1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề GIÁO dục bảo vệ môi TRƯỜNG

88 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

CHUYÊN đề GIÁO dục bảo vệ môi TRƯỜNG

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Hà Nội, 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

TÀI LIỆU THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC,

KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ 1

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN, HƯỚNG DẪN NGƯỜI

DÂN XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN

CHUYÊN ĐỀ 2

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG THÁCH THỨC VỚI MÔI

TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY

HÀ NỘI, 2012

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHUYÊN ĐỀ 1: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN, HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÂN XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN 7

1 Đặt vấn đề 7

2 Mục tiêu 7

3 Nội dung 7

Phần 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

NÔNG THÔN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN 8

1 Một số khái niệm về môi trường nông thôn và chất thải 8

2 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nông thôn 10

3 Ảnh hưởng của chất thải đến môi trường 15

3.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất 15

3.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước 16

3.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí 16

3.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng 16

3.5 Chất thải rắn làm giảm mỹ quan của cảnh quan nông thôn 18

4 Tổ chức, hướng dẫn xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn 18

4.1 Phân loại rác thải 18

4.2 Thành phần và nguồn gốc chất thải sinh hoạt 199

4.3 Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở nước ta hiện nay 20

4.4 Mục đích của việc phân loại rác tại nguồn 21

4.5 Lợi ích của việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn 22

4.5.1 Lợi ích kinh tế 23

4.5.2 Lợi ích môi trường 24

4.5.3 Lợi ích xã hội 25

4.5.4 Thực tiễn triển khai việc phân loại, xử lý rác ở nước ta hiện nay 25

4.6 Hành động cụ thể phân loại, sử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn 34

4.6.1 Hộ gia đình 34

4.6.2 Chính quyền địa phương 35

Phần 2: HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

NÔNG THÔN, HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÂN XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

TẠI NGUỒN 38

1 Hướng dẫn soạn giảng tài liệu “ Bảo vệ môi trường nông thôn, hướng dẫn người dân xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn” 38

1.1 Mục tiêu cần đạt 38

1.2 Nội dung và phương pháp 38

Nội dung 1: Một số yêu cầu chung khi xây dựng đề cương bài giảng Tài liệu “Bảo vệ

môi trường nông thôn, hướng dẫn người dân xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn” 38

Nội dung 2: Xác định mục tiêu của bài giảng 39

Nội dung 3: Xây dựng cấu trúc đề cương bài giảng 39

Nội dung 4: Những vấn đề cùng trao đổi 40

2 Tổ chức các buổi tham quan, nghe báo cáo của các điển hình tiên tiến về bảo vệ

môi trường nông thôn và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn 40

- Mời các báo cáo viên ở các điển hình tiên tiến tới báo cáo tại địa phương 40

- Tổ chức cho lớp học đi tham quan tới các điển hình tiên tiến, kết hợp xem các băng hình, hình ảnh: 40

Trang 4

3 Tổ chức cho học viên tham gia cùng cộng đồng địa phương bảo vệ môi trường và

xử lý rác thải nông thôn 40

4 Tham gia phong trào thi đua bảo vệ môi trường, xử lý rác thải nông thôn 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

CHUYÊN ĐỀ 2: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI 43

MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY 43

1 Đặt vấn đề 43

2 Mục tiêu 43

2.1 Kiến thức 43

2.2 Kỹ năng 43

2.3 Thái độ 43

3 Nội dung 444

Phần 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 44

VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNGVIỆT NAM HIỆN NAY 44

1 Một số khái niệm về biến đổi khí hậu 44

1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu 44

1.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu 45

1.2.1 Biểu hiện của BĐKH toàn cầu 45

1.2.2 Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam 46

1.3 Đặc điểm của biến đổi khí hậu 54

1.4 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 555

1.4.1 Nguyên nhân do những quá trình tự nhiên 55

1.4.2 Nguyên nhân do ảnh hưởng hoạt động của con người 55

1.5 Kịch bản biến đổi khí hậu 57

1.5.1 Kịch bản của BĐKH trên thế giới 57

1.5.2 Kịch bản của BĐKH ở Việt Nam 64

1.6 Tác động của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu 71

1.6.1 Một số biến đổi của các hệ tự nhiên và hệ sinh thái 71

1.6.2 Tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực kinh tế – xã hội 72

1.6.3 Tác động của BĐKH đối với sức khỏe và đời sống của con người 73

2 Những thách thức với môi trường Việt Nam do biến đổi khí hậu gây ra 75

2.1 Tổng diện tích đất ngập nước giảm đáng kể 75

2.2 Biến động về thủy sinh ở một số địa phương 75

2.3 Nhiều rạn san hô bị tẩy trắng, xuất hiện nhiều tảo độc hại 76

2.4 Dịch bệnh đối với người và gia súc gia tăng 76

2.5 Tác động của biến đổi khí hậu đối với các vùng lãnh thổ Việt Nam 76

2.5.1 Tác động của BĐKH đối với các vùng trung du và miền núi 76

2.5.2 Tác động của BĐKH đối với các vùng đồng bằng và ven biển 78

1 Hướng dẫn giảng dạy chuyên đề “Biến đổi khí hậu và những thách thức với môi trường Việt Nam hiện nay” 84

1.1 Mục tiêu cần đạt 84

1.2 Nội dung và phương pháp 84

2 Tổ chức các buổi tham quan về thực tiễn biến đổi khí hậu tại địa phương 86

3 Tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động cùng cộng đồng địa phương ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87  

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Học tập là một trong những nhu cầu cốt yếu, đồng thời cũng là quyền lợi chính đáng của mỗi con người Xây dựng xã hội học tập để tạo điều kiện cho mỗi người dân có thể học tập suốt đời, học tập bất kỳ ở đâu là điều mà mọi quốc gia tiên tiến trên thế giới đều đang hướng tới

Ở Việt Nam bên cạnh việc phát triển việc giáo dục ở các cấp học phổ thông, các trường chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, việc học tập tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng cũng được hết sức chú trọng

Thực hiện Thông tư số 26/2010/TT.BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm

2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thực, kỹ năng, chuyển giao công nghệ bao gồm 5 chương trình: chương trình giáo dục pháp luật, chương trình giáo dục văn hóa - xã hội, chương trình giáo dục bảo vệ môi trường, chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe và chương trình giáo dục phát triển kinh tế Vụ Giáo dục thường xuyên được giao nhiệm vụ chủ trì biên soạn các tài liệu dưới dạng các chuyên đề phục vụ cho việc triển khai thực hiện chương trình trên tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Học tập cộng đồng

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của các chương trình trên, các chuyên đề được biên soạn theo tinh thần đáp ứng yêu cầu của người học: cần gì học nấy, cần trước học trước những vấn đề thiết thực, sát sườn, phù hợp với thực tiễn của đất nước và của địa phương

Căn cứ vào danh mục các chuyên đề được biên soạn đáp ứng nhu cầu người học đã được phê duyệt kèm theo Quyết định số 3455/QĐ-BGDĐT ngày

5 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục thường xuyên tổ chức biên soạn 2 chuyên đề thuộc lĩnh vực giáo dục bảo vệ môi trường:

Chuyên đề 1: Bảo vệ môi trường nông thôn, hướng dẫn người dân

xử lý rác thải sinh hoạt tài nguồn

Chuyên đề 2: Biển đổi khí hậu và những thách thức với môi trường Việt Nam hiện nay

Trang 6

Các chuyên đề trên được biên soạn nhằm thực hiện các mục tiêu của các chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ là những vấn đề còn mới mẻ, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, trong khi yêu cầu của người học rất phong phú,

đa dạng vì thế chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi rất mong muốn được tiếp nhận những ý kiến nhận xét, góp ý của người học, người đọc để tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống các chuyên đề đáp ứng yêu cầu người học ngày càng hữu ích và đạt được hiệu quả cao hơn

VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Trang 7

CHUYÊN ĐỀ 1

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN, HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÂN

XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN

- Xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn là vấn đề rất cấp thiết mà mọi người dân

và chính quyền địa phương cần quan tâm và giải quyết triệt để

2 Mục tiêu

2.1 Kiến thức

Cung cấp cho người học:

- Một số kiến thức cơ bản về môi trường, ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường

- Một số kiến thức cụ thể về phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt

Trang 8

Phần 1

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN

1 Một số khái niệm về môi trường nông thôn và chất thải

- Môi trường nông thôn: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật tại vùng nông thôn

- Thành phần môi trường nông thôn là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác

- Hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học

- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng

- Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người

- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận

- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng

Trang 9

- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn

- Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến

- Rác là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người

- Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi là từ nguồn Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác về sau

