Đề tài nghiên cứu Hoạt động thông tin - thư viện tại trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp trình bày thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp với nhiệm vụ giáo dục đào tạo; đồng thời nêu lên thực trạng hoạt động thông tin - thư viện; từ đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thông tin - thư viện trong giai đoạn hiện nay.
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
TRINH THI THỤC TRÂM
HOAT BONG THONG TIN-TH VIEN
TAI TRONG CAO DANG NGHE CO KHi NONG NGHIEP
Chuyên ngành: Khoa học Thông tỉn - Th- viện Mã số: 60320203
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN-THƯ VIỆN
HA NOI- 2014
Trang 2dụng trong luận văn chân thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Hà Nội, thắng 6 năm 2014
Trang 3DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TÁT DANH MỤC CÁC BẢNG BIEU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỎ, BIEU DO
MỞ ĐÀU
Chương 1: THU' VIEN TRUONG CAO DANG NGHE CO KHi NÔNG NGHIỆP
VOI NHIEM VU GIAO DUC DAO TAO 5
1.1 Khái quát trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp 5 5 6 7 8
1.1.1 Quá trình hình thành va phát triển của trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp 15
1.1.2 Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp trước yêu cầu đổi mới giáo dục 23
1.2 Vai trò của hoạt động thông thư viện trong việc nâng cao chất lượng giáo dục 29 đào tạo của trường Cao đẳng nghề cơ khí nông ngi
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp 31
1.2.2 Yêu cầu đặt ra cho thư viện trường Cao đăng nghề cơ khí nông nghiệp trong
giai đoạn mới 34
1.3 Người dùng tin và nhu cầu tin tại trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp.36
1.3.1 Đặc điểm người dùng tin 36
1.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin 40
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHÈ CƠ KHÍ NƠNG NGHIỆP 46
2.1 Xây dựng và phát triển vốn tài liệu 46
2.1.1 Công tác bổ sung vốn tải liệu 46 2.1.2 Công tác tổ chức vốn tài liệu 49
2.1.3 Chia sẻ nguồn lực thông tin 54
2.2 Tạo lập sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện
2.2.1 Công tác xử lý thông tin 55 2.2.2 Tổ chức hệ thống tra cứu tin 37
Trang 4
2.3.1 Nguồn nhân lực 67
2.3.2 Nguồn tài chính 69
2.3.3 Trang thiết bị kỹ thuật 69
2.4 Nhận xét, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin-thư viện trường Cao đẳng -70
2.4.1 Những kết quả đạt được 70
2.4.2 Hạn chế 72
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THÔNG
TIN-THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẢNG NGHÈ CƠ KHÍ NƠNG NGHIỆP TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY
nghề cơ khí nông nghiệp 3.1 Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin-thư viện
3.1.1 Nâng cao giá trị vốn tài liệu 79
3.1.2 Phát triển nguồn lực thông tin có định hướng 81 3.1.3 Mỡ rộng hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin 83
3.2 Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư
3.2.1 Hoàn thiện và phát triển hệ thống tra cứu tin 85 3.2.2 Da dang héa và nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin-thu viện 87 3.3 Phát huy nhân tố con người trong hoạt động thông tin-thư viện
Trang 5Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CDS/ISIS Hệ thống lưu trữ và tìm kiếm thông tin
CĐN Cao đẳng nghề
CĐN CKNN Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp
CNH, HĐH Cơng nghiệp hố, Hiện đại hoá
CSVC Co sé vat chat
HSSV Học sinh sinh viên
INTERNET Mạng thơng tin tồn cầu
LAN Mạng thông tin nội bộ
LĐTBXH Lao động thương binh và xã hội NCKH Nghiên cứu khoa học
Trang 6Bảng 1.2: Thời gian thu thập thông tin 40 Bảng 1.3: Các lĩnh vực thông tin người dùng tin quan tâm 41 Bảng 1.4: Loại hình tài liệu người dùng tin thường sử dụng 42
Bảng 2.1: Số lượng tài liệu bỗ sung (từ năm 2007- 2013) 45
Bang 2.2: Thống kê nội dung vốn tài liệu 47
Bang 2.3: Cơ cấu loại hình vn tài liệu của thư viện 49
Bảng 2.4: Thống kê tài liệu theo ngôn ngữ 51
Bang 2.5: Thống kê số lượng phục vụ bạn đọc từ năm 2007 - 2013 61
Bảng 2.6: Thống kê lượt bạn đọc mượn tài liệu về nhà từ năm (2007 - 2013) 63
Bang 2.7: Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng nguồn lực thông tin của thư viện 71
Bang 2.8: Nơi khai thác thông tin tài liệu của người dùng tin 72
Bang 2.9: Thống kê tình hình sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tại thư viện 73
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin
Trang 7nông nghiệp 20
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nội dung tài liệu 48
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu loại hình vốn tài liệu 49
Trang 8Ngày nay thế giới đang ở giai đoạn phát triển toàn diện về thông tin,
trong đó đó có thông tin học, quản trị thông tin, công nghệ thông tin Chinh
nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà kiến thức của con người hiểu
biết thêm, được nâng lên và phát triển lâu dài, được xử lý và truyền bá nhanh
chóng Thư viện ngày nay đã trở lên năng động và phát triển hơn Vai trò của
thư viện đối với xã hội nói chung và đối với học sinh, sinh viên nói riêng ngày
càng được đánh giá đúng mức Trong đó, thư viện đã làm nỗi bật vai trò là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại
học, Cao đẳng nói riêng
Hiện nay, yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi các trường Cao đăng dạy nghề nói chung và các trường Cao đăng ngành dọc nói riêng phải đôi mới cơ
bản, toàn diện về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy - học,
đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học Trong các yếu tố
đó, thư viện là yếu tố rất đáng được quan tâm vì thư viện là
lận không
thể thiếu trong việc cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người học phát triển
toàn diện
Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH hóa đất nước: Đó là
quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản suất, kinh doanh,
dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ lao động thủ công là chính sang sử dụng
một cách phô biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương,
pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học công nghệ Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự thành công của
Trang 9chính trị tại Đại hội Đảng XI về “Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Viét Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc
tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng,
thực hành, khả năng lập nghiệp Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục Đổi
mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học” đang đặt
những yêu cầu cao cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nước ta, nhằm phát huy hiệu quả yếu tố con người góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện
đại hóa đất nước
Trường Cao đăng nghề cơ khí nông nghiệp (CĐNCKNN) tiền thân là
Trường Công nhân Cơ khí Nông nghiệp 1Trung ương Đến tháng 1/2007
trường đã được nâng cấp theo quyết định số 77/QĐ-BLĐTB-XH của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội ngày 12/01/2007 và quyết định số 197/QĐ-
BNN-TCCB, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ nông nghiệp và phát triển
êm là đào tạo và bồi dưỡng công nhân kỹ thuật có
nông thôn Trường có nÏ
trình độ cao, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao
động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động
Tham gia phổ cập nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông Tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề
Trường đã và đang phan đấu đề trở thành trường chuẩn quốc tế đứng
Trang 10tạo, bồi dưỡng tay nghề phục vụ nguồn nhân lực có kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế của khu vực phía bắc
Nha trường luôn đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi
mới phương pháp học tập theo chương trình đào tạo mới Một trong những
biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường là xây dung, củng cố và phát triển thư viện, để nơi đây trở thành nơi cung cấp thông tin
chủ yếu, phục vụ cho công tác giáo dục đảo tạo, nghiên cứu, giảng dạy và học tập của Nhà trường
Thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp được đầu tư xây dựng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu thông tin trong các lĩnh vực dao tao,
giảng dạy và học tập của Nhà trường Tuy nhiên, hiện nay thư viện trường
chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trên của người dùng tin vì nguồn lực thông tin còn nghèo nàn cả về số lượng và chất lượng, sản phẩm và dịch vụ
thông tin còn ít chưa thuận tiện cho người dùng tin, kỹ năng phục vụ người dùng tin của cán bộ thư viện còn thụ động dẫn đến hiệu quả của việc đáp ứng
nhu cầu thông tin tài liệu của người dùng tin chưa cao Với mong muốn tìm ra các giải pháp đổi mới hoạt động thông tin thư viện đáp ứng nhu cầu đào tạo
của Nhà trường, tôi đã chọn đề tài: “oạt động thông tin-thư viện tại trường
Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Ngày nay hoạt động thông tin-thư viện luôn đóng một vai trò quan
trọng không thể thiếu được trong các cơ sở đào tạo, đặc biệt trong khối các
trường Cao đăng dạy nghề ở Việt Nam cũng như trên thế giới Chính vì vậy, vấn đề hoạt động của thư viện ngày càng thu hút được sự quan tâm của những,
Trang 11vực thông tin-thư viện và cho đến nay van dé này đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu như:
Van dé nay được đề cập đến trong các buổi hội thảo về hoạt động thư viện: Về mô hình tổ chức hoạt động thông tin thư viện trong các trường đại
học, Cao đăng của Hà Lê Hùng Góp ý về chính sách liên thông và tiến trình
thúc đẩy hoạt động liên thông thư viện của Lê Ngọc Oánh Chiến lược Maketinh đối với hoạt động thông tin-thu viện của Phan Thị Thu Nga Tổ
chức dịch vụ thông tin trong hoạt động thư viện của Nguyễn Vĩnh Hà Tổ chức thông tin hướng tới nâng cao chất lượng hoạt động thông tin-thư viện của Bùi Văn Phúc Hội thảo kinh nghiệm tổ chức hoạt động thư viện của một
số nước trên thế giới được tổ chức tại Hà Nội tháng 10/2012
Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sỹ khoa học thư viện: Các biện pháp tăng cường hoạt động thông tin-thư viện ở thư viện tỉnh Bến Tre Tăng cường hoạt động thông tin-thư viện ở Học viện Tài chính trong thời kỳ đổi
mới đất nước Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin-thư viện tại trường
Cao đẳng sư phạm Hà Nội trong thời kỳ đôi mới đất nước Nghiên cứu hoàn
thiện tổ chức và hoạt động thông tin-thư viện trường Đại học sư phạm kỹ
thuật Vinh
Nhìn chung các đề tài đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao
hoạt động thông tin-thư viện của từng đơn vị cụ thể Tuy nhiên, chưa có đề tài
nào nghiên cứu về hoạt động thông tin-thư viện ở khối các trường dạy nghề, cụ thể tại trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp
Liên quan đến hoạt động thông tin-thư viện tại trường Cao đăng nghề
cơ khí nông nghiệp chưa có một công trình nghiên cứu nào Như vậy đề tài
“Hoạt động thông tin-thư viện tại trường Cao đăng