1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang

69 839 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang

Trang 1

LÂM THỊ NGỌC KIM

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAYCỦA NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI

NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CN AN GIANG

Chuyên ngành : Tài Chính Doanh Nghiệp

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 05 năm 2007

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAYCỦA NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI

NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CN AN GIANG

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp

Sinh viên thực hiện: LÂM THỊ NGỌC KIM

Lớp: DH4TC Mã số SV: DTC030296Người hướng dẫn: ĐẶNG ANH TÀI

Trang 4

Người hướng dẫn: ĐẶNG ANH TÀI

Trang 5

Đầu tiên, cho tôi gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô Trường Đại học An Giang nóichung và thầy cô Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh nói riêng đã truyền đạt những kiến thức quýbáu để cho tôi hoàn thành tốt chương trình học này.

Đồng thời, tôi cũng gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đặng Anh Tài đã tận tâm hướngdẫn tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, tôi cũng trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể nhân viên Ngânhàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập và giúp đỡcho tôi thực hiện đề tài này

Và sau cùng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đã luôn ủng hộ, khuyến khích,chia sẻ những khó khăn cùng với tôi trong suốt quá trình học tập Kiến thức những ngày còn ởgiảng đường sẽ là hành trang cho tôi đi tiếp con đường phía trước Dù có đi đến đâu, làm đượcđiều gì cho xã hội tôi vẫn không quên những người đã nâng bước cho tôi hòa vào cuộc sống.

Kính chúc Quý thầy cô Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh và thầy Đặng Anh Tài gặt háiđược nhiều thành công trong công tác giảng dạy!

Kính chúc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang ngày càng phát triển vàthành công trên con đường hội nhập!

Chúc các bạn thành công!Chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Lâm Thị Ngọc Kim

Trang 6

Đẩy mạnh nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, có khả năng cạnh tranh cùng với cácnước trên thế giới luôn là mối quan tâm hàng đầu của nước ta Để làm được điều đó thì sự hỗ trợcủa các tổ chức tín dụng là động lực quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển Cũng vớivay trò đó Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang đã tham gia tài trợ nông nghiệptrên khắp địa bàn Tỉnh, trong đó có huyện Chợ Mới Để tìm hiểu các hộ nông dân sử dụng nguồn

vốn vay như thế nào, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dânHuyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang” để

nghiên cứu.

Đề tài ứng dụng phương pháp thống kê miêu tả để phân tích quá trình sử dụng vốn củanông dân thông qua điều tra chọn mẫu Mẫu thu hoạch được gồm 27 hồ sơ vay, 08 loại hình sảnxuất kinh doanh, trong đó trồng trọt chiếm 30%, chăn nuôi heo, chăn nuôi cá, trồng trọt và chănnuôi kết hợp mỗi loại chiếm 15%, chăn nuôi bò, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất nôngnghiệp kết hợp với ngành nghề khác chiếm 7% mỗi loại, riêng chỉ có loại hình ngành nghề khácphục vụ nông nghiệp chỉ có một hồ sơ vay trong mẫu nên chỉ chiếm 4%.

Theo kết quả thống kê, hầu hết các hộ nông dân hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả,trung bình đầu tư 1 đồng chi phí họ thu lại được 1,26 đồng và sau thanh toán lãi với ngân hàng họcòn lại 0,32 đồng Những hộ tham gia sản xuất nông nghiệp kết hợp với ngành nghề khác, hộchăn nuôi bò, hộ trồng trọt và chăn nuôi kết hợp là những hộ đạt mức doanh thu và lợi nhuận caohơn so với những ngành khác; kinh doanh phục vụ nông nghiệp tuy không biểu hiện hiệu quả quakết quả tính toán nhưng đây cũng là ngành đem lại lợi nhuận cao.

Cũng qua quá trình tìm hiểu được biết vẫn còn nhiều hộ nông dân chưa quen với việc dùngnguồn tài trợ vốn từ ngân hàng, nhờ sự giới thiệu của người thân, bạn bè, người trong gia đìnhcùng với chiến lược tiếp thị về tận vùng nông thôn của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chinhánh An Giang đã giúp họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.

Họ cũng là những người rất giữ uy tín với Ngân hàng, doanh thu có được sau vụ mùa sảnxuất kinh doanh, họ dùng số tiền đó để thanh toán hết nợ với Ngân hàng rồi mới dùng đến việckhác Đời sống nông dân được cải thiện từ chính lợi nhuận họ tạo được, ngoài phục vụ nhu cầusống những hộ này còn dùng để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm lĩnh vực khác gópphần đẩy mạnh nền sản xuất nông nghiệp.

“Phục vụ chu đáo, tận tình” là nhận xét của đa số nông dân đối với Ngân hàng Sài GònThương Tín-Chi nhánh An Giang, họ rất hài lòng với phong cách phục vụ này và đồng ý sẽ vayvốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang khi có nhu cầu Tuy nhiên, họ vẫncòn ngại về vấn đề lãi suất và cách xa về vị trí địa lý, do đó việc mở thêm Phòng giao dịch tạihuyện Chợ Mới cũng như tăng cường, giữ vững phong cách phục vụ nhanh chóng, tận tình chuđáo của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang sẽ là những yếu tố giúp cho Ngânhàng ngày càng phát triển.

Trang 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Cơ sở hình thành 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu 1

1.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp 1

1.3.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa nghiên cứu 2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1 Lý luận chung về tín dụng 3

2.1.1 Khái niệm về cho vay 3

2.1.2 Chức năng của tín dụng 3

2.1.3 Vai trò của tín dụng 3

2.2 Quy chế cho vay nông nghiệp 3

2.2.1 Phạm vi và đối tượng điều chỉnh 3

2.2.2 Điều kiện vay vốn 3

2.2.3 Mục đích sử dụng vốn vay 4

2.2.4 Tài sản bảo đảm 4

2.2.5 Hồ sơ vay vốn 4

2.2.6 Thời hạn cho vay 5

2.2.7 Lãi suất cho vay 5

2.2.8 Mức cho vay, loại tiền cho vay 5

2.2.9 Phương thức cho vay 5

2.3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu 5

2.3.1 Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê 5

2.3.2 Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân 6

2.3.3 Thiết kế nghiên cứu 6

2.3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ 7

Trang 8

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8

3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín 8

3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh AnGiang 10

3.2 Cơ cấu tổ chức-Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chinhánh An Giang 10

3.2.1 Cơ cấu tổ chức 10

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 12

3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang 133.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 13

3.3.2 Phương hướng, kế hoạch 2007 14

3.4 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang và tín dụng đối với sản xuất nôngnghiệp tỉnh 15

Chương 4: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂNHUYỆN CHỢ MỚI VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-CHI NHÁNH AN GIANG 17

4.1 Tổng quan về huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 17

4.2 Kết quả nghiên cứu chính thức trong điều tra chọn mẫu 19

4.3 Tình hình vay và sử dụng vốn của nông dân huyện Chợ Mới 21

4.3.1 Sơ lược tình hình trước khi vay vốn tại Sacombank An Giang của nông dân 21

4.3.2 Mức vay vốn của khách hàng 22

4.3.3 Mức độ hài lòng của nông dân vay vốn tại Sacombank An Giang 23

4.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của nông dân huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài GònThương Tín 25

