1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những nhân tố tác động đến số thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tự nguyện tại bảo hiểm xã hội tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

118 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Do đó, đề tài tập trung vào xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH của cá nhân trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm tăng khả năng thu hút khách hàng th

Trang 3

TÓM TẮT LUẬN VĂN Phần tiếng Việt

Tiêu đề: Những nhân tố tác động đến tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại

Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai

Tóm tắt: Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách quan trọng nhằm

bảo đảm an sinh xã hội do Nhà nước tổ chức Trong BHXH có BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện là hình thức để người lao động ở thị trường phi chính thức chủ động tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình nhằm góp phần ổn định cuộc sống Tỉnh Đồng Nai

là một trong những tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp với nhiều khu công nghiệp lớn, tập trung nhiều dân cư Bên cạnh số lượng lao động chính thức đông đảo, lực lượng lao động phi chính thức kinh doanh nhỏ lẻ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương trên địa bàn khá nhiều Từ đặc điểm của địa bàn kinh doanh, BHXH Đồng Nai đã luôn chú trọng đến việc thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động ở khu vực phi chính thức cũng như tăng thu cho BHXH tỉnh Đồng Nai Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai Trước thực tiễn

đó, đề tài “Những nhân tố tác động đến thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Đồng Nai” Thông qua số liệu khảo sát thu thập từ khách hàng tham gia BHXH tự nguyện, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy đa biến,

đề tài đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH của cá nhân Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất những giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút khách hàng tham gia BHXH tự nguyện, từ đó, góp phần tăng thu BHXH tại BHXH Đồng Nai trong thời gian tới

Từ khóa: nhân tố, thu bảo hiểm, bảo hiểm xã hội

Trang 4

English

Title: Factors affecting voluntary social insurance participation at Dong Nai

Social Insurance Agency

Abstract: Social insurance is one of the important policies to ensure social

security organized by the State In social insurance, there are voluntary social insurance and compulsory social insurance Voluntary social insurance is a form for workers in the informal market to actively participate voluntarily, choose the contribution rate and method of payment in accordance with their income in order

to contribute to stabilizing their lives Dong Nai province is one of the provinces with strong industrial development with many large industrial zones, with many inhabitants In addition to the large number of official employees, the workforce of informal employees doing small businesses, handicraft production, and small businesses in the area is quite large From the characteristics of the business area, Dong Nai Social Insurance has always focused on attracting people to participate in voluntary social insurance to ensure benefits for employees in the informal sector as well as increase revenues for the social insurance of Dong Nai province This raises

an urgent need for the study of factors affecting the collection of social insurance at the social insurance agency of Dong Nai province Before that reality, the topic

"Factors affecting social insurance collection at Dong Nai Social Insurance" Through survey data collected from customers participating in voluntary social insurance, using quantitative research methods with multivariate regression models, the topic has identified the factors affecting the decision to participate in social insurance personal On that basis, the topic proposes solutions to increase the ability to attract customers to participate in voluntary social insurance, thereby, contributing to increasing social insurance collection at Dong Nai Social Insurance

in the coming time

Key words: factors, insurance collection, social insurance

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn

Tác giả

Trang 6

LỜI CÁM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh

sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Phan Diên

Vỹ, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên hướng dẫn đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và

thực hiện luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh

Trang 7

MỤC LỤC

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC HÌNH VẼ x

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5.1 Dữ liệu nghiên cứu: 3

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu: 3

1.6 Nội dung nghiên cứu 4

1.7 Đóng góp của đề tài 4

1.8 Bố cục dự kiến của luận văn 5

Kết luận chương 1 7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 8

2.1 Cơ sở lý thuyết về bảo hiểm xã hôi 8

2.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội 8

2.1.2 Đặc điểm bảo hiểm xã hội 9

2.1.3 Vai trò của bảo hiểm xã hội 11

2.1.4 Các lý thuyết liên quan 12

2.1.4.1 Thuyết hành động hợp lý TRA 12

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan 14

2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài 14

2.2.2 Nghiên cứu trong nước 15

2.2.3 Khoảng trống nghiên cứu 17

Trang 8

Kết luận chương 2 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Quy trình nghiên cứu 19

3.2 Mô hình nghiên cứu 19

3.3 Phương pháp nghiên cứu 23

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 23

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 29

Kết luận chương 3 33

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

4.1 Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai 34

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Đồng Nai 34

4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai34 4.1.3 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự 38

4.1.4 Kết quả hoạt động BHXH tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn nghiên cứu40 4.2 Các quy định về BHXH tự nguyện đang triển khai tại BHXH tỉnh Đồng Nai 41

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai 44

4.3.1 Thống kê mô tả dữ liệu 44

4.3.2 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha 48

4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 50

4.3.4 Phân tích ma trận tương quan 54

4.3.5 Phân tích hồi quy đa biến và các kiểm định liên quan 56

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu 60

Kết luận chương 4 64

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

5.1 Kết luận 65

5.2 Kiến nghị 65

5.2.1 Các kiến nghị liên quan đến thu nhập bình quân 65

5.2.2 Các kiến nghị liên quan đến trách nhiệm đạo lý, ý thức sức khỏe khi về già 66

Trang 9

5.2.3 Các kiến nghị liên quan đến ảnh hưởng xã hội 68

5.2.4 Các kiến nghị liên quan đến yếu tố kiểm soát hành vi 68

5.2.5 Các kiến nghị liên quan đến yếu tố thái độ đối với BHXH 69

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 70

Kết luận chương 5 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

4 BLDTBXH Bộ Lao động thương binh xã hội

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Kết quả Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập 51

Bảng 4.2: Kết quả phân tích ma trận xoay EFA các nhân tố độc lập 52

Bảng 4.3: Kết quả EFA thang đo quyết định tham gia BHXH TN 53

Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan Pearson 55

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy tuyến tính 56

Trang 12

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mô hình hành động hợp lý (TRA) 13

Hình 2.2: Mô hình hành vi dự định (TPB) 14

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 19

Hình 4.1: Biểu đồ tần số Histogram 59

Hình 4.2: Biểu đồ Scatter Plot 60

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Mẫu nghiên cứu phân theo giới tính 44

