1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề NGHIÊN cứu kết QUẢ TUYÊN TRUYỀN GIÁO dục CỘNG ĐỒNG THAM GIA THU GOM và PHÂN lộại rác THẢI hữu cơ tại KHU vực dân cư HUYỆN GIA lâm, hà nội

105 666 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 4,06 MB

Nội dung

CHUYÊN đề NGHIÊN cứu kết QUẢ TUYÊN TRUYỀN GIÁO dục CỘNG ĐỒNG THAM GIA THU GOM và PHÂN lộại rác THẢI hữu cơ tại KHU vực dân cư HUYỆN GIA lâm, hà nội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I-HÀ NỘI _

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chuyên đề:

NGHIÊN CỨU KẾT QUÁ TUYÊN TRUYỂN GIAO DUC CONG DONG

THAM GIA THU GOM VA PHAN LOẠI RÁC THÁI HỮU CƠ TẠI KHU VỰC DAN CU HUYEN GIA LAM, THANH PHO HA NOI

"Sản xuất phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp để dùng làm phân bón

cho rau sạch vùng ngoại vi thành phé"

Trang 2

1 DAT VAN DE

Cuộc sống càng phát triển, đời sống sinh hoạt của con người càng nâng cao, dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt do chính con người thải ra ngày càng nhiều Lượng rác thải này, nếu không được xử lý hoặc tái chế thành sản phẩm khác thì chẳng bao lâu chúng sẽ chiếm hết điện tích đất, còn con người sẽ bị ảnh hưởng bởi đống rác khổng lồ bốc mùi hôi thối,làm mất cảnh quan môi trường sống và kéo theo nhiều ruồi nhặng, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh nghiệm trọng

Đứng trước những vấn đề bức xúc đó, con người đã tìm ra hướng giải quyết hậu quả do chính mình gây lên bằng việc thu gom, phân loại và tái chế rác thải vô cơ từ các nguyên liệu phế thải như kim loại, nhựa, gỗ, giấy thành các sản phẩm tiêu dùng

mới Tạn dụng rác thải hữu cơ là nguyên liệu thực phẩm, thức ăn thừa, vỏ và hoa quả,

bánh kẹo, hoa lá trang trí trong nhà đã bị héo những thứ mà con người không sử dụng được nữa làm nguyên liêu cho sản xuất phân hữu cơ sinh học có ý nghĩa đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng, là nguồn phân hữu cơ an toàn bổ sung vào đất góp phần vào chương trình phát triển nông nghiệp bền vững và an toàn

Trong đây truyền sản xuất phân hữu cơ vì sinh từ rác thải sinh hoạt hữu cơ, công việc thu gom và phân loại rác là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất Thu gom, phân loại rác thải tốt sẽ giảm công phân loại rác hữu cơ lần hai (do phân loại không tốt), công vận chuyển rác vô cơ lẫn trong rác hữu cơ từ nhà chế biến đến nơi chôn hoặc đốt rác vô cơ, chất lượng ủ đảm bảo sẽ cho phân hữu cơ vi sinh an toàn, có chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp đặc biệt cho rau quả, hoa cây cảnh ở vùng ven đô thị và cũng đóng góp vào xu thế xây dựng nên “kinh tế rác thải” của nước nhà Hơn nữa, mỗi người dân có thói quen, ý thức cao trong việc thu gom, phân loại rác sinh hoạt hữu cơ là góp phần làm sạch, đẹp, văn minh môi trường sống Để đưa ra khuyến cáo phù hợp nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc thu gom phân loại rác thải hữu cơ sinh hoạt chúng tôi tiến hành đề tài:

%Điều tra tình hình thu gom, phản loại rác thải hữu cơ sinh hoạt tại gia đình của 3 khu dân cư thuộc trường Đại học Nông nghiệp I, xã Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”

Mục đích nghiên cứu:

Trang 3

- Thông qua quá trình tiếp xúc của nhóm công tác với người dân khi đi kiểm tra và điều tra tình hình phân loại rác hữu cơ

- Thông qua cuộc họp giữa nhóm công tác với người dân, người đi thu gom rác và lãnh đạo khu để thấy được sự phản ánh của người dân, người đi thu gom rác và lãnh đạo khu về chương trình thu gom và phân loại rác tại nguồn

1.1.2 Điều tra tình hình thu gom và phân loại rác thải của các hộ gia đình

- Điêu tra các hộ gia đình tham gia vào việc phân loại rác hữu cơ và xô đự án

phát cho mỗi hộ gia đình dùng đựng rác phân loại

- Tính toán kết quả phân loại rác của các hộ: Trọng lượng trung bình rác hữu

cơ/người/ngày và tỷ lệ ?% rác hữu cơ thu được theo mốc thời gian

2.2 Phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Điều tra có sự tham gia của người dân (PRA)

Phỏng vấn các nông hộ về nhận thức và thái độ trước cuộc vận động phân loại rác sinh hoạt hữu cơ tại gia theo mẫu câu hỏi

1.2.2 Xử lý số liệu điều tra

Các số liệu điều tra về trọng lượng rác hữu cơ và rác vô cơ lẫn trong rác hữu cơ (để tính tỷ lệ chất hữu cơ) được cân, xử lý số liệu trên máy tính theo phương pháp thống kê, sử dụng sơ đồ, ảnh chụp minh hoạ

II KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Mô tả khu vực điều tra

Khu vực tiến hành điều tra thu gom, phân loại rác thải hữu cơ sinh hoạt tại gia

đó là 3 khu: Khu I ( khu 16 hộ và đường F), khu II (đường T) và khu II (đường S)

thuộc trường Đại học Nông nghiệp I nằm trong xã Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành

phố Hà Nội Ở mỗi khu vực điều tra chọn 20 hộ gia đình được thể hiện ở bảng 1-

những hộ trong danh sách điều tra là những hộ không có quán bán hàng cơm, bán hàng nước hoa quả, những hộ không cho sinh viên ở trọ và những hộ gia đình để rác ở ngoài đường Những hộ không có trong danh sách điều tra chỉ kiểm tra tỷ lệ rác hữu cơ thu được

Cụ thể khu vực điều tra được biểu diễn qua sơ đồ sau:

3.2 Tình hình thu gom và phân loại rác thải của các hộ gia đình

Để khơi dậy và nâng cao ý thức vì lợi ích mỗi gia đình, vì lợi ích cộng đồng, vì môi trường xanh, sạch, đẹp chương trình đã tiến hành:

- Mỡ lớp tập huấn phương pháp tuyên truyền, kiểm tra và theo đối tình hình phân loại rác

- Vận động các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu thu gom, phân loại rác thải

hữu cơ sinh hoạt tại nguồn, hợp thảo luận và phát động phong trào cho tất cả các hộ gia đình tham gia chương trình

- Cùng với việc vận động, chương trình tiến hành đán áp phích, băng zôn và phát tờ đơi để thu hút mọi người dân cùng tham gia Chương trình đã cung cấp xô nhựa đựng rác phân loại cho hơn 700 hộ gia đình của khu vực nghiên cứu

Trang 4

- Cũng cố đội công nhân chuyên chở rác đã phân loại đến nhà xử lý-đội cũng được chương trình trang bị 3 xe chở rác, dụng cụ xúc rác và được nhận hỗ trợ 100.000 đ/ công nhân/tháng