4.4.1 Đối với trồng trọt (lúa) 25

4.4.2 Đối với hộ chăn nuôi 26

4.4.3 Đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp 28

4.4.4 Đối với hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi 28

4.4.5 Đối với hộ vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác 29

4.4.6 Đối với hộ hoạt động trong lĩnh vực khác phục vụ cho nông nghiệp 30

Trang 9

4.7 Mối quan hệ của nông dân với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang sau thu

4.8 Thuận lợi, khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh 37

4.8.1 Thuận lợi 37

4.8.2 Khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh 38

4.9 Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân 38

4.9.1 Giải pháp 38

4.9.2 Kiến nghị 39

KẾT LUẬN 41

Trang 10

Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 13

Bảng 2: Bảng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ 15

Bảng 3: Bảng thống kê diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch của huyện Chợ Mới 17

Bảng 4: Bảng thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Chợ Mới 18

Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang năm 2004, 2005 18

Bảng 6: Bảng chọn mẫu theo loại hình sản xuất kinh doanh 19

Bảng 7: Bảng tổng hợp mức vay vốn của nông dân phân theo loại hình sản xuất kinh doanh 22

Bảng 8: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa 26

Bảng 9: Bảng ước tính chi phí đối với hộ chăn nuôi cá 26

Bảng 10: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi cá 26

Bảng 11: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi heo 27

Bảng 12: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi bò 27

Bảng 13: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ KDVTNN 28

Bảng 14: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa và chăn nuôi kết hợp 29

Bảng 15: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ vừa tham gia lĩnh vực nôngnghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác 30

Bảng 16: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận vụ đầu tiên kể từ khi vay vốn đối với hộ KDPVNN 30

Bảng 17: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ vụ sau kể từ khi vay vốn đối với hộ KDPVNN 31

Bảng 18: Bảng so sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận ước tính giữa những loại hình sản xuất kinh doanh 32

Bảng 19: Bảng so sánh Các tỷ số giữa những loại hình sản xuất kinh doanh 32

Bảng 20: Tỷ trọng Lãi vay trên Chi phí 33

Bảng 21: Bảng thống kê cách xử lý doanh thu sau thu hoạch của nông dân 35

Trang 11

Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006 và kế hoạch 2007 14

Biểu đồ 2: Tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp 16

Biểu đồ 3: Biểu đồ lựa chọn mẫu theo loại hình sản xuất, kinh doanh 20

Biểu đồ 4: Biểu đồ tỷ lệ giới tính theo loại hình SXKD trong điều tra chọn mẫu 20

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện cách nhận biết NH SGTT của khách hàng qua các kênh thông tin .21Biểu đồ 6: Tỷ trọng các mức vay của nông dân 23

Biểu đồ 7: Cách xử lý của nông dân khi thiếu hụt vốn trong SXKD 24

Biểu đồ 8: Cách giải quyết của nông dân khi gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay 25

Biểu đồ 9: Tỷ trọng Lãi vay/Chi phí của các loại hình sản xuất, kinh doanh 34

Biểu đồ 10: Cách xử lý doanh thu của nông dân sau thu hoạch 36

Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện nhận xét của nông dân đối với Sacombank An Giang 37

DANH MỤC CÁC HÌNHHình 1: Mô hình sản xuất, kinh doanh của nông dân 6

Hình 2: Mô hình tiến hành nghiên cứu 7

HỘP THÔNG TINQuy ước về cách tính lãi vay cho mỗi loại hình sản xuất kinh doanh 25

Trang 12

Sacombank : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín

Sacombank An Giang : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang

SXNN & khác : vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác

Trang 13

Nông nghiệp luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong nền kinh tế nước ta Xuấtphát từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu với trên 70% dân sống bằng nghề nông là chủ yếu,dân ta đã từng bước khai khẩn đất hoang, tăng gia sản xuất giúp cho Việt Nam trở thành nướcxuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới, không chỉ gạo mà các sản phẩm nông nghiệpkhác của Việt Nam cũng dần có mặt nhiều nơi trên thế giới và được ưa chuộng Có được điềunày không thể không kể đến sự giúp sức của các tổ chức tín dụng, với nguồn vốn cho vaynông nghiệp ngày càng tăng đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nông dân, đồng thời giúp chocác hộ nông dân này có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, đem lại lợi nhuận và do đó đờisống của người dân cũng ngày càng được nâng cao.

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang từ khi thành lập cho đến naycũng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Mặc dù hướng đếnphục vụ cho các DN nhỏ & vừa nhưng chi nhánh cũng đã hỗ trợ cho vay nông nghiệp hơn 8tỷ đồng năm 2005 Riêng đối với huyện Chợ Mới, là huyện đứng đầu trong tỉnh về phát triểnsản xuất nông nghiệp, diện tích nuôi trồng luôn tăng trong các năm vừa qua cho nên nhu cầuvề vốn vay nông nghiệp là rất cao, nhưng việc vay vốn có góp phần cải thiện đời sống của cáchộ nông dân hay không? Do đó tôi chọn huyện Chợ Mới để tìm hiểu tình hình sử dụng vốnvay nông nghiệp của nông dân vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh AnGiang để giải đáp vấn đề này.

Trang 14

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Cơ sở hình thành

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trù phú, giữ vai trò trọng điểm về kinh tếnông nghiệp ở nước ta Trong đó An Giang là tỉnh thuộc đầu nguồn lưu vực sông CửuLong, có điều kiện thiên nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Cùng vớitiến độ phát triển kinh tế xã hội của cả nước, An Giang đã phát huy lợi thế của mình làtập trung cho sản xuất nông nghiệp tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từngvùng Riêng về huyện Chợ Mới, với lợi thế về đất đai, nguồn nước có nhiều điều kiệnphát triển sản xuất nông nghiệp Trong những năm vừa qua, tình hình sản xuất nôngnghiệp của huyện ngày càng được nhân rộng về diện tích cả sản lượng, nhiều hộ giađình đã biết cách làm giàu trên mảnh đất của mình, vì thế đời sống nông dân ngày càngđược cải thiện.

Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nông dân đã mạnh dạn vay vốn để đẩy mạnhsản xuất Do đó, để lĩnh vực nông nghiệp được phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranhcùng các nước trong quá trình hội nhập đòi hỏi cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ về vốn củacác tổ chức tín dụng Riêng đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh AnGiang từ lúc được thành lập cho đến nay đã hỗ trợ nguồn vốn vay cho sản xuất nôngnghiệp là 9,2% (8.380 triệu đồng) trên tổng doanh số cho vay năm 2005 Mặc dù đượcđánh giá là ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ cho DN nhỏ & vừa nhưngSacombank cũng luôn chú trọng đến dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là cánhân, trong đó có cho vay nông nghiệp Việc sử dụng nguồn vốn vay của các hộ nôngdân có tạo thu nhập và nâng cao đời sống như mong muốn của họ? Do đó, tôi chọn đề

tài: “Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tạiNgân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang” để nghiên cứu vấn đề này.1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn của người nông dân Từ đó, đề ra những giải phápnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông dân về cho vay nông nghiệp đối vớiSacombank Mục tiêu cụ thể như sau:

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn vay của nông dân.- Tìm ra những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn.

- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.3 Phương pháp nghiên cứu1.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Được tiến hành qua hai bước là sơ bộ và chính thức Nghiên cứu sơ bộ thựchiện thông qua phương pháp định tính, bằng việc thảo luận với nông dân nhằm hiệuchỉnh bảng câu hỏi phác thảo.

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng và định tính Căn cứ vào kếtquả nghiên cứu sơ bộ đưa ra bảng câu hỏi chính thức cho việc thu thập dữ liệu bằngphương pháp phỏng vấn trực tiếp 25-30 hộ nông dân cư ngụ trên địa bàn huyện ChợMới tỉnh An Giang có vay vốn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang

Trang 15

trên tổng thể 128 hồ sơ vay vốn Các dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích bằng phầnmềm Excel, sau khi làm sạch và mã hóa sẽ tiến hành phân tích.

