn lọc và nâng cao nên có đậm hương của Ca dao, tục ngữ Những chữ dùng của ông thường giản dị, giàu hình anh cu thé hay so sánh, ví von làm cho người đọc đễ có những liên tưởng thú vị" Nhìn chung ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan trong sáng, chính xác có được
bản sắc tốt đẹp của tiếng nói dân tộc
Trang 13Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
9.2 "Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan" [36] Trong
bài viết này tác giả gần như đã thống kê được những nét đặc sắc của nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan Qua hàng loạt nét đặc sắc được tác giả nêu lên,
chúng ta nhận thấy Nguyễn Công Hoan đã vận dụng sáng tạo các phương pháp gây cười độc đáo của truyện cười din gian Việt Nam và thế giới [dựa trên cơ sở logich, khai thác ngôn ngữ
nhân vật, các biện pháp tu từ ] Nhờ vậy nghệ thuật trào phúng của truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan mang nhiều cung bậc: mức khôn hai với nụ cười thỏa mái —› nụ cười ngộ nghĩnh —> trào phúng mỉa mai, châm chích, điễu cợt, tố cáo —› đả kích sâu độc gây cho người đọc thái độ căm phẫn khinh miệt hơn là hài hước —› có lúc nụ cười lắng đọng, thấm sâu vào bên
trong nhưng mà cay đắng xót xa
10 Nguyễn Thanh Tú có bài: Lời văn mỉa mai trong "Đồng hào có ma" của Nguyễn
Công Hoan in trên báo Giáo dục và Thời đại [85] Bài vết này, tác giả đã phân tích quan niệm nghệ thuật độc đáo, tài sử dụng thứ ngôn ngit sudng sa để "lật ngửa", "lộn trái" đối tượng, tài
sử dụng nguyên tắc tổ chức lời văn nhằm mục đích mia mai, phê phán đối tượng trong truyện ngắn "Đồng hào có ma" Âm hưởng chủ đạo của câu chuyện là giọng điệu mia mai, "dan bện" với các "sắc điệu chỉ trích", "sắc điệu phê phán tố cáo"
Tất cả các bài viết thuộc lĩnh vực nghiên cứu văn học, các tác giả chủ yếu tập trung
phân tích về tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan chứ không đi sâu phân tích, khảo
sát hiện tượng ngôn ngữ cụ thể trong truyện ngắn của nhà văn
11 Cơ sở lý luận cho việc phân tích Tiếng Việt về những vấn đề trên đây đều bắt nguồn từ những thành tựu của giới ngôn ngữ học thế giới, tiêu biểu như C.J.Fill More, O Duerot, Austin, Krice, Kerbrat Orecchioni Từ cuối những năm 70, một số nhà ngôn ngữ học Việt nam đã tập trung nghiên cứu ngữ nghĩa - ngữ dụng tiếng Việt và bước đầu đã đạt được những thành tựu đánh kể Những thành tựu đó đã mở ra một hướng mới đây triển vọng trong việc nghiên cứu tiếng Việt La vin dé mới mẻ và phức tạp nên nhiều nội dung, phương pháp cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bàn bạc để làm sáng tỏ Trong khuôn khổ luận án
này, chúng tôi chủ yếu tập trung tìm hiểu vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong
ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan
Trang 14II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1 Giới thuyết khái niệm
1.1 Khái niệm về hư từ
1.1.1 Định nghĩa: "Hư từ là từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, được
dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ"”)
~ "Hư từ là một tập hợp không lớn về số lượng các từ, bản chất của ý nghĩa hư từ là tính chất ngữ pháp, là phương tiện biểu đạt mi quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy theo
cách thức phản ánh bằng ngôn ngữ của người bản ngữ Bản chất đó qui định các hư từ không làm trung tâm đoản ngữ, chỉ làm thành phần phụ một cách hạn hữu, còn đa số hư từ được làm
2)
yếu tổ liên kết và "xúc tác" của các đơn vị cấu trúc ngữ ph:
Nêu lên hai trong số nhiều định nghĩa về hư từ của tiếng Việt, chúng ta có thể dễ dàng, nhận thấy: mặc dù còn có những tiêu dị nhưng trên đại thể đều gặp nhau ở những điểm sau
đây:
~ Không có khả năng độc lập làm thành phần trung tâm của đoản ngữ, không làm
thành phần chính của câu
~ Dùng làm yếu tố liên kết biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ
~ Hư từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp Hư từ là từ loại đối lập với thực từ
1.1.2 Phân loại Hư từ tiếng Việt bao gồm hai tập hợp: hư từ từ pháp (từ phụ diễn các
ý nghĩa ngữ pháp của thực từ ) và hư từ cú pháp (chức năng liên kết) gọi là quan hệ từ (liên từ ~ giới từ)
Hư từ từ pháp có chức năng diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của thực từ Trong quan hệ
cấu trúc chúng chuyên dùng làm thành tố phụ trong các đoản ngữ
Các hư từ cú pháp không được dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay
thực từ khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa thực từ với thực tư Vì vậy hư từ cú pháp
là công cụ diễn đạt các quan hệ logich, các quan hệ trong cách thức phản ánh của người bản ngữ Các hư từ chỉ là phương tiện liên kết chứ không làm trung tâm, không làm thành tố phụ của đoán ngữ Hư từ cú pháp là liên từ và giới từ
© Tir dién Tiếng Việt - Viên ngôn ngữ học - 1992 © Dinh Van Đức [32], tr 43
Trang 15Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có những nhóm từ vừa mang tính chất quan hệ từ, vừa mang tính chất từ loại Có thể nêu hai nhóm tiêu biểu
~ Nhóm từ chỉ hướng: ra, vào, lên, xuống
~ Nhóm từ chỉ vị trí: trước, sau, trong, ngoài, giữa
Đối với nhóm này việc xác định phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Đây là một vấn đề lý thú nhưng còn nhiều ý kiến chưa thống nhất
'Việc phân chia quan hệ từ theo ngữ pháp truyền thống được chia thành: liên từ và giới từ Tuy nhiên để xác định ranh giới liên từ và giới từ một cách triệt để là một vấn đề hết sức khó do tính chất đa chức năng của các yếu tố Do vậy giải pháp thỏa đáng là tất cả các hư từ
cú pháp tập hợp trong một phạm trù chung gọi là kết từ hay từ nói Quan hệ từ có thể chia
thành: Các liên từ thuần tuy và các liên giới từ
“Trên đây là quan niệm truyền thống về hư từ Quan niệm đó chỉ mới đề cập đến quan hệ ngữ pháp thuần tuy mà chưa đã động đến ngữ nghĩa của hư từ với tư cách là những yếu tố
phát ngôn Hướng nghiên cứu hư từ trong quan hệ với ngữ nghĩa của câu sẽ khắc phục được
tinh trạng phiếm khuyết của ngữ pháp truyền thống
1.2 Khái niệm về hàm ý
12.1 Định nghĩa
"Nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích hàm ý nhưng để đi đến một định nghĩa trọn ven thì thật không đơn giản
~ Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - 1992) định nghĩa: "Hàm ý” (1) Có chứa đựng một ý nào đó bên trong
(2) Ý được chứa đựng ở bên trong, không diễn đạt ra trực tiếp”
~ Đỗ Hữu Châu quan niệm:"Hàm ý là những ý nghĩa hàm ẩn nằm trong ý định truyền báo của người nói"),
s0)
~ Về thuật ngữ: Theo Đỗ Hữu Châu "Hàm ngôn không tự nhiên và tiền giả định không, tự nhiên được gọi chung là các hàm ý của phát ngôn"?
