1.1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhu cầu vốn cho nền kinh tế và cho từng doanh nghiệp đang là một vấn đ
Trang 1CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhu cầu vốn cho nền kinh tế và cho từng doanh nghiệp đang là một vấn đề rất bức xúc Tuy nhiên việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại để hỗ trợ cho vấn đề này còn nhiều khó khăn như: phải có tài sản để thế chấp hoặc khả năng tài chính để thực hiện ký kết,…Ngay trong lúc này, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã kịp thời thấy được vấn đề này và cũng nhằm cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trong và ngoài nước Các Công ty cho thuê tài chính trực thuộc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn được thành lập với mục tiêu: thứ nhất là đáp ứng nhu cầu bức xúc về vốn để đổi mới trang thiết bị, công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vốn đầu tư cho nền kinh tế, tạo điều kiện tăng năng lực sản xuất, hạ giá thành – một trong những giải pháp quan trọng mà các doanh nghiệp mong muốn nhất hiện nay, thứ hai là đáp ứng nhu cầu kinh doanh tổng hợp của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.
Hoạt động cho thuê tài chính nói chung đã có từ lâu đời và phát triển mạnh vào những năm 1950, đặc biệt là ở các nước phát triển triển mạnh hơn cả là ở Mỹ và Hàn Quốc, nhưng đối với nền kinh tế của nước ta thì cho thuê tài chính vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ Có thể nói sự ra đời của Công ty cho thuê tài chính đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, sự phát triển lớn mạnh của Công ty cho thuê tài chính cũng chính là những biểu hiện tích cực trong nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng Vì vậy, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục đích hàng đầu của Công ty cũng như bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào cũng quan tâm tới Tuy nhiên trong kinh doanh thì rủi ro luôn có thể xảy ra và là điều khó tránh khỏi, doanh nghiệp cần phải chủ động phòng ngừa và hạn chế những tác động của chúng và chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ cũng không
Trang 2doanh của Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ ” làm đề tài nghiên cứu Qua
đó có thể thấy được tình hình hoạt động hiện tại của Công ty như thế nào, những mặt mạnh, mặt yếu mà Công ty đang có Căn cứ vào đó tìm ra biện pháp giải quyết nhanh chóng kịp thời để khai thác các năng lực hiện có nhằm duy trì, mở rộng và đưa Công ty ngày càng phát triển.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chung
Thông qua những số liệu, phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính II - Cần Thơ trong 3 năm gần đây Qua đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để hiểu rõ hơn vấn đề hỗ trợ vốn kịp thời cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, cũng như tình hình hoạt động của Công ty, đề tài này được nghiên cứu nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá sơ lược về thực trạng hoạt động của Công ty
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hoạt động cho thuê và trên cơ sở phân tích nguồn vốn kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, tình hình cho thuê.
- Phân tích các thuận lợi và hạn chế của hoạt động cho thuê tài chính.
- Đề xuất những giải pháp hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua như thế nào?
- Trong những năm qua hoạt động của Công ty gặp phải những thuận lợi và hạn chế gì?
- Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích gì cho người nghiên cũng như tổ chức đang hoạt động?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian
Trang 3Vì đơn vị thực tập là Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ nên hầu hết các số liệu thu thập chủ yếu tại Công ty.
1.4.2 Thời gian
Việc tìm hiểu, phân tích tình hình hoạt động của Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ được thực hiện chủ yếu dựa vào các số liệu hoạt động từ năm 2005 đến 2007 và các văn bản hiện hành của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, của Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu chỉ giới hạn trong phạm vi phân tích tình hình nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn và tình hình cho thuê qua 3 năm tại Công ty, từ đó làm cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của Công ty.
Trang 4thuận [Theo điều 1 nghị định số 16/2001/NĐ – CP ngày 02/5/2001 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính].
2.1.1.2 Một số quy ước trong hoạt động cho thuê tài chính
- Bên cho thuê: là Công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, bao gồm cả đơn vị trực thuộc Công ty cho thuê tài chính và các chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn được uỷ thác thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính.
- Bên thuê: là các tổ chức, cá nhân, hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình.
- Hợp đồng cho thuê tài chính: là hợp đồng kinh tế giữa bên cho thuê và bên thuê thỏa thuận về việc cho thuê hoặc một số máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo quy định của pháp luật.
- Tài sản cho thuê: là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác.
- Tiền thuê: là số tiền bên thuê phải trả cho bên cho thuê bao gồm: dư nợ cho thuê và lãi tiền thuê chưa trả.
- Dư nợ cho thuê: là số nợ gốc tiền thuê mà bên thuê còn phải trả cho bên cho thuê tại một thời điểm cụ thể.
- Đặt cọc: là việc bên thuê giao cho bên cho thuê một khoản tiền để đảm bảo thực hiện hợp đồng, số tiền này được trừ vào nợ gốc tiền thuê khi nhận nợ và/hoặc
Trang 5hoàn trả lại cho bên thuê sau khi nhận tài sản thuê theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
- Ký cược: là việc bên thuê giao một khoản tiền cho bên cho thuê để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của mình trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng Tiền ký cược có thể được dùng để thu nợ kỳ cuối cùng hoặc hoàn trả cho bên thuê khi đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình Trong trường hợp bên thuê không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên cho thuê có quyền dùng tiền ký cược để thu nợ hoặc bù đắp các chi phí phát sinh.
- Thời hạn cho thuê: là khoản thời gian được tính từ khi bên thuê nhận tài sản thuê cho đến thời điểm trả hết tiền thuê được thỏa thuận trong hợp đồng.
- Điều chỉnh kỳ hạn trả tiền thuê: là việc bên cho thuê và bên thuê thay đổi số kỳ hạn và số tiền thuê phải trả mỗi kỳ nhưng không làm thay đổi thời hạn cho thuê đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng.
