1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Da chi th xa d sn chng 1 da li t

34 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 10 MB

Nội dung

Trang 2

BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN

1 Ong Va Ditc Van - Bí thư Thị ủy; 2 Ơng Hồng Anh Hàng - Thành ủy viên, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã

3 - Ong Dinh Xuân Thênh -

Pho Bi thu Thuong truc Thi ty

4 Ong Nguyén Van Tiéu -

Phó Chủ tịch UBND thị xã

5 TS Đào Viết Tác -

Giám đốc Sở KHCN&MT Hải Phòng

6 Ông Ngô Đăng Lợi -

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP.Hải Phịng

7 Ơng Hồng Gia Thảo -

Uỷ viên Ban Thường vụ Thị uỷ,

Trưởng ban Tuyên giáo Thị uỷ 8 Ong Hoang Trung Hiéu -

Chánh văn phòng UBND thị xã 9 Ông Đỉnh Xuân Thuận -

Trưởng phòng văn hoá thể thao thị xã

10 Ông Trần Quốc Thành -

Giám đốc trung tâm văn hố-thơng tin thị xã 11 Bà Hoàng Thị Nghị -

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGHIỆM THU CƠNG TRÌNH CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Giáo sư sử học, nhà giáo nhân dân Đỉnh Xuân Lâm PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 1 Ông Vũ Đức WRẾS bí thư Thị ủy Chủ tịch HĐND thị xã 2 Ông Hoàng Anh Hùng - Thành ủy viên Phó Bí thư Thị ủy Chủ tịch UBND thị xã 3 TS Hoàng Ngọc Tuấn - Giám đốc Sở KHCN&MT HP CÁC UỶ VIÊN HỘ! ĐỒNG -

1 Ông Đỉnh Xuân Thênh -

Phó Bí thư Thường trực Thị ủy 2 Ông Nguyên Văn Tiêu -

Phó Chủ tịch UBND thị xã

3 Ông Hoàng Gia Thảo - Uỷ viên Ban Thường vụ Thị uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Thị uỷ

4 Ông Đỉnh Xuân Thuận -

Trưởng phòng văn hoá thể thao thị xã

5 Ơng Hồng Đình Bình -

Trưởng phòng Tài chính thị xã

ĐỒNG CHỦ BIÊN

1 Ông Hoàng Anh Hùng - Thành ủy viên,

Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã

Trang 3

Chương mở đầu Chương l Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương Š Phụ lục BIÊN SOẠN : Ngô Đăng Ls i : TS Tran Đức Thạnh

TS Dinh Van Huy

: Tran Thi Thu Ha : Nguyén Ngoc Thao

: Trinh Minh Hién Trần Quốc Thành Vũ Lệnh Năng : Phạm Xuân Thanh Đoàn Thị Thu : Ngô Đăng Lợi HỒN CHỈNH BẢN THẢO

Ngơ Đăng Lợi - Phạm Xuân Thanh

NHŨNG NGƯỜI THAM GIA CUNG CẤP, THẨM ĐỊNH TƯ LIỆU:

ông Hồng Gia Khố, ơng Vũ Hào, ơng Hồng Đăng H,

ơng Hồng Đình Lập, ơng Phạm Cấp, ông Luu Đình Giỏi, ông Đăng Quang Tài, ông Hồng Đình Chí, ơng Hồng Phúc, ơng Hồng Gia Định, ông Nguyên Dac Hué

Ảnh trong sách: Nhà văn hoá trung tâm thị xã Đồ Sơn BẢN

Trang 4

MỤC LỤC

* Lời giới thiệu * Lời nói đầu

* Chương mở đầu

ĐỒ SƠN - MIỀN ĐẤT, CON NGƯỜI

%* Chương I:

ĐỊA LÝ TỰNHIÊN

I Dia chat và địa hình - địa mạo

II Khí hậu và thủy văn

II Đất đai

IV Động - thực vật

* Chuong 2

LICH SU

I D6 Son từ tiền, sơ sử đến giữa thế kỉ XIX

* IL Dé Son tir gitta thé ky XIX va thé thé ky XX

* Chuong 3:

KINH TẾ

I Kinh tế biển

II Du lich - dich vu

Trang 5

nước, nhân dân Đồ Sơn vừa chiến đấu bảo vệ bờ biển, vừa

tham gia chỉ viện chiến trường Đồ Sơn vinh dự có bến tau, nơi xuất phát của những con tầu không số của Hải quân nhân dân Việt Nam mở "đường Hồ Chí Minh trên biển", chỉ viện có hiệu quả cho tiền tuyến lớn miền Nam Bài học lịch

sử lớn rút ra là phải luôn biết phát huy, bồi đắp tỉnh thần yêu nước, ý chí kiên cường của người Đồ Sơn trong tiến trình giữ vững địa bàn xung yếu của quốc gia này

Với tỉnh thần dân chủ cao, Đồ Sơn trong lịch sử còn là

căn cứ quan trọng của các phong trào khởi nghĩa như của

Nguyễn Hữu Cầu (quận He) chống lại tập đoàn phong kiến

Lê-Trịnh thối nát, của Phan Bá Vành chống lại triều

Nguyễn

* *

Non nước Đồ Sơn giầu đẹp Người Đồ Sơn cần cù, dũng

mãnh, giầu truyển thống yêu nước, truyền thống cách mạng Văn hoá Đồ Sơn phong phú, có nét đặc sắc riêng

Thực hiện đường lối đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

của Đảng, Đồ Sơn đã và đang phát triển toàn diện về kinh tế-xã hội, là một pháo đài thép của thành phố Hải Phòng "Trung dũng - Quyết thắng" Chương I ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN I DIA CHAT VA DIA HINH - DIA MAO 1 BIA CHAT 1.1 DIA TANG VA TRAM TICH 1.1.1 Trước Đệ tứ

Các đá gốc trầm tích ở khu vực thị xã Đồ Sơn thuộc về hệ tầng Đồ Sơn có tuổi Đêvon giữa (Ngơ Quang Tồn, 1993) Ngoài ra, trầm tích của hệ tầng này phân bố rải rác ở đổi núi phía bắc Thuỷ Nguyên và khá phổ biến ở quần đảo

Bái Tử Long Hệ tầng Đồ Sơn do tác giả Nguyễn Công Lượng xác lập năm 1985 còn được gọi là “cát kết Đồ Sơn”

trong các văn liệu địa chất thời Pháp Hệ tầng có bề dày khoảng 350m, gồm cát kết dạng quắc zit, cát kết màu xám

tím, xám đỏ, xám vàng, xám trắng có xen các lớp cuội kết,

bột kết Cát kết Đồ Sơn có các tính chất cơ lý cơ bản như sau: khối lượng thể tích cốt đá 2,54g/cm?; khối lượng riêng 2,66g/cm”, độ rỗng 4,9%; cường độ kháng nén 745kg/em”;

cường độ kháng nén bão hoà 523kg/cm” và hệ số hoá mềm

0,63

Trang 6

trăm triệu năm trước Các hoá thạch tay cuộn tìm được ở các tầng đá Đổ Sơn đại diện cho một ngành sinh vật (Brachiopoda) sống ở vùng biển nông ven bờ trong nguyên

đại Cổ sinh, nay gần như đã bị tuyệt diệt, chỉ còn lại rất ít

loài đang sống, trong đó có con giá biển Giá biển được gọi là

“hoá thạch sống” vì đã tôn tại hàng trăm triệu năm trên trái

đất Hình thái của các hoá thạch giá biển khá phổ biến trong các tầng đá ở Đồ Sơn rất giống với con giá biển ở Cát

Hải được làm thành món ăn đặc sản bán trên các tàu khách

rời đảo ‹

1.1.2 Hệ Đệ tứ

Các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ ở khu vực thị xã Đồ Sơn cơ bản thuộc về bốn hệ tầng Tên của các hệ tầng đặt theo

tên địa phương có các lỗ khoan chuẩn lần đầu xác lập hệ tầng (Hoàng Ngọc Ky 1976) Dé là các hệ tầng Hà Nội và Vĩnh Phúc có tuổi Cánh tân (Pleistocen) và các hệ tầng Hải Hưng và Thái Bình có tuổi Toàn tân (Holocen) Ngoài ra,

còn có các tích tụ sản phẩm phong hoá đá gốc nằm trên mặt

và sườn đôi núi đá gốc

« Trầm tích Cánh tân

- Hệ tầng Hà Nội (Quạ hn) có tuổi cuối Cánh tân giữa-

muộn, là một phức hệ trầm tích hạt thô được tích tụ trong

môi trường bãi bồi và lòng sông có dòng chảy mạnh, phân bố

không liên tục tror# các lỗ khoan ở đồng bằng rìa bán đảo

Trầm tích hệ tầng không lộ trên mặt, xuất hiện ở độ sâu 15-

30m, bề dày trung bình 10-20m và có thể phân biệt thành

hai phần Phần dưới bề dày 10-15m, bao gồm các lớp cuội,

sạn, sỏi, cát hạt trung và lớn màu xám, xám trắng, xám xanh, kích thước hạt nhỏ dần từ dưới lên trên Phần trên có

bề đày mỏng, chỉ 2-5m, bao gồm các lớp cát bột, cát sét màu

vàng, xám, nâu đỏ Trong bột sét có chứa các ổ cát thành phần khoáng vật thạch anh và muscovit, các ổ kaolin mau

trắng và các kết vón oxyt sắt màu đỏ, chứng tỏ đã từng bị

phong hoá Hệ tầng Hà Nội chứa nước nhạt chất lượng tốt, độ khoáng hoá 0,6-9,12mgi1

-Hé tang Vĩnh Phúc (Q„vp) có tuổi cuối Cánh tân

muộn, nguồn gốc biển, đầm lầy biển, sông biển và aluvi

sông Đây là một phức hệ trầm tích châu thổ có bề dày 5-

20m, độ sâu xuất hiện thường trên dưới 10m ở đồng bằng

bao quanh thị xã Có thể phân biệt trầm tích hệ tầng thành

ba phần Phần dưới là cát hạt nhỏ, hạt trung màu xám

vàng, xám nhạt, đôi chỗ lẫn sỏi và mùn bã hữu cơ, chứa

nước ngầm có độ khoáng hoá cao, đến 9g/1 Đây là trầm tích

nguồn gốc biển tương ứng với thềm cao 10m chứa vỏ sò ốc và mảnh san hô ở Ao Cối (Cát Bà) Tại Đồ Sơn, trầm tích thềm phân bố hạn chế ở độ cao 10-15m ở Vạn Bún, được cấu tạo bởi cuội, sỏi, cát màu xám vàng, độ mài tròn, chọn lọc tốt

Phần giữa là bùn sét bột, cát bột chứa các ổ cát, chảy ướt,

màu xám, xám tro, chứa nhiều tàn tích thực vật mục nát

Đây là trầm tích nguồn gốc đầm lây biển và vùng triều

Phần trên phân bố rất rộng, gồm trầm tích sét, bột sét, cát

bột dẻo quánh màu xám vàng, nâu gụ, hồng nhạt, xám

trắng, nguồn gốc aluvi sông, chứa oxyt sắt biểu thị cho quá

trình phong hoá khá mạnh Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc có

sức chịu tải khá tốt, 1,9-2,2kg/em” và nằm không sâu nên có

ý nghĩa đối với nền móng xây dựng công trình

« Trâm tích Tồn tân

Trầm tích Toàn tân ở địa phận Đồ Sơn thuộc về hai hệ

Trang 7

tích Toàn tân nằm trên có xu thế hạt mịn hơn, màu xám và

xẫm hơn, chứa nhiều di tích vỏ thân mềm biển, mùn bã thực vật và mềm, nhão hơn và nói chung là nền đất yếu đối với

xây dựng công trình (Tần Đức Thanh, 1999)

- Hệ tầng Hải Hưng (Q„y' ?), tuổi Toàn tận sớm-giữa, được tích tụ vào khoảng 8-3 nghìn năm trước, có bể dày 4-

8m, nằm dưới bể mặt đồng bằng và thường gồm hai phần

Phần dưới là các trầm tích nguồn gốc đầm lây biển và biển nông, thành phần bùn bột, bột sét, sét màu xám, xám nâu, hay gặp vỏ thân mềm biển, phổ biến khá rộng khắp dưới

đồng bằng vùng bãi triều Phần trên là các trầm tích nguồn gốc đầm lầy ven biển, phân bố không liên tục, thành phần bùn cát bột và bùn bột màu xám, xám đen chứa nhiều mùn

bã hữu cơ và rất ướt nhão Ngoài ra, còn có các trầm tích

biển gồm cát hạt nhỏ, hạt trung màu xám vàng lộ ra và tạo nên các tích tụ thềm biển ven chân núi, khu sân bay cũ

- Hệ tầng Thái Bình (Q„y), tuổi Toàn tân muộn, được

tích tụ vào khoảng 3 nghìn năm qua, có bề dày khoảng một mét đến 3-4m và tạo nên đồng bằng ven biển Về cơ bản,

trầm tích hệ tầng cũng gồm hai phần Phần dưới là trầm tích nguồn gốc biển (triểu thấp và dưới triểu), thành phần

cát nhỏ và cát bột màu xám, xám nâu chứa vỏ thân mềm biển Phần trển là trầm tích nhiều nguồn gốc như bãi bồi

châu thổ ngập triều, đầm lây sú vẹt biển, bãi cát biển và cả trầm tích hô đầm nước ngọt

s _ Trầm tích Đệ tứ không phân chia

Đó là các thành tạo tàn tích sản phẩm của quá trình

phong hoá, nằm tại chỗ trên sườn đồi hoặc tích tụ dưới chân đổi, Ở sườn phía tây ưu thế là sản phẩm phong hoá vật lý tạo vỏ saprolit (vỡ vụn) Trên mặt đường phân thuỷ của đồi

núi có mặt sản phẩm vỏ phong hoá sialit sắt (SiAlFe) day 2- 2,5m Phần lớn diện tích còn lại là sản phẩm phong hoá vỏ

ferosialit (FeSiAI) dày 1,8-3,5m, thích hợp cho trồng rừng

1.1.3 Trầm tích mặt đáy biển ven bờ

Trầm tích mặt đáy biển uen bờ Đồ Sơn đưng được tích

tụ bao gồm các loại cát hạt nhỏ, bùn bột lớn, bùn bột nhỏ uà

bùn sét bột (Trần Đức Thạnh và nnk, 1993)

Trầm tích cát hạt nhỏ có giá trị đường kính hạt trung bình (Md) nam trong khoảng 0,10 - 0,15mm, màu xám và xám nâu, phân bố ở các bãi cát biển ven bán đảo Đồ Sơn, tại

bãi biển và vùng triểu phía ngoài đê biển nông trường

Trung Dũng và hạn chế hơn bãi ven đê biển Bàng La Cát

nhỏ phân bố từ bờ tới độ sâu 0,5 - 1,0m Thành phần cát chủ

yếu là các khoáng vật thạch anh, fenspat, các mảnh vỏ vôi: sò ốc biển và các khoáng vật nặng như limonit, hoblen,

actinolit, tremonit, silimanit, tuamalin, epidot va ilmenit

Bùn bột lớn có giá trị Md trong khoang 0,10- 0,05mm, màu nâu xám, phân bố ở vùng triều rộng lớn sát phía tây nam ban dao Dé Sơn và ngoài đê Bàng La, ven rìa các bãi lầy sú vẹt ở Ngọc Hải và thành dải ở sát bờ cho đến độ sâu khoảng 1 - 2m Bùn bột nhỏ có Md = 0,05-0,01mm, màu nâu

xám, nâu hồng phân bố hạn chế trên các bãi lầy sú vẹt và

thành đải từ khoảng độ sâu 1 - 2m cho đến 5 - 6m ở đáy biển ven bờ và diện phủ rộng nhất ở phía ngoài đê Trung Dũng

