Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện; khảo sát nhu cầu tin tại trường Đại học Mỏ - Địa chất và thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất; dựa vào số liệu, dữ liệu khảo sát đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin; đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI TRÀN VĂN DUY
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRUONG DAI HQC MO - DIA CHAT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HQC THONG TIN - THU VIEN
HA NOI, 2018
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
TRÀN VĂN DUY
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRUONG DAI HQC MO - DIA CHAT Chuyên ngành: Khoa hoc Thong tin - Thư viện
Mã số: 60320203
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Mai Hà
HÀ NỘI, 2018
Trang 3sự hướng dẫn của PGS TS Mai Hà Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn tải liệu
Trang 4
MUC LUC 1
DANH MUC CAC CHU VIET TAT 3 DANH MỤC CÁC BANG, BIEU BO, HINH ANH 4
MO DAU 5
Chuong 1: TRUNG TAM THONG TIN - THU’ VIEN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
MO - DIA CHAT VOI VIEC UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN 16
1.1 Lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
thông tin thư viện 16
1.1.1 Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin 16 1.1.2 Xu hướng tất yếu và tầm quan trọng khi ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động thông tin thư viện 18
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
thông tin thư viện 20
1.2 Hoạt động thông tin - thư viện với chiến lược phát triển của
Trường Đại học Mỏ - Địa chất 24
1.2.1 Sứ mệnh và chiến lược phát triển của Trường Đại học Mỏ - Địa chất _ 25 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường
Đại học Mỏ - Địa chất 26
1.2.3 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tỉn -
Thư viện Trường Đại học Mỏ - Dia chat 28
1.2.4 Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin -
Thư viện Trường Đại học Mỏ - Dia chat 38
1.3 Vai trò ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thư
viện 40
1.3.1 Xây dựng thư viện điện tử, thư viện số 40 1.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 4l
1.3.3 Thiết lập công thông tin điện tir 4
1.3.4 Liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin 4
1.3.5 Cải cách thủ tục hành chính 4
Tiểu kết 44
Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TAI TRUNG TAM THONG TIN - THU’ VIEN TRUONG BAI HOC MO - BIA
CHAT 46
2.1 Các yếu tố đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin tai
Trung tâm Thông tin - Thư viện - - 46
2.1.1 Cơ sở vật chat, kỹ thuật và công nghệ, quy tắc và tiêu chuẩn 46
2.1.2 Phần mềm Kipos 5.0 48
Trang 52.2.1 Ứng dụng trong xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệ
2.2.2 Ứng dụng trong quá trình xây dựng kho tư liệu số
2.2.3 Ung dụng trong quy trình lưu thông (mượn(trả tài liệu) 2.24 Ứng dụng trong khai thác trực tuyển
2.2.5 Ứng dụng trong quản lí người dùng tin
2.2.6 Ứng dụng trong quản lí nhân lực và cải cách thủ tục hành chính
2.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm
Thông tin-Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất 2.3.1 Tính hệ thông (đồng bộ) 2.3.2 Tính ôn định 2.3.3 Tinh thân thiện 2.3.4 Tính tiết kiệm 2.3.5 Tỉnh an toàn và bảo mật thông tin 2.3.6 Tính mở Tiểu kết 57 59 62 67 71 73 74 74 T5 76 76 T1 79 80
Chương 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIEU QUA UNG DUNG
CONG NGHE THONG TIN TAI TRUNG TAM THONG TIN - THƯ VIỆN
TRUONG DAI HOC MO - DIA CHAT
3.1 Nhóm giải pháp về con người
3.1.1 Nâng cao trình độ và năng lực cán bộ thông tin thư viện
3.1.2 Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức sử dụng thư viện cho người dùng tin
3.2 Nhóm giải pháp về công nghệ, phần mềm và trang thiết bị
3.2.1 Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ 3.2.2 Hoàn thiện phần mềm ứng dụng quản trị thư viện 3.2.3 Tăng cường bảo mật và an tồn thơng tin
3.2.4 Ứng dụng công nghệ mới 3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ
3.3.1 Xây dựng chiến lược phát triển Trung tâm Thông tỉn - Thư viện trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin từng bước xây dựng thư viện điện tử,
thư viện số
3.3.2 Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thư viện
3.3.3 Nâng cao và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ
Trang 6Chữ viết tắt ATTT CBTV CNTT CSDL ĐHMĐC NCT NCKH NDT TT TT-TV 739.50 Tiéng Anh AACR2 CDS/ISIS DDC HTML ISBD KIPOS MARC METS MS-DOS OPAC PDF REID URL XML Chữ viết đầy đủ An tồn thơng tin Cán bộ thư viện Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu Đại học Mỏ - Địa chất
Nhu cầu tin
Nghiên cứu khoa học Người dùng tin
Trung tâm Thông tin - Thư viện
Giao thức truy hồi và tìm kiếm thông tin
Anglo - American Cataloguing Rules (Quy tic bién mục Anh-Mỹ) Computer Documentation System —Intergrated Set of
Information System (Hé thống lưu trữ và tìm kiếm thông tin) Dewey Decimal Classification (Bang phân loại Thập phân Dewey)
HyperText Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) International Standard Bibilographic Description (M6 ta thur mục theo tiêu chuẩn quốc tế) -
Knowledge Information Portal Solution (Cổng thông tỉn trí thức)
Machine readable cataloguing (Khổ mẫu biên mục đọc máy)
Metadata Encoding & Transmission Standard (Tiêu chuẩn
mã hóa và truyền dẫn siêu dữ liệu)
Microsoft Disk Operating System (Hệ điều hành đĩa từ Microsoft)
Online Public Access Catalog (Tra cứu thư mục công cộng trực tuyến)
Portable Document Format (Định dạng tài liệu di động)
Trang 7Biểu đồ 1.1 Trình độ đội ngũ giảng viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ các nhóm người dùng tin
Biểu đồ 1.3 Tỷ lệ nội dung tài liệu người dùng tin quan tâm Biểu đồ 1.4 Tỷ lệ loại hình tài liệu người dùng tin thường sử dụng Bảng 1.1 Người dùng tin đáng giá các sản phẩm dịch vụ
Hình 2.1 Cầu trúc triển khai hệ thống của Kipos Bảng 2.1 Số lượng tài liệu được bổ sung 2011-2016
Biểu đồ 2.1 Số lượng giáo trình theo chuyên ngành đào tạo
Hình 2.2 Hệ thống tổ chức quản lý Trung tâm Thông tin - Thư viện
Bảng 2.2 Trình độ cán bộ viên chức của Trung tâm Hình 2.3 KIPOSClient trình đơn và thanh công cụ Hình 2.4 Các bộ sưu tập dữ liệu mô tả
Hình 2.5 Sinh đầu mục cho biểu ghỉ thư mục Hình 2.6 Danh mục tài liệu mới
Hình 2.7 Kiến trúc kỹ thuật của KIPOS.DIGITAL Hình 2.8 Quy trình quản lý tài liệu số KIPOS.DIGITAL Hình 2.9 Các chính sách lưu thông
Bảng 2.3 Chính sách lưu thông tài liệu
Hình 2.10 Chính sách cho mượn các loại hình tài liệu Hình 2.11 Thông tin mượn - trả
Hình 2.12 Thống kê tài liệu lưu thông trong khoảng thời gian Hình 2.13 Tìm lướt
Hình 2.14 Tìm nâng cao Hình 2.15 Tìm chuyên gia Hình 2.16 Các loại độc giả
Bảng 3.1 Người làm thư viện truyền thống và thư viện số (nguôn (7, fr.27})
Trang 8đại đã tạo nên sự thay đồi to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội làm xuất hiện một khái niệm mới: xã hội hậu công nghiệp/xã hội
thông tin mà cốt lõi là nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức Nền kinh tế trỉ thức
iềm lực khoa học và công nghệ trở thành lực
là nền kinh tế mà chất xám, trí tuệ,
lượng sản xuất trực tiếp và giữ vị trí hàng đầu Số lượng thông tin luân chuyển trong xã hội ngày một nhiều và đa dạng đã gây ra hiện tượng “bùng nỗ thông tin" đến mức hình thành khái niệm “tin quyền” (infosphere) Tuy nhiên hiện tượng bị “thiếu thông tin” bên cạnh tình trạng “dư thừa thông tin” vẫn xảy ra do
lưu trữ nguồn tin chưa hiệu quả và việc khai thác, tìm kiếm
việc quản lý, tổ chứ
còn yếu kém Để có thê xử lý được nhanh chóng, chính xác, đầy đủ các nguồn
thông tin; quản lý tốt nguồn lực thông tin đòi hỏi các cơ quan thông tin, thư viện phải đổi mới phương pháp phục vụ, nâng cấp thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động của mình, từng bước xây dựng thư viện điện tử, hòa mạng và liên kết các thư viện, các trung tâm thông tin khoa học với nhau
Nhà thư viện học người Nga danh tiếng V.V Xevortxov, trong giáo trình “Thư viện học đại cương” được giảng dạy tại Nga cũng cho rằng CNTT rất quan trọng trong quá trình phát triển của thư viện học:
Thư viện học thế giới được chia thành 5 giai đoạn Theo đó, ở giai đoạn (4) bước sang giữa thế kỷ XX đã hình thành một sự phân đôi giữa Thư viện học Xã hội chủ nghĩa và Thư viện học Tư bản chủ
nghĩa; đến nay (thế kỷ XXI) là giai đoạn hợp nhất (5) — Giai đoạn của
sự phát triển thư viện như một môn khoa học thống nhất gắn liền với công nghệ thông tin [21, tr.4]
Trong nước, PGS TS Nguyễn Hữu Hùng cũng từng phân tích tầm quan
Trang 9với nhiều công việc nghiệp vụ chuyên môn như: bổ sung, cho mượn, biên mục, định chủ đề nội dung tài liệu, tóm tắt, phát triển các công
cụ ngôn ngữ (sơ đồ phân loại, bảng từ khóa, thesaurus ) và kết cục
đã tiếp thêm năng lực cho các cán bộ thông tin, thư viện trong việc
tuyển chọn, quản trị và cung cấp các dữ liệu, tài liệu và sách báo phù
hợp [19, tr.208]
Gần đây trong các văn bản pháp quy của nhà nước và các chương trình quốc gia về CNTT đều khẳng định sự ưu tiên hàng đầu trong việc tăng cường
ứng dụng CNTT trong hoạt động các lĩnh vực đặc biệt là giáo dục đảo tạo: Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Nghị định 64/2007/NĐ-
CP, Quét định 581/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chiến lược
phát triển văn hóa đến năm 2020” ngày 06 tháng 05 năm 2009, Nghị quyết số
26/NQ-CP ngày 15/4/2015, Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26/02/2015, Công
văn số 4983/BGDĐT-CNTT ngày 28/9/2015 Nghị quyết TW2 khóa VIII đã
nhắn mạnh “Đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” hay Chỉ thị 3031/2016/CT-BGDĐT vẻ nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-
2017 của ngành giáo dục xác định một trong 9 nhiệm vụ là: “Ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục” trong đó nêu rõ:
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực
và hiệu quả Xây dựng kho bài giảng e-Learning trực tuyến đáp ứng
nhu cầu tự học và học tập suốt đời của người học, thu hẹp khoảng
vụ giáo dục và đảo tạo có chất lượng của người
học giữa các vùng, miền [3, tr.]