- Gia hạn thanh toán tiền thuê: là việc bên cho thuê chấp thuận kéo dài thêm một khoản thời gian ngoài thời hạn cho thuê đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng.
- Hợp vốn cho thuê: là việc công ty cho thuê tài chính cùng một hay nhiều công ty cho thuê tài chính khác cùng cho thuê một dự án thỏa thuận của hợp đồng hợp vốn cho thuê.
2.1.2 Một số rủi ro thường gặp trong hoạt động cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là một hoạt động kinh tế - tài chính, chịu tác động của nhiều mối quan hệ trong nền kinh tế Vì vậy hoạt động cho thuê tài chính cũng có nhiều rủi ro khác nhau, gây ra tổn thất cho các bên tham gia vào hoạt động cho thuê tài chính.
2.1.1.1 Rủi ro trong quá trình thẩm định dự án
Là rủi ro xuất hiện trong quá trình thẩm định dự án, phương án đề nghị thuê tài chính của bên thuê Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thẩm định:
- Trình độ của cán bộ thẩm định yếu kém, không thu thập được đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến dự án, không phân tích đúng tính khả thi của dự án.
- Cán bộ thẩm định cố ý làm sai do thiếu trách nhiệm hoặc do phẩm chất đạo đức yếu kém Thông đồng với khách hàng để làm sai lệch thông tin, tài liệu có
Trang 6- Khách hàng cố tình cung cấp tài liệu không đúng sự thực, cố tình gian lận để được nhận tài trợ thuê.
2.1.1.2 Rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính
Hợp đồng cho thuê tài chính là tài liệu quan trọng nhất thể hiện mối quan hệ ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia, đồng thời nó cũng quy định cụ thêt các chế tài khi một trong các bên vi phạm các điều khoản đã quy định
Người ký hợp đồng không phải là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp hoặc không có giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật
Trường hợp khi có tranh chấp và phát hiện những sai sót này thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu, khôi phục lại tình trạng ban đầu Bên thuê trả lại tài sản thuê và nhận lại số tiền đã thanh toán trong thời gian chưa có tranh chấp Trong trường hợp này, bên cho thuê thu về tài sản đã cũ, công nghệ lạc hậu, hao mòn hữu hình… tất cả những vấn đề này tạo nên sự thiệt hại rất lớn cho bên cho thuê.
Rủi ro xảy ra do những sai sót hoặc thay đổi về các yếu tố pháp lý liên quan đến hợp đồng cho thuê tài chính.
2.1.1.3 Rủi ro do sự lừa đảo có chủ ý
Nhà cung cấp thông đồng với người được thuê để chiếm dụng vốn của người cho thuê Nâng giá ban tài sản để lấy phần chênh lệch thực hiện các việc khác như đặt cọc, ký cược, chi phí khác …
Tài sản do nhà cung ứng giao không đúng theo hợp đồng về thời gian, chủng loại, chất lượng: bên thuê không nhận tài sản nhưng căn cứ vào hợp đồng mua tài sản thì bên cho thuê đã thanh toán một phần tiền mua tài sản.
2.1.1.4 Nguồn gốc của thiết bị cho thuê không minh bạch
Là những tài sản có nguồn gốc không hợp pháp, hay có liên quan tới vụ tranh chấp các vụ án… mà khi mua tài sản cả người thuê và người cho thuê đều không biết, hoặc thậm chí ngay cả người cung cấp cũng không biết được Chỉ khi có sự kiện pháp lý phát sinh các bên có liên quan mới hiểu rõ.
Trang 72.1.1.5 Rủi ro xảy ra khi nhập khẩu tài sản cho thuê
Rủi ro trong quá trình vận chuyển tài sản như: phương tiện chuyên chở gặp tai nạn, thiết bị bị hư hỏng Hay do việc bốc dỡ thiết bị, sắp xếp thiết bị trên phương tiện vận chuyển không đúng quy cách…
Rủi ro về các phương thức thanh toán tiền cho nhà cung ứng VD: thanh toán tiền trước cho nhà xuất khẩu, tiền đã thanh toán nhưng không đảm bảo sẽ nhận được máy móc thiết bị do không có điều khoản ràng buộc đối với nhà cung ứng Hoặc việc nhà cung ứng lập chứng từ khống để lừa gạt nhà nhập khẩu Hoặc hàng hoá gửi không đúng quy cách so với bộ chứng từ mà người nhập khẩu đã chấp nhận thanh toán.
Rủi ro về khoa học kỹ thuật, nguyên nhân là do trình độ của người nhập khẩu không theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật khiến sản phẩm sản xuất ra bằng thiết bị đó không đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu hay sản phẩm của doanh nghiệp khác Hoặc mắc phải tình trạng chi phí mua phụ tùng rất lớn so với chi phí mua thiết bị Hoặc thiết bị không hoạt động được do thiếu một vài thiết bị trợ giúp mà thiết bị này hoàn toàn không có trong thoả thuận mua bán với nhà xuất khẩu…
2.1.1.6 Rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản cho thuê
- Rủi ro xảy ra không thuộc đối tượng bảo hiểm.
- Các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm không rõ ràng dẫn đến bên bảo hiểm từ chối bồi thường hoặc chỉ bồi thường một phần thiệt hại.
- Không làm đúng các thủ tục dẫn đến bên bảo hiểm từ chối bồi thường như: nộp phí bảo hiểm chậm, thủ tục khai báo không đúng, giám định thiệt hại không phù hợp.
2.1.1.7 Rủi ro xảy ra khi thu hồi tài sản thuê
Tài sản bên cho thuê thu hồi trong các trường hợp vi phạm hợp đồng mua tài sản, hợp đồng cho thuê do lỗi của bên tham gia ký kết hợp đồng.Tài sản cho thuê được thu hồi không thể cho thuê tiếp, hoặc bán lại với giá thấp hơn dư nợ cho thuê còn lại hoặc không bán được.
