1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nghiên cứu văn hóa đọc của học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội

173 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Văn Hóa Đọc Của Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Như Ngọc
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Học Thư Viện
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 37,71 MB

Nội dung

Luận văn Nghiên cứu văn hóa đọc của học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hóa đọc của học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố hà Nội, làm cơ sở định hướng giáo dục văn hóa đọc cho các em trong thư viện cũng như trong quá trình học tập ở trường phổ thông.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ BỘ VĂN HÓA,THÊ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYÊN NHƯ NGỌC

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐỌC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÀ NỘI

Chuyên ngành : KHOA HỌC THƯ VIỆN Ma sé: 60 32 20

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC THU VIEN Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Thị Minh Nguyệt

Trang 2

LOI CAM ON

'Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt, người thầy - người hướng dẫn khoa học, quý thầy cô giáo khoa Sau Đại học trường Đại học Văn hóa Hà Nội, quý thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học thư viện 12 niên khóa 2005 — 2008, quý đồng nghiệp đang công tác tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Sở Giáo duc va Dao tạo Hà Nội, các phòng Giáo dục tại các quận và các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với các quý thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về mọi mặt để tơi hồn thành luận văn Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng đối với PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt đã dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học của mình

Do khả năng có hạn, nên những khiếm khuyết thiếu sót của luận văn là điều không tránh khỏi Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và quý đồng nghiệp

‘Xin trân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC MỞ ĐÀU CHUONG I VĂN HÓA ĐỌC VỚI SỰ PHÁT TRIÊN CỦA HỌC TIEU HQC HÀ NỘI 1.1 Khái lệm văn hóa đọc

1.1.1 Các quan điểm khác nhau về văn hóa đọc 1.1.2 Biểu hiện của văn hóa đọc

1.1.2.1 Nhu cầu đọc

1.1.2.2 Kỳ năng hiểu và lĩnh hội các giá trị trong sách 1.1.2.3 Thái độ ứng xử với sách, báo

1.2 Văn hoá đọc trong quá trình phát triển của học sinh tiểu học ở Hà Nội 1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học

1.2.2 Đặc điểm của học sinh tiểu học ở Hà Nội

1.2.3 Vai trò của văn hoá đọc trong sự phát triển của học sinh tiểu học Hà Nội CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TREN DIA BAN HA NOL

2.1 Thực trạng giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội

2.1.1 Giáo dục văn hoá đọc trong chương trình học tập chính khoá 2.1.2 Giáo dục văn hoá đọc trong thư viện

2.1.3 Giáo dục văn hoá đọc ở gia đình và xã hội

2.2 Những biểu hiện văn hóa đọc của học sinh tiểu học trên dia ban Ha Ni 2.2.1 Nhu cầu đọc của học sinh tiểu học Hà Nội

Trang 4

2.3 Những hạn chế trong văn hóa đọc của học sinh tiểu học Hà Nội và nguyên nhân

2.3.1 Những điểm hạn chế

2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế

CHUONG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH TIÊU HỌC HÀ NỘI

3.1 Nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới thư viện phục vụ học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Ni

3.1.1 Nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện các trường tiểu học

3.1.2 Phát triển và nâng cao chất lượng vốn tài liệu trong thư viện và phòng đọc sách dành cho thiếu nhỉ

3.2 Tăng cường giáo dục văn hóa đọc trong chương trình học tập 3.3 Nâng cao chất lượng xuất bản sách thiếu nhỉ

Trang 5

MO DAU

1, TINH CAP THIET CUA DE TAL

1.1 Văn hoá đọc có vị trí quan trọng trong đời sống của con người Mặc dù trong những năm gần đây, trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng dưới sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại như truyền hình, Internet, đọc sách vẫn là phương tiện chủ yếu để con người tiếp nhận thông tin, tri thức, kinh nghiệm xã hội đảm bảo vận hành có

hiệu quả các hoạt động khác nhau trong xã hội

12 Văn hoá đọc, với tư cách văn hoá hành vi của mỗi cá nhân con người, biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc và lĩnh hội sách cũng như cách thức ứng xử với sách báo, là sự thể hiện rõ ràng nhất đặc điểm tâm lý và nhân cách của mỗi cá nhân, được hình thành từ lứa tuổi ấu thơ và phát

triển trong suốt cuộc đời con người

Lứa tuổi học sinh tiểu học, tương đương với độ tuổi nhi đồng, là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển văn hoá đọc bởi các em đã được dạy đọc và viết bằng tiếng mẹ đẻ Ngoài chương trình học tập trong nhà trường, việc đọc sách sẽ giúp các em lĩnh hội các giá trị văn hoá, xã hội, đồng thời hình thành và phát triển kỹ năng tiếp nhận thông tin, trí thức -

yếu tố quan trọng của một nhân cách sáng tạo trong thời đại ngày nay

Trang 6

yếu tố thị trường Tình hình đó có ảnh hưởng không nhỏ tới văn hoá đọc của thiếu nhỉ nước ta nói chung, đặc biệt là các em lứa tuổi nhi đồng tương đương với học sinh bậc tiểu học Bên cạnh những nhu cầu đọc lành mạnh đã và đang tiềm ân nguy cơ phát triển những nhu cầu đọc phiến diện, lệch lac nhu hing thú đọc truyện tranh có nội dung không lành mạnh, truyện bạo lực có chiều

hướng gia tăng

1.4 Hà Nội - trung tâm văn hoá, chính trị của đất nước là nơi tiếp nhận sớm nhất các xu hướng văn hoá khác nhau trong quá trình giao lưu, hội nhập, đồng thời cũng là một thị trường sách thiếu niên và nhỉ đồng sôi động, có nhiều biến đổi phức tạp dưới tác động của các nhân tố này Khảo sát hiện trạng văn hoá đọc của học sinh tiêu học - giai đoạn bắt đầu hình thành các kỹ năng đọc - trên địa bàn Hà Nội là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc định hướng giáo dục văn hoá đọc cho các em nói riêng và giáo dục nhân cách cho các em nói chung

Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn vấn đề: “Nghiên cứu văn

hóa đọc của học sinh tiểu học trên địa bàn thành phó Hà Nội” làm đề tài luận

văn thạc sỹ Thư viện học của mình

2 TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Van hoa doc là một hiện tượng văn hoá thu hút được sự quan tâm của

nhiều nhà nghiên cứu trong nước cũng như trên thể giới, đặc biệt với văn hoá

đọc của thể hệ trẻ

Ở nước ta, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu văn hoá đọc của

thanh niên, sinh viên, thiếu nhi công bố trên các tạp chí khoa học như: “Giáo

dục văn hoá đọc cho lứa tuổi thiếu nhỉ” của Trần Thị Minh Nguyệt; “Văn hoá đọc trong bồi cảnh bùng nỗ truyền thông ” của Nguyễn Hữu Giới; “Tìm hiểu

Trang 7

Một số luận văn thạc sỹ chuyên ngành văn hoá học và thư viện học đề cập đến văn hoá đọc như: *Văn hoá đọc trong đời sống thiếu nhi hôm nay” (2003) của Pham Quang Vinh; “Van hod doc trong thanh niên học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay” (2005) của Vũ Như Trừ; “Nghiên cứu phát triển văn hoá đọc cho học sinh phổ thông tiểu học trong thư viện tại Thủ đô

'Viêng Chăn” (2006) của Onta Samuntry

Các công trình nghiên cứu nói trên nhìn chung mới chỉ để cập đến hoặc là vai trò của văn hoá đọc trong đời sống, hoặc vấn đề giáo dục văn hoá đọc cho thanh niên và thiếu nhỉ nói chung, hoặc nghiên cứu thực trạng văn hoá đọc trên một địa bàn cụ thể Chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện và có hệ thống đến thực trạng văn hoá đọc của học sinh tiêu học trên địa bàn Hà Nội

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục đích:

Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hoá đọc của học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, làm cơ sở định hướng giáo dục văn hoá đọc cho các em trong thư viện cũng như trong quá trình học tập ở

trường phô thông

Nhiệm vụ:

Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ

sau

~ Nghiên cứu xác định vai trò của văn hoá đọc trong sự phát triển của học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội

~ Khảo sát thực trạng văn hoá đọc của học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội

Trang 8

4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khía cạnh văn hoá đọc của học sinh bậc tiểu học (tương đương với độ tuổi nhi đồng)

Phạm vi nghiên cứu: Để phù hợp với yêu cầu của luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, để tài luận văn giới hạn việc nghiên cứu khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2005 - 2008

Ngày 01/8/2008 vừa qua, Hà Nội được mở rộng thêm rất nhiều khi cả tỉnh Hà Tây cũ và một số xã ở hai tỉnh Hoà Bình và Vĩnh Phúc, tuy nhiên ở phạm vi của đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu vào các quận nội thành của Hà Nội theo địa giới cũ

5 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mac — Lênin, cũng như hệ thống quan

điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn hoá

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là - _ Phân tích và tổng hợp tài liệu

- _ Điều tra bằng phiếu hỏi

- Phong van truc tiép

=~ Quan sat

-_ Thông kê số liệu

6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đi trước, luận văn sẽ

góp phần làm rõ hơn khái niệm văn hoá đọc nói chung và các biểu hiện văn hoá đọc của học sinh tiểu học nói riêng

