1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Công tác xử lý nội dung tài liệu tại thư viện trường Đại học Y Hà Nội

128 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 24,37 MB

Nội dung

Luận văn Công tác xử lý nội dung tài liệu tại thư viện trường Đại học Y Hà Nội trình bày công tác xử lý nội dung tài liệu với hoạt động của Thư viện trường Đại học Y Hà Nội; đồng thời nêu lên thực trạng công tác xử lý nội dung tài liệu từ đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu tại thư viện trường Đại học Y Hà Nội.

Trang 1

TRUONG DAI HQC VAN HÓA HA NỘI

vO THUY NGA

CONG TAC XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI

LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học thông tin - Thư viện Mã số: 60320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: Th.s Nguyễn Thu Thảo

HÀ NỘI -2014

Trang 2

luận tài liệu được sử dụng trong luận văn chân thực, đảm bảo tính khách

quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, thắng 7 năm 2014

Tac giả luận văn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐÀU

Chương 1: CÔNG TÁC XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI LIỆU VỚI HOẠT DO! THU VIEN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 1.1 Các vấn đề chung về xử lý nội dung tài liệu

1.1.1 Khái niệm về xử lý nội dung tài liệu 14 1.1.2 Các yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng công tác xử lý nội dung tài liệu I8 1.2 Khái quát về Thư viện Trường Đại học Y Hà Ñ

1.2.1 Trường Đại học Y Hà Nội 2

1.22 Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 2

1.2.3 Đặc điểm về nguồn lực thông tin tại Thư viện 27 1.2.4 Dac điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện 34 1.3 Đặc điểm của công tác xử Hà N 1.4 Vai trò của công tác xir nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Y 36 dung tài liệu trong hoạt động thông tin - thu vign 37 1.4.1 Vai trò công tác xử lý nội dung tài liệu đối với hoạt động thông tin - thư viện nói chung 37

1.42 Vai trò của công tác xử lý nội dung tài liệu đối với hoạt động thông tin - thư viện tại

"Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 39 Chương 2: THỰC TRẠNG C VIEN TRUONG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ING TAC XU LY NOI DUNG TAI LIEU TAI THU 2.1 Quy trình tổng thể của việc định chỉ mục 42 2.1.1 Phân tích chủ đề 4

2.1.2 Xác định các đặc trưng nội dung của tài liệu 4 2.2 Phân loại tài liệu

2.2.1 Khung phân loại hiện hành 100

2.2.2 Quy trinh phân loại tải liệu 105

Trang 4

2.3.2 Quy trình định từ khóa 12 2.3.3 Chất lượng định từ khóa 114 2.4 Biên soạn tóm tắt 2.4.1 Quy trình biên soạn tóm tắt 124 2.4.2 Chất lượng bài tóm tắt 126 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xử lý nội dung tài liệu 2.5.1 Trình độ cán bộ 127 2.5.2 Các quy định nội bộ 128 2.5.3 TỔ chức và quản lý công việc 129 2.6 Nhận xét và đánh giá chung 129 2.6.1 Điểm mạnh 129 2.6.2 Điểm yếu 130 2.6.3 Nguyên nhân 130

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI

LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 131

3.1 Giải pháp về nhân lực 131

3.1.1 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ xử lý BI

3.12 Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và kiến thức chuyên ngành y học cho cán bộ xử lý132

3.1.3 Xây dựng đội ngũ cộng tác viên 132

3.2 Giải pháp về các công cụ phục vụ công tác xứ lý nội dung tài liệu 133

3.2.1 Bang phan loai NLM 133

3.2.2 Khung đề mục chủ đề y hoc 134

3.3 Giải pháp về tổ chức quy trình xử lý nội dung liệu 135

3.3.1 Thiết lập các quy định nội bộ trong công tác xử lý nội dung tài liệu 135 3.3.2 Hiệu đính các kết quả xử lý nội dung tài liệu 137

KET LUAI 138

TAI LIEU THAM KHAO

PHY LU

Trang 5

Đại học Y Hà Nội 25

Bang 1.2 Tạp chí dạng truyền thống tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 28

Bảng 1.3.Tài liệu dạng điện tử tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 29 Bảng 1.4 Cơ sở dữ liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 30

Bảng 2.1 Các yếu tố cần đọc khi phân tích chủ dé tai liệu 4I Bảng 2.2 Các đặc trưng nội dung tài liệu được lựa chọn 42 Bảng 2.3 Cách thức phân tích nội dung tài liệu của cán bộ biên mục 43 Bảng 2.4 Các tài liệu xác định thiếu đặc trưng nội dung 44 Bảng 2.5 Các tài liệu xác định sai đặc trưng nội dung 54

Bảng 2.6 Nguyên tắc quy kết tài liệu khi phân loại tài liệu 61 Bảng 2.7 Chất lượng kết quả phân loại tài liệu 6

Bảng 2.8 Các tài liệu được phân loại chưa chính xác do phân tích sai chủ đề 63 Bảng 2.9 Các tài liệu được phân loại chưa chính xác do xác định sai ký hiệu 64 Bảng 2.10 Các tài liệu được phân loại chưa chính xác do xác định thiếu ký hiệu66

Bang 2.11 Đặc điểm cần chú ý khi định từ khóa 68

Bảng 2.12 Các từ khóa sai do lựa chọn sai các đặc trưng 72 Bảng 2.13 Các từ khóa sai do mô tả quá sâu / dùng cụm từ phức tạp 73 Bảng 2.14 Các từ khóa sai do chưa có phương tiện kiểm soát từ 75

Bảng 2.15 Các từ khóa sai do bổ sung thuật ngữ chỉ khái niệm rộng hơn 76 Bảng 2.16 Tổng hợp các trường hợp từ khóa sai T1 Bảng 2.17 Từ khóa sử dụng các khái niệm phức tạp 78

Bảng 2.18 Từ khóa không súc tích 78

Bảng 2.19 Từ khóa lỗi viết hoa 79

Bảng 2.20 Từ khóa lỗi chính tả 79

Bảng 2.21 Các trường hợp từ khóa độc lập chưa đạt yêu cầu 79

Trang 6

Trong hoạt động thông tin - thư viện, công tác xử lý tai liệu nói chung

và công tác xử lý nội dung tài liệu nói riêng rất cần thiết và là một trong

những nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan thông tin - thư viện Bởi công tác

xử lý tài liệu là một mắt khâu quan trọng để tạo ra sản phẩm thông tin có chất lượng Chất lượng của khâu công tác này ảnh hưởng trực tiếp đến kha ning

đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin Công tác xử lý tài liệu có chính xác

thì người dùng tin mới tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời

và phù hợp với nhu cầu tin của họ

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội phát triển

đã làm cho nhu cầu thông tin của con người ngày càng trở nên đa dạng và

phức tạp hơn Nhu cầu cần được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính

xác và kịp thời của người dùng tin đã đặt ra cho công tác xử lý nội dung tải

liệu những yêu cầu mới về chất lượng

Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam với lịch sử hơn một trăm năm, có nhiệm vụ và chức trách vô cùng

quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế, trong nghiên cứu khoa học và cung cấp chuyên gia cao cấp cho ngành y tế Vì vậy, việc cung cấp thông tin

cho các đối tượng dùng tin này vô cùng đa dạng, phức tạp và chuyên sâu, đòi hỏi Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội phải luôn đổi mới, cập nhật những kiến thức nghiệp vụ thư viện trong công tác xử lý thông tin sao cho ngày càng