1.3.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập từ các nguồn như: Các báo cáo của Sacombank An Giang, Trangweb Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, Cục thống kê An Giang, các bàinghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài…

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng điều tra chọn mẫu

Đề tài chỉ tìm hiểu tình hình sử dụng vốn của nông dân có vay vốn tại Sacombank,cư ngụ tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang Tuy nhiên do yêu cầu về mặt số liệu nên cáchộ nông dân có vay vốn được chọn trong mẫu là các hộ sử dụng vốn vay cho mùa vụ từtháng 6 đến hết tháng 12 năm 2006.

Giả định việc xử lý số liệu

Những yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dânđược xác định dựa vào điều kiện tự nhiên và sản xuất bình thường và không bị ảnhhưởng bởi yếu tố giá cả

1.4 Ý nghĩa nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu giúp hiểu được tình hình vay và sử dụng vốn của nông dân Quađó có những giải pháp và kiến nghị cho quá trình vay và sử dụng vốn của nông dânđược hiệu quả hơn, cũng như các tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng Sài GònThương Tín-Chi nhánh An Giang nói riêng có những sản phẩm cho vay nông nghiệpđáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Lý luận chung về tín dụng 2.1.1 Khái niệm về cho vay

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho kháchhàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định được thỏathuận theo nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi vốn vay.

2.1.2 Chức năng của tín dụng

- Tập trung và phân phối vốn

- Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội- Kiểm soát và phản ánh các hoạt động kinh tế

2.1.3 Vai trò của tín dụng

- Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục,đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế, tín dụng còn là cầu nối giữa tiếtkiệm và đầu tư.

- Thúc đẩy kinh tế phát triển, hoạt động của trung gian tài chính là tập trungvốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này phân tán khắp mọi nơi.

- Góp phần tác động tới việc tăng cường chế độ hoạch toán kinh tế của các xínghiệp, do đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sơ hoàn trả cólợi tức Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng kích thích sử dụng vốn có hiệu quả.- Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế

2.2 Quy chế cho vay nông nghiệp1

2.2.1 Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Quy chế cho vay nông nghiệp quy định việc cho vay của Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình nhằmđáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp hoặc/và cho thương mại, dịch vụphục vụ nông nghiệp.

2.2.2 Điều kiện vay vốn

Khách hàng được Ngân hàng xem xét cho vay phải có đầy đủ các điều kiệnsau:

- Cá nhân hoặc người đại diện của hộ gia đình phải có hành vi dân sự đầy đủ.Người đại diện của hộ gia đình có thể là chủ hộ hoặc một thành viên khác củahộ gia đình được chủ hộ ủy quyền.

- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.

- Có phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc phương án, dự án đầu tưkhả thi có hiệu quả, phù hợp với pháp luật.

1 Quyết định số 257/2005/QĐ-HĐQT ngày 14/07/2005 của Hội Đồng Quản Trị Ngân

hàng Sài Gòn Thương Tín v/v ban hành Quy chế cho vay nông nghiệp

Trang 17

- Có khả năng hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết với Ngân hàng.

- Có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặcphương án, dự án đầu tư.

- Có tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Ngân hàng.

- Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) và hoạt động sản xuấtkinh doanh trên địa bàn Tỉnh, Thành phố nơi Ngân hàng hoạt động.

- Các trường hợp cho vay ngoài địa bàn quy định phải được Tổng Giám đốcchấp thuận.

2.2.3 Mục đích sử dụng vốn vay

Ngân hàng xem xét cho khách hàng vay để sản xuất kinh doanh trong cácngành sau:

- Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.

- Thương mại, dịch vụ phục vụ cho các ngành nêu trên.

2.2.4 Tài sản bảo đảm

- Trường hợp khách hàng bảo đảm tiền vay bằng quyền sử dụng đất cấp chohộ gia đình, phải có sự đồng ý của chủ hộ và của các thành viên có tên trongcùng hộ khẩu với chủ hộ nhưng phải thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chủ hộvà đủ 15 tuổi trở lên.

- Các trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm phải được Hội đồng Quảntrị của Ngân hàng chấp thuận.

2.2.5 Hồ sơ vay vốn

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho Ngân hàng các giấy tờ sau đây:- Giấy đề nghị vay vốn

- Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) của người vay.

- Giấy chứng minh của cá nhân hoặc người đại diện của hộ gia đình vay vốnvà của người vợ hoặc chồng (nếu có).

Các giấy tờ: Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3), Giấy chứng minhcủa người vay phải có chứng nhận sao y của cấp có thẩm quyền hoặc có sự kiểm trađối chiếu với bản chánh và ký tên xác nhận trên các bản sao của nhân viên phụ tráchhồ sơ vay.

- Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc phương án, dự án đầu tư.- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố.Đối với hộ gia đình có tài sản bảo đảm tiền vay là Quyền sử dụng đất cấp chohộ, nếu người đại diện đứng tên vay Ngân hàng là thành viên trong hộ gia đìnhnhưng không phải là chủ hộ thì phải có Giấy ủy quyền của chủ hộ có xác nhận củachính quyền địa phương.

2.2.6 Thời hạn cho vay

Trang 18

- Ngân hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ củakhách hàng để thỏa thuận thời hạn cho vay phù hợp nhưng không quá 60tháng.

- Trường hợp cho vay thời hạn trên 60 tháng phải có ý kiến chấp thuận củaTổng Giám đốc.

2.2.7 Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay tối thiểu do Tổng Giám đốc ban hành trong từng thời kỳ saukhi được sự chấp thuận của Hội đồng Quản trị của Ngân hàng.

- Các đơn vị trực thuộc không được cho vay dưới mức lãi suất tối thiểu quyđịnh Các trường hợp cho vay với lãi suất ưu đãi để thực hiện chính sáchkhách hàng phải được Hội đồng Quản trị Ngân hàng chấp thuận.

- Mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đãđược ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

- Việc miễn giảm lãi được thực hiện theo quy chế miễn giảm lãi của ngânhàng.

2.2.8 Mức cho vay, loại tiền cho vay

- Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vốn vay, vốn tự có, giá trị tài sản đảm bảotiền vay của khách hàng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng để quy địnhmức cho vay nhưng không quá 500 triệu đồng/khách hàng Trường hợp chovay vượt mức trên phải được Tổng giám đốc chấp thuận.

- Ngân hàng cho vay không vượt quá 85% tổng chi phí của phương án sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc phương án, dự án đầu tư.

- Ngân hàng cho khách hàng vay bằng tiền đồng Việt Nam.

2.2.9 Phương thức cho vay

Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng các phương thức cho vay sau: - Cho vay từng lần.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng.- Cho vay theo dự án đầu tư

- Cho vay trả góp (lãi tính theo dư nợ giảm dần hoặc gốc cộng lãi chia đều).

2.3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Đề tài ứng dụng thống kê miêu tả để phân tích tình hình sử dụng vốn vay củanông dân.

2.3.1 Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê

Bao gồm 3 giai đoạn:- Thu thập thông tin- Tổng hợp thông tin

- Phân tích, đưa ra các kết luận.

Thu thập thông tin (điều tra thống kê)

Trang 19

Đây là công việc đầu tiên để thu thập được các thông tin đầu vào làm cơ sởcủa quá trình nghiên cứu tiếp theo.

