1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn hóa

105 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 32,94 MB

Nội dung

Đề tài Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn hóa có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Liên văn hóa và văn xuôi Hồ Anh Thái; bức tranh đời sống xã hội hậu hiện đại trong văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn hóa; nghệ thuật thể hiện văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn hóa.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

VĂN XI HỒ ANH THÁI

TỪ GOC NHIN LIEN VAN HOA

Chuyén nganh: LY LUAN VAN HQC

Mã số : 60220120

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học:

TS THÁI PHAN VÀNG ANH

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận

văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng

và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác

Trang 3

Lời Cảm On!

Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự

nỗ lực của bản thân còn nhờ có sự hướng dẫn

và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, của gia đình và bạn bè

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng sâu

sắc, lòng biết ơn chân thành đến cô giáo TS

Thái Phan Vàng Anh người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, phòng Đào tạo Sau Đại học, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu

Cuối cùng tôi xin dành tất cả những tình cảm sâu sắc nhất đến gia đình và bạn bè đã

quan tâm, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua, giúp tôi có được nguồn

động lực để nỗ lực phấn đấu

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Thủy

ii

Trang 5

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa 222212222222 i Lời cam đoan -2+2212-222-227.2.7 -1 re ñ ï rnố ii “““ 1 MO DAU ec .,.,,ÌÌÀÚƠ 3 1 Lido chon : 3

2 Lich sir nghién cera vain G6 oo ceeceeccsesescssesessessesscesenseseneseesneeeeeneseeeee 4 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22222+22222222222E22EEErrrrrrrrree 9 4 Phạm vi khảo sát + 2222221222.2 reo 9 5 Phương pháp nghiên cứu -. 2222222-222721.27 1 - ccee 10 6 Đóng góp của để tài 22-222222222222222271722271.11 1E.ereeerrre 10 In ảồ 10 NỘI DUNG ul

Chương 1 LIEN VAN HOA VA VAN XUOI HO ANH THAL se 1.1 Giới thuyết về văn hóa, liên văn hóa và văn xuôi Hồ Anh Thái ul

1.1.1 Giới thuyết về văn hóa 2222 2222222222 EErrrrrrrrrrrrrrrree 1 1.1.2 Giới thuyết về liên văn hóa 14

1.1.2.1 Khái niệm liên văn hóa 14

1.1.2.2 Các phạm trù của lý thuyết liên văn hóa " 15

1.1.3 Giới thuyết về Hồ Anh Thái và văn xuôi Hồ Anh Thái L8

1.1.3.1 Hồ Anh Thái, kiểu tác giả liên văn hóa 2- 18

1.1.3.2 Về văn xuôi Hồ Anh Thái 19

1.2 Sức hấp dẫn của lý thuyết liên văn hóa trong văn xuôi Hồ Anh Thái 21 1.2.1 Về xã hội trong cái nhìn da tri va bắt tin nhận thức

1.2.2 Giao thoa văn hóa Đông ~ Tây trong văn xuôi Hồ Anh Thái 28 1.2.3 Về cuộc sống con người trong thời đại toàn cầu hóa 32 Chương 2 BỨC TRANH ĐỜI SÓNG XÃ HỘI HẬU HIỆN ĐẠI TRO!

VĂN XUÔI HÒ ANH THÁI TỪ GÓC NHÌN LIÊN VĂN HÓA 36

Trang 6

2.1.1 Văn hóa truyền thống Việt Nam đang bị mai một, âu hóa 36

2.1.1.1 Nét đẹp văn hóa truyền thống đang bị lãng quên 36

2.1.1.2 Văn hóa đang bị Âu hóa, lai căng -222:222.222 2 42 2.1.2 Văn hóa Ấn Độ trước những đụng độ của văn minh phương Tây 45 2.1.2.1 Văn hóa bản địa Ấn Độ 2221221 rree 45 2.1.2.2 Sự va chạm với văn minh phương Tây 22 50

2.2 Các vấn đề toàn cầu hóa trong văn xuôi Hồ Anh Thái 54 2.2.1 Vấn đề phân biệt đăng cấp, chủng tộc 54 2.2.2 Thân phận người phụ nữ và vấn đề nữ quyền 57 2.2.3 Vấn đề tình yêu, tình dục và xuống cấp về đạo đức 2.2.4 Vấn đề về tôn giáo

Chương 3 NGHỆ THUẬT THẺ HIỆ

GÓC NHÌN LIÊN VĂN HÓA

3.1 Không gian xuyên biên giới, đa quốc gia 222.22222tzccccrrr 69

3.1.1 Không gian mắt bản sắc dân tộc tính -2+-22+ 2 e 69 3.1.2 Không gian tôn giáo 3.2 Ngôn ngữ thời đại tồn cầu hóa - 22222+2222222222EErrrrrrrrree ¬- 3.2.1 Ngôn ngữ mạng 12.21.212 re 76 3.2.2 Ngôn ngữ đời thường - +:-212-221 2 2 re 71 3.3 Người kể chuyện cơng dân tồn cầu

3.3.1 Người kế chuyện với nhiều trải nghiệm văn héa 81

3.3.1.1 Người kể chuyện xưng Tôi với những trải nghiệm của bản thân và chứng nhân trước các câu chuyện văn hóa các dân tộc 82

3.3.1.2 Người kể chuyện với chức năng khám phá thế giới da văn hóa

và sự tương tác giữa các nền văn hóa 2+22222z222 2222 2rrrcerre 86

3.3.1.3 Người kể chuyện với hành trình sám hối, tim lai nét văn hóa

thống đã mắt qua con đường Phật giáo 88

3.3.2 Cai nhìn đa chiều kích và những quan niệm mang tầm nhân loại 89

08 94

Trang 7

MO DAU

í do chọn đề tài

Liên văn hóa là một thuật ngữkhá mới và đang trong quá trình định hình khái

niệm Cuối những năm thập niên 80 của thế kỉ XX với sự hình thành, phát triển của triết học liên văn hóa, liên văn hóa trở thành hướng nghiên cứu khá phổ biến trongxu thế toàn cầu hóa.Mặc dù mới ra đời và chưa ồn định về khái niệm nhưng liên văn hóa đang trở thành một hướng nghiên cứu hấp dẫn các đề tài khoa học trên

nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có văn học

Liên văn hóa tìm sự giao thoa, tác động và xích ngắn khoảng cách địa lý

giữa các vùng văn hóa Nhờ quá trình đối thoại giữa các nền văn hóa, các dân tộc có cơ hội tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nước khác mà không làm mắt đi bản sắc dân

tộc mình Đó làđiều kiện thuận lợi thúc đẩyxã hội phát triển một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực

Van học Việt Nam từ sau 1975 đến nay đã tiến những bước dài với nhiều bứt phá mạnh mẽ Nỗi bật trong dòng chảy ấy là sự phát triển không ngừng của văn

xuôi đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết Với đặc trưng của thể loại, nhiều nhà

văn đã chọn truyện ngắn và tiêu thuyết là nơi để gửi gắm tất cả những suy tư, phát

triển tận cùng những thăng hoa nghệ thuật Sau 1975, đặc biệt là sau 1986 van hoc

'Việt Nam đã lật sang trang mới thốt ra khỏi những khn mẫu truyền thống đề hòa cùng bức tranh đa sắc màu của văn học hiện đại thế giới Trong bức tranh đa sắc ấy,

Hồ Anh Thái nồi lên như một bông hoa rực rỡ.Hồ Anh Thái thuộc thế hệ nhà văn hậu chiến, khởi lên tên tuổi từ sau năm 1975 Hồ Anh Thái đem đến một giọng văn

trẻ trung, tươimới như thể ông lẫy ra từ đời sống sinh viên, thanh niên đại, từ

những trò đùa, những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá cuộc sống Hồ

Anh Thái, một nhà văn thành công khi tuổi đời còn rất trẻ Đến nay tác giả đã có trên 40 đầu sách trong đó có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng được dịch ra hiều thứ tiếng trên thế giới Văn chương Hồ Anh Thái trở thành mảnh đất màu mỡlôi cuốn

Trang 8

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn xuôi Hồ Anh Thái Mỗi công trình đều được tiếp cận trên những bình diện khác nhau nhằm góp phần phân tích, đánh giá một cách toàn diện về những đứa con tỉnh thần và khẳng định vị trí của Hồ

Anh Tháitrên văn đàn Ở một góc độ mới hơn, chúng tôi chọn đề tài Văn xuôi Hồ

Anh Thái từ góc nhìnLiên văn hóađễ nghiên cứu văn phong của ông

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Tình hình nghiên cứu về lý thuyết liên văn hóa

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay sự ra đời của thuậtngữliên văn hóatrở nên rất cần thiết Từ những tìm tòi bước đầu chúng tôi xin tóm lược tình hình nghiên

cứu về liên văn hóa qua các lĩnh vực khác nhau, từ đó có cái nhìn tổng thể về lý

thuyết này:

~Trong lĩnh vực triết học

Bài viết đầu tiên chúng tôi tiếp xúc được khá đầy đủ về lý thuyết Liên văn

hóadó là bài viết “Triết học liên văn hóa, khái niệm và lịch sử” của tác giá Choe

Hyundok Hyundok - Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và truyền thông

Han Qué

, Berlin Trong bài viết này Tiến sĩ C Hyundok cho rằng nghiên cứu triết học liên văn hóa không phải là một chuyên ngành triết học mà là nghiên

cứucác mặt khác nhau của triết học triết học duới góc nhìn liên văn hóa Tác giả C Hyundok da chi ra quá trình hình thành, phát triển của triết học liên văn hóa Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tác giả đưa ra những luận

điểm xung quanh vấn đề liên văn hóa như: liên văn hóa biểu thị các mối quan

giao thoa giữa các nền văn hóa, đó là các mối quan hệ đối thoại bình đẳng dân chủ và không có nền văn hóa trung tâm và ngoại vi Trên cơ sở đó, ông đưa ra những khái niệm mang tính chất đặc thù của liên văn hoá như: “cái khác biệt”, “tính đối

thoại”, “sự đa dạng”, “cái khác”, Bài viết cũng đã chỉ ra cách hiểu những khái

niệm “liên”, “văn hoá” và “triết học” Phân biệt “đa văn hoá”, “liên văn hoá” và

khẳng định tính liên văn hoá hàm ý một mối quan hệ bình đăng giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới

Tuy bài viết đã đưa ra những điểm, những phân tíchkhá cụ thể về lịch sử

Trang 9

một hệ thống lý thuyết chính thống Cho nên, chính tác giả C Hyundok đã khăng

định: “Hiện tại, rất khó tìm ra một định nghĩa về Triết học liên văn hoá được tắt cả

mọi người tán thành về mọi mặt, bởi nó vẫn còn trong quá trình hình thành và nhiều

người từ những nền văn hoá khác nhau tham gia vào quá trình đó Thậm chí, có thể nói, nó đang trong quá trình khu biệt hoá” [68]

A.A Migolatev trong “Triét hoc van hóa”[66] đã khang định rằng mỗi dân

tộc có một nền văn hóa khác nhau, nên việc tìm hiểu về văn hóa của mỗi dân tộc sẽ

giúp chúng ta biết thêm về con người của vùng đất đó Từ đó giúp mỗi dân tộc thấy

được nét tương đồng khác biệt về văn hóa của dân tộc mình với văn hóa dân tộc

khác đểcó hướng phát triển phủ hợp - Trong lĩnh vực văn hóa

Tác giả Nicolas Journet trong bài viết “Đa văn hóa như là một lý thuyết hiện đại” [83]đã dẫn dắt chúng ta đến với cội nguồn của khái niệm Liên Văn hóa Đa văn

hóa đã trở thành một nhánh của Liên văn hóavào những năm đầu của thập niên 60,

70 Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc mở rộng giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới là vấn đề rất cần thiết

Tiến sĩNguyễn VũHảo đã có một bài viết rất hợp với thời đại “Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa: một số vấn đềtriết học” [69] Bài Viết đã tập trung làm rõ khía cạnh triết học của giao tiếp liên văn hóa từ đó đưa ra những biện pháp đề giao tiếp liên văn hóa trong xu thế hiện nay

