1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Hoạt động Thông tin - Thư viện tại Học viện Âm nhạc Huế

149 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận văn Hoạt động Thông tin - Thư viện tại Học viện Âm nhạc Huế giới thiệu hoạt động thông tin - thư viện với việc nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện Âm nhạc Huế; trình bày thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Âm nhạc Huế; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Âm nhạc Huế.

Trang 1

BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

Nguyễn Thành Nhẫn

Hoạt động thông tin - thư viện

Tại học viện âm nhạc huế

NÑ VĂN THẠC SĨ: khoa học thông tin - thư viện

Hà Nội, 2016

Trang 2

BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

Nguyễn Thành Nhẫn

Hoạt động thông tin - thư viện

Tại học viện âm nhạc huế

Phụ lục Luận Văn

Trang 3

BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

Nguyễn Thành Nhẫn

Hoạt động thông tin - thư viện

Tại học viện âm nhạc huế Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện

Mã số: 60320203

LUậN VĂN THẠC SĨ: khoa học thông tin - thư viện

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Lan Thanh

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Lan Thanh Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao

chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham

khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu

tham khảo đúng quy định

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT 7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU, SƠ ĐỎ VÀ BIÊU ĐỎ § MO DAU 9 Chuong 1: HOAT DONG THONG TIN - THU’ VIEN VOI VIEC NANG CAO CHAT LƯỢNG ĐÀO TẠO TAI HQC VIEN AM NHAC HUE 17

1.1 Những vấn đề chung về hoạt động thông tin - thư viện 17

1.1.1 Khái niệm về hoạt động thông tin - thư viện 17 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thông tin - thư viện 18 1.1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện 24

1.2 Khái quát về Học viện và thư viện Học viện Âm nhạc Huế 21

1.2.1 Khái quát về Học viện Âm nhạc Huế 27 1.2.2 Khái quát về thư viện Học viện Âm nhạc Huế 36 1.2.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin 39 1.2.4 Đặc điểm nguồn lực thông tin tại thư viện Học viện Âm nhạc Huế 44

1.3 Vai trò của hoạt động thông tin - thư viện với việc nâng cao chất

lượng đào tạo tại Học viện Âm nhạc Huế 45

Tiểu kết 4

Chương 2: THỰC TRẠI THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI HỌC

VIEN AM NHAC HUE 48

2.1 Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin 48

2.1.1 Cơ cấu nguồn lực thông tin hiện có 48 2.1.2 Chính sách và phương thức bổ sung, 49 2.2 Xử lý nguồn tin 53 2.2.1 Xử lý hình thức 53 2.2.2 Xử lý nội dung 55 2.3 Lưu trữ và bảo quản nguồn tin 58 2.3.1 Tổ chức kho 58

2.3.2 Bảo quản nguồn lực thông tin 58

2.4 Tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 59

Trang 6

2.4.2 Tổ chức các dịch vụ thư viện 60

2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin - thư viện 70

2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thông tin - thư viện tại Học

viện Âm nhạc Huế 71

2.7 Đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin thư viện 75 2.8 Nhận xét chung về hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện Học

viện Âm nhạc Huế 71

Tiểu kết 82

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIEU QUA HOAT DONG THONG TIN - THU’ VIEN TAI HQC VIEN AM NHAC HUE, 84

3.1 Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân sự 84 3.2 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin 89

3.2.1 Phát triển nguồn lực thông tin đúng định hướng, 89 3.2.2 Tăng cường hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan thông tin/thư viện 93

Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng xử lý thơng tin 95

Hồn thiện tỗ chức kho và bảo quản tài liệu 95

3.4.1 Hoàn thiện công tác tổ chức kho 95 3.4.2 Hồn thiện cơng tác bảo quản tài liệu 95

3.5 Da dang hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện 9%

3.5.1 Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm thông tin - thư viện 97 3.5.2 Đa dạng hóa các dịch vụ thông tin thư viện 99

3.6 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông

tin - thư viện 101

Tiểu kết 107

KÉT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1H

Trang 7

DANH MUC CAC TU VIET TAT Danh mục từ viết tắt tiếng Việt CBGV CBTV CQTT/TV GD & ĐT HSSV NCKH NDT NLTT TTTV/TT-TV VH,TT&DL Cán bộ giảng viên Cán bộ thư viện

Cơ quan Thông tin/Thư viện Giáo dục và Đào tạo

Học sinh sinh viên Nghiên cứu khoa học Người dùng tin

Nguồn lực thông tin

Thông tỉn thư viện

'Văn hóa, Thể thao và Du lich

Danh mục chữ cái viết tắt tiếng Anh

DDC 14

ISBD

OPAC

Dewey Decimal Classification

Khung phân loại thập phân Dewey An bản 14 International Standard Bibliographic Description Quy tắc mô tả thư mục theo tiêu chuẪn quốc tẾ

Online Public Access Catalogues

Trang 8

STT au wH x 16 17 18 19

DANH MUC CAC BANG BIEU, SO DO VA BIEU DO Nội dung bảng thống kê, sơ đồ

Bảng 1.1: Trình độ chuyên môn của cán bộ Học viện

Bang 2.1: Thanh phan nguồn lực thông tin truyền thống tại Trung tâm Bảng 2.2: Tỷ lệ ý kiến về xây dựng Sản phẩm mục lục tra cứu

Bảng 2.3: Tỷ lệ ý kiến về xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục Bảng 2.4: Tỷ lệ ý kiến về xây dựng cơ sở dữ liệu nghe nhìn

Bảng 2.5: Thống kê mức độ người dùng tin sử dụng sản phẩm, dịch vụ thư viện

Bảng 2.6: Tỷ lệ ý kiến đánh giá về dịch vụ đọc tại chỗ Bảng 2.7: Tỷ lệ ý kiến đánh giá về dịch vụ mượn về nhà Bảng 2.8: Tỷ lệ ý kiến về các sản phẩm, dịch vụ mới

Bảng 2.9: Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin

Bảng 2.10: Mức độ đáp ứng thông tin của các dich vụ thông tin thư viện

Bảng 2.11: Tỷ lệ ý kiến về phát triển các dịch vụ mới

Bảng 3.1: Tỷ lệ % các sản phẩm thông tin cần được xây dựng

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tô chức của Học viện Âm nhạc Huế

