Mức vay vốn của khách hàng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang (Trang 35)

- Từ 20-50 triệu đồng là mức vay tập trung vào các hộ trồng trọt, chăn nuôi heo, trồng trọt và chăn nuôi kết hợp; chiếm gần 48% so với hai mức vay còn lại.

- Mức vay từ 50-100 triệu đồng thì là các hộ chăn nuôi cá, chăn nuôi heo, kinh doanh vật tư nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi kết hợp. Lượng khách hàng vay ở khoảng này chiếm 33,3% trên tổng thể.

- Với mức vay trên 100 triệu đồng thì là các hộ chăn nuôi cá, kinh doanh vật tư nông nghiệp, hộ trồng trọt và chăn nuôi kết hợp và ngành nghề khác phục vụ cho nông nghiệp (cụ thể là hộ cày đất thuê). Những hộ nông dân vay ở mức này là những hộ có nhu cầu vốn phục vụ cho quá trình sản xuất cao cho nên đòi hỏi mức tiền vay lớn, số lượng hộ ở mức vay này không nhiều, chỉ chiếm 18,5% so với các nhóm khác.

Bảng 7: Bảng tổng hợp mức vay vốn của nông dân phân theo loại hình sản xuất kinh doanh

ĐVT: hồ sơ vay Loại hình sản xuất kinh doanh Vay từ 20-50 triệu đồng

Vay từ trên 50-100 triệu đồng Vay trên 100 triệu đồng Trồng trọt 6 2

Chăn nuôi heo 3 1

Chăn nuôi bò 1 1

Chăn nuôi cá 2 2

Kinh doanh vật tư nông nghiệp 1 1

Trồng trọt và Chăn nuôi kết hợp 2 1 1

SXNN và ngành nghề khác 1 1

Ngành nghề khác PVNN 1

Tổng 13 10 4

Mức vay vốn của nông dân phụ thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn (tài sản đảm bảo) và khả năng thanh toán nợ. Hộ có diện tích canh tác và quy mô chăn nuôi ít vay ở mức thấp hơn so với những hộ có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn hơn; tuy nhiên, có những hộ do có thêm thu nhập từ nguồn khác (như hộ SXNN và ngành nghề khác có thêm thu nhập từ lương) cho nên nhu cầu vốn cũng ít hơn so với chi phí thực tế; điều này dẫn đến lượng khách hàng vay vào khoảng 20-50 triệu đồng chiếm đa số.

Vay từ 20- 50 triệu đồng 48% Vay từ trên 50-100 triệu đồng 37% Vay trên 100 triệu đồng 15%

Số lượng hộ nông dân vay vốn từ 20-50 triệu đồng chiếm đa số, kế đến là 50-100 triệu đồng, nhưng ở những mức vay này cũng thể hiện sự chưa hài lòng của một số hộ nông dân về số tiền vay được.

4.3.3 Mức độ hài lòng của nông dân vay vốn tại Sacombank An Giang

Có hộ hài lòng và không hài lòng về khoản vay của mình. Qua thống kê cho thấy, có 41% hộ hài lòng và 59% hộ chưa hài lòng về số tiền vay được.

- Đối với 41% hộ hài lòng về số tiền vay là những hộ có quy mô sản xuất kinh doanh khá lớn, có nhiều tài sản đảm bảo tiền vay và do đó họ được vay với mức vay cao hơn so với nhóm chưa hài lòng về mức vay (từ trên 50 triệu đồng). Với đối tượng này, họ đã tích lũy được một số vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và họ vay vốn chỉ để đáp ứng nhu cầu vốn thêm, thiếu hụt do chưa thu hồi được vốn kỳ trước. Hầu hết ngành nghề của những người này là kinh doanh vật tư nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp và ngành nghề khác, chăn nuôi cá.

- Đối tượng chưa hài lòng về mức độ cho vay tập trung vào các hộ nông dân trồng lúa và chăn nuôi với qui mô nhỏ, số tiền vay ở khoảng từ 20 triệu đến 50 triệu, có tài sản đảm bảo giá trị thấp. Họ chi dùng không đủ với số tiền vay vì trong quá trình sản xuất lại phát sinh thêm nhiều chi phí mới so với phương án vay vốn làm cho họ không dùng đủ số tiền vay được.