Các nguyên nhân:
Trang 8- Tài sản do lỗi thời không thể tái chế, nâng cấp- Tài sản hư hỏng, mất phẩm chất
- Người cho thuê không đủ khả năng tìm đựơc người thuê hay mua tài sản.- Do các đặc tính kỹ thuật của tài sản chỉ có thể phục vụ trong những ngành
kinh tế nhất định, hay ở những đơn vị kinh tế có những điều kiện nhất định.
2.1.1.8 Rủi ro bất khả kháng
- Bên thuê bỏ trốn, chết, mất tích…- Bên thuê bị tuyên bố phá sản, giải thể…- Rủi ro do thiên tai, hoả hoạn, bão lụt…
Rủi ro về tỷ giá: là những rủi ro do sự biến động về tỷ giá trong nền kinh tế.
2.1.2 Các hình thức cho thuê tài chính cơ bản
2.1.2.1 Cho thuê tài chính thuần (Net Finance Lease)
Cho thuê tài chính thuần là hình thức cho thuê trong đó có ba bên tham gia giao dịch cho thuê: bên cho thuê, nhà cung cấp và bên thuê Đây là hình thức cho thuê phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam
Trang 9Hình 1: SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ BA BÊN TRONGCHO THUÊ TÀI CHÍNH THUẦN
Trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên tham gia trên hợp đồng Trình tự cho thuê tài sản được tiến hành qua các bước sau:
(1) Khi bên thuê có nhu cầu thuê tài sản, họ phải tìm cho mình một nhà cung ứng có thể đáp ứng đúng nhu cầu của họ và liên hệ với bên cho thuê để được đáp ứng nhu cầu thuê tài sản này được thỏa thuận cụ thể qua hợp đồng cho thuê tài sản.
(2) Bên cho thuê đến nhà cung ứng và thực hiện giao dịch mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê được thể hiện qua hợp đồng mua tài sản.
Hợp đồng cho thuê tài sản
Bên thuê
Trả tiền bảo trì và phụ tùngBảo trì
thuê và phụ tùng thay
thếQuyền
sở hữu pháp lý đối với tài sản
Trả tiền mua tài sản
Giao tài sản
Nhà cung cấp
(Manufactuer or Supplier)3
2
Trang 10(3) Sau khi thỏa thuận và ký hợp đồng mua bán tài sản, bên cho thuê cũng như bên mua tiến hành thanh toán tiền mua tài sản theo thỏa thuận trên hợp đồng mua tài sản.
(4) Đồng thời việc trả tiền mua tài sản, phía nhà cung ứng sẽ cung cấp các giấy tờ liên quan để chứng nhận quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản mang tên bên cho thuê.
(5) Khi hợp đồng cho thuê tài sản được ký kết thì bên cho thuê tiến hành chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên thuê.
(6) Theo thỏa thuận với bên thuê, nhà cung cấp tiến hành giao tài sản cho bên thuê.
(7) Định kỳ sau khi thuê một thời gian nhất định, bên thuê sẽ tiến hành nộp tiền thuê tài sản gồm một phần vốn gốc và lãi cho bên cho thuê.
(8) Sau một thời gian sử dụng tài sản phát sinh hư hỏng ở một số bộ phận thì có thể yêu cầu trực tiếp với nhà cung ứng thực hiện bảo trì và cung cấp một số phụ tùng thay thế.
(9) Khi có yêu cầu về việc bảo trì và đã được nhà cung ứng đáp ứng thì bên thuê có trách nhiệm thanh toán tiền bảo trì và phụ tùng thay thế cho nhà cung ứng tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.
2.1.2.2 Cho thuê trực tiếp (Direct Lease)
Đây là loại hình cho thuê có sự tham gia của hai bên là bên cho thuê và bên thuê Trong đó người cho thuê sử dụng tài sản của họ có sẵn trực tiếp cho người thuê thuê tài sản Người cho thuê thường là nhà sản xuất hoặc các định chế tài chính sử dụng tài sản của họ để tài trợ cho người thuê.
Loại cho thuê này thường được các nhà sản xuất sử dụng để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra Mặt khác, nhờ luôn cập nhật những công nghệ mới để chế tạo máy móc, thiết bị nên họ có thể sẵn sàng mua lại những thiết bị đã lạc hậu để tiếp tục cung cấp những máy móc, thiết bị mới, hiện đại do họ chế tạo ra.
2.1.2.3 Bán và tái thuê (Sale & LeaseBack)
Trong thực tiễn hợp đồng sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn về vốn lưu động Vay vốn sẽ gặp phải nhiều thủ tục, điều kiện khắc khe mà các doanh nghiệp này khó có thể
Trang 11thỏa mãn Đồng thời trong điều kiện doanh nghiệp có nhu cầu phải duy trì năng lực sản xuất nên không thể bán bớt tài sản cố định để chuyển thành tài sản lưu động Trong Bối cảnh đó hình thức giao dịch “Bán và tái thuê đã được ra đời để đáp ứng nhu cầu này”.
Đặc trưng chủ yếu của phương thức này là: bên thuê giữ lại quyền sử dụng tài sản và chuyển giao quyền sở hữu pháp lý cho bên cho thuê, đồng thời nhận được tiền bán tài sản Bên thuê sử dụng tiền bán tài sản này vào mục đích sản xuất kinh doanh của mình và tiến hành thanh toán tiền thuê tài sản cho bên cho thuê theo định kỳ được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính Trong trường hợp này, bên thuê lần lượt giữ các vị thế: người chủ sở hữu ban đầu – người sử dụng – người cho thuê Bên cho thuê từ vị trí người mua thành người thuê.