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ cơ cấu tô chức dự kiến của Trung tâm Thông tin - thư

viện - Học viện Âm nhạc Huế Biểu đồ 1

Trình độ chuyên môn của cán bộ Học viện

Trang 9

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam thì việc đổi mới và

nâng cao chất lượng giáo dục là một vấn đề mà lâu nay các nhà quản lý, các

nhà nghiên cứu đang di tìm lời giải Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,

thâm mĩ và nghề nghiệp Về cách học ở các trường đại học, khuyến khích

sinh viên lầy tự học là chính, học tập một cách chủ động và sáng tạo

Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà

nước, của toàn dân, “giáo dục là quốc sách hàng đầu” Tại Hội nghị Trung

ương 2 (Khóa VII), GD&ÐT được Đảng ta coi là quốc sách hàng đầu GD&ĐT

cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát

triển xã hội Những quan điểm về GD&ĐT được thề hiện trong các văn kiện của các Hội nghị Trung ương và các Đại hội Đảng toàn quốc đều nhấn mạnh đến

việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy

và học khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tố chất tư duy sáng tạo của

người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá

trình dạy và học đề từng bước hội nhập với giáo dục quóc tế

Với việc lấy người học làm trung tâm, tự học, tự nghiên cứu thì việc

nghiên cứu tài liệu, học qua tài liệu có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất

lượng học tập của sinh viên Để đáp ứng được nhiêm vụ mới trong việc đổi mới

giáo dục đại học Việt Nam, đòi hỏi các thư viện (Trung tâm thông tin - thư viện)

không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cán bộ,

giảng viên và học sinh, sinh viên của Nhà trường

Thư viện (Trung tâm thông tỉn - thư viện) các trường đại học nói chung

Trang 10

giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và học sinh,

sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường

Trong những năm qua, hoạt động thư viện mặc dù đã được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Học viện, tuy nhiên hoạt động thông tin - thư viện nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả là do cơ sở vật chất của thư viện

còn hạn chế, thiếu đội ngũ làm công tác thư viện, nguồn học liệu còn thiếu cả

về số lượng lẫn chất lượng, kinh phí đầu tư cho thư viện chưa đáp ứng với

yêu cầu phát triển Xuât phát từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn chọn dé tai:

“Hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Âm nhạc Huế” làm đề tài

nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình, với hy vọng sẽ góp phần nâng cao

hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện 2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Van dé hoat động thông tin - thư viện đã được đề cập khá nhiều trong

các hội nghị, hội thảo, khóa luận, luận văn thạc sỹ ngành khoa học thông tin -

thư viện

- Năm 2008, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị: “Thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất” Trong hội

nghị này, các tác giải đã đề cập đến một số vấn đề như: Đầu tư xây dựng thư viện hiện đại đáp ứng yêu cầu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học; Xây dựng mô

hình thư viện đại học hiện đại phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đại học; Vai trò của thư viện đại học trong kiểm định chất lượng trường,

đại học; Vấn đề chuẩn hóa ngành thông tin - thư viện Việt Nam; Đề xuất giải

pháp thúc đây hoạt động thư viện đại học Việt Nam,

~ Đã có một số bài viết về hoạt động thông tin - thư viện đăng trên Tạp

chí Thư viện Việt Nam như: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Thông

Trang 11

Thanh Nga (2014), số 2 (46), tr 50 - 52 Trong bài viết này, tác giả đã khái quát thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hùng

'Vương thông qua 3 nội dung chính là: công tác phát triển nguồn tin; công tác

xử lý thong tin/tai li

ông tác phục vụ người dùng tin Bên cạnh thực trạng,

tác giả còn đưa ra những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu, cũng như một giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện tại

Trường Đại học Hùng Vương

“Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo học

tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hỗ Chí Minh” cia tac

giả Nguyễn Thị Thanh Giang (2014), số 6.tr 45 - 49 Tác giả đã khái quát vai trò của hoạt động thông tin - thư viện trong việc đào tạo theo tín chỉ; thực

trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Cao đẳng Công thương, đồng, thời đưa ra một số giải pháp đề đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ của Nhà trường

“Hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện các trường Đại học trong

thời đại công nghệ góp phân đổi mới chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ”

của tác giả Nguyễn Thanh Trả (2015), số 2 (52).tr 16 - 20 Bài viết đã nêu lên những yêu cầu khách quan trong việc thực hiện việc hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện trong môi trường giáo dục đại học hiện nay Trên cở sở

đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để thực hiện lộ trình hiện đại hóa hoạt

động thông tin - thư viện trường đại học trong quá trình đổi mới chất lượng,

giáo dục đại học Việt Nam

“Chuẩn hóa hoạt động thông tin - thư viện bệnh viện từ kết quả khảo

sát thự viện bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Bùi Hà

Phương (2014), số 1tr 29 - 33 Bài viết giới thiệu vài nét về thư viện bệnh

viện Thành phó Hồ Chí Minh Qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp hướng,

đến chuẩn hóa hoạt động thông tin - thư viện bệnh viện Việt Nam; áp dụng,

Trang 12

dẫn dành cho thư viện bệnh viện Việt Nam, ban hành văn bản pháp quy về hoạt động thư viện bệnh viện

Luận văn thạc sĩ

Một số luận văn thạc sĩ của học viên cao học ngành khoa học Thông tin

- thư viện bảo vệ thành công, đã để cập đến vấn đề hoạt động thông tin - thư viện, cụ thê có các luận văn:

“Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện ở viện khoa học giáo dục

trong giai đoạn đối mới giáo dục” của tác giả Trịnh Thị Hồng Hà được bảo

vệ năm 2001 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Luận văn khái quát về trung tâm thông tin - thư viện khoa học giáo dục, thực trạng hoạt động của trung tâm TT - TV, các gải pháp tăng cường hoạt động TT - TV đáp ứng yêu

cầu đổi mới giáo dục [11]

“Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện trường đại học lao động - xã hội trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê Cao Đại được bảo vệ năm 2007 tai Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Luận văn giới thiệu khát quát về trường Đại học Lao động - Xã hội, chức năng, nhiệm vụ của thư viện đối với nhiệm vụ đảo tạo, nghiên cứu; thực trạng hoạt động của trung tâm TT - TV; đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện trung tâm TT - TV trường Đại học Lao động - Xã hội [6]

“Tổ chức hoạt động Thông tin - thư viện tại Trường Cao đẳng Văn hóa

Thành phố Hỏ Chí Minh ” của tác giả Huỳnh Mẫn Đạt được bảo vệ năm 2004 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tác giả đã khái quát chức năng, vai trò của hoạt động thông tin - thư viện đối với hoạt động giáo dục của nhà trường, thực trạng hoạt động thư viện, định hướng phát triển hoạt động thư viện [7]

“Hoạt động thông tin - tư liệu của thư viện Tiền Giang phục vụ công tác quản lý tại địa phương " của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh được bảo vệ

Trang 13

nêu lên vai trò của thông tin tư liệu trong việc phục vụ công tác quản lý, vai trò của thư viện Tiền Giang, khảo sát thực trạng hoạt động thông tỉn - tư liệu,

đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện hoạt động thông tin -

tư liệu phục vụ công tác quản lý tại Tiền Giang [34]

“Hoạt động thư viện Viện Toán học Viện Khoa học và Công nghệ Việt

Nam hiện trạng và định hướng phát triển” của tác giả Trần Thị Hải Châu

được bảo vệ năm 2008 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Luận văn khái

quát về thư viện Viện Toán học, đối tượng người dùng tin của thư viện; thực trạng hoạt động thư viện của Viện Toán học; đưa ra một số đề xuất về định

hướng phát triển thư viện Viện Toán học trong giai đoạn hiện nay [4]

“Hoạt động Thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế

tín chỉ tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội " của tác giả Nguyễn Thị Mai được bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Luận văn khái quát hoạt động thông tin - thư viện với quá trình đào tạo tín chỉ; thực trạng

của hoạt động thông tin - thư viện, đồng thời đề xuất các giải pháp để nang cao hiệu quả và chất lượng hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu

đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội [17]

