1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Hoạt động thông tin - Thư viện tại thư viện Viện Sử học Việt Nam

130 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Thông Tin - Thư Viện Tại Thư Viện Viện Sử Học Việt Nam
Tác giả Nguyên Công Lý
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Thiên
Trường học Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Thư viện
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 29,42 MB

Nội dung

Luận văn Hoạt động thông tin - Thư viện tại thư viện Viện Sử học Việt Nam hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thông tin - thư viện; khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Viện Sử học trong giai đoạn hiện nay; đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện Viện Sử học Việt Nam.

Trang 1

NGUYÊN CÔNG LÝ

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN VIỆN SỬ HỌC VIỆT NAM

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIET TAT DANH MỤC BANG, BIEU

MO DAU

Chương 1 Hoạt động Thông tin - Thư viện với nhiệm vụ nghiên cứu tại Viện Sử học Việt Nam

1.1 Những vấn đề chung về hoạt động thông tin - thư viện

1.1.1 Khái niệm thư viện, hoạt động thông tin - thư viện 1.1.2 Vai trò của hoạt động thông tin thư viện

1.1.3 Các yếu tố tác động tới hoạt động thông tin thư viện

1.1.4 Yêu cầu đối với hoạt động thông tin - thư viện hiện nay

1.1.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động thông tin thư viện chuyên ngành

1.2 Khái quát về Viện Sử học và thư viện Viện Sử học

1.2.1 Sơ lược về quá trình xây dựng và phát triển của Viện Sử học và thư viện Viện Sử học

1.2.2 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin ở Viện Sử học

1.3 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thông tin — thư viện đối với Viện Sử học

Tiểu kết chương 1

Chương 2 Thực trạng hoạt động Thông tin — thư 'Viện Sử học Việt Nam

2.1 Phát triển, tổ chức và bảo quản vốn tài liệu 2.1.1 Bề sung tài liệu

2.1.2 Hoạt động tổ chức và bảo quản tài liệu 2.2 Công tác xử lý tài liệu

2.2.1 Xử lý kỹ thuật 2.2.2 Xử lý hình thức 2.2.3 Xử lý nội dung

2.3 Tạo lập sản phẩm và tổ chức dịch vụ thông tin thư viện

2.3.1 Tạo lập sản phẩm thông tin thư viện 2.3.2 Tổ chức dịch vụ thông tin thư viện

Trang 3

2.5.1 Cơ chế chính sách

2.5.2 Nhân lực

2.5.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị

2.5.4 Kinh phí hoạt động

2.6 Đánh giá của người dùng tin về hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện Viện Sử học

2.7 Nhận xét chung về hoạt động thông tin - thư viện tại Viện Sử học

2.7.1 Điểm mạnh

2.7.2 Điểm yếu và nguyên nhân Tiểu kết chương 2

Chương 3 Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động thông tin- thư viện tại Thư viện Viện Sử học Việt Nam

3.1 Phát triển và nâng cao chất lượng vố

3.1.1 Xây dựng chính sách phát triển vốn tài liệu phù hợp

3.1.2 Phát triển nguồn tài nguyên thông tin số 3.1.3 Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin

3.2 Phát huy nhân tố con người trong hoạt động thông tin - thư viện 3.2.1 Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin - thư viện

3.2.2 Tăng cường hoạt động đảo tạo người dùng tin 3.3 Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

3.3.1 Nâng cao chất lượng các sản phẩm thông tin

3.3.2 Đa dạng hóa các dịch vụ thông tin

3.4 Một số giải pháp khác

3.4.1 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật

Trang 5

Biểu đỗ 1.1 Tỷ lệ các nhóm người dùng tin 4

Biểu đỗ 2.1 Cơ cấu nội dung vốn tài liệu thư viện 31

Biểu đồ 2.2 Mức độ đáp ứng về không gian - thời gian mở cửa thư viện |_ §8

Bang 1.1 Khung tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện | 35 chuyên ngành - đa ngành

Bang 2.1 Cơ cấu vốn tài liệu thư viện Viện Sử học 48

Bảng 2.2 Kinh phí phân bô hàng năm 56

Trang 6

Trước sự phát triển của nền kinh tế tri thức hiện nay, quan niệm về thư viện đã có nhiều thay đổi Thư viện từ chỗ được coi là nơi lưu giữ tài liệu,

phục vụ nhu cầu đọc của xã hội thì nay đã và đang được quan niệm là nơi

quản trị thông tin và tiến tới quản trị tri thức Sự phát triển vượt bậc của công,

nghệ thông tin và truyền thông đã mang lại nhiều thành tựu to lớn trong nhiều

lĩnh vực nói chung, trong đó có hoạt động thông tin - thư viện Trong bối cảnh

toàn cầu hóa đang diễn ra rộng khắp, đã xuất hiện xu hướng định hình một xã

hội thông tin ở từng quốc gia Điều này đặt ra những yêu cầu đối với việc khai thác và sử dụng thông tin, coi đó như một nguồn lực cơ bản và quan trọng để

phát triển kinh tế - xã hội

Tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc

cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự ra đời của nhiều ngành khoa học mới

đã làm cho khối lượng thông tin gia tăng nhanh chóng, dẫn đến hiện tượng bùng nỗ thông tin Sự tăng lên không ngừng của khói lượng tri thức khoa học,

đặc biệt là thông tin khoa học và công nghệ đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện Cơ quan thông tin - thư viện đã giúp cho

sự lựa chọn của người dùng tin sử dụng nguồn thông tin khổng lồ đó được

thuận lợi và nhanh chóng hơn

Thư viện Viện Sử học ra đời vào năm 1953 tại Tân Trào (Tuyên Quang)

cùng với sự thành lập Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa - tổ chức tiền thân của Viện Sử học và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (viết tắt KHXH) Trong hơn 60 năm hoạt động, thư viện Viện Sử học ngày càng phát triển về mọi

mặt, là thư viện chuyên ngành có vị trí quan trọng trong hệ thống thư viện của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có chức năng thu tha

Trang 7

bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, trong những năm gần

đây, hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện Viện Sử học nói chung còn

nhiều hạn chế, chưa phát huy tối đa được vai trò của một thư viện đầu ngành trong lĩnh vực sử học của nước nhà trong việc thực hiện và phổ biến các

chuẩn nghiệp vụ; công tác phát triển nguồn lực thông tin chưa theo kịp tốc độ gia tăng nhu cầu tin của người dùng tin, nhiều mảng tài liệu chưa được tổ

chức và khai thác (như việc cập nhật thông tin từ các tài liệu, sách báo nước

ngoài, các luận án tiến sĩ, các báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học

các cấp ) Do đó, để phục vụ có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học của

Viện Sử học, thư viện Viện Sử học cần phải có những giải pháp cụ thé dé

tăng cường hoạt động thông tỉn - thư viện của mình

Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, với mong muốn góp phần nâng

cao chất lượng hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện Viện Sử học, tác giả chọn đề tài: “Hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện Viện Sứ học Việt Nam” lam dé tài nghiên cứu của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến van dé nghiên cứu về hoạt động thông tin - thư viện đã có các tác giả nghiên cứu, các bài viết và công trình khoa học được tông quan

theo từng phương diện sau:

Nghiên cứu về hoạt động thông tin - thư viện trong bồi cảnh hiện nay: - Bài viết “Các biện pháp phát triển sự nghiệp thư viện - thông tin trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước " của tác giả Bùi Loan Thùy,

Phạm Tắn Hạ (Tập san Thư viện - Thư viện Quốc gia Việt Nam, số 1/2004,

Trang 8

nghiệp thông tin - thư viện, phát triển tự động hóa, hiện đại hóa hạ tầng cơ sở

thông tin, mở rộng hợp tác quốc tế

- Bài viết “Bồi cảnh hoạt động thông tin - thư viện trong thời kỳ công

nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” của PGS.TS Bùi Loan Thùy (Tập san Khoa học xã hội và nhân văn, số 24/2003, Tr 80-87) đã khái quát được hoạt

