1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX - 1

45 1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 717 KB

Nội dung

QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX - 1

Trang 1

Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh

2 Nguyễn Thái Sơn 28/04/2984

3 Trương Thị Trang Thanh 08/07/1987

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC HÌNH iii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2

1.1 Dự án đầu tư 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Yêu cầu của dự án đầu tư 2

1.2 Quản lý dự án đầu tư 3

1.2.1 Khái niệm 3

1.2.2 Các giai đoạn của quản lý dự án 3

1.2.3 Mục tiêu quản lý dự án 3

1.2.4 Các mô hình quản lý dự án đầu tư 4

1.2.5 Nội dung quản lý dự án đầu tư 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX - 1 13

2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Xây dựng VINACONEX – 1 13

2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư tại Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX-1: 14

2.2.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 14

2.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 14

2.2.3 Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng của Công ty 15

2.3 Giới thiệu một số dự án đầu tư xây dựng tiêu biểu của Công ty 15

2.3.1 Dự án khu văn phòng và nhà ở cao cấp VINACONEX 1 15

2.3.2 Dự án trụ sở văn phòng làm việc VINACONEX 1 giai đoạn 2 16

2.3.3 Dự án đầu tư sản xuất công nghiệp nhà máy sản xuất gạch lát TERRAZO và vật liệu xây dựng -VINACONEX 1 17

2.4 Mô hình quản lý trực tiếp dự án đầu tư do Công ty làm chủ đầu tư 17

2.5 Quy trình quản lý dự án tại Công ty Cổ phần xây dựng Số 1- Vinaconex1: 21

2.5.1 Mục đích của việc xây dựng quy trình quản lý dự án của Công ty: 21

Trang 3

2.5.2 Phạm vi áp dụng 21

2.5.3 Quy trình quản lý dự án 21

2.5.4 Đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý dự án của Công ty 24

2.6 Thực trạng quản lý dự án đầu tư của Công ty Vinaconex 1 25

2.6.1 Lập kế hoạch tổng thể 26

2.6.2 Quản lý phạm vi 28

2.6.3 Quản lý chi phí dự án 29

2.6.4 Quản lý thời gian, tiến độ dự án 30

2.6.5 Quản lý chất lượng dự án 31

2.6.6 Quản lý đấu thầu 32

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI VINACONEX – 1 35

3.1 Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới: 35

3.1.1 Định hướng kế hoạch kinh doanh và đầu tư xây dựng 35

3.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới: 35

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty 37

3.2.1 Phân tích SWOT công tác quản lý dự án đầu tư của công ty hiện nay 37

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình quản lý dự án của công ty: 38

3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý dự án tại công ty 39

3.2.4 Giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả cho nguồn vốn dự án đầu tư của công ty 40

3.2.5 Hoàn thiện công tác quản lý và xử lý rủi ro trong công tác quản lý dự án 40

3.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước trong việc đổi mới công tác quản lý dự án đầu tư ở nước ta 41

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 4Hình 1.2: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án 5Hình 1.3: Mô hình hình thức trao tay 6

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại Nó khác hoàn toàn so vớiviệc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhàmáy - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của côngviệc Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duynhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào Mỗi dự

án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thựchiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư Cho nên, việc điều hành quản

lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định

Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàncầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý đầu tưxây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiềungành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đápứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nước ta trong thời gian tới Điều này khôngchỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, mà còn tùy thuộc vào sự phấn đấu, khôngngừng nâng cao chất lượng, chuyên môn của bản thân các doanh nghiệp xây dựng, nhằm tạo

ra hiệu quả cao nhất cho các dự án xây dựng công trình, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hộicho đất nước

Xuất phát từ thực tế trên đã chọn vấn đề : “Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ

phần xây dựng Vinaconex-1” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận của nhóm.

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Dự án đầu tư

1.1.1 Khái niệm

Theo luật đầu tư thì dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiếnhành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định

Như vậy dự án đầu tư có thể xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:

- Về mặt hình thức nó là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có

hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả vàthực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

- Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư, laođộng để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài

- Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết củamột công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đềcho cho các quyết định đầu tư và tài trợ

- Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhauđược kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụthể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định

1.1.2 Yêu cầu của dự án đầu tư

Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá trình nghiêncứu tỷ mỷ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án đặc biệt

là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật Tính khoa học còn thểhiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư cần có sự tư vấn của các cơ quanchuyên môn

- Tính thực tiễn: các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác định trên

cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liênquan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư

- Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phù hợp vớichính sách và luật pháp của Nhà nước Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ chủ trương,chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư

- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quanchức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư Với các dự ánđầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế

Trang 7

1.2 Quản lý dự án đầu tư

tư nói riêng

Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạtđộng dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án Quản lý dự án còn làquá trình lập kế hoạch tổng thể , điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình pháttriển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúngthời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu câu đã định về kỹ thuật

và chất lượng sản phẩm dịch vụ , bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép

1.2.2 Các giai đoạn của quản lý dự án

Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

 Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cầnđược hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triểnmột kế hoạch hành động theo trình tự lôgic mà có thể biểu diễn được dưới dạng sơ

Trang 8

mỹ quan, áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựngvới chi phí hợp lý.