-Thành lập đội thanh niên tình nguyện cùng tham gia với cán bộ kỹ thuật của chương trình thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở các gia đình phân loại rác và đổ rác đúng nơi qui định Một số hình ảnh về tuyên truyền, vận động và vị trí dán áp phích

Sau chương trình giáo dục, tuyên truyền, vận động và cung cấp xô đựng rác cho các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiếp tục tiến hành điều tra 4 tuần ( từ ngày 1/6 đến ngày 22/6/2004) ở 3 khu: khu I, khu II và khu III bằng phương pháp phỏng vấn theo mẫu câu hỏi và cân trọng lượng rác thải hữu cơ và vô cơ lẫn trong rác hữu cơ (để tính được tỷ lệ rác hữu cơ) Qua điều tra, chúng tôi thấy:

- Các hộ trong danh sách điều tra đều thấy được vấn đề rác thải sinh hoạt hiện nay là rất bức xúc, 100% các hộ gia đình đều ủng hộ và tham gia ngay khi chương trình phát động, các hộ có ý thức phân loại rác hữu cơ, vô cơ Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất mà đa số người dân trả lời là họ chưa có thói quen phân loại rác nên nhiều khi tiện tay vẫn vứt rác vô cơ vào xô đựng rác hữu cơ Ở những hộ có em nhỏ do các em chưa phân biệt đựơc rác hữu cơ và vô cơ nên xô đựng rác hữu cơ vẫn lẫn rác vô cơ

- Những hộ gia đình thường xuyên đi vắng cả ngày (những hộ này không nằm trong danh sách) nên họ cho rác hữu cơ vào túi nylon và để ở ngoài đường-lượng rác

Trang 5

này bị lẫn rất nhiều rác vô cơ Trước tình trạng đó chúng tôi đã báo lại cho lãnh đạo khu (bởi vì cán bộ lãnh đạo không có mặt vào thời điểm người công nhân đi thu gom rác) để lãnh đạo khu nhắc nhở Mặc dù vậy, rác hữu cơ vẫn bị lẫn rác vô cơ nhiều hơn so với những hộ gia đình đổ rác khi có người đi thu Điều này đã làm mất cảnh quan, gay ô nhiễm cho con người, gây khó khăn cho người thu gom rác do họ phải phân loại lần 2 và có khi những túi trên đường đã bốc mùi hôi thối và chất thải của rác hữu cơ phân giải khiến người thu gom rác không thể phân loại lần 2 được, nên đành phải cho vào đống rác vô cơ và đem chôn tất cả xuống đất-việc chôn này đã gây tác hại đáng kể cho môi trường sống của cộng đồng

- Xô chương trình phát dùng để đựng rác: So ng song với công việc cân trọng lượng rác hữu cơ ở từng hộ gia đình để tính lượng rấc thải hữu cơ sinh hoạt của một

người/một ngày, xô chương trình phát cho mỗi hộ gia đình dùng để đựng rác cũng

được các kiểm tra viên tìm hiểu Để xác định chính xác người dân có đừng xô vào đúng mục đích là rất khó Hiện nay công nghệ Polyme phát triển nên hầu hết mọi người dân khi mang rác ra đổ họ đều xách túi nylong đựng rác ra Khi được hỏi thi da số người dân trả lời là có đựng rác phân loại vào xô (họ cho túi nylon to vào xô để rác cho tiện) Một số ít hộ cũng trả lời thành thật là do họ đã có thùng, xô đựng rác từ

trước nên họ vẫn sử dụng thùng hoặc xô cũ đó để rác phân loại còn xô được phát thì

họ sử dụng vào mục đích khác như đựng gạo, đựng nước

Vị trí xô đưng rác hữu cơ tại gia Người dân xách túi nylon dung rac đi đổ

Trang 6

Một số hình ảnh trong quá trình điều tra ở 3 khu thuộc trường Dai học Nông nghiệp I-Hà Nói

3.3 Kết quả điều tra tình hình thu gom, phân loại rác thải

*Kết quả điều tra ở khu I-khu 1ó hộ và đường F trường Đại học Nông nghiệp Ï

Kết quả điều tra 4 tuần (Từ 1/6-22/6) ở khu I (đường F và 16 hộ) thuộc trường ĐHNNI thể hiện ở bảng 2 Qua số liệu bảng 2 cho thấy:

+ Về lượng rác hữu cơ sinh hoạt trung bình của một người/ một ngày: Lượng rác hữu cơ nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt theo từng ngày ở mỗi hộ gia đình Do vậy, lượng rác hữu cơ sinh hoạt của một người/một ngày là khác nhau ở các tuần Chỉ tiêu này đạt cao nhất ở tuần 3 (0,35 kg) và đạt thấp nhất ở tuần 1 (0,33 kg) Trung bình lượng rác hữu cơ của một người/một ngày ở khu I là 0,34 kg

Trang 7

(98,6%) và chỉ tiêu này tăng dần ở các tuần sau đó nhưng chưa đạt 100% Trung bình tỷ lệ rác hữu cơ ở khu I đạt 99,3% Tỷ lệ rác hữu cơ (%)

*Kết quả điểu tra ở khu II-đường T trường Đại học Nông nghiép I: Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 3, qua bảng 3 cho thấy: 100,0 1 99,5 99,9 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Đồ thị 1- Tỷ lệ rác hữu cơ ở khu I tuần đạt >95,0% Do vay chon 95,0% là giá trị nhỏ nhất

+ Ở các tuần khác nhau thì lượng rác hữu cơ của một người/ một ngày là khác nhau Ở tuần thứ nhất và thứ ba cho giá trị cao nhất là 0,36 kg và tuần thứ tư đạt giá trị thấp nhất (0,33kg) Trung bình lượng rác hữu cơ ở khu II đạt 0,35 kg/ người/ ngày

Trang 8

100,0 ¬ sp - 996 ° ° 2 © Ghi chi: Okhu = II ở lệ rác hữu cơ š của các tuẩn đạt = >90,0% Do vay = chon 90,0% là giá trị nhỏ nhất

Tuần | Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

Đề thị 2- Tỷ lệ rác hữu cơ ở khu II *Kết quả điều tra ở khu III-đường S trường ĐHNNI

+ Lượng rác hữu cơ trưng bình của một người/một ngày ở mỗi tuần là khác nhau Ở tuần thứ hai cho kết quả cao nhất ( 0,34 kg) và thấp nhất ở tuần thứ nhất (0,29 kg) Trung bình lượng rác hữu cơ ở khu II của một người/một ngày là 0,32 kg

Trang 9

100,0 - 99,3 S 9 e Gh chi: ễ Trung bình tỷ lệ 2 rác hữu cơ ở các = tuần dat > ˆ 90,0% Do vậy chọn 900% là giá trị nhỏ nhất

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

Đồ thị 3-Tỷ lệ rác hữu cơ ở khu II

Qua điều tra tình hình thu gom, phân loại rác ở 3 khu, chúng tôi có nhận xét chung như sau:

- Lượng rác hữu cơ ở từng khu không chênh lệch nhau nhiều, mỗi người dân trung bình thải ra một ngày dao động là 0,32-0,35 kg rác hữu cơ sinh hoạt

Trang 10

100,0, 993 & 8 @ Ghi chi: TY g lệ rác hữu cơ ở 3 3 khu đều đạt > + 90,0% Do vậy ? chọn 900% là giá trị nhỏ nhất

