Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
6,31 MB
Nội dung
Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty cổ phần DệtMay Huế đã tạo điều kiện cho em được vào thực tập tại công ty Nhờ có điều kiện quý báu này, em mới có cơ hội để đem những kiến thức có được trên ghế nhà trường ra để đối chiếu với thực tiễn Đây cũng là cơ hội để em có thể biết được quy trình sản xuất sợi, thực tế thiết bị điện và sự đổi thay nhanh chóng của các thiết bị đó Em cũng xin cảm ơn các bác, các chú, các anh trong tổ bảo trì điện đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty Sự hướng dẫn của các thành viên trong tổ điện đã giúp em biết được một số công việc cần làm khi bảo trì các thiết bị điện.Tuy không tham gia chính vào công việc nhưng từ những gì thấy được trong quá trình lắp đặt, sữa chữa sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này.Nhờ sự hướng dẫn, giải thích chu đáo của mọi người trong tổ điện mà em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này Và tôi cũng xin cảm ơn các bạn trong nhóm thực tập đã đồng hành cùng tôi trong thời gian vừa qua Thời gian thực tập tại công ty tuy ngắn nhưng đã cho em nhiều kinh nghiệm quý báu để áp dụng vào thực tế công việc trong tương lai.Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình thực tập không thể tránh khỏi sai phạm, thiếu sót Kính mong mọi người rộng lượng tha thứ Em xin chân thành cảm ơn ! SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 1 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện LỜI MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp Dệt – May là một ngành công nghiệp nhẹ đang chiếm một ví trí quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Nó được hình thành và phát triển rất lâu đời trên thế giới và là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người Đặc điểm nổi bật của ngành này là thu hút một nguồn nhân lực rất lớn, phù hợp với những nước có ngành công nghiệp đang phát triển như nước ta hiện nay Để thỏa mãn nhu cầu của con người ngành dệt may đã không ngừng cải tiến máy móc, trang thiết bị và trình độ quản lý để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã, giá thành hợp lý, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Ngành công nghiệp kéo sợi là ngành quan trọng của ngành công nghiệp Dệt – May Nó có nhiệm vụ cung cấp sợi cho các nhà máy dệt để tạo ra vải và các mặt hàng khác nhau Sản phẩm của ngành sợi là nguyên liệu của ngành dệt và sản phẩm của ngành dệt là nguyên liệu chủ yếu của ngành May Công ty cổ phần Dệt – May Huế ra đời trong hoàn cảnh này Công ty đã không ngừng cải tiến, liên tục đổi mới công nghệ hiện đại hóa máy móc, thay đổi các mặt hàng sản xuất theo mọi yêu cầu của khách hàng Đầu tư có trọng điểm đem lại hiệu quả cao, không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm Tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ đặc biệt là thị trường xuất khẩu Từng bước hội nhập với nền kinh tế nói chung, cũng như với ngành công nghệ Dệt – May nói riêng của khu vực và thế giới Trong đó nhà máy Sợi với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, là nơi chúng ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế có thể phục vụ cho công việc sau này Là một sinh viên ngành Kỹ Thuật Điện chuẩn bị ra trường.Thực tập là một cơ hội tốt để chúng em tiếp xúc trực tiếp với: máy móc,thiết bị,công nghệ sản xuất giúp chúng em hiểu rỏ hơn về nghành nghề mà mình đang học hiện tại và định hướng cho những bước đi trong công viêc sau này Đối với một sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường kiến thức học được là chưa đủ để bước vào những thử thách trong cuộc sống cũng như công việc trong tương lai Chúng em hiểu được rằng lý thuyết trang bị cho chúng em một nền tảng cơ bản để từ đó liên hệ trực tiếp với thực tiển sản xuất.Thực tập rất cần thiết và bổ ích là bước đi cơ sở, bước đi ban đầu mà chúng em phải hoàn thành Bài báo cáo thực tập này là kết quả của quá trình tự tìm hiểu, sự giúp đỡ tận tình của các thành viên trong tổ bảo trì điện nhà máy sợi,sự hỗ trợ của các bạn trong nhóm thực tập Tuy đã cố gắng để có thể hoàn thành bài báo cáo này nhưng vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót.Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người Huế, ngày 12 tháng 08 năm 2013 SVTH Nguyễn Viết Lộc SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 2 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG KỸ THUẬT SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 3 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc BẢNG NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện Lớp Khoa Trường Đơn vị thực tập GVHD : : : : : : NGUYỄN VIẾT LỘC 11DH2LT Điện Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng Công ty cổ phần Dệt-May Huế NGUYỄN HOÀNG MAI NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN THỰC TẬP: 1 Về ý thức tổ chức kỹ luật: (chấp hành nội quy và giờ làm việc) 2 Nhận xét chuyên môn: Quá trình thực tập tìm hiểu: 1 Tìm hiểu tổng quan về Nhà máy và Công ty 2 Sơ đồ hệ thống cung cấp điện của nhà máy 3 Quy trình vận hành, tổng quan về quy trình tạo sợi 4 Tìm hiểu các khâu trong quy trình sản xuất sợi 5 Tìm hiểu về máy thô TJFA - 458A 3 Đánh giá kết quả thực tập: Huế, ngày tháng năm 2013 Công ty cổ phần Dệt May Huế SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 4 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ VÀ NHÀ MÁY SỢI 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 1.1 Giới thiệu về công ty Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT–STOCK COMPANY Tên viết tắt: HUEGATEX Địa chỉ: Phường Thủy Dương – Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 84.054.3864337 – 3864957 Fax: 84.054.3864338 Website: huegatex.com.vn Căn cứ Quyết định số 169/2004/QĐ-BCH ngày 09/12/2004 và Quyết định số 2722/2005/QĐ-BCH ngày 25/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) chuyển công ty Dệt May Huế thành Công Ty cổ phần Dệt – May Huế, chính thức hoạt động theo giấy phép đăng ký số 2102000140 ngày 17/11/2005 do phòng Đăng ký kinh doanh Doanh Nghiệp – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Công ty cổ phần Dệt - May Huế (Huegatex) là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam Được thành lập từ năm 1988 đến nay, HUEGATEX được đánh giá là một đơn vị xuất sắc trong ngành dệt may cả nước, cùng với thời gian Công ty đang ngày càng hoàn thiện, phát triển Thương hiệu HUEGATEX đã khẳng định vị trí hàng đầu không chỉ riêng tại Thừa Thiên Huế Được thành lập từ năm 1988 với hơn 2.000 lao động, Công ty có đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề, đã và đang làm những sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng Phương châm hoạt động của Công ty là “ Mong muốn quan hệ và hợp tác lâu dài với tất cả các khách hàng” và luôn cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng với mục tiêu chất lượng được đặt lên hàng đầu Các lĩnh vực kinh doanh chính + Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải, may mặc + Nguyên liệu, thiết bị ngành dệt may + Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng + Kinh doanh địa ốc + Kinh doanh khách sạn SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 5 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện Doanh thu hàng năm là 1.000 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn 50% Sản phẩm của Công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc); Thổ Nhĩ Kỳ, Ai cập, Bồ Đào Nha (đối với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa Công ty cũng đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền, giải thưởng Sao vàng Đất Việt và các giải thưởng khác Bên cạnh đó, Công ty cũng được chứng nhận về Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA-8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Hansae, Li & Fung, JC Penny, Kohn, Valley View, Regatta, có chứng nhận của tổ chức WRAP và Chương trình hợp tác chống khủng bố của Hải Quan Hoa Kỳ và Hiệp hội thương mại (CT_PAT) Trong chiến