Trên giác độ từng cơ sở, doanh nghiệp có vốn đầu tư, mục tiêu của quản lý đầu tư suycho cùng là nhằm đạt được hiệu quả kinh tế tài chính cao nhất với chi phí vốn đầu tư thấpnhất trong một thời gian nhất định trên cơ sở đạt được các mục tiêu quản lý của từng giaiđoạn của từng dự án đầu tư Với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, mục tiêu chủ yếu của quản lý làđảm bảo chất lượng và mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu, dự toán, tính toán Vớigiai đoạn thực hiện đầu tư, mục tiêu chủ yếu của quản lý là đảm bảo tiến độ, chất lượng vớichi phí thấp nhất Còn với giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư là nhanh chóng thu hồi đủ

1.2.4 Các mô hình quản lý dự án đầu tư:

1.2.4.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án:

Đây là mô hình quản lý dự án mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tựxây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập raban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự uỷ quyền Mô hìnhnày thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, đơn giản về kỹ thuật và gần vớichuyên môn của chủ dự án , đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng vàkinh nghiệm quản lý dự án Để quản lý chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lựcchuyên môn của mình mà không cần lập ban quản lý dự án

Hình 1.1: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

1.2.4.2 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

Mô hình này là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự

án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn đểdiều hành dự án Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì phảithuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành

Trang 9

dự án; chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt tổ chức điềuhành dự án Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về tưvấn đầu tư và xây dựng.

Hình 1.2: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

1.2.4.3 Mô hình chìa khoá trao tay

Mô hình này là hình thức tổ chức trong đó nhà quản lý không chỉ là đại diện toànquyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà còn là " chủ" của dự án Hình thức chìa khoá trao tayđược áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổngthầu toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giaocông trình đưa vào khai thác, sử dụng Tổng thầu thực hiện dự án có thể giao thầu lại việckhảo sát, thiết kế hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ

Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhànước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, khi áp dụng hình thức chìa khoátrao tay chỉ thực hiện đối với các dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Thủ tướngChính phủ cho phép Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự

án hoàn thành đưa vào sử dụng

Trang 10

Hình 1.3: Mô hình hình thức trao tay

1.2.4.4 Mô hình tự thực hiện dự án

Chủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự ánthì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án Hình thức tự thực hiện dự án chỉ áp dụng đốivới các dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn huy động

từ các nguồn khác) Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng),chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trướcpháp luật về chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình xây dựng

1.2.4.5 Mô hình quản lý dự án đầu tư theo chức năng:

Trang 11

o Linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ Phòng chức năng có dự án đặt vào chỉ quản lýhành chính và tạm thời một số mặt đối với các chuyên viên tham gia quản lý dự ánđầu tư Họ sẽ trở về vị trí cũ của mình tại các phòng chuyên môn khi kết thúc dự án.

o Một người có thể tham gia vào nhiều dự án để sử dụng tối đa, hiệu quả vốn, kiếnthức chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên viên

Nhược điểm:

o Đây là cách tổ chức quản lý không theo yêu cầu của khách hàng

o Vì dự án được đặt dưới sự quản lý của một phòng chức năng nên phòng này thường

có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính của nó màkhông tập trung nhiều nỗ lực vào việc giải quyết thoả đáng các vấn đề của dự án.Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với các phòng chức năng khác cùng thực hiện

dự án Do đó dự án không nhận được sự ưu tiên cần thiết, không đủ nguồn lực đểhoạt động hoặc bị coi nhẹ

1.2.4.6 Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án

Đây là mô hình quản lý mà các thành viên ban quản lý dự án tách hoàn toàn khỏiphòng chức năng chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành dự án theo yêu cầu đượcgiao

Ưu điểm:

o Đây là hình thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu của khách hàng nên có thểphản ứng nhanh trước yêu cầu của thị trường

o Nhà quản lý dự án có đầy đủ quyền lực hơn nđối với dự án

o Các thành viên trong ban quản lý dự án chịu sự điều hành trực tiếp của chủ nhiệm

dự án, chứ không phải những người đứng đầu các bộ phận chức năng điều hành

o Do sự tách khỏi các phòng chức năng nên đường thông tin được rút ngắn, hiệu quảthông tin sẽ cao hơn

vì nhu cầu dự phòng hơn là do nhu cầu thực cho hoạt động quản lý dự án

1.2.4.7 Mô hình quản lý dự án theo ma trận

Mô hình này kết hợp giữa mô hình quản lý dự án theo chức năng và mô hình quản lýchuyên trách dự án Từ sự kết hợp này hình thành hai loại ma trận: ma trận mạnh và ma trậnyếu

