Thuận lợi, khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang (Trang 51)

4.8.1 Thuận lợi

- Các hộ nông dân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp đã

lâu nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm, đồng thời họ cũng rất quan tâm đến khoa học kỹ thuật, nhiệt tình tham gia những chương trình khuyến nông, chương trình “3 giảm 3 tăng”; giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình thành công, những giống canh tác có hiệu quả để ứng dụng trên đồng ruộng của mình. Việc các hộ nông dân trồng lúa xuống giống hàng loạt đã góp phần phòng được dịch bệnh, đồng thời lúa đạt năng suất cao, đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân.

- Nông sản có giá là động lực cho các hộ nông dân gia tăng diện tích, quy mô canh tác.

- Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả được phổ biến rộng rãi trên báo, đài, internet… cùng với những buổi hội thảo về nông nghiệp đã giúp bà con nông dân học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân và có cơ hội làm giàu.

- Có được sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-chi nhánh An Giang nói riêng; chỉ cần có tài sản thế chấp, khả năng thanh toán, phương án kinh doanh khả thi là các hộ nông dân đã có ngay một khoản tiền để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Thủ tục vay mới đơn giản và nhanh hơn rất nhiều so với lần trước do Ngân hàng đã biết được tình hình hoạt động SXKD của khách hàng cũng như khả năng hoàn trả nợ và uy tín, chỉ từ 01-03 ngày là khách hàng đã có thể được giải ngân cho lần vay mới.

4.8.2 Khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh

Bên cạnh những thuận lợi thì nông dân cũng gặp không ít khó khăn

- Giá cả biến động thất thường gây khó khăn cho việc chọn lựa trồng cây gì, nuôi con gì để đạt được lợi nhuận cao. Đồng thời sự đầu tư mở rộng nuôi trồng tràn lan có thể dẫn đến tăng nguồn cung đột biến sẽ gây bất lợi về giá.

- Dịch bệnh tuy đã được khắc phục trong thời gian qua nhưng vẫn còn khả năng bùng phát trở lại, không chỉ trong trồng trọt như bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn xoắn lá ở lúa, bệnh lở mồm long móng ở heo, trâu bò mà còn có khả năng xuất hiện những loại bệnh khác như bắp không có hạt mới vừa được phát hiện ở huyện Chợ Mới...

- Mùa nắng khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến nguồn nước tưới cũng như nguồn nước sinh hoạt.

- Một số hộ vay vốn nhưng vẫn còn thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh phải vay bổ sung từ nguồn khác.

4.9 Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân dân

4.9.1 Giải pháp

Đối với nông dân:

- Các hộ nông dân cần thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh để

có những biện pháp khắc phục đối với cây trồng vật nuôi.

- Quan tân đến thông tin giá cả cũng như tình hình kinh tế xã hội của Tỉnh và nước nhà để lựa chọn, tham gia vào mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để đạt lợi nhuận cao nhất.

Đối với chính quyền địa phương

- Nhanh chóng, kịp thời thông báo và có biện pháp giải quyết tình hình dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về nông nghiệp.

- Cần có sự phối hợp với nông dân để quy hoạch diện tích nuôi trồng phù hợp với thế mạnh của từng vùng, tránh tình trạng tăng cung đột biến ảnh hưởng đến giá cả.

o Đối với các tổ chức tài chính

- Phổ biến kiến thức về hình thức cho vay nông nghiệp đối với các hộ nông dân để họ làm quen, tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

- Có chính sách tài trợ vốn và ưu đãi đối với cho vay nông nghiệp để các hộ nông dân có điều kiện phát triển sản xuất.

4.9.2 Kiến nghị

Đối với nông dân:

- Các hộ nông dân thực hiện tốt những khuyến cáo của Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra để khắc phục, hạn chế tình hình dịch bệnh.

- Tham gia vào Hội nông dân để bà con nông dân học tập lẫn nhau và tạo tiếng nói chung trong sản xuất nông nghiệp.