động thông tin - thư viện nói chung trong bối cảnh đất nước chuyển mình thời

kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa

- Luận án tiến sĩ “Quản lý thư viện hiện đại tại Viét Nam” cia tac gia

Nguyễn Văn Thiên đã đề cập đến những vấn đề cơ sở lý luận về thư viện hiện

đại như khái niệm, đặc điểm và những yêu cầu đối với các yếu tố cấu thành cũng như yêu cầu đối với các hoạt động trong thư viện hiện đại

- Tháng 12 năm 2017, Trường Đại học Đả Nẵng tổ chức hội thảo “7úc

động của cuộc cách mạng 4.0 đến hoạt động thông tin - thư viện” Nhiều

tham luận khoa học đã được trình bày trong hội thảo hướng đến mục tiêu đáp

ứng các yêu cầu đổi mới trước xu thế phát triển của khoa học công nghệ và kỹ

thuật, nâng cao rõ rệt chất lượng hoạt động trong lĩnh vực thông tin thư viện - Tháng 12 năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thao

khoa học với chủ đề “Phát triển và đổi mới hoạt động thư viện trong thời kỳ

mới” đã đánh giá thực trạng hoạt động của các loại hình thư viện, xác định

những yêu cầu của xã hội đặt ra với thư viện và mô hình hoạt động thư viện trong thời kỳ mới

Các bài viết trên đã khái quát, đánh giá được thực trạng của các loại hình thư viện hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

Trang 9

cụ thể hơn

Nghiên cứu về hoạt động thông tin - thư viện tại cơ quan, tổ chức:

- Bài viết “Thực trạng tổ chức và hoạt động thông tin - thư viện trong hệ

thống y tế ở Uiệt Nam ” của tác giả Nguyễn Trung Thành, Đặng Thị Hơn (Tạp

chí Thư viện Việt Nam, số 6/2010) đã đề cập đến thực trạng tình hình triển

khai và ứng dụng công nghệ thông tin (viết tắt CNTT) trong hoạt động thông,

tin - thư viện tại các thư viện trong hệ thống y tế ở Việt Nam Tuy nhiên, tác

giả chưa đưa ra được các giải pháp khắc phục hạn chế cũng như để tăng

cường hơn nữa hoạt động của khối thư viện chuyên ngành này

- Bài viết “Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện tại các trường đại học phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ” của PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt đã phân tích các yêu cầu đối với hoạt động thông tin - thư viện tại các trường đại học Việt Nam khi chuyển đổi từ niên chế sang đảo tao theo học chế tiến chỉ Tuy nhiên, với dung lượng của bài báo khoa học, vấn đề mới chỉ được đề cập

ở mức độ khái quát

- Bài viết “Một số vấn đề về công tác tổ chức quản lý và hoạt động của

các thư viện thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam” của tác giả Lê Thị Lan

(Kỷ yếu hội thảo Thực trạng và giải pháp đổi mới mô hình tổ chức quản lý và

phương thức hoạt động thư viện Việt Nam, 2015) đề cập đến thực trạng về

công tác tổ chức quản lý và hoạt động tại các thư viện chuyên ngành nằm

trong hệ thống thư viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và

đưa ra một số giải pháp khắc phục những tồn tại

- Bên cạnh đó còn có một số luận văn thạc sĩ khoa học thư viện nghiên

Trang 10

nước ” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhị, bảo vệ năm 2002

- Luận văn thạc sĩ “Tăng cưởng hoạt động thông tin thư viện tại Viện

kinh tế thế giới ” của tác giả Nguyễn Thị Phương Mai, bảo vệ năm 2005

- Luận văn thạc sĩ “Tăng cưởng hoạt động thông tin thư viện tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á phục vụ quá trình hội nhập khu vực” của tác giả Ngô Minh Hải, bảo vệ năm 2005

- Luận văn thạc sĩ “Tăng cường hoạt động thông tin thư viện tại trung

tâm thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa ở Học viện An ninh nhân dân” của tác giả Hoàng Thị Dung, bảo vệ năm 2010

- Luận văn thạc sĩ “Tăng cường hoạt động thông tin thư viện tại Ưiện

công nghệ thông tin thư viện y học trung ương ” của tác giả Dương Thị Thu

Bảo, bảo vệ năm 2012

~ Luận văn thạc sĩ lăng cường hoạt động thông tin thư viện tại trường

cao đẳng Sơn La đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ” của tác giả

Nguyễn Văn Thành, bảo vệ năm 2016

Các luận văn, công trình khoa học trên đã đề cập đến thực trạng hoạt động thông tin - thư viện, nhắn mạnh đến vấn đề phát triển nguồn lực thông

tin; hoàn thiện, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện, đây

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng nâng cao năng lực của cán thư viện Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đã đưa ra được những giải pháp

nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động thông tin - thư viện và giải quyết từng,

vấn dé cu thé 6 mỗi cơ quan đơn vị

Nhu vay, có thể thấy đã có những công trình nghiên cứu về hoạt động

Trang 11

hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện Viện Sử học, vì vậy hướng nghiên

cứu của đề tài này là mới, không trùng lặp Tác giả đề tài “Hog động thông tin - thư viện tại thư viện Viện Sử học ” sẽ kế thừa những vấn đề lý luận từ những công trình khoa học của các tác giả trước và phát triển hơn về lý luận

hoạt động thông tin thư viện, đồng thời triển khai các nhiệm vụ nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động thông tin thư viện tại thư viện Viện Sử học

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thông tin - thư viện

~ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại thư viện Viện Sử học hiện nay (2019) 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích:

Đề tài nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường hiệu

quả hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện Viện Sử học - Nhiệm vụ:

+ Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động

thông tin - thư viện

+ Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Viện Sử học trong giai đoạn hiện nay

+ Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thông tin -

thư viện tại thư viện Viện Sử học 5 Phương pháp nghiên cứu ~ Phương pháp luận:

Luận văn đã sử dụng phương pháp luận triết học Mác - Lê nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề liên

Trang 12

- Phương pháp cu thé

+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tác giả nghiên cứu thu thập thông tin từ những tài liệu khác nhau như tạp chí, báo cáo khoa học, các tác phẩm

khoa học có liên quan đến chủ đề nghiên cứu

+ Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả thực hiện điều tra bằng phiếu

hỏi, xây dựng mẫu phiếu hỏi đối với số lượng bạn đọc cụ thể tại Viện Sử học

+ Phương pháp quan sát: thực hiện quan sát trực tiếp tại thư viện Viện

Sử học

+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu thu thập từ phiếu điều tra 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về mặt lý luận:

Đề tài hệ thống hóa và làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về

hoạt động thông tin thư viện

- Về mặt thực tiễn:

+ Đề tài làm rõ các yêu cầu đối với hoạt động thông tin - thư viện tại

Viện Sử học

+ Làm rõ thực trạng hoạt động thông tỉn - thư viện tại Viện Sử học, phân

tích các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân;

+ Đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

thông tin - thư viện nói chung và tại Viện Sử học nói riêng

7 Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện Viện Sử học đã và đang đóng góp tích cực phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, học tập và giảng dạy của Viện

Trang 13

thời những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông tác động sâu

sắc đến mọi hoạt động nghiệp vụ thư viện nhưng hoạt động tại thư viện Viện Sử học còn tồn tại nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu tin của bạn đọc

Nếu có những giải pháp cụ thể như: xây dựng chính sách phát triển nguồn tin

hợp lý, phát huy nhân tố con người trong hoạt động thư viện, đa dạng hóa sản

phẩm và dịch vụ thư viện, đây mạnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông

tin vào các hoạt động nghiệp vụ thì sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động và phục

vụ tốt hơn nhu cầu người dùng tin tại Viện Sử học

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở dau, phan kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 03 chương :

