1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện trường Đại Học Y Hà Nội

123 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Thông Tin - Thư Viện Tại Thư Viện Trường Đại Học Y Hà Nội
Tác giả Vũ Thị Minh
Người hướng dẫn PGS.TS. Đoàn Phan Tân
Trường học Đại học Y Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Thư viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 32,95 MB

Nội dung

Luận văn Hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện trường Đại Học Y Hà Nội trình bày cơ sở lý luận về hoạt động thông tin - thư viện và tổng quan thư viện trường Đại Học Y Hà Nội, vai trò của hoạt động thư viện đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của trường; nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin và người dùng tin của thư viện; khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện trường Đại học Y Hà Nội và đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động thông tin - thư viện trong thời gian tới.

Trang 1

TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOI

VU THI MINH THU’

HOAT DONG THONG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học Thư viện

Mã số: 8320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN PHAN TÂN

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Đoàn Phan Tân Luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung

thực và không trùng lặp với bắt kỳ nghiên cứu nào khác và chưa được ai công bố dưới bất kỳ

hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được trích dẫn cụ

thể, rõ ràng Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vẻ lời cam đoan này

Hà Nội, ngày tháng - năm 2018 Tác giá

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC 3

DANH MUC CHU CAI VIET TAT 5

DANH MỤC SO DO, BANG BIEU 6

MO DAU 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN VE THU’ VIEN TRUONG DAI HOC Y HÀ NỘI 12 1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động thông tin - thư viện 12

1.1.1 Khái niệm hoạt động thông tin - thư viện 12

1.1.2 Nội hàm của hoạt động thông tin - thư viện 14

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thông tin - thư viện của thư viện Đại học 16 1.1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động thông tin - thư viện 20

1.2 Tổng quan về thư trường Dai hoc Y Ha Noi 21

1.2.1 Khái quát về trường Đại học Y Hà Nội 21 1.2.2 Tổng quan về Thư viện Đại học Y Hà Nội 23

1.3 Vai trò của hoạt động thư viện đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của trường Đại Học Y Hà Nội 33 Tiểu kết 34 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 36 2.1 Phát triển và quản lý vốn 36

2.1.1 Bồ sung tài liệu 36

2.1.2 Hiện trạng vốn tài liệu hiện có tại thư viện trường Đại học Y Hà Nội 42

2.1.3 Tổ chức kho và bảo quản tài liệu 46

2.2 Hoạt động xử lý tài liệu và tạo lập các sản phẩm thông tin 50

2.2.1 Hoạt động xử lý tài liệu 50

2.2.2 Các sản phẩm thông tin tại thư viện trường Đại Học Y Hà Nội 56

2.3 Tổ chức các dịch vụ thông tin 61

2.3.1 Dịch vụ cung cấp tài liệu 61

2.3.2 Dịch vụ tra ctu tin 64

234 vụ thông tin tư vấn hỏi đáp 67

234 vụ cung cắp thông tin theo yêu cầu 68

2.3.5 Đào tạo người dùng tin 69

2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện 69

2.4.1 Đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 69

2.4.2 Phần mềm ứng dụng quản trị thư viện 70

2.5 Quan hệ hợp tác, trao đôi thông tin 72

Các yếu tô ảnh hưởng đến hoạt động thư viện tại trường Đại học Y Hà Nội 72

2.6.1 Chính sách phát triên thư viện và nhận thức của lãnh đạo 72

2.6.2 Công tác tổ chức, quản lý 73

2.6.3 Nhân lực 74

2.6.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 74

Trang 4

2.7 Đánh giá về hiệu quả hoạt động thư viện tại Thư viện trường Đại học Y Hà Ni 75 2.7.1 Mức độ thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin 75 2.7.2 Mức độ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin 76 2.7.3 Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của cán bộ thư viện 71 2.7.4 Mức độ hài lòng về thời gian phục vụ của thư viện 78

2.8 Đánh giá chung 79

2.8.1 Điêm mạnh 79

2.8.2 Điểm yếu và nguyên nhân 80

Tiểu kết 82

Chương 3: NHỮNG GIAI PHAP T CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THU’ VIEN TAI THU"

VIEN TRUONG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 83

3.1 Tăng cường nguồn lực thông tin 8

3.1.1 Hồn thiện cơng tác bồ sung tài liệu 83 3.1.2 Đa dạng hóa các loại hình tài liệu 84 3.1.3 Tăng cường chia sẻ nguồn lực thơng tin 84

3.2 Hồn thiện và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin 85

3.2.1 Sản phẩm thông tin thư viện 85

3.2.2 Dịch vụ thông tin 87

3.2.3 Marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 89

3.3 Các giải pháp khác 90

3.3.1 Tăng cường kinh phí cho thư viện 90

3.3.2 Tăng cường cơ sở vật chất 90

3.3.3 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện 91 3.3.4 Phát huy yếu tổ con người trong hoạt động thông tin - thư viện 2

3.3.4 Đào tạo người dùng tin 9

Tiểu kết 93

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1H

Trang 5

Chữ viết tắt AACR BSNT BSYK CNTT CSDL MACR NDT TT-TV TVĐHYHN DANH MUC CHU CAI VIET TAT Chữ viết đầy đủ

Anglo - American Cataloguing Rules:

Quy tắc biên mục Anh - Mỹ Bác sỹ nội trú Bác sỹ y khoa Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu Machine Readable Cataloging: Khổ mẫu biên mục đọc máy Người dùng tin

‘Thong tin Thư viện

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐÒ, BẢNG, BIÊU

Stt Nội dung Trang

1 Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 30 2 Bảng 1.1 Thống kê số lượng người dùng tin 31

3 Bảng 1.2 Thống kê trình độ đào tạo của cán bộ giảng dạy trường Đại học Y Hà Nội 33 4 Bảng 1.3 Thời gian nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin của người dùng tin 35

5 Bảng 1.4 Nhu câu về nội dung tải liệu 36

6 Bảng 1.5 Nhu cầu về loại hình tài liệu 37

7 Bảng 2.1 Kinh phí bổ sung tài liệu từ năm học 2014-2015 đến 2016-2017 47 8 Bang 2.2 Vốn tải liệu truyền thống của thư viện 50

9 Bảng 2.3 Cơ sở dữ liệu điện tử 67

10 Bang 2.4 Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin 86 11 Bảng 2.5 Thời gian người dùng tin đến Thư viện đọc va tra cứu thông tin 87

12 Bảng 2.6 Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ người dùng tin của cán bộ thư viện — 89

13 Bảng 2.7 Mức độ đáp ứng về thời gian 90

14 Biểu đồ 1.1 Cơ cấu người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Y Hà Nội 31

15 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu loại hình vốn tài liệu truyền thống của thư viện 50

16 Biểu đồ 2.2 Mức độ đáp ứng các sản phẩm thông tin thư viện §8 17 Biểu đồ 2.3 Mức độ đáp ứng các dịch vụ thông tin thư viện §8

18 Hình ảnh 2.1 Phòng đọc tự chọn 54

19 Hình ảnh 2.2 Phòng đọc đa năng 55

20 Hình ảnh 2.3 Hệ thống máy tính phòng đọc đa năng 55

21 Hình ảnh 2.4 Kho sách thư viện 56

22 Màn hình 2.1 Biểu ghỉ thư mục ấn phẩm luận văn theo MARC 21 59 23 Màn hình 2.2 Biểu ghỉ bài trích báo, tạp chi theo MARC 21 60 24 Màn hình 2.3 Trang chủ website Thư viện Đại học Y Hà Nội 69 25 Màn hình 2.4 Giao diện tìm kiếm tài liệu tren OPAC 74 26 Màn hình 2.5 Giao diện kết quả tìm kiếm tài liệu trên OPAC 74 27 Man hinh 2.6 Giao diện tìm tin trên trang http://www pubmed.com 75

Trang 7

Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà Nước Việt Nam luôn dành sự quan tâm

đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ XI đã định hướng: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt

Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp

phan quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”

Để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học thì việc đảm bảo thông tỉn và tri thức cho người dạy và người học trong các cơ sở giáo dục đại học có một vai trò hết sức quan

trọng Điều này càng trở nên cần thiết hơn khi giáo dục đại học Việt Nam đã và đang triển khai

mạnh mẽ từ đảo tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ Hoạt động giáo dục đại học luôn gắn liền

với hoạt động chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học, trong đó, một yếu tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng đóng vai trò quyết định chất lượng của việc chuyển giao trỉ thức và nghiên cứu khoa học là khả năng cung cấp thông tin của thư viện đại học để thúc đầy việc tự học, tự nghiên cứu của các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường đại học Đây chính là sứ mệnh của thư viện đại học Vì vậy, quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam [5] phải song hành với quá

trình đổi mới các thư viện đại học nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin cho người dùng tin ở bắt kỳ thời điểm nào và ở bắt kỳ đâu

Trường Đại Học Y Hà Nội là một trong những trường đại học lâu đời của Việt Nam với bề dày lịch sử hơn một trăm năm, là một đơn vị đầu ngành trong công tác nghiên cứu và đào tạo về lĩnh vực y, được của cả nước Quyết định số 3680/QĐ-BYT ngày 02/10/2009 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thê phát triển Trường Đại học Y Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã xác định: “Xây dựng phát triển Trường Đại Học Y Hà Nội trở thành mô

hình Đại học khoa học sức khỏe trọng điểm quốc gia ngang tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu

khoa học và chuyền giao công nghệ, là trung tâm ứng dụng và cung cấp các kỹ thuật y tế chất

lượng cao trong các lĩnh vực của y tế cho các tỉnh phía bắc và cả nước đáp ứng yêu cầu của công