~ Trong lĩnh vực giáo dục

Tiến sĩ Trịnh Đức Thái với bài “Bình diện liên văn hóa trong giao tiếp” [76] đã tìm ra cho giảng viên, sinh viên cách dạy và cách học ngoại ngữ (cụ thể trong bài

viết là giúp học tốt dạy tốt tiếng Pháp và tiếng Việt) bằng con đường giao tiếpliên

văn hóa

Đáng chú ý hơn nữa là bài viết “Tính liên văn hóa : một thái độ giáo dục”

[75] của Bùi Văn Sơn Nam.BùiVăn Sơn Nam cho rằng liên văn hóanhư một

môn học được xét trong bốn lĩnh vựclà triết học, tôn giáo, chính trị và giáo dục

+ Trong lĩnh vực triết học, liên văn hóalà một thái độ, tỉnh thần và một sự

Trang 10

triết học vĩnh cửu Nhờ có sự tương đồng giữa các câu hỏi quan trọng hơn sự dị biệt giữa các câu trả lời nên ngăn chặn việc biến một truyền thống hay một hình thái triết học nhất định thành một hình thái tuyệt đối như là định nghĩa duy nhất cho

chân lí triết học

+ Trong lĩnh vực tôn giáo thì liên văn hóa người ta còn gọi là liên tôn giáo Một tôn giáo vĩnh cửu cũng khoác trên mình những tắm áo tâm linh khác nhau Liên tôn giáo giúp người ta giao tiếp cởi mở khoan dung với các tôn giáo, đây là

điều kiện giúp chúng ta tránh được sự cuồng tín về tôn giáo

+ Trong lĩnh vực chính trị, tính liên văn hóa là tên gọi khác của tỉnh thần

cộng hòa dân chủ, không chấp nhận bạo lực và sự độc quyền thống trị

+Trong lĩnh vực giáo dục Tiến sĩ Nguyễn Vũ Hảo đã tổng hợp cả ba lĩnh

vực trên đề áp dụng vào lĩnh vực giáo dục Tiến sĩ cho rằng, thái độ tinh thần và sự nhận thức liên văn hóa về cả ba lĩnh vực trên cần được dạy và học trong gia đình xã

hội, từ nhà trẻ cho đến trường học, trong tư tưởng lẫn trong hành động Chỉ có như

thế mới ngăn chặn được những tư tưởng cục bộ, bảo thủ bởi một khi chúng chiếm

lĩnh vũ đài thì mọi nỗ lực giáo dục đều trở nên quá muộn ~ Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học

Nghiên cứu văn học từ góc nhìn lý thuyết liên văn hóa xuất hiện tại Việt

Nam trong những năm gần đây Do sự mới mẻ của thuật ngữ cùng với thời gian xuất hiện của nó nên văn học Việt Nam nghiên cứu theo hướng di này chưa được

nhiều Sau đây là một vài công trình chúng tôi đã tìm thấy:

PGS.TS Bửu Nam trong cơng trình “Tồn cầu hóa và xu hướng tiêu thuyết liên văn hóa trong bối cảnh thế giới” [25] đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh, đa chức

năng của xu hướng liên văn hóa Xu hướng này sẽ là một thành tựu đặc sắc của văn học nghệ thuật

Trang 11

TThứnhất,bài viết Claude Lévi — Strauss hay là cú sốc của nên văn mình châu Âu khẳng định lý thuyết của nhà cấu trúc học vĩ đại này đã biện hộ sâu sắc cho một thế giới liên văn hóa, chống lại sự độc tôn văn minh Đồng thời, bài viết còn nhắn mạnh

vai trò của Lévi — Strauss trong việc giúp chúng ta nhận ra sự đồng nhất văn hóa đồng nghĩa với đánh mất bản sắc dân tộc, đó là con đường đi đến hủy diệt tính nhân văn

Thứ 2, bài viếtTính chất liên văn hóa qua tiêu thuyết Mắt nơi ở trở thành

minh chứngcho việc ứng dụng lý thuyết liên văn hóa vào nghiên cứu văn học mà cụ

thể là trong thể loại tiêu thuyết

Thứ ba, bài viết Marhias esnard hay là cuộc đối thoại văn hóaĐông - Tây?

Tác giả Trần Huyền Sâm lấy tiêu thuyết La bàn để làm nồi bật cuộc đối thoại ngầm ân giữa hai nền văn hóa Đông — Tây Qua nghiên cứu, tác giả Trần Huyền Sâm cho rằng “Chủ đề cuộc đối thoại văn hóa Đông — Tây không phải là mới, nhưng Mathias Esnard da mang lai cho độc giả một cái nhìn mới về Đông phương Miễm khao khát

dung hòa trong sự đối thoại thân mật giữa con người với con người sẽ trở thành

một định đề lý thuyết sáo rỗng, nếu chúng ta không truy tìm căn nguyên đã tạo ra cái thế giới bất ôn này ra bản vì vậy, có một ý nghĩa kép thú vị: vừa dò tìm những căn bệnh của thế kỷ, vừa xây dựng lại bản đồ mới vẻ một thế giới “khả thể” hơn

trong tương lai” [36, tr.226]

Ngồi ra, chúng tơi còn tìm thấy một số khóa luận tốtnghiệp, luận văn thạc sĩ

đã nghiên cứu các tác phẩm văn học theo hướngliên văn hóa : khóa luận tốt nghiệp

của Nguyễn Thị Vân với đề tai “Vùng đất lạ” của Jhumpa Lahiri dưới góc nhìn của lý thuyết liên văn hóa;hay luận văn thạc sĩ Ngữ văn của Vũ Thị Hoài với đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tiêu thuyết “Henderson ông hoàng dưới mưa " dưới góc

nhìn liên văn hóa ; và luận văn thạc sĩ Hồ Thị Thanh Loan với đề tài Tác phẩm

“Mất nơi ở” của Phạm Văn Ký nhìn từ lý thuyết liên văn hóa

Nhu vậy, tuy làmột khái niệm còn mới và đang trên con đường định hình nhưng với những công trình nghiên cứu trên chúng tôi đã ít nhiều có những cơ sở

Trang 12

2.2 Tình hình nghiên cứu văn xuôi Hồ Anh Thái và văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn hóa

Hồ Anh Thái là nhà văn hiện đại có vị thế trên văn đàn Việt Nam, sáng tác

của nhà văn là mảnh đất màu mỡ cho giới nghiên cứu Chính vì vậy, những công

trình nghiên cứu về Hồ Anh Tháicũng như văn xuôi của ông rất nhiều Dưới đây chúng tôi chỉ khái quát một số công trình tiêu biêu nhất:

Cuối mỗi tập truyện ngắn, mỗi tiêu thuyết của Hồ Anh Thái nhà xuất bản luôn dành một phần cho dư luận Ở đó, chúng ta bắt gặp rất nhiều bài viết của nhiều tác giả khác nhau nhận định đánh giá về anh cũng như về tác phẩm của ông

Hồ Anh Thái đúng là một nhà văn chuyên nghiệp Tác giả Hoài Nam trong bài“Hồ Anh Thái lúc nào cũng đang viết” đã khẳng định rõ hơn tính chuyên nghiệp

của Hồ Anh Thái qua các giai đoạn sáng tác

Anh Chỉ với “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái” cho chúng ta thấy một sự mới lạ trong hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái Bài viết này chúng ta phần

nào cảm nhận được con người anh và con người văn chương của anh, nhữngđặc sắc

trong sang tac

Nói về nghệ thuật viết của Hồ Anh Thái, rất nhiều nhà nghiên cứu đã ủng hộ

và khai thác cái tài của ông.Nguyễn Đăng Điệp với “HồAnh Thái- người mê chơi

cấu trúc” cho chúng ta thấy một nhà văn nhìn cuộc sống này như những mảnh vỡ,

ông không nhìn cuộc sống theo lối chưng cất như những nhà văn khác và văn của

H6 Anh Thái giàu tính luận đề và siêu thực

Nha van Ma Van Kháng lại có bài viết “Giọng điệu Hồ Anh Thái, cái mà văn

chương ta còn thiếu” Trong bài viết này, Ma Văn Kháng đã không ngần ngại nhận ra khuyết điểm và những cái còn thiếu của văn chương Việt Nam.Từ sự nghiên cứu về

văn xuôi Hồ Anh Thái, Ma Văn Kháng nhận thấy “Nghệ thuật thực sự luôn làm nên cái

bắt ngờ Truyện ngắn, tiểu thuyết Hồ Anh Thái, nhất là những cái gần đây, thú vị trước hết ở chỗ đó; ở từng con chữ có đời sống là lạ; ở mỗi tình tiết giàu sức khám phá, ở các

mối liên tưởng lạ lùng và gần gũi; ở tông thê câu chu;

nó mở ra một góc nhìn nhân

Trang 13

Tác giả Bùi Thanh Truyền, Lê Biên Thủy có các bài viết “Những cách tân

quan niệm nghệ thuật về con người hay “Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Hồ

Anh Thái”;

Ngoàira, nhiều sinh viên học viên cao học đã chọn văn chương Hồ Anh Thái làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của họ

Như vậy,với sự tìm tòi còn hạn chế chúng tôi đã đưa ra một cách khái quát về lịch sử nghiên cứu về văn chương Hồ Anh Thái Tuy có rất nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Anh Thái cũng như về văn chương của tác giả, nhưng chúng tôi chưa tìm thấy một công trình cụ thê nào nghiên cứu tác phẩm của nhà văn có tim văn hóa uyên

bác này từgóc nhìnliên văn hóa Cho nên chúng tôi chọn đề tài Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn hóalàm luận văn tốt nghiệp của mình với hi vọng sẽ góp một hướng đi mới, khẳng định tài năng và giá trị văn chương của nhà văn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tính chất liên văn hóa trong văn xuôi Hồ Anh Thái 3.2.Phạm vi nghỉ Nghiên cứu Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn hóa, chúng tôi tiến hành như sau: cứu Trước hết, tìm hiểu tông quan về lý thuyết liên văn hóa và văn xuôi Hồ Anh Thái

Sau đó, làm sáng tỏ bức tranh đời sống xã hội hậu hiện đại từ góc nhìn liên

văn hóa trong văn xuôi Hồ Anh Thái

Và cuối cùng nghiên cứu ở góc độ nghệ thuật, từ góc nhìn liên văn hóa Hồ

Anh Thái đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào 4 Phạm vi khảo sát

Trang 14

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thiện tốt luận văn chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau 3.1 Phương pháp hệ thống - cẫu trúc Xem xét các mặt, các yếu tố của cấu trúc từng văn bản trong tính chỉnh thể và hệ thống của các tác phẩm và thể loại 5.2 Phương pháp so sánh

So sánh các tác phẩm của chính nhà văn Hồ Anh Thái để tìm ra những đặc

điểm mang tính chất liên văn hóa

So sánh trên phương diện đồng đại, nhằm mục đích tìm ra và chứng minh những nét riêng, nôi bật của văn xuôi Hồ Anh Thái đối với các tác phâm của các tác

giả cùng thời, từ đó chỉ ra nét độc đáo của tác giả, và giá trị của tác phẩm 5.3.Phương pháp liên ngành

Ngoài việc khai thác kiến thức mang tính chuyên ngành, luận văn còn vận

dụng và kết hợp với các kiến thức của các khoa học khác như: văn hóa, triết học, chính trị, xã hội, tâm lý học 6 Đóng góp của đề tài 6.1 Về mặt lí luận Chúng tôi đã đưa ra một hướng nghiên cứu mới về văn xuôi Hồ Anh Thái 6.2 Về mặt thực tiễn

Luận văn khẳng định tài năng của Hồ Anh Thái cũng như nhận diện tầm vóc

văn hóa trong văn xuôi của tác giả ế che cũ

7 Bố cục của l

Ngoàiphần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn có kết cấu ba

chương như sau:

Chương I Liên văn hóa và văn xuôi Hồ Anh Thái

Chương 2 Bức tranh đời sống xã hội hậu hiện đại trong văn xuôi Hồ Anh

Thai từ góc nhìn liên văn hóa

Trang 15

NỘI DUNG Chương 1 LIÊN VĂN HÓA VÀ VĂN XUÔI HÒ ANH THÁI 1.1

thuyết về văn hóa,liên văn hóa và văn xuôi Hồ Anh Thái

1.1.1 Giới thuyết về văn hóa

'Văn hóa là thành tựu lao động lớn nhất của con người, là điều kiện hoàn mỹ

nhất đề tạo nên tính khu biệt giữa con người và thế giới động vật Văn hóa như chất men say nuôi dưỡng tâm hồn con người Chất men ấy ngắm dần trong mỗi chúng ta từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến ngày trở về với cát bụi Do nội hàm khái

niệm văn hóa rất rộng cho nên đến nay vẫn có nhiều cách hiểu văn hóa khác nhau

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về Văn hóa đã có ý kiến: “vì lẽ sinh tồn cũng

như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật,những công cụ

sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng

tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [71]

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng thì cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tắt cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình con người làm nên lịch sử cốt lõi của sức sốngdân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và ccao đẹp nhất của nó, boa gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất,

trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từbên ngoài, ý thức bảo vệ tài

sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu dé bảo vệ

mình và không ngừng lớn mạnh” [67]

Phan Ngọc đưa ra khái niệm văn hóa như sau “Văn hóa là mối quan hệ giữa

thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quanhệ này, đó là văn hóa

Trang 16

dưới hình thức dễ thấy nhất, biêu hiện thành một kiêu lựa chọn riêng của cá nhân

hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác” [24, tr.20]

Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm, mặc dù văn hóa được dùng theo nhiều cách

hiểu khác nhau nhưng suy cho cùng khái niệm văn hóa bao giờ cũng có thê quy về

hai cách hiểu chính: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp “Theo nghĩa hẹp, văn hóa

được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời

gian giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tỉnh hoa của nó (

nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật ) Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được

dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực ( văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh, ), giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng ( văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ, .) Giới hạn theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông sơn, ) Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là bao

gồm tắt cả những gì do con người sáng tạo ra” [78]

Trong Từ điển Tiếng Việt “văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật

chất và tỉnh thần do con người tạo ra trong quá trình lịch sử; là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống tinh thần (tông quát); là

nhữngkiến thức, tri thức khoa học (nói khái quát):là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; là nền văn hóa của một thời kì lich sử cổ xưa,

được xác định trên cơ sở một tông thê những di vật tìm thấy được có những đặc

điểm giống nhau” [43]

Federico Mayor, tông giám đốc ƯNESCO, cho biết, “đối với một số người

văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo;

đối với người khác văn hóa bao gồm tắt cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tỉnh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sóng và lao động”.[78],

Trong thời gian trở lại đây, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài khi đề cập đến văn hóa thường dùng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994 Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Trang 17

Theo nghĩa rộng thì“văn hóa là một phức hệ tông hợp các đặc trưng diện mạo về

tỉnh thần, vật chất, tri thức và tình cảm, khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng,

gia đình, xóm làng, vùng miền, quốc gia, xã hội văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng Còn theo nghĩa hẹp thì “văn hóa là tông thể những biểu trưng ( ký hiệu) chỉ phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng khiến cộng đồngđó có những đặc thù riêng”

Nhu vậy, văn hóa là sản phẩm vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo ra

trong quá trình lao động sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của mình Nói đến văn

hóalà phải nói đến quá khứ Bởi văn hóa được hình thành từ quá khứ, từ những hoạt động của con người của thời xa xưa Văn hóa giúp con người tách xa, tiến xa, cách biệt với thế giới động vật Văn hóa tạo nên sự khác biệt giữa con người và các loài

động vật khác Văn hóa chỉ phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của con

người nói riêng và nhân loại nói chung Văn hóa tổ chức và điều chỉnh xã hội, giúp con người giao tiếp và thông tin, văn hóa giáo dục và đưa con người gia nhập vào

cộng đồng xã hội Văn hóa vừa là nền tảng tỉnh thần của cộng đồng xã hội, vừa là mục tiêu động lực phát triển của xã hội xuyên suốt không gian và thời gian

Hiện nay, thế giới đang gia nhập làng toàn cầu hóa Đó là điều kiện tuyệt vời

để văn hóa truyền thống các dân tộc có điều kiện đối thoại với nhau Trong Festival

văn hóa, nhiều quốc gia đã mang những nét truyền thống văn hóa độc đáo của dân

tộc mình trưng bày triển lãm.Các nước sẽ giao lưu học hỏi nhau về những nét đẹp

của văn hóa truyền thống dân tộc như văn hóa âm thực, văn hóa trang phục, văn hóa ứng xử Festival trở thànhsân chơi văn hóa bồ ích của các quốc gia dân tộc trên thế

giới

Mỗi vùng miễn, quốc gia dân tộc sẽ có một bản sắc văn hóa riêng, trong

quá trình giao lưu văn hóa qua các con đường khác nhau sẽ nảy sinh một số nét tương đồng và khác biệt Liên văn hóa sẽ tìm ra sự dung hòa cho những nét tương

đồng và khác biệt trong văn hóa nhân loại Điều này tạo nên tính liên văn hóa, là chủ đề mà người viết đang khai thác trong văn xuôi Hồ Anh Thái

Trang 18

1.1.2 Giới thuyết về liên văn hóa

1.1.2.1 Khái niệm liên văn hóa

Văn hóa là món quà lớn nhất cho những lao động vất vả của con người Trong quá trình sinh sống và phát triển, những thành quả lao động ấy càng lớn dần lên với thời gian Mỗi dân tộc vùng miền đều tạo cho mình những dấu ấn riêng bằng những bản sắc văn hóa khác nhau Chính vì vậy, văn minh thế giới có đặc trưng cơ

bản nhấtlà tính đa dạng Từ sự đa dạng và khác biệt về văn hóa khiến các dân tộc

phải giao lưu học hỏi lẫn nhau Giao lưu liên văn hoá là đòn bây thúc đầy sự tiến triển của các nền văn minh trên thế giới

Liên văn hóa là thuật ngữ mới ra đời vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX trên cơ sở đáp ứng nhu cầu bức thiết của thời đại Khi vừa cắt bỏ cuống rốn

thuật ngữ liên văn hóatrở thành phương thức nghiên cứu của nhiều ngành trong đó có văn học Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một khái niệm nào

thật hoàn chỉnh và thống nhất về thuật ngữ này Trong bài nghiên cứu về Triết

học liên văn hóa của Choe Hyundok da thé hién kha đầy đủ và dễ hiểu về thuật

ngữ liên văn hóa “Liên” là gì?

Tiền tổ “liên” biêu thị một mối quan hệ Bởi vì “liên” có nghĩa là liên hệ, liên

kết, là quan hệ với nhau giữa hai yếu tố hay hai sự vật hiện tượng nào đó Trên cơ sở đó khái niệm liên văn hóa hàm ý một quan niệm rằng cứ hai nền văn hóa trở lên thì chắc chắn có quan hệ với nhau theo một cách nào đó Theo nghĩa này, rõ ràng

khái niệm “tính liên văn hoá” khác biệt với khái niệm “tính đa văn hoá”

Khái niệm tính đa văn hoá“chỉ diễn tả sự tồn tại mang tính thực thể của nhiều

nền văn hố chứ khơng nói gì đến mối quan hệ giữa hay trong số những nền văn hoá đó Vấn đề thật sự hệ trọng là làm sao để chung sống hoà bình và liên đới trong

một xã hội tồn tại nhiều nền văn hoá (nhiều học giả diễn tả tình trạng này như là “sự

đụng độ của các nền văn minh”) và như vậy, yêu cầu là phải làm rõ những mối quan

hệ giữa các nền văn hoá đó” [68]

Trang 19

“Liên” còn biểu thị mối quan hệ “bình đẳng”.Tính liên văn hóa hàm ý một

mối quan hệ bình đăng giữa các nền văn hóa.Bình đẳng giữa các nền văn hóa là

nhân tố mà lý thuyết liên văn hóa đang hướng tới

“Liên” còn có nghĩa làđối thoại Như đã nói ở trên, “liên” còn biểu thị một

mối quan hệ bình đảng Nhưng một khi đã có quan hệ chắc chắn sẽ nảy sinh đối thoại Đối thoại là cách thức quan trọng nhất để xây dựng nên những mối quan hệ

giữa người với người

Như vậy, liên văn hóa đã thể hiện rõ những ưu điểm của mình trong thời dai

toàn cầu hóa Liên vănhóa tạo nênbình đẳng giữa các truyền thống văn hóa da dang trên thế giới Trong xu thế thời đại mới, đối thoại văn hóa giữa các dân tộc hướng

đến liên văn hóa trở thành hoạt động văn hóa đẹp nhất, hữu ích nhất cho cuộc sống

nhân loại

1.1.2.2 Các phạm trù của lý thuyết liên văn hóa

Sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc/ quốc gia

“Tinh than liên văn hoá là nguồn gốc của thái độ chấp nhận tính đa dạng”

[68] Điều này có nghĩa là, liên văn hóa chấp nhận tính đa dạng do văn hóa các dân

tộc trên thế giới mang lại Tuy nhiên, liên văn hóa không phải là sự chắp nối rời rạc

của các mô hình văn hóa mà do mối quan hệ nội tại bên trong Mà mối quan hệ nội

taibén trong được quy định bởi tính khác và tính phổ quát Ví dụ trong văn hóa dân

tộc ta, ngoài những bản sắc văn hóa riêngcòn thấp thoánghình bóng văn hóa của các nước trong khu vực Đông Nam Á và một số nước phương Tây Cho nên trong văn

học, mặc dù tác giả nói chuyện văn hóa dân tộc mình mà độc giả nước ngoài

vẫncảm nhận tốt về tác phẩm khi đang đứng trên lập trường văn hóa dân tộc họ

'Văn xuôi Hồ Anh Thái là một ví dụ cụ thé Nhu vay, tinh đa dạng và sự khác biệt trở

thành những giá trị của tinh thần liên văn hóa

Sự bình đẳng (giữa những nền văn hoá khác biệt)

“Tính liên văn hoá hàm ý một mối quan hệ bình đảng giữa những nền văn

hoá khác biệt như những chủ thể bình đẳng với các quyền bình đẳng” [68].Mỗi

quốc gia đều có một bản sắc văn hóa riêng, một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 20

mình Cuộc đụng độ các giá tri văn hóa nhân loạitrong thời đại toàn cầu hóa tạo nên

sự giao lưu ảnh hưởng về văn hóa các dân tộc Từ sự đụng độ ấy tất yếu tạo nên những hố sâu ngăn cách, phân biệt giữa các vùng nền văn hóa khác nhau Tuy nhiên, liên văn hóa hướng đến sự bình đảng cho văn hóa truyền thống của các dântộc Điều này cho thấy không có vấn đề trung tâm ngoại vi giữa các nền văn hóa

khác nhau

Với tư tưởng này, liên văn hóa thực sự hướng đến những giá trị tốt đẹp nhất trong cuộc sống Nhờ liên văn hóa mà hậu quả xấu nhất của xu thếtoàn cầu hóa mang lại bị gạt bỏ, các vùng miền văn hóa nhỏ sẽ không bị sự lắn át, vùi dập của các vùng miền văn hóa lớn Sự bình đăng giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới chính là điều kiện tốt nhất thúc đấy sự phát triển của xã hội trong

thời đại hiện nay

Tinh đối thoại/ Sự va chạm giữa các nền văn hóa

“Đối thoại là một cách thức quan trọng qua đó con người tạo dựng các mối quan hệ Đối thoại liên văn hoá có rất nhiều hàm ý: Sự bình đảng giữa những bên tham gia đối thoại; Tính cởi mở đối với mọi kết quả; Những cách thức giao tiếp không chỉ gói gọn trong tranh luận; Sự mong chờ sẽ nghe được từ phía đối tác điều

mà mình không tự học hỏi được”.[68]

