Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
794,02 KB
Nội dung
1
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khoa Kế toán – Tài chính
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
“PHÂN TÍCHTÌNHHÌNHTÀICHÍNH VINAMILK”
Danh sách thành viên
Nguyễn Sơn Trà
Vương Hưng Thanh Hùng
Hồ Trọng Phi
Nguyễn Thị Hoài
Lê Thị Trà Giang
Huế, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Mục lục
A. Mở đầu 1
1. Nội dung nghiên cứu: 1
1.1 Mục đích 1
1.2. Phạm vi, giới hạn 1
1.3. Các giả định 1
1.4. Các thông tin cơ sở để phântích hoạt động tàichính 1
2. Giới thiệu về Vinamilk 2
2.1. Giới thiệu chung 2
2.2. Các sản phẩm: 4
2.3. Lĩnh vực kinh doanh: 5
2.4. Chiến lược phát triển: 5
2.5. Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý: 6
B. Phântích vĩ mô 7
C. Phântích ngành 8
1. Tìnhhình ngành sữa 6 tháng đầu năm 2011 8
1.1. Diễn biến giá nguyên liệu sữa thế giới 6 tháng đầu năm 2011 8
1.2. Diễn biến ngành sữa trong nước 9
1.3. Triển vọng ngành sữa 2011 13
1.4. Cập nhật kết quả kinh doanh các công ty niêm yết 13
2. Phântích SWOT ngành sữa Việt Nam 14
3. So sánh ngành sữa Việt Nam với Châu Á và thế giới 17
D. Phântich rủi ro và lợi nhuận 17
1. Đo lường và đánh giá rủi ro 17
1.1. Khả năng thanh toán 18
1.2. Hệ số Beta 18
1.3. Độ lệch chuẩn 19
2. Đo lường và đánh giá lợi nhuận 19
E. Phântíchtàichính 19
1. Phântích các chỉ số 19
1.1. Chỉ số đòn bẩy 19
1.2. Chỉ số thanh toán 21
1.3. Chỉ số hoạt động 23
1.4. Chỉ số lợi nhuận 25
2. Phântích luồng tiền 27
F. Kết luận 28
Tài chính doanh nghiệp
1
A. Mở đầu
Quản trị tàichính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động
kinh doanh đều ảnh hưởng tới tìnhhìnhtàichính của doanh nghiệp, ngược lại tìnhhìnhtàichính
tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho
công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ
chức phân tíchtìnhhìnhtàichính cho tương lai.
Với một doanh nghiệp hay bất kì tổ chức kinh doanh dù lớn hay nhỏ khi hoạt động đều
mong muốn làm sao hoạt động có hiệu quả thu về lợi nhuận nhiều nhất và đạt được mục tiêu mà
công ty đề ra. Để làm được điều đó đòi hỏi cần có rất nhiều yếu tố cấu thành nên như vốn, nhân
lực, công nghệ v…v. Một trong những việc cần làm là phântích được báo cáo tàichính của
doanh nghiệp
1. Nội dung nghiên cứu:
1.1 Mục đích
- Tìm hiểu, phântíchtìnhhìnhtàichính của Vinamilk từ đó đưa ra thông tin về tìnhhình hoạt
động của công ty cũng như giải pháp để công ty ngày càng phát triền.
- Thông qua việc phân tích, rút ra được những kiến thức thực tiễn, phục vụ cho môn học Tài
chính Doanh nghiệp cũng như chuẩn bị những hành trang ban đầu cho việc công tác sau này.
- Ứng dụng kĩ năng phântích cũng như sử dụng các mô hìnhtàichính doanh nghiệp đã học.
1.2. Phạm vi, giới hạn
Tìnhhình kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của công ty
Vinamilk; chiến lược, các hệ số đo lường rủi ro, các chỉ số tàichính quan trọng cũng như tình
hình tàichính của VCB và so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
1.3. Các giả định
- Nhà đầu tư có thông tin như nhau, có cùng kì vọng về chứng khoán.
- Không hạn chế về đầu tư
- Thuế và chi phí giao dịch không đáng kể, có thể bỏ qua
- Nhà đầu tư e ngại rủi ro, thích lợi nhuận cao và rủi ro thấp
1.4. Các thông tin cơ sở để phântích hoạt động tàichính
Các thông tin cơ sở để phântích hoạt động tàichính trong các doanh nghiệp nói chung là
các báo cáo tài chính, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Tài chính doanh nghiệp
2
2. Giới thiệu về Vinamilk
2.1. Giới thiệu chung
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh
mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá
trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho
thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn
nhất.
