Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về BHXH tại tỉnh Kon Tum thời gian qua, luận văn Hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại tỉnh Kon Tum đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động này trên địa bàn tỉnh Kon Tum thời gian tới.
Trang 1
AI HOC KINH TE
NGUYEN THI MY SEN
HOAN THIEN QUAN LY NHA NUOC VE BAO HIEM XA HOI TAI TINH KON TUM
LUAN VAN THAC SI QUAN LY KINH TE
Da Nẵng - Năm 2017
Trang 2
AI HOC KINH TE
NGUYEN THI MY SEN
HOAN THIEN QUAN LY NHA NUOC VE BAO HIEM XA HOI TAI TINH KON TUM
LUAN VAN THAC SI QUAN LY KINH TE Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa: GS.TS VÕ XUÂN TIỀN
Đà Nẵng - Năm 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực,
khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lây bắt kỳ học vị nào
Tác giả luận văn
We a
Trang 4
MO DAU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Bố cục luận văn 3
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE QUAN LY
NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIẾM XÃ HỘI 7
1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẢO HIÊM XÃ HỘI 7
1.1.1 Một số khái niệm 7
1.1.2 Ý nghĩa của công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội 10 1.1.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội 10 1.1.4 Đặc điểm của bảo hiểm xã hội cần lưu ý khi quản lý 12 1.1.5 Công cụ quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội 13
1.2 NOI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VẺ BẢO HIẾM XÃ HỘI 14 1.2.1 Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo
hiểm xã hội 14
1.2.2 Dự toán thu, chỉ bảo hiểm xã hội 17
1.2.3 Tổ chức hoạt động thu, chỉ bảo hiểm xã hội 21 1.2.4 Quyết toán thu, chỉ bảo hiểm xã hội 26 1.2.5 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội;
Trang 51.3.1 Sự phát triển của nền kinh tế 30
1.3.2 Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội 31 1.3.3 Người sử dụng lao động 31 1.3.4 Nhận thức của người lao động 31 KÉT LUẬN CHUONG 1 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢI
HIEM XA HOI TAI TINH KON TUM THOI GIAN QUA 33
2.1 BAC DIEM TU’ NHIEN, XA HOI, KINH TE CUA TINH KON TUM ANH HUGNG DEN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIÊM XÃ HỘI 33
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 33 2.1.2 Đặc điểm về kinh tế 34 2.1.3 Đặc điểm về xã hội 35 2.1.4 Đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum 36 2.2 THUC TRANG CONG TAC QUAN LY NHÀ NUGC VE BAO
HIEM XA HOI TAI TINH KON TUM 37
2.2.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về
bảo hiểm xã hội 37
2.2.2 Dự toán thu, chỉ bảo hiểm xã hội 40
2.2.3 Tổ chức hoạt động thu, chỉ bảo hiểm xã hội 47 2.2.4 Quyết toán thu, chỉ bảo hiểm xã hội 59 2.2.5 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 62 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ BẢO
HIEM XA HOI TAI TINH KON TUM 65
Trang 6KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 71
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIEM XÃ HOI TAI TINH KON TUM 72
3.1 CĂN CỨ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP 72
3.1.1 Chủ trương của Đảng và nhà nước về bảo hiểm xã hội 72
3.1.2 Định hướng phát triển của Ngành 74
3.1.3 Chiến lược phát triển của Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum giai
đoạn 2016 - 2020 75
3.2 GIAI PHAP HOAN THIEN QUAN LY NHA NUGC VE BAO HIEM
XA HOI TAI TINH KON TUM 76
3.2.1 Hồn thiện cơng tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách
pháp luật bảo hiểm xã hội 76
3.2.2 Hồn thiện cơng tác lập dự toán thu, chỉ bảo hiểm xã hội 78
3.2.3 Hoàn thiện tô chức hoạt động thu, chỉ bảo hiểm xã hội 80 3.2.4 Hồn thiện cơng tác quyết toán thu, chỉ bảo hiểm xã hội 89
3.2.5 Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi
phạm 90
3.2.6 Các giải pháp khác 91
KET LUAN CHUONG 3 97
KET LUAN - KIEN NGHỊ 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7Chữ viết tắt ASXH BHXH BHYT BHTN LĐTBXH NSNN TNLĐ-BNN UBND Nội dung đầy đủ An sinh xã hội Bao hiểm xã hội Bảo hiểm y tế
Bao hiểm thất nghiệp
Lao động Thương binh và xã hội Ngân sách nhà nước
“Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trang 8
băng Tên bảng Trang
Tốc độ tăng trưởng kinh tế - giá trị sản xuất các ngành
2.1 | giai đoạn 2013 - 2016 của tỉnh Kon Tum theo gid so] 34 sánh năm 2010
22 | Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2016 35 93, _ | Dân Số và nguồn lao động tinh Kon Tum các năm 2013-|
2016
ag, | Thực trạng cán bộ công chức, viên chúc ngành Bảo| ,„ hiểm xã hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2013-2016
Tình hình thực hiện dự toán chỉ tuyên truyền của Bảo
25 him xa hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2013-2016 » Tình hình xác định mức thu bảo hiểm xã hội tại Bảo
26 | him xa hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2013-2016 " 2z, | Tình hình lập và thực hiện dự toán thu bảo hiếm xa hi]
tại Kon Tum qua các năm 2013-2016
ag, | SỐ người hướng bảo hiểm xã hội hàng tháng tai Kon | Tum qua các năm 2013-2016
2o | Mức chỉ bình quân các chế độ bảo hiểm xã hội hàng | tháng tại Kon Tum qua các năm 2013-2016
Tình hình lập và thực hiện dự toán chi bảo hiêm xã hội
210 tại Kon Tum qua các năm 2013-2016 “6
Số đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia bảo
2.11 | hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum qua các |_ 50 năm 2013-2016
Trang 9
Số đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia
2.12 |theo phân cấp của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm |_ 51 2013-2016
2a, | Tình hình thực hiện hoạt động thu bảo hiệm xã hội tại| À Kon Tum qua các năm 2013-2016
2iia | Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội tại Kon Tum qua] các năm 2013-2016
Tinh hình thực hiện chỉ trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm
2.15 |xã hội qua tài khoản cá nhân tại Kon Tum các năm|_ 57 2013-2016
316, | Tình hình thực hiện hoạt động chỉ bảo hiệm xã hội tại | Kon Tum qua các năm 2013-2016
3 17_| Tình hình cân đối thụ - chỉ quỹ bảo hiểm xã hội tại Kon| Tum qua các năm 2013-2016
Tổng hợp số thu hồi chi sai bảo hiểm xã hội tại Kon
" Tum qua các năm 2013-2016 ø
bio, | Tình hình thực hiện hanh ta, kiếm tra tại Bảo hiếm xã| hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2013 - 2016
22g_ | Tình hình giải quyết đơn thư khiêu nại, ô cáo của Bao] hiểm xã hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2013-2016
Trang 111 Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách lớn của Đảng
và Nhà nước, nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mắt thu nhập do 6m dau, thai san, tai nan
lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ
sở sự đóng phần nào của người lao động vào quỹ BHXH Hay nói một cách đơn giản, là loại hình bảo hiểm dành cho tất cả mọi người trong xã hội, có việc làm, có thu nhập, đem một phần thu nhập bình thường để dành cho
những lúc gặp khó khăn thì đem ra sử dụng Góp phần ồn định cuốc sống của
người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro xã hội, góp phần vào sự
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đây sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tô quốc
BHXH tỉnh Kon Tum là một tổ chức thuộc hệ thống của BHXH Việt
Nam Trong nhiều năm qua đã thực hiện chính sách ASXH trên đỉa bàn toàn
tỉnh với 09 huyện, 01 thành phố, đã đạt được những kết quả rất khả quan, góp
phần không nhỏ vào thành tựu đạt được của BHXH Việt Nam Nhưng bên
cạnh đó vẫn còn một số những hạn chế trong quá trình thực hiện như: công én chính sách chưa sâu; tác tuyên truyên, phổ iệc xử lý vi phạm pháp luật còn chưa nghiêm và chưa nhiều; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được chú trọng, nhiều người lao động không được tham gia, tham gia thấp hơn nhiều so với số tiền thực tế
Muốn khắc phục được những tồn tại này, ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Kon Tum nói riêng cần phải mạnh mẽ cải cách hơn nữa chất
lượng quản lý nhà nước nói chung và hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về
Trang 12Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và khảo sát, đánh giá thực
trạng công tác quản lý nhà nước về BHXH tại tỉnh Kon Tum thời gian qua dé đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động này trên địa
bàn tỉnh Kon Tum thời gian tới 3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu
trong đề tài này cần thực hiện là:
~ Nội dung, nguyên tắc và công cụ quản lý nhà nước về BHXH là gì?
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về BHXH tại tỉnh Kon Tum
được tổ chức, thực hiện những năm qua như thế nào? Những thành công đạt được, hạn chế và nguyên nhân?
- Các giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước về BHXH trên địa
bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về quản lý nhà
nước về BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu các nội dung trên tại
BHXH tỉnh Kon Tum
- Về thời gian: Đề tài được tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu từ
năm 2013 - 2016
Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong 5 năm tới
Trang 13- Phuong pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập
dựa vào các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, niên giám thống
kê, các báo cáo tổng kết của các địa phương và trên các trang thông tin điện tử
chính thức của các cơ quan tô chức Các số liệu cơ bản liên quan đến luận văn
được thu thập tại BHXH tỉnh Kon Tum
- Phương pháp xử lý số liệu: Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng, yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm dữ liệu theo từng phần của đề tài, bao gồm: Những tài liệu về lý luận, những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung, những tài liệu thu thập về thực trạng công tác quản lý
nhà nước về BHXH tại Kon Tum
- Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh, tông hợp: Sử dụng các phương pháp phân tích như số tuyệt đối, số tương đối, số bình
quân, phân tích mức độ tham gia, mức độ thực hiện các nội dung quản lý nhà
nước về BHXH tại tỉnh Kon Tum So sánh các kết quả phân tích nhằm làm rõ
sự khác biệt, sự thay đôi của các nhân tó, từ đó đưa ra những nhận định, đánh
giá Trên cơ sở tông hợp, so sánh với các chỉ tiêu trong quy hoạch phát triển
kinh tế xã hị
của địa phương, của ngành BHXH và kết hợp với nhận định của tác giả để đề xuất giải pháp có tính khả thi nhất theo mục tiêu đã để ra của đề tài
6 Bố cục luận văn
Ngoài các phần: Mục lục, mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục các bảng biểu số liệu, luận văn được bố cục gồm 03 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về BHXH
Trang 14BHXH tại tỉnh Kon Tum
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản lý nhà nước về BHXH là có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tổ
chức thực hiện ASXH cho mọi người Công tác quản lý nhà nước nhằm góp
phan ổn định, phát triển hệ thống BHXH; góp phần củng có lòng tin của nhân dân lao động vào cơ quan BHXH; từ đó góp phần nâng cao đời sống của
người dân, ôn định kinh tế xã hội của đất nước
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước về lĩnh vực này Tác giả đã lựa chọn một số tài liệu liên
quan để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài của mình:
Giáo trình “Quản hi nhà nước về xã hội” Học viện Hành chính Quốc
gia [25], đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về xã
hội, luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới quan tâm bởi vai trò, tầm ảnh hưởng và sự tác động của nó liên quan đến mọi mặt của đời
sống con người Giáo trình đã tiếp cận các thuật ngữ xã hội và quản lý nhà
nước về xã hội dưới góc độ khoa học quản lý hành chính, hệ thống cái khái niệm, nội dung và phương thức quản lý nhà nước về xã hội
Sách “Giáo trình Bảo hiểm xã hội " của Hoàng Mạnh Cừ và Đoàn Thị
Thu Hương (2011), Nhà xuất bản Tài chính [23], đã hệ thống những vấn đề
cơ bản về BHXH như những khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của
hoạt động này tại Việt Nam và thế giới, khái quát về quản lý nhà nước đối với
BHXH, đưa ra các mô hình quản lý tại Việt Nam, sự cần thiết khách quan có
sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực nảy, cũng như hệ thống các văn bản
pháp quy trong lĩnh vực bảo hiểm
Trang 15ngành BHXH được thành lập Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thu với vai trò là cơ quan cấp Trung ương, trong công cuộc đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra Đề tài đã đánh giá kết quả công tác thu thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chính
sách, phân tích thực trạng tình hình, những vấn đề đặt ra đối với BHXH Việt
Nam đối với quản lý thu khi mà Nhà nước đang mở ra một nền kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế, thu hút đầu tư nước
ngoài đòi hỏi phải đổi mới chính sách pháp luật quy định về thu nhằm đảm
bảo mở rộng đối tượng người lao động và người sử dụng lao động thuộc các
thành phần kinh tế tham gia đóng đầy đủ Đáp ứng thực tiễn phong phú, đa dang về các mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng, hình thức đóng đồng, thời có cơ chế quản lý số tiền thu từ cấp địa phương đến trung ương Đề tài đã