Nhìn chung, các đề tài nói trên đã cơ bản giải quyết thành công mục

tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của từng đề tài cụ thể Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Âm

nhạc Huế Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ogf động thông tin - thư viện tại Học viện Âm nhạc Huế” là một đề tài hoàn toàn mới, chưa bị trùng lặp và có

ý nghĩa nhất định đối với hoạt động TT - TV tại Học viện Âm nhạc Huế

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng hoạt động thông tin - thư viện từ đó đề xuất các giải

Trang 14

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa lý luận về hoạt động thông tin - thư viện;

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Học

viện Âm nhạc Huế;

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin -

thư viện tại Học viện Âm nhạc Huế

4 Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Âm nhạc Huế chưa được hoàn

thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ đào tạo, nghiên cứu của CBGV và

học sinh, sinh viên Nếu được hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động thì chắc chắn hoạt động TT - TV sẽ phục vụ tốt người dùng tin tại Học viện

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Âm

nhạc Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

~ Phạm vi không gian nghiên cứu

Luận văn giới hạn nghiên cứu tại thư viện Học viện Âm nhạc Huế

- Thời gian nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay 6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật

Trang 15

học và cao đẳng để phân tích lý giải các vấn đề va đề xuất những giải pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề tài

6.2 Phương pháp luận nghiên cứu cụ thể Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phân tích tổng hợp và thống kê tài liệu

- Phỏng vấn học sinh, sinh viên

- Điều tra bằng bảng hỏi đối với cán bộ giảng viên và học sinh, sinh viên, tổng số phiếu điều tra là 200 phiếu (trong đó có 150 phiếu của học sinh, sinh viên, 50 phiếu của cán bộ giảng viên)

7 Ý nghĩa của luận văn 7.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định về mặt lý luận, tầm quan trọng,

của hoạt động thông tin - thư viện trong hoạt động đào tạo của trường đại học

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thông tin - thư viện tại

Học viện Âm nhạc Huế, đáp ứng nhu cầu tin của cán bộ giảng viên và học

sinh, sinh viên trong Học viện

Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần định hướng cho việc

tô chức, hoạt động thông tin - thư viện đối với thư viện các trường Đại học và

Cao đăng trên địa bàn Thành phó Huế cũng như trong cả nước

Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu phục vụ học tập cho đào tạo chuyên ngành thông tin - thư viện

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có

Trang 16

Chương 1: Hoạt động thông tìn - thư viện với việc nâng cao chất

lượng đào tạo tại Học viện Âm nhạc Huế

Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện

Âm nhạc Huế

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư

Trang 17

Chuong 1

HOAT DONG THONG TIN - THU VIEN VOI VIEC NANG CAO

CHAT LUQNG DAO TAO TAI HQC VIEN AM NHAC HUE

1.1

'hững vấn đề chung về hoạt động thông tin - thư viện

1.1.1 Khái niệm về hoạt động thông tin - thư viện

Để có được một khái niệm hoàn chỉnh về hoạt động thông tin - thư viện, trước hết chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm như: Hoạt động; Hoạt

động thông tin; Hoạt động thư viện * Hoạt động

Theo Từ điển Tiếng Việt “hoạt động” được định nghĩa như sau: “Hoạt động là làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã

hội” [49, tr 827]

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 2 “hoạt động” được hiểu như

sau: Hoạt động là một phương pháp đặc thù của con người quan hệ với thế

giới xung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục vụ cuộc sống của

mình Trong mối quan hệ ấy, chủ thể hoạt động là con người, khách thể của

hoạt động là tất cả những gì mà hoạt động tác động vào, qua đó tạo ra được

sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể Mục đích trên đây thể hiện trên

nhiều lĩnh vực và trên nhiều dạng hoạt động: kinh tế, chính trị, xã hội, quân

sự, tư tưởng, lý luận, văn hóa, tâm lý,vv Nhưng mục đích cơ bản, có ý nghĩa

quyết định là thực tiền xã hội Hoạt động thường chia thành hai loại: Hoạt

động hướng ngoại nhằm cải tạo thiên nhiên và xã hội; Hoạt động hướng nội

nhằm cải tạo bản thân con người Hai loại hoạt động ấy gắn liền mật thiết với

nhau vì con người chỉ có thể cải tạo mình trong quá trình cải tạo thiên nhiên và xã hội Hoạt động bao giờ cũng mang tính lịch sử qua các thời đại khác

Trang 18

Theo từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học do tác giả Hoàng Phê

chủ biên, khái niệm “hoạt động” được hiểu là tiến hành các việc làm có quan hệ

chặt chẽ với nhau nhằm đạt được một mục đích nhất định [25, tr.341]

Từ định nghĩa trên, ta có thê hiểu “hoạt động” là tổng hợp các hoạt động của chủ thể (con người) tác động vào một đối tượng nhất định, nhằm một mục đích nhất định, kết quả có ý nghĩa xã hội nhất định

* Hoạt động thông tin

Hoạt động thông tin là một quá trình sáng tạo, thu thập, xử lý, chỉnh

sửa, lưu trữ và phô biến, sử dụng thông tin của con người, với mục đích để

thỏa mãn nhu cầu tin cũng như giải quyết các vấn đề trong cuộc sống mà con

người gặp phải

* Hoạt động thư viện

Hoạt động thư viện là quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến tài liện đến với đông đảo đối tượng bạn đọc, nhằm góp phần nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và công, nghệ, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tir cdc khái niệm trên, chúng ta có thể thấy, “hoqr động théng tin - thu viện” là quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo quản và phổ biến thông tin đến người dùng tin nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người ding tin

1.1.2 Các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động thông tin - thư viện

Hoạt động TT-TV chịu tác động của nhiều yếu tổ cấu thành, các yếu tố

này ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của thư viện Theo tác

giả, có hai nhóm yếu tố chính, gồm: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan Trong yếu tố khách quan, gồm các yếu tố như: cơ chế chính sách, vai

trò của thông tin và công nghệ thông tin, người dùng tin, môi trường kinh tế,

Trang 19

Yếu tố chủ quan, gồm các yếu tố như: Nguồn lực thông tin, cán bộ thư

viện, cơ sở vật chất - kỹ thuật, các công cụ xử lý thông tin

1.1.2.1 Các yếu tố khách quan

Cơ chế chính sách

Trong bất kỳ hoạt động nào của đời sống xã hội nói chung, hoạt

động thông tin - thư viện nói riêng Cơ chế chính sách có ảnh hưởng lớn

đến sự phát triển ngành thư viện, cũng như hoạt động thư viện Từ cơ chế

chính sách, các cơ quan thông tin - thư viện sẽ điều chỉnh hoạt động của mình sao cho phù hợp và đúng quy định Muốn cho hoạt động của thư viện đạt được hiệu quả cao, trước tiên các cơ quan TTTV cẩn nghiên cứu,

nắm vững các cơ chế chính sách có liên quan đến ngành, đến cơ quan,

đơn vị mình

Trong xã hội thông tin như hiện nay, dé tổ chức tốt các hoạt động,

nhằm phụ vụ tốt nhất nhu cầu tin của NDT Cơ quan TTTV cần phải nắm

vững hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

có liên quan đến hoạt động TTTV

Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được quy định trong hệ thống các văn bản pháp quy của các bộ/ngành, trong đó quy