Như vậy, công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) đã đem đến một
Trang 10ứng dụng CNTT và Internet vào giảng dạy, học tập, NCKH, thư viện đã trở thành những trung tâm thông tỉn - tư liệu thực sự, góp phần đắc lực biến thông tin thành trỉ thức bằng cách liên kết các nguồn tài nguyên thông tin với nhau, đồng thời mở
rộng khả năng đáp ứng nhu cầu tin của mọi đối tượng qua sự hợp tác liên thông,
chia sẻ nguồn lực thông tin, tiết kiệm cả thời gian và vật chất cho người sử dụng
Nếu như trước kia những người cán bộ thư viện đóng vai trò như “người gác công” của lâu đài tr thức, chủ động việc cung cấp những thông tin gì và như thế nào cho người dùng tin thì ngày nay với sự hỗ trợ của CNTT người dùng tin
lại là người chỉ phối hoạt động của cơ quan thông tin [19, tr.212] Như vậy trách nhiệm của những người làm công tác quản lý thông tỉn“hư viện trong một
trường đại học là làm thế nào để giúp cho đội ngũ những nhà quản lý, giảng
viên, sinh viên có được những thông tin ý nghĩa và hữu ích “kịp thời” và đầy đủ
nhất từ rất nhiều nguồn tin qua công nghệ mới
‘Trung tim Thong tin - Thư viện (TT TT-TV) Trường Đại học Mỏ - Địa chất là một trong những đơn vị phục vụ cho sự nghiệp đào tạo của Nhà trường Sau đây
tác giả xin phép được gọi tắt là Trung tâm Trung tâm là một yếu tố căn bản và quan
trong, là thước đo đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả đảo tạo của Nhà
trường Sự phát triển của Trung tâm luôn gắn liền với sứ mạng của Nhà trường: là
nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học Trái đắt và Mỏ, cũng như các lĩnh vực khoa học khác, đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước Trong các giải pháp chiến lược cho chương trình tăng cường cơ sở vật chất, Nhà trường đã xác định: Xây dựng các
Trang 11ứng dụng CNTT trong từng hoạt động chưa đồng đều, công tác bảo đảm an tồn,
an ninh thơng tin chưa được chú trọng, nhân lực triển khai công nghệ thông tin còn thiếu kiến thức và chưa xây dựng chiến lược phát triển cụ thể PGS TS 'Vương Toàn cho rằng: “hiện nay, giá trị thư viện không còn được đánh giá là thư viện sở hữu bao nhiêu tài nguyên thông tin, mà là thư viện đó sử dụng công nghệ thông tin như thế nào để truy hồi thông tin khắp nơi nhằm phục vụ tốt cho người
sử dụng Nếu thư viện tiếp tục hoạt động theo kiểu truyền thống thì dù có được
trang bị hiện đại, đối tượng phục vụ cũng sẽ giảm dần vì không thỏa mãn người
dùng tin ở thời đại mới” [37, tr.5]
Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong
hoạt động thông tin thư viện, tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất” làm luận văn của mình Với mục đích nghiên cứu thực trạng, đưa ra đánh giá, nhận
xét về hoạt động ứng dụng CNTT tại Trung tâm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT tại Trung
tâm thời gian tới
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thư viện là cần
thiết và quan trọng trong quá trình chuyền đổi từ thư viện truyền thống sang thư
viện điện tử, thư viện số Đây cũng là một vấn đề được nhiều nhà khoa học quan
tâm Đã có một số công trình nghiên cứu xuất bản thành sách về vấn đề này của
các tác giả:
- Nguyễn Minh Hiệp (2016), Phát triển thư viện gắn liền với công nghệ thông tin: Những bài học kinh nghiệm [21] Là tuyển tập các bài viết được tuyên
Trang 12hóa; đổi mới giáo dục và đào tạo Tác giả khẳng định “Ngành TT-TV là gắn liền
với công nghệ mới hay CNTT” “như đôi chân cần phải được gắn liền với đơi
giày” Ngồi ra vấn đề liên kết đào tạo và quản lý tập trung của hệ thống thư viện các trường đại học cũng được đề cập Tác giả cũng bàn luận vấn đề xây
dựng thư viện số tại Việt Nam, sử dụng phần mềm Greenstone và xây dựng kho tài nguyên thông tin
- Vương Toàn (2013), Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong đối mới hoạt động thư viện [37] Nội dung cuốn sách được chắt lọc từ
60 bài viết lớn nhỏ đã công bố tại các hội thảo khao học chuyên ngành và trên
các tạp chí Nội dung được chia làm 2 phần: Phần 1: Một số van dé chung, chia sẻ các bài viết về hoạt động thư viện do tác động của CNTT-TT, tạo lập và chia sẻ tài nguyên thông tin, đa dạng hóa các dịch vụ thư viện và đề xuất quy trình tự động tóm tắt Phần 2: Một số hoạt động cụ thể, nêu một số nội
dung phát triển và chia sẻ tài nguyên số ở một số đơn vị cụ thể và những khó
khăn thường gặp
Hay một số bài viết của các tác giả đăng trong kỷ yếu hội nghị, hội thảo;
tạp chí chuyên ngành như:
- Nguyễn Hữu Hùng (1995), “Phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông tin mới” [19] Bài viết nêu tầm quan trọng của CNTT
trong việc giải quyết “hiện tượng bùng nỗ thông tin”; trong việc xây dựng, khai
thác CSDL và đưa ra những kiến nghị ứng dụng CNTT vào các cơ quan thông tin - thư viện để tăng cường nguồn lực thông tin
- Vương Thanh Hương (2004), “Tìm hiểu nguyên nhân thường gặp dẫn
đến hiệu quả thấp khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin” [36] Bài viết
Trang 13cơ quan Nêu lý do dẫn đến hiệu quả thấp của việc ứng dụng CNTT vào quản lý
hoạt động khoa học và công nghệ tại các trường đại học
~ Nguyễn Duy Hoan (2010), “Ung dung CNTT trong quản lí vận hành thư viện” [17] Bài viết nêu tầm quan trọng về phát triển thư viện phải gắn liền với
CNTT Tác giả cho rằng Trung tâm học liệu chính là một mô hình thư viện hiện đại từ đó nêu nên những thành quả của việc ứng dụng CNTT trong quản lý vận
hành thư viện tại Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
- Đinh Thúy Quỳnh, Hoàng Thúy Phương (2015), Sự tác động của công nghệ thông tin tới hoạt động thư viện - thông tin [7] Bài viết đặt vấn đề CNTT đã làm thay đổi cả về chất và lượng của hoạt động thông tin - thư viện Điển hình là sự chuyển mình của các thư viện từ thư viện truyền thống sang thư viện điện
tử và đến nay là thư viện số là xu thế phát triển tất yếu từ đó so sánh vai trò của CBTV trong môi trường truyền thống và só
- Nguyễn Minh Hiệp (2016), “Thư viện gắn liền với công nghệ thông tỉn” [21] Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT-TT trong hoạt động
thông tin thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập
Huế ngày 03-04/06/2016 Bài + đã nêu sự phát triển của Thư viện gắn liền với CNTT là tất yếu “Nhờ gắn liên với công nghệ thông tin mà thư viện thế
giới nói chung và thư viện đại học nói riêng đang phát triển với tốc độ nhanh chua từng thấy”
Từ 2010 đến nay cũng đã có nhiều luận văn nghiên cứu về việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thu viện tại các Trường, các Học viện tiêu biểu như:
~ Phạm Thị Hòa “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý tài
liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” - Luận
Trang 14của Trung tâm TT-TV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thực trạng hiệu quả
ứng dụng phần mềm CDS/ISIS và Libol 5.5 trong hoạt động xử lý tài liệu tại
Trung tâm thông tin - thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, từ đó đưa ra
giải pháp nhằm nâng cấp phần mềm Libol và cải tiến quá trình xử lý tài liệu tại
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Lê Thị Tuyết Mai “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Luật Hà
Nội” - Luận văn thạc sĩ, 2012 Luận văn đã nêu tổng quan về hoạt động Trung
tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội, các tiêu chí lựa chọn phần
mềm cũng như quá trình ứng dụng phần mềm CDS/ISIS và Libol 6.0 trong các
hoạt động nghiệp vụ tại Thư viện Trường Đại học Luật Hà N
ừ đó đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường Đại học