Biểu đồ 4.2: Mẫu nghiên cứu phân theo độ tuổi 45

Biểu đồ 4.3: Mẫu nghiên cứu phân theo trình độ học vấn 46

Biểu đồ 4.4: Mẫu nghiên cứu phân theo nhóm ngành, lĩnh vực kinh doanh 46

Biểu đồ 4.5: Mẫu nghiên cứu phân theo thu nhập bình quân 47

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách quan trọng nhằm bảo đảm an sinh xã hội do Nhà nước tổ chức Trong BHXH có BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện là hình thức để người lao động ở thị trường phi chính thức chủ động tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình nhằm góp phần ổn định cuộc sống BHXH bắt buộc được áp dụng đối với người lao động ở thị trường chính thức Các hình thức BHXH đều nhằm đảm bảo công bằng, tiến bộ, an sinh xã hội

Tỉnh Đồng Nai là một trong những tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp với nhiều khu công nghiệp lớn, tập trung nhiều dân cư Bên cạnh số lượng lao động chính thức đông đảo, lực lượng lao động phi chính thức kinh doanh nhỏ lẻ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương trên địa bàn khá nhiều Từ đặc điểm của địa bàn kinh doanh, BHXH Đồng Nai đã luôn chú trọng đến việc thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện nhằm dảm bảo lợi ích cho người lao động ở khu vực phi chính thức cũng như tăng thu cho BHXH tỉnh Đồng Nai Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì việc tăng thu BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện tại BHXH tỉnh Đồng Nai vẫn còn hạn chế khi số lượng người dân tham gia BHXH tự nguyện còn thấp, tốc độ tăng thu BHXH tự nguyện chưa cao, tỷ trọng thu BHXH tự nguyện còn rất thấp trong cơ cấu thu BHXH Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai Trước thực tiễn đó, đề tài “Những nhân tố tác động đến thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Đồng Nai” Trong đó liên quan đến muốn tăng thu BHXH tự nguyện cần phải thu hút được nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện Do đó, đề tài tập trung vào xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH của cá nhân trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm tăng khả năng thu hút khách hàng tham gia BHXH tự nguyện, từ đó, góp phần tăng thu BHXH tại BHXH Đồng Nai trong thời gian tới

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến BHXH

Trang 14

tự nguyện dựa trên quyết định tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai

Để đạt được mục tiêu tổng quát, đề tài phải đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Xác định các nhân tố đến quyết định tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu dưới đây:

Câu 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai?

Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai như thế nào?

Câu 3: Những giải pháp nào để tăng thu hút khách hàng tham gia BHXH tự nguyện nhằm tăng thu BHXH tại tỉnh Đồng Nai?

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu BHXH tại

BHXH tỉnh Đồng Nai Số liệu sơ cấp trong nghiên cứu được thu thập khảo sát từ

người lao động sinh sống trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

- Về nội dung: BHXH bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Việc tham gia BHXH tự nguyện dành cho người lao động chưa đủ điều kiện để tham gia BHXH bắt buộc Phần lớn các lao động ở thị trường phi chính thức chưa chủ động tham gia BHXH còn lớn Vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu thu BHXH tự nguyện tại BHXH tỉnh Đồng Nai Đồng thời, để tăng thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai,

Trang 15

BHXH tỉnh Đồng Nai cần tăng số lượng người tham gia BHXH tự nguyện Đề tài thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện làm cơ sở đưa ra giải pháp tăng thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2016 – 2019 Số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn thông tin đáng tin cậy như Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai, BHXH tỉnh Đồng Nai Số liệu sơ cấp trong nghiên cứu được thu thập qua khảo sát trực tiếp Thời gian khảo sát dự kiến từ ngày 01/03/2020 đến 15/03/2020

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Dữ liệu nghiên cứu:

Đề tài sử dụng dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Trong đó, dữ liệu thứ cấp dùng để đánh giá thực trạng thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn nghiên cứu Thông qua phân tích dữ liệu thứ cấp để đánh giá sơ bộ những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thu BHXH của BHXH tỉnh Đồng Nai Dữ liệu sơ cấp được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá việc thu hút người tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai Tùy vào mức độ tác động của từng nhân tố, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp phù hợp để tăng thu BHXH tại

BHXH tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu:

1.5.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu áp dụng đối với dữ liệu thứ cấp là phương pháp so sánh So sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối các chỉ tiêu trong nghiên cứu nhằm làm rõ được sự vận động của các chỉ tiêu theo thời gian, từ đó thấy được xu hướng tăng trưởng của thu BHXH và các nhân tố liên quan

Phương pháp phân tích diễn dịch, quy nạp cũng được sử dụng để phân tích các tài liệu, thông tin…trong luận văn

1.5.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Trang 16

Đối với dữ liệu sơ cấp, đề tài thực hiện khảo sát trực tiếp Phương pháp chọn mẫu là phương pháp xác suất Các đối tượng khảo sát dựa lựa chọn ngẫu nhiên trên danh sách dân cư thường trú tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai

Về kích thước mẫu, theo Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá phải gấp 5 lần tổng số biến quan sát hay còn gọi là câu hỏi đo lường Theo Tabachnick và Fidell (2007), kích thước mẫu tối thiểu cho mô hình hồi quy đa biến được tính theo công thức: n = 8*m + 50 (trong đó: n là kích thước mẫu, m là số biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy) Dựa trên việc hoàn chỉnh thang đo, quy mô mẫu nghiên cứu

sẽ được xác định nhằm đảm bảo chất lượng nghiên cứu của đề tài

Sau khi có dữ liệu, đề tài thực hiện thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, và phân tích hồi quy đa biến để xác định nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

1.6 Nội dung nghiên cứu

Đề tài bao gồm các nội dung nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, đề tài hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến thu BHXH, quyết định tham gia BHXH của người lao động Các nội dung được làm rõ là các khái niệm liên quan, đặc điểm thu BHXH, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng

Thứ hai, đề tài phân tích thực trạng thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2016 – 2019 Đồng thời, đề tài thực hiện hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động tự

do Dựa trên kết quả phân tích định tính và định lượng, nghiên cứu sẽ thực hiện thảo luận kết quả nghiên cứu

Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai thông qua việc thu hút thêm khách hàng mới tham gia BHXH tự nguyện

1.7 Đóng góp của đề tài

Đề tài được thực hiện có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Trong đó, đề tài có ý nghĩa khoa học vì đã tổng hợp được các lý luận, lý thuyết liên quan đến thu

Trang 17

BHXH Bên cạnh đó, đề tài có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với BHXH tỉnh Đồng Nai trong hoạt động quản lý thu BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện Để tăng thu BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh Đồng Nai cần thu hút người lao động tự do tham gia BHXH tự nguyện Dựa trên kết quả khảo sát và mô hình hồi quy, đề tài sẽ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động Trên cơ sở phân tích, đề tài đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Nai Như vậy, đề tài là tài liệu cho các nhà quản lý BHXH Đồng Nai để có thể thực hiện những thay đổi phù hợp nhằm tăng thu BHXH Ngoài ra, đây còn là tài liệu tham khảo cho những cá nhân, tổ chức quan

tâm đến BHXH nói chung

1.8 Bố cục dự kiến của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục dự kiến luận văn gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu bảo hiểm xã hội

Các nội dung chính của Chương là tổng quan tài liệu về vấn đề nghiên cứu, các

cơ sở lý thuyết về bảo hiểm xã hội và chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, cơ sở

lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng gồm: Thuyết hành động hợp lý (TRA) và

Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB-Ajzen, 1991), trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu và các phương pháp sử dụng để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu bảo hiểm

xã hội tự nguyện ở Đồng Nai

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trong chương này, nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, tiến hành trình bày kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, ma trận tương quan và hồi quy đa biến Đồng thời tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu BHXH tự nguyện tại BHXH tỉnh Đồng Nai

Trang 18

Chương 5: Kết luận và đề xuất

Chương 5 kết luận lại kết quả đã thảo luận trong chương 4 và đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm gia tăng thu BHXH tự nguyện tại BHXH tnrh Đồng Nai Đồng thời, cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong đề tài và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

Trang 19

Kết luận chương 1

Chương 1 đã thực hiện giới thiệu chung về đề tài bao gồm tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Ngoài ra, chương 1 đã giới thiệu về phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu cũng như đóng góp của đề tài về mặt khoa học và thực tiễn

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

NGUỒN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 2.1 Cơ sở lý thuyết về bảo hiểm xã hôi

2.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội

An sinh xã hội là một trong những vấn đề quan trọng được Chính phủ các quốc gia cũng như nhiều nghiên cứu quan tâm Trong các yếu tố cấu thành nên hệ thống an sinh xã hội như ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội, theo Đặng Nguyên Anh (2010), “Bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng nhất” (Đặng Nguyên Anh, 2010, Tạp chí Tài chính, số tháng 10, tr.29) Vì vậy cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến BHXH, tiếp cận BHXH theo các yếu tố khác nhau như chính sách BHXH, chế độ BHXH, đối tượng BHXH… Điều này làm cho có nhiều định nghĩa khác nhau về BHXH như:

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra một định nghĩa về BHXH được chấp nhận rộng rãi nhất: Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua nhiều biện pháp công nhằm tránh tình trạng khốn khó về mặt kinh tế - xã hội do bị mất hoặc giảm đáng kể thu nhập vì bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động và tử vong

Theo Trịnh Thị Hoa (2004), BHXH là bảo vệ lợi ích cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết hoặc khi về già thông qua hình thành một quỹ do các bên tham gia BXHX đóng góp

Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/01/2014: “Bảo hiểm xã hội là

sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của Người lao động (NLĐ) khi

họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”

BHXH có 3 loại hình gồm bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung (Giang Thanh Long và Đỗ Thị Thu, 2020) Trong đó, BHXH tự nguyện được định nghĩa là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội Khái niệm BHXHTN được đưa ra trong Luật BHXH năm 2014, là “BHXHTN là loại hình BHXH do

Trang 21

Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất” (Khoản 3 Điều 3, Luật BHXH năm 2014)

Như vậy, bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện để động viên, khuyến khích người lao động tiết kiệm thu nhập để tham gia nhằm tạo một quỹ tích luỹ sử dụng bù đắp thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động, giảm bớt gánh nặng cho cộng đồng, gia đình, góp phần đảm bảo công bằng, an sinh

xã hội Đối với người lao động việc tham gia hay không hoàn toàn do bản thân người đó quyết định Tính “tự nguyện” được thể hiện ở chỗ họ có quyền lựa chọn việc có tham gia hay không, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật để phù hợp với khả năng kinh tế của bản thân họ Tuy nhiên khi người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì cũng phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước

2.1.2 Đặc điểm bảo hiểm xã hội

Trong nghiên cứu của Mạc Văn Tiến (2018) về “Đặc trưng cơ bản và các mối quan hệ của BHXH”, BHXH bao gồm các đặc trưng sau:

Một là, bảo hiểm cho NLĐ trong và sau quá trình lao động Khi tham gia vào

hệ thống BHXH, NLĐ sẽ được BHXH trợ cấp cho đến lúc chết Khi còn làm việc, NLĐ được đảm bảo khi bị ốm đau, lao động nữ được trợ cấp thai sản khi sinh con, người bị tai nạn lao động được trợ cấp tai nạn lao động, khi không còn làm việc nữa thì được hưởng tiền hưu trí, khi chết thì được tiền chôn cất và gia đình được hưởng trợ cấp tuất… Đây là đặc trưng riêng của BHXH mà không một loại hình bảo hiểm nào có được

Hai là, các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội của NLĐ trong BHXH liên quan đến thu nhập của họ Bao gồm: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết… Do những sự kiện và rủi ro này mà người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử

Trang 22

dụng, dẫn đến họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập Vì vậy, người lao động cần phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống và sự bù đắp này được thông qua các trợ cấp BHXH