định rõ môi trường pháp lý, tư cách pháp nhân, quy mô tổ chức, quy chế

thành lập, giải thể, chiến lược phát triển của sự nghiệp thư viện, về nguồn

nhân lực, chính sách đảm bảo tài chính,

Trên cơ sở nắm vững cơ chế chính sách, các cơ quan TTTV tiến hành nghiên cứu các giải pháp phù hợp và khả thi nhất theo điều kiện hiện có của

đơn vị để kiện toàn cơ cấu tổ chức của hệ thống thông tin nhằm kiểm soát một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực thông tin tiến tới hoàn thiện tổ chức hoạt

động TTTV của cơ quan, đơn vị mình

Trang 20

Sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin trong tắt cả các lĩnh vực có liên quan đến thông tin là một đặc trưng trong những năm gần đây Không chỉ hình thức và loại hình sản phẩm thông tin thay đổi mà còn thay đổi cả khái niệm về vai trò và chức năng của nhiều cơ quan thông tin - thư viện

(TT-TV) Theo tác giả East Anglia Nowich: “rong xã hội thông tin các thư viện sẽ trở thành trung tâm chuyển giao trí thức với các biện pháp và phương

tiện của công nghệ thông tin” Đồng thời nhu cầu nắm bắt thông tin day du, nhanh chóng và chính xác đòi hỏi hoạt động thông tin phát triển lên tầm cao

mới Van đề đặt ra đối với các nhà thông tin và thư viện là làm thế nào để việc thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin một cách tốt nhất Hoạt động

thông tin không chỉ dựa vào các hình thức cũ mà phải áp dụng các thành tựu

của công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan thông tin - thư viện

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan TTTV, đã

góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đáp

ứng nhu cầu tin của NDT một cách nhanh chóng, kịp thời Sự ra đời của một số

sản phẩm và dịch vụ thông tin mới đã tác động và làm thay đổi thói quen, tâm lý, nhu cầu sử dụng, khai thác thông tin của NDT Đồng thời, nó cũng góp phần tác

động đến hoạt động thông tin - thư viện (TT - TV) của cơ quan TTTV

Ứng dụng tin học trong công tác thông tin - thư viện thường tập trung

vào việc lưu trữ, tìm kiếm và tạo ra các sản phẩm thông tin, tổ chức các dịch

vụ tìm kiếm và phổ biến thông tin Đặc điểm của các hoạt động này là thường

xuyên phải quản lý một khối lượng tài liệu lớn và được khai thác lặp đi lặp lại

nhiều lần

Do vậy, tin học hóa hoạt động thông tin - thư viện là xu thế phát triển

tất yếu của các cơ quan thông tin - thư viện hiện nay

* Người dùng tin

NDT là con người cụ thể trong một xã hội cụ thể (đa dạng và phức tạp),

Trang 21

Người dùng tin (ban doc, đọc giả, người dùng ) là đối tượng chính mà

bắt kỳ thư viện và cơ quan thông tin nào cũng hướng đến, là mục tiêu, động lực

hoạt động của thư viện Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của thư viện, càng phục vụ được nhiều người dùng tin, thì vai trò của thư viện càng được phát

huy NDT là người sử dụng thư viện, các sản phẩm và dịch vụ thư viện, đồng,

thời cũng là những người tạo ra các thông tin mới cho thư viện

NDT là một trong các yếu tố yếu tố trung tâm

mà các yếu tố khác hướng đến Chính vì tầm quan trọng đó, các thư viện và cơ

quan thông tin nên tập trung vào việc nghiên cứu nhu cầu tin của NDT một cách

thường xuyên, kịp thời, nhằm thỏa mãn tối đa, đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng,

và chính xác đúng thời điểm, đúng đối tượng NDT

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của thư viện luôn tồn tại mâu thuẫn

giữa nhu cầu tin của NDT và khả năng đáp ứng của thư viện Giải quyết được vấn đề này sẽ thúc đây hoạt động thư viện phát triển

* Môi trường kinh tế, chính trị và xã hội

Bắt kỳ một cơ quan, đơn vị nói chung, cũng như một cơ quan thông tin,

thư viện (CQTT/TV) nói riêng, bao giờ cũng chịu ảnh hưởng từ môi trường kinh tế, chính trị và xã hội Lợi ích của CQTT/TV và NDT chỉ được đảm bảo một khi CQTT/TV hoạt động theo đúng môi trường mà nó chịu tác động,

nhằm đảm bảo phát triển đúng định hướng, chiến lược của đơn vị

1.1.2.2 Các yếu tổ chủ quan * Nguồn lực thông tin

Cùng với sự ra đời của “nền kinh tế thông tin” thì nguồn lực thông tin đang dan trở nên rất phổ biến trong mọi cơ quan và tô chức Nó bao gồm các

dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản số, hình ảnh, hoặc âm thanh được ghi lại

trên phương tiện theo quy ước và không theo quy ước, các sưu tập, những

Trang 22

trong việc phát triển kinh tế và cũng là lý do để các CQTT/TV xây dựng một nguồn thông tin phong phú, đa dạng

Nguồn lực thông tin là một trong những yếu tố cấu thành nên hoạt động TTTV, đồng thời cũng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thỏa mãn

nhu cầu tin của NDT, tạo nên chất lượng và hiệu quả của hoạt động TTTV

Trong môi trường giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng,

nguồn lực thông tin chính là một trong những công cụ hỗ trợ không thẻ thiếu Nguồn lực thông tin phải bao gồm đầy đủ các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cương bài giảng, bài giảng điện tử, các báo cáo khoa học, kỷ yếu

hội nghị - hội thảo, luận văn, luận án, tài liệu điện tử, tài liệu đa phương tiện, đảm bảo phủ hợp với chuyên ngành đào tạo của nhà trường

Đối với mọi cơ quan, tổ chức, bao gồm cả CQTT/TV, thì nguồn lực

thông tin là yếu tố cơ bản, quan trọng, góp phần quyết định đến hiệu quả hoạt động Trong CQTT/TV, nếu nguồn lực thông tin đầy đủ, đa dạng, phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu tin của NDT là rất cao, hoạt động thông tin của

CQTT/TV càng hiệu quả * Cán bộ thụ viện

Cán bộ thư viện được xem là linh hồn của Thư viện Người ta phân biệt cán bộ thư viện chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp Cán bộ thư viện chuyên nghiệp là những người được đào tạo bài bản về thư viện học và thông tin học

Cán bộ thực hiện một nhiệm vụ rất phức tạp, cụ thể như:

Trong muối quan hệ với tài liệu, cán bộ thư viện là người lựa chọn, bảo

quản và sắp xếp theo một trật tự nhất định, đồng thời là người giới thiệu, phổ biến tài liệu đến NDT Là người đóng vai trò quan trọng việc tổ chức và khai

thác nguồn lực đạt hiệu quả cao

Trang 23

tốt nhất để NDT sử dụng thư viện Đồng thời, là người bảo quản và duy trì chúng ở tình trạng tốt nhất