lược phát triển đến năm 2015, Huegatex sẽ đầu tư thêm một nhà máy sợi 2,5 vạn cọc; nhà máy May 16 chuyền Xây dựng Huegatex trở thành trung tâm hàng Dệt kim của khu vực miền Trung và cả nước Huegatex chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng các bên cùng có lợi 1.2 Sơ đồ, cơ cấu tổ chức công ty Nhà máy Sợi: Được trang bị đồng bộ 03 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 60.000 cọc sợi, sản lượng hàng năm là 11.000 tấn sợi, trong đó chủ yếu là các loại sợi PE, sợi PECO, sợi Cotton chải thô và chải kỹ chi số từ Ne 16 đến Ne 60 Nhà máy Dệt- Nhuộm: Được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim, nhuộm, hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan, với sản lượng vải dệt kim hàng năm là 1.500 tấn Nhà máy May: Với 35 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo- shirt, áo Jacket, quần Short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt gần 9 triệu sản phẩm SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 6 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện Xí nghiệp Cơ Điện: Chuyên vận hành chuyển tải trạm 110/6 KV, gia công cơ khí; sửa chữa và xây dựng các công trình phụ cho các nhà máy thành viên SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 7 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện 2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SỢI 2.1 Cơ cấu tổ chức Nhà máy Sợi Nhà máy Sợi là một trong bốn bộ phận sản xuất chính của Công ty Nguyên liệu đầu vào của Nhà máy là các loại bông xơ tự nhiên, và sản phẩm là các loại sợi cung cấp trực tiếp cho Nhà máy Dệt – Nhuộm hoặc để xuất khẩu GIÁM ĐỐC PGĐ Kỹ thuật-Sản xuất PGĐ Điều hành sản xuất Tổ nghiệp vụ Tổ kỹ thuật Trưởng ca Các tổ Hành Chính - Tổ chuẩn bị nguyên liệu Thủ kho Tổ bông chải Tổ ghép thô Tổ suốt da Tổ sợi con 1 Tổ sợi con 2 Tổ điện Tổ điều không Tổ ống đậu xe Tổ cơ khí Tổ đóng gói Tổ vận chuyển Các tổ đi ca - Bông chải A – B – C Ghép thô A – B – C Sợi con A – B – C Ống A – B – C Đậu A – B – C Xe A – B – C Thí nghiệm A – B – C Điện A – B – C Điều không A – B – C Vệ sinh công nghiệp A – B – C * Ca A: 06h > 14h * Ca B: 14h > 22h * Ca C: 22h > 06h Bộ máy nhân sự Nhà máy Sợi Ghi chú: SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Chỉ đạo từ trên xuống Quan hệ tác nghiệp Trang: 8 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện KHO Ép kiện và bông hồi GĐ PGĐ-ĐHSX BT-B/chải T.phá kiện Lọc bụi ĐK12 T.xé bông BT.ĐT BT.Gh Thô BT-SD ĐK11 KV-T4 0.4KV LẮP ĐẶT DÂY CHUYỀN SX MỚI ĐK9 ĐK8 BT SC(TT) KV-T3 0.4KV ĐK7 T.Đ-GÓI M.NÉN BT - ĐIỆN ỐNG CÔN Ph.TẮM Máy Xé Trộn (Đức) Máy bông Hengeth GHÉP FA306A PGĐ-ĐHKT WC BT-BC ĐK1 QC CUỘN CÚI MÁY CHẢI THÔ TEXTIMA TN Trực Ca Đ MÁY CHẢI KỸ RIETEC M.Thô (Đức) WC ĐK10 Xé kiện Optomix Máy sợi con tự động SUES SEN GHÉP(RIETEC+FA306A) Thô TJFA458A GHÉP FA306A SC Textima Gh.Rietec Thô Tjfa458A Sợi con Textima Dãy I ĐK10 ĐK9 Sợi con Textima Dãy II ĐK8 BT SC(TT) KV-T3 Sợi con Textima Dãy III 0.4KV Máy sợi con tự động SUESSEN Máy Textima Xe textima Đậu Thô Tjfa458A Xe muratec Thô Tjfa458A Đánh ống tự động SUESSEN Sợi con Textima Dãy KHU VỰC Đánh ống SC ĐỂ SỢI Gh.Rieter MT2 KV ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM ĐK2 KV-T4 0.4KV BT SC(ĐT) ĐK3 ĐK4 ĐK5 BT-ĐK KV-T2 0.4KV ĐK6 WC BT-ĐXG BT ỐNG KHO SỢI Sơ đồ mặt bằng Nhà máy Sợi SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 9 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện 2.2 Quá trình công nghệ kéo sợi trong Nhà máy Sợi 2.2.1 Quy trình sản xuất: Bông hồi Cung bông Chải Ghép Sợi thô Sợi con ÔTĐ Bông hút bụi + Bông quét nhà + Bông hồi Quy trình sản xuất Bông hồi: Các loại bông như bông quét nhà, bông hút bụi, bông chải, bông ghép, bông sợi thô bị lỗi… Trong quá trình sản xuất vì lý do nào đó không thể thành sản phẩm được sẽ tập trung vể một chỗ sau đó máy ép thành kiện để tái sản xuất Cung bông: Bông từ những kiện bông sẽ được máy xé ra và theo đường ống được các quạt vận chuyển đưa qua các máy chải Chải: Bông đã được