Trang 12

Ưu điểm:

o Mô hình này giao quyền cho Chủ nhiệm dự án quản lý, thực hiện dự án đúng tiến độ,trong phạm vi kinh phí được duyệt

o Các tài năng chuyên môn được phân phối hợp lý cho các dự án khác nhau

o Khắc phục được hạn chế của mô hình quản lý theo chức năng Khi kết thúc dự án cácthành viên ban quản lý dự án có thể trở về tiếp tục công việc cũ tại phòng chức năngcủa mình

o Tạo điều kiện phản ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn trước yêu cầu của khách hàng vànhững thay đổi của thị trường

để đảm bảo thành công của dự án

o Mô hình này vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý Vì một nhân viên cóhai thủ trưởng nên sẽ gặp khó khăn khi phải quyết định thực hiện lệnh nào trongtrường hợp hai lệnh từ hai nhà quản lý cấp trên mâu thuẫn nhau

1.2.5 Nội dung quản lý dự án đầu tư

1.2.5.1 Lập kế hoạch

Khái niệm: Lập kế hoạch dự án là việc lập tiến độ tổ chức dự án theo một trình tự

lôgic, xác định mục tiêu và các phương pháp để đạt mục tiêu của dự án, dự tính những côngviệc cần làm, nguồn lực thực hiện và thời gian làm những công việc đó nhằm hoàn thành tốtmục tiêu đã xác định của dự án Lập kế hoạch dự án là tiến hành chi tiết hóa những mục tiêucủa dự án thành các công việc cụ thể và hoạch định một chương trình biện pháp để thực hiệncông việc đó

Tác dụng:

Lập kế hoạch giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý dự án Kế hoạch có tác dụng:

- Là cơ sở tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân lực cho dự án

- Là căn cứ để dự toán tổng ngân sách cũng như chi phí cho từng công việc của dự án

- Kế hoạch dự án là cơ sở để các nhà quản lý điều phối nguồn lực và quản lý tiến độ cáccông việc của dự án

- Lập kế hoạch dự án chính xác có tác dụng làm giảm thiểu mức độ rủi ro không thànhcông của dự án, tránh được tình trạng không khả thi, lãng phí nguồn nhân lực vànhững hiện tượng tiêu cực

Trang 13

- Là căn cứ để kiểm tra giám sát, đánh giá tiến trình thực hiện dự án về các mặt: thờigian, chi phí, chất lượng, …

Lập kế hoạch dự án là một trong những chức năng quan trọng nhất của công tác quản

lý dự án Lập kế hoạch tốt cho phép hoàn thành các mục tiêu đề ra và thực hiện dự án thànhcông Công tác lập kế hoạch dự án bao gồm nhiều nội dung Từ việc lập kế hoạch tổng thể

dự án đến những kế hoạch chi tiết, từ kế hoạch huy động vốn, phân phối vốn và các nguồnlực cần thiết cho dự án đến kế hoạch quản lý chi phí, quản lý tiến độ, … từ kế hoạch triểnkhai thực hiện dự án đến kế hoạch “hậu dự án”, …

Phương pháp lập kế hoạch dự án rất đa dạng Ngoài những phương pháp chung được

áp dụng để lập kế hoạch trong nhiều lĩnh vực thì lĩnh vực quản lý dự án còn có nhữngphương pháp đặc thù như phương pháp PERT/CPM, phương pháp biểu đồ GANTT, phươngpháp phân tách công việc, …

1.2.5.2 Quản lý thời gian và tiến độ

Quản lý thời gian và tiến độ là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập mạng côngviệc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và quản lý tiếntrình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép và những yêu cầu vềchất lượng đã định

Mục đích của quản lý thời gian là làm sao để dự án hoàn thành đúng thời hạn tronphạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về chất lượng.Quản lý thời gian là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần chocông việc dự án Trong môi trường dự án, chức năng quản lý thời gian và tiến độ quan trọnghơn trong môi trường hoạt động kinh doanh thông thường vì nhu cầu kết hợp phức tạp vàthường xuyên liên tục giữa các công việc, đặc biệt là trong trường hợp dự án phải đáp ứngmột thời hạn cụ thể của khách hàng

1.2.5.3 Phân phối các nguồn lực

Nguồn lực sử dụng cho các dự án bao gồm tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị,nguyên vật liệu, … và trong quản lý dự án, yếu tố thời gian được xem là một loại nguồn lựcrất quan trọng, đặc biệt, khi xem xét mối quan hệ của thời gian với các yếu tố nguồn lựckhác

1.2.5.4 Dự toán ngân sách và quản lý chi phí

Theo nghĩa rộng, dự toán ngân sách dự án bao gồm cả việc xây dựng cơ cấu phân táchcông việc và việc xác định xem cần dùng những nguồn lực vật chất nào (nhân lực, thiết bị,nguyên liệu) và mỗi nguồn cần bao nhiêu để thực hiện từng công việc của dự án