- Phân loại, xử lý rác 3R: Phân loại, xử lý rác theo phương pháp 3R viết tắt từ tiếng Anh: R: Reduce (giảm thiểu), R: Reuse (tái sử dụng), R: Recycle (tái chế) (Hình 1)

Hình 1: Tranh cổ động phân loại xử lý rác 3R và phân loại rác

ngay khi thu gom rác

Trang 10

2 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nông thôn

Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau:

- Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm soát

- Nhìn chung, lượng phân bón hoá học ở nước ta sử dụng còn ở mức trung bình cho 1 ha gieo trồng, bình quân 80 - 90 kg/ha (cho lúa là 150 - 180kg/ha), so với Hà Lan 758 kg/ha, Nhật 430kg/ha, Hàn Quốc - 467kg/ha, Trung Quốc - 390 kg/ha Tuy nhiên việc sử dụng này lại gây sức ép đến MT nông nghiệp và nông thôn với 3 lý do: Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp; Bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm; Chất lượng phân bón không đảm bảo, các loại phân bón N - P - K, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng đăng ký, nhãn mác bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là những áp lực chính cho nông dân và môi trường đất

- Ngoài ra, ở miền Bắc Việt Nam còn tồn tại tập quán sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi vào canh tác Ở ĐBSCL, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc trừ chuột; thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ Các loại này có đặc điểm là rất độc đối với mọi sinh vật; Tồn dư lâu dài trong môi trường đất - nước gây ra ô nhiễm; Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước (Hình 2)

Trang 11

Hình 2 Phun thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nông thôn

- Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được nguyên liệu thuốc BVTV mà phải nhập khẩu để gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước Đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 10 - 40% sản lượng nên đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5 lần Chính vì vậy, lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho phép Điều này dẫn đến ô nhiễm đất, nước Từ môi trường đất, nước và nông sản, thuốc BVTV sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và tích tụ lâu dài gây các bệnh như ung thư, tổn thương

về di truyền Trẻ em nhạy cảm với thuốc BVTV cao hơn người lớn gấp 10 lần Đặc biệt thuốc BVTV làm cho trẻ thiếu ôxi trong máu, suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh, chậm biết đọc, biết viết

- Điều đáng quan tâm là tình hình ngộ độc thực phẩm do các hoá chất độc, trong đó có thuốc BVTV vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng không chỉ riêng ở nông thôn mà còn cả ở các thành phố lớn có sử dụng nông sản có nguồn gốc từ nông thôn

- Nguyên nhân tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn Hàng năm khoảng 10% khối lượng thuốc được nhập lậu theo đường tiểu ngạch Số này rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không đảm bảo và vẫn lưu hành trên thị trường Thứ hai là việc sử dụng còn tuỳ tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo nhãn mác, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc Thứ ba là do một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho thuốc cũ, hết niên hạn sử dụng còn nằm rải rác tại các tỉnh thành trên cả nước Theo Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường, Bộ Tư lệnh Hoá học (2004), trong khoảng hơn 300 tấn thuốc BVTV tồn đọng có

Trang 12

nhiều chất nằm trong số 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ Và cuối cùng

là việc bảo quản thuốc BVTV còn rất tuỳ tiện, không có nơi bảo quản riêng, nhiều hộ để thuốc BVTV trong nhà, trong bếp và trong chuồng nuôi gia súc

- Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân Hiện cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và đông đúc nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng, vốn là cái nôi của làng nghề truyền thống, với tổng số

472 làng nghề các loại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Nội, Thái Bình và Bắc Ninh, Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%) Do đó, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ của dân làng nghề Kết quả phân tích chất lượng nước thải một số làng nghề dệt nhuộm tại Thái Bình cho thấy, đa

số các chỉ tiêu phân tích đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt BOD5, COD đều vượt tiêu chuẩn từ 2 - 5 lần (Hình 3)

Hình 3 Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường nông thôn

- Ô nhiễm không khí: Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than Do đó, lượng bụi và các khí CO; CO2; SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất trong nhiều làng nghề khá cao Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ (Khai Thái - Hà Tây); vôi (Xuân Quan - Hưng Yên) hàng năm sử dụng khoảng 6.000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lò; 250 tấn bùn; 10m3 đá sinh ra nhiều loại bụi, SO2; CO2, CO; NOx, và nhiều loại chất thải nguy hại khác, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân trong khu vực và làm ảnh hưởng tới hoa màu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận Đây cũng

là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc Ninh và Hưng Yên…

Trang 13

- Ô nhiễm môi trường đất chủ yếu tập trung ở các làng nghề tái chế kim loại Kết quả nghiên cứu của Đề tài KC.08.06 cho thấy, một số mẫu đất ở làng nghề tái chế chì thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên cho thấy, hàm lượng Cu2+ đạt từ 43,68 - 69,68 ppm; hàm lượng Pb2+ từ 147,06 - 661,2 ppm Hàm lượng các kim loại nặng trong nước cũng rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép

- Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi người mỗi ngày thải ra 0,4 - 0,5 kg chất thải Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến nên mới thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập trung rác Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa có cơ quan quản

lý và biện pháp xử lý Chủ yếu là tập trung để phân huỷ tự nhiên và gây nên những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường

- Một kết quả khảo sát mới đây của Viện Nước, tưới tiêu và môi trường (Bộ NN&PTNT) cho thấy, với khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường

- Hà Nội được đánh giá là đạt được những kết quả khả quan trong công tác bảo vệ môi trường, song kết quả thu gom và xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt chưa đáp ứng được yêu cầu Hiện, tổng lượng chất thải rắn ra môi trường trên địa bàn Hà Nội ước 5.371 tấn/ngày, trong đó từ khu vực nông thôn ước khoảng 2.500 tấn/ngày Qua điều tra, hiện Hà Nội có 355/424 xã thành lập tổ thu gom rác thải Có 143 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố, chiếm tỷ lệ 40,28%, chủ yếu là ở các thị trấn và

xã lân cận khu vực nội thành Một số thôn, khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa vẫn gặp khó khăn trong thu gom rác thải Ngoài ra, trung bình mỗi ngày lượng chất thải phát sinh do chăn nuôi khoảng 50.000 tấn, cùng với việc chất thải rắn

từ các làng nghề và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý triệt để đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

- Không riêng Hà Nội, việc quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn ở khu vực nông thôn tại nhiều tỉnh, thành phố đã nảy sinh những khó khăn, bất cập PGS.TS Vũ Thị Hương, Viện Nước, tưới tiêu và môi trường cho biết, tại nhiều vùng nông thôn đã hình thành các mô hình thu gom rác thải do người dân, xã, thôn tự tổ chức hoặc mô hình HTX dịch vụ môi trường, công ty dịch vụ môi trường đảm nhiệm Tuy nhiên chỉ số ít mô hình thực hiện hiệu quả, phần lớn

Trang 14

do hình thành tự phát nên hoạt động không bền vững Theo PGS.TS Vũ Thị Hương, kém hiệu quả là do chưa có chính sách hỗ trợ cho các hoạt động quản

lý chất thải nông thôn Trong khi ở đô thị, các công ty dịch vụ môi trường đô thị là DN công ích nhà nước, 80% kinh phí hoạt động từ ngân sách cấp, 20%

do dân đóng góp thì các tổ chức dịch vụ môi trường ở nông thôn kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn thu phí dịch vụ môi trường do dân đóng góp Các hoạt động tổ chức cho cộng đồng tham gia quản lý chất thải vẫn mang nặng tính phong trào, chủ yếu thực hiện trong các dịp lễ, tết mà chưa được duy trì thường xuyên Ở nhiều địa phương có hương ước về làng văn hóa mới, trong

đó quy định cụ thể về nếp sống văn hóa trong cưới hỏi, tang lễ nhưng rất ít hương ước đề cập đến quy định về quản lý chất thải và vệ sinh môi trường

- Sản xuất nông nghiệp đang phải chịu áp lực do ô nhiễm môi trường đất, nước và chất lượng nông sản bị suy giảm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức Mặc dù được giới khoa học cảnh báo, song nông dân vẫn lạm dụng các loại hóa chất trong quá trình sản xuất và chưa có kế hoạch hành động bảo vệ môi trường Kết quả điều tra 30 mô hình thu gom rác thải tại 10 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng của Viện Nước, tưới tiêu và môi trường những năm gần đây, chỉ có hai địa phương có kế hoạch triển khai thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, nhưng đều không thành công do không có kinh phí thực hiện và công tác tuyên truyền chưa sâu sát Người dân vẫn nghĩ vỏ thuốc bảo

vệ thực vật là loại rác thông thường nên vứt bỏ ở đâu không quan trọng

Các kiến thức cần ghi nhớ

- Môi trường nông thôn: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên

và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật tại vùng nông thôn

- Hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học

- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt

cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng

- Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải

Trang 15

ra hay gọi là từ nguồn Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử

lý rác về sau

- Phân loại, xử lý rác 3R: Phân loại, xử lý rác theo phương pháp 3R viết tắt từ tiếng Anh: R: Reduce (giảm thiểu), R: Reuse (tái sử dụng), R: Recycle (tái chế)

Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nông thôn

- Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp

- Tập quán sử dụng phân bắc, phân chuồng

- Thuốc bảo vệ thực vật

- Chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt

3 Ảnh hưởng của chất thải đến môi trường

3.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất

Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai kháng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất

- Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình

xử lý nước

- Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người và động vật…

- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất

- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng

- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất

Trang 16

3.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước

- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm

- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt

- Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu

cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần

3.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí

- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2,

NH3, gây ô nhiễm môi trường không khí

- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ

-Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc lẫn trong rác

3.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng

Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền Những hợp chất này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo động

Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ trên Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da Do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều

Trang 17

trị rất khó khăn Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khó phân hủy Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 800oC trở lên thì các chất này không phân hủy hết Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường

Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch

tả, thương hàn,…do loại chất thải rắn gây ra Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng

hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột,… là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như

CH4, CO2, NH3, gây ô nhiễm môi trường không khí Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn Còn đối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây hại ) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hô hấp Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư

Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền Những hợp chất này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo động

Trang 18

Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ trên Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da Do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị rất khó khăn Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khó phân hủy Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 800oC trở lên thì các chất này không phân hủy hết Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường

3.5 Chất thải rắn làm giảm mỹ quan của cảnh quan nông thôn

Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan của cảnh quan nông thôn

4 Tổ chức, hướng dẫn xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn

4.1 Phân loại rác thải

Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây:

- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:

+Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình

+ Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ

- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí

- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…

- Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải độc hại, chất thải đặc biệt Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định

Trang 19

nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất thải

có hiệu quả

4.2 Thành phần và nguồn gốc chất thải sinh hoạt

Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu

tố khác Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần chất thải rắn sinh hoạt

là điều hết sức cần thiết Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái sinh để phát triển kinh tế

Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm ; Chất thải từ dịch

vụ như rửa đường và hẻm phố chưa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng , chất thải thực phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp (Bảng 1)

Bảng 1 Thành phần và nguồn gốc của chất thải sinh hoạt

Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, đồ chơi, vỏ dừa

e.Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm

được chế tạo từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ Chất dẻo, đầu vòi, dây điện

f.Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm

được chế tạo từ da và cao su

Bóng, giày, ví, băng cao su

2.Các chất không cháy

a.Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm Vỏ hộp, dây điện, hàng

Trang 20

được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút

c.Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm

được chế tạo từ thủy tinh

Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn

d Đá và sành sứ

Bất cứ các vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh

Đá cuội, cát, đất, tóc

(Theo Nguyễn Ngọc Nông Hiện trạng và giải pháo quản lý, tái sử dụng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị tại Thành phố Thái Nguyên, 2011)

4.3 Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở nước ta hiện nay

Theo báo cáo môi trường quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng tới 0,9 kg lên 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 kg lên 0,65 kg/người ngày tại các đô thị nhỏ Dự báo, tổng lượng chất thải rắn phát sinh có thể tăng lên đến 25 triệu tấn vào năm 2010, 35 triệu tấn vào năm 2015, 45 triệu tấn vào năm 2020 Trong khi đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng

đô thị trung bình đạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20%

Và phương thức xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp Cả nước có 91 bãi chôn lấp rác thải thì có đến 70 bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không hợp

vệ sinh Ngành công nghiệp tái chế chưa phát triển do chưa được quan tâm đúng mức Một số địa phương đã và đang thực hiện những dự án 3R, điển hình là Dự án 3R Hà Nội, song nhìn chung mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ, không đồng bộ và thiếu định hướng Nếu phân loại tại nguồn tốt, chất thải rắn sinh hoạt có thể tái chế khoảng 60 - 65% Chất thải hữu cơ cao trong rác thải sinh hoạt có tiềm năng lớn trong việc chế biến phân compost Với lĩnh vực công nghiệp, một số ngành công nghiệp có khả năng tái sử dụng, tái chế tới 80% lượng chất thải Thậm chí, các công nghệ mới như Seraphin, Tâm Sinh Nghĩa,

Trang 21

Công ty thủy lực đã được áp dụng ở một số thành phố như Hà Nội (Sơn Tây), Vinh, Huế, Ninh Thuận đem lại tỷ lệ tái chế tới hơn 90%, đồng nghĩa chất thải mới phải chôn lấp chỉ dưới 10% Như vậy, chất thải có vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia Do đó, chất thải cần phải được coi trọng, được thống kê, đánh giá, phân tích và phân loại để tái chế, tái sử dụng tốt trước khi đem tiêu hủy

Hiện nay phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn được xử lý bằng hình thức chôn lấp Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 12 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật và chỉ có 17 trong tổng số

91 bãi chôn lấp hiện có trong cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh Phần lớn các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là hết sức khó khăn và hạn chế Lượng chất thải rắn tại các đô thị được thu gom mới đạt 70% tổng lượng chất thải rắn phát sinh Trong khi đó, việc tái chế và tái sử dụng mới chỉ giảm khoảng 10 -12% khối lượng rác thải

Ở nước ta chỉ khoảng 7 người/1 triệu dân làm công tác quản lý nhà nước về môi trường, trong khi con số này ở Trung Quốc là 20 người, so với các nước trong khu vực ASEAN như: Thái Lan là 30 người, Campuchia là 55 người, Malaysia là 100 người, Singapore là 330 người Đối với các nước phát triển thì con số này còn cao hơn nhiều, ví dụ như: Canada là 155 người, Anh

là 204 người Ngoài ra do hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tương thích kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Các quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn mặc dù đã được Chính phủ ban hành song còn mang tính hình thức, số kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí

mà Nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải Các chế tài

xử phạt vi phạm hành chính còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Do đó công tác quản lý rác thải còn nhiều lỏng lẻo

4.4 Mục đích của việc phân loại rác tại nguồn

Mục đích chính của việc phân loại rác tại nguồn là nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong rác có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng

Do đó, việc phân loại rác tại nguồn có một số ý nghĩa quan trọng về mặt kinh

Trang 22

tế, xã hội, môi trường và đây là hoạt động cần thiết để góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội theo hướng phát triển bền vững

4.5 Lợi ích của việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn

Rác thải được tái chế, xử lý rất hữu ích đối với cuộc sống của con người.Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại Việt Nam khoảng 17 triệu tấn một năm Trong đó, vùng đô thị phát sinh đến 6,5 triệu tấn một năm Với thành phẩn chủ yếu là chất hữu cơ (chiếm 50-70%), rác thải sinh hoạt chính là nguồn nguyên liệu sản xuất phân

vi sinh thân thiện với môi trường, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Với sự phát triển của khoa học, ngày nay, rác thải còn được tái chế thành nguyên liệu cho ngành công nghiệp, thậm chí, còn là nguyên liệu để sản xuất ra điện năng phục vụ cho đời sống con người Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải, khí thải …ở Việt Nam đang ở mức báo động, do đó, việc tái chế, xử lý rác thải là hành động thiết thực góp phần vào công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng

Nhiều nước trên thế giới đã coi việc phân loại và xử lý rác là một ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận Một số quốc gia như Thái Lan, Myanmar, Singapore với việc áp dụng các phương pháp tái chế rác hợp lý, nên mỗi năm họ đã tiết kiệm được 50-55% các loại nguyên liệu như bột giấy, nhựa, kim loại nặng từ việc tái chế rác thải…Trong khi công tác quản lý, phân loại và xử lý rác thải tại Việt Nam vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lý, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, khu dân cư Với quan niệm xưa cũ cho rằng rác thải là thứ không có giá trị, phải loại bỏ cho nên nguồn tài nguyên này vẫn bị coi là gánh nặng của xã hội Rác thải lâu nay được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, hoặc đốt thủ công tiêu tốn mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng và chiếm dụng nhiều diện tích cho việc xây dựng bãi chôn lấp mà hiệu quả lại không cao Các nguồn nguyên liệu có thể tái chế gồm chất hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại … bị chôn vùi trong đất mà hàng trăm năm sau mới có thể phân hủy Còn đem đốt lại thải khói độc ra môi trường Nhiều bãi rác theo công nghệ cũ đã và đang gây ô nhiêm môi trường

và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân Ngay như ở nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn (Sóc Sơn-Hà Nội) là một trong những nhà máy có công nghệ xử lý rác được đánh giá tốt nhất ở Việt Nam, thì rác thải túi nylon, chất hữu cơ, dầu thải, bông băng y tế, sắt vụn được thu gom về đây cũng không được, tái chế và tái sử dụng mà chủ yếu chôn lấp Đặc biệt là đối với rác thải từ xây dựng, theo

bộ Xây dựng, mỗi năm chất thải rắn có khoảng gần 30 triệu tấn, 2015 sẽ là

Trang 23

hơn 40 triệu tấn Nếu đem chôn lấp sẽ lãng phí từ 55% đến 67% các sinh khối

và chất hữu cơ trong chất thải rắn

Nguyên nhân chính là do rác thải không được phân loại tại nguồn Các nhà máy thiếu thiết bị, công nghệ để xử lý, phân loại rác và một phần là bởi ý thức của người dân về việc phân loại rác từ cơ sở để tái chế chưa cao, các loại rác thải vô cơ, hữu cơ không được phân loại mà bị đổ chung vào một nơi Rác không được phân loại lại gây khó khăn cho việc xử lý bằng các phương pháp tái chế, composting, đốt rác phát điện… Và vì vậy, “tài nguyên rác” vẫn mãi bị lãng phí trong khi các nguồn tài nguyên khác đã và đang bị khai thác triệt để