Trong mối quan hệ với bạn đọc, cán bộ thư viện là người hướng dẫn,

tuyên truyền, giới thiệu tài liệu phù hợp với nhu cầu của NDT, bên cạnh đó, cán bộ thư viện còn nghiên cứu nhu cầu đọc, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó Vì vậy, cán bộ thư viện không chi là cầu nói giữa sách

và bạn đọc, họ còn là trung gian giữa bạn đọc với bạn đọc, giữa tài liệu với tài

liệu, giữa tài liệu với cơ sở vật chất - kỹ thuật, giữa các yếu tố của cơ sở vật chất

với nhau, giữa cơ sở vật cháy - kỹ thuật với bạn đọc,

Đối với hoạt động của các CQTT/TV, nguồn nhân lực đóng một vai trò

rất quan trọng Vấn để tuyển chọn, quan lý và sử dụng tốt nguồn nhân lực

phục vụ cho sự phát triển của các thư viện, trung tâm thông tin là một vấn đề

quan trọng trong công tác tô chức quản lý * Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sơ vật chất kỹ thuật là một trong các yếu tố cầu thành nên thư viện Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: trụ sở, diện tích dành cho thư viện với toàn bộ trang thiết bị của chúng Chúng đóng vai trò to lớn đến hoạt động của thư viện, cụ thể như: Đối với tài liệu, nó là nơi chứa và bảo quản tài liệu; Đối với bạn đọc,

đó là không gian bạn đọc tìm tài liệu, làm việc với tài liệu, là nơi học tập, nghiên

cứu, nơi gặp gỡ, trao đổi giữa bạn bè, đồng nghiệp, ; Đối với cán bộ thư viện,

đây là nơi làm việc của họ, đây được xem như là ngôi nhà thứ hai của họ, nơi họ

gắn bó rất nhiều thời gian, ở đây, tắt cả tâm trạng, tình cảm của người cán bộ thư viện cũng được thể hiện bên cạnh công việc

Một thư viện có trụ sở, trang thiết bị hiện đại thì sẽ cung cấp cho NDT những dịch vụ có chất lượng cao, hỗ trợ tối đa NDT trong việc tìm kiếm, khai

thác và sử dụng thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả cao Ngược lại, khi cơ sở vật chất kỹ thuật không đảm bảo sẽ ảnh hưởng không

Trang 24

viện và cơ quan thông tin nên quan tâm đúng mức cho việc đầu tư về cơ sở

vật chất, trang thiết bị của mình, chỉ một khi làm tốt công tác này, mới mang,

lại hiệu quả cao trong hoạt động

* Các công cụ xử lJ thông tìn trong hoạt động thư viện

Các công cụ xử lý thông tin cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của thư viện Công cụ xử lý thông tin bao gồm:công cụ xử lý hình

thức thông tin (mô tả) và công cụ xử lý nội dung thông tin ( phân loại, định chủ đề, định từ khóa) Việc lựa chọn công cụ xử lý thông tin phù hợp với thư viện có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, tính chính xác, khách quan của thông tin Ngược lại, công cụ xử lý thông tin không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến

chất lượng của công tác xử lý thông tin trong thư viện

'Việc lựa chọn công cụ xử lý thông tin phù hợp, nhằm đảm bảo chất lượng,

tính chính xác và khách quan của thông tin, ngoài ra nó còn góp phần chuẩn hóa

hoạt động của thư viện, tạo điều kiện thuận lợi đề các thư viện trao đổi dữ liệu,

hợp tác giữa các CQTTTV

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện được xác định

từ kết quả đạt được của từng hoạt động chuyên môn Mà kết quả đó phải được

đảm bảo bằng tiêu chí đối với từng hoạt động Cụ thể: * Hoạt động bổ sung:

~ Phải xây dựng được chính sách bổ sung/phát triển nguồn lực thông tin Trong chính sách bổ sung/phát triển nguồn lực thông tin cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Diện bỗ sung: Cần xác định rõ ràng, chính xác điện bổ sung, diện bổ

sung phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm

+ Cơ cấu tỷ lệ giữa các môn loại: Có cơ cấu tỷ lệ hợp lý trong quá trình

Trang 25

+ Phương thức bỗ sung: Phải đa dạng hóa phương thức bổ sung: ngoài việc trả tiền tăng cường phương thức sưu tầm từ các cán bộ, giảng viên trong,

Học viện

+ Nguồn bổ sung: Đa dạng các nguồn bổ sung như: nguồn mua, nguồn

biếu tặng, trao đôi với các Trường có quan hệ hợp tác, kết nghĩa với Học viện

+ Kinh phí bỗ sung: Đảm bào cung cấp nguồn kinh phí thường xuyên

cho hoạt động bé sung

+ Thanh lọc tài liệu: Song song với quá trình bỗ sung, cần chú ý đến thanh

lọc các tài liệu hư hỏng, rất nát, không còn giá trị sử dụng Trước khi thanh lý tài

liệu, cần có đánh giá, phân tích và tuân thủ các thủ tục để thanh lọc tài liệu

+ Chia sẻ nguồn lực thông tin: Hiện tại, Trung tâm chưa tổ chức trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin với các thư viện khác

- Dam bảo chất lượng bổ sung:

+ Nguồn lực thông tin phải đầy đủ, phong phú, đa dạng về nội dung, bao

gồm: tất cả các chủ đề, môn loại, các lĩnh vực, các ngành khác nhau, dạng truyền

thống, phi truyền thống

* Hoạt động xử lý nguồn lực thông tin

- Xử lý hình thức:

+ Đảm bảo thực hiện công tác xử lý hình thức theo đúng quy trình chuyên môn nghiệp vụ thư viện từ mô tả, phân loại sơ bộ, đăng ký cá biệt,

- Xử lý nội dung:

+ Đảm bảo thực hiện xử lý nội dung theo các chuẩn nghiệp vụ thư viện như: sử dụng khung phân loại thập phân DDC

* Lưu trữ và bảo quản nguồn lực thông tin

~ Tổ chức kho hợp lý phù hợp với điều kiện của thư viện và đáp ứng khả

Trang 26

- Bao quản nguồn lực thông tin trên cơ sở đảm bảo các thiết bị hiện đại

như: máy hút bụi, máy điều hòa không khí,

* Tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

- Các tiêu chí đánh giá sản phẩm TT-TV

+ Phạm vi bao quát nguồn lực thông tin Nguồn lực thông tin phải bao quát hết tất cả các chuyên ngành đào tạo của Học viện, bao gồm các chuyên

ngành về âm nhạc và các môn cơ sở

+ Chất lượng của quá trình xử lý thông tin đề tạo nên sản phẩm

+ Mức độ cập nhật thông tin của sản phẩm

Ở đây thể hiện sự không ngừng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng của NLTT trong các sản phẩm TT-TV