Khu | Khu II Khu Ill

Dé thi 4- Ty lé rac 6 khu I, II va DI

Như vậy, có thể khẳng định công tác giáo dục, tuyên truyền và thường xuyên đi

kiểm tra, khuyến khích hay nhấc nhở người dân thu gom, phân loại rác và đổ rác đúng nơi qui định đã nâng cao ý thức và thói quen của người dân là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công của công tác phân loại rác hữu cơ Khi người dân có được sự hiểu biết, ý thức tự nguyện, thói quen về vấn đề này thì môi trường sẽ đảm bảo xanh, sạch, đẹp và tỷ lệ rác hữu cơ đáp ứng yêu cầu cho quá trình xử lý thành

phân hữu cơ vi sinh an toàn và chất lượng Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra các hộ

gia đình thuộc khu vực nghiên cứu chúng tôi gặp những khó khăn:

- Lúc đầu các hộ gia đình do không hiểu công việc cân trọng lượng rác hữu cơ của từng hộ gia đình phục vụ cho mục đích gì, nên họ không đồng ý cho các kiểm tra viên cân rác

- Người đi thu gom rác hữu cơ không có lịch trình và thời gian qui định đi thu rác hữu cơ trong ngày

Trang 13

IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

3.1 Kết luận

1, Thái độ và nhận thức của người dân trong việc thu gom, phân loại rác hữu cơ tại nguồn

- Thấy rõ tầm quan trọng của việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại gia, người dân rất đồng tình và hưởng ứng tình nguyện tham gia chương trình thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh dùng làm phân bón cho rau sạch vùng ngoại vi thành phố

- Công tác giáo dục tuyên truyền, vận động người dân bằng các hình thức khác nhau: Hội nghị, dán băng zôn, áp phích, phát tờ đơi, đến tận các hộ gia đình hướng dẫn, kiểm tra việc thu gom, phân loại rác đã khơi dậy ý thức của người dân và có tác dụng tốt trong việc thu gom, xử lý, phân loại rác thải tại hộ gia đình

2 Kết quả điều tra tình hình thu gom, phân loại rác thải

- Hầu hết người dân sử dụng xô chương trình phát đựng rác để phân loại rác hữu cơ sinh hoạt

- Trung bình lượng rác thải hữu cơ sinh hoạt là khác nhau ở các khu từ 0,32- 0,35kg /người/ngày Cao nhất là khu II: 0,35 kg/người/ngày Thấp nhất ở khu II: 0,32 kg/người/ngày Khu I là 0,34 kg/người/ngày

- Tỷ lệ rác hữu cơ ở các khu là cao và khác nhau từ 96,5%-99,3% Thấp nhất ở khu II là 96,5%, cao nhất ở khu I 99,3 %, khu II là 97,1%,

3.2 Đề nghị

- Dua chương trình giáo dục giữ gìn vệ sinh ở nhà cũng như ở nơi công cộng bằng việc thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt vào nhà trường từ cấp 1 cho đến cấp 3 và yêu cầu học sinh học như những môn học ngoại khoá

- Định kỳ tổ chức cuộc hợp ở mỗi khu dân cư để các kiểm tra viên báo cáo tình hình thu gom, phân loại rác Qua đó có sự khuyến khích hay khiển trách các hộ gia đình tham gia phân loại rác

- Trong mỗi cụm dân cư có một số thùng rác lớn để đựng rác hữu cơ phân loại cho những hộ không có điều kiện ở nhà vào thời điểm người đi thu gom rác để tránh tình trạng bỏ rác ở ngoài đường làm mất cảnh quan đường phố

- Ban lãnh đạo khu nên qui định ngày đổ cũng như thời gian cụ thể đổ rác hữu cơ trong ngày

- Mở rộng phạm vi điều tra ở nhà hàng, quán cơm, khu chợ và nơi công cộng để đưa ra khuyến cáo đầy đủ hơn

Trang 14

TRUGNG DAI HOC NONG NGHIEP THÀ NỘI -

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC | | | | Chuyên đê:

SAN XUAT CHE PHAM VISINH DE xU LY RAC THAI HOU CO VA PHẾ THAI NONG NGHIEP THANH PHAN HOU CG SINH HỌC

Thuoc dé tai:

"Sdn xudt phan hitu co tit rac thdi hitu cơ sinh hoạt

và phế thải nông nghiệp để dùng làm phân bón cho

rau sạch vùng ngoại vi thành phố""

NGHỆ THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ VỚI CỘNG HOÀ ITALY

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG

GIAI DOAN 2003 - 2005

HA NOI 2006 |

Trang 15

I DAT VAN DE:

Rac thải, phế thải là sản phẩm được loại ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người Số lượng và chủng loại của chúng ngày càng tăng tỷ lệ thuận với tốc độ gia tăng đân số và sản xuất, chế biến các loại sản phẩm nông công nghiệp

Hiện nay phế thải nông công nghiệp là một thám hoạ khó lường trong sự phát triển mạnh mẽ, sản xuất, chế biến và hoạt động của toàn xã hội Nó không những làm ô nhiễm môi trường sinh thái: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, gây độc hại đến sức khoẻ của con người, vật nuôi và cây trồng mà còn làm mất đi cảnh quan văn hố đơ thị và nông thôn Việc xử lý phế thải đã được đặt ra và thực hiện từ rất lâu với nhiều biện pháp khác nhau như: chôn lấp, đốt, đổ ra sông hồ biển Tất cả các biện pháp trên đều bất tiện, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái

Nhằm góp phần thực hiện đề tài nghiên cứu HTQT với CH Italy về sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải và phể thải nông nghiệp bằng công nghệ vi sinh, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài nhánh: "Sản xuất chế phẩm vi sinh từ các chủng giống vỉ sinh vật để sử dụng xử lý rác thải và phế thải nông nghiệp thành phân hữu

cơ sinh học”

II MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU

- Thu thập và tuyển chọn các chủng giống vi sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ tốt để làm chế phẩm vi sinh cho việc xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp

- Xây dựng quy trình xử lý phế thải bằng công nghệ vi sinh vật theo kiểu bán hảo khí ở quy mô nhỏ

II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Rác thải hữu cơ và phế thải nông nghiệp trong khu vực dân cư trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

- Các giống VSV phân lập và thu thập từ các mẫu nghiên cứu của Bộ môn Nong hoa - Vi sinh vat - Khoa Dat & Môi trường - Trường DHNN I Hà Nội

- Các loại chất mang: Cám gạo, min cua, than bin

3.2 Đia điểm nghiện cứu:

- Phòng phân tích, thí nghiệm Vi sinh vật, khoa Đất và Môi trường, Trường

nghiệp I

- Khu xử lý rác thải của Trung tâm NC&PTNNBV ~ Trường ĐHNNI 3.3 Nội dung nghiên cứu:

- Thu thập, tuyển chọn các chủng giống vi sinh vật có khả năng phân giải chất thải hữu cơ với các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam để tạo chế phẩm vi sinh xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp

Trang 16

- Chế phẩm ví sinh từ các chủng VSV được tuyển chọn có hoạt tính sinh học

tốt để sản xuất chế phẩm VSV xử lý rác thải hữu cơ

- Sản xuất chế phẩm vi sinh vật để xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải

nông nghiệp

- Xây dựng quy trình xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp bằng công nghệ VSV theo phương pháp ủ bán hảo khí

- Thử nghiệm ủ rác thải hữu cơ bằng cho chế phẩm vi sinh vào quá trình ủ tạo thành phân bón hữu cơ sinh học để bón cho rau an toàn