Luật Hà Nội
- Nguyễn Thanh Nga “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại trường Đại học Hùng Vương” - Luận văn thạc sĩ,
2012 Luận văn đã nêu những vấn đề chung về ứng dụng CNTT như: khái
niệm, vai trò, điều kiện ứng dụng cũng như các hoạt động cần ứng dụng Tác
giả đã khái quát về hoạt động Thư viện Trường Đại học Hùng Vương, đánh giá thực trạng ứng dụng phần mềm Ilib 4.0, Dlib và các công nghệ hiện đại trong hoạt động nghiệp vụ tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường Đại học Hừng Vương
- Nguyễn Thanh Chương “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện
Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh” - Luận văn thạc sĩ, 2013
Trang 15
pháp nhằm ứng dụng CNTT vào các hoạt động tại Thư viện Học viện Hành
chính cơ sở thành phô Hồ Chí Minh
- Lê Thúy Hằng “Ứng dụng phần mềm Kipos tại Trung tâm Thông tin -
Thư viện Viện Đại học Mở” - Luận văn thạc sĩ, 2015 Luận văn đã nêu khái niệm về phần mềm: phần mềm tư liệu, phần mềm tích hợp quản trị thư viện,
phần mềm quản lý bộ sưu tập số Luận văn cũng tổng quan về phần mềm Kipos và khái quát về Trung tâm TT-TV Viện Đại học Mở với quá trình chuyển đồi từ phần mềm Libol và Dspace sang Kipos Từ đó, đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm Luận văn đã tập trung nghiên cứu các phân hệ của
Kipos như: Biên mục, Quản lý kho tư liệu số, Biên tập tài liệu số, Quản lý lưu
thông và Tra cứu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng phần mềm Kipos và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm Kipos tại
Trung tâm TT-TV Viện Đại học Mở
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm phong phú cơ sở lý luận
của việc nghiên cứu ứng dụng CNTT, đã đề cập đến hiện trạng ứng dụng CNTT
trong hoạt động của các thư viện cụ thẻ, đồng thời đưa ra những giải pháp dé
nâng cao khả năng ứng dụng CNTT tại các đơn vị trên Tuy nhiên phần lớn các
đề tài thiếu phần cơ sở lý luận, thiếu các tiêu chí đánh giá khi img dung CNTT và thường tập trung nghiên cứu các phần mềm đặc thù như: CDS/ISIS, Ilib, Dlib,
Libol, Kipos tại một cơ quan, đơn vị trong một thời gian nhất định Trong khi, mỗi cơ quan thông tin, thư viện lại có những điều kiện, chính sách và nguồn nhân lực khác nhau để triển khai hoạt động Việc ứng dụng CNTT tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất cũng có những nét đặc thù
riêng thể hiện như việc chuyển đổi dữ liệu, in nhãn đăng kí cá biệt, tạo lập các
chính sách mượn/trả, đọc toàn văn và một só vấn đề khác Hiện nay, chưa có một
đề tài nào nghiên cứu vấn đề “ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm
Thông tin - Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất” Do đó, việc nghiên cứu
Trang 163 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT tại Trung tâm Thông tỉn -
Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất, đồng thời vận dụng những tính năng ưu
việt của công nghệ thông tin đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao
hiệu quả ứng dụng CNTT để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu tin của người ding tin
trong hoạt động thông tin thư viện 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dé đạt được mục đích trên cần phải giải quyết các nhiệm vụ như sau:
- Hệ thống hóa lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin
~ Khảo sát nhu cầu tin tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- Khao sat thực trạng ứng dụng CNTT tại Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
~ Dựa vào số liệu, dữ liệu khảo sát đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông
tin tai Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Mö - Dia chat
4 Giả thuyết nghiên cứu
‘Theo cdc chuyên gia thư viện thì bản thân công nghệ không thay đổi mục đích công việc của cán bộ thư viện mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi để họ hoàn
thành nhiệm vụ đó tốt hơn Vấn đề ứng dụng CNTT đã được Ban Giám đốc
Trung tâm quan tâm nhưng đến nay vẫn còn nhiều hạn chế Vì vậy, nếu ứng
dụng CNTT vào các hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường
Đại học Mỏ Địa chat một cách đồng bộ, ôn định, tiết kiệm sẽ nâng cao đáng
kế hoạt động của Trung tâm, từng bước xây dựng Trung tâm thành một thư viện điện tử hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu tin của sinh viên cũng như cán
Trang 17hiệu quả thiết thực cho nghiên cứu khoa học xét từ lợi ích kinh tế của toàn xã
hội” [37, tr.18]
5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
3.1 Đối trợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng CNTT tại Trung tâm TT-TV Trường Đại học Mỏ - Địa chất, chủ yếu là sử dụng phần mềm Kipos 5.0, công
nghệ mã vạch, công từ
$.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Trung tâm TT-TV Trường Đại học Mỏ -
Địa chất từ năm 2010 đến nay Đó là thời điểm triển khai ứng dụng cả 2 phần mềm CDS/ISIS và KIPOS tại Trung tâm Các số liệu dẫn chứng trong luận văn
được đưa ra ở thời điểm khảo sát tức tháng § năm 2017
6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp luận chung
Tài liệu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử; văn kiện, tài
liệu của Đảng, Nhà nước về công tác phát triển khoa học công nghệ, giáo dục
đào tạo và công tác thư viện
6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
~ Thu thập, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp tài liệu
~ Khảo sát, phỏng vần, điều tra bằng phiếu
= Quan sat tai Trung tâm TT-TV trường Đại học Mö - Địa chất
7 Những đóng góp của luận văn
7.1 Về lý thuyết
Luận văn góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về thông tin, hoạt động
thông tin thư viện và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tự động hóa công
Trang 187.2 Về tính thực tiễn
- Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động tại Trung tâm
~ Cung cấp các giải pháp thiết thực đề nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT, khắc phục những yếu kém còn t6n tai
8 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Luận văn gồm 3 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Trung tam Thông tin - Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất
với việc ứng dụng công nghệ thông tin
Chương 2: Thực trạng và hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tại
Trung tam Thông tin - Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ
Trang 19Chuong 1
TRUNG TAM THONG TIN - THU VIEN TRUONG DAI HQC
MO- DIA CHAT VOI VIEC UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN
1.1 Lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông
tin thư viện
1.1.1 Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin
Ứng dụng: Trong các cuốn: “Từ điển từ và ngữ Hán Việt có chú giải từ tố” của Nguyễn Lân (2002), “Đại từ điển tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên
(1999), “Từ điển tiếng Việt - Dự án từ điển tiếng Việt, năm 1997 - 2004 hay “Từ điển bách khoa Việt Nam”, quyển 4 (Y-Z) (2005) đều ghi: Ứng dụng là đưa
lý thuyết áp dụng vào thực tiễn Là việc áp dụng những công nghệ đã được
nghiên cứu hoàn chỉnh vào thực tiễn đời sống
Công nghệ thông tin (Information Technology): Trong “Từ điển bách khoa Việt Nam” (1995) khái niệm công nghệ thông tin (CNTT) “được hiểu là thuật ngữ chỉ chung cho tập hợp các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến khái niệm thông tin và các quá trình xử lý thông tin”