+ Số lượt sử dụng sản phâm của NDT

+ Mức độ hài lòng của NDT về thái độ phục vụ của cán bộ thư viện, sự

đầy đủ, phong phú của nguồn lực thông tin

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ TT-TV

+ Khả năng đáp ứng yêu cầu cụ thê của NDT

Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của NDT thể hiện qua các chỉ số sau: ~ Tỷ lệ tương ứng giữa cơ cấu nguồn lực thông tin và cơ cấu nhu cầu tin

của NDT

- Khả năng truy cập nguồn lực thông tin

- Chỉ số đánh giá sự hài lòng của NDT khi sử dụng nguồn lực thông tin

Một thư viện xây dựng được chính sách bổ sung hợp lý, đúng diện, phù

hợp với nhu cầu tin của độc giả thì mức độ đáp ứng nhu cầu cụ thể của NDT

càng cao, hiệu quả hoạt động của thư viện càng hiệu quả

Trang 27

Tinh tiện ích trong việc sử dụng các dịch vụ tại Trung tâm còn hạn chế,

chỉ có một số dịch vụ như: đọc tại chỗ, mượn về nhà, hỏi - đáp được thực

hiện, còn các dịch vụ như: tìm tin online, mượn liên thư viện, photocoppy,

cung cấp thông tin theo yêu cầu vẫn chưa được Trung tâm triển khai

+ Tính thân thiện của dịch vụ khi sử dụng

NLTT phải đảm bảo mang tính phủ hợp, thân thiện với NDT để phát huy hiệu quả khai thác và sử dụng tại thư viện

* Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin - thư viện ~ Tính chuyên nghiệp của việc ứng dụng

+ Hiệu quả công việc: Đo bằng kết quả thu được với chỉ phí nguồn lực

bỏ ra

1.2 Khái quát về Học viện và thư viện Học viện Âm nhạc Huế

1.2.1 Khái quát về Học viện Âm nhạc Huế

Quá trình hình thành và phát triển

Được hình thành từ năm 1962 với tên gọi là Trường Quốc gia Âm nhạc

và kịch nghệ Huế trực thuộc Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa Địa điểm: Duyệt Thị Đường, Đại Nội - Hué, đây là

giai đoạn hình thành và bước đầu xây dựng, trong gai đoạn này, hình thức đào

tạo chủ yếu là ghi danh học tập theo nguyện vọng và sở thích Hệ nhỏ tuổi tham gia lớp mẫu cấp 2 năm, hệ lớn tuổi học một năm dự thính, sau đó cả hai hệ tiếp tục học năm nhất, năm nhì, năm sơ đẳng, năm trung đẳng và năm cao đẳng Kết thúc khóa học (từ 6 - 7 năm), tùy theo phân khoa đào tạo, nhạc sinh

sẽ được cấp bằng tốt nghiệp các chuyên khoa Nhạc Pháp, Hòa Thanh và Nhạc

Đàn thuộc hai ngành Quốc nhạc và Nhạc cụ Phương Tây Đối với nhạc sinh biểu diễn, nếu có nguyện vọng học tiếp một năm nữa sẽ được cấp bằng Diệu

tài Từ năm 1973 - 1974, trường có mở thêm ngành sư phạm để đáp ứng nhu

Trang 28

chủ yếu trong giai đoạn này là đào tạo ra đội ngũ hoạt động âm nhạc thuần túy, phục vụ nhu cầu đam mê âm nhạc của bản thân và nhu cầu thưởng thức

âm nhạc của một số bộ phận xã hội [14, tr.19-20]

Sau năm 1975, Bộ Văn hóa của Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam đã có quyết định tiếp nhận và giao nhiệm vụ đào tạo cho nhà trường với tên gọi mới là Trường Âm nhạc Huế Trường có 3 khoa và một bộ

môn trực thuộc là Khoa Sáng tác - Lý luận - Chỉ huy, Khoa Tây Phương và Khoa Dân tộc, và bộ môn Chung; trường có 2 hệ đào tạo là trung cấp dài hạn

9 năm và trung cấp ngắn hạn 4 năm Mục tiêu của Trường Âm nhạc Huế là

nhanh chóng ôn định bộ máy tổ chức; nhân sự; bắt đầu tô chức tuyển sinh, đào tạo thế hệ nhạc sinh mới của nước Việt Nam thống nhất và Xã hội chủ nghĩa, đồng thời bảo lưu kết quả học tập và tiếp tục đào tạo nhạc sinh các

khóa tuyển sinh trước ngày giải phóng Dac bi t, trong gia đoạn này, Trường

Âm nhạc Huế nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) Được sự đồng ý của Bộ 'Văn hóa, Trường Âm nhạc Việt Nam đã cử biệt phái nhiều lượt cán

lắng dạy vào giúp trường Huế ồn định giảng dạy, học tập Đồng thời, chuyên giao,

cung cấp các loại nhạc cụ, tài liệu giảng dạy, băng đĩa nhạc và các thiết bị

phục vụ đào tạo âm nhạc [14.tr.26-28]

Thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường văn hóa nghệ thuật trong

toàn quốc, Bộ Văn hóa (lúc này đổi tên là Bộ Văn hóa - Thông tin) đã ra quyết

định số 73/VHTC-QĐ ngày 26 tháng 6 năm 1985 về việc sát nhập hai Trường

Cao Đăng Mỹ thuật Huế và Trường Âm nhạc Huế và đổi tên là Trường Cao

đẳng Nghệ thuật Huế Lúc này, Trường có 5 Khoa và 1 Bộ môn trực thuộc,

gồm: Khoa Sáng tác - Lý luận - Chỉ huy, Khoa Tây Phương, Khoa Dân tộc

Trang 29

Năm 1994, thực hiện Nghị định 30/CP-TTg ngày 04 tháng 04 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Đại học Huế, Trường Cao

đẳng Nghệ thuật Huế được đổi tên là Trường Đại học Nghệ thuật Hué, và là

một trong 7 trường thành viên của Đại học Huế - trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo [14, tr9]

Năm 2007, thực hiện quy hoạch mạng lưới các Học viện Âm nhạc và

Nhạc viện trong toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số

1492/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2007 vẻ việc thành lập Học viện Âm

nhạc Huế - trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trên cơ sở lấy ngành Âm nhạc của Trường Đại học Nghệ thuật Huế làm nồng cốt kết hợp với các

cơ sở nghiên cứu, đảo tạo và biểu diễn âm nhạc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên

Huế Học viện Âm nhạc Huế có 9 Khoa, gồm: Khoa Sáng tác - Lý luận - Chỉ huy; Khoa Âm nhạc Truyền thống; Khoa Âm nhạc Di sản; Khoa Giao hưởng;

Khoa Piano - Accordeon - Organ; Khoa Thanh nhạc - Guitar; Khoa Sư phạm Âm nhạc; Khoa Cơ bản và Khoa Tại chức; Học viện có 6 hệ đảo tạo là trung

cấp ngắn hạn 4 năm, trung cấp dài hạn 6 năm, 7 năm, 9 năm, đại học 4 năm

va Cao học (liên kết đảo tạo) 2,5 năm với các loại hình đào tạo là chính quy, tại chức, liên thông và liên kết đào tạo [14, tr.53-54]

* Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện + Chức năng

Học viện Âm nhạc Huế là đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học, trực thuộc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng nghiên cứu khoa học; đào tạo,

bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực âm nhạc ở bậc trung học, đại học và

sau đại học; góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc truyền thống; tiếp thu có chọn lọc tỉnh hoa âm nhạc Thế giới góp phan phát triển nền âm

Trang 30

Học viện Âm nhạc Huế (sau đây viết tắt là Học viện) có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; trụ sở đặt tại số 01

đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, Thành phó Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế [9, tr.2]