- Quan tâm và giải quyết triệt để mọi nguồn gốc phát sinh dịch bệnh; thống kê một cách đầy đủ và thường xuyên về tình hình dịch bệnh để có biện pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

- Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp cụ thể trên cơ sở phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng.

- Có những buổi hội thảo về tín dụng nông nghiệp đối với nông dân để giúp họ tím hiểu về hình thức cho vay nông nghiệp cũng như những tác dụng tích cực từ việc vay vốn mang lại.

o Đối với các tổ chức tài chính

Có kế hoạch kiểm soát đối với hình thức cho vay nông nghiệp hài hòa, cân đối với các loại hình cho vay khác nhưng vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng của đơn vị.

o Đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang

Riêng đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang, một số hộ nông dân có phản ánh những vấn đề sau:

- Lãi suất còn cao hơn so với những ngân hàng khác, trong khi các ngân hàng khác cũng chào đón với mức lãi suất hấp dẫn hơn thì đây sẽ là nguy cơ khách hàng chọn nơi khác để vay nếu ngân hàng đó cũng có cách phục vụ nhanh chóng và ân cần như Sacombank An Giang;

- Cách xa về vị trí địa lý, phải tốn thêm phí đi lại, phí qua phà. Một số ngân hàng, quỹ tín dụng đã mở phòng giao dịch ở địa bàn huyện Chợ Mới nên thuận tiện hơn trong việc giao dịch với khách hàng.

Do đó, để đảm bảo thu hút và giữ được khách hàng, Sacombank An Giang cần có những biện pháp khắc phục những vấn đề trên.

- Đối với vấn đề về lãi suất, NH SGTT có thể giảm lãi suất đối với những khách hàng vay vốn thường xuyên tại ngân hàng; đồng thời ưu tiên nhanh chóng về thủ tục hồ sơ để khách hàng gắn bó lâu dài cùng với ngân hàng.

- Về vị trí địa lý, cần nhanh chóng triển khai xây dựng Phòng giao dịch huyện Chợ Mới, cũng như mở rộng mạng lưới hoạt động hơn nữa để thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng, đồng thời chăm sóc khách hàng cũng tốt hơn.

- Ngoài ra, NH SGTT cần phải phát huy hơn nữa thế mạnh về thời gian hoàn thành hồ sơ, thủ tục hồ sơ sao cho nhanh chóng, tinh gọn cũng như phong cách phục vụ chu đáo, tận tính để khách hàng khi cần vay vốn là luôn nghĩ đến Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang

Từ thực trạng vay và sử dụng vốn của nông dân, tôi có những kiến nghị trình lên Ban Lãnh đạo Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín để góp phần làm cho hoạt động tín dụng cho vay Nông nghiệp của Ngân hàng có thể được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn hẹp cho nên những kiến nghị sau đây chỉ mang tính chất tham khảo như sau:

− Tuyển chọn và đào tạo nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao để tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

− Lãi suất cho vay nông nghiệp có thể giảm 0,2%-0,4% đối với khách hàng vay nhiều lần, có uy tín với ngân hàng. Đồng thời có những chương trình chăm sóc khách hàng, ưu đãi đặc biệt như tặng quà vào dịp Lễ, Tết để tạo mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng với ngân hàng.