Ba là, NLĐ khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp BHXH: Tuy nhiên quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH NSDLĐ cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ

Bốn là, sự đóng góp của các bên tham gia BHXH Ngoài ra nguồn thu của quỹ BHXH còn có các nguồn khác như lợi nhuận từ đầu tư phần nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH (mang tính an toàn); khoản nộp phạt của các doanh nghiệp, đơn vị chậm nộp BHXH theo quy định pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác Hoạt động BHXH không mang tính kinh doanh, không vì lợi nhuận mà do nhà nước bảo

hộ nhằm đảm bảo an toàn của quỹ và quỹ BHXH thường do các tổ chức của Nhà nước quản lý (trích từ Trịnh Thị Hoa, 2004) BHXH là sự tổ chức chia sẻ hậu quả của những rủi ro xã hội hoặc các sự kiện bảo hiểm Sự chia sẻ này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH Như vậy, BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập

Năm là, các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ BHXH cũng do luật định

BHXH tự nguyện mang đầy đủ bản chất của BHXH ngoài ra còn có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình

- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung

Trang 23

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm

xã hội tự nguyện

- Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ

sở tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập

2.1.3 Vai trò của bảo hiểm xã hội

2.1.3.1 Đối với người tham gia

- BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động tham gia BHXH Những người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết Nhờ có sự thay thế hoặc

bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng những tổn thất

về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bình thường

- BHXH làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, và Nhà nước BHXH được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động, giữa các bên tham gia và được hưởng BHXH Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách BHXH, tổ chức ra cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH Người lao động có trách nhiệm đóng góp để hình thành quỹ BHXH Người lao động và gia đình họ được cung cấp tài chính từ quỹ BHXH khi có đủ điều kiện theo quy định

Từ đó tạo được niềm tin của người lao động đối với người sử dụng khuyến khích người lao động phấn khởi, tinh thần trách nhiệm

2.1.3.2 Đối với nền kinh tế

BHXH góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội

Để phòng tránh, giảm thiểu tổn thất, các đơn vị sử dụng lao động phải đề ra các quy định chặt chẽ về an toàn lao động buộc người lao động tuân thủ Nhưng khi có rủi

ro xảy ra cho người lao động, quỹ BHXH chi trả kịp thời, tạo điều kiện cho người

Trang 24

lao động nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất Từ đó góp phần quan trọng làm ổn định nền kinh tế và xã hội

BHXH góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ BHXH là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập cá nhân và tổng sản phẩm trong nước (GDP) để thỏa mãn nhu cầu an toàn kinh tế của người lao động và an toàn xã hội BHXH mang cả bản chất kinh tế và cả bản chất xã hội Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình họ luôn được bảo đảm trước những bất trắc, rủi ro xã hội Về mặt xã hội,

do có sự san sẻ rủi ro của BHXH, người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra Ở đây, BHXH đã thực hiện nguyên tắc “lấy của

số đông bù cho số ít”

BHXH với các chế độ trợ cấp của mình sẽ tạo nên một hệ thống chăm lo

và bảo vệ người lao động và gia đình họ khi gặp phải các rủi ro làm giảm hoặc mất đi nguồn thu nhập

2.1.4 Các lý thuyết liên quan

2.1.4.1 Thuyết hành động hợp lý TRA

Mô hình TRA được xây dựng bởi Ajzen và Fishbein (1975), miêu tả sự sắp đặt toàn diện của các thành phần thái độ được hợp nhất vào một cấu trúc để dẫn đến việc dự đoán tốt hơn và giải thích tốt hơn về hành vi Lý thuyết này hợp nhất các thành phần nhận thức, sự ưa thích và ý định hành vi Với mô hình TRA, Fishbein và Ajzen (1975) đã nhìn nhận rằng thái độ của khách hàng với đối tượng luôn liên quan một cách có hệ thống đối với hành vi của họ Và vì thế mô hình này có mối quan hệ tốt hơn về niềm tin và thái độ của người tiêu dùng đến ý định hành vi Nếu nhà nghiên cứu quan tâm hơn nữa về sự hiểu biết các yếu tố cơ bản góp phần đưa đến ý định hành vi thì họ sẽ phải xem xét các yếu tố dẫn đến là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.Thái độ của khách hàng trong mô hình TRA được định nghĩa như là việc đo lường nhận thức (hay còn gọi là niềm tin) của khách hàng đối với một dịch vụ đặc biệt hoặc đo lường nhận thức của khách hàng về các thuộc tính của dịch vụ Khách hàng có thái độ ưa thích nói chung đối với những dịch vụ mà họ

Trang 25

đánh giá tích cực và họ có thái độ không thích đối với những dịch vụ mà họ đánh giá tiêu cực Để hiểu rõ được ý định hành vi, chúng ta phải đo lường thành phần chuẩn chủ quan của người tiêu dùng Chuẩn chủ quan có thể được đo lường một cách trực tiếp thông qua việc đo lường cảm xúc của người tiêu dùng về phía những người có liên quan (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…) sẽ nghĩ gì về ý định hành

vi của họ, những người này thích hay không thích, đây là sự phản ánh việc hình thành thái độ chủ quan của họ

Mô hình TRA là một loạt các liên kết những thành phần thái độ Thái độ không ảnh hưởng mạnh hoặc trực tiếp đến hành vi mua Tuy nhiên, thái độ có thể giải thích trực tiếp được ý định hành vi Ý định hành vi thể hiện trạng thái ý định mua hay không mua một sản phẩm/ một dịch vụ trong thời gian nhất định Trước khi tiến đến hành vi mua thì ý định mua đã được hình thành trong suy nghĩ của người tiêu dùng Vì vậy, hành vi được tạo ra từ ý định, được quyết định bởi thái độ của mỗi người đối với việc thực hiện hành vi và các chuẩn mực chủ quan (Fishbein

và Ajzen, 1975)

Hình 2.1: Mô hình hành động hợp lý (TRA)

(Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975)