1-2.2 Phân loại
Grice da chia hàm ý (hàm ẩn) thành 2 loại: Hàm ý ngôn ngữ (qui ước) và hàm ý hội thoại
(a) Ham ý ngôn ngữ có nhiều phương tiện ngôn ngữ tạo ra hàm ý, nghĩa là cứ ding
phương tiện ngôn ngữ nhất định sẽ tạo ra một hàm ý nhất định
' Từ điển Tiếng Việt - Viên ngôn ngữ học - Hà nội - 1992
'®1) Đã Hữu Châu - Bủi Minh Toán [12], tr 370
Trang 16
Ching han: Cấu trúc câu "A nhưng B" thì "tir A kim ta có khuynh hướng rút ra kết luận K Tuy nhiên sẽ không có kết luận ấy vì B cũng đúng, mà từ B làm ta có khuynh hướng
rút ra kết luận ngược lại "không K", cả hai về người ta nói có hàm ý chấp nhận khuynh hướng
toàn cục sẽ rút ra kết luận của B"””
A không kém gì B_ — hàm ý đánh giá cao A A không hơn gì B_ —› hàm ý đánh giá thấp A
Như vậy để có những hàm ý khác nhau phải có những cơ chế ngôn ngữ khác nhau Hàm ý ngôn ngữ được hình thành từ các hàm ý hội thoại: Lúc đầu đầu được xác định trong
một tình huống hội thoại, khi nó độc lập với cảnh huống sẽ trở thành cơ chế ngôn ngữ đề biểu
thị một hàm ý ngôn ngữ (b) Hàm ý hội thoại
Hàm ý hội thoại không được gợi ra do các yếu tố qui ước (yếu tố ngôn ngữ) mà do
cách vận dụng phương châm cộng tác hội thoại và các nguyên tắc trong phương châm này,
Griee chia hàm ân hội thoại thành hai kiểu: Hàm ân khái quát (hàm ẩn chuẩn) và hàm an đặc
thù
~ Hàm ẩn khái quát: Cuộc hội thoại được xây dựng trên cơ sở 4 phương châm: “+ Phương châm lượng: đóng góp đúng, cần và đủ thông tin
+ Phương châm chất: đóng góp những điều xác thực
+ Phương châm quan hệ: Nói những điều liên quan đến vấn đề, không lạc đẻ + Phương châm tình thái: Không nói mơ hồ, tối nghĩa, nói mạch lạc, rõ ràng và gọn ~ Hàm ẩn đặc thù: Đây là loại hàm an vi phạm có ý nguyên tắc hội thoại dé khai thác
chúng nhằm tạo ra hàm ý Grice đặt tên cho cách dùng này là sự xúc phạm hay là sự khai thác các nguyên tắc cộng tác hội thoại Cơ chế như sau: Khi phát ngôn chệch ra khỏi một nguyên
tắc nào đó mà người nghe vẫn tiếp tục lý giải nó sao cho phù hợp với sự cộng tác trong hội
thoại
1.3 Vấn đề hư từ tiếng Việt
Hư từ tiếng Việt có số lượng không lớn nhưng việc xác định bản chất của nó không phải đơn giản Từ những năm 70 về trước, nhiều bài viết, nhiều chuyên luận nghiên cứu tiếng 'Việt đã miêu tả cặn kẽ và sâu sắc về hư từ Với quan điểm ngữ pháp truyền thống, các nhà ngôn ngữ học cơ bản thống nhất: Hư từ chỉ có nghĩa ngữ pháp chứ không có nghĩa từ vựng
Nếu chấp nhận hư từ không có nghĩa từ vựng thì sẽ khó lòng giải thích được vô số hiện tượng
kiểu sau đây:
© Nguyén Bite Dan — [19], tf 114
Trang 17Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ” (1) Nam mua Š lạng thịt (2) Nam mua những 5 lang thịt (3) Chị Hằng ốm (4) Chị Hằng bị ốm (5) Chị Hằng còn bị ốm (6) Chị Hằng hãy còn ốm lắm Các câu (1), (2) thông báo Nam mua 5 lang thịt nhưng do từ "những" chỉ phối nên câu (2) có ý nghĩa khác câu (1),
Tương tự các câu 3, 4, 5, 6 đều có lối thông báo "Chị Hằng ốm" nhưng do các từ
"bị" "còn bị" "hãy còn" chỉ phối nên giữa các câu đó có mức độ ý nghĩa khác nhau Điều đó chứng tỏ rằng: hư từ ngoài nghĩa ngữ pháp còn chứa đựng ngữ nghĩa khác Để trả lời vấn đề đó, các nhà ngôn ngữ học đã chuyển hướng nghiên cứu khác so với ngữ pháp truyền thống,
Đó là hướng nghiên cứu hư từ trong quan hệ của câu (cấu trúc ngữ nghĩa của lời) Khuynh
hướng này đã hấp dẫn các nhà nghiên cứu từ cuối những năm 70 đến nay
2 Phạm vỉ nghiên cứu
Hư từ về phương diện lý thuyết đã được các nhà ngữ pháp, các nhà Logich ngữ nghĩa dày công nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng Vì là một đối tượng nghiên cứu phức tạp nên vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nhất là về ý nghĩa từ vựng của hư từ Từ thực tế đó, luận án này chúng tôi không đi vào tìm hiểu hư từ về phương diện lý thuyết mà chủ yếu
thông qua khảo sát tập truyện ngắn "Ngựa người và người ngựa" để xác định vai trò của hư từ trong việc hình thành ham ¥ trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan Từ thực tế mô tả ngôn ngữ
của Nguyễn Công Hoan, chúng ta sẽ xác định cụ thể vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý Qua đó góp phần chứng minh tính đúng đắn của quan niệm cho rằng hư từ cũng mang
ý nghĩa tự thân, ý nghĩa đánh giá
3 Nhiệm vụ cụ thể
3.1 Thế nào là hàm ngôn, các loại hàm ngôn (qua một số ví dụ cụ thể)
3.2 Phương pháp dùng tiền giả định để xây dựng hàm ý của Nguyễn Công Hoan
~ Khái niệm tiền giả định
~ Những cơ chế sử dụng các từ: có, những, thôi, kia, mà
3.3 Hành vi ngôn ngữ và hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan: ~ Khái niệm hành vi ngôn ngữ
~ Khái niệm hàm ý ?
- Hành vi ngôn ngữ và việc hình thành hàm ý được sử dụng trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan như thế nào? Câu hỏi, phủ định, cÍ
Trang 18
3.4 Hàm ý hội thoại (tỉnh huống hội thoại) trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan
3.5 Vai trò của thứ tự và điểm nhấn (liên quan đến hư từ đặt trước, đặt sau từ
"nhưng") được sử dụng trong ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan
4 Kết luận chưng
IV Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 1 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành để tài nghiên cứu, trong quá trình tiếp cận và phân tích đối tượng,
chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phủ hợp, đặc biệt là các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng linh hoạt để hỗ
trợ, tác động lẫn nhau khó có thể tách bạch rạch ròi, trong đó có thể nêu lên mấy phương
pháp chủ yếu được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu như sau
= Doc va tiếp cận về lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu đẻ tài
~ Tìm đọc những công trình nghiên cứu, vận dụng vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể
Phương pháp này giúp chúng tôi nắm được tỉnh hình, bao quát thống kê, phân loại tài liệu và
tích lũy các sự kiện
~ Tìm đọc những bài nghiên cứu ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan
~ Nhìn nhận, phân tích lại những điều đã viết ra về Nguyễn Công Hoan và bổ sung
những nhận định mới đưới góc độ logich - ngữ nghĩa - ngữ dụng
~ Đọc, thống kê phân loại, tiến hành phân tích, khảo sát các hiện tượng ngôn ngữ cụ
thể trong tập truyện ngắn "Ngựa người và người ngựa" của Nguyễn Công Hoan 2 Nguồn tài liệu tham khảo
~ Tài liệu tham khảo chủ yếu là các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học
trong nước và một số tài liệu dịch của nước ngồi
~ Sự kiện ngơn ngữ được trích dẫn từ 36 truyện ngắn chọn lọc của Nguyễn Công Hoan
in trong tập "Ngựa người và người ngựa" (NXB Văn học - Hà nội -1988)
~ Tìm đọc những công trình, bài viết về Nguyễn Công Hoan
Trang 19Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
V Déng gop của luậ
1 Về mặt lý luận
~ Qua miêu tả, phân tích cách sử dụng từ hư trong một số truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan, luận án góp phần xác định rõ hơn vai trò, tác dụng của hư từ trong việc hình thành hàm ý,
~ Nêu lên một số cơ chế sử dụng hư từ để hình thành hàm ý mà Nguyễn Công Hoan
đã thể hiện trong các tác phẩm của mình Qua đó góp phần nhận định về phong cách ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Công Hoan
~ Có thể hình thành một số phương pháp, nói đúng hơn là thao tác phân tích "hư từ" dưới góc độ ngữ nghĩa cú pháp, ngữ nghĩa - ngữ dụng
2 Về thực tiễn
~ Giúp bản thân và một số đồng nghiệp dễ dàng hơn trong việc giảng dạy chương trình tiếng Việt ở bậc phổ thông về phần ngữ nghĩa - ngữ dụng
VI Cấu trúc của luậ
Luận án gồm 3 phần
Phan I: DAN LUAN
Phin Il: NOI DUNG LUAN AN
Phần III: KẾT LUẬN
Trang 20CHUONG I: THE NAO LA HAM NGON, CAC LOAI HAM NGON I- Thé nao la ham ng6n?