Từ thời điểm này, mọi điều kiện sẽ diễn ra như một giao dịch thuê mua bình thường Điều đáng chú ý là những tài sản được sử dụng vào giao dịch này phải là tài sản có giá trị sử dụng hữu ích Giá mua tài sản tuỳ thuộc vào giá cả hợp lý của tài sản trên thị trường ở thời điểm diễn ra hoạt động mua bán Các loại tài sản mới hay đã sử dụng điều có thể được bán và tái thuê, giá của tài sản mới thường được căn cứ vào hoá đơn của nhà cung cấp, còn giá trị tài sản đã sử dụng thì cần phải được giám định giá độc lập.
Một trong những hình thức phổ biến của tài trợ bất động sản liên quan đến việc sử dụng phương thức bán và tái thuê Những cửa hiệu bán lẻ, văn phòng làm việc, toà nhà đa dụng,…thường được tài trợ bằng phương thức này Bên cạnh đó những loại máy móc thiết bị có giá trị cũng được sử dụng trong giao dịch bán và tái thuê.
2.1.2.4 Cho thuê hợp tác (Leveraged Lease)
Đây là hình thức cho thuê đặc biệt, là biến tướng của hình thức cho thuê thường Loại hình cho thuê này có sự hợp tác của bốn bên: bên cho thuê, bên thuê, nhà cung cấp và nhà cho vay
Bên cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê, từ một hay nhiều người cho vay nào đó Theo luật cho thuê tài chính của một số quốc gia, tiền vay này không được vượt quá 80% tổng giá trị tài sản tài trợ Vật thế chấp cho khoản tiền vay này là quyền sở hữu tài sản cho thuê và các khoản tiền thuê mà bên thuê sẽ trả trong
Trang 12tương lai Sau khi trả hết nợ vay, những khoản tiền còn lại sẽ được trả cho bên cho thuê.
2.1.2.5 Cho thuê giáp lưng (Under Lease Contract)
Là phương thức tài trợ cho thuê mà trong đó được sự chấp thuận của bên cho thuê, bên thuê thứ nhất cho bên thuê thứ hai thuê lại tài sản mà họ đã thuê từ bên cho thuê Hình thức này thường được áp dụng trong trường hợp:
+ Khi đã thực hiện được một phần thời hạn thuê, nhưng bên thuê thứ nhất vì không còn nhu cầu thuê hay vì một lý do nào đó mà họ không muốn thuê tài sản này nữa Tuy nhiên hợp đồng thuê mà bên thuê thứ nhất đã ký là loại hợp đồng không thể huỷ ngang nên buộc họ phải tìm bên thuê thứ hai để chuyển giao quyền thuê cho bên thứ hai, thì cho dù không sử dụng tài sản họ vẫn phải trả tiền thuê.
+ Người thuê đi thuê tài chính để về cho thuê vận hành Loại này phổ biến ở các công ty dịch vụ vận tải,…
2.1.2.6 Cho thuê liên kết (Syndicate Lease)
Đây là loại cho thuê bao gồm nhiều bên cho thuê cùng tài trợ cho một người thuê Loại hình cho thuê này giao dịch tương tự như cho thuê tài chính thuần.
2.1.2.7 Cho thuê trả góp (Hire Purchase or Hire Purchase Lease)
Hình thức này có nguồn gốc từ các biện pháp khuyến mãi của các công ty sản xuất lớn nhằm đẩy mạnh việc bán sản phẩm của họ Đây là loại hình thức tài trợ kết hợp được cả hai hình thức cho thuê và bán trả góp Ta có thể gọi đây là hình thức tài trợ cho thuê mang tính chất trả góp, hay là hình thức bán trả góp mang tính chất cho thuê Nhưng tên chuẩn nhất cho loại hình tài trợ này là “Cho thuê trả góp”
2.1.3 Các quy định của nhà nước về cho thuê tài chính hiện nay2.1.3.1 Cơ sở pháp lý hiện hành
Cơ sở pháp lý hiện hành cho hoạt động cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính trực thuộc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn bao gồm:
- Luật Ngân Hàng Nhà Nước số 10/1997/QH 10 và Luật các tổ chức tín dụng số 12/1997/QH 10 ngày 12/12/1997.
- Nghị định số 16/2001/NĐ – CP ngày 02/05/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của các công ty cho thuê tài chính.
Trang 13- Quy định về nghiệp vụ cho thuê tài chính của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 90/QĐ – HĐQT – QLDH ngày 15/04/2002 của Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.
- Các văn bản, qui định khác của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ban hành cho các Công ty cho thuê tài chính thực hiện.
2.1.3.2 Nội dung hoạt động
- Nguồn vốn hoạt động: gồm vốn tự có, vốn huy động từ tiền gửi trên 12 tháng và các nguồn vốn theo quy định của nhà nước.
- Hoạt động cho thuê tài chính: gồm cho thuê tài chính, mua và cho thuê lại và đồng tài trợ cho thuê tài chính.
- Các hoạt động khác gồm: tư vấn cho khách hàng, thực hiện nghiệp vụ uỷ thác, nghiệp vụ hối đoái và các hoạt động khác liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính.