Trang 14

Chuong 1

HOAT DONG THONG TIN - THU VIEN VOI NHIEM VU

NGHIEN CUU TAI VIEN SU HOC

1.1 Những vấn đề chung về hoạt động thông tin - thu viện

1.1.1 Khái niệm thư viện, hoạt động thông tin - thư viện Khái niệm thư viện

Danh từ thư viện có gốc từ một danh từ Hy Lạp cổ: Bibliothêka Đó là

một danh từ ghép từ hai chữ: Biblio là sách và Thêka là bảo quản Như vậy, theo quan niệm của người phương Tây cổ đại thì thư viện có nghĩa là nơi bảo

quản sách Sau này, trong một số ngôn ngữ ở Châu Âu, thư viện đã có cách đọc và cách viết tương tự như từ gốc Hy Lạp Chẳng hạn như trong tiếng

Pháp: Thư viện là bibliothèque, trong tiếng Nga là biblioteka [32, tr.11] Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5453 - 1991, thư viện được xác định là: “Cơ quan (hoặc một bộ phận của cơ quan) thực hiện chức năng thu thập, xử lý,

bảo quản tài liệu và phục vụ bạn đọc, đồng thời tiến hành tuyên truyền giới

thiệu các tài liệu đó”

Các định nghĩa trên đều nhìn nhận và xem xét thư viện dưới góc độ vai

mà chưa đề

trò và và chức năng của thư vi: đến những thành tố của thư

viện Theo quan điểm tiếp hệ thống của nhà thư viện Nga Xtaliarôp, thư viện

được xác định là một hệ thống bao gồm bốn yếu tó: tài liệu, người đọc, người cán bộ thư viện và cơ sở vật chất kỹ thuật Bốn yếu tố này gắn kết chặt chẽ với nhau, trong đó tài liệu là nền tảng vật chất của hệ thống, người đọc là mục

tiêu vận hành của hệ thống, cán bộ thư viện có vai trò là người điều khiển,

vận hành hệ thống và cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố đảm bảo sự vận hành,

Trang 15

Bao hàm và khái quát đầy đủ nhất bản chất của thư viện, UNESCO (Tổ

chức Văn hóa Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc) đã đưa ra định nghĩa

sau: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác kể cả đồ họa, nghe

nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải tri” [32, tr.13 - 14]

Khái niệm hoạt động

Theo Dai 0ừ điển tiếng Liệt do Nguyễn Nhu Y chủ biên, khái niệm “hoạt

động” là làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã

hội” [36, tr 24]

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Hoạt động của con người là một

chuỗi các hoạt động tác động vào một đói tượng nhất định nhằm vào mục

đích nhất định và có ý nghĩa xã hội” [tr 34]

Khái niệm “hoạt động” theo quan điểm Triết học được hiểu là một

phương pháp đặc thù của con người trong mối quan hệ với thế giới xung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của

mình Trong mối quan hệ ấy, chủ thể của hoạt động là con người, khách thể

của hoạt động là tất cả những gì mà hoạt động tác động vào, qua đó tạo ra

được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể Mục đích trên đây thể hiện trong nhiều lĩnh vực và trên nhiều dạng hoạt động khác nhau

Tâm lý học lại cho rằng “hoạt động” là một chuỗi các hành động kế tiếp nhau tác động vào một đối tượng nhất định nhằm một mục đích nhất định và

có một ý nghĩa nhất dinh [17, tr.1]

Như vậy, với tư cách là đơn vị cầu thành đời sống xã hội nói chung, đời

Trang 16

động của con người tác động vào một đối tượng nhất định nhằm đạt một mục đích nhất định và có ý nghĩa xã hội nhất định [17, tr.1]

Từ đây có thể thấy những đặc điểm cơ bản của hoạt động: Hoạt động luôn có đối tượng, chủ thể, mục đích Như vậy, chủ thể thông qua hoạt động, tác động vào đối tượng đề đạt được mục đích cuối cùng của mình

Khái niệm hoạt động thông tin - thư viện

“Thông tin” là một khái niệm phức tạp được biểu đạt khác nhau tùy theo

góc độ tiếp cận Tiếp cận dưới góc độ triết học theo nghĩa rộng, có thể coi

thông tin là thuộc tính phản ánh của vật chất Theo nghĩa hẹp dưới góc độ xã hội, thông tin là các tin tức, sự kiện, tri thức được thông báo, được truyền đi, được tiếp nhận và sử dụng bởi con người Tin tức, dữ kiện chỉ thực sự trở

thành thông tin khi nó được truyền đi và được tiếp nhận, sử dụng [17, tr 4]

Hoạt động thông tin là quá trình thu thập, tổ chức, xử lý và phân phối thông tin tới người dùng tin Hoạt động thông tin bao gồm bốn thành tố: nguồn

lực thông tin, người dùng tin, cán bộ thông tin và cơ sở vật chất Bốn thành tố

này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó nguồn lực thông tin và người

dùng tin đóng vai trò quan trọng được coi là yếu tố để đánh giá sức mạnh hoạt động thông tin của một cơ quan Mục đích hoạt động thông tin là đáp ứng tối

đa nhu cầu tin của người dùng tin, từ đó thúc đây sự phát triển của xã hội

Theo nghĩa đó “hoạt động thông tin” là một quá trình tác động, cải biến

thông tin, tri thức theo cách nào đó đề có thê được truyền đi, được nhận và sử

dụng không ngừng với hiệu quả cao Như vậy, hoạt động thông tin sẽ bao

gồm các hành động sáng tạo, thu thập, xử lý, lưu trữ và phô biến thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người sử dụng và duy trì hoạt động sống của

Trang 17

Xuất hiện từ khi loài người có chữ viết và tồn tại để đáp ứng nhu cầu đọc của con người, “thư viện” có thể hiểu một cách khái quát là nơi tàng trữ và sử dụng tài liệu có tính chất tập thể và xã hội Như vậy, “hoạt động thư viện” sẽ phải đảm bảo hai mặt có mối quan hệ hữu cơ là tàng trữ tài liệu và tạo mọi điều

kiện cho người đọc sử dụng tài liệu đó Nói cách khác, “hoạt động thư viện” là

quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến tài liệu cho người đọc [17, tr.5]

Theo TCVN 10274: 2013 do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn;

Văn hóa, Thể thao va Du lich dé ngl

'ổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất

lượng thâm định; Bộ Khoa học và Công nghệ công bố: Hoạt động thư viện

(library activities) là: “Công việc nghiệp vụ do thư viện tiến hành, bao gồm:

thu thập, xử lý, bảo quản và tổ chức sử dụng chung tải liệu trong xã hội”

Hiệu quả hoạt động thư viện (effectiveness of library activities) là: “Mức

độ phù hợp của kết quả hoạt động thư viện về việc đáp ứng nhu cầu của xã

hội theo chức năng, nhiệm vụ của thư viện và sự đầu tư”

Từ những khái niệm và định nghĩa trên, nghiên cứu này tiếp cận hoạt động TT ~ TV theo nội hàm sau: Hoạt động thông tin - thư viện là một quá

trình thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin đáp ứng nhu cầu tin của

người dùng tin trong xã hội Chủ thể của hoạt động thông tỉn - thư viện là cán

bộ thư viện; đối tượng của hoạt động là các loại hình nguồn tin khác nhau; mục đích cuối cùng của hoạt động là sáng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ

thông tin - thư viện nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin Hoạt động thông tin - thư viện được xem xét ở các yếu tố: xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin; xử lý thông tin; tổ chức và sắp xếp các sản phẩm và

dich vụ thông tin thư viện

Trang 18

then chốt quyết định đến sự tồn tại, phát triển và chất lượng của bất kỳ cơ

quan thông tin thư viện nào hiện nay

1.1.2 Vai trò của hoạt động thông tin thu viện

Trong bối cảnh hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ,

khối lượng trí thức khoa học gia tăng không ngừng thì hoạt động thông tin - thư viện ngày càng quan trọng hơn Hoạt động thông tin - thư viện ngoài việc giúp người dùng tin sử dụng nguồn thông tin thuận lợi và nhanh chóng còn có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa của dân

tộc và nhân loại

Hoạt động thông tin - thư viện ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực của đời

sống xã hội, thê hiện ở một số lĩnh vực như sau:

Trong lĩnh vực khoa học

Hoạt động thông tin thư viện có vai trò quan trọng đối với sự phát triển

của khoa học, thể hiện ngay trong quy luật phát triển nội tại của khoa học, đó

là tính kế thừa và tính quốc tế Tính kế thừa thẻ hiện ở chỗ các công trình của

thế hệ sau có thể chọn lọc, hệ thống hóa thành quả nghiên cứu của thế hệ trước, phát hiện thêm thông tin, tạo ra một sản phẩm khoa học mới đề bỗ sung

vào kho tàng trí thức Tính kế thừa là yếu tố quan trọng thúc đây nhanh tiến

bộ khoa học kỹ thuật Tính quốc tế thẻ hiện ở việc ngành théng- tin thu viện

có sự trao đối, hợp tác quốc tế với các ngành/các lĩnh vực khoa học khác nhau trong phạm vi châu lục hay trên thế giới, nhằm mang lại nhiều cơ hội hợp tác và phát triển khoa học cho ngành Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động nghiên

cứu khoa học là một hoạt động đặc thù nhằm thu được những thông tin khoa học mới dựa trên cơ sở kế thừa những trí thức cũ mà xã hội loài người đã tích

Trang 19

Trong lĩnh vực giáo dục

Giáo dục là một hoạt động xã hội, có chức năng chuyển giao thông tin

giữa các thế hệ và là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của xã

hội Bất cứ một hoạt động nào trong giáo dục như giảng dạy, học tập luôn cần đến tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin của thư viện Thư viện đóng vai

trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy Thư viện trở

thành một trong những nơi cung cấp tri thức hiệu quả nhất cho giảng viên và

sinh viên Trong các cơ sở đảo tạo thư viện được coi là “giảng đường thứ hai” có chức năng lưu trữ, bổ sung và cập nhật những thông tin, giáo trình, tai liệu tham khảo, các tư liệu điện tử, phục vụ cho hoạt động tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu khoa học của người học; mở rộng điều kiện học tập cho người học

cả về không gian, thời gian Chính vì vậy, nó được coi là nơi cung cấp nền

tảng kiến thức cho công tác đảo tạo, nghiên cứu, các hoạt động phát triển

khoa học công nghệ và đó là trái tim trí thức của giáo dục

Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát

triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn

thành sự nghiệp dao tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

Hoạt động khai thác thông tin đóng vai trò tích cực vào việc nâng cao chất

lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng day và học tập Dé day va học có

hiệu quả cao thì việc tăng thời gian tự học của sinh viên với sự trợ giúp của

thư viện là điều hết sức cần thiết Bên cạnh đó, người thầy lại tiếp thu những,

kiến thức mà chính mình đang giảng dạy, nhìn nhận chúng qua lăng kính của

người học Để thực hiện tốt điều đó, người thầy không thể không đọc tài liệu,

cập nhật và sử dụng thông tin Có thể nói rằng thư viện có vai trò quan trọng,

trong việc rèn luyện tính độc lập, sáng tạo của sinh viên Người sinh viên phải

Trang 20

những tài liệu tra tìm được ở thư viện Từ đó sẽ xóa bỏ lối học thụ động, khuyến khích việc tự học, tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của sinh

viên Thư viện chính là điểm đến của sinh viên có thái độ học tập đúng đắn

Trong mọi lĩnh vực đời sống

Hoạt động thông tin thư viện có tác dụng quan trọng trong đời sống sinh

hoạt của con người Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin của

con người ngày cảng gia tăng và việc sử dụng thông tin đề lựa chọn sản phẩm và dịch vụ trong cuộc sống cũng đang dần trở nên phổ biến Các thông tin

é, văn hóa được cập nhật nhanh, chính xác giúp con người có định hướng đúng mọi mục đích Các trung tâm thông tin thư viện sẽ gia tăng cơ h n của người dùng tin tới các cơ sở văn hóa, giáo dục nhằm tiếp

nâng cao kiến thức của bản thân phục vụ gia đình và xã hội

Trong nền kinh tế tri thức mới và thời đại công nghệ só, các loại hình thư

viện cũng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ Một nhiệm vụ mới của thư

viện thời kỳ này là phải trở thành môi trường học tập và trung tâm phổ biển

kiến thức cho người dùng tin Muốn thực hiện được chức năng này, thư viện

phải cung cấp các hoạt động đứng đầu trong việc quản lý tri thức Không giống như những tô chức kinh doanh khi lấy mục tiêu của quản lý tri thức là

tạo ra lợi thế cạnh tranh thì đối với thư viện mục tiêu của quản lý tri thức là

nhằm mở rộng khả năng tiếp cận kiến thức cho người dùng tin 1.1.3 Các yếu tố tác động tới hoạt động thông tin thư viện

Trong bối cảnh xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức, thông tin và tri

thức mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nói riêng, và thế giới nói chung Kinh tế tri thức là một nền kinh tế công nghệ cao, sử

dụng chất xám trong mọi lĩnh vực và lấy tri thức làm động lực, công cụ phục

Trang 21

này qua thế hệ khác và thư viện chính là nơi lưu giữ tri thức của mọi thời dai Cũng như các hoạt động khác trong xã hội, hoạt động thông tin - thư viện chịu

sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó trọng tâm vào: 1.1.3.1 Các yếu tố khách quan

Chính trị

Có nhiều quan điểm khác nhau về chính trị Chính trị xét về hình thức

thể hiện là những quan điểm tư tưởng, học thuyết, cương lĩnh, đường lỗi của chính đảng cầm quyền, là chính sách pháp luật của nhà nước Xét về nội

dung, chính trị là những hoạt động và cùng với nó là mối quan hệ giữa các

giai cấp, tầng lớp và giữa các dân tộc liên quan tới quá trình giành, giữ, tổ

chức và thực thi quyền lực nhà nước Như vậy, chính trị thường được xem xét ở các nội dung:

+ Hệ thống quan điểm, đường lối, quyết sách chính trị + Hệ thống các quy phạm pháp luật

+ Các thể chế chính trị

Bất cứ thư viện nào cũng đều chịu sự tác động của yếu tố chính trị Hoạt động thông tin thư viện chịu ảnh hưởng từ yếu tố chính trị thể hiện ở nhiều

phương diện Hệ thống quan điểm, đường lối, quyết sách chính trị; hệ thống các quy phạm pháp luật, các thẻ chế chính trị tác động trực tiếp đến các nội dung liên quan đến thư viện như định hướng phát triển, xây dựng mục tiêu

chiến lược, qui hoạch mạng lưới, xây dựng cơ cấu tổ chức, đầu tư kinh phí,

phát triển nguồn nhân lực

Yếu tố kinh tế

Kinh tế là lĩnh vực chứa đựng nội dung rộng lớn, phong phú và có nhiều

Trang 22

người Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và

xã hội loài người

Kinh tế tác động tới mọi hoạt động trong xã hội, trong đó có thư viện

Yếu tố kinh tế có sự tác động rất lớn đến bất cứ một hệ thống thư viện nào

trong xã hội Kinh tế có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô nhân sự cũng như

kinh phí đầu tư cho các hoạt động của thư viện Hơn thế nữa, yếu tố kinh tế còn tác động trực tiếp tới mức thu nhập của cán bộ thư viện Điều này ảnh

hưởng trực tiếp tới việc đảm bảo những yêu cầu trong tuyển chọn nhân sự

cũng như tâm lý làm việc của người làm thư viện

Yếu tố văn hóa xã hội

'Văn hóa là một khái niệm rộng lớn, với nhiều cách tiếp cận khác nhau

Tuy nhiên, có thể xem xét văn hóa ở các góc độ như: trình độ dân trí,

chuẩn mực giá trị trong quan hệ ứng xử, giá trị văn hóa truyền thống của

dân tộc Thư viện là một thiết chế văn hóa, thể hiện tinh thần của một dân tộc ở mọi thời đại Vì vậy, mọi biến đổi dù tích cực hay tiêu cực của văn

hóa đều ảnh hưởng tới sự nghiệp thư viện Nếu xem xét từ các nội dung

của yếu tố văn hóa xã hội, có thể thấy văn hóa và xã hội có sự tác động lớn đến hoạt động thư viện Những yếu tố như trình độ dân trí, cơ cấu mật độ dân cư sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc qui hoạch mạng lưới, qui mô