Khi lượng tiền vay đã dùng hết, trong khi chi phí vẫn còn phải chi do chưa hết kỳ SXKD, những hộ này phải vay mượn người thân, bạn bè để bù đắp khoảng thiếu hụt (có 31% giải quyết bằng cách này), 44% hộ dùng nguồn tiền tích lũy để chi thêm, còn lại 25% người là dùng tiền có được từ nguồn khác như buôn bán nhỏ. Đặc biệt là không có trường hợp vay “nóng” thêm bên ngoài để giải quyết nhu cầu vốn vì đối với sản xuất nông nghiệp, do mối quan hệ quen biết lâu năm họ có thể thiếu tạm tiền mua phân bón, thuốc trừ sâu, hay thuốc thú y, thức ăn cho heo, cá… đến vụ thu hoạch mới thanh toán nợ.

Dùng nguồn tiền tích lũy 44% Vay mượn người thân, bạn bè 31% Dùng nguồn khác 25%

Biểu đồ 7 : Cách xử lý của nông dân khi thiếu hụt vốn trong SXKD

Thời hạn cho vay nông nghiệp thường là 12 tháng, khoảng 02 chu kỳ sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Để khách hàng thuận lợi thanh toán trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời đảm bảo thanh toán đúng hạn với Ngân hàng, Sacombank An Giang đã có chiến lược thanh toán theo thỏa thuận với khách hàng. Chẳng hạn đối với một kỳ sản xuất của hộ trồng lúa, chăn nuôi heo kéo dài gần 04 tháng, Ngân hàng sẽ cùng những hộ nông dân này thỏa thuận với nhau là để đảm bảo cho thu lãi đúng hạn, những hộ này sẽ gởi tiền vào trong tài khoản thanh toán từ thời điểm bắt đầu vay vốn một số tiền tương đương 03 tháng lãi vay; nếu đến kỳ thanh toán lãi mà khách hàng không đến thì Ngân hàng sẽ dùng số tiền này để thanh toán, còn khách hàng có đến thanh toán thì số tiền gởi vào trước đó vẫn được giữ nguyên và hưởng mức lãi suất tiền gởi không kỳ hạn. Do đó, lượng khách hàng bị nợ quá hạn của Sacombank An Giang là rất ít, được hạn chế đến mức thấp nhất nhờ có những thỏa thuận thu lãi phù hợp với nguồn thu của khách hàng. Cán bộ tín dụng luôn thường xuyên theo dõi kế hoạch thu lãi, nợ đến hạn để nhắc nhở khách hàng, giúp cho họ không quên nghĩa vụ đối với ngân hàng. Khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính thì cán bộ tín dụng sẽ là người tìm hiểu tình hình khách hàng đang gặp phải để cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đảm bảo sao cho nợ quá hạn của ngân hàng được hạn chế đến mức thấp nhất. Mặt khác, các hộ nông dân cũng rất chú trọng đến việc thanh toán nợ với ngân hàng, họ luôn ưu tiên thanh toán nợ với ngân hàng trước khi chi dùng cho việc khác, trong số những hộ nông dân điều tra được thì hoàn toàn 100% hộ thanh toán nợ đúng hạn với Ngân hàng.

Kỳ thanh toán khó khăn nhất mà người vay gặp phải là vào lúc phải thanh toán cả vốn gốc và lãi (tức kỳ đáo hạn). Trong khoảng thời gian này, thường có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng như: sản phẩm chưa đến ngày thu hoạch nên chưa bán được, bị mất giá hay bị ép giá nên chưa muốn bán (đối với trồng trọt lẫn chăn nuôi), đặc biệt nếu gặp phải dịch bệnh hay thiên tai thì khả năng hoàn trả vào thời điểm này càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, họ rất xem trọng việc hoàn trả đúng hạn đối với ngân hàng; cách giải quyết của họ khi gặp phải những khó khăn đó như sau:

+ Dùng tiền có từ nguồn thu nhập khác để thanh toán chiếm 7,4%, đây là những đối tượng ngoài sản xuất nông nghiệp còn có tham gia thêm ngành nghề khác;

+ Có 14,8% hộ chấp nhận vay bên ngoài để thanh toán, đó là những hộ trồng trọt hay chăn nuôi không có vốn nhiều, họ vay bên ngoài để trả cho ngân hàng trước, sau đó thu hoạch được vụ mùa họ bán trả lại bên ngoài sau;

+ Vay mượn bạn bè, người quen để thanh toán là sự lựa chọn của 44,4% hộ nông dân, chiếm đa số so với những cách giải quyết khác.