− Ngoài ra, lượng nông dân biết đến Sacombank Angiang chưa nhiều, do đó ngân hàng có thể đẩy mạnh hơn nữa chiến lược Marketting đến với vùng nông thôn để họ biết đến và sử dụng sản phẩm dịch vụ của Sacombank An Giang.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân huyện Chợ Mới, tôi nhận thấy những hộ nông dân sử dụng vốn vay đúng mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng và sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Theo kết quả thống kê, trung bình cứ mỗi đồng chi phí các hộ nông dân vay vốn đưa vào phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thì sinh lợi được 1,26 đồng, lợi nhuận sau cùng những hộ này nhận được là 0,32 đồng sau khi đã thanh toán lãi vay. Tuy nhiên, có hộ đạt được mức lợi nhuận cao và cũng có những hộ đạt ở mức thấp; hộ vừa SXNN vừa tham gia ngành nghề khác, hộ chăn nuôi bò, hộ Trồng trọt và Chăn nuôi kết hợp là những hộ có mức lợi nhuận cao hàng đầu so với những hộ hoạt động trong các lĩnh vực khác; còn hộ chăn nuôi cá, hộ KDVTNN cũng có lợi nhuận khá cao nhưng phải đầu tư vốn nhiều nên hiệu quả không bằng những ngành nghề khác.

Việc nông dân vay vốn tại Sacombank An Giang đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống hộ nông dân, lợi nhuận thu được sau mỗi kỳ sản xuất, kinh doanh đã giúp các hộ nông dân có điều kiện phục vụ cho nhu cầu sống của mình, đồng thời họ còn có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm lĩnh vực khác từ nguồn lợi nhuận thu được. Điều này giúp cho các hộ nông dân ngày càng phát triển, mở rộng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Nhưng những khó khăn trong nông nghiệp vẫn tồn tại sẽ là những trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân và việc tài trợ tín dụng nông nghiệp của các tổ chức tín dụng nói riêng và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang nói riêng. Do đó, việc giải quyết, khắc phục và hạn chế những khó khăn là điều cấp thiết để hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ ở huyện Chợ Mới mà còn là trên phạm vi toàn Tỉnh được ổn định và phát triển.

Sau một quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang, đa số hộ nông dân hài lòng về phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng cũng như thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, thủ tục hồ sơ đơn giản. Tuy nhiên họ cũng phản ánh một số vấn đề như lãi suất còn cao, khó khăn trong đi lại, thêm vào đó là số hộ nông dân biết đến Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang chưa nhiều. Do đó, công tác quảng bá thương hiệu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín cần được đẩy mạnh hơn nữa trên nhiều loại phương tiện thông tin đại chúng cùng với việc có những giải pháp làm hài lòng khách hàng hơn nữa sẽ giúp Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang ngày càng phát triển trên con đường hội nhập.

1. Quy chế cho vay nông nghiệp. 2005. Quyết định số 257/2005/QĐ-HĐQT ngày 14/07/2005 của Hội Đồng Quản Trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín v/v ban hành Quy chế cho vay nông nghiệp.

2. Niên giám thống kê tỉnh An Giang. 2005. Cục thống kê An Giang. NXB Thống kê An Giang.

3. Nguyễn Thị Thùy Đăng. 2005. Phân Tích Hiệu Quả Tín Dụng Sacombank An Giang.

4. Các số liệu tổng hợp từ các trang web: - Sở Nông Nghiệp An Giang:

www.sonongnghiep.angiang.gov.vn/chuyentranggiong

- Viện lúa ĐBSCL:

Xin chào Ông/Bà. Tôi tên là Lâm Thị Ngọc Kim, sinh viên lớp Tài chính doanh nghiệp, thuộc Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học An Giang. Hiện tôi đang tiến hành tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân có vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang để viết đề tài luận văn tốt nghiệp: “Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân địa bàn Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang”. Vì vậy, xin Ông/Bà dành chút thời gian quý báu trả lời các câu hỏi tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Họ tên đáp viên:... Giới tính: □ Nam □ Nữ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh:

□Trồng trọt □Chăn nuôi □Kinh doanh vật tư nông nghiệp □Khác (...)

I/ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG:

Câu 1: Trước khi vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang, Ông/Bà đã từng vay vốn tại nơi nào không?

□ Có (Tiếp câu 2) □ Không (Tiếp câu 4)

Câu 2: Tên các Tổ chức tín dụng Ông/Bà đã vay: ...

... ...