2.1.3.3 Phạm vi hoạt động
Các quy định của nhà nước hiện tại cho phép các công ty cho thuê tài chính được hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2.1.3.4 Các loại hình Công ty cho thuê tài chính
Theo nghị định 16/CP, hiện nay có 5 loại hình công ty cho thuê tài chính được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, cụ thể là:
a) Công ty cho thuê tài chính nhà nước
Là loại hình công ty cho thuê tài chính do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
b) Công ty cho thuê tài chính cổ phần
Là loại hình công ty cho thuê tài chính được thành lập với hình thức công ty cổ phần, trong đó các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật.
c) Công ty cho thuê tài chính trực thuộc các tổ chức tín dụng
Trang 14Là loại hình công ty cho thuê tài chính hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, do một số tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định pháp luật.
d) Công ty cho thuê tài chính liên doanh
Là loại hình công ty cho thuê tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và một bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
e) Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài
Là loại hình công ty cho thuê tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.1.4 Một số quy định chung2.1.4.1 Đối tượng cho thuê
Đối tượng cho thuê tài chính bao gồm:- Cá nhân có đăng ký kinh doanh- Hộ gia đình
- Doanh nghiệp
- Các tổ chức khác thuộc đối tượng được vay vốn của tổ chức tín dụng.
2.1.4.2 Nguyên tắc cho thuê
- Tài sản cho thuê thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê Bên thuê được quyền quản lý, sử dụng theo mục đích thuê, bảo dưỡng tài sản thuê theo hợp đồng đã được ký kết.
- Bên thuê phải thanh toán tiền thuê đầy đủ, đúng hạn theo cam kết ghi trong hợp đồng.
- Bên thuê được quyền chọn lựa mua lại hoặc tiếp tục thuê sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng.
2.1.4.3 Điều kiện cho thuê
- Bên thuê phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, có thời hạn hoạt động tối thiểu bằng thời hạn thuê tài chính.
- Bên thuê phải có dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định pháp luật.
Trang 15- Bên thuê phải cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của mình và tài sản thuê theo yêu cầu của bên cho thuê.
- Bên thuê phải thừa nhận và chấp hành theo qui định của bên cho thuê.
2.1.4.4 Tài sản cho thuê
Tài sản cho thuê tài chính là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, còn mới hoặc đã qua sử dụng được bên thuê sử dụng để phục vụ cho hoạt động của mình.
2.1.4.5 Số tiền cho thuê
Số tiền cho thuê bằng giá mua và một số chi phí có liên quan Riêng đối với tài sản đã qua sử dụng thì giá của tài sản căn cứ vào giá trị còn lại trên sổ sách kế toán hoặc giá do cơ quan giám định hợp pháp xác định lại.
2.1.4.6 Thời hạn cho thuê
Thời hạn cho thuê được tính từ khi bên thuê nhận tài sản thuê cho đến khi bên thuê trả hết tiền thuê (kể cả thời gian gia hạn nếu có) theo hợp đồng đã ký kết hoặc hai bên thống nhất thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính.
2.1.4.7 Đồng tiền cho thuê
Đồng tiền cho thuê là đồng Việt Nam, trường hợp cho thuê bằng ngoại tệ, công ty phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
2.1.4.8 Lãi suất cho thuê
- Lãi suất cho thuê được áp dụng theo hình thức cố định hoặc có điều chỉnh theo thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê tại thời điểm ký kết hợp đồng.
- Lãi suất cho thuê bằng đồng Việt Nam được xác định trên cơ sở mức lãi suất cơ bản và biên độ do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam quy định từng thời kỳ cộng với tỷ lệ phí thuê tài chính có liên quan đến tài sản cho thuê (nếu có).
- Lãi suất cho thuê bằng ngoại tệ được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn ngoại tệ trong nước cộng với phí có liên quan đến tài sản thuê (nếu có).
- Lãi suất cho thuê cụ thể đối với từng khách hàng do giám đốc công ty cho thuê tài chính quyết định nhưng phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, bù đắp chi phí và có lãi.
Trang 16- Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% mức lãi suất cho thuê tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
2.1.4.9 Nguồn vốn cho thuê
Nguồn vốn mà công ty có thể dùng cho thuê bao gồm: vốn tự có, vốn đi vay, vốn huy động và các nguồn vốn khác theo quy định nhà nước.
2.1.4.10 Định kỳ hạn trả nợ và phương pháp tính
* Định kỳ hạn trả nợ gốc:
Căn cứ vào kế hoạch và khả năng thu nhập của mình, bên thuê và bên cho thuê thỏa thuận xác định phân kỳ trả nợ gốc cho phù hợp, nhưng tối đa không quá sáu tháng một kỳ.
Số tiền gốc trả mỗi kỳ được tính như sau: M =
Trong đó: M là số nợ gốc tiền thuê phải trả mỗi kỳ thanh toán.A là tổng số nợ gốc tiền thuê
n là số kỳ thanh toán
* Định kỳ trả lãi
- Lãi tiền thuê được trả theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý hoặc theo kỳ trả nợ gốc do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Số tiền lãi trả mỗi kỳ tính như sau:
Dư nợ tiền thuê x Số ngày dư nợ x Lãi suất cho thuê thángLãi tiền thuê =
30- Trong trường hợp số tiền thuê trả đều nhau:
Số tiền thuê trả mỗi kỳ tính theo công thức sau: P =Trong đó: P là số tiền thuê trả mỗi kỳ
A là số nợ gốc tiền thuêr là lãi suất cho thuên là số kỳ thanh toán
- Căn cứ vào số tiền thuê trả hàng kỳ, bên cho thuê tính thu gốc và lãi như sau:
Tiền lãi = Dư nợ tiền thuê đầu kỳ x r
n
Trang 17Tiền gốc = P – Tiền lãi
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả họat động cho thuê2.1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
a) Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu nguồn vốn huy động tham gia vào dư nợ, nó còn gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốn tại địa phương của công ty Nếu chỉ tiêu này lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn chưa được tốt.
b) Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn
Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn của công ty vào hoạt động cho thuê Nếu chỉ tiêu này cao thì hoạt động của công ty ổn định và hiệu quả.
c) Chỉ tiêu doanh số cho thuê trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này đánh giá dư nợ việc sử dụng vốn của công ty để đầu tư vào hoạt động cho thuê.