+ Còn lại là 33% hộ có cách giải quyết khác, chẳng hạn như vừa dùng tiền từ nguồn thu khác vừa mượn thêm bạn bè để thanh toán… Nhìn chung là họ dùng nhiều cách khác nhau để làm sao có thể thanh toán nợ với Ngân hàng đúng hạn nhằm giữ uy tín đối với Ngân hàng.

Biểu đồ 8: Cách giải quyết của nông dân khi gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay

Mượn bạn bè, người quen để thanh toán 45% Khác 33% Vay bên ngoài 15% Dùng tiền từ nguồn thu nhập khác 7%

4.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của nông dân huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín hàng Sài Gòn Thương Tín

Hộp thông tin:

Quy ước về cách tính lãi vay cho mỗi loại hình sản xuất kinh doanh:

Thời hạn vay vốn của loại hình cho vay nông nghiệp thường là 1 năm cho nên cách tính cho lãi vay một vụ mùa 06 tháng như sau:

Công thức chung :

Lãi vay = Lãi suất (%/tháng)/30 ngày X Số ngày vay X Số tiền vay

Công thức áp dụng:

Lãi vay = 1,4%/tháng X 06 tháng X Số tiền vay 4.4.1 Đối với trồng trọt (lúa)

Những hộ trồng trọt thường là trồng lúa, trong đó có 06 hồ sơ vay với mức vay từ 20-50 triệu đồng, 02 hồ sơ vay từ 50-100 triệu đồng, diện tích đất canh tác trung bình là 28 công (2,8 ha), số tiền vay trung bình là 38 triệu đồng. Đối với lãi vay, những hộ này phải trả cho một mùa vụ (6 tháng) là 3,192 triệu đồng, như vậy chi phí lãi vay trên

mỗi ha là 1,14 triệu đồng. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận ước tính cho một vụ mùa 06 tháng bao gồm:

Bảng 8: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa ĐVT: 1.000 đồng/ha CP giống CP lao động thuê CP vật

tư CP khác Tổng CP Lãi vay

Tổng DT

Lợi nhuận

1.300 2.000 5.000 3.000 11.300 1.140 15.900 3.460

Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.1

4.4.2 Đối với hộ chăn nuôi

Đối với hộ chăn nuôi cá (cá tra, cá basa)

Từ kết quả thống kê 04 hộ chăn nuôi cá cho thấy mức vay vốn của họ khá cao do phải tốn nhiều chi phí. Có hai hình thức chăn nuôi cá: nuôi hầm và nuôi bè; do hình thức chăn nuôi cá tra, cá basa bè không còn đạt hiệu quả cao do tốn nhiều chi phí nên hình thức nuôi bằng hầm là phổ biến.

Trung bình mỗi hộ vay 350 triệu đồng để phục vụ cho quá trình nuôi với diện tích mặt nước là 1000 m2. Mỗi đợt thả cá cần 50.000 con giống, trung bình mỗi con cần 1,56 kg thức ăn cho đến khi thu hoạch (trung bình 1 kg/con), trong điều kiện cá phát triển tốt, ít bị bệnh thì chi phí phòng và chữa bệnh cho cá chỉ khoảng 5 triệu đồng. Để thu được bình quân mỗi kg cá cần chi 10.850 đồng (chưa bao gồm lãi vay), do đó nếu giá cá sụt giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí bình quân thì người chăn nuôi cá sẽ bị thiệt hại, trong khi đó còn phải chịu một khoản lãi vay ngân hàng là 29,4 triệu đồng.

Bảng 9: Bảng ước tính chi phí đối với hộ chăn nuôi cá

ĐVT: 1.000 đồng/1.000 m2 diện tích mặt nước

CP

giống động thuêCP lao CP thức ăn CP thuốc thú y CP khác Tổng CP

CP bình quân/kg

60.000 2.000 413.400 5.000 8.000 488.400 10,85

Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.2

Bảng 10 : Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi cá ĐVT: 1.000 đồng/1.000 m2 diện tích mặt nước

Tổng CP Lãi vay Tổng DT Lợi nhuận quân/kg cáLN bình

Đến mùa vụ thu hoạch những hộ này thu được khoảng 45 tấn cá, bán được với giá là 12.500 đồng/kg những hộ này thu lại được 562,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lãi vay ngân hàng họ còn được 44,7 triệu đồng.