2.1.4.2 Mô hình hành vi dự định (TPB - Theory of planned behaviour)

Ajzen (1985) đã mở rộng mô hình hành động hợp lý (TRA) bằng cách đưa thêm các điều kiện khác vào mô hình đó là xét đến sự kiểm soát hành vi cảm nhận nhằm phản ánh nhận thức của người sử dụng về các biến bên trong và bên ngoài đối với hành

vi

Trong mô hình này, Fishbein và Ajzen cho rằng ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và sự kiểm soát cảm nhận đối với hành vi Thái độ đại

Trang 26

diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vi của mình Ngược lại, thái độ được hình thành từ niềm tin thể hiện ra bên ngoài về kết quả cụ thể và sự đánh giá các kết quả đó Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của con người về áp lực chung của xã hội để thể hiện hay không thực hiện hành vi và ngược lại nó được quyết định bởi niềm tin chuẩn mực của con người Cuối cùng, sự kiểm soát hành vi cảm nhận cho biết nhận thức của con người về việc thể hiện hay không thể hiện hành vi khi bị kiểm soát Con người không có khả năng hình thành ý định mạnh mẽ để thực hiện hành vi nếu họ tin rằng họ không có nguồn lực hay cơ hội cho dù họ có thái độ tích cực

Hình 2.2: Mô hình hành vi dự định (TPB)

Nguồn: Ajzen, 1991

Một số nhà nghiên cứu đã xem xét tác động trực tiếp của thái độ, ảnh hưởng

xã hội, (Scholderer & Grunert, 2001; Olsen, 2001), kiểm soát hành vi cảm nhận (Verbeke & Vackier, 2005), các cảm nhận hành vi xã hội (Astrom & Rise, 2001; Berg, Jonsson Conner, 2000; Louis et al 2007) trong lĩnh vực hành vi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan

2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Lin Liyue; Zhu Yu (2006) đã thực hiện một cuộc khảo sát với 600 công nhân tại sáu tỉnh thuộc tỉnh Phúc Kiến, cho thấy rằng quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phụ thuộc vào nhận thức về an sinh xã hội, đạo đức trách nhiệm, và sự hiểu biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trang 27

Shurong Han (2014) lập luận rằng người nhập cư sẵn sàng mua bảo hiểm, nếu họ thấy lợi ích của họ và chính sách bảo hiểm của người nhập cư có hiệu quả, phải tăng cường giám sát trong việc thực hiện các chính sách và tuyên truyền để người nhập

cư biết và hiểu chính sách và chính phủ phải hiểu mong muốn của người lao động,

và đáp ứng nhu cầu của người lao động thông qua các chính sách

Min Qin; Yaer Zhuang; Hongyan Liu (2015) cho rằng ổn định việc làm, thu nhập và chính sách bảo hiểm của mỗi địa phương là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của người lao động

2.2.2 Nghiên cứu trong nước

Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018) đã thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân: trường hợp địa bàn tỉnh Đồng Nai” đăng tải trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Bài viết đã dựa trên các lý thuyết liên quan đến hành vi mua hàng như

lý thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975), lý thuyết hành vi theo kế hoạch của Fishben và Ajzen (1985) và một số các nghiên cứu mở rộng khác để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH Số liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tiếp với 350 mẫu nghiên cứu và thu về được 325 mẫu hợp lệ Sau khi thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá

và thực hiện hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu cho thấy biến hiểu biết chính sách BHXH, trách nhiệm đạo lý, thái độ BHXH, cảm nhận rủi ro, thủ tục bảo hiểm đều

có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH của nông dân tỉnh Đồng Nai Trong đó, cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng nghịch chiều còn các yếu tố khác có ảnh hưởng thuận chiều

Hoàng Bích Hồng, Mai Thị Hường và Tô Thị Hồng đã thực hiện nghiên cứu

“Các nhân tố ảnh hưởng việc tham gia BHXH của người lao động khu vực phi chính thức” được đăng tải trên Tạp chí Bảo hiểm xã hội Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ 166 lao động nam và 176 lao động nữ Dựa trên kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất, giải pháp tập trung vào hoạt động truyền thông gồm nội dung truyền thông, hình thức truyền thông và bộ máy tổ chức truyền thông

Trang 28

Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014) đã thực hiện bài nghiên cứu “Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm

xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” được đăng tải trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Cũng dựa trên các lý thuyết liên quan đến hành vi mua hàng gồm lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết hành vi dự định, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình với biến phụ thuộc là sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện Mẫu nghiên cứu gòm 67 nam và 217 nữ Thực hiện phân tích EFA,tương quan và hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ, kỳ vọng gia đình, ý thức sức khỏe, trách nhiệm đạo lý, kiểm soat hành vi, kiến thức và tuyên truyền đều có ý nghĩa thống kê, có ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp phù hợp

“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” là chủ đề nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt Dung, Nguyễn Thị Sinh (2019) Bài viết được đăng tải trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghiên cứu sử dụng mô hình ý định hành vi và bộ số liệu sơ cấp dược thu thập từ 243 người lao động thuộc khu vực phi chính thức trên địa bàn Thạch Thất, Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy hiểu biết về BHXH, truyền thông, nhận thức về sự hữu ích và thu nhập là những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động

Ha Hong Nguyen, Trung Thanh Nguyen và Phong Thanh Nguyen (2019) đã thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động với phạm vi nghiên cứu tại Trà Vinh Mẫu khảo sát được thu thập từ 300 người lao động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Nghiên cứu đã tìm thấy 9 yếu tố như: Nhận thức an sinh xã hội, thái độ của người lao động, kiến thức

về bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động, xã hội ảnh hưởng của bảo hiểm

xã hội tự nguyện, thu nhập của người lao động, phương tiện truyền thông xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhận thức về sức khỏe của người lớn tuổi già

và trách nhiệm đạo đức ảnh hưởng đến quyết định tham gia xã hội tự nguyện

bảo hiểm của người lao động tại tỉnh Trà Vinh

Trang 29

2.2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Kết quả khảo lược các nghiên cứu trước cho thấy, tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu với mẫu số liệu, phạm vi nghiên cứu khác nhau cho kết quả hoàn toàn không trùng khớp với nhau Vì vậy, đề tài được thực hiện sẽ mở rộng thêm để đánh giá từ việc có ý định tham gia bảo hiểm có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH của người lao động ở thị trường không chính thức Đây là cơ sở để giúp BHXH Đồng Nai có những giải pháp phù hợp thu hút người tham gia BHXH tự nguyện, từ đó tăng thu BHXH