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011- 2020, theo đó 70% tổng số lượng chất thải rắn ở nông thôn phải thu gom và xử lý để bảo đảm vệ sinh môi trường, với 60% được tái chế để tái sử dụng Đến năm 2015 thì 85% tổng số lượng chất thải rắn tại đô thị phải được thu gom, xử lý, 60% được tái chế để tái sử dụng, hai con

số này đến năm 2020 là 90% và 85% Từ 2016-2020, 90% tổng số lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, 100% chất thải rắn y tế, phải được thu gom và xử lý Đây là chủ trương rất hợp lý của Chính phủ trong bối cảnh hiện nay, thể hiện ý chí, sự quyết tâm của Nhà nước trong công tác xử lý, tái chế rác thải Tuy nhiên, để chương trình này thành công còn rất cần sự ủng hộ, cần

sự thay đổi quan điểm sống xưa cũ của người dân về rác để rác không còn là thứ bỏ đi như dân ta vẫn nhầm tưởng

Chi phí xử lý 1 tấn chất thải rắn sinh hoạt là 250.000 đồng Nếu mang 4.500 tấn rác thực phẩm đi chôn lấp, thành phố mất hơn 1,1 tỉ đồng cho việc

xử lý số rác này Giảm khối lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ

Trang 24

cho việc chôn lấp rác cũng sẽ giảm đáng kể Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi (Hình 4)

Hình 4 Xử lý chất thải rắn đẻ sản xuất phân vi sinh

phục vụ sản xuất nông nghiệp

4.5.2 Lợi ích môi trường

Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường Khi giảm được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt

Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính

do khí của bãi chôn lấp Ở các bãi chôn lấp, các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm CH4, CO2, NH3 Theo báo cáo đầu tư chương trình khu xử lý chất thải rắn Đa Phước, tương ứng với một tấn chất thải rắn sinh hoạt lưu lượng khí tạo ra là 266 m3, trong đó chủ yếu là khí CH4 Khí CH4 có khả năng tác động ảnh hưởng đến tầng ôzôn cao gấp 21 lần so với CO2 Việc giảm chôn lấp chất thải rắn có thể phân hủy kéo theo việc giảm lượng khí làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn

Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng

ta có thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu

Trang 25

thứ cấp Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng lượng nhôm có trong chất thải rắn sinh hoạt thay vì khai thác quặng nhôm Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm do việc khai thác quặng nhôm mang lại

4.5.3 Lợi ích xã hội

Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường Để công tác phân loại này đạt được hiệu quả như mong đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của nó đối với môi trường sống

Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường

sống (Theo Hoàng Lam, Rác thải ”nguồn tài nguyên” đang bị lãng phí, 2012)

4.5.4 Thực tiễn triển khai việc phân loại, xử lý rác ở nước ta hiện nay

Khó khăn trong phân loại, xử lý chất thải rắn tại nguồn ở nước ta hiện nay cũng như ở nông thôn là do:

- Khả năng phân loại của người dân kém

- Lực lượng rác dân lập chưa đồng thuận với chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn

- Ý thức của người dân chưa cao

Trung tuần tháng 3/2007, Hà Nội chính thức triển khai thực hiện việc

xứ lý chất thải theo phương pháp 3R: giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế rác thải sinh hoạt Dự án này do Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) là chủ dự án với sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật của Chính phủ Nhật Bản Theo đó, từ 2007 đến 2009, Cơ quan Hợp tác và Phát triển Nhật Bản (JICA) sẽ tài trợ 3 triệu USD để Hà Nội thực hiện dự án tại 4 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và sau đó sẽ nhân rộng ra toàn TP

Những ngày đầu không ít phiền phức bởi nhà nào cũng có thói quen thải rác ra ngày nào đổ luôn ngày đó Việc phân loại rác để vào 2 thùng xanh - cam được cấp miễn phí bị người dân cho là mất thời gian!

"Cuộc chiến” giữa một hệ thống khá mới và một thói quen khá lâu diễn ra ngấm ngầm giữa nhân viên thu gom và người dân "nổ ra’’ ngay tại nơi đổ rác

Trang 26

Chị Nguyễn Thị Mai, Xí nghiệp Môi trường đô thị số 2 (thuộc URENCO) kể, nhiều hộ giữ nguyên nếp, dồn thẳng tất cả các loại rác vào thùng mang ra đổ, nhân viên gọi lại "nhờ chút việc" để giải thích thì nhận được câu trả lời ngắn gọn: ’’Nhờ gì, bận lắm!’’ rồi bỏ đi!

Có nhà cứ đứng tần ngần tại nơi đổ rác, nhất quyết "đòi’’ nhân viên vệ sinh ngày nào cũng phải mang 2 thùng thu gom rác vì họ không thể xách lại về nhà một đống lỉnh kỉnh các túi đựng phân mèo (trộn cùng xỉ than), bỉm trẻ em vì "hôi hám không chịu được!’’

Trước đây rác cho tất vào túi bóng, xách ra vứt vào thùng là xong - nhưng giờ, nếu cứ cố tình xách túi bóng rác ra là có người đứng kè kè đó hướng dẫn cách phân loại Trúng hôm đổ rác hữu cơ, người dân phân loại và

để rác vào túi bóng (vì sợ bẩn thùng) rồi mới đặt vào thùng xanh theo đúng quy định Thành ra, đổ rác xong, hàng đống túi bóng nằm lại (túi bóng thuộc rác vô cơ) nên các nhân viên thu gom lại phải hì hụi nhặt riêng loại rác này

Ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó Giám đốc Xí nghiệp Môi trường đô thị số

2 cho biết, đối với phân loại rác tại hộ gia đình còn vậy, nhiều cửa hàng kinh doanh, nhất là kinh doanh ăn uống việc thử nghiệm phân loại rác "khó’’ hơn bởi lượng rác nhiều, thức ăn thừa, xương xẩu, khăn ăn, giấy vệ sinh khiến họ ngại phân loại rác, cứ đổ tràn cả thùng

Sẽ có thêm 3 phường thực hiện phân loại rác

Bác Hoàng Phú Hưng, tổ dân phố số 7 phường Phan Chu Trinh và các hướng dẩn viên ngay tại điểm thu gom rác

Thế nhưng, nay thì việc phân loại rác đã bước đầu thành thói quen của người dân ở phường Phan Chu Trinh

Tại điểm thu gom rác 16, Trần Hưng Đạo, 18g ngày cuối tuần (14/7), người dân tập kết đổ rác, trên tay ai cũng xách 2 thùng xanh - cam nhỏ để đổ rác vào một loạt các thùng rác màu xanh - cam lớn (loại 240lít) Người dân chọn thùng rác xanh (rác hữu cơ) đi đổ hàng ngày và thùng rác da cam (rác vô cơ) đổ vào các ngày thứ ba, thứ năm thứ bảy và Chủ nhật

Bác Hoàng Phú Hưng, tổ dân phố số 7 phường Phan Chu Trinh cho biết, người dân thuộc tổ dân phố của bác trước đây cũng đã phân loại rác bằng túi nilon, giờ họ nhanh thích ứng với phân loại rác bằng thùng xanh - cam

Trang 27

Các cán bộ thuộc URENCO và 2 chuyên gia của Nhật Bản thường xuyên có mặt tại các điểm thu gom để hướng dẫn, giải thích cho người dân hiểu và thực hành phân loại rác

Ông Hirata, chuyên gia phân loại rác tại nguồn của JICA cho biết, giữ thói quen đổ rác cũ ở bên Nhật trước đây cũng có Tuy nhiên, để cải biến thói quen này, hàng tuần sẽ có các cuộc họp giữa các chuyên gia của JICA, URENCO, lãnh đạo địa phương và người dân nhằm phân tích để đưa ra các phương án phù hợp