Quá trình thu thập thông tin được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp cáchộ nông dân, tỷ lệ mẫu là 20% trên tổng thể 128 hồ sơ vay được phân chia theo mụcđích sử dụng vốn của nông dân: trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh vật tư nông nghiệp,trồng trọt và chăn nuôi kết hợp, sản xuất nông nghiệp và ngành nghề khác, ngành nghềkhác phục vụ cho nông nghiệp.

Tổng hợp thông tin (tổng hợp thống kê)

Các dữ liệu đã được thu thập sẽ được tập trung, chỉnh lý, hệ thống hoá, có thểcần thiết phải tính toán để trình bày các thông tin đã thu thập.

Phân tích, đưa ra các kết luận

Dựa vào số liệu đã được thống kê để phân tích và đưa ra kết luận Tổng hợpthống kê các đặc trưng của mẫu sẽ thể hiện thành đặc trưng chung của tổng thể.

2.3.2 Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân

Nhu cầu vay vốnCho vay

Hình 1: Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân2.3.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ được tiến hành theo 2 bước chính:Tiến độ các bước nghiên cứu

1 Sơ bộ Định tính Thảo luận trực tiếp (n = 5 … 10) 03/20072 Chínhthức định lượngĐịnh tính, Phỏng vấn trực tiếp (n = 25…30)

Xử lý, phân tích dữ liệu 03-04/2007 Nghiên cứu sơ bộ

Ngân hàng

Doanh thu

Kết thúcquá trình SXKD

Nông dânSXKD

Trả vốn và lãi

Trang 20

Xử lý

Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành với nghiên cứu định tính, kỷ thuật thảo luậntrực tiếp dựa vào bảng câu hỏi phác thảo Nội dung bảng câu hỏi phác thảo liên quanđến các vấn đề vay vốn của hộ nông dân trên địa bàn huyện Chợ Mới.

Kỹ thuật thảo luận trực tiếp dự kiến thảo luận khoảng 5 nông dân, các ý kiến trảlời được ghi nhận lại và tổng hợp để làm cơ sở để hiệu chỉnh bảng câu hỏi phác thảocho phù hợp để đưa ra bảng câu hỏi chính thức.

Nghiên cứu chính thức

Là giai đoạn nghiên cứu định lượng và định tính, việc thu thập dữ liệu đượctiến hành với việc dùng bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu.Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, sau khi làm sạch dữ liệu vàmã hoá sẽ tiến hành phân tích.

Mô hình nghiên cứu:

Bảng câu hỏi

Phỏng vấn thử Hiệu chỉnh (n = 5…10)

Bảng câu hỏi chính thức Thu thập dữ liệu (n = 25…30)

Thống kê mô tả Kết quả

Hình 2: Mô hình tiến hành nghiên cứu

2.3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Sau khi tiến hành thảo luận với 05 nông dân thì bảng câu hỏi có một số hiệuchỉnh như sau:

Về tình hình vay vốn:

1 Kết quả thảo luận cho thấy cần thêm câu hỏi: Vì sao Ông/Bà không vay tại

những tổ chức tín dụng này nữa? để biết thêm thông tin về hiện trạng hoạt động

của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn huyện Chợ Mới và từ đó có được cơsở so sánh chất lượng phục vụ của các tổ chức tín dụng khác với SacombankAn Giang.

2 Câu hỏi: Số vốn Ông/Bà được vay kỳ sản xuất kinh doanh trước đây tại Ngân

hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang là bao nhiêu? được hiệu chỉnh

phần trả lời lại như sau:

Trang 21

□Từ 20 triệu đến 50 triệu □Từ trên 50 triệu đến 100 triệu □ Trên 100 triệuCâu trả lời được hiệu chỉnh lại như vậy là vì thực tế không có hồ sơ vay nôngnghiệp ở dưới mức 20 triệu đồng.

Về tình hình sản xuất kinh doanh:

Những phần chi phí của câu hỏi: Chi phí đầu tư cho kỳ sản xuất kinh doanh

trước đây của Ông/Bà là bao nhiêu? được hiệu chỉnh lại như sau: thêm vào chi phívận chuyển cho loại hình sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp vì loại chi phí này

có phát sinh trong quá trình kinh doanh, cho nên phải tính đến loại chi phí này đểđánh giá chính xác hơn tính hình sử dụng vốn vay của họ.

a) Trồng trọt:

Chi phígiống

Chi phílao động thuê

Chi phí vật tư

Chi phí khác Tổng chi phíTrả

tiền mặt Trả sau

b) Chăn nuôi:

Chi phí giống

Chi phílao động

Chi phí thức ăn Chi phí thuốc thú y

Chi phíkhác

Tổng chi phíTrả

Chi phívận chuyển

Chi phí

lao động thuê Chi phí khác

Tổngchi phí

Những hiệu chỉnh này giúp cho việc thu thập số liệu được chính xác hơn, phục vụcho quá trình nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHINHÁNH AN GIANG

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trang 22

3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín

Trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và sáp nhập 03Hợp tác xã tín dụng Tân Bình-Thành Công-Lữ Gia, Ngân hàng Thương mại Cổ phầnSài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từngày 21/12/1991.

Sacombank đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong hệ thống ngânhàng Năm 2006 đánh dấu một năm hoạt động mạnh mẽ của Sacombank khi trở thànhNgân hàng đầu tiên tại Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên Trung Tâm Giao Dịch ChứngKhoán TP.HCM và tiếp tục dẫn đầu khối Ngân hàng TMCP Việt Nam về vốn điều lệ(2.089 tỷ đồng), về mạng lưới hoạt động (159 phòng giao dịch tại 38 tỉnh thành trong cảnước), về số lượng cổ đông đại chúng (trên 13.000 cổ đông), cùng hệ thống các công tyliên doanh và trực thuộc hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý quỹ,kiều hối, chứng khoán, cho thuê tài chính, quản lý nợ và khai thác tài sản,…Sacombank cũng là Ngân hàng TMCP có tốc độ tăng trưởng hàng đầu tại Việt Namhiện nay, tăng trên 70% so với năm 2005 trên tất cả các mặt như tổng tài sản, huy động,tín dụng…

Được đánh giá là Ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ DN nhỏ &vừa (do SMEDF-Quỹ Phát Triển DN Nhỏ & Vừa-đánh giá), Sacombank cũng luôn chútrọng đến dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là cá nhân Với kỳ vọng trởthành một trong những ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại đạt mức trung bình và tiêntiến trong khu vực, Sacombank không ngừng nâng cao chất lượng trong mọi hoạt độngnhằm cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói cho mọi khách hàng đồng thời tạo ra nhiềugiá trị lợi ích cho cán bộ nhân viên, cổ đông, nhà đầu tư và xã hội.

Tính đến nay, Sacombank đã thành lập các công ty trực thuộc và liên doanhhoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

1.Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương AMC Sacombank

Tín-2 Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Sacom Rex

3 Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-SacombankLeasing

4 Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-SacombankSecurities

5 Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFundManagement, gọi tắt là VFM), là liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín (nắm giữ 51% vốn điều lệ ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốnđiều lệ).

3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín-Chinhánh An Giang

Chi nhánh cấp 1 An Giang được hình thành trên cơ sở chuyển thể và nâng cấptừ Tổ tín dụng và Văn phòng đại diện An Giang, chính thức đi vào hoạt động (theo côngvăn số 66 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị) vào ngày 03/08/2005, là chi nhánh thứ 100

Trang 23

trong hệ thống Sacombank theo công văn thứ 143/NHNN ngày 22/02/2005 của thốngđốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Địa chỉ: 56B Tôn Đức Thắng, Phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An GiangĐiện thoại: (076) 956.519-Fax: (076) 956.515

Website: www.sacombank.com.vn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang là chi nhánh thứ3 áp dụng hệ thống Corebanking (T24), một trong những phần mềm hiện đại trong việcquản lý Ngân hàng.