đóng góp những nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa thực tiễn về xây dựng hệ
thống biểu mẫu thu, phương thức thực hiện thu từ địa phương đến trung ương, quản lý quỳ cũng như hình thức, phạm vi đầu tư tăng trưởng một phần quỹ góp phần tạo lập bền vững và cân đối quy BHXH về lâu dài
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Các giái pháp đảm bảo cân đối quỹ? BHXH
bắt buộc khi thực hiện Luật BHXH" của Phạm Đỗ Nhật Tân (2007) [33]
Nguy cơ mit cân đối quỹ đã được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và Tổ chức lao động Quốc tế khuyến nghị tới Chính phủ Việt Nam từ khi xây dựng Luật Quy BHXH chia thành các quỹ thành phần như là: quỹ chỉ trả chế độ
hưu trí, tử tuất (dài hạn); quỹ chỉ trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục
hồi sức khỏe, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (ngắn hạn) Việc hình thành nên quỹ này là từ nguồn thu bắt buộc Chính vì thế mà đề tài đã hệ thống,
Trang 16
chế về việc duy trì và mở rộng nguồn thu, sử dụng quỹ, điều kiện để hưởng, các chế độ chính sách nhằm đảm bảo sự an toàn của quỹ, cân đối quỹ trong,
tương lai
Luận án Tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam”
của Đỗ Văn Sinh (2005) [30], nghiên cứu đã góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa
học và thực tiễn của quản lý quỹ này ở Việt Nam; tông kết mô hình và phương thức quản lý quỹ của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong quản lý quỹ ở Việt Nam; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý quỹ ở Việt Nam
Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hồn thiện cơng tác quản lý chỉ trả BHXH
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” của Hoàng Thị Minh Hòa
(2012) [24], đã làm rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý chỉ trả và
trên cơ sở phân tích thực trạng công tác chỉ trả trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh, từ đó đánh giá những hạn chế, tồn tại trong quá trình tô chức công tác
chỉ trả và quản lý chỉ trả; tìm ra những nguyên nhân và đã đưa ra những đề
xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý chỉ trả trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh, tinh Bắc Ninh
Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí BHXH, Báo BHXH
Tuy đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng nghiên cứu quản lý
nhà nước về BHXH tại tỉnh Kon Tum là chưa có một nghiên cứu nào, do vậy
việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức cần thiết về cả mặt lý luận và thực tiễn với mong muốn góp thêm một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
Trang 17QUAN LY NHA NUOC VE BAO HIEM XA HOI
1.1 KHAI QUAT VE QUAN LY NHA NUOC BAO HIEM XÃ HỘI
1.1.1 Một số khái niệm
a BHXH
+ Theo từ điển Bách khoa “BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp một phẩn thu nhập cho người lao động khi họ mắt hoặc giảm thu nhập do bị 6m dau, thai san, tai nan lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật thất nghiệ
tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên
tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo,
an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đông thời góp phan dam
bảo an toàn xã hội "
+ Tổ chức lao động Quốc tế đưa ra khái niệm như sau:
“BHXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cắp cho các thành viên của mình
thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội dẫn đến ngừng việc hoặc giảm sút thu nhập gây ra bởi 6m đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chất; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con ” [12]
Các khái niệm nêu trên cho thấy, BHXH là một phạm trù kinh tế xã hội
tổng hợp có thẻ tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau
- Nhìn theo góc độ chính sách: là một chính sách xã hội, nhằm giải
quyết các chế độ xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động
và bảo vệ sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ôn định chính trị của một quốc gia
~ Nhìn theo góc độ tải chính: là một quỹ tải chính tập trung, được hình
Trang 18nhân
~ Nhìn theo góc độ quản lý: là công cụ quản lý của Nhà nước dé điều chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước, thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các
thành viên trong xã hội
Theo cách hiểu chung nhất, có thể định nghĩa “8HXH là sự báo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phẫn thu nhập của người lao động khi họ bị giảm
hoặc mắt thu nhập do ôm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghè nghiệp,
hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” (Theo Điều 3.1
Luật BHXH số 58/2014/QH13) [29] b Thu BHXH
“Thu BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương cùng với sự phối hợp của các ban ngành chức năng trên cơ sở
quy định của pháp luật vẻ thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguén tài
chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia BHXH " [23]
Phận loại thu gồm:
+ Bat bude là loại hình do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia
+ Tự nguyệ là loại hình do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phủ hợp với thu nhập của mình
Trang 19Điều 4 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định các chế độ hiện hành: - Om dau; - Thai sản; - TNLD-BNN; - Hưu trí; ~ Tử tuất d Quản lý nhà nước về BHXH
Là quá trình Nhà nước sử dụng trong phạm vi quyển lực của mình tác
động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong hoạt động
BHXH nhằm đảm bảo cho hoạt động diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ; Là một bộ phận quan trọng của quản lý nhà nước đối với xã hội, thông qua chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp
Quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH bắt đầu từ việc xây dựng,
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến, chế độ,
chính sách pháp luật; Tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách đến việc tô chức bộ máy thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật Đặc điểm: - Nhà nước là chủ thể tô chức và quản lý các hoạt động BHXH trong nền kinh tế thị trường ~ Pháp luật là cơ sở và là công cụ quản lý hàng đầu, công cụ không thé
thay thế do xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nên kinh tế thị trường dé Nhà nước tô chức và quản lý các hoạt động này nói riêng và hoạt động kinh tế
Trang 20- Sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này đòi hỏi có một bộ máy thực hiện các hoạt động mạnh, có hiệu lực và hiệu quả và một hệ thống
pháp luật đồng bộ hoàn chỉnh
1.1.2 Ý nghĩa của công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
- Tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đúng, đủ, kịp thời và chính xác các chế độ thu, chỉ
- Góp phần điều chỉnh thu nhập, đảm bảo hài hòa lợi ích và công bằng,
xã hội cho người lao động, ngăn chặn, giảm thiểu các hành vi tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách Đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tạo
niềm tin, khuyến khích mọi người tham gia, đóng góp vào quỹ, tăng nguồn
vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội
- Lả một bộ phận quan trọng và khăng khít của chính sách xã hội, chịu sự tác động qua lại của các bộ phận khác của chính sách xã hội trên cơ sở tác
động của tổng thể các mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội góp phần đảm
bảo an toàn xã hội, đáp ứng được nhu cầu an toàn xã hội của người dân
- Giúp điều hoà mối quan hệ lợi ích đối lập giữa người lao động và
người sử dụng lao động, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và
giải quyết các mâu thuẫn có thê nảy sinh giữa các bên
- Quỹ BHXH là một quỳ tiền tệ tập trung được hình thành từ việc đóng
vào quỹ của các chủ thể tham gia, được sử dụng để trả lương hưu và các
khoản trợ cấp cho người lao động theo quy định của pháp luật vì vậy việc quản lý nhà nước về BHXH giúp bảo toàn và tăng trưởng quỹ để sẵn sàng chỉ
trả các chế độ, trợ cấp cho người lao động và đảm bảo cân đối thu - chỉ quỹ 1.1.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
Quản lý nhà nước về BHXH phải được thực hiện theo đúng chế
Trang 21- Quan lý đúng đối tượng có đóng - có hưởng
Quản lý thu đúng đối tượng, đúng mức tiền lương, tiền công va ding thời gian quy định là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng Thu đủ số người thuộc diện tham gia và số tiền phải đóng của người lao động và người sử
dụng lao động
Đảm bảo chỉ trả đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách của Nhà nước
Đây là nguyên tắc có thể được coi là quan trọng nhất trong công tác chỉ trả,
tạo nên sự công bằng tin tưởng từ phía người tham gia vào Nhà nước vào chính sách BHXH
~ Quản lý theo đúng chế độ chính sách hiện hành
Nhà nước, thông qua Quốc hội, các Bộ ngành có liên quan xây dựng các văn bản pháp luật, bao gồm các luật, các văn bản quy phạm pháp luật
khác (nghị định, quyết định, thông tư ) và các văn bản có liên quan để thực hiện pháp luật trong phạm vi quốc gia
~ Quản lý thu, chỉ kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia
Thu kip thoi là thu kịp thời về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao
động, tiền công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vi
phải tham gia, hướng dẫn thực hiện thu của người sử dụng lao động và người
lao động đảm bảo kịp thời, không đề tồn đọng tiền thu, không bỏ sót lao động,
tham gia, giảm thiệt hại cho đơn vị do phải chịu xử phạt lãi chậm đóng, lãi
truy thu
Đảm bảo chỉ trả đầy đủ, kịp thời, có nghĩa là chỉ đúng số tiền đối tượng, được hưởng, chỉ đúng lịch trình kế hoạch đề ra, không gây phiền hà cho đối tượng và giúp người lao động có thể nhanh chóng ồn định cuộc sóng, tránh
xây ra các hiện tượng tiêu cực
~ Quản lý thống nhất, tập trung, công khai, minh bạch quỹ BHXH
Trang 22của hệ thống BHXH Nhà nước định ra các chế độ, quy định các mức đóng,
góp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn
Nhà nước định hướng các hoạt động và kiểm soát các hoạt động của quỳ,
nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia và người thụ hưởng, giảm thiểu
những rủi ro do những nguyên nhân khách quan và chủ quan; góp phần đảm
bảo ASXH quốc gia
~ Quản lý an toàn tiền mặt trong thu, chỉ
Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu theo chế độ quản lý tài chính của Nha nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích Nguồn thu do được tồn tích, cộng dồn, thường có khối lượng tiền nhàn rỗi lớn chưa được sử dụng nên được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa bảo tồn được
quỹ do các yếu tố lạm phát Vì vậy thông qua cơ chế quản lý tiền thu nghiêm
ngặt đề tránh lạm dụng, thất thoát, đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư
để đảm bảo thu hồi vốn và có lãi tức, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu Công tác chỉ trả các chế độ thường liên quan tới tiền mặt nên dễ xảy ra
hiện tượng mắt mát, thất thốt Vì vậy cơng tác chỉ trả cần đảm bảo an toàn tiền mặt Mức độ an toàn tiền mặt phụ thuộc vào quy định phương thức chỉ trả
của Nhà nước
1.1.4 Đặc điểm của bảo hiểm xã hội cần lưu ý khi quản
Thứ nhất, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận mà vì quyền lợi của
người lao động, của cả cộng đồng,
Thứ hai, BHXH là
+ loại hàng hoá tư nhân mang tính bắt buộc do
Nha nước quản lý và cung cấp dịch vụ, nên việc tham gia về nguyên tắc là bắt
buộc đối với mọi người lao động,
ông là theo cơ chế 3 bên: Cơ quan BHXH -
Thứ ba, cơ chế hoạt
Người sử dụng lao động và người lao động, cộng thêm cơ chế quản lý nhà
Trang 23Thứ tư, thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về BHXH; thực hiện nhiệm vụ thu, quản lý và chỉ trả các chế độ chặt chẽ, đúng đối tượng và
đúng thời hạn
Thứ năm, người lao động được hưởng trợ cấp trên cơ sở mức đóng và
thời gian đóng, có chia sẻ rủi ro và thừa kế
1.1.5 Công cụ quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
'Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều hành xã hội đã sử dụng hệ
thống rất nhiều công cụ khác nhau, cũng như trong bất kỳ lĩnh vực nào, trong, hoạt động quản lý đối với hoạt động này công cụ chủ yếu quan trọng nhất mà
Nhà nước sử dụng là các văn bản pháp luật
Điều §, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp
luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” Thể hiện rõ nhất trong công cụ
này là Luật BHXH do Quốc hội ban hành năm 2006 có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 nhằm điều chỉnh các quan hệ, các hoạt động BHXH, năm 2014 đã
được Quốc hội khóa 13 sửa đôi và thay thế, đây chính là cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động Luật xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan
hệ giữa BHXH với Nhà nước; với người sử dụng lao động và với người lao
động là cơ sở pháp lý để điều chỉnh mọi hành vi có liên quan buộc mọi
người phải tuân thủ
Ngoài ra còn các hệ thống văn bản dưới luật và hướng dẫn thi hành như: Nghị định, thông tư, công văn liên quan đến lĩnh vực này giữa cơ quan
có thâm quyền quản lý nhà nước với các cơ quan sự nghiệp, các bộ, ngành
liên quan
Công cụ thứ hai Nhà nước sử dụng là hồ sơ, biểu mẫu: Với chức năng
quản lý của mình, Nhà nước ban hành các loại hồ sơ liên quan đến đối tượng,