Sau phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm sẽ là phường Nguyễn

Du (Hai Bà Trưng), tiếp đó đến Thành Công (Đống Đa) và Láng Hạ (Ba Đình) thực hiện thí điểm phân loại rác từ nguồn

Theo Dương Thị Tơ và các cộng sự (Trung tâm Tư vấn, Đào tạo & chuyển giao Công nghệ môi trường), kinh nghiệm của một số nước phát triển

về quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn cho thấy:

Ở châu Âu, nhiều quốc gia đã thực hiện quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường Tại các quốc gia như Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức việc quản lý chất thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ, công tác phân loại và thu gom rác đã thành nền nếp và người dân chấp hành rất nghiêm quy định này Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ đồ hộp được thu gom vào các thùng chứa riêng Đặc biệt, rác thải nhà bếp có thành phần hữu cơ dễ phân hủy được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo đúng quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost Đối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cốđịnh trong khu dân cư, hoặc có thểgọi điện để bộ phận chuyên trách mang đi nhưng phải thanh toán phí thông qua việc mua tem dán vào các túi rác này theo trọng lượng Đối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định phân loại riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà máy để thu gom và xử lý riêng biệt Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra nhiều rác, chính quyền yêu cầu các công ty ngay từgiai đoạn thiết kế xây dựng phải dự kiến nơi chứa các sản phẩm thải loại của mình hoặc trong giá bán sản phẩm đã phải tính đến chi phí thu gom và xử lý lượng rác thải

Ở Nhật Bản, trong 37 đạo luật về bảo vệ môi trường có 7 đạo luật vềquản lý và tái chếchất thải rắn Việc phân loại rác tại nguồn đã được triển khai từ những năm 1970, tỷ lệ tái chế chất thải rắn ở Nhật Bản đạt rất cao

Trang 28

Hiện nay tại các thành phố của Nhật Bản chủ yếu sử dụng công nghệ đốt để

xử lý phần rác khó phân hủy Các hộ gia đình được yêu cầu phân loại rác thành 3 dòng: Rác hữu cơ dễ phân hủy để làm phân hữu cơ sinh học được thu gom hàng ngày đưa đến nhà máy sản xuất phân compost; Rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp sẽ được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế; Loại rác khó tái chế hoặc hiệu quả không cao nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư Công ty vệ sinh môi trường sẽ gom những túi đựng rác đó và vận chuyển đi Nếu gia đình nào phân loại rác không đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy báo phạt tiền Đối với những loại rác có kích thước lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, ti vi, giường, bàn ghế… thải loại phải đăng ký và đúng ngày quy định đem đặt trước cổng, có xe của bộ phận chuyên trách đến chở đi Điển hình về phân loại rác triệt để là ở thành phố Minamata thuộc tỉnh Kumamoto Ở đây vào những năm 60 - 70 thế kỷ trước đã xảy ra thảm họa môi trường khủng khiếp: ô nhiễm nước thải công nghiệp đã gây ra cái chết của trên 13.600 người dân thành phố này Ngày nay, người dân nơi đây đã có ý thức rất cao về bảo vệ môi trường, rác thải sinh hoạt đã được người dân phân ra 22 loại khác nhau rất thuận tiện cho việc tái chế Ở Hàn Quốc, quản lý chất thải rắn đô thị có phần tương tự như của Nhật nhưng cách

xử lý hơi khác Rác hữu cơ nhà bếp một phần được dùng để làm giá thể nuôi trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biogas từ hố chôn lấp cung cấp cho phát điện, sau khi rác tại hố chôn phân hủy hết tiến hành khai thác mùn bãi chôn làm phân bón và tái chôn lấp cho chu kỳ sau Như vậy, có thể thấy tại các nước phát triển, quá trình phân loại rác tại nguồn đã diễn ra cách đây trên 30 năm và đến nay về cơ bản là thành công tuy

ở các mức độ khác nhau Ở mức độ thấp, việc tách rác thành hai dòng hữu cơ

dễ phân hủy được thu gom xử lý hàng ngày và các loại khó phân hủy, có thể tái chế hoặc đốt, chôn lấp an toàn được thu gom hàng tuần Quá trình tái chếrác thực sự diễn ra tại các nhà máy tái chế, công việc tiếp theo ở đây là dùng thiết bị chuyên dụng, kết hợp lao động thủ công để tiếp tục phân loại rác thành nhiều dòng riêng biệt, ví dụ đối với vỏ chai thủy tinh đã phải chia ra 6 loại khác nhau: loại có thể làm sạch và sử dụng lại, loại này lại phải chia ra theo mỗi màu sắc và kích thước, thường là 3 - 4 loại; loại bị sứt mẻ hay không thể sử dụng lại phải nghiền nhỏ để làm nguyên liệu nấu thủy tinh Ở mức độ thành công cao hơn, rác được tách thành 3 hay nhiều hơn nữa các dòng rác

Trang 29

ngay từ hộ gia đình hoặc ở điểm tập kết trong khu dân cư, nhờ đó công tác tái chế rác thải sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn, thậm chí người dân không phải nộp phí xử lý rác cho chính quyền, mà còn được nhận lại tiền bán phế liệu cho nhà máy tái chế, tuy số tiền này không lớn Người dân thành phố Minamata rất hài lòng và tự hào vì đã đi đầu về bảo vệ môi trường trong việc quản lý chất thải rắn Hiện ở châu Âu đang vận động phân loại rác thành 9 loại Có thể nhận thấy sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải

là kết quả của ba yếu tố có liên quan hữu cơ, một là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và cưỡng chếngười dân thực hiện phân loại rác tại nguồn; hai là sự đầu tư thỏa đáng của Nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã được phân loại sơ bộ tại nguồn; ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh

tế, nhận thức, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lý tái chế phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo

từ chất thải Thiếu một trong ba yếu tố này thì việc tái chế, tái sử dụng chất thải khó thành công Tại Hàn Quốc, quá trình vận động phân loại rác tại nguồn diễn ra hàng chục năm và chỉ thành công khi hội đủ ba yếu tố trên và khi đó mức GDP bình quân đầu người đạt trên 7.000 USD/năm Tại Đông Nam Á, Singapo đã thành công trong quản lý chất thải rắn trên khía cạnh bảo vệ môi trường vì Nhà nước chi rất nhiều cho công tác này, nhưng tỷ lệ tái chế chất thải chưa cao Hiện nay, Chính phủ Singapo đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế để giảm chi ngân sách cho xử lý chất thải theo công nghệ đốt và chôn lấp đang thực hiện Các quốc gia còn lại đều đang trong quá trình tìm kiếm hoặc mới triển khai mô hình quản lý chất thải rắn, chưa có bài học thành công nào được ghi nhận Tại Băng Cốc (Thái Lan), việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực hiện được tại một số trường học và vài quận trung tâm, để tách ra một số loại bao bì dễ tái chế, lượng rác còn lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên được ép chặt để giảm thể tích và quấn nilông rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô nhiễm

Ở Việt Nam, bước khởi đầu thí điểm việc phân loại rác tại nguồn đã được thực hiện tại một số địa phương

Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004, ở nước ta các khu đô thị mặc dù chỉ chiếm 25% trên tổng số 82 triệu người nhưng phát thải trên 6 triệu tấn, chiếm 50% lượng chất thải sinh hoạt trong cả nước Trước đây, việc quản lý rác thải ở các đô thị của Việt Nam chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom - vận chuyển - xử lý bằng chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác thải

Trang 30

Những năm gần đây, ở một số địa phương chu trình quản lý này đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực ởcông đoạn cuối, đó là rác thải sinh hoạt đô thị đã được tập trung và xử lý trong nhà máy xử lý rác Tuy nhiên, số lượng các nhà máy này trong cả nước không nhiều, hiện chỉ vài địa phương có nhà máy xử lý một phần rác đô thị, còn lại hầu hết vẫn phải xử lý theo hình thức chôn lấp Rác thải không được phân loại tại nguồn đã gây khó khăn trong khâu xử lý không những ở các nhà máy mà còn đối với cả hình thức chôn lấp Mặt khác, chính vì không được phân loại nên khả năng tận dụng để tái chế, tận thu nguồn nguyên liệu từ rác cũng bị hạn chế và trên hết là nguy cơ ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi Vài năm gần đây một số địa phương đã bước đầu thí điểm việc phân loại rác tại nguồn Tại Hà Nội, chương trình thí điểm phân loại rác đã được triển khai thí điểm tại phường Phan Chu Trinh từ năm 2002 Các hộ gia đình trong phường được hướng dẫn cách phân loại rác thành hai túi, một loại có thể làm phân compost và loại còn lại, được phát túi nilông hai màu để phân loại rác tại nhà Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình chưa cao, khi dự án kết thúc thì quá trình phân loại cũng chấm dứt Từ tháng 3/2007, với sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Nhật Bản thông qua tổ chức JICA, thành phố Hà Nội đã tiến hành triển khai dự án phân loại rác tại nguồn áp dụng đối với 4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình và Đống Đa Các hộgia đình trên địa bàn 4 quận sẽ được tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác dụng của tái chế rác thải và sự cần thiết phân loại rác tại nhà Tại thành phố