Gần hai năm hoạt động nhưng chi nhánh An Giang có tốc độ phát triển khácao (với lợi nhuận đạt được hơn 4.000 tỷ đồng vào năm 2006 so với 2005 là 1.050 tỷđồng) và để hòa vào xu thế phát triển chung của hệ thống các ngân hàng trong thời kỳhội nhập thì ngoài các nghiệp vụ huy động, cho vay truyền thống Sacombank An Giangđã triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ tương đối đầy đủ và đa dạng như: chuyểntiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng và ngoại tệ, chuyểntiền ra nước ngoài, kiều hối, thu-chi hộ, bảo lãnh, tiết kiệm tích lũy và đặc biệt là dịchvụ thẻ và hệ thống máy rút tiền tự động (ATM)… đã làm cho hoạt động của chi nhánhngày càng phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt (An Giang là nơi có nhiều Tổchức tín dụng nhất so với các tỉnh khác-43 Tổ chức tín dụng), Ngân hàng TMCP SàiGòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang hết sức phấn đấu, tận tâm để từng bước khẳngđịnh và nâng cao thương hiệu SACOMBANK trên địa bàn An Giang.

3.2 Cơ cấu tổ chức-Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Ngân hàng Sài GònThương Tín-Chi nhánh An Giang

3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Chương trình tái cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động được tiến hành tại tất cả cácchi nhánh cấp 1 Quy định tạm thời về tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của cácđơn vị trực thuộc Sở Giao Dịch và Chi nhánh cấp 1 đã được Hội đồng Quản Trị banhành theo số 189/2003/QĐ–HĐQT ngày 21/07/2003 như sau:

1 Phòng Dịch vụ khách hàng.2 Phòng Quản lý tín dụng.3 Phòng Kế toán và Quỹ.4 Tổ Hành chánh Quản trị.5 Chi nhánh cấp 2 ngoài địa bàn.6 Chi nhánh cấp 2.

7 Phòng giao dịch.8 Tổ tín dụng.

Sơ đồ bộ máy quản lý chi nhánh An Giang

SVTH: Lâm Thị Ngọc Kim, Lớp DH4TC Trang 10

Phòng giao dịchPhòng giao dịch

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng dịch vụ khách hàng

tín dụngBộ phận tín dụng doanh

nghiêpBộ phận tín dụng cá nhânBộ phận thanh

toán quốc tếBộ phận dịch vụ và tiền gửi

Bộ phận kinh doanh vàng

Bộ phận quan hệ khách hàng

Bộ phận quản lý nợPhòng quản lý

tín dụng

Bộ phận kiểm soát tín dụng

Phòng kế toán và Quỹ

Bộ phận quỹ chínhBộ phận tổng

Tổ hành chính quản trị

Trang 24

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

Bộ phận tín dụng doanh nghiệp

- Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần vàchăm sóc khách hàng hiện hữu.

Trang 25

- Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảolãnh.

- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vayvốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay, bảo lãnh.- Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố.

- Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay.- Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn.

- Đề xuất xử lý các khoản nợ quá hạn, trễ hạn. Bộ phận tín dụng cá nhân

Có chức năng giống như bộ phận tín dụng doanh nghiệp nhưng phục vụ chokhách hàng là cá nhân.

Bộ phận thanh toán quốc tế

- Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.- Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanhtoán, thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác.

- Lập thủ tục và thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nước ngoàitheo yêu cầu của khách hàng.

- Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí Ngân hàng pháthành L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ.

- Kinh doanh ngoại tệ đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế.- Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài.

- Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách.- Thu thập các ý kiến của khách hàng về công tác do bộ phận đảm trách và đềxuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bộ phận Dịch vụ thanh toán

- Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, của khách hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tàikhoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nhanh.

- Thực hiện các lệnh giải ngân cho vay, thu nợ thu phí theo đúng quy định.- Thu-chi hộ tiền mặt theo đúng nhiệm vụ quy định.

- Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm nhận.

3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chinhánh An Giang

Trong thời gian từ năm 2003 đến tháng 07 năm 2005 Chi nhánh chỉ đơn thuần thựchiện nghiệp vụ cho vay (vì giai đoạn này Chi nhánh hoạt động với cương vị là Tổ tín

Trang 26

dụng trực thuộc chi nhánh Cần Thơ) Từ tháng 08 năm 2005 Sacombank An Giangđược thành lập thì các mảng dịch vụ của Ngân hàng được triển khai thực hiện.

3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn vừa qua, Sacombank An Giang đã có bước tăng trưởng vượtbậc Sau khi được chuyển đổi thành chi nhánh cấp 1, Sacombank An Giang đã nhanhchóng thâm nhập thị trường, tìm kiếm khách hàng và đạt được kết quả khả quan.

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT: triệu đồng

Chênh lệch2006/2005

Chênh lệch KH2007/2006Tuyệt

LN chưa tính LĐH 4.500 15.450 25.433 10.950 243% 9.983 65%Lãi điều hòa vốn (2.500) (7.560) (13.768) 5.060 202% 6.208 82%LN sau khi tính LĐH 2.000 7.890 11.665 5.890 295% 3.775 48%

(Nguồn: Phòng Quản lý Tín dụng Sacombank An Giang)

Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy, lợi nhuận của Sacombank AnGiang luôn tăng qua các thời kỳ Năm 2006, lợi nhuận chưa tính lãi điều hòa đạt 15,45tỷ đồng, tăng 243% so với năm 2005, và theo kế hoạch năm 2007 lợi nhuận này sẽ tiếptục tăng nhưng chỉ tăng 65% so với năm 2006 Vốn điều hòa từ hội sở cho Chi nhánhAn Giang luôn tăng cho nên lãi điều hòa vốn cũng tăng, từ 2.500 triệu đồng (2005) đãtăng lên 7.560 triệu đồng (2006) và 13.768 triệu đồng (kế hoạch 2007) Điều này là dogiai đoạn năm 2005-06 Sacombank An Giang mới thành lập nên nguồn vốn huy độngđược chưa cao, trong khi đó doanh số cho vay lại tăng nhanh nên cần phải tăng điều hòavốn từ hội sở; đến năm 2007, nguồn vốn điều hòa cũng tiếp tục tăng để đáp ứng cho nhucầu này Lợi nhuận trước thuế của Sacombank An Giang vẫn tiếp tục tăng ở mức cao,năm 2006 tăng gấp 4 lần so với năm 2005 và năm 2007 dự đoán sẽ tăng gấp 2 lần so vớinăm 2006, mặc dù có sự gia tăng về lợi nhuận nhưng bắt đầu có xu hướng chậm lại dohoạt động đã dần dần đi vào ổn định.

Biểu đồ 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006 và kế hoạch 2007

Trang 27

Năm 2005 Năm 2006 Kế hoạch 2007

Lợi nhuận trước thuế của Sacombank An Giang có sự gia tăng qua các năm.Mặc dù lãi điều hòa vốn chiếm tỷ trọng cao (từ 49%-56%) nhưng do Chi nhánh đã giảmchi phí dự phòng rủi ro xuống chỉ còn 2.508 triệu đồng vào năm 2007 (giảm 28% so với2006) cho nên lợi nhuận trước thuế của Sacombank An Giang đã tăng lên 4.767 triệuđồng, tăng 109 % so với năm 2006 và đạt ở mức 9.157 triệu đồng.