Theo nghĩa hẹp, dự toán ngân sách dự án là kế hoạch phân phối nguồn quỹ cho cáchoạt động dự án nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu chi phí, chất lượng và tiến độ của

dự án

Trang 14

Ngân sách bao gồm ngân sách cho dự án và ngân sách cho các hoạt động không theo

dự án Ngân sách cũng có thể là ngân sách ngắn hạn và ngân sách dài hạn

Ngân sách là một bộ phận của ngân sách chung của doanh nghiệp, phản ánh tình hìnhthu – chi của dự án Trong một số loại hình tổ chức, ngân sách dự án chỉ gồm các khoản chiphí; trong khi ở nhiều loại hình tổ chức khác ngân sách lại bao gồm cả thu và chi Những tổchức thực hiện một lúc đồng thời nhiều dự án thì ngân sách dự án là tổng ngân sách của từng

dự án Dự án bao gồm nhiều công việc, nhiều khoản mục chi phí khác nhau nên ngân sách

dự án có thể được dự toán theo khoản mục chi phí hoặc theo công việc Với mỗi tổ chức,ngân sách là hữu hạn nên ngân sách cần được quản lý chặt chẽ, sao cho việc chi đạt hiệu quảcao

Một dự án hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch sẽ hiệu quả hơn nếu tổng chi phí thựchiện dự án cũng đúng bằng chi phí dự toán Tổng chi phí của dự án bao gồm chi phí trựctiếp, chi phí gián tiếp và những khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng Chi phí trực tiếp bao gồmchi phí nhân công sản xuất, chi phí nguyên vật liệu và những khoản chi phí khác trực tiếpliên quan đến công việc dự án Chi phí gián tiếp gồm chi phí quản lý, khấu hao thiết bị vănphòng, những khoản chi phí cố định và biến đổi khác mà có thể giảm được nếu thời gianthực hiện dự án rút ngắn

Trong quá trình lập dự án có thể xây dựng hai phương án: phương án bình thường vàphương án đẩy nhanh Phương án điều chỉnh là phương án hợp lý hơn, có chi phí thấp hơnphương án đẩy nhanh và thời gian có thể rút ngắn hơn phương án bình thường Một trongnhững phương án điều chỉnh được nhiều nhà quản lý quan tâm là phương án hay kế hoạchchi phí cực tiểu

Để quản lý chi phí của dự án đầu tư, cần tiến hành:

- Phân tích dòng chi phí dự án: giúp các nhà quản lý, chủ đầu tư, nhà thầu có kếhoạch chủ động tìm kiếm đủ vốn và cung cấp theo đúng tiến độ đầu tư nhằm nângcao hiệu quả đồng vốn

- Kiểm soát chi phí dự án: là việc kiểm tra theo dõi tiến độ chi phí, xác định nhữngthay đổi so với kế hoạch, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quảchi phí dự án

 Kiểm soát việc thực hiện chi phí để xác định mức chênh lệch so với kế hoạch

 Ngăn cản những thay đổi không được phép, không đúng so với đường chi phí

Trang 15

và việc thực hiện chúng không qua các hoạt động: lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát vàbảo đảm chất lượng trong hệ thống.

- Ba nội dung lập kế hoạch, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng có mối quan hệchặt chẽ, tương tác nhau Mỗi nội dung xuất hiện ít nhất một lần trong mỗi pha của chu

kỳ dự án, mỗi nội dung đều là kết quả do hai nội dung kia đem lại, đồng thời cũng lànguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hai nội dung kia

- Tác dụng của quản lý chất lượng dự án

Quản lý chất lượng dự án hợp lý có những tác dụng chủ yếu sau đây:

- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp

+ Đạt được những mục tiêu của quản lý dự án

+ Chất lượng và quản lý chất lượng dự án tốt là những nhân tố quan trọng đảm bảothắng lợi trong cạnh tranh, tăng thị phần cho doanh nghiệp

+ Nâng cao chất lượng góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tăngthu nhập cho người lao động

1.2.5.6 Giám sát và đánh giá dự án

Giám sát dự án là quá trình kiểm tra theo dõi dự án về tiến độ thời gian, chi phí và tiếntrình thực hiện nhằm đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành và đề xuất những biện pháp

và hành động cần thiết để thực hiện thành công dự án

Tác dụng: hệ thống giám sát dự án có tác dụng giúp các nhà quản lý dự án:

- Quản lý tiến độ thời gian, đảm bảo yêu cầu kế hoạch

- Giữ cho chi phí trong phạm vi ngân sách được duyệt

- Phát hiện kịp thời những tình huống bất thường nảy sinh và đề xuất biện pháp giải quyết.Việc giám sát dự án đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên và có thể được tiến hành theo

hệ thống chính thức hoặc không chính thức Tuy nhiên, những dự án nhỏ không cần thiếtphải xây dựng hệ thống kiểm soát chính thức Hệ thống giám sát cần đơn giản, dễ hiểu, tậptrung vào những thay đổi quan trọng, những khâu yếu trong hệ thống Việc lựa chọn hệthống kiểm soát phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình tổ chức dự án, yêu cầu công nghệ,

kế hoạch, … Tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống kiểm soát chính thức phụ thuộc vào: (1) Mức độrủi ro của dự án và (2) Chi phí của hệ thống và lợi nhuận mà nó đem lại Hệ thống kiểm soát

có thể rất phức tạp, bao gồm nhiều chỉ tiêu đánh giá Nguyên tắc chung để lựa chọn một hệthống kiểm soát là chi phí không vượt quá mức lợi nhuận (hoặc tiết kiệm được) do hoạt độngkiểm soát mang lại