đáp ứng tốt hơn cho công tác tìm kiếm thông tin phục vụ cho các đối tượng

người dùng tin này Việc xử lý nội dung tài liệu không chỉ đòi hỏi chính xác mà

còn phải đầy đủ, nếu không tài liệu coi như mắt khả năng sử dụng, không đến

Trang 7

dụng phần mềm ISIS Từ năm 2010, Thư viện đã được Trường Đại học Y Hà Nội đầu tư cơ sở vật chất mới, hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại

cùng với việc sử dụng phần mềm quản lý thư viện ILIB 4.0 trong hoạt động

thông tin - thư viện

Với việc sử dụng phần mềm này, Thư viện có thê quản lý toàn diện các

hoạt động: bổ sung, biên mục, quản lý bạn đọc, lưu thông tài liệu, Do vậy,

công tác phục vụ bạn đọc được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện Một số

công đoạn trong quy trình xử lý nội dung tài liệu có sự thay đổi so với trước

Tuy nhiên, hiện nay Thư viện vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu tin của

người dùng tin Việc tìm kiếm thông tin tại Thư viện còn gặp nhiều khó khăn,

nhiều khi người dùng tin không tìm được hết những thông tin mà họ cần hoặc

những thông tin tìm được lại chưa phù hợp với yêu cầu của họ Tình trạng này

có thể do nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân chính là do

công tác xử lý nội dung tài liệu chưa thực sự đạt chất lượng tốt

Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài

“Công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội”

làm để tài luận văn thạc sĩ của mình 2 Tình hình nghiên cứu Là một hoạt động nghiệp vụ không thẻ thiếu trong các cơ quan thông tin thư viện, công tác xử lý nội dung tài liệu đã được các nhà nghiên cứu hệ thống hóa lý thuyết, cụ thể:

~ Phân loại và tổ chức mục lục phân loại, Giáo trình dùng cho sinh viên

Trang 8

- Định chủ đề và định từ khóa tài liệu, Giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Thư viện - Thông tin học, của tác giả Vũ Duong Thay Nga, Va Thay Bình (2008)

- Xứ l tài liệu trong hoạt động thông tin - thư viện, Giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Thư viện - Thông tin học, của tác giả Trần Thị Quý, Nguyễn Thị Đào (2007)

- Xứ lý phân tích - tổng hợp thông tin, Đề cương bài giảng, chương

trình cao học ngành Thông tin - Thư viện, của tác giả Nguyễn Thu Thảo (2010)

'Về thực tiễn, công tác xử lý nội dung tài liệu đã được nghiên cứu tại

một số cơ quan thông tin - thư viện, cụ thể:

- Công tác xử lý tài liệu của Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học

Quốc gia Hà Nội (thực trạng và giải pháp) của tác giả Trần Thị Quy (2001) - Nâng cao chất lượng xử lý di dung t

éu tai Trung tam Thong tin -

Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Đồng Đức Hùng (2005),

- Nâng cao chất lượng xử lý nội dung thông tin tại Trung tâm Thông tin

Từ liệu - Thư viện Trường Đại học Vinh của tác giả Nguyễn Lê Quang (2007)

~ Hồn thiện cơng tác xử lÿ nội dung tài liệu tai Trung tam Thong tin -

Thư viện Trường Đại học Giao thông Uận tải Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị

Minh Tú (2007)

- Nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu tại Thư việnTạ Quang

Trang 9

(2011)

- Nghiên cứu công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 của tác giả Vũ Xuân Bản (2011),

- Xử lý nội dung tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường

Cao đẳng Nội vụ Hà Nội của tác giả Ngô Thị Thu Huyền (2012)

- Xử lý nội dung tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam của tác giả Đào Kim Phương (2012)

- Nghiên cứu hoàn thiện việc chuẩn hóa trong xứ lJ tài liệu tại các thư viện Việt Nam của tác giả Vũ Dương Thúy Ngà (2012)

Công tác xử lý nội dung cũng được nghiên cứu ở một số công đoạn xử

lý nội dung cụ thể:

~ Lý thuyết và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ từ khóa tiếng Việt trong quá

trình tin học hóa hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện của tác giả 'Vũ Thúy Bình (1994)

- Nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ từ khóa tại Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương của tác giả Lê Thị Thúy Hiền (2004)

- Nghiên cứu áp dụng khung phân loại DDC ấn bản rút gọn tiếng Việt

14 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2010)

Tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội, đã có công trình nghiên cứu

về hoạt động thông tin - thư viện:

- Nghiên cứu việc tổ chức và khai thác nguôn lực thông tin ở Trung tâm

Trang 10

- Tổ chức và khai thác hệ thống tra cứu thông tin tại Thư viện Trường

Đại học Y Hà Nội của tác giả Vương Ngọc Mai (2007)

Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu liên quan đến đề tài của các tác

giả Võ Lý Hòa, Vũ Dương Thúy Ngà, Nguyễn Hữu Viêm, Nguyễn Lan Hương, được đăng tải trên tạp chí Thư viện Việt Nam, tạp chí Thông tin tư

liệu, Kỷ yếu hội thảo về hoạt động thông tin - thư viện, ví dụ như:

- Những căn cứ khi tóm tắt văn bản sách, bài báo - tạp chí của tác giả Nguyễn Hữu Viêm (2007)

- Các đặc trưng ngôn ngữ cơ bản của văn bản tóm tắt của tác giả Võ Lý Hòa (2009),

- Tiêu chuẩn Việt Nam về xử lý tài liệu thư viện của tác giả Vũ Dương

Thúy Ngà (2008)

- Để hướng tới sự chuẩn hóa trong công tác xử lý tài liệu và biên mục

trong các thư viện ở Việt Nam của tác giả Vũ Dương Thúy Ngà (2008),

- Xử lý tài liệu trong các thư viện: một số vấn đề đặt ra của tác giả Vũ

Dương Thúy Ngà (2008)

- Vai trò và ý nghĩa của công tác phân loại tài liệu trong hoạt động thư viện hiện nay của tác giả Nguyễn Lan Hương (2012),

v.v

Tuy nhiên, đây là những công trình nghiên cứu về công tác xử lý nội dung tai liệu tại các cơ quan thông tin - thư viện khác Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

Trang 11

trong quy trình phân loại, quy trình định từ khóa bằng cách áp dụng các công cụ

chuẩn trong xử lý tài liệu, đó là: khung phân loại, bộ từ khóa, từ điển tham chiếu,

mục lục công vụ cũng như việc đào tạo đội ngũ cán bộ, đội ngũ cộng tác viên Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này, tác giả luận văn hy vọng có

thể kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước và

những kinh nghiệm làm việc của bản thân để có thé tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu của công tác xử lý nội dung tài liệu

tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý nội dung tài liệu tại đây

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà

Nội, cụ thể gồm: phân loại tài liệu, định từ khóa và biên soạn tóm tắt

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

~ Thời gian: từ năm 2010 đến nay, đây là thời điểm Thư viện bắt đầu sử dụng phần mềm ILIB 4.0 trong hoạt động thông tin - thư viện

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích

Dé xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu

tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ giải quyết các

nhiệm vụ sau đây:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xử lý nội dung tài liệu;

- Tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu của công tác xử lý nội dung tài liệu tại

Trang 12

- Khao sat hiện trạng chất lượng công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện;

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xử lý nội

dung tài liệu tại Thư viện

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phuong pháp luận

Đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lich

sử; Các văn kiện, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp

văn hóa và thư viện; Phương pháp luận về khoa học thông tin - thư viện

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Các vấn đề của luận văn được giải quyết trên cơ sở vận dụng các

phương pháp nghiên cứu sau:

- Thống kê, xử lý, phân tích tổng hợp số liệu;

- Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp;

~ Điều tra bằng phiếu hỏi;

- Điều tra thực tế

5.3 Giả thuyết khoa học

Nếu cán bộ xử lý tài liệu được nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp

vụ, ngoại ngữ, tin học và kiến thức chuyên ngành y học; Thư viện sử dụng các

công cụ chuẩn phục vụ công tác xử lý nội dung tài liệu; đồng thời thiết lập các

quy định nội bộ về xử lý tài liệu, công tác hiệu đính kết quả xử lý nội dung tài ¡ dung tại Thư việt

liệu được tiến hành thì chất lượng công tác xử lý

Trang 13

6.2 Về thực tiễn

- Làm rõ các đặc điểm và yêu cầu đối với công tác xử lý nội dung tài

liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội;

- Đánh giá thực trạng chất lượng công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện, phân tích các mặt mạnh, yếu và nguyên nhân của nó;

- Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng công tác

xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội;

~ Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm tới

vấn đề xử lý nội dung tài liệu, những người trực tiếp làm công tác xử lý nội

dung tai liệu cũng như các cán bộ làm công tác quản lý hoạt động thông tin - thư viện nói chung và các cán bộ làm công tác quản lý hoạt động thông tin - thư viện tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội nói riêng

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

cấu trúc của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Công tác xử lý nội dung tài liệu với hoạt động của Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