xé sau khi qua đây, sẽ được máy loại trừ tạp chất và tạo thành những sợi bông với độ dài nhất đinh được gọi là cúi chải và được xếp vào thùng Ghép thô: Với số lượng cúi chải theo yêu cầu công nghệ (6 sợi cúi chải) sẽ được đưa vào máy ghép và sẽ cho ra 1 cúi ghép với chất lượng tốt hơn Sợi thô: Cúi ghép sau khi qua máy thô sẽ được làm nhỏ lại với kích thước gần bằng chiếc đũa Sợi con: Sợi thô sau khi qua các máy con sẽ được xe, kéo thành những sợi với chỉ số sợi theo yêu cầu công nghệ ÔTĐ: Đây là công đoạn cuối cùng làm cho sợi con có chất lượng tốt hơn, chắc chắn hơn thành những quả sợi và được đóng gói để xuất cho thị trường trong và ngoài nước, hoặc chuyển qua Nhà máy Dệt – Nhuộm Dây chuyền sản xuất sợi trong Nhà máy: Nguyên liệu bông Xé Kiện Tự Động Optomic Ống Tự Động Schlafort Xé Lcb Sợi Con Textima Xé Maxterlin Sợi Thô Tjfa 458a Xé Efs5 Chải Thô Textima Ghép Rieter Ghép Fa306a Đóng gói sản phẩm SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 10 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện Sử dụng bộ xử lý 16 bít, với chức năng khá đầy đủ và hoạt động dễ dàng Thông số của nó được chia làm hai nhóm là nhóm mô hình và khối 10 chức năng bảo vệ và nhiều chức năng cài đặt khác - Đèn trạng thái: + FWD(Forward): + REV (Reverse): + FLT (Fault): + LCL (Local): Chạy thuận Chạy ngược Báo lỗi Điều khiển trên panel SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 37 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp - Khoa Điện Phím điều khiển chính: + FWD : Khởi động đông cơ theo chiều thuận, chế độ LCL + REV : Khởi động đông cơ theo chiều ngược, chế độ LCL + STOP : Dừng động cơ Trong ba phím trên chỉ có phím STOP là có tác dụng trong chế độ điều khiển xa + Tổ hợp STOP + LCL : chuyển chế độ giữa điều khiển xa và cục bộ + Tổ hợp phím STOP + RST : Reset MOD - Đảm bảo kết nối nguồn với L1, L2, L3; Nối động cơ với U, V, W, nối đất cho vỏ biến tần - Biến tần có tới 27 chân đấu dây điều khiển, có những chân chính sau: + RYO: Tiếp điểm chung của relay + RUN: Chạy thuận + PSI1: Tốc độ lập trình thứ hai + PSI3: Tốc độ dừng + PS03, PS0E: Tần số ra + RESET: Khởi động lại do bị lỗi Chức năng các cực điều khiển: + Khi đóng RUN-RY0, động cơ chạy ở tốc độ thứ nhất (50Hz) với thời gian gia tốc và giảm tốc đã được cài đặt trước + Khi đóng đồng thời RUN-RY0 và PS11-RY0, bộ điều khiển hoạt động ở chế độ điều khiển xa, và tốc độ động cơ thay đổi tùy thuộc vào trạng thái các chân được lập trình: Nếu các chân khác không được đóng thì máy sẽ chạy ở tốc độ thứ hai với tần số 15Hz Nếu đóng thêm PSI3-RY0 thì máy sẽ chạy ở tốc độ thứ 3 với tần số 1,5Hz - SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 38 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện 4.3 Mạch tín hiệu Mạch tín hiệu gồm 5 bóng đèn với các màu đỏ, xanh lục, vàng, xanh lơ và màu trắng Các bóng đèn này dùng nguồn điện 12 V xoay chiều, công suất 5 W Khi các bóng đèn sáng thì sẽ báo hiệu các ý nghĩa khác nhau No 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Lamp displaying Content Red Automatically doffing (Đổ sợi tự động) Red & Blue Belt reset switch with trouble (Công tắc căng lại dây đai bị sai – Vị trí căng dây dai bị lỗi) Red & While The rail goes down to the bottom over 40 seconds (Búp sợi sẽ được đưa xuống vị trí thấp nhất sau quá 40s) Red & While Belt tension acting over 15 seconds (Đai sẽ flashing được căng sau 15s ) Red & Green Over 10 seconds after doffing the rail lifts first time, or as the fly wards off beam, the rail can not go up to the donning position (Sau 10s sau lần đổ sợi đầu tiên của bàn nâng ống sợi hoặc tay gàng, cầu máy không thể đi lên đến vị trí làm việc) Red & Green Over 10 seconds after doffing the rail goes up flashing second time (10s sau khi đổ sợi, cầu máy sẽ đi lên đến vị trí thứ hai) Red flashing Manual doffing – same display with manual and auto (Đổ sợi bằng tay – giống như hiển thị bằng tay và tự động) Red & Green & Reset length meter contactor (Cài đặt lại Blue contactor cho đồng hồ đo chiều dài) Green Waiting for running (Sẵn sàng để làm việc) Green & Blue Photoelectric detecting in cutting state (Cảm biến quang phát hiện tình trạng bị đứt) Green & Yellow Reverse proximity switch acting incorrectly (Công tắc chuyển đổi đảo chiều tác động không đúng) Yellow Door switch is off or belt limit switch is on (Công tắc cửa là không tác động hoặc công tắc giới hạn dây dai tác động) Yellow flashing The rail moves out the stroke contacting the upper or lower limit switch (Cầu di chuyển bên ngoài hành trình tiếp xúc bởi công tắc giới hạn trên hoặc dưới) Yellow & Blue The power protection in the control – box acts or emergency button has been pushed (Nguồn bảo vệ tủ điều khiển hoặc là nút ấn dừng khẩn cấp được ấn) Yellow & While Flyer located stop over 5 seconds (Tay gàng sẽ dừng tại vị trí định trước sau 5 s) SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Mark Priority 14 * 8 * 9 * 10 * 11 * 12 13 16 20 17 * 4 * 2 * 5 * * 3 Trang: 39 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp 17 18 Blue Blue flashing 19 Blue & While 20 While Khoa Điện Roving broken (Khu vực kéo sợi bị lỗi) Belt reset switch is not reset (Nút ấn reset lại * dây đai không làm việc) Protection photoelectric detector acting (Cảm biến quang bảo vệ tác động) Sliver broken (Lỗi ở vùng con cúi) 15 19 18 14 Chú ý: Các mức ưu tiên lớn sẽ bị các mức ưu tiên nhỏ hơn che lấp * - Sự cố và tình trạng hoặc hoạt động khác được hiển thị SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 40 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU MÁY SỢI THÔ TJFA – 458A 1 HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ CHÍNH Động cơ chính được điều khiển thông qua biến tần, nó có thể làm việc ở các cấp tốc độ khác nhau phù hợp với yêu cầu của từng trạng thái vận hành của máy sợi Nhờ động cơ chính truyền động thông qua các bộ ly hợp, các bánh răng, dây xích mà sợi thô được quấn vào ống sợi đặt trên cầu dưới của máy Động cơ chính SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 41 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện + A -U 1 L3 L2 L1 4 4 L L 11 4 5 L L 22 L L 33 4 6 4 9 1 5 0 2 RP1 1 5 K 5 1 5 2 3 R32 1K 3 /A 7 CC 5 3 SB10 5 5 D 1-M 1 U V W U $ P I N 1V 4 $ P IN W 1 5 $ P IN 1 3 L 6 M E ID E N IN V E R T E R VT230S (0 1 1 H A O ) P10 F L S8 V C L 9O M R L 1Y0 0 L 7 M A IN M O T O R FB L+ $ P IN 2 1 FC P $ SP I O2 4 3 N L+ PSOE 5 9 Q 0 3 6 0 4 /E 4 2 /E 4 C1 $ P IN 2 5 Q 0 0 Q 0 1 Q 0 2 3 PE $ P IN 2 0 R L 1E2 S E T M T1 4 /E 4 4 /E 4 R L$ P1UI6 N 1N5 P $ SP I NI 11 6 ( P R O G ) P $ SP I NI 13 7 ( S 0 ) P L S1 7 I 5 ( S 1 ) VT230S Kết nối biến tần với động cơ V (Hz) YMP A00 - 0 Running speed B20 - 0 Inching speed ts B21 - 4 Stopping speed B20 - 1 A01 - 1 t (s) A01 - 0 B21 - 0 B41 - 2 Đường cong tốc độ của động cơ chính SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 42 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện Hoạt động của mạch như sau: Khi ta ấn phím “START” thì PLC sẽ đóng Q0.0 để đóng RY0-RUN Sau khi động cơ M1 khởi động tùy thuộc vào đường cong khởi động, tốc độ của nó sẽ đạt tới tốc độ thứ nhất, đường cong tốc độ như hình Khi ấn và giữ phím “INCH” thì Q0.0 và Q0.1 của PLC được đóng đồng thời làm cho RY0-RUN, RY0-PSI1, Sau khi động cơ M1 khởi động tùy thuộc vào cài đặt cho chế độ “inching” tốc độ của nó đạt tới tốc độ thứ 2 với tần số 15Hz Khi thôi ấn phím “INCH” nữa, động cơ sẽ hãm để dừng lại tùy thuộc vào cài đặt, đường cong tốc độ như hình Khi máy hoạt động bình thường nếu như ấn phím “STOP” thì các đầu ra Q0.1, Q0.2, Q0.3 của PLC sẽ đóng đồng thời, và lúc này động cơ M1 giảm tốc về tốc độ thứ 3 Động cơ M1 chỉ dừng lại theo tín hiệu từ cảm biến vị trí dừng Giá trị tốc độ: Tốc độ thứ 2 (15Hz) và thứ 3 (1,5Hz) được lập trình trên các chân điều khiển của biến tần là PSI1 và PSI3 Các giá trị tốc độ này được liên kết với nhau bằng giá trị đặt, tốc độ thứ 2 là 30% của giá trị đặt, tốc độ thứ 3 là 5% của giá trị đặt Tốc độ của động cơ thay đổi tùy theo PSI1 và PSI3 Không thể điều khiển biến tần từ bảng điều khiển của nó nếu như đèn LCL chưa sáng, khi đó ấn STOP+LCL để thay đổi chế độ 2 CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MÁY 2.1 Start, Inch, Stop Có 7 nhóm nút bấm (đối với máy có 120 ụ cắm ống sợi), hoặc 5 nhóm (với máy 96 ụ cắm ống sợi) Stop Inch Start 2.1.1 Start button Khi đèn màu xanh sáng (đợi cho nó chạy), người vận hành có thể bấm nút start và máy kéo sợi bắt đầu tăng dần đều tốc độ quay và làm việc liên tục Khi sợi thô bị đứt, một trong hai nhóm cảm biến hồng ngoại phát hiện sự đứt sợi đặt cầu trên – đèn màu xanh lơ (Blue) sáng lên, báo có đứt sợi ở phía trước của khung máy Ngay lập tức, khung máy tự động dừng lại và máy sẽ dừng tai vị trí đã chỉnh định trước Sau khi phần đứt sợi được nối bằng việc nối với 1 đoạn khác, người vận hành phải nhấn nút Stop hoặc nút Inch để làm cho các tín hiệu hồng ngoại được reset lại SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 43 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện Khi bị đứt ở phần cúi thô, đèn màu trắng (While) của cảm biến phát hiện đứt cúi ở phần phía sau của máy, sáng lên Ngay thời điểm đó, khung máy tự động dừng lại và máy sẽ tự dừng lại ở vị trí đặt trước Sau khi phần lỗi được giải quyết bằng cách nối lại cúi khác, người vận hành phải bấm nút Stop để cho tín hiệu hồng ngoại được reset và cho khung máy bắt đầu làm việc Người vận hành cũng có thể bấn nút Inch để cho máy chạy ở tốc độ thấp và các tín hiệu hồng ngoại được reset Nhưng đặc biệt phải thả nút ấn ra bởi vì chế độ Inch không làm việc trong 10s sau khi có lỗi ở phần cúi vào Điều ngăn cản người vận hành là nếu có lỗi tiếp sảy ra tại thời điểm đó thì việc ấn nút Inch sẽ loại trừ ngay tín hiệu báo đứt cúi đó Khi việc quấn sợi thô vào búp sợi bị đứt bởi lực kéo lớn, đèn màu xanh lục (Blue) và màu trắng (While) của tín hiệu cảm biến hồng ngoại sáng và khung máy sẽ tự động dừng lại Khi dầm phía trước của tín hiệu cảm biến bị lỗi, khung máy cũng không làm việc Người vận hành trong trường hợp nãy sẽ đưa tay của mình đến bộ phận của khung máy có lỗi cuối cùng, nếu có lỗi khác sảy ra, người khác sẽ cho máy hoạt động kể cả lỗi 2.1.2 Inch button Khi nút ấn Inch được giữ, máy sẽ chạy với tốc độ thấp (đầu ra của biến tần là 15 Hz) Nhưng khi thả nút Inch ra, máy sẽ dừng lại Khi người vận hành bấm nút Inch, 5 bóng đèn màu của tín hiệu hồng ngoại sáng lên, nhưng không thể đưa máy từ việc dừng đến chạy Chỉ sau khi các tín hiệu cảm biến được reset, máy mới bắt đầu làm việc 2.1.3 Stop button Khi bấm nút Stop, máy đang chuyển động sẽ dừng Đồng thời với đó, các tín hiệu cẩm biến sẽ được reset Trong suốt quá trình của quá trình đổ sợi, nút Stop không thể dừng đổ sợi 2.1.4 Emergency buttton(Nút ấn dừng khẩn cấp) Emergency Photo Auto Cone belt Reset Bobbin Cone belt Tight Bobbin stop action Manual reset indication rall down tight indication rall up SA1 SA2 SA3 SB1 H2 SB2 SB3 H3 SB4 Đó là nút màu cam (orange) có dạng hình nấm trong hộp nút nhấn ở phần đầu máy Trong một số trường hợp không mong đợi của máy, người vận hành máy có thể bấm nút dừng khẩn cấp trong chế độ bằng tay Máy sẽ nhanh chóng dừng lại trong vòng 8s Sau khi sự cố được giải quyết, nút nhấn được xoay theo chiều kim đồng hồ chuyển về vị trí P (push) và được reset Khi nút ấn dừng khẩn cấp được nhấn, đèn màu vàng (Yellow) và xanh lơ (Blue) sáng báo tín hiệu Bên cạnh đó, khi có sự cố lớn, 5 đèn màu sẽ hiện thị ở chế độ chờ Sau khi các sự cố đã được giải quyết, người vận hành ấn lại vào nó để cho các tín hiệu lỗi và tín hiệu chờ được reset và động cơ tiếp tục làm việc SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 44 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện 2.2 Quy trình hoạt động của cầu dưới SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 45 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện SL6: Công tắc giới hạn trên SL7: Đầy sợi SL8: Vị trí bắt đầu quấn sợi SL9: Công tắc giới hạn dưới SL10: Vị trí cắm ống SL11: Vị trí đổ sợi SL17: Công tắc chống vượt cầu Giả sử, ta bắt đầu xét cầu tại vị trí đổ sợi Sau khi đổ sợi xong, người vận hành nhấn nút cho cầu đi lên vị trí đặt ống sợi (Động cơ nâng hạ cầu) Đến khi SL10 tác động, cầu dừng lại – đó chính là vị trí cắm ống sợi Sau khi cắm xong ống, nhân viên vận hành cho máy bắt đầu làm việc, tay gàng sẽ quay xung quanh ống sợi và thực hiện quấn sợi lên ống (do chênh lệch tốc độ giữa ống sợi và tay gàng) Cầu sẽ vận hành đi lên Cầu tiếp tục đi lên Trong chỗ này,trước khi cầu tác động vào SL6 máy thực hiện quấn lần lượt từng lớp chồng lên nhau nhờ bộ cảm biến điện từ (Bộ đảo chiều nam châm hai chiều), và các kết cấu cơ khí ở trong gian máy thứ ba phía sau máy Quá trình quấn ống tiếp tục, và sau mỗi chu kỳ, cầu được nâng lên một đoạn nào đó (tùy thuộc vào chỉnh định các cơ cấu cơ khí) Khi đầy sợi – SL7 tác động, động cơ chính, cánh tay gàng dừng lại Sau đó, cầu sẽ được điều khiển đi xuống Trước khi tác động vào công tác SL9, cơ cấu cảm biến điện từ sẽ thực hiện đảo chiều Khi khoảng cách giữa tâm của tay ép gàng và phía trên của ống sợi là 10 mm, SL9 tác động Cầu tiếp tục đi xuống, đến khi SL11 tác động, cầu dừng lại – đó chính là vị trí bắt đầu đổ sợi Và quá trình làm việc tiếp tục được lặp lại 2.3 Đổ sợi 2.3.1 Đổ sợi tự động Khi sợi thô được quấn đến chiều dài đặt trước, đồng công tắc đồng hồ đo chiều dài báo tín hiệu Cầu đi lên đến khi chạm vào công tắc SL7, đèn màu đỏ sáng lên, và khung máy tự động dừng lại Sau khi khung máy dừng lại, quá trình đổ sợi tự động bắt đầu như sau: + Puly phía dưới được kích lên và dây đai được reset + Cầu ống sợi đi xuống vị trí thấp nhất + Puly phía dưới dịch đi xuống làm cho dây đai được căng trở lại Sau đó, người vận hành có thể lấy xuống các búp sợi đã được quấn đầy (đổ sợi) + Sau khi các ống sợi đầy đã được lấy xuống hết, người vận hành phải nhấn nút nâng cầu lên ở hộp điều khiển ở đầu máy hoặc ở cuối máy Cùng lúc đó, cầu sẽ đi lên lần thứ nhất và dừng lại khi tại đó là cắm ống Ở đây có 2 điểm cần được đề cập: - Nếu các búp sợi đầy không được hạ xuống, cầu ống sợi được điều khiển bởi hai cặp cảm biến hồng ngoại và không thể đi lên nếu dầm bị khóa - Nếu cầu dừng lại khi chưa tới vị trí cắm ống bởi vì thân máy bị khóa bởi các cảm biến, đèn màu đỏ (Red) và màu xanh lục (Green) sáng Vào lúc đó, người vận hành phải làm vệ sinh thật sạch và một lần nữa nhấn nút cho cầu đi lên làm cho cầu đi lên vị trí cắm ống + Sau khi người vận hành đặt vào hết các ống sợi không, người vận hành sẽ phải bấm thêm 1 lần nữa nút cho cầu đi lên Khi mà cầu đi lên tới vị trí bắt đầu quân sợi, nó dừng lại và đèn màu đỏ tắt Nếu máy sử dụng đồng hồ đo chiều dài bằng điện tử SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 46 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện thì đồng hồ sẽ tự động reset (chuyển về số 0) Nếu đồng hồ đo chiều dài bằng cơ được sư dụng thì người vận hành phải reset đồng hồ đo chiều dài, trước khi cho máy làm việc Trong chừng đó, quá trình đổ sợi tự động sẽ kết thúc và máy có thể làm việc tiếp tục 2.3.2 Đổ sợi bằng tay Trong trường hợp nếu muốn đổ sợi trước khi sợi thô quấn đủ chiều dài đã đặt hoặc khi máy được kiểm tra, đổ sợi bằng tay sẽ là cần thiết Điểm làm việc khác nhau giữa đổ sợi tự động và đổ sợi bằng tay trong nhà máy là các ống sợi tiếp tục được sử dụng lại trong lần sau được hoàn thành bằng tay theo từng bước Khi đổ sợi bằng tay là cần thiết, công tắc điều khiển đổ sợi ở đầu máy sẽ được chuyển về vị trí “manual” Đèn đỏ nhấp nháy, báo hiệu máy đang trong chế độ đổ sợi bằng tay Người điều khiển cần thực hiện theo từng bước sau: + Nhấn nút cone belt reset (SB1) và dây đai sẽ bắt đầu reset Sau khi dây đai reset xong, đèn báo hiệu dây đai đã được reset sẽ sáng lên (Belt reset indication - H2) + Nhấn nút hạ cầu (SB2) và cầu sẽ đi xuống vị trí thấp nhất (vị trí đỗ sợi) + Nhấn nút căng dây đai (SB3) và dây đai sẽ được căng, đèn báo hiệu dây đai căng (H3) sẽ sáng