Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 86 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
86
Dung lượng
1,86 MB
Nội dung
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hình ảnhThươnghiệuĐạihọcThủy Lợi
đối vớihọcsinhcấpIIItạiHà Nội
Họ tên học viên: Lê Thị Thanh Huệ
Giảng viên hướng dẫn 1: TS. Doãn Hoàng Minh
Giảng viên hướng dẫn 2: TS. James Cho
HÀ NỘI, 2012
TÓM TẮT
Đại họcThủyLợi là một trong những trường đạihọc công lập đầu tiên ở Việt Nam nhìn
nhận tầm quan trọng của thươnghiệu trong giáo dục đại học. Điều này được thể hiện
qua mục tiêu chiến lược đã được công bố của trường là xây dựng uy tín cho thươnghiệu
“Đại họcThủy Lợi” và lọt vào top 10 trường đạihọc có chất lược đào tạo nhân lực và
nghiên cứu khoa học tốt nhất Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ĐHTL lại nằm
trong những trường đạihọc thủ đô thu hút rất ít các sinh viên giỏi, đặc biệt là những
sinh viên ở Hà Nội, đối tượng có thể giúp nâng cao mặt bằng chất lượng của sinh viên
tại trường và qua đó thúc đẩy chất lượng dạy và học cũng như uy tín của trường.
Do đó, đề tài “Hình ảnhThươnghiệuĐạihọcThủyLợiđốivớihọcsinhcấpIIItạiHà
Nội” đặt mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu những cảm nhận của họcsinhcấpIII về
thương hiệuĐạihọcThủy Lợi, sử dụng phương pháp do Keller đưa ra trong mô hình
CBBE, với hi vọng sẽ phần nào nắm bắt được những nguyên nhân khiến ĐHTL không
thu hút được sinh viên ở Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện trong hai giai đoạn. Trong
Giai đoạn 1, 20 sinh viên ĐHTL, 20 họcsinhcấpIII ở HàNội và 20 phụ huynh học
sinh cấpIII được phỏng vấn, nhằm xác định những liên tưởng thươnghiệu có thể gắn
với ĐHTL. Trong Giai đoạn 2, họcsinhtại 5 trường cấpIIItạiHàNội được khảo sát
nhằm đánh giá sức mạnh, tầm quan trọng và tính độc đáo của các liên tưởng thương
hiệu đã thu thập được trong giai đoạn 1 và thu thập được 277 phiếu trả lời có giá trị.
Kết quả phân tích cho thấy hìnhảnhthươnghiệu ĐHTL theo cảm nhận của họcsinhcấp
III tạiHàNội là chưa tốt, thể hiện qua những liên tưởng chưa đủ mạnh, chưa đủ quan
trọng và hầu như không độc đáo về thươnghiệu của trường trong tâm trí của đối tượng
này. Sức mạnh của những liên tưởng gắn liền vớithươnghiệu ĐHTL chỉ dao động từ
yếu đến khá mạnh, nhưng những liên tưởng mạnh nhất lại hầu như không có ý nghĩa
quan trọng đốivớiđối tượng họcsinhcấpIIItạiHà Nội, đồng thời trường cũng chưa
tạo ra được một liên tưởng độc đáo thật sự nào để phân biệt mình với những trường đại
học khác cùng thành phố. Ngoài ra, có một số liên tưởng khá tiêu cực gắn vớithương
hiệu ĐHTL, ảnh hưởng bất lợi đến hìnhảnh của trường trong mắt họcsinhcấp III, góp
phần giải thích sự thiếu hấp dẫn của trường đốivớiđối tượng này. Một số đề xuất được
được đưa ra nhằm cải thiện hìnhảnhthươnghiệu ĐHTL trong cộng đồng họcsinhcấp
III tạiHà Nội.
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn hai giáo viên hướng dẫn của tôi là TS. Doãn Hoàng Minh và
TS. James Cho đã kiên nhẫn giúp đỡ tôi xuyên suốt quá trình thực hiện bài luận văn
này. Nếu không có sự chỉ dẫn, động viên và hỗ trợ nhiệt tình của họ, tôi chắc chắn đã
không thể hoàn thành được luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối
với Thầy Tô Tuấn Anh và Khoa Quốc Tế trường Đạihọc Quốc Gia Hà Nội, cũng như
Trường Đạihọc Long Hoa đã hỗ trợ kịp thời, chu đáo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện luận văn. Ngoài ra, tôi
cũng rất biết ơn các đồng nghiệp của tôi tại trường ĐạihọcThủyLợi vì sự giúp đỡ nhiệt
tình và những lời động viên quý giá của họ khi tôi gặp khó khăn trong khi viết luận văn
này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè của tôi, những người luôn ở bên tôi
giúp tôi tự tin hơn và quyết tâm hoàn thành luận văn này.
ii
MỤC LỤC
TÓM TẮT i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vi
TỪ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1Bối cảnh chung và cơ sở xây dựng đề tài 1
1.1.1Tầm quan trọng của thươnghiệuđốivới trường đạihọc 1
1.1.2Tập trung nghiên cứu hìnhảnhthươnghiệu 3
1.1.3Ý nghĩa của việc chọn phạm vi nghiên cứu là họcsinhcấpIIItạiHàNội 4
1.2Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5
1.2.1Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu 5
1.2.2Phạm vi nghiên cứu 5
1.3Kết cấu của báo cáo luận văn 5
2CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
2.1Thương hiệu 7
2.1.1Định nghĩa về thươnghiệu 7
2.1.2Tài sản thươnghiệu 8
2.2Mô hình CBBE của Keller 9
2.3Hình ảnhthươnghiệu và phương pháp đánh giá theo mô hình CBBE 13
2.3.1Liên tưởng thươnghiệu và phân loại liên tưởng thươnghiệu 13
2.3.2Ba tiêu chí đánh giá hìnhảnhthươnghiệu 15
2.3.3Phương pháp đánh giá hìnhảnhthươnghiệu 17
2.4Vấn đề thươnghiệuđốivới các trường đạihọc 19
2.4.1Thương mại hóa giáo dục đạihọc 19
2.4.2Thương hiệuđạihọc 20
2.5Vấn đề thươnghiệuđạihọctại Việt Nam 24
iii
2.6Đại họcThủyLợi 26
2.6.1Một số nét chính về ĐạihọcThủyLợi 26
2.6.2Tình hình phát triển thươnghiệuĐạihọcThủyLợi 28
2.7Các đề tài nghiên cứu liên quan 30
3CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1Giai đoạn định tính 32
3.2Giai đoạn định lượng 33
3.2.1Tổng thể và mẫu 33
3.2.2Công cụ nghiên cứu 33
3.3Phân tích dữ liệu 34
4CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ 35
4.1Đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng tham gia nghiên cứu 35
4.2Những liên tưởng gắn vớiĐạihọcThủyLợi 37
4.2.1Những liên tưởng mạnh 37
4.2.2Những liên tưởng có ý nghĩa quan trọng 39
4.2.3Những liên tưởng độc đáo 40
4.3Đánh giá một số liên tưởng nổi bật dựa trên ba tiêu chí 41
4.3.1Những liên tưởng mạnh gắn vớithươnghiệuĐạihọcThủyLợi 41
4.3.2Những liên tưởng có ý nghĩa quan trọng đốivớihọcsinhcấpIIIHàNội 43
4.3.3Những liên tưởng độc đáo gắn vớiĐạihọcThủyLợi 44
4.4Bàn luận về kết quả điều tra 45
4.5Một số kiến nghị nhằm cải thiện cảm nhận của họcsinhcấpIIItạiHàNội về hìnhảnh ĐHTL 48
4.6Những hướng nghiên cứu tiếp theo 51
5CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 52
5.1Tóm tắt kết quả nghiên cứu 52
5.2Hạn chế của đề tài 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 56
Phụ lục 1. Phiếu câu hỏi khảo sát 57
Phụ lục 2. Thống kê chi tiết về những người tham gia điều tra 59
iv
Phụ lục 3. Các bảng tính chi tiết 64
v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thươnghiệu trong dịch vụ giáo dục đạihọc 22
Bảng 2. Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh và quy mô đào tạo đạihọc chính quy giai đoạn 2011-2015 27
Bảng 3. Những đối tượng tham gia phỏng vấn 35
Bảng 4. Những họcsinhcấpIIItạiHàNội tham gia khảo sát 36
Bảng 5. Những liên tưởng mạnh thu thập qua phỏng vấn 38
Bảng 6. Những liên tưởng có ý nghĩa quan trọng thu được qua phỏng vấn 39
Bảng 7. Những liên tưởng độc đáo thu thập được qua phỏng vấn 40
Bảng 8. Danh sách 20 liên tưởng được đưa vào phiếu điều tra khảo sát 41
Bảng 9. Đánh giá sức mạnh của các liên tưởng thươnghiệu ĐHTL 42
Bảng 10. Đánh giá ý nghĩa quan trọng của các liên tưởng thươnghiệu ĐHTL 44
Bảng 11. Đánh giá tính độc đáo của các liên tưởng thươnghiệu ĐHTL 45
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Số lượng họcsinh lớp 10, 11 và 12 tham gia khảo sát tại mỗi trường 37
TỪ VIẾT TẮT
CBBE Tài sản thươnghiệu dựa vào khách hàng
ĐHTL ĐạihọcThủy Lợi
vi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh chung và cơ sở xây dựng đề tài
1.1.1 Tầm quan trọng của thươnghiệuđốivới trường đại học
Trong kinh doanh, khái niệm “thương hiệu” từ lâu đã trở nên quá quen thuộc và khẳng
định tầm quan trọng của nó đốivới sự thành bại của một sản phẩm nói riêng và một
doanh nghiệp nói chung. Các nhà quản trị marketing trên toàn cầu đều coi việc xây
dựng, phát triển và bảo vệ thươnghiệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu nhằm đánh bại các các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù giáo dục đã từng được coi là một
lĩnh vực hoàn toàn tách biệt, thậm chí là trái ngược với kinh doanh, nhưng ngày nay, khi
mà những nguyên tắc kinh tế thị trường ngày càng phát triển và bành trướng thành một
trong những nhân tố chính nuôi sống loài người, thì ngành giáo dục nói chung, và giáo
dục đạihọcnói riêng, cũng đã và đang áp dụng những nguyên tắc đó để thúc đẩy sự
phát triển của mình. Nhìn từ góc độ kinh doanh, giáo dục được coi là một ngành dịch
vụ, trong đó các cơ sở đào tạo là nơi cung cấp dịch vụ, còn khách hàng chính là người
học. Và cũng tương tự với môi trường kinh doanh, để có thể tồn tại và phát triển lớn
mạnh, các cơ sở giáo dục ngày nay, kể cả các cơ sở giáo dục được nhà nước bảo trợ,
không còn có thể thụ động chờ “khách hàng” tìm đến, mà phải tìm cách quảng bá hình
ảnh và tên tuổi của mình đến càng nhiều đối tượng càng tốt, đặt ra vấn đề về “xây dựng
và phát triển thương hiệu” trong giáo dục.
Thực ra, không chỉ tới gần đây mà khái niệm “thương hiệu” mới được nhìn nhận trong
môi trường giáo dục đại học. Việc hàng mấy chục năm qua Đạihọc Havard của Mỹ nổi
tiếng và có uy tín hơn vô vàn những trường đạihọc khác trên thế giới nói lên điều gì?
Và tại sao ấn tượng đầu tiên về một con người có thể thay đổi chỉ dựa trên tên trường
đại học mà anh ta đã học? Tất cả đều có thể được lý giải từ góc độ “thương hiệu”, đủ để
nói lên tầm quan trọng của thươnghiệuđốivới một trường đại học. Mặt khác, trong thế
kỷ 21, thế giới cũng chứng kiến mức độ tăng nhanh chóng về số lượng các trường đại
học và cao đẳng tại hầu hết các nước phát triển và đang phát triển, chẳng hạn như tại
Mỹ, từ tổng số 4.182 trường đạihọc và cao đẳng vào năm 2000 đã tăng đều hàng năm
1
lên đến 4.495 vào năm 2010
1
, bên cạnh một thực tế là “thế giới ngày càng phẳng”, mở
rộng vô cùng đáng kể khả năng lựa chọn trường đạihọc của phần lớn các đối tượng sắp
tốt nghiệp cấp III. Điều này dẫn đến hệ quả là sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt
giữa các trường đạihọc trong việc thu hút sinh viên, đặc biệt là những họcsinh xuất sắc.
Theo báo cáo của Hanover Research (2010), kết quả một nghiên cứu xác định “hình ảnh
hoặc danh tiếng” là một trong bốn nhân tố chính mà các sinh viên đạihọc tương lai xem
xét trước khi quyết định nộp đơn, đặt ra những yêu cầu cấp thiết hơn cho mỗi trường đại
học về việc nâng cao hìnhảnh và uy tín của mình. Thực tế, hiện nay rất nhiều trường
đại học trên thế giới đã và đang thực hiện những chiến dịch xây dựng thươnghiệudài
kỳ, như Đạihọc Point Park (Mỹ) đã chi 1 tỷ USD cho chiến dịch phát triển thươnghiệu
vào năm 2004, và Đạihọc Houston (Mỹ) cũng phát động “chiến dịch hình ảnh” trị giá 5
tỷ USD, kéo dài trong 5 năm từ năm 2005 (Hanover Research, 2010). Vô số trường đại
học khác đang làm việc tương tự.
Tại Việt Nam, một số lượng không nhỏ các trường đạihọc và cao đẳng mới, cả công lập
và ngoài công lập, đã được mở trong những năm gần đây, tạo ra một môi trường cạnh
tranh rất khó khăn. Theo thống kê mới nhất của ngành giáo dục
2
, riêng trong hai năm
2006-2007 thì đã có 39 trường đạihọc được thành lập, tức là mỗi năm trung bình có gần
20 trường mới ra đời. Trong 4 năm từ 2008 đến nay thì đã có tới 45 trường được thành
lập, đưa tổng số trường đạihọc và cao đẳng của cả nước lên con số 440, trong đó có 77
trường là ngoài công lập. Hiện tượng các trường đại học, cao đẳng mới xuất hiện ồ ạt
này đã dẫn tới một thực tế là việc tuyển sinh đủ chỉ tiêu không còn là chuyện dễ dàng
như trước, đặc biệt là với những trường chưa tạo được danh tiếng và chỗ đứng nổi bật,
hay nói cách khác là chưa khẳng định “thương hiệu” của mình. Điều này được thể hiện
phần nào thông qua điểm chuẩn của các trường đạihọc trong kỳ thi tuyển sinhđạihọc
năm 2011/2012, khi mà có không ít trường đạihọc không thể tuyển sinh đủ chỉ tiêu với
điểm sàn (vốn đã rất thấp) mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra, và buộc phải hủy bỏ một
số ngành đào tạo
3
.
Trong bối cảnh như vậy, ĐạihọcThủy Lợi, với các chuyên ngành tập trung nhiều vào
lĩnh vực thủylợi bên cạnh một số ngành mới mở khác như kinh tế và công nghệ thông
1
Theo số liệu của Trung tâm Quốc gia về Thống kê Giáo dục của Mỹ (NCES).
2
Theo Báo Giáo dục Việt Nam ra ngày 01/11/2011.
3
Theo bài báo “University glut forces many faculties to close” đăng trên Việt Nam News ra ngày
18/10/2011
2
[...]... tàiHìnhảnhthươnghiệuĐạihọcThủyLợiđốivớiđối tượng họcsinhcấpIIItạiHàNội này, mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hìnhảnhthươnghiệu của ĐạihọcThủyLợiđốivớiđối tượng họcsinhcấpIII trên địa bàn Hà Nội, áp dụng mô hình CBBE (tài sản thươnghiệu dựa trên khách hàng) của tác giả Keller (2008) Theo Keller (2008), để đánh giá những đóng góp của những liên tưởng vào tài sản thương hiệu, ... nào gắn vớithươnghiệu của ĐạihọcThủy Lợi? 2 Đánh giá ba tiêu chí của những liên tưởng nổi bật đốivớithươnghiệu của ĐạihọcThủyLợi 3 Những kiến nghị nhằm phát triển hoặc cải thiện hìnhảnhthươnghiệu của ĐạihọcThủy Lợi, dựa trên kết quả đánh giá về hìnhảnhthươnghiệu của ĐạihọcThủyLợi và những hướng nghiên cứu tiếp theo 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu Vì những lý do đã nêu ở phần trước, đối tượng... giỏi ở HàNội thì mặt bằng năng lực của sinh viên ĐạihọcThủyLợi sẽ được nâng cao đáng kể, từ đó chất lượng dạy và học cũng như uy tín của trường cũng sẽ theo đó mà được nâng lên Đây cũng là một trong những lý do tôi muốn nghiên cứu về hìnhảnhthươnghiệu của ĐạihọcThủyLợiđốivới riêng đối tượng họcsinhcấpIIItạiHà Nội, nhằm xác định xem đâu là nguyên nhân thật sự khiến ĐạihọcThủyLợi không... khảo sát về hìnhảnhthươnghiệuĐạihọcThủyLợi được khoanh vùng là họcsinhtại một số trường cấpIII trong khu vực thành phố HàNội 1.3 Kết cấu của báo cáo luận văn Báo cáo luận văn này sẽ bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan tài liệu về thươnghiệunói chung, mô hình CBBE, hìnhảnhthươnghiệu và các nghiên cứu liên quan đến hìnhảnhthươnghiệu của một trường đạihọc Chương... biết thươnghiệu (khả năng nhớ ra và nhận biết thươnghiệuđạihọc trong những hoàn cảnh khác nhau của “khách hàng”) và hìnhảnhthươnghiệu (những liên tưởng gắn liền vớithươnghiệu của đạihọc trong tâm trí “khách hàng”), trong đó có thể nóihìnhảnhthươnghiệu đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giúp tạo ra tài sản thươnghiệu hay nói cách khác là thành công cho thươnghiệu trường đại học. .. mặc dù khu vực HàNội là nơi đặt cơ sở đào tạo lớn nhất của ĐạihọcThủy Lợi, nơi cung cấp môi trường học tập cho gần 80% tổng số sinh viên được đào tạo tại các cơ sở của trường trên cả nước, nhưng đa số sinh viên học tạiĐạihọc Thủy Lợi cơ sở HàNội đều là từ các tỉnh khác đến Số sinh viên có gia đình thuộc nội thành HàNội chiếm số lượng không đáng kể, dao động từ 10-15% trên tổng số sinh viên toàn... tiễn đốivới sự phát triển của Nhà trường 1.1.3 Ý nghĩa của việc chọn phạm vi nghiên cứu là họcsinhcấpIII tại HàNội Lý do cho sự lựa chọn đối tượng họcsinhcấpIII để thực hiện nghiên cứu là bởi vì đây là khách hàng tiềm năng tương lai của ĐạihọcThủy Lợi, là đối tượng trực tiếp cần thu hút trong tuyển sinh, nên những cảm nhận của đối tượng này đốivớithươnghiệu của trường có ý nghĩa vô cùng... trình này là hìnhảnhthương hiệu, tức những cảm nhận của khách hàng về một thương hiệu, được phản ánh bằng những liên tưởng nằm trong tâm trí khách hàng Nhận thức thươnghiệu và hìnhảnhthươnghiệu chính là các nguồn của tài sản thươnghiệu Keller (2008) xác định “tài sản thươnghiệu dựa vào khách hàng xuất hiện khi khách hàng có một mức độ nhận thức và quen thuộc cao đốivớithươnghiệu và có những... thuận lợi trong thành phố”, “cơ sở vật chất khang trang”, v.v… Khi xác định được những liên tưởng đốivớithươnghiệu của ĐạihọcThủyLợi và đánh giá được đóng góp của chúng vào tài sản thương hiệu, thì sẽ có cái nhìn rõ ràng về những điểm mạnh và yếu, những điểm cần phát huy và khắc phục về thươnghiệuĐạihọcThủyLợiđốivớiđối tượng khách hàng mục tiêu, mang lại kết quả có ý nghĩa thực tiễn đối với. .. tiếng dành cho sinh viên toàn quốc là SV96 (1996), hai lần vô địch Giải bóng đá sinh viên toàn quốc (2004 và 2011) 2.6.2 Tình hình phát triển thươnghiệuĐạihọcThủyLợi Có thể nóiĐạihọcThủyLợi là một trong những trường đạihọc công lập đầu tiên nhìn nhận tầm quan trọng của thươnghiệuđạihọc Điều này thể hiện trong “Chiến lược Phát triển ĐạihọcThủyLợi giai đoạn 2006-2020” (2006), với mục tiêu . Hình ảnh thương hiệu Đại học
Thủy Lợi đối với đối tượng học sinh cấp III tại Hà Nội này, mục tiêu nghiên cứu là
đánh giá hình ảnh thương hiệu của Đại. về hình ảnh thương hiệu của Đại học Thủy Lợi đối với riêng đối tượng học sinh cấp
III tại Hà Nội, nhằm xác định xem đâu là nguyên nhân thật sự khiến Đại