Hồ Chí Minh, Dự án “Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn với công nghệ phân loại rác tại nguồn ở quận 5 - VNM 5-20” trong Chương trình ASIA URBS với sự tài trợ của Ủy ban châu Âu đã được triển khai từ năm 2004 và kết thúc vào tháng 9/2006 Mục tiêu của dự án là quản lý rác thải bằng cách tiếp cận và giải quyết trên cả ba mặt kinh tế - kỹ thuật, môi trường và xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường bức thiết trên địa bàn quận 5 - một trong những quận trung tâm có mật độ dân cư rất cao Gần đây nhất, tại Long An, thị xã Long An đang triển khai chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn dưới sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu Dựán sẽ cung cấp túi nilông cùng thùng đựng rác 2 màu để hỗ trợngười dân tiến hành phân loại rác dễ phân hủy và rác có thể tái chế ngay tại các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, cơ sở dịch vụ Đây là các dấu hiệu đáng mừng, một mặt chúng ta hy vọng các dự án này thành công, nhưng mặt khác phải nhìn nhận các dự án này do các tổ chức quốc tế tài trợ chỉ đóng vai trò phát động, kích hoạt phong trào tái chế, tái sử dụng rác và thúc đẩy phân loại rác tại nguồn để tái chế rác đạt kết quả tốt Phong trào chỉ thực sự thành công

Trang 31

khi chính các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà khoa học và mọi người dân Việt Nam có chuyển biến về nhận thức và sẵn sàng tham gia hành động phân loại, tái chế rác thải Điều này chỉđạt được khi đã gần hội đủ

ba yếu tố như đã nêu trên Về điều kiện khách quan và chủ quan, Việt Nam không thể chờ đến khi đạt mức GDP trên 7.000 USD/người/năm mới bắt đầu

tổ chức tái chế rác và tiến hành phân loại rác tại nguồn Từ các kinh nghiệm học tập được của các nước, cũng như những bất cập của các thí điểm trong nước có thể chủ động thiết kế lộ trình phát triển cuộc vận động tái sử dụng, tái chế và phân loại rác tại nguồn ở nước ta theo hai điểm xuất phát sau: Với các khu vực dân cư phát triển về nhận thức xã hội và có mức sống tương đối cao (các phường, quận trung tâm của các thành phố lớn), cần song song đầu tư các

cơ sở tái chế rác có đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế toàn bộ lượng rác thải được phân loại sơ bộ từ nguồn được đưa đến hàng ngày, thanh toán phí xử lý hợp lý, đồng thời ban hành các chính sách khuyến khích, bắt buộc người dân phân loại rác tại nguồn, khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế từ rác Phải bảo đảm cho các cơ sở tái chế rác có thể tự cân đối về mặt kinh tế để tồn tại và phát triển ổn định Với các khu vực còn lại, Nhà nước với vai trò “bà đỡ” của một phong trào lớn có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển bền vững đất nước sẽ chủđộng giảm đầu tư các khu chôn lấp rác, thay vào đó

là đầu tư các nhà máy xử lý rác có dây chuyền tách lọc và tái chế rác thải chưa phân loại tại nguồn tạo thành các sản phẩm mới (dù chất lượng còn hạn chế do nguyên liệu đầu vào chưa tốt) Loại công nghệ cho nhà máy này đã xuất hiện trong nước, khi các nhà máy này được đầu tư và đi vào hoạt động,

số lượng rác chôn lấp sẽ giảm mạnh, tác động tích cực đến môi trường, tạo thêm việc làm cho xã hội Đồng thời với việc đầu tư cho các nhà máy tái chế, cần tăng cường vận động và cưỡng chế mọi cơ quan, gia đình và từng người dân tham gia phân loại rác tại nguồn Khi đó, rác tập kết đến nhà máy xử lý sẽ được phân loại và chất lượng sản phẩm tái chế sẽ tốt Các nhà máy này có cơ hội phát triển, hoàn thiện công nghệ thiết bị

- Chương trình thí điểm giáo dục phân loại rác (3R) (Reduce - giảm, Recycle - tái chế và Reuse - tái sử dụng) tại hai khối lớp 3 và lớp 4 của 3 trường tiểu học tại Hà Nội vừa kết thúc, kết quả: tỷ lệ học sinh biết về 3R lên tới 96% Chương trình được thí điểm tại hai khối lớp 3 và khối lớp 4 của 3 trường tiểu học Thành Công A, trường Thành Công B và trường Nam Thành Công Theo Ban quản lý 3R Hà Nội, kết quả, tỷ lệ học sinh biết về 3R đã tăng

từ 42% lên 96% Các học sinh đều ý thức được phải xử lý như thế nào đối với rác tái chế, cả trước và sau khi học 3R (78% - 97%) Kết quả cũng cho thấy,

Trang 32

57% đến 91% các em học sinh biết rác hữu cơ dùng để sản xuất phân hữu cơ hoặc có thể mang đi làm thức ăn cho gia súc Gần 100% các em ý thức được những hoạt động nên làm (tặng quần áo cho người nghèo, thu gom giấy báo

cũ, đổ thức ăn thừa vào thùng rác màu xanh lá cây…) và những việc không nên làm (không đổ rác trên vỉa hè, lòng đường ) 3 giáo viên và 18 học sinh thực hiện xuất sắc chương trình vừa tuyên dương, trao giấy khen và phần thưởng thực hiện xuất sắc chương trình này Cũng theo Ban quản lý dự án, các

em học sinh tham gia rất tích cực, sôi nổi các hoạt động trong quá trình giáo dục về 3R Qua đó, các em được nâng cao ý thức về hành vi đối với rác thải và bảo vệ môi trường, tiết kiệm các nguồn tài nguyên cho cuộc sống…Sau những thành công tại một số địa bàn thí điểm của TP Hà Nội, dự án 3R Hà Nội đang xây dựng kế hoạch mở rộng hội viên 3R trên toàn địa bàn TP và các địa phương khác trên cả nước

- Sau 3 năm triển khai (2006-2009), dự án thí điểm phân loại rác 3R tại

Hà Nội, do JICA (Nhật Bản) tài trợ - sẽ kết thúc vào tháng 11 tới Theo Ban Quản lý dự án, việc phân loại rác đã mang lại những lợi ích tức thì trên địa bàn

4 phường thí điểm: Giảm 30% lượng rác đưa đi chôn lấp, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí xử lý rác

- Người Hà Nội tập phân loại rác kiểu Nhật: Vào 6h chiều, tại tổ dân phố số 7, phường Phan Chu Trinh Hai thùng rác, một vàng (rác vô cơ), một xanh (rác hữu cơ) được đặt gọn ghẽ ở góc đường Thay vì tiếng kẻng rác quen thuộc, với thời gian thu gom rác tại mỗi tổ dân phố chừng 15 phút như thông thường, người dân tại tổ 7 phường Phan Chu Trinh có hẳn gần ba giờ để nhẩn nha đổ rác Yêu cầu duy nhất của sự ưu ái này là người dân phân loại rác tại nguồn: rác nhà bếp (rác hữu cơ) và các loại rác đem đi chôn lấp (rác vô cơ) Phan Chu Trinh là phường đầu tiên được chọn thí điểm cho dự án 3R bởi hai nhân tố: Dân trí cao và mật độ dân cư thấp Thế nhưng, sau hàng loạt các chiến dịch tuyên truyền rầm rộ, sự giám sát cộng hưởng từ các tổ trưởng dân phố, hội phụ nữ, đoàn thể nhiều người dân vẫn chưa có ý thức phân loại rác triệt để tại nguồn "Nhiều khi nói hôm trước, hôm sau mọi người lại vẫn đổ chung các loại rác Tôi thấy mệt lắm Nhất là nhiều gia đình thường xuyên thay người giúp việc Các cháu cũ khi quen phân loại thì lại về mất, các cháu mới thậm chí còn chẳng biết thùng xanh (rác hữu cơ), thùng vàng (vô cơ) khác nhau thế nào thì làm sao phân loại được tại nguồn" - Suốt 2 năm trời từ khi 3R được đưa đến phường Phan Chu Trinh, hầu hết các tổ trưởng dân phố như ông Ngọc đều túc trực bên những thùng rác vào giờ ăn cơm để làm công việc vác

Trang 33

tù và hàng tổng "Nếu không có chế tài xử phạt sẽ rất khó Dân mình cứ bảo phải học cách phát triển của Singapore, Nhật Bản, vậy tại sao chuyện cỏn con như đổ rác cho đúng cách, để sạch sẽ cho chính cộng đồng mình sinh sống mà lại không làm được?"