Doanh số cho thuê/ Tổng nguồn vốn = x 100%Dư nợ
Trang 182.1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho thuê
a) Chỉ tiêu hệ số thu nợ
Là chỉ tiêu biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng thuê Hệ số thu nợ cao thì công tác thu nợ đang tiến hành tốt, rủi ro thấp.
b) Chỉ tiêu nợ quá hạn trê dư nợ
Cho thấy khả năng thanh toán cũng như uy tín của khách hàng, nó cũng gián tiếp phản ánh khả năng thu hồi vốn của công ty.
c) Chỉ tiêu mức lợi nhuận trên doanh thu
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Nếu tỷ số này càng thấp thì cho thấy rằng doanh thu của công ty quá thấp hoặc chi phí quá cao hoặc cả hai.
d) Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi của tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Tổng dư nợNợ quá hạn
Doanh thuLợi nhuận ròngDoanh số thu nợ
Doanh số cho thuê
Trang 19Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) = x 100%
e) Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = x 100%
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp về hoạt động cho thuê qua ba năm của Công ty và tham khảo một số tài liệu về hoạt động cho thuê của Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh đối chiếu số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, về huy động vốn, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn qua ba năm 2004 - 2006.
- Phương pháp biểu bảng: thống kê những dữ liệu cần thiết từ đó làm cơ sở phân tích tình hình hoạt động cho thuê của Công ty.
Tổng tài sảnLợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròngVốn chủ sở hữu
Trang 20CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CHO THUÊ TÀI CHÍNH II - CẦN THƠ (ALCII – CẦN THƠ)
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Triển khai việc thực hiện định huớng đa dạng hoá hoạt động ngân hàng của Hội Đồng Quản Trị và Tổng giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, nhằm góp phần sớm đưa vào cuộc sống các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Công ty cho thuê tài chính II - Cần Thơ, đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, đã được thành lập theo quyết định 239/1998/QD-NHNN5 ngày 14/07/1998 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ được thành lập theo công văn số 11/NHNN – CNH ngày 04/01/2002 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và quyết định số 11/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 14/01/2002 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 08/03/2002, trụ sở thuê tại số 5/5 đường 30/04 phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Từ khi chính thức đi vào hoạt động cho đến nay, Công ty luôn hoạt động tốt và từng bước đi lên đã đạt được một số kết quả khả quan Hiện nay, trụ sở Công ty đặt tại số 146 đường Trần Văn Hoài, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Trang 213.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Hình 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ALC II – CẦN THƠ
- Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi của đơn vị, thực hiện giao dịch với khách hàng ký kết hợp đồng kinh tế Được quyền tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hoặc nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
- Phó giám đốc: có trách nhiệm điều hành, quản lý mọi hoạt động của chi nhánh Cần Thơ.
- Ngoài ra, tại mỗi phòng ban đều có các trưởng phòng, phó phòng điều hành trực tiếp mọi hoạt động của phòng mình.
- Phòng kế toán tổng hợp: thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán như: thu, chi tiền theo yêu cầu của khách hàng; kết toán các khoản thu, chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Công ty, báo cáo kết quả hoạt động trong ngày với Hội sở.
- Phòng cho thuê: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, thẩm định dự án, ký kết hợp đồng, hoạch định quy trình thu hồi nợ cho thuê trình Giám đốc Công ty.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNGKẾ TOÁNTỔNG HỢP
PHÒNGCHO THUÊ
Trang 223.3 LĨNH VỰC VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG
- Lĩnh vực hoạt động của Công ty là cho thuê tài chính trung và dài hạn các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và huy động tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng và dưới 24 tháng.
Đặc điểm hoạt động của cho thuê tài chính:
+ Tài sản thuê là động sản hoặc bất động sản do bên cho thuê mua hoặc sản xuất ra.
+ Bên cho thuê là các tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo hộ và nắm giữ quyền sở hữu tài sản Họ không phải chịu các chi phí như: bảo trì, bảo hiểm, rủi ro mà các chi phí này do bên thuê chịu.
+ Bên thuê không có quyền huỷ ngang hợp đồng thuê.
3.4 SƠ LƯỢC VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM (2005 – 2007)
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA BA NĂM (2005 – 2007) CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ
ĐVT: Triệu VNĐ
CHỈ
CHÊNH LỆCHGiữa 2006 so với 2005
CHÊNH LỆCHGiữa 2007 so với 2006Số tiềnTỷ lệ (%)Số tiềnTỷ lệ (%)
(Nguồn: Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ)
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của một công ty trong quá khứ là điều vô cùng cần thiết Vì khi đó ta thấy được mặt mạnh, mặt yếu của công ty và từ đó có thể giúp ta tìm những biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huy thế mạnh vốn có của công ty.
Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong ba năm qua là tương đối tốt, cụ thể lợi nhuận của Công ty đều tăng qua các năm: năm 2006 tăng 1.306 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 77,42% so với năm 2005, năm 2007 tăng 2.455 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 82,02% so với năm 2006
Như chúng ta đã biết cho thuê tài chính là lĩnh vực mới đối với nền kinh tế
Trang 23Cửu Long nói riêng, do đó hoạt động của Công ty trong thời gian này còn khá gian nan Đối với khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ - đây cũng là khách hàng chủ yếu của Công ty, hầu hết những doanh nghiệp này đều chưa quen với nghiệp vụ cho thuê tài chính Nhưng nhờ vào chiến lược đổi mới phù hợp với trình độ phát triển của Công ty và của nền kinh tế, cùng với sự cố gắng không ngừng về mọi mặt, đặc biệt là trong công tác quản lý nhân sự và kinh doanh, trình độ tác nghiệp của đội ngũ nhân viên không ngừng được cải thiện và nâng cao, hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng tăng trưởng không ngừng Nhìn chung Công ty đã thực hiện khá thành công chiến lược kinh doanh ban đầu, nâng cao được uy tín và khả năng cạnh tranh của Công ty.