1 Khái niệm: Nếu như tiền giả định đã được các nhà nghiên cứu quan tâm giải quyết thì hàm ngôn lại chưa được chú ý bao nhiêu Vài chục năm gần đây, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực này Tiêu biểu như O.Ducrot, H.P.Grice
~ O Duerot cho rằng: hàm ngôn là nói mà coi như không nói: "nói một cái gì đó, mà không vì thế nhận trách nhiệm là đã có nói Có nghĩa là có thể vừa có được hiệu lực của nói năng, vừa có được sự vô can của im lặng", Như vậy theo Ducrot, nghĩa của hàm ngôn không được hiện rõ từ bề mặt của phát ngôn (bao hàm, hàm súc, hàm ẩn ), nó tương đương
với yếu tố im (tức là in = "vào trong") của tiếng Anh
Ducrot quan niệm coi tiền giả định là hàm ngôn và là một hình thức hảm ngôn quan
trọng nằm ngay trực tiếp trong bản thân " nghĩa từ ngữ" của lời Vì vậy, ông đã xếp tiền giả trong nghĩa phát ngôn của hàm ngôn Quan điểm này của ông được thể hiện ở lược đồ lưỡng, phân Hiển ngôn Nghĩa phát ngôn Tiền giả định (presup pose') Hàm ngôn (im — <= Ân ý (Sous-entendus)
Cái không nói ra (tiền giả định)
Phát ngôn Nói ra trực tiếp (hiển ngôn)
Cái nói ra <
Nói ra gián tiếp (hàm ngôn)
Vidul A (nói): Nóng quát
B (nói tiếp): Ừ, nóng như lửa | Không có hàm ngôn
Vidu2 A (nói): Nóng quá
B (nói): Có chai bia đây Có hàm ngôn”)
A (Khen): Cậu thơng minh thật
© Din theo Hồng Phê [57]
© Vi du của Hoàng Tuệ [84]
Trang 21
Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
~ Paul Grice đã phân biệt giữa hiển ngôn và hàm ngôn Nói một cách hiển ngôn là "nói điều gì đó" (to get some one to think Some thing) Như vậy theo Grice, hàm ngôn là khi
nói một điều này nhưng thực ra là muốn nói đến một điều khác Quá trình đó tuân theo
"Nguyên tắc cộng tác hội thoại" và một loạt "phương châm": lượng, chất, quan hệ và cách thức
~ Catherine Kerbrat - Orecchioni - Bà đã thiên về định nghĩa của Drucrot: "Hiển ngôn là cái người ta nói ra" và hàm ngôn là "Cái người ta muốn nói mà không nói ra"
~€.J.Eill more đồng nhất tiền giả định và hàm ngôn
Ở Việt Nam, nhiều nhà ngôn ngữ học mà tiêu biểu là Hoàng Phê, Nguyên Đức Dân,
Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ đã phát triển các lý thuyết của Ducrot, Grice và đã có nhiều
đóng góp trên địa hạt này Các tác giá đã vạch ra mối quan hệ, cơ chế hình thành hàm ý trên
cứ liệu Tiếng Việt
~ Hoàng Phê cho rằng: "Ngôn ngữ cũng là bất lực, nếu hiểu ngôn ngữ chỉ là hiển
ngôn Nhưng cái kỳ diệu của ngôn ngữ là cho phép người ta không chỉ nói bằng hiển ngôn,
mà còn có thể nói bằng hàm ngôn, tức là bằng cách để cho người nghe tự nói với mình"
Con đường để hình thành hàm ngôn là quá trình suy ý của hoạt động tư duy con người Quá trình đó có thể khái lược như sau:
Từ tiền giả định và hiển ngôn suy ý để hiểu hàm ngôn
~ Nguyễn Đức Dân cũng tán thành quan niệm về hàm ngơn của Hồng Phê và cho rằng: hàm ngôn là "Khi chúng ta nói điều này nhưng muốn người nghe hiểu ra một điều khác hoặc hiểu thêm một điều khác") Tác giả cho rằng thuật ngữ hàm ngôn cốt để đối lập với
thuật ngữ ngôn và dé hàm ngôn cần phải hiễ: giả định,
ngôn và những
khái niệm có liên quan (hàm ý, suy ý, ngụ ý, hiểu ngầm, ám chỉ ) Trong mối quan hệ giữa ham ngôn và tiền giả định, Nguyễn Đức Dân quan niệm tiền giả định nằm trong hàm ngôn:
hàm ngôn: TGĐ và hàm ngôn: hàm ý ngôn ngữ
~ Đỗ Hữu Châu cho rằng: "Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó, từ ý nghĩa tường minh cùng với tiền giả định của nó"Ẵ),
Trang 22hàm ngôn có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau đẻ tạo nên ngữ nghĩa của lời." (Hoàng Phê) và vì lẽ đó giữa chúng có một sự thống nhất Như vậy hàm ngôn là cái không được trực tiếp
Tiền giả định là cơ sở cho hiển ngôn và cùng hiển ngôn là cơ sở cho hàm ngôi nói ra mà nó được suy ý từ tiền giả định và hiển ngôn
2 Thuật ngữ hàm ngôn cốt để đối lập với thuật ngữ hiễn ngôn
Sự phân biệt giữa hàm ngôn với hiển ngôn khá rõ ràng, ít có sự tranh cãi Nghĩa hiển
ngôn (nghĩa tường minh) và nghĩa hàm ngôn khác nhau ở cách thức thể hiện và cách thức lĩnh hội
Cách thức thể hiện của nghĩa hiển ngôn là trực tiếp mẫu câu và từ ngữ, vì thế khi xác
định nghĩa hiển ngôn chúng ta phải dựa vào nghĩa của mẫu câu và nghĩa của từ ngữ trong phát ngôn
Ví dụ 3: Thôi, nhưng mà chốc nữa chúng mày phải gội đầu bằng xà phòng nhé!
(NCH),
Nghĩa hiển ngôn ở đây là câu cảm thán có chứa động từ "Thôi" và cụm từ đối lập
"nhưng mà" của Thầy giáo nhằm ra lệnh cho học sinh Đó là cơ sở để suy ra sự tha thứ, sự
nhượng bộ đối với một quyết định không tha thứ, không nhượng bộ trước đó
Cách thức thể hiện của nghĩa hàm ngôn là gián tiếp không lộ ra nguyên văn trên mẫu câu và từ ngữ và vì thế cách thức lĩnh hội của người tiếp nhận phải suy ra từ mẫu câu và từ
ngữ
Lí dụ 4: Thôi thì ba hao thi ba (NCH)
Nghĩa hiển ngôn là "Thôi thi A thi A" là căn cứ để suy ra nghĩa hàm ngôn là: đồng ý
bán đứa con với giá tắt rẻ
Hiển ngôn phải được đánh giá bởi các dấu hiệu ngôn ngữ còn hàm ngôn không tất yếu
phải như vậy, bởi vì, "Quan hệ giữa ý nghĩa tường minh và hàm ngôn là quan hệ giữa luận cứ và kết luận, hoặc giữa kết luận và luận cứ là một "lẽ thường" mà giữa luận cứ và kết luận
thường khác nhau vẻ hình thức ngôn ngữ diễn đạt cho nên trong phát ngồn diễn đạt ý nghĩa tường minh không chứa sẵn những dấu hiệu ngôn ngữ báo hiệu hàm ngôn"?
Ví dụ 5: Đọc đoạn văn nói về người con trong ngày đưa tang mẹ: ” Máy hồm nay, vì thương mẹ quá thành ra ốm yếu, họ hàng sợ người ấy lăn ra, cho nên phải cử người đi kèm, vừa che ô, vừa ôm chặt lấy ngang lưng cho đỡ khiu
' Đỗ Hữu Châu - Bai Minh Toán [12], 330
Trang 23Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý
Người ta sợ hiếu chủ thương mẹ quá mà đập đầu vào quan tài lỡ chết thì hoài, vì lúc trong bụng bối rối hay sinh liều, nên phải bện cho cái nôi rơm đề chít quanh đâu Thì có đập mạnh đến đâu cũng không đến nổi sợ vỡ sọ" (Nguyễn Công Hoan)
`Ý nghĩa tường minh (hiển ngôn): Ca ngợi người con thương mẹ, nhưng đặt trong hoàn
cảnh giao tiếp "người con đã hắt hủi và đuôi mẹ ra khỏi nhà trong đêm tối" thì câu 5 có ý nghĩa hàm ngôn là: mỉa mai sự giả đối của kẻ bắt hiếu
fu 6: Anh ta đã cai thuốc lá rồi
Hiển ngôn: Thông tin về một sự kiện "Anh ta đã cai thuốc lá'
Câu 6 có thể có nhiều ý nghĩa hàm ngôn khác nhau Vì rằng có nhiều tình huống dẫn
tới câu nói ấy:
<I> Anh ta thường bị ho, ăn ít, ngủ ít, người gầy g: i, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân là do hút nhiều thuốc lá và khuyên nên bỏ thuốc để giữ gìn sức khỏe Tình huống này, êm vé
câu 6 có thể có hàm ngôn: " Anh ta khỏe ra” vì anh ta đã cai thuốc lá rồi
<2> Anh ta nghiện thuốc, mỗi ngày hút 2-3 gói Nhiều lần chưa đến kỳ lương nhưng anh ta đã phải vay mượn tiền để mua thuốc Vợ anh thường xuyên phản nàn sự tốn kém về khoản thuốc lá Trong tỉnh huống này, câu 6 có thể có hàm ngôn: "Hiện nay anh ta không túng tiễn nữa"
<3> Sau nhiều lần bị các cô gái chê về tội hút thuốc lá [Anh ta cạch đến giả] Anh ta đã cai thuốc rồi —> có hàm ngôn "Anh ta có hy vọng lấy được vợ"
Như vậy những dấu hiệu hình thức định hướng cho ta rút ra hàm ngôn là cái "lẽ thường”, các chủ đề, hướng lập luận, các hành vi ở lời
* Tóm lại: Sự phân biệt giữa hiển ngôn và hàm ngôn là sự phân biệt giữa cái nói ra