Trang 8

Thư viện Đại học Y Hà Nội là bộ phận cấu thành, giữ vai trò quan trọng trọng công tác đào

tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên, học viên và sinh viên trong nhà trường Trong

những năm gần đây thư viện đã có những đổi mới đáng kể và từng bước được hiện đại hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục đào tạo của nhà trường Tuy nhiên, để thực sự trở thành công,

cụ hỗ trợ đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu phát triển của nhà trường thì đòi hỏi thư viện phải có những bước đột phá trong hoạt động thông tin thư viện ( TT ~ TV ): phát triển vớn tài liệu, đổi mới phương thức phục vụ, ứng dụng công nghệ thông tin Đó là những nhiệm vụ cấp bách, là hướng đi phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ nhà trường giao phó Nhưng hiện nay hoạt động TT - TV của Thư

ign trường Đại học Y Hà Nị

việc phát triển thư viện hiện đại, đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin chưa đồng bộ, thiếu

vẫn còn có nhiều bắt cập: Ban Giám Hiệu chưa thực sự quan tâm đến

những cán bộ có chuyên môn sâu về công nghệ thông tin, hoạt động thư viện phần nhiều còn mang tính truyền thống Phần lớn chỉ được truy cập và sử dụng tại chỗ, các dịch vụ thư viện còn

chưa phong phú đa dang Vì vậy, hiệu quả hoạt động của thư viện chưa cao, chưa thực sự phát huy

hết vai trò, chức năng, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu tin ngày càng cao của cán bộ, giáo viên,

sinh viên, học viên và đặc biệt là trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp đào tạo hiện nay

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi chọn đề tài : “Hoạf động thông tin - thư viện

tại thu viện trường Đại Học Y Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành khoa học thư viện nhằm đưa ra những đánh giá tổng thể và khách quan, tìm ra một phương hướng phát triển thích hợp, những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TT ~ TV đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo nhà trường đề ra

2 Tình hình nghiên cứu

Trong môi trường đại học, thư viện được coi là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho

công tác đào tạo, nghiên cứu, các hoạt động phát triển khoa học công nghệ, là trái tìm tri thức

của một trường đại học Do vậy, trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về

hoạt động TT - TV của các trường đại học trong cả nước với nhiều mức độ và phạm vi khác nhau

Giải quyết các vấn đề cơ sở lý luận về hoạt động_TT- TV được tác giả luận văn căn cứ vào

Trang 9

TT - TY Ngoài ra, còn có một số bài báo: “Áp dụng một số lý thuyết quan lý hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong các thư viện Việt Nam hiện nay” „ Nguyễn Văn Thiên (2015), Tạp chí Thư viện Việt Nam, tr 7-10; “Đổi mới phương pháp quản lý thư viện thông tin trong nền kinh tế thị trường”, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 1, tr 83-86 đề

cập đến vấn đề hoạt động TT - TV ở các khía cạnh có liên quan

Cơ sở thực tiễn của hoạt động TT ~ TV được tác giả luận văn tham khảo trong các luận văn thạc sĩ khoa học thư viện như: “Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại học 'Y Hải phòng trong giai đoạn đổi mới đất nước” (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2004); “Hoàn thiện tỏ chức và hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại học Thăng Long” (Nguyễn Thị Nga, 201 1); “Tăng cường hoạt động thông tin tại thư viện Học viện Hậu cần” (Đỗ Duy Hưng, 2012) và một số luận văn thạc sĩ khoa học thư viện khác, trong đó đã khảo sát hiện trạng hoạt động TT - TV tại các trường đại học khác nhau Nêu rõ từng điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động TT - TV và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động TT - TV ở từng đơn vị, với đặc điểm và điều kiện thực tế của từng thư viện tiến hành nghiên cứu Các giải pháp mà các tác giả đưa ra như: Tăng cường nguồn lực thông tin, đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin,

tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị thư viện là những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động TT - TV Và đối với mỗi một đơn vị cụ thể tùy thuộc vào tình hình thực tế, đặc thù, chức năng và nhiệm vụ của mình đề lựa chọn những giải pháp thích hợp Vi vay, dé dua ra

các giải pháp phù hợp áp dụng vào thực tế của thư viện trường Đại Học Y Hà Nội phải phụ thuộc vào tính chất đặc thù của lĩnh vực Y dược cũng như chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường Đại Học Y Hà Nội

Trang 10

thông tin Vấn đề tăng cường hoạt động TT — TV tai trường Đại học Y Hà Nội cho đến nay chưa

có ai thực hiện nghiên cứu Đây là công trình đầu tiên tiếp cận nghiên cứu vắt

diện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TT - TV tại trường Đại học Y Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Đồi tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động TT - TV tại thư viện trường Đại học Y Hà - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động TT - TV tai thư viện trường Đại học Y Hà Nội từ năm 2015 đến nay

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

-_ Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát thực trạng về hoạt động TT - TV tại trường

Đại Học Y Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả

hoạt động TT - TV tại trường Đại học Y Hà Nội

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề thực hiện được mục tiêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động TT - TV

+ Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin và người dùng tin của thư viện Đại học Y Hà Nội + Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động TT ~ TV của Đại học Y Hà Nội

+ Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TT:

~—TV tại trường Đại học Y Hà Nội 5 Phương pháp nghiên cứu

~ Cơ sở phương pháp luận: Luận văn được vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề đổi mới công tác giáo dục đào tạo, nghiên

cứu khoa học và thông tin thư viện

Trang 11

+ Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu + Khảo sát quan sát thực tiễn

+ Điều tra bằng bảng hỏi

+ Xử lý số liệu, thống kê, đối chiếu, so sánh

6 Đóng góp của đề tài + Về mặt lý luận

Làm sáng tỏ vai trò của hoạt động TT - TV trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành y dược nói chung và nâng cao chất lượng đảo tạo của trường Đại học Y Hà Nội nói riêng

+ Về mặt thực tiễn

Với thực trạng hoạt động TT - TV ở thư viện Đại học Y Hà Nội đã khảo sát và với những giải pháp phù hợp và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TT - TV, kết quả nghiên cứu của

luận văn sẽ là cơ sở khoa học giúp Đảng ủy, Ban Giám Hiệu trường Đại học Y Hà Nội trong vấn

đề chỉ đạo, quản lý, điều hành thư viện, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của nhà trường phục vụ cho công tác đảo tạo và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn đổi mới giáo dục toàn diện

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn còn giúp cho cán bộ thư viện đánh giá một cách khách quan những mặt đạt và chưa đạt, rút ra bài học kinh nghiệm, nghiên cứu tìm ra các giải pháp mới để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y, dược có chất lượng cao, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của đất nước

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận

văn được chia làm 3 chương:

~ Chương : Cơ sở lý luận và tổng quan về thư viện trường Đại Học Y Hà Nội ~ Chương 2: Thực trạng hoạt động TT ~ TV tại thư viện trường Đại học Y Hà Nội

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

VA TONG QUAN VE THU VIEN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động thông tin - thư viện 1.1.1 Khái niệm hoạt động thông tin - thư viện

Trong thời đại ngày nay, công tác thông tin nói chung và TT - TV nói riêng có một tầm

quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Ngay từ xưa, thư

viện đã là một phần của xã hội, nó đem thông tin và tri thức đến với mọi người, là cầu nối giữa

thông tin và người sử dụng Theo Từ điển Tiếng Việt “Thư viện là nơi tàng trữ, giữ gìn sách báo tài liệu và tổ chức cho bạn đọc sử dụng”

“Hoạt động thư viện” là quá trình thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu và phục vụ bạn đọc thông qua các tài liệu đó, đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của mọi người dân” [17]

Trước yêu cầu phát triển của xã hội, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ diễn ra từ nửa đầu của thế kỷ XX, trước nhu cầu thông tin của các nhóm NDT đang ngày

một gia tăng, trước những trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn tài liệu do hiện tượng bùng nỗ thông tin gây ra, bên cạnh các thư viện nhiều cơ quan thông tin chuyên làm dịch vụ cung ứng thông tin đã ra đời Hoạt động thông tin cũng bắt đầu hình thành từ đó

“Hoạt động thông tin” là một quá trình sáng tạo, thu thập, xử lý, lưu trữ, tìm và phỏ biến

thông tin, nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin (NDT) Mục đích của hoạt động thông tin là đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin (NDT) [17]

Trong khi đối tượng của hoạt động thư viện là bạn đọc, là mọi thành viên trong xã hội thì đối tượng của hoạt động thông tin là NDT, là những người cần thông tin cho công việc của họ

NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin, là đối tượng phục vụ của hoạt động thông tin

NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin đồng thời họ cung là những người sản sinh ra

thông tin mới NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin Họ như là yếu tố tương tác

hai chiều với các đơn vị thông tin “Người dùng tin luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của

đơn vị thông tin” [18]

Trang 13

~ Các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý, các cán bộ điều hành

~ Các nhà nghiên cứu, các giáo sư, các sinh viên

~ Các nhà doanh nghiệp, các cán bộ chuyên môn, các nhà kỹ thuật

Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và thông tin da tạo tiền

đề cho việc chuyển từ một xã hội dựa trên sản xuất công nghiệp, chế tạo sang một xã hội dựa trên

sản xuất và sử dụng thông tin và tri thức, ứng dụng mạnh mẽ CNTT và thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người: Đó là xã hội thông tin Trong bối cảnh đó hoạt động thư viện đang diễn ra hai xu hướng, đó là: thông tin hóa hoạt động thư viện và tin học hóa hoạt động thư viện Trong xu hướng thông tin hóa hoạt động thư viện, các thư viện ngày nay đang tập trung nghiên

cứu mở rộng các hoạt động théng tin trong hoạt động của thư viện truyền thống Nhiều thư viện

đại học có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động để trở thành trung tâm TT - TV

điều chỉnh các

Sự hợp tác của thư

và cơ quan thông tin đã tạo điều kiện cho việ phương pháp và hợp lý hóa việc phân phối nhiệm vụ và sản phẩm cũng như mở

ông chức năng

và công chúng phục vụ “Hoạt động thông tin” và “Hoạt động thư viện” là hai khái niệm đan xen nhau, với sự phát triển như vũ bão của CNTT cũng như sự tác động mạnh mẽ của nó tới hoạt động của thư viện đã xóa đi ranh giới giữa thư viện và các cơ quan thông tin Rất khó để tách bạch rõ ràng giữa “hoạt động thông tin” và “hoạt động thư viện” bởi chúng có mối liên hệ khăng khít, đan xen, gắn kết, tương tác với nhau và trở thành khái niệm “ hoạt độngTT - TV ” [6]

Từ đó, có thể hiểu “ hoạt đông TT - TV” là quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ, tô chức việc

khai thác và sử dụng thông tin trong một cơ quan hay tô chức nhằm đáp ứng nhu cầu tin của

NDT

Nếu tiếp cận từ góc độ thông tin tư liệu thì hoạt động TT - TV chính là khái niệm hoạt động thông tin khoa học, được trình bảy trong Nghị định 159/2004/ NĐ-CP của chính phủ ngày