Điều 4 khoản 1 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 quy định: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số” [25, tr.10] Theo nghĩa này, CNTT là ngành khoa học bao gồm các phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là máy tính điện tử, mạng truyền thông và hệ thống nội dung thông tin điện tử nhằm tổ chức, lưu trừ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các thông tin trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội phục vụ lợi ích của con người
Ứng dụng công nghệ thông tin: tại điều 4, khoản 5 Luật Công nghệ
thông tin năm 2006 quy định: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các
Trang 20hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt
động này” [25, tr.11]
Chỉ thị 58 CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng nêu rõ:
Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức
mạnh vật chất, trí tuệ va tỉnh thần của toàn dân tộc, thúc đây công cuộc
đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá
trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tạo khả năng đi tắt đón đầu dé thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện dai hod (1, tr.1]
Như vậy, khái niệm “Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư
viện " được hiểu là việc cán bộ thư viện (CBTV) sử dụng CNTT như máy tính điện tử, các thiết bị ngoại vi, các vật mang tin điện tử, các phương tiện viễn thông và phần mềm vào các hoạt động thông tin thư viện nhằm tạo ra một hệ
thống tin học để xử lý, tổ chức, khai thác, liên kết và chia sẻ các nguồn tài
nguyên thông tỉn, tiến tới xây dựng thư viện điện tử, thư viện số nhằm rút ngắn khoảng cách giữa thông tin và người ding tin
Thu vign dign tir: Theo Philip Barker (1997), thư viện điện tử có sử dụng
rộng rãi máy tính và các phương tiện hỗ trợ khác (bảng tra trực tiếp, tìm văn bản đầy đủ, lưu các biểu ghi tự động hoá, ra các quyết định bằng máy tính ) Tác giả nhấn mạnh đặc trưng của thư viện điện tử là sử dụng phô biến các phương tiện điện tử trong lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin Theo ông, trong thư viện điện tử, ngoài ấn phẩm điện tử vẫn còn tồn tại cả sách truyền thống
Thư viện số: Theo quan điểm của ngành khoa học thư viện: “thư viện số
là một bước tiếp tục (tiếp theo) trong quá trình tự động hóa thư viện” va theo
định nghĩa của Liên hiệp Thư viện số Mỹ (American Digital Library Federation-
DLE) (1999): “Thư viện số là các tổ chức cung cấp tài nguyên, gồm các nhân
Trang 21minh, chỉ dẫn, phân phối, bảo quản tính toàn ven va sự thống nhất của các bộ
sưu tập theo thời gian để đảm bảo sao cho chúng luôn sẵn có đề truy xuất một cách dễ dàng và kinh tế nhát đối với một cộng đồng người dùng hoặc một nhóm cộng đồng người dùng tin” [7, tr.26]
Như vậy, ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư viện có thể là:
- Ứng dụng CNTT vào dây truyền thông tin - tư liệu: bổ sung, biên mục,
tổ chức kho, lưu thông;
~ Quản lý người dùng tin;
~ Xây dựng và sử dụng các thông tin dạng điện tử trong thư viện; ~ Thiết lập công thông tin điện tử;
- Ứng dụng CNTT tạo ra các sản phẩm và các dịch vụ: thư mục sách mới, hỏi đáp trực tuyến, truy cập internet, các tiện ích phục vụ kho mở;
~ Lập báo cáo, thống kê;
- Ứng dụng CNTT cải cách thủ tục hành chính
1.1.2 Xu hướng tất yếu và tầm quan trọng khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, các thư viện ở các nước phát triển trên
thế giới nhờ có ứng dụng CNTT, đã nhanh chóng xây dựng thư viện điện tử, thư
viện số như: Dự án thư viện điện tử của Anh (Elib) được tiến hành từ năm 1995-
1998 nhằm chuyên đổi các dạng thông tin trong các thư viện đại học của Anh Elib đã tác động mạnh đến cộng đồng thư viện đại học và thúc đẩy ứng dụng
CNTT trong thư viện Ở Mĩ, năm 1994, dự án các thư viện số được hình thành
và được coi như lĩnh vực ứng dụng mang tính thách thức quốc gia bao gồm 27
trường đại học của Mĩ tham gia thực hiện dự án về các lĩnh vực liên quan như
bảo mật thông tỉn y tế; xây dựng nhà trưng bày văn nói quốc gia; quản lí dòng thông tin số
Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam cho đến nay hầu hết các thư viện đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ thư viện truyền thống sang
Trang 22một lúc phải giải quyết nhiều vấn đề, thuộc các xu thế dịch chuyển khác nhau trên cơ sở tận dụng lợi thế của người đến sau, có thể bỏ qua một số giai đoạn nhất định, đi thăng vào công nghệ hiện đại Đó có thể là chiến lược đi tắt, đón
đầu nhờ ứng dụng mạnh mẽ các CNTT tiên tiến và chấp thuận các chuẩn quốc
tế” [26, tr4] và “nhờ ứng dụng thành tựu của CNTT và sự phát triển tột bậc
Mang Internet, céc Mạng Công cụ Thu tich (Bibliographic Utilities) da nhanh chóng phát triển giúp cho nghiệp vụ thư viện hay Công tác kỹ thuật (Technical
Services) có thê chia sẻ với nhau giữa tất cả các thư viện trên thế giới một cách
dễ dàng” [21, tr3]
Đứng trước các xu hướng: thống nhất và chuẩn hoá; trao đổi - chia sẻ
thông tin; xu hướng dữ liệu số; xu hướng dịch vụ trực tuyến và xu hướng lấy
người đọc làm trung tâm buộc các hoạt động của cơ quan thông tỉn thư viện phải
thay đổi và thích ứng với những xu thế phát triển chung không chỉ của ngành mà
của cả xã hội
Hiện nay, khái niệm “thư viện hiện đại” được rất nhiều công trình nghiên cứu nhắc đến Thư viện hiện đại là một loại thư viện được áp dụng những thành
tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật mà cụ thê là công nghệ thông tin (CNTT) Dưới tác động của CNTT, thư viện hiện đại có rất nhiều thay đổi: từ cơ cầu tổ
chức, nguồn nhân lực cho đến cơ sở vật chất trang thiết bị [22, tr.10] Ở loại hình
này, thư viện vẫn lưu giữ cả tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử, đồng thời
tồn tại cả dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện đại nhưng quan trọng hơn là phần điện từ Cùng với đó, các khâu hoạt động chưa được tự động hố tồn bộ, việc ứng dụng CNTT buộc các nhà quản lí và cán bộ thư viện phải thay đổi cách quản lí và làm việc trong môi trường thư viện hiện đại “từ chỗ chỉ cung cấp các dịch
vụ một cach thu động trước nhu cầu NDT chuyển sang việc bảo đảm thông tin
một cách chử động đến người dùng” [18, tr.189]
Ứng dụng CNTT trong công tác thông tin thư viện là tập trung vào việc
Trang 23thông tin Những kết quả đạt được của các cơ quan thông tin, thư viện cũng đã
chứng mỉnh tầm quan trọng khi ứng dụng CNTT đó là:
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của các co quan thông tỉn thư viện như:
đáp ứng tốt nhu cầu thông tin, nâng cao hiệu quả trong công việc, rút ngắn thời
gian đáp ứng nhu cầu tin, nhanh chóng trong việc lựa chọn bổ sung tài liệu, xử lý tài liệu và phục vụ tài liệu cho người dùng tin
~ Tiết kiệm thời gian, kinh phí để thực hiện các công tác bảo quản, xử lý
tại liệu, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ của các cơ quan thông tin thư viện - Giúp tăng năng suất lao động: Các công việc nặng nhọc, đơn điệu, lặp đi
lặp lại sẽ được thay thế bằng máy móc Các công việc mang tính tổng hợp và phân tích cũng được máy tính hỗ trợ
- Cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện: ứng dụng CNTT không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những thông tin ở dạng thư mục mà
các cơ quan thông tin thư viện tiến tới cung cấp những thông tin ở dạng tri thức,
giảm thiểu các thông tin mang tính thư mục, tăng cường các thông tin chứa nội
dung và có định hướng cho NDT
~ Chia sẻ nguồn lực thông tin: với việc áp dụng các chuẩn trong việc xử lý, tổ chức và xây dựng dữ liệu sẽ giúp các cơ quan thông tin thư viện có thề liên thông chia sẻ thông tin, đặc biệt là các nguồn thông tin điện tử có thể trao đổi