Chương 2: Thực trạng công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu

Trang 14

Chương 1

CÔNG TÁC XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI LIỆU

VOI HOAT DONG CUA THU VIEN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 1.1 Các vấn đề chung về xử lý nội dung tài liệu

1.1.1 Khái niệm về xử lý nội dung tài liệu

Xử lý tài liệu là một tập hợp các công đoạn ghi lại các đặc trưng về

hình thức và nội dung trong tài liệu nhằm mục đích kiểm soát, quản lý vốn tài liệu; đồng thời tạo lập ra các loại mục lục, bộ máy tra cứu và các điểm truy

cập giúp cho người dùng tin có thể tra cứu, tìm kiếm tài liệu một cách dễ

dàng, thuận tiện

Xử lý tài liệu bao gồm xử lý hình thức tài liệu và xử lý nội dung tài liệu Xử lý nội dung tài liệu là một phần của công tác xử lý tài liệu Công

việc này bao gồm các công đoạn: định chỉ mục (gồm phân loại tài liệu, định từ khóa hoặc định đề mục chủ đề), tóm tắt, tổng luận, v.v nhằm trợ giúp

người dùng tin tìm kiếm tài liệu theo nội dung và sử dụng thông tin trong các tài liệu đó một cách thuận lợi

Định chỉ mục là công đoạn xử lý tài liệu để lập ra các chỉ mục như chủ

để, tên người, tên cơ quan địa danh, tên tô chức, .để giúp người dùng tin có được các điểm truy cập tài liệu trong mục lục truyền thống cũng như mục lục trực truyền [1, tr.10]

'Việc định chỉ mục được tiến hành theo quy trình tông thể như sau:

~ Phân tích chủ đê;

Trang 15

- Trinh bay [5, tr.11]

Phân tích chủ đề là việc tìm hiểu tài liệu, xác định nội dung chính của

nó, nhằm phục vụ cho việc định chỉ mục Nội dung chính của tài liệu được xác định thông qua các đặc trưng

Đối với công tác phân loại tài liệu, yếu tố đặc trưng cho nội dung tài

liệu mà người cán bộ cần quan tâm là: đối tượng nghiên cứu và phương diện

nghiên cứu Trong đó, đối tượng nghiên cứu là một phần của thực tại khách

quan (sự vật, hiện tượng khách quan) được nghiên cứu và phản ảnh trong tải

liệu Khi xác định đối tượng nghiên cứu, thứ nhất, cán bộ biên mục cần phân định rõ vai trò của các đối tượng nghiên cứu, để từ đó xác định rõ đối tượng

nghiên cứu bậc 1 và đối tượng nghiên cứu bậc 2 Thứ hai, cán bộ biên mục

cần tránh nhầm lẫn đối tượng nghiên cứu theo quan niệm trong xử lý thông

tin với quan niệm của tác giả tài liệu Phương diện nghiên cứu là các góc độ, khía cạnh, quan điểm nghiên cứu (phương diện nội dung); địa điểm nghiên cứu (phương diện địa điểm); thời gian nghiên cứu (phương diện thời gian); thể loại, cách thức trình bày của tài liệu (phương diện hình thức) Một thuật

ngữ có thể là đối tượng nghiên cứu hoặc là phương diện nghiên cứu tùy nội

dung của tài liệu cụ thể Vì vậy, cán bộ biên mục cần chú ý sự hốn đơi vai

trị giữa đối tượng nghiên cứu và phương diện nghiên cứu

Đối với công tác định từ khóa tài ngoài việc xác định rõ các đối

tượng nghiên cứu và các phương diện nghiên cứu như trong công tác phân loại tài liệu, thì trong quá trình phân tích chủ đề cán bộ biên mục còn phải quan tâm tới phương pháp nghiên cứu đặc thù và lĩnh vực áp dụng kết quả

nghiên cứu được đề cập trong nội dung tài liệu Cán bộ biên mục cũng cần

chú ý sự hoán đổi vai trò giữa đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên

Trang 16

Phân loại tài liệu là việc xác định nội dung chính của tài liệu và thể hiện nó bằng các ký hiệu phân loại Các ký hiệu này được rút ra trên cơ sở một bảng phân loại cụ thé ma thư viện và các cơ quan thông tỉn sir dung [2, tr 18]

Ký hiệu phân loại là một loại ngôn ngữ tư liệu gồm các đơn vị từ vựng

được mã hóa nhờ ký hiệu số và/ hoặc chữ được sử dụng để đánh chỉ số cho các tài liệu theo các môn ngành trỉ thức [2, tr.18]

Bảng phân loại là một hệ thông phân loại được trình bày dưới dạng sơ

đồ nhằm phản ánh mối quan hệ logic, đẳng cấp theo thứ bậc giữa các khái

niệm môn ngành trí thức nhằm mục đích áp dụng vào việc phân loại [2, tr.23] Bảng phân loại được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay ở Việt Nam là Bảng phân loại thập phân Dewey (DDC - Dewey Decimal Classification), Bảng phân loại BBK (Bibliograficheskaija Klassifikacija), Bảng phân loại dùng cho các thư

viện khoa học tông hợp (do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn)

Định từ khoá là quá trình phân tích nội dung tải liệu và mô tả nội dung

chính của tài liệu bằng một tập hợp các từ khoá nhằm phục vụ cho việc lưu

trữ và tìm tin trong các cơ sở dữ liệu [1, tr.15]

Từ khóa là một loại ngôn ngữ tư liệu gồm các đơn vị từ vựng là từ và ngữ dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, biểu thị các khái niệm đơn giản và được trình bày độc lập với nhau [5, tr61]

Quy trình định từ khoá có thể được thực hiện theo phương thức định từ

khoá tự do hoặc định từ khoá kiểm soát Đối với định từ khoá tự do, cán bộ

xử lý dịch các đặc trưng nội dung sang ngôn ngữ từ khoá bằng cách sử dụng,

phương pháp xử lý từ vựng [5, tr.63] Còn đối với định từ khoá kiểm soát, cán

bộ xử lý sử dụng một phương tiện kiểm soát từ khóa được chấp nhận, đó là

các bộ từ khoá, từ điển từ khóa [5, tr 64] Hiện nay, ở Việt Nam phương tiện

Trang 17

Việt Nam biên soạn và Từ điển Từ khóa Khoa học Công nghệ do Cục Thông

tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia biên soạn

Định đề mục chủ đề là quá trình phân tích nội dung tài liệu nhằm xác

định đề tài chủ yếu của tài liệu đó và thể hiện chúng bằng các đề mục chủ đề theo một khung đề mục chủ đề nhất định [I, tr.12]

Đề mục chủ đề là một loại ngôn ngữ tư liệu có các đơn vị từ vựng là từ

và ngữ dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, biểu thị các khái niệm đơn giản hoặc phức

tạp được trình bày theo cấu trúc quy định [5, tr.67]

Khung đề mục chủ đề: gồm các đơn vị từ vựng là các đề mục chủ đề,

được sắp xếp sao cho dé tim nhất (xếp theo vần chữ cái, các quan hệ ngữ

nghĩa, sơ đồ, hoán vị, .) [5, tr.67]

Tóm tắt tài liệu là trình bày lại nội dung chính của tài liệu gốc một cách ngắn gọn, cô đọng dưới dạng một bài viết ngắn, sao cho người đọc tiếp thu nội dung đó nhanh nhất, chính xác nhất [5, tr.123]

Bài tóm tắt có vai trò rất quan trọng trong quá trình tìm tin và phổ biến

thông tin:

~ Trợ giúp chọn lọc thông tin trong quá trình tìm tin: Bằng việc thông

báo cho người dùng tin những đặc điểm và nội dung tài liệu gốc, bài tóm tắt

giúp người dùng tin loại bỏ những tài liệu không phù hợp, dễ dàng phân loại

chúng theo giá trị nội dung của từng tài liệu đối với yêu cầu tin của mình theo

thứ tự ưu tiên để thuận tiện cho việc sử dụng và tra cứu [5, tr.123]

~ Tiết kiệm dung lượng lưu trữ và truyền thông tin [5, tr.123]

- Thay thé tài liệu gốc trong một số trường hợp đặc biệt: tài liệu gốc viết

Trang 18

Tổng luận là một loại sản phâm thông tin trình bày tổng quát và có hệ thống về một đề tài nhất định trên cơ sở xử lý thông tin từ nhiều nguồn tin trong một giai đoạn nhất định [5, tr.137]

Tổng luận cung cấp cho người dùng tin nội dung theo các mức độ sau đây nhằm trợ giúp ra quyết định giải quyết vấn đề: thông tin tổng quát về đề

tài được quan tâm; kiến thức được hệ thống hoá về đề tài trên; đúc rút ra bản chất cót lõi và động thái tiến triển của vấn đề; ý kiến đánh giá vấn đề, đề xuất

biện pháp thực hiện [5, tr.138]

Tổng luận có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình ra quyết định,

đáp ứng nhu cầu tin cho hoạt động quản lý với các đặc điểm: cần ra quyết định chính xác, kịp thời; cần mức độ tông hợp và tích hợp thông tin cao Người biên

soạn tổng luận thường là các chuyên gia thông tin, chuyên gia các ngành

1.1.2 Các yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng công tác xử lý nội

dung tai liệu

1.1.2.1 Định chỉ mục

Để chất lượng việc định chỉ mục đảm bảo tính khoa học thì công tác

định chỉ mục phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Tỉnh chính xác: là mức độ tương ứng giữa lượng khái của đặc

trưng nội dung tài liệu với lượng khái niệm đặc trưng được chọn để mô tả Việc

định chỉ mục cần phải đạt được độ chính xác cao nhất Tuy nhiên, trong nhiều

trường hợp do phải dung hòa với các giới hạn của một hệ thống cụ thể mà mức độ chính xác cao nhất không được đảm bảo Khi đó phương thức được khuyến khích áp dụng là mở rộng khái niệm ở mức cao hơn gần nhất [5, tr 2]

- Tính khách quan: các đặc trưng nội dung thông tin trong tài liệu gốc

Trang 19

- Tính đơn nghĩa: mỗi nội dung khoa học tương ứng với một tập hợp chỉ mục và chỉ một mà thôi; kết quả xử lý cùng một tài liệu bởi các người

khác nhau thì phải giống nhau Để đạt được tính đơn nghĩa cần phải loại trừ tính chủ quan trong khi định chỉ mục Muốn loại trừ tính chủ quan cần phải có phương pháp thống nhất và phương tiện thống nhất [5, tr 16]

- Tính đây đủ: là sự bao hàm đầy đủ các đặc trưng quan trọng nhất của tài liệu, với độ sâu tương ứng với quy định chung của hệ thống Tắt cả các đặc trưng, tài liệu phù hợp với quy định của hệ thống phải được chọn đầy đủ [5, tr.17]

Để đánh giá chất lượng của công tác xử lý nội dung tài liệu, có thể xây

dựng các hệ thống tiêu chí đánh giá theo những cách khác nhau, tủy theo mục tiêu đánh giá Thông thường sử dụng 2 hệ số đánh giá cơ bản là hệ số chính

xác và hệ số đầy đủ

> Đánh giá chất lượng thông qua quá trình mô tả tài liệu: - Hệ số chính xác thông qua mô tả [5, tr.18]:

Kexmt = NexmƯNcmmt x 100%, trong đó:

KexmtHệ số chính xác

NexmtSố lượng chỉ mục mô tả chính xác

NemmtTéng sé chi muc trong kết quả - Hệ số đầy đủ thông qua mô tả [5, tr 19]:

Kddmt = Ndtmt/Mdtmt x 100%, trong đó:

KddmtHé sé day đủ thông qua mô ta

NdtmtSố lượng đặc trưng được mô tả

Trang 20

> Đánh giá chất lượng thông qua tìm tin:

- Hệ số chính xác thông qua tìm tin [5, tr.20]: Kextt = NextƯNr x 100%, trong đó:

KexttHệ số chính xác thông qua tìm tin

NexttSố lượng các biểu ghi tìm ra đáp ứng yêu cầu tin NrTồng số các biểu ghi tìm ra

- Hệ số day đủ thông qua tim tin [5, tr.21]:

Kđđtt = Dex / Nex x 100%, trong đó:

KddtHé số đầy đủ thông qua tìm tin

Dex Số lượng các biểu ghi tìm ra đáp ứng yêu cầu tin Nex Téng s6 các biểu ghi đáp ứng yêu cầu tin

1.1.2.2 Định từ khóa

Ngoài các yêu cầu như đối với định chỉ mục thì định từ khóa cần dam

bảo các yêu cầu sau:

+ Nội dung từ khóa

- Thông dụng, đúng đắn theo thuật ngữ khoa học: Từ khóa phải là từ khoa học, thông dụng trong lĩnh vực mà nội dung tài liệu đề cập, không sử dụng thuật ngữ và các từ nghĩa bóng 1, tr 128]

- $e tích: Từ khóa phải thễ hiện nội dung thông tin dưới hình thức

ngắn gọn nhất Yêu cầu này nhằm định hướng vào việc lựa chọn những từ

thực sự có nội dung thông tin và loại bỏ những từ không có ích trong việc tra

cứu [1, tr.128]

- Ngắn gọn: Tách các khái niệm phức tạp thành các khái niệm đơn giản

nhất có thể Yêu cầu này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo tính

Trang 21

- Don nghĩa: Một từ khóa chỉ mang một nghĩa duy nhất và một khái

niệm (hoặc đối tượng cụ thê) chỉ được mô tả bằng một từ khóa duy nhất Yêu

cầu này nhằm khắc phục các hiện tượng đa nghĩa và đồng nghĩa trong khi xử

lý từ vựng [1, tr.128]

~ Chính xác và hiện đại: Từ khóa phải phản ánh chính xác những khái niệm cơ bản của nội dung tài liệu, đồng thời phải là các thuật ngữ được dùng, hiện tại thuộc các lĩnh vực chuyên ngành Yêu cầu này giúp đảm bảo độ chính

xác và tính thống nhất của từ khóa trong mẫu tìm và lệnh tìm [I, tr.128]

- Khách quan: Từ khóa phải độc lập với văn cảnh của nội dung tài liệu

gốc, tức là có thể hiểu được từ khóa mà không cần đọc nội dung tài liệu gốc

Đồng thời từ khóa không được mang sắc thái phê phán, đánh giá [1, tr.129] + Hình thức từ khóa

- Viết đúng các quy tắc chung về chính tả tiếng Việt: vị trí dấu thanh,

chi “y” va “i”, quy định chữ viết hoa [1, tr.129]

- Danh từ chung có gốc tiếng nước ngoài, từ khóa phải tuân thủ cách viết các phiên âm thông dụng Còn danh từ riêng với tên người có gốc Latinh sử dụng nguyên tên gốc [I, tr.129] 1.1.2.3 Bài tóm tắt Bài tóm tắt cần đám bảo các tiêu chí như sau: + Hình thức: - Cấu trúc phải đảm bảo tính lôgic chặt chẽ, cân bằng trong mức độ chọn lọc thông tin [5, tr.129]

~ Văn phong phải trong sáng, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ khoa

Trang 22

các loại cú pháp đặc thù (câu thiếu chủ ngữ là chủ thể thực hiện công việc)

Hạn chế sử dụng các câu phức hợp, đa nghĩa [5, tr.129] + Nội dung:

- Đầy đủ là đảm bảo yêu cầu thành phần định lượng của bài tóm tắt,

bảo đảm sao cho tồn bộ thơng tin cơ bản của tài liệu gốc được chuyên tải

sang bài tóm tắt [5, tr.129]

~_ Chính xác và khách quan là bảo đảm thành phần định tính của bài tóm

tắt Những thông tin cơ bản nội dung của tài liệu gốc khi được chuyền tải sang,

bài tóm tắt phải đảm bảo đúng, nguyên vẹn, giá trị khoa học và tư tưởng đã có

trong tài liệu gốc Không đưa ra nhận xét của người làm tóm tắt [5, tr.129]

1.2 Khái quát về Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 1.2.1 Trường Đại học Y Hà Nội

1.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển [8 tr.2]

Trường Đại học Y Hà Nội, tiền thân là trường Thuốc Đông Dương

(Ecole de Médecine de I’Indochine), duge thanh lap theo sắc lệnh của Chính phủ Pháp do toàn quyền Doumer ký ngày 08/01/1902, có nhiệm vụ đào tạo y sỹ, dược sỹ Đông Dương và nghiên cứu một số bệnh ở vùng nhiệt đới

Ngày 15/10/1941, Chính phủ Pháp đổi tên thành Trường Đại học Y - Dược Đông Dương

Cách mạng tháng Tám thành công, Trường Đại học Y - Dược Đông Dương được đồi tên thành Trường Đại học Y - Dược khoa Ngày 15/11/1946

Bộ Quốc gia Giáo dục tổ chức khai giảng khóa đầu tiên

Ngày 29/09/1961, do yêu cầu phát triển của ngành, Bộ Y tế ra Quyết

định số 828/BYT/QĐ, tách Trường Đại học Y - Dược khoa Hà Nội thành hai trường: Trường Đại học Y khoa Hà Nội và Trường Đại học Dược khoa Hà

Trang 23

Ngày 11/9/1985, Trường Đại học Y khoa Hà Nội đổi tên thành Trường Đại

học Y Hà Nội theo Quyết định số 1004/BYT - QĐ, của Bộ trưởng Bộ Y tế Từ đó

đến nay Trường hoạt động chính thức với tên gọi Trường Đại học Y Hà Nội

Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Y Hà

Nội đã nhiều lần được đồi tên cho phù hợp với hoàn cảnh và tình hình thực tế

của đất nước Trường đã đào tạo được số lượng lớn cán bộ y tế, đáp ứng yêu

cầu chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, phục vụ công cuộc công,

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ [8, tr.5]

> Chức năng

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, xây dựng

chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, tô chức đề ra các

nhí:

vụ nghiên cứu, chọn lọc, ứng dụng khoa học công nghệ vào triển khai các dé án, dự án đào tạo đại học và sau đại học;

- Tư vấn cho các cấp quản lý của Bộ, Sở Y tế xây dựng chính sách y tế,

đổi mới nội dung phương pháp đào tạo, cải cách giáo dục > Nhiệm vụ

- Dao tạo đội ngũ bác sĩ, cán bộ y tế có tay nghề chất lượng cao cho tắt cả các bậc học, chuyên ngành học từ trình độ cử nhân điều dưỡng, y tế cong cộng và kỹ thuật y học đến các thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II và tiến sĩ;

~ Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường,

- Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các

trường đại học y được của cả nước và thế giới

1.2.2 Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 1.2.2.1 Lich sử hình thành và phát triển

Thư viện trường Đại học Y Hà Nội, tiền thân là Thư viện Y Dược khoa Việt Nam, được thành lập năm 1903, là một trong những Thư viện lớn và ra

Trang 24

Nhiệm vụ chính của thư viện lúc bấy giờ là: thông qua sách báo, phục

vụ đào tạo bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia cao cấp về y dược học cho nền Y

tế Việt Nam và cho cả các nước Đông Dương nói chung

Năm 1962, Thư viện trường Đại học Y Dược khoa Việt Nam được tách ra thành Thư viện Đại học Y khoa và Thư viện Đại học Dược khoa

Năm 1969, Thư viện Đại học Y khoa được tách thành Thư viện Y học Trung ương và Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

1.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ {7, tr.37-38J > Chức năng

Tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng về công tác thư viện, thông tin khoa học, y học phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai công

nghệ của Trường > Nhiệm vụ

+ Tổ chức và quản lý thư viện:

- Quản lý, tổ chức tốt hoạt động của Thư viện Trường nhằm phục vụ có

hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của cán bộ, viên chức và học viên, sinh viên

- Xây dựng kế hoạch bồ sung thường xuyên sách, báo, giáo trình, tạp

chí, tài liệu Tô chức quản lý chặt chẽ theo nội quy, quy chế của Thư viện các

tài liệu, sách, giáo trình hiện có

- Có kế hoạch từng bước nâng cấp, hiện đại hóa Thư viện nhằm tăng

é Có

cường khả năng lưu trữ, tìm kiếm, xử lý thông tin trong nước và quốc

kế hoạch và tổ chức xây dựng Thư viện điện tử

- Kết hợp với phòng Quản lý đào tạo đại học, Quản lý đào tạo sau đại

Trang 25

Dao tao xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt khâu ¡n ấn, xuất bản các giáo trình,

sách giáo khoa, tài liệu tham khảo khác phục vụ cho đảo tạo, nghiên cứu khoa

học và khoa học công nghệ

- Chỉ đạo và phối hợp với thư viện của các Viện, Trung tâm trong nhà trường về công tác chuyên môn thư viện và thông tin phục vụ công tác chung của Trường

- Tổ chức tốt công tác lưu trữ các luận văn, luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ,

Chuyên khoa cấp II, Bác sĩ nội trú được nộp vào thư viện theo quy định hiện hành

+ Công tác phục vụ bạn đọc:

- Tổ chức tốt các phòng đọc phục vụ cán bộ, viên chức và học viên,

sinh viên Có kế hoạch xây dựng, mở rộng thêm phòng đọc sách nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của bạn đọc

- Tổ chức hướng dẫn bạn đọc, đặc biệt các sinh viên mới vào Trường sử dụng Thư viện Thường xuyên tổ chức công tác giới thiệu sách, tài liệu, tạp chí và các thông tin khoa học công nghệ mới

- Có biện pháp tăng cường công tác tìm kiếm, khai thác, cập nhật các

thông tin khoa học, công nghệ và tổ chức kịp thời việc phổ ông rãi

thông tin cho bạn đọc

- Tổ chức tốt việc cho bạn đọc mượn sách, báo, tài liệu, giáo trình đảm

bảo việc cho sinh viên mượn các giáo trình, sách giáo khoa được thực hiện

đúng đối tượng và kịp thời

- Thường xuyên công bố thông tin thư mục cung cấp cho cán bộ và sinh

Trang 26

1.2.2.3 Cơ cầu tổ chức

+ Trưởng Thư viện là đầu mối dé Hiệu trưởng nắm chắc tình hình về

toàn bộ công tác thư viện và thông tin y học (trang thiết bị, phòng đọc, sách và giáo trình, phương tiện máy móc chuyên môn, thư viện điện tử, năng lực

khai thác, phục vụ) của Trường [7, tr.37]

+ 01 Phó Trưởng Thư viện là người giúp Trưởng Thư viện điều hành công tác chung của Thư viện và trực tiếp phụ trách những mảng công tác do Trưởng Thư viện phân công [7, tr.37]

+ Các phòng nghiệp vụ gồm: phòng Biên mục, phòng Máy tính, các phòng Phục vụ bạn đọc

- Phòng Biên mục (3 cán bộ): Xây dựng, thu nhận, bé sung tai liệu; Xử lý tài liệu theo các chu trình, nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu; Tổ chức hệ thống

tra cứu theo đúng yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ thư viện; Nhập mã thẻ quản lý

bạn đọc, hướng dẫn bạn đọc tra cứu và các hoạt động khác

~ Phòng Náy tính (1 cán bộ): Phục vụ tra cứu tài liệu trên máy tính, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, quản trị mạng, tham gia vào quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy tính và các thiết bị hiện đại khác

- Các phòng Phục vụ bạn đọc (7 cán bộ) : Gồm phòng Đọc (4 cán bộ), phòng Đọc ngoại Văn (1 cán bộ), phòng Mượn giáo trình (2 cán bộ) Nhiệm vụ chính là hướng dẫn bạn đọc tra cứu, tìm tin trên dữ liệu thư mục điện tử, tủ

mục lục, giúp bạn đọc tìm tài liệu nhanh chóng theo đúng yêu cầu; cung cấp các dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn tài liệu của Thư viện; tổ chức kiểm kê kho sách theo quy định, bảo quản vốn tài liệu, tu sửa, phục chế tài liệu bị

Trang 27

1.2.3 Date diém vé nguén lực thông tin tại Thư viện

1.2.3.1 Vấn tài liệu

ệu dạng truyền thống

Hàng năm Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội đã được Nhà trường cấp

cho một khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước để bổ sung tài liệu chuyên

ngành y học dưới hình thức đặt mua tại Nhà xuất bản Y học, Tổng hội Y học Viét Nam, Nhà xuất bản Giáo dục,

Thư viện liên tục nhận được sách, báo, tạp chí y học tặng biếu từ các cá

nhân, các tổ chức trong và ngoài nước như Quỹ hỗ trợ Châu Á Thái Binh Dương, Tổ chức Y tế Thế giới,

Bên cạnh các nguồn thông tin trên, Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

luôn chú trọng đến thu thập và phát triển nguồn thông tin nội sinh Nguồn

thông tin này gồm: luận án, luận văn,

Tinh dén thời điểm tháng 10 năm 2013, tổng số sách và luận án luận văn

đạng truyền thống của Thư viện có 56.431 cuốn được trình bày ở bảng 1.1 Bảng 1.1 Sách và luận án luận văn dạng truyền thống tại Thư viện

Trường Đại học Y Hà Nội

STT Tài liệu truyền thống Suan Tỷ lệ (%)

1 |Sáchgiáo trình 31.957 56,63

2_ | Sách tham khảo 14.155 25,08

= Tiéng Viet 7.866 13,94

-_ Tiểng nước ngoài 6.289 11,14

3_ | Luận văn - luận án 9.484 16,81

4_| Sach tra ciru 835 148

Tong so 56.431 100%

Trang 28

Trong tổng số tài liệu của Thư viện thì giáo trình có số lượng lớn nhất, chiếm 56,63% Trong đó gồm các giáo trình thuộc kiến thức giáo dục đại

cương: nguyên lý của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, tin học ứng dụng, ngoại ngữ; các giáo trình thuộc

kiến thức cơ sở của khối ngành: dân số học, sinh học và di truyền, lý sinh, hóa học, xác suất - thống kê y học, tâm lý y học - đạo đức y học, truyền thông và

giáo dục sức khỏe; các giáo trình thuộc kiến thức cơ sở của ngành: giải phẫu, mô phôi, sinh lý, hóa sinh, vi sinh, ký sinh trùng, giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh ~ miễn dịch, dược lý, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe môi

trường và sức khỏe nghề nghiệp, dịch tễ học, điều dưỡng, chẵn đoán hình anh;

và các giáo trình thuộc kiến thức ngành: nội khoa, ngoại khoa, phụ sản, nhỉ

khoa, truyền nhiễm, y học cô truyền, lao, răng hàm mặt, tai mũi họng, nhãn khoa, da liễu, phục hồi chức năng, thần kinh, tâm thần, ung thư, tổ chức và

quản lý y tế Trong mỗi chuyên ngành còn có tài liệu thực tập kèm theo cho cả môn cơ sở của ngành và môn chuyên ngành Loại hình tài liệu này được đa

số nhóm người dùng tin là sinh viên sử dụng

Sách tham khảo chủ yếu là sách chuyên ngành và các ngành khoa học

liên quan, chiếm 25,08%, trong đó tiếng Việt chiếm 13,94%, tiếng nước ngoài chiếm 11,14% Sách tham khảo tiếng Việt được Thư viện bổ sung định kỳ hang năm, với số lượng 10-20 cuốn/đầu sách Sách tham khảo tiếng Việt được

sắp xếp tại phòng đọc sách của sinh viên Loại hình tài liệu này chủ yếu phục

vụ cho nhóm người dùng tin là sinh viên và học viên sau đại học Sách tham

khảo tiếng nước ngoài chủ yếu là tiếng Anh (khoảng 90%), còn lại là tiếng

Pháp (khoảng 10%) Trong loại hình sách này, có rất nhiều bộ sách quý, kinh

điển trong ngành như bộ sách EMC, Harrison

Trang 29

Y Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành y trên toàn quốc, vì vậy Thư viện có chức năng, nhiệm vụ lưu trữ và phục vụ loại hình tài liệu này Đây là loại hình tài liệu được nghiên cứu sinh, học viên cao học

cũng như sinh viên sử dụng tương đối nhiều

Sách tra cứu (gồm cả tài liệu tiếng Việt, tiếng nước ngoài) có số lượng

835 tài liệu, chiếm 1,48% trong tổng số vốn tài liệu của Thư viện Sách tra

cứu gồm: từ điển, bách khoa thư và câm nang tra cứu Toàn bộ sách tra cứu

được sắp xếp ở phòng đọc sinh viên và phòng đọc ngoại văn

- Từ điển là tài liệu dùng để tra cứu các thuật ngữ, các khái niệm Là một thư viện chuyên ngành, chính vì vậy, ngoài việc bỗ sung các từ điển song ngữ: Từ điển Anh Việt, Từ điển Việt Anh, Từ điển Pháp Việt, Từ điển Việt

Pháp, thư viện còn bỗ sung các từ điển chuyên ngành y dược như: Từ điển

giải phẫu, Từ điển sản phụ khoa, Từ điển ngoại khoa, Từ điển di truyền học, Từ điển Y học Anh Việt Từ điển Y học Pháp Việt, Dictionnaire

Thérapeutique, Dictionnaire Thérapeutique Médicine

- Bách khoa thư là tài liệu tra cứu được trình bày dưới dạng bài viết

ngắn hiện trạng tri thức của nhân loại về tất cả các lĩnh vực, một lĩnh vực chuyên ngành hoặc một chủ đề cụ thể Loại hình tài liệu này được nhóm

người dùng tin là giảng viên và sinh viên thường xuyên sử dụng để tra cứu

nội dung các thuật ngữ cũng như các vấn đề cần nghiên cứu Hiện tại, Thư

viện có các loại bách khoa thư: Bách khoa thư Việt Nam, Bách khoa thư bệnh học, Bách khoa thư Dược học, Bách khoa thư Y học gia đình

~ Cẩm nang cũng là tài liệu được nhóm người dùng tin là sinh viên quan

tâm, sử dụng tương đối nhiều Hiện tại, Thư viện có các loại câm nang: Tra cứu thuốc biệt dược, Cẩm nang sử dụng thuốc, Cẩm nang điều trị nội khoa, Cảm

Trang 30

Cũng tính đến thời điểm tháng 10 năm 2013, theo thống kê sơ bộ, tạp

chí dạng truyền thống có khoảng 550 tên tạp chí được trình bày ở bảng 1.2 Bảng 1.2 Tạp chí dạng truyền thông tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội STT[ Tạp chí dạng truyền thống Số lượng (tên) [ Tỷ lệ(%) 1 [Tiếng Việt 50 91 2 | Tiếng nước ngoài 500 90,9 Tổng số 550 100

Hàng năm, Thư viện bô sung và lưu trữ 50 tên tạp chí Việt về chuyên ngành như: tạp chí Y học Việt Nam, tạp chí Y học thực hành, tạp chí Y Dược

học Quân sự, tạp chí Y học lâm sàng, tạp chí Y học cổ truyền Việt Nam, tạp

chí Nội khoa, tạp chí Ngoại khoa, va các ngành khoa học liên quan như: tạp chí Dược học, tạp chí Sinh lý học, tạp chí Điện quang Đồng thời, Thư viện nhận lưu chiểu tap chí Nghiên cứu Y học của Nhà trường xuất bản Loại hình tài liệu này được đa số nhóm người dùng tin là giảng viên, nghiên cứu sinh và học viên sau đại học quan tâm, sử dụng thường xuyên Đối với tạp chí

ngoại văn, Thư viện hiện đang lưu trữ 500 tên tạp chí, chủ yếu là tạp chí tiếng

Anh và tiếng Pháp nhu: Joumal of the American Society of Nepherology,

hign American Academy of Pediatric, Medical Tropicale, Brish Journal of

Surgery, Le Concours Medical, Số tạp chí ngoại văn Thư viện hiện có chủ

yếu là được viện trợ và biếu tặng, do Thư viện không có kinh phí bổ sung Vì vậy số tập, số năm của tạp chí ngoại văn bị gián đoạn, không liên tục và đầy

đủ, không được cập nhật thường xuyên Tài liệu dạng điện tử

Trang 31

Bảng 1.3 Tài liệu dạng điện tử tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

STT Tài liệu dạng đi Số lượng Tỷ lệ (%)

1 | Luận văn - luận án 7.883 93,9 2 |CD-ROM Medline 460 5.5 3 | Bang ghi hinh 50 06 Tổng số 8.393 100 Tài liệu điện tử là luận văn - luận án chiếm số lượng lớn nhất 93,9%,

Số tài liệu này được lưu trữ trên đĩa CD và lưu trữ file điện tử dạng pdf

CD-ROM Medline chiếm 5,5%, gồm 460 đĩa CD, tương ứng 69.000

bài trích báo tạp chí tiếng Anh và tiếng Pháp chuyên ngành y từ năm 1996- 2007 Từ năm 2008 đến nay, Thư viện không bô sung nguồn tài liệu này

Băng ghi hình có 50 băng, chiếm 0,6% Số lượng tài liệu này không nhiều nhưng rất có giá trị trong thực hành lâm sàng Đó là các thao tác kỹ

thuật trong y học, các kỹ thuật xét nghiệm: Phương pháp lấy mẫu máu ở động

mach, Phương pháp rửa dạ dày, Các kiểu mé thai, Cap cứu lấy vật lạ ra khỏi

mắt, Chọc ống dẫn lưu phúc mạc; và các hình ảnh giải phẫu về o quan trong 6 bụng, hệ thống xương khớp, chức năng của tế bào

Cơ sở dữ liệu

Thu viện đã tiền hành xây dựng cơ sở dữ liệu từ năm 1995 khi bắt đầu

sử dụng phần mềm CDS/ISIS Việc ứng dụng phần mềm này đã hỗ trợ cho

Thư viện trong việc xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc lưu trữ và

tìm kiếm thông tin

Trang 32

Từ năm 2010 đến nay Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội sử dụng phần mềm

Tlib 4.0 do công ty CMC nghiên cứu và phát triển Cho đến tháng tháng 10

năm 2013, Thư viện đã xây dựng được 2 mảng cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu

thư mục và cơ sở dữ liệu quản lý bạn đọc, được thể hiện trong bảng 1.4 Bảng 1.4 Cơ sở dữ liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội Số lượng STT Tên cơ sở dữ liệu - Tỷ lệ ( % ) (biểu ghỉ) 1 | Cơ sỡ dữ liệu thư mục 88.960 934 ~_ Sách giáo trình 31.957 33,6 - Sách tham khảo 11358 119 ~ Bài trích báo, tạp chí 36.161 379 ~_ Luận văn - luận án 9.484 10,0 2 lệu quản lý bạn đọc 6.282 66 95.242 100

Cơ sở dữ liệu quản lý bạn đọc được xây dựng và sử dụng khi Thư viện

ứng dụng phần mềm Ilib 4.0 Thư viện đã tiến hành áp dụng công nghệ mã

vạch vào công tác quản lý mượn trả tự động tài liệu Hiện nay số lượng bạn

đọc quản lý trên phần mềm mới chỉ là sinh viên bao gồm 6.282 thẻ Đối tượng,

bạn đọc là giảng viên, học viên sau đại học chưa quản lý được trên phần mềm

do những đối tượng này chưa được cấp thẻ có mã vạch

1.2.3.2 Hệ thống tra cứu

Người dùng tin đến Thư viện có thể sử dụng 2 hình thức tra cứu thủ

Trang 33

- Tra cifu tha cng: la hinh thire ngudi ding tin sir dụng hệ thống mục

lục để tra cứu tài liệu Người dùng tin có thể tra tài liệu theo mục lục chữ cái

(tên tài liệu và tên tác giả) và mục lục phân loại Tuy nhiên, hệ thống mục lục này đã không được cập nhật từ năm 2010 và hiện tại hầu như không có người dùng tin sử dụng

- Tra cứu tự động hoá: là hình thức người dùng tin sử dụng máy tinh dé

tra tài liệu theo nhiều điểm tìm tin như: tên tác giả, tên tài liệu, từ khoá, nhà xuất bản, năm xuất bản, Đại đa số người dùng tin hiện nay đều sử dụng hình thức này đề tra tìm tài liệu vì hình thức này giúp họ tiết kiệm được nhiều

thời gian và cho kết quả chính xác

1.2.3.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội nằm trong khuôn viên của Trường

tai sé 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội Các phòng làm việc của Thư viện được bồ trí, sắp xếp như sau:

- Phòng Trưởng phòng - Phòng Mượn giáo trình

~ Phòng Đọc ngoại văn (kho mở)

- Phòng Đọc sinh viên (300 chỗ ngồi)

- Phòng Biên mục - Phong May tinh

Các phòng làm việc đều được trang bị đầy đủ máy tính có nối mạng,

LAN và mạng Internet Thư viện cũng được trang bị các thiết bị ngoại vi như

máy in, máy Scanner, dau doc ma vach,

Hệ thống máy tính của Thư viện gồm 02 máy chủ và 42 máy trạm được

cài đặt phần mềm ứng dụng, phần mềm quản lý thư vién Ilib 4.0, bé tri &

Trang 34

Với sự đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại, Thư viện đã và đang triển khai thực hiện mô hình thư viện điện tử nhằm nâng cao chất lượng,

phục vụ người dùng tỉn

1.2.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện

Người dùng tin là một con người cụ thể trong xã hội, có nhu cầu tin và sử dụng thông tin đề thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc sử dụng các

sản phẩm và dịch vụ thông tin

Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người

Người dùng tin của Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội rất đa dạng với

các trình độ khác nhau nên nhu cầu tin của họ cũng đa dạng Đối tượng người

dùng tin của Thư viện gồm 3 nhóm cơ bản là: học viên sau đại học và sinh viên; giảng viên; cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm 1 Nhóm học viên sau đại học và sinh viên

Đối tượng phục vụ chủ yếu của Thư viện là học viên sau đại học và

sinh viên đang theo học tại Trường Đây là những chủ thể thông tin đông đảo

và biến động nhát trong Thư viện

Nhóm sinh viên là nhóm người dùng tin đông đảo nhất Thư viện Thông tin cho nhóm này chủ yếu là những thông tin lý luận cơ bản của ngành, các kỹ thuật và phương pháp điều trị cơ bản, thường quy Sinh viên Y1, Y2, 'Y3, Y4 thường có nhu cầu sử dụng sách giáo trình, sách tham khảo, sách tra

cứu Đối với các sinh viên Y5, Y6 thì có nhu cầu sử dụng luận án - luận văn,

đề tài nghiên cứu khoa học, tạp chí chuyên ngành

Nhóm học viên sau đại học những người đã tốt nghiệp đại học, đã công

Trang 35

một chuyên khoa cụ thể do vậy thông tin cho nhóm này chủ yếu là các tài liệu mang tính chất chuyên ngành sâu phù hợp với chương trình học hoặc đề tài mà họ nghiên cứu Nhóm người dùng tin này cần trực tiếp tham khảo các

nguồn tin như luận án - luận văn, tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo ngoại văn, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong và ngoài nước,

Nhóm 2 Nhóm giảng viên

Hiện nay, số lượng giảng viên cơ hữu của Trường là 671 giảng viên Nhóm giảng viên là nhóm có trình độ chuyên môn và trình độ học vấn cao, có học hàm học vị Đây là nhóm có hoạt động thông tin năng động và tích cực

nhất Họ là chủ thê của hoạt động thông tin Họ thường xuyên cung cấp thông

tin qua hệ thống bài giảng, các bài báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu

khoa học được công bó, các dự án, các đề tài, Đồng thời, họ cũng là người

dùng tin thường xuyên của Thư viện

Thông tin cho nhóm này có tính thời sự, họ luôn cần các thông tin mới,

về các thành tựu y tế tiến tiến trong và ngoài nước, các phương pháp điều trị

mới, các đề tài khoa học đã và đang được nghiên cứu, Nhóm người dùng

tin này ngoài nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Việt họ còn thường xuyên có nhu cầu tham khảo tài liệu tiếng nước ngoài Tài liệu nước ngoài chuyên ngành y

dược có vai trò rất quan trọng, làm cơ sở để có những nghiên cứu y học mới Dạng tài liệu mà họ sử dụng: sách ngoại văn, đề tài nghiên cứu khoa học, tạp chí chuyên ngành y dược trong và ngoài nước

Đây là lực lượng nòng cốt quyết định tới hoạt động nghiên cứu khoa

học và chất lượng giảng dạy của Trường nên Thư viện luôn quan tâm và tạo

điều kiện đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của đối tượng người dùng tin này

Nhóm 3 Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm người dùng tin này bao gồm Ban Giám hiệu, Ban Giám đốc

Trang 36

Đại học Y Hà Nội, Trưởng/phó các bộ môn Đối tượng này tuy số lượng

không nhiều nhưng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, họ vừa là người dùng tin vừa là chủ thể thông tin Họ vừa làm công tác quản lý, vừa tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, học viên cao học

và nghiên cứu sinh làm luận văn, luận án

Vì thời gian dành cho công tác quản lý khá nhiều nên thời gian dành cho việc nghiên cứu tài liệu chuyên môn bị hạn chế, nhóm người dùng tin này cần các thông tin đã được xử lý, đòi hỏi độ chính xác, nhanh và mang

tính chất tông kết, dự báo, có chất lượng đúc kết cao Họ có nhu cầu sử dụng các dạng tài liệu như tổng luận, bản tin chuyên đề, thông tin y học quốc tế

Ngôn ngữ tài liệu mà họ thường sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài,

trong đó tiếng Anh là chủ yếu Bên cạnh đó, họ còn có nhu cầu tin về các tài

liệu của Đảng và Nhà nước về công tác y tế, về chính sách y tế, về quản lý

và tổ chức y tế,

1.3 Đặc điểm của công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

Ngoài việc tuân thủ một phương pháp luận chung trong quy trình xử lý nội dung tài liệu, công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học

Y Hà Nội có những đặc điểm sau:

Nội dung tài liệu Thư viện xử lý chủ yếu là lĩnh vực y học và một số chuyên ngành có liên quan như sinh lý học, hóa sinh, độc chất đòi hỏi cán

bộ thư viện có những kiến thức cơ bản về chuyên ngành mới có thể xử lý

đúng và chính xác

Tài liệu tiếng nước ngoài chuyên sâu về lĩnh vực y học, cán bộ thư viện

không thể đáp ứng, đòi hỏi phải sử dụng đội ngũ công tác viên mới có thể xử

Trang 37

trước đây, tiết kiệm được thời gian tra cứu mà kết quả tìm tin cũng đầy đủ và

chính xác hơn

~ Máy tính có khả năng lưu trữ cao nên cho phép tiết kiệm được nhiều

diện tích phục vụ tại chỗ cũng như diện tích kho tài liệu

- Tăng cường trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan thông tin - thư viện thông qua hệ thông may tính nối mạng Internet

- Việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ hiện đại trong xử lý tài

liệu đã tạo ra các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin phong phú về nội

dung, đa dạng về hình thức

1.4.2 Vai trò của công tác xử lý nội dung tài liệu đối với hoạt động thông tin - thư viện tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội có nguồn lực thông tin y tế rất

phong phú và đa dạng, là nơi cung cắp thông tin cho sinh viên và cán bộ trong ngành y tế Chính vì vậy, vai trò của công tác xử lý nội dung tài liệu có ảnh

hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường,

Hiệu quả của công tác xử lý nội dung tài liệu góp phần nâng cao chất lượng thông tin, tạo ra các sản phẩm va dich vụ thông tin có giá trị, phục vụ tốt công

tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường Công tác xử lý nội dung tài liệu của Thư viện bao gồm các công việc sau: phân loại tài liệu, định từ khoá

tài liệu và tóm tắt tài liệu

Trong hoạt động thông tin - thư viện của Thư viện, công tác xử lý nội

dung tài liệu là công việc khó khăn, mắt nhiều thời gian và công sức của cán

bộ hơn các khâu khác Đây là khâu quan trọng mà cán bộ thư viện phải thực

hiện gồm phân tích nội dung tài liệu và sử dụng các công cụ chuyên môn để

tạo ra các công cụ tra cứu và sản phẩm, dịch vụ thông tin giúp người dùng tin

Trang 38

thư viện phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thì mới có thể xử lý, phản ánh được chính xác nội dung tài liệu

Đặc biệt Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội là một cơ quan thông tin

chuyên ngành y tế nên cán bộ thư viện ngoài kiến thức chuyên môn thông - thư viện cần phải có kiến thức chung về các chuyên ngành y học và các khoa

học có liên quan như hóa sinh, sinh lý học, Bên cạnh đó, người dùng tin

của Thư viện có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Anh cao nên cán bộ thư viện

phải có trình độ tiếng Anh tương đối tốt

Chất lượng của việc xử lý nội dung tài liệu ảnh hưởng lớn đến khả năng,

đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin Trong quá trình xử lý nội dung tai

liệu nếu cán bộ thư viện không hiểu rõ nội dung thông tin của tài liệu hoặc

không có đủ kiến thức để gắn kết giữa nội dung tài liệu và ngôn ngữ xử lý để tạo ra các điểm truy nhập tin đầy đủ, chính xác thì sẽ làm giảm hiệu quả tra

cứu thông tin Nếu nhiều tài liệu không được xử lý nội dung tốt, vô tình sẽ

làm mắt thông tin đồng nghĩa với việc làm giảm bớt cơ hội tìm thấy tài liệu đó và như vậy là làm giảm hiệu quả tra cứu thông tin và ảnh hưởng đến chất

lượng phục vụ của Thư viện

Năm 1995 Thư viện đã sử dụng phần mềm CDS/ISIS vào việc xây

dựng các cơ sở dữ liệu để phục vụ cho việc tra cứu và quản lý tài liệu Từ năm

2010 đến nay Thư viện sử dụng phần mềm ILIB 4.0 do công ty CMC nghiên

cứu và phát triển với ưu điểm nỗi trội hơn, tạo khả năng tích hợp các chức

năng của thư viện

Toàn bộ cơ sở dữ liệu trên phần mềm CDS/ISIS trước đây của Thư

viện đã được chuyền đổi sang phần mềm mới với cấu trúc phù hợp hơn Việc

ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện đã góp

Trang 39

- Kiểm soát và quản lý nguồn lực thông tin;

- Tạo thêm các điểm truy cập phục vụ công tác tìm kiếm tài liệu nhanh

chóng, chính xác;

~ Trợ giúp người dùng tin chọn lọc tài liệu thông qua bài tóm tắt,

- Cho phép triển khai các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại;

~ Mỡ ra cơ hội trao đôi, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa Thư viện với

các cơ quan thông tin - thư viện trong và ngoài nước

'Việc áp dụng phần mềm ILIB 4.0 trong hoạt động thông tin - thư viện

đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thư viện cũng như người dùng tin trong

mọi hoạt động của thư viện, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người

Trang 40

Chuong 2

THUC TRANG CONG TAC XU LY NOI DUNG TAI LIEU TAI THU VIEN TRUONG DAI HQC Y HA NOI

Theo lý thuyết, công tác xử lý nội dung tài liệu phải được tiến hành ở

nhiều loại hình: định chỉ mục (gồm phân loại tài liệu, định từ khóa hoặc định At, tong I

đề mục chủ đề v.v Tuy nhiên, Thư viện Trường Đại học

Y Hà Nội hiện nay mới chỉ tiến hành 3 công việc: phân loại tai liệu, định từ khóa và biên soạn tóm tắt Vì vậy, hiện trạng công tác xử lý nội dung tài liệu sẽ được khảo sát thông qua 3 công việc nói trên

2.1 Quy trình tổng thể của việc định chỉ mục

'Việc định chỉ mục được tiến hành theo quy trình tông thể như sau: - Phân tích chủ ~ Xác định các đặc trưng nội dung của tài - Dịch các đặc trưng sang ngôn ngữ tư liệu; - Trinh bay [5, tr.10]

Trong quy trình này, 2 công đoạn đầu tiên (phân tích chủ đề và xác

định các đặc trưng nội dung) được thực hiện theo cách thức giống nhau đối

với việc phân loại tài liệu và định từ khóa Còn 2 công đoạn sau được thực

hiện khác nhau đối với từng việc Vì vậy, 2 công đoạn đầu sẽ được khảo sát

chung tại mục này, còn 2 công đoạn sau sẽ được khảo sát trong từng mục riêng dưới đây tương ứng với việc phân loại tài liệu hay định từ khóa

Để khảo sát chất lượng định chỉ mục tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội, tác giả luận văn tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 100 biểu ghi theo các

loại hình tài liệu trong cơ sở dữ liệu của Thư viện: 25 biểu ghi bài trích tạp

chí, 25 biểu ghi luận văn luận án, 25 biểu ghi sách tiếng Việt và 25 biểu ghi

sách ngoại văn Sau khi được lựa chọn, 100 biểu ghi được tác giả luận văn và

các cán bộ cùng đồng thời tiến hành phân tích chủ đề và xác định các đặc

Ngày đăng: 12/10/2022, 20:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w