Bùn bột sét có giá trị Md = 0,009 - 0,010 mm, màu nâu

hồng, phân bố rộng rãi ở đáy biển có độ sâu khoảng 5 - 6m

Trang 8

Trâm tích mặt đáy biển uen bờ có đặc điểm phân bố mặn dân từ bờ ra sâu, có liên quan đến địa hinh va điều biện động lực tích tụ Thành phần của chúng có sự biến động theo mùa, mịn hơn uề mùa mưa trong điều biện lắng đọng tau thế uà thô hơn đôi chút uào mùa khô trong điêu biện bào

mon mat day uu thé

1.2- KIẾN TRÚC KIẾN TẠO, TÂN KIẾN TẠO VÀ KIẾN TẠO HIỆN

ĐẠI

Vùng đất Hải Phòng phát triển trên hai đới kiến trúc

kiến tạo có lịch sử phát triển khác nhau và ngăn cách nhau

qua đứt gãy sâu Kinh Môn - Hải Phòng - Cát Bà Đó là đới

uốn nếp Caledonit nằm ở phần đông bắc và bồn trũng dạng

địa hao Kainozoi ở phần phía tây nam địa phận (Đobjicov,

và nnk, 1965) Dai nang Kiến An - Đồ Sơn chính là phân

định hình thái của hai kiến trúc này Đặc điểm tân kiến tạo

và kiến tạo hiện đại ở Hải Phòng nói chung và Đồ Sơn nói

riêng thể hiện rõ nhất qua ba hệ thống đứt gẫy định hướng

tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam và á vĩ tuyến

(Nguyễn Cẩn, và nnk, 1994) Chúng cắt qua các tầng đất đá,

gây dịch chuyển, biến vị phá huỷ các lớp đá cứng, tạo ra các

chuyển động khối tảng, hình thành nên các bồn trũng và

khối nâng làm tiền dé cho các quá trình tích tụ hoặc xâm thực bào mòn của các khu vực

.- Hệ đứt gã# định hướng tây bắc - đông nam bao gồm một loạt đứt gãy lớn đóng vai trò chính phá huỷ các thành

tạo địa chất thuộc Hải Phòng Đứt gãy sâu sông Lô cắt qua cửa Thái Bình Song song với đứt gãy này là các đứt gãy

Hải Ninh - Kiến An cắt qua cửa Văn Úc; đứt gãy Kim Thành

- Đồ Sơn cắt qua cửa Họng; đứt gãy Kinh Môn - Hải Phòng

cắt qua vùng cửa Bạch Đằng và đứt gãy Núi Đèo - Đồ Sơn

định hướng bắc tây bắc - nam đông nam

- Hệ đứt gãy định hướng đông bắc - tây nam bao gồm

đứt gãy Van Li - Tién Hai - Hon Dau; ditt gay Thuy Anh - Đồ Sơn; đứt gãy Thái Bình - Hải Phòng và đứt gãy sông

Luộc (Kiến An - Hải Phòng)

- Hệ đứt gãy định hướng á vĩ tuyến bao gồm đứt gãy Kinh Điền - Cát Hải- Phù Long và một loạt đứt gãy Bắc

Thuỷ Nguyên và đứt gãy Kinh Môn

Do tính chất phân hoá phức tạp của vận động kiến tạo, trên phạm vi lãnh thổ Hải Phòng xuất hiện các đới nâng, hạ

tương đối Phần đất thị xã Đồ Sơn nằm trên đới nâng Kiến

An - Đồ Sơn, có biên độ nâng đạt 60-120m, đã tạo nên kiến trúc hình thái dương phân chia lãnh thổ Hải Phòng thành

hai phần đông bắc và tây nam có đặc điểm phát triển địa

chất khác nhau trong giai đoạn hiện đại Kiến trúc - hình

thái dương trùng với đới nâng Kiến An - Đồ Sơn rộng khoảng 15km, phần lớn diện tích của nó bị phủ bởi trầm tích

Đệ tứ và đá gốc chỉ lộ ra ở Đồ Sơn, Núi Đối và Kiến An Bề

mặt đồng bằng bao quanh đổi núi chỉ cao 1,0 - 1,5m đến 2 -

3m, Giáp kề phía tây nam là một đói sụt hạ có biên độ sụt

hạ tân kiến tạo tới nghìn mét, tốc độ đạt 0,03 0,04mm/năm Giáp kề phía đông bắc là đới sụt hạ Hải

Phòng, trên đó trong giai đoạn hiện đại lại xuất hiện đới sụt

hạ trung tâm ở vùng cửa sông Bạch Đằng

Hoạt động của các hệ đứt gãy có kèm theo biểu hiện địa chấn cường độ khác nhau Có thể chia vùng đất Hải

Phòng thành 3 vùng có biểu hiện địa chấn khác nhau liên

quan chủ yếu đến hệ đứt gãy định hướng tây bắc - đông

Trang 9

bởi đứt gãy sông Lô và đứt gãy Kinh Môn - Hải Phòng có biểu hiện động đất đạt cường độ 4,6-5,0 độ Richter, chấn cấp

6 "Io" bằng 7 Dọc theo đứt gãy Kim Thành - Đồ Sơn có 3

chấn tâm động dất đạt cường độ 2,5 - 5,0 độ Richter

1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT 1.3.1 Thời gian trước kỷ Đệ tứ

Vào nguyên đại Cổ sinh sớm (570 - 410 triệu năm

trước), lịch sử địa chất Hải Phòng gắn liền với sự phát triển

của địa máng - biển sâu kéo dài dọc ven biển Trung Quốc sang địa phận ven bờ Đông Bắc Việt Nam Vào cuối ky Silua

(410 triệu năm trước) thuộc cổ sinh giữa, khu vực biển này trải qua một pha chuyển động nghịch đảo tạo sơn, biến vùng

biển sâu trở thành một vùng núi uốn nếp, kết thúc một chu kỳ kiến tạo có tên là Caledoni và vì thế Đồ Sơn trở thành lục

địa chịu quá trình xâm thực, bóc mòn Vào Đevon giữa, Đồ Sơn bị biển lấn và môi trường biển ven bờ được thiết lập tích tụ nên hệ tầng trầm tích Đồ Sơn Cuối Đevon, khu vực bị nâng cao thành lục địa Bước sang Cổ sinh muộn (bao gồm

kỷ Cacbon và Pecmi, kéo dài 340 - 240 triệu năm trước) chế

độ biển nông nóng ấm được thiết lập trở lại, đã tích tụ các thành tạo đá vôi nguồn gốc hoá học và sinh vật rất phổ biến ở ven bờ Đông Bắa Tầng đá vôi này cũng có thể từng có mặt

ở Đồ Sơn, nhưng sau này bị xâm thực hết Trong suốt

nguyên đại Trung sinh, gồm các kỷ Trias, Jura và Kreta

(240-67 triệu năm trước), ở Đồ Sơn tôn tại chế độ lục địa kéo

dai

Nguyên đại Tân sinh gồm 3 kỷ là Paleogen, Neogen

(gọi chung là thời gian Đệ tam, kéo dài 67 đến 2 triệu năm

trước) và Đệ tứ (còn gọi là kỷ Nhân sinh, kéo dài 2 triệu năm

qua) Trong Đệ tam, Đồ Sơn vẫn tôn tại ở chế độ lục địa, có

giai đoạn là núi, có giai đoạn là đồng bằng đồi kiểu bán bình

nguyên Địa hình đôi núi hiện nay, cơ bản được tạo nên nhờ

các chuyển động nâng kiến tạo từ cuối Neogen kéo dài sang

thời gian Đệ tứ

1.3.2 Kỷ Đệ tứ

Trong kỷ Đệ tứ, con người đã xuất hiện trên trái đất và có các thời kỳ hoạt động của băng hà, khí hậu trái đất

lạnh giá gây đóng băng nước quy mô lớn ở bán cầu bắc và

các vùng núi cao, làm hạ thấp mực nước đại dương thế giới và các kỳ nóng ẩm xen kẽ làm tan băng gây dâng cao mực

nước Trong kỷ Đệ tứ có bốn kỳ băng hà xen kẽ với các kỳ

tan băng Chúng gây nên những đợt biển tiến và biển thoái

trên các vùng thềm lục địa và dải ven bờ ở quy mô hành

tinh

Thời gian Cánh tân kéo dài từ 2 triệu năm đến 11 nghìn năm trước, được chia thành Cánh tân sớm (2 triệu -

700 nghìn năm trước), Cánh tân giữa (700 - 300 nghìn năm

trước) và Cánh tân muộn (800 - 11 nghìn năm trước) Vào

các kỳ băng hà, mực nước đại dương hạ thấp trên trăm mét

làm phơi cạn các vùng thềm lục địa, khí hậu khô lạnh ở các vùng đóng băng, nhưng lại thường mưa lũ lớn ở các vùng nhiệt đới bây giờ Trong hầu hết chiều dài của thời gian

Cánh tân, khu vực Đồ Sơn nằm trong môi trường lục địa, hoạt động xâm thực, bào mòn ưu thế hơn bồi tụ và địa hình

tương phan hơn hiện nay Trong Cánh tân sớm, môi trường

đổi núi chịu xâm thực bóc mòn trùm lên toàn bộ địa phận

Đồ Sơn hiện nay Sang thời gian Cánh tân giữa và muộn, vùng đổi núi xâm thực bóc mòn bị thu hẹp lại gần giống như

hiện nay, và bao quanh đổi núi là vùng đồng bằng sông lũ

Trang 10

là thời kỳ mưa lớn và dòng chảy lũ mạnh Một đợt biển tiến

vào khu vực Đồ Sơn và ven bờ Bắc Bộ đã xảy ra vào nửa sau Cánh tân muộn, khoảng 3-5 vạn năm trước Dấu vết của

biển tiến này được ghi lại bằng các di tích vỏ hầu hà và các thêm tích tụ biển cao 10-15m ở Hạ Long, Cát Bà và cả ở Đồ

Sơn, lúc đó là một quần đảo ven bờ Do biển tiến, môi trường cổ địa lý khu vực xung quanh biến đổi từ cảnh quan vịnh

biển, chuyển dần thành ven bờ châu thổ Cuối cùng, biển

rút ra xa để lại cảnh quan đồng bằng mở rộng trên cả thềm

lục địa vịnh Bắc Bộ ngày nay và đường bờ nằm phía ngoài

cửa vịnh

Thời gian Toàn tân bắt đầu từ 11 nghìn năm trước và

kéo dài cho đến tận ngày nay Đó là thời gian xuất hiện con người thông minh (Homo sapiens) trên trái đất, chủ nhân

của các nền văn hoá khảo cổ thuộc thời kỳ đá mới và kim

khí Toàn tân là thời gian khí hậu trái đất ấm dần, băng tan

và mực nước biển dâng cao trên quy mô hành tỉnh Dựa vào

các giai đoạn biến đổi khí hậu trên trái đất, Toàn tân được

chia thành 3 kỳ là sớm (11 - 7 nghìn năm trước), giữa (7 - 3 nghìn năm trước) và muộn (3 nghìn năm qua)

Khoảng 11- 7 nghìn năm trước là thời gian biển tiến vào địa phận Đồ Sơn Biển bắt đầu tiến vào lục địa vào

khoảng 17-18 nghìn năm trước và xuất phát từ độ sâu 100-

190m, tốc độ lúc đầu khá lớn, sau đó chậm dần Đến khoảng

11 nghìn năm trước bờ biển tiến đến độ sâu 60m Vào khoảng 7-8 nghìn năm trước, biển đã tràn vào phần ven bờ

châu thổ sông Hồng hiện nay và đã làm ngập vùng vịnh

nằm giữa Cát Bà và Đồ Sơn Xung quanh đổi Đồ Sơn - Kiến An là vùng đầm lầy ven biển chịu ảnh hưởng của thuỷ triều

Thời gian 7- 4 nghìn năm trước là giai đoạn biển tiến tràn ngập khu vực Hải Phòng và lân cận, đường bờ biển mở rộng nhất trong Toàn tân Vào khoảng 7- 6 nghìn năm

trước, vùng cửa sông Bạch Đằng bây giờ là vịnh biển và

đồng bằng tây nam Đồ Sơn đã là vùng biển nông Biển tiến

mở rộng cực đại và đường bờ lùi xa nhất về phía lục địa vào khoảng 5 - 6 nghìn năm trước Về cơ bản, Đồ Sơn lúc này là một quần đảo, nước biển sạch và độ mặn cao đã cho phép

phát triển rạn san hô viền bờ ở bờ đảo Chỉ sau này, khi mực biển hạ thấp, nước biển bị đục và ngọt, san hô Đồ Sơn mới bị

chết hàng loạt Mực biển khá ổn định đã tạo nên các bãi cát

biển, ngày nay được nâng cao thành thềm tích tụ biển bậc

IL

Vào thời gian 4-3 nghìn năm trước, có sự hạ thấp tương đối của mực biển ở khu vực, đồng bằng rìa đổi núi mở rộng đôi chút với sự có mặt của các hồ đầm lây Vùng cửa

sông Bạch Đằng khi ấy cũng là một vùng đầm lầy rộng lớn ven biển, còn phía bắc Tiên Lãng, An Hải là vùng đồng bằng

châu thổ mới bồi

Vào thời gian 3-2 nghìn năm trước (đầu Toàn tân

muộn), mực biển tương đối dâng cao và biển lấn trở lại Các

tích tụ cát do sóng và dòng dọc bờ đã nối liền các đảo nhỏ

riêng biệt ở Đồ Sơn thành một đảo duy nhất (trừ Hòn Dáu),

nối liền Núi Đối với Thuy Hương ở Kiến Thuy và tạo nên các thềm biển hẹp cao 3-3,5m Sau đó, đồng bằng lại bồi tụ lấn

ra biển và sóng vun tụ thành các đê cát chạy từ Minh Đức

Trang 11

Thời gian từ 2 - 1 nghìn năm trước, đây là thời gian bờ biển tiếp tục tiến ra phía biển do tốc độ bồi tụ đồng bằng châu thổ khá nhanh ở cả đông bắc và tây nam Đồ Sơn Trong lịch sử Toàn tân, đây là thời gian rừng sú vẹt phát

triển rộng khắp nhất, gần như ở toàn bộ vùng cửa sông

Bạch Đằng và phía đông bắc Đồ Sơn Tuy nhiên, Đồ Sơn vẫn

là một hòn đảo, phía bắc và tây bắc là một eo biển nước

nông

Khoảng một nghìn đến ð - 7 trăm năm trước, mực

nước biển dâng nhanh dần Tuy vậy, nhờ nguồn phù sa phong phú, bờ biển vẫn tiếp tục di chuyển ra phía biển do

bồi tụ mạnh trên toàn dải bờ Hải Phòng Cả vùng tây nam

Đồ Sơn và vùng cửa Bạch Đằng đều nằm trong chế độ bồi tụ cửa sông châu thổ Cuối thời gian này, hệ đê cát cao 2,5-3m kéo dài từ Hùng Thắng sang Đại Hợp, đến Bàng La được

hình thành Vào thời khoảng 5-7 trăm năm trước, quá trình

bồi tụ đồng bằng lấn biển đã nối quần đảo Đồ Sơn trước đây

thành bán đảo gắn liền với đồng bằng Kiến Thụy (Đỉnh Văn

Huy, 1996 Trần Đức Thạnh uò nnh, 2001)