trực tiếp trên mạng
- Kích thích nhu cầu thông tin: việc ứng dụng CNTT, hiện đại hóa cơ
quan thông tin thư viện tạo ra môi trường hoạt động hiện đại, năng động; tăng
cường chia sẻ nguồn lực thông tin, nâng cao khả năng tiếp cậ các nguồn tin giúp cho việc tạo niềm tin của NDT đến cơ quan thông tỉn thư viện, thúc day
nhu cầu sử dụng, khai thác thông tin của NDT
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện
~ Tính hệ thống (đồng bộ): Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tỉn thư
Trang 24hiểu là một tập hợp các phần tử có cấu trúc tương tác với nhau nhằm đạt đến một mục tiêu chung Với các tính chất quan trọng như:
- Các phần tử trong hệ thống liên kết và tương tác với nhau theo quan hệ nhân quả, nghĩa là mỗi sự thay đổi của một hay một số phần tử đều kéo theo sự
thay đổi của các phần tử còn lại, tác động này có thê là trực tiếp hay gián tiếp tùy theo sự quan trọng, vai trò và chức năng của phân tử đó
- Thêm hoặc bớt một hay một số phần tử cũng như thêm hay bớt một hay
một số quan hệ giữa các phần tử đã có sẵn cũng đều kéo theo sự thay đổi các quan hệ còn lại giữa các phần tử khác
~ Tính “trồi” của hệ thống (những tính chất của hệ thống không có ở các thành phần của nó Tính trồi là đặc trưng bản chất của tính nhất thẻ), điều này có nghĩa là các phần tử có thể khác nhau nhưng khi hợp thành hệ thống thì tạo nên một thể thống nhất và có tính chất mới khác tính chất của các phân tử
Như vậy, tính hệ thống: là tiêu chí yêu cầu các phần tử trong hệ thống
phải đảm bảo tính tương tác, có trật tự và cùng hướng mục tiêu
Việc ứng dụng CNTT không có tính hệ thống, rời rạc, không đồng đều
giữa các yếu tố cấu thành, các công đoạn trong một chu trình thì hoạt động thư
viện sẽ không khác gì một thư viện chưa ứng dụng CNTT Tính đồng bộ thể hi
trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; giữa phần cứng và phần
mềm, giữa trang thiết bị và cơ sở dữ liệu; giữa trang thiết bị và con người; giữa
phục vụ và an tồn thơng tin; giữa các giai đoạn triển khai trong dự án
- Tính ồn định: Nếu như tính hệ thống được coi là điều kiện cần thì tính
ổn định được xem như là điều kiện đủ đẻ đánh giá hiệu quả img dung CNTT
trong hoạt động thông tin thư viện Nếu tính hệ thống đảm bảo cho hoạt động thông tin thư viện thì tính ôn định giúp nâng cao hiệu quả hoạt động này, liên
n chat lượng các thiết bị CNTT Một hệ tl
thường ôn định khi mà nó chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài nhưng
Trang 25
không bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng nhưng có thể phục hồi trạng thái cân bằng hoặc tiến dần tới trạng thái cân bằng mới
Như vậy, tính ôn định: là tiêu chí yêu cầu các phần tử trong hệ thống
tương tác với nhau hướng mục tiêu trong khuôn khổ một chỉnh thể độc lập và ổn định trong điều kiện cụ thể nào đó
Tính hệ thống và tính ôn định có mối quan hệ biến chứng với nhau Đây là
hai tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin
thư viện
~ Tính thân thiện: Tính thân thiện được hiểu là đối với cả cán bộ thư viện
và người dùng tin phải: dễ sử dụng; phải có sự tương thích giữa các thiết bị phần cứng và phần mềm và thân thiện với môi trường Tính thân thiện cũng thể hiện ở
sự phù hợp với hiện trạng và năng lực hiện có về cơ sở vật chất, vốn tài liệu, nguồn nhân lực và “văn hoá” sử dụng tài liệu của bạn đọc
- Tinh tiết kiệm: Hầu hết các trung tâm thông tin thư viện đều hoạt động phi lợi nhuận, phục vụ lợi ích của cộng đồng đúng như chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Pháp lệnh thư viện Do vậy, thu nhập của cán bộ thư viện là do
Nhà nước trả, kinh phí đầu tư cho mỗi trung tâm thông tin thư viện là do Nhà nước hoặc đơn vị chủ quản cấp Trong khi các trung tâm thông tin, thư viện thường ít được quan tâm hay nói khác đi là thường được quan tâm cuối cùng Vì
vậy, việc tân dụng tối da công năng của các thiết bị, phần mềm, năng lực cán bộ
cũng là một tiêu chuẩn cần xem xét, đánh giá
- Tính hiệu quả: Phải đảm bảo tính hiệu quả như năng suất lao động tăng
nhưng cường độ lao động giảm, tần suất phục vụ NDT gia tăng trong khi tiết
kiệm sức lao động của cán bộ thư viện, sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện đa dang, chất lượng trong khi cán bộ thư viện không mắt quá nhiều thời gian tạo lập
và hướng dẫn
~ Tính an tồn và bảo mật thơng tin: Bên cạnh tính ôn định là tinh an toàn và
Trang 26thông tin (ATTT) được hiểu là “bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin trước
sự truy cập, sử dụng trái phép, tiết lộ, sự gián đoạn, biển đổi hoặc hủy diệt Về
bản chất, có nghĩa là muốn bảo vệ dữ liệu và hệ thống của mình khỏi những
người tìm cách lợi dụng nó
Trong lĩnh vực thư viện ATTT liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như
các chính sách, nội quy, quy định, thủ tục an toàn, sự toàn vẹn của hệ thống máy
tính và dữ liệu/thông tin được lưu giữ trong đó Vì vậy, đảm bảo ATTT trong thư viện chính là việc bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin khỏi các truy cập, chỉnh sửa, đánh cắp hoặc sử dụng thông tin trái phép Việc đảm bảo ATTT trong thư
viện là đảm bảo 3 yêu cầu: bí mật, toàn vẹn và sẵn sàng sử dụng
1 Bí mật: Không được truy cập, sử dụng hoặc tiết lộ khi không được phép 2 Toàn vẹn: đảm bảo sự chính xác, không thay đổi đối với thông tin gốc
3 Sẵn sàng: thông tin ở trạng thái sẵn sàng cho việc truy cập và sử dụng
‘Theo Banjerjee, có nhiều nguyên nhân đẻ hệ thống thông tin của các thư viện
bị đe dọa (các cuộc tắn công từ bên ngồi vào thơng qua mạng internet) như:
~ Lợi dụng tài nguyên phần cứng, chiếm không gian đĩa cứng, CPU .để lưu trữ và truyền bá các văn hóa phẩm đồi trụy, các tài liệu vi phạm bản quyền nhằm tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng
- Loi dụng máy chủ hoặc các máy trạm khác trong mạng đề làm ban dap
tắn công các hệ thống thông tin khác
~ Đánh cắp thông tin về bạn đọc, thay đổi hoặc xóa bỏ thông tin trong các
cơ sở dữ liệu của thư viện [39]
Vì vậy, cần đảm bảo an toàn và bảo mật nội dung thông tin: tài liệu, người dùng tin, .không bị tắn công, sao chép, theo dõi, thay đổi bởi các chủ
thé không được ủy quyền Tuy nhiên việc đảm bảo an toàn va bảo mật đạt được
tỷ lệ tối đa là rất khó khăn Do đó, cài
¡ đa lỗ hong an toàn và bảo
Trang 27~ Tính mở: Ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin thư viện tính mở cần được xem xét để lựa chọn các phần mềm ứng dụng, phần mềm quản lý, phan
cứng, thiết bị ngoại vi tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, đồng thời cho phép cài đặt các phần mềm khác khi xuất hiện nhu cầu mới, mở rộng nhiều điềm truy
cập, tìm kiếm, phạm vi và thời gian tìm tài liệu Tính mở cũng thể hiện trong
công tác phục vụ người sử dụng như tô chức kho mở, công tác tham khảo
(reference), online catalog với hệ thống đề muc (subject headings) hồn chỉnh, tổ
chức cơng tác phân tích và chỉ mục (indexing) tạp chí Trong tư duy của người
cán bộ thư viện tính mở cũng thể ở vấn đề phục vụ người sử dụng rộng rãi;
liên kết và hợp tác giúp thư viện có một chính sách và phương thức phát triển tư
liệu hợp lý
1.2 Hoạt động thông tin - thư viện với chiến lược phát triển của Trường Đại
học Mỏ - Địa chất
Trường Đại học Mỏ - Địa chất được thành lập theo Quyết định số
147/QĐ-CP ngày 8 tháng 8 năm 1966 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Khoa Mỏ - Địa chất của trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nhà trường đã đào tạo được gần 66.000 kỹ sư, gần 4000 cử nhân hệ cao đẳng; trên 5000 học viên cao học; gần 400 nghiên cứu sinh