3.3.2 Phương hướng, kế hoạch 2007

Với mục tiêu quyết tâm xây dựng Sacombank trở thành một Ngân hàng bánlẻ-đa năng-hiện đại và dựa vào tình hình thực tế hoạt động của Chi nhánh trong thờigian qua cộng với kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, Sacombank An Giang đã đề racác phương hướng, kế hoạch trong năm 2007 như sau:

Các chỉ tiêu:

1 Tổng dư nợ: 268.596 triệu đồng, tăng 40%.

2 Doanh số cho vay: 189.475 triệu đồng, tăng 43,6%.

3 Doanh số thu nợ: 124.105 triệu đồng, tăng 32%.

4 Nợ quá hạn: 0,32%/tổng dư nợ.

5 Lợi nhuận trước thuế là hơn 9 tỷ đồng.

Sự nổ lực phấn đấu của toàn thể nhân viên cùng với Ban lãnh đạo Ngân hàngsẽ là những động lực giúp cho Sacombank An Giang đạt được những chỉ tiêu đã đề ravà góp sức chung cho sự phát triển của toàn hệ thống Ngân hàng Thương Mại Cổ PhầnSài Gòn Thương Tín.

Trang 28

3.4 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang và tín dụng đối với sảnxuất nông nghiệp tỉnh

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang dù mới bắt đầu chính thức thành lập từ tháng 08 năm 2005 nhưng cũng đã sớm tham gia vào tài trợ cho vay nông nghiệp trên địa bàn tỉnh kể từ khi còn là Tổ tín dụng Doanh số cho vay nông nghiệp của Sacombank An Giang vào hai quý đầu năm 2006 tăng gần 186% so với năm 2005 (đạt 18.249 triệu đồng) để tài trợ cho lĩnh vực này Sự gia tăng này là do nhu cầu vốn của nông dân tăng cao, mặt khác là do ngân hàng đã thông thoáng hơn các điều kiện chovay nhằm tạo thuận lợi cho bà con vay vốn tại ngân hàng như: Số tiền xét duyệt cho vaycao, đất nông nghiệp được định giá cao hơn giá qui định làm nâng giá trị tài sản thế chấp do đó mức vay cũng cao hơn, thời gian cho vay được kéo dài phù hợp với mùa vụ thu hoạch của khách hàng, hình thức trả lãi theo thỏa thuận nhằm đảm bảo thuận lợi, hiệu quả cho cả hai bên Hai quý cuối năm 2006 thì cho vay nông nghiệp có sự sụt giảm(giảm 42% so hai quý đầu 2006) và chỉ còn chiếm 7,3% trên tổng doanh số cho vay.

Bảng 2 : Bảng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ

của NH SGTT đối với cho vay nông nghiệp

ĐVT: triệu đồng

Khoản mục31/122005

Chênh lệch30/06/2006-31/12/2005

Chênh lệch31/12/2006-30/06/2006Tuyệt

Tổng DS cho vay 44.250109.250145.88065.000147%36.63034%oCho vay NN6.37618.24910.58911.873186%(7.660)(42%)

(Nguồn: Phòng Quản lý Tín dụng Sacombank An Giang)

Tổng doanh số thu nợ của Sacombank An Giang có sự sụt giảm vào hai quý đầu củanăm 2006, giảm 9% so với hai quý trước đó trong khi doanh số cho vay tăng đến 147%,điều này là do nợ quá hạn phát sinh ở đối tượng CBCNV khá nhiều (hơn 1 tỷ đồng) đãlàm ảnh hưởng đến tổng thể Trong khi đó, doanh số thu nợ của lĩnh vực nông nghiệpvào những tháng đầu năm 2006 lại tăng 104% (so với 2005), điều này chứng tỏ công tácthu hồi nợ ở lĩnh vực cho vay nông nghiệp được kiểm soát chặt chẽ và các Cán bộ tíndụng đã làm tốt nhiệm vụ của mình; đến hai quý cuối năm 2006, doanh số thu nợ củalĩnh vực nông nghiệp đạt 7.381 triệu đồng, tăng 53% so với hai quý trước đó, tuy mức

Trang 29

tăng không cao như ở giai đoạn trước nhưng đó là do Chi nhánh đã giảm 42% mức chovay nông nghiệp xuống chỉ còn 10.589 triệu đồng

Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp

31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006

Từ biểu đồ cho thấy, cho vay nông nghiệp không còn chiếm tỷ trọng cao ở giai đoạnhai quý cuối năm 2006 Điều này là do tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnhgặp nhiều biến động, giá cả tăng giảm bất thường đã ít nhiều gây khó khăn cho công táccho vay nông nghiệp của Sacombank An Giang Để đảm bảo ổn định hoạt động nênSacombank An Giang đã có kế hoạch kiểm soát loại hình cho vay nông nghiệp nhằmtránh được những rủi ro vốn có của loại hình này và nâng cao hiệu quả hoạt động củaChi nhánh

Trang 30

CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAYCỦA NÔNG DÂN HUYỆN CHỢ MỚI VAY VỐN TẠI

NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-CHI NHÁNH AN GIANG

4.1 Tổng quan về huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Chợ Mới là một trong bốn huyện cù lao của tỉnh An Giang thuộc đồng bằngsông Cửu Long Huyện có 02 thị trấn và 16 xã với diện tích là 369,29 km2, dân số là365.296 người, mật độ dân số là 989 người/ km2, tập trung dân cư đông trong số cáchuyện thuộc tỉnh An Giang, chỉ đứng sau thành phố Long Xuyên và Châu Đốc.

Huyện có hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp vànuôi trồng thủy sản Chợ Mới cũng là nơi cung cấp nhiều loại rau màu, đa dạng vềchủng loại như ngô, lạc, khoai, mè, rau dưa các loại cho nhiều vùng lân cận khác, nhấtlà thành phố Long Xuyên.

Được thiên nhiên ưu đãi về nguồn nước và vị trí địa lý thuận lợi nên tính đếnnăm 2005, sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Mới đã không ngừng gia tăng về diện tíchnuôi trồng lẫn sản lượng thu hoạch.

Bảng 3: Bảng thống kê diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch

của huyện Chợ Mới

Diện tích (ha) Sản lượng (Tấn)

Chênh lệchdiện tích2005/2004

Chênh lệch sản lượng

Lúa 54.730 53.819 314.938 317.596 -911 -1,66% 2.658 0,84%

Rau dưa 13.531 14.878 379.264 409.470 1.347 9,95% 30.206 7,96%Đậu nành 1.058 594 3.378 18.558 -464 43,86% 15.180 449,38%

Trang 31

(Nguồn: Tổng cục thống kê An Giang, năm 2005)

Từ bảng số liệu cho thấy, diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch nhiều loạicây trồng của huyện Chợ Mới tăng, riêng chỉ có lúa và đậu nành là giảm về diện tíchnhưng sản lượng lại tăng, chứng tỏ hai loại cây trồng này đã đạt năng suất cao trongnăm 2005 Xét về mặt tổng thể cho thấy nông dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng sangnhững loại cây ngắn ngày, đem lại thu nhập cao và nhanh thu hồi lại vốn.

Về chăn nuôi, huyện cũng đã có sự gia tăng về số lượng Đàn trâu, bò hiện đang

phát triển mạnh Tổng đàn trâu hiện có 226 con, tăng 105,5% so cùng kỳ năm trước(tương đương 116 con), đàn bò đạt 13.131 con tăng 24,9% Đàn gia cầm trong tỉnh hiệnvẫn ổn định ở mức 314.006 con tăng 0,91% so với cùng kỳ năm 2004 Duy chỉ có đànheo giảm 5.261 con do giá heo hơi trên thị trường có tăng cao nhưng chưa ổn định (daođộng trong khoảng 2-2,25 triệu đồng), trong khi giá thức ăn tiếp tục tăng từ 10-15%cùng với dịch bệnh long mồm lở móng ngày càng tăng đã khiến người nuôi không yêntâm phát triển loại gia súc này.