Trong 5 - 7 trăm năm qua, biển lấn vào lục địa ở

phía đông bắc bán đảo Đồ Sơn do tốc độ ngập chìm lớn hơn

tốc độ lắng đọng trầm tích Vùng cửa Bạch Đằng bị biển lấn, chuyển từ kiểu cửa sông châu thổ sang kiểu cửa sông hình

phễu (Trần Đức Thạnh, 1987) Ö khu vực tây nam tích tụ châu thổ vẫn tiếp tục bồi tụ trong điều kiện ngập chìm có

đền bù bồi tích Tuy nhiên, tốc độ bồi tụ ở đây không đều và

gúó những pha bồi-xói xen kẽ chu ki ngắn Trong giai đoạn

hiện nay, mực nước chân tĩnh tiếp tục nâng cao do khí hậu trái đất ấm lên và đạt 1-1,5mm/năm trong thế kỷ qua Mực

nước biển tại trạm Hải văn Hòn Dấu dâng cao trung bình

2,24mm/năm trong thời gian 1957-1989 Vì vậy, đã xấy ra

ngập chìm không đền bù trầm tích ở đông bắc Đồ Sơn Có một số nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt bồi tích: Khoảng 5 - 7 trăm năm trước bán dao Dé Sơn nối liền với đồng bằng vừa bồi lấn mở rộng ở rìa tây nam vùng cửa sông Bạch Đằng

đã ngăn không cho bồi tích dọc bờ tây nam đi lên; Thuỷ triều lớn và dòng triều mạnh lên đã tăng cường phân tán bồi tích

lơ lửng ra khỏi vùng cửa sông Bạch Đằng và dòng chảy tổng

hợp ven bờ hướng thống trị tây bắc-đông nam có xu hướng đưa bồi tích xuống phía tây nam; Trong quá trình phát triển châu thổ, nhiều nhánh nối ngang sông Hồng với hệ thống sông Cầu-Bạch Đằng bị cạn, làm giảm nguồn bồi tích bổ

sung từ sông Hồng

Hiện nay, địa hình ven bờ Hải Phòng liên tục bị biến dạng, vị trí đường bờ luôn thay đổi do các quá trình bồi tụ và

xói lở Khu bán đảo Đồ Sơn đá gốc, bờ tương đối ổn định, tuy nhiên các bãi cát biển bị xói lở nhẹ, tốc độ 0,3 - 0,5m/nam

Bo phía ngoài đê đường 14 từ Núi Độc đến cửa Lạch Tray cũng bị xói lở 3 - ðm/năm và đây là một đoạn đê kè xung yếu, thường xuyên phải tu bổ Bờ biển Bàng La bị xói lở một thời kỳ kéo dài suốt từ những năm 40 đến những năm 80

của thế kỷ XX và mới bắt đầu bồi tụ trở lại khoảng chục

năm qua Ở vùng biển ven bờ, mặc dù có sự biến đổi phức

tạp, song có thể thấy xu thế đường đẳng sâu 5m trong thời gian 1941-1990 lấn về phía lục địa ở phía đông bắc Đồ Sơn,

thuộc cấu trúc vùng cửa sông hình phễu Trong khi đó,

đường này mở lấn ra phía biển ở phía tây nam Đồ Sơn,

thuộc cửa sông ven bờ châu thổ

Trang 12

thuỷ văn sông tải lượng và phân bố nước, bồi tích từ luc dia ra biển; thay đổi hình dạng và cân bằng động lực bờ biển;

làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và thoái hoá các hệ

sinh thái Đến đầu thế kỷ XX, từ Câu Rao dén Đồ Sơn vẫn

là vùng bãi lầy sú vẹt rộng mênh mông Con đường 14 đã chặn lấp tất cả các lạch triểu-sông lớn như sông He, sông

Riêng, sông Sàng, ngăn nước và phù sa từ sông Đa Độ sang

khu vực Núi Độc - Lạch Tray Cho đến giữa thế kỷ XX vẫn

còn những côn cát nổi cao dài hàng trăm mét phía ngoài đê

biển đường 14, nay đã bị xói hết Con đê biển đường 14 đắp năm 1979 đã làm thay đổi hướng bờ tạo cho dòng bồi tích cát dọc bờ tràn xuống phía nam gây bồi lấp luồng vào bến Xăm -

một bến cá lâu đời Để cải tạo bến và chống sa bồi, Đồ Sơn

đã tiến hành xây kè đọc luồng chống sa bồi cát

1.4 KHOANG SAN

Nam trong dia phận hẹp uà các thành tạo địa chất

bhá đơn giản, Đồ Sơn không có mỏ khoáng sản quan trọng

nào, trừ các mỏ uật liệu xây dựng có quy mô nhỏ uò nước

ngâm có trữ lượng rất hạn chế

Khoáng sản đáng kể nhất là đá quaczit ốp lát lộ ra ở

ven đổi tại Vạn Hương, Ngọc Xuyên, Bến Nghiêng , trữ lượng 406 nghìn mở Đá ốp có chất lượng trung bình, màu

không đẹp lắm, ngoài ốp lát, có thể sử dụng làm vật liệu xây

dựng các công trình chống axit gặm mòn Thành phần khoáng vật của đá gồm thạch anh 80-95%; fenspat 3-5%;

hạt vụn silic 2-3% và khoáng vat nang tuamalin, zircon Cac tinh chats lý co bản của đá ốp lát như sau: kích thước hạt 0,05 - 0,7mm; độ cứng 6-7 (thang độ cứng tương đối gồm

10 cấp); dung trọng 2,59g/cm”; tỉ trọng 2,64gfcm”; độ rỗng

24: độ hút nước 0,6%; cường độ kháng áp khô 1098kg/cm”;

cường độ kháng áp no nước 1013kg/em* Tuy nhiên, không nên đặt ra vấn đề khai thác đá ốp lát vì làm tổn hại đến giá trị cảnh quan quí giá ở khu du lịch

Vật liệu cát phục vụ trong xây dựng chủ yếu san lấp

nền và một phần làm vữa xây có trữ lượng đáng kể, ước tính

trên chục triệu m° Lượng cát chủ yếu phân bố ở dải cát khu

sân bay cũ trên bề mặt địa hình cao 4-6m và ở khu bãi ngập triều phía bắc bến cá Ngọc Hải Cũng không nên đặt ra vấn đề khai thác vật liệu cát vì ảnh hưởng đến cảnh quan tự

nhiên và xói lở bờ biển

Nước ngầm là loại khoáng sản quý đối với Đồ Sơn,

nhưng trữ lượng không lớn Tầng chứa nước hệ tầng Đồ Sơn có lưu lượng ở các lỗ khoan nhỏ, khoảng 0,56 - 4,47 I/s Nude

ton tại trong các khe nứt của đá cứng Chất lượng nước tốt,

độ khoáng hoá 0,085 - 0,13g/1, loại hình hoá học nước

bicacbonat-celorua và là một nguồn đóng góp cho cấp nước của thị xã Nước ngầm trong tầng chứa nước Hà Nội, tuổi Cánh tân giữa-muộn có độ khoáng hoá 0,3 - 9,12 g/l, loại

hình hoá học nước clorua-bicacbonat hoặc bicacbinat-clorua Triển vọng trữ lượng nước nhạt trong tầng này trên diện tích 12km” là 10.000m”ngày Các tầng chứa nước Vĩnh

Phúc, Hải Hưng và Thái Bình chứa nước ngầm lợ và thậm

chí mặn Tuy nhiên, trong các thể cát trẻ ven biển, có gặp

các tầng nước ngầm tầng nông, được bổ sung thường xuyên bằng nước mưa, trữ lượng nhỏ và có thể bị nhiễm mặn nếu

bơm hút quá mức

Trong trầm tích bãi biển Đồ Sơn, có khi gặp các mảnh

tectit Đó là một loại đá thiên thạch có nguồn gốc từ ngoài

Trang 13

2 DIA HINH DIA MAO

2.1 HINH THAI DIA HINH

Với diện tích hơn 3.000 ha thị xã Đồ Sơn là vùng đất

qui tụ tương đối đầy đủ các loại địa hình cơ bản: đổi, đồng bằng, bờ và đáy biển Toàn bộ địa hình cơ bản trên lại được

phân bố trong một không gian lục địa - biển - đảo Do vậy,

địa hình Đồ Sơn khá phong phú về kiểu loại, đa dạng về

nguồn gốc

2.1.1 Địa hình đổi núi và đồng bằng

Địa hình đổi của Đồ Sơn không cao quá 130m và thường liên kết với nhau thành dãy đổi như dãy Vạn Hương (cao 91m ,88m) - Chòi Mòng (cao 101m, 127m) - Đồ Sơn (cao

78m, 87m), kéo dài theo phương tây bắc - đông nam; các dãy

đồi có độ cao thấp hơn như dãy núi Ba Đì cao 46,0m, dãy núi

Nà Hàu cao 68,0m kéo dài theo phương tây bắc- đông nam

Một số đồi sót đứng độc lập như núi Độc cao hơn hai chục mét hoặc tách khỏi bờ dạng đảo như hòn Dau cao 40,5m

Địa hình đôi cấu tạo chủ yếu bằng các đá trầm tích hệ tầng Đồ Sơn rất rắn chắc Bề mặt đỉnh tương đối bằng

phẳng, đường chia nước không rõ, sườn thẳng hoặc hơi lồi,

đường nét trơn chu Sườn đổi thường dốc 15 -201

Địa hình đồng bằng ở Đồ Sơn khá bằng phẳng và hầu

hết đất đang còn chua mặn Những nơi đồng bằng cao, thoát khỏi chua mặn, phân bố hạn chế ở ven chân đổi hoặc trên các dải cồn cát cao ở Vạn Sơn, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên Độ cao của bề mặt đồng bằng trung bình 1,0 - 1,2m; những nơi cao độ cao có thể lên tới 3 - 4m nên hỒần tồn khơng bị nhiễm

mặn Độ nghiêng bề mặt đồng bằng rất nhỏ, dưới 30, những nơi sát chân đổi và côn cát cổ góc dốc bề mặt tăng lên 1 - 20

44

Địa hình bờ biển và bờ đảo Đồ Sơn gồm hai kiểu bờ

đặc trưng là kiểu bờ tích tụ, thấp, bằng phẳng bao gồm các

đoạn bờ cát, bờ bùn được trải rộng, nghiêng thoải ra phía biển và kiểi bờ tích tụ - mài mòn với những vách xâm thực

dốc đứng cao một vài chục mét nhô ra biển, nằm xen kẽ với

các cung lõm tích tụ Kiểu bờ tích tụ - mài mòn phân bố chủ

yếu trên đoạn bờ của bán đảo Đồ Sơn và đảo Hòn Dáu Dưới chân các vách dốc đứng là các bãi tầng cuội hoặc trơ nền đá gốc Chiều rộng của các bãi tảng, cuội này không lớn chỉ rộng hơn trăm mét khi thuỷ triều hạ thấp nhất và chúng cũng nghiêng thoải về phía biển

Địa hình đáy biển Đồ Sơn được trải rộng từ bờ ra đến

trung tâm vịnh Bắc Bộ Trong khoảng từ bờ đến độ sâu 20 -

25 m, đáy biển Đồ Sơn đang được bồi tụ bởi các vật liệu bùn

sét mang đến từ các vùng cửa sông Cấm - Bạch Đằng, Văn Úc - Thái Bình và Lạch Tray Nằm ngoài độ sâu 20 - 25m là

phần đáy vịnh Bắc Bộ, nguyên là đồng bằng lục địa mới bị

biển dâng cao làm ngập trong thời gian 8 - 9 ngàn năm

trước

2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO

2.2.1 Các loại địa hình theo nguồn gốc phát sinh * Địa hình nguồn gốc lục địa là các kiểu, dạng địa

hình được thành tạo trong mơi trường, hồn cảnh lục địa

như các quá trình xâm thực, xói lở bờ sông, suối, hồ, ao Các dòng chảy thường xuyên (dòng chảy sông) hay dòng chảy

tạm thời (chỉ xuất hiện khi có mưa) ngoài việc xâm thực, xói

mòn còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng là vận chuyển

Trang 14

hay sườn các đổi núi về hạ lưu các sông hay chân sườn đồi

núi tích tụ

Sông Họng (sông Đại Bàng) trước đây được hình thành bởi dòng chảy thường xuyên xâm thực và khoét sâu

Thời kỳ đó, sông được nối thông với hệ thống thượng nguồn

như sông Văn Úc, sông Đa Độ và không bị đắp chặn cửa thông ra biển ở Cống Họng Hiện nay sông đã bị đắp chặn ở cả phần thượng nguồn và phần cửa sông thông với biển Nó

chỉ là một lạch trũng sót lại và được sử dụng làm kênh dẫn nước vào đồng muối Bàng La hoặc kênh dẫn nước thải của

các cánh đồng xung quanh ra biển Thực tế lòng sông Họng đang diễn ra quá trình bồi lấp lòng sông, đã chấm đứt quá

trình xâm thực lòng Quá trình bồi lấp lòng sông này sẽ diễn

ra rất chậm nếu chỉ có các dòng chảy tạm thời trong các

mùa mưa hàng năm mang vật liệu từ các vùng cao xung

quanh đến tích tụ, nhưng sẽ rất nhanh nếu con người san

lấp tạo mặt bằng xây dựng

Trên các đỉnh đổi và sườn đổi thị xã Đồ Sơn, nước mưa đã bóc mòn, rửa trôi các sản phẩm phong hoá và vận

chuyển dần xuống dưới chân đồi, tạo nên dải tích tụqiẹp ven

các chân đổi Quá trình bóc mòn, rửa trôi đỉnh và sườn các

đổi đã diễn ra như vậy hàng triệu năm qua làm cho đỉnh và sườn đổi có đường nét mềm mại, đỉnh bằng phẳng dạng vòm, đường chia nước (đường nối các đỉnh đổi với nhau)

không rõ ràng ‘

* Địa hình nguồn gốc hỗn hợp biển sông, trong đó sông và bồi tích sông đóng vai trò chủ đạo Đồng bằng này

gồm hầu hết đồng bằng phía trong đê biển trừ các đê cát ở

Ngọc Hải (khu sân bay cũ) Đồng bằng được bồi tụ trong thời

gian khoảng 2- 1 nghìn năm trước Độ cao trung bình của bề

mặt đồng bằng là 1- 1,2 m Địa hình có hướng chung thấp dần về phía đông, đông nam Bề mặt địa hình có tính tương