Trong xu thế thời đại, sự đụng độ văn minh là điều bất khả lãng tránh Vì thế,

để xây dựng một xã hội phát triển mà không bị tụt hậu thì các quốc gia, dân tộc phải nắm bắt và phát huy tối đa tính đối thoại hướng tới liên văn hóa, hướng tới những giá trị chung mang tính phô quát Đối thoại liên văn hóa đòi hỏi sự bình đẳng giữa các bên tham gia Mỗi nền văn hóa không nên đề kẻ khác lắn át mình mà mình cũng

không được lấn at kẻ khác Mục tiêu của đối thoại liên văn hóa là phát hiện những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu nền văn hóa dân tộc Đó là con đường đi

đến xây dựng một xã hội phát triển toàn diện nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc

Như vậy, “đối thoại văn hóa sẽ mang đến sự thông hiểu và hòa hợp giữa các nền văn

hóa khác nhau” [36, tr.220] Cho nên, lý thuyết liên văn hóa coi đối thoại là một phạm trù cơ bản và trung tâm

Trang 21

Sự đồng dạng/ tương đồng giữa các nền văn hóa

'Văn hóa thế giới được tổng hòa bởi các nền văn hóa khác nhau của các dân

tộc Tuy nhiên, ngoài những nét khác biệt ấy lại tồn tại những điểm chung về văn

hóa Đó chính là tính đồng dạng/ tương đồng giữa các nền văn hóa Sự đồng dạng/ tương đồng giữa các nền văn hóa do nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau

Chúng ta có thể gặp nhiều quốc gia có sự tương đồng về văn hóa như các

nước trong khu vực Đông Nam Á.Đặc biệt, Việt Nam và Trung Quốc, hai đất nước

có sự độc lập về văn hóa, kinh tế, chính trị nhưnglại có nhiều điểm tương đồng về

văn hóa Ví dụ như tín ngưỡng, tôn giáo, , thậm chí là những lễ giáo khắt khe

nặng nề của chế độ phong kiến kéo dài cho đến thời hiện đại đối với thân phận

người phụ nữ Hay thậm chí Việt Nam với các nước phương Tây như Mĩ, Pháp thì

sự tuơng đồng văn hóa vẫn tồn tại Đó là những đất nước thể hiện rõ nhất sự khác biệt và đối kháng về văn hóa nhưng qua quá trình xâm lắn, cưỡng bức văn hóa tạo nên những nét tương đồng

Đến thời đại toàn cầu hóa, thế giới bước vào thời đại mới thì các dân tộc trên

thế giới không thể gò ép mình trong những khuôn khổ chật hẹp Đối thoại văn hoa giữa các dân tộc trở thành phương châm quan trọng nhất đẻ đi đến một xã hội phát

triển toàn diện Từ đó, những cái khác biệt của từng nền văn hóa có điều kiện đối

thoại với nhau nhằm bồ sung cho nhau, tạo nên những điểm chung, điểm phổ quát nhất Chỉ có dung hòa các giá trị văn hóa khác nhau, chỉ có hướng đến sự tương đồng/ đồng dạng giữa các nền văn hóa thì nhân loại mới thực sự thông hiểu lẫn nhau Tương đồng văn hóa là cơ hội để các dân tộc giao lưu học hỏi lẫn nhau nhằm

hướng tới tỉnh hoa văn hóa nhân loại góp phần mở mang văn hóa dân tộc Và đó

cũng chính là mục đích tốt đẹp nhất của liên văn hóa

'Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với văn học Cho nên, những vấn đề văn

hóa dù lớn dù nhỏ đều ảnh hưởng và tác động đến văn chương Nghiên cứu văn học

duới góc nhìn liên văn hóatở thành hướng nghiên cứu phổ biến của Tây phương Ở nước ta, hướng đi mới mở ra những thành công lớn cho văn xuôi Việt Nam đương

đại Nắm bắt lý thuyết liên văn hóacác nhà văn đã nhanh nhạy sản sinh những đứa

Trang 22

con tỉnh thần mang gương mặt mới Đó là những hình hài không gò bó trong ao tù chật hẹp của dân tộc, chúng vươn mình sải cánh vươn xa hướng đến xã hội toàn cầu

hóa để sánh vai cùng nhân loại Nhờ vậy, văn học hiện đại Việt Nam đã và đang

tiếp tục được công chúng trong và ngoài nước đón nhận Trong đó, văn xuôi Hồ

Anh Thái trở thành hiện tượng tiêu biểu nhất và gặt hái được nhiều thành công

1.1.3 Giới thuyết về Hồ Anh Thái và văn xuôi Hồ Anh Thái

1.1.3.1.Hỗ Anh Thái, kiểu tác giả liên văn hóa

Kiểu tác giả liên văn hóa thường tập trung ở các nhà văn hải ngoại hay những nhà văn hiện đại có sự thông hiểu rộng về văn hóa trong và ngoài nước

Đó là kiểu nhà văn sử dụng giọng điệu triết lý về văn hóa gốc trong sự đối thoại

với nền văn hóa khác hay đối thoại chính với văn hóa mình Từ việc đối thoại

liên văn hóa ấy nhà văn sẽ cho chúng ta thấy bức tranh đời sống về xã hội trong

thời đại toàn cầu Kiểu nhà văn này ở Việt Nam có thể kê ra một số tên tuôi như Thuận (nhà văn gốc Việt sống tại Pháp), Phạm Vĩnh Ký (nhà văn Pháp gốc Việt

với tác phâm Mắt nơi ở đã được nghiên cứu từ góc nhìn liên văn hóa), Nguyễn

Van Tho (nhà văn Việt sống gần 30 năm ở Đức), Đoàn minh Phượng (một nhà

văn sống lưu lạc nhiều năm ở nước ngoài) Hồ Anh Thái là cũng thuộc kiểu tác giả liên văn hóa như vậy Nhưng ởHồ Anh Thái hội tụ những điều đặc biệt hơn các nhà văn cùng thời Anh Thái không phải là kiểu nhà văn hải ngoại nhưng vốn văn hóa về nước ngoài cũng dồi dào không kém vốn văn hóa dân tộc Nhà văn

sinh ra và lớn lên tại Việt Nam nhưng quá trình học tập, nghiên cứu đã giúp tác

giả có vốn văn hóa phong phú về những nơi đã đặt chân đến Sinh năm 1960 tại Hà Nội Nguyên quán tại Nghệ An Sau khi tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế, Hồ Anh Thái tham gia viết báo và làm công tác ngoại giao ở nhiều quốc gia Âu —

Mỹ,

lặc biệt là Án Độ va Iran Hồ Anh Thái rất giỏi ngoại ngữ và giữ nhiều chức

trách, là nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu Ấn Độ, giảng viên và hiện nay là tiến sĩ

ngành văn hóa phương Đông, công tác tại bộ ngoại giao Việt Nam Đây là những

tiền đề tạo nên kiểu tác giả liên văn hóa ở nhà văn tài năng này

Trang 23

Công việc ngoại giao đã giúp Hồ Anh Thái rất nhiều trong sự thành công của của sự nghiệp viết văn Ngoại giao giúp Hồ Anh Thái tiếp xúc, học hỏi nhiều nền

văn hóa khác nhau trên thé giới Đặc biệt, trong quá trình học tập, nghiên cứu làm

ngoại giao tại Ấn Độ đã giúp nhà văn có vốn văn hóa về nước này, làm giàu thêm

kiến thức văn hóa phương Đông xưa nay tác giả đã dày công nghiên cứu Nhờ vậy,

văn phong của Hồ Anh Tháiluôn có sự kết hợp, giao thoa, ảnh hưởng giữa các nền

văn hóa phương Đông và giữa văn hóa phương Đông và phương Tây Chính điều

này đã tạo nên kiểu tác giả liên văn hóa trong nhà văn Hồ Anh Thái, một điều mà có

lẽ chính tác giả cũngkhông ngờ tới

Các nhà văn liên văn hóa nói chung và Hồ Anh Thái nói riêng luôn có ý thức đưa văn hóa cũng như văn học các dân tộc xích lại gần nhau, xóa bỏ những khoảng

cách của định kiến xã hội lỗi thời Các cuộc đụng độ văn hóa trong tác phẩm của Hồ

Anh Thái trở thành những bài học hữuích cho nhân loại trong quá trình hội nhập và

phát triển

1.1.3.2 Vé văn xuôi Hồ Anh Thái

Hồ Anh Thái, một cây bút đầy tài năng Xuất thân trong một gia đình dòng dõi văn chương nhưng Hồ Anh Thái không được gia đình ủng hộ cho ước mơ viết

văn Tuy nhiên, ông vẫn quyết tâm và đã thật sự thành công trên con đường mình đã

6 54],

Nam 17 tuổi, Hồ Anh Thái đã có những tác phẩm dau tién va khang định vị

chọn [ Dựa theo tài liệu

thế của mình trên văn đàn Việt Nam Hồ Anh Tháiviết nhiều và hầu như năm nào

cũng có tác phẩm Những đứa con tỉnh thần của nhà văn chủ yếu là tiểu thuyết,

truyện ngắn, tiêu luận văn học Cho đến nay, Hồ Anh Thái đã có trên 40 đứa con

tỉnh thần và khi vừa cắt cuống rốn thì chúng nhanh chóng lôi kéo, thu hút sự chú

của người đọc cũng như giới nghiên cứu

Người viết xin được cụ thê hóa sự nghiệp văn chương của Hồ Anh Tháinhưsau: Những tác phẩm được viết khi còn là học sinh sinh viên: 7rong sương hông

hiện ra, Người và xe chạy dưới ánh trăng, Người đàn bà trên đảo, truyện ngắn Món

tái dê, Chàng trai ở bến đợi xe

Trang 24

Đầu năm 1990, cùng với vốn văn hóa Âu Mỹ và kinh nghiệm văn hóa6 năm sống ở An Độ, Hồ Anh Thái đã có những tác phẩm giá trị về đất nước Bông sen trắngnhư: Người đứng một chân, Người Ấn, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cuộc

đổi chắc

Tir nam 2000, Hé Anh Thai nổi lên với những tác phẩm được đánh giá cao và khiến dư luận tranh cãi bởi tính hiện đại và hậu hiện đại của nó như Cði người rung

chuông tận thế, Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Mười lẻ một đêm Cùng

thờigian này, Hồ Anh Thái được bầu làm chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

Năm 2007, cuốn tiêu thuyết Đức Phật nàng Savitri va Toi ra doi Chan Một cuốn tiểu thuyết về

Dung đức Phật lần đầu tiên được viết bằng tiếng Việt

văn hóa Ấn Độ nhưng được bạn đọc thế giới tiếp nhận nồng nhiệt và được dịch

ra nhiều thứ tiếng

Hồ Anh Thái mang đến nhiều cống hiến cho văn học nước nhà Hồ Anh

Thái được nhận giải (hưởng truyện ngắn 1983- 1984 của báo văn nghệ với

truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe; Giải thưởng văn xuôi năm 1986 — 1990 của

Hội Nhà văn Việt Nam và tơng Liên đồn lao động Việt Nam với tiểu thuyết

Người và xe chạy dưới ánh trăng Giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội 2012 với

tiểu thuyết S8C Id săn bắt chuột

Là con người miệt mài, đam mê và nghiêm túc với nghề nghiệp, Hồ Anh

Thái đã và đang cho ra đời những tác phẩm mới như tiểu thuyết Dấu về gió xóa

(2012), Những đứa con rải rác trên đường (2014) và chắc chắn con đường văn

chương sẽ còn rộng mở trong tương lai

Hồ Anh Thái đã mang đến cho chúng ta một cách viết hoàn toàn mới mẻ và nội dung tác phâm phong phú phủ hợp với xu thế toàn cầu hóa Điều này có thể do

kiểu tác giả liên văn hóa quy định Từ góc nhìn của lý thuyết liên văn hóa, chúng tôi

nhận thấy một số tác phẩm của ông trong giai đoạn từ năm 2000 trở đi có sự đối thoại văn hóa giữa hai nền văn hóa Đông Tây Hồ Anh Thái viết về đề tài cuộc sống

con người trên đất nước Việt Nam, Ấn Độ hay bắt cứ một quốc gia nào thì tính thời