+ Nhiệm vụ và quyền hạn

1 Trình Bộ trưởng đề án xây dựng và phát triển Học viện, kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm năm và hàng năm về công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo,

bồi dưỡng, sáng tác, biêu diễn và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

2 Tổ chức dào tạo nguồn nhân lực các ngành học: Âm nhạc học, Sang tác, Chỉ huy, Âm nhạc dân tộc học, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Biểu diễn

nhạc cụ Dân tộc, Sư phạm âm nhạc ở bậc trung học, đại học và sau đại học theo phương thức chính quy, không chính quy; Bảo tồn và phát huy các giá trị

âm nhạc Di sản Quốc gia và Quốc tế; Đào tạo văn bằng hai, chuyên tu, liên

thông liên kết, bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo nguồn theo chỉ tiêu phân bổ

của Nhà nước và yêu cầu của xã hội

3 Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo của Học viện trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Tổ chức biên soạn, duyệt và ban hành chương trình,

giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo và các ấn phâm khác phục

vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, sáng tác âm nhạc và biểu diễn của Học viện theo quy định của pháp luật

4 Tổ chức tuyển sinh theo kế hoạch; tổ chức đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ cho các ngành học, bậc học theo quy định

của pháp luật

5 Tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sáng tác, sưu tầm, bảo tồn,

tuyên truyền, quảng bá nhằm giữ gìn và phát huy âm nhạc truyền thống của dân tộc, tiếp thu và phổ biến tinh hoa âm nhạc của nhân loại, góp phan nang

Trang 31

6 Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật

7 Xây dựng, quản lý và cung cấp thông tin khoa học của Học viện,

tham gia vào hệ thống thông tin của các trường đại học trong nước và Quốc tế

của các bộ, ngành có liên quan

8 Hợp tác với các trường, các cơ sở đào tạo, các tổ chức và cá nhân

trong nước và nước ngoài về âm nhạc theo quy định của pháp luật, nhằm phát

triển và nâng cao chất lượng đảo tạo

9 Xây dựng quy hoạch đảo tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên, người lao động, người học Phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và người học

10 Cải tiến công tác quản lý, hoàn thiện bộ máy tổ chức của Học viện

theo hướng tỉnh giảm, gọn nhẹ, có hiệu quả

11 Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế

hoạch của Bộ

12 Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng

đào tạo của cơ quan, tô chức có thâm quyền

13 Xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề

nghiệp và số lượng người làm việc trình cấp có thảm quyền phê duyệt; quản

lý tổ chức bộ máy, nhân lực, thực hiện chế độ chính sách đối với công chức,

viên chức, người lao động, người học thuộc phạm vi quản lý của Học viện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ

14 Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao, ngân sách được phân

bổ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật

15 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo Điều lệ Trường Đại học và được

Bộ trưởng giao [1, tr.I-3]

Trang 32

Học viện Âm nhạc Huế là đơn vị sự nghiệp giáo dục đại hoc, trực

thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ngày 31 tháng 03 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quá định số 933/QĐ- BVHTTDL về chức như sau: 1 Hội đồng Học viện 2 Lãnh đạo Học viện: Giám đốc và các Phó Giám đốc 3 Các phòng chức năng a Phòng Tổ chức cán bộ; b Phòng Hành chính, Tổng hợp; c Phong Kế hoạch - Tài chính; d Phòng Đào tạo;

e Phòng Quản lý sau Đại học và Nghiên cứu khoa học; Ấ Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên;

s Phòng Khảo khí và Đảm bảo chất lượng giáo dục 4 Các Khoa

a Khoa Sáng tác, Lý luận, Chỉ huy;

b Khoa Kiến thức âm nhạc cơ sở;

c Khoa Piano, Accordeon, Organ; d Khoa Thanh nhac, Guitare; đ Khoa Giao hưởng;

e Khoa Âm nhạc truyền thống;

Trang 34

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Học viện Âm nhạc Huế DANG U LANH DAO HỌC VI

CONG DOAN DOAN TNCS HCM

HỌC VIỆN HỘI SINH VIÊN R CÁC PHÒNG CÁC TÔ CHỨC momdos CHỨC NĂNG TRỰC THUỘC

Khoa Sáng tác - Lý | | PhòngTổchức Viện Dân tộc

luận - Chỉ huy cán bội nhạc học

Khoa Kiến thức |_| Phòng Hành chính, ‘Trung tim Thong

âm nhạc co sé Téng hop tin, Thư viện Khoa Piano, | | Phòng Kế hoạch, Trung tâm

Accordeon, Organ Tài chính Biểu diễn âm nhạc

Khoa Thanh nhạc, [| Phòng Đào tạo Bảo tàng Dân tộc

Guitare Nhạc học

Phòng Quản lý sau

Khoa | Đại học và Nghiên Dàn nhạc

Giao hướng cứu khoa học Giao hướng

Khoa Âm nhạc |_| Phòng Công tác Dàn nhạc truyền thống 'Học sinh - Sinh viên Dân tộc Khoa Âm nhạc Phòng Khảo thí và + Đội ngũ cán bộ

di sản [ | Đăm bão chất lượng giáo dục Khoa Sự phạm âm nhạc | Khoa Co ban L

Trang 35

Âm nhạc Huế có

Theo số liệu thống kê năm học 2014-2015, Học việt

256 cán bộ, trong đó: 107 biên chế và 149 lao động hợp đồng Tính đến

15/12/2015, Học viện có 233 cán bộ, trong đó có 106 công chức, viên chức,

người lao động trong biên chế và 127 lao động hợp đồng chỉ trả lương từ

nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Giảng viên chính: 05; Cao cấp Lí

: Phó Giáo sư: 01; Tiến sĩ : 01; Thạc

si: 88; Đại học: 130; trình độ khác: 13 (em Bảng 1.1) luận chính trị: 08;Trung cấp chính trị: 0 Bảng 1.1: Trình độ chuyên môn của cán bộ Học viện Trình độ SỐ lượng Tỉ lệ % Phó Giáo sư 01 0.43 Tiên sĩ 01 0.43 Thạc sĩ 88 37.77 Dai hoc 130 55.79 Khác 13 5.58 Tổng: 0.43% 233 100 37.77% mpcs mTién st # Thạc sĩ Đại học Khác 55.79%

Biểu dé 1.1: Trình độ chuyên môn của cán bộ Học viện

~ Về phẩm chát chính trị: Hiện tại, Đảng bộ Học viện Âm nhạc Huế có

68 đảng viên, trong đó có 63 đảng viên chính thức và 05 đảng viên dự bị, có

Trang 36

bộ đang theo học cao cấp lý luận chính trị, 06 cán bộ đang theo học trung cấp

lý luận chính trị

1.2.2 Khái quát về thư viện Học viện Âm nhạc Huế

Trung tâm thông tin - thư viện, tiền thân là tổ thư viện thuộc phòng

Quản lý Khoa học - Đối ngoại Ngày 31 tháng 03 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 933/QĐ-BVHTTDL về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Học viện Âm nhạc Huế Trung tâm thông tin - thư viện là một trong các tô chức trực thuộc Ban Giám đốc Học viện

Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế ban hành Quyét dinh sé sé 411/QD-