Trang 9

cha mẹ học sinh trên địa bàn Hà Nội có quan tâm đến giáo dục văn hoá doc cho các em

7 KET CAU CUA LUAN VAN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

luận văn dự kiến chia làm 3 chương

Chương 1: Văn hoá đọc với sự phát triển của học sinh tiêu học trên

địa bàn Hà Nội

Chương 2: Thực trạng văn hoá đọc của học sinh tiêu học trên địa bàn Hà Nội

Chương 3: Các giải pháp phát triển văn hoá đọc cho học sinh tiéu

Trang 10

Chương I VĂN HOÁ ĐỌC

VOI SU PHAT TRIEN CUA HQC SINH TIEU HQC HÀ NỘI 1.1 KHÁI NIỆM VAN HOA DOC

1.1.1 Các quan điểm khác nhau về văn hoá đọc

Thuật ngữ “văn hoá đọc” hiện nay liên tục xuất hiện trên các phương tiên thông tin đại chúng, chuyên mục văn hoá đọc trên các báo, tạp chí, đài phát thanh truyền hình ở địa phương và trung ương

Van hoa doc là một trong những nhân tố cấu thành nên đời sống văn hoá của con người và xã hội Để làm rõ quan niệm về văn hoá đọc, trước hết chúng ta cần tiếp cận khái niệm văn hoá

Từ văn hoá có rất nhiều nghĩa Trong tiếng Việt, “Văn hoá” được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hoá), lối sống (nếp sống văn hoá); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một gian đoạn (văn hố Đơng Sơn) ; Theo nghĩa rộng, văn hoá bao gồm cả những giá trị vật chất và các giá trị tỉnh thần do con người tạo nên [43]

Phân tích cách tiếp cận văn hoá phổ biến hiện nay, có thể xác định được bốn đặc trưng cơ bản mà tổng hợp lại, có thể nêu ra một định nghĩa “Văn hoá” như sau: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tao và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [35]

Văn hoá đọc cũng chính là một bộ phận văn hoá của con người được trao truyền qua rất nhiều thế hệ Từ khi có chữ viết ra đời, cùng với nó là hoạt

Trang 11

báo cung cấp cho con người tri thức khoa học kỹ thuật, chính trị kinh tế, văn học Trong sách báo lưu giữ các kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu mà con người đã tích luy và đúc kết lại trong quá trình sống Thông qua quá trình đọc va tự đọc, các tri thức này được truyền từ đời này qua đời

khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác

'Văn hoá đọc mang những giá trị văn hoá của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau Từ xa xưa, các bậc tiền bối đã khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc trong đời sống xã hội và trong sự phát triển của mỗi cá nhân Nhiều bậc vĩ nhân trong lịch sử cũng đã đề cao sức mạnh của sách và việc đọc sách Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: * Sách là thuốc bổ tỉnh thải

chữa tội ngu” [36] V.I.Lênin cho rằng: “Không có sách thì không có tri thức

„ sách là thuốc Không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản” Từ đó, có thể đúc kết lại: văn hoá đọc là nền tảng, là cơ sở cho sự phát triển những ý tưởng sáng tạo, góp phần nâng cao dân trí, đồng thời cũng là phương tiện lưu giữ trí thức, kinh nghiệm cho các thế hệ Và vì thế, văn hoá đọc còn là một nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hoá đọc, day cũng chính là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm và để cập đến Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, phụ thuộc vào những khía cạnh mà họ quan tâm khi nói đến văn hoá đọc, vẫn nổi bật lên hai khuynh hướng cơ bản

Khuynh hướng thứ nhất là cách tiếp cận văn hoá đọc theo đối tượng đọc mà người đọc hướng tới Khuynh hướng thứ hai, xem xét vấn để văn hoá đọc một cách bao quát hơn với tư cách là một bộ phận văn hóa hành vi của con người

Trang 12

cái gì (nhu cầu đọc, hứng thú đọc, sở thích đọc, cách lựa chọn tác phẩm để đọc ), đọc như thế nào (phương pháp đọc, kỹ năng đọc, khả năng cảm thụ

nội dung đọc) và thái độ ứng xử với tài liệu của chủ thể đọc 1.1.2 Biểu hiện của văn hoá đọc

'Văn hoá đọc không chỉ thể hiện ở số lượng tài liệu đã đọc mà còn ở chất lượng đọc Kiến thức, kinh nghiệm tích luỹ được của mỗi người sẽ giúp ích nhiều cho việc đọc hiểu, lĩnh hội sâu sắc kiến thức và thông tin được chuyên tải trong tài liệu Hiệu quả của việc đọc phải được thể hiện ở khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức thu được từ việc đọc vào cuộc sống và công việc hàng ngày của chủ thể đọc Văn hoá đọc còn bao gồm cả thái độ ứng xử của chủ thể đọc đối với tài liệu mà họ đã, đang và sẽ đọc Nói cách khác, văn hoá đọc phụ thuộc vào trình độ văn hoá của mỗi người

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, các hình thức và các phương tiện giúp con người tiếp cận với tri thức ngày càng đa dạng và phong phú Tuy nhiên, hoạt động đọc vẫn là một phần không thể

thiếu trong đời sống của con người

1.1.2.1 Nhu cầu đọc

Yếu tố đầu tiên khi đề cập đến văn hoá đọc là như cầu đọc và hứng thú đọc của chủ thể đọc Chúng ta không thé doc tat cả những điều cần biết nhưng, có đủ thời gian để đọc những điều cần thiết cho cuộc sống

Như cầu đọc là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống Con người ai cũng muốn vươn lên, ai cũng muốn hiễu biết Chúng ta tiếp nhận sự hiểu biết qua lao động, qua học tập, qua việc đọc sách, tài liệu

Trang 13

là chất dinh dưỡng tỉnh thần không thể thiếu được trong đời sống thường nhật của họ

Nhu cau đọc là nhu cầu tỉnh thần xuất phát từ nhu cầu nhận thức, nhu cầu giao tiếp và nhu cầu thẩm mỹ Đọc không chỉ để nhận thức mà còn để cảm nhận, thấu hiểu, thưởng thức một vẻ đẹp, một giá trị Nhu cầu đọc thường xuất hiện và được duy tri ồn định ở những người có đời sống tinh thần phát triển cao Nhu cầu đọc bắt nguồn từ yêu cầu của các hoạt động khác nhau trong đời sống của mỗi người và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện xã hội Điều này được thể hiện qua nội dung và phương thức mà xã hội thoả mãn nhu cầu đọc cho người đọc Nhu cầu đọc nếu được đáp ứng thường xuyên, đầy đủ thì ngày cảng phát triển và bền vững, ngược lại nếu

không được đáp ứng lâu dần sẽ suy giảm và mắt di

Đọc là quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức và các giá trị văn hoá được thể hiện trên tài liệu Hoạt động đọc là hoạt động tỉnh thần bên trong của con

người, bắt nguồn từ nhu cầu đọc Hoạt động đọc có sự tham gia trực tiếp của

các yếu tố tâm lý như: cảm giác, trí giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ Vì thế đọc là quá trình tâm lý đặc biệt của con người, trong đó không chỉ có sự tham gia của các quá trình nhận thức cảm tính, lý tính mà còn chịu sự chỉ phối của các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý cá nhân [30]

Nội dung nhu cầu đọc xuất phát từ yêu cầu của hoạt động sống, nội dung đọc vì vậy liên quan chặt chẽ đến hoạt động chủ đạo của chủ thể đọc Nếu hoạt động chủ đạo của chủ thể đọc là học tập thì các loại tài liệu có nội dung liên quan đến chương trình học tập, các loại tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn học tập, sách giáo khoa được quan tâm chọn lựa Nếu chủ thể đọc là

Trang 14

Kết quả của hoạt động đọc là tri thức, giá trị văn hoá, kinh nghiệm xã hội chứa đựng trong tài liệu được người đọc lĩnh hội, vận dụng vào cuộc sống và làm thay đổi nhận thức, hành vi của họ theo hướng tích cực, đồng thời những nội dung mà người đọc thu nhận được từ tài liệu không hề bị mắt đi mà trái lại còn được phổ biến, sản sinh ra nhiều hơn

Khi đọc sách kèm theo cảm xúc thì hứng thii đọc sẽ xuất hiện Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng đem lại cho chủ thể những khoái cảm Hứng thú có quan hệ mật thiết với nhu cầu, giữa nhu cầu và hứng thú có thể chuyển

hoá cho nhau [32]

Hững thú đọc là thái độ lựa chọn tích cực của chủ thể đối với việc đọc những tài liệu có ý nghĩa và có sức hấp dẫn về mặt tình cảm đối với chủ thẻ

Hứng thú đọc của thiếu nhỉ bị chỉ phối bởi yếu tố: đặc điểm lứa tuổi, giới tính, khả năng học tập, hoàn cảnh kinh tế gia đình