đầu tư kinh phí để phát triển Những yếu tố như giá trị văn hóa truyền

thống của dân tộc, sự hình thành và biến động của các tầng lớp xã hội,

phương thức sinh hoạt xã hội có sự ảnh hưởng rất lớn đối với phát triển

các sản phẩm dịch vụ của thư viện Yếu tố khoa học và công nghệ

Trang 23

học và công nghệ đặc biệt là CNTT đã làm thay đổi căn bản hoạt động thư

viện và tạo nên nhiều sự khác biệt giữa thư viện hiện đại và thư viện truyền

thống Càng ở những mức độ ứng dụng cao hơn của KH&CN hoạt động thư

viện càng có nhiều sự thay đổi Những ứng dụng của KHCN đã làm thay đổi

bản chất của hoạt động thư viện

Khoa học và công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu nguồn lực thông tin trong

thư viện Bên cạnh các tài liệu truyền thống là sự xuất hiện của các tài liệu

hiện đại Công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản cách thức tổ chức

thông tin theo hướng tự động hóa, liên kết chia sẻ thông qua ứng dụng máy

tính, phần mềm, kết nối mạng Công nghệ thông tin đã ảnh hưởng trực tiếp

đến các dịch vụ trong thư viện Trong thư viện hiện đại, nhiều dịch vụ thường

mang tính mở, thân thiện và không bị ràng buộc vào các yếu tố như không

gian, thời gian Ví dụ: Thư viện số là mô hình thư viện mà bạn đọc có thể tìm kiếm, sử dụng các tài liệu toàn văn tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào Như vậ) thể thấy, KHCN đặc biệt là CNTT đã có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động

thông tin thư viện

1.1.3.2 Các yếu tổ chủ quan Nguôn lực thông tin

Nguồn lực thông tin được coi là nền tảng cho mọi hoạt động thông tin - thư viện, là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin Đây chính là

công cụ để các cơ quan thông tin - thư viện phục vụ người dùng tin Nguồn

lực thông tin càng nhiều, càng phong phú và đa dạng thì cơ quan thông tin - thư viện đó càng thực hiện tốt vai trò của mình bởi thông tin được coi là

nguồn lực, là sức mạnh của mỗi tổ chức

Một nguồn lực thông tin lớn về số lượng, chuyên sâu vẻ chất lượng và đa

Trang 24

toàn dé hiểu và đúng quy luật bởi con người luôn muốn tiếp nhận những thông tin và kiến thức mới Tuy nhiên, việc tăng cường nguồn lực thông tin phải tuân thủ theo một chính sách phát triển nguồn tài nguyên thông tin hop

lý, đảm bảo 6 nguyên tắc: tính tư tưởng, tính hợp pháp, tính định hướng, tính

khoa học, tính bền vững và tính hệ thống của công tác bỗ sung [29, tr 3] Việc tạo lập và phát triển các nguồn lực thông tin, bao gồm cả truyền

thống và hiện đại sẽ kéo theo sự thay đổi của các hoạt động khác cho phù

hợp Khi nguồn lực thông tin gia tăng thì yêu cầu cần phải tăng cường cơ sở vật chất như kho tàng, giá sách (với nguồn lực thông tin truyền thống), hệ thống máy chủ, máy trạm (với nguồn lực thông tin điện tử) và các trang thiết bị xử lý, bảo quản tài liệu, thông tin Thực tế cho thấy, khi phát triển

nguồn lực thông tin sẽ gia tăng số lượng người dùng tin, số lượt dùng tin Con số này sẽ phát triển hơn nữa nếu nó kết hợp với hệ thống các sản phẩm và

dịch vụ thông tin thư viện chất lượng cao

Tóm lại, chỉ trên cơ sở có một nguồn lực thông tin thích hợp được tạo

nên bởi một chính sách phù hợp mới có thê tạo lập và phát triển được hệ

thống sản phẩm có chất lượng cao, dịch vụ thông tin tốt Nguồn lực thông tin

cũng là thước đo, phản ánh hiệu quả và trình độ phát triển của hoạt động thong tin thư viện của mỗi don vi

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá

trình tạo ra và thực hiện sản phẩm thư viện cũng như quyết định mức độ tổ

chức khai thác và sử dụng nguồn thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin Chính vì vậy, sự tồn tại và phát triển của thư viện bao giờ cũng gắn

liền với việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật Thư viện là ngành

Trang 25

thể thiếu để cầu thành nên một thư viện Nó bao gồm hệ thống các phòng làm

việc của thư viện, phỏng đọc, phòng mượn, kho sách và các trang thiết bị để vận hành hoạt động thư viện Việc tạo nên môi trường tiện nghỉ sẽ giúp khuyến khích quá trình sáng tạo trí thức của người người dùng tin một cách

tối ưu nhất

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động thông

tin — thư viện

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông là một trong những

yếu tố có ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của ngành TT-TV Việt

Nam Những thuật ngữ như “thư viện điện tử”, “thư viện số”, "siêu dữ liệu” đã dần trở nên quen thuộc với cán bộ làm công tác TT-TV Ngày nay, hoạt động TT-TV khó có thể tách rời với việc sử dụng máy tính điện tử, kết

nối mạng nội bộ, mạng internet, khai thác các cơ sở dữ liệu

Ứng dụng CNTT vào các khâu hoạt động của thư viện đã làm thay đổi

về hình thức lưu trữ và tìm kiếm thông tin Khai thác thông tin qua máy tính

giúp cho khả năng truy cập thông tin qua các CSDL trở nên đa dạng, phong

phú với nhiều điểm truy cập khác nhau, có ưu thế nỗi trội hơn hẳn so với bộ

máy tra cứu truyền thống Sự phát triển này kèm theo sự ra đời ngày càng

nhiêu các

mang tin điện tử như đĩa từ, đĩa quang, giúp giảm tải các kho

tàng chứa tài đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao và

phân phói thông tin

Trình độ, năng lực cán bộ thư viện

Luật thư viện quy định rằng, một thư viện được thành lập khi có đủ năm

Trang 26

trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện; người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện; người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ [12]

Trong những yếu tố trên thì trình độ, năng lực của CBTV là yếu tố quan trọng, góp phần đổi mới về chất của hoạt động TT-TV

Trong quá trình hiện đại hóa các hoạt động TT-TV hiện nay, việc xây

dung va phát triển thư viện điện tử/ thư viện số là xu hướng tắt yếu của các

cơ quan TT-TV Với mô hình phát triển này thì vai trò của nhân tố con người cũng có những thay đổi đáng kể Trong mọi hoạt động xã hội, con

người luôn giữ vai trò quyết định sự thành bại Do đó, việc trau dồi kỹ

năng về quản lý thư viện trong thời đại mới, thời đại ứng dụng CNTT ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với CBTV nói chung và cán bộ quản lý nói riêng

Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, sự nhiệt tinh và trách nhiệm

với công việc của cán bộ thư viện có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của

hoạt động Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cũng như yêu cầu

hội nhập đòi hỏi người cán bộ thư viện cần có những kỹ năng nhất định: năng lực chuyên môn, khả năng giao tiếp với NDT, khả năng ngoại ngữ, khả năng

sử dụng trang thiết bị hiện đại để khai thác các nguồn tin

Chính sách của cơ quan chủ quản

Cơ chế chính sách là một trong những yếu tố quyết định đến mọi hoạt

động của đời sống xã hội Có thê thấy rằng, hoạt động TT-TV phụ thuộc rất

nhiều vào chính sách của cơ quan chủ quản Trên cơ sở hệ thống chính sách, các cơ quan tô chức điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với quy định

Trang 27

TT-TV, sự quan tâm của cán bộ lãnh đạo đối với hoạt động thư viện có vai trò rất

quan trọng, Nếu như ban lãnh đạo quan tâm, đánh giá đúng vai trò của thư

viện sẽ ban hành những cơ chế, chính sách đầu tư kinh phí, bố trí nhân lực

phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của thư viện, thúc đây hoạt động thư viện phát triển

Kinh phí đầu tư là một trong những điều kiện đảm bảo sự phát triển hoạt

động TT-TV Ngân sách tài chính cần đảm bảo tính cân đối giữa các loại hình

tài liệu và hình thức truy cập nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng tin Chính vì

vậy đòi hỏi thư viện cần lên kế hoạch và tìm các nguồn hỗ trợ để đảm bảo

kinh phí bố sung nguồn tài liệu cũng như duy trì các hoạt động của thư viện 1.1.4 Yêu cầu đỗi với hoạt động thông tin - thư viện hiện nay

Xu hướng chuyển đôi từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại là

xu hướng tắt yếu của xã hội Chính vì vậy, đề trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực

cho hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng, hoạt động TT-TV của một thư

viện hiện đại cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1.1.4.1 Yêu cầu về các hoạt động nghiệp vụ

Đảm bảo nguôn lực thông tin phong phú, có chất lượng cao

Theo tác giả Nguyễn Văn Thiên [26, tr 61 - 65] liên quan đến nguồn lực thông tin, phát triển nguồn lực thông tỉn trong thư viện ngày nay cần đảm bảo

các yêu cầu sau:

+ Việc thực hiện các khâu công việc liên quan đến phát triển nguồn lực

thông tin trong thư viện hiện đại phải được thực hiện với sự hỗ trợ của máy

tính điện tử và phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực thư viện

+ Nguồn lực thông tin thu thập được ngoài sự phù hợp về nội dung phải

Trang 28

các tài liệu điện tử: Sách điện tử, tạp chí điện tử, CSDL, các tài liệu đa phương tiện

của thư viện, cần

+ Phải có sự thay đổi trong chính sách bồ sung tài

vận dụng linh hoạt các luật, qui định liên quan đến chính sách thông tỉn như

vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ và những chính sách chuyền giao, quản trị

thông tin mới bởi có nhiều sự khác biệt giữa chính sách chuyển giao thông

tin, tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử

+ Nguồn lực thông tin phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chú trọng tới sự liên kết giữa nhiều thư viện nhằm phối hợp bổ sung

chia sẻ các tài liệu điện tử thông qua môi trường mạng

+ Nguồn lực thông tin trong thư viện hiện đại phải được quản lý khoa

học đảm bảo để người dùng có thể truy cập khai thác ở những mức độ khác nhau, không bị giới hạn về không gian thời gian

+ Nguồn lực thông tin phải có sự én định tương đối, đặc biệt là đối với

những tài liệu điện tử Việc phân bổ, quản lý các nguồn ngân sách phải có

tính chủ động, ôn định cao và được đảm bảo trong cơ chế lập kế hoạch

Xứ lý tài liệu và tổ chức thông tin

Các công đoạn của hoạt động xử lý tài liệu, tổ chức thông tin trong thư

viện đại có nhiều thay đổi so với thư viện truyền thống Hoạt động này

được tiến hành với sự hỗ trợ của máy tính và phần mềm thư viện điện tử theo hướng tự động hóa, liên kết và chia sẻ Để đảm bảo được mục tiêu liên kết,

chia sẻ giữa các thư viện vấn đề chuẩn hóa phải được tuân thủ nghiêm túc Nhiều chuẩn, tiêu chuẩn ở những phạm vi khác nhau được áp dụng vào nhiều

khâu công việc của hoạt động biên mục

Theo tac giả Nguyễn Văn Thiên [26] tương tự như các hoạt động chuyên

Trang 29

thông tin trong thư viện ngày nay phải được thực hiện với sự hỗ trợ của máy

tính điện tử và phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực thư viện

Hoạt động xử lý, tổ chức thông tin phải được chuẩn hóa cao thông qua

việc áp dụng các chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế, trong nước về xử lý và tổ chức thông tin Sự chuẩn hóa này sẽ giúp nâng cao chất lượng của hoạt động biên mục, đồng thời là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc chia sẻ thông tin

giữa các thư viện

Hoạt động xử lý, tổ chức thông tin phải được tiến hành bằng nhiều

phương thức khác nhau, trong đó phương thức biên mục tập trung phải được

chú trọng thông qua việc thiết lập các mạng lưới thư viện phối hợp liên kết

chia sẻ siêu dữ liệu

Sản phẩm thông tin kết quả của hoạt động biên mục trong thư viện hiện

đại phải có sự đa dạng Bên cạnh các sản phẩm truyền thống thì các sản phẩm thông tin hiện đại (các CSDL) phải chiếm tỷ lệ chủ yếu

Sản phẩm thông tin - kết quả của hoạt động biên mục trong thư viện hiện đại phải được đảm bảo về chất lượng thông qua nhiều biện pháp của người quản lý như sử dụng các công cụ quản lý truyền thống, ứng dụng CNTT, các

hệ

ống quản lý chất lượng

Mức độ hài lòng của người dùng tin về khả năng đáp ứng của các sản

phẩm thông tin là tiêu chí quan trọng đề đánh giá hiệu quả của việc quản lý

hoạt động xử lý tài liệu và tổ chức thông tin trong thư viện hiện đại Vì, phần

lớn các sản phẩm thông tin là kết quả của hoạt động xử lý tài liệu, tổ chức thông tin đều hướng tới phục vụ người dùng tin

Dịch vụ thông tin thư viện:

Ngày nay những thành tựu của KH&CN được áp dụng vào thư viện đã

Trang 30

nay cần có sự đa dạng Với sự ứng dụng của CNTT, bên cạnh các dịch vụ

truyền thống đòi hỏi các thư viện phải tạo lập ra nhiều dịch vụ mới có sự ứng

dụng của công nghệ Chất lượng của dịch vụ phải được nâng cao theo hướng ứng dụng công nghệ, tự động hóa tạo nên môi trường tương tác cao giữa người dùng tin và thư viện thông qua môi trường mạng, hạn chế những khó

khăn về không gian thời gian Chất lượng phải được đảm bảo thông qua các công cụ kiểm soát hay các hệ thống quản lý chất lượng

Dịch vụ trong thư viện hiện đại không chỉ hướng đến mục tiêu là sử

dụng kiến thức mà còn thúc đây tạo ra trí thức Người dùng tin không chỉ thụ

hưởng dịch vụ thư viện một cách thụ động, một chiều mà có thể tham gia

nhiều hơn vào quá trình thông tin như bàn luận, trao đổi, và phát triển những,

ý tưởng mới [26]