31-8-2004 về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, đó là hoạt động nghiệp vụ về tìm kiếm, thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin Những hoạt động này là sự cụ thể hóa về chức năng

Trang 14

Điều này phù hợp với xu thé phát triển của kỷ nguyên thông tin hiện nay ở Việt Nam cũng, như thế giới Là xu hướng tất yếu là làm thay đổi cơ bản vai trò của các thư viện trong quá trình phát

triển xã hội theo hướng tăng cường chức năng phục vụ và phổ biến thông tin của các thư viện hiện đại Đây cũng là lý do vì sao rất nhiều nước trên thế giới hiện nay đều coi sự nghiệp thư viện là một bộ phận cầu thành không thể tách rời của chính sách thông tin quốc gia

1.1.2 Nội hàm của hoạt động thông tin - thư viện Hoạt động TT - TV bao gồm các hoạt động chính sau:

~ Phát triển và quản lý vốn tài liệu

- Xử lý tài liệu và tạo lập các sản phẩm thông tin

- Tổ chức các dịch vụ thông tin

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TT - TV ~ Quan hệ hợp tác và trao đổi thông tin

* Phát triển và quản lý vốn tài liệu

Là hoạt động bổ sung tài liệu nhằm tạo lập và duy trì vốn tài liệu của thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu tin của NDT Đề bồ sung tài liệu thư viện cần phải có chính sách bổ sung, xác định nguồn bồ sung và có kinh phí bổ sung Vốn tải liệu cần được tổ chức bảo quản trong các kho tài liệu

Mục tiêu của công tác phát triển vốn tài liệu là nhằm kiểm soát được các nguồn tư liệu trên

cơ sở bảo đảm nguồn bổ sung thường xuyên và tạo lập các bộ sưu tập tư liệu khoa học tương ứng

với chức năng và nhiệm vụ của đơn vị

Phát triển vốn tài liệu là khâu đầu tiên trong dây chuyền thông tin - tư liệu Đây là hoạt động có ý nghĩa quyết định trong hoạt động thông tin thư viện Vì vậy, bổ sung phát triển vốn tài

liệu là một công tác quan trọng, nó quyết định chất lượng của kho tài liệu, cũng có ý nghĩa quyết

định mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của NDT [26]

* Xử l tài liệu và tạo lập các sản phẩm thông tin

Trang 15

Xử lý hình thức tài liệu còn gọi là mô tả thư mục tài liệu, là cung cấp cho tài liệu một mô

tả duy nhất, giúp cho việc xác định tài liệu, sắp xếp chúng, đưa chúng vào hệ thống tra cứu và

tìm kiếm của thư viện

Xử lý nội dung tài liệu giúp NDT tìm tài liệu theo dấu hiệu của nội dung tài liệu cần tìm, nắm bắt được các yếu tố cần thiết của tài liệu trước khi tiếp xúc với tài liệu Từ đó NDT tìm được

tài liệu chính xác, phù hợp với nội dung cần tìm và tiết kiệm thời gian Mô tả nội dung bao gồm

các công việc: Phân loại tài liệu, định từ khóa, tóm tắt, chú giải tài liệu giúp cho việc lưu trữ

thông tin và tìm kiếm tài liệu theo nội dung

Kết quả của hoạt động xử lý tài liệu là tạo ra các sản phẩm thông tin Các sản phẩm thông tin chủ yếu là: Hệ thống mục lục, các ấn phẩm thư mục, các cơ sở dữ liệu Đó là các công cụ lưu trữ thông tin và đồng thời cũng là công cụ tìm kiếm thông tin

* Tổ chức các dịch vụ thông tin

Hoạt động quan trọng nhất đối với một thư viện là tổ chức các dịch vụ thông tin nhằm đáp

ứng nhu cầu thông tin của NDT Các dịch vụ thông tin chủ yếu bào gồm: ~ Dịch vụ cung cấp tài liệu

- Dich vụ tra cứu tin

- Dich vu thông tin tư vấn, hỏi đáp

- Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu (Phổ biến thông tin có chọn lọc)

~ Triển lãm giới thiệu sách ~ Đào tạo người dùng tin

* Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện

Công nghệ thông tin và viễn thông là công nghệ mũi nhọn của thời đại ngày nay Nó cung cấp các phương tiện và công cụ giúp con người khai thác và sử dụng, ứng dụng có hiệu quả trong

nhiều lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và đời sống xã hội

đặc biệt là quá trình tự động hóa các hoạt động thông tin khoa học

Trang 16

- Đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng CNTT cho thư viện: Máy tính, thiết bị mạng, thiết bị

sao chụp

- Sử dụng phần mềm ứng dụng quản trị thư viện để tự động hóa các khâu hoạt động nghiệp

vụ của thư viện

* Quan hệ hợp tác và trao đôi thông tin

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế hợp tác đang diễn ra ngày càng sâu rộng và toàn diện

thư viện là nơi chuyển giao trỉ thức sẽ đóng vai trò quan trọng trong xu thế hợp tác và chia sẻ tri

thức Các hoạt động hợp tác giữa các thư viện, trao đổi và chia sẻ nguồn tin là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện Trong dự thảo luật thư viện Việt Nam, vấn đề

chia sẻ hợp tác cũng được nhắc đến như là chức năng, nhiệm vụ của thư viện chuyên ngành Các thư viện hoạt động theo phương hướng chỉ đạo chung của Nhà nước là “Thống nhất, chuẩn hóa, chia sé và hội nhập” [31]

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thông tin - thư viện của thư viện Đại học

Cũng giống như mọi hoạt động khác trong xã hội, hoạt động thông tin thư viện Đại học

chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bao gồm:

* Chính sách phát triển thư viện đại học và nhận thức của các cắp lãnh đạo

Thư viện trường Đại học là hệ thống thư viện chuyên ngành, đa ngành có nhiệm vụ quan trọng trong việc phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo Đây là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của bắt cứ một trường đại học nào Để hoạt động TT - TV trong các trường đại

học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học và nâng cao chất lượng đào tạo cần phải

xây dựng một chính sách phát triển thư viện toàn diện và rõ ràng Chính sách phải xây dựng trên sự đồng thuận nhất trí của ban lãnh đạo nhà trường với ban lãnh đạo thư viện trong việc triển

khai thực hiện kế hoạch Điều này được thể hiện trong sự thống nhất việc xác định mục tiêu, nghĩa vụ, quyền lợi, thời gian, kế hoạch cho từng giai đoạn

Người làm công tác quản lý thư viện cần nghiên cứu, nắm rõ chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận dụng xây dựng định hướng phát triển cho thư viện Đây là một khâu

Trang 17

mới có thể đề ra hướng phát triển và đề xuất các giải pháp Một số văn bản cần được thư viện trường đại học nghiên cứu kỹ như: Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Chỉ thị số 57 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ngày 6/9/2004 “về tăng cường công tác thư viện trong các Viện, trường Đại học, Cao đẳng trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin”; Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10/3/2008 về “tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học”; Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 về “hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức”

Việc nghiên cứu ký các văn bản này là cơ sở để trình lên lãnh đạo nhà trường phê duyệt

các chủ trương về đầu tư, duy trì và phát triển thư viện cũng như đề xuất giải quyết các chế độ

chính sách cho cán bộ thư viện

Ngoài ra, vị trí, vai trò của hoạt động thư viện được nhìn nhận và đánh giá khác nhau ở mỗi người lãnh đạo và hoạt động thư viện hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều

vào nhận thức của các cấp lãnh đạo bao gồm lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo thư viện Khi

người lãnh đạo nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TT - TV họ sẽ đưa ra những chính sách cụ thể dài hạn hoặc ngắn hạn cho hoạt động thông tin - thư viện đồng thời có những phương

hướng, kế hoạch về tài chính, nguồn nhân lực, nguồn lực thông tin giúp cho hoạt động của thư

viện đạt hiệu quả cao hơn Sự quan tâm của lãnh đạo chiếm một vị trí quan trọng và là một trong những điều kiện để thúc đây sự phát triển của hoạt động thư viện

* Công tác tổ chức và quản lý

Công tác tổ chức và quản lý cơ quan TT - TV là nhằm thiết lập một cơ cấu tổ chức hợp lý

cho thư viện đó tồn tại và phát triển Tổ chức là xây dựng một hệ thống các phòng ban, quy định nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban, đồng thời tiến hành tuyên lựa những cán bộ đúng với khả năng nghiệp vụ chuyên môn

Nói một cách khác, tô chức công tác thư viện là tổ chức hai nhóm công tác chính: Nhóm

thứ nhất là nhóm công tác kỹ thuật nghiệp vụ, thực hiện các chức năng về kỳ thuật nghiệp vụ như bồ sung, xử lý, phân loại, mô tả, sắp xếp tài liệu lên giá và phục vụ bạn đọc Nhóm thư hai là

Trang 18

Quan ly co quan TT - TV bao gồm quản lý con người, quản lý vốn tài liệu và quản lý trang

thiết bị Trong đó quản lý con người là quản lý phức tạp nhất, khó khăn nhất đòi hỏi người quản

lý phải hiểu rõ về khả năng chuyên môn, hoàn cảnh gia đình của các thành viên trong đơn vị

mới giúp họ phân công điều động công việc thuận lợi đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý để họ

yên tâm cống hiến hết khả năng cho cơng việc

Ngồi ra, tổ chức và quản lý cơ quan TT - TV còn đề cập tới công tác thống kê, lập kế

hoạch, báo cáo, kiểm tra, đào tạo cán bộ và hướng dẫn nghiệp vụ

Tổ chức quản lý cơ quan TT - TV đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thư viện nói chung và thư viện các trường đại học nói riêng và nó tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động và sự phát triển của thư viện Thư viện được quản lý hợp lý, khoa học sẽ làm cho thư viện phát huy

tối đa hiệu quả hoạt động của mình * Nguồn nhân lực

Nhân lực thư viện nằm trong nguồn nhân lực của xã hội được hiểu là số những người trong

độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng tham gia lao động, có đầy đủ sức khỏe, trình độ chuyên môn để hoàn thành và phát triển các công việc của nghề thư viện Nhân lực thư viện cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu qủa hoạt động của thư viện

Lao động được sử dụng cho hoạt động TT - TV là một loại lao động đặc thù, mang tính

chất lao động thông tin, gắn với các dữ liệu Điều đó có nghĩa là các năng lực về trí tuệ, tỉnh thần

đóng vai trò quan trọng trong các năng lực nền tảng của nghề nghiệp Chất lượng của hoạt động

TT - TV phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ của người cán bộ thư viện

Vì vậy, yếu tố nhân lực trong thư viện là tác nhân chính đảm bảo chất lượng hoạt động cho thư

viện

Hoạt động TT - TV ngày nay gắn liền với việc ứng dụng CNTT và các công nghệ hiện đại khác trong quá trình vận hành quản lý, lưu thông và chia sẻ nguồn lực thông tin Trong quá trình hiện đại hóa các hoạt động của thư viện, việc xây dựng và phát triển thư viện điện tử, thư viện số

là xu hướng tất yếu Để những mô hình này phát triển thì đòi hỏi nhân tố con người cũng phải có

những thay đổi tương ứng, thích hợp Bởi vậy, cần có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ và các năng lực khác là những yếu tố quan trọng, cần thiết giúp cho hoạt động

Trang 19

cao thì chất lượng phục vụ bạn đọc càng được cải thiện va ngày càng đáp ứng, thỏa mãn tốt hơn

nhu cầu của NDT

Đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ thư viện giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản

lý, điều hành các hoạt động của thư viện, vì vậy cán bộ quản lý và cán bộ thư viện phải thường

xuyên học tập nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách

nhiệm cá nhân Mục 3 điều 24 Pháp lệnh thư viện có nêu: “Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác thư viện” [29] Chỉ khi nào đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ thư viện có đầy đủ phẩm chắt, năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý thì chất lượng của hoạt động thư viện mới đạt hiệu quả cao

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở vật chất và trang thiết bị đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra các sản phẩm thư

viện cũng như quyết định mức độ tô chức khai thác và sử dụng nguồn tin nhằm thỏa mãn nhu cầu

của NDT Bởi vậy, sự tồn tại và phát triển của thư viện luôn gắn liền với việc xây dựng, phát triển cơ

sở vật chất và đầu tư trang thiết bị Thư viện là ngành sản xuất thông tin đa dạng và phong phú, vốn

tài liệu có trong thư viện là yếu tố quan trọng hàng đầu và cũng là mục đích căn bản mà NDT hướng

đến khi tiếp cận sử dụng thư viện Cơ sở vật chất là yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên một thư

viện Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày nay thì việc tăng cường

các trang thiết bị hiện đại cho mỗi một cơ quan TT - TV là vấn đề rất quan trọng, bởi đây chính là

yếu tố đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của thư viện, một cơ sở vật chất nghèo nàn, chưa đồng bộ sẽ

ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của thư viện

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện bao gồm diện tích trụ sở, hệ thống phòng làm

việc, kho để tô chức, sắp xếp, quản lý tài liệu, phục vụ NDT và các trang thiết bị cho phòng đọc, kho như bàn ghế, tủ, giá, điều hòa, máy hút bụi, hút âm Các trang thiết bị công nghệ thông tin

như hệ thống máy tính, thiết bị mạng, các phần mềm ứng dụng trong thư viện Việc tạo ra môi

trường tiện nghị, thuận lợi sẽ khuyến khích được quá trình sáng tạo trong học tập và nghiên cứu * Kinh phí hoạt động

Kinh phí của cơ quan TT - TV là khoản tiền được cấp theo dự toán hàng năm nhằm đảm

Trang 20

dùng tin) duy trì hoạt động của cơ quan thông tin - thư viện Cơ quan TT - TV tuy không trực

tiếp sản xuất ra của cải vật chat nhưng lại là cơ quan văn hóa, giáo dục và thông tin khoa học

thực hiện nhiệm vụ “nâng cao trình độ dân trí, thông tin khoa học kỹ thuật và bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và thâm mỹ cao đẹp cho người đọc” Chính vì vậy kinh phí đóng một vai trò quan tọng

đối với cơ quan thông tin - thư viện, thiếu kinh phí để bổ sung tài liệu, mua sắm trang thiết bị, trả

ộ thì không thể tổn tại cơ quan TT - TV [10]

lương cho cán

Hiện nay việc sử dụng kinh phí cấp cho các cơ quan thư viện là không đơn giản, vì nó liên quan đến những tiêu chuẩn quy định việc chỉ tiêu cho công tác bổ sung tải liệu, tuyên truyền giới thiệu sách và các hoạt động khác của thư viện và những lập luận khoa học về định mức kinh phí

Mà những văn bản hướng dẫn về các vấn đề này rất ít và cũng không thống nhất chung cho các thư viện trên toàn quốc Chế độ phân cấp quản lý cũng làm cho việc cấp kinh phí cho các thư

viện là khác nhau, và chỉ phí nguồn kinh phí đó cho các hoạt động của mỗi một cơ quan T T - TV

cũng rất khác nhau [10]

1.1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động thông tin - thu viện

Đối với một trường đại học, thư viện có một vai trò hết sức quan trọng trọng việc góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời thư viện cũng là một trong những tiêu chí đề đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục Đề đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện dựa trên các tiêu chí sau:

* Mức độ thỏa mãn như câu của người dùng tin

- Mức độ đáp ứng đầy đủ và kịp thời của thư viện đối với các yêu cầu về thông tin/ tài liệu của người dùng tin

- Bộ máy tra cứu được bó trí thuận tiện và dễ dàng sử dụng Người dùng tin có thể tiết

kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin tài liệu và theo kịp sự tiến bộ trong lĩnh vực mà họ quan tâm

* Mức độ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện của người dùng tin - Mức độ thường xuyên đến thư viện để đọc tài liệu và tra cứu thông tin của NDT ~ Mức độ sử dụng các sản phẩm dịch vụ thông tin của thư viện

Trang 21

- NDT hai lòng với tỉnh thần, thái độ phục vụ của nhân viên thư viện

- Người sử dụng được cán bộ thư viện sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ sử dụng các dịch vụ thư viện

- Cán bộ thư viện có thái độ lịch sự trong giao tiếp, có kiến thức dé trả lời các câu hỏi của NDT

* Mức độ hài lòng về không gian phục vụ của thư viện - Thư viện có vị trí thuận tiện, sạch sẽ, thoáng mát

- Không gian thư viện có cảnh quan đẹp, thoải mái, thân thiện, yên tĩnh tạo cảm hứng cho hoạt động học tập và nghiên cứu của cá nhân

- Thư viện có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chắt, trang thiết bị hiện đại

1.2 Tổng quan về thư viện trường Đại học Y Hà Nội

1.2.1 Khái quát về trường Đại học Y Hà Nội

Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập ngày 8 tháng 11 năm 1902, trải qua hơn 100

năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, trường Đại học Y Hà Nội đã và dang phát triển thành một trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực y tế có trình độ cao Đồng,

thời, trường cũng là một trung tâm nghiên cứu chuyên sâu và chuyển giao kỹ thuật y khoa tiên

tiến trong cả nước

Hiện nay trường có 1.826 cán bộ viên chức, trong đó có 16 Giáo sư, 151 Phó giáo sư, 268 tiến sĩ, 09 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 455 thạc sĩ và bác sĩ nội trú bệnh viện, 02 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 520 cử nhân, 572 Cao đăng và các hệ khác

01 Phân hiệu tại Thanh

Cơ cấu của trường Đại học Y Hà Nội hiện nay gồm: 01 Bệnh

Hóa; 03 khoa; 03 viện trực thuộc trường Đại Học Y Hà Nội; 21 phòng, ban; 08 trung tâm; 19 bộ

môn khoa học cơ bản và y học cơ sở; 24 bộ môn y học lâm sàng

Trang 22

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y học trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học Xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình và tổ chức nghiên

cứu khoa học, chọn lọc ứng dụng khoa học công nghệ triển khai các đề án, dự án đào tạo đại học

và sau đại học

- Tư vấn cho các cấp quản lý của Bộ, Sở Y tế để xây dựng chính sách y tế, đổi mới nội

dung, phương pháp đảo tạo, cải cách giáo dục

~ Đào tạo đội ngũ bác sỹ, cán bộ y tế có tay nghề chất lượng cao cho tắt cả các bậc học,

chuyên ngành học từ trình độ cử nhân, thạc sỹ, bác sỹ, chuyên khoa cấp 2 và tiến sỹ

~ TỔ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường

- Mở rộng hop tác quốc tế về giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại

học y của cả nước và thế giới

Công cuộc đổi mới giáo dục ở trường đại học Y Hà Nội là đổi mới về mục tiêu, chương

trình, nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn liền với nhu cầu thực

tế của xã hội Tính đến tháng 9 năm 2017 số lượng sinh viên của trường hiện có là 7679 sinh viên trong đó hệ chính quy là 5.691 sinh viên, hệ liên thông 1.851 sinh viên, hệ văn bằng 2 là 137 sinh

viên Số lượng học viên sau đại học cũng ngày càng tăng cao, hiện nay số học viên sau đại học

của trường là 1.376 học viên trong đó có 118 Nghiên cứu sinh, 397 cao học, 106 bác sĩ chuyên khoa II, 593 bác sĩ chuyên khoa I, 162 bác sĩ nội trú Ngoài ra hàng năm nhà trường vẫn tổ chức các khóa đào tạo sau đại học liên kết quốc tế với các trường Đại học Y và Bệnh viện trường đại học của CH Pháp Triển khai các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên với Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Hoa Kỳ, Đức, Nhật, Singapore, Trung Quốc, Nga, Mông Cổ [24] Tuyển

chọn điều dưỡng viên, dinh dưỡng viên sang Nhật, phát triển nguồn học bồng đào tạo bác sĩ y

khoa

Hoạt động nghiên cứu khoa học đối với một trường đại học là một hoạt động gắn liền với

công tác đào tạo đại học và sau đại học Cuốn tạp chí “Nghiên cứu y học” là cuốn tạp chí khoa

học của trường Đại học Y Hà Nội, xuất bản 6 số bằng tiếng ViệU năm đăng tải các công trình

nghiên cứu, các bài tổng quan trong lĩnh vực y học cơ sở, y học lâm sảng, y học dự phòng, y tế

Trang 23

định kỳ hàng năm Trường cũng đã thực hiện nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp Nhà

ấp Sở và kết quả của các đề tài, dự án nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng

Nước, cấp Bộ,

đóng góp một phần không nhỏ trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam

“Trong năm qua trường Đại học Y Hà Nội đã thực hiện được 06 đề tài cắp Nhà Nước, 18 đề

tài cấp Bộ và tương đương, 35 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Trường cũng đã xây dựng,

được nhiều đề tài tham gia đăng kí tuyển chọn cho các cán bộ, bộ môn ở cấp Nhà Nước, cấp Bộ, đề tài thuộc quy Khoa học Công nghệ Quốc gia, đề tài kí kết dạng nghị định thư, dạng tuyển

chọn theo quỹ Nghiên cứu Quốc tế

Với bề dày lịch sử và những thành tích đáng trân trọng, tự hào, trường Đại học Y Hà Nội đã và đang khẳng định vị trí của mình, xứng đáng là một trường Đại học Y hàng đầu trong cả

nước

1.2.2 Tỗng quan về Thư viện Đại học V Hà Nội

Thư viện trường Đại học Y Hà Nội được thành lập từ năm 1903 Trải qua 115 năm hoạt động, thư viện đã từng bước xây dựng và phát triển để thực hiện chiến lược chung của trường Đại học Y Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và là địa chỉ học tập đáng tin cậy của rât nhiều các thế hệ giảng viên và sinh viên trong trường

Hiện nay, được sự quan tâm của nhà trường thư viện có rất nhiều đổi mới, được dự án Giáo dục Đại học và dự án ADB (Asian Development Bank) đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện

đại Đội ngũ cán bộ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, nguồn tư liệu ngày càng đa

dạng, phong phú, hệ thống tra cứu điện tử sử dụng phần mềm Ilib 6.5, quản lý trên đầu đọc mã vạch

1.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ * Chức năng

Thư viện trường Đại học Y Hà Nội có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên trong toàn trường Bên cạnh đó thư viện còn thực hiện chức năng quản lý công tác thông tỉn thư viện, thu thập, khai thác,

bảo quản và cung cấp thông tin tư liệu bằng nhiều hình thức khác nhau đáp ứng nhu cầu của

người dạy và người học trong trường Đồng thời thư viện cũng là đầu mối trong hợp tác với các

cá nhân và các tổ chức y tế trong và ngoài nước

Trang 24

Thu vién truéng Dai hoc Y Ha Noi có những nhiệm vụ cụ thé sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển, các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của thư viện trình lên Ban Giám Hiệu để tổ chức, quản lý, và triển khai các hoạt động _ TT - TV phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học

~ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin

học cho đội ngũ cán bộ thư viện, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu

quả công tác

- Giới thiệu, cung cấp các thông tin về chuyên ngành, tuyên truyền thông qua sách, báo, tư

liệu để mở rông hiểu biết cho sinh viên, học viên

tạo cho họ niềm hứng thú tìm hiểu, trau dồi

thêm kinh nghiệm, có thói quen độc lập trong học tập và nghiên cứu

~ Xây dựng các báo cáo, thực hiện việc khai thác, bổ sung, quản lý và phát triển nguồn lực thông tin Thư viện đã phối hợp với các viện, khoa, bộ môn trong việc lựa chọn bổ sung kịp thời tài liệu Thu nhận, lưu trữ các tài liệu do trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, các luận văn, luận án đã được bảo vệ thành công Thư viện còn thường xuyên liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng lĩnh vực để xin nguồn viện trợ tài liệu

nhằm phát huy hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho mục tiêu đào tạo của nhà trường

- Xử lý nghiệp vụ tắt cả các tài liệu bổ sung vào thư viện Nghiên cứu, ứng dụng các chuẩn

nghiệp vụ tiến tiến vào công tác nghiệp vụ Tổ chức hệ thống tra cứu đáp ứng nhu cầu của NDT

Quan ly va phát triển các dịch vụ TT - TV Sắp xếp, lưu trữ và bảo quản thông tin tư liệu Kiêm kê định kỳ vốn tài liệu, tiến hành thanh lý, loại bỏ các tài liệu cũ nát theo quy định Phối hợp với

các phòng ban có liên quan trong trường trong công tic quan ly NDT

- Quan ly, van hành, kiểm kê định ký trang thiết bị, khai thác phần mềm thư viện, xây

dựng và quản lý các cơ sở dữ liệu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện Phục vụ, hướng dẫn NDT khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả các nguồn tài liệu, các sản

Trang 25

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên ¡ thoại với sinh viên, giải đáp những thắc mắc về các vấn để liên quan đến tài liệu và các hoạt động của thư viện để làm tốt hơn nữa chức nang

và nhiệm vụ của mình

1.2.2.2 Đội ngũ cán bộ và cơ cầu tổ chức

* Đội ngũ cán bộ

Lãnh đạo thư viện trường Đại học Y Hà Nội trong những năm gần đây rit coi trọng việc xem xét trình độ và năng lực công tác của từng thành viên trong toàn bộ hoạt động của mình

nhằm hoàn thiện bộ máy nhân lực Mục tiêu là đạt hiệu quả cao nhấy, giảm sức lao động của

người cán bộ, áp dụng công nghệ thông tin trong các khâu hoạt động để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng cao cho NDT,

Hiện nay Thư viện trường Đại học Y Hà Nội có 13 cán bộ trong đó có 02 nam (chiếm tỷ lệ 15.4%) và 11 nữ (chiếm tỷ lệ 84.6 %)

Cán bộ trong thư viện đều có trình độ từ trung cấp trở lên trong đó có 02 thạc sỹ chuyên

ngành thư viện, 08 cử nhân chuyên ngành thư viện, 01 cử nhân chuyên ngành công nghệ thông tin, 01 cán bộ có trình độ trung cấp, 01 nhân viên phục vụ

Đội ngũ cán bộ được phân chia thành 06 phòng ban: + Trưởng phòng: 01 cán bộ + Phó phòng: 01 cán bộ + Phòng đọc: 04 cán bộ + Phòng giáo trình: 02 cán bộ + Phòng đọc đa năng: 02 cán bộ + Phòng Biên mục: 03 cán bộ

Mặc dù đội ngũ cán bộ của thư viện có trình độ chuyên môn khác nhau nhưng phẩn lớn

vẫn là những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thư viện Hầu hết các cán bộ đều có trình

độ tin học căn bản, biết sử dụng máy tính trong công tác chuyên môn của mình Cán bộ thư viện không ngừng học hỏi, rèn luyện chuyên môn, tin học, ngoại ngữ để đáp ứng những yêu cầu trong

Trang 26

trong công tác phục vụ NDT nhằm đưa thư viện phát triển theo đúng chức năng là cơ quan cung

cấp thông tin tới NDT,

* Cơ cầu tổ chức

Thư viện trường Đại học Y Hà Nội là một đơn vị trực thuộc trường Đại học Y Hà Nội Cơ cấu tô chức của thư viện trường Đại học Y Hà Nội được hình thành và phát triển dựa trên nguyên tức chỉ đạo tập trung, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau

Cơ cấu tổ chức của thư viện gồm:

+ Ban lãnh đạo: 01 trưởng đơn vị, 01 phó trưởng đơn vị Ban lãnh đạo chịu trách nhiệm trước Ban Giám Hiệu và thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động của thư viện

+ Phòng Biên mục: Có nhiệm vụ xây dựng, thu nhận, bổ sung tài liệu, đồng thờicó nhiệm vụ xử lý tài liệu theo các chu trình, nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu, tổ chức hệ thồng tra cứu theo

đúng yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ thư viện, nhập mã thẻ quản lý NDT và các hoạt động khác

+ Phòng đọc đa năng: Có nhiệm vụ phục vụ NDT truy cập tra cứu thông tin trên mạng

internet và tra tìm các CSDL của thư viện Cung cấp và phục vụ tại chỗ tất cả các tài liệu thuộc

các chuyên ngành y học Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, quản trị mạng, tham gia vào quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy tính và các thiết bị hiện đại khác

+ Các phòng phục vụ NDT: Gồm có phòng đọc mở, phòng mượn giáo trình Nhiệm vụ chính là hướng dẫn tra cứu, tìm tin trên dữ liệu thư mục điện tử, tủ mục lục, giúp NDT tìm tài

liệu nhah chóng và đúng yêu cầu Cung cấp các dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn tài liệu

của thư viện Tổ chức kiểm kê kho sách theo quy định, bảo quản vốn tài liệu, tu sửa, phục chế tài

liệu bị hư hỏng, rách nát trong quá trình sử dụng

Trang 27

122.3 Đặc điềm người dùng tin và nhu câu tin của người dùng tin tại thư viện trường Đại

học Y Hà Nội

* Đặc điểm người dùng tin

Người dùng tin là yếu tố thiết yếu của trung tâm thông tin — thư viện “Họ được coi là yếu

tố năng động trong hoạt động của trung tâm thông tin” [18] NDT là yếu tố tương tác hai chiều

với các đơn vị thông tin NDT luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin Thư viện trường Đại học Y Hà Nội là một thư viện chuyên ngành y học phục vụ công tác đào tạo, học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chuyên môn cho cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên

cứu của nhà trường Nắm vững được đặc điểm của NDT và nhu cầu tin là cơ sở định hướng cho hoạt

động của cơ quan TT - TV trong quá trình tổ chức, xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ TT - TV Phân loại theo từng nhóm NDT không chỉ giúp cho việc xác định nhu cầu tin mà còn xác định những đòi hỏi về sản phẩm và dịch vụ thông tin khác nhau của từng nhóm đối tượng phục vụ

Người dùng tin tại thư viện trường đại học Y Hà Nội bao gồm nhiều đối tượng nhau và đặc

điểm nổi bật của NDT tai thu viện trường Đại học Y Hà Nội là sự tương đồng về nhu cầu tin

Nhưng với từng nhóm đối tượng cần đi sâu nghiên cứu những đặc trưng cơ bản để nhận biết rõ

đối tượng phục vụ

Trường Đại học Y Hà Nội hiện nay có 7679 sinh viên; 3493 học viên sau đại học; 1255 cán bộ giảng viên; 190 cán bộ lãnh đạo quản lý Có thể chia NDT tại trường Đại học Y Hà Nội thành các nhóm như sau:

~ Nhóm cán bộ quản lý

~ Nhóm cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu ~ Nhóm NDT là học viên sau đại học ~ Nhóm NDT là sinh viên Bang 1.1 Thống kê số lượng người dùng tin tại Thư viện trường Đại hoc Y Ha Nội TT [Nhóm NDT Số lượng | Tỷ lệ% 1 | Cán bộ lãnh đạo, quân lý 190 15%