đại vẫn đặt lên hàng đầu Đó là lý do khiến nhiều tác phâm Hồ Anh Thái được dịch ra nhiều thứ tiếng và được bạn đọctrong và ngoài nước hào hứng đón nhận

Trang 25

1.2 Sức hấp dẫn của lý thuyết liên văn hóa trong văn xuôi Hồ Anh Thái

1.2.1 Về xã hội trong cái nhìn đa trị và bắt tín nhận thức

Lý thuyết liên văn hóa ra đời trong sự bùng nỗ của các khuynh hướng nghiên

cứu, phê bình phương Tây Lúc này, các trường phái lý luận phê bình phương Tây

đang phát triển mạnh và có sự đan xen gối đầu nhau Hàng loạt các cách tiếp cận

nghiên cứu tác phẩm mới ra đời như phê bình ấn tượng chủ nghĩa, tiểu sử học văn

hóa lịch sử, xã hội học, chủ nghĩa cấu trúc, kí hiệu học, phân tâm học, mỹ học tiếp

nhận, nữ quyền luận, tự sự học, phê bình thực dân, phê bình hậu thực dân Nhưng có thể nói, liên văn hóa là cách tiếp cận tác phẩm văn học khá hắp dẫn và thách thức giới nghiên cứu văn học trong thời đại mở cửa

Liên văn hóa hướng đến nghiên cứu văn học trong thì hiện tại Điều đó có

nghĩa rằng, nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc nhìn liên văn hóa đòi hỏi bàn phím

các nhà nghiên cứu phải hướng đến thời đại toàn cầu hóa Trong xu thế hiện nay,

các nhà văn hiện đại có có cách tìm tòi và thể nghiệm văn chương mới và lạ Văn chương vẫn là tắm gương phản ánh hiện thực nhưng hiện thực không hiện lên một

chiều như các giai đoạn trước Lăng kính nhà văn giai đoạn này hướng đến phản

ánh xã hội trong cái nhìn đa trị và bắt tín nhận thức Trong xã hội hậu công nghiệp,

các giá trị cùng tồn tại đan xen, chồng chéo,xuất hiện rồi lại biến mắt lúc nào không

ai hay biết Đó là điều các nhà hậu hiện đại gọi là một khối hỗn độn của thế giới Sự

tồn tại của khối hỗn độn kia hoàn toàn ngẫu nhiên, không ai giải thích được cũng như chẳng ai cần giải thích Nhìn thấy xã hội đa trị và cảm quan hoài nghỉ bất tín

nhận thức đang là cái nhìn văn hóa không của riêng ai, không của riêng bất cứ một

quốc gia nào Trong thời đại cởi mở hết, điều này đã trở thành một “dịch bệnh” lây lan toàn thế giới đến nỗi các nước xã hội chủ nghĩa cũng khó lòng khước từ Nơi

nào sinh ra bệnh thì phát triển mạnh, nơi nào bị lây nhiễm thì đọng lại dấu ấn Từ lý thuyết liên văn hóa kẻ xa lạ kia đã lắn sân gia nhập vào nền văn hóa dân tộc một

cách ngẫu nhiên như thể họ đã là họ hàng thân thuộc từ lâu Mặc dù là “dịch bệnh”

nhưng điều này lại phù hợp với xu thế toàn cầu, nắm bắt được lợi ích sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước, xã hội Các nhà văn đã nắm bắt tư tưởng mới

Trang 26

mang đến độc giả những trang viết mới toanh phản ánh hiện thực đầy rẫy những phi lý, bất công trong giọng điệu hoài nghỉ bắt tín nhận thức Văn học nước ngoài có rất nhiều tác phâm đề cập nhiều và rõ về vấn đề này Văn học Việt Nam có phần e dè hơn bởibản chất văn hóa của xã hội Tuy nhiên, nhiều nhà văn đã không né tránh hiện thực và viết rất thành công Các nhà văn đương đại thường ghi đậm dấu ấn về sự khủng hoảng niềm tin của con người trước xã hội đa trị bị đánh cắp các bậc

thang thứ bậc thay vào đó là sự rối ren, hỗn độn mắt trật tự của cuộc sống thường

nhật Tác phẩm đương đại mang đến cho chúng ta khá nhiều tình huống bi hài,

nghịch dị Trước đây, văn học Việt Nam thiên hãn về cái thiện và lên án cái xấu cái ác Thế nhưng ngày nay, tại thì hiện tại cán cân thiện ác, tốt xấutrở nên cân bằng

đến kệch cỡm, hai cực xấu tốt đang rạn nứt dẫn đến vỡ nát trong xã hội hậu công

nghiệp Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp phản ánh những con người vô lương tâm, đê tiện, thực dụng, vụ lợi một cách trắng trợn nhưng vẫn được xã hội dung túng thừa nhận Trong khi đó, những con người giành trọn cả cuộc đời nâng niu cho cái đẹp thì cô đơn, lạc lõng, dị biệt Ở Phạm Thị Hoài, tình cảm giữa người và người trở

nên xa lạ Ở đó, ta bắt gặp một thế giới vô hồn, ít tình người Con người trong tiêu thuyết Nguyễn Bình Phương mắt niềm tin vào con người và xã hội Nhà văn phản

ánh một xã hội đa giá trị, xã hỗi hỗn độn với bao lát cắt, bao mãnh vỡ Số phận

những con người đánh mất bản ngã, mat nhân tính, băng hoại về đạo đức lối

sống,sự bất an của con người, sự bơ vơ lạc lõng của những kẻkhông gia đình Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tiểu thuyết Nguyễn Việthay văn chương Tạ Duy Anh đều phản ánh những vấn đề đau đớn ấy của xã hội Văn xuôi hồ Anh Thai cing đi theo hướng đi đó nhưng được viết bởi một phong cách riêng Nhà văn cho ta thấy

một chiêm nghiệm về cõi người trong quá khứ cũng như ở hiện tại

Đứng ở thì hiện tại,bàn phím nhà văn hướng về thời quá khứ xa xưa nơi Đức

Phật ra đời Đức Phật, nàng Saviri và Tôi, cuốn tiêu thuyết viết về cuộc đời của

Phật giáo và đời sống văn hóa Ấn Độ hiện tại Chúng ta cứ ngỡ như trang văn của

Hồ Anh Thái sẽ hướng đến một thiên đường cho sự ra đời của Đức Phật và nền Phật

giáo Cũng với ngôn ngữ thành kính, nhưng Hồ Anh Thái đã xây dựng thiên đường

Trang 27

kia qua lớp ngôn từ bình dị Điều đặc biệt, xã hội cổ xưa của Ân Độ cũng đầy rẫy những giá trị chồng chéo, đan xen hỗn độn nhau.Mảnh đất “Bông sen trắng vĩ đại” cũng mang đến nhiều hoài nghi ngờ vực cho mỗi cá nhân Với cái nhìn bắt tín nhận thức về thế giới đa trị, Hồ Anh Thái đã xây dựng nên bức tranh xã hội An Độ cổ

kính vớibiết bao mảnh vỡ, những lát cắt, sự lệch chuẩn trong đạo đức lối sống của nhiều nhân vật

Công chúa Savitri cổ đại, một cô công chúa sống nổi loạn Nàng chọn cách sống xa lạ với thân phận của mình Một đời rong ruổi tỉnh yêu đơn phương với hoàng tử Siddhattha sau này là Đức Phật nhưng không đạt được Ở cái tuổi trẻ con,

cô công chúa bé nhỏ tròn 4 năm chào đời đã biết đam mệ, tính toán sắp đặt cho trái

tim của mình Cuộc kén rể của hồng tử Sidhatha với cơng chúa các vương quốc

diễn ra khi bé gái ấy tròn bốn tuôi Cái tuổi chỉ được đứng nhìn mà không thê làm gì

hơn ngay cả khi mình là công chúa thực sự Công chúa bé nhỏ mong muốn công chúa chị sẽ lọt vào cặp mắt hoàng tử đẹp trai với toan tính của trẻ con “Ta không thích gì việc chị lấy được Siddhattha Nhưng thả chị lấy được chàng, ta cũng nhờ đó

mà thỉnh thoảng nhìn thấy chàng, còn hơn chàng vĩnh viễn thuộc về một cô nàng nào đó Xa lắc xa lơ Năm thì mười họa mới thấy chàng lưu lại trong đôi ngày trong

phường sứ quán” [47,tr 40-41] Toan tính vỡ òa khi hoàng tử không chọn công chúa

chị xinh đẹp, Savitri bé nhỏ hoảng hốt “chị ta thua rồi Ta thua rồi”[47,tr 43] Cứu cánh cuối cùng để toan tính cho tình yêu của mình, công chúa thiên thần chạy đến

hoàng tử xin một món quà để sau này có thể được gặp lại Lớn lên, công chúa đỏng

đảnh luôn chống đối lại thầy giáo của mình, chống đối lại những gì mình học được

Chưa bao giờ thấy nàng nghiêm túc chỉnh tề như cương vị một cô công chúa thực

sự Phải chăng, công chúa đã mắt niềm tintại vương quốc mình hay đó là cái nhìn

hoài nghỉ, bất tín nhận thức vào người thầy truyềnđạo Bà La Môn Năm 16 tuổi,

công chúa Savitri lao vào dục lạc đến điên cuồng Dường như dục lạc trở thành lẽ sống của đời nàng, nguồn thú duy nhất của cuộc sống Nàng rất chu đáo trong chuyện phòng the vớiông vua người chồng sáu mươi tuổi, nhưng cũng rất hoan lạc

phóng túng trong cuộc tình với các hoàng tử ởbên ngoài Những cuộc vui, những

Trang 28

cuộc hoan lạc kéo dài triên miên, cuộc đời nàng đắm chìm trong dục lạc Công chúa

ít dấu chấm hỏi vào

đã làm những việc khác xa với thân phận của mình.Chúng ta

cái vương quốc đã nuôi dạy một cô công chúa Nhân cách, lối sống đó lại rơi vào

tầng lớp quý tộc, tầng lớp có đăng cấp cao quý trong đạo Bà La Môn Cũng trong

tác phẩm này, đạo Bà La Môn đã thể hiện những tiêu cực, những mặt dối trá hiện hữu chà đạp lên số phận của con người Công chúa Savitri véi sự tha hóa của bản thân cũng chính từ đạo Ba La Môn