Trang 24ban hành thống nhất trong cả nước để thực hiện chức năng quản lý đối tượng, tham gia đóng và hưởng các chế độ Ngoài ra còn ban hành các biểu mẫu
thống kê, báo cáo như mẫu báo cáo đối tượng tham gia, báo cáo tài chính
Công cụ thứ ba Nhà nước sử dụng để quản lý nhà nước là hệ thống báo
cáo: Báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm Chế độ báo cáo được quy định đối với các doanh nghiệp, các bộ phận nghiệp vụ giúp cho cơ quan quản
lý nhà nước nắm được tình hình hoạt động về BHXH hiện thời
1.2 NOI DUNG QUAN LY NHA NUOC VE BAO HIEM XA HOI
1.2.1 Tuyên truyền, phé biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội
Tuyên truyền, phô biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH là hoạt
động làm cho người lao động và nhân dân trên cả nước hiểu rõ chính sách BHXH là một trong hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ
thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ôn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội Do đó, công tác tuyên
truyền có tầm quan trọng và phải tổ chức thực hiện thường xuyên
“Tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phô biến chế độ, chính sách,
pháo luật được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:
~ Thông qua hoạt động này nhằm giúp các đơn vị sử dụng lao động,
người lao động và nhân dân hiểu đúng, đầy đủ về chế độ, chính sách Đồng
thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách, pháp luật
~ Thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật, đưa chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật Nâng cao nhận thức, tăng, cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền
các cấp trong việc tổ chức thực hiện pháp luật;
Trang 25chức thực thi pháp luật để đề xuất sửa đơi, bổ sung, hồn thiện hệ thống pháp
luật
Nội dung công tác tuyên truyền gồm:
- Tuyên truyền những nội dung cơ bản của Luật BHXH; những định hướng chỉ đạo Ngành trong các lĩnh vực hoạt động; kết quả thực hiện chính
sách đạt được trong thời gian qua để động viên các tầng lớp nhân dân tích cực và chủ động tham gia, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của Ngành
- Tuyên truyền các hoạt động nhằm khẳng định vị trí, chức năng, vai trò của Ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách; nêu bật kết quả đạt được
và những kinh nghiệm, giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức thực hiện của
BHXH các cấp, khẳng định sự nỗ lực cố gắng của các địa phương cũng như
của toàn Ngành trong việc thi đua phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ
được giao
- Tuyên truyền biểu dương gương người tốt, việc tốt trong thực hiện
chế độ, chính sách; kịp thời phê phán những hành vi tiêu cực, có tình vi phạm
Luật BHXH góp phần hạn chế, ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng trốn đóng,
nợ đọng, lạm dụng quỹ; bảo vệ quyền lợi của người lao động
Đối tượng công tác tuyên truyền cần hướng đến:
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cấp ủy đảng, chính quyền,
các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương
- Người sử dụng lao động, người lao động thuộc các thành phần kinh
tế, các hợp tác xã và làng nghề, các khu công nghiệp, khu chế xuắt
- Cán bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động; cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan BHXH các cấp
Hình thức tuyên truyền
- Phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tô chức
Trang 26chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, đối thoại trực tiếp, tổ chức các đội
tuyên truyền lưu động, hội thi tuyên truyền viên, phát hành ấn phẩm
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền thông qua việc thực
hiện các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề và các bài viết, phóng sự, tin tức, tô chức các buôi tọa đàm, game show truyền hình
~ Tổ chức tuyên truyền trên các kênh truyền thông của Ngành: Báo, Tạp
chí BHXH và Website BHXH Việt Nam, trang thông tin điện tử của địa phương
- Tổ chức tuyên truyền trực quan thông qua các ấn phẩm tuyên truyền:
pano, khâu hiệu, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp, sách cẩm nang với
nội dung phong phú theo đặc thù kinh tế - xã hội, văn hóa của từng vùng
miền
- Tổ chức các đợt tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trực quan vào
các dịp lễ lớn: Kỷ niệm ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/02),
Khi thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH cần lưu ý: - Công tác tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, đồng ; phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức thê hiện, tổ chức triển
khai các hoạt động tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, đảm bảo đưa thông tin
đến với mọi người lao động và nhân dân trên cả nước
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền huy động được sức mạnh
của toàn xã sự vào cuộc của hệ thống chính trị, trách nhiệm của các cấp,
các ngành trong việc tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH
- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và tạo điều kiện để các địa
Trang 271.2.2 Dự toán thu, chỉ bảo hiểm xã hội
Lập dự toán thu, chỉ là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đối
với toàn bộ các khâu của quá trình quản lý thu, chỉ BHXH Lập dự toán thu,
chỉ thực chất là lập kế họach thu, chỉ trong một năm Kết quả của khâu này là
bản dự toán thu, chỉ, bản dự toán này phải đảm bảo mục tiêu là sẽ đáp ứng
được việc tô chức thực hiện chế độ chính sách của đơn vị
Dự toán thu, chỉ phải phản ánh đầy đủ các nội dung thu, chỉ, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thực tế phát sinh và thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm
trong từng thời kỳ theo chiến lược, kế hoạch phát triển của Ngành; thuyết
minh đầy đủ, rõ ràng: Căn cứ xác định các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán; sự
thay đổi dự toán thu, chỉ năm sau so với năm nay, nguyên nhân của sự thay
để
fap theo đúng mẫu biểu, thời hạn quy định; thực hiện đúng các chính
sách, chế độ theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của BHXH Việt
Nam; đề xuất giải pháp đề thực hiện tốt dự toán thu, chỉ năm sau
a Dự toán thu BHXH
Xác định đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia là người lao động và người sử dụng lao động Họ là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạo nên quy BHXH với một tỷ lệ
nhất định so với tiền lương của người lao động theo quy định của Luật ~ Người lao động, bao gồm:
+ Người lao động là công dân Việt Nam + Người lao động là người nước ngoài