phan rõ với các địa hình đổi núi xung quanh và với sự có

mặt của các đê cát cổ chạy dài thành tuyến theo hướng tây

bắc - đông nam Thực tế bề mặt đồng bằng này còn thấp

nhưng do có hệ thống đê quốc gia bảo vệ nên nước thuỷ triều

dâng cao không tràn ngập được Tuy nhiên, nước mặn vẫn

có thể ảnh hưởng tới các lớp đất canh tác bề mặt do hiện

tượng thẩm thấu, nhất là vào mùa khô

° Đồng bằng nguồn gốc hỗn hợp đầm lầy - biển phân bố

hạn chế ở phía bắc thị xã, nơi giáp xã Hợp Đức Khu vực này xưa kia nằm trên địa phận một vụng biển cổ bị lấp đầy

trong khoảng 700 - 1000 năm qua Cho đến đầu thế kỷ XX,

về cơ bản vụng biển cổ này mới hoàn toàn được khai phá và

thoát khỏi ảnh hưởng của biển Độ cao bề mặt đồng bằng

thường chỉ cao 0, - 0,8 m, ít khi cao quá 1 m Hầu hết trên bề mặt đồng bằng này vắng bóng các cồn cát nguồn gốc sóng biển Trầm tích cấu tạo bề mặt đồng bằng là bột sét, cát bột

màu xám, xám nâu dẻo quánh Nằm sâu dưới bề mặt 20 - 40cm thường bắt gặp lớp sét bột hoặc cát bột màu xám xanh

dẻo quánh chứa nhiều di tích thân rễ thực vật ngập mặn và các hợp chất lưu huỳnh ở dạng khử Lớp này được tích tụ

trong môi trường đầm lầy - vụng biển, yếm khí Khi bị ô xy

hoá nó sinh ra chua mặn nặng nề cho đất Dấu tích của vụng biển cổ còn được ghỉ lại qua một hệ thống lạch triều cũ

dày đặc, phân nhánh chằng chịt, phân bố ở các xã Amh

Dũng, Hoà Nghĩa, Hợp Đức thuộc huyện Kiến Thuy Các

sông He, Đồn Riêng, sông Sàng, sông Cốc Liễn chính là

Trang 15

cổ này thực vật ngập mặn phát triển rất tươi tốt Hiện nay

đã trở thành các cánh đồng lúa

* Địa hình nguồn gốc biển

- Địa hình tích tụ do sóng

Các bậc thềm biển tích tụ phân bố ở các độ cao khác nhau và tuổi của chúng cũng khác nhau Tuổi và độ cao của các bậc thềm ở Đồ Sơn theo quy luật tuổi thềm càng lớn thì

thềm phân bố ở độ cao càng lớn Thầm bậc III cao 10 - 15m

thành tạo cách ngày nay khoảng 30 000 năm Nó phân bố

rất hạn chế, có thể bắt gặp ở tây bắc núi Nà Hầu Chiều dài thểm tới 200 - 300m, chiều rộng khoảng 100 - 150m Cấu tạo thểm là cuội, sỏi, cát, bột màu nâu vàng, gắn kết yếu Bậc thểm này cũng khá phổ biến ở Việt Nam và có thể bắt gặp

được ở nhiều nơi như Nghệ An, đảo Hòn Thu, Cà Ná, Vũng Tàu, Phú Quốc, đảo Bạch Long Vĩ Ở Quảng Ninh - Hải

Phòng cũng bắt gặp thềm bậc III này ở nhiều nơi như

Hoàng Tân, Tiền An, đảo Cát Bà Chúng được cấu tạo bởi

cát hạt trung, hạt nhỏ, độ mài tròn và chọn lọc tốt Thềm

tích tụ biển bậc II cao 4 - 6m, tạo thành cách ngày nay

khoảng 6 - 5 nghìn năm Chúng thường tạo thành các dải @

hẹp, ngắn ven các cung bờ lõm của đổi núi hoặc nằm trên các yên ngựa giữa các đỉnh đôi thấp kề nhau Diện tích các

mắng thểm có thể rộng tới 10 ha (khu II Đồ Sơn) Thém chu

yếu được hình thành bởi quá trình tích tụ, một số nơi bắt gặp thém dạng tích tụ - mài mòn hỗn hợp Chúng có thể được cấu tạo từ cát trắng, xám vàng chứa vỏ sò ốc hoặc từ

cuội sạn sỏi Một vài nơi tảng đá gốc nhô cao trên bể mặt

thềm Có thể bắt gặp thềm bậc II ở dưới chân các núi Ngọc

Xuyên, Đồ Sơn, Ba Đì, Bến Sét và nhiều nơi khác thuộc

ven biển Việt Nam Thém tich tu bién bac I cao 3 - 3,5 m,

được tạo thành cách ngày nay khoảng 2 - 3 nghìn năm

trước Đây là bậc thểm trẻ nhất và còn được bảo tồn khá tốt

Cấu tạo bề mặt bậc thềm là cát hạt nhỏ mầu vàng xám đôi chỗ lẫn vỏ sinh vật biển Nó thường tạo nên những mảng thềm rộng từ vài mét tới 200 - 300m, dài vài trăm mét nằm kề sát các vách sóng cũ Một số nơi thềm có dạng hỗn hợp

tích tụ - mài mòn, cấu tạo từ các vật liệu hạt thô như cuội, s0i, đá gốc nổi cao trên mặt

Đê cát ven bờ cao 2 - 4 m, tạo thành cách ngày nay

khoảng 2 - 3 nghìn năm trước Ở Đồ Sơn, đê cát này có thể bắt gặp ở Ngọc Hải và Bàng La Đê cát ở Ngọc Hải có độ cao

3, - 4m, chiều rộng từ 50m đến vài trăm mét, chiều dài một vài km Đặc điểm trầm tích cát cồn ở đây phân biệt khá rõ 2 lớp: lớp cát nhỏ nằm trén day 50 - 80cm, mau xám, có độ

mài tròn, chọn lọc tốt; lớp cát màu vàng dày 200-250m nằm

dưới màu xám chứa nhiều vỏ sò ốc biển, dưới 300m là lớp bùn màu nâu Dé cát ở Bàng La chỉ cao 2 - 2,5m được hình thành sau đê cát ở Ngọc Hải trong cơ chế biển lùi, vào giai

đoạn phát triển đồng bằng tam giác châu Bắc Bộ mở rộng

tới Yên Lập Yếu tố quyết định tới việc tạo thành địa hình này là do dòng chảy dọc bờ kết hợp sóng hướng Nam, đưa vật liệu cát tích tụ cao dần

Bãi cát biển là dạng địa hình phổ biến ở Đồ Sơn Bãi

cát Đồ Sơn được cấu tạo bởi cát lục nguyên hạt nhỏ màu xám độ chọn lọc tốt Bãi cát của bãi tắm I và II có thành

phần độ hạt tương đối đồng nhất, bãi cát của bãi II có thành phần phức tạp hơn gồm nhiều cấp hạt, độ phân tuyển cũng kém hơn bãi Ï và II Bãi có vật liệu thô như tảng, cuội,

Trang 16

độ sâu 50em trở xuống, vật liệu bãi thô dần từ cát hạt nhỏ đến cát hạt to và chuyển sang dăm sắc cạnh

- Địa hình tích tụ do thuỷ triều

Bãi triểu cao phân bố ngoài đê quốc gia, chỉ bị ngập triểu khi nước thuỷ triều đạt mức trung bình đến cực đại

Độ cao bề mặt thường cao 0m - 0,5m, khá bằng phẳng, trên

đó thực vật ngập mặn được trồng phát triển tươi tốt Bề mặt được phủ một lớp trầm tích sét bột màu nâu xám Bãi triều

cao là đối tượng chính để khai hoang lấn biển và quai đắp

đầm nuôi thuỷ sản

Bãi triều thấp thường xuyên bị ngập triều, chỉ lộ ra khi triều rút thấp Độ cao bề mặt bãi triều thấp trung bình

là -0,õ đến - 1,1 m khá bằng phẳng Khác với triều cao, bãi

triều thấp hoàn toàn vắng bóng thực vật ngập mặn

* Địa hình tích tụ hỗn hợp triều - sóng và dòng hải

lưu ven bờ Tích tụ bờ ngầm, từ độ sâu 6m trở vào Kể từ độ

sâu này vào bờ, sóng bị biến dạng mạnh do ma sát với đáy

Vật liệu trầm tích từ các cửa sông đưa ra được dòng triều và

các dòng chảy ven bờ mang di phát tán ra xa cửa sông và

lan toả vào biển Bề rộng của bờ ngầm tới 6-7 km Vật liệu

tích tụ của bờ ngầm chủ yếu là cát bột, bùn bột màu nâu

hồng

Tích tụ biển nông ven bờ nằm trong khoảng độ sâu 6m tới 20-25 m Đây là đới chịu tác động của sóng đến đáy yếu Vật liệu tích tụ ở các mặt đáy chủ yếu là bùn sét mịn màu nâu hồng từ các cửa sông cung cấp

Phía ngoài đới này là đáy vịnh Bắc Bộ với các dạng địa hình lục địa bị ngập chim trong khoảng 8 -17 nghìn năm

trước và được bảo tồn khá tốt do hầu như rất ít tích tụ các vật liệu từ sông đưa ra

* Địa hình nhân sinh

Đó là hệ thống đê, kè, kênh, mương do con người đào

đắp trong quá trình phát triển kinh tế Trong số đó, quan

trọng nhất là hệ thống đê quốc gia đủ ngăn không cho nước

mặn xâm nhập vào sâu trong đồng ruộng và biến đổi môi

trường từ môi trường biển (mặn, lợ, ngập triểu) thành môi

trường lục địa (ngọt, không ngập triều)

2.3 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐỊA HÌNH

2.3 1 Thời gian trước Toàn tân

Trong suốt thời gian Đệ tam (kỷ Paleogen và Neogen)

ở Đồ Sơn và Đông Bắc Hải Phòng vẫn tồn tại chế độ lục địa

bán bình nguyên Chỉ vào cuối Neogen và đầu Đệ tứ (khoảng trên 2 triệu năm đến 70 vạn năm trước), Đồ Sơn mới tham gia vào những chuyển động nâng cao Kết quả của

chuyển động này đã tạo nên một bề mặt cao 80 - 127m gồm các đỉnh Vạn Hương, Ngọc Xuyên, Chòi Mòng, Đồ Sơn liên kết lại

Trong thế Cánh tân chế độ lục địa cơ bản vẫn tôn tại

ở Đồ Sơn, nhưng địa hình đã bị phân cách sâu sắc, gồm các

dải đổi núi xen các thung lũng Đợt vận động nâng cao vào Cánh tân giữa đã tạo nên bề mặt địa hình cao 40 - 70m gồm

các đỉnh Ba Đì, Bến Tau, Ba Phúc Đông, Hòn Dáu, Núi Đối,

Trà Phương liên kết lại Đợt vận động nâng cao vào đầu

Cánh tân muộn đã tạo nên bề mặt địa hình thấp hơn, cao 20-30m mà đỉnh Núi Độc là di tích còn sót lại Người ta dự

đoán ở ven bờ Việt Nam trong đó có Đồ Sơn có những lần

Trang 17

chắc chắn hơn cả là chỉ có một lần mực nước biển dâng cao vào cuối Cánh tân muộn (khoảng 30 - 50 nghìn năm trước)

và ở Đồ Sơn có bậc thểm cao tương đương

2.3.2 Thời gian Toàn tân

Vào cuối Cánh tân, do đóng băng ở bán cầu bắc nên

mực biển ở vịnh Bắc bộ hạ thấp hơn hiện nay 100-120m

Sau đó mực biển thế giới lại nâng cao dần do băng tan vào đầu Toàn tân sớm khoảng 11 nghìn năm trước, mực nước vịnh Bắc Bộ đã dâng tới đường đẳng sâu 60m Đến cuối

Toàn tân sớm, khoảng 7 nghìn năm trước, mực biển thỉ còn

thấp hơn hiện nay 5-6m và biển đã tràn ngập toàn bộ lãnh thổ Đồ Sơn, cảnh quan biển và đảo xuất hiện

Đến đầu Toàn tân giữa, khoảng 5 - 6 nghìn năm trước, mực biển đã dâng cao xấp xỉ hiện nay Đến giữa Toàn tân

giữa, khoảng 4.500 năm trước, mực biển dâng cao cực đại 5 - 6 m trên mực biển hiện nay Khi ấy biển vùng Đồ Sơn khá

sâu, các đảo đá gốc bị sóng mài mòn tạo nên các vách đứng

Các thềm mài mòn, tích tụ - mài mòn cao 5-6m được hình

thành Bán đảo Đồ Sơn bị tách dời thành một quần đảo

Sau đó vào khoảng cuối Toàn tân giữa (4- 3 nghìn năm trước) mực biển hạ thấp tương đối hơn hiện nay 4-6m, nhưng ở Đồ Sơn vẫn tôn tại cảnh quan biển và đảo trong

diện tích các đảo có mở rộng

Vào đầu Toàn tân muộn, gần 3.000 năm trước mực

biển dâng cao tương đối trở lại và cao hơn hiện nay 3-3,5m Sóng biển lại tích cực mài mòn bờ đá gốc và tạo nên thềm

mài mòn, tích tụ và tích tụ - mài mòn ở bán đảo Đồ Sơn, núi

Đối, núi Trà Phương thuộc huyện Kiến Thuy

Sau đó mực biển hạ thấp dần và đồng bằng châu thổ hiện đại của hệ thống sông Hồng bồi tụ mở rộng ra phía

biển Nhưng chỉ khoảng sát trước công nguyên (2.300 -

2.000 năm trước) đường bờ biển mới lùi tới vị trí núi Đèo

huyện Thuỷ Nguyên - làng An Biên ở nội thành - đồi ở Kiến

An -ởMinh Đức, Khởi Nghĩa (huyện Tiên Lãng) Lúc đó chỉ

có các đảo ở Đồ Sơn được bồi tụ mở rộng với tốc độ chậm Đến sau công nguyên, đồng bằng khu vực Đồ Sơn mới được bồi tụ mở rộng khá mạnh Quá trình lùi dần của

đường bờ ra phía biển có thể chia được thành một số giai

đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: Đường bồ đạt đến vị trí lượn theo rìa ngoài hệ đê cát ở Phù Long - Cát Hải (huyện Cát

Hải) - Đình Vũ, Tràng Cát (huyện An Hải) - Anh Dũng, Hưng Đạo, Thuy Hương, Ngũ Phúc, Kiến Quốc (huyện Kiến

Thuy) rồi kéo sang Toàn Thắng (huyện Tiên Lãng) Tuổi của

hệ thống đường bờ này đã được xác định là giáp trước thời

Lý (trước thế kỷ X) Trong giai đoạn này, tốc độ bồi tụ ở khu vực Đồ Sơn không đều giữa phần đông bắc và tây nam Kết

quả là đoạn bờ phía tây bắc (Anh Dũng, Hưng Đạo) lõm vào

thành một vịnh nhỏ, còn đoạn bờ núi Đối, Ngũ Phúc phình

ra phía biển `

Giai doan thứ hai: Đoạn bồ phía tây nam tiếp tục

di chuyển phình ra phía biển, ở phía đông bắc vẫn lõm sâu

do bồi tụ rất chậm Giai đoạn thứ hai kết thúc bằng sự tạo thành hệ thống đê cát cao 2-2,õm chạy dọc theo khu dân cư

