MỤC LỤC
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu sơ bộ đưa ra bảng câu hỏi chính thức cho việc thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 25-30 hộ nông dân cư ngụ trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh An Giang có vay vốn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang trên. Qua đó có những giải pháp và kiến nghị cho quá trình vay và sử dụng vốn của nông dân được hiệu quả hơn, cũng như các tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang nói riêng có những sản phẩm cho vay nông nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Các giấy tờ: Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3), Giấy chứng minh của người vay phải có chứng nhận sao y của cấp có thẩm quyền hoặc có sự kiểm tra đối chiếu với bản chánh và ký tên xác nhận trên các bản sao của nhân viên phụ trách hồ sơ vay. Đối với hộ gia đình có tài sản bảo đảm tiền vay là Quyền sử dụng đất cấp cho hộ, nếu người đại diện đứng tên vay Ngân hàng là thành viên trong hộ gia đình nhưng không phải là chủ hộ thì phải có Giấy ủy quyền của chủ hộ có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vốn vay, vốn tự có, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng để quy định mức cho vay nhưng không quá 500 triệu đồng/khách hàng. Quá trình thu thập thông tin được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, tỷ lệ mẫu là 20% trên tổng thể 128 hồ sơ vay được phân chia theo mục đích sử dụng vốn của nông dân: trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh vật tư nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi kết hợp, sản xuất nông nghiệp và ngành nghề khác, ngành nghề khác phục vụ cho nông nghiệp.
Hộ có diện tích canh tác và quy mô chăn nuôi ít vay ở mức thấp hơn so với những hộ có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn hơn; tuy nhiên, có những hộ do có thêm thu nhập từ nguồn khác (như hộ SXNN và ngành nghề khác có thêm thu nhập từ lương) cho nên nhu cầu vốn cũng ít hơn so với chi phí thực tế; điều này dẫn đến lượng khách hàng vay vào khoảng 20-50 triệu đồng chiếm đa số. Chẳng hạn đối với một kỳ sản xuất của hộ trồng lúa, chăn nuôi heo kéo dài gần 04 tháng, Ngân hàng sẽ cùng những hộ nông dân này thỏa thuận với nhau là để đảm bảo cho thu lãi đúng hạn, những hộ này sẽ gởi tiền vào trong tài khoản thanh toán từ thời điểm bắt đầu vay vốn một số tiền tương đương 03 tháng lãi vay; nếu đến kỳ thanh toán lãi mà khách hàng không đến thì Ngân hàng sẽ dùng số tiền này để thanh toán, còn khách hàng có đến thanh toán thì số tiền gởi vào trước đó vẫn được giữ nguyên và hưởng mức lãi suất tiền gởi không kỳ hạn. Trong khoảng thời gian này, thường có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng như: sản phẩm chưa đến ngày thu hoạch nên chưa bán được, bị mất giá hay bị ép giá nên chưa muốn bán (đối với trồng trọt lẫn chăn nuôi), đặc biệt nếu gặp phải dịch bệnh hay thiên tai thì khả năng hoàn trả vào thời điểm này càng khó khăn hơn.
Ở tỷ số Doanh thu/Chi phí (chưa tính lãi vay) cho ta thấy, hộ SXNN & khác, hộ Chăn nuôi bò, hộ TT & CN kết hợp, hộ Trồng trọt lần lượt là những hộ đạt được mức doanh thu cao hàng đầu so với chi phí bỏ ra; đối với hộ cày đất thuê (Nghề khác PVNN), nếu tính ở mức trung bình cả hai vụ như trên thì tỷ số Doanh thu/Chi phí không cao bằng so với những ngành khác nhưng nếu tính cho các vụ sau thì tỷ số Doanh thu/Chi phí của loại hình này sẽ là cao nhất. Hiệu quả kinh tế của hai ngành này thấp, lợi nhuận thu được chỉ là 0,09 đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp và 0,14 đối với hộ chăn nuôi cá do phải trả lãi nhiều; hộ KDPVNN biểu hiện khá hơn hai ngành chăn nuôi cá và KDVTNN nhưng cũng ở mức thấp (0,23); như đã nói ở trên, đó chỉ là những chi phí, lợi nhuận ban đầu, còn những vụ mùa sau thì kết quả có thể sẽ khả quan hơn rất nhiều. Do mức vay vốn của những hộ chăn nuôi cá và kinh doanh vật tư nông nghiệp cao nên có thể mang đến rủi ro cho ngân hàng nếu những ngành này bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, dịch bệnh, giá cả… Chẳng hạn như đối với những hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, họ cũng bị ảnh hưởng bởi mùa vụ như người nông dân trực tiếp sản xuất, vì nếu vụ mùa canh tác của người nông dân bị thời tiết xấu, dịch bệnh.
