1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại học viện Khoa học Quân sự

132 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Thông Tin - Thư Viện Đáp Ứng Yêu Cầu Đào Tạo Theo Học Chế Tín Chỉ Tại Học Viện Khoa Học Quân Sự
Tác giả Tạ Thị Mai Hiền
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Quý
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học thư viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 36,65 MB

Nội dung

Luận văn Hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại học viện Khoa học Quân sự nghiên cứu hệ thống hóa đầy đủ những vấn đề lý luận về hoạt động thông tin - thư viện trong môi trường giáo dục đại học theo phương thức đào tạo tín chỉ; nghiên cứu cơ sở thực tiễn và thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Khoa học Quân sự; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Học viện.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

TA THI MAI HIEN

HOAT DONG THONG TIN

ĐÁP ỨNG YÊU CAU DAO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUẦN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

TA THI MAI HIEN

HOAT DONG THONG TIN - THU VIEN

DAP UNG YEU CAU DAO TAO THEO HQC CHE

TAL HQC VIEN KHOA HQC QUAN SU

PHU LUC LUAN VAN

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

TA THI MAI HIEN

HOAT DONG THONG TIN — THU VIEN

ĐÁP ỨNG YÊU CAU DAO TAO THEO HQC CHẾ TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUẦN SỰ

Chuyên ngành: Khoa học thư viện 6: 8320203

LUẬN VĂN THAC SI KHOA HOC THU’ VIEN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tran Thi Quý

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Quý Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những phần sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này./

‘Tac gid luận văn

Trang 5

MUC LUI LOICAM DOAN MUC LUC 3 DANH MUC CAC BANG, BIEU DO 8 MO DAU 10

Chương 1: HOẠT ĐỌNG THÔNG TIN - THU’ VIEN TRUGC YEU CAU DAO TAO THEO HQC CHE

TÍN CHÍ TẠI HỌC VIEN KHOA HỌC QUẦN SỰ 16

1.1 Những vấn đề lý luận chung 16

i nigm hoat déng 16

16 18 1.2 Các yếu tổ tác động đến hoạt động thông tin - thư viện theo tín chỉ 19

1.2.1 Chính sách của cơ quan chủ quản 19

1.2.2 Nhu cầu và năng lực thông tin của người dùng tin 19 1.2.3 Co sé vat chat, ha ting céng nghệ thông tin 20

1.2.4 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin 20

1.2.5 Chất lượng nguồn nhân lực 21

1.2.6 Ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ 21

1.3 Các yêu cầu dé đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện đại học 2 1.3.1 Nhóm yêu chất lượng hoạt động nghiệp vụ 21

1.3.2 Nhóm yêu ộ đáp ứng nhu cầu thông tin 24

1.3.3 Nhóm yêu iu tur của cơ quan chủ quản 24

1.3.4 Nhóm tác động, hiệu ứng hoạt động thông tỉn thư viện mang lại 25 1.4 Thư viện Học viện Khoa học Quân sự trước yêu cầu đào tạo theo tín chỉ 26 1.4.1 Đảo tạo theo học chế tín chi tại Học viện Khoa học Quân sự 26 31 3 3

¡ Học viện Khoa học Quân sự — 36 tạo của Học viện 36

1.5.2 Nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin 38

Tiểu kết + 40

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC

QUẦN SỰ 4

2.1 Hoạt động xây dựng và phát triển vốn tài liệu 4

2.1.1 Cơ cầu vốn tài liệu 42

2.1.2 Chinh sách phát triển vốn tài liệu 47

2.2 Công tác xử lý tài liệu của Thư viện 51

2.2.1 Xử lý hình thức của tải liệu 51

2.2.2 Xử lý nội dung tài liệu 52

2.2.3 Sản phẩm thông tin - thư viện sau hoạt động xử lý tài liệu 55

2.3 Hoạt động tổ chức và bảo quản vốn tà 59

2.3.1 Tổ chức kho 59

2.3.2 Bao quan tài liệu và @

2.4 Tổ chức các dịch vụ thông tin - thư viện 6

2.4.1 Dịch vụ đọc tại 6

2.4.2 Dịch vụ mượn về nhà 64

2.4.3 Dịch vụ hỏi đáp thông tin 65

2.4.4 Dịch vụ tra cứu mạng Internet 66

Trang 6

2.5.2 Trình độ nhân lực thông tin - thu viện 67 70

công nghệ thông tin 72

lêm nhu cầu tin của người dùng tin B

: chung về hoạt động thông tin - thư T1

2.6.1 Điểm mạnh 7

2.6.2 Điểm yếu 78

2.6.3 Nguyên nhân 8

Tiểu kết 84

: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG HOẠT DONG THÔNG TIN - THƯ VIÊN DAP UNG YEU CẢU ĐÀO TẠO THEO HỌC CHE TIN CHÍ TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ 85

su cả về lượng và chất đáp ứng đào tạo theo tín chỉ 85

ung cần phù hợp với dé cương môn học theo tín chỉ 85

3.1.2 Đây mạnh phát triền nguồn tài $6

3.1.3 Phát triển nguồn lực thông tin s 86

3.1.4 Tăng cường hợp t 89

3.1.5 Chú trọng công tác 90

3.2 Tổ chức kho tài liệu tra cứu và chú trọng công tác bảo quản tài liệu 91

liệu tra cứu 91

3.2.2 Chú trọng công tác bảo quản tài liệu 91

3.3 Hoàn thiện và đa đạng hóa sản phẩm thông tin - thư viện phù hợp với đào tạo tin chi9 1 3.3.1 Hoàn thiện các sản phẩm thông tin - thư viện 91

3.3.2 Da dang hóa các sản phẩm thông tin - thư viện 92

3.4 Da dang héa céc djch vụ thông tìn - thư viện phù hợp với đào tạo tín chỉ -93

3.4.1 Phát triển dịch vụ mượn liên thư viện 93

ig cấp thông tin theo chuyên đề 94

in ấn, sao chụp tài liệu 94 thông tin 95

Tăng cường hiện đại hóa và chuẩn hóa hoạt động thông tin - thư viện 95 3.5.1 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 95 3.5.2 Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lý thông tin 96

3.6 Các giải pháp khác 9

3.61 \g cường cơ sở vật chất 97

3.6.2 Đây mạnh công tác Marketing trong hoạt động thông tin - thy vign 98 3.6.3 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực thông tỉn - thư viện 99 3.6.4 Trang bị năng lực thông tin cho người dùng tin 101

Tiểu kết 102

KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 7

CNTT CSDL CSVC DDC HVKHQS ISBD MARC 21 NCKH NCT NDT NLTT TT-TV TV DANH MUC CHU CAI VIET TAT Chữ viết đầy đủ Anglo - American Cataloguing Rules Second Edition Quy tắc biên mục Anh - Mỹ Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu Cơ sở vật chất

Dewey Decimal Classification

Khung phân loại thập phân của Dewey

Học viện Khoa học Quân sự

International Standard Bibliographic Dessription

Nguyên tắc biên mục quốc tế

Machine Readable Cataloging 21 Biên mục đọc máy

Nghiên cứu khoa hoc

Nhu cau tin Người dùng tin

'Nguôn lực thông tin

Thông tin - Thư viện

Trang 8

Baing 1.1: Bảng L2: Bảng 13: Bảng 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 2.5: Bang 2.6: Bang 2.7: Bang 2.8: Bang 2.9: Bang 2.10: Bảng 2.11: Bảng 2.12: Bảng 2.13: Bảng 2.14: Bảng 2.15: Bảng 2.16: Bảng 2.17: Biểu đồ 1.1: Biểu đồ 2.1: Biểu đồ 2.2: Biểu đồ 2.3: Biểu đồ 2.4: Biểu đồ 2.5: Biểu đồ 2.6: Biểu đồ 2.7: Biểu đồ 2.8: Biểu đồ 2.9: DANH MUC CAC BANG, BIEU BO 'Tên bảng, biểu đồ

Khung tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động TT-TV Chương trình đào tạo đại học tiếng Anh và tiếng Trung Quốc hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của HVKHQS ‘Thanh phan người dùng tin tai Thu viện

‘Théng ké loại hình tải liệu

Loại hình tài liệu điện tử của Thư viện HVKHQS Nội dung vốn tài liệu Thư viện

Số bản sách và kinh phí được bổ sung qua các năm Thực trạng sử dụng sản phẩm TT-TV

Mức độ sử dụng các dịch vụ của Thư viện

'Thống kê số lượng và trình độ nhân lực tại Thư viện Mức độ hài lòng của người dùng tin về nhân lực cia TV Thời gian thu thập thông tin

Mục đích thu thập thông tin Nhu cầu tin theo nội dung tải liệu Nhu cầu tin theo loại hình tải liệu

Người dùng tin đánh giá tài liệu của TV theo nội dung Người dùng tin đánh giá tài liệu của TV theo loại hình Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin

NDT danh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ TT-TV Đánh giá của NDT về CSVC và hạ tẳng CNTT

‘Thanh phan người ding tin tai Thu viện ‘Théng ké loại hình tải liệu

Loại hình tài liệu điện tử của Thư viện Nội dung vốn tài liệu Thư viện

‘Thanh phan ngôn ngữ vốn tài liệu của Thư viện Thực trạng sử dụng sản phẩm TT-TV

Mức độ sử dụng các dịch vụ của Thư viện

Trang 9

TT 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 45 Biểu đồ 2.10: Biểu đồ 2.11: Biểu đồ 2.12: Biểu đồ 2.13: Biểu đồ 2.14: Biểu đồ 2.15: đồ2.16: đồ2.17: Hình 2.1: Hình 2.2: Hình 2.3: Hình 2.4: Hình 2.5: Hình 2.6: Hình 2.7: 'Tên bảng, biểu đồ Mục đích thu thập thông tin

Nhu cầu tin theo nội dung tải liệu Nhu cau tin theo loại hình tải liệu

NDT đánh giá tài liệu của TV theo nội dung NDT đánh giá tài liệu của TV theo loại hình Mức độ đáp ứng NCT của NDT

NDT danh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ TT-TV Đánh giá của NDT về CSVC và hạ tẳng CNTT

Phiếu mô tả tên họ tác giả theo tiêu chuẩn ISBD Phiếu mô tả tên sách theo tiêu chuẩn ISBD Phiếu mô tả trong mục lục chữ cái