- Dù mỗi gia đình tại các địa bàn thí điểm đều được phát hai thùng rác màu xanh và màu cam để phân loại rác thải, nhưng người dân đa phần vẫn đựng rác vào túi nilon Còn các thùng rác được phát được úp ngay ngắn bên ngoài căn hộ

- Trên thực tế, việc phân loại rác tại Hà Nội chỉ là 2R, do đã có một hệ thống những người thu gom đồng nát giúp thu mua các loại rác có thể tái chế (recycle) như giấy báo, lon bia, nhựa , chị Giang cho hay Trong thời gian 3 năm thực hiện thí điểm dự án, tính trung bình mỗi ngày thu gần 13 tấn rác hữu

cơ tại cả 4 phường, giảm khoảng 30% tổng rác thải đưa ra bãi chôn lấp

- Phân loại rác tại nhà vừa sạch vừa tiết kiệm: Thức ăn thừa, rau quả cho vào các thùng màu xanh Từ ngày 15/7, tất cả các hộ dân ở phường Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) đều sẽ có hai hộp nhựa màu vàng và xanh lá cây để lựa riêng rác hữu cơ và vô cơ Điều này giúp phường tiết kiệm 20 triệu đồng tiền xử lý rác mỗi tháng Hiện 90% số hộ dân trong phường đã được Dự án giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác (gọi tắt là dự án 3R) phát hai hộp nhựa

kể trên Thay vì tập trung tất cả rác vào một chỗ, họ sẽ để riêng rác hữu cơ (gồm thức ăn thừa, hoa, bã trà và cà phê ) vào hộp màu xanh lá cây; loại này

sẽ được chế thành phân bón Rác vô cơ như xương động vật, quần áo cũ, giấy

ăn, túi nilon, xỉ than, sành sứ thì cho vào hộp màu vàng cam Loại rác có thể tái chế thành nguyên liệu như vỏ hộp nhựa, giấy báo, kim loại thì để riêng bán đồng nát hoặc giao cho nhân viên vệ sinh môi trường Rác từ hộ gia đình

sẽ được tập kết ra thùng nhựa lớn (cũng mang hai màu xanh và vàng), được công ty môi trường mang đến đặt ở các khu dân cư từ 18 đến 20h30 mỗi ngày Mỗi ngày, toàn phường thải ra 37 tấn rác, trong đó 6 tấn có thể tái sử dụng Ông Ngô Ngọc Lâm, Phó chủ tịch phường Thành Công, cho biết: "Việc phân loại rác ngay tại nhà nếu thực hiện tốt sẽ giúp tận dụng tài nguyên này, giảm tải cho bãi rác thành phố và tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng chi phí xử lý rác mỗi tháng" Theo nhiều người dân trong phường, cho rác vào 2 thùng khác nhau là việc dễ thực hiện Còn chị Lan, sống gần chợ Thành Công, vui vẻ:

"Tôi thấy rất tiện vì thùng tập kết rác được mang đến đặt hơn 2 tiếng mỗi ngày Lâu nay tôi cứ phải nhấp nhổm đón tiếng kẻng thu gom, nhiều khi dở tay, chạy ra đến nơi thì xe rác đã đi mất Đi làm về muộn cũng không đổ

Trang 34

được" Những người lâm vào tình huống tương tự thường mang rác về, gây ô nhiễm không khí trong nhà, hoặc vứt bừa ngoài đường Theo bà Phạm Thị Báu, tổ trưởng tổ dân phố 99A, thời gian đầu có thể nhiều người còn chưa phân loại đúng, nhưng dần dần sẽ quen Tổ dân phố sẽ hướng dẫn và giám sát việc thực hiện Trước Thành Công, đã có 2 địa điểm khác ở Hà Nội tham gia thí điểm phân loại rác tại nguồn, đó là phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) và phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm) Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó tổng giám đốc công ty Môi trường đô thị Hà Nội, sau 1 năm tham gia dự án 3R, tại hai nơi này, cảnh quan đô thị sạch hơn, hiện tượng vứt rác bừa bãi giảm tối đa Độ chính xác trong phân loại rác là 80-90%, được đánh giá là tốt Dự án này chỉ thí điểm tại 4 phường (phường cuối cùng là Láng Hạ, quận Đống Đa, cũng sắp triển khai Còn để việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện đại trà ở Việt Nam, theo ông Nguyễn Văn Hòa, cần một thời gian dài, không chỉ để xây dựng các quy định mà còn phải tuyên truyền, cải thiện ý thức người dân "Một nước tiên tiến như Nhật Bản cũng phải mất 15-20 năm"

- ông Hòa nói Hiện nay mỗi ngày Hà Nội thu gom khoảng 2.500 tấn rác Nếu phân loại tốt, thành phố không chỉ tiết kiệm được 4 tỷ đồng chi phí xử lý mỗi tháng mà còn giảm nguy cơ "ngập trong rác", bởi nơi chôn lấp duy nhất là bãi Nam Sơn đang sắp đầy Lượng rác thải ở Hà Nội tăng 15% mỗi năm và với đà này, chỉ hơn 5 năm nữa, bãi Nam Sơn sẽ quá tải

- Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, nếu đổi mới phương pháp thu gom, xử lý rác thải theo sáng kiến phân loại rác tại nguồn (3R) thì TP Hà Nội có thể tiết kiệm trung bình mỗi tháng 4 tỷ đồng từ xử lý rác thải

4.6 Hành động cụ thể phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn 4.6.1 Hộ gia đình

Là lực lượng nòng cốt trong công tác phân loại rác tại nguồn Rác thải

ra từ các hộ gia đình sẽ được phân loại thành:

- Rác hữu cơ dễ phân hủy và rác vô cơ không thể tái chế được thu gom hàng ngày đưa đến bãi chôn lấp;

- Rác vô cơ có thể tái chế như các loại vỏ chai, hộp nhựa, giấy sẽ được thu mua hàng tuần và đưa đến nhà máy để tái chế

Các loại rác này được đựng riêng trong những túi nhựa có khả năng tái sinh, có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư Công

Trang 35

ty vệ sinh môi trường sẽ gom những túi đựng rác đó và vận chuyển đi Với những rác có thể tái chế thì sẽ được Công ty Môi trườg Đô thị thu mua theo giá thị trường (nhằm giảm thiểu đội ngũ thu mua ve chai, hạn chế tình trạng thu gom rác tự phát, thiếu sự kiểm soát của nhà nước đối với các hộ thu mua phế liệu dân lập hiện nay) Nếu gia đình nào phân loại rác không đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy báo phạt tiền

4.6.2 Chính quyền địa phương

Có thể nhận thấy sự thành công của việc phân loại tại nguồn và tái chế chất thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan hữu cơ:

- Là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn;

- Là sự đầu tư thỏa đáng của Nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã được phân loại sơ bộ tại nguồn;

- Là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức, sự đầu

tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lý tái chế phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải

Thiếu một trong ba yếu tố này thì việc phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải khó thành công Do đó, thành phố phải:

- Thành lập tổ tuyên truyền: giúp người dân hiểu được mục đích và ý

nghĩa của việc phân loại chất thải tại nguồn thông qua truyền thanh, truyền hình, áp phích…để họ có ý thức và tự nguyện tham gia một cách tích cực nhất vào việc phân loại Đồng thời, đây phải là đội tiên phong trong các hoạt động bảo vệ môi trường và có khả năng giải đáp các thắc mắc của người dân các vấn đề về phân loại rác…

- Thành lập ban giám sát: với nhiệm vụ chính là phối hợp với các lực

lượng tuyên truyền viên để vận động, hướng dẫn người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn và kiểm tra hiệu quả của việc thực hiện, nhắc nhở những trường hợp vi phạm các qui định về phân loại rác tại nguồn Ban giám sát cũng là đối tượng phổ biến và hướng dẫn việc đăng ký phân loại rác tại nguồn đến các hộ dân

- Thành lập tổ soạn thảo các văn bản pháp luật, quy định : nhằm

đưa ra các quy định, quy chế về:

Trang 36

+ Xây dựng cơ chế giám sát, khiếu nại tố cáo, xử phạt và cưỡng chế các hành vi xả rác bừa bãi và không thực hiện đúng công tác phân loại rác tại nguồn