Câu 3: Vì sao Ông/Bà không vay tại những tổ chức tín dụng này nữa?

... ... ...

Câu 4: Nguồn thông tin nào giúp Ông/Bà quyết định vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang?

□ Nhân viên của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín tiếp thị □ Người trong gia đình giới thiệu

□ Bạn bè, người xung quanh giới thiệu □ Thông tin trên báo, đài,...

□Từ 20 triệu đến 50 triệu □Từ trên 50 triệu đến 100 triệu □Trên 100 triệu

Câu 6:Số vốn này đáp ứng được nhu cầu của Ông/Bà không?

□Có (Tiếp câu 10) □Không (Tiếp câu 7)

Câu 7: Vậy Ông/Bà cần thêm bao nhiêu vốn mới đáp ứng đủ nhu cầu? ...

Câu 8: Phần nhu cầu vốn thêm Ông/Bà giải quyết như thế nào? □ Vay bên ngoài

□ Mượn bạn bè, người quen □ Tiền tích lũy của Ông/Bà

□ Khác (Liệt kê)...

Câu 9: Vì sao Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của Ông/Bà?... ... ...

Câu 10: Số vốn đã vay trước đây Ông/Bà đã sử dụng như thế nào?

□ Dùng tất cả vào phục vụ cho sản xuất, kinh doanh như trong hợp đồng □ Dùng một phần, phần còn lại sử dụng với mục đích khác (Liệt kê)... □ Sử dụng hoàn toàn với mục đích khác

Câu 11: Hình thức thanh toán vốn đã vay kỳ sản xuất kinh doanh trước đây như thế nào? ... ... ...

Câu 12: Hình thức thanh toán như vậy có phù hợp với nguồn thu của Ông/Bà không? □ Có □ Không

Câu 13: Kỳ sản xuất kinh doanh trước đây Ông/Bà có thanh toán đúng hạn không? □ Có □ Không

Câu 14: Nếu đến kỳ thanh toán mà Ông/Bà chưa có tiền thì Ông/Bà sẽ giải quyết như thế nào?

□ Mượn bạn bè, người quen để thanh toán

□ Thanh toán bằng tiền từ nguồn thu nhập khác của Ông/Bà □ Không thanh toán

□ Khác (Liệt kê)...

II/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH:

Câu 15: Thời gian thu hồi vốn kỳ sản xuất kinh doanh trước đây là bao lâu?

□Dưới 3 tháng □Từ 3 tháng đến 5 tháng □Trên 5 tháng □Khác (Liệt kê)……

Câu 16: Chi phí đầu tư cho kỳ sản xuất kinh doanh trước đây của Ông/Bà là bao nhiêu? ………...

Trong đó bao gồm: a) Trồng trọt:

CP giống động thuêCP lao

CP vật tư Trả tiền mặt Trả sau CP sinh hoạt CP khác Tổng CP b) Chăn nuôi:

CP giống động thuêCP lao

CP thức ăn CP thuốc thú y Trả tiền mặt Trả sau Trả tiền mặt Trả sau CP sinh hoạt khácCP TổngCP

c) Kinh doanh vật tư nông nghiệp:

CP thuốc trừ sâu CP phân bón CP LĐ thuê CP sinh hoạt CP khác Tổng CP

Câu 17: Doanh thu kỳ sản xuất kinh doanh trước đây có được từ những nguồn nào? Số tiền là bao nhiêu?

Câu 18: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến doanh thu của Ông/Bà?

...

...

...

Câu 19: Ông/Bà dùng số tiền đó như thế nào? (Câu có nhiều lựa chọn). □ Thanh toán nợ ngân hàng...

□ Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh...

□ Đầu tư thêm lĩnh vực khác...

□ Phục vụ nhu cầu sống...

□ Khác (Liệt kê)...

III/ NHẬN XÉT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH AN GIANG: Câu 20: Ông/Bà có nhận xét gì về phong cách phục vụ của Ngân hàng Sài Gòn Thương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w