Trang 18

khu vực này đã nổi khá cao và 6n dinh cho phép nha Mac

chon đất Cổ Trai dựng đô

Giai đoạn thứ 3: Mực biển tiếp tục hạ thấp tương đối, và đồng bằng Đồ Sơn, phần tây nam tiếp tục lấn nhanh ra biển Giai đoạn này kết thúc vào khoảng 5ð - 7 thế kỷ trước Khi ấy, sóng biển đã bồi tụ nên dãy đê cát đồ sộ ở 4 xã

Tu Sơn, Đoàn Xá, Bàng La, Đại Hợp Ban đầu hệ đê cát ở

dạng đảo, sau đó chúng phát triển mở rộng nối khu đảo đá gốc Đồ Sơn vào phần đồng bằng bi tụ phía tây nam Từ đó,

khu bán đảo Đồ Sơn được hình thành và đồng bằng lục địa Đồ Sơn có đáng hình cánh cung ôm vòng lấy vụng biển cổ

Đồ Sơn ở phía trong

Có thể liên kết các hệ đê cát của 4 xã đông nam

huyện Kiến Thuy với các đê cát ở Hùng Thắng, Chấn Hưng bên huyện Tiên Lãng, nơi có cửa Dương Áo được mô tả trong

"Dự địa chí" của Nguyễn Trãi, hiện nay lùi vào lục địa 7 km Vụng biển Đồ Sơn nằm phía trong hệ đê cát Đại Hợp

- Bàng La thông với biển phía ngoài qua một số cửa Trong đó có cửa Đại Bàng nằm giữa ranh giới hai xã Bàng La - Đại

Hợp Năm 1285 hai vua Trần đã hành quân qua cửa này

trong đợt rút lui chiến lược vào Thanh Hoá Vụng biển cổ Đồ

Sơn bồi lấp dần với tốc độ chậm Mãi tới đầu thế kỷ này, dấu

vết của nó vẫn còn rõ

Kể từ khi khu đảo đá gốc Đồ Sơn gắn với đồng bằng

thành bán đảo, nó trở thành cái kè tự nhiên ngăn dòng bồi tích từ cửa sông Họng, Văn Úc, Thái Bình ở phía Nam lên

vùng cửa Bạch Đằng ở phía Bắc Đó là một trong những

nguyên nhân chính gây thiếu hụt bồi tích cho vùng cửa này,

biến nó từ cấu trúc châu thổ dương sang cấu trúc châu thổ âm (vùng cửa sông hình phiễu) như đang tôn tại

Đến cuối giai đoạn thứ ba, mực biển hạ thấp tương đối hơn hiện nay 1-1,5m và đồng bằng Đồ Sơn mở rộng nhất ra phía biển Điều kiện nổi cao của địa hình đã cho phép

nhà Mạc tiến hành khai hoang lấn biển trên quy mô lớn Đê

cổ Chân Kim kéo dài từ Quý Kim (Hợp Đức) tới Phúc Xá (Đoàn Xá) là một công trình khai hoang phần đông nam của

vụng biển Đồ Sơn

Giai đoạn thứ tư: Bắt đầu từ khoảng 5-7 thế kỷ

trước cho đến nay Trong giai đoạn này, đồng bằng đông

nam Đồ Sơn hầu như không còn bồi tụ lấn ra biển nữa

Trong khi đó ở bên kia sông Văn Úc, đồng bằng vẫn lấn ra

biển với tốc độ 5-15nm/năm Không những thế, trong vòng 20

năm qua bờ biển di chuyển, lấn vào lục địa rất đáng kể, có

chỗ tới 500m (khu vực Bàng La) Một loạt các điểm dân cư, các đê cát phía ngoài đê quốc gia hiện nay bị sóng phá huỷ

sạch Một hệ thống 3 lô cốt cũ của Pháp ở ven biển xã Đại Hợp bị phá đổ nghiêng, vùi lấp Những năm 70, 80 của thế kỷ XX, sóng đã tấn công mấy chục nóc nhà ở khu xóm Cồn

(Quần Mục, Đại Hợp) phía ngoài đê quốc gia và điểm dân cư

này đến nay đã bị mất hẳn do phải đời vào trong đê Khu

vực gần 8km đê biển từ cửa Họng đến cửa Văn Úc những năm 70, 80 của thế kỷ XX rất xung yếu cần được tăng cường

bảo vệ để tránh thảm hoạ cho khu dân cư và đồng ruộng

rộng lớn phía trong, nay cũng đang được bồi tụ trở lại Ở

Trang 19

hắn lên, biển đã lấn trở lại trên quy mô lớn và cấu trúc vùng

cửa sông hình phiễu thành hình

II KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN 1 KHÍ HẬU 1.1 CÁC YEU TO ANH HUONG CO BAN DEN KHÍ HẬU ĐỊA PHƯƠNG 1.1.1 Hồn cảnh địa lý Thị xã Đồ Sơn nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ vĩ độ 2039' đến 20°45' vĩ bắc và từ 106°44' đến 106°50' kinh đông,

thuộc khu vực nhiệt đới

Theo chiều ngang từ bờ biển vào sâu trong lục địa, thị

xã Đồ Sơn có chiều rộng dưới 10 km nên khí hậu ven biển

bao trùm toàn thị xã

Bờ biển thị xã Đồ Sơn dài chừng 18 km, có bán đảo Đồ

Sơn kéo dài ra biển 7 km như một kè mỏ hàn tự nhiên chia cắt chế độ thủy văn, nhất là hải văn thị xã thành 2 phần đông bắc và tây bắc khác nhau

Dải đổi Đồ Sơn tuy không cao (dưới 130m), nhưng kéo

dài theo phương tây bắc - đông nam, vuông góc với các hướng gió mùa đông bắc và tây nam, tạo ra các vi khí hậu ở hai bên sườn các đổi vào các mùa gió

Tóm lại, thị xã Đồ Sơn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, gần chí tuyến bắc và là một thị xã đổi - đồng bằng ven biển Khí hậu của thị xã Đồ Sơn chịu sự chỉ phối trực

tiếp của biển và phân hóa thành khí hậu ven biển của vùng đất liền

1.1.2 Diéu kién bite xa

Bức xạ mặt trời là nhân tố có vai trò quyết định nền tảng của khí hậu địa phương Đồ Sơn Do nằm trong vùng nội chí tuyến bắc, vào mùa hè hàng năm Đồ Sơn có 2 lần mặt trời qua đỉnh Lần thứ nhất vào ngày 24/5 và lần thứ

hai vào ngày 21/7, nghĩa là vào trước và sau ngày hạ chí

(21/6 hoặc 22/6) gần một tháng Độ cao mặt trời tại Đồ Sơn

đạt giá trị lớn nhất vào cuối tháng 5 và cuối tháng 7, do vậy tổng lượng bức xạ cũng đạt giá trị cao nhất vào tháng 5

(12,25 Kcal/cm” và tháng 7 (11,29 Keal/cm?) (Nguyễn Mạnh

Cương, 1990) Tháng thấp nhất là tháng 2, lượng bức xạ đạt 5,84 Keal/cm” Trung bình hàng năm lượng bức xạ thực tế

của Đồ Sơn là105 - 115 Keal/em’, do phải trừ lượng thất

thoát bởi hiệu ứng hấp thụ, khuyếch tán của khí quyển và phản xạ của mặt trời Cán cân bức xạ cả năm có giá trị

dương

1.1.3 Hoàn lưu khí quyển

Hoàn lưu khí quyển thị xã Đồ Sơn bao gồm hai hoàn

lưu chính là hoàn lưu gió mùa (mùa đông và mùa hè) và

hoàn lưu gió đất - gió biển Ngoài ra, giữa hai mùa hoàn lưu

có một thời gian chuyển tiếp ngắn khoảng một tháng

- Hoàn lưu gió mùa mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến

tháng 3 năm sau Trong thời gian này, Đồ Sơn chịu ảnh hưởng chủ yếu của khối không khí cực biến tính bao gồm

không khí cực đới biến tính qua lục địa và không khí cực đới biến tính qua biển Khối không khí cực đới biến tính qua lục

địa thịnh hành vào đầu mùa đông (từ cuối tháng 10 đến

Trang 20

Am riêng trung bình 7 - 8 g/kg Khối không khí cực đới biến

tính qua biển thịnh hành vào nửa cuối mùa đông (tháng 2 và tháng 3) với nhiệt độ 16 - 18°C, độ ẩm tương đối 90 - 95%

Trong mùa đông, Đồ Sơn còn chịu ảnh hưởng của khối

không khí nhiệt đới biển phía đông Trung Quốc Khi di

chuyển đến Đồ Sơn, khối khí có nhiệt độ trung bình 18 -

20C, độ ẩm 8õ - 90% Ảnh hưởng của khối không khí này thường xen kẽ vào thời kỳ đầu và cuối mùa đông, đem lại thời tiết nắng ấm đầu mùa đông và thời tiết nồm ẩm mưa

phùn vào cuối mùa

- Hoàn lưu gió mùa mùa hè kéo dài từ tháng 5ð tới

tháng 9 gồm 4 khối chính sau:

+ Khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương thịnh hành

vào tháng 5 và tháng 6 với bản chất nóng ẩm và phát triển

trên một lớp không khí dày 4 - 5 km kể từ mặt đất Khi di chuyển đến Đồ Sơn, khối không khí có nhiệt độ trung bình

30 - 32°C, cao nhất 37 - 40°C; độ ẩm không khí thấp dưới

50%, gây ra thời tiết khô nóng và hạn hán

+ Khối không khí xích đạo thịnh hành vào tháng 7 và

tháng 8 có bản chất nóng và ẩm Nhiệt độ trung bình 27 -

2Ø, nhiệt độ cao nhất 34 - 35°C, độ ẩm trung bình xấp xỉ 85% Khối không khí xích đạo di chuyển và xâm lấn thường phát sinh ra nhiễu động thời tiết đặc biệt như mưa hội tụ

nhiệt đới kéo dài gây lũ lụt, đặc biệt là hình thành áp thấp

nhiệt đới và bão gây thiệt hại lớn

+ Khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương có ảnh hưởng xen kẽ liên tục suốt mùa hè từ tháng 5 tới tháng 9 Khi di chuyển đến Đồ Sơn, khối không khí có nhiệt độ trung

bình 27 - 29°C, dé 4m 85 - 90% Trong giai đoạn mới xâm nhập, khối không khí này thường gây ra nhiễu động hội tụ

trong lớp khí quyển gần mặt đất hình thành mưa rào và

giông mạnh về chiều tối và sáng sớm; có khi gây mưa đá + Khối không khí cực đới thịnh hành vào mùa hạ gây ra mưa rào, thời tiết mát trong một vài ngày

- Hoàn lưu chuyển tiếp mùa Giữa hai mùa hoàn lưu là

hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu với thời gian mỗi kỳ xấp xỉ 1

tháng, xảy ra vào tháng 4 và tháng 10 Trong các thời kỳ này, hình thái khí áp mặt đất ở dạng trung gian, các khối không khí mùa đông và mùa hè cùng tranh giành ảnh hưởng, nên đễ gây ra sự hội tụ về gió là nhân tố cơ bản để

hình thành giông, lốc, vòi rồng hoặc mưa đá, phổ biến vào

tháng 4 và các tháng đầu mùa hè

- Gió đất - gió biển Nằm cách bờ biển không quá 10

km nên Đồ Sơn thường xuyên hàng ngày có gió đất - gid biển Gió đất thổi từ sau nửa đêm 20 - 22 gid dén 9 - 10 gid sáng hướng từ đất liền ra biển Gió biển thổi hướng ngược lại từ biển vào đất liền số thời gian còn lại trong ngày Tần suất gió đất - gió biển đạt cao nhất trong thời kỳ chuyển tiếp khí hậu Trong các tháng giữa đông và giữa hạ, gió đất - gió biển bị mờ đi do sự chỉ phối mạnh của các khối không khí

gid mua

1.2 CAC YEU TO VA DIEN BIEN KHi HAU TRONG NAM

1.2.1 Nhiệt độ không bhí

Do nằm sát biển nên nhiệt độ không khí các tháng

Trang 21

Bang 1: CHẾ ĐỘ NHIỆT KHƠNG KHÍ CỦA ĐỒ SON TAI TRAM || dif | asa be 83 i 3, HON DAU 8 | 325 | 328 85 > 1I N ¬ 9 | 264 | 292 81 5

Thang hiệt độ trung Nhiệt độ cao nhất Nhiệt độ thấp nhất -

binh thang (°C) tuyệt đối (%C) tuyệt đối (°C) Ñ = = re 5 1 16,6 WNS i 5 = 2 169 273 7 12 1 23 16 38 7 3 193 29.6 103 Tổng| 1589 | 1660 4 228 313 13,0 1.2.3: Nắng, mây 5 27,1 35,0 16,5 : 2 Á r : 6 284 353 192 Bảng 3 SỐ GIỜ NẮNG TRUNG BÌNH THÁNG (GIỜ) 7 28,9 37,0 21,9 8 28,3 358 21,5 Tháng|I1[Ƒ2 |3|4| 5 6 |7 |8 | 9 |10| 11 | 12 |Tổng <2 = ae ue Số giờ | 84 | 47 |42|85 | 184 | 175 | 182 | 162 | 179 | 194 | 157 | 125 | 1616 | 10 25,4 34,0 15,0 ning ll 222 31,0 129 - 12 19,1 30,4 6,9 1.2.4 Chế độ gió

1.2.2 Chế độ mưa, ẩm, bốc hơi và chỉ số khô hạn Bảng 4: TỐC ĐỘ GIÓ TẠI TRẠM HÒN DẤU Tổng lượng mưa hàng năm tại Đô Sơn đạt 1660 mm và ị

chia làm 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 tới tháng I0 và mùa khô từ Tháng |1|2|3|4|5s| 6 |7|s |s|l1i0lml1 tháng II đến tháng 4 năm sau Bảng 2 ke l ‘

lốc độ gió

Bang 2: LƯỢNG MƯA (MM), ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI (%) VÀ TẤN SUẤT HAN HAN, UNG NGAP TB |42|4/8|4/14/9|5/7| 5.9 ]61) 4.8 | 48] 5.2 | 49 | 4.8 ,(m/Elây)_ Iốc độ gió

Lượng mưa trung | Độ ẩm tương đối | Tân suất 'Tần suất Ittanh nhất

Tháng| — bình tháng Hon Dau | Dé Son trung bình _ | hạn hán (%) |ngập úng (%) (Hon Dau) da xuat | 24 20 | 28 | 28 | 40) 34 | 40) 45 | 45| 28 | 24 | 30

hiện

1 26 15 79 24 - (m/giay)

2 19 13 85 1 §

3 39 33 84 os _—_ 1.2.5 Cac hién tượng thời tiết đặc biệt e

ã || T6 86 84 ĐI cho - - Bão và áp thấp nhiệt đới

3 | 12 | 190 | 86 „ ca | Bão và áp thấp nhiệt đới là những xoáy không khí

Trang 22

Áp thấp nhiệt đới có gió mạnh cấp 6, cấp 7 (tương đương với tốc độ 39 - 61 km/giờ) Bão có gió mạnh lớn hơn từ cấp 8 tới cấp 12 (tương đương tốc độ gió 69 - 118 km/giờ)

Bão lớn có thể có gió mạnh trên cấp 12 (trên 118 km/gid)