Các cựu sinh viên của Nhà trường đã có mặt trên khắp mọi miền của Tổ
quốc, nhiều cán bộ Nhà trường đã và đang là những nhà khoa học đầu ngành, là
những nhà lãnh đạo cấp cao, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội,
an ninh, quốc phòng Các nhà khoa học của Nhà trường đã thực hiện hàng trăm
đề tài, chương trình cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở
Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã hợp tác nghiên cứu khoa học với
¡ về các lĩnh vực
nhiều địa phương trong cả nước và nhiều nước trên thé gi
Mỏ, Địa chất, Trắc địa - Bản đồ, Dầu khí, Cơ - Điện, Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, Công nghệ thông tin, Xây dựng và Môi trường Kết quả các đề tài không chỉ đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường mà còn được ứng dụng trực tiếp vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã
Trang 28Hiện nay, Nhà trường có 12 Khoa: Đạihọc Giáo sự, Ph6 Giéo su, 9 khoa chuyên môn và 3 khoa đại cương 11.10% 522 với 60 bộ môn; 19 Phòng, Ban, Trung
tâm; 02 Văn phòng đại điện; 08 Trung 27.22% Ting, tâm nghiên cứu và 01 Công ty với 900
cán bộ, viên chức trong đó có 689 giảng
viên và cán bộ phục vụ giảng dạy, 2l „„
53.12%
cán bộ hành chính và nhân viên phục vụ
Trinh di ngũ giảng viên được thể
hiện như Biểu đồ 1.1
Biểu đồ 1.1 Trình độ đội ngũ giảng
viên Trường Đại học Mö - Địa chất
1.2.1 Sứ mệnh và chiến lược phát triển của Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Sau 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Mỏ - Địa chất ngày
càng khăng định được vị thế của mình trong hệ thống giáo dục Việt Nam, là
trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đa ngành, đa
lĩnh vực, chất lượng cao theo chuẩn quốc tế về các lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Trắc
địa - Bản đồ, Dầu khí, Môi trường, Cơ-Điện, Xây dựng, Công nghệ Thông tin,
Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước hội nhập quốc tế
Trường Đại học Mỏ-Địa chất đã và đang tập trung thực hiện tốt Chiến
lược phát triển Trường giai đoạn 2008-2020 và tầm nhìn đến 2030 với định
hướng: Từng bước phan đấu đến năm 2020 trở thành trường đại học trọng điểm
phát triển đa ngành và có tính đặc thù; có uy tín trong cả nước và khu vực; có quy mô đào tạo 30.000 sinh viên; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ về khoa học trái đất, mỏ và các khoa học khác; là nơi có nhiều chuyên gia, giảng viên có trình độ cao trong cả nước về lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Trắc địa-Bản đồ, Dầu khí, Công nghệ Thông tin, Kinh tế-Quản trị Kinh doanh,
Trang 29Nhà trường không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo đại học và
sau đại học, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ tư vấn, liên kết đào tạo bằng
tiếng nước ngoài theo chương trình tiên tiến và chương trình chất lượng cao với các trường đại học có uy tín trong khu vực và quốc tế Năm 2030, Trường Đại
học Mỏ-Địa chất sẽ trở thành trường Đại học nghiên cứu có thương hiệu trong nước và khu vực
Trường Đại học Mỏ - Địa chất xác định rõ mục tiêu: hình thành một số
viện nghiên cứu chuyên ngành, xây dựng hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm, các phòng học và thư viện điện tử đa năng, hiện đại, đồng bộ; tạo lập ngân
hàng giáo trình điện tử phục vụ đảo tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thong tin - Thư viện Trường Đại
học Mỏ - Địa chất
Năm 1988, Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất được tách từ phòng Đào tạo thành một đơn vị độc lập như các phòng, ban khác Ngày 19 tháng 01 năm 2011
theo quyết định số 49/QĐÐ-MĐC của Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất,
'Thư viện sáp nhập với Trung tâm Mạng - Máy tính của nhà trường mang tên Trung
tâm Thông tin - Thư viện Trung tâm được bố trí tại tang ham đến tầng 3 nhà C5, tầng
2 nhà C2 khu A và 3 kỉ ốt tại kí túc xá khu B với tổng diện tích sử dụng 1.540mẺ
Chức năng của Trung tâm Thông tin - Thư viện là tham mưu cho Hiệu
trưởng công tác quản lý, khai thác và phát triển nguồn lực thông tin nhằm phục
vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong Trường; thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao Với chức năng trên, Trung tâm Théng tin - Thư viện có những nhiệm vụ:
- Chủ trì xây dựng dự thảo các quy định nội bộ của Trường liên quan đến chức năng nhiệm vụ của trung tâm
- Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển công tác thông tin, thư
viện, đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo, NCKH và chiến lược phát triển của
Trang 30- Quản lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản thông tin, tư liệu trong Thư viện,
phục vụ, hướng dẫn cán bộ, sinh viên của Trường khai thác, sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên thông tin đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và NCKH
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ, ngoại ngữ, tin học cho CBTV để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng
nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ và đáp ứng các yêu cầu phát triển của Trường ~ Phối hợp với tất cả các đơn vị chức năng trong việc ứng dụng các thành
tựu khoa học công nghệ thông tin vào công tác thư viện
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện bổ sung, phát triển nguồn tài nguyên
thông tin thư viện trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu khoa học các
cấp, tài nghị, hội thảo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của giảng viên,
nghiên cứu sinh và học viên cao học
~ Mở rộng quan hệ hợp tác với các thư viện, trung tâm thông tin và các tổ
chức chuyên mơn trong và ngồi nước để trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm chuyên môn và tìm kiếm các nguồn tài trợ cho hoạt động thư viện
- Xây dựng, quản trị và tổ chức khai thác có hiệu quả hệ thống tra cứu thông tin đáp ứng nhu cầu của người dùng, hệ thống mạng internet, website của
Truong để cung cấp và sử dụng các dịch vụ thông tin - tư liệu điện tử và phục vụ
công tác điều hành quản lý chung của Nhà trường
- Quản lý tốt cơ sở vật chất về thông tin - thư viện của Trường, lập kế hoạch nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất để nâng cao năng lực phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý của Trường
- Kiểm kê định kỳ vốn tài liệu của thư viện; tiến hành thanh lý và loại bỏ các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định
~ Phối hợp với các đơn vị chức năng cấp thẻ và quản lý bạn đọc
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu phù hợp với quy định của pháp
Trang 31~ Thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động, kiểm kê định kỳ hàng năm vốn tài liệu - nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và
tài sản khác theo sự phân cấp của Nhà trường
~ Quản lý và chịu trách nhiệm về giải pháp công nghệ, hoạt động của hệ
thống, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin đối với cơ sở hạ tầng thông tin và hệ
thống mạng máy tính của Trường; xử lý kịp thời mọi sự cố xảy ra đối với hệ thống mạng,
- Quản trị và bảo trì website, công thông tin điện tử của Trường, hỗ trợ
các trang web của các đơn vị trong Trường khi cần thiết; chủ động cập nhật kịp
thời các thông tin đã được Ban Giám hiệu quyết định thay đổi, điều chỉnh trên website của Trường
- Phối hợp với Phòng Công tác chính trị - Truyền thông trong việc khai