Phiếu mô tả trong mục lục phân loại

Trang 10

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ (KH&CN) nói chung và công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng đã tác động mạnh mè đến mọi hoạt động của dời sống xã hội, trong đó có hoạt động thông tin - thư viện Việc tổ chức hoạt động thông tin thư viện nói chung và đường đi của tài liệu trong cơ quan thông tin thư viện nói riêng đã có những thay đổi vẻ chất

Ngành giáo dục-đào tạo đã được các nước (trong đó có Việt Nam) quan tâm, đổi mới toàn diện Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được Đảng và Nhà nước coi trọng là “quốc sách hàng đầu” trong thời kỳ đổi mới và đưa ra nhiều chính sách với những bước đi hợp lý, đáp ứng yêu cầu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Một trong những nhiệm vụ đổi mới giáo dục đại học toàn diện là chuyển đổi phương thức đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ Chủ trương đổi mới phương thức đào tạo này, đến nay đã được hằu hết các trường đại học/học viện, cao đẳng trên cả nước áp dụng, trong đó có các học viện, nhà trường quân đội Do vậy, việc áp dụng phương thức đảo tạo

theo học chế tín chỉ là một đòi hỏi mang tính tắt yếu

Kết quả của quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo mới tuy ở các mức độ và cách thức tổ chức thực hiện khác nhau, song bước đầu đã có những hiệu quả tích cực Bởi lẽ, triết lý của phương thức đào tạo theo tín chỉ là lấy người học làm trung tâm, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu cho người học 'Người học còn có thể tự lựa chọn môn học, được lựa chọn thầy/cô giáo giảng dạy, tự xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân Người thầy có vai trò hướng dẫn, gợi mở vấn đề Với phương thức dao tao theo tin chỉ cả thầy và trò đều cần tự học, tự nghiên cứu một cách tích cực Người học, cần phải tự nghiên cứu mới hoàn thành bài tập thầy giao Người thầy cũng phải tự học, tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức thì mới

làm tốt được vai trò “nhạc trưởng”

Trong bồi cảnh đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, các trung tâm thông tin - thư viện đại học/học viện có vai trò hết sức quan trọng đảm bảo thông tin/tài liệu, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập cho cán bộ/giảng viên và người học Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động thông tin - thư viện của các trường đại học còn chưa theo kịp với sự đổi mới của phương thức đào tạo cũng như tác động ngày càng mạnh mẽ của CNTT, dẫn đến chưa kịp thời đáp ứng được nhu cầu bạn đọc Vậy, vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới việc tổ chức hoạt động thông tin - thư viện của các

Trang 11

Học viện Khoa học Quân sự là cơ sở đào tạo lớn trong quân đội Được thành lập ngày 27/5/1947, trải cqua hơn bẩy thập kỷ hình thành và phát triển, Học viện đã và dang trở thành một trung tâm đảo tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành trực thuộc Bộ Quốc phòng Cùng với sự ra đời của Học viện Khoa học Quân sự, đến nay Thư viện đã trở thành một trong những đơn vị quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện Đặc biệt, trong bối cảnh đổi mới phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, do số lượng cán bộ và người học tăng nhiều, Thư viện thường xuyên phải phục vụ số lượng lớn thông tin/tai liệu đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc

Trong thời gian qua, Thư viện đã phát huy tốt vai trò trong việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, tài liệu khoa học phục vụ cho cán bộ, giảng viên, học viên va sinh viên trong Học viện Tuy nhiên, từ năm 2013, khi Học viện bắt đầu thực hiện đổi mới phương thức đào tạo theo tín chỉ, mặc dù đã được đầu tư và nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, hiệu quả hoạt động của Thư viện hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới Theo tác giả, một trong những nguyên nhân chính là công tác tổ chức hoạt động nghiệp vụ chưa được đổi mới theo hướng hiện đại, cụ thể là chưa phát triển thư viện số/thư viện điện tử Yêu cầu cấp bách đặt ra cho Thư viện là cần nhanh chóng đổi mới công tác tổ chức hoạt đông đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới Tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoạr động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chi tai Học viện Khoa học Quân sự" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trước yêu cầu thực hiện đổi mới phương phức đào tạo từ niên chế sang tin chi, hoạt động thông tin - thư viện trong các trường đại học/học viện cũng cần có sự đổi mới đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đảo tạo, vì vậy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu theo hướng đề tài này Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:

* Một số công trình tiêu biểu nhắn mạnh đến vấn đẻ đổi mới tổ chức hoạt động thông tin - thư

viện đáp ứng chất lượng giáo dục đại học

Bài viết “Xây dựng thư viện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đại hoc" của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh công bố trong Tạp chí Giáo dục số 107, năm 2008 Bài báo đã đưa ra một số yêu cầu nâng cao chất lượng vốn tài liệu, các hoạt động phục vụ phong phú về hình thức và nội dung, đa

dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin .trong giai đoạn đổi mới Công trình “/foạr động thông tin

Trang 12

ra đối với việc hiện đại hóa hoạt động thông tỉn - thư viện trong các trường đại học Bài “Thực trang va

giải pháp nâng cao hiệu quả hoại động thông tin - thư viện thời kỳ hiện đại” của tác giả Phùng Ngọc

Sáng (TT Học liệu Đại học Thái Nguyên đăng trên trang

wwaw.lirc.udn.vn/bantin9/index.php/chuyende.54 phân tích thực trạng hoạt động thông tỉn thư viện thời kỳ đổi mới trong lĩnh vực khoa học, giáo dục, đời sống xã hội và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin thư viện thời kỳ hiện đại

* Một số công trình đề cập đến hoạt động thông tin - thư viện trong các trường đại học đáp ứng

yêu cầu đào tạo theo tín chỉ:

Bài báo “Hoạt động thông tin - thư viện tại các trường đại học phục vụ học chế tín chỉ” của tác giả Trần Thị Minh Nguyệt Bài báo đã phân tích các yêu cầu đối với hoạt động thông tin - thư viện tại các trường đại học Việt Nam khi chuyển đổi từ niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ Luận văn “Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Tư liệu giáo khoa ở Học viện An ninh nhân đân ” của tác giả Hoàng Thị Dung, bảo vệ năm 2010 “Tăng cường hoạt động

thông tin khoa học quân sự ở Học viện Quốc phòng trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của tác giả Đỗ Thị

Thu Thủy, bảo vệ năm 2011 “Đổi mới tổ chức và hoạt động thông tin khoa học ở Học viện Hậu cần trong giai đoạn hiện đại hóa quân đội " của tác giả Đỗ Duy Hưng, bảo vệ năm 2012 “Hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ” của tác giả Nguyễn Thị Mai, bảo vệ năm 2013 “Hoạt động thông tin - thư viện phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Hài, bảo vệ năm 2014 “Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Hải Dương” của tác giả Phạm Thị Vân Nhâm, bảo vệ năm 2014 “Hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Y dược Thái Nguyên” của tác giả Dương Thủy Anh, bảo vệ năm 2015 “Tổ chức và hoạt động thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học ” của tác giả Trịnh Thị Ngọc, bảo vệ năm 2015 “Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Cao đẳng Sơn La đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ” của tác giả Nguyễn Van Thanh, bảo vệ năm 2016

Các bản luận văn trên đã đánh giá được thực trạng hoạt động thông tin - thư viện và đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện mang tính đặc thù của

từng cơ quan thông tin - thư viện mà các tác giả nghiên cứu

Trang 13

yêu cầu đào tạo theo học chế tin chỉ tai Học viện Khoa học Quân sự” là đề tài hoàn toàn mới ở cấp độ luận văn thạc sỹ, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài lấy hoạt động thông tin - thư viện phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại Học viện Khoa học Quân sự làm đối tượng nghiên cứu

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

- Về không gian: Hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Khoa học Quân sự

~ Về thời gian: Từ năm 2013 đến nay, từ khi Học viện Khoa học Quân sự áp dụng đào tạo theo tín chỉ

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện Học viện Khoa học Quân sự trong việc phục vụ thông tin/tai liệu cho cán bộ/giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tin chỉ

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu như sau

- Hệ thống hóa đầy đủ những vấn đề lý luận về hoạt động thông tin - thư viện trong môi trường giáo dục đại học theo phương thức đào tạo tín chỉ

~ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Khoa học Quân sự ~ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Học viện Khoa học Quân sự

5 Phương pháp nghiên cứu $.1 Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp tư duy của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cùng các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin - thư viện nói chung và trong các trường đại học nói riêng

Trang 14

- Thu thập, phân tích, tổng hợp, thống kê các tài liệu, số liệu, sự kiện liên quan đến đề tài

~ Quan sát được thực hiện trong quá trình nghiên cứu các thao tác, các quy trình đường đi của tài liệu trong Thư viện

- Điều tra bằng phiếu hỏi: Luận văn tiến hành nghiên cứu thu thập thông tin thông qua hai bảng hỏi Một bảng dùng cho cán bộ thông tin - thư viện với số lượng phiếu phát ra là 12 phiếu và thu về 12 phiếu đạt 100% Một bảng dùng cho người dùng tin là lãnh đạo, quản lý; cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viên của Học viện, với số lượng phiếu phát ra là 300 phiếu và thu về 300 phiếu đạt 100 %

- Phỏng vấn: Được áp dụng cho cán bộ thông tin - thư viện và người dùng tin trong Học viện

- Phương pháp điều tra thực tế: được áp dụng thu thập thông tin tài liệu trong quá trình làm việc thực tế tại Thư viện

- Phương pháp so sánh: tác giả dùng trong quá trình phân tích các số liệu, so sánh các sự kiện liên quan đến hoạt động thông tin thư viện tại Học viện, cũng như với don vi/té chức khác

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Góp phần hệ thống hóa đẩy đủ và làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về hoạt động thông tin - thư viện trong các trường đại học phục vụ phương thức đào tạo theo tín chỉ

6.2 Ý nghĩa thực

- Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp khách quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt mn động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đảo tạo theo học chế tín chỉ ở Học viện Khoa học Quân sự

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng day, học tập trong ngành thông tin - thư viện