Bão và áp thấp nhiệt đới thường đổ bộ vào khu vực Đồ Sơn

từ tháng 6 tới tháng 10 tập trung từ tháng 7 tới tháng 9 với

tần suất 78% Mỗi năm tại Đồ Sơn có thể có 1 đến 2 cơn bão đổ bộ trực tiếp và bị ảnh hưởng 3 cơn bão khác đổ bộ vào

vùng lân cận Bão đổ bộ vào trực tiếp thường có tốc độ mạnh

30 - 40 m/giây (tương đương 110 - 140 km/giò) Khi gió giật

mạnh có thể trên 50 m/giây (180 km/giờ), lượng mưa kèm

theo trong bão thường là 100 - 200 mm Bão gián tiếp (đổ bộ

vào vùng lân cận từ Quảng Ninh đến Nghệ An), tại Đồ Sơn

có gió mạnh cấp 5 - 7 nhưng lượng mưa có thể lên tới 200

mm

- Giông lốc, mưa đá, mưa lớn

Hàng năm, ở Đồ Sơn có khoảng hơn 40 ngày giông và

tập trung vào mùa hạ (tháng 4 tới tháng 6) giông thường

xuất hiện vào chiều tối và sáng sớm Khi có giông, lượng _ mưa trong 1 - 9 giờ có thể lên tới 180 - 300 mm Khi giông

phát triển mạnh có thể có gió xoáy với tốc độ rất lớn tới 100 -

200 mưgiây (gió lốc) trong khoảng ð - 10 phút Ngoài ra,

trong quá trình các dòng khí bốc nhanh lên cao, dễ có hiện

tượng hơi nước bị hoá băng do đoạn nhiệt mạnh, gây nên mưa đá trên một số khu vực Cơn giông mạnh điển hình,

gây tác hại không kém bão là cơn lốc hồi 13 giờ 10 phút ngày

4/6/1987 Cơn lốc xuất hiện vòi rồng đi vào bãi tắm 1, chỉ

trong ð phút đã gây thiệt hại lớn đối với các công trình xây

dựng ở đây

- Gió mùa mạnh nhất là gió mùa đông bắc Gió mùa đông làm nhiệt độ không khí giảm thấp có khi xuống dưới 5’C lam cay cối, gia súc bị chết rét Gió mùa thổi mạnh làm cho gió ngoài khơi thổi rất mạnh có thể tới cấp 7 - 8, biến động gây trở ngại cho giao thông và đánh cá, du lịch

2 THỦY VĂN

2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Hiện nay, trong phạm vì thị xã Đồ Sơn không có cửa

sông lớn nào chảy qua, nhưng chịu sự chỉ phối bởi các cửa sông lớn lân cận đó là cửa sông Văn Úc - Thái Bình ở phía nam và hai cửa Lạch Tray - Nam Triệu ở phía bắc Trong

quá khứ, vùng đất Đồ Sơn là nơi hoạt động của các kênh

lạch cổ chảy ra ở cửa Họng và cửa Ngọc Hải Hiện nay, các cửa này đã bị tàn do các hoạt động quai đắp đê, lấn biển 2.2 THUY VAN SONG

3.2.1 Hệ thống sông lạch tự nhiên uà những thay đổi do

tác động của con người

Theo các tài liệu bản đồ địa hình năm 1942, và bản đồ

được biên hội lại năm 1954, khi chưa có xí nghiệp muối Đồ

Sơn, vùng đất Đồ Sơn có sông Sàng chảy qua và đổ ra biển ở 2 cửa Một cửa ở phía bắc thuộc phía đông thôn Nghĩa

Phương xã Hợp Đức, trước đây là một cửa khá lớn nay đã bị

dap chan thành cống Đồng Nẻo Một cửa chảy xuống phía

nam qua sơng Lạch con và hồ vào biển ở cửa Họng Sông Sang chi là lạch triều nhỏ, khi bị đắp chặn nó tàn dần #8 nay chỉ là kênh dẫn nước thốt

Mặc dù khơng đổ trực tiếp vào khu vực thị xã Đồ Sơn,

Trang 23

Cấm - Nam Triệu đã có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung

cấp bồi tích cho vùng biển ven bờ Đồ Sơn, tạo nên các vùng đất bồi ngoài đê ngày một mở rộng ra biển của thị xã Đồ

Sơn

Hàng năm sông Cấm đổ vào biển khoảng 9 - 11 km” nước, sông Văn Úc khoảng 13 kmỷ, sông Thái Bình 2 km’,

sông Lạch Tray khoảng 1,5 kmỶ, sông Bạch Đằng khoảng 1,1 kmẺ Trong đó lượng nước chảy ra vào mùa mưa chiếm

tới 7B - 85% tổng lượng nước cả năm Lượng bùn cát của các

sông này đổ vào biển ven bờ khoảng 17,3 triệu tấn, trong đó qua cửa Văn Úc 11 triệu tấn/năm, cửa Bạch Đằng-Nam

Triệu 4 triệu tấn/năm

Trong năm, lượng bùn cát các sông tập trung vào các

tháng mùa mưa lũ và chiếm tới 90% lượng bùn cát cả năm Tháng 8 có tổng lượng bùn cát lớn nhất và chiếm tới 35 - 40% tổng lượng bùn cát trong năm, lượng bùn cát nhỏ nhất

thường là tháng 3, chỉ từ 0,5 - 1% lượng bùn cát năm

(Nguyễn Viết Phổ, 1984)

2.3 THUỶ TRIỀU VÀ MỨC NƯỚC

- Đặc điểm chung Vùng biển ven bờ thị xã Đồ Sơn có đặc điểm đặc trưng của chế độ nhật triều tương đối thuần nhất với biên độ dao động lớn (Nguyễn Ngọc Thuy, 1978,

1984) Thông thường trong 1 tháng có 2 kỳ nước lớn với độ

cao dao động mực nước từ 2,0m đến 4,0 m, mỗi kỳ kéo dài

11 - 13 ngày Giữa các kỳ nước lón là các kỳ nước kém với độ

cao dao động mực nước 0,5 - 1,0m, mỗi kỳ kéo dài 2 - 3 ngày - Đặc điểm mực nước: Qui mô mạnh hay yếu của thuỷ

triều về mặt dao động mực nước được đánh giá bằng độ lớn

thuỷ triều Tại trạm thuỷ văn Hòn Dáu, Đồ Sơn, các mực nước thuỷ triều đặc trưng như sau:

Mực triều cực đại 4,0m

Mực triều cao nước cường 3,6m

Mực triều cao nước kém 2,4m Mực triều trung bình 1,86m Mực triều thấp nước kém 1,1m Mực triều thấp nước cường 0,4m Mực triều thấp nhất 0,0m 2.4 SÓNG BIỂN

Sóng biển ở vùng biển Đồ Sơn có 2 mùa và gần trung

với mùa gió Mùa hè từ tháng 5 tới tháng 9, hướng sóng

chính ngoài khơi là hướng nam với tần xuất cao, ổn định từ

37 - 60% và ven bờ là các hướng sóng ĐN (27%), nam (22%)

(Bảng 5); mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau,

hướng sóng bắc, đông bắc ở ngoài khơi có tần suất ð1 - 71%,

trung bình 64% và ven bờ các sóng hướng đông (34%), đông bắc 14% và bắc 13%

Mùa chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10), tương tự như

trường gió chính mùa, ngoài khơi sóng hướng chính là nam

(15%) và đông bắc (44%), ở ven bờ là đông và đông nam có

Trang 24

Bang 5: TAN SUAT SONG (%) THEO CAC HUGNG VA CAC

THANG TAI TRAM HON DAU nee B |ĐB|Đ|ĐN|N |TN| T | TB | Lạng 1 | 89 |164|35/5| 158 | 11 |04| 01 | 06 | 208 2 | 83 | 118/331] 211 / 13/02] - | o1 | 239 | 3 | 39 | 67 |34/5| 285 |28 |01| 01 | 01 | 232 4 |2! | 41 |316| 319 |91|06| 01 | 03 | 201 5 | 2,9 | 66 |19/8| 291 |224|34| 01 | 03 | 154 6 | 22| 22 | 98] 277 |287|91 | 08 | 07 | 185 | 7 |07|1,9|84| 259 |334|127| 14 | 13 | 141 8 |31|39|97| 225 |l80|95| 12 |25 | 2933 9 |9/0 | 8⁄4 |19,6| 195 |96|19 | 08 | 835 | 285 10 |145 |13/2|25,3| 187 |50|04| 01 | 19 | 205 11 |161| 9,8 |308| 174 |21| - | 01 | 14 | 221 12 |151|151|387| 195 |27|03| 01 | 08 | 85 Năm | 70 | 83 |244| 233 |177| 33 | 04 | 11 | 204

2.5 DONG CHAY VEN BỜ

Hệ thống dòng chảy ven bờ khu vực Đồ Sơn phụ thuộc

vào hướng đường bờ, địa hình đáy ven bờ Dòng chảy tổng hợp bao gồm nhiều dòng thành phần: dòng triều có tính chất tuần hoàn, dòng chảy gió và dòng chảy sóng trong đới sát bờ

phụ thuộc vào biến động của gió và các điều kiện có tính

chất thống trị

Dòng triều là những dòng thuận nghịch, hướng chảy

lên hoặc chảy xuống thường ngược nhau 180° và song song

với đường bờ Nó được đặc trưng về hướng và cường độ bởi dòng triều cực đại (dòng nhật triều)

Ở ngoài khơi từ 20m nước trở ra, chế độ dòng chảy theo

mùa thuộc hoàn lưu bờ tây vịnh Bắc Bộ có hướng tây nam, tốc độ 20 - 30 cm/giây về mùa đông; hướng đông bắc với tốc độ 10 - 20 cm/giây về mùa hè Ở vùng biển sát bờ, dòng triều

toàn nhật đạt độ lớn cực đại hơn ð0 em/giây, dòng bán nhật

triểu thường nhỏ hơn 10 cm/giây và dòng triều 1⁄4 ngày

thường nhỏ hơn 5 cm/giây

II - DAT DAI

1 CÁC YẾU TỐ CHÍNH HÌNH THÀNH ĐẤT

Quá trình hình thành các lớp đất bề mặt thuộc thị xã

Đồ Sơn đã trải qua thời gian hàng triệu năm, dưới tác động

tương hỗ của nhiều yếu tố động lực nội sinh và ngoại sinh

khác nhau Trong số đó bốn nhóm yếu tố động lực ngoại

sinh quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp và có vai trò quyết định là: nhóm yếu tố địa chất - địa mạo, khí hậu - thuỷ văn, động vật - thực vật và con người

1.1 NHÓM YẾU TỐ ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO

Đá mẹ uà các quá trùnh địa chất hiện đại là yếu tố

quyết định hùnh thành các loại đất của Đồ Sơn hiện nay

Các trầm tích cuội kết, cát kết, đá phiến sét màu tím

đỏ của hệ tầng Đồ Sơn trải qua quá trình phong hoá lâu dài da tao ra lép đất feralitic đỏ vàng phân bố trên các sườn đồi hoặc tích tụ dưới chân các đồ đá mẹ ở Đồ Sơn do gắn kết

chắc chắn (dạng quắc zit) nên rất khó phong hoá, tốc độ giải

phóng các ba zơ chậm, tốc độ rửa trôi nhanh nên cho tầng

đất và vỏ phong hoá mỏng, độ phì nhiêu thấp

Các trầm tích cát, cuội, sỏi, bột sét gắn kết yếu thuộc

Trang 25

khoảng 30 - 3 nghìn năm trước, bởi các quá trình sóng thuỷ triều dòng chảy ven bờ

Các trầm tích bột sét cát bờ rời thuộc hệ tầng Thái

Bình được tích tụ từ 3 nghìn năm trở lại đây với nhiều

nguồn gốc khác nhau như biển, sông, sông biển hỗn hợp

Các quá trình địa chất hiện đại đã mang các bồi tích từ các

cửa sông Văn Úc - Thái Bình và Lạch Tray - Bạch Đằng -

cửa Cấm để bồi đắp hình thành các loại đất thuộc đồng bằng

và ven biển Đồ Sơn

Địa hình khu uực thị xã Đồ Sơn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành đất Dựa vào chỉ tiêu độ cao là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến cường độ cũng như

đặc điểm quá trình bào mòn tích tụ và khả năng phân bố lại

các điều kiện nhiệt - ẩm, có thể chia địa hình thị xã Đồ Sơn

thành 3 bậc sau:

- Bậc 10-150m phân bố chủ yếu ở các dãy đồi, đổi Độc

và đảo Hòn Dáu Tại đây quá trình bóc mòn, rửa trôi bề mặt phát triển mạnh, càng lên cao, mức độ rửa trôi càng thể hiện

rõ hơn nên các tầng đất ở đây thường mỏng, đổi núi trơ sỏi

đá Phần lưng sườn đồi và chân đồi quá trình rửa trôi giảm

và quá trình tích tụ sườn tích tăng, dần tạo ra lớp đất dày hơn, nhưng cũng không vượt quá 4m Nói chung tầng đất ở

đây mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, thực vật kém phát triển

- Bậc 4-10m phân bố hạn chế ở một số đồi thấp thuộc

Vạn Bún được cấu tạo bởi các trầm tích cuội, sỏi, cát màu xám vàng, độ mài tròn, chọn lọc tốt

- Bậc 0,3-2m có diện tích phân bố lớn nhất thị xã Đồ Sơn Đặc điểm khá bằng phẳng Đây là diện tích được khai thác sử dụng vào làm muối, nuôi trồng thuỷ sản, trồng hoa

màu, du lịch, dân cư và các ngành kinh tế xã hội khác Về chất lượng, do không được phù sa bồi đắp thường xuyên nên độ phì tự nhiên có xu hướng giảm Tại các khu vực trồng hoa

màu, sự tăng giảm độ phì nhiêu phụ thuộc rất nhiều vào

trình độ canh tác

Bậc -1,9m đến 0,3m, là bậc địa hình thấp nhất của lục

địa và thường xuyên phải chịu ảnh hưởng thuỷ triều nước

mặn Chúng phân bố chủ yếu ở ngoài đê quốc gia và thường xuyên được bồi đắp phù sa từ các cửa sông mang đến Do

vậy, đất có độ chua, độ mặn lớn cần phải đầu tư cải tạo

nhiều mới có thể cho hiệu quả sử dụng cao

1.2 NHÓM YẾU TỐ KHÍ HẬU - THUỶ VĂN

Khí hậu là yếu tố quan trọng quyết định đến chế độ nhiệt - ẩm trong đất và ảnh hưởng rất lớn đến tính chất

cũng như cường độ phong hoá, đến hoạt động sống của các vì sinh vật và đến tất cả các chức năng mà sinh vật hoàn

thành trong thổ nhưỡng, đến tính chất giàu nghèo về thực

vật và đặc điểm phát triển của thực bì, do đó ảnh hưởng

mạnh mẽ đến hướng tiến hoá của đất Đồ Sơn có khí hậu

nhiệt đới ẩm mưa nhiều, phân hoá thành hai mùa khác biệt

nhau: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa Khí hậu Đồ Sơn luôn biến động do sự luân phiên tranh

chấp của các khối không khí xích đạo, nhiệt đới và cực Đặc điểm đó đã làm cho phong hoá hóa học phát triển mạnh không chỉ làm thay đổi sâu sắc các đá mà còn tạo điều kiện phát triển các quá trình phá huỷ cơ học, các quá trình xâm

thực bào mòn, bóc mòn đặc biệt ở những nơi có địa hình

dốc tương đối lớn Do đặc điểm có một mùa khô hanh nên nước ngầm nhiễm chua mặn dễ thẩm thấu lên tầng canh tác qua các mao mạnh và muối mang theo thường tích luỹ ở

Trang 26

Hệ thống sông Thái Bình đóng vai trò chính trong việc cung cấp bồi tích cho khu vực Hằng năm, ngoài nguồn bồi

tích ít ỏi của chính hệ thống sông thượng nguồn cung cấp 1,2106 tấn phù sa một năm, tại Phả Lại phần hạ lưu của sông Thái Bình còn nhận thêm phù sa từ hệ thống sông

Hồng qua các hệ thống chỉ lưu như sông Đuống 17 triệu tấn

phù sa/năm (tại Thượng Cát) và sông Luộc 10 triệu tấn/năm (tại Triều Dương) Hiện nay phù sa của các vùng cửa sông có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành đất liền khu vực thị xã

Đồ Sơn là cửa sông Văn Úc, Thái Bình, Lạch Tray, cửa Cấm - Bạch Đằng

Các hệ thống sông và lạch triều thuộc phạm vi thị xã

Đồ Sơn trước đây đã nhỏ bé như sông Họng nay càng nhỏ bé hơn do bị đê, kè đắp chặn, không có dòng chảy tự nhiên nữa

hoặc đã bị tàn, lấp hết dấu vết, như sông Lạch chảy qua

cống Thuý Nẻo rồi men theo đường 14 đến bến cá Ngọc Hải

và đổ ra biển bằng cửa mở phía bắc núi Độc

Nước ngầm trong các lớp trầm tích bở rời Đệ tứ khu vực thị xã Đồ Sơn nằm khá nông, chỉ sâu 0,5-2m đến 30-

40m Thành phần nước khá phức tạp, nhiều nơi có độ mặn

rất cao và là nguồn dự trữ độ mặn tiểm tàng trong đất tạo

điều kiện cho việc nhiễm mặn các lớp đất phía trên mặt,

gây trở ngại cho quá trình canh tác, đặc biệt vào mùa khô

Một số nơi, nước ngầm được tích đọng trong các lớp đất cát

dày và cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt tốt nhưng trữ

lượng không lớn

Sóng biển tác động đến bờ Đồ Sơn thay đổi theo mùa,

mùa đông sóng biển có hướng đông bắc, bắc và đông, mùa

hè sóng biển có hướng đông nam, đông và nam Do bán đảo

Đồ Sơn kéo dài ra biển 7km theo hướng tây bắc - đông nam

lên bờ biển bán đảo Đồ Sơn đều chịu tác động của sóng biển Trong quá khứ địa chất (khoảng 6-5 ngàn năm trước) sóng

biển đã tạo nên các dạng địa hình tích tụ cát kéo dài nối các đồi Đồ Sơn với nhau Hiện nay, sóng biển đã tích tụ cát tạo

ra các bãi biển Đồ Sơn làm bãi tắm cho du khách

1.3 NHÓM YẾU TỐ ĐỘNG THUC VAT

Thế giới sinh vật bao gồm động vật và thực vật có

ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành đất và là một nhân tố rất quan trọng quyết định tính chất của đất Dựa vào đặc

điểm sinh thái, sự phân bố tự nhiên và nhân tạo, có thể chia

lớp phủ thực vật của Đồ Sơn ra các loại thực bì chính sau:

- Kiểu thực bì trên các đồi Tại đây, các cây tự nhiên

có kích thước lớn đã bị khai phá nhiều năm, chỉ còn lại rừng

thông trồng phòng hộ trên các dãy đổi chạy sát mép biển

Phần lớn đồi chỉ còn các dạng cây bụi với độ phủ không lớn như sim, mua, bồ cu vẽ, cỏ lào, côm ngũ sắc, dây chìu, dứa dại Đất ở đây thường mỏng và độ phì thấp Các lớp đất bị bóc mòm rửa trôi mạnh nên trơ sỏi đá Đất nghèo dinh

dưỡng

- Kiểu thực bì trên các dải cát cao ven biển được trồng

chủ yếu phi lao, bạch đàn, hoa hoè và phát triển tự nhiên

các loài cúc biển, dứa dại, muống biển Đất cát này nghèo

chất dinh dưỡng

- Kiểu thực bì trên đất đổi phù sa chủ yếu được nhân dân địa phương trồng các loại hoa màu, như khoai, lạc, bắp cải, xu hào, hành, tỏi hoặc trồng các loại cây ăn quả như

dừa, cau, mít, chuối, na, vải, nhãn, đu đủ , hoặc trồng các

loại cây lấy gỗ như phi lao, bạch đàn, xoan, hoặc trồng các

Trang 27

vật, các loài động vật từ nấm, vi khuẩn tới các động vật bậc

cao như trâu, bò, lợn, gà đều đóng góp nguồn hữu cơ quan

trọng làm tăng độ phì cho đất Các loại nấm vi khuẩn đã

tham gia tích cực vào việc điều khiển sự phân huỷ và tổng

hợp chất khoáng và hữu cơ Các gia súc, gia cầm lớn chủ yếu

được nuôi trong các hộ gia đình, đã cung cấp một lượng phân

bón hữu cơ cho đất làm tăng độ phì nhiêu 1.4 NHÓM YẾU TỐ CON NGƯỜI

Con người trong quá trình khai thác tự nhiên, phát

triển kinh tế đã có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của đất Các đổi của Đồ Sơn hiện nay hầu hết là đổi trồng cây vải, chỉ có một số ít được trồng thông Thời sơ khai khi con người chưa tác động, chắc chắn trên các đổi này

là những rừng cây rậm rạp và xanh tốt như hòn Dáu Rừng

cây tồn tại trên các đổi sẽ tạo điều kiện cho quá trình phong hoá diễn ra mạnh hơn do môi trường ẩm ướt hơn, và chính

các rễ cây phát triển cũng góp phần làm tăng quá trình

phong hoá vật lý (cơ học) và hoá học để đẩy mạnh quá trình

tạo đất Lá cây và thân cây chết sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất làm tăng độ phì nhiêu của đất

Ở các vùng đất thấp, bằng việc đắp đê ngăn mặn kết hợp với công tác thuỷ lợi và cải tạo bổi dưỡng đất đai, con

người đã sử dụng một cách hiệu quả các loại đất nhất là các loại đất còn chua mặn mới khai hoang

2 PHÂN LOẠI ĐẤT THEO NGUỒN GỐC PHÁT SINH

2.1 PHÂN LOẠI ĐẤT THEO NGUỒN GỐC PHÁT SINH VÀ ĐỘNG LỰC

PHÁT TRIỂN

Dựa vào nguồn gốc phát sinh và động lực phát triển có

thể chia đất thị xã Dé Sơn thành các loại chính sau:

- Dat bai cat bang ven bién - Đất cát biển

- Đất rất mặn bị ngập khi triều lên và phơi khô khi triều xuống

- Đất mặn ven biển do ảnh hưởng của nước mạch

mặn, nước mặn trên và lấy nước mặn vào nuôi trồng, làm

muối

- Đất ít mặn do ảnh hưởng của nước mạch

- Đất mặn chua

- Dat man st vet bai lay

- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên các sa thạch,

diệp thạch

Về phân bố, đất Đồ Sơn không phức tạp lắm Đất bãi cát bằng ven biển phân bố phía ngoài đê quốc gia và viền

quanh bán đảo Đồ Sơn Đất cát biển phân bố thành dải kéo dài chân đổi ven bờ biển từ núi Độc đến núi Đồ Sơn; núi Đồ

Sơn - núi Ba Đì ; núi Ba Đì - núi Nà Hầu; núi Nà Hầu - núi Vung - núi Bến Tầu Đất rất mặn bị ngập triều lên và phơi

khô khi triều xuống phân bố chủ yếu ngoài đê quốc gia

thuộc đường 14, Bàng La Đất mặn ven biển do ảnh hưởng của nước mạch mặn, mặn trên và lấy nước mặn để nuôi trồng thuỷ sản làm muối phân bố trong đê quốc gia thuộc

địa bàn xã Bàng La, khu nuôi trồng thuỷ sản phía bắc thị xã Đồ Sơn Đất ít mặn do ảnh hưởng của nước mạch phân bố ở Vạn Sơn, Ngọc Hải Đất mặn chua phân bố ở phía tây bắc

thị xã, thuộc địa phận hai xã Ngọc Xuyên, Vạn Hương Đất

mặn sú vẹt bãi lầy phân bố hạn chế ở đường 14, đê Bàng La

Trang 28

Về mặt lý tính, phần lớn diện tích đất thị xã Đồ Sơn có thành phần cơ giới là thịt nặng và thịt nhẹ (bảng 6) Đất

có thành phần cơ giới cát chủ yếu tập trung ở Vạn Sơn, Ngọc Hải và trung tâm thị xã Đất có thành phần cơ giới cát pha

không nhiều chủ yếu tập trung ở xã Bàng La

Về mặt hoá tính, đối với các loại đất feralit phát triển trên các đá mẹ là cuội kết, cát kết, bột kết, sét kết có hàm lượng ôxitsắt ít hơn do với hàm lượng ôxit nhôm Các ôxit

sắt thường ngậm nước vì thế nên đất ngả màu vàng Vỏ

phong hoá và đất thường lốm đốm nhiều màu sắc tím, vàng,

nhiều vết tích của quá trình glây Nước ngầm thường có phản ứng axit yếu, chứa ít khoáng Đối với đất phát triển

trên các trầm tích nguồn gốc sông biển và sông hỗn hợp của

đồng bằng thấp ven bờ Đồ Sơn phần lớn có đặc tính chua

mặn

Bang 6: THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA CÁC LOẠI ĐẤT THEO

NGUỒN GỐC PHÁT SINH VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KHU VỰC $ |Đất ít mặn do ảnh hưởng của| thịt trung | Vạn Sơn, Ngọc Hải nước mạch „| bình : s j 6 | đất chua mặn thịt nặng |Ngọc Xuyên, Vạn - và sét | Hương 7 |Dat man st vet bai lay thịt nặng |ngoai dé quốc gia và sét |thuộc xã Bàng La, đường 14 {

8 |Đất pheralitic do, vàng phat | thit nhẹ |các đổi núi thuộc thị

triển trên các sa thạch, diệt xã Đồ Sơn

thạch

te bt PHAN LOAI DAT THEO NHU CAU SU DUNG

* Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất thị xã

Đồ Sơn năm 1997, trước khi tiến hành dự án quy hoạch chung thị xã Đồ Sơn giai đoạn 1997 - 2010, toàn bộ thị xã Đồ Sơn có tổng diện tích 3193,25ha và được sử dụng với các

mục đích khác nhau (bảng 7)

Bang 7: HIEN TRẠNG SỬDỤNG ĐẤT THỊ XÃ ĐỒ SƠN TRƯỚC KHI

QUY HOẠCH CHUNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2010 THỊ XÃ ĐỒ SƠN - Thành „ | Loai dat phan Đặc điểm phân bố cơ giới

Đất bãi cát bằng ven biển cát |ven bán đảo Đồ Sơn

2 |Đất cát biển - — [| cát Vạn Sơn, khu I và khu

I

3 |Đất rất mặn, bị ngập khi triều | thịt nặng |bãi triểu ngồi đê

lên và phơi khơ khi triều xuống quốc gia thuộc đường

m1" 3131: 14, xã Bàng La

4 | Đất mặn do ảnh hưởng của] thịt nặng |trong đê quốc gia|

nước mạch mặn, mặn tràn và lấy| vàsét |thuộc xã Bàng La,

nước mặn vào nuôi trồng thuỷ đường 14 sản, làm muối Stt Loại đất Diên tích | Tỷlệ | Bình quân (ha) (%) | (m”/người) | | Đất dân dụng 293,00 9 95

2 Đất khác thuộc dân ita 311,75 10 101

3 “Dat ngoài khu dan add - 2.518,50 81 816

Tong 3.123,25 100 1021

* Phân loại đất theo yêu cầu sử dụng

Từ thực trạng sử dụng đất trên đây, thị xã Đồ Sơn

Trang 29

quy hoạch đến năm 2010 va tiếp tục được điểu chỉnh quy

hoạch đến năm 2020 Bước đầu là cơ cấu sử dụng đất thị xã Đồ Sơn theo quy hoạch đến năm 2010

Thị xã Đồ Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 3.123,25 ha Trong đó: + Vùng dất thị xã có 1918,24 ha chiếm 61,4% gồm: đất thị xã 731,31 (bảng 8); đất khác 1.168,93 ha (bảng 9) + Vùng du lịch nghỉ mát có 1.205,01 ha chiếm 38,6% (bang 10)

3 TIEM NANG SU DUNG DAT CHO PHAT TRIEN KINH TE XA HỘI Do vị trí của Đồ Sơn nằm sát biển, cách thành phố

Hải Phòng không xa, có địa hình đất đai đa dạng đã tạo nên nhiều cảnh quan, sinh thái phong phú, nên Đồ Sơn có tiềm năng phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch bao gồm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, các hoạt động bổ trợ khác như dịch vụ du lịch, công nghiệp du lịch; nuôi trồng thuỷ sản theo quy mô công nghiệp và quốc phòng

Trang 30

Dat giao thong 174,37 14,5 5 | Dat quan su : - Quan su 3,75 0,3 | - Du lịch _ 10,43 0,9 _Ì- Cây xanh s 272,56 | 226 6_ | Đất bãi biển 107,99 9,0 (tốt, trung bình, xấu) Cộng C: 120 1.205,01 | 100,0 IV- DONG - THUC VAT 1- THỰC VAT =

1.1 CAC YEU TO ANH HUONG DEN HỆ ĐỘNG- THỰC VẬT ĐỒ SƠN

Đô Sơn là một huyện ven biển của thành phố Hải

Phòng Phía Đông là bờ biển kéo dài từ cửa sông Bạch Đẳng đến của sông Văn Úc; phía bắc tiếp giáp với huyện Thuỷ

Nguyên; phía nam giáp huyện Tiên Lãng; phía tây là huyện

An Hải và Kiến Thụy Với vị trí này, gần như toàn bộ mặt tiếp giáp với biển của Đồ Sơn được chắn bởi dải đồi núi

không cao lắm nhưng như một bức đê chắn lại các tác động

bất lợi từ biển vào, đặc biệt vào những ngày giông bão lại

gặp triểu cường Mặt khác, chính dải đổi núi này lại giống

như một chiếc túi để bảo vệ và giữ gìn nguồn sinh vật ở đồng

bằng ven biển phía trong Đặc biệt, phía bắc và tây nam của

Đồ Sơn tiếp giáp với hai cửa sông lớn là Bạch Đăng và Văn Úc, tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự tổn tại và phát triển hệ

động - thực vật nước mặn từ biển vào và nước ngọt từ lục địa

ra Và cũng chính nhờ các cửa sông lớn này mà Đồ Sơn lại có thêm một hệ động thực vật đệm giữa hai môi trường nước mặn và nước ngọt, đó là môi trường nước lợ cửa sông ven biển