Đối với hộ chăn nuôi heo:

Tương tự như đối với các loại hình chăn nuôi khác, 04 hộ chăn nuôi heo nuôi trung bình 36 con/hộ với mức vay là 54 triệu đồng, lãi vay là 4,536 triệu đồng (tương đương 126.000đ/con). Chi phí đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc cho 100 kg thịt heo hơi là 1.419.000 đồng, bán với giá 18.000đ/kg như vậy hộ chăn nuôi heo thu được lời là 381.000đ/con 100kg, nhưng nếu có vay vốn ngân hàng và với mức vay như trên thì những hộ này chỉ còn lại 255.000đ/con.

Bảng 1 1: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi heo ĐVT: 1.000 đồng/con

Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.3

Đối với hộ chăn nuôi bò:

Như đã giới thiệu về huyện Chợ Mới, mô hình chăn nuôi bò vổ béo đem lại lợi nhuận cao đã kích thích hộ nông dân tham gia vào lĩnh vực này ngày càng nhiều, do đó nhu cầu vốn chăn nuôi bò cũng tăng theo. Các hộ chăn nuôi bò có vay vốn tại Sacombank An Giang không nhiều và chỉ chiếm 7% trong mẫu (2 hộ). Mức vay trung bình của họ là 65 triệu đồng với quy mô là 34 con/hộ, do đó lãi vay tính cho một vụ mùa 06 tháng là 5,46 triệu đồng, tính bình quân trên mỗi con thì có mức lãi là 160.600 đồng/con, sau khi trừ chi phí và lãi vay, hộ chăn nuôi bò còn lại 2.239.400 đồng/con

Bảng 1 2: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi bò ĐVT: 1.000 đồng/con CP giống CP thức ăn CP thuốc thú y CP khác Tổng CP Lãi vay Tổng DT Lợi nhuận 4.000 300 200 100 4.600 160,6 7.000 2239,4

Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.4

Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Luông Nguyễn Văn Tấn cho biết, sau khi nhà máy rau quả đông lạnh của Công ty ANTESCO hoạt động (năm 2000, đặt tại xã Mỹ Luông), diện tích hoa màu và cây bắp thu trái non tăng nhanh. Theo đó, phong trào nuôi bò vỗ béo ở địa phương phát triển. Ông Tấn khẳng định: “Nuôi bò vỗ béo có hiệu quả nhất trong

Chi phí CP giống CP thức ăn CP thuốc thú y CP khác Tổng CP CP bình quân/kg thịt Lãi vay Tổng DT Lợi nhuận LN bình quân/kg thịt 400 630 306 83 1.419 14,19 126 1.800 255 2,55

các dự án chuyển đổi cây trồng vật nuôi”. (Cao Tâm, (không ngày tháng), Nuôi bò vỗ béo, nghề dễ làm giàu tại Chợ Mới. Đọc từ:

http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/mohinhhieuqua/nuoibochomoi.htm)

(đọc ngày 18/05/2007).

Lời phát biểu của ông Tấn đã phản ánh thực tình hình chăn nuôi bò trong một năm trở lại đây, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo cũng được khuyến khích nhân rộng trên địa bàn huyện Chợ Mới khi ngày càng có nhiều hộ nông dân làm giàu từ nghề chăn nuôi bò vỗ béo. Và hai hộ chăn nuôi bò có vay vốn tại Sacombank An Giang cũng đã thu được lợi nhuận rất khả quan, sau một vụ chăn nuôi, những hộ này thu được gần 75 triệu đồng sau khi đã trả lãi cho ngân hàng.

4.4.3 Đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp:

Trong mẫu điều tra thì chỉ có 02 hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp với mức vay trung bình là 110 triệu đồng. Số tiền vay được họ chủ yếu dùng để mua phân bón, thuốc trừ sâu để cung ứng vật tư cho nông dân theo vụ mùa. Do đặc trưng ngành nghề nên hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp phải có vốn đầu tư nhiều đồng thời thu lợi cũng khá cao.

Dưới đây là bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp (KDVTNN)

Bảng 1 3: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ KDVTNN ĐVT: 1.000 đồng CP mua phân CP mua thuốc BVTV CP vận chuyển CP lao động thuê CP khác Tổng CP Lãi vay Tổng DT Lợi nhuận 248.000 78.380 2.000 2.000 5.000 335.380 9.240 366.480 21.860

Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.5

Tổng chi phí cho một mùa vụ là 335,38 triệu đồng, lãi vay 06 tháng là 9,24 triệu đồng, doanh thu những hộ này thu lại được là 366,48 triệu đồng; do đó, sau mỗi mùa vụ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w