Chẳng hạn đối với hộ KDPVNN, do công việc cày đất, thu tiền được tiến hành trước khi kết thúc vụ mùa, cho nên không chịu ảnh hưởng bởi giá, điều kiện thời tiết… như những hộ trực tiếp sản xuất; còn đối với hộ SXNN & khác thì có thêm thu nhập ổn định từ nguồn khác nên đảm bảo khả năng thanh toán hơn. Phục vụ nhu cầu sống là điều thiết yếu của các hộ gia đình cho nên những hộ SXKDNN luôn dành một phần thu nhập để phục vụ cho nhu cầu này (có hẳn 16% hộ dành tiền chỉ để phục vụ nhu cầu sống, còn thêm 43,26% hộ vừa dùng doanh thu để phục vụ nhu cầu sống vừa kết hợp những yếu tố khác như mở rộng thêm quy mô SXKD (26%), đầu tư thêm lĩnh vực khác (7%) và cuối cùng là để dành tiền phục vụ cho vụ sau là 8%). Kế tiếp là mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đối với những hộ trồng trọt và chăn nuôi đều gia tăng diện tích đất trồng và số lượng con giống; một mặt là sẽ giảm bớt được một phần chi phí (mua sĩ phân bón, thuốc trừ sâu hay thức ăn chăn nuôi giá thấp hơn..), mặt khác là đem lại lợi nhuận cao hơn; đặc biệt là chăn nuôi cá, do giá cá nguyên liệu đang tăng nên các hộ chăn nuôi cá đều muốn tăng thêm quy mô để thu lợi nhuận.
Những ngành phải có vốn đầu tư ban đầu lớn như nuôi cá, kinh doanh vật tư nông nghiệp đòi hỏi họ phải có sự tích lũy vốn nhiều cho nên ngoài phục vụ nhu cầu sống hay mở rộng quy mô thì họ còn phải tích lũy vốn để phục vụ cho kỳ sau. Nguồn vốn cho vay nông nghiệp của Sacombank An Giang đã phát huy tác dụng tích cực trong việc tài trợ và đem lại hiệu quả kinh tế cho những hộ nông dân. Đánh giá về phong cách phục vụ của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang, đa số nông dân hài lòng vì phong cách phục vụ nhanh chóng, tận tình, tiếp đón ân cần của nhân viên ngân hàng.
Do đó Sacombank cần nổ lực hơn nữa trong phục vụ khách hàng cũng như những gì đã đạt được trong thời gian vừa qua. - Giá cả biến động thất thường gây khó khăn cho việc chọn lựa trồng cây gì, nuôi con gì để đạt được lợi nhuận cao. - Dịch bệnh tuy đã được khắc phục trong thời gian qua nhưng vẫn còn khả năng bùng phát trở lại, không chỉ trong trồng trọt như bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn xoắn lá ở lúa, bệnh lở mồm long móng ở heo, trâu bò mà còn có khả năng xuất hiện những loại bệnh khác như bắp không có hạt mới vừa được phát hiện ở huyện Chợ Mới.
- Lãi suất còn cao hơn so với những ngân hàng khác, trong khi các ngân hàng khác cũng chào đón với mức lãi suất hấp dẫn hơn thì đây sẽ là nguy cơ khách hàng chọn nơi khác để vay nếu ngân hàng đó cũng có cách phục vụ nhanh chóng và ân cần như Sacombank An Giang;. - Ngoài ra, NH SGTT cần phải phát huy hơn nữa thế mạnh về thời gian hoàn thành hồ sơ, thủ tục hồ sơ sao cho nhanh chóng, tinh gọn cũng như phong cách phục vụ chu đáo, tận tính để khách hàng khi cần vay vốn là luôn nghĩ đến Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang. Kiến nghị đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang Từ thực trạng vay và sử dụng vốn của nông dân, tôi có những kiến nghị trình lên Ban Lãnh đạo Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín để góp phần làm cho hoạt động tín dụng cho vay Nông nghiệp của Ngân hàng có thể được hiệu quả hơn.
+ Khấu hao cho máy móc thiết bị phụ giúp cho quá trình nuôi như: máy bơm nước, máy nấu, máy trộn,. Nếu nông dân mua thiếu chịu đến mùa thu hoạch mới trả thì giá bán cho họ cao hơn so với mua bằng tiền mặt trung bình khoảng 3000-3500 đồng/mỗi loại. Nhân viên của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang giới thiệu.