~ Người sử dụng lao động, bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tỗ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
Trang 28Việt Nam;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thẻ, tô hợp tác, tổ chức
khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động Xác định mức đồng
Mức đóng sẽ dựa trên tiền lương tháng của người lao động Để đảm bảo tính hợp lý khi thu cần phải có căn cứ đề đưa ra những mức đóng góp phù hợp với người lao động Tiền lương của người động được lấy làm cơ sở để tính mức đóng, điều này là hợp lý BHXH bắt buộc được áp dụng đối với
người lao động có thời hạn làm việc ở mức nhất định, thu nhập ôn định Theo
đó tùy thuộc vào mức lương của mình mà người lao động đóng theo các định mức mà pháp luật đặt ra
Lập dự toán thư
Dự toán thu được lập chỉ tiết theo nhóm đối tượng tham gia; số thu
tương ứng của từng nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật
Dự toán phải kèm thuyết minh đầy đủ và rõ ràng, có đề xuất giải pháp
để thực hiện tốt dự toán thu năm sau
BHXH tỉnh sau khi nhận được dự toán thu của các huyện gửi về
chức thảo luận về dự toán thu năm kế hoạch với các đơn vị trực thuộc đề rà
soát các chỉ tiêu dự toán thu, chỉ đảm bảo phù hợp với chính sách, chế độ theo
quy định, mục tiêu phát triển đối tượng tham gia tại địa phương và định
hướng phát triển của Ngành Tổng hợp dự toán thu năm kế hoạch của đơn vị
trình Giám đốc tỉnh xem xét, quyết định; gửi BHXH Việt Nam
Xét duyệt dự toán thu Tại BHXH Việt Nam:
- Sau khi nhận được dự toán thu của các tỉnh gửi, xây dựng kế hoạch tổ
chức thảo luận dự toán trình Lãnh đạo Ngành và tổ chức thực hiện sau khi phê
Trang 29quyết định
- Thực hiện tổng hợp và lập dự toán thu, chỉ hàng năm của toàn ngành
và báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định; trình Hội đồng quản lý thông
qua và gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Sau khi được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định giao dự toán thu, chỉ, BHXH Việt Nam thực hiện phân bổ dự toán thu và hướng dẫn thực hiện dự toán thu cho BHXH các tỉnh
Tại BHXH tỉnh: Trên cơ sở dự toán thu đã được xét duyệt, thực hiện
phân bố dự toán thu cho các huyện dựa trên số dự toán của huyện đã được
thông qua và có sự điều chỉnh hợp lý
b, Dự toán chỉ BHXH
Xác định đối tượng chỉ (đối tượng thụ hướng)
Đối tượng thụ hưởng là những người lao động và gia đình họ khi có phát sinh BHXH, nghĩa là khi người lao động gặp các sự kiện bảo hiểm hoặc
các rủi ro bảo hiểm thì mới được hưởng trợ cấp (các sự kiện và các rủi ro được bảo hiểm gồm: ốm đau; thai sản; TNLĐ-BNN; thất nghiệp; hưu; tử tuất), và được phân thành 2 loại: - Đối tượng hưởng chế độ hàng tháng: Gồm những người hưởng các chế độ hưu trí, TNLĐ-BNN, trợ cấp tuất - Đối tượng hưởng chế độ một lần: Gồm những người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, đưỡng sức phụ hồi sức khỏe, trợ cấp mai táng phí và trợ cấp một lần Xác định mức chỉ (mức hướng)
Mức hưởng phải được xác định và phải tuân thủ theo quy định của Luật BHXH, các văn bản hướng dẫn và phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc:
Trang 30- Mức hưởng phải thấp hơn mức lương hoặc mức tiền công khi đang
làm việc của người lao động một cách hợp lý; phải dựa trên cơ sở mức đóng góp và thời hạn đóng góp
- Mức hưởng phải phản ánh được nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia
Lập dự toán chỉ
Dự toán chỉ phải phản ánh đầy đủ nội dung theo từng loại chế độ, loại
đối tượng, mức hưởng, nguồn kinh phí (NSNN và quy BHXH) và các quỹ thành phần Dự toán phải kèm theo thuyết minh về sự biến động tăng, giảm đối tượng hưởng và các nội dung chỉ khác trong năm (nếu có)
Tại BHXH huyệt
Hàng năm lập dự toán chỉ cho đối tượng hưởng trên
địa bàn huyện Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chỉ vượt kế hoạch được
duyệt phải báo cáo, giải trình để BHXH tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh phí,
đảm bảo chỉ trả kịp thời cho đối tượng hưởng
Tại BHXH tỉnh: Hàng năm hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo
dự toán kinh phí chỉ trả các chế độ cho các huyện; lập dự toán chỉ cho đối
tượng hưởng trên địa bàn tỉnh Dự toán chỉ được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chỉ của các huyện và số chỉ trả trực tiếp tại Văn phòng tỉnh Trong năm
thực nếu có phát sinh chỉ vượt kế hoạch được duyệt phải báo cáo, giải
trình để BHXH Việt Nam xem xét, cắp bổ sung kinh phí, đảm bảo chỉ trả kịp thời cho đối tượng hưởng Sau khi nhận được dự toán chỉ của huyện gửi v:
chức thảo luận về dự toán chỉ năm kế hoạch với các đơn vị trực thuộc để rà soát các chỉ tiêu dự toán chỉ đảm bảo phù hợp với chính sách, chế độ theo quy
định Tổng hợp dự toán chỉ năm kế hoạch của đơn vị trình Giám đốc xem xét, quyết định; gửi BHXH Việt Nam
Việc lập dự toán chi đúng đắn dựa trên các báo cáo về số đối tượng
Trang 31việc bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời cho quá trình chỉ trả Bởi vì quỹ được quản lý tập trung, thống nhất tại Trung ương, trong thời gian nhàn rỗi, quỹ
được thực hiện các biện pháp đầu tư
Xét duyệt dự toán chỉ
Tại BHXH Việt Nam: Sau khi nhận được dự toán chỉ của các tỉnh gửi,
xây dựng kế hoạch tổ chức thảo luận dự toán trình Lãnh đạo Ngành và tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt; Tổng hợp kết quả thảo luận dự toán, báo cáo Lãnh đạo Ngành xem xét, quyết định; Thực hiện tổng hợp và lập dự toán
chỉ hàng năm của toàn ngành và báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định;
trình Hội đồng quản lý thông qua và gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính,
Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định giao dự toán thu, chỉ, BHXH Việt Nam thực hiện phân bổ dự toán chỉ và hướng dẫn thực hiện dự toán chỉ cho các tỉnh
Tại BHXH tỉnh: Trên cơ sở dự toán chỉ đã được xét duyệt, thực hiện
phân bố dự toán chỉ cho các huyện dựa trên số dự toán của huyện đã được
thông qua và có sự điều chỉnh hợp lý
1.2.3 Tổ chức hoạt động thu, chi bảo hiểm xã hội a Cơ quan quản lý nhà nước về BHXH
Theo quy định tại Điều 8 Luật BHXH, các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước, chỉ đạo xây dựng, ban hành
và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách
- Bộ LĐTBXH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm
Trang 32- UBND tinh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về BHXH trong phạm vi địa phương Sở LĐTBXH có trách nhiệm giúp UBND tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước
b TỔ chức bộ máy thực hiện hoạt động thu, chỉ BHXH
BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng
tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách; quản lý và sử dụng các quỹ; thanh
tra, kiểm tra việc đóng BHXH theo quy định của pháp luậ
nhà nước của Bộ LĐTBXH về BHXH; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính
; Chịu sự quản lý
đối với quy BHXH Theo đó bộ máy được tổ chức như sau:
- Hội đồng quản lý giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo,
giám sát hoạt động và tư vấn về chính sách, là cơ quan quản lý cao nhất của
BHXH Việt Nam
~ Tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhát từ Trung ương đến địa phương, gồm có:
+ Ở Trung ương là BHXH Việt Nam
+ Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
+ Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phó thuộc tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
e Hoạt động thu, chỉ BHXH Thu BHXH
Hoạt động thu là hoạt động thường xuyên và đa dạng của Ngành nhằm tạo ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia Đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên, liên tục, kéo dài trong nhiều
năm và có sự biến động về mức đóng và số lượng người tham gia, yêu cầu độ
Trang 33như của từng người lao động Công tác thu ở hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến
công tác chỉ và quá trình thực hiện chính sách trong tương lai Do đó, thực
hiện hoạt động thu đóng một vai trò quyết định, then chốt trong quá trình đảm bảo ổn định cho cuộc sống của người lao động cũng như các đơn vị doanh
nghiệp được hoạt động bình thường Qua đó, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện và triển khai chính sách nói chung và giữa những người tham gia nói riêng
Phân cấp quản lý thu là một nhiệm vụ quan trọng đề thu đúng, thu đủ,
thu kịp thời Hiện nay, phân cấp quản lý thu được phân cấp rõ ràng: BHXH
Việt Nam có nhiệm vụ tổng hợp số liệu thu trong toàn quốc và nghiên cứu,
xây dựng, tham mưu giúp lãnh đạo đưa ra các văn bản chỉ đạo, xử lý những,
vướng mắc trong công tác thu và trực tiếp chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực
hiện nhiệm vụ thu BHXH; BHXH tỉnh, huyện trực tiếp thu BHXH của các
đối tượng
Nội dung công tác quản lý thu gồm: Quản lý đối tượng
Để đảm bảo nguồn thu cho quỹ phải nắm rõ các đơn vị tham gia, những
biến động về tình hình sử dụng lao động của các đơn vị trên địa bàn quản lý
nhằm có những biện pháp gia tăng số đối tượng tham gia, tăng nguồn thu Quản lý tiền thu
- Hình thức đóng tiền
+ Chuyển khoản: Chuyển tiền đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ
quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước
Trang 34thu là số tiền đã chuyển vào tài khoản chuyên thu của BHXH các cấp theo
chứng từ báo có của ngân hàng, Kho bạc Nhà nước
- Hoàn trả tiền thu trong các trường hợp như: Đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền; Đơn vị chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu
không thuộc trách nhiệm quản lý thu của cơ quan BHXH tỉnh, huyện theo
phân cấp; Số tiền đơn vị đã chuyển vào tài khoản chuyên thu không phải là
tiền đóng BHXH; Kho bạc hoặc ngân hàng hạch toán nhằm vào tài khoản chuyên thu Quản lý nợ, đôn đốc thu nợ Quản lý nợ - Phân loại nợ gồm có 4 loại: Nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài và nợ khó thu ~ Xác minh nợ: + Đối với nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài khi thực hiện xác minh
nợ phải thực hiện thông báo kết quả đóng cho đơn vị nợ và có biên bản đối chiếu thu nộp với đơn vị nợ
+ Đối với các trường hợp nợ khó thu tùy vào từng trường hợp mà tiễn
hành xác minh nợ có xác nhận của UBND các cấp, các cơ quan có thâm quyền
Đôn đốc thu nợ
+ Hàng tháng, cán bộ thu thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quy định Trường hợp đơn vị nợ, cán bộ thu trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc; gửi
văn bản đôn đốc 15 ngày một lần Sau 2 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp
tiền, chuyển hồ sơ đơn vị, báo cáo chỉ tiết các đơn vị nợ đến bộ phận Khai thác và thu nợ tiếp tục xử lý
Trang 35đến, phân tích, đối chiếu với dữ liệu quản lý nợ, lập kế hoạch thu nợ và thực hiện các biện pháp đôn déc thu nợ đối với từng đơn vị nợ Thực hiện đánh
giá, báo cáo tình hình nợ, thu nợ gửi BHXH cấp trên Chỉ BHXH
Chỉ BHXH một trong những khâu quan trọng để đánh giá sự thành
công của việc thực hiện chính sách, liên quan trực tiếp đến quyền lợi người
lao động, do đó hoạt động chỉ phải đảm bảo đúng, đủ, kịp thời để có thể đáp
ứng được yêu cầu của người tham gia, tạo niềm tin cho người lao động đối
với cơ quan BHXH nói riêng và pháp luật của Nhà nước nói chung
'Việc chỉ trả các chế độ được xây dựng riêng cho từng chế độ, hoạt động,
chỉ phải dựa vào Luật, các văn bản, quy định của Nhà nước, các văn bản của Ngành hướng dẫn Quản lý công tác chỉ bao gồm các nội dung:
Quản lý người hưởng và phân cấp quản lý người hưởng
Đối tượng được hưởng bao gồm:
- Đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng: Những người về hưu trước
1/1/1995 do NSNN đảm bảo; Đối tượng về hưu từ ngày 1/1/1995 trở đindo quỹ BHXH đảm bảo
- Đối tượng hưởng chế độ tử tuất
- Đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau và thai sản - Đối tượng hưởng trợ cắp TNLĐ và BNN
Công tác quản lý người hưởng được thực hiện quản lý tập trung theo
ngành dọc từ Trung ương đến địa phương Theo đó, ở cấp Trung ương là
BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và hướng dẫn việc quản
lý người hưởng theo quy định của Luật trên phạm vi toàn quốc; cấp tỉnh là
BHXH tỉnh chịu trách nhiệm thực hiệ
công tác quản lý người hưởng trên địa
Trang 36
Quản lý điều kiện hưởng và mức hướng
Điều kiện và mức hưởng được Nhà nước quy định cụ thể trong Luật
BHXH Vì vậy, khi tính toán mức hưởng của từng đối tượng, phải căn cứ vào
những quy định cụ thể của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để tính toán mức hưởng cụ thể cho từng người
Điều kiện hưởng sẽ quyết định tới việc bảo toàn giá trị của quỹ từ đó quyết định tới việc cân đối quỹ Bởi vì khi điều kiện hưởng tương đối rộng cũng có nghĩa là sẽ có nhiều đối tượng, nhiều trường hợp được thụ hưởng các
chế độ Như vậy số tiền chỉ từ quỹ sẽ nhiều Ngược lại khi điều kiện hưởng chặt chẽ thì số đối tượng được thụ hưởng từ quỹ chắc chắn sẽ ít hơn
Mức hưởng cao hay thấp cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc cân đối quỹ Để đánh giá mức hưởng cao hay thấp cần phải căn cứ vào mức tiền
lương tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH
Quản lý việc chỉ trả cho từng loại đối tượng hưởng
BHXH Việt Nam phải có trách nhiệm chỉ trả trợ cấp đến tay tất cả các
đối tượng đủ số lượng, đảm bảo thời gian quy định
1.2.4 Quyết toán thu, chỉ bảo hiểm xã hội