'Nhu cầu đọc và hứng thú đọc là nguồn gốc tính tích cực trong hoạt động đọc, quyết định hiệu quả của hoạt động đọc, đồng thời cũng là hai khái niệm luôn đi đôi với nhau trong việc nghiên cứu hoạt động đọc của tất cả mọi thành phần người đọc Nhu cầu đọc là nhân tố duy trì sự tồn tại và phát triển của văn hoá đọc, còn hứng thú đọc là yếu tố kích thích sự phát triển của văn hoá đọc Hứng thú đọc có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành và phát

triển nhu cầu đọc, nhất là đối với lứa tuổi nhi đồng Hoạt động của các em thường chịu sự chỉ phối rất mạnh của yếu tố cảm xúc, hứng thú vì thế nếu biết cách kích thích hứng thú đọc thì nhu cầu đọc sẽ được hình thành và duy trì lâu bền

Trang 15

lành mạnh, khoa học và hạn chế, thậm chí tẩy chay những tài liệu có nội dung lệch lạc, phản khoa hoc và khi việc lựa chọn tài liệu một cách chính xác, phủ hợp, đạt được các kết quả cao trong quá trình đọc thì nó sẽ là một thành tố quan trọng để chủ thể đọc có văn hoá đọc

1.1.2.2 Kỹ năng hiễu và lĩnh hội các giá trị trong sách

Quá trình đọc đạt hiệu quả cao nhất khi chủ thể đọc biến tri thức trong tài liệu thành tri thức của mình Muốn vậy, trước hết chủ thể đọc phải có khả năng hiểu đúng, hiểu sâu và lĩnh hội các giá trị trong sách Nói cách khác chủ thể đọc phải được trang bị kỹ năng đọc

Kỹ năng, kỹ xảo là con đường dẫn tới thành công trong mọi lĩnh vực Hiệu quả của mỗi hoạt động thường có vai trò rất lớn của yếu tố kỹ năng, kỳ xảo chứ không chỉ đơn thuần là dựa vào năng lực Kỹ năng là khả năng, trình độ kỹ thuật, thao tác vận dụng năng lực vào thực tiễn của từng cá nhân Nếu chỉ có tri thức mà không có phương pháp vận dụng sáng tạo tri thức đó vào công việc để mang lại hiệu quả thì không thể xem là có năng lực Phương pháp đúng đắn, phù hợp là yếu tố quyết định để tiếp thu và vận dụng được

những trí thức cần thiết cho công việc và đời sống của chính mình

Kỹ năng đọc là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả cho hoạt động đọc

Kỹ năng đọc là khả năng hiểu biết, lĩnh hội, cảm thụ được nội dung có trong tài liệu, biến tri thức, kinh nghiệm trong tài liệu thành tri thức, kinh nghiệm

của bản thân chủ thể đọc, đồng thời có thẻ vận dụng tri thức, kinh nghiệm ấy vào những hoạt động sống khác nhau nhằm làm phong phú hơn cho cuộc

sống vật chất, tinh thần của chủ thé đọc Kỹ năng đọc phụ thuộc vào nhiều

yếu tố như tri thức, kinh nghiệm, năng lực trong mỗi cá nhân người đọc và đo quá trình rèn luyện lâu dài mới có được Người đọc có khả năng tập trung chú ý cao, có tri thức, kinh nghiệm phong phú sẽ cảm thụ, lĩnh hội nội dung

Trang 16

Một trong những yếu tố quan trọng trong phương pháp đọc là phải độc lập suy nghĩ khi đọc để tiếp thu sâu sắc nội dung trí thức đã đọc Trí thức phần nhiều do việc đọc mà tích luỹ được, chỉ khi nào đọc với sự suy nghĩ sâu sắc thì mới thu nhận được tri thức một cách vững chắc, sự hiểu biết của chủ thể đọc mới được nâng lên

Nguyên tắc đầu tiên của việc đọc là phải gắn liền với việc ghi chép Nam dai trên giường để đọc một cuốn sách hay là một trong những điều thú vị tuyệt vời, tuy nhiên đó là cách tốt nhất để làm cho việc đọc trở thành lăng phí Thói quen ghi chép buộc chúng ta từ vô thức, phải có trách nhiệm với diều

mình đọc Nói cách khác buộc tư duy không thể lười biếng Hơn nữa, việc ghi chép sẽ làm cho quá trình mã hod tri thức để chuyển vào bộ nhớ dễ dàng hơn, hiệu quả hơn Việc thường xuyên ghi chép còn tạo nên lợi thế không gì so sánh nỗi là: luyện tập khả năng hệ thống hóa và phân loại tư liệu Câu hỏi đặt ra là ghỉ như thế nào? Điều cần ghi nằm trong những tiêu chuẩn sau:

- Đó là những điều tạo nên sự hứng thú mà ta chưa gặp bao giờ

- Kiến thức đó có vấn đề (hoặc nhiều vấn đề) liên hệ đến chuyên môn

mà chúng ta quan tâm

- Một ý tưởng khác lạ - thậm chí sai trằm trọng so với các quan niệm truyền thống Cần nhớ là trong khoa học, một nhận xét càng gai góc bao nhiêu thì cảng đáng đề ghi chép bấy nhiêu

- Một chân lý hiển nhiên (châm ngôn, cách ngôn )

- Một nguyên tắc của lý thuyết nào đó

Sau khi đọc xong một chương, một phần hay cả cuốn sách cần phải hệ thống sơ bộ kiến thức thu nhận được Từ đó cho phép người đọc hiểu rõ

Trang 17

người khác Thật là tuyệt vời khi người trao đổi đã hoặc đang đọc cuốn sách, bài báo ấy Còn ngược lại thì hãy tìm một đồng nghiệp, bạn học để trao đổi

Kinh nghiệm cho thấy sẽ khó có khả năng quên điều đã trải qua

Khi lựa chọn nội dung để đọc cần chú ý đến thể loại của tải liệu, mỗi loại tài liệu có một cách đọc khác nhau: những quyển sách mang nội dung tư tưởng rộng lớn đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm nhiều lần, đảo sâu suy nghĩ mới lĩnh hội hết ý nghĩa nội dung của sách Những tác phẩm loại này thường là sách triết học hoặc chính trị Trước hết phải tập cách để "bóc" lớp vỏ ngôn từ Sau đó là sau mỗi chương, nhất thiết phải tóm tắt nội dung mà mình lĩnh hội Đấy là cách hiểu ngắn để từ đó chúng ta đạt đến khả năng hiểu nhiều

Loại sách thể hiện nhiều quan điểm không rõ ràng, phương pháp luận chứng thiếu logic, người đọc cần có thái độ phê phán Sách có nội dung vừa tích cực vừa tiêu cực đòi hỏi người đọc phải biết cách tiếp thu tỉnh hoa và loại bỏ những phần tiêu cực Thậm chí có những quyền sách không nên đọc vì nội dung vô bổ, không mang lại lợi ích gì cho người đọc mà chỉ làm tiêu phí thời gian [46]

Để cho việc đọc không bị gián đoạn,

\n phải có kế hoạch cụ thể Ching han, hãy đọc thật tập trung trong một giờ - vừa đọc vừa ghi chép, chưa xong chưa rời khỏi bàn Lớp trẻ ngày nay khó đọc hơn, đây là một tất yếu vì chúng ta đang sống trong thời đại của máy tính, truyền hình, nhưng chắc chắn là không có một phương tiện nghe nhìn nào có thể thay thể việc đọc Khi chủ thể đọc biết cách lựa chọn nội dung đọc phù hợp nhu cầu và đọc có hiệu quả thì kỳ năng đọc đã hình thành

Học sinh tiểu học có những đặc điểm đặc thù về tâm sinh lý lứa tuổi ất cần sự tác động tích cực vào quá trình đọc, tổ chức hoạt động đọc

Trang 18

hoạt động thường xuyên, mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống của các em Bên cạnh đó, việc rèn luyện cho các em kỹ năng đọc, bao gồm: phương pháp đọc, khả năng lĩnh hội và vận dụng tri thức trong tài liệu vào các hoạt động là những công việc cấp bách phải thực hiện nhằm phát triển văn hoá đọc cho học sinh tiểu học Đọc như thế nào để hiểu và vận dụng những hiểu biết đó một cách sáng tạo vào thực tiễn để mang lại kết quả là yêu cầu cao nhất của phát triển văn hoá đọc nói chung và văn hoá đọc cho học sinh tiểu học nói riêng

1.1.2.3 Thái độ ứng xử với sách, báo

“Thuật ngữ văn hoá ứng xử tồn tại hàng ngày trong đời sống của con người Văn hoá ứng xử chính là cách mà con người thể hiện thái độ của mình với người khác và với môi trường xung quanh một cách thích hợp nhất [39]

“Thái độ ứng xử là tâm trạng và hành vi của chủ thể với khách thể trong hoạt động giao tiếp Thái độ ứng xử của một cá nhân đối với cá nhân hoặc với

một đối tượng vật chắt, tinh thần là sự biểu hiện tâm trạng, tình cảm và hành

động của cá nhân đó với đối tượng mà mình tiếp xúc

Sách, báo, tài liệu là sản phẩm văn hoá, do đó phải được ứng xử có văn

hoá Ứng xử có văn hoá là phạm vi rộng và được nghiên cứu dưới nhiều góc

ối tượng khác nhau Ứng xử có văn hoá đối với tài liệu đòi hỏi người đọc

phải có thái độ và hành vi phù hợp: biết trân trọng, giữ gìn tài liệu, biết cách sử dụng tài liệu có hiệu quả mà không làm hư hỏng tài liệu, không được chiếm giữ trái phép tài liệu, cần có thái độ ứng xử có văn hoá với tải liệu, không phân biệt đó là tài sản riêng của cá nhân hay tài sản chung của cộng đồng Ứng xử có văn hoá với tài liệu còn được thể hiện qua tư thế, tâm thế của người sử dụng, qua tác phong khi đọc tải liệu