3.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Tiến hành thu thập, tuyển chọn các chủng giống VSV có khả năng phân giải rác thải hữu cơ từ bộ giống của Bộ môn Nông hoá - Vi sinh vật - Khoa Đất & Môi trường - Trường ĐHNN I Hà Nội dựa trên một số chỉ tiêu về các đặc tính sinh học

và hình thái khuẩn lạc

- Tuyển chọn được các chủng giống VSV tốt nhất và thích hợp nhất với điều kiện của bể ủ và với từng chất lượng của rác thải và phế thải

- Sản xuất chế thử phẩm VSV theo quy trình của Bộ môn NH- VSV để xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp Qua đó đánh giá hiệu quả phân giải chất hữu cơ của chúng bằng cách phân tích các chất dinh dưỡng của bể ủ trước và sau khi ủ

- Phân tích thành phần dinh dưỡng trong chất mang và đống ủ phế thải theo phương pháp thông dụng của phòng phân tích đất, phân, của Khoa Đất & Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Ï

- Kiểm tra chất lượng đống ủ và phân hữu cơ theo TCVN 134B.1996

V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1 Thu thập và tuyển chọn các chủng giống vỉ sinh vật có khả năng phân giải

chất thải hữu cơ

Từ bộ giống của Bộ môn Nông hoá - Vi sinh vật chúng tôi đã thu thập và tuyển chọn được 15 chủng giống VSV khác nhau với các đặc tính sinh học phân

giải chất hữu cơ như Xenlulo, Tinh bột, Prôtêin Để tiến hành đánh giá hiệu quả xử

lý rác thải hữu cơ và phế thải nông nghiêp thông qua sản xuất chế phẩm VSV Danh sách các chủng VSV tuyển chọn được thể hiện qua bảng 1

Bảng 1: Danh sách các chủng VSV được tuyển chọn và đặc tính sinh học của chúng

Ching giéng VSV Dac tinh sinh hoc Nguồn gốc

NI Phân giải Xenlulo Bộ môn NH - VSV

N2 Phan giai Xenlulo Bộ môn NH - VSV

N3 Phân giải Tình bột Bộ môn NH - VSV

N4 Phân giải Tĩnh bột Bộ môn NH - VSV

N5 Phân giải Prôtêin Bộ môn NH - VSV

Nó Phân giải Prôtêin Bộ môn NH - VSV

VK1 Phan giai Xenlulo Bộ môn NH - VSV

Trang 17

VK2 Phân giải Xenlulo Bộ môn NH - VSV

VK3 Phân giải Tỉnh bột Bộ môn NH - VSV

VK4 Phân giải Tỉnh bột Bộ môn NH - VSV

VKS5 Phân giải Prôtêin Bộ môn NH - VSV

VK6 Phan giai Protéin Bộ môn NH - VSV

XK1 Phan giai Xenlulo Bộ môn NH - VSV

XK2 Phân giải Xeniulo Bộ môn NH - VSV

XK3 Phân giải Tỉnh bột Bộ môn NH - VSV

5.2 Các đặc tính sinh học của các chủng VSV được tuyến chọn

Để được các chủng giống VSV có khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh thì các chủng giống VSV lựa chọn phải có những đặc tính sinh học tốt Đây là một trong những công việc rất quan trọng trong công tác tuyển chọn các chủng VSV Chính vì vậy khi tuyển chọn các chủng giống VSV chúng ta cần phải dựa trên các đặc tính sinh học của các chủng giống VSV Các đặc tính sinh học của các chủng giống VSV được thể hiện qua bảng 2

Trang 18

Ảnh 1: Hình thái khuẩn lạc của Vi Khuẩn

Trang 19

Ảnh 3: Hình thái khuẩn lạc của Nấm

5.3 Kết quả xác định boạt tính Enzim của các chủng VSV đã tuyến chon Trong quá trình phân giải chất hữu cơ thì hệ VSV đóng vai trò quan trọng, vì nó tiết ra các enzim để phân giải các hợp chất hữu cơ cao phân tử thành các hợp chất hữu cơ đơn phân tử Nếu VSV nào tiết ra môi trường một lượng enzim lớn có đây đủ các thành phần thì VSV đó có khả năng phân giải chất hữu cơ lớn còn VSV nào tiết ra môi trường ít enzim và không đủ thành phần thì khả năng phân giải kém Vì vậy, đánh giá hoạt tính của các chủng VSV là một việc rất cần thiết Qua đó, ta có thể biết được các chủng VSV nào có khả năng phân giải chất hữu cơ cao, chủng nào phân giải kém

Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hoạt tính enzim của các chủng giống VSV (Xenlulaza, Amilaza, Proteaza) bằng cách chiết rút dịch enzim thô ở môi trường nhân giống cấp 2, sau đó đánh giá khả năng phân giải Xenlulo, tỉnh bột, Protein, theo phương pháp khuếch tán phóng xạ trên đĩa thạch (William, 1983) Nếu chủng nào có khả năng tạo vòng phân giải lớn sẽ có hoạt tính enzim mạnh và ngược lại chủng nào tạo vòng phân giải nhỏ thì hoạt tính enzim yếu Kết quả nghiên cứu

được thể hiện qua bảng 5

Trang 20

N5 0,35 1,00 0,73 N6 0,79 1,10 2,35 VK1 2,02 1,58 0,47 VK2 0,75 1,00 2,10 VK3 0,87 1,00 0,65 VK4 0,58 2,00 0,91 VK5 0,46 2,30 0,63 VK6 0,70 0,25 2,40 XKI 1,20 0,48 0,28 XK2 2,00 0,57 0,54 XK3 2,35 0,65 0,37 Kết quả bảng 5 cho thấy tất cả các chủng VSV nghiên cứu đều thể hiện rõ hoạt tính Xenlulaza, Amilaza, và Proteaza Với những nhóm VSV phân giải chất hữu cơ nào thì có hoạt tính enzim đó thể hiện là rõ nhất Trong 3 hoạt tính enzim đó thì hoạt tính enzim amilaza của các chủng giống phân giải tỉnh bột thể hiện mạnh nhất (kích thước vòng phân giải đạt 0,25 — 2,7 cm), sau đó đến hoạt tính enzim

proteaza (D = 0,28 — 2,40 cm) và cuối cùng đến Xenlulaza (D = 0,35 — 2,35cm)

Các chủng phân giải tỉnh bột: có 5 chủng có hoạt tính enzim mạnh gồm 3 giống nấm (N1, N2, N3), 3 giống vi khuẩn (VK4, VK5) Các chủng này đều có kích thước vòng phân giải D > 1,5 cm, trong đó chủng có kích thước vòng phân giải

lớn nhất là N1 (D = 2,7 cm) Các chủng VSV còn lại đều cho kích thước vòng phân

giải từ trung bình đến yếu với đường kính vòng phân giải đạt từ D < 1,5cm

- Đối với các chủng phân giải protein: có 3 chủng có hoạt tính enzim mạnh là

N6, VK2 và VK6 với đường kính vòng phân giải đạt D > 1,5 cm, trong đó chủng có

đường kính vòng phân giải lớn nhất là VK6 với D= 2,4 cm Các chủng còn lại đều có kích thước vòng phân giải trung bình đến yếu với đường kính vòng phân giải D < 1,5 cm

- Đối với các chủng VSV phân giải Xenlulo: chỉ có 3 chủng có hoạt tính enzim mạnh là VK1,XK2, XK3, các chủng này cho kích thước vòng phân giải D > 1,5 cm, trong chủng cho kích thước vòng phân giải lớn nhất là VK3 với D = 2,35 cm Các chủng VSV còn lại cho kích thước vòng phân giải trung bình đến yếu với D

<1,5cm

Qua kết quả đánh giá hoạt tính enzim của các chủng VSV, chúng tôi nhận thấy một số chủng có khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh như: N1, N2, N3, Nó,

VK1, VK2, VK4, VK5, VK6, XK2, XK3 Các chủng này đều có triển vọng lớn

Trang 21

gidi Xenlulo cia Xa khudn

5.4 Tuyến chọn tổ hợp các chủng VSV để sản xuất chế phẩm VSV và đánh giá hiệu quả xử lý chế phẩm VSYV,

Trên cơ sở các đặc tính sinh học của 15 chủng VSV đã thu thập Chúng tôi, đã tuyển chọn được 10 chủng VSV có đặc tính sinh học tốt nhất (thời gian mọc nhanh, kích thước khuẩn lạc lớn, thích ứng ở môi trường pH và kháng sinh rộng, hoạt tính enzim phân giải chất hữu cơ mạnh), để làm giống tạo ra các tổ hợp VSV dùng làm chế phẩm xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp Danh sách 10 chủng giống VSV được tuyển từ các chủng VSV đã phân lập được bao gồm:

- 4 chủng Nấm: N1, N2, N3, Nó

- 4 chủng Vi khuẩn: VK2, VK4, VK5, VK6

- 2 Xa khuẩn: XK2, XK3

Các chế phẩm VSV làm từ các tổ hợp VSV được tạo ra trên cơ sở phối hợp các chủng giống như sau:

- Chế phẩm VSVI1 làm từ tổ hợp của 4 chủng nấm (N1, N2, N3, Nó)

- Chế phẩm VSV2 làm từ tổ hợp của 4 chủng vi khuẩn (VK2, VK4, VK5, VKô)

- Chế phẩm VSV3 làm từ tổ hợp của 2 chủng xạ khuẩn (XK2, XK3)

- Chế phẩm VSV4 làm từ tổ hợp của 10 chủng (Vi khuẩn, Nấm, Xạ khuẩn)

5.4.1 Sản xuất chế phẩm vì sinh vật từ các tổ hợp VSV đã tuyển chọn

+ Công tác chuẩn bị:

- Giống Vi sinh vật: Giống Vi sinh vật được nhân trên môi trường đặc đối với (Nấm + Xạ khuẩn), đối với Vi khuẩn được nhân trên môi trường địch

thé trên máy lắc 150 vòng/phút (48-72 giờ tuỳ từng chủng)

- Chất mang: Chất mang là môi trường để VSV sống, tồn tại và phát triển trong một thời gian nhất định Chất mang được chúng tôi sử dụng là hỗn hợp chất hữu cơ gồm cám trấu, gạo, mùn cưa, than bùn và một số phụ gia và đã được chúng tôi phân tích các chỉ tiêu đinh dưỡng thể hiện ở bảng sau:

Trang 22

Chi tiéu phan tich Don vi tinh Két qua phan tich Độ xốp % 67,9 Độ ẩm % 37,3 OM % 23,5 pHka 7,0 N % 1,09 P,O; % 0,72 KO % 56

P,O; dễ tiêu mg/100g chat mang 29,6

K;O dễ tiêu mg/100g chất mang 33,4

Hỗn hợp chất mang phải được tiệt trùng ở 121“ qua 1 giờ, sau đó để nguội và

tiến hành sản xuất chế phẩm VSV được thực hiện theo sơ đồ 1

Sơ đồ 1: Quy trình sẵn xuất chế phẩm vi sinh vật dùng để xử lý phế thải hữu cơ Ching giống VSV

Nhóm I (Vi khuẩn) Nhóm II (nấm, xạ khuẩn)

Từng chủng được nhân Từng chủng được nhân

sinh khố riêng rẽ ở sinh khối riêng rẽ ở

dạng dịch thể trong 48 đạng khuẩn lạc bào tử

gid trên máy lắc trên môi trường đặc

150 vòng/phút trong vòng 120 giờ

Hỗn hợp chất mang (gồm ỳ

ù ái ) đã

xử lý tiệt trồng ở Dae Phối trộn ủ sinh khối

Trang 23

5.4.2 Dénh gid hiéu quả xử lý chất thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông

nghiệp của chế phẩm VSY

Sau khi đã sản xuất các chế phẩm VSV, chúng tôi tiến hành xử lý rác thải hữu cơ và phế thải nông nghiệp và đánh giá hiệu quả của chúng qua 5 công thức thí nghiệm được bố trí như sau: CT1: Đối chứng (không xử lý chế phẩm VSV) CT2: Xử lý chế phẩm VSVI1 CT3: Xử lý chế phẩm VSV2 CT4: Xử lý chế phẩm VSV3 CTS: Xử lý chế phẩm VSV4

Thí nghiệm xử lý rác thải hữu cơ được thực hiện theo phương pháp ủ bán hảo khí không đảo trộn với quy mô nhỏ Rác thải sinh hoạt hữu cơ và phế thải nông nghiệp được đưa vào trong bể ủ, cứ mỗi lớp phế thải khoảng 30 - 40 cm ta phun đều 1 lượt dung dịch chế phẩm vi sinh vật, cứ xử lý từng lớp như vậy đến khi phế thải đây bể ủ thì dùng bùn ao trát kín nên trên bề mặt của bể ủ, với thời gian ủ là 60 ngày Trong quá trình ủ chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu lý, hoá học và VSV trong đống ủ Kết quả phân tích được trình bày ở bảng7

Kết quả bảng trên cho thấy:

- Về pH: tất cả các công thức thí nghiệm đều có pH kiểm yếu (7,6 - 8,2) Trong quá trình ủ pH tăng chút ít do hoạt động sống của VSV đã làm kiểm hoá môi

trường (pH = 8,0 - 8,2)

- Về độ ẩm: Đống ủ có độ ẩm sau 30 ngày ủ đạt 68,2%, sau 60 ngày ủ giảm xuống chỉ còn 30,4 - 33,1% Ở công thức có xử lý chế phẩm VSV độ ẩm luôn luôn cho thấp hơn ở các công thức đối chứng, nguyên nhân là do nhu cầu về nước cho hoạt động sống của VSV trong quá trình ủ ngày một tăng

- Về độ xốp: Độ xốp tăng dân theo thời gian ủ, ở công thức có xử lý VSV độ xốp luôn luôn cao hơn so với ở công thức đối chứng Nguyên nhân là do quá trình phân huỷ chuyển hoá mạnh của VSV làm cho độ tơi xốp tăng, sau 60 ngày ủ độ xốp đạt 71,3 - 74,2 % Bảng 7: Kết quả phân tích hiệu quả của chế phẩm VSV trong qué trinh

xử lý phế thải hữu cơ

Chỉ tiêu Sau 30 ngày a Sau 60 ngày ủ

Trang 24

VKTS x10” tế bao | 24,6 | 48,2 | 50,3 | 47,2 | 53,1 | 302 | 951 | 97,1 | 94,8 | 97,9 Nấm x10° té bao | 19,4 | 37,5 | 40,2 | 35,6 | 39,2 | 28 | 356 | 37,8 | 36,2 | 39,2 VKPGX | x10°té bao | 7,3 | 13,2 | 13,8 | 12,6 | 12,9 | 172 | 413 | 40,9 | 39,7 | 42,5 XK x10‘ té bao | 3,9 | 7,1 | 7,9 | 7,4 | 7,5 | 117 | 259 | 30,5 [ 28,6 | 31,7