trực tiếp (hiển ngôn) với cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn) Hàm ngôn được suy ra từ hiển ngôn
Không có hiển ngôn thì không có hàm ngôn và khi một lời có hàm ngôn thì ý hàm ngôn là
quan trọng, là ý chính, còn hiển ngôn chỉ là phương tiện Tuy nhiên cần lưu ý trong một số
trường hợp tiền giả định có thể trở thành hàm ngôn
3 Hàm ngôn có sự khác biệt với tiền giả định
Hàm ngôn và tiền giả định có điểm tương đồng là chúng không được nói ra một cách tường minh và chỉ có thể nắm bắt được nhờ quá trình suy ý Chính điểm này cho nên nhiều người đã đồng nhất tiền giả định với hàm ngôn, tiền giả định chính là hàm ngôn Đề dễ phân
biệt, từ đây chúng ta dùng thuật ngữ Tiền giả định và thuật ngữ hàm ngôn với nghĩa là hàm ý
Chúng ta có thể phân biệt giữa hàm ý và tiền giả định ở một số điểm sau đây:
Trang 24
~ Tiền giả định là những điều đã biết rồi, bắt tắt phải bàn, không có chức năng và giá trị thông báo Hàm ngôn là cái nói ra gián tiếp và phải vận dụng nhiều yếu tó (kiến thức, kinh nghiệm, tâm lý, trình độ, tư duy ) mới rút ra được những điều người ta cần nói Hàm ngôn
có thể gây nên sự bàn cãi vì nó mang thông tin mới, có chức năng và giá trị thông báo Day chính là sự phân biệt giữa hai cắp độ: cái không nói ra với cái nói ra gián tiếp,
fu 7: Từ nay, Ông lại có phép đi giày vào quan như thường (NCH)
“Tiền giả định: trước đó Ông đã bị cắm đi cả giày vào hầu quan
Cau 7 có thể có những hàm ngôn sau:
<I> Tâm trạng hả hê của ông Nghị khi được quan cho phép đi giày vào huyện đường
<2> Mia mai chua chát những ông Nghị hữu danh vô thực, là người mang danh đại
biểu của dân nhưng lại nhu nhược, đớn hẻn
~ Hàm ngôn có tính năng động hội thoại cao hơn tiền gia định cho nên có tác dụng
thúc đây cuộc thoại tiến lên đạt mục đích Còn tiền giả định có tính năng động hội thoại thấp,
thậm chí cản trở cuộc hội thoại tiến lên
Ví dụ 8°: Anh ta đã cai thuốc rồi — giả định đây là một tham thoại của A, cuộc thoại được tiếp tục:
B: Thế à ? Bây giờ hẳn anh ta không phải đi vay từng đồng như trước nữa nhỉ
A: Cũng chẳng khá lên được, bỏ được thuốc thì lại nghiện Cả fẽ Ba đấm bằng một đạp
Như thế cuộc thoại tiến lên dựa vào hàm ngôn "anh ta có thể tiết kiệm được tiền" “Tiền giả định thì ngược lai
A: Anh ta đã cai thuốc lá
B: Anh ta có hút thuốc lá bao giờ đâu mà cai
A: Có chứ, gần đây anh ta hút nhiều lắm B: Thế mà tôi không biết
Cuộc thoại diễn biến trên tiền giả định "Anh ta có hút thuốc lá" và câu chuyện anh ta
cai thuốc lá đã dừng lại, hoặc phải chuyển sang hướng khác, chẳng hạn "Anh ta cai có vất vả lắm không?"
~ Hàm ngôn, hàm ý đặc biệt là hàm ý hội thoại phụ thuộc tình huống giao tiếp nên một câu có thể có nhiều tình huống khác nhau Ngược lại tiền giả định không thay đồi Chẳng hạn
như câu 8, ngồi các hàm ngơn [Anh ta khỏe ra] hoặc
' Đỗ Hữu Châu ~ Bùi Minh Toán [12], 332
Trang 25Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
[Hiện nay, anh ta không túng tiền nữa], luôn luôn có thể tạo ra các tình huống khác nhau để
tạo ra những hàm ngôn khác
Vi dụ 8: Anh ta đã cai thuốc lá rồi
“Tiền giả định A: [trước đây] anh ta đã nghiện (hút) thuốc lá
Bây giờ chúng ta hãy tạo một câu dang "nguyên nhân - kết qu 8(a)_ Vì anh ta hút thuốc nhiều nên anh ta bi các cô gái chê
'Vi Anén B"
A B
8(b) Vianhtahi 6 éu nén phong anh dy luén luén néng nic hoi thude,
A còn trong nhà chỗ nào cũng thấy mẫu thuốc lá
B
Thế thì câu 8, nếu đặt sau câu 8(a) sẽ có một hàm ngôn khác với hàm ngôn cũng của
câu (8) nếu đặt nó sau câu 8(b) và cả hai đều khác với hàm ngôn
(1): Anhtađãkhỏera
2) Anh ta không túng tiền nữa
Tiếp tục ta có: 8(a) + Nhưng anh ta đã cai thuốc rồi (8)
“Trong ngữ cảnh này, câu(8) có hàm ngôn là "Anh ta có hy vọng lấy được vợ”
8(b) + _Nhưng anh ta đã cai thuốc rồi (8) Trong ngữ cảnh này câu (8) lại có hàm ngôn là "Bây giờ phòng của anh ấy rá thoáng" Lại nữa: 8(c) (Thay) rit nhiều người bi (bênh) ung thư phôi vì hút thuốc lá (nên) anh ta x đã cai thuốc lá rồ A Vay trong ngữ cảnh này, câu (8) lai có thể có hàm ngôn là: "Anh ta sợ bị ung thư phổi Ở ví dụ 8(a) và 8(b), vì tiền giả định A của câu (8) là tiền đề của loại câu "Vì A nên " mà câu 8 có hàm ngôn là B
Ø §(c) thì do cấu trúc "Thấy X nên (§) [Anh ta đã cai thuốc rồi] mà hình thành ham
ngôn "Anh ta sợ (bệnh) ung thư phổi"
+ Cần lưu ý điều sau: Qua các ví dụ (8a), (8b) ta thấy: tiền giả định có thể là nguyên
Trang 26
Nếu câu (9) này đặt trong tình huống một người muốn giấu "lý lịch" của mình đi thì
tiền giả định "đã có con" lại tạo ra hàm ngôn Chẳng hạn:
~ Với một thanh niên đang tán các cô gái ở một nơi xa lạ
(Với các cô gái): Anh ta đã có con rồi đấy các cô liệu mà
Hàm ngôn
(Với chàng thanh niên nọ): Nhắc nhở sự đứng đắn
~ Với một cô gái muốn (nhận lời) dự thỉ hoa hậu ở nơi xa mà mình mới chuyể! công tác
(Với ban tô chức): Cô ta đã có con rồi đấy đừng mời dự thi nữa
Hàm ngôn
(Với cô gái): Nhắc nhở sự trung thực, chân thành
Như vậy, cần phân biệt hàm ý hội thoại và hàm ý ngôn ngữ Hàm ý hội thoại phụ
thuộc vào tình huống giao tiếp, con ham ý ngôn ngữ là do cơ cấu (kết cấu) ngôn ngữ đưa lại
Hàm ngôn không giữ nguyên khi phát ngôn từ khẳng định sang phủ định Hàm ngôn có thể đúng và cũng có thể sai, khi ý nghĩa tường minh chuyển từ sai sang đúng hoặc ngước lại Tiền giả định thì ngược lại không thay đổi và giữ nguyên giá trị
~ Tiếp tục ví dụ (8) " Anh ta đã cai thuốc" —› hàm ngôn "Anh ta khỏe ra" Hàm ngôn "Anh ta khỏe ra" có thể sai khi nói " Anh ta không cai thuốc lá nhưng anh ta vẫn khỏe ra"
“Tiền giả định [Anh ta đã nghiện (hút) thuốc lá] không thay đổi ;
~ Hàm ngôn cũng không giữ nguyên khi hành vi ngôn ngữ thay đổi đối với ý nghĩa tường minh còn tiền giả định vẫn giữ nguyên:
(8) "Anh ta đã cai thuốc lá" - Hàm ngôn |1 Anh ta khỏe ra
(2 Anh ta không túng tiền nữa 3 Anh ta có hy vọng lấy được vợ
10 "Anh ta có cai thuốc lá không ?" — hàm ngôn thay đổi so với (8) 10(a) "Hãy cai thuốc lá đi !" — hàm ngôn thay đổi so với (8) va 10
Tién gid định ở các câu 8,10,10a không thay đổi "Anh ta nghiện thuốc
ê khử một cách đẻ dàng nhờ kết tử đối nghịch còn tiền giả định thì
11 Tuy Anh ta đã cai thuốc lá nhưng anh ta không khỏe ra
12 Mặc dù anh ta đã cai thuốc lá nhưng anh vẫn túng tiền
13 Tuy anh ta đã cai thuốc lá nhưng các cô gái vẫn từ chối anh ta
Các câu 11,12,13 vẫn được chấp nhận nhờ các kết tử và kết tố "Tuy nhưng", "mặc
dù nhưng" để khử các hàm ngôn của câu 8:
Trang 27Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
1 Anh ta khỏe ra
2 Anh ta không lúng túng vẻ tiền nữa 3 Các cô gái không từ chối anh ấy
Hiển ngôn và tiền giả định chỉ nảy sinh hàm ngôn khi đặt trong những ngữ cảnh cụ
14 Anh ta lại đến
“Tiền giả định: Trước đó, anh ta đã (nhiều lần) đến Hiển ngôn: bây giờ anh ta lại đến
1.là cô gái đang bị anh ta "tắn công" a.Không bằng lòng với việc anh ta đến
b.Anh ta đến là điều bất lợi cho cô ta
Hàm c.Anh ta đến làm cho cô ta khó chịu ngôn
2.14 cô gái đang chờ anh ta đến[anh ta lại đến (rồi)]—» (e) vui mừng khi
anh ta đến
3.Ba me (hode bạn gái) đang trao đổi với cô ta, hoặc đang trao đổi với nhau sự kiện cô ta có người yêu thường xuyên đến chơi và rất nhiệt tình với cô ta [con người này
thật đáng khen Hiếm thấy người kiên trì, bền bỉ như vậy !]
'Vậy câu 11 lúc này có hàm ngôn là: khen ngợi anh ta
Từ ví dụ trên đây, chúng ta có thể nói rằng: "Hiển ngôn và Tiền giả định là cơ sở căn
bản cho ta suy luận (biện luận hoặc liên tưởng) ra hàm ngôn
Khi nói hàm ngôn được suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giá định, chúng ta không loại trừ trường hợp hàm ngôn được suy ra từ hàm ngôn do ý nghĩa tường minh của tiền giả định mà có
15 Đoạn đối thoại giữa cụ Cử bố với cậu học trò Hoàng Quý (Sóng Vũ Môn -NCH), A (cu Cit): Anh có quen thẳng Tư nhà tôi không? —» không có hàm ngôn
B (Hoang Quy): Lay cụ lớn, không
A Sao lại không? Nó vẫn tập văn với anh một trường, thường nó vẫn nói chuyện với
tôi rằng anh kỳ nào cũng được bình kia mà? — không có hàm ngôn
B Lạy cụ lớn, cậu chúng con cao xa, con là hàn sĩ, vậy chúng con không đám làm quen —› không có hàm ngôn
A Anh không quen nhưng cũng biết nó đầy chứ ?
B Bam ban nay con mdi biét, vi cau lính bảo con — Không có hàm ngôn
A Sao? nó nói chuyện gì, mà nó bảo anh những gì
Phát ngôn của A là một loạt những câu hỏi chất vấn — bộc lộ thái độ lo lắng có phần hốt hoảng của người nói trước câu trả của B (cậu học trò) Từ đó có thể có hàm ngôn: Cụ Cứ đang có một việc làm thiếu trong sáng và rất lo sợ sự việc bị bại lộ.(1)
Trang 28
B Bằm cậu ta nói, nghe đâu vì chuyện văn bài thế nào ở trường thầy Cử con, mà cậu
Tư con với con sinh sự cãi nhau, nên cụ lớn đòi vào Nay con mới biết Tư Công tử là lệnh lang cụ lớn
Ở đây B đã thực hiện một hành vi nói đối Hàm ngôn: B đã lỡ lời vì vậy phải nói đối để tránh hậu quả khôn lường (2)
Trong trường hợp này hàm ngôn (2) được suy ra từ hàm ngôn (1)
Hàm ngôn chẳng những phụ thuộc sâu sắc vào hoàn cảnh giao tiếp mà còn dựa vào các lẽ thường, còn tiền giả định thì không
(16) Vĩ dụ có một phát ngôn: "Thưa bà, xe ngày tết vẫn thé, vả lại bây giờ còn ai kéo
nữa mà bà giả rẻ thế"
Phát ngôn này đi sau tiền ngôn: "Sao anh lấy đắt thé? hai hao!" (NCH)
Hàm ngôn: Giá như vậy là vừa, vì hoàn cảnh lúc này là ngày tết, gần giờ giao thừa
Giá cả ngày tết thường là cao, đó chính là lẽ thường của phát ngôn (16)
Tiền giả định (16) luôn luôn là "Giá cả như vậy là không đắt, là phủ hợp" Đó là cơ sở để có phát ngôn (16)
Sự phân biệt giữa hàm ngôn và Tiền giả định (16) là hoàn cảnh, là hành vi sử dụng của phát ngôn
Như vậy, để hiểu đầy đủ hàm ngôn, chúng ta phải vạch ra được ranh giới của hàm
ngôn trong mối quan hệ với tiền giả định và hiển ngôn Vì đó là ba yếu tố có quan hệ cấu trúc
chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau để tạo nên ngữ nghĩa của lời: "Tiền giả định là
co sé cho hiển ngôn và cùng với hiển ngôn là cơ sở cho hàm ngôn"” Theo quan niệm của
Hoàng Phê có thể sơ đồ hoa cấu trúc ngữ nghĩa của lời như sau:
,Tiền giả định: Không có giá trị thông báo
Cấu trúc nghĩa | Xét về giá Hiển ngôn |Cái đã biết: Không có giá tri thông báo
Trang 29Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
II- Các loại hàm ngôn
'Có nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại hàm ngôn và cơ bản thống nhất chia hàm ngôn thành hai loại: Tiền giả định và hàm ý
1.Tiền giả định
(phân này chúng tôi dựa vào cách giải quyết của Nguyễn Đức Dân) LI Lich sie van dé
Khái niệm Tiền giả định được các nhà Logich học nêu lên từ lâu (G.Frege 1892)
Mấy chục năm lại đây, ở các nước Âu - Mỹ, nhiều công trình nghiên cứu tiền giả định và vận
dụng nó vào địa hạt nghiên cứu ngữ nghĩa - cú pháp Năm 1975, một số nhà ngôn ngữ học
'Việt nam đã vận dụng khái niệm tiền giả định để nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ, đặc biệt
là lĩnh vực ngữ nghĩa - cú pháp
“Theo Frege, các điều kiện tiền giả định của một mệnh đề là các điều kiện cần để xác
định được giá trị chân lý (đúng hoặc sai) của mệnh đề đó (trong phép kéo theo A — B thi A là điều kiện đủ của B Phép kéo theo này tương ứng với B => A.„ nghĩa là nếu không có B (= xảy ra không B) thì sẽ không có A, vì thế phép kéo theo A => B thì B được gọi là điều kiện
cần của A)
1.2 Định nghĩa Tiên giả định
'Có hai loại tiền giả định, tiền giả định ngữ nghĩa va tiền giả định ngữ dụng a.Tiền giả định ngữ nghĩa
al.Định nghĩa ngữ nghĩa
Quan hệ về giá trị chân lý giữa một câu A và tiền giá định B của nó như sau Dù A có giá trị đúng hay sai thì tiền giả định B của nó vẫn luôn có giá trị đúng
AB qd
s đ
Theo lối phát biểu của Frege, Nguyễn Đức Dân đã định nghĩa: ” Cáu 4 có TGÐ là B, nếu giá trị đúng của B là điều kiện cần cho A có giá trị chân lý, đúng hoặc sai")
'? Nguyễn Đức Dân - [19], tr 66
Trang 30fu 17: (a) Ba học giỏi (b)" Ba học giỏi" là một câu đúng ngữ pháp (©) " Ba học giỏi" là một câu khẳng định
Qua vi dụ trên dù Ba có học giỏi hay không thì các câu 14b, c luôn luôn đúng Nhưng câu 17b, c không coi là TGĐ của câu 17a vì câu 17b, c thuộc về siêu ngôn ngữ
42 Định nghĩa logich
B có giá trị đúng, đủ A có giá trị đúng hay sai Nhưng khi B có giá tri sai thi A nhận hay rỗng) kí hiệu (#) lúc này người ta nói A vô nghĩa (theo logich đã giá trị trung hòa (zôi tri) AB aq ood s đ # §
Vi du: The king of France is bald
(Ông Vua nước Pháp hói trán)
Câu trên được Russell phát biểu năm 1905, lúc này nước Pháp không còn Vua Theo Logich da trị, câu này vô nghĩa, còn lôgich hai trị thì câu này sai và câu phủ định của nó mơ
hồ,
a3 Định nghĩa của Keenan: Một câu hỏi Q sẽ có một tiền giả định logich là một câu
tường thuật B, nếu A (câu trả lời chân thực của Q) có một tiền giả định là B
a4 Các định nghĩa khác của Martin (1976) Hausser (1976)
b Tiền giả định ngữ dụng
bl Tính chuẩn xác của một câu
Một câu nói ngoài giá trị chân lý đúng hay sai còn là tính chuẩn xác Đó là tiêu chuẩn để phân biệt câu với câu nói: "Sự miêu tả ngữ nghĩa một câu sẽ cho ta nghĩa của nó, còn sự miêu tả ngữ nghĩa của câu nói sẽ cho ta ý nghĩa của câu đó Nghĩa của một câu được xác định
qua hệ thống ngôn ngữ nhưng ý nghĩa của một câu còn được xác định thông qua các chỉ dẫn ngữ dụng của câu đó"),
So sánh hai đoạn văn sau đây:
(18) "Chửi, Kêu, Đắm, Đá, Thụi, Bich, cing chan, cing tay” (NCH)
(19) "Vẫn chửi Vẫn kêu Vẫn đấm Vẫn đá Vẫn thụi Vẫn bịch Vẫn cảng chân Vẫn cng tay " (NCH)
Giá trị chân lý của các câu (18),(19) hoàn toàn giống nhau vì chúng đều miêu tả một loạt hành động, nhưng giữa chúng có sự khác nhau về ý nghĩa sử dụng Yếu tố để tạo nên sự
khác nhau giữa chúng là do các câu 19 có sử dụng từ "Vẫn"
' Nguyễn Đức Dân - [19], tr 69
Trang 31Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
~ yếu tố chỉ dẫn ngữ dụng Từ "vẫn" được dùng để xác định những hành động này là sự tiếp
tục của những hành động liên tiếp trước đó Các câu 19 chỉ chuẩn xác khi thỏa mãn điều kiện trước đó có hàng loạt hành động tương tự Nếu không có điều kiện đó thi các câu 19 không chuẩn xác Như vậy, mỗi câu nói ngoài giá trị chân lý đúng hoặc sai còn có giá trị chuẩn xác ( hợp hoặc không hợp)
b2 Tiền giả định ngữ dụng
A có một tiền giả định là B khi A là một phát ngôn được chấp nhận thì người nói gid
định rằng B và tin rằng người nghe cũng nghĩ là B Quan sat cuộc đối thoại của A và B sau đây (20) A (hỏi): Anh tiếp tục hút thuốc à 2
(21) B đáp (một trong các câu sau) (a) Vang
(b) Trước kia thì có,nhưng bây giờ tiền đâu mà hút Thuốc này mua cho Bố tôi (e) Đây là lần đầu tiên tôi hút
(đ) Chưa bao giờ tôi hút cả Thuốc này mua cho Bồ tôi Cau 20 có TGD: "Trude kia anh ta đã hút (nghiện) thuốc lá”
Cau 21a, b người đáp xác nhận TGĐ của câu 20 là đúng, nghĩa là câu hỏi 20 nêu ra là chuẩn xác (hợp)
Câu 21c, d người đáp cho rằng TGÐ nêu ra ở câu 20 là sai, nghĩa là câu hỏi 20 nêu ra không chuẩn xác (không thích hợp)
Nhu vay, theo quan điểm của B (người đáp) thi 21a: Câu hỏi 20 là đúng và chuẩn (hợp)
21b: Câu hỏi 20 là sai và chuẩn (hợp)
21e: Câu 20 là đúng và không chuẩn (không hợp) 214: câu hỏi 20 là sai và không chuẩn (không hợp)
b3.Tiền giả định ngữ dụng được coi là đúng ở thời điểm phát ngôn Nghia a giá trị chân lý chỉ được xác định trong một thời điểm nhất định
Đọc truyện ngắn " Hé! Hé ! Hé!" của Nguyễn Công Hoan vẻ việc mua bán thóc giữa
bà Chánh Tiền với bà cụ lớn Tuần
22 Lạy cụ lớn, cũng còn độ hơn nghìn bạc, chứ cha may a
23 Thật đấy, cho tôi đong một nghìn nhé
(Nhưng mà này, chị Chánh ạ, tôi nhận đong của bà chị một nghìn đồng bạc thóc, nhưng tôi hãy cứ gửi bà chị ở nhà đây.)
Ba tháng sau thóc lúa giá cao lên vùn vụt bỗng bà Chánh Tiền nhận được bức thư có
đoạn:
Trang 32
24 nhưng tôi chỉ lấy tròn nghìn rưởi mà thôi vậy chỗ một nghìn, tôi xin nộp lại bà chi, còn năm trăm lãi thì đưa cho tôi
Nghe xong thư, bà Chánh Tiền nhăn nhó, rồi thé dai mãi Lý do bà Chánh Tiền nhăn nhó vì bị mắt trắng năm trăm đồng do mưu mẹo xảo quyệt - lợi dụng thời điểm phát ngôn đẻ
ăn không tiền người khác của bà cụ lớn Tuần
Ví dụ trên đây đã chỉ rõ rằng TGĐ ngữ dụng chỉ đúng ở thời điểm phát ngôn Nếu thời điểm phat ngôn thay đổi thì TGĐ ngữ dụng cũng có thể thay đổi
b.4.Tiền giả định ngữ dụng còn được xác đỉnh qua ngữ cảnh (O.Ducrot -1972, Ch
Baylon, P.Farbre, C.J.Fillmore và một số tác giả khác đã nghiên cứu vấn đề này) Thông qua ngữ cảnh hoặc từ các tình huống giao tiếp cụ thê có thể nhận nhiều tiền giả định khác nhau,
như TGĐ tổn tai, TGD giao tiếp, TGĐ từ vựng và TGĐ thông báo qui chiếu (phân tích ví dụ: "Ông Vua nước Pháp hói trán" để chứng minh) G.V Kolohanskif 1980 đã mở rộng hơn khái niệm TGĐ Như vậy, theo quan niệm của các nhà nghiên cứu trên đây, khái niệm TGD qua rộng, khá tùy tiện, hầu như mọi hàm ý đều trở thành TGĐ ngữ dụng Điều này đòi hỏi khi xác
định TGĐ ngữ dụng phải luôn luôn gắn liền với các tình huống giao tiếp cụ thé 1.4 Phân loại tiền giả định
Do có quan niệm không giống nhau và có những cách định nghĩa khác nhau dẫn đến
cách phân loại TGĐ khác nhau (xem cách phân loại của R Zuber 1972, R Martin 1976, Hoàng Phê 1975, Pocheptsop 1977 ) Tuy nhiên giữa các tác giả đó cũng có nhiều điểm gặp nhau Chúng tôi cho rằng cách phân loại sau đây là hợp lý
a Tiền giả định tồn tại và tiên giả định không tôn tại (25) Kepler da chét trong cảnh nghèo khô
TGÐ của câu 25: Tén tại một người tên là Kepler (26) " Tôi muốn mợ vui vẻ mà đi" (NCH)
Câu 26 có hai tiền giả định: Tiền giả định tồn tại: Có hai người (Tôi và mọ) - đại từ xứng hô và tiền giả định không tổn tại: Người chồng mong muốn người vợ phải vui vẻ ra di
Lưu ý những động từ hay tạo nên TGD không tồn tại: để nghị, mong muốn, hứa, hẹn,
ao ước
b Tiền giả định từ vựng Ý nghĩa và chức năng của từ qui định điều kiện sử dụng
chúng nói cách khác TGÐ được xác định thông qua từ Ví dụ: (2) " Cụ Chánh Bá mắt đôi giày" Từ "mắt" đã cho biết câu 27 có TGĐ "Cụ Chánh Bá có đôi giày"
Trang 33Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý
Lưu ý: Những động từ hay gây ra TGĐ từ vựng: đồng ý, ngại, hy vọng, mắt Căn cứ
vào ý nghĩa của từ, chúng ta có hai kiểu TGĐ từ vựng."
- TGD đại cương: nói về những điều thuộc về các nét nghĩa đại cương trong vốn từ
Tiếng Việt như: Sinh vật, vô sinh, người, đực, cái, trẻ, giả
~ TGĐ đặc thù: Đòi hỏi sự bình luận về các từ được nhắc tới Sự phân biệt hai kiểu từ
vựng như trên cho phép ta phân biệt được sự thiếu từ một cách hệ thống với sự thiếu từ ngẫu
nhiên của một ngôn ngữ khi so sánh với ngôn ngữ khác
Căn cứ vào chức năng từ loại, có thể chia thành tiền giả định thực từ và tiền giả định
hư từ)
.Tiển giả định phi từ vựng là do tỗ chức của phát ngôn diễn đạt, không gắn với ý
nghĩa hoặc chức năng của từ Thay đổi tổ chức cú pháp của phát ngôn thì TGĐ của phát ngôn
sẽ thay đôi
(28) " Anh cu coi nhẹ nghĩa vợ chồng, tinh cha con"(NCH)
TGÐ của câu 28 là "anh eu đã có vợ, có con” Nếu thay đổi phát ngơn 2§ thành "Nghĩa vợ chồng, tình cha con sâu nặng", thì TGÐ của câu 28 không còn nữa
4 Tiền giả định trong quan hệ với tiêu điểm
Khái niệm tiêu điểm được hiểu: "Trong một câu khi điểm nhắn rơi vào từ nào thì
trọng tâm thông báo sẽ rơi vào từ đó Điểm nhắn mạnh này trở thành tiêu điểm của câu đã cho Một khi tiêu điểm mang trọng tâm thông báo của câu thì phần còn lại của nó không trở
thành thông báo chủ yếu nữa và vì thế nó trở thành TGD cia cau dy"
29a "Ai đã mua quyển sách nay 6 Hu 29b
30a "Ba đã mua cái gì ở Huế"
30b "Có ai đó đã mua quyển sách này ở Huế" là TGĐ của (29b)
"Ba đã mua quyền sách này ở Huế" —› lượng thông tin mới là "Ba"
3la."Ba đã mua quyền sách này ở đâu?"