Trang 19

không phải để trưng bày, càng không phải sinh ra cho bụi băm của thời gian và mạng nhện của cuộc đời giăng kín Muốn thế, phải rèn cho được thói quen đọc mỗi ngày Sách báo là sản phẩm kết tỉnh các giá trị văn hoá của nhân loại, là tài sản tỉnh thần của thể hệ trước truyền lại cho thế hệ sau Văn hoá ứng xử với sách thể hiện ở việc bạn có tôn trọng những cuốn sách - sản phẩm trí tuệ của người khác hay không Nói tới văn hoá ứng xử với sách là nói tới việc

liệu bạn tiếp thu những thông tin trong đó như thế nào, bạn đối xử với cuốn sách đó ra sao

Giáo dục cho học sinh tiểu học thái độ ứng xử có văn hoá với tài liệu, với sách, báo những sản phẩm tỉnh thần cao quý của nhân loại là một nội dung quan trọng phải thực hiện trong việc phát triển văn hoá đọc cho các em

Lita tuổi nhỉ đồng là giai đoạn đầu tiên được tiếp xúc với tài liệu, sách, báo vì

thế cần tạo cho các em một thói quen tốt trong việc sử dụng

1.2 Văn hoá đọc trong quá trình phát triển của học sinh tiểu học ở Hà Nội

1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học

Lứa tuổi thiếu nhỉ (thiếu niên và nhỉ đồng) là một giai đoạn quan trọng trong độ tuổi trẻ em, với những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù có ý nghĩa đặc

biệt trong sự phát triển nhân cách mỗi con người

Trẻ em được coi là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời con người, giai đoạn chuẩn bị các phẩm chất và năng lực cần thiết để tham gia lao động xã hội Trẻ em là đối tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà sư phạm, tâm lý học, triết học trong đó có các nhà thư viện học

Các nhà tâm lý học cho rằng trẻ em không phải là nguời lớn thu nhỏ lại, mà là một thực thể đang phát triển và vận động theo quy luật đặc thù Sự vận

động tất yếu của trẻ em do quá trình phát triển bên trong của nó sẽ tạo ra sự

Trang 20

thời trong quá trình trẻ lĩnh hội nền văn hố lồi người Những biến đổi về chất trong tâm lý là dấu hiệu quan trọng đánh dấu bước chuyển biển căn bản của trẻ em từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác [29]

Theo công ước quốc tế, khái niệm “trẻ em” được tính từ khi lọt lòng đến 16 tuổi, trong đó có những giai đoạn phát triển khác nhau Các giai đoạn lứa

tuổi của trẻ em là những thời kỳ phát triển nhất định, đóng kín một cách tương

đối, là kết quả của nhiều yếu tố: điều kiện sống và hoạt động của trẻ cùng hệ thống các yêu cầu đề ra cho trẻ trong giai đoạn đó; các mối quan hệ của trẻ với môi trường xung quanh; vốn trí thức và kiểu hoạt động mà trẻ đã nắm được cùng với phương thức lĩnh hội các trí thức đó; đặc điểm phát triển co thé của trẻ, Trong các yếu tố đó, có những yếu tố là chủ đạo, có tác dụng quyết định, làm nên những nét căn bản đặc trưng cho giai đoạn lứa tuổi, đồng thời chỉ phối tính chất các hoạt động khác

Xuất phát từ quan điểm đó, tâm lý học đã xác định các giai đoạn lứa tuổi chủ yếu đối với trẻ em như sau:

* Giai đoạn trước tuổi đi học: Từ sơ sinh đến trước 6 tuôi, bao gồm hai

thời kỳ:

- Tuổi sơ sinh (từ lọt lòng đến 12 tháng): Hoạt động chủ đạo là hoạt động giao tiếp với mẹ và những người xung quanh

~ Tuổi mầm non (từ 1 đến 6 tuổi): Hoạt động chủ yếu là vui chơi

*Giai đoạn tuổi đi học: Từ 6 đến 15 tuôi (tương đương với độ tuổi học

sinh tiểu học và trung học cơ sở), bao gồm hai thời kỳ:

- Thời kỳ đầu tuổi học (từ 6 đến 11 tuổi) là độ tuổi nhi đồng hay học sinh tiểu học: hoạt động chủ đạo là học tập nhằm lĩnh hội hệ thống tri thức và kinh nghiệm xã hội

- Thời kỳ giữa tuổi đi học (từ 11 đến 15 tuổi) là độ tuổi thiếu niên hay học sinh trung học cơ sở: cùng với hoạt động học tập, hoạt động chung trong,

Trang 21

“Theo quan điểm nêu trên, độ tuổi nhỉ đồng hay học sinh tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi Theo luật phổ cập giáo dục tiểu học, học sinh ở bậc học này không quá 15 tuổi Mỗi giai đoạn lứa tuổi có vai trò nhất định trong quá

trình phát triển nhân cách của trẻ Lứa tuổi nhi đồng là giai đoạn phát triển

phức tạp và quan trọng Ở lứa tuổi này hoạt động học tập chiếm ưu thế, tạo

điều kiện cho các em lĩnh hội nền văn hố lồi người một cách tích cực nhất,

đồng thời cũng là giai đoạn nhân cách hình thành và phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt [32]

“Theo luật phỏ cập giáo dục tiểu học 12/1991 “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc đân, có nhiệm vụ xây dựng và phát

triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thâm mỹ và thê chất của trẻ em, nhằm hình

thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt

Nam xã hội chủ nghĩa”

Tiểu học là bậc học phổ cập đồng thời tạo tiền đề để thực hiện “nâng cao

dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Học và giáo dục ở bậc học này

không chỉ đặt nền móng cho giáo dục phổ cập mà nó còn đặt nền móng cho sự sáng tạo của học sinh

“Tâm lý học sinh tiểu học có những diễn biến tâm lý và đặc điểm riêng

biệt có thể tóm tắt như sau:

* Thành thục về thần kinh

Thành thục của hệ thần kinh biểu hiện qua thành thục của vận động: - Giữ được thăng bằng dễ đàng - nhảy lò cò một chân — bàn tay, ngón tay khéo léo biết dùng dao kéo, buộc giày và cai khuy

~ Ít vận động, tức là làm một việc gì như cầm bút viết, vẽ không còn so

vai, nghiêng đầu, lè lưỡi

~ Phân biệt được bên phải, bên trái

Trang 22

một số ít thuận dùng tay trái Đến 3 - 4 ti phân hố dần, 5 tuổi rõ ràng đã

thuận một bên, lúc ấy em bé nhận ra bên phải là bên tay cầm thìa, cằm đũa 'Nhưng còn phải tiến thêm một bước nữa: khi hỏi các em phân biệt tay phải, tay trái của người ngồi đối diện thì các em đều chỉ tay thuận với chiều tay của các em Đến 6 — 7 tuổi trẻ định hướng được trong không gian: nhận thức rõ

cái gì ở trên, ở dưới, ở xa, ở gần, nhận rõ bên phải, bên trái và biết đảo ngược

khi quay mặt lại Có như vậy mới nhận thức trên một trang viết chữ nào, hàng,

nào trên dưới, trước sau, bên phải, bên trái, mới đọc được, mới viết được Vì

vậy đối với một số em đọc sai, viết sai không phải bắt đọc đi đọc lại, viết đi viết lại, mà phải tập vân động và định hướng trong không gian chính xác

'Vào 6 tuổi, trẻ thông minh thể hiện qua chân tay khéo léo Tập chân tay

cho điêu luyện là tiền đề tốt nhất để bước vào tập đọc, tập viết

Khả năng định hướng trong một không gian phát triển song song với định hướng trong thời gian, các sự việc xảy ra liên tiếp có trước, có sau, hoặc cùng một lúc, kế tiếp nhau mà không quá xa Các em đã có thể nhớ được tức thì, như trong một giờ, một buổi, một ngày, tập hợp lại thành hiện tại Các em

có thể phân biệt chuyện xảy ra từ trước, nay nhớ lại là quá khứ, suy nghĩ ước

mong về sau là tương lai, cảm nhận được cả ba chiều, quá khứ, hiện tại, tương

lai, định hướng được trong thời gian

Trẻ đã có khả năng định hướng về không gian và thời gian xuất phát từ những cảm nhận và vận động chủ quan Tuy nhiên việc nhận biết được kích thước chiều hướng của không gian (xa gần, rộng hẹp, cao thấp) và của thời

gian (lâu, mau) vẫn còn tuỳ thuộc tâm trạng chủ quan

Trang 23

* Tự duy trừu tượng bắt đầu phát triễn, tuy nhiên tư duy hình tượng, cụ thể vẫn chiếm ưru thế