Đồng bằng Đồ Sơn là vùng tích tụ sông biển thuộc

thềm tích tụ biển bậc II - bậc I, tuổi Toàn tân giữa - Toàn

tân muộn, với độ cao trung bình 2-4 m va 1,5 - 2m, thành

phần cơ bản của bể mặt là trầm tích sét, bột, cát lẫn tàn tích

thực vật Đặc điểm quan trọng của lớp bề mặt này là lớp mỏng sét loang lổ do phong hoá nhẹ phủ trên bề mặt Ngoài ra, Đồ Sơn còn có những dải hẹp tích tụ thém biển bậc II

phân bố sát chân các đồi ở bãi tắn Đồ Sơn, có cấu tạo từ cuội,

sỏi, cát vàng có chứa vỏ các loại trai, ốc Một vài nơi còn gặp

thềm tích tụ biển bậc I

Trong những năm gần đây, do những hoạt động kinh

tế và xã hội của con người như:

- Nuôi trồng thuỷ sản và khai hoang nông nghiệp gây

ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển tự nhiên vùng

ven bờ và các hệ sinh thái vùng triều Hoạt động này ngăn

can dòng bồi tích tích tụ nâng cao bề mặt địa hình, thu hẹp dần diện tích rừng ngập mặn do chặt phá và thay đổi môi

trường, thậm chí còn gây suy thoái hoặc hoang hoá một số vùng bất chấp mọi nỗ lực của con người muốn tạo ra một hệ

canh tác

- Hoạt động giao thông, thuỷ lợi như: cảng, đào kênh, dap dap, nao vét luồng lạch đã làm thay đổi cấu trúc thuỷ

văn vùng cửa sông và cân bằng nước, gia tăng khả năng

xâm nhập của nước mặn vào đồng ruộng, xuất hiện các đoạn

sông cụt nhân tạo, giảm khả năng thoát Ìũ

- Khai thác tài nguyên khoáng sản chủ yếu là Quaczit ở quy mô nhỏ làm nguyên liệu trong xây dựng và gạch chịu lửa

- Tốc độ đô thị hố q nhanh làm ơ nhiễm môi trường

Trang 31

Ngoài ra, các hoạt động khác như số lượng khách du lịch đến Hải Phòng (chủ yếu tại bãi tắm Đồ Sơn), các chất

thải công nghiệp, nông nghiệp cũng góp phần tác động đến

sự tồn tại va phát triển của hệ động - thực vật Dé Sơn

1.2 CÁC HỆ THỰC VẬT TIÊU BIEU

Do những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội như trên, Đồ Sơn có đầy đủ các đặc điểm của hệ động - thực

vật ven biển miền bắc Việt Nam và có thể chia thành các

kiểu hệ như sau:

1.2.1 Hệ Thực uật trên cạn

Thực vật trên cạn tại Đồ Sơn có thể chia thành các kiểu khác nhau với các thành phần cơ bản như sau:

«Thực vật đồi núi

Đây là hệ thực vật không đặc trưng lắm cho Đồ Sơn vì

đổi núi chiếm diện tích không lớn lắm, chỉ là một dải ven biển (khu nghỉ mát), chạy từ phía bắc là đổi Độc đến phía

nam là dải đổi giáp với cống Họng Xen kế vào đó là những dải đất nhỏ (từ chân đổi Độc đến khu một) Khu vực chịu

ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động của tự nhiên và xã

hội Tại sinh cảnh này, những cây tự nhiên có kích thước lớn

đã bị khai phá nhiều năm, chỉ còn lại rừng thông phòng hộ trên các dãy đổi chạy sát mép biển Phần lớn trên đổi núi chỉ

còn các dạng cây bụi với độ phủ không lớn lắm là: sim (Rhodomys), mua (Sophora japinica), bd cu vé , co Lao (Bupatorium odoratum), Côm ngũ sắc, Dây chìu, Dứa dại

(Pandanus tonkinensis), Hoắc quang, Chè vàng (Jasminum

subtripinerve), Chổi xể, Những cây trồng xưa kia khá phổ biến như Thông đuôi ngựa, Xoan (Melia azedarach), Phượng

vỹ, keo lá tràm, Bàng Trong những năm gần đây, trên các

gò đổi ven biển thường trồng Bạch đàn, Phi lao (Casuarina 80

equisetifia) Tại một số côn cát có thể trồng Hoa hoè

(Sophora japinica)

Nhìn chung, trên gò đồi, thực vật thường nghèo nàn và sinh lượng không lớn lắm Thảm cây bụi thường gặp các

loài như chạc chìu, dành dành Một số đồi còn trồng thông

nhựa, màng tang, thàu táu, mè rừng, sòi tía, sơn dại, tre gai

Do tác động của con người liên tục trong nhiều năm nên số lượng cây bụi, cây thảo và dây leo chiếm ưu thế so với các loại cây thân gỗ có kích thước lớn Tại một vài điểm, một số

quần xã cây trồng còn được giữ lại cảnh quan như những

năm trước kia và còn thêm một số loài cây ăn quả như bòng, chanh, nhãn, vải, mít, đu đủ nhất là xung quanh nhà ở tại

ven các gò đồi

s Thực vật trên các dải cát ven biển

Muống biển, Cỏ lông, Xương rồng * Thực vật trên đất phù sa

Đồ Sơn được đất phù sa của hai con sông lón là Bạch

Đằng và Văn Úc tạo nên một dải đồng bằng màu mỡ nhưng

không lớn lắm Mặt khác, do tác động của biển nên một phần đất phù sa ấy lại bị nhiễm mặn với sự có mặt của các

loài thực vật ngập mặn như cói, muống biển, láng Với khí hậu nóng ẩm, lượng mưa trung bình và mưa mùa nhiệt đới

rất thích hợp với các loài thực vật thường gặp ở đồng bằng sông Hồng Trên đất phù sa, phần lớn diện tích đều cấy lúa

2 hay 3 vụ hoặc 1 vụ lúa, 2 vụ màu xen canh đủ loại như: Đậu, lạc, khoai lang, vừng, khoai tây, bap cai, su hào, sup lo,

rau diếp, tỏi, hành, các loại rau thơm hay trồng một vài cây

xen canh khác trong các vườn nhà như chuối, na, đâu tằm

đay tại một vài điểm bị ngập mặn hay chưa rửa ngọt

nhân dân thường trồng cau dừa Một số nơi chuyên canh

Trang 32

trồng rau phục vụ nhu cầu của người dân tại chỗ hay bán

trong thành phố gồm các loại rau: cà chua, ớt, dưa chuột,

Bầu, Bí Các loại cây ăn quả thường thấy như: Hồng, đu đủ,

nhãn, vải quanh các xóm làng là tre, phi lao, bạch đàn và những cây mới nhập nội trong những năm gần đây: Tùng,

bách, tuế

Mặt khác, do nhu cầu càng ngày càng lớn, tại một số

xã đã xuất hiện các vùng trồng hoa tươi bao gồm các loài: Hồng, cúc, huệ, lay ơn, mào gà, thược được

1.3.2 Hệ thực uật biển

e Rong tao, có biển

Do Đồ Sơn nằm giữa hai cửa sông lớn là Văn Úc và Bạch

Đằng nên nước biển có độ trong không cao nhất là về mùa

mưa Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổn tại và phát triển của các lồi Rong, Cỏ biển

«_ Thực vật ngập mặn

Ven biển Đồ Sơn có thể gặp hầu hết các loài cây ngập mặn ở phía bắc Việt Nam nhu: Mam quan, Ban, Đước,

Muống biển, Cói, Láng hoa đổ Mặc dù về số lượng loài khá phong phú và đa dạng, nhưng diện tích phân bố không lớn lắm chủ yếu tại vùng ngập mặn của hai của sông là Bạch

Đằng và Văn Úc Một vài nơi diện tích nàyngày càng bị thu

nhỏ do vùng có thực vật ngập mặn đã bị chặt phá và quai

đắp thành các đầm nuôi hải sản tôm, cua) hoặc đầm muối

1.3 GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA HỆ THỰC VẬT

e Gia tri da dang sinh hoc (nguén gien phong phú, quý

_ hiếm, đặc hữu)

e Giá trị cảnh quan, sinh thái: du lịch, nghỉ dưỡng,

habitat

e Giá trị phòng hộ: rừng ngập mặn, rừng phi lao

Thực vật vùng ven biển Đồ Sơn có chức năng phòng hộ, chống xói lở, cát bay, cát lấn vào trong nội đồng nhất là các vùng sát biển Rừng ngập mặn ven các cửa sông Bạch Đằng và Văn Úc tạo thành một hệ sinh thái đặc biệt, là nơi cu trú,

sinh sản của nhiều lồi Tơm, Cá, Giáp xác, Lưỡng cư, Bò sát

của vùng cửa sông ven biển Cần phải bảo vệ và giữ gìn các

khu rừng phòng hộ để đảm bảo sự cân bằng sinh thái trong

và ngoài hệ đó

Ngoài khai thác tự nhiên ra, cần tạo ra các vùng nuôi tôm cá và trồng các loại cây địa phương như các lồi thuộc

họ Đước, Ơ rô, Bần Đặc biệt chú ý đến các loại chỉ phân bố rất hẹp tại một vài điểm như: Đước xanh, Vẹt dù, Sú Ngoài chức năng phòng hộ ra, một số loài cây còn góp phần bảo vệ và giữ gìn sinh cảnh, giữ nước cho tưới tiêu và cuộc sống của người dân như: Phi lao, Keo lá tràm, Keo tai tượng

«_ Giá trị kinh tế: lương thực, thực phẩm, dược liệu, sinh vật cảnh

Tại Đồ Sơn có các vùng chuyên canh lương thực, rau

màu cần được bảo vệ và phát triển Nhìn chung, hệ thực vật

Đồ Sơn rất phong phú, đa dạng và có giá trị rất lớn về mặt

lương thực, thực phẩm, dược liệu, sinh cảnh

Nhóm lương thực tuy ít lồi (Lúa, Ngơ, Khoai, Sắn, các

loại đỗ ) nhưng chiếm tỷ trọng khá lớn trong năng suất cây

trồng của Đồ Sơn

Tại khu vực Đồ Sơn, có thể gặp hầu hết các loài cây có

giá trị làm thuốc của Hải Phòng Số cây này nằm trong nhiều họ khác nhau như: Ơ rơ (Ơ rơ, Cơm nếp, Thanh táo), Họ Rau dền (Có xước, Rau dền, Mào gà), Họ Xoan (Sưu, Sơn để), Họ Trúc đào (Trúc đào, Hoa sữa), Họ Cúc (Cúứt lợn, Nhân trần, Ngải tím, Ngải cứu, Nhọ nổi, Cúc chỉ thiên )

Trang 33

dân gian, cần được quan tâm nhiều hơn nữa đến việc bảo vệ

và phát triển thêm

Một số loại cây vừa có giá trị về thực phẩm lại có giá trị

dược liệu cần được quan tâm hơn nữa nhằm đa dạng hoá

sản phẩm, đa dạng hoá cây trồng tuỳ theo đặc điểm của

từng vùng

Trong số các loại thực vật bậc thấp, có loài Rong câu (Gracilaria asiatica), là loại có giá trị kinh tế rất lớn đã và

đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển và

cấu trúc ngành nghề, tăng thu nhập cho người lao động

Đặc biệt tại đảo Hòn Dáu, eó một số loài rong biển có giá

trị cao vừa có thể làm thực phẩm (nấu chè) lại vừa có giá trị về mặt dược liệu hiện tại chưa được quan tâm đến

2 - ĐỘNG VẬT

Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ động vật Đồ Sơn (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, môi trường sinh sống, chế độ thuỷ hoá, thuỷ lý của khu vực, hoạt động kinh tế xã hội của con

người)

2.1- CÁC HỆ ĐỘNG VẬT TIÊU BIỂU s - Hệ động uật trên cạn

Nguồn lợi động vật hoang dã hiện tại đang là nguồn

thu hút khách du lịch nhất là du lịch sinh thái Tại khu vực

Đồ Sơn có thể gặp rất nhiều loài động vật hoang dã Đặc biệt, tại các sinh cảnh điển hình như vùng gò đồi, đất ngập nước, rừng ngập mặn có mặt hầu hết các loài động vật Hải

phòng nói riêng và miền bắc nói chung Động vật khu đổi núi

Về động vật, tại sinh cảnh đổi núi của Đồ Sơn không

phong phú vì diện tích quá nhỏ và bị xâm lấn quá nhiều

84

5 Động vật khu đồng bằng

Chim: trong đó có rất nhiều loài đã được đưa vào sách

đỏ như: Cò thìa, Cò Lạo Ấn Độ

Bo sat; Ran rao, Ran cap nong, Ran cap nia

$ Hệ dộng uật biển

Động vật phù du: có khoảng gần 100 loài, trong đó

động vật phù du nước mặn dao động trong khoảng 15-90 loài

Cá biển: hầu hết các loài cá có mặt trong danh mục cã miền Bắc và vịnh Bắc Bộ

Nước ngọt: Chép, Trôi, Trắm có, Rô phi, Tôm rảo, Tôm

càng xanh, Tôm sắt, Tôm sông, Tôm chi

Nước mặn: Tôm he, Tôm nương, Tôm hùm

Lung thé, bd sat, chim và thú biển

LuGng thê: Cóc nhà, Nhái bén nhỏ, Cóc nước nhẫn, Chấu, ếch đồng, ếch cây mép trắng

Bò sát: Thạch sùng mí, Thạch sùng đuôi sản, Thằn lằn, Rắn sọc dưa, Rắn nước, Rắn hổ mang, Đền bụng vàng,

Đền cạp nong, Đền đi sọc

Các lồi thú biển: Rùa da, Vích, Đôi môi dứa, Đồi môi

Cá ho, Cá ông sư, Cá ong xám

2.2- GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA HỆ ĐỘNG VẬT

Giá trị đa dạng sinh học (nguồn gien phong phú, quý

hiếm, đặc hữu )

Đây là vùng có giá trị da dạng sinh học rất cao và có

day du các loại sinh cảnh như: đồng bằng, đổi núi, đất ngập

Trang 34

Cát Bà, khu bãi đầm Nhà Mạc, khu Công ước RAMSA (cửa sông Hồng) nên có rất nhiều loài động vật

Giá trị sinh thái

Các loài động vật này được phân bố trong nhiều hệ sinh thái khác nhau như: hệ sinh thái nước ngọt, nước mặn,

bãi triểu cửa sông, triều cát, đồng cỏ việc bảo vệ các loài

động vật này đồng nghĩa với việc bảo vệ sự đa dạng các hệ

sinh thái của Đồ Sơn

Giá trị kinh tế: thực phẩm, thương phẩm, dược liệu, sinh vật cảnh và khả năng đánh bắt, nuôi trồng

Nuôi trồng: là vùng có diện tích mặt nước lợ rộng (gần hai của sông lớn) và nước mặn với độ muối không cao lắm có thể nuôi trồng một số loài động vật có dinh dưỡng cao, có giá

trị trên thương trường và phục vụ xuất khẩu

Nước ngọt: Cá chép, Cá trôi, Cá Rô phi đơn tính, cá chim trắng

Nước lợ: Tôm sú, Tôm rảo, Cua biển

Ngày đăng: 14/10/2022, 08:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w