31b, Ba đã mua một cái gì đó ở Hị
(290) lai là "quyển sách" Như vậy (31) là TGĐ của câu (2%) — lượng tin mới và trở thành tiêu điểm của 32a." Ba đã mua quyền sách này ở đâu đó"
32b." Ba đã mua một cái gì đó ở Huế" —› lượng tin mới và trở thành tiêu điểm của (290) lại là "quyền sách" = (32b) là TGĐ của câu (29b)
) Xem Nguyễn Đức Dân [I9], tr 79-82
'?) Xem Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán [12].tr 360 - 363
'! Nguyễn Đức Dân [I9], tr 85 9 Dẫn theo vi dụ Nguyễn Đức Dân
Trang 34
2 Ham ý
Khái niệm hàm ý được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu Việc phân loại
hàm ý còn có những điểm chưa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu nhưng nhìn chung cách phân loại của Grice đã được nhiều người chấp nhận Grice đã chia hàm ý thành hai loại: hàm
ý ngôn ngữ (him ý qui ước) và hàm ý hội thoại 2.1/ Hàm ÿ ngôn ngữ ( hàm ý qwi ước)
Hàm ý ngôn ngữ là những ý nghĩa hàm ân được diễn đạt bởi các tín hiệu thuộc các cấu trúc hình thức của ngôn ngữ Người nghe đề nắm bắt được chúng phải suy ý từ ý nghĩa
của các phương tiện ngôn ngữ Có nhiều phương tiện ngôn ngữ tạo ra hàm ý, nghĩa là cứ
dùng phương tiện ngôn ngữ nhất định sẽ tạo ra một hàm ý nhất định
Ching han, trong cấu trúc "A nhưng B" thì từ A có khuynh hướng rút ra kết luận K Tuy nhiên sẽ không có kết luận ấy vì B cũng đúng mà từ B làm ta có khuynh hướng rút ra kết luận ngược lại L "Không K" Cả hai câu này người nói có hàm ý chấp nhận khuynh hướng toàn cục sẽ được rút ra theo khuynh hướng kết luận của B
33 Ngôi nhà này xa quá nhưng có vườn —› chấp nhận ngôi nhà
34 Ngôi nhà này có vườn nhưng xa quá — không chấp nhận ngôi nhà
'Về các phép so sánh tương đương giữa 2 yếu tố A và B, có 2 phép so sánh mang hàm
1- A không kém gì B —› có hàm ý đánh gid cao A
II- A không hơn gì B —› có hàm ý nhằm đánh giá thấp A
Như vậy để tạo ra các hàm ý ngôn ngữ sẽ có những cơ chế ngôn ngữ nhất định Cơ chế đó là: lúc đầu dùng lối nói xác định gắn liền với một cảnh huống nhất định dần dần nó độc lập với cảnh huống giao tiếp và trở thành một cơ chế ngôn ngữ để biểu thị một hàm ý ngôn ngữ
2.2 Hàm hội thoại
Hàm ý hội thoại không gợi ra do các yếu tố qui ước mà được xây dựng trên nguyên tắc cộng tác hội thoại Theo Grice, ý nghĩa hàm ý hội thoại xuất hiện để đảm bảo tính cộng
tác hội thoại ở độ sâu mặc dù các chỉ dẫn bể mặt có vẻ đi ngược lại với phương châm này
Grice chia hàm ý hội thoại thành 2 kiểu: hàm ý khái quát (hàm ý chuẩn) va hàm ý đặc thù
Trang 35Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
a, Him ý hội thoại khái quát
Cuộc hội thoại được xây dựng trên cơ sở nguyên lý cộng tác hội thoại Nguyên lý
chung này được thể hiện ở 4 phương châm:
~ Phương châm về lượng: Đóng góp những thông tin cần, không thừa và cũng không,
thiếu Ví dụ:
35 Anh ta có hai người con
Hàm ý: Anh ta có và chỉ có hai người con 'VỀ phương châm lượng, nói như (35) là đủ
~ Phương châm về chất: Đóng góp những gì xác thực, không nói điều sai hoặc chứng cứ không đầy đủ
36 "Kìa, tôi tưởng mợ sắm sửa xong rồi Dậy đi, mau !
"Tôi nhức đầu quá, mà cơm cúng ở nhà cũng chưa sắm sửa được gì cả." (NCH)
Cau tra lời của vợ về yêu cầu của chồng có vi phạm về lượng nhưng đảm bảo phương châm vẻ chất nên đã nêu được thông tin cần thiết là từ chối không di
~ Phương châm về quan hệ: Nói những điều có liên quan, không nói lạc đề
37 Đưa tôi quyển sách
Hàm ý: Đưa tôi quyển sách ngay bây giờ (lúc nói)
nói như (37) là đủ vì người nghe họ hiểu "phải đưa ngay" chứ không phải đưa lúc khác ~ Phương châm tình thái (nói về cách thức thông báo): nói rõ rằng, rành mạch 38 Đóng cửa lại ! Hàm ý: yêu cầu đóng cửa ngay nên người nghe đã hành động đi đến cửa vặn khóa đóng cửa lại
"Đặc điểm của hàm ý hội thoại khái quát là:
+ Khi tạo ra các ý nghĩa hàm ý này, người nói vẫn tôn trọng phương châm và các
nguyên tắc cộng tác hội thoại
+ Chúng không bị chỉ phối bởi hoàn cảnh giao tiếp Người nói dựa vào khả năng mở
rOng ý nghĩa của người nghe mà đưa chúng vào phát ngôn của mình
b, Him ý hội thoại đặc thù, Đây là loại hàm ý, theo Grice, do người nói cố tỉnh "xúc phạm" đến một hoặc một số phương châm cộng tác hội thoại, buộc người nghe phải vận dụng thao tác suy ý một cách căng thẳng để đạt được một ý nghĩa nào đó Với những ý nghĩa được
suy ra này, người nói mới được xem là vẫn tôn trọng phương châm cộng tác Những hàm ân
hội thoại đặc thù là cơ sở của một số "biện pháp tu từ" 39 Cuộc đối thoại giữa khách với bà cụ và người vú
Trang 36
~ Thưa cụ, tôi hỏi thế này khí không phải, cụ có phải là cụ sinh ra ông chủ tôi không
a?
~ Không phải, con vi gid da
Người khách vội vàng hỏi ngay người vú: ~ Kia có phải là bà chủ không?