Trang 30

Kết luận chương 2

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến BHXH, BHXH tự nguyện và các lý thuyết liên quan đến hành vi người tiêu dùng Đồng thời, chương 2 cũng đã thực hiện khảo lược các nghiên cứu trước, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện, từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm gia tăng thu hút khách hàng, tăng thu BHXH

Trang 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất

3.2 Mô hình nghiên cứu

Đề tài xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện dựa trên lý thuyết nền tảng là lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Lý do nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu định tính Hiệu chỉnh thang đo

Loại bỏ phiếu khảo

Tương quan - Hồi

quy tuyến tính bội

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu, phân tích kết quả nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Mô hình nghiên cứu

Cronbach’s Alpha

Kiểm tra tương quan với biến tổng

và độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Kết luận và hàm ý quản trị Thang đo chính thức

Trang 32

Việc tham gia BHXH tự nguyên được xem như là một hành vi mua sản phẩm dịch

vụ nhưng có sự khác nhau về nhân tố ảnh hưởng trong các mô hình nghiên cứu Các lý thuyết liên quan đến hành vi tiêu dùng, lý thuyết về thái độ, lý thuyết hành động hợp lý TRA của Ajzen và Fishbein -1987, mô hình hành vi dự định TPB của Ajzen -1991 được nghiên cứu để xây dựng mô hình Trên cơ sở khảo lược các nghiên cứu trước, đặc biệt là mô hình trong nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

QDi = β0 + β1.TD i + β2.KSHV i + β3.TNDL i + β4.AHXH i + β5.CNRR i

+ β6.KTBH i + β7.YTSK i + β8.TNBQ i +  i

Trong đó:

QD_Quyết định tham gia BHXH

TD_ Thái độ đối với việc tham gia BHXH

KSHV_ Kiểm soát hành vi

TNDL: Trách nhiệm đạo lý

AHXH_ Ảnh hưởng xã hội

CNRR_ Cảm nhận rủi ro khi tham gia BHXH

Giả thuyết nghiên cứu:

TD_ Thái độ là một xu hướng tâm lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực thể cụ thể (chẳng hạn quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm) với một số mức độ cảm nhận lợi ích của sản phẩm, thích-không thích, thỏa mãn- không thỏa mãn và phân cực tốt- xấu đối với với các sản phẩm bảo hiểm, thái độ của người tiêu dùng được hiểu là đánh giá về các lợi ích, sự hữu ích thích thú của họ mang tính chất ủng hộ hay phản đối việc mua các sản phẩm bảo hiểm

Giả thuyết H1: Thái độ đối với việc tham gia BHXH và quyết định tham gia BHXH có quan hệ thuận chiều

Trang 33

KSHV_ Một người cho rằng sở hữu càng nhiều nguồn lực và cơ hội thì người đó cảm thấy càng có ít các cản trở đối với việc thực hiện hành vi và do đó sự kiểm soát hành vi của người đó càng lớn Ajzen (1991) cho rằng các nhân tố kiểm soát có thể

là bên trong của một người (kỹ năng, kiến thức,…) hoặc là bên ngoài người đó (thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác) Mối quan hệ thuận chiều đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu cùng chủ đề của Le Canh Bich Tho, Truong Thi Thanh Tam, Vo Van Tuan (2017); Shurong HAN (2014); Huynh Minh Dat (2016); Pham Thanh Tung (2017); Truong Thi Phuong, Nguyen Thi Hien (2013)

Giả thuyết H2: Kiểm soát hành vi có quan hệ thuận chiều với quyết định tham gia BHXH

TNDL_Trách nhiệm đạo lý là nhân tố phản ánh nhận thức của người dân về việc chủ động chăm lo cho bản thân khi về già, giảm bớt gánh nặng các chi phí y tế, chăm sóc bản thân cho con cháu khi không còn tạo ra thu nhập Đây được xem như

là yếu tố phản ánh tình thương, trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện đối với người thân, gia đình và xã hội Các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư cho thấy tồn tại sự ảnh hưởng thuận chiều của trách nhiệm đạo lý đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện

Giả thuyết H3: Trách nhiệm đạo lý có tác động tích cực đến quyết định tham gia BHXH

AHXH_ Ảnh hưởng xã hội phản ánh sự tác động của những người xung quanh về BHXH tự nguyện đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của cá nhân Việc người thân của họ khuyến khích tham gia BHXH TN và cho rằng việc có nguồn thu nhập ổn định khi về già là điều tốt sẽ làm cho họ có xu hướng tham gia BHXH tự nguyện Bên cạnh đó, nếu bạn bè, người thân, những người xung quanh tham gia BHXH tự nguyện cũng tác động đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của một cá nhân

Giả thuyết H4: Ảnh hưởng xã hội có tác động thuận chiều đến quyết định tham gia BHXH

Trang 34

CNRR_ CNRR là nhân tố phản ánh sự cảm nhận của cá nhân về rủi ro xảy ra khi tham gia BHXH tự nguyện Các loại rủi ro thường được người dân đưa ra phân tích như là rủi ro về tiền bạc, thời gian, công sức và những lợi ích mà chính sách mang lại ảm nhận rủi ro khi tham gia BHXH tự nguyện là sự lo sợ mất mát nguồn tài chính, sự chưa tin tưởng vào tổ chức quản lý … Rủi ro cảm nhận được tìm thấy

có ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt khác nhau của sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện (Horng và Chang, 2007)

Giả thuyết H5: Cảm nhận rủi ro khi tham gia BHXH có ảnh hưởng nghịch chiều đến quyết định tham gia BHXH