Trang 24Nhìn chung qua các năm nguồn vốn của Công ty tăng với tốc độ khá cao và
tương đối ổn định, cụ thể năm 2006 tăng 85.170 triệu đồng so với năm 2005 và năm 2007 tăng 72.191 triệu đồng so với năm 2006 Sự tăng lên liên tục của tổng
nguồn vốn qua các năm phụ thuộc rất nhiều vào sự gia tăng đáng kể của nguồn vốn hoạt động, đã và đang chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn tại Công ty: năm 2005 chiếm 83,3% trong tổng nguồn vốn, năm 2006 là 84,5% và năm 2007 lên đến 87% trong tổng nguồn vốn
Nguồn vốn hoạt động là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị của các khoản nợ vay và còn phải trả và đây là nguồn vốn do Công ty vay để đáp ứng hoạt động kinh doanh và phục vụ cho nhu cầu của khách hàng mình Trong nguồn vốn hoạt động thì phần lớn là vốn điều chuyển từ Công ty cho thuê tài chính II và phần còn lại là do công tác huy động vốn của Công ty mang lại và đều phải chịu lãi suất nên khi thực hiện xem xét việc tăng nguồn vốn này thì Công ty phải dựa trên cơ sở định hướng nhóm khách hàng mục tiêu, đi đôi với việc tăng cường tiếp thị bám sát khách hàng qua từng phương án đầu tư và thông qua kênh khách hàng truyền thống để hạn chế rủi ro
Trang 25Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN KINH DOANH QUA BA NĂM (2005 – 2007) CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ
ĐVT: Triệu VNĐCHỈ TIÊU200520062007
CHÊNH LỆCH Giữa 2006 & 2005
CHÊNH LỆCH Giữa 2007 & 2006Số tiềnTỷ lệ
Số tiềnTỷ lệ (%)
I Nguồn vốn quản lý
II Nguồn vốn hoạt động
Trang 26Vốn huy độngVốn điều chuyểnTổng nguồn vốn
Hình 3: BIỂU ĐỒ QUAN HỆ TỔNG NGUỒN VỐNVÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG
Trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Công ty bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển, nhưng vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ lệ khá cao so với vốn huy động trong tổng nguồn vốn của Công ty, cụ thể năm 2005 vốn điều chuyển chiếm đến 83,21% còn vốn huy động chỉ chiếm 0,1% trong tổng nguồn vốn, năm 2006 vốn điều chuyển là 79,94 % còn vốn huy động là 4,66% và năm 2007 vốn điều chuyển còn 65,44% vốn huy động là 17,94% trong tổng nguồn vốn Qua tỷ lệ trên ta thấy vốn điều chuyển có xu hướng giảm về sau điều này thể hiện rõ trong kết quả so sánh là: năm 2006 tăng 64.532 triệu đồng so với năm 2005 nhưng năm 2007 chỉ tăng 25.677 triệu đồng so với năm 2006.
Vì vậy, việc tỷ lệ vốn điều chuyển giảm và tỷ lệ vốn huy động tăng chứng tỏ Công ty đang tranh thủ rất tốt nguồn vốn huy động và hạn chế việc vay nợ thông qua vốn điều chuyển do lãi suất cao hơn Đồng thời vốn huy động tăng lên gấp nhiều lần như: năm 2006 tăng 8.928 triệu đồng tương ứng 88,40% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 40.486 triệu đồng tương ứng 448,40% so với năm 2006 điều này cho thấy được khả năng huy động vốn và uy tín của Công ty ngày càng lớn mạnh trên thị trường.
Triệu VNĐ
Trang 27Tuy nhiên, sự gia tăng của tổng nguồn vốn cũng ảnh hưởng bởi sự tăng lên của nguồn vốn quản lý Đây là nguồn vốn chiếm dụng nên không phải chịu lãi suất, hiện nay Công ty đang cố gắng tranh thủ nguồn vốn này để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của mình, góp phần hạ lãi suất đầu vào và tăng thêm nguồn lợi nhuận Cũng chính vì lý do đó mà qua ba năm hoạt động nguồn vốn này đã không ngừng được nâng lên, cho thấy quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng.
4.1.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn tại Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ
Đối với một doanh nghiệp, việc huy động và tranh thủ được nguồn vốn là rất khó nhưng để sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả lại càng khó hơn Vì vậy,
để đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ ta
tiến hành phân tích 4 chỉ tiêu: doanh số cho thuê, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn.
4.1.2.1 Doanh số cho thuê
Dựa vào bảng số liệu ta thấy hầu hết doanh số cho thuê của Công ty chỉ tập trung vào cho thuê trung hạn chứ không có dài hạn đây cũng chính là nhược điểm của Công ty Nếu như tăng cường cho thuê dài hạn thì Công ty sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn và doanh số cho thuê cũng sẽ tăng lên đáng kể, nhưng để làm được điều này thì đòi hỏi Công ty phải có một lượng vốn cao hơn, trong khi lúc này thì nguồn vốn của Công ty gần như không còn đủ để đáp ứng hoạt động cho thuê trung hạn Do đó vấn đề ở đây là nguồn vốn trong khi nhu cầu của nền kinh tế thì càng nhiều, số lượng các doanh nghiệp thành lập ngày một tăng mà Công ty thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu này, chính điều này đã làm hạn chế sự phát triển của Công ty.