· Khen thưởng: tuyên dương, trao giấy khen, thưởng (100.000

đồng/phần) cho các hộ dân và các cơ quan đã thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn và có những ý kiến đóng góp hay cho đề án (Sẽ đưa phần đánh giá này vào trong tiêu chí xếp loại gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa…)

· Xử phạt: cảnh cáo và nếu tiếp diễn sẽ cưỡng chế tài chính (50.000

đồng/lần) đối với các hộ dân và các cơ quan (100.000 đồng/lần) đã không thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn Tiền xử phạt sẽ được dùng để khen thưởng và lập thành quỹ môi trường của phường

+ Có những chính sách khuyến khích các cơ sở tái chế, tái sinh thu mua phế liệu hoạt động

- Xây dựng các nhà máy tái chế, phân loại rác

- Thống nhất quy cách làm việc của công ty (xí nghiệp) môi trường:

+ Công nhân Công ty (xí nghiệp) môi trường thu gom rác phải theo đúng kỹ thuật và lộ trình đã đề ra;

+ Tổ chức, sắp xếp lại hoạt động của lực lượng thu gom – vận chuyển rác trên địa bàn (kể cả lực lượng thu gom rác dân lập và công lập);

+ Hoạch định các tuyến và lộ trình thu gom – vận chuyển rác phù hợp với yêu cầu thực tế;

+ Lập kế hoạch về thời gian lấy rác dọc các tuyến và điều chỉnh lại sự phối hợp nhịp nhàng giữa các xe vận chuyển rác và xe thu gom rác;

+ Đầu tư bổ sung, cải tiến các phương tiện thu gom, vận chuyển rác

+ Giao cho Công ty (xí nghiệp) môi trường thu gom phần rác có thể tái chế vào một ngày nhất định trong tuần ở các nhà dân Đồng thời, lập một quỹ

“Môi trường” nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng địa phương như chi phí cho hoạt động tuyên truyền, trao giải thi đua,… do tổ môi trường quản lý; quỹ này được trích từ một phần tiền của dự án, doanh nghiệp tài trợ một phần và số còn lại được lấy từ tiền nộp phạt

- Huy động cộng đồng địa phương cùng tham gia vào công tác phân loại rác tại nguồn:

Trang 37

+ Đối với các doanh nghiệp: huy động sự đóng góp của doanh nghiệp,

nếu có công ty nào tài trợ thì sẽ dán logo của công ty đó, hình thức như quảng cáo

+ Học sinh: các em học sinh cũng là lực lượng nòng cốt tham gia các

hoạt động phân loại rác tại cộng đồng cùng với các thành phần dân cư khác; mặt khác còn là đội viên tuyên truyền nhỏ của mỗi gia đình một cách hiệu quả

- UBND xã, thị trấn Ban văn hóa thông tin, Ban điều hành thôn, khu phố phát động phong trào thi đua giữa các tổ dân phố với các giải thưởng nhất

định Từ đó phong trào sẽ được các tổ trưởng tổ dân phố phát động đến từng

hộ dân Sau mỗi tháng tổng kết, tuyên dương những tổ dân phố thực hiện tốt việc phân loại và kiểm toán trao giải, làm điển hình cho các hộ khác Điều này

sẽ khuyến khích người dân hăng hái thực hiện phân loại

- Tổ chức các cuộc tham quan, hội thảo giữa các tập thể, cá nhân tiêu

biểu có những đóng góp trong công tác phân loại rác tại nguồn để cùng trao

đổi, học hỏi kinh nghiệm

Các kiến thức cần ghi nhớ

1 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường

- Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất

- Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước

- Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí

- Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng

- Chất thải rắn làm giảm mỹ quan của cảnh quan nông thôn

- Mục đích chính của việc phân loại rác tại nguồn là nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong rác có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng

2 Lợi ích của việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn

- Lợi ích kinh tế

- Lợi ích xã hội

Trang 38

Phần 2

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN, HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÂN

XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN

1 Hướng dẫn soạn giảng tài liệu “ Bảo vệ môi trường nông thôn, hướng dẫn người dân xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn”

1.1 Mục tiêu cần đạt

Trên cơ sở chủ đề của chuyên đề này, HV có thể:

- Biết cách xác định mục tiêu bài giảng, thực hiện thiết kế mục tiêu bài giảng

- Biết lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp

- Chủ động biên soạn các đề cương bài giảng phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương mình

- Tổ chức hướng dẫn cho GV, báo cáo viên của các TTGDTX, TTHTCĐ cách biên soạn đề cương để dạy/phổ biến cho HV tại các TTGDTX, TTHTCĐ phù hợp với điều kiện của trung tâm

1.2 Nội dung và phương pháp

Nội dung 1

Một số yêu cầu chung khi xây dựng đề cương bài giảng Tài liệu

“Bảo vệ môi trường nông thôn, hướng dẫn người dân xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn”

Hoạt động 1: Tổ chức cho HV thảo luận về những yêu cầu chung khi xây dựng đề cương bài giảng Tài liệu “Bảo vệ môi trường nông thôn, hướng dẫn người dân xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn”

- Xác định những yêu cầu cần đạt về mục tiêu khi thiết kế đề cương bài

giảng các chuyên đề của Tài liệu

- Xác định những yêu cầu cần đạt về nội dung khi thiết kế đề cương bài giảng

- Xác định những phương pháp dạy học khi thiết kế đề cương bài giảng

- Đề xuất những hình thức tổ chức dạy học khi thiết kế đề cương bài giảng các chuyên đề của Tài liệu

Trang 39

- Xác định những phương tiện cần có khi thiết kế đề cương bài giảng các chuyên đề của Tài liệu

Nội dung 2 Xác định mục tiêu của bài giảng

Hoạt động 1: Thảo luận về vai trò quan trọng của việc xác định mục tiêu bài giảng

- Nội hàm của mục tiêu là những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của người học cần đạt được sau khi học xong chuyên đề

- Cách viết mục tiêu cần phải cụ thể, rõ ràng để có thể đo đạc được, đánh giá được

- Mục tiêu phải nêu cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HV cần đạt được sau mỗi chương/mỗi bài học, đặc biệt chỉ rõ mức độ, yêu cầu mà HV cần đạt, chứ không phải nhiệm vụ của GV

- Một số động từ thường được sử dụng để biểu đạt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ ở các mức độ khác nhau

Hoạt động 2: Thực hành xác định cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà người học cần đạt được

- Xác định cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà người học cần đạt được đối với một bài học cụ thể trong tài liệu

- Nhấn mạnh những điểm quan trọng cần lưu ý khi xác định, viết mục tiêu bài học

Nội dung 3 Xây dựng cấu trúc đề cương bài giảng

Hoạt động 1: Thảo luận, xây dựng cấu trúc đề cương bài giảng

Cấu trúc một đề cương bài giảng bao gồm các thành tố:

+ Mục tiêu giáo dục (của chuyên đề)

+ Đối tượng người học

+ Thời gian

+ Nội dung và phương pháp

+ Phương tiện và tài liệu hỗ trợ

Trang 40

+ Hình thức tổ chức

+ Các bước tiến hành/các hoạt động (bao gồm: đặt vấn đề/khởi động, các nội dung/hoạt động, nhận xét, kết luận, củng cố)

+ Kiểm tra, đánh giá

Hoạt động 2: Thực hành xây dựng một cấu trúc đề cương bài giảng cụ thể

Nội dung 4 Những vấn đề cùng trao đổi

Hoạt động 1: Giải thích các vấn đề chưa rõ: GV đề nghị HV nêu các câu hỏi/vấn đề, GV tổng hợp câu hỏi

Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi của HV

Hoạt động 3: Thảo luận thêm những vấn đề đặc điểm đối tượng, thực hiện bảo vệ môi trường và xử lý rác thải nông thôn ở địa phương học viên đang sinh sống

2.Tổ chức các buổi tham quan, nghe báo cáo của các điển hình tiên

tiến về bảo vệ môi trường nông thôn và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn

- Mời các báo cáo viên ở các điển hình tiên tiến tới báo cáo tại địa

phương

- Tổ chức cho lớp học đi tham quan tới các điển hình tiên tiến, kết hợp xem các băng hình, hình ảnh:

- Một số cơ sở có môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp

- Tham quan, xử lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt tại một cơ sở điển hình

- Xây dựng các bể chứa rác; mua sắm các trang thiết bị thu gom, xử lý rác thải

- Xây dựng các công trình xử dụng nước sạch và xử lý nước thải

- Xây dựng các công trình hố xí tự hoại tại các hộ gia đình

- Thu gom, xử lý các chất thải, bao bì phân bón hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật

3 Tổ chức cho học viên tham gia cùng cộng đồng địa phương bảo

vệ môi trường và xử lý rác thải nông thôn

Ngày đăng: 14/03/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w