KTBH_ Kiến thức về BHXH đo lường những hiểu biết của BHXH tự nguyện của cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của cá nhân đó Kiến thức về BHXH được phản ánh thông qua việc nắm bắt thông tin, chính sách, thủ tục liên quan đến BHXH Nếu một người có nhiều thông tin, kiến thức về BHXH tự nguyện sẽ có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia BHXH

Giả thuyết H6: Kiến thức BHXH có mối quan hệ thuận chiều với quyết định tham gia BHXH tự nguyện của cá nhân

YTSK_ Ý thức sức khỏe khi về già và quan tâm về sức khỏe cũng đã được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia BHXH tự nguyện Phù hợp với phân tích yếu tố tuổi tác khi những người từ tuổi trung niên trở đi họ thường quan tâm đến thu nhập ổn định và sức khỏe nhiều hơn những người trẻ tuổi, do đó dường như rằng mức cảm nhận tầm quan trọng của mức độ quan tâm đến BHXH tự nguyện cũng mạnh mẽ hơn

Giả thuyết 7: Hai nhân tố ý thức sức khỏe và quyết định tha gia BHXH thuận chiều

TNBQ_Thu nhập bình quân của yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện của một cá nhân Theo Đổng Quốc Đạt, (2008) khẳng định: thu nhập là một trong những điều kiện quyết định cho việc tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức, thu nhập là nhân tố có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân Mức thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu ổn

Trang 35

định cuộc sống khi về già, khi thu nhập cao hơn họ càng muốn tham gia bảo BHXH

tự nguyện nhất là những người có thu nhập trung bình Bởi vì, nếu một người đã có thu nhập cao tức là những các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, vì thế họ chủ quan hơn, ít quan tâm hơn

Giả thuyết H8: Thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia BHXH

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Tác giả dựa trên các nghiên cứu trước trong phần khảo lược nghiên cứu để xây dựng thang đo mang tính kế thừa Sau đó, do mỗi nghiên cứu có thời gian, địa điểm khác nhau, đặc điểm dân cư tại khu vực khảo sát khác nhau nên để đảm bảo chất lượng của thang đo, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia Bảng khảo sát với thang đo dự kiến được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1 Các chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu là những người giữ chức vụ quản lý tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai (Phụ lục 2) và giảng viên hướng dẫn Bảng Kết quả của phương pháp định tính như sau:

THANG ĐO ĐỀ XUẤT

Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA

MÃ HÓA BIẾN

CỨU Thái độ đối với việc tham gia bảo

1 BHXH tự nguyện là chính sách

dành cho những người lao động tự

tạo thu nhập, tham gia để được

hưởng chế độ hưu trí khi về già, tôi

cảm thấy thích thú về điều này

5/5 chuyên gia

2 Tôi thấy an tâm khi chính sách

BHXH tự nguyện được nhà nước tổ

5/5 chuyên gia đồng ý TD2

Trang 36

chức triển khai và bảo hộ

3 Tôi thấy tham gia BHXH TN là

việc làm hữu ích 5/5 chuyên gia

5 Tôi nghĩ rằng lương hưu là cần

thiết để đảm bảo cuộc sống

hội của Nhà nước tạo ra cơ hội hưởng

lương hưu cho mọi người dân khi hết

tuổi lao động

4/5 chuyên gia không đồng ý với biến quan sát trên

Các chuyên gia cho cho rằng đây là hiểu biết của người tham gia khảo sát chứ không phải phản ánh thái độ => Loại

bỏ

8 Người thân trong gia đình ủng hộ

tôi trong việc tham gia BHXH TN

5/5 chuyên gia

9 Những người thân trong gia đình

cho rằng việc có nguồn thu nhập ổn

định khi về già là điều tốt

5/5 chuyên gia

Trang 37

10 Những người thân trong gia đình

khuyến khích tôi tham gia BHXH tự

nguyện

5/5 chuyên gia

11 Tôi biết có rất nhiều người tham

gia BHXH TN có hoàn cảnh giống

tôi

5/5 chuyên gia

12 Có rất nhiều người buôn bán nhỏ

lẻ mà tôi biết tham gia BHXH TN

14 Việc tham gia BHXH tự nguyện

của bất kỳ người dân nào theo tôi

hiện nay là rất phổ biến

16.Tôi đang rất quan tâm đến sức

khỏe của tôi

5/5 chuyên gia

17 Tôi quan tâm đến việc tham gia

BHXH tự nguyện để có một nguồn

thu nhập ổn định và được chăm sóc y

tế (bảo hiểm y tế) khi tuổi già

5/5 chuyên gia

Trang 38

TRÁCH NHIỆM ĐẠO LÝ

18 Tôi lo ngại khi về già phải sống

phụ thuộc vào con cái và tôi phải

sốngngày càng có trách nhiệm hơn

với bản thân và gia đình

5/5 chuyên gia

19 Tôi nghĩ rằng cần thiết phải có

một nguồn thu nhập ổn định và được

chăm sóc y tế (bảo hiểm y tế) khi

tuổi già để cuộc sống được đảm bảo,

đồng thời giảm bớt gánh nặng cho

con cháu khi hết tuổi lao động

5/5 chuyên gia

20 Tôi cho rằng tham gia BHXH

TN là thể hiện tình yêu thương, trách

nhiệm đối với gia đình và xã hội

5/5 chuyên gia

21 Tôi nghĩ rằng tham gia BHXH

TN là cách để tích lũy trong cuộc

22 Tôi hoàn toàn đủ khả năng, hiểu

biết và thu nhập để tham gia BHXH

tự nguyện

5/5 chuyên gia

23 Nếu muốn, tôi có thể dẽ dàng đăng

ký tham gia bảo hiểm XH tự nguyện

trong tuần tới

5/5 chuyên gia

Trang 39

24 Tôi cảm thấy việc tham gia

BHXH tự nguyện là không có cản

trở nào cả

5/5 chuyên gia đồng ý

KSHV24

KIẾN THỨC VỀ BHXH TỰ

NGUYỆN

KTBH

25 Tôi đã được nghe nói về BHXH

TN thông qua báo, loa phát thanh ở

Tổ, Thôn, Xóm; đài phát thanh,

truyền hình

5/5 chuyên gia đồng ý

KTBH26

27 Tôi hiểu rõ những điều khoản quy

định trong Luật BHXH TN (độ tuổi,

mức phí, thủ tục đăng ký,…)