+ Biết suy nghĩ

Trí khôn của các em đã phát triển theo một quy trình đi từ giác động đến suy nghĩ, đến tư duy Có một tư duy là không cần các đồ vật, các vật thể có

mặt, không cần sờ chạm đến, không cần mắt thấy vẫn cảm nhận được, vì

trong tâm trí đã có một hình tượng, một biêu tượng về các vật thê Lúc đã có

biểu tượng thì nó có thể độc lập tồn tại và lúc ấy có thể xếp trong đầu óc

những vật thể theo cách này, cách khác, thử xem cách nào thuận lợi nhất

Song song với thế giới cụ thể, trực quan gồm những cảm giác, do các

giác quan cung cấp (tai, mắt, tay, mũi, lưỡi), xuất hiện một thế giới trừu tượng

gồm những biểu tượng của các sự vật, tức những hình tượng của các sự vật đã được ghỉ lại trong trí óc sau khi các sự vật ấy không có ở trước mặt nữa Lời nói, hình vẽ, chữ viết là những #g hiéw của sự vật Rồi một hình tượng này lại dùng để chỉ một sự vật trong thực tế giác động không liên quan gì đến sự vật kia đó chính là zượng zrưng như chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình, cờ đỏ

cho cách mạng Rồi ứừ những biểu tượng và tượng trưng lại nẩy sinh nhiều

hình ảnh tượng tưởng như trong lúc mơ màng hay nằm ngủ thấy chiêm bao, đó là những Juyễn sướng

+ Tri tưởng tượng phong phú

Học sinh ở lứa tuổi tiểu học chưa có nhiều nhận thức về các vấn đề xung quanh, hành động chủ yếu dựa vào cảm giác và cảm xúc

Trang 24

Khả năng chú ý của học sinh lứa tuổi tiểu học rất yếu, rất dễ bị phân tán suy nghĩ, sự tập trung khi có một sự vật, hiện tượng nào đó nổi bật, thu hút hơn sự vật, hiện tượng mà các em cần chú ý Nghĩa là, khả năng điều chỉnh chủ ý một cách có ý chí chưa mạnh, cần có động cơ thúc đầy

Hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất (chính bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan bên ngoài, nghĩa là ta có thể nhìn thấy, sờ thấy, ) ở học sinh lứa tuổi này tương đối chiếm ưu thế nên trí nhớ trực quan,

hình tượng được phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ, logic

Trí tưởng tượng (quá trình tâm lý xây dựng nên các hình ảnh mới, các biểu tượng mới bằng cách cải tổ tài liệu của tri giác và trí nhớ đã thu được trong kinh nghiệm trước đây) của học sinh tiểu học thường tản mạn, ít có tổ chức, đơn giản và hay thay đổi, thiếu tính bền vững, thiếu thực tế (do nhận thức về sự vật xung quanh chưa rõ ràng, chưa đầy đủ) Cuối bậc học tiểu học, trí tưởng tượng các em thực tế hơn do có kinh nghiệm phong phú, có tri thức

khoa học và những hiểu biết nhất định

Ở trẻ con, cái giả vờ rit dé biến thành sự thực: em là Tôn Ngộ Không, là chú tí hon, là em bé quàng khăn đỏ, là Thạch Sanh chỉ cần một khối gỗ là chơi được đủ cách, khi là cái nhà, khi là ô tô, không lạ gì em bé cho rằng ý nghĩ của mình (của con người nói chung) có thể tác động trực tiếp đến đồ vật, không cần phương tiện cụ thể, khi cầu nguyện, làm một phù phép nào đó thì

có thể bay lên trời, đi trên nước, tàng hình, làm cho người khác sinh bệnh

chết Em bé đễ tin nhưng câu chuyện Tiên, ông Bụt, ông già Noel, mụ phù

thuỷ Đến 6 tuổi, trẻ bắt đầu có óc thực tế, ít tin vào phù phép, biết rằng

những câu chuyện tiên thần chỉ là không thực, nhưng tư duy ma thuật cũng chưa phải mất hẳn Đối với các em lứa tuổi này chuyện cổ tích vẫn còn tác

Trang 25

Có thể nói kết quả của việc xã hội hoá tự phát và giáo dục là chuyển được những tình cảm bị dồn nén vào những hoạt động được xã hội tán dương như học giỏi, thể thao, nghệ thuật, đó là hiện tượng thăng hoa Các em thoát ra khỏi cách sống phũ phàng bằng cách là mơ tưởng, vì ranh giới giữa thực và hư chưa cố định, nên dễ đưa mình vào thế giới ước mơ, gặp Bụt, Tiên giúp cho bé tí hon thắng được khổng lồ ác ôn; có em còn mơ tưởng mình là con vua chúa sống cuộc đời huy hồng Các em khơng chỉ thưởng thức, mà nhập

vai, sóng lại những tình tiết trong các truyện cô tích, thần thoại Đọc những

tác phẩm này giúp trẻ giải toa nhiều ấm ức, qua được những điều khó khăn

trong cuộc sóng +Biết suy luận

'Về mặt tư duy (quá trình phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới

dạng các khái niệm, phán đoán, lí luận, v.v ), tư duy của trẻ em lứa tuổi này

rất cụ thể, mang tính hình thức, dựa vào đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể Khả năng tư duy của các em chưa được phát triển, cần được quan tâm, chú ý giáo dục, hướng dẫn chỉ tiết để các em có thể hình thành được tư duy sắc bén, nhanh nhạy trong tương lai

Tuy nhiên trẻ đang trong quá trình từ bỏ dần lối suy nghĩ duy kỷ, xuất hiện những khả năng mới Bắt đầu biết phân tích sự vật, không ngừng ở mức trực giác toàn bộ: một em bé gái 3 - 4 tuổi thấy xe đạp của mẹ nhận được ngay, nhưng không nói được vì sao, một em bé lớn hơn nhận ra được vì thấy cái yên màu gì, cái khung ra sao Em lớn phân tích chiếc xe thành những bộ phân, những chỉ tiết và nhận ra tương quan giữa các chỉ tiết ấy Với những đồ vật không quá phức tạp em bé 6 tuổi đã làm được như vậy: Bước đầu nhận

Trang 26

Các sự vật này đã thành những biểu tượng trong tâm trí, không gắn dính vào cuộc sống cụ thể, có thể giữ lại để xem đi xem lại, đó là khả năng đảo ngược của tư duy Suy đi rồi nghĩ lại, so sánh đối chiếu rút kinh nghiệm, từ đó

biết phân loại, xếp hạng thứ tự

Tính độc lập của ý nghĩ tách ra khỏi vật cụ thể biểu hiện trong cách tinh toán, lúc đầu phải đếm trên ngón tay, về sau tính bằng con số Với em bé 6 tuổi, con số hoàn toàn trừu tượng, còn khó hiểu cũng như một số ý niệm khác Các em chưa phát triển tư duy ở độ sâu mà chỉ là sự phát triển ở độ rộng,

những sự vật đã thay đổi hình dáng, các em chưa nhận ra la ding sau những thay đổi bên ngoài, có những cái không hề đổi, những cái bắt biến Cuối cấp tiểu học các em đã biết mối quan hệ giữa những đặc điểm trừu tượng gắn liền với sự việc cụ thể, bên cạnh đó còn nhận ra những mối quan hệ, những điều

không liên quan đến sự việc cụ thể nào mà chỉ do trí tuệ của con người đặt ra, do giả định, giả thiết Suy nghĩ của các em bước đầu ăn khớp với sự vật có thật, bước thứ hai là suy diễn theo logic, là hợp lý Có thể nói đây là bước tiến cuối cùng, đến đây học sinh có thể tiếp cận đủ các loại kiến thức của nhiều môn khoa học khác nhau, đặc biết là các môn học trừu tượng không còn trực quan như trước nữa [47]

+ Giầu cảm xúc

Đối với trẻ em tiểu học, tính cách chưa én định, có thể thay đổi dưới tác động của gia đình, nhà trường Các em cần có người yêu thương, chăm sóc, lắm bắt cho được mọi biểu hiện tích cực

ân cần tận tuy và tỉnh tế nhạy cam,

lẫn tiêu cực nơi các em Các em thường bắt chước người lớn, người thân

trong các hành động, cử chỉ, đó là cơ sở hình thành tính cách cho các em Vì

vay, cha me, anh chị trong gia đình cũng như thầy cô giáo trong nhà trường, cần chú ý những hành động của mình trước mặt các em, là tắm gương sáng để

Trang 27

* Hoạt động học tập chiếm địa vị chủ đạo

Trường học là nơi phục vụ cho việc tiếp nhận văn hoá cho các em Trỉ thức của nhân loại vốn rộng lớn, phong phú, đa dạng Nhà trường là phương tiện và thầy giáo là những tác nhân để dẫn dắt trẻ em đang lớn di tìm hiểu và khám phá thế giới khách quan đang diễn ra xung quanh Nhà trường giáo dục các em thích hợp với nền văn minh của nhân loại Những phương diện đó tương ứng với lĩnh vực văn hoá thuộc ba lĩnh vực sau:

1 Nghệ thuật ngôn ngữ: nói chuyện, vẽ, tập viết, chính tả, tập đọc, biết nghe và nhìn

2 Các khoa học: toán, khoa học tự nhiên (vật lý, sinh học, hoá học), khoa học xã hội (địa lý, giáo dục công dân, lịch sử)