thác hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin của Trường phục vụ công tác chính trị và truyền thông
1.2.3 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thư
viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Người dùng tin là một người hoặc một nhóm người có nhu cầu tin, sử
dụng sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin, thư viện NDT đặc biệt quan
trọng đối với bất cứ cơ quan thông tin, thư viện nào NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin; sau khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin NDT có ý kiến phản hồi, đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ
thông tin giúp định hướng cho hoạt động thông tin thư viện NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới [8, tr.338]
Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin, nhằm duy trì hoạt động sống của con người Nghiên
Trang 32đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cắp thông tỉn hoặc tài liệu cho họ
Nhu cầu tin thay đổi tuỳ theo công việc và nhiệm vụ mà NDT phải nghiên cứu
thực hiện Để xác định rõ nhu cầu tin của NDT, cơ quan thông tin cần nắm được:
lĩnh vực quan tâm, nội dung thông tin, mục đích sử dụng, ai sử dụng, loại tài liệu
thích hợp, hình thức cung cấp thông tin, thời hạn đáp ứng nhu cầu tin, mức độ
cấp bách của yêu cầu tin Yêu cầu thông tin là dạng thể hiện cụ thể nhu cầu thông tin của NDT [8, tr.340] 1.2.3.1 Các nhóm người dùng tin Cán bộ quản lý,lãnh đạo 16 8% Họcviên cao học, nghiên cứu sinh 40 20% “Cấn bộ nghiên “cứu, giảng viên, 30 15%
Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ các nhóm người dùng tin
Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin của NDT là công việc không thể thiếu ở
bat kì cơ quan thông tin thu viện nào Trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học với số phiếu phát ra là 210 phiếu và
thu về 200 phiếu hợp lệ (đạt 95%) Việc phân tích kết quả phiếu điều tra đã giúp
thống kê các nhóm NDT, mức độ thường xuyên sử dụng các sản pham/dich vu,
lĩnh vực tài liệu NDT quan tâm, loại hình tài liệu NDT thường sử dụng, cách
thức tìm tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin của Trung tâm
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, tác giả đã chia người
dùng tin tại Trường thành 4 nhóm với tỷ lệ trả lời như Biểu đồ 1.2 Các nhóm
Trang 33đó nam giới chiếm tới 69% Việc phân chia nhóm NDT như trên chỉ mang tính
tương đối, bởi nhóm NDT là cán bộ quản lí, lãnh đạo cũng đồng thời có thể là cán bộ, cán bộ giảng dạy hay cán bộ, giảng viên cũng có thể đồng thời là học
viên cao học, nghiên cứu sinh
Theo kết quả thống kê Biểu đồ 1.2:
- Nhóm sinh viên: là nhóm NDT đông đảo, sử dụng các dịch vụ của
Trung tâm nhiều nhất và thường xuyên nhất, chiếm 57% tổng số NDT được hỏi Nhóm này thường cần những thông tin cơ bản và tài liệu cụ thể như: giáo
trình, báo/tạp chí chuyên ngành, tài liệu tham khảo và đồ án môn học Từ năm học 2008-2009, khi Trường chuyển đổi phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi tính tự giác học tập, nghiên cứu trong sinh viên nhiều hơn Vì vậy, Trung tâm đã trở thành “giảng đường thứ hai” và là “người thầy thứ hai” của đông đảo sinh viên - nơi cung cấp các nguồn thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, nhanh chóng và kịp thời nhất phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu
khoa học của sinh viên
Hiện tại, với nhu cầu tin thường xuyên của 20.000 sinh viên hệ chính quy (tính trong 5 năm 2012-2017), Trung tâm đã từng bước thay đổi phương thức
quản lý và phục vụ theo hướng hiện đại hóa đáp ứng được nhu cầu: mượn đầu
năm của sinh viên, nhu cầu đọc tại chỗ, nhu cầu gia hạn tài liệu, nhu cầu thông
báo sách mới, nhu cầu hỏi/đáp trực tuyến, nhu cầu tự học tại Trung tâm, nhu cầu
truy cập wifi miền phí,
- Nhóm giảng viên, cán bộ nghiên cứu: đây là nhóm NDT có trình độ đại học trở lên và khả năng sử dụng các loại tài liệu, thông tin ở nhiều dạng ngôn ngữ khác
nhau chiếm 15% Qua phiếu điều tra cho thấy nhóm này thường xuyên sử dụng các
dịch vụ tham khảo luận án, luận văn, đề tài NCKH và tra cứu CSDL trực tuyến, đọc
toàn văn tại Trung tâm Đây là nhóm NDT trực tiếp tham gia giảng dạy; truyền đạt, cung cấp những chỉ dẫn, thông tin về tài liệu, định hướng các nguồn tin mà sinh
Trang 34cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ nên nhu cầu của nhóm NDT này rất chính xác và khách
quan đối với Trung tâm Nguồn tài liệu, thông tin mà họ cần là thông tin đầy đủ về
những chuyên ngành cụ thể họ giảng dạy, nghiên cứu như: các bài viết đăng trên
các tạp chí chuyên ngành, CSDL toàn văn; CSDL trực tuyến nước ngoài
án và các đề tài NCKH Sản
ScienceDirect, ProQuest, tổng luận, luận văn-lu;
phẩm của họ là những bài giảng, công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách chuyên khảo, dự án, đề tài khoa học Hiện tại do nhiều nguyên nhân Trung tâm mới
chỉ đáp ứng được một phần NCT cho nhóm NDT này
~ Nhóm học viên cao học và nghiên cứu sinh: là những cán bộ, viên
chức, giảng viên đã tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ, có nhu cầu học cao hơn và
nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực phục vụ cho đề tài họ đang nghiên
cứu chiếm 20% trong tổng số NDT được hỏi Nhu cau tin nhóm này rất phong phú, đa dạng và chuyên sâu về từng lĩnh vực Thông tin mà họ cần là các bài nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, đề tài NCKH, tài
liệu hội nghị - hội thảo, luận án, luận văn, tài liệu tiếng nước ngoài Nhóm NDT này thường là những người đang công tác, vừa đi làm vừa đi học nên ít
có thời gian tìm đọc tải liệu trực tiếp tại Trung tâm Nhóm này chủ yếu tra
cứu tài liệu trên máy tính cá nhân ngoài thư viện, sản phẩm/dịch vụ họ quan
tâm là sao chụp tài liệu, mượn về nhà, đọc toàn văn và tư vấn tìm kiếm Vì
vay, Trung tâm cần đầy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ này nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ
- Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lí: Nhóm này gồm: Ban Giám hiệu, các trưởng, phó khoa chuyên môn, trưởng bộ môn Nhóm NDT này
chiếm 8% tổng số NDT được hỏi nhưng đây là nhóm đặc biệt quan trọng trong
việc ra quyết định và đóng góp cho những định hướng, chiến lược phát triển của trường cũng như Trung tâm Công việc chính của nhóm NDT này là quản lí, ra
quyết định nhưng đồng thời cũng là những giảng viên tham gia giảng dạy trực
Trang 35đọng, có chất lượng cao và được phân tích chọn lọc, có hệ thống, các thông tin
chiến lược mang tính dự báo giúp họ ra những quyết định đúng đắn Đây là
nhóm NDT có trình độ chuyên môn cao, phần lớn có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trở
lên vì vậy những thông tin mà họ cung cấp, phản hồi là những thông tin có giá trị
Trung tâm cần khai thác để phục vụ cho công tác phát triển nguồn tin kịp thời đáp
ứng nhu cầu tin của họ Trung tâm cũng cần có kế hoạch tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phục vụ nhu cầu tin của NDT nhóm này
1.2.3.2 Mức độ thường xuyên sử dụng thư vện của người dùng tin
Theo kết quả điều tra về mức độ thường xuyên NDT tới Trung tâm thì số NDT thường xuyên tới Trung tâm từ 12 lần/tháng trở lên chiếm 43%; từ 4-12
lần/tháng là 33%; dưới 4 lần/tháng 25% Trong đó, số người đến vào buổi chiều
(13h-17h) cao hơn 1,1 lần so với buổi sáng (7h-12h) và cao hơn 2,6 lần so với
buổi tối (17h-19h) Trong hời gian qua Trung tâm đã có gắng sắp xếp nhân sự thay vì phục vụ hành chính Trung tâm đã chuyên sang phục vụ 3 ca vào những
tháng cao điểm -— là thời gian ôn thi, bảo vệ đồ án (tháng 4,5,6 và 10,11,12)
Những tháng cao điểm trên các phòng đọc được mở liên tục từ 8h-12h và 13h-
19h nên đã thỏa mãn nhu cầu của đa số NDT
1.2.3.3 Các loại nhu cầu tin của người dùng tìn tại Trung tâm Thông tin — Thư viện
Có 4 loại yêu cầu tin chủ yếu: thư mục (cung cấp danh mục, chỉ dẫn về tài
liệu), tài liệu (cung cấp nội dung tài liệu), dữ kiện (cung cấp số liệu, dữ kiện cụ
thẻ), kỹ thuật (yêu cầu được tư vấn, hỗ trợ, hỏi đáp ) Qua phân tích đặc điểm nhóm NDT tại Trung tâm, có thê chia thành 2 loại:
~ Một là nhu cầu tin theo nội dung thông tin
Theo Biểu đồ 1.4 tài liệu chuyên ngành có số người quan tâm nhiều nhất
là Cơ bản với 56 phiều chiếm 28%; sau đó là chuyên ngành Khoa học & kỹ thuật Địa chất và Kinh tế & Quản trị kinh doanh chiếm 23-24%; Tài liệu thuộc chuyên
Trang 3628%
Biểu đồ 1.3 Tỷ lệ nội dung tài người dùng tin quan tâm
Biểu đồ trên đã phản ánh tương đối chính xác nhu cầu tin của NDT cũng như nguồn lực thông tin của Trung tâm hiện có Hầu hết trong quá trình công
tác, học tập, nghiên cứu tại trường các nhóm người dùng tỉn đặc biệt là sinh viên
đều phải vất va với khối lượng kiến thức lớn về các môn học cơ bản như: tin học,
ngoại ngữ, triết học, đại số và hình họa,
Hồ Chí Minh hay pháp luật Vì vậ) ố lượng tài liệu thuộc các giá sách cơ bản t lý, hóa học, lịch sử Đảng, tư tưởng
luôn được luân chuyển nhiều nhất Ba chyên ngành Khoa họcẩtkỹ thuật địa chất,
Dau khí và Mỏ là những chuyên ngành thế mạnh của trường, có phong trào học tập, NCKH mạnh nhất nên số lượng NDT những chuyên ngành này thường xuyên đến Trung tâm chiếm đến 64% Bên cạnh đó, NDT chuyên ngành Kinh tế&QTKD chủ yếu là nữ thường chăm chỉ nên thường xuyên lui tới Trung tâm
hơn Các chuyên ngành còn lại như: Cơ điện, CNTT, Xây dựng, Trắc địa-Bản
đồ&Quản lý đất đai và Môi trường tỷ lệ người quan tâm tương đương nhau từ
9%-15% Nhu cầu về tài liệu các lĩnh vực khác còn hạn chế do một số nguyên
Trang 37chủ yếu tập trung bỗ sung tài liệu có nội dung sát với các chuyên ngành đào tao
của Nhà trường, chưa có kế hoạch bổ sung các loại sách văn hóa, văn nghệ, lịch
sử, địa lý
Như vậy việc xác định nhu cầu của NDT theo lĩnh vực chuyên môn đào
tạo sẽ giúp Trung tâm có chiến lược bỗ sung nguồn thông tin và tài liệu phù hợp
với nhu cầu của từng nhóm NDT Chăng hạn, đối với nhóm NDT là sinh viên, cán bộ bổ sung sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế tại các bộ phận phục vụ, đề cương môn học để lên kế hoạch rà soát, hồi có, bỗ sung tài liệu mới sát với đề cương học phần của từng môn học, ~ Hai là nhụ cầu tin theo dạng tài liệu 88% BE 176 AD 45% 42%
Biểu đồ 1.4 Tỷ lệ loại hình tài liệu người dùng tin thường sử dụng
Biểu đồ Biểu đồ 1.5 cho thấy, tài liệu dạng sách tham khảo chuyên ngành
Trang 38chí chuyên ngành và tài liệu tham khảo khác có mức sử dụng ngang nhau chiếm
từ 42-45%; số người quan tâm đến luận án, luận văn chiếm 31% Thấp nhất là Đề tài nghiên cứu khoa học chỉ có 46 người quan tâm chiếm 23% Biểu đồ trên
đã phản ánh thực trạng các loại hình hiện có tại Trung tâm cũng như đã phản ánh
được nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm đó là:
~ Trung tâm thường xuyên chú trọng bồ sung nguồn tài liệu là giáo trình
và các loại sách tham khảo chuyên ngành mà ít quan tâm đến loại hình báo, tap chí, luận án, luận văn và tài liệu tham khảo khác
~ Loại hình đề tài NCKH ít được quan tâm do Nhà trường cũng như Trung
tâm chưa có chính sách yêu cầu tác giả của các công trình nghiên cứu sau khi
thấm định phải nộp bản cứng hoặc bản mềm về Trung tâm Vì vậy, số lượng dé tài hiện nay rất khiêm tốn (chỉ 105 tên đề tài), trong 5 năm gần đây chỉ có 31 tên
đề tài được nộp về Trung tâm
- Đặc biệt, do diện tích hạn hẹp và chưa có chính sách thu thập loại hình
tài liệu là Đồ án tốt nghiệp nên chưa thu hút được só lượng lớn NDT là sinh viên
đến thư viện tham khảo loại hình tài liệu này Ngoài ra, trong 10 phiếu không
hợp lệ có câu trả lời là “không bao giờ đến thư viện” thì có tới 60% lí do là
Trung tâm không có tài liệu mình cần Đa số NDT thuộc nhóm sinh viên cho
rằng “để nâng cao hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới” Trung tâm cần
bổ sung thêm loại hình tài liệu Đồ án tốt nghiệp
1.2.3.4 Như câu tin về hình thức tài liệu
Theo kết quả điều tra về hình thức tài liệu tài liệu in có 81% người được
hỏi quan tâm và thường xuyên sử dụng gấp 4.3 lần so với số người quan tâm và
sử dụng tài liệu điện tử Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh thường có nhu cầu cao hơn về tài liệu điện tử do 2 nhóm
Trang 39Nhom sinh vién va cin bộ quản lý, lãnh đạo thường tìm kiếm nguồn tài
liệu in nhiều hơn Tính đến tháng 6/2017 số lượng tài liệu điện tử/ti liệu số được đưa nên cổng thông tin chỉ hơn 600 tài liệu chỉ chiếm 4,6% so với số tài
liệu 6 dang thư mục là 12.860
Tính riêng năm 2017 số lượng tải liệu được Trung tâm thuê số hóa là 700
đầu tài liệu Tuy nhiên, Trung tâm chưa tập trung nhân lực cho công tác biên tập
tài liệu số nên số lượng đưa lên còn hạn chế Theo kết quả khảo sát chỉ có 9,3%
NDT biết đến CSDL trực tuyến tailieu.vn, ProQuest nhóm NDT này chủ yếu là
giảng viên, nghiên cứu sinh có trình độ ngoại ngữ tốt hoặc đã có thời gian học
tập, đào tạo ở nước ngoài
Vi vay, Trung tam can day mạnh hoạt động marketing và xuất bản tài liệu hướng dẫn NDT sử dụng hai CSDL này Trong quá trình phát triển của Trung tâm chắc chắn rằng loại hình tài liệu điện tử sẽ là nguồn lực chính giúp Trung tâm phát triển trong tương lai Do đó, Trung tâm cần tập trung hơn nữa
nhân lực, vật lực và tài chính cho công tác số hóa để xây dựng hoàn thiện bộ sưu tập riêng
1.2.3.5 Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu
Theo kết quả thống kê ngôn ngữ tiếng Việt được NDT sử dụng nhiều nhất
chiếm 90%; tiếng Anh chiếm 7%, tiếng Nga chiếm 3% Thực trạng hiện nay là mặc dù chương trình đào tạo theo tín chỉ buộc người học phải chủ động tìm
kiếm, khai thác thông tin nhưng nhóm NDT là sinh viên vẫn chủ yếu sử dụng loại hình tài liệu ngôn ngữ tiếng Việt, ít quan tâm đến sách, tạp chí nước ngoài
Có lẽ, một phân là do trình độ ngoại ngữ của NDT còn hạn chế, một phần là do
chưa phát huy hết năng lực của đội ngũ CBTV, cộng tác viên; thiếu CBTV có ngoại ngữ giỏi đủ trình độ tóm tắt tài liệu tiếng Anh, tiếng Nga Do đó, Trung
Trang 40
1.2.3.6 Như cầu tin về sản phẩm/dịch vụ Chất lượng Chưa | Không biết Sản phẩm/ Dịch vụ Tác | Trung | Chưa | sự bảng bình tốt | dụng |P i vụ i liu (OPAC) 10% 0% 3% | 1% | 7% 52% | 21% | 4%
Bảng 1.1 Người dùng tin đáng giá các sản phẩm dịch vụ
sao chụp tài liệu
Theo kết quả phiếu điều tra cho thấy trong 9 sản phẩm và dịch vụ thư viện
được hỏi có đến 6 dịch vụ, sản phẩm được NDT đánh giá cao (Bảng 1.1) Chỉ có dịch vụ Đọc toàn văn và In ấn, sao chụp tài liệu NDT cho rằng chỉ đạt mức trung
bình và chưa tốt chiếm hơn 70% Có thể lý giải cho điều này như sau:
Dịch vụ Đọc toàn văn được đưa vào hoạt động chính thức từ đầu năm
2016 nhưng số lượng bản tải liệu số hóa còn ít chưa được cập nhật thường xuyên Quá trình chuyển đổi vị trí lưu giữ, chuyển đổi cách sắp xếp khiến cho việc hồi cố dữ liệu mất nhiều thời gian, công sức Tài liệu không được số hóa ngay tại đơn vị do thiếu trang thiết bị và công nghệ mà phải thuê đơn vị khác số hóa nên công tác này bị thụ động Hiện tại dịch vụ Đọc toàn văn cho phép NDT
có thể đọc toàn bộ cuốn sách nhưng hạn chế không cho tải dữ liệu về máy tính cá nhân nên cũng hạn chế số lượng NDT sử dụng dịch vụ này