Cảm quan bắt tín nhận thức còn thê hiện qua chân dung vị Đạo Sư Hồ Anh

Thái để cho người thầy, vị Đạo Sư của đạo Bà La Môn bộc lộ dần những tính cách

xấu xa qua điểm nhìn của nhân vật công chúa Savitri.Vị Đạo Sư đem đến cho con

người trong xã hội ấy sự khat khe đến khắc nghiệt lộ đảng cấp Nhưng thật trớ trêu, giáo lý ông ta thì tốt còn hành động ông ta thì dơ bân đến vô cùng Đứng ở vị trí cao nhất làm công việc điều hành việc thực thi giáo lý của tôn giáo mà mình tôn sùng, nhưng Đạo Sư đã và đang phơi bày bản chất đê tiện không bằng kẻ có vị trí thấp trong xã hội đăng cấp âý Đạo sư được mọi người tôn thờ, kính trọng, sợ hãi

chứa đựng bao nhiêu điều dối trá, lừa lọc Hắn là kẻ luôn xoi mới, tìm điểm xấu của

người khác để hành hình trừng phạt trong khi bản thân thì dối trá đến vô cùng “tràng hạt của đạo sư không phải là loại một mắt Nó là những cai hat chi chit mat Dém được hơn cả mười bốn mắt là số lượng cho phép Ai đó đã dùng một thứ hỗn hợp đất sét và bột gỗ đàn hương đề trét vào những cái mắt hạt Cái hạt khi ấy chỉ còn một mắt Loại hạt khiến cho người chủ của nó trở thành bắt tử” [47, tr.53-54] Sự xấu xa của một Đạo Sư trong xã hội Ân Độ ấy không chỉ mình công chúa Savitri

nhận thức được Điều đó cả xã hội đều biết nhưng mỗi cá nhân vẫn âm thầm chịu

đựng không một tiếng kêu than phản đối Xã hội với những giá trị sai lệch, những vấn đề lệch chuẩn đã đây con người vào chốn hoài nghỉ mắt niềm tin Đạo Bà La Môn với nhiều ưu điểm nhưng sự bành trướng, sự khat khe đã đây con người vào chốn đường cùng Viết nên những trang văn ấy, có lẽ Hồ Anh Thái cũng thấy đau

lòng trước sự hỗn độn, lệch chuẩn từng mãnh vỡ cá nhân trong xã hội khó có thể đặt

niềm tin

Trang 29

Đời sống tâm linh trong văn xuôi Hồ Anh Thái chất chứa nhiều giá trị lệch chuẩn đáng lên án Đời sống vật chất cũng khó thoát ra quỹ đạo hỗn độn của xã

hội hiện đại Xã hội Việt Nam nơi Cði người rung chuông tận thế cho chúng ta

thấy một bức tranh xã hội với những lệch chuẩn, những lát cắt, mãnh vỡ cá nhân

lấn át đời sống Cuộc sống bất công dường như trở thành những điều ngẫu nhiên, mặc nhiên được thừa nhận Cóc, Phũ, Bóp những cậu ấm được nuông chiều sống theo lối sống bản năng mà quên mắt tìnhngười Xã hội nơi các cậu ấm sống là xã

hội trọng tiền, quyền Kẻ mạnh là kẻ thắng thế trên mọi mặt trận Chính điều đó đã

dẫn đến hành động giết người không có sự can thiệtpháp luật của Cóc, Bóp, Phũ Từ thời hiện đại, nhà văn chứng kiến xã hội hiện đại đầy rẫy những nhố nhăng, kệch cỡm, hỗn độn khiến ngòi bút văn chương hướng về chiến tranh cũng mang đầy sự hoài nghi, mất niềm tin Viết về thời chiến tranh, các nhà văn trong thời cách mạng viết rất hay về các anh hùng dân tộc Chiến tranh tàn khốc, văn chương kháng chiếnluôn trong cảm hứng hào hùng ngợi ca, Chị Út tịch được Nguyễn Đình Thi ca ngợi là chiến sĩ anh hùng hết lòng vì đất nước “Giặc đến nhà còn cái

lai quần cũng đánh”, anh hùng Núp với vẻ đẹp người anh hùng cách mạng hiện lên

chói ngời Những ân ức ham muốn của đời sống đời thường bị xa lánh và coi như là một thứ tạp uế.Nhưng, trong văn xuôi Hồ Anh Thái, người chiến sĩ cách mang

hiện lên đúng vẻ con người bình thường Họ cũng là những con người sống với

những đam mê, cũng tham của cải vật chất, cũng mong có chức quyền, cũng nhỏ

nhen tranh đua ghen ty, cũng hám gái hám trai, cũng yêu đương cởi mở Những

giá trị lệch chuân cứ thế mà phơi bày hết qua các nhân vật trong Những đứa con rải rác trên đường Ông Kễnh có cụm từ hay đi kèm là “dai huyền dài”, xuất thân

từ chiến tranh, trải qua đạn bom và khói lửa, từng vào sinh ra tử cùng đồng đội

nhưng mặt trái, mặt xấu trong con người anh ta nhiều hơn danh vọng Từ chiến tranh cho tới hòa bình, từ một tài xế chở quân lương trong thời chiến đến một ông Kễnh với chức vị cao sang trong chính phủ, mỗi nơi hắn qua đều để lại một dấu ấn trên bụng người phụ nữ, những đứa con rải rác dọc chiều dài Tổ quốc Đến tuổi

60, khi cái địavị ông Kễnh kia đang bị đe dọa, hắn làm một cuộc hành trình tìm lại

Trang 30

con và thu lượm được ba mươi hai đứa con “Hai mươi lăm trai, bảy gái, mười chín

đứa đã và đang đi bộ đội, tham gia lực lượng vũ trang, công nhân quốc phòng Năm đứa làm ăn tự do Một ca sĩ Số còn lại đang đi học Khoảng non nửa có trình

độ đại học cao đẳng Khoảng một phần ba là công nhân viên chức” [53, tr.419] Cũng trong tác phẩm, ta bắt gặp một người mẹ học vấn hơn người (vợ ông Kénh) giành hết thời gian của cuộc sống cho những công trình nghiên cứu mà đánh mat thiên chức của người mẹ, người vợ.Đó là người phụ nữ với lối sống hiện sinh, chỉ biết đến lợi ích cá nhân mình Hồ Anh Thái đã khéo léo vận dụng lý thuyết

phương Tây cùng với cảm quan của nhà văn hiện đại bằng con chữ lật tung sự hỗn

độn, ngỗn ngang của xã hội xưa và nay Điều đó xuất phát từ cảm quan mắt niềm

tin vào xã hội ở thì hiện tại Như đã nói ở trên, cái nhìn xã hội đa trị và bắt tín nhận thức không chỉ thể hiện riêng ở Hồ Anh Thái mà có cả ở những nhà văn

phương Tây và những nhà văn Việt chân chất

Xã hội hậu công nghiệp tác động mạnh mẽ lên các nhà văn qua nội dung cũng như hình thức của tác phẩm Đặc biệt, xu thế mới còn tác động ngay cả cách

viết, cách thể tác phâm.Nếu như những tác phẩm trên của nhà văn Hồ Anh Thái dễ đọc dễ cảm nhận bao nhiêu thì đến Đấu về gió xóa tính chất hỗn độn đa giá trị của tác phẩm thê hiện ngay trên cái cách khó tư duy về tác phâm Đây là cuốn

tiêu thuyết thê hiện rõ nhất tính liên văn hóa Đảo Xanh, nghe đâu nằm ở đâu đó ở

phía Nam Thái Bình Dương Tại quốc đảo chứa đựng nhiều luồng văn hóa khác nhau trên thế giới Đó là một thế giới đa trị“vừa giàu có những điều khả ái, vừa chứa đựng những nguy cơ bất ôn”[36,Tr.139].Nhìn từ lý thuyết liên văn hóa, Đảo Xanh mang những giá trị văn hóa có tính chất toàn cầu hóa Cuộc sống của Đảo Xanh như chính tên gọi mà quốc đảo mang lại Nơi ấy là một thiên đường tự do, bác ái, công bằng Hòa bình, dân chủ là mục tiêu hướng tới của quốc đảo này Mỗi người đều tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo Thật hiếm thấy trên thế gian này lại

tồn tại một đền thờ Đa Giáo, hầu như mọi tôn giáo trên thế giới đều tập trung tại

đây Thế nhưng, cái thế giới hòa bìnhấy được nhà văn viết lại với cảm quan hoài nghỉ, bất tín nhận thức Lật tung câu chữ chúng ta nhận thấy sự đỗ vỡ, phân mảnh

Trang 31

trên quốc đảo hòa bình ấy Thế giới hỗn độn bắt đầu bằng những phát đại bác long trời lỡ đất đón các nguyên thủ quốc gia“Tiếng đại bác gọi về một kí ức chiến tranh, gọi về những thiệt hại đâu đó trên hành tinh vẫn thường ngày bày đầy trên các phương tiện thông tin đại chúng ”[51, tr.14], tiếng đại bác làm rung chuyền cuộc sống yên bình Đại bác cũng có mùa, các đại sứ hay người đi công cán đều chọn đúng mùa này mà đến trình quốc thư “đại sứ các nước phương bắc đến đầu tiên, tâm lý xứ hàn đới, Bắc Âu và Bắc Mỹ, vừa mới qua mùa đông âm u đằng đẳng, họ tận dụng ngay những ngày mùa hạ đề thoát khỏi cái rét sớm lúc nào hay lúc ấy Tiếp theo là Tây Âu, Đông Âu Tiếptheo là Bắc Á Rồi mới đến Châu Phi và Nam Mỹ, rồi mới đến các nước Nam Mỹ và láng giềng ” [ 51, tr.21] Các đại sứ đi việc công

cũng kèm theo việc riêng, mà việc riêng lại là chính Họ đến Đảo Xanh để hưởng

thụ cuộc sống, để nghe ngóng tin tức về cái nhà tù bí mật kia Thiên đường dân

chủ, hòa bình tự do đến nỗi các cuộc họp nghị viện trở thành cái chợ cá, các nghị

viện tranh luận bằng miệng chưa đã còn “thượng căng chân hạ cẳng tay”, dép dày dù ô cứ vậy mà tố nhau vèo vẻo Thật chẳng ra gì, chẳng ra thê thống gì Hồ Anh Thai không hề dành một câu văn nào để nói đến cuộc sống lao động mà chúng ta

thấy trên đất này chỉ có ăn chơi hưởng lac, có cả một làng phụ nữ không chồng (mại

dâm), nan tinh dục trẻ em hay tệ nạn mê tin dị đoan trong tục hiến tế, công nghệ lạc

hậu Đó gọi là hòa bìnhdân chủhay sao? Nghẹnngào biết bao khi trên quốc đảo tự do ấy lại tồn tại quá nhiều bắt hạnh, phi lý, mãnh vỡ không thể và không ai có thể

giải thích được Chưa hết, quốc đảo mang màu sắc hòa bình ấy lại tồn tại một nhà tù

bí mật khiến cho bao con người tập trung tại nơi đây đều sắm một vai diễn Do vai diễn quy định nên thân phận, tên tuổi, nguồn gốc, nghề nghiệp .của họ không bao

giờ chính xác Tên của họ mãi mãi là những kí hiệu, những biệt danh như Anh

Giáo Sư, chàng, nàng, Giáo Sĩ, ông San Hô Những trang văn Hồ Anh Thái khắc

khoải niềm đau đớn, sự hoài nghỉ về xã hội Xã hội đa trị, tâm thế hoài nghi cósẵn

trong mỗi cá nhân và trong chính tác giả

Thế ki XX với sự du nhập của văn hóa Phương Tây, thế giới đang đảo điên và lây lan sang các nước phương Đông Nhà văn Hồ Anh Thái nhận thấy sự đỗ vỡ

Trang 32

của xã hội và cho ra đời những tác phẩm thể hiện sự hỗn độn đến phì đại trong cuộc

sống Ở hiện tại, thật khó lòng tìm thấy một con người xã hội chủ nghĩa như những

trang văn xưa Tuy bước đầu gây xốc cho độc giả nhưng lâu dần họ thành quen và

biết rằng khó né tránh hiện thực Một mình cô đơn chống chọi lạixã hội đa trị với

bao hỗn loạn, đổvỡ, cảm quan nhà văn mang đến trong văn chương mình là những

hoài nghỉ vào thế giới, vào xã hội Tâm thức khước từ các đại tự sự đón nhận các

tiểu tự sự trở thành xu hướng chung của các nhà văn hiện đại nói chung và Hồ Anh

Thai nói riêng

1.2.2 Giao thoa văn hóa Đông — Tây trong văn xuôi Hỗ Anh Thái

Cảm quan bắt tín nhận thức về xã hội đa trị đối với văn hóa các nước phương

Đông là hậu quả của văn minh phương Tây mang lại Điều này phủ nhận quan niệm của người xưa,“Đônglà Đông và Tây là Tây và cả hai không bao giờ gặp nhau Cho

đến khi Đất và Trời hiện diện trước Ngôi Phán Xét của Thượng Dé” (“Bai Ballad

của Đông và Tây” ~ Rudyard Kipling, 1889)[73] Trong xu thế thời đại mới, văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây đang có sự móc nối, ảnh hưởng, xích

ngắn khoảng cách và tìm đến nhautrong những tỉnh hoa văn hóa của nhân loại.Đó chính là con đường đưa văn hóa nhân loại đến với tính chất liên văn hóa Đã có rất nhiều ngành nghệ thuật sử dụng đặc điểm về sự giao thoa văn hóa Đông Tây tạo

nên nétđộc đáo, cách tân trong những tác phẩm của mình Đặc biệt, văn học nghệ

thuật là nơi phản ánh một cách rõ nét nhất về sự giao thoa văn hóa này.Sự giao thoa hai nền văn hóa Đông Tây xuất hiện trong văn học Việt Nam từ khi nước ta chịu sự đô hộ của Pháp Mỹ Đến nay, khi đất nước hòa bình, thế giới gia nhập làng toàn cầu

hóa, văn hóaphương Tây đến với văn học Việt Nam trong những hình hài mới mẻ

'Văn xuôi Hồ Anh Thái chính là nơi thể hiện sâu sắc sự giao thoa giữa hai nền văn

hóa khác biệt nhất

Viết về sự giao thoa giữa hai nền văn hóa, Hồ Anh Thái thường tập trung phản ánh cuộc sống của con người phương Đông trong thời đại mới Hồ Anh Thái