3 Sự tham gia cá nhân, xã hội: diễn xuất cá nhân sáng tạo, nghệ thuật và nghề nghiệp, múa, thơ, sáng tác, công nghệ máy móc, khả năng riêng, hợp tác và chỉ huy, đánh giá các vấn đề về thắm mỹ, đạo đức và trí tuệ

Trẻ em tiểu học có nhu cầu nhận thức rất lớn Những năm đầu của bậc học tiểu học, nhu cầu nhận thức của các em được thể hiện rất rõ nét qua việc tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết Nhu cầu nhận thức chính là tính tích cực của trí tuệ

'Nhận thức càng sâu sắc, trẻ càng ham hiểu biết, yêu thích khám phá, cũng chính vì vậy mà nhu cầu đọc phát triển Nhu cầu đọc được phát triển cùng với kỳ xảo đọc Ban đầu là nhu cầu đọc nói chung, sau đó, các em có nhu cầu đọc truyện cổ tích, truyện viễn tưởng với nhiều tình tiết ly kỳ, phiêu lưu, các em tưởng tượng các nhân vật, các sự kiện theo suy nghĩ của riêng mình

Trang 28

Thực tiễn theo các nhà thư viện học trên thế giới đã khẳng định ở mỗi lứa tuổi các em có nhu cầu, quy luật đọc khác nhau

Ở bạn đọc 6 — 7 tuổi, đây là thời kỳ đầu tiên của cuộc đời học sinh Đặc điểm của thời kỳ này là tư duy của các em còn non nớt, chưa hình thành hứng thú rõ rằng, kỹ thuật đọc mới hình thành nên chưa hoàn thiện nhưng các em rất ham thích đọc, có khả năng lớn trong việc cảm thụ và hiểu các tác phẩm văn học Thời kỳ này, trẻ em bắt đầu chuyển từ nghe đọc sang tự mình đọc sách Đây là thời kỳ khó khăn và quan trọng nhất trong việc hình thành ở trẻ em hứng thú và thói quen đọc sách

Ở bạn đọc lứa tuổi 8 — 9 tuổi, yêu cầu hiểu biết của các em rất rộng nhưng không ổn định Tư duy của các em đã phát triển khá, có khả năng suy luận, nhận xét Tuy nhiên, các em vẫn quan niệm đơn giản và ngây thơ về các quyển sách đã đọc

Thời kỳ 10 — 11 tuổi là thời kỳ phức tạp của bạn đọc Nhu cầu hiểu biết và hoạt động ngoài xã hội của các em phát triển mạnh, đã xuất hiện các hứng thú riêng, tăng hứng thú với các phương tiện nghe nhìn, đã bắt đầu thích đọc những sách khoa học kỳ thuật phổ thông Các em đã thực tế hơn lứa tuổi trước đó, đã biết phê phán Giai đoạn này rất cần sự quan tâm, định hướng hứng thú đọc lành mạnh [29]

1.2.2 Đặc điểm của học sinh tiểu học ở Hà Nội

Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước, là nơi giao

lưu và tiếp nhận mọi xu hướng phát triển trên thế giới Hà Nội luôn là nơi dẫn

đầu, tiên phong trong giao lưu, tiếp thu các luồng văn hoá của dân tộc và trên

thé giới

Học sinh tiêu học ở Hà Nội đa số có điều kiện sinh hoạt, học tập tốt hơn

Trang 29

nhỏ, có nhiều cơ hội để tham gia các CLB, các tụ điểm sinh hoạt vui chơi và

các tụ điểm văn hoá Vì thế, ngay từ nhỏ các em đã có điều kiện bộc lộ những

tiềm năng của mình trong hoạt động mà các em tham gia

“Thành phố Hà Nội là nơi tiếp thu và giao lưu các xu hướng văn hoá sớm nhất, đây cũng là một đặc điểm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội nói riêng so với học sinh tiểu học trong cả nước Tuy nhiên, bên cạnh việc tiếp thu các quan điểm tốt, đo còn ít kinh nghiệm sống, các trào lưu lệch lạc được du nhập vào cũng ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phan hoc sinh

Sống trong một thành phố lớn, nên khả năng tiếp xúc và vui chơi của các em bị hạn chế rất nhiều Bố mẹ bận không có thời gian ở bên cạnh các em, phần lớn thời gian tiếp xúc dành cho bạn bè và thầy cô ở trường lớp Ngoài ra,

Hà Nội còn rất thiếu những chỗ vui chơi bổ ích đành cho trẻ em, vì thế các em

chỉ tiếp xúc qua đài báo, tỉ vi và sách vở ngoài thời gian học tập tại trường

‘Thi trường sách thiếu nhỉ tại Hà Nội cũng là một trong những nơi diễn ra sôi động nhất so với cả nước Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu các trì thức của các em Lượng sách dành cho thiếu nhỉ có chất lượng thì sẽ

tạo điều kiện tốt cho các em tiếp thu tri thức Tuy nhiên, chất lượng sách thiếu

nhỉ cũng là một vấn đề đặt ra khiến cho rất nhiều các nhà giáo dục trẻ quan tâm

1.2.3 Vai trò của văn hoá đọc trong sự phát triển của học sinh tiểu

học Hà Nội

Sách thiếu nhỉ là một phương tiện đặc biệt phản ánh hiện thực khách quan bằng hình ảnh, ngôn ngữ biểu cảm phù hợp với tâm lý lứa tuôi thiếu nhỉ

Đọc sách, các em có thể tiếp cận và lĩnh hội các giá trị văn hoá, biến năng lực

Trang 30

phẩm chất tốt đẹp Nói cách khác, tri thức lĩnh hội được trong sách tác động tới sự phát triển các phẩm chất đạo đức (Đức) và các năng lực (Tài) — hai mặt cơ bản của nhân cách con người trong các em thiếu nhi Tuy nhiên, sách thiếu nhỉ sẽ chỉ phát huy tác dụng giáo dục tích cực nếu các em có nhu cầu đọc lành mạnh Các em phải biết lựa chọn sách có nội dung tư tưởng tốt, giá trị nghệ thuật cao, hiểu, đánh giá và lĩnh hội tri thức trong sách một cách đúng đắn, sáng tạo Ngược lại, sách báo đồi truy, kích động bạo lực và năng lực cảm thụ kém, thụ động trong quá trình đọc sách sẽ có tác hại không nhỏ tới nhân cách đang trưởng thành của các em Định hướng nhu cầu đọc cho các em tạo thành văn hoá đọc là một yêu cầu cấp thiết

'Về mặt xã hội, có thể nói văn hoá đọc góp phần nâng cao sự hiểu biết và làm phong phú đời sống tinh thần của con người Đọc có thể là gia ting tri

thức, nhu cầu tìm kiếm tri thức đóng vai trò quan trọng trong lịch sử tồn tại và

phát triển của xã hội loài người, mối quan hệ giữa việc đọc và nhu cầu nâng

cao tri thức ngày càng rõ rệt Trong thời đại kinh tế tri thức nếu văn hố đọc

khơng phát triển con người sẽ không tiếp thu kịp thời thông tin và trí thức 'Với vốn văn hoá hạn chế và lạc hậu của cư đân, quốc gia không thẻ phát triển và hội nhập quốc tế Ý nghĩa của văn hoá đọc không chỉ bó hẹp trong việc tìm trí thức để sinh tồn bởi vì trong thể giới nội dung đọc rộng lớn không phải tác

phẩm nào cũng nhằm chuyển tải tri thức mà bao gồm cả những tác phẩm văn

học nghệ thuật, tác phẩm lịch sử, triết học, Chức năng của những tác phẩm này là khơi gợi tư tưởng, bồi dưỡng tỉnh thần, định hướng cuộc sống và hun

đúc nhân cách cho con người

Đối với cá nhân, văn hoá đọc còn giúp hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi người ngay từ khi con ấu thơ Giáo dục văn hoá đọc cho tuổi thiếu niên là việc làm quan trọng giúp các em tu dưỡng và rèn luyện bản thân

Trang 31

thu tri thức, người có tri thức làm việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn và dễ đạt được thành tựu về mọi mặt trong cuộc sống vì họ có tri thức và biết vận dung tri

thức vào thực tế hoạt động của chính họ Đối với việc nâng cao những đức tính tốt đẹp cho con người, có thể khẳng định: văn hoá đọc có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn mỗi cá nhân, thông qua việc đọc, cảm thụ, thưởng thức những,

tình tiết sinh động và những tình cảm chân thực trong từng tác phẩm

*Văn hoá đọc với sự phát triển năng lực của học sinh tiểu học

'Văn hoá đọc là yếu tố hỗ trợ nâng cao chất lượng học tập cho học sinh tiểu học Học sinh tiểu học là lứa tuổi nhi đồng từ 6 - 11 tuổi với hoạt động chủ đạo là học tập và giao lưu Với những đặc điểm đã kể trên, chúng ta có thể có những tác động tích cực nhằm phát triển văn hoá đọc cho các em, hướng tới mục tiêu đào tạo những con người phát triển toàn diện Chúng ta dễ

nhận thấy rằng với lượng tri thức, thông tin đang trở nên đa dạng và quá tải

như hiện nay thì kỹ năng tư duy phân tích, lựa chọn thông tin là vô cùng quan trọng Đó là kỹ năng đòi hỏi mọi học sinh phải có thé thực hiện học tập suốt đời của mình Quan trọng hơn cả, nhà trường phải dạy và tạo điều kiện để học sinh được trang bị kỹ năng này Việc đọc và nghiên cứu các sách tham khảo

làm cho các em hiểu sâu và thấu đáo hơn các bài học trên lớp, việc thực hành

các bài tập sẽ trở nên thành thạo, dễ dàng hơn Văn hoá đọc giúp các em biết cách lựa chọn tài liệu phù hợp với nhu cầu, khả năng nghiên cứu, tìm hiểu và chương trình học tập của mình, đồng thời có phương pháp đọc phù hợp để

khai thác và sử dụng tài liệu đã lựa chọn

Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng: lứa tuổi nhi đồng là giai đoạn bước đệm quan trọng, để đến tuổi thiếu niên các em hình thành, phát triển các

năng lực Rất nhiều em đã bộc lộ năng khiếu ở các môn học như: văn, toán,

hội hoạ, âm nhạc vào độ tuổi này Vì thế, lứa tuổi nhi đồng rất cần được

Trang 32

điện tạo tiền đề vững chắc cho lứa tuổi thiếu niên bộc lộ những khả năng của

mình

'Với những đặc điểm trên, chúng ta có thể có những tác động tích cực nhằm phát triển văn hoá đọc cho các em, hướng tới mục tiêu đảo tạo những con người

phát triển tồn diện Văn hố đọc là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh tiêu học Việc đọc và nghiên cứu các sách tham khảo làm cho các em hiểu sâu và thấu đáo hơn các bài học trên lớp, việc thực hành các

bài tập sẽ trở nên thành thạo, dễ đàng hơn Văn hoá đọc phát triển giúp các em biết cách lựa chọn tài liệu phù hợp với nhu cầu, khả năng nghiên cứu, tìm hiểu và chương trình học tập của mình, đồng thời có phương pháp đọc phù hợp với

nội dung của tài liệu đã chọn Qua khảo sát thực tế nhu cầu đọc của học sinh tiéu học: tỉ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi luôn có nhu cầu, thói quen đọc sách

thường xuyên và nội dung đọc đa dạng

'Văn hoá đọc là yếu tố quan trọng biến quá trình đọc thành quá trình rèn luyện phát triển năng lực về các mặt cho học sinh tiểu học, bao gồm: năng lực trí tuệ, năng lực khoa học và năng lực thâm mỹ Phát triển trí tuệ là sự biến đổi về chất trong nhận thức, tức là trong hoạt động phản ánh bản thân hiện thực khách quan vào bộ óc con người Việc cung cấp thông tin cho các em

qua các loại hình tài liệu (tranh vẽ, biểu tượng, trực quan ) mang lại khả

năng nhận thức cao hơn, chính xác hơn cho các em, gián tiếp tạo ra sự năng động, sáng tạo ở các em

'Văn hoá đọc giúp cho các phẩm chất tâm lý như: năng lực trí tuệ, óc quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng, ngôn ngữ phát triển Khi tham gia hoạt động đọc, kỹ năng viết và nhớ mặt chữ có thể được nâng lên, khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn, điều này mang lại kết quả học tập tốt cho những em yêu thích môn văn, tiếng Việt Trong quá trình học văn, sự tiếp thu và

Trang 33

phong phú thì trình độ và chất lượng diễn đạt mới cao và ngược lại, muốn nắm bắt nhiều thông tin, tích luy nhiều kiến thức cần phải đọc rộng và sâu

'Nhiều em học sinh tiểu học ban đầu chỉ đọc các tác phẩm văn học được viết dưới dạng truyện tranh do có hứng thú học môn văn, cần tham khảo các tác phẩm văn học trong nhà trường, về sau do yêu thích và thành thói quen, các em đọc nhiều tác phẩm hơn, trong đó có những tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp của nhiều nhà khoa học Xuất phát từ lòng yêu mến, cảm phục tài năng và sự gian khổ hy sinh của các danh nhân vì khoa học, các em dần dần thích học các môn học thuộc các lĩnh vực như: toán, khoa học, âm nhạc, tin học, tự nhiên và xã hội và thích tham gia các hoạt động thực hành, thí nghiệm khoa học Do vậy, kết quả học tập của các em ở tắt cả các môn cũng tiến bộ hơn Điều này cho thấy rằng: năng lực khoa học ở các em bắt đầu hình thành, nếu được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời nhất định có nhiều em sẽ trở thành các nhà khoa học trong tương lai Đây cũng chính là biểu hiện sinh động, tích cực của văn hoá đọc đối với các em học sinh tiểu học ở khía cạnh khả năng hiểu và lĩnh hội các giá trị trong sách, biến thông tin trong tai liệu thành kiến thức của mình [29]

Văn hoá đọc còn có tác động sâu sắc tới năng lực cảm thụ thẩm mỹ, hình thành và phát triển năng lực sáng tạo ra các giá trị thẳm mỹ ở học sinh tiểu học Thông qua hoạt động đọc và tiếp thu các loại thông tin, tri thức, đặc biệt là các tác phẩm văn học, tinh cảm, thị hiểu thẩm mỹ lành mạnh ở các em phát triển giúp các em có năng lực phát hiện và cảm thụ cái đẹp, dần dần hình thành trong các em nhu cẩu, năng lực sáng tạo ra cái đẹp, sáng tạo nghệ thuật Trong thực tế, đa số các em học sinh yêu thích và thường xuyên tham gia các

Trang 34

các giá trị thẩm mỹ của các em và là tiền đề quan trọng giúp những nhà giáo dục phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nên những tài năng nghệ thuật sau này

* Văn hoá đọc với sự phát triển phẩm chất đạo đức của học sinh tiểu

học

Đạo đức là những chuẩn mực, hành vi xã hội của con người được thể hiện qua các quan niệm vẻ cái thiện, cái ác, lòng nhân ái, vi tha, lương tâm, sự công bằng, danh dự và lòng tự trọng Ý thức đạo đức của xã hội tồn tại dưới hình thức là hệ thống hành vi đạo đức của những nhân cách cụ thể vận hành ý thức ấy Hành vi đạo đức là những hành động tự giác do một động cơ có ý nghĩa về đạo đức thúc đầy từ bên trong mỗi cá nhân, giáo dục đạo đức là dùng các hoạt động cụ thể giúp hình thành xu hướng đạo đức của nhân cách

'Văn hoá đọc có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức trong học sinh tiêu học bởi lẽ mỗi phẩm chất đạo đức của các em là kết quả tác động của nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan, các yêu tố này luôn có mối quan hệ qua lại lẫn nhau và trong đó có yếu tố “hoạt động đọc” Giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học là gián tiếp giáo dục đạo đức cho các em bằng phương tiện sách, báo, tài liệu phù hợp tâm sinh lý của các em thông qua hoạt động đọc Tài liệu đành cho thiếu nhi thường được trình bày đưới dạng các hình vẽ, truyện tranh là những tác phẩm văn học, các câu truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện kể về danh nhân, lãnh

tụ với ưu thể trình bày đẹp, trực quan, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và trong

mỗi tác phẩm luôn xây dựng các hình tượng nhân vật điển hình, đây có thể coi là phương tiện hữu hiệu nhất giúp tác động vào tâm hồn, tình cảm của các

em Ở độ tuổi nhi đồng, nhận thức về các chuẩn mực đạo đức xã hội của các

em trừu tượng và phức tạp hơn Điều này thể hiện qua sự yêu thích các nhân

Trang 35

chẳng hạn như tán thành lẽ phải hoặc đồng tình ủng hộ sự công bằng Chuẩn mực đạo đức được các em cảm nhận bằng tình cảm, những cảm xúc tích cực được lặp di lặp lại nhiều lần sẽ trở thành tinh cảm đạo đức Do vậy, tình cảm đạo đức mà các em nhận thức được từ các tác phẩm sẽ tạo ra hành vi ứng xử đúng mực trong cuộc sống và tạo nên phẩm chất đạo đức bền vững cho các em Nếu hình tượng nhân vật trong tác phẩm mà các em yêu mến có đức tính tốt như: khiêm tốn, can đảm, nhân hậu thì các em cũng mong muốn bản thân mình được trở thành người có những đức tính tốt như nhân vật đó Ước muốn sẽ thôi thúc tạo ra những hành vi nhằm thể hiện các phẩm chất cao đẹp của con người như trung thực, cao thượng, lòng nhân ái Đặc biệt lứa tuổi nhĩ đồng ít có khả năng phân biệt tốt xấu, dễ bị ảnh hưởng của những tác động bên ngoài vì thế sách dành cho thiếu nhi cũng là một vấn đề cần các cấp lãnh đạo quan tâm [32] Kết quả khảo sát việc đọc của thiếu nhỉ Việt Nam trên toàn quốc vào năm 2002 — 2003 của nhóm tác giả đề tài nghiên cứu cấp Bộ Thư viện Việt Nam với việc giáo dục nhân cách cho bạn đọc lứa tuổi thiếu nhỉ cho thấy: truyện võ hiệp mang đậm tính bạo lực vẫn được một số em yêu thích (chiếm: 18,08%) Trẻ em là lứa tuổi dễ bắt chước nhanh nhất cả tốt và xấu, có em sau khi đọc các truyện kiếm hiệp, bạo lực trở lên hung dữ hơn, thích đắm đá và làm đại ca! Vì thế nội dung sách dành cho thiếu nhỉ cũng cần được lành mạnh hoá

Tác dụng lâu dài của văn hoá đọc chính là việc tác động sâu vào bên trong tiềm thức nhằm nuôi dưỡng tâm hồn và nâng cao những đức tính tt đẹp

cho con người Văn hoá đọc giúp các em tự điều chỉnh hành vi của mình thông qua việc noi gương các nhân vật mà mình yêu thích, giúp các em tự

Trang 36

Chương 2

THỰC TRẠNG VĂN HOÁ ĐỌC

CUA HQC SINH TIEU HQC TREN BIA BAN HA NOL

2.1 THỰC TRẠNG GIAO DUC VAN HOA DOC CHO HQC SINH TIEU HOC

TREN DIA BAN HA NOL

2.1.1 Giáo dục văn hoá đọc trong chương trình học tập chính khoá

Trong những năm gần đây, xã hội có nhiều biến động về chương trình đào tạo các cấp học Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục đang tìm ra con đường giáo dục tốt nhất dành cho học sinh Việc giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học phụ thuộc vào rất nhiều chương trình học tập chính khoá, vì trước khi có văn hoá đọc các em phải biết đọc Bậc tiểu học là giai đoạn đầu tiên các em được tiếp xúc với chữ viết và chương trình học tập vì thế các em phải biết sử dụng thành thạo chữ viết thì mới có hứng thú đọc, có nhu cầu đọc, sau đó mới hình thành văn hoá đọc Giáo dục văn hóa đọc qua chương trình học tập chính khoá liên quan trực tiếp đến việc dạy và học môn tiếng Việt trong nhà trường Có thể coi, môn tiếng Việt là tiền đề đầu tiên để các em lĩnh hội hệ thống tri thức trong suốt quá trình học tập của các em sau này

Trang 37

lớp 5), mỗi năm học có 35 tuần lễ, mỗi tuần lễ có 5 ngày học Dạy học các môn học bắt buộc trong mỗi ngày học kéo dài không quá 4 giờ (tức 240 phút) và chia thành các tiết học Mỗi tiết học kéo dài trung bình 35 phút Giữa hai tiết học, học sinh nghỉ 10 phút Mỗi buổi học có 25 phút nghỉ, vui chơi và tập thể dục

Năm lớp l số tiết của môn Tiếng Việt là 11 tiết trên tông số 22 tiết của cả

tuần Năm lớp 2 là 10 tiết trên tông số 23 tiết của cả tuần Năm lớp 3 là 9 tiết trên tổng số 23 tiết của tuần Năm lớp 4 và lớp 5 mỗi tuần học có 8 tiết Tiếng

Việt trong tổng số 25 tiết

Các trường tiêu học đạy học 5 buổi mỗi tuần lễ (tức 1 budi/ ngày) hoặc đạy học nhiều hơn 5 buổi mỗi tuần lễ (tức có những ngày dạy học cả ngày hay 2 buổi/ ngày) đều thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu như sau:

Bảng 1 Phân bỗ chương trình học tập tiễu học theo tuần

MON HOC VA LOP/ TIET/TUAN

Trang 38

Tỉ lệ số tiết/1 tuần của môn Tiếng Việt so với các môn học khác 0 Tiếng Việt 1B Các môn khác| Số tiếu tuần lớp! | lóp2 | Lops | Lips | Lips |Tiếng Việt i 10 9 8 8 |Các mônkiác|_ 11 B 4 1 7 Lớp

Đối với lớp 1 các em học thời lượng môn Tiếng Việt chiếm 50% thời

lượng các môn học khác trong tuần cho thấy vai trò của môn học này rất quan

trọng khi lần đầu được tiếp xúc với môi trường học tập Các em cần rèn luyện khả năng ngôn ngữ trước khi tiếp xúc với các môn khoa học khác Lớp 2 và lớp 3 thời lượng học môn Tiếng Việt có giảm so với năm lớp 1 nhưng không

đáng kể ( lớp 2 môn Tiếng Việt chiếm 43%, lớp 3 chiếm 39% thời gian học

trong 1 tuần so với các môn học khác) Ở lớp 4 và lớp 5 mén Tiếng Việt

chiếm 32% thời gian học tập của các em vì lúc này học sinh tiểu học đã phần

nào làm quen và sử dụng thành thạo các con chữ Các em đã biết dùng ngôn

Trang 39

Điều này càng khẳng định gian đoạn này trẻ cần lĩnh hội khả năng ngôn ngữ Vì thế ở cấp tiểu học cần chú trọng đến khả năng ngôn ngữ cho các em Xen kẽ với việc học văn hoá các em được tham gia nhiều hoạt động tập thể, đây cũng là một cách giúp các em lĩnh hội các hoạt động tập thẻ qua đó rèn thêm khả năng giao tiếp nhằm phát triển ngôn ngữ cho các em

Trẻ cấp I quá trình nhận thức của các em là tư duy cụ thể chính vì điều đó nên lần đầu tiên tiếp xúc với chữ viết có nhiều khó khăn Có em không đi học mẫu giáo, ở nhà chưa được gia đình cho làm quen với mặt chữ nên thời kì đầu thường rất sợ học, sợ đến lớp vì chưa quen với không khí học tập tại trường Bước đầu học chữ, học đọc, học viết nên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật khó khăn Trẻ phải biết và nói lên được những yêu cầu cần thiết của một bài học, từ đó nhìn vào âm — van - tiếng trẻ đọc lên đúng âm ~ van — tiếng giáo viên đạy và cũng từ đây trẻ sẽ hiểu thêm được từ ~ câu — bai

văn Khi trẻ biết đọc, biết viết thì tr duy của trẻ sẽ tiến thêm một bước mới

trong quá trình nhận thức của mình Tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn trực tiếp, các em học sinh ở các quận nội thành Hà Nội khi được hỏi đã từng tham gia các lớp học ngoại khoá, các lớp mẫu giáo, các nhà văn hoá thiếu nhỉ trước khi đi học cấp I chưa, có đến 70% trả lời là đã từng đi học tắt cả các lớp nói trên và gần 30% còn lại là chỉ học ở mẫu giáo Số chưa từng tham gia bất kì hoạt động nào trước khi bước vào lớp | Ia rất ít đối với học sinh tiêu học ở Hà Nội Điều này cho thấy phần lớn các em đã từng làm quen với chữ viết trước tuổi đi học nên các em không quá bỡ ngỡ khi bước vào lớp l

Có thể coi giai đoạn đầu là khó khăn đối với học sinh cấp 1 bởi các em sẽ phải tiếp thu lượng tri thức và hoàn thành các bài tập khi về nhà Bên cạnh đó các em phải làm quen với môi trường hoàn toàn mới dẫn tới việc các em chưa thể hoà nhập được ngay Đa số trẻ học lớp 1 khi được hỏi “thích học môn gì

Trang 40

lớn hơn các em đã biết yêu thích những môn học mà mình có năng khiếu hoặc say mê như các môn: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ,

Với những yêu cầu ngày càng cao, học sinh lớp Một phải nắm bắt được kiến thức một cách vững vàng để biến kiến thức đó thành kĩ năng, kĩ xảo trong môn Tiếng Việt Cũng vì muốn học sinh học thật tốt môn học này,

nên việc giúp trẻ tăng thêm vốn từ hiểu nghĩa từ và tiến tới dùng từ chính xác tạo nền tảng vững chắc cho việc học lên những lớp trên là việc làm khó khăn mà người giáo viên dạy lớp 1 phải trải qua và khắc phục Ở các trường cấp 1 trên địa bàn các quận nội thành tại Hà Nội đã phần nào chú trọng tới việc phát triển khả năng ngôn ngữ và tư duy cảm thụ ngôn từ của học sinh thông qua các sáng kiến kinh nghiệm mà điển hình như: “hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý để học tốt môn tập làm văn” của giáo viên Ngô Thị Minh Cầm trường, tiểu học Cát Linh Quận Đông Đa ~ Hà Nội; “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 tăng nhanh vốn từ và hiểu nghĩa từ khi học môn tiếng Việt” của giáo viên Vũ Kim Oanh trường tiểu học Cát Linh Quận Đống Đa - Hà Nội;

Thông qua các sáng kiến kinh nghiệm này, giáo viên đã biết cách phát huy

tầm quan trọng của môn tiếng Việt trong nhà trường đề trang bị cho các em

khả năng lĩnh hội những trí thức sau nay trong quá trình học tập

Nha trường là nơi học tập và tao điều kiện cho trẻ giao lưu với thể giới bên ngoài, vì thế khả năng của trẻ có được bộc lộ một cách toàn diện hay không phụ thuộc rất nhiều vào chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy của giáo viên, tâm lý sư phạm của nhà trường và môi trường đào tạo giúp trẻ hoàn thiện được các năng lực phẩm chất của mình

Ngày đăng: 18/10/2022, 20:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w