7 Giả thuyết nghiên cứu

Hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện của Học viện Khoa học Quân sự hiện nay chưa cao, chưa

đáp ứng tốt nhu cầu tin của người ding tin trong môi trường đào tạo theo học chế tín chỉ Vậy nguyên

nhân đo đâu và làm thế nào để khắc phục được tình hình này? Đây là câu hỏi đặt ra dang cần có lời giải cho lãnh đạo các cấp cũng như cán bộ thông tin - thư viện của Học viện Theo tác giả có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nhưng có lẽ có thể do công tác tổ chức hoạt động theo dây

chuyền thông tin tư liệu từ việc phát triển nguồn lực thông tin đến công tác phục vụ người dùng tin cùng,

các yếu tố tác động đến hoạt động này còn nhiều bắt cập chưa đáp ứng yêu cầu theo học chế tin chi

Trang 15

có lời giải Phải chăng, để khắc phục cần đổi mới hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Khoa học Quân sự: Cần phát triển nguồn lực thông tin cả lượng và chất; Chuẩn hóa công tác xử lý thông tin/tài liệu; tổ chức kho và bảo quản tài liệu cần được hoàn thiện; đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin; triển khai nâng cắp, hoàn thiện phần mềm chuyên dụng tích hợp, đào tạo NDT,nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thư viện, đầu tư cơ sở vật chất và ha ting CNTT sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ của Học viện 8 Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Hoạt động thông tin - thư viện trước yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Học viện Khoa học Quân sự

Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Khoa học Quân sự

Trang 16

Chương 1

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIEN TRUOC YEU CAU DAO TAO THEO HQC CHE TÍN CHÍ TAI HQC VIEN KHOA HQC QUAN SU’

1.1 Những vấn đề lý luận chung 1.1.1 Khái niệm hoạt động

Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về “hoạt động” Theo từ điền tiếng Việt: “Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội” [37, tr.452]

Dưới góc độ triết học, khái niệm “hoạt động” được hiểu là một phương pháp đặc thù của con người

trong mối quan hệ với thế giới xung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục vụ tốt hơn cho cuộc

sống của mình Trong mối quan hệ ấy, chủ thẻ của hoạt động là con người, khách thể của hoạt động là tắt cả những gì mà hoạt động tác động vào, qua đó tạo ra được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của chủ thẻ Mục đích trên đây thể hiện trong nhiều lĩnh vực và trên nhiều dạng hoạt động khác nhau

Tam ly hoc lai cho rằng, “hoạt động” là một chuỗi các hành động kế tiếp nhau tác động vào một đối tượng nhất định nhằm một mục đích nhất định và có một ý nghĩa nhất định [33, tr.49]

'Như vậy, với tư cách là đơn vị cấu thành đời sống xã hội nói chung, đời sống của mỗi con người nói riêng, hoạt động có thể được coi là tổng hợp các hành động của con người tác động vào một đối tượng nhất định nhằm đạt một mục đích nhất định và có ý nghĩa xã hội nhất định [33, tr.49]

“Theo đc

có thể khái niệm “hoạt động” là tiến hành các nhiệm vụ có liên quan mật thiết với nhau theo chức năng để đạt được mục tiêu chung của một tổ chức, đơn vị nhất định

Thư viện với chức năng cơ bản của mình vừa là thiết chế văn hóa - giáo dục, vừa là cơ quan truyền bá thông tin, phổ biến kiến thức cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh

văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đắt nước Trên cơ sở này có thể xác định

khái niệm “hoạt động” trong lĩnh vực TT-TV là tiến hành toàn bộ các công việc nghiệp vụ thuộc chức năng và nhiệm vụ của một cơ quan TT-TV

1.1.2 Khái niệm hoạt dong thong tin - thư viện

Trang 17

được tiếp nhận và sử dụng bởi con người Tin tức, dữ kiện chỉ thực sự trở thành thông tin khi nó được

truyền đi và được tiếp nhận, sử dụng [16, tr.4]

Hoạt động thông tin la quá trình thu thập, tổ chức, xử lý và phân phối thông tỉn tới người dùng tỉn Hoạt động thông tin bao gồm bồn thành tố: vồn tài liệu/nguồn lực thông tin (NLTT) tư cách là đối tượng, hoạt động, người dùng tin (NDT) tư cách là đối tượng sử dụng kết quả hoạt động, cán bộ thư viện với tư

cách chủ thê hoạt động và cơ sở vật chất kỹ thuật với tư cách là phương tiện hoạt động Bồn thành tố này

có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau, trong đó vốn tài liệu/nguồn lực thông tin và người dùng tin đóng vai trò quan trọng được coi là yếu tố để đánh giá sức mạnh hoạt động thông tin của một cơ quan Mục đích hoạt động thông tin là đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin, từ đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội

“Theo nghĩa đó, “hoạt động thông tin” là một quá trình tác động, cải biến thông tin, trỉ thức theo cách nào đó đề có thể được truyền đi, được nhận và sử dụng không ngừng với hiệu quả cao Như vậy hoạt động thông tin sẽ bao gồm các hành động sáng tạo, thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người sử dụng và duy trì hoạt động sống của con người [16, tr.4]

Xuất hiện từ khi loài người có chữ viết và tồn tại để đáp ứng nhu cầu đọc của con người, “thư

viện” có thê hiểu một cách khái quát là nơi tàng trữ và sử dụng tải liệu có tính chất tập thể và xã hội

'Như vậy “hoạt động thư viện” sẽ phải đảm bảo hai mặt có môi quan hệ hữu cơ là tàng trữ tài liệu và tạo mọi điều kiện cho người đọc sử dụng tài liệu đó Nói cách khác, “hoạt động thư viện” là quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến tài liệu cho người đọc [16, tr5]

Hai khái niệm trên có cùng hoạt động thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin, song trong, mỗi khái niệm thì các bước thực hiện lại khác nhau: trong khái niệm “hoạt động thư viện” là tập hợp các hoạt động đan xen nhau bắt đầu từ quá trình thu thập tài liệu đến khi đáp ứng nhu cầu về tài liệu “Hoạt động thông tin là quá trình tác động, cải biến thông tin, tri thức để đáp ứng NCT của NDT, nhưng kết quả cuối cùng thì giống nhau Do vậy, thật khó có thể tách bạch giữa “hoạt động thư viện” và “hoạt động thông tin”

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã xâm nhập sâu rộng vào hoạt động thư viện đã xóa nhòa ranh giới giữa thư viện và cơ quan thông tin “Hoạt động thư viện” và “hoạt động thông tin” có mối quan hệ khăng khít, dan xen, tương tác hữu cơ với nhau và đã trở thành khái niệm chung “hoạt động thông tỉn - thư viện”

Trang 18

31/8/2004 về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ Đó là hoạt động nghiệp vụ về tìm kiếm, thu

thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin Những hoạt động này chính là sự cụ thể hóa chức năng và nhiệm vụ về chuyên môn nghiệp vụ được giao cho cơ quan thông tin - thư viện

Đây là xu hướng tất yếu bởi quá trình hiện đại hóa hoạt động thư viện đã làm thay đổi cơ bản vai

trò của các thư viện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng tăng cường chức năng phục vụ

và phổ biến thông tin Đó cũng chính là lý do hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều coi sự nghiệp thư viện là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của chính sách thông tin quốc gia

1.1.3 Khái niệm phương thức đào tạo theo tín chỉ:

Phương thức đào tao theo tin chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến, lấy người học làm trung tâm, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu cho người học Đào tạo theo tín chỉ là sản phẩm trí tuệ của Hoa kỳ xuất hiện từ cuối thể kỉ 19, nhằm mục đích tạo môi trường tốt cho quá trình xét tuyển của các trường đại học từ

phổ thông trung học, sau đó dần dần thâm nhập vào các trường đại học và trở thành một phương thức đào tạo chính thức, thay thế cho phương thức đào tạo truyền thống đến từ châu Âu

Tin chi la gì, hiện nay còn nhiều quan niệm khác nhau về tín chỉ, nhưng có một định nghĩa đa số

các nhà chuyên môn ít bàn cãi là định nghĩa của James Quann lam viéc tai Dai hoc Washington: “Tin chi

học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm: (1) thời gian lên lớp; (2) thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và (3) thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đẻ, viết hoặc chuẩn bị bài : đối với các môn học lí thuyết một tín chỉ là một giờ lên lớp (với

hai giờ chuẩn bị bài) trong một tuần và kéo dài trong một học kì 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn bị); đối với các môn tự học, ít

nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần”

Ở Việt Nam hiện nay, bắt đầu từ năm 2006, các trường đại học bắt đầu triển khai đào tạo theo

phương thức tín chỉ Lợi thê của phương thức này là:

Trang 19

khi tích lũy được 90 - 100 tín chỉ Theo phương thức đào tạo theo tín chỉ giờ tự học, tự nghiên cứu của người học được xem như là bắt buộc Ngoài việc nghe giảng và thực hành trên lớp, sinh viên được giao những nội dung để tự học, tự thực hành, tự nghiên cứu vì vậy phải được đưa vào nội dung các bài kiểm

tra thường xuyên và bài thi hết môn học

Tóm lại, phương thức đào tạo theo tín chỉ là một phương thức đào tạo có nhiều ưu điểm so với phương thức đào tạo truyền thống niên chế Chính vì vậy, ở Việt Nam hiện nay hầu hết các trường đại học đã bắt đầu chuyển đổi và đang dẫn hoàn thiện Với phương thức này, đòi hỏi cả người dạy và người học đều cần thường xuyên tiếp cận đến nguồn lực thông tin/tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và học tập, giảng dạy Việc làm bài tập nhóm, bài tập cá nhân diễn ra thường xuyên và cần tiếp cận đầy dủ tài liệu theo chuyên đề Chính vì vậy, các cơ quan thông tỉn - thư viện đại học cần đổi mới tổ chức hoạt động cho phù hợp với phương thức đào tạo này