lên Sau đó, người vận hành có thể lấy các ống sợi xuống + Ấn nút nâng cầu lên Cầu sẽ dừng lại khi đi lần thứ nhất tới vị trí cắm ống Nếu trên cầu vẫn còn ống sợi, các cảm biến hồng ngoại phía sau máy sẽ tác động, cầu sẽ dừng lại khi nó chưa tới vị trí cắm ống Cùng lúc đó, đèn màu đỏ (Red) sẽ nhấp nháy và đèn màu xanh lục (Green) sáng lên Sau khi máy được lấy hết các búp sợi, nhấn nút cho cầu đi lên lại đến khi cầu đi tới vị trí cắm ống + Sau khi các ống sợi không được bỏ vào đầy, nhấn nút cầu đi lên và cầu sẽ đi lên lần thứ hai và đi đến vị trí bắt đầu quấn sợi Sau đó, khi quá trình đổ sợi bằng tay kết thúc, người vận hành sẽ phải chuyển dao về vị trí “Auto” cho máy bắt đầu làm việc SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 47 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện CHƯƠNG 5 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Dệt – May Huế, em đã hiểu thêm được về sự hoạt động của một công ty, của các dây chuyền làm việc, các kỹ thuật công nghệ của các thiết bị điện Đồng thời hiểu thêm được vai trò của bộ phận kỹ thuật cũng như vai trò của các kỹ sư trong một công ty 2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Với những kiến thức và kinh nghiệm thu được qua đợt thực tập, em có thể nhận ra được những yêu tố, những yêu cầu nào là cần thiết cho việc lập trình điều khiển, cũng như chế tạo các thiết bị, máy móc công nghệ phục vụ cho công việc của một kỹ sư sau này 3 VAI TRÒ CỦA KỸ SƯ Phải nắm bắt được công nghệ, sự hoạt động của các thiết bị trong công ty Quản lý thao tác, kỹ thuật công nghệ của nhà máy Giám sát sự làm việc của công nhân, tránh thao tác vận hành không đúng Nghiên cứu, vận dụng và phát triển công nghệ mới của các thiết bị điện nói riêng và các thiết bị khác nói chung trong nhà máy SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 48 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện KẾT LUẬN Qua thời gian thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu về các quá trình công nghệ, cũng như hoạt động của các thiết bị máy móc đặc biệt là máy sợi thô TJFA – 458A của Trung Quốc trong Nhà máy Dệt và được sự hướng dẫn tần tình của các nhân viên trong Bộ phận Điện của Nhà máy Dệt thuộc Công ty cổ phần Dệt – May Huế, em đã hoàn thành đề tài thực tập của mình Trong đề tài này, em thực hiện các vấn đề gồm: Tìm hiểu tổng quan về Nhà máy cũng như về Công ty Tìm hiểu về hệ thống cung cấp điện trong Nhà máy Tìm hiểu về quá trình công nghệ, cũng như các giai đoạn trong dây chuyền kéo sợi Tìm hiểu về máy sợi thô Nghiên cứu về máy sợi thô TJFA – 458A Việc thực hiện đề tài này đã giúp em nắm thêm được nhiều kiến thức về các dây chuyền tự động cũng như việc thiết kế các chương trình điều khiển các thiết bị đó Tuy nhiên, việc thực hiện đề tài này còn nhiều thiếu sót như: Chỉ mới nắm được các yếu tố điều khiển về bên lĩnh vực điện chứ chưa đi sâu tìm hiểu về các vấn đề bên lĩnh vực cơ – một lĩnh vực cũng rất quan trọng trong các hệ thống máy móc, đặc biệt là trong một số máy có tỷ lệ tự động thấp Mở rộng của đề tài: có thể đi sâu hơn về tất cả các vấn đề liên quan đến các thiết bị (đặc biệt là phần bên cơ và điện), từ đó thiết kế các chương trình điều khiển cũng như hiển thị đầy đủ các trạng thái của thiết bị, máy móc SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 49 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện MỤC LỤC SVTH: Nguyễn Viết Lộc – Lớp 11DH2LT Trang: 50 ... 11DH2LT Trang: Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện CHƯƠNG GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ VÀ NHÀ MÁY SỢI TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 1.1 Giới thiệu cơng ty Tên tiếng... Trang: Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc BẢNG NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT... Trang: 47 Báo cáo: Thực tập tốt nghiệp Khoa Điện CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua q trình thực tập Cơng ty cổ phần Dệt – May Huế, em hiểu thêm hoạt động công ty, dây