5/5 chuyên gia đồng ý

KTBH27

28 Tôi hiểu rõ những quyền lợi khi

tham gia BHXH TN

5/5 chuyên gia đồng ý

KTBH28

29 Tôi biết về sự liên thông giữa

BHXH BB và BHXH TN

5/5 chuyên gia đồng ý

KTBH29

30 Tôi cho rằng xã hội càng phát

triển, cuộc sống con người càng đa

dạng và phong phú khả năng rủi ro

xã hội càng có chiều hướng gia tăng

5/5 chuyên gia đồng ý

CNRR30

Trang 40

31 Tôi nghĩ rằng việc tham gia

BHXH tự nguyện là rất rủi ro về tiền

bạc, thời gian và công sức 5/5 chuyên gia

CNRR32

QUYẾT ĐỊNH THAM GIA

BHXH TN

QD

33 Tôi nghĩ tham gia BHXH TN là

quan trọng đối với tôi và gia đình

5/5 chuyên gia đồng ý

QD33

34 Tôi quan tâm đến việc tham gia

BHXH TN

5/5 chuyên gia đồng ý

QD34

35 Việc tham gia BHXH TN sẽ

mang lại nhiều ý nghĩa cho tôi và

gia đình

5/5 chuyên gia đồng ý

QD35

36 Tham gia BHXH TN là điều tôi

hằng mong ước và khát khao

5/5 chuyên gia đồng ý

QD36

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Sau khi thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia, nghiên cứu thực hiện khảo sát thử với 3 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đánh giá về mức độ phù hợp của thang đo với đối tượng phỏng vấn Kết quả cả ba khách hàng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đều cảm thấy thang đo là phù hợp, dễ hiểu, dễ trả lời với mức độ đồng ý từ 1 đến 5 tương ứng với từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý

Ngày đăng: 25/08/2021, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quốc Bình (2013), "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Đồng Nai", luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Đồng Nai
Tác giả: Nguyễn Quốc Bình
Năm: 2013
3. Nguyễn Thị Nguyệt Dung, Nguyễn Thị Sinh (2019), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 153, 107 – 112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt Dung, Nguyễn Thị Sinh
Năm: 2019
5. Phan Ngọc Luận (2016), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai", luận văn thạc sĩ 6. Nguyễn Tuyết Mai (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ lẻ tại thành phố Rạch Giá”, luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai", luận văn thạc sĩ 6. Nguyễn Tuyết Mai (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ lẻ tại thành phố Rạch Giá
Tác giả: Phan Ngọc Luận (2016), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai", luận văn thạc sĩ 6. Nguyễn Tuyết Mai
Năm: 2015
8. Nguyễn Anh Thư (2015), “Một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Diên Khánh”, luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Diên Khánh
Tác giả: Nguyễn Anh Thư
Năm: 2015
5. Ha Hong Nguyen, Trung Thanh Nguyen, Phong Thanh Nguyen (2019), “The factors affecting the decision to participate in voluntary social insurance of Vietnamese employees: the case of Tra Vinh province”, Research in World Economy, Vol. 10, No. 431 - 437 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The factors affecting the decision to participate in voluntary social insurance of Vietnamese employees: the case of Tra Vinh province
Tác giả: Ha Hong Nguyen, Trung Thanh Nguyen, Phong Thanh Nguyen
Năm: 2019
6. Lin Liyue; Zhu Yu (2006), “multi-level analysis on the determinants of social insurance participation of China’s floating population: a case study of six cities” Sách, tạp chí
Tiêu đề: multi-level analysis on the determinants of social insurance participation of China’s floating population: a case study of six cities
Tác giả: Lin Liyue; Zhu Yu
Năm: 2006
8. Min, Q., Yaer, Z., & Hongyan, L. (2015), “Old age insurance participation among rural-urban migrants in China, Demographic research , 33 (37), 1047-1066 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Old age insurance participation among rural-urban migrants in China,"Demographic research, 33
Tác giả: Min, Q., Yaer, Z., & Hongyan, L
Năm: 2015
9. Lobb, A.E., Mazzocchi, M. and Traill, W.B. (2006), “Modelling risk perception and trust in food safety information within the theory of planned behaviour”, Food Quality and Preference, Vol. 18, pp. 384–395 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modelling risk perception and trust in food safety information within the theory of planned behaviour
Tác giả: Lobb, A.E., Mazzocchi, M. and Traill, W.B
Năm: 2006
2. Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014), Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1, 36 – 45 Khác
4. Hoàng Bích Hồng, Mai Thị Hường, Tô Thị Hồng (2017), Các nhân tố ảnh hưởng việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động khu vực phi chính thức, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 3B Khác
7. Hoàng Thu Thủy, Bùi Hoàng Minh Thư (2018), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân: trường hợp địa bàn tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, Chuyên san Kinh tế - Luật và Quản lý, tập 2, số 4, 2018 Khác
11. Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 24/9/2015 của BHXH Việt Nam về Quyết định ban hành quy định tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiệm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Tài liệu tiếng Anh Khác
3. Ajzen, I. (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Process, 50, 179-211 Khác
4. Astrom, A. N., Rise, J. (2001), Young adults’ intention to eat healthy food: Extending the theory of planned behavior. Psychology & Health, 16, 223-237 Khác
7. Min-Sun Horng and Yung-Wang Chang (2007), “The Demand for Non-Life Insurance in Taiwan Khác
10. Tarkiainen, A., Sundqvist, S. (2005), Subjective norms, attitudes and intentions of Finnish consumers in bying organic food, British Food Journal, Vol.107, No.11: 808- 822 Khác
11. Scholderer, J., Grunert, K. G., (2001). Does generic advertising work? A systematic evaluation of the Dannish campaign for fresh fish. Aquaculture and Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w