Trong quản lý dự án, những yếu tố quan trọng nhất cần được theo dõi kiểm soát là: tiến

độ thực hiện công việc (lịch trình); khối lượng và chất lượng công việc thực hiện, công tácphân bổ nguồn lực và kiểm soát chi phí

Trang 16

Đánh giá dự án là quá trình xác định, phân tích một cách hệ thống và khách quan cáckết quả, mức độ hiệu quả và các tác động, mối liên hệ của dự án trên cơ sở các mục tiêu củachúng.

Đánh giá dự án là nhằm các mục tiêu sau đây:

- Khẳng định lại tính cần thiết của dự án, đánh giá các mục tiêu, xác định tính khả thi, hiệnthực của dự án

- Đánh giá tính hợp lý hợp pháp của dự án Xem xét tính đầy đủ, hợp lý, hợp pháp của cácvăn kiện thủ tục liên quan đến dự án

- Đánh giá giữa kỳ là nhằm làm rõ thực trạng diễn biến của dự án, những điểm mạnh, yếu,những sai lệch, mức độ rủi ro của dự án trên cơ sở đó có biện pháp quản lý phù hợp; xemxét tính khoa học, hợp lý của các phương pháp được áp dụng trong việc xây dựng vàtriển khai dự án

1.2.5.7 Quản lý rủi ro dự án

Quản lý rủi ro dự án là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức

độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn, triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động nhằmhạn chế và loại trừ rủi ro, trong suốt vòng đời dự án Quản lý rủi ro còn là việc chủ độngkiểm soát các sự kiện trong tương lai dựa trên cơ sở kết quả dự báo trước các sự kiện xảy ra

mà không phải là sự phản ứng thụ động

Trang 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX - 1 2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Xây dựng VINACONEX – 1

Công ty cổ phần Xây dựng Số 1 (VINACONEX 1 JSC) là doanh nghiệp hạng 1 Thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam (VINACONEXJSC), có giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cả nước Hiện nay, Công ty

-có trụ sở tại D9, phường Thanh Xuân bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Trong quátrình phát triền của mình, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã thực hiện xây dựng các côngtrình ở nhiều lĩnh vực khác nhau và ở mọi quy mô, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và đượctặng thưởng nhiều huy chương vàng chất lượng Sau 34 năm xây dựng và trưởng thành,Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu củangành Xây dựng Công ty luôn khẳng định được vị thế của mình, được các đối tác đánh giácao về năng lực cũng như chất lượng sản phẩm Hiện nay, Công ty có đội ngũ kỹ sư, côngnhân kỹ thuật có trình độ cao, lành nghề, giàu kinh nghiệm, luôn được đào tạo, bồi dưỡngcập nhật các kiến thức mới nhất về quản lý kỹ thuật, công nghệ cùng các trang thiết bị hiệnđại

Công ty cổ phần xây dựng số 1 (VINACONEX-1) là công ty cổ phần có vốn góp của

nhà nước chi phối (51%); do đó Tổng công ty VINACONEX làm đại diện, Công ty cổ phầnxây dựng số 1 là thành viên Tổng công ty (VINACONEX JSC)

Từ đó đến nay, Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc, năng lực Công tyđược nâng cao mọi mặt từ năng lực quản lý của cán bộ, năng lực thiết bị trong thi công xâylắp và đã mở rộng thêm các lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo hướng đa doanh, đa dạng hóasản phẩm Với năng lực được nâng cao, Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình lớn,công trình trọng điểm quốc gia và nhiều công trình bằng nguồn vốn nước ngoài, thể hiệnđẳng cấp cao và khẳng định là doanh nghiệp có uy tín và năng lực hàng đầu trong thị trường

xây dựng hiện nay Địa bàn hoạt động của Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex-1 đã trải

rộng khắp cả nước, từ Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai đến Thành phố Hồ Chính Minh, tỉnhBạc Liêu, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long Qua quá trình hoạt động và phát triển, Công

ty đã đào tạo và xây dựng được một đội ngũ cán bộ có năng lực và giàu kinh nghiệm Một sốcán bộ do sự điều động của công tác cán bộ và những lý do khác nhau đã đi công tác ở cácdoanh nghiệp và các đơn vị khác mang theo năng lực, phẩm chất và truyền thống người

Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex-1

Trang 18

2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư tại Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX-1:

2.2.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm :

- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp

- Xây dựng các công trình hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước và xử lý môi trường

- Xây dựng các công trình đường dây và trạm biến thế điện

- Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất động sản

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng

- Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấngiám sát, quản lý dự án

- Kinh doanh khách sạn du lịch lữ hành

- Đại lý cho các hãng trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất

và tiêu dùng

- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xuất khẩu xây dựng

- Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất, đối với công trình xây dụng dân dụng,