đi rất nhiều nơi, am hiểu nhiều vùng nền văn hóa nhưng Việt Nam và An Độ là

những đề tài lớn trong văn chương của ông Việt Nam và Ấn Độ là những quốc gia

Trang 33

dân tộc mang đến những nhức nhối trong lòng Hồ Anh Thái Một đất nước là nơi

hình thành con người và nhân cách nhà văn, một đất nước là nơi nhà văn đam mê,

say dim, nghiềm ngẫm nghiên cứu Hai dân tộc có những điềm chung về văn hóa,

cùng chung nhau những nỗi đau của văn hóa phương Đông Từ thế ki XX, các dân

tộc Đông Nam Á cũng như Ân Độ, Việt Nam bị thực dân phương Tây xâm lược Kế từ đây, văn hóa phương Đông đã bắt đầu đụng độ với văn minh phương Tây Đến

thời đại toàn cầu, văn hóa phương Đông đang lung lay trước thời cuộc Văn minh

phương Tây ð ạt đến với Phương Đông như những vị khách thân thiết Hồ Anh

Thái, người con đất Việt thám nhuan văn hóa dân tộc, văn hóa Đông và có nhiều cơ

hội tiếp xúc, cọ xát, thông hiểu về văn hóa đất nước con người các nước phương Tây Đó là lí do khiến văn chương Hồ Anh Thái thê hiện sâu sắc cuộc đụng độ văn

hóa hướng đến liên văn hóa trong thời đại toàn cầu Hồ Anh Thái đặt văn hóa dân

tộc và văn hóa Ân Độ trong sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp máy móc

hiện đại phương Tây Từ đó, độc giả phương Đông cũng như phương Tây sẽ thu

nhận những kinh nghiệm, những bài học văn hóa cho bản thân và nhân loại

Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua thời gian dài trong sự đô hộ của giặc Pháp,

kẻ thù Mỹ Chính vì vậy, văn minh phương Tây trở thành mối lo, nỗi đau, vết

thương trong văn hóa dân tộc Đến hôm nay, đất nước đã giành được độc lập, sự

bình yên đã về trên tô quốc ta Việt Nam cũng như các nước phương Đông cùng gia nhập làng toàn cầu hóa Những nỗi đau, những vết thương trong văn hóa dân tộc tạm gác lại để hòa mình với xu thế thời đại mới Đó là quyết định sáng suốt đề xây

dựng xã hội vững mạnh của Đảng và nhà nước ta Trong cuộc đối thoại với văn hóa

phương Tây, văn hóa Việt Nam đối đầu với biết bao cơ hội, biết bao thử thách

Những hạn chế và tích cực mà văn minh phương Tây mang lại làm thay đổi hoàn

toàn đời sống và xã hội con người Việt Nam ta hôm nay Tắt cả nhữngđiều đó trở

thành những đề tài nóng hồi cho văn học Việt Nam hiện đại Văn xuôi Hồ Anh Thái

đã rất thành công trong việc xây dựng những đề tài xoay quanh cuộc sống con

người và xã hội Việt Nam thời mở cửa Đó là bức tranh đời sống xã hội mới với

những bất cập, những điều trái tai gai mắt nhưng vẫn được mặc nhiên thừa nhận

Trang 34

Con người trong xã hội mới đang điên cuồng chạy theo lối sống mới Tầng lớp thanh niên chọn lối sống ích kỉ, cá nhân của phương Tây Họ Tây hóa đến mức chạy

theo lối sống bản năng đánh mắt giá trị làm người Quan hệ giữa người với người

được xây dựng trên nền tảng kim tiền và quyền lực.Mỗi tác phẩm, nhà văn giành những trang văn riêng để miêu tả cuộc sống hỗn độn mà xu thế toàn cầu hóa mang

lại Cði người rung chuông tận thế người đọc chua xót trước nỗiđau của con

người về sự hiện tồn của mình trong một xã hội đây rẫy cái ác, cái mạnh của quyền lực và tiền bạc; Những đứa con rải rác trên đường cho chúng ta thay su lui

tànnhững tình cảm đẹp con người, đặc biệt là tình thâi

inh cam gia đình; Äười lẻ

một đêm là cuốn tiêu thuyết chứa nhiềuthông tin xã hội hiện đại khiến độc giả ngộp

T†

tho Mi tac phim, Hé Anh Thai thể hiện những cuộc đối thoại giữa văn hóa dân

tộc mình với văn hóa phương Tây Phương Tây đang lắn át cuộc sống, con người Việt Nam qua tư tưởng cũng như lối sống Nét đẹp của văn hóa phương Tây đến

'Việt Nam đã bị biến tướng dưới một vài cá nhân, tập thể Tuy nhiên, trong văn xuôi

HồAnh Thái vẫn có những cá nhân quay lưng lại với thời cuộc, hoặc đang âm thầm

đấu tranh cho những nét đẹp văn hóa dân tộc Mặc dù những nhân vật đó không

nhiều nhưng đó là niềm tin của Hồ Anh Thái vào sự thay đổi của xã hội Từ lý thuyết liên văn hóa, Hồ Anh Thái không ngần ngại “vạch áo cho người xem lưng”

để giúp độc giả nhận ra giá trị văn hóa đích thực, nâng niu những giá trị văn hóa đẹp

để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình

Đối với một số nước phương Đông, văn minh phương Tây có thể là mối đe

dọa đến bản sắc văn hóa dân tộc họ Việt Nam trở thành minh chứng cụ thể trong

văn xuôi Hồ Anh Thái Với An Độ, đã có sự lung lay nhưng cốt máu văn hóa Ấn Độ vẫn là mối thách thức với văn hóa phương Tây Trong những tác phẩm viết về An Độ, bóng dáng Tây phương len lỏi vào đời sống con người nơi đây Có khi là sự xuất hiện trực tiếp, có khi là sự thê hiện trong tư tưởng.Trước guồng quay của máy móc tân tiến, Ân Độ cũng như nhiều quốc gia khác không chối từ ánh hào quang

hiện đại Nhưng văn minh phương Tây đã đem đến cho họ những gì? Có giúp họ

thoát ra những hủ tục lạc hậu hay không? Đó là những vấn đề văn hóa Hồ Anh Thái

Trang 35

đang từ từ giải mã Qua những trang văn của Hồ Anh Thái, chúng ta thấy từtrên tầm cao của công nghệ hiện đại phương Tây nhìn xuống đất Ấn chỉ thấy lúc nhúc đông đen những “đàn kiến”, những chuyến bay của phương Tây như luồng văn hóa mới

đến với An Độ chỉ nhỡn nhơ trên bầu trời cao Còn dưới đất, số phận con người vẫn

mang nét văn hóa A Đông cổ xưa, những thân phận con kiến cái sâu vẫn lầm rằm

bò ngang bò dọc dưới kia Đất nước đã bước vào thời mở cửa, nhưng len lỏi trong các làng quê những hủ tục lạc hậu vẫn còn đó Nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong

Đàn kiến, nạn tảo hôn, phân biệt đăng cấp thê hiện qua số phận mẹ con Navin trong Người Ấn, sự bất công mà pháp luật vẫn không can thiệp được Sự ảnh hưởng của

văn minh phương Tây có lẽ là sự tiếp tay, là việc đưa đồng tiền, quyền lực hỗ trợ cho xã hội An Độ phát huy những nét văn hóa đau lòng trên Bản chất văn hoa An Độ là nét đẹp khiến nhiều quốc gia dân tộc ngưỡng mộ Dang sau những vấn nan văn hóa thì văn hóa Ấn Độ vẫn chứa đựng những điều thiêng liêng mang sức hấp dẫn đến phương Tây hiện đại Đất nước “bông sen trắng vĩ đại” là nơi hấp dẫn giới

nghiên cứu không chỉ ở phương Đông mà mở rộng cả Tây phương Văn hóa Ấn Độ,

được truyền tải khắp và ngành Ân Độ học trở thành minh chứng Khi Hồ Anh Thái

viết về văn hóa Ấn Độ, nhà văn để cho một số khách lạ phương Tây ngưỡng mộ nền

văn hóa cô kính này đến nỗi chối bỏ cả nguồn gốc để được hòa nhập với văn hóa

thần linh Tuy nhiên, học được văn hóa phương Đông không phải dễ, hiểu được văn

hóa Ấn Độ càng khó Văn minh Phương Tây phải bắt lực và truyện ngắn Cước đổi

cháclà minh chứng

Như vậy, thời đại toàn cầu hóa đã mang đến sự giao thoa giữa các nền văn hóa văn hóa Đông - Tây.Điều này tạo cho các nền văn hóa phương Đông đứng

trước những thách thức và cơ hội Liên văn hóađã tìm rasự bình đẳng văn hóa giữa

các dân tộc.Phương Tây đã khiến cho Việt Nam cũng như Ấn Độ lung lay (với mức

độ khác nhau)trước xu thế chung của thời đại.Hồ Anh Thái nhận thấy những đổi

thay quá lớn khi văn minh phương Tây tràn vào dân tộc mình Nỗi lo đánh mắt bản sắc văn hóa dân tộc canh cánh trong từng câu chữ và trở thành thông điệp nhà văn

muốn gửiđến độc giả Việt Nam Nhưng với văn hóa Ân Độ,sự giao thoa gặp nhiều

Trang 36

trở ngại bởi vì bản sắc dân tộc trong cốt máu người An đã trở thành bắt tử Phải chăng, đây là bài học văn hóa mà nhà văn Hồ Anh Thái giành cho các quốc gia

trong quá trình hội nhập trong đó có Việt Nam

Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy quan niệm phương Tây làm mới phương

Đông không hề chính xác Hai nền văn hóa khác nhau ấy đã có sự giao thoa và làm mới cho nhau.Cả hai nền văn hóa đều mang trong mình những nét đẹp văn hóa có

sức thu hút và hấp dẫn lẫn nhau Đó là không gian nghệ thuật nảy sinh tính liên văn hóa trong văn xuôi Hồ Anh Thái nói riêng và văn xuôi đương đại nói chung

1.2.3 Về cuộc sống con người trong thời đại toàn cầu hóa

Thomas L.Fredman trong một cuốn sách được dịch ra dày hơn 500 trang

mang tên 7hể giớiphăng đã có những giải mã rất hay về hiện tượng toàn cầu hóa làm cho thế giới phẳng ra Theo ông, thế giới phäng ra do nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là do sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ thông tin với sự

phát triển nhanh chóng của internet, điện thoại Những vũ khí của khoahọc công

nghệ đó trở thành kênh giao tiếp rộng kết nối toàn cầu, xích ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân trên thế giới Quá trình làm phangthé gioi day

nhân loại đứng trước những thách thức và cơ hội khác nhau Xu thế toàn cầu hóa đã

trở thành đỉnh điểm của các đối thoại cho các quốc gia trênthế giới Nếu cá nhân,

quốc gia, dân tộc .khơng hướng đếntồn cầu hóa chắc chắn sẽ rơi vào tụthậu, lạc

loài trước thời cuộc

Liên văn hóa sẽ hướng đến xã hội toàn cầu hóa Từ sự đối thoại văn hóa giữa

các quốc gia dân tộc trên thế giới, con người hiểu biết lẫn nhau Cho nên, khi gia

nhập làng toàn cầu hóa, mỗi cá nhân, quốc gia, dân tộc đều có thẻ nắm được tình hình, cập nhật mọi nơi và nhanh chóng tác động đến các sự kiện Toàn cầu hóa góp

phần nâng cao dân trí và sự khẳng định mình của các dân tộc, của từng con người

Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng bộc lộ những hạn chế của nó.Bởi vì, nhânloại vẫn hoài nghỉ rằngthế giới phẳng ra có san bằng và nén chặt sự phong phú, những khác

biệt đặc thù của các nền văn hóa nhân loại, hay đe dọa phá vỡ các cơ cấu văn hóa truyền thống, làm mắt đi tính độc đáo, bản sắc của dân tộc? Chính vì vậy, không thể