Bảng 4: Bảng thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Chợ Mới

Chênh lệch Số lượng2004/2005

Năm 2004Năm 2005Tuyệt đốiTương đối

(Nguồn: Tổng cục thống kê An Giang, năm 2005)

Có được sự tăng trưởng về chăn nuôi và trồng trọt là do bà con nông dân đãkhông ngừng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Bên cạnh đó, cùng với sựhỗ trợ mạnh mẽ về tín dụng đã tạo điều kiện cho bà con nông dân đẩy mạnh tăng giasản xuất, góp phần tăng GDP trên toàn tỉnh

Bảng 5 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang năm 2004, 2005: ĐVT: % Năm 2005 Năm 2004

GDP 9,96 11,61Nông lâm thủy sản 37,74 38,71

- Nông nghiệp 32,14 32,61- Lâm nghiệp 0,41 0,46- Thủy sản 5,19 5,65

Công nghiệp - Xây dựng 12,01 12,08

Trang 32

Dịch vụ 50,25 49,21

(Nguồn: Tổng cục thống kê An Giang, năm 2005)

Năm 2005, tỉnh gặp khó khăn từ dịch cúm gia cầm, hạn hán, thị trường xuấtkhẩu thủy sản gặp khó khăn, giá một số vật tư như xăng dầu tăng mạnh, chỉ số lạm pháttăng cao 9,31% ảnh hưởng không nhỏ đến một số ngành sản xuất kinh doanh nhưcông nghiệp, xây dựng, thương mại, Tuy nhiên, được sự chỉ đạo điều hành kịp thờicủa lãnh đạo Tỉnh và sự nổ lực của các ngành các cấp chính quyền và nhân dân, kinh tếcủa Tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng cao 9,96%; dịch cúm gia cầm được ngăn chặn, nôngdân hiểu biết và áp dụng KHKT ngày càng nhiều, chương trình “3 giảm 3 tăng” đã góp phầnlàm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, khắc phục khó khăn do vật tư tăng giá Nhờ vậy, kết quảsản xuất khu vực Nông lâm thuỷ sản đạt mức 37,74%, tuy có giảm so với cùng kỳ nhưngkhông nhiều Ngành thuỷ sản mặc dù trong năm gặp khó khăn do giá cá tra, basa có biếnđộng giảm, tuy nhiên do hầu hết các loại hình nuôi trồng đều có mức năng suất tăng khá caoso năm trước nên vẫn duy trì được mức tăng trưởng, chỉ giảm nhẹ 0,36% so với năm 2004.

4.3 Kết quả nghiên cứu chính thức trong điều tra chọn mẫu:Mẫu và thông tin mẫu:

Mẫu được chọn theo phương pháp tỷ lệ với tỷ lệ là 20% trên tổng thể 128 hồ sơvay vốn phân theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, kết quả thu thập được như sau:

Bảng 6: Chọn mẫu theo loại hình sản xuất kinh doanh

ĐVT: hồ sơ vay

Loại hình sản xuất kinh doanhTổng thể

MẫuSố hồ sơTỷ lệ (%)trên tổng

Tỷ lệ (%)trên mẫu

Trang 33

Trồng trọt 32%

Chăn nuôi cá hầm 16%Chăn nuôi

heo7%Chăn nuôi bò

6%TT & CN

SXNN & khác7%

Nghề khác PVNN

Tuy có sự cách biệt về tỷ lệ giới tính trong điều tra chọn mẫu nhưng điều nàykhông làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì loại hình sản xuất nông nghiệp và kinhdoanh phục vụ nông nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan và khách quan như:kinh nghiệm, điều kiện thời tiết…

Biểu đồ 3: Biểu đồ lựa chọn mẫu theo loại hình sản xuất, kinh doanh

Biểu đồ 4: Biểu đồ tỷ lệ giới tính theo loại hình SXKD trong điều tra chọn mẫu

35%

Trang 34

4.3 Tình hình vay và sử dụng vốn của nông dân huyện Chợ Mới

4.3.1 Sơ lược tình hình trước khi vay vốn tại Sacombank An Giang của nông dân

Trước khi vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, nông dân chưa từngvay vốn tại nơi nào khác chiếm đa số (đến 77,78%) Mong muốn có vốn để mở rộngthêm quy mô hay trang trải nguồn vốn bị thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanhđã từ lâu nhưng người nông dân vẫn chưa quen với việc đi vay vốn tại những tổ chức tíndụng, sau khi được sự giới thiệu của những người trong gia đình, bạn bè, người xungquanh giới thiệu cùng với chiến lược tiếp thị của nhân viên Sacombank An Giang, họ đãđến với Sacombank An Giang để vay vốn; còn lại 22,22% nông dân đã có vay vốn tạinhững nơi khác chuyển sang vay vốn tại Sacombank An Giang là do họ có nhu cầu sửdụng vốn nhanh, mặt khác là chưa hài lòng với phong cách phục vụ như chưa tiếp đónân cần, hứa hẹn nhiều lần, chậm về thủ tục vay vốn của một số ngân hàng, quỹ tíndụng khác.

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện cách nhận biết NH SGTT của khách hàng qua

các kênh thông tin

Nhân viên Sacombank

giới thiệu26%

Bạn bè, người xung

quanh giới thiệu33%Người trong

gia đình giới thiệu30%

Thông tin trên báo,

Từ biểu đồ ta nhận thấy không có khách hàng nào biết thông tin về Sacombank

An Giang thông qua báo, đài… điều này cho thấy kênh thông tin này ít được khai thác

hoặc khai thác chưa hiệu quả để giới thiệu hình ảnh Ngân hàng Sài Gòn Thương Tínđến với những người nông dân; nhưng bù lại sự giới thiệu của bạn bè, người thân đãgiúp cho những người nông dân đến và trở thành khách hàng của Sacombank An Giang(chiếm 33%) Mặt khác, chiến lược tiếp thị đến với vùng nông thôn của nhân viênSacombank An Giang cũng đã thu được những thành quả khả quan, kết quả thống kê

cho thấy có 26% hộ nông dân biết đến Sacombank An Giang nhờ vào chiến lược này,

khắp nơi trong địa bàn huyện thị đều có khách hàng của Sacombank An Giang; điềunày đã góp phần làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên đáng kể Còn lại