~ Không phải, đấy là mẹ đấy ! "(Nguyễn Công Hoan)
Trong cuộc đối thoại trên bà cụ đã vi phạm nguyên tắc về lượng nhưng tôn trọng nguyên tắc về chất 44 Người mẹ bị con đối xử chăng khác gì một vú già "
*** Tóm lại: Mặc dù còn những điểm chưa thống nhất nhưng những kết quả nghiên cứu đã đạt được của các nhà ngôn ngữ học đã có nhiều đóng góp quan trọng vẻ lý luận cũng như thực tiễn đặc biệt là hoạt động giao tiếp
Trang 37Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP DÙNG TIÊN GIÁ ĐỊNH ĐỀ XÂY
DỰNG HÀM Ý CỦA NGUYÊN CÔNG HOAN
“Trong hoạt động giao tiếp người nói (viết) và người nghe (đọc) muốn hiểu được nhau cần dựa trên tiền đề cơ bản tương đối giống nhau về nhận thức, về cách suy nghĩ và suy luận Không có nền chung ấy thì sẽ xảy ra tình trạng "Ông nói gà, bà nói vịt" Theo Hoàng Phê, tiền để đó là "những hiểu biết đã có sẵn ở mỗi người được "huy động", được thực tại hóa trong trường hợp cụ thể này đề hiểu nghĩa của câu Những điều mà phải đúng như vậy thì câu hoặc lời nói mới thật sự có ý nghĩa được gọi là tiền giả định"”, Như vậy trong giao tiếp, để hiểu được ngữ nghĩa của lời phải trên cơ sở tiền giả định, không có tiền giả định thì không thẻ
suy ý để hiểu nghĩa của phát ngôn Trong chương I (phần II I), chúng tôi đã giới thiệu những khái niệm cơ bản của tiền giả định Ở chương II chúng tôi chỉ nêu lên những tính chất cơ bản
của tiền giả định để làm cơ sở cho việc xác định phương pháp dùng tiền giả định để xây dựng hàm ý của Nguyễn Công Hoan
1 Một số đặc điểm cơ bản của tiền giả định
1.1 Như đã trình bày ở Ð 1.2,11, Chương I, vấn đề là cần có sự phân biệt tiền giả định ngữ nghĩa với tiền giá định ngữ dụng Tiền giả định ngữ nghĩa độc lập với hoàn cảnh giao
tiếp, còn tiền giả định ngữ dụng lệ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, vì nó gắn chặt với các hành
vi ngôn ngữ Ví dụ:
40 Anh ta đi lấy thuốc cho vợ
“Tiền giả định ngữ nghĩa: "Anh ta đã có vợ" Đây là vấn đẻ bắt tắt phải bàn, vấn đề cần
phải xem xét, bàn bạc kỹ lượng là tiền giả định ngữ dụng vì tiền giả định ngữ dụng phụ thuộc
vào hoàn cảnh giao tiếp Từng hoàn cảnh cụ thể có thẻ có những tiền giả định ngữ dụng khác
nhau, chẳng hạn:
(1) Có một người nào đó hỏi: "Anh ta đi lấy thuốc cho vợ (à) 2"
Trả lời: Vợ con gì Anh ta đi lấy thuốc cho bạn Câu này đã phủ định và điều chỉnh lại
TGD sai cha ngudi hỏi: "Anh ta chưa có vợ"
(2) Nhưng nếu trong tình huống: Có một cô gái trẻ đẹp đến hỏi thăm chàng trai thì câu "Anh ta đi lấy thuốc cho vợ" sẽ có hai trường hợp xảy ra
(a) Mọi người đều biết cô gái là người yêu của anh ta: Câu 40 có hàm ý trêu choc cho
vui Trong trường hợp này TGĐ câu 40 là "Anh ta chưa có vợ" © Hoang Phé [57], tr 5
Trang 38
(b) Cô gái rất mê anh ta: Câu 40 lúc này có hàm ý: nhắc nhở cô ta hãy cẩn thận kéo bi
mắc lừa vì biết anh ta đã có vợ rồi Trong trường hợp này 37 có thể có TGĐ "anh ta đã có
vo"
1.2 Tiền giả định phải có quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ cấu thành phát ngôn, phải có những dấu hiệu ngôn ngữ đánh dấu nó
41 "Rồi anh lại phải ra tro" (NCH)
TGĐI: "Trước đó anh ta đã phải ra trò" được xác định bởi yếu tố ngôn ngữ từ "lại" TGĐ2
lành động ra trò của anh nhiều lần liên tiếp nhau và còn phải tiếp tục" được xác định bởi yếu tố từ "rồi"
TGĐ3: "Đó là hành động gây cười của anh ta", được xác định bởi yếu tố ngôn ngữ "ra trò"
TGĐ4: "Đây là một hành động miễn cưỡng, bắt buộc mà bản thân anh ta không thích (muốn)" được xác định bởi từ "phải"
1.3 Tiền giả định có lượng tin thấp vì đó là những hiểu biết mà người nói, người nghe đều đã biết, là điều bắt tắt phải bàn và dựa vào đó mà tạo nên ý nghĩa tường minh và hàm an
42 "Chúng mày có ngửi thấy gì không 2" (NCH)
Tiền giả định Có tồn tại một mùi gì đó" là điều bắt tất phải bàn Điều cần phải bản ở
đây là tại sao ông giáo lại hỏi với một thái độ nghiêm khắc và có phần bực bội như vậy
'Vì có lượng tin thấp nên TGĐ có tính năng động hội thoại thấp, thậm chí cản trở cuộc hội thoại tiến lên (x.mục 3 Chương I)
1.4 Tính bắt biến của tiền giả định:
Tiền giả định không thay đổi đối với phép biến đổi cú pháp khẳng định, phủ định, nghi vấn, mệnh lệnh 43 a Cụ Chánh bá mất giảy! (NCH), b Cụ Chánh Bá bị mắt giày e Cụ chánh Bá mắt giày phải không? d Cụ chánh Bá không mắt giày Tiền giá định của các câu (43 a,b,c,d): "Cụ chánh Bá có đôi giày", không có gì thay đổi mặc dù có cú pháp khác nhau
Do vậy "Tính bắt biến của tiền giả định đối với phép phủ định và nghỉ vấn cho phép ta một mặt kiểm tra được xem biểu thức B có TGĐ của biểu thức A hay
Trang 39Luận án Thạc sĩ *Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý ”
không, mặt khác nhận biết được nhiều hiện tượng ngữ nghĩa và cú pháp rất đặc sắc"
“Xét các câu 44
(44) _ a.Ba cũng học toán
b Ba cũng học tốn phải khơng ? c Không phải Ba cũng học toán d Ba cũng khơng học tốn e Cũng khơng phải Ba học toán
các câu 44 a,b,c đều có TGÐ là một trong hai câu sau (45) a Ngoài toán ra Ba còn học môn khác
b Có người khác học toán
Tuy nhiên hai câu 45 d,e lại không có TGĐ ấy Phải chăng phép phủ định khơng bảo tồn TGĐ? Hiện tượng đó chỉ chứng tỏ hai câu 45 d,e không phải là câu phủ định thực sự của 44 a Trong 44a, vị ngữ là cả cụm "cũng học toán" Ở đây từ "cũng" đã không nằm trong
phạm vi tác động của "Không".)
15 G LaKoff, 1970, nhận xét rằng có những động từ có TGĐ là "bổ ngữ của nó có
giá tri sai", nhưng sự phủ định những câu chứa đựng động từ ấy lại có thể gây những điều
tất trái ngược nhau Các động từ "giả", "giả vờ", "vờ vịt" trong tiếng Việt thường có kết quả như vậy
46 " Rồi nó giả vờ làm người diên hoặc người say" (NCH) TGĐ: Nó không phải là người điên hoặc người say
47 Nó không giả vờ làm người điên hoặc người say TGĐ: Nó là một người điên hoặc người say thật sự
2 Phương pháp dùng tiền giả định để xây dựng hàm ý của Nguyễn Công
Hoan
Trong các sáng tác của mình, Nguyễn công Hoan đã sử dụng TGĐ một cách da dang,
phong phú để xây dựng hàm ý Trong phần này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến phương pháp dùng tiền giả định của một số từ hư để xây dựng hàm ý của nhà văn
Tiền giả định của các từ hư là những tiền giả định do các từ hư trong các phát ngôn tạo nên Theo quan niệm truyền thống, từ hư là loại từ không có giá trị từ vựng mà chỉ có giá trị quan hệ, làm chức năng liên kết câu, là phụ từ cho các từ loại danh từ - thuật từ ' Nguyễn Đức Din [19] 187
'®! Xem Nguyễn Đức Dân [I9], tr 87-88 © Din theo Nguyễn Đức Dan [19], tr 90
Trang 40
Thực tế khơng hồn tồn như thế Chúng ta thử hình dung xem, nếu không có từ hư thì khả năng diễn đạt của ngôn ngữ sẽ bị hạn chế và nghèo nàn đến mức nào, chưa nói đến
tinh trạng ngôn ngữ sẽ không thực hiện được chức năng giao tiếp của con người Rõ rằng từ hư đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong việc thực hiện chức năng giao
tiếp của ngôn ngữ Những nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học về ngữ nghĩa của các từ hư
đã mở ra một hướng nghiên cứu mới, mà kết quả của nó gần như trái ngược với quan niệm
truyền thống: Ngoài ý nghĩa ngữ pháp từ hư còn mang ý nghĩa logich và ngữ nghĩa Thực tiễn giao tiếp hàng ngày cũng như trong các sáng tác văn học, tần số xuất hiện của các từ hư rất lớn Qua khảo sát tập truyện ngắn "Ngựa người và người ngựa" của nhà văn Nguyễn công Hoan, đo nhà xuất bản văn học Hà Nội - 1988, ấn hành, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Công
Hoan đã dùng phương pháp tiền giả định của từ hư để xây dựng các hàm ý Ba mươi sáu truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát có 4486 câu sử dụng các từ hư, trong đó có nhiều câu sử
dụng 4-5 từ hư Điều đó đã chứng tỏ vai trò của từ hư trong thực tế giao tiếp Trong phần này, chúng tôi không đề cập hết các từ hư Nguyễn Công Hoan đã sử dụng mà chỉ tập trung chủ yếu vào các từ: Có, những, thôi, kia, mà
2.1 Từ "Có”"
Ở đây, chúng tôi không xét từ "Có" là một động từ chuyên dùng với ý nghĩa tồn tại mà chỉ xét từ "có" với tư cách là một động từ đã bị hư hóa với chức năng mang định hướng nghĩa [+Ít] có tính khái quát đại điện cho các nét nghĩa rẻ, thấp, nhẹ Theo GS Nguyễn Đức Dân, "từ Có thể hiện sự đánh giá ít về đối tượng được đề cập tới so với mức thông thường,
hoặc trong một quan hệ đối chiếu nào đó")
Qua khảo sát ba mươi sáu truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi tập hợp
được 421 câu có sử dụng từ "có" với các phương thức dùng khác nhau
2.11 Từ "Có" mang nét nghĩa đánh giá ít về đối tượng được đề cập so với thông thường
Khảo sắt các câu sau:
48 Lay cu, nhà con thực có mình cháu
TGÐ câu 48: Người nói câu này chỉ có một người con
Hàm ý: Sự hiếm hoi về con cái nên muốn được gửi gắm, học hành một nơi tử tế đáng
tin cậy
'° Nguyễn Đức Dân [19], t i86