Ta thấy doanh số cho thuê năm 2005 đạt 160.625 triệu đồng, đến năm 2006 doanh số này tăng lên tăng lên 175.794 triệu đồng tương ứng với 9,44% so với năm 2005 điều này chứng tỏ hoạt động cho thuê của Công ty ngày càng có sự cải thiện tốt Và đến năm 2007 doanh số cho thuê giảm nhẹ so với năm 2006 đạt 171.966 triệu đồng giảm 2,18%, nguyên nhân là do trong năm 2007 số hợp đồng ký được với khách hàng giảm 17 hợp đồng so với năm 2006 nên doanh số cho thuê giảm.
Trang 29Bảng 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN QUA BA NĂM (2005 – 2007)CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ
Trang 304.1.2.2 Doanh số thu nợ
Thông qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ của Công ty cũng tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng của doanh số thu nợ cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho thuê Năm 2006 doanh số này tăng 36.814 triệu đồng tương ứng 60,77% so với năm 2005, và năm 2007 đạt 110.420 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 13,38% so với năm 2006 Tuy tốc độ tăng có hơi giảm so với năm 2006 một phần cũng do doanh số cho thuê trong năm này giảm nhẹ, nhưng điều này cũng chứng tỏ được khả năng của Công ty trong lĩnh vực thu hồi công nợ, các cán bộ tín dụng của Công ty luôn theo dõi quá trình trả nợ của khách hàng, tiến hành phân loại khách hàng giúp cho việc xử lý nợ kịp thời, nếu thấy khả năng trả nợ của khách hàng kém thì Công ty tiến hành thu hồi tài sản tránh thất thoát Công ty luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng của mình có thể giao dịch với Công ty thông qua giao dịch đảm bảo giúp khách hàng tin tưởng Công ty hơn Vì vậy hoạt động thu nợ của Công ty luôn đạt yêu cầu trong những năm qua.
4.1.2.3 Dư nợ
Thông qua bảng số liệu ta thấy dư nợ năm 2006 tăng 78.404 triệu đồng ứng với tỷ lệ 78,37% cho thấy được qui mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng trong khu vực này Tuy nhiên đến năm 2007 thì do chỉ đạo của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, của Công ty cho thuê tài chính II – Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam là các chi nhánh tạm ngưng tăng trưởng dư nợ vì vậy tỷ lệ tăng trưởng lúc này là 34,45% ít hơn năm 2006.
4.1.2.4 Nợ quá hạn
Như các chỉ tiêu khác thì chỉ tiêu nợ quá hạn của Công ty cũng tăng lên qua các năm thể hiện sự khó khăn về mặt tài chính của khách hàng, cũng như sự yếu kém trong công tác cho thuê của Công ty, vì như đã đề cập đây là lĩnh vực hoạt động khá mới mẽ nên trình độ nghiệp vụ của các cán bộ còn hạn chế chưa được hoàn thiện lắm Năm 2006 tình hình nợ quá hạn của Công ty còn cao tăng 2.457 triệu đồng ứng với tỷ lệ 276,38 % so với năm 2005, nguyên nhân là do Công ty chưa có biện pháp thiết thực để thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ Nhưng đến năm 2007 thì vấn đề này được giải quyết, chỉ tiêu này đã giảm rất nhiều số tiền
Trang 31tăng chỉ còn 951 triệu đồng ứng với tỷ lệ 28,42% so với năm 2006, điều này chứng tỏ Công ty đã quan tâm nhiều hơn vấn đề nợ quá hạn, cán bộ tín dụng đã có biện pháp cụ thể, đôn đốc khách hàng trả nợ, tiến hành thu hồi tài sản khi cần thiết nên đã giảm được tốc độ tăng nợ quá hạn trong tổng dư nợ.
Nếu tính đến vấn đề nguyên nhân thì nợ quá hạn bất khả kháng là 140 triệu đồng chiếm 3,26%, nợ quá hạn do làm ăn thua lỗ là 3.513 triệu đồng chiếm 81,75%, nợ quá hạn do bỏ trốn là 644 triệu đồng chiếm 14,99% Về tiềm ẩn rủi ro cho thuê, qua phân tích chất lượng cho thuê khả năng rủi ro nợ quá hạn phải xử lý rủi ro là 166 triệu đồng chiếm 0,07% trên dư nợ cho thuê do 01 khách hàng đã chết, tài sản thanh lý không đủ khả năng thu hồi vốn.
Nhìn chung thì tình trạng nợ quá hạn của Công ty đã tương đối ổn định cũng nhờ sự nỗ lực rất lớn của các cán bộ công nhân viên trong Công ty tăng cường kiểm tra tài sản xem khách hàng sử dụng tài sản có đúng mục đích không, luôn nhắc nhở khách hàng trả nợ đến khi đúng hạn, thu hồi tài sản kịp thời, phân loại khách hàng trước khi quyết định cho thuê.
4.1.3 Phân tích tình hình cho thuê tại Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ
4.1.3.1 Tình hình cho thuê theo ngành
a) Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh số cho thuê
Thông qua bảng số liệu ta thấy loại hình doanh nghiệp này được đầu tư không cao, hầu như doanh số cho thuê trong ba năm chỉ tập chung chủ yếu vào một số ngành như: nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, thương mại dịch vụ và một số ngành khác như các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ nhỏ lẻ Năm 2005 doanh số đầu tư vào ngành nông nghiệp là 3.099 triệu đồng, khoản này thường đầu tư vào máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sản xuất hàng nông sản, còn lại là 1.890 triệu đồng cho ngành thương mại dịch vụ và 750 triệu đồng cho các ngành khác Năm 2006 thì đầu tư toàn bộ vào công nghiệp như: dây chuyền sản xuất hoặc các loại máy móc phụ vụ gián tiếp cho quá trình sản xuất….là 1.635 triệu đồng Đến năm 2007 thì đầu tư ngành xây dựng như: máy móc thiết bị phục vụ cho xây dựng công trình….là 1.740 triệu đồng Trong ba năm đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau là do những năm trước đầu tư vào các lĩnh vực này không đạt