1.2 Các yếu tố tác động đến hoạt động thông tin - thư viện theo tín chỉ 1.2.1 Chính sách của cơ quan chủ quản

Thực tế cho thấy, hoạt động thông tin - thư viện phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của cơ quan

chủ quản

'Cơ chế chính sách là một trong những yếu tố quyết định đến mọi hoạt động của đời sống xã hội “Trên cơ sở hệ thống chính sách, các cơ quan tổ chức điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp quy định Đối với hoạt đông thư viện, chính sách cơ quan chủ quan hay nói các khác là sự nhận thức, quan

tâm của cán bộ lãnh đạo đối với hoạt động thư viện có vai trò rất quan trọng Để tô chức tốt hoạt động,

cơ quan thông tin - thư viện phải nắm vững những văn bản, quy định liên quan đến các mặt hoạt động

từ đó có giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động của đơn vị mình

'Nếu như ban lãnh đạo quan tâm, đánh giá đúng vai trò của thư viện sẽ có cơ chế hoạt động, chính sách đầu tư kinh phí, bồ trí nhân lực phù hợp, kiện toàn tổ chức đáp ứng yêu cầu phát triển của thư viện,

thúc đẩy hoạt động thư viện phát triển

Kinh phí đầu tư là một trong những điều kiện thúc đẩy phát triển các hoạt động thông tin - thư viện Ngân sách tài chính cần đảm bảo tính cân đối giữa các loại hình tài liệu và hình thức truy cập nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng tin Chính vì vậy đòi hỏi thư viện cần lên kế hoạch và tìm các nguồn hỗ trợ

Trang 20

Trong hoạt động thông tin - thư viện, NDT có vai trò rất quan trọng vì họ là người sử dụng kết

quả của hoạt động thông tỉn - thư viện; là người điều chỉnh các hoạt động thư viện qua các thông tin phan hồi; là chủ thể của NCT của NDT Hoạt động thông tin - thư viện muốn tôn tại và phát triển cần phải quan tâm đến NCT của NDT Bởi vậy, NCT là nguồn gốc các hoạt động thông tỉn - thư viện, là điều

kiện quan trọng đề hoạt động thông tin - thư viện tổn tại

Vì vậy, nắm vững NCT để điều chỉnh hoạt động thông tin - thư viện và có những sản phẩm và

địch vụ đáp ứng nhu cầu của NDT là nhiệm vụ của các cơ quan thông tỉn - thư viện 1.2.3 Cơ sở vật chất, hạ tằng công nghệ thông tin

Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ là một trong 4 yếu tố cấu thành thư viện, là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của thư viện

Cơ sở vật chất của thư viện bao gồm hệ thống các phòng làm việc của cán bộ thư viện, phòng đọc, phòng mượn, phòng tra cứu, kho sách, hệ thống chiếu sáng, quạt, điều hòa, máy hút bụi, tủ trưng, bày, tủ mục lục, giá sách, bản ghế, máy scan, máy đọc mã vạch,

Khi cơ sở vật chất thư viện đầy đủ, khang trang hiện đại tạo điều kiện cho các hoạt động của thư

viện phát triển

Ha ting CNTT bao gồm hệ thống máy tính, máy chủ, máy trạm và các thiết bị máy in, may scan, máy photocopy, máy đọc mã vạch để cán bộ thư viện làm công tác chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ bạn đọc tra cứu hệ thống mạng: mạng Internet, LAN, WAN, phần mềm quản lý thư viện

Co so vat chất, hạ tầng CNTT có vai trò quan trọng đối với hoạt động thư viện, là tiền đề thúc đây sự phát triển của thư viện Cuộc cách mạng công nghệ mà hệ quả của nó là hiện tượng “bùng nỗ thông,

tin” đã khiến cho các nguồn tin hiện nay trở nên quá tải NCT của NDT cũng vì thế mà ngày càng đòi

hỏi ở mức độ cao hơn, chất lượng tốt hơn, nhanh chóng, đầy đủ, chính xác Do vậy, TV cần xây dựng

chiến lược xây dựng CSVC, bé sung trang thiết bị hiện đại mới có thể đáp ứng được yêu cầu đối với việc

truyền tải thông tin

1.2.4 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin

Khoa học công nghệ đặc biệt là CNTT ngày càng phát triển mạnh mẽ mang lại thông tin có giá trị cao cho hoạt động quản lý và các hoạt động nghiệp vụ Do vậy, việc ứng dụng thành tựu của CNTT vào tổ chức, theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình cũng như kết quả hoạt động là một yếu tố quan trọng để đâm bảo chất lượng TV Có được CSVC tốt là điều kiện thuận lợi để hoạt động quản lý đạt hiệu quả theo

Trang 21

Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và văn hóa computer ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động TV

Việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động TV là vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TV Khoa học công nghệ thay đổi phương thức truyền tải thông tin Việc mã hóa ký hiệu thay đổi ảnh hưởng đến tập quán sử dụng thông tin Thư viện điện tử, thư viện số phát triển NDT trong môi trường điện tử, tập quán khai thác thông tin thay đổi và ảnh hưởng đến phương thức hoạt động của TV Do vậy, các thư viện cần tăng cường ứng dụng CNTT vào các hoạt động của thư viện mình

1.2.5 Chất lượng nguồn nhân lực

'Nguôn nhân lực là yếu tố có tính chất quyết định đến sự phát triển của các cơ quan, tổ chức Nguồn nhân lực trong các cơ quan thư viện gồm các cán bộ thư viện và cán bộ quản lý Đối với hoạt động của cơ quan thông tin-thư viện, nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng Vấn đề tuyển chọn, quản lý và sử dụng tốt nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của thư viện và cơ quan thông tin là vấn đẻ

quan trọng trong công tác tô chức, quản lý

“Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, sự nhiệt tình và trách nhiệm với công việc của cán bộ thư viện có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của hoạt động Bên cạnh đó sự phát triển mạnh mẽ của 'CNTT cũng như yêu cầu hội nhập đòi hỏi cán bộ thư viện cần có các kỹ năng nhất định:

+ Có năng lực chuyên môn

+ Khả năng giao tiếp với NDT (hiểu đầy đủ và chính xác NCT cia NDT)

+ Có khả năng ngoại ngữ

+ Có khả năng sử dụng trang thiết bị hiện đại đề khai thác các nguồn tin

Cán bộ quản lý thư viện cũng cần có khả năng lãnh đạo và trình độ chuyên môn thì cơ quan họ quản lý mới hoạt động hiệu quả Bởi họ là người đưa ra định hướng, quyết định, quyết sách, kế hoạch phát triển của cơ quan Một quyết định đúng đắn sẽ có ích rất nhiều, mang lại hiệu quả công tác

Dé quan lý thư viện đạt hiệu quả cao, bên cạnh những phẩm chất và năng lực cần có của cán bộ

quản lý thì việc nắm bắt các yếu tổ tác động tới công tác quản lý để phát huy triệt để những mặt tích cực

và phòng ngừa những mặt tiêu cực là hết sức quan trọng và hữu ích 1.2.6 Ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ

Trước xu thể hội nhập và phát triển thì việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong công tác thư viện

Trang 22

Tại hội thảo quốc tế: “Hệ thống và Tiêu chuẩn cho Thư viện Việt Nam” tại Hà Nội từ ngày 26/9 đến 28/9/2001, việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động thông tin - thư viện của nước ta đã được đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Băn hóa - Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo và giám đốc các Thư viện, Trung tâm thông tin Việt Nam nhất trí tán thành Các chuẩn đó được xác định là Khung phân loại thập phân Dewey (DDC), Khé miu MARC21 (Machine Readable Cataloging 21*) và quy te bién muc Anh - My AACR2 (Anglo - American Cataloguing Rules Second Edition)

Dựa trên việc chuẩn hóa nghiệp vụ, các thư viện sẽ thực hiện tốt việc dùng chung tài liệu qua

mạng trên phạm vi quốc gia và quốc tế, sử dụng các công nghệ tiên tiến trong các hoạt động thông tin -

thư viện, nâng cao chất lượng dịch vụ, tiếp cận với thư viện các nước trong khu vực và thế giới Như vậy, việc áp dụng các chuẩn vẻ nghiệp vụ vừa là đòi hỏi bức xúc của bản thân hoạt động thư viện trong

nước, phù hợp với thời kỳ hội nhập toàn diện với thể giới của đắt nước

1.3 Các yêu cầu để đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện đại học

Hoạt động TT-TV là tổng hợp các quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo quản và phổ biến thông tin theo một quy trình, quy tắc nghiệp vụ TT-TV nhằm phục vụ cho hoạt động, nhu cầu khác nhau của con người [17, trŠ]

Đánh giá chất lượng hoạt động TT-TV nhằm cải thiện, tìm ra những gì chưa làm và những gi clin phải làm, nhằm phát huy điểm mạnh cũng như khắc phục các điểm hạn chế trong quá trình hoạt động, qua đó nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động TT-TV mang một ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác thư viện hiện nay Có thể nói đây là một trong những khâu có vai trò quan trọng đối với các cơ quan TT- 'TV và việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động TT-TV là rất cần thiết

Hiện nay, trên thế giới đã xây dựng một số tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động TT-TV có thể

kể đến như: chuẩn đánh giá kết quả hoạt động và tác động dành cho thư viện công cộng của UNESCO/IFLA, tiêu chí đánh giá thư viện phổ thông của IFLA Trên cơ sở kế thừa cũng như căn cứ theo tình hình thực tiễn hoạt động của thư viện các trường đại học, cao đẳng thì có thể lựa chọn một số tiêu chí phù hợp và chia thành 4 nhóm tiêu chí sau:

1.3.1 Nhóm yêu cầu về chất lượng hoạt động nghiệp vụ

1.3.1.1 Các yêu cầu đối với hoạt động phát triển vốn tài liệu

Công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu/thông tin phải đảm bảo các tiêu chí: Đảm báo tinh

Trang 23

đúng quyển tác giả Đễ làm tốt các tiêu chí này trước hết cần có chính sách phát triển nguồn lực thông tin khoa học rõ rằng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin mà thư viện có trách nhiệm phục vụ, ngoài ra còn phải phù hợp với điều kiện tài chính của thư viện để cân đối cho hợp lý/phù hợp cho từng gia đoạn phát triển của nhà trường Vốn tài liệu của thư viện không chỉ đảm bảo về số lượng mà cả chất lượng luôn đáp ứng nhu cầu người ding tin

1.3.1.2 Yêu cầu đối với hoạt động xứ lý tài liệu

Việc xử lý tài liệu cần được đảm bảo các tiêu chí: chính xác, đầy đủ, cập nhật, hệ thống, trong đó: Tính chính xác: đảm bảo sự chính xác về hình thức và nội dung tài liệu, đảm bảo việc xử lý tài liệu phản ánh một cách chân thực khách quan nhất cả về hình thức và nội dung của tài liệu, giúp cho công tác khai thác, sử dụng thuận tiện, dễ dàng, chính xác

Tính đầy đủ: được thể hiện ở các nội dung: đầy đủ về các dạng thức xử lý tài liệu như xử lý hình thức, xử lý nội dung; đầy đủ về nội dung thông tin để cập trong quá trình xử lý tài liệu dé tạo dựng được

nhiều sản phẩm tra cứu thông tin khác nhau đề tìm kiếm thông tin đạt hiệu quả cao

Tinh cập nhật: được thể hiện ở khía cạnh xử lý thông tin/tai ligu kịp thời khả năng cập nhật, bổ sung thông tin trong quá trình xử lý tài liệu để có thể chỉnh sửa những bắt cập trong quy trình xử lý tài liệu, giúp cho việc xử lý thông tin khơng ngừng được hồn thiện và nâng cao

Tính hệ thống: được thé hiện ở các khía cạnh như: sự thống nhất của quá trình sử dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu, sự phân cấp của tài liệu (tài liệu cấp 1, cấp 2, cấp 3) trong quá trình xử lý nội dung thông tin Sự thống nhất trong việc định từ khá, ký hiệu phân loại, định chủ đề đối với các tài

liệu khó xác định nội dung, hình thức

1.3.1.3 Yêu cầu đối với công tác lưu trữ và bảo quản tài liệu

Lưu trữ và bảo quản bao gồm 3 tiêu chí cơ bản đó là: đảm bảo yêu cầu về quản lý tài liệu trong kho cũng như CSDL trong các vật mang tin khác nhau để dễ dàng tìm kiếm, đảm bảo tuổi thọ được lâu bền; Đảm bảo công tác đăng ký tài liệu phải đều đặn thường xuyên; kịp thời; chính xác; Hiện đại hóa công tác lưu trữ và bảo quản tài liệu và các biện pháp kỹ thuật về bảo quản lưu trữ tài liệu

1.3.1.4 Yêu cầu đối với công tác tìm và phổ biến thông tin

Trang 24

Bộ máy tra cứu tin đầy đủ, linh hoạt: thể hiện ở các đặc điểm: phản ánh được đầy đủ, có hệ thống về nguồn lực thông tin của thư viện; đa dạng, đa phương thức truy nhập, đơn giản, tiện dụng đảm bảo cho người dùng tin có thể tìm kiếm ở bắt kỳ khi nào va bat kỳ nơi đâu và đặc biệt có khả năng cập nhật kịp thời các nguồn thông tin bé sung vào thư viện

Sản phẩm và dịch vụ thông tin đa dạng, kịp thời, dễ tiếp cận đáp ứng với nhu cầu của người dùng tin thể hiện qua tính đầy đủ của các sản phẩm, dịch vụ mà thư viện có trách nhiệm cung cấp cho người dùng tin và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện, cơ quan TT-TV do đơn vị chủ quản quy định

Ngoài ra, sản phẩm, dịch vụ TT-TV còn phải đảm bảo tinh kịp thời và dễ tiếp cận nhằm thu hút người dùng tin thường xuyên đến sử dụng các sản phẩm, dịch vụ TT-TV

1.3.2 Nhóm yêu cầu về mức độ đáp ứng như cầu thong tin

Hoạt động TT-TV nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin mà thư viện có trách nhiệm phục vụ Vì vậy, một trong những nhóm tiêu chí để đánh giá hoạt động TT-TV là mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của thư viện Nhóm tiêu chí này bao gồm các tiêu chí cụ thể như sau:

1.3.2.1 Mức độ sử dụng nguôn lực thông tin của người dùng tin

Tiêu chí này được xem xét trên các phương diện như: lượt người dùng tin đến sử dụng thư viện, lượt người dùng tin truy cập khai thác tài liệu qua hệ thống Internettrang thông tin điện tử của thư viện;

lượt tài liệu phục vụ tại thư viện

Ngoài ra, mức độ sử dụng nguồn lực thông tin của người dùng tin còn được thể hiện qua tần suất sử dụng thư viện và sử dụng tài liệu của người dùng tin, lượt tài liệu quay vòng sử dụng của thư viện

1.3.2.2 Mức độ hài lòng của người dùng tìn khi sử dụng thư viện

Tiêu chí này được đánh giá sau khi người dùng tin sử dụng thư viện và các sản phẩm, dịch vụ thư viện, tiêu chí này được đánh giá thông qua thang điểm đánh giá đối với từng sản phẩm, dịch vụ TT-TV (tùy vào mức độ khảo sát khác nhau của các đợt nghiên cứu đánh giá về mức độ hài lòng của người dùng

tin)

1.3.3 Nhóm yêu cầu về mức độ đầu tư của cơ quan chủ quản

Trang 25

nhiên, đối với nhiều cơ quan, hoạt động TT-TV chỉ là một phần trong rất nhiều các hoạt động khác, thậm chí có những hoạt động ngoài hoạt động TT-TV được cơ quan chủ quản ưu tiên phát triển Như vậy, nếu như hoạt động TT-TV không thể hiện được vị trí, vai trò, chức năng của mình đối với các hoạt động chung của cơ quan chủ quản, thì mức độ đầu tư, sự ưu tiên của cơ quan chủ quản đối với hoạt động thư viện sẽ giảm sút, thậm chí là sẽ bị sáp nhập với các đơn vị khác, loại bỏ khỏi hoạt động chung của cơ quan chủ quản

Chỉ tiêu về mức độ đầu tư của cơ quan chủ quản với hoạt động thư viện được nhìn nhận thông qua các con số về mức độ đầu tư như: kinh phí chỉ cho các hoạt động TT-TV, nguồn nhân lực thư viện, cơ sở vật chất qua từng năm, từng giai đoạn, thời kỳ nhất định

1.3.4 Nhóm tác động, hiệu ứng hoạt động thông tỉn thu viện mang lại

Nhóm tiêu chí này nhằm đánh giá hoạt động thư viện dựa trên việc xác định vị trí của thư viện thông qua những tác động, hoạt động thư viện đối với các nhiệm vụ cơ quan chủ quản được tham gia, hiệu ứng xã hội mà hoạt động thư viện mang lại

Từ các tiêu chí đánh giá chất hoạt động TT-TV, tác giả khái quát chung tiêu chí đánh giá theo bảng sau Bang 1.1 Khung tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động thông tỉn - thư viện Nhóm Tên " 4 1 & {nh cá

TT | gạu chị tiêu chí Nội dung đánh giá Khía cạnh đánh giá

Chiến lược phát triên nguồn lực | „ Ộ

thông tin Tính hợp lý

¬ Tinh day da

dụng ac há | Tinh phong phú, đa

tr và BMấ | Chất lượng, nội dung thông tin | dạng

trién nguôn lực Tinh cap nhật

Chất | thong tin "Tính phù hợp,

lượng của Hiệu quả trong phát triên nh cân đối hãi hô

l " hoạt nguồn lực thông tin Tính cân đổi hải hỏa

ene Tính chính xác

chuyên : môn Công tác xử lý | Xử lý hình thức và xử lý nội [Tinh diy du

nghiệp vụ | tai ligu dung tài liệu Tính cập nhật

Tính hệ thốn; S Đảm bảo yêu câu về quản lý tài |, Công tác lưu - gu trong kho Tính đầy đủ

trữ và bao quan Í Đảm bảo các trang thiết bị về _ | Tính đầy đủ

tài liệu bảo quản tài liệu Tinh da dang

Trang 26

TT | gạu chí "¬ Nội dung đánh giá Khía cạnh đánh giá Đảm bảo các biện pháp kỹ thuật | Tính đầy đủ

về bảo quản lưu trữ TL Tính đa dạng Tính đầy đủ Bộ máy tra cứu tin “Tính linh hoạt Công tác tìm Tinh cập nhật và phổ biển Tinh kịp thời thông tin 8 San phim va dich vu TT-TV [Tinh day di inh đà

Tinh da dang Tinh thân thiện Tượt người dùng tin đến sử

Mire d6 sit | dung thôngtin

Mức dộ |dụngnguồn — | Lượtngười dùngunsửdụng

ap img [luc thong tin FHong.tin qua man Tinh thường xuyên

đápứng | we thong tin’ FT rot théng tin/tai ligu được —_/

„ |nhucầu | cia ngudi ding | phục vụ người ding tin thong tin | tin Lượt tài liệu quay vòng được của thư sử dụng tại thư viện

viện Mức độ hải lòng | Khi tiếp cận thư viện Theo thang điểm

của người dùng _ | Khi sử dụng các sản phẩm, dịch | đánh giá qua khảo

tin vụ TT-TV của TV sat nhu cau tin

Mứcđộ | So với các đơn Tỉnh đầy đủ

đầutrcủa | vị khác trực Tính tụ tiên cơqun - |thuộc

3 | chủquản — Tính động bộ, nhoat | 80 Sanh voi Tinh day dù độngTỊ- | Sốc cơquan “Tính thường xuyên

TV TTTV khác “Tính bền vững

Dai voi hoat | Tạo động lực nâng cao chất

Tác động, | 4 ° | động quản lý ha c_ | lượng các hoạt động khác : 7 nh hie higu img | % đào tạo, nghiên | nhận lực | Nâng cao chất lượng nguồn — | Tính hiệu quả 4 |eathư ˆ cứu khoa học | Nâng cao vị thế của TV |), -

viện - :

mang lại | ĐÔI với kinh tế Tinh lan tỏa

xã hội

Trang 27

Học viện Khoa học Quân sự là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học ngoại ngữ quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng Trải qua 71 năm Ngày Truyền thống Học viện (27/5/1947 - 27/5/2018) và 30 năm ngày Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định sát nhập 03 trường thành Học viện Khoa học Quân sự (08/6/1988 - 08/6/2018), đến nay Học viện Khoa học “Quân sự đã trở thành trung tâm hàng đầu đảo tạo ngoại ngữ và quan hệ quốc tế về quốc phòng trong Quân đội

Học viện Khoa học Quân sự được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Bộ Quốc phòng và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Học viện có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan, cán bộ ngoại ngữ bậc đại học, sau đại học: ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp, ngôn ngữ các nước Đông Nam Á, Việt Nam học và một số chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học ngoại ngữ, Việt Nam học với các tổ chức trong nước, ngoài nước theo quy định của Bộ Quốc phòng Từ năm

1988 đến nay, Học viện đã đào tạo 753 khóa, 863 lớp, với 18.307 học viên, trong đó có 3.898 cử nhân, 457 thạc sĩ đã ra trường, dang dao tạo 8 khóa với 33 nghiên cứu sinh, 6 khóa với 83 học viên cao học

Hơn 40 học viên được đào tao tại trường đã trở thành tướng lĩnh trong quân đội

Trong 3 năm gần đây, Học viện có nhiều học viên giành được các giải thưởng lớn như: 2 giải Nhat Cuộc thi Olympic tiếng Nga toàn quốc; 1 giải Ba Hội thi “Ánh sáng soi đường” do Ban Tuyên giáo Trung ương tô chức; 1 giải Nhất Cuộc thi “Bạn biết gì về nước Nga”; 1 giải Ba và 2 suất học bong du lịch văn hóa Trung Quốc tại Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ”

Mục tiêu của Học viện Khoa học Quân sự là cung cấp các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực ngoại ngữ, Việt Nam học chất lượng cao cho Quân đội, nguồn nhân lực của xã hội và các đối tác nước ngoài

Chương trình đào tạo ở các trình độ đại học, sau đại học, thực hành tiếng các chuyên ngành ngoại ngữ, Việt Nam học đã tiếp cận được chương trình đào tạo chuẩn hoá của quốc gia và quốc tế đồng thời chú trọng các kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của người học

'Những năm qua, Học viện đã triển khai nhiều chương trình đổi mới cụ thé và đồng bộ với tỉnh

thần “chủ động trong tham mưu đẻ xuất, quyết liệt trong tô chức, triển khai thực hiện, mạnh dạn đổi

mới” Bên cạnh đó, Học viện đã và đang tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục - đào tạo theo hướng hiện đại, đồng bộ, chính quy; chú trọng đầu tư vào ứng dụng công nghệ thông tin trong quan lý, giảng dạy và học tập; tập trung xây dựng học liệu điện tử, hướng tới mô hình đào tạo trực

tuyến, đặc biệt là trong đào tạo ngoại ngữ Nhà trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng tuyển sinh

Trang 28

chức các chương trình tham quan, giới thiệu về Học viện cho học sinh trước khi có ý định đăng ký dự

thi vào Học viện

Hiện nay, với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên có trình độ cao, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, Học viện Khoa học Quân sự đã phát triển đa dạng các loại hình đào tạo; mở rộng hợp tác, liên kết về đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước, tham gia các chương trình đào tạo ở trong nước và ngoài nước đạt chất lượng hiệu quả cao

“Thực hiện tỉnh thần đổi mới giáo dục đại học và tăng cường tính liên thông quốc tế cho giáo dục đại học Việt Nam, từ năm 1997 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích các trường đại học trong cả nước chuyển đổi mô hình đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ Theo lộ trình phát triển đại học Việt Nam, từ năm học 2010 - 2011, tat cả các trường đại học, cao đẳng sẽ triển khai theo hướng đào tạo tiên

tiến này

Trong năm học 2013 - 2014, Học viện đã bắt đầu triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ Học viện đã ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Khoa học Quân sự, kèm theo Quyết định số 322/QĐ-HVKHQS ngày 19 tháng 02 năm 2014 của Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự Trong những năm đầu thực hiện việc chuyển đổi từ đảo tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, toàn Học viện đã quyết tâm vượt qua những khó khăn ban đầu Đào tạo theo học chế tin chỉ là xu hướng cơ bản trong đào tạo đại học hiện nay và đã được chứng minh về tiện ích

cũng như tru điểm so với đào tạo niên chế trước đây

Ui điểm của học chế tín chi như là tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao, mang lại hiệu quả rất tích cực về đào tạo, quản lý giáo dục, chi phí dao tạo giảm Với mô hình đào tạo này, sinh viên được tự do lựa chọn chương trình và thời gian học phù hợp với điều kiện bản thân, từ đó tăng tinh chủ động cho sinh viên, tăng tính tự học, tự tạo ra kiến thức Thời lượng trên lớp giảm mạnh, giúp cho sinh viên có nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu Hầu hết các môn học đều giảm trên dưới 50%, như vậy sẽ có một phần lớn kiến thức sinh viên phải tự nghiên cứu để nắm vững mà không cần phải lên lớp Tự học để sinh viên có thể tiết kiệm thời gian và có thể lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn

Trang 29

nhân, nhóm, chia sẻ và phản hồi cùng nhau, tự điều chỉnh và đánh giá kết quả để tự mình hình thành kiến

thức mới, tích lũy hiểu biết mới và trau dồi các kỹ năng mới

Sau năm năm triển khai đào tạo theo hình thức mới này, Học viện Khoa học Quân sự đã đạt được

những kết quả đáng khích lệ, nhưng cũng có không ít những khó khăn, tổn tại cin được khắc phục trong

quá trình thực hiện việc chuyển đổi này

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiệm vụ của Học viện là:

- Thẳng thắng nhìn nhận những khó khăn và thử thách trong công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ Từ đó đặt ra những giải pháp khắc phục là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát huy những ưu điểm của hình thức đào tạo này

- Hoàn thành hệ thống văn bản pháp lý về quản lý chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ - Cần tiếp tục đỗi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp dạy học Tích cực, phát huy năng lực và khả năng tự học, tự nghiên cứu, nâng cao tính chủ động của người học, chấm dứt tình trạng

giảng chay, tình trạng đọc chép ở tất cả các môn học

- Tổ chức cho giảng viên di học tập kinh nghiệm ở các trường lớn

- Tăng cường hoạt động hỗ trợ người học: chú trọng xây dựng đội ngũ cố vấn học tập đảm bảo trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, trình độ công nghệ thông tin và nhiệt tình trong công tác

- Đầu tư, phát triển cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

- Hệ thống thư viện cần được mở rộng hơn nữa, thư viện có thể kết hợp với các Khoa lên kế hoạch trang bị thêm sách, tài liệu phục vụ công tác học tập, nghiên cứu

~ Tập huấn cho học viên, sinh viên về quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ, cách tự học theo tín chỉ Tổ chức các hội thảo về phương pháp học tập theo hệ thống tín chi để học viên, sinh viên có điều kiện trao đổi và có kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân

Bảng 1.2: Chương trình đào tạo đại học tiếng Anh và tiếng Trung Quốc hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Học viện Khoa học Quân sự an mộ Sốn Tín chỉ | Tin chỉ

TT Tên môn học tin chi’ bắt buộc | tự chọn A _ | Khối kiến thức GD đại cương 54 36 | 18/58

1 | Trếthọc Mác-Lênin 4 Kỳ2

2 — | Kinh tế chính tri Mác-Lênin 3 Kỳ2

3_ | Chủ nghĩa xã hội khoa học 3 K

Trang 30

TT Tên môn học Số lượng [ Tínchi ] Tín chỉ ° tín chỉ | bắtbuộc | tự chọn 5 _ | Lịch sử ĐCS Việt Nam 3 6 _ | Nhà nước và pháp luật 2 7_ | Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 § _ | Dẫn luận ngôn ngữ 2 9 — | Tiếng Việt thực hành 3 10_ | Phương pháp luận NCKH 2

11 | Lịch sử dân tộc Việt Nam 2

12 | Tin học đại cương 3

13_ | Tâm lý học đại cương 2

14_ | Khoa học giao tiếp 2

15_ | Ngôn ngữ học đối chiều 2

16 |Mỹ học Mác-Lênin 2

17 | Dân tộc học 2

18 | Đạo đức học Mác-Lênin 2

19 |Logich học 2

20_ | Xã hội học đại cương 2

21_ | Tiếng Việt soạn thảo văn bản 2

22 _| Lịch sử văn minh thể giới 2

23_ [Ngoại ngữ 2 14

NGÔN NGỮ ANH

B_| Khối kiến thức GD chuyên nghiệp 82 78 4/10

a_| Khdi kiến thức ngôn ngữ 6 0 1 [Ngữ âm - âm vị 2 Kỳ 5 2 _ [ Từ vựng - ngữ nghĩa 2 Kỳ 6 3_ [Ngữ pháp 2 Kỳ7 b | Khỗi kiến thức văn hóa 6 1_| Văn học Anh - Mỹ 3 Kỳ5

2 _ | Văn hóa Anh -Mỹ 3 Kỳ 6

Trang 31

TT Tên môn học Số lượng [ Tínchi [ Tín chỉ ° tín chỉ | bắtbuộc | tự chọn (Cấp chứng chỉ) 4 tín chi £_ | Giáo dục thế chất Kỳ! (Cấp chứng chỉ) § tín chỉ TONG CONG 140 118 | 22/68

NGON NGU TRUNG QUOC

B_| Khoi kiến thức GD chuyên nghiệ 82 74 9/22

a_| Khdi kiễn thức ngôn ngữ 6 2 1 [Ngữâm 2 Kỳ 5 2_ | Từ vựng 2 Kỳ 6 3_ | Ngữ pháp 2 Kỳ 6 4 |Văntự 2 Kỳ 7 5 |Tutừ Kỳ7

5 _ | Khỗi kiến thức văn học 6 24

1 [ Đất nước học Trung Quốc 3 Kỳ 5

2 _ | Tuyên giảng văn học TQ 3 Kỳ 6

3 _ | Tiếng Trung Quốc cô đại 2 Kỳ 7

4 | Luge sir vin hoc TQ 2 Kỳ7

€_ | Khối kiến thức tiếng 62 4/14

1_| Tiếng Trung Quốc tông hợp Ï 16

2 _ | Tiếng Trung Quốc tông hợp 2 16 3 _ | Tiếng Trung Quốc tông hợp 3 15 4 _ | Thực hành dịch việt 1 4 5 _ | Thực hành dịch việt 2 4 6 _ | Thực hành dịch viết 3 4 7 | Lý thuyết dịch 3 Kỳ 5 $ _ | Thực hành dịch viết4 2 Kỳ 8 9 _ | Thực hành dịch nói 2 Kỳ8 10 | Dịch van hoc 2 Kỳ8 11 | Dịch ngoại giao 2 Kỳ8 12 | Dịch thương mại 2 Kỳ8 13 _ | Khóa luận tốt nghiệp 4 Kỳ 8 Ð | Thực tập cuỗi khóa 4 4 Kỳ8 g | Giáo dục quốc phòng KPT (Cấp chứng chỉ) 4 tín chỉ £_ | Giáo dục thé chất Kỳ! (Cấp chứng chỉ) § tín chỉ TONG CONG 140 114 | 26/80 1.4.2 Quá trình hình thành, phát triễn và chức năng, nhiệm vụ 1.4.2.1 Quá trình hình thành, phát triển

Thư viện Học viện Khoa học Quân sự được thành lập từ năm 1988 Từ khi thành lập đến nay, với

Trang 32

tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên trong toàn Học viện

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Thư viện Học viện đã không ngừng đổi mới, đã và đang khẳng định vi thé và vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục chung của Học viện

1.4.2.2 Chức năng nhiệm vụ Chức năng

Thư viện HVKHQS có chức năng xây dựng, quản lý và khai thác các loại hình tài liệu phục vụ hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học; tham mưu, giúp trưởng phòng Đào tạo quản lý

hoạt động thư viện của Học viện

Nhiệm vụ

~_ Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn về công tác thông tin-thư viện phù hợp với

sự phát triển của Học viện trong từng giai đoạn

~_ Bỗ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy,

học t

„ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên, học viên, sinh viên trong toàn Học viện; thu nhận các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, khóa luận của giảng viên, cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên, các giáo trình, tài liệu tham khảo, các ấn phẩm biếu tặng và tài liệu

trao đôi giữa các thư viện

~ Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp; xây dựng các cơ sở dữ liệu thư viện điện tử

- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm Thông tin Thư viện thông qua các hình thức phục vụ của Thư viện phù hợp với quy định, hướng dẫn của Tổng cục, Học viện và điều kiện cụ thể của đơn vị

~_ Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công,

tác thư viện

~ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, nhân viên của Thư viện dé phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác

Trang 33

tiến hành thanh lọc các tài liệu lạc hậu, cũ nát đi tiêu hủy đúng quy định

~ Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Trung

tâm Thông tin KHQS/BQP, Thư viện Quân đội và Học viện

~_ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Học viện và Phòng Đào tạo giao 1.4.3 Cơ cấu tổ chức

Hiện nay Thư viện Học viện là một bộ phận trực thuộc Phòng Đào tạo Đồng chí Phó trưởng phòng quản lý công tác thư viện có trình độ Thạc si Công nghệ Thông tin Có 12 cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác thư viện Trong đó

~ 01 cán bộ đang học cao học Thư viện - Thông tin tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; ~ 01 cán bộ có trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục;

~ 02 cán bộ có trình độ đại học Thư viện; ~ 02 cán bộ có trình độ cao đăng Thư viện; ~ 02 cán bộ có trình độ đại học CNTT;

~ 01 nhân viên có trình độ trung cấp văn thư lưu trữ;

~ 03 nhân viên còn lại có trình độ đại học khác (Kinh tế, Du lịch, Âm nhạc)

Hiện thư viện là một bộ phận trực thuộc, số lượng cán bộ, nhân viên ít nên không chia tách thành các phòng ban, tổ chuyên môn Phó trưởng phòng Đào tạo phụ trách quản lý công tác thư viện có trình độ 'Thạc sĩ nhưng không đúng chuyên ngành Đội ngũ cán bộ, nhân viên thư viện còn mỏng 2/3 cán bộ không có nghiệp vụ thư viện Đây cũng là vấn đề khó khăn trong công tác quản lý và nghiệp vụ thư viện

1.4.4 Đặc điễm các nhóm người dùng tin

'NDT là yếu tố cơ bản, không thể tách rời của mọi hệ thống thông tin - thư viện Hướng tới NDT là cái đích hướng tới của thư viện NDT vừa là khách hàng của các dich vụ thông tin đồng thời là chủ thể người sản sinh ra thông tin mới NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin, là cơ sở định hướng cho các hoạt động thông tin

Trang 34

Dựa trên tính chất công việc, có thể phân chia đối tượng NDT tại Học viện thành các nhóm cơ bản sau:Cán bộ lãnh đạo, quản lý; Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; Học viên, sinh viên

Mỗi nhóm NDT có đặc điểm riêng về giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, chuyên ngành nghiên cứu, điều kiện hoàn cảnh kinh tế

Bảng I.3: Thành phần người dùng tin tại Thư viện Nhóm người dùng tin Số lượng Tỷ lệ (%) Cán bộ lãnh đạo, quản lý 90 64

Cán bộ nghiên cứu, giảng day 290 20,5

Học viên, sinh viên 1035 73,1

Tổng 1.415 100

[Neuén Hoc viện Khoa học Quân sự] Biểu đồ I.1: Thành phần người dùng tin tại Thư viện

'ø Cán bộ lãnh đạo, quản lý la Cần bộ nghiên cứu, giảng dạy

'Z Học viên, sinh viên

Phin lớn NDT tại thư viện là học viên, sinh viên nên trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao nhất là đại học Các trình độ cao hơn chủ yếu là ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu và giảng viên Tổng trình độ sau đại học bạn đọc là cán bộ lãnh đạo và giảng viên là 289/380 chiếm tỷ lệ 76% Trình độ tiến sĩ là 35 (9,29%), Phó Giáo sư 3 (0,8%), Giáo sư 1 (0.3%)

1.4.4.1 Đặc điển các nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Trang 35

ban, khoa, hệ Họ là những người vừa trực tiếp tham gia công tác lãnh đạo, quản lý đồng thời tham gia

công tác giảng dạy Họ vừa là người sử dụng thông tin vừa là chủ thể sáng tạo ra thông tin mới

Họ là những người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành và chịu trách nhiệm các hoạt động đơn vị mình phụ trách Họ đưa ra các quyết định quan trọng đảm bảo cho hoạt

động đạt kết quả tốt

Hoạt động lãnh đạo quản lý gắn liền với thông tin Sử dụng thông tin trong hoạt động lãnh đạo, quản lý là đòi hỏi tất yếu Thông tin mà họ cần chủ yếu là những thông tin bao quát trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học kỹ thuật; các văn bản pháp luật, thông tin về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; các số liệu thống kê, Những thông tin phải đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, chính xác

Tuy nhiên, do đặc thù công việc nên nhóm đối tượng này không có nhiều thời gian lên thư viện để tìm kiếm thông tin Chính vì vậy, thông tin họ cần phải khái quát, cô đọng, súc tích, những thông tin chuyên đề, tổng quan, tổng luận Hình thức phục vụ thích hợp nhất đối với họ cung cấp thông tin có chọn lọc là phục vụ từ xa

Bên cạnh công tác quản lý, đa phần họ đều tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học Do vậy, họ là đối tượng rất cần đến thông tin chuyên ngành chuyên sâu để phục vụ công việc của họ

1.4.4.2 Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Đây là những người trực tiếp tham gia công tác giảng dạy ở các khoa và trợ lý khối các phòng, ban Họ là nhóm đối tượng phục vụ quan trọng, thường xuyên của thư viện Họ không chỉ sử dụng thông, tin mà còn sản sinh ra thông tin mới Họ thường xuyên có các bài báo đăng trên các tạp chí trong và ngoài Học viện, những đề tài nghiên cứu khoa học, những sáng kiến cải tiến công tác Họ là những,

người có hiểu biết rộng, có khả năng ngoại ngữ và các kỹ năng tìm kiếm thông tin tốt

NCT của họ cũng rất phong phú và đa dạng Thông tin chủ yếu phục vụ công tác chuyên môn

chuyên sâu, phục vụ công việc trực tiếp, hỗ trợ công tác giảng day và nghiên cứu khoa học

Thông tin cho nhóm người dùng tin nay có tính chất chuyên ngành: ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Nga, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học, Tin học và những thông tin có tính chất lý luận và thực tiễn Thông tin có tính thời sự liên quan đến các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, các thông tỉn mới về các thành tựu khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, kết quả các công trình nghiên cứu khoa học, những để tài đã và đang được tiến hành, các nguồn thông tin khoa học, các hoạt động khoa

Trang 36

Hình thức phục vụ nhóm này là các thông tin chuyên đề, thông tin chọn lọc, thông tin tài liệu mới 1.4.4.3 Nhóm người dùng tin là học viên, sinh viên

Đây là nhóm NDT đông đảo và thường xuyên nhất của thư viện Nhiệm vụ chính của nhóm này là học tập, ngoài ra có một bộ phận tham gia nghiên cứu khoa học Hình thức đào tạo hiện nay của Học viện là đào tạo theo học chế tín chỉ, họ phải tự học, tự nghiên cứu rất nhiều Họ thường xuyên phải khai thác thông tin dé hoàn thiện các bài học theo yêu cầu của giảng viên

Do vậy NCT của họ rất lớn, phong phú và đa dạng.Với đối tượng học viên, sinh viên này thì ngồi thơng tin về chuyên ngành đang học, họ còn cần những thông tin khác, trên nhiều lĩnh vực xã hội - chính trị để mở mạng sự hiểu biết và nâng cao trình độ Nhìn chung họ cần những thông tin cụ thẻ, chỉ tiết và đầy đủ Do vậy, tùy theo từng chuyên ngành học mà những thông tỉn, tài liệu cần phải phù hợp với nhu cầu của nhóm đối tượng này Ngồi việc sử dụng thơng tin để phục vụ cho mục đích học tập và tự nghiên cứu, học viên, sinh viên còn sử dụng thông tin cho mục đích giải trí nhằm nâng cao dời sống

tỉnh thần của mình

Hình thức phục vụ cho nhóm đối tượng này chủ yếu là thông tin phổ biến về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo hoặc một số ít là bài viết trong tạp chí, báo cáo thực tập có tính chất cụ thể, trực tiếp phục vụ cho môn học và ngành học đào tạo của họ

1.5 Vai trò hoạt động của Thư viện đối với đào tạo tín chỉ tại Học viện Khoa học Quân sự 1.5.1 Đảm bảo chất lượng nghiên cứu khoa học, đào tạo của Học viện

Việc áp dụng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại HVKHQS là một bước chuyển biến ý nghĩa, một nỗ lực lớn trong việc thay đổi phương pháp dạy - học đại học hiện nay Tuy nhiên, dé thực hiện tốt chương trình đào tạo này đòi hỏi phải có sự thay đổi và đổi mới toàn diện về phương pháp dạy và học, cách quản lý và vận hành chương trình đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ việc học tập và giảng dạy của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên Trong đó, hoạt động về thông tin tư liệu có ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ bởi chương trình đào tạo này đòi hỏi giảng viên phải đầu tư nhiều công sức hơn cho công tác soạn bài và chuẩn bị bài giảng, học viên, sinh viên phải dành nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu và chủ động tìm kiếm thêm nguồn tải liệu tham khảo mới có thể đáp ứng yêu cầu của mỗi tin chỉ

Trang 37

tài liệu phong phú và tiên tiến sẽ là nơi lý tưởng có thể giúp giảng viên, học viên và sinh viên HVKHQS thực hiện tốt công việc dạy và học ở mô hình đào tạo mới này Hơn nữa, với đội ngũ cán bộ và nhân viên gồm 12 người, thời gian phục vụ sáu ngày một tuần, Thư viện luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn đọc tiếp cận thông tin một cách tối đa Quy chế số 31/2001 của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã nhắn mạnh: một trong những điều kiện để thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ là phải đảm bảo "có đủ sách tham khảo, tài liệu học tập” cho người dạy và người học Có thể nói Thư viện hội đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn tài liệu sẵn sàng hỗ trợ giảng viên và học viên, sinh viên HVKHQS thực hiện tốt chương trình

đào tạo theo hệ tín chỉ

Thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ đồng nghĩa với việc thay đổi phương pháp đạy và học theo hướng tích cực hơn Với phương thức lấy người học làm trung tâm, chương trình đào tạo tín chỉ sẽ tạo đà cho người học phát huy cao độ năng lực của bản thân, đồng thời khuyến khích học viên, sinh viên tiếp cân được với phương pháp học tập chủ động, lấy tự học, tự nghiên cứu làm chính Với số lượng gần 300 máy tính kết nối Internet, các khu học tập hiện đại và nguồn tài liệu khá phong, phú, Thư viện có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viện HVKHQS Hoạt động thông tin - thư viện của HVKHQS trong những năm gần đây nhờ thể đã nhiều đổi

mới và được đầu tư nhiều hơn về nguồn tài liệu thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để phục

vụ nghiên cứu và đảo tạo

Trang 38

học thuật Ở một số nước phương Tây, nguồn tài liệu tham khảo và trích dẫn đóng một vai trò khá quan

trọng và thường chiếm 10 đến 15% tổng điềm của một bài nghiên cứu Hy vọng với mô hình đào tạo mới này, giảng viên và người học sẽ thay đổi thói quen tìm tin và dùng tin theo hướng tích cực hơn Thư viện

nhờ thế sẽ phát huy hết vai trò của một trung tâm thông tin hỗ trợ tích cực công tác giảng dạy và học tập

của giảng viên và học viên, sinh viên Học viện KHQS, đặc biệt trong giai đoạn chuyển tiếp từ đào tạo niên chế sang tín chỉ Để làm được điều đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa thư viện, người dạy và người học từ khâu bỗ sung tài liệu, hỗ trợ tìm tin đến sử dụng nguồn tin Quan trọng hơn cả là giảng viên phải thay đổi cách dạy, hướng học viên, sinh viên đến các nguồn tài liệu chất lượng mới có thẻ đạt kết

quả nghiên cứu cao

Trong những năm qua, Thư viện đã nhận được không ít lời khen chê về chất lượng nguồn tài liệu và phong cách phục vụ bạn đọc, điều này cũng dễ hiểu khi nỗ lực chỉ xuất phát từ một phía Thư viện luôn cố gắng bổ sung nhiễu tài liệu, đồng thời không ngừng cải thiện dịch vụ của mình để có thể đáp ứng nhu cầu ngày cảng cao của bạn đọc Khi chuyển sang áp dụng chương trình đào tạo tín chỉ, Thư viện đã xem xét thay đổi các chính sách bổ sung, tăng cường hợp tác hơn nữa với các khoa, giảng viên và học viên, sinh viên để khi cần thiết có thể liên hệ với ho, để nghị họ cung cấp danh sách các tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu bám sát kế hoạch giảng dạy Hy vọng với mô hình đào tạo mới này, Thư viện sẽ phát huy hơn nữa hoạt động của thư viện trong môi trường đào tạo tín chỉ, đồng thời sẽ thu hút được một lượng lớn cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viên đến sử dụng thư viện, tận dụng tối đa nguồn tài liệu của thư viện, và nếu thực hiện được như thế, chương trình đào tạo tín chỉ đã bước đầu thành công

1.5.2 Nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin

Trang 39

viên, sinh viên, cũng như khả năng cập nhật thông tin trong bài giảng của giảng viên, yếu tố hàng đầu đảm bảo chất lượng của phương thức đảo tạo theo học chế tín chỉ

Để trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình học tập của học viên, sinh viên và giảng dạy của giảng viên trong đào tạo theo tín chỉ, Thư viện cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, Thư viện trở thành nơi cung cắp và đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học về những nguồn thông tin quan trọng nhất, đây đủ, toàn diện, phong phú, đa dạng nhất cá trong và ngoài nước

'Yêu cầu này đòi hỏi những nguồn thông tin do thư viện cung cấp phải đảm bảo các thông tin đã được sàng lọc qua nhiều khâu, có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học, được lưu trừ lâu đài, được kiểm soát Là những nguồn lực thông tin phủ hợp với nhu cầu và thói quen sử dụng của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên Điều đó được thẻ hiện qua mức độ đáp ứng NCT của NDT về nội dung và loại hình tài liệu

Thứ hai, Thư viện trở thành điễm kết nỗi giữa nguôn thông tin của xã hội và nhu cẳu thông tin

của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên

'Yêu cầu này đòi hỏi khi khối lượng, phạm vi và chất lượng NCT trong cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên gia tăng nhanh chóng, Thư viện phải tiễn hành chọn lọc, tỉnh chế, bao gói thông tin Phat hiện, xác định và kiến tạo nhu cầu của học viên, sinh viên, sau đó trình bày, giới thiệu và cung ứng thông tin mang tính định hướng cá nhân cho cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên Điều đó thể hiện ở số lượng và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ cung cắp thông tin cho cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên

Thứ ba, Thư viện trở thành môi trường rèn luyện các kỹ năng và phát huy năng lực độc lập trong việc

khám phá trì thức và tư uy sảng tạo của học viên, sinh viên

'Yêu cầu này đòi hỏi thư viện mở ra một môi trường trí thức rộng lớn, thơng thống và đa dạng để học viên, sinh viên mở rộng tầm nhìn và ước mơ của mình Tại đây, học viên, sinh viên định hướng, xác định mục tiêu của công cuộc khám phá tri thức, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, trau dồi khả năng phân tích, tổng hợp các tư liệu tự sưu tầm được, khả năng tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Thư viện là điểm đến cần thiết để học viên, sinh viên tập dượt khả năng diễn đạt hiểu biết của mình một cách rõ rằng,

mach lạc trong các phòng thảo luận nhóm với đầy đủ các thiết bị hỗ trợ trình chiếu các sản phẩm do mình

tạo ra Die

Trang 40

Thứ tư, Thư viện trở thành môi trường học tập thoải mái, thân thiện địa điểm lý tưởng tao ra các cơ hội hoc tap va giao lieu cho học viên, sinh viên

'Yêu cầu này đòi hỏi không gian thư viện phải thật thân thiện, tạo tâm lý thoải mái cho NDT Không gian thư viện trở thành không gian mở có đầy đủ dịch vụ cho học tập, nghiên cứu Trong khuôn viên của thư viện có những khu vực là nơi mà học viên, sinh viên có thể sắp xếp lại bàn ghế cho phù hợp với các buổi thảo luận ngẫu hứng hoặc đã định trước, có những khu vực đọc đảm bảo sự yên tĩnh tuyệt đối để làm việc cá nhân, có khu vực dành cho học viên, sinh viên thư giăn và trao đổi với bạn bè, có khu vực dành cho học viên, sinh viên tổ chức những buổi diễn thuyết, trình diễn thời trang, triển lãm, sinh hoạt câu lạc bộ theo sở thích Muốn làm được điều đó, Thư viện phải có một kiến trúc đặc trưng phù hợp, các phòng ban được bố trí liên hoàn, cách thức sắp xếp tài liệu dễ sử dụng, phương thức phục vụ 'NDT nhanh chóng và thuận tiện

Thứ năm, Thư viện là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy tích cực, học chủ động ‘Thu viện thiết lập mồi quan hệ chặt chè với giảng viên các khoa, bộ môn trong Học viện Trên cơ sở nghiên cứu kỹ các tài liệu có trong nguồn lực thông tin của thư viện, khi lên lớp giảng viên nêu ra các vin đề dé học viên, sinh viên cần tìm hiểu và bài tập phải làm trên cơ sở chỉ ra những nguồn tài liệu mà học viên, sinh viên cần nghiên cứu, tham khảo Học viên, sinh viên lên thư viện tìm tài liệu liên quan đến vin đề cần nghiên cứu, thảo luận, làm bài tập Những điều học viên, sinh viên phát kiến, tìm tòi được sẽ khắc sâu vào tâm trí của sinh viên vì đó là những điều họ tự tìm ra chứ không phải là những điều họ cần phải nhớ

Ngoài ra phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động TT-TV Hiện đại hóa các hệ thống trang thiết bị dé truy cập, tra cứu thông tin, hỗ trợ khả năng cung cấp thông tin đa nguồn, đa dịch vụ, mọi lúc, mọi nơi

Tiểu kết

Ngày đăng: 12/10/2022, 21:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w