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết
thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây
dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm
mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu“Vinamilk”, thương
hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu
mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm
“Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh
tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa
phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi
năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi
để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng.
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các
thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
35 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
(1976 – 2011 )
Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products Joint –
Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế
độ cũ để lại . Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số CBCNV 4.500
người. Chức năng chính : Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa. Nhiều năm qua, với những nỗ
lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam
Tài chính doanh nghiệp
3
trên tất cả các mặt. Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sữa Việt nam được khái quát
trong 3 giai đọan chính:
Giai đoạn 1976 – 1986 :
Sau khi tiếp quản 3 nhà máy Sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975 : nhà máy sữa Thống
Nhất,nhà máy sữa Trường Thọ; và nhà máy sữa Bột Dielac tìnhhình sản xuất gặp nhiều khó
khăn phức tạp, công ty đã cùng cán bộ công nhân viên vượt qua khó khăn và trong điều kiện đó,
công ty vẫn đảm bảo một lượng hàng nhất định để phục vụ người tiêu dùng, đối tượng chủ yếu là
người già, người bệnh và trẻ em .
Giai đoạn 1987 – 2005 :
Tháng 8/1993 Chi nhánh Hà Nội được thành lập để triển khai mạng lưới kinh doanh tại Hà
Nội và các tỉnh phía Bắc.
Tháng 6/1995 chi nhánh sữa Đà Nẵng ra đời phục vụ người tiêu dùng ở các tỉnh Miền trung
– Tây Nguyên.
Tháng 3 năm 1994, nhà máy sữa Hà Nội được khánh thành và đi vào hoạt động sau 2 năm
xây dựng. Đây là nhà máy sữa đầu tiên ở Miền Bắc được xây dựng sau ngày giải phóng.
Đặc biệt từ năm 1991, công ty đã tạo lập vùng nguyên liệu nội địa, đầu tư phát triển chăn
nuôi bò sữa trong nông thôn. Cuộc “ cách mạng trắng “ đã được hình thành.
Thời kỳ 1996 – 2005 : Giai đoạn này công ty đã mở được thị trường xuất khẩu sang các
nước Trung đông, SNG, thị trường khó tính EU và Bắc Mỹ , kim ngạch xuất khẩu trong 6 năm (
bắt đầu xuất khẩu từ năm 1998 ) đạt 479 triệu đô la Mỹ.
Năm 2003, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa.
Có thể nói quá trình xuyên suốt từ 1996 tới năm 2005, sản xuất kinh doanh không ngừng
được nâng cao và phát triển, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15 – 45%, doanh thu tăng từ 1,5 đến
2,6 lần; nộp ngân sách nhà nước tăng từ 1,1 đến 6,5 lần; thị phầnVinamilk chiếm 75 -90% tùy
từng chủng loại sản phẩm; xuất khẩu tăng dần theo từng năm : từ 28 triệu USD ( 1998 ) lên 168
triệu USD ( 2002); Tổng sản lượng sản xuất hàng năm trung bình đạt 220 – 250 triệu lít.
Giai đoạn 2005 – đến nay :
Tổng doanh thu tăng 188%; lợi nhuận sau thuế tăng 5,2 lần; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn
chủ sở hữu tăng 75%; kim ngạch xuất khẩu đạt 444,7 triệu USD sản lượng sản xuất trung bình
hàng năm đạt trên 560 ngàn tấn; thu mua sữa tươi tăng hàng năm từ 10 – 17% sản lượng và giá
Tài chính doanh nghiệp
4
trị; tổng vốn sở hữu chủ tăng hàng năm đến nay ( 2011) đạt con số trên 11 ngàn tỷ đồng; thu
nhập bình quân của người lao động tăng 68% .
Trong 5 năm, Công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá máy móc thiết bị, công
nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và 2 chi nhánh, xí nghiệp: Nhà
máy Sữa Lam Sơn ( tháng 12/2005); nhà máy Nước giải khát Việt Nam ( 2010); , 01 Chi nhánh
Cần Thơ (1998); Xí nghiệp kho vận Hà Nội ( 2010 ), đồng thời đang xúc tiến xây dựng 2 trung
tâm Mega hiện đại tự động hóa hoàn toàn ở Phía Bắc ( Tiên Sơn ) và phía Nam ( Bình Dương ),
2 Nhà máy : sữa bột Dielac2 tại Bình Dương và Nhà máy sữa Đà Nẵng. Dự kiến các nhà máy
này sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2012. Nhiều dây chuyền tinh chế hiện đại xuất xứ từ các nước
công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan đã được lắp đặt bởi các chuyên gia
hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ đã cho ra đời trên 300 chủng
loại sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời với việc trao quyền tự chủ trong sản xuất cho các nhà
máy thành viên đã phát huy năng lực, trí tuệ từ cơ sở chứng tỏ hiệu quả rất lớn trong thời kỳ đổi
mới.
Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt nam với nhiều thế
hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quen thuộc nổi tiếng trong và ngoài
nước đã làm tròn xuất sắc chức năng của một đơn vị kinh tế đối với Nhà nước, trở thành một
điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời hội nhập WTO. Bản lĩnh của công ty là luôn năng động,
sáng tạo, đột phá tìm một hướng đi, một mô hình kinh tế có hiệu quả nhất, thích hợp nhất nhưng
không đi chệch hướng chủ trương của Đảng. Đó chính là thành tựu lớn nhất mà tập thể cán bộ
công nhân viên Công ty tự khẳng định và tự hào. Đó là sức mạnh, niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và toàn Công ty Cổ phần sữa Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp
tục dày công vun đắp, thực hiện, phát huy .
2.2. Các sản phẩm:
Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ
sữa gồm: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, Kem, sữa chua, Phô – mai. Và các sản
phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà Cà phê hòa tan, nước uống đóng chai,
trà, chocolate hòa tan
Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm mà còn có
uy tín đối với cả thị trường ngoài nước. Đến nay, sản phẩm sữa Vinamilk đã được xuất khẩu
sang thị trường nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Balan, Trung
Tài chính doanh nghiệp
5
Quốc, khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Lào, Campuchia …Trong thời gian qua, Vinamilk
đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công
tác quản lý và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
2.3. Lĩnh vực kinh doanh:
Thị trường đầu ra: 30% doanh thu của VNM là thu được từ thị trường quốc tế còn lại 70%
doanh thu của VNM là thu được từ thị trường nội địa. Vinamilk chiếm 75% thị trường cả nước,
mạng lưới phân phối rất mạnh phủ đều trên 64/64 tỉnh thành. Ngoài ra, công ty đã khai thông
được cửa ngõ hướng tới các thị trường giàu tiềm năng lớn Bắc Mỹ, Trung đông, Khu vực châu
Á, châu Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Nga, Đức, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Trung Quốc, khu vực Trung
Đông, Châu Á, Lào và Kampuchia.
Thị trường đầu vào: Công ty đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây
dựng 5 trang trại bò sữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quang ( 2007); Trang trại bò sữa Nghệ An (
2009); Trang trại bò sữa Thanh Hóa (2010); Trang trại bò sữa Bình Định ( 2010); Trang trại bò
sữa Lâm Đồng (2011); với tổng lượng đàn bò 5.900 con. Hỗ trợ, khuyến khích nông dân nuôi bò
sữa bằng cách bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa tươi với giá cao ( cao hơn giá thế giới ) , chấp nhận
giảm lợi nhuận từ khâu chế biến ( Mỗi năm từ 15 – 25 tỷ đồng ) để bù vào giá thu mua sữa cao,
đồng thời hỗ trợ kỹ thuật sơ chế, tồn trữ, bảo quản sữa tươi cho nông dân. Nếu năm 2005 mới tu
mua 92.500 tấn sữa tươi thì 5 năm sau ( 2010) con số thu mua lên đến 127.000 tấn ( tăng trưởng
38%). Tổng cộng 5 năm thu mua 550.000 tấn sữa tươi trị giá trên 2.000 tỷ đồng, trung bình mỗi
năm tăng 10-20% về sản lượng và giá trị, tạo điều kiện đàn bò sữa cả nước phát triển nhanh từ
104.000 con ( năm 2005) lên trên 130.000 con ( năm 2010).
2.4. Chiến lược phát triển:
Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển
kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
* Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất
các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam
* Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng
tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về
nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu
nhất cho người tiêu dùng Việt Nam
Tài chính doanh nghiệp
6
* Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát tốt
cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp ứng xu
hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho
sức khỏe con người
* Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phầntại các thị trường mà
Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ;
* Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh dưỡng có
“uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần
của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới;
* Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượng
khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có giá bán
cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty;
* Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp;
* Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả.
* Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với
giá cạnh tranh và đáng tin cậy.
2.5. Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý:
Tài chính doanh nghiệp
7
B. Phântích vĩ mô
Trong năm 2009, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn là một vết thương khó
liền sẹo đối với toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù những biện pháp cải thiện đã được áp dụng nhưng
phải đến năm 2010, nền kinh tế thế giới và trong nước đã có nhiều dấu hiệu hồi phục.
Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 4,2% (các nước phát triển: 2,3%, các nước đang
phát triển: 6,3%). Thương mại thế giới năm 2010 tăng 13,5% (các nước phát triển: 11,5%, các
nước khác: 16,5%). Ở VN, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 tăng 6,78% so với năm 2009.
GDP 6 tháng đầu năm 2011 ước tính tăng 5,57% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó quý I tăng
5,43%; quý II tăng 5,67%.
Biến động một số yếu tố kinh tế vĩ mô:
Lạm phát
Lạm phát biến động lớn làm một số chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, sức mua người
tiêu dùng giảm.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2011 tăng 13,29% so với tháng 12/2010 và tăng 20,82% so với
cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân sáu tháng đầu năm 2011 tăng 16,03% so với
bình quân cùng kỳ năm 2010.
Chỉ số giá vàng tháng 6/2011 tăng 0,36% so với tháng trước; tăng 5,18% so với tháng
12/2010 và tăng 36,33% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2011 giảm
0,78% so với tháng trước; tăng 0,24% so với tháng 12/2010 và tăng 9,49% so với cùng kỳ năm
2010.
Lãi suất
Lãi suất tăng cao đang gây khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế - các doanh nghiệp không chỉ
gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn còn phải trả một chi phí rất cao cho những khoản vay.
Trong một thời gian dài, các NHTM duy trì mức lãi suất cho vay cao (có lúc là 19%) khiến dòng
vốn của VNM rất khó khăn. Hơn nữa, xu hướng biến động lãi suất vẫn không ổn định nên các
DN khó tính toán mức vốn huy động phù hợp.
Sang năm 2011, với chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, Chính phủ đã nâng cao
mức lãi suất, thắt chặt cơ chế cho vay của các NHTM kiến cho chi phí sử dụng vốn vay ngày
càng cao. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh cơ cấu huy động vốn một cách phù
hợp.
Biến động tỷ giá
Tài chính doanh nghiệp
8
Thời gian
Biến động tỷ giá (USD/VND)
Năm 2009
18.500
Tháng 1/2010
18.500
Tháng 2/2010 đến tháng 2/2011
19.000
Tháng 2/2011 đến tháng 6/2011
20.700
Trong năm 2011, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá ảnh hưởng lớn đến hoạt
động kinh doanh và BCTC của các công ty có hoạt động xuất – nhập khẩu. Và Vinamilk là một
trong số đó. Việc tăng tỷ giá kiến cho hoạt động nhập khẩu trở nên khó khăn. Trong khi nguồn
cung chủ yếu của VNM là nguồn sữa bột nhập khẩu từ bên ngoài thì việc tăng tỷ giá làm cho giá
nguyên liệu đầu vào trở nên tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
C. Phântích ngành
1. Tìnhhình ngành sữa 6 tháng đầu năm 2011
1.1. Diễn biến giá nguyên liệu sữa thế giới 6 tháng đầu năm 2011
Đầu vào cho ngành chế biến sữa bao gồm sữa tươi và sữa bột, trong đó sữa bột nguyên liệu
bao gồm sữa bột gầy và sữa bột nguyên kem. Trên thế giới, giá sữa biến động khá thất thường do
các yếu tố về cung và cầu. Trong khi nguồn cung phụ thuộc vào thiên tai dịch bệnh và các yếu tố
[...]... của việc sử dụng đòn bầy tàichính như là một công cụ giúp doanh nghiệp tăng trưởng trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu chậm lại 29 Tài chính doanh nghiệp Tài liệu tham khảo 1 Báo cáo tài chính: - Báo cáo tàichính hợp nhất giữa niên độ cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/06/2009 - Báo cáo tàichính hợp nhất giữa niên độ cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/06/2010 - Báo cáo tàichính hợp nhất giữa niên... ty kinh doanh ngày càng có lãi Kì vọng trong tương lai công ty tiếp tuc có lãi E Phân tíchtàichính Nhóm chúng tôi tiến hành phântích các chỉ số tàichính trong 6 tháng đầu các năm 2009, 2010 và 2011 Trong quá trình trình bày, các từ ngữ năm 2009, 2010, 2011 được ngầm hiểu là giai đoạn 6 tháng đầu các năm kể trên 1 Phântích các chỉ số 1.1 Chỉ số đòn bẩy 1.1.1 Chỉ số tổng nợ Năm 2009 2010 2011 HNM... Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng D Phântich rủi ro và lợi nhuận 1 Đo lường và đánh giá rủi ro Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính: Rủi ro kinh doanh: khả năng doanh nghiệp không thể bù đắp được chi phí hoạt động Rủi ro tài chính: Khả năng doanh nghiệp không thể thực hiện các nghĩa vụ tàichính đến hạn Rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường 17 Tàichính doanh nghiệp Rủi ro lãi... cáo tàichính hợp nhất giữa niên độ cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/06/2011 2 Sách Tàichính doanh nghiệp hiện đại (Trần Ngọc Thơ) 3 Tài liệu khác: - Giới thiệu về Vinamilk (vinamilk. com.vn) - Tìnhhình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2011 (Tổng cục thống kê) - Cập nhật ngành sữa 1H11 (Nguyễn Thị Hồng Nhung – Phòng phântích – Công ty chứng khoán Habubank) - Số liệu thống kê website: cophieu68.com 30... cơ cấu vốn tài trợ của VNM chủ yếu đến từ việc phát hành cổ phần do chi phí sử dụng vốn vay ngày càng cao Giá trị tiền mặt thu từ việc phát hành cổ phiếu trở thành nguồn tiền mặt chủ yếu trong dòng tiền từ các hoạt động tàichính F Kết luận Qua việc tìm hiểu và phântích một số chỉ số tàichính cơ bản của VNM trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011, có thể thấy mặc dù chịu nhiều sức ép về mặt chính sách... khá tốt 28 Tàichính doanh nghiệp Điểm sáng của tìnhhìnhtàichính của VNM đó vẫn duy trì khả năng thanh toán cao, sử dụng cơ cấu huy động vốn hợp lý song song với việc tạo ra lợi nhuận nhằm nâng cao giá trị cho doanh nghiệp Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú trọng các yếu tố như dòng tiền tạo ra trong kỳ nhằm đảm bảo các khoản chi bất thường không dự đoán trước; tránh bị chiếm dụng vốn do chính sách... của chỉ số ROA Tiến hành phântích Doupon, ta có bảng số liệu sau: Năm 2009 2010 2011 22,04% 24,16% 21,23% 69,35% 67,78% 67,73% 118,55% 145,44% 129,82% 18,29% 23,82% 18,67% Chỉ tiêu Lợi nhuận biên Vòng quay TS Thừa số vốn ROE 26 Tàichính doanh nghiệp 2 Phântích luồng tiền Năm 2009 2010 2011 1.316.278.266.695 -373.618.394.176 -589.585.050.309 -906.697.598.974 -1.504.678.654.497 tài -179.593.818.000 -373.551.116.682... toàn bộ Nợ ngắn hạn được dùng tài trợ cho TSNH Phầntài sản ngắn hạn còn lại được tài trợ bởi các nguồn dài hạn khác Mới nhìn vào kết quả trên, ta thường nhầm tưởng rằng cơ cấu tài trợ của VNM kém khoa học và hợp lý khi chi phí của các khoản đầu tư dài hạn thường lớn hơn các khoản đầu tư ngắn hạn thế nhưng VNM lại dùng các nguồn này để tài trợ TSNH Tuy nhiên, điều 22 Tàichính doanh nghiệp này là không... 214.703.460.315 0,76 0,78 0,67 thuần Tổng tài sản trung bình Vòng quay tổng tài 0,74 sản (vòng) Chỉ số vòng quay tổng tài sản đều bé hơn 1 nhưng không có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả Bởi đây chỉ phản ánh doanh thu thuần trong 6 tháng đầu năm trong khi Tổng tài sản trung bình được tích lũy lâu dài Qua các năm, chỉ số vòng quay tổng tài sản đều tăng phản ánh khả năng hoạt động càng hiệu quả hơn Chỉ... nguồn tài trợ hợp lý hơn bằng việc giảm chi phí sử dụng vốn tương ứng với việc đảm bảo tốt khả năng thanh toán 1.3 Chỉ số hoạt động 1.3.1 Vòng quay tổng tài sản Năm 2009 2010 2011 HNM Chỉ tiêu 23 Tàichính doanh nghiệp Doanh thu 4.743.826.000.000 7.236.861.996.411 9.955.829.735.004 143.230.334.225 6.403.473.500.000 9.579.436.984.802 12.736.225.164.987 214.703.460.315 0,76 0,78 0,67 thuần Tổng tài sản . Đại học Kinh tế Huế
Khoa Kế toán – Tài chính
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
“PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VINAMILK
Danh sách. làm là phân tích được báo cáo tài chính của
doanh nghiệp
1. Nội dung nghiên cứu:
1.1 Mục đích
- Tìm hiểu, phân tích tình hình tài chính của Vinamilk