Trang 37

phủ nhận rằng ảnh hưởng của toàn cầu hóa về bản sắc văn hóa là một trong những mối quan tâm to lớn và đa chiều trong bối cảnh giao lưu và trải nghiệm văn hóa như

hiện nay

Xu thế toàn cầu hóa sẽ kéo theo sự bắt công, bất bình đăng giữa kẻ giàu và người nghèo Thực sự thế giới không phẳng ra theo nghĩa đen của nó, thế giới đang phát triển những hồ sâu ngăn cách giữa kẻ giàu và người nghèo Đau đớn hơn, khi gia nhập toàn cầu hóa sẽ tạo ra nguy cơ đánh mắt bảnsắc văn hóa dân tộc, đánh mắt

độc lập tự chủ quốc gia, tạo khả năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực như buôn

ban ma tay, mai dim, HIV,

Từ góc nhìn liên văn hóa, Hồ Anh Thái đã nhìn thấy cuộc sống của con người trước thời đại toàn cầu hóa.Xu thế mới của thế giới đã và đang tác động mạnh

mẽ lên số phận của họ Lối sống của xã hội hiện đại với những xô bồ, rối loạn do

ảnh hưởng du nhập nhiều nền văn hóa khác nhau Có người phân vân, lưỡng lự, lạc

loài trước thời cuộc nhưng có người gia nhập tuyệt đối và hòa tan đến kệch cỡm Tắt cả sự hỗn loạn của cuộc sống con người do nền văn minh máy móc công nghiệp

được nhà văn Hồ Anh Thái thể

rõ trong văn xuôi của mình Hồ Anh Thái bằng ngôn ngữ văn chương đã đánh lên những hồi chuông cảnh báo về cách sống, cách hưởng thụ của con người trước guồng quay của máy móc hiện đại

Trước kỹ nghệ hiện đại của máy móc công nghiệp, cuộc sống con người

trong văn xuôi Hồ Anh Thái đang có sự xáo động, mắt trật tự, trượt tuyến tính.Xã

hội chạy theo đồng tiền, dùng tiền để có chức vị, quyền lực Thế giới danh vị trong văn xuôi Hồ Anh Thái hiện lên quá rối ren Những Ơng Vip, ơng Cốp, Luật sư, Giáo sư, Tiến sĩ hầu hết đều dùng tiền để có địa vị Họ sống không hề đúng với chức sắc nghề nghiệp của mình Luật sư với trái tim sạch chưa được dùng đến bao

giờ, Giáo sư hướng dẫn luận văn cho học viên nữ trên giường, ông Vip ông Cốp

với đầy đủ mánh khóe làm ăn biến của công thành của riêng và những tật xấu mat

nhân cách Mỗi nhân vật của Hồ Anh Thái không hề đại diện cho ai, họ là những lát cắt, mãnh vỡ của xã hội Từ họ chúng ta có thể nhận ra mình, là aiđó trong xã hội hay là một ai đó ở phương Tây xa lạ nhưng vẫn nằm trong thời hiện tại mang

Trang 38

tên toàn cầu hóa Thời đại toàn cầu hóa, cuộc sống con người luôn vận động đề đi

lên Người hướng thiện thì ít mà người hướng đến tiền tài danh vọng thì nhiều Chính vì thế, xã hội nảy sinh nhiều giá trị khiến cõi người hỗn mang không tìm

đúng hướng đi

Liên văn hóa chính là kim chỉ nam giúp con người tìm đượclối đi trong xã

hội hỗn độn Liên văn hóa tạo nên tính đối thoại văn hóa giữa các quốc gia dân tộc,

từ sự đối thoại nảy sinh những hạn chế như trên nhưng cũng tạo ra không ít cơ hội cho cuộc sống con người trong thời đại mở cửa Trước hết là cuộc sống con người màthân phận người phụ nữ trở thành vấn đề trung tâm của văn học từ xưa đến nay Trong văn học xưa, cuộc sống con người cùng quẫn trong ao làng, thân phận con

người bé mọn ít có khả năng vùng vẫy và vươn lên Đặc biệt người phụ nữ Á Đơng cảcuộc đời khơng thốt nỗi cái gong “Tai gia tòng phụ Xuất giá tòng phu Phu tử tòng tử” Dù tài hoa xinh đẹp thì cũng đến “bạc mệnh” mà thôi.Biết bao nhà văn

nhà thơ xưa đã lên tiếng kêu đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc cho họ Tuy nhiên, thời đại toàn cầu hóa đã làm cho cuộc sống họ thay đổi nhiều Đó là lý

do người phụ nữ trong văn học hiện đại đã mang những gương mặt khác nhau Từ

lý thuyết liên văn hóa, Hồ Anh Thái, một nhà văn có vốn văn hóa sâu rộng, luôn có xu hướng lấy văn hóa dân tộc đối thoại với văn hóa các dân tộc khác đêkhai thác

tỉnh hoa van hóa thể giới Thành công của Hồ Anh Tháilà xây dựng những nhân vật

nữ vẫn mang hình ảnh con người phương Đơng nhưng thốt khỏi cuộc sống khắc

nghiệt cỗ xưa Với xu thế thời đại mới, con người vượt lên làm chủ bản thân mình

Người phụ nữ cũng vậy, tỉnh thần nữ quyền xuất hiện ở phương Tây nhưng tỉnh

thần của nó thì đã cóở phương Đông Chưa bao giờ người phụ nữ mạnh mẽ, giám

yêu, giám sống và giám mưu cầu hạnh phúc như trong những trang văn Hồ Anh

Thai Những gương mặt nữ quanh ông Kễnh (Những đứa con rải rác trên đường)

không cần đến chồng, không một tiếng than khô kêu nghèo khi phải một mình nuôi

con, đến nỗi cái Cô Xuất Khâu còn van nài ông Kễnh cho xin một đứa con khi tuối

đời còn rất trẻ Những người phụ nữấy dám sống, dám yêu và say đắm với dục vọng

Trang 39

phan đấu học hành để đạt đến địa vị cao sang trong xã hội nhưcô truyền thần, nữ

viện sĩ Ngay đến một đất nước hủ tục khắc nghiệt như Ấn Độ, xã hội toàn cầu

cũng tác động lớn đến cuộc sống người phụ nữa nơi đây Nhân vật nữ xưng Tôi,

một nữ tiếp viên hàng không trong truyện ngắn Đản kiến sẵn sàng đứng lên bảo vệ quyền lợi cho cô bé Kamla (một hành khách trong chuyến bay) Một mình cô đang

chống lại tệ nạn quấy rối tình dục trẻ em, kết hôn với trẻ vị thành niên Sức mạnh đó ở đâu ở một cô gái xứ Ấn với nền văn hóa kiên định kia Đó là xã hội toàn cầu, là sự

nhanh nhạy của văn hóa qua sự đối thoại liên văn hóa đã kết nối với cô

Khi văn minh nhân loại gia nhập làng toàn cầu hóa thì cuộc sống con người cũng chạm đến những nắc thang mới Tôn giáo xưa nay là vấn đề chứađựng nhiều khắt khe nhất thì nayhoàntoàn trái ngược trong văn xuôi Hồ Anh Thái Mỗi người

chỉ được là một tín đồ duy nhất của một tôn giáo nhất định Tuy nhiên, Hồ Anh

Thái cho chúng ta thấy những điều khác lạ Người ta có thể là tín đồ của nhiều tôn

giáo khác nhau như vị Giáo sĩ của đền thờ Đa giáo, người ta có thể được thiên táng theo tục Hỏa giáo ngay cả khi họ không thuộc về một tôn giáo nào Liên văn hóa tạo nên tính liên tôn giáo, tạo nên sự cởi mở khoan dung giữa các tôn giáo khác

nhau.Đó chính là con đường đi đến xóa bỏ nạn cuồng tín tôn giáo trong xã hội

Dưới thời đại toàn cầu hóa, cuộc sống của con người đã thay đổi rất nhiều

Có những thay đồi tiêu cực do sự hạn chế, thiếu hiểu biết các giá trị của xu thế thời

đại mới, nhưng có những thay đổi tích cực đáng khích lệ Toàn cầu hóa không làm

cho thế giới phẳng ra như lý thuyết của nó mà ngược lại cả thế giới đang đối thoại bình đẳngđề tìm đến những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất Như vậy, thời đại toàn cầu

hóa đã mở ra cho con người những thử thách, những cơ hội Từ lý thuyết liên văn hóa, Hồ Anh Thái đã giúp bạn đọc tìm được hướng đi mới cho bản thân để thay đổi

cuộc sống của mình tốt hơn trong thời đại toàn cầu

Trang 40

Chương 2

BỨC TRANH ĐỜI SÓNG XÃ HỌI HẬU HIỆN ĐẠI TRONG

VAN XUOI HO ANH THÁI TỪ GÓC NHÌNLIÊN VĂN HÓA

2.1 Các nền văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa

2.1.1 Văn hóa truyền thống Việt Nam đang bị mai một, âu hóa

Xu thế mới của thời đại đã góp phần đưa nhân loại tiến lên một bước và nhanh

chóng hòa nhập vào văn hóa thế giới Tuy nhiên, sự phát triển của nó cũng kéo theo

nhiều vấn nạn cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Vấn nạn lớn nhất có lẽ là về văn hóa Việt Nam, một đất nước với bề dày văn hóa truyền thống đang

trong tinh trạng lung lay trước bối cảnh toàn cầu Thời đại cũ, không có sự phát triển,

xâm lắn của máy móc công nghiệp nhưng ông cha ta sống với những nét đẹp văn hóa truyền thống của đất nước có lịch sử 4000 năm dựng nước và giữnước Nói đến người Việt, ai cũng biết đến những con người bao dung đôn hậu sống đẹp với văn hóa ứng

xử tuyệt vời Tỉnh thần nhân đạo, nhân văn trở thành đặc điểm cơ bản của văn hóa văn

học dân tộc Mỗi cá nhân đều có tỉnh thần trách nhiệm cao trước gia đình, cộng đồng,

xã hội Tất cả những nét đẹp truyền thống đó được phản ánh sâu đậmtrong văn học từ

văn học dân gian cho đến văn học viết Tuy nhiên, đến thời đại toàn cầu hóa những nét

đẹp truyền thống đang dần bị lãng quên theo thời đại máy móc, công nghệ Cuộc sống hiện đại với nhịp độnhanh, thời gian gắp rút đã khiến cho văn hóa truyền thống của ta mỗi ngày thêm mai một Lối sống Âu hóa, Tây hóa trở thành sự lựa chọn của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội Tắt cả những điều đó hình thành nên nhưng trong văn học đề tài, chủ đề mới cho văn học Việt Nam hiện đại Mỗi tác phẩm là những tiếng

chuông cảnh báo, thức tỉnh con người trong xã hội toàn cầu hóa

2.1.1.1 Nét đẹp văn hóa truyền thống đang bị lãng quên

'Văn hóa ứng xử

Với tài năng của con người đam mê và có trách nhiệm với nghề nghiệp,

Anh Thái đã viết nên những trang văn khiến độc giả phải suy ngẫm và luyến tiếc cho những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc đang trôi đi Nét đẹp văn hóa đề tạo nên tính khu biệt giữa người và các loài động vật khác chính là tiếng nói, giao tiếp, ứng xử Nói đến văn hóa ứng xử, người Việt ta thường có câu “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễnghe” Nhưng thời đại toàn cầu hóa đã bẻ gãy

lối văn hóa đẹp đó Thay vào đó là văn hóa kiểu Tây nghe rất chua chát bởi sự kệch

Ngày đăng: 22/10/2022, 00:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w