- công nghiệp

- Thiết kế hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và nông thôn, xử lý nước thải và nước sinh hoạt

- Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầngkhu đô thị, khu công nghiệp

- Thi công xây dựng, cầu đường

- Đo đạc, khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn phục vụ cho thiết kế công trình, lập dự án đầu tư

- Dịch vụ quản lý nhà ở đô thị và văn phòng cho thuê

- Sản xuất, gia công lắp đặt các sản phẩm cơ khí

- Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi; vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá

- Phá dỡ các công trình dân dụng và công nghiệp

- Cho thuê thiết bị, máy móc xây dựng; giàn giáo cốp pha

- Kinh doanh tài chính

2.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Mặc dù đã trải qua nhiều thời kỳ biến động có lúc gặp thuận lợi nhưng cũng có lúc gặpnhiều khó khăn song Công ty luôn cố gắng phấn đấu và phát triển, giá trị sản lượng và doanhthu luôn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước Nếu như năm

1997, Công ty mới đạt giá trị sản lượng 80 tỷ đồng, thì chỉ một năm sau (1998), Công ty đãbước chân vào Câu lạc bộ các doanh nghiệp 100 tỷ Đến năm 2007 đã đạt 325 tỷ, đặc biệtnăm 2008, năm Công ty kỷ niệm 35 năm thành lập, giá trị sản xuất kinh doanh có bước phát

Trang 19

triển vượt bậc dự kiến đạt trên 500 tỷ đồng Năm 2010, tổng Doanh thu của Công ty đạt 579

tỷ đồng, lợi nhuận là 59 tỷ đồng

Trong tương lai, Vinaconex 1 tiếp tục kiên định mục tiêu phát triển Công ty thành nhàthầu thi công các công trình dân dụng và công nghiệp hàng đầu trong cả nước Để làm đượcđiều này, Vinaconex 1 sẽ không ngừng đầu tư xe máy, thiết bị, công nghệ mới, hiện đại, đủsức thi công các công trình đặc biệt, các khu đô thị mới hiện đại và phát triển đa dạng cácsản phẩm xây dựng (bao gồm sản phẩm xây lắp, sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng,kinh doanh nhà ở, kinh doanh tài chính….) Trong đó, đầu tư phát triển nguồn nhân lực làvấn đề đặc biệt được quan tâm , bởi chỉ có một đội ngũ quản lý, tư vấn, kỹ sư, công nhân kỹthuật lành nghề, chuyên nghiệp mới có thể đủ sức mạnh, đủ trí tuệ thực hiện các công trìnhxây dựng ngày càng một to hơn, hiện đại hơn trên khắp mọi miền đất nước

2.2.3 Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng của Công ty:

Các dự án xây dựng của Công ty hiện nay chủ yếu là các dự án thuộc nhóm B Theo sốliệu thống kê, số các dự án mà Công ty thực hiện trong giai đoạn 2001-2007 là 6 dự án lớnvới tổng mức đầu tư trên 800 tỷ đồng, trong đó có 5 dự án thuộc nhóm B và 1 dự án nhóm

C Các dự án này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực phát triển nhà ở và đô thị, sản xuất vật liệusản xuất, theo mục tiêu chiến lược mà Công ty đã đặt ra

Về hiệu quả của các dự án mà Công ty đã và đang thực hiện, nhìn chung là đạt kết quảtốt Một số dự án đã được thi công xong và đã bàn giao đưa vào sử dụng : dự án nhà máy sảnxuất gạch lát Terrzzo, dự án nhà ở chung cư cao tầng I9 hiệu quả kinh tế xã hội (so vớibáo cáo nghiên cứu kỹ thuật) đạt được mục tiêu đề ra, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư,tăng vẻ đẹp cho Thành phố, tăng thêm quỹ nhà ở cho Thành phố Hà Nội, giải quyết đượccông ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty

Tuy nhiên cũng không tránh được một số nhược điểm còn tồn tại ở một số căn hộ,xong Công ty đã tiến hành sử chữa triệt để, bảo hành công trình đúng quy định chung củaNhà nước đã đề ra

2.3 Giới thiệu một số dự án đầu tư xây dựng tiêu biểu của Công ty

2.3.1 Dự án khu văn phòng và nhà ở cao cấp VINACONEX 1

- Địa điểm XD : phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

- Chủ đầu tư : Công ty cổ phần xây dựng số 1 - VINACONEX 1

- Tư vấn thiết kế : Liên danh Công ty tư vấn thiết kế SUNJIN và VCC Việt Nam

- Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

- Quản lý thực hiện dự án : Ban quản lý dự án VINACONEX 1

- Quy mô dự án :

 Diện tích chiếm đất : 10.453,44 m2

 Diện tích xây dựng : 4181,37 m2

Trang 20

 Diện tích sân đường cây xanh : 5.262 m2.