HVANH ngày 22 tháng 12 năm 2015 về việc ban hành Quy chế Tổ chức và

hoạt động của Học viện Âm nhạc Huế Trong đó, quy định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, cụ thể:

Chức năng:

1 Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ về thông tỉn, thư viện trong toàn Học viện Tổ chức và quản lý công tác thông tin, thư viện phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên, học sinh, sinh viên của Học viện thông qua các hình thức phục vụ của thư viện

2 Xây dựng, quản lý, điều hành và phát triển hệ thống mạng internet,

Website của Học viện, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, công tác quản lý, điều hành và các hoạt động khác của Học viện [9 tr.27]

Nhiệm vụ:

1 Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động

Trang 37

2 Tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các đề

án, dự án, chương trình ứng dụng công nghệ thông tỉn và truyền thông phục

vụ yêu cầu phát triển của Học viện;

3 Bồ sung, phát triển, cập nhật nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển

giao công nghệ của Học viện; thu nhận các tài liệu do Học viện xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, chương trình đảo tạo, giáo trình, tập bài giảng, các dạng tài liệu khác của Học viện; Thu nhận khoá luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của cán bộ, giảng viên,

sinh viên, học viên, các ấn phẩm tài trợ, biếu, tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện trong nước và quốc tế;

4 Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm thông tin tự động,

hoá; xây dựng các cơ sở dữ liệu;

5 Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện tại

chỗ và trên mạng thông qua các hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của Nhà trường và quy định của pháp luật; hướng dẫn các đơn vị và cá nhân trong trường thực hiện đúng quy định quản lý và cập nhật thông tin

trên Website Học viện; luận văn tốt nghiệp

6 Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu NCKH tiền tiến vào công tác thông

tin, thư viện Tiếp nhận, hướng dẫn sinh viên thực tế, thực tập và tham gia

nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực thông tin, thư viện;

7 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện đề phát triển nguồn nhân

lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác

Trang 38

Trung tâm, tiến hành thanh lọc ra khỏi kho, tiêu hủy các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định của Bộ VH,TT&DL,

9 Phối hợp với Phòng Hành chính, Tông hợp, Phòng Đào tạo tổ chức

thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, thu thập và lưu trữ các tài liệu

truyền thống xây dựng và phát triển Học viện

10 Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi thông

tin, tư liệu, dữ liệu với các thư viện trong và ngoài nước, từng bước hiện đại

hố cơng tác thông tin, tư liệu, thư viện

11 Thực hiện các báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và tình hình

đột xuất khi có yêu cầu của Giám đốc, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các bộ,

ngành có liên quan

12 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Học viện phân công

[9, tr27 - 28]

* Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

Theo Quyết định số 933/QĐ-BVHTTDL ngày 31 tháng 03 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Âm nhạc Huế Trung tâm thông tin - thư viện là một trong các tổ chức trực thuộc Ban Giám đốc

Học viện Mặc dù là một đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc, nhưng cơ sở vật

chất của Trung tâm còn rất hạn chế, Trung tâm được bố trí trong một phòng, với diện tích 64 mỶ, có 15 máy tinh để bàn (05 máy hỏng và điều chuyển các đơn vị khác), số máy này được trang bị từ năm 2007 nên phần lớn đã xuống, cấp Do số lượng cán bộ của Trung tâm còn ít nên chưa phân các bộ phận

chuyên môn một cách rõ rằng

Trang 39

- C6 01 can bộ phụ trách chung, gọi là Giám đốc Trung tâm, 04 cán bộ còn lại mỗi người được phân công phụ trách các mảng hoạt động khác nhau

- Về trình độ: 01 cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành TTTV 01 cán bộ chuyên ngành âm nhạc, 02 cán bộ chuyên ngành CNTT ( 01 Trung

cấp, 01 Đại học) 01 cán bộ có trình độ Cao đẳng chuyên ngành Du lịch

- Về độ tuôi: Cán cán bộ của Trung tâm hiện nay độ tuôi từ 20 đến dưới

40 tuổi

~ Về giới tính: 03 cán bộ nam, 02 cán bộ nữ

1.2.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin 1.2.3.1 Đặc điểm người dùng tin

NDT là con người cụ thể trong một xã hội cụ thể, nó đa dạng và phức tạp, mỗi người dùng tin có đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu tin khác nhau, vì

vậy cách thức xử lý nội dung thông tin cho từng đối tượng là khác nhau NDT

là người có NCT và phải sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình Là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin Đó là đối tượng phục vụ của công

tác thông tin tư liệu Họ vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin đồng thời cũng là người sản sinh ra thơng tin mới Ngồi nghiên cứu đặc điểm

nhóm NDT, chúng ta cần phải tìm hiểu thêm về đặc điểm của người dùng tin

ở gốc độ: trình độ học vấn, lứa tuôi, sở thích, giới tính, để có thể cho ra đời

những sản phẩm phù hợp nhất

Trong môi trường giáo dục nói chung, trong Học viện nói riêng, một

khi công tác thông tin được thực hiện tốt sẽ góp phần không nhỏ dé nang cao

chất lượng giáo đào tạo của Học viện, trình độ của giảng viên, thúc đẩy công

tác nghiên cứu khoa học Để công tác thông tin được thực hiện tốt, chúng ta

Trang 40

các đối tượng dùng tin khác nhau, góp phan nang cao hiệu quả hoạt động

thông tin - thư viện của Học viện

Đối tượng phục vụ chủ yếu của Thư viện là cán bộ, giảng viên và sinh

viên của Học viện NDT chủ yếu sử dụng thông tin, tư liệu để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu và nâng cao kiến thức

Cùng với quy mô phát triển của Học viện, trong những nam gan đây,

quy mô đào đạo đã được mở rộng, đặc biệt năm 2015, Học viện đã tự chủ trong đào tạo Cao học, đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình đào

tạo của Nhà trường Số lượng học sinh, sinh viên được duy trì ổn định, bên

cạnh đó, Học viện còn đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các cấp học, bậc

học, ngành nghề đào tạo Học viện đang xúc tiến xây dựng dé án thành lập Trung tâm bồi dưỡng, đào tạo văn hóa nghệ thuật Ngoài ra, ¡ ngũ cán bộ quản lý, nhân viên hành chính nghiệp vụ cũng tăng, dẫn đến đối tượng bạn đọc ngày càng được mở rộng

Tính đến 15/12/2015, Học viện có 233 cán bộ, trong đó có 106 công

chức, viên chức, người lao động trong biên chế và 127 lao động hợp đồng chi

trả lương từ nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị Trong đó, có 05 Giảng viên chính; 08 Cao cấp Lí luận chính trị; 01 Trung cấp chính trị; 01Phó Giáo sư; 01 Tiến sĩ ; 88 Thạc sĩ; 130 Đại học; 13 trình độ khác

Dựa vào mục tiêu, phương hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh nghiên cứu nhu cầu tin và dự báo

về nhu cầu tin trong thời gian tới, Trung tâm thông tin - thư viện - Học viện

Âm nhạc Huế có thể chia đối tượng người dùng tin thành 3 nhóm chính là:

Nhóm 1: Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các Khoa, phòng chức năng; Nhóm 2: Nhóm cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy;

Ngày đăng: 12/10/2022, 21:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w