Ngày đăng: 03/12/2012, 10:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI (Trang 1)
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI (Trang 2)
Hình 1: Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân 2.3.3 Thiết kế nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Hình 1 Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân 2.3.3 Thiết kế nghiên cứu (Trang 20)
2.3.2 Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
2.3.2 Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân (Trang 20)
Hình 1:  Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân 2.3.3 Thiết kế nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Hình 1 Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân 2.3.3 Thiết kế nghiên cứu (Trang 20)
Mô hình nghiên cứu: - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
h ình nghiên cứu: (Trang 21)
Bảng câu hỏi - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng c âu hỏi (Trang 21)
Về tình hình sản xuất kinh doanh: - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
t ình hình sản xuất kinh doanh: (Trang 22)
Sơ đồ bộ máy quản lý chi nhánh An Giang - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Sơ đồ b ộ máy quản lý chi nhánh An Giang (Trang 24)
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 27)
Bảng   1:      Kết quả hoạt động kinh doanh - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
ng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 27)
Bảng 2: Bảng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 2 Bảng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ (Trang 29)
CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN HUYỆN CHỢ MỚI VAY VỐN TẠI - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
4 TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN HUYỆN CHỢ MỚI VAY VỐN TẠI (Trang 31)
Bảng 3: Bảng thống kê diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 3 Bảng thống kê diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch (Trang 31)
Bảng 4: Bảng thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Chợ Mới - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 4 Bảng thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Chợ Mới (Trang 32)
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh AnGiang năm 2004, 2005:                                                                                                                  ĐVT: % - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 5 Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh AnGiang năm 2004, 2005: ĐVT: % (Trang 32)
Bảng   4:     Bảng thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Chợ Mới - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
ng 4: Bảng thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Chợ Mới (Trang 32)
Bảng   5  :   Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang năm 2004, 2005: - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
ng 5 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang năm 2004, 2005: (Trang 32)
Bảng 6: Chọn mẫu theo loại hình sản xuất kinh doanh - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 6 Chọn mẫu theo loại hình sản xuất kinh doanh (Trang 33)
Bảng   6:     Chọn mẫu theo loại hình sản xuất kinh doanh - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
ng 6: Chọn mẫu theo loại hình sản xuất kinh doanh (Trang 33)
Biểu đồ 4: Biểu đồ tỷ lệ giới tính theo loại hình SXKD trong điều tra chọn mẫu - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
i ểu đồ 4: Biểu đồ tỷ lệ giới tính theo loại hình SXKD trong điều tra chọn mẫu (Trang 34)
Biểu đồ 3: Biểu đồ lựa chọn mẫu theo loại hình sản xuất, kinh doanh - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
i ểu đồ 3: Biểu đồ lựa chọn mẫu theo loại hình sản xuất, kinh doanh (Trang 34)
4.3 Tình hình vay và sử dụng vốn của nông dân huyện Chợ Mới - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
4.3 Tình hình vay và sử dụng vốn của nông dân huyện Chợ Mới (Trang 35)
Bảng 7: Bảng tổng hợp mức vay vốn của nông dân phân theo loại hình sản xuất kinh doanh - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 7 Bảng tổng hợp mức vay vốn của nông dân phân theo loại hình sản xuất kinh doanh (Trang 36)
Bảng 7: Bảng tổng hợp mức vay vốn của nông dân phân theo loại hình sản xuất - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 7 Bảng tổng hợp mức vay vốn của nông dân phân theo loại hình sản xuất (Trang 36)
4.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của nông dân huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín  - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
4.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của nông dân huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Trang 39)
Bảng 9: Bảng ước tính chi phí đối với hộ chăn nuôi cá - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 9 Bảng ước tính chi phí đối với hộ chăn nuôi cá (Trang 40)
Bảng 9:  Bảng ước tính chi phí đối với hộ chăn nuôi cá - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 9 Bảng ước tính chi phí đối với hộ chăn nuôi cá (Trang 40)
Bảng 8:  Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 8 Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa (Trang 40)
Tương tự như đối với các loại hình chăn nuôi khác, 04 hộ chăn nuôi heo nuôi trung bình 36 con/hộ với mức vay là 54 triệu đồng, lãi vay là 4,536 triệu đồng (tương  đương 126.000đ/con) - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
ng tự như đối với các loại hình chăn nuôi khác, 04 hộ chăn nuôi heo nuôi trung bình 36 con/hộ với mức vay là 54 triệu đồng, lãi vay là 4,536 triệu đồng (tương đương 126.000đ/con) (Trang 41)
Bảng 1  1:      Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi heo - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 1 1: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi heo (Trang 41)
Bảng 1  2:     Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi bò - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 1 2: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi bò (Trang 41)
Bảng 1  3:     Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ KDVTNN - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 1 3: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ KDVTNN (Trang 42)
Bảng 14: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa và chăn nuôi kết hợp - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 14 Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa và chăn nuôi kết hợp (Trang 43)
Bảng 1  4:     Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 1 4: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận (Trang 43)
Ở loại hình này thì chỉ có 01 hộ trong điều tra chọn mẫu, hoạt động ngành nghề chủ yếu của hộ này là cày xới đất thuê cho các hộ khác và do đó họ vay vốn là để mua  hoặc tu sửa máy cày, máy xới; ngoài cày đất thuê, hộ này còn có 2,5 ha để canh tác lúa - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
lo ại hình này thì chỉ có 01 hộ trong điều tra chọn mẫu, hoạt động ngành nghề chủ yếu của hộ này là cày xới đất thuê cho các hộ khác và do đó họ vay vốn là để mua hoặc tu sửa máy cày, máy xới; ngoài cày đất thuê, hộ này còn có 2,5 ha để canh tác lúa (Trang 44)
Bảng 16: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận vụ đầu tiên kể từ khi vay vốn đối với hộ KDPVNN - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 16 Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận vụ đầu tiên kể từ khi vay vốn đối với hộ KDPVNN (Trang 44)
Bảng   16:      Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận vụ đầu tiên - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
ng 16: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận vụ đầu tiên (Trang 44)
Bảng 17: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ vụ sau kể từ khi vay vốn đối với hộ KDPVNN - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 17 Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ vụ sau kể từ khi vay vốn đối với hộ KDPVNN (Trang 45)
Bảng 1  7:      Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ vụ sau - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 1 7: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ vụ sau (Trang 45)
Bảng 1  8:     Bảng so sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận ước tính giữa - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 1 8: Bảng so sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận ước tính giữa (Trang 45)
Loại hình SXKD Mức vay - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
o ại hình SXKD Mức vay (Trang 46)
Bảng 1  9  :   Bảng so sánh Các tỷ số giữa những loại hình sản xuất kinh doanh - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 1 9 : Bảng so sánh Các tỷ số giữa những loại hình sản xuất kinh doanh (Trang 46)
Bảng 20: Tỷ trọng Lãi vay trên Chi phí - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 20 Tỷ trọng Lãi vay trên Chi phí (Trang 47)
Bảng 20: Tỷ trọng Lãi vay trên Chi phí - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 20 Tỷ trọng Lãi vay trên Chi phí (Trang 47)
Biểu đồ 9: Tỷ trọng Lãi vay/Chi phí của các loại hình sản xuất, kinh doanh - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
i ểu đồ 9: Tỷ trọng Lãi vay/Chi phí của các loại hình sản xuất, kinh doanh (Trang 48)
Bảng 21: Bảng thống kê cách xử lý doanh thu sau thu hoạch của nông dân ĐVT: hồ sơ vay Loại hình sản  - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
Bảng 21 Bảng thống kê cách xử lý doanh thu sau thu hoạch của nông dân ĐVT: hồ sơ vay Loại hình sản (Trang 49)
Bảng   21:      Bảng thống kê cách xử lý doanh thu sau thu hoạch của nông dân - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
ng 21: Bảng thống kê cách xử lý doanh thu sau thu hoạch của nông dân (Trang 49)
II/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH: - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
II/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH: (Trang 60)
Loại hình SXKD Giới tính - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
o ại hình SXKD Giới tính (Trang 66)
BẢNG TỔNG KẾT CÂU TRẢ LỜI CỦA HỘ NÔNG DÂN - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
BẢNG TỔNG KẾT CÂU TRẢ LỜI CỦA HỘ NÔNG DÂN (Trang 66)
BẢNG TỔNG KẾT CÂU TRẢ LỜI CỦA HỘ NÔNG DÂN - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang
BẢNG TỔNG KẾT CÂU TRẢ LỜI CỦA HỘ NÔNG DÂN (Trang 66)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w