 Tổng diện tích sàn : 86.884 m2

Tầng nổi chức năng ở, văn phòng, công cộng : 62.720 m2

Tầng kỹ thuật : 5.313 m2

Tầng hầm (02 tầng hầm) : 18.851 m2

Diện tích căn hộ điển hình : từ 126m2 đến 216m2

Số lượng căn hộ : 285 căn

- Quy mô dân số (dự kiến): 1800 người (Khoảng 1450 người sống trong nhà chung cư vàkhoảng 3500 người làm việc trong các văn phòng-dịch vụ)

- Tổng mức đầu tư (Dự kiến) :1.000 tỷ đồng

- Thời gian khởi công (Dự kiến) : 2008

- Thời gian hoàn thành (Dự kiến) : 2011

Toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án gồm đường bãi, cảnh quan, hệ thốngCTN, cấp điện, chống sét, các công trình phụ trợ, dịch vụ công cộng như bể bơi; phòng thểthao với diện tích gần 500m2 Trên toàn bộ khuôn viên lô đất được bố trí 02 tầng hầm vớidiện tích mỗi tầng trên 9000m2 với chức năng làm bãi đỗ xe là chủ yếu Cụm công trình baogồm 05 khối nhà cao từ 22-27 tầng, một khối nhà cao 5 tầng trên khối đế chung 2 tầng Dự

án nằm ở vị trí trung tâm 2 quận Cầu Giấy và Thanh Xuân, trên trục đường vành đai 3 đượcquy hoạch trong quần thể các công trình văn hoá, thể thao, văn phòng và khách sạn cao cấptạo nên một khu đô thị mới với phong cách hiện đại, cảnh quan kiến trúc đẹp và đa dụng, hạtầng kỹ thuật đồng bộ góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc của thủ đô

2.3.2 Dự án trụ sở văn phòng làm việc VINACONEX 1 giai đoạn 2.

- Địa điểm XD : D9, Đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân,

TP Hà Nội

- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xây dựng số 1 - VINACONEX 1

- Tư vấn thiết kế : Công ty CP tư vấn xây dựng VINACONEX

- Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

- Quản lý thực hiện dự án : Ban quản lý dự án VINACONEX 1

- Tổng mức đầu tư (Dự kiến) : 100 tỷ đồng

- Thời gian thực hiện dự án : năm 2009-2010

Công trình mới là 1 khối nhà 15 tầng và 1 khối nhà 18 tầng được thiết kế hài hoà, gắnkết tổng thể với trụ sở làm việc của Công ty là khối nhà 7 tầng đã được xây dựng từ năm

Trang 21

2000 Phong cách kiến trúc văn phòng hiện đại kết hợp với các công trình kế bên nhưUBND quận Thanh Xuân, Ban QLDA thuỷ điện Sơn La, Chung cư 18 tầng I9 tạo thành mộtquần thể kiến trúc đẹp và tiện lợi cho các văn phòng giao dịch.

Dự án được đầu tư xây dựng mới với mục đích làm văn phòng làm việc của cơ quanCông ty và các đơn vị trực thuộc phần diện tích còn lại sẽ kinh doanh cho thuê văn phòng

Dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, tạo đà phát triển bền vững cho Công ty, đặc biệt trongđiều kiện văn phòng cho thuê không đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn hiện nay

2.3.3 Dự án đầu tư sản xuất công nghiệp nhà máy sản xuất gạch lát TERRAZO và vật

liệu xây dựng -VINACONEX 1.

- Địa điểm XD : Cụm công nghiệp thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội

- Thời gian thực hiện dự án : Quý II/2008

- Chủ đầu tư : Công ty cổ phần xây dựng số 1 - VINACONEX 1

- Hình thức đầu tư : Nhận chuyển nhượng lại Công trình và nhà xưởng có sẵn, di chuyểnlắp đặt dây truyền sản xuất gạch lát TERRAZO từ khu đất DSK

- Quản lý thực hiện dự án : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

- Diện tích khu đất : 22.000 m2

- Tổng mức đầu tư (Dự kiến) : 31.620.000.000 đồng

- Quy mô đầu tư xây dựng :

Tận dụng lại toàn bộ hạ tầng kỹ thuật, các hạng mục công trình nhà xưởng, văn phònglàm việc, các hạng mục Công trình phụ trợ hiện có Di chuyển và lắp đặt dây truyền sản xuấtgạch lát TERRAZO Công nghệ ITALIA có công suất 280.000 m2/năm và hệ thống máymóc, thiết bị khác từ máy cũ tại khu DSK đến địa điểm mới Xây dựng bổ xung và cải tạomột số hạng mục công trình phụ trợ.nhà

2.4 Mô hình quản lý trực tiếp dự án đầu tư do Công ty làm chủ đầu tư

Các dự án đầu tư xây dựng của Công ty Vinaconex-1 hiện nay tập trung chủ yếu vàolĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng cơ bản Các dự án này có quy mô trung bình, kỹthuật đơn giản và gần với chuyên môn sâu của Công ty Đồng thời qua quá trình phát triển

và không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao đội ngũ chuyên môn, Công ty hiện có

đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý các dự án do mình làm chủ đầu tư Nắmbắt tốt những đặc điểm của từng dự án cùng với phân chia công việc thành các bộ phậnchuyên trách bao gồm các phòng chức năng về kỹ thuật, thiết bị - vật tư, thị trường, tàichính, Công ty đã trực tiếp tổ chức quản lý các dự án Cách thức quản lý này được xây dựngdựa trên mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Đối với dự án thuộc nhóm B, C, dự án dân dụng quy mô trên dưới 100 tỷ VNĐ Công

ty sử dụng các phòng, ban chuyên môn về quản lý kỹ thuật, tài chính phù hợp để quản lý dự

án Hội đồng quản trị Công ty sẽ giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng, ban và bộ phận

Trang 22

được cử kiêm nhiệm hoặc chuyên trách để quản lý việc thực hiện dự án Cụ thể với các dự

án trên, thông thường phòng Đầu tư sẽ được lãnh đạo Công ty cử làm bộ phận phụ trách(chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án.Theo đó, phòngĐầu tư sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của lãnh đạo công ty, có nhiệm vụ tham mưugiúp việc cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong công tác đầu tư và quản lý dự án đầu

tư Với vai trò này, phòng Đầu tư sẽ có nhiệm vụ giải quyết tất cả các thủ tục về xây dựng cơbản và chức năng kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các nội dung của quá trình đầu tư dự

án, tổ chức giám sát chất lượng kỹ thuật công trình như một ban quản lý dự án Trưởngphòng Đầu tư sẽ phụ trách quản lý chung, còn lại các thành viên sẽ quản lý theo từng mảng

dự án : người quản lý về kỹ thuật, người quản lý về kinh tế - tài chính Các phòng, ban trựcthuộc Công ty sẽ phối hợp thực hiện dự án dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của phòng Đầu tư,đảm bảo sự đồng bộ trong công tác quản lý dự án cũng như tạo thuận lợi cho việc giám sát,đánh giá các công việc của dự án, báo cáo kịp thời với cấp lãnh đạo đưa ra giải pháp xử lýkịp thời Ví dụ, phòng Đầu tư sẽ trực tiếp chủ trì và phối hợp với phòng tài chính kế hoạchcủa công ty, phòng kỹ thuật thi công và các đội xây dựng để hoàn tất thủ tục phê duyệt tổngquyết toán dự án đầu tư, hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định hiệnhành, trình Hội đồng quản trị và ban giám đốc Công ty

Đối với dự án nhóm A, dự án nhóm B, C có yêu cầu kỹ thuật phức tạp như dự án khunhà ở và văn phòng cao cấp DSK, dự án trụ sơ văn phòng làm việc Vinaconex-1, dự án xâydựng nhà máy sản xuất gạch lát Terrazo và vật liệu xây dựng hay để quản lý đồng thờinhiều dự án đầu tư, Công ty đã tiến hành thành lập ban quản lý dự án trực thuộc để quản lýthực hiện dự án

Theo đó, Ban quản lý hoạt động dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng quản trị vàchỉ đạo điều hành Công ty, theo sự kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của các phòng chức năngcủa Công ty Ban quản lý sẽ thay mặt Công ty trực tiếp quản lý việc thực hiện dự án theođúng quy định của pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, trên cơ

sở tuân thủ điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Với từng dự án cụ thể hoặc nhóm dự

án thực hiện, tùy thuộc vào tính chất, quy mô của dự án mà Hội đồng quản trị Công ty, giámđốc Công ty giao nhiệm vụ và quyền hạn quản lý dự án cho Ban quản lý dự án Ban quản lý

sẽ phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và Công ty về nhiệm vụ và quyền hạn được giao

đó Dưới đây là sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án theo quy chế của Công ty

Giám đốc Ban quản lý giữ vai trò chung, chịu trách nhiệm điều hành toàn diện mọi mặthoạt động sản xuất kinh doanh của Ban quản lý và trực tiếp quản lý điều hành các lĩnh vực :

- Công tác xây dựng các chiến lược, định hướng, kế hoạch phát triển của Ban

- Công tác tổ chức, nhân sự và đào tạo, tiền lương

- Công tác xây dựng các quy chế và quy định nội bộ của Ban

- Công tác đầu tư phát triển kinh doanh

- Công tác thi đua, khen thưởng kỷ luật

Ngày đăng: 12/03/2014, 16:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.4 Các mơ hình quản lý dự án đầu tư: - QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX - 1
1.2.4 Các mơ hình quản lý dự án đầu tư: (Trang 8)
Hình 1.1: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án - QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX - 1
Hình 1.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án (Trang 8)
Hình 1.2: Mơ hình chủ nhiệm điều hành dự án - QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX - 1
Hình 1.2 Mơ hình chủ nhiệm điều hành dự án (Trang 9)
Hình 1.2: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án - QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX - 1
Hình 1.2 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án (Trang 9)
Hình 1.3: Mơ hình hình thức trao tay - QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX - 1
Hình 1.3 Mơ hình hình thức trao tay (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w