- Về các chỉ tiêu dinh đưỡng trong đống ủ: Nhìn chung hàm lượng các chất đỉnh dưỡng trong đống ủ tăng đần theo thời gian ủ, nhất là các chất đinh dưỡng dễ tiêu Ở công thức có xử lý VSV hàm lượng các chất đỉnh đưỡng luôn luôn cho cao hơn ở các công thức đối chứng cụ thể:

+ Sau 60 ngày ủ: Hàm lượng OM (%) đạt cao nhất là CT3 (OM=30,1%), cho thấp nhất là CT2 (OM=28,3%) Hàm lượng đạm tổng số (N%) đạt cao nhất là CT3

(N=0,71%), cho thấp nhất là CT4(N=0,62%) Hàm lượng lân tổng số (P,O,%) đạt cao nhất là CTS (P;O,=0,99%), cho thấp nhất là CT4 (P;O,=0,62%) Hàm lượng

kali tổng số (K;O%) đạt cao nhất là CT5 (K;O=0,71%), cho thấp nhất là CT4 (K;O =0,75%) Hàm lượng P;O; dễ tiêu và K;O trao đổi cho giá trị cao nhất ở

CT5 (P;O, = 529,5 mg/100g phân, K,O = 150,0 mg/100g phan) và cho kết quả thấp nhất ở CT2 (P;O;= 518,0 mg/100g phan), CT4 (K,O = 141,2 mg/100g phân)

- Về mật độ VSV trong đống ủ: ở công thức xử lý VSV cho số lượng của 5 nhóm VSV được phân tích luôn luôn cao hơn ở công thức đối chứng và đạt cao nhất sau 60 ngày ủ, trừ nấm tổng số đạt cực đạt chỉ sau 30 ngày ủ Cụ thể VKTS đạt 94,8 - 97,9 x 10”TB/1g (sau 60 ngày ủ), Nấm đạt 37,5 - 40,2 x 10 bào tử/1g; VKPGX đạt 39,7 - 42,5 x 107 TB/1g; xạ khuẩn đạt 25,9 - 31,7 x 101 TB/1g

Như vậy, tất cả các công thức có xử lý VSV đêu cho hiệu quả cao trong quá trình xử lý phế thải hữu cơ Trong đó, nổibật có 2 loại chế phẩm VSV được tạo ra từ tổ hợp 2 (hỗn hợp Vi khuẩn) và tổ hợp 4 (hỗn hợp Vi khuẩn + xạ khuẩn + nấm) Từ đó, ta có thể lựa chọn hai tổ hợp VSV này để làm chế phẩm xử lý phế thải hữu cơ 5.5 Xây dựng quy trình xử lý phế thải nông nghiệp và rác thải hữu co sinh

hoạt bằng chế phẩm VSV đã được tổ hợp

Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã thử nghiệm ủ phế thải ở quy mô nhỏ theo hai phương pháp ủ khác nhau tại bể ủ của khu xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp (sơ đồ 2)

3.5.I Quy trình xử lý phế thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp theo phương pháp ủ hảo khí:

Dùng chế phẩm vi sinh vật dạng dịch thể hoà vào nước tưới đều nên nguyên liệu cần ủ (Nếu chế phẩm là Nấm hoặc Xa khuẩn thì rắc và trộn đều với nguyên liệu cần ủ) Lượng nước hoà vào chế phẩm cần tính toán sao cho đống ủ sau khi tưới chế phẩm có độ ấm khoảng 50-60% Đống ủ được đánh thành luống chạy đài theo chiêu

dài của sân hoặc bãi ủ phế thải với kích thước (Dài 2,0m; rộng 1,5 m; cao 1,2 — 1,5

m) “Tuỳ số lượng phế thải nhiều hay ít và điều kiện của sân mà kéo dài tuỳ ý” - Trộn đều đống ủ dùng bạt hoặc tấm linon phủ kín nên bề mặt đống ủ

- Khoảng 15 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ 1 lần kết hợp với việc bể sung chế phẩm Vi sinh vật

Trang 25

Sơ đô 2: Quy trình xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp

thành phân hữu cơ sinh học theo kiểu hảo khí Phế thải Chế phẩm hữu cơ Vị sinh vật Nước sạch a Khoảng 15 ngày đảo chộn =e đống ủ I lần Dong u

Phế thải và VSV + Nước Ƒ* Sau 30 - 45 ngày

được trôn déu

IAM

r

Mày nghiền, máy xàng

Phân hữu cơ sinh Phân hữu cơ

học đạng thô sinh hoc dang min

Trang 26

Ưu điểm: Phương pháp ủ hảo khí

- Thời gian ủ nhanh

- Không tốn kém về kinh phí xây dựng nhà xưởng (nếu ứng dụng vào sản xuất trong phạm vi hẹp)

- Xử lý với khối lượng nhiều cấp thành phố, huyện, tỉnh

Nhược điểm:

- Tốn công lao động vì phải đảo trộn nhiều

- Gây ô nhiễm môi trường xung quanh vì bốc mùi, khí hôi

5.5.2 Quy trình xử lý phế thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp theo phương pháp ủ bán hảo khí:

Trang 27

Ưu điểm:

- Không tốn công lao động

- Ít gây ơ nhiễm môi trường xung quanh, ít gây độc hại đến sức khoẻ của

người lao động

- Phù hợp với quy mô xử lý rác cụm dân cư

- Không tốn kém về kinh phí xây dựng nhà xưởng - Thời gian ủ ngắn thường từ 45 — 60 ngày

Nhược điểm:

- Xử lý được khối lượng ít (cụm dân cư, phường, xã ) XI Kết luân

1 Từ bộ giống của Bộ môn Nơng hố - Vi sinh vật, Khoa Đất & Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã thu thập và tuyển chọn được 15 chủng giống VSV có khả năng phân giải chất hữu cơ để đưa đánh giá các đặc tính sinh

học

2 Quá đánh giá các đặc tính sinh học của 15 chủng giống VSV, đã tuyển chọn được 10 chủng, đây là những chủng có đặc tính sinh học tốt nhất (tốc độ mọc nhanh, đường kính khuẩn lạc lớn, khả năng thích ứng pH rộng, khả năng cạnh tranh lớn và đều thể hiện hoạt tính enzim mạnh) Ngoài ra các chủng này còn phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ cao từ 35 - 55°C, nên rất thích hợp với nhiệt độ của bể ủ rác thải Các chủng VSV được tuyển chọn bao gồm: - 4 chủng Nấm: NI, N2, N3, Nó - 4 chủng Vi khuẩn: VK2, VK4, VK5, VK6 - 2 Xạ khuẩn: XK2, XK3 3 Trong 4 loại chế phẩm VSV được tạo ra từ 4 tổ hợp VSV nghiên cứu thì chế phẩm VSV2 (làm từ tổ hợp của hỗn hợp vi khuẩn) và chế phẩm VSV 4 là tổ hợp của (hỗn hợp Nấm + hỗn hợp Vi khuẩn + hỗn hợp Xạ khuẩn) cho hiệu quả xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp cao hơn cả

4 Từ các kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trong 4 tổ hợp VSV đã được tuyển chọn thì có 2 tổ hợp tỏ ra chiếm ưu thế hơn, chúng cho hiệu quả xử lý

rác thải và phế thải nông nghiệp vượt trội và có thể ứng dụng cao trong việc xử lý

rác thải và phế thải hữu cơ Các tổ hợp VSV bao gôm:

- Tổ hợp VSV1 là hỗn hợp của 4 chủng vi khuẩn: VK2, VK4, VK5, VK6

- Tổ hợp VSV2 là hỗn hợp của 10 chủng (vi khuẩn + nấm + xạ khuẩn) đã tuyển chọn

Trang 28

TRUONG DAI HOC NONG NGHIEP I-HÀ NỘI

TRUNG TAM M NGHIÊN COU VA PHAT TRIEN NONG NGHIỆP BỀN VỮNG

BAO CAO CHUYEN DE NGHIEN CUU KHOA HOC

Chuyén dé:

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC TỪ RÁC THAI VA PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP BẰNG CÔNG NGHỆ VI SINH

BÁN HẢO KHÍ

Thc đề tài:

"San xuất phân hữu cơ từ rác thổi hữu cơ sinh hoạt

và phế thải nông nghiệp để dùng làm phán bón cho rau sạch vùng ngoại vỉ thành phố"'

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ VỚI CỘNG HOÀ ITALY

GIAI DOAN 2003 - 2005

Trang 29

DAT VAN DE

Các đạng phân hữu cơ luôn đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì độ phì của đất (Ciavatta và các cộng sự 1994)

Rác thải sinh hoạt và các chất phế thải đang trở thành vấn đề của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đo chưa có đủ điều xây đựng các cơ sở xử lý và những biện pháp kỹ thuật hữu hiệu để giải quyết vấn để này Rác thải và các chất phế thải dược xác định là những sản phẩm thải loại hàng ngày từ sinh hoạt gia đình và quá trình sản xuất, số lượng và chủng loại các chất thải này rất đa dạng và chúng không ngừng gia tăng theo mức độ phát triển của xã hội Ở nhiều vùng đô thị nơi tập trung mật độ dân cư cao và ở cả những khu vực dân cư nông thôn đã xảy ra hiện tượng quá tải về khối lượng rác thải hàng ngày, chúng đang là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và phá vỡ cảnh quan văn hoá đô thị cũng như cảnh quan ở các cộng đồng dân cư làng xã Việc xử lý các chất rác thải và phế thải ở nước ta hiện nay chủ yếu được giải quyết bằng các biện pháp chôn lấp, đốt hoặc tập trung chất đống rồi xử lý ở một số nơi nào đó chúng đều có nhược điểm là gây ra các ô nhiễm không khí, đất và nước đồng thời không tận dụng được những mặt hữu ích từ các nguồn rác thải vì trong các nguồn rác thải sinh hoạt hàng ngày từ gia đình và phế thải từ sản xuất nông nghiệp có chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu Việc tận dụng và chế biến phân ủ từ nguồn rác thải sinh hoạt hữu cơ và phế thải nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt lớn ở những vùng dân cư nông thôn vì nó vừa giải quyết cơ bản được các vấn đề ô nhiễm ở các cộng đồng làng xã, đông thời có thể cung cấp thêm lượng phân hữu cơ vốn rất thiếu trong các loại đất canh tác như ở nước ta

Để góp phần xây dựng hướng sản xuất nông nghiệp bẻn vững đồng thời giải

quyết được vấn đề rác thải sinh hoạt và tận dụng được các phế liệu của sản xuất nông nghiệp theo hướng biến “Nền kinh tế rác thải” Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Bên vững trường Đại học Nông nghiệp I đã hợp tác với Trường Dai hoc Udine — Italy đi sâu nghiên cứu xây dựng đánh giá quy trình xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp ở phạm vi quy mô nhỏ phù hợp với điều kiện của cộng đồng dân cư phường, xã để sản xuất phân ủ hữu cơ sinh học phục vụ cho mục đích sản xuất nơng nghiệp an tồn và bền vững hiện nay

H MỤC TIÊU NGHIÊN CÚU

- Thử nghiệm quy trình xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp bằng phương pháp ủ bán hiếu khí kết hợp công nghệ sinh học nhằm tạo ra được phân hữu cơ sinh học an toàn phục vụ cho sản xuất rau sạch

Trang 30

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Thử nghiệm quy trình thích hợp cho việc xử lý rác thải sinh hoạt và phế thải nông nghiệp theo phương pháp ủ bán hiêú khí với công nghệ vi sinh ở phạm vi quy mô nhỏ thuộc cộng đồng dân cư làng, xã

2 Theo dõi, phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu diễn biến (nhiệt độ, pH, độ ẩm trong quá trình ủ) và đánh giá chất lượng của phân ủ hữu cơ chế biến từ các nguồn rác thải sinh hoạt và phế thải nông nghiệp

3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất phân hữu cơ sinh học theo quy trình xử lý rác thải chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt và phế thải nông nghiệp bằng công nghệ vi sinh bán hiếu khí

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ và phế thải nông nghiệp theo phương pháp ủ phân bán hiêú khí với công nghệ vi sinh

4.2 Sử dụng các phương pháp theo dõi thí nghiệm, phân tích mẫu vật theo quy định của phòng phân tích Quốc gia để đánh giá chất lượng phân hữu cơ sinh học ( TCVN 134B — 1996 ~ Bộ nông nghiệp và PINN )

4.3 Phương pháp phân tích hoá học hữu cơ để đánh giá một số chỉ số mùn hoá theo tiêu chuẩn của cộng đồng Châu Âu (EU) được xác định tại phòng phân tích sinh học của Trường Đại học Udine, Italia

4.4 Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu nơng hố của phân hữu cơ sinh học:

- OC (%): Walkley — Black, tinh ra OM%

- N tổng số (%): Công phá bằng hỗn hợp 2 axit (H;SO, + HCLO,) sau đó định lượng theo phương pháp Kehldal

- pH: đo bằng pH meter

- P,O, tổng số (%): Xác định bằng phương pháp so màu (xanh molipden)

- PạO; dễ tiêu (mg/ 100g đất): Xác định bằng phương pháp Oniani - KạO tổng số (%) và đễ tiêu: sử đụng quang kế ngọn lửa

- Tỷ trọng: xác định bằng phương pháp Picnomet - Dung trọng: xác định bằng phương pháp ống đóng

- Độ ẩm: Xác định bằng phương pháp sấy, tính theo % trọng lượng vật liệu

V KET QUA NGHIEN CUU

5.1 Xây dung quy trình xử lý rác thải sinh hoạt và phế thải nông nghiệp chế biến phân hữu cơ sinh học quy mô nhỏ cấp thôn/xã

Dựa trên kết quả nghiên cứu sử dụng công nghệ vi sinh với phương pháp ủ rác thửi hữu cơ bán hiếu khí của các đề tài nghiên cứu khoa học trước đó ( Đề tài Nhà nước KHCN o2-o4 và cấp Bộ B99-32-46 của NGuyễn Xuân Thành ), nghiên cứu áp dụng theo quy trình xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và hoàn thiện các khâu kỹ thuật cho quy trình xử lý trong quá trình ủ cho kết quả tốt chúng tôi đã tiếp tục tiến hành thử nghiệm trong thực tiễn

Trang 31

-2-Từ năm 2003 đến năm 2004 nghiên cứu áp dụng quy trình và hoàn thiện các khâu kỹ thuật cho quy trình xử lý trong quá trình ủ cho kết quả tốt chúng tôi đã tiếp tục tiến hành thử nghiệm trong thực tiễn

Việc tiến hành thử nghiệm quy trình ở điều kiện thực tiễn đã được áp dụng từ năm 2004 đến năm 2005 cho việc xử lý rác thải sinh hoạt của các khu dân cư cán bộ, công nhân viên và sinh viên ở 3 khu vực I, H, HI của trường Đại học Nông nghiệp I

Trong thời gian tiến hành thử nghiệm đã áp dụng quy trình để ủ 16 bể ủ theo

các giai đoạn thời gian khác nhau (với trữ lượng mỗi bể ủ khoảng 9 - 10 tấn rác thải hữu cơ và phế thải nông nghiệp tươi) Kết quả đã sản xuất hơn 20 tấn phân ủ hữu cơ sinh học có chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định

của Việt Nam

Quy trình xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp đã được xây dựng để chế biến phân ủ hữu cơ sinh học được thể hiện ở sơ đồ 1 với các khâu chuẩn bị và các bước tiến hành trong nội dung quy trình cụ thể như sau:

A Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra 1 tấn phân ủ hữu cơ sinh học từ rác thải sinh hoạt gia đình hoặc phế thải nông nghiệp theo phương pháp bán hảo khí

Các nguyên liệu dùng để chế biến Số lượng

- Rác thải hữu cơ sinh hoạt hoặc phế thải nông nghiệp | 2-2,5 tấn (khoảng 3 - 3,5m?)

- Nước 250 - 300 lít

- Chế phẩm vi sinh dùng để xử lý 5 lit

B Các bước tiến hành

Bước 1: Thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình,

Việc thu gom và lựa chọn các vật liệu hữu cơ (như: các phần loại bỏ từ rau, hoa, quả, thân cây, rơm rạ, giấy loại ) việc phân loại các phế thải sinh hoạt được tiến hành ngay tại gia đình trên cơ sở được tập huấn về phương pháp tuyển lựa

Bước 2: U phế thải

Phế thải hữu cơ sau khi đã được tuyển chọn từ các hộ gia đình được đem tập

trung đến bể ủ Ở bể ủ, rác thải được đảo đều rồi đàn trải theo từng lớp khoảng 40-

Trang 32

Budéc 3: Kiém tra va duy tri dé am trong bé i

Sau khi ủ được khoảng 10 ngày người ta tiến hành tưới hết lượng chế phẩm chứa VSV còn lại Sau đó phải thường xuyên giám sát độ ẩm và bổ sung nước cho bể ủ khi thấy cần thiết Khoảng 20 hoặc 30 ngày sau khi ủ sẽ có nước gỉ từ trong bể chảy ra hố ga Nước này sẽ được thu lại để tưới lên bể mặt của bể ủ kết hợp với

nước tưới để duy trì độ ẩm thích hợp cho bể ủ Sau khi đã ủ khoảng 40 ngày thì

không cần bổ sung thêm nước vào bể ủ nữa mà giữ nguyên hiện trạng cho đến khi kết thúc quá trình ủ

ss *

Chú ý:

- Khi sử dụng phế thải nông nghiệp cân phải cắt băm nhỏ vật liệu trước khi đưa vào bể ủ để chất đống được nhiều và giảm thời gian ủ

- Thời gian từ khi bắt đầu ủ đến khi kết thúc quá trình kéo dài khoảng560 —

60 ngày ủ có thể đạt được độ phân hủy và mùn hoá đối với rác thải hữu cơ, điển này tuỳ thuộc vào và chất lượng nguyên liệu và điều kiện thòi tiết trong thời gian ủ

- Các sản phẩm phân rác sau khi ủ có thể dùng bón lót trực tiếp cho các loại cây trồng Song để dễ dàng và tiện lợi cho việc sử dụng người ta có thể chế biến thành dạng phán hữu cơ vỉ sinh trước khi đem sử dụng

Bước 4: Chế biến phân hữu cơ sinh học

- Sản phẩm phân ủ hữu cơ (sau khi ủ) được đem hong khô trong điều kiện sân phơi có mái che

- Sau khi phơi khô sản phẩm phân ủ người ta tiến hành nghiền và sàng các sản phẩm và thu được 2 loại sản phẩm theo kích thước thô và mịn

+ Sản phẩm phân hữu cơ ở đạng thô: có thể phải đem ủ lại hoặc được dùng để bón lót trực tiếp ra ruộng cho cây trồng

+ Sản phẩm phân hữu cơ dạng mịn: được đóng vào bao đembón ngay cho các loại cây trồng hoặc được phối trộn bổ sung thêm những đồng vi sinh vật hữu ích với số lượng 1 tấn phân hữu cơ sinh học cần bổ sung 5 lít VSV hữu hiệu đem trộn đêu rồi sau đó chất thành đống ủ trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày trước khi

Trang 34

BAN THIET KE KHU XU LY RAC THAI HỮU CƠ SINH HOẠT VÀ PHẾ THAI NONG NGHIEP THANH PHAN

HỮU CƠ SINH HỌC QUY MÔ NHỎ CẤP THÔN, XÃ Mặt bằng xưởng sản xuất phân hiữm cơ

Cửa ra vào

Cửa lấy phân

Cau thang đi lên bể

Đường dẫn nước thải

từ xưởng sản xuất ra

Trang 36

MẶT CÁT XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ

Trang 37

CAU TAO BEU Diện tích nhà xưởng: 500 m? Thiết kế bể: Chiều dài: 4m Chiêu rộng: 3m Chiểu cao: 2m † “ 2m a“ tk 4m g

Thiết kế hố ga: Hố ga được thiết kế ding chứa nước thải trong bể ủ thải ra Đối vi mỗi bể có ít nhất 1 hố ga và hố ga này phải được thiết kế cạnh bể

Trong trường hợp này nên thiết kế hố ga có thể tích 1 mể với:

Chiều dài: Im

Chiều rộng: 1m

Chiéu cao: Im

Thiết kế cửa lấy phân ra của bể ủ:

Cửa của bể ủ trong trường hợp này nên thiết kế theo kiểu cánh cống (từng tấm gỗ được xếp từ dưới lên trên)

Chú ý: Đối với nhà ủ phân và sân phơi phân hữu cơ sau khi ủ , nhất thiết phải có mãi che

Trang 38

Mỗi một hỗ ga đều được thiết kế lắp đậy để đảm bảo vệ sinh môi trường

Chú ý: khi thiết kế lắp đậy cần thiết kế sao cho thuận tiện cho việc mở ra mở vào để tận dụng nước thải trong hố ga tưới nên bể ủ Ngoài ra: Cần thiết kế thêm 4 hố ga tại 4 góc của nhà xưởng nhằm mục đích:

- _ Chứa nước thải trong nhà xưởng để bổ xung thêm nước vào bể ủ - _ Xử lý nước thải trong nhà xưởng trước khi thải ra ngoài

Trang 39

MOT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUY TRÌNH XU LY

RÁC THÁI HỮU CƠ SINH HOẠT VÀ PHẾ THÁI NÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THÀNH PHÂN Ủ VÀ PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC

Ngày đăng: 14/03/2014, 20:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w