1.1.4.2 Yêu cầu về nguôn nhân lực

Những thay đổi về nhiều mặt trong hoạt động thư viện hiện nay đặt ra

những yêu cầu về nhân lực Trước hết là về mặt cơ cấu, cơ cầu nhân lực hợp

lý trong thư viện hiện nay phải gồm những người được đào tạo từ nhiều lĩnh vực ngành nghề, trong đó đóng vai trò chủ chót (không thẻ thiếu) là hai lĩnh

vực thông tin thư viện và công nghệ thông tin

'Về chất lượng nhân lực, tác giả Nguyễn Văn Thiên [26] cho rằng nhân

lực trong thư viện hiện nay cần phải có đủ khả năng thực hiện các nhóm công việc chính của thư viện hiện đại bao gồm: Thu thập thông tin; Tao lập ra các

sản phẩm thông tin; Phân tích biến đổi tạo ra giá trị gia tăng về nội dung thông tin; Là người truyền thông kết nối người dùng tin với nguồn lực thông

tin của thư viện thông qua các dịch vụ Nhân lực phải được thường xuyên đào

tạo bồi dưỡng cập nhật nâng cao trình độ nhằm đáp ứng những thay đổi nhanh

Trang 31

trong thư viện hiện đại phải được tổ chức dựa trên một mô hình cơ cấu tổ

chức hợp lý có tính linh hoạt cao, đáp ứng được những yêu cầu thay đổi nhanh chóng về chuyên môn của thư viện hiện đại đồng thời phát huy được tối đa khả năng của người lao động

1.1.4.3 Yêu cầu về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất trong thư viện ngày nay có nhiều thay đổi so với thư viện

truyền thống Vì vậy, yêu cầu về cơ sở vật chất trong thư viện hiện đại cũng

có nhiều yêu cầu khác nhau

Trước hết là tính toàn diện trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của thư viện hiện đại Tiêu chí này nhằm đảm bảo sự đầy đủ của các hạng mục đầu tư cần thiết về cơ sở vật chất để một thư viện có thể vận hành Tiêu chí toàn diện ở đây cần được hiểu một cách linh hoạt và phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể mà

thư viện hướng tới

Tính đồng bộ trong các yếu tố cấu thành cơ sở vật chất cũng là tiêu chí rất quan trọng khi đánh giá hiệu quả quản lý cơ sở vật chất của thư viện hiện

đại Tiêu chí này nhằm đảm bảo để các thành tố thuộc cơ sở vật chất của một thư viện hiện đại có thể kết hợp, tích hợp với nhau tạo thành một chỉnh thể

thống nhất hoạt động Hạn chế những bắt cập giữa thiết bị và phần mềm hay giữa các thiết bị với nhau không có sự tương thích

Tính ôn định là tiêu chí tiếp theo khi đánh giá hiệu quả quản lý cơ sở vật

Trang 32

1.1.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động thông tin - the viện chuyên ngành

Đánh giá hoạt động thông tin thư viện là một khâu có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác thư viện hiện nay Có thể nói đây là một trong những hoạt

động quan trọng không chỉ đối với các cơ quan thông tin thư viện mà còn đối

với cả các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách cho sự phát triển

của hệ thống thư viện của một quốc gia, bởi lẽ việc xây dựng các tiêu chí

đánh giá sẽ tạo ra một công cụ đo lường hỗ trợ cho các thư viện, trung tâm

thông tin - thư viện, các nhà quản lý nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt

động thông tỉn thư viện ở cả tầm vĩ mô và vi mô

Có nhiều phương pháp đánh giá và có nhiều bộ tiêu chí đánh giá hiệu

quả hoạt động của thư viện Hiệp hội thư viện quốc tế (IFLA) đưa ra bộ chỉ số

Trang 33

Trên cơ sở Bộ chỉ số đánh giá hoạt động, Hội Thư viện Việt Nam đã lựa

chọn 12 trong 24 chỉ số, mỗi chỉ số đều có mục đích đánh giá, tiêu chí đánh

giá, dữ liệu cần thiết và công cụ thu thập dữ liệu, phương pháp tính

12 chỉ số trong Bộ chỉ số của Việt Nam bao gồm: Chỉ số 1: Khả năng tiếp cận với thư viện

Chỉ số 2: Vốn tài

ệu

Chỉ số 3: Lượt sử dụng thư viện

Chỉ số 4: Tham khảo tài liệu tại thư viện

Chỉ số 5: Lưu hành tài liệu

Chỉ số 6: Công nghệ

Chỉ số 7: Các hoạt động do thư viện tổ chức

Chỉ số §: Đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thư viện Chỉ số 9: Đáp ứng nhu cầu sử dụng của cộng đồng Chỉ số 10: Các kỹ năng mới

Chỉ số 11: Nâng cao dân trí

Chỉ số 12: Trỉ thức bản địa và thông tỉn địa phương

Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá như trên chủ yếu dành để đánh giá hoạt

động TT- TV của các thư viện công cộng Đối với hệ thống thư viện chuyên ngành, tiêu chí đánh giá được xây dựng trên cơ sở hệ thống đánh giá trên, kết

hợp với thực tiễn/đặc thủ riêng của mình

Trang 34

"Nhóm tiêu chí về chất lượng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;

Nhóm tiêu chí về mức độ đáp ứng thông tin;

Nhóm tiêu chí về mức độ đâu tư của cơ quan chủ quản đến hoạt động

TT - TƯ;

Những tác động, hiệu ứng mà hoạt động thư viện mang lại

Chất lượng của các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thé hiện ở các

tiêu chí:

+ Công tác xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin, chiến lược phát triển nguồn lực thông tin rõ ràng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đặc điểm

nhu cầu tin của NDT mà thư viện có trách nhiệm phục vụ Đặc biệt, việc xây

dựng và phát triển nguồn lực thông tin còn phải phù hợp với điều kiện tài

chính của thư viện

+ Công tác xử lý tài liệu cần được đảm bảo 4 tiêu chí: tính chính xác,

tính đầy đủ, tính cập nhật, tính hệ thống

+ Công tác lưu trữ và bảo quản tài liệu cần đảm bảo yêu cầu về quản lý

tài liệu trong kho; đảm bảo các trang thiết bị để hỗ trợ lưu trữ bảo quản tài

liệu và các biện pháp kỹ thuật về bảo quản lưu trữ tài liệu

+ Công tác tìm và phổ biến thông tin cần đáp ứng các yêu cầu như: bộ

máy tra cứu linh hoạt, sản phẩm và dịch vụ thông tin đa dạng, kịp thời đáp

ứng về nhu cầu của người dùng tỉn

Mức độ đáp ứng nhu câu thông tin thể hiện ở các tiêu chí

+ Mức độ sử dụng nguồn lực thông tin của người dùng tin được xem xét trên các phương diện như: lượt người dùng tin đến sử dụng thư viện, lượt người dùng tỉn truy cập khai thác tài liệu qua hệ thống InterneU trang thông

Trang 35

dụng nguồn lực thông tin của NDT còn thê hiện qua tần suất sử dụng thư viện

và sử dụng tải liệu quay vòng tại thư viện

+ Mức độ hải lòng của NDT khi sử dụng thư viện được đánh giá sau khi NDT sử dụng thư viện và các sản phẩm, dịch vụ thư viện Tiêu chí này