2 _ | Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu 1255 9.9%

3 | Học viên sau đại học 3493 217%

4 |Sinhviên 7679 60.9%

Trang 28

I8 Sinh viên Hoc viên SDH "5 CB giảng dạy, nghiên cứu '#.CB lãnh đạo, quản lý

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu người dùng tin tại thư viện trường Đại học Hà Nội

~ Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo và quản lý: Gồm Ban Giám Hiệu, các cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm chức năng quản lý điều hành,

lãnh đạo, tổ chức tại các phòng ban, các khoa và các bộ môn trong trường Nhóm NDT này linh hướng, ra quyết m tỷ lệ không lớn song lại đặc biệt quan trọng vì học là những người

định cho các hoạt động phát triển của đơn vị Nhóm NDT này có rắt ít thời gian đến thư viện đọc

tài liệu gốc nên thông tin họ cần phải mang tính tổng kết và dự báo, có tính định hướng chính trị

cao, rõ rằng, đảm bảo tính kịp thời, khách quan, lượng thông tin phải bao quát được nhiều khía

cạnh Hình thức phục vụ thông tin thích hợp nhất cho đối tượng này là các thông tin chuyên đẻ, tổng quan, tổng luận

Nhu cầu tin của nhóm NDT này thường là những thông tin mang tính chất chỉ đạo, điều hành,

những thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước Nhóm NDT này cũng yêu cầu những thông tin mang diện rộng của y, dược học, họ chính là đối tượng NDT có khả năng

, những thông tin phục vụ cho nhóm đối tượng NDT

này là những thông tin mang tính chính xác, độ tin cậy cao và có tính cập nhật

sản sinh ra những thông tin mới Chính vì vậ

Trang 29

trình nghiên cứu khoa học, đồng thời họ cũng là NDT có nhu cầu sử dụng rất nhiều các loại tài

liệu trên các vật mang tin khác nhau

Nhóm NDT này có trình độ hiểu biết sâu rộng, có trình độ ngoại ngữ cao, có kinh nghiệm

trong việc khai thác, sử dụng các kênh tìm kiếm thông tin khác nhau Vì vậy, thônt in cho nhóm

đối tượng NDT này là những thông tin có tính chất chuyên sâu, cập nhật và có tính thực tiễn cao

Bang 1.2 Trình độ đào tạo của cán bộ giảng dạy trường Đại học Y Hà Nội TT CBGV/ Học vị Số lượng Tỷ lệ % 1 | Giáo sư 16 11% 2 | Phó giáo sư 151 10.6% 3 | Tiến sĩ 268 18.9 % 4 | Thạc si, BSNT 455 320% 5ˆ | Bác sĩ chuyên khoa Ï 02 02% 6 | Bác sĩ chuyên khoa II 0 06% 7_ | Đại học (bác sĩ) 520 36.6%

- Nhom NDT là học viên sau đại học: Số lượng NDT này rất đông, họ là những người đã

có quá trình công tác thực tiễn tại các bệnh viện, các cơ quan khắp các tỉnh trong cả nước Họ có

nhu cầu sử dụng những nguồn thông tin có liên quan trực tiếp đến những vấn đề họ được đào tạo

Tuy rằng kinh nghiệm sử dụng thông tin của họ không bằng nhóm đối tượng NDT là các cán bộ

quản lý nhưng họ lại có ưu thế là cón trẻ, tiếp thu nhanh các kỹ thuật mới nên việc tra cứu bằng, các ứng dụng công nghệ thông tin thường rất nhanh Nhu cau tin của nhóm đối tượng này tương

đối đa dạng, phong phú và mang tính chuyên sâu phù hợp với chuyên ngành họ đang công tác

~ Nhóm NDT là sinh viên: Là lực lượng NDT đông đảo nhất bao gồm sinh viên của tất cả các khóa và các hệ đào tạo trong trường Nhóm này có đặc điểm là rất cần những thông tin thiết thực

phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học trong một khoảng thời gian nhất định đề thi cử, làm khóa luận Nhóm NDT này coa quỹ thời gian phụ thuộc tương đối lớn vào chương trình đào tạo và thời khóa biểu của nhà trường Phần lớn sinh viên chưa có khả năng trong việc khai thác thông tin,

khái quát, tổng hợp và sử dụng tài liệu một các hiệu quả Hình thức phục vụ cho nhóm đối tượng NDT nay chủ yếu là những thông tin về kiến thức cơ sở, cơ bản như sách giáo khoa, giáo trình, sách

Trang 30

Đối với nhóm NDT này cần mở rộng các sản phẩm như hệ thống tra cứu tin kết hợp với

các dịch vụ như dịch vụ cung cấp tài liệu đọc tai chỗ, dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà

Có thể nói tắt các nhóm đôi tượng NDT của trường Đại học Y Hà Nội không chỉ yêu cầu

thông tin trong lĩnh vực giảng dạy, học tập và nghiên cứu mà họ còn có nhu cầu hiểu rõ về một số vấn đề như đường lối, chính sách của Đảng, Nhà Nước Nhu cầu tin của NDT tại trường Đại học Y

Hà Nội là rất lớn, đa dạng và chuyên sâu Chính vì vậy đòi hỏi người cán bộ thư viện không chỉ nắm

bắt được nhu cầu tin của NDT hay trình độ của NDT mà còn phải nắm vững nhu cầu tin của từng, nhóm đối tượng cụ thể để từ đó có phương hướng, biện pháp đáp ứng phù hợp, thỏa mãn nhu cầu tin của từng nhóm đối tượng NDT

* Đặc điểm như câu tin

Nhu cau tin là những đòi hỏi khách quan về thông tin của các cá nhân, tập thể hay nhóm xã

hội nhằm đảm bảo duy trì các hoạt động của các cá nhân hay tập thể, nhóm xã hội đó Chất lượng,

và hiệu quả của hoạt động thông tin - thư viện phụ thuộc vào chất lượng và hiệu quả phục vụ nhu

cầu tin, nói một cách khác nhu cầu tin chỉ phối toàn bộ hoạt động thông tin - thư viện

Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả phục vụ thông tin cho NDT đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin của các nhóm NDT khác nhau NDT tại thư viện trường Đại học Y Hà Nội có nhiều nhóm và mỗi nhóm lại có những nhu cầu tin khác nhau, rất phong phú đa dạng và có sự biến đổi

“Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát điều tra nhu cầu tin của 4 nhóm

đối tượng NDT tại thư viện trường Đại học Y Hà Nội: Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý, nhóm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, nhóm học viên sau đại học, nhóm sinh viên Cụ thể, tác giả đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu nhu cầu tin thê hiện qua: Thời gian đọc, nội dung đọc và loại hình tài liệu mà NDT quan tâm Tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu (cán bộ lãnh đạo 20 phiếu; cán bộ giảng dạy nghiên cứu 80 phiếu; học viên sau đại học 100 phiếu và sinh viên 100 phiếu) Tổng số phiếu thu về là 280 phiếu (cán bộ lãnh đạo 20 phiế

sau đại học 93 p|

Cán bộ giảng dạy nghiên cứu 80 phiếu; học viên

sinh viên 87 phiếu)

Trang 31

~ Về thời gian nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin của người dùng tin Bảng 1.3 Thời gian nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin

của Người dùng tin Nhóm Nhóm | Nhóm học | Nhóm SV | Tong (280) ngày | CBQL (20)| CBDG&N | viên SĐH | (87) C(80) (93) L | % |SL | % |SL | % |SL | % [SL % Dưới 1 tiếng | 9 |45% | 19 |23.8% | 17 [18.3%] 11 [12.7%] 56 | 20% 7 3 35% | 44 | 55% | 48 [51.6% | 25 |2§.7% | 124| 44.3% |Từ 3-4 tiêng 15% | 13 |16.2% | 21 |22.6% | 32 |36.8% | 69 | 24.6% |Từ 4-5 tieng 1 5% | 4 | 5% | 7 | 7.5% | 19 |218%| 31 | 11.1% [Từ 2-3 tiếng Nhìn chung, nhu cầu sử dụng tài liệu của NDT của trường Đại học Y Hà Nội là khá cao,

nhưng do đặc thù của ngành nghề đảo tạo là 50% quỳ thời gian là dành cho thực tập, làm việc và trực đêm tại bệnh viện và phần lớn NDT không tập trung ở một địa điểm mà còn kiêm nhiệm các

công việc khác ở Bệnh viện của trường và các Bệnh viện khác trong địa bàn thành phó Điều này khiến cho thời gian NDT của trường Đại học Y Hà Nội đến thư viện thu thập và nghiên cứu tài liệu là rất khác nhau giữa các nhóm đối tượng

Đối với nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo quản lý thời gian dành cho nghiên cứu và thu thập tài liệu dưới 1 tiếng là nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 45%, sau đó là thời gian từ 1-2 tiếng chiếm tỷ lệ 35%,

từ 3-4 tiếng chiếm tỷ lệ 15% và từ 4 -5 tiếng tỷ lệ là 5% Sở dĩ như vậy là vì nhóm đối tượng là các cán bộ lãnh đạo quản lý phải kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ, vừa làm công tác quản lý vừa làm

công tác chuyên môn và vừa làm công tác giảng dạy cho nên thời gian để nghiên cứu tài liệu và thu thập tìm kiếm thông tin tại thư viện là không nhiều

Đối với nhóm NDT là sinh viên thời gian dành cho nghiên cứu tài liệu và thu thập tài liệu

của nhóm này từ 3- 4 tiếng là nhiều nhất chiếm tỷ lệ 36.8% Sau đó là thời gian từ 1-2 tiếng là 28.7%, từ 4 - 5 tiếng là 21.8%, thời gian ít nhất là dưới 1 tiếng là 12.7%

Điều này cho thấy nhóm sinh viên là nhóm đối tượng có nhu cầu về thời gian thu thập tài

liệu và nghiên cứu tài liệu tương đối cao bởi sinh viên chủ động về thời khóa bị

Trang 32

ôi dung tài liệu hay sir dung Bảng 1.4 Nhu cầu về nội dung tài liệu Nhóm | Nhóm | Nhómhọc | NhómSV | - Nội dungtài | CBQL |CBDG&NC| viênSĐH | (87) |Tổng 280) êu/ Loại (20) (80) (93) SL[ % [SL] % [SL] % [SL] % [SL] % lCác vấn đề tôi 12 |60%| 7 | 87% | 4 |43% | 2 |239% |25| 8.9% lchức và quản lý] Ichính sách y tế lKhoa học cơ bản | 2 | 10% | 24 | 30% | 18 |194%| 61 | 70% |105|375% FY học cơ sở 6 | 30% [39 [48.7% | 21 [22.6%] 52 [59.8% [118] 42.1% |Chuyên khoa 18 | 90% | 57 | 71% | 82 |§8§.2%| 36 |41.3% |193|68.9%

Đối với nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo quản lý có nhu cầu lớn các tài liệu về các tài liệu

chuyên khoa (chiếm tỷ lệ 90%); Các vấn đề tổ chức và quản lý chính sách y tế (Chiếm tỷ

60%); Sách y học cơ sở là 30% và sách khoa học cơ bản là 10%

Nhóm giảng viên và cán bộ nghiên cứu cũng có nhu cầu lớn về các tài liệu y học chuyên

khoa, chiếm tỷ lệ 71% Tiếp đó là các tài liệu về y học cơ sở chiếm tỷ lệ 48.7%; tỷ lệ về các tài

liệu khoa học cơ bản là 30% và các tài liệu về quản lý chính sách y tế là 8.7%

Nhóm học viên sau đại học nhu cầu của họ lớn nhất là các tài liệu về chuyên khoa, chiếm tỷ lệ 88.2%, sau đó là các tài liệu y học cơ sở chiếm tỷ lệ 22.6%; khoa học cơ bản chiếm tỷ lệ

19.4% và sau cùng là các tài liệu về quản lý chính sách y tế là 4.3%

Nhóm NDT là sinh viên thì nhu cầu của họ lớn nhất về các tài liệu khoa học cơ bản chiếm tỷ lệ 70%; Tiếp đó là các tài liệu về các môn y học cơ sở, chiếm tỷ lệ 59.8%; các tài liệu chuyên

ngành là 41.3% và 2.3% sinh viên quan tâm các tài liệu về các chính sách y tế

~ Về loại hình tài liệu:

Trang 33

Ichuyén nganh [Tài liệu tham khảo | 11 | 55% [26] 32.5% [27] 29% | 31 | 35.6% | 95 |33.9% Ichuyên ngành [Tài liệu điện từ [13 | 65% |21| 26.3% | 46 |49.5% | 37 | 42.5% |117|41.8% (Băng từ, CD, tài liệu số)

Luận văn, luận án | 13 | 65% |62| 77.5% | 90 |96.8% | 51 | 58.6% |216|77.1% lCác loại hình tài [9 [45% |1I| 13.8% |13[ 14% | 7 | 8% |40|143% liệu khác

Nhóm cán bộ lãnh đạo thường sử dụng tài liệu luận văn, luận án và các tài liệu điện tử, cả

hai loại hình này đều chiếm tỷ lệ 65%

Nhóm cán bộ giảng day và nghiên cứu sử dụng tài liệu luận văn luận án nhiều nhất, chiếm

tỷ lệ 77.5%; Tài liệu chuyên ngành là 32.5%; Cac tài liệu dạng điện tử là 26.3%

Nhóm học viên sau đại học thường sử dụng dạng tài liệu luận văn luận án là nhiều nhất, chiếm tỷ lệ rất cao 96.8%; Các bài báo chuyên ngành chiếm tỷ lệ 57%; Các dạng tài liệu điện tử là 49.5%

Nhóm sinh viên lại thường sử dụng tài liệu sách giáo khoa, giáo trình là nhiều nhất, chiếm

tỷ lệ 82.8%; Luận văn luận án 58.6%; Các tài liệu tham khảo chuyên ngành là 35.6%

1.3 Vai trò của hoạt động thư viện đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của trường Đại Học Y Hà Nội

Trong môi trường đại học, thư viện là một nơi cung cấp tri thức hiệu quả nhất, là nơi lưu trữ, bổ sung, cập nhật thông tin phục vụ cho hoạt động tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu khoa học của sinh viên, mở rộng điều kiện học tập cho sinh viên cả về không gian và thời gian Chính vì

vậy có thể nói thư viện chính là giảng đường thứ hai, là nơi cung cấp nền tảng trí thức cho công

tác đào tạo, nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của một trường đại học Thư viện

Trang 34

Đối với một ngành khoa học mũi nhọn trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, vai trò của thư viện cảng đặc biệt quan trọng Thư viện là môi trường để sinh viên rèn luyện các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tích lũy kiến thức Đặc biệt là trong thời khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thư viện là nơi tạo điều kiên cho người học phát triển tư duy toàn diệ

đặc biệt là tư duy sáng tạo Thư viện đã góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp đào tạo nguồn

nhân lực cho ngành y tế của cả nước

Thư viện là điểm kết nối giữa nguồn thông tin của xã hội với nhu cầu thông tin của cán bộ

giảng dạy và học viên, sinh viên của trường Để làm được việc này đòi hỏi thư viện phải tiến

hành chọn lọc và bao gói thông tin Điều này được thể hiện ở số lượng và chất lượng các sản

phẩm và dịch vụ thông tin cho NDT

Không những vậy, thư viện còn phải là một môi trường học tập thoải mái, thân thiện, là địa điểm lý tưởng để tạo ra các cơ hội học tập và giao lưu cho sinh viên Không gian thư viện phải là một không gian mở có đầy đủ các dịch vụ học tập và nghiên cứu Có những khu vực đề sinh viên

có thể thảo luận, trao đổi các đề tài nghiên cứu hay những vấn đề mà sinh viên đang quan tâm Thu viện đồng thời phải kết nói chặt chẽ với các khoa, bộ môn và phòng ban trong trường để chủ

động hỗ trợ kịp thời cho phương pháp giảng dạy tích cực, học chủ động của sinh viên và giảng viên

Thư viện đóng một vai trò không nhỏ trong hệ thống các trường đại học và cao đẳng,

đặc biệt là đối với trường Đại học Y Hà Nội Trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng

đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Y Hà Nội nói riêng, thư

viện trường cần phải tăng cường về mọi mặt để nâng cao vị trí, vai trò của mình, phát huy thé

mạnh và tiềm năng vốn có đề đáp ứng và phục vu đắc lực cho công tác đào tạo và nghiên cứu

của giảng viên, sinh viên của trường Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và vai trò của hoạt

động TT - TV là vô cùng cần thiết

Tiểu kết

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và vai trò hoạt động của thư viện là vô cùng cần thiết Hoạt

Trang 35

nghệ thông tin Và bao gồm các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động thư viện: Mức độ thỏa

mãn nhu cầu của người dùng tin về mặt không gian, thời gian, sự đầy đủ của vốn tài liệu, sản

phẩm và địch vụ thông tin, lượt sử dụng thư viện, Đặc biệt nghiên cứu quá trình hình thành và

phát triển thư viện, nhiệm vụ, vai trò của hoạt động thư viện đối với trường Đại Học Y Hà Nội

ằn thiết góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của nhà trường

Trang 36

Chương 2

THYC TRANG HOAT DONG THONG TIN - THƯ VIỆN

TAI THU VIEN TRUONG DAI HQC Y HA NOI 2.1 Phát triển và quản lý vốn tài liệu

2.1.1 Bỗ sung tài liệu

Bồ sung vốn tài liệu là khâu đầu tiên trong dây chuyền thông tin - tư liệu Đây là hoạt

động có ý nghĩa quyết định trong hoạt độngt TT - TV Vốn tài liệu là một trong những yếu tố cấu

thành nên thư viện và là cơ sở, là tiêu chí dé đánh giá sự phát triển của thư viện Tại thư viện trường Đại học Y Hà Nội công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu được giao cho cán bộ thư viện chuyên làm công tác bổ sung tổ chức và thực hiện Họ có nhiệm vụ đảm bảo bỗ sung cho bộ

sưu tập tài liệu của thư viện những tài liệu có chất lượng về nội dung và phong phú, đa dạng về

loại hình, cập nhật thường xuyên và phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của nhà trường 2.1.1.1 Chính sách bỗ sung

Hiện nay với khối lượng các tài liệu gia tăng nhanh chóng, không một thư viện nào dù là lớn nhất có thể thu thập hết được mọi loại tài liệu Vấn đẻ đặt ra là làm thế nào đề thu thập được thông tin và chọn lọc các thông tin phủ hợp với nhu cầu của NDT? Vì vậy, việc bổ sung tài liệu cho một cơ quan thông tin không thể tùy tiện mà phải thực hiện theo một chính sách xác định Đó là một tập hợp các nguyên tắc và tiêu chuẩn cho việc lựa chọn hay loại bỏ tài liệu [18]

Thư viện trường Đại học Y Hà Nội đã xây dựng một chính sách bổ sung hình thành những

danh mục tài liệu quan trọng và bám sát với mục tiêu đào tạo về các lĩnh vực trong y học có chất

lượng cao, đồng thời tạo lập mạng lưới phối hợp, chia sẻ nguồn lực thông tin, đáp ứng nhu cầu sử

dụng tài liệu ngày càng gia tăng của người sử dụng

Chính sách bổ sung tài liệu là công cụ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và làm việc hàng ngày của của cán bộ bổ sung tại Thư viện trường Đại học Y Hà Nội Từ việc xác định mục tiêu ngắn

hạn và mục tiêu dài hạn đẻ xây dựng chính sách bỏ sung hợp lý đáp ứng nhu cầu của NDT

Chính sách bổ sung của thư viện được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính nhất quán và bảo đảm

đáp ứng nguồn lực thông tin cho NDT Hàng năm Thư viện trường Đại học Y Hà Nội đều lập kế

Trang 37

qua lấy ý kiến của các cán bộ quản lý, lãnh dao, cán bộ giảng dạy và sinh viên lập danh mục tài

liệu cần bổ sung và dự trù kinh phí cho công tác bổ sung Cụ thể là:

+ Bồ sung giáo trình mới nhất, nội dung đúng với chương trình đào tạo của nhà trường

+ Tài liệu tham khảo ưu tiên các chuyên ngành nhiều người học và quan tâm như Nội,

ngoại, sản, nhỉ, mắt, tai mũi họng

+ Bồ sung tài liệu tra cứu cho từng chuyên ngành nghiên cứu chuyên sâu: Từ điển chuyên ngành, từ điển thuật ngữ, bách khoa toàn thư

+ Tỷ lệ sách ngoại ngữ các chuyên ngành là 20%

+ Ty lệ bổ sung các tài liệu điện tử các chuyên ngành là 30%,

+ Tăng cường tìm kiếm nguồn bổ sung tài liệu qua trao đổi với các các nhân và các tổ chức Y tế trong và ngoài nước

+ Ưu tiên lựa chọn bổ sung những tài liệu của các Nhà xuất bản có uy tín như Nhà xuất

bản Y học, Nhà xuất bản Giáo dục

Các chuyên ngành mới trong lĩnh vực y khoa ngày một nhiều và chuyên sâu, các chuyên ngành này có cả đào tạo đại học và sau đại học, các nghiên cứu chuyên biệt Chính vì vậy chính sách bổ sung của thư viện trường Đại học Y Hà Nội cũng phải thay đổi cho phủ hợp Hiện nay, với tốc độ tăng nhanh của các nguồn thông tin, mức độ phát triển mạnh của y học, cán bộ và sinh viên,

học viên của trường rất cần có nhiều tài liệu cập nhật Người cán bộ thư viện cần có trình độ

nghiệp vụ thư viện và khả năng hiểu biết về các lĩnh vực y học, đây là lý do mà thư viện cần có các

nghiên cứu về nhu cầu tin của NDT một cách thường xuyên, qua đó có chính sách bổ sung tài liệu phù hợp, cập nhật

Công tác nghiên cứu nhu cầu tin của NDT để có chính sách bổ sung tài liệu cho phù hợp là việc làm không thể thiếu, thông qua câc hoạt động trao đổi, lấy thông tin từ NDT như tổ chức các

buổi phỏng vấn, gặp gỡ, trao đổi, phát phiếu thăm dò để tham khảo ý kiến của NDT, nhằm

định hướng tốt hơn nữa cho công tác bổ sung tải liệu Những việc làm này thư viện trường Đại học Y Hà Nội đã làm được nhưng chưa thường xuyên, liên tục

Trang 38

Đối với TVĐHYNN tài liệu chủ yếu là về các lĩnh vực của y học, điều quan trọng là người làm công tác bổ sung phải nắm được đầy đủ chính xác nhu cầu tin của NDT để đáp ứng phù hop

nhất với nhu cầu của họ

Công tác bổ sung là quá trình sưu tầm, nghiên cứu và lựa chọn những tài liệu có nội dung

tư tưởng tốt, có giá trị khoa học, thực tiễn cao đề đáp ứng nhu cầu đọc va thông tin của người

dùng chính thư viện đó và của xã hội Tài liệu của TVĐHYHN được bổ sung bằng 4 hình thức cơ bản: mua, nhận lưu chiểu, trao đổi và tặng biếu, trong đó tài liệu mua và nhận lưu chiều là chủ yếu - Nguồn mua

Là nguồn chủ yếu, hơn 80% tài liệu được bổ sung nhờ nguồn này Việc bỗ sung tài liệu cho thư viện được Ban Giám Hiệu nhà trường đặc biệt rất quan tâm Nguồn ngân sách bổ sung tài liệu cho tư viện ngày càng tăng, mỗi năm thư viện được nhà trường đầu tư khoảng 500.000.000 đ để bổ sung tải liệu vào bộ sưu tập Công việc bồ sung được cán bộ của phòng Biên mục đảm nhiệm Tài liệu được bô sung chủ yếu là sách giáo khoa và sách tham khảo chuyên

ngành bằng tiếng Việt là chủ yếu Sách ngoại văn có được bổ sung nhưng rất ít, do sách ngoại văn về lĩnh vực y học có giá thành tương đối cao nên hầu như kho sách ngoại văn là do các nguồn biếu tặng

TVĐYHHN đặt mua sách chủ yếu là của nhà xuất bản Y Học và nhà xuất bản Giáo Dục Việc đặt mua dựa trên yêu cầu tin của người dùng tin, căn cứ vào danh mục mà nhà xuất bản phát hành Lĩnh vực y học là một lĩnh vực chuyên sâu, thường phải nghiên cứu trong thời gian dài nên số lượng sách giáo trình, sách tham khảo về y học thường rất hạn chế Trong năm qua, các khoa,

bộ môn ít xuất bản sách, số lượng đầu sách không tang nhiều Các công trình nghiên cứu của các

nhà khoa học y học thường được xuất bản ở các bài báo, tạp chí chuyên ngành

‘Thu viện căn cứ vào nhu cầu thực tế của người dùng tin đề tìm hiểu nhu cầu tin trên cơ sở bám sát chương trình đào tạo của nhà trường, sau đó lien hệ với các nhà xuất bản để lấy danh

mục tài mới xuất bản Cán bộ bồ sung lên danh mục những tai liệu cần bổ sung và tiến hành

tra trùng tài liệu trên cơ sở dữ liệu, những tài liệu đã có thì sẽ xem xét ccó tiếp tục bổ sung hay

Trang 39

Báo và tạp chí là những xuất bản định kỳ nên được TVĐHYHN bổ sung đều đặn Do tính

thời sự và thông tin phản ánh một cách nhanh chóng nên luôn bổ sung, cập nhật các bài trích của tạp chí lên cơ sở dữ liệu để người dùng có thê tra cứu Các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí y học Việt Nam, Tạp chí Thông tin y dược, tạp chí nội khoa, ngoại khoa được cập nhật thường xuyên hàng tháng Bên cạnh nguồn tạp chí trong nước, TVĐHYHN cập nhật bổ sung một số tạp chí y học của nước ngồi, mặc dù khơng được thường xuyên như tạp chí trong nước, mật độ sử

dụng cũng ít hơn

TVDHYHN luôn tìm thêm nhiều nguồn cung cấp tin để đảm bảo kho tài liệu có nội dung phong phú, da dạng mang tính khoa học cao đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của NDT

“Trong giai đoạn hiện nay, hình thức sao chụp qua bản điện tử cũng là một phương pháp đẻ kiện thuận lợi cho người ding tin TVĐHYHN chú ý hơn tới số bản mỗi đầu sách, kết hợp với các biện pháp sao chụp qua file điện tử, đưa nội ¡ liệu, tạo điề

có thể sử dụng bổ sung thêm kho t

dung lên mạng nội bộ, hướng dẫn NDT thích ứng với điều kiện, tình hình mới là các công việc

cần làm trong công tác bổ sung tải liệu

- Nguồn lưu chiều

Việc các nhà in, nhà xuất bản bắt buộc phải nộp một số lượng nhát định của mỗi ấn phẩm

được xuất bản trên lãnh thổ của quốc gia cho các cơ quan quản lý và TVĐHYHN theo văn bản quy định của Nhà nước được gọi là nộp lưu chiểu văn hóa phẩm Nhận lưu chiểu là nguồn bổ sung tài liệu đặc biệt và là nguồn bổ sung quan trọng cho các thư viện trung tâm

Hang năm TVĐHYHN nhận được nguồn bổ sung từ các ấn phẩm do nhà trường xuất bản; nguôn tài liệu nội sinh bổ sung như các khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ được bảo vệ tại trường hoặc người viết là cán bộ, sinh viên trong trường Tính đến nay, TVĐHYHN đã nhận được hơn 14.000 cuốn luận văn, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ nội trú bệnh viện và luận văn chuyên khoa cấp 1, cắp 2, khóa luận tốt nghiệp BSYK

Day là dạng tài liệu “xám” rất được quan tâm tại TVĐHYHN, đối tượng sử dụng dạng tài

Trang 40

là nguồn tài liệu có giá trị phục vụ cho giảng viên, các cán bộ khoa học khi tiến hành làm các

công trình nghiên cứu của mình

- Nguồn tặng biếu, trao đổi

TVDHYHN la thu viện đại học chuyên ngành y lớn nhất trong cả nước, hàng năm thư viện

nhận được các nguồn trao đồi, tặng biếu từ các cơ quan tổ chức trong nước cũng như quốc tế: Tổ

chức Y tế thế giới, quỹ Châu Á, Bộ Y tế và nhiều tài liệu của các cá nhân tròn và ngoài nước,

đặc biệt là các giảng viên, các cán bộ nghiên cứu của nhà trường khi ra nước ngồi cơng tác trở

về mua tặng sách cho thư viện

Thư viện cũng nhận được sách giáo trình thực tập được gửi từ các khoa, bộ môn trong

trường Trong những năm gần đây, TVĐHYHN nhận được sách tặng biếu của quỹ Chau A, cit 6 tháng một lần, Thư viện Quốc Gia Việt Nam là đầu mi liên hệ và phân phối sách,đó là một

nguồn tin có giá trị giúp người dùng tin cập nhật khối lượng thông tin lớn, có tính khoa học

quan trọng trong lĩnh vực y học mà không mắt tiền bổ sung Ngoài ra thư viện còn nhận sách

hỗ trợ của các cá nhân tài trợ sách có giá trị sử dụng cao

Mặt khác, TVĐHYHN còn tiến hành trao đôi tài liệu với các thư viện trong hiệp hội thư viện các trường đại học phía Bắc và một số thư viện các trường đại học ở phía Nam, với các trung tâm thông tin và các viện nghiên cứu cùng ngành

~ Nguồn tai liệu điện tử Medline: Là một CSDL của các ngành khoa học sự sống và y sinh học bao gồm: Y học, kỹ thuật điều dưỡng, nha khoa và tổ chức y tế được biên soạn bởi Thư viện Y khoc Quốc gia Hoa Kỳ Thư viện hiện có 460 đĩa medline từ năm 1966 đến năm 2007, mỗi đĩa chứa đủ các lĩnh vực khác nhau của Y dược học, có tới 15 triệu biểu ghỉ trong mỗi một đĩa medline Hiện tại nguồn tài liệu này không còn được tiếp tục bồ sung nữa

- Các nguồn bổ sung khác

Sao chụp tài liệu: Trong thực tế có những tài liệu khoa học quý hiếm, khó có thê mua hay trao đổi được, TVĐHYNN chỉ có thể sao chép, chụp tài liệu để bỏ sung vào kho tài liệu

Sưu tầm tài liệu trong nhân dân: Mặc dù công tác sưu tầm tiến hành không thường xuyên

Ngày đăng: 13/10/2022, 15:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w