Khi quyết toán thu, chỉ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đầy đủ: Tất cả các nghiệp vụ thu, chỉ đều phải hạch toán và quyết toán đầy đủ với cơ quan BHXH ở Trung ương Đòi hỏi các khoản
thu, chỉ của năm tài khóa đã qua phải được báo cáo, giải trình một cách đầy đủ, kể cả tính tuân thủ, tính hiệu lực, hiệu quả các chính sách BHXH
- Nguyên tắc thống nhất: Việc quyết toán thu, chỉ phải đảm bảo thống
nhất từ các đơn vị dự toán cấp 3 (BHXH huyện), đơn vị dự toán cấp 2
(BHXH tỉnh) và đơn vị dự toán cấp 1 (BHXH Việt Nam),
- Nguyên tắc cân đối: Theo nguyên tắc này yêu cầu các khoản thu chỉ,
Trang 37bảo sự cân đối giữa thu và chỉ; trong quá trình chấp hành dự toán cũng thường
xuyên phải chú ý tới việc thiết lập lại quan hệ cân đối thu, chi bằng các biện
pháp hữu hiệu
- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác: Rõ ràng về phương pháp
tính toán xây dựng dự toán và quyết toán thu, chỉ Các số liệu thu, chỉ phải
phản ánh theo đúng thực trạng tại địa phương; theo đúng mức tiền đã thu và
có đầy đủ các cơ sở chứng minh cho mỗi nghiệp vụ thu, chỉ thực tế phát sinh
đó
~ Nguyên tắc thường niên: Theo đó, các khoản thu, chỉ phải hạch toán
và quyết toán đúng niên độ ngân sách Các báo cáo quyết tốn thu, chỉ ln
được thực hiện trong thời gian là 1 năm (12 tháng)
- Nguyên tắc công khai minh bạch: Việc thu, chỉ có tác động và chỉ
phối mạnh mẽ đến các hoạt động xã hội, đến từng gia đình thông qua việc
nhận các khoản trợ cấp Chính vì vậy khi quyết toán phải đảm bảo tính minh
bạch để có sự tham gia kiểm soát đối với hoạt động thu, chi quy BHXH
- Nguyên tắc lập quyết toán từ cơ sở: Các đơn vị dự toán cấp 3 chịu
trách nhiệm lập báo cáo tình hình thu, chỉ quỹ trong phạm vi đơn vị mình gửi
đơn vị dự toán cấp 2, sau khi xem xét tính chính xác, mức độ đầy đủ của số
liệu quyết toán các đơn vị cơ sở, đơn vị dự toán cấp 2 tông hợp lập quyết toán
thu, chỉ của đơn vị mình và gửi cấp trên Don vị dự toán cấp 1 sau khi thẩm
định số liệu sẽ tổng hợp lập quyết toán thu, chỉ quỹ trình Hội đồng quản lý,
sau khi được thông qua Hội đồng quản lý sẽ trình Bộ Tài chính xem xét và phê duyệt
- Nguyên tắc hạn định: Chỉ đưa vào quyết toán các khoản thực thu, thực
chỉ Đối với các khoản chưa dùng hoặc không dùng đến khơng được quyết
tốn
Trang 38thu, chỉ được tốt hơn
Cơng tác quyết tốn thu, chỉ gồm các nội dung: a Quyết toán thu
Quyết toán thu theo số tiền thực thu được của đối tượng tham gia đã
đóng trong năm hiện hành
b Quyết toán chỉ
- Kinh phí thu hồi chỉ sai: Khi có phát sinh thu hồi chỉ sai các đơn vị phải thuyết minh cụ thể nội dung, nguyên nhân thu hồi chỉ sai, cơ quan nào
phát hiện và ra quyết định thu hồi, cơ quan nào thực hiện thu hồi
- Quyết toán chỉ
+ Chế độ hàng tháng: Quyết toán theo số thực chỉ trả trong tháng, thời gian quyết toán là trước ngày 10 hàng tháng,
+ Chế độ một lần: Quyết toán theo số thực chỉ trả trong tháng, thời gian thực hiện quyết toán là trước ngày 05 của tháng liền kẻ
+ Chế độ ốm đau, thai sản, đưỡng sức phục hồi sức khỏe: Quyết toán
theo số thực chỉ trả trong tháng
Đối với số chỉ đã được duyệt nhưng đến 31/12 hàng năm người hưởng
chưa đến nhận thực hiện theo dõi số tiền chỉ lương hưu, trợ cấp hàng tháng,
một lần mà người hưởng chưa nhận vào số sách và các tài khoản ngoại bảng, theo quy định 1.2.5 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
Thanh tra, kiểm tra là phương thức của quản lý; đây là một nội dung quan trọng vì trong hoạt động BHXH với sự tham gia của người lao động và người sử dụng lao động có những lợi ích khác nhau nên thường xảy ra những,
Trang 39hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho các bên tham gia thực hiện đúng nghĩa vụ
của mình đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ cũng như bảo tồn
quỹ, tránh tinh trạng trục lợi quy Thanh tra kiểm tra không chỉ phát hiện, thu hồi, xử lý vi phạm, mà quan trọng hơn là nâng cao kỷ cương, kỷ luật, ý thức
chấp hành pháp luật; đảm bảo quyền ASXH cho mọi công dân theo quy định của Hiến pháp 2013
Cơ quan BHXH sẽ thanh tra, kiểm tra những vụ việc khi phát hiện có
dấu hiệu vi phạm pháp luật về thu, chỉ hoặc khi được người đứng đầu cơ quan
quản lý nhà nước về BHXH giao
Nội dung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật:
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn của BHXH Việt Nam của các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động và cá nhân Thông qua việc thanh tra, kiểm tra các cơ quan, các đơn vị sử dụng lao động, buộc người lao động và chủ sử dụng lao động phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình
- Việc thực hiện công tác quản lý, thực hiện chỉ trả, thanh quyết toán
các chế độ, óp phần ngăn chặn tình trạng làm giả hồ sơ đề trục lợi quỹ của
người lao động hoặc đơn vị sử dụng lao động, hoã
sự gian lận của chủ sử dụng lao động không trả đúng, trả đủ khoản tiền trợ cấp mà người lao động được hưởng cho họ
- Việc ký, thực hiện và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật
đối với các đại diện chỉ trả
- Công tác phòng chống tham nhũng; việc chấp hành các quy định của
pháp luật và của BHXH Việt Nam trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao của công chức viên chức và lao động hợp đồng thuộc hệ thống
BHXH Việt Nam
Trang 40kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá
nhân có liên quan
- Thực hiện các nội dung khác theo yêu cầu của người có thẩm quyền
ra quyết định thanh tra, kiểm tra
Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật phải tuân
theo pháp luật, bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian
thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở
hoạt động bình thường của cơ quan, tô chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan
BHXH; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo các quy
định của pháp luật và của Ngành là một trong những hoạt động mang tính thường xuyên của quản lý nhà nước Chính sách BHXH vận động qua nhiều
giai đoạn và có điều chỉnh, bổ sung nên việc đảm bảo quyền lợi của người lao động không phải khi nào cũng giải quyết tốt Người thụ hưởng có quyền
khiếu nại với cơ quan Nhà nước về những bắt hợp lý khi thực hiện các chế độ,
các cơ quan Nhà nước sẽ có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại này theo thâm quyền từ thấp đến cao
1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN QUAN LY NHA NUOC VE
BAO HIEM XA HOI
BHXH là hoạt động chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan Song khái quát lại thì chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ
bản sau:
1.3.1 Sự phát triển của nền kinh tế