được đánh giá thông qua thang điểm đánh giá đối với từng sản phẩm, dịch

vụ TTTV

Mức độ đầu tư của cơ quan chủ quản đến hoạt động thông tin — thư viện

Đây vừa là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TT - TV và cũng là một

trong những tiêu chí đánh giá hoạt động TT - TV của mỗi cơ quan Bởi lẽ, hoạt động TT - TV đòi hỏi một sự quan tâm đầu tư từ phía cơ quan chủ

quản, đặc biệt là nhân lực, vật lực và tài lực Tuy nhiên, đối với nhiều cơ quan, hoạt động TT - TV chỉ là một phần trong rất nhiều các hoạt động khác Như vậy, nếu như hoạt động TT - TV không thể hiện được vị trí, vai

trò, chức năng của mình đối với các hoạt động chung của cơ quan chủ

quản thì mức độ đầu tư, sự ưu tiên của cơ quan chủ quản đối với hoạt

động thư viện sẽ giảm sút, thậm chí là sẽ bị sáp nhập với các đơn vị khác, loại bỏ khỏi hoạt động chung của cơ quan chủ quản Chỉ tiêu về mức độ đầu tư của cơ quan chủ quản với hoạt động TT - TV được nhìn nhận

thông qua các con số về mức độ đầu tư như: kinh phí chỉ cho các hoạt

động thư viện, nguồn nhân lực thư viện, cơ sở vật chất qua từng năm, từng giai đoạn nhất định

Những tác động, hiệu ứng mà hoạt động thư viện mang lại

Nhóm tiêu chí này nhằm đánh giá hoạt động TT ~T V dựa trên việc xác

Trang 36

viện mang lại

Trong nghiên cứu này, tác giả đã khái quát chung tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động TT ~ TV của thư viện chuyên ngành qua bảng sau:

Bảng 1.1: Khung tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện chuyên ngành - đa ngành TT Nhóm tiêu 'Tên tiêu chí Nội dung đánh giá Khía cạnh đánh chí giá Chiến lược phát triển nguồn lực | Tính hợp lý thông tin k2 Tính đây đủ

Công tác xây| | Tính phong phú, đa

dựng và phát| Chất lượng, mdi | aang

triển _ nguồn | dung thôngtin Ta

lực thông tin Tính cập nhật Tính phù hop Hiệu quả trong phát

triển nguồn lực | Tính cân đối hài hòa thông tin

- Tính chính xác

Chất lượn| | Xử lý hình thức và | Tính đầy đủ

của các hoạt coe tác xử lý Í vy lý nội dung tài | Tỉnh cập nhật

! done — "¬ liệu Tính hệ thông

nen Tính chuẩn hóa

Công tác lưu trừ và bảo quản tài liệu

Đảm bảo yêu câu về

quản lý tài liệu | Tính đầy đủ

trong kho

Đảm bảo các trang | Tính đây đủ

Trang 37

Nhóm tiê Khía cạnh đánh TTỊ “hom 84 | Tạn tiêu chí - | Nội dung đánh giá chi scan aan gi thong tin Tính cập nhật Tính kịp thời Sản phẩm và dịch | Tính đầy đủ vụ TVTT Tinh da dang Tính thân thiện Lượt người dùng tin đến sử dụng thông tin Mức độ sử | LƯỢt người ùn tin à |sử dụng thông tin dụng nguồn

lực thông tin 1A MANS —| Tính thường xuyên

Mức độ đáp|của — người | Lượt thông tài

ứng nhu cầu | dùng tin liệu được phục vụ 2 thông tin của jun người ding tin —

thư viện Lượt tài liệu quay

vòng được sử dụng tại thư viện

Khi tiếp cận thư

Mức độ hải |viện Theo thang điểm

lòng của người | Khi sử dụng các sản | đánh giá qua khảo

dùng tin phẩm, dịch vụ | sátnhu cầu tin

TVTT của thư viện

So với các đơn Tính đầy đủ

e độ aay [Vi khác trực

Mức độ đầu |1 Tính ưu tiên

tư của cơ -

3 |quan cha So sánh với Tính đồng bộ —

quản đến hoat | °° h các cơ quan Tính đây đủ,

động TVTT | TV++ khác Tính thường xuyên

Tính bền vững

, - |Đối với hoạt| L9 đồng lực nâng

Tác - động | an động quản lý C| cao chất lượng các ông khá

higu img cita | °° hoạt động khác ch ta 4 thư — viện | CÓ - = | dao tao, F— "| Nang cao chất ——| Tỉnh hiệu qua

mang lại nghién khoa học off) ong ngudn nhân 1 s nà

lực

Trang 38

Nhóm tiê nan

TTỊ ` MEẾM Í Tận tiêu chí - | Nội dung đánh giá chí ia cạnh đán tr Nâng cao vị thể của

thư viện

Đôi với kinh tê

= tan Tinh lan toa xã hội

1.2 Khái quát về Viện Sử học và thư viện Viện Sử học

1.2.1 Sơ lược về quá trình xây dựng và phát triển của Viện Sử học và

thư viện Viện Sử học

'Viện Sử học mà tiền thân là Tổ Lịch sử thuộc Ban nghiên cứu Lịch sử -

Địa lý - Văn học (sau đổi thành Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa) được thành

lập ngày 2-12-1953 tại chiến khu Việt Bắc theo Quyết định số 34 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Sang năm 1959, để

đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa hoc

xã hội phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp

đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 4 - 3 - 1959, Chủ

tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh thành lập Ủy ban Khoa học Nhà nước trực thuộc Hội đồng Chính phủ Phòng Lịch sử cùng với các bộ phận nghiên cứu về Văn học, Địa lý của Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa được

chuyển từ Bộ Giáo dục sang Ủy ban Khoa học Nhà nước Ngày 6-2-1960,

Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 039-TTg thành lập J7ển Sứ học thuộc

Ủy ban Khoa học Nhà nước Quyết định quy định nhiệm vụ của Viện Sử học

là: “Căn cứ vào đường lối của Đảng và Chính phủ, nghiên cứu lịch sit theo quan điển của chủ nghĩa Mác - Lônin, phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

Trang 39

Trải qua nhiều lần thay đồi, đến nay cơ cấu tổ chức của Viện Sử học bao

gồm Hội đồng khoa học, 9 phòng nghiên cứu và nghiệp vụ : Phòng nghiên

cứu Lịch sử Cổ - trung đại Việt Nam, Phòng nghiên cứu Lịch sử Cận đại Việt Nam, Phòng nghiên cứu Lịch sử Hiện đại Việt Nam, Phòng nghiên cứu Lịch sử địa phương và chuyên ngành, Phòng nghiên cứu Lịch sử thế giới, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế, Phòng hành chính - tổ chức, Phòng thông tin - thư viện

Sơ đồ I: cơ cấu tổ chức của Viện Sử học

Quản ra

Chức năng, nhiệm vụ của Viện Sử học:

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước cũng như vai trò ngày

càng quan trọng của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 26 tháng 12 năm 2012, Thủ tướng,

Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2012/NĐ-CP Vẻ việc quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã

hội Việt Nam Trên cơ sở Nghị định số 109/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 27 tháng 02 năm 2013 Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã

ra Quyết định sé 258/QD-KHXH Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn

Trang 40

- Vị trí, chức năng:

+ Viện Sử học là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về

khoa học lịch sử, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về khoa học lịch sử, tham gia phát triển tiềm lực khoa học lịch sử của cả nước

+ Viện Sử học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, hoạt động từ ngân sách nhà nước, là đơn vị kế hoạch tài chính của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

+ Viện Sử học có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội; tên giao dịch

quốc tế bằng tiếng Anh: Institute of History

- Nhiệm vụ và quyên hạn:

+ Trình Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chiến lược,

quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm của Viện Sử học và tổ chức thực

hiện sau khi được phê duyệt

+ Nghiên cứu cơ bản về những vấn đề lịch sử trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm làm rõ sự thật lịch sử, từ đó phát hiện những quy luật, tìm ra những bài học bổ ích, những di sản lịch sử cần kế thừa góp phần

vào việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội hiện tại và những dự án cho tương lai

+ Tổ chức nghiên cứu những vấn đề lý luận và phương pháp luận sử học,

phê phán các quan điểm phi lịch sử hoặc bóp méo, xuyên tạc lịch sử

+ Nghiên cứu, biên soạn, giới thiệu lịch sử Việt Nam từ cỗ đại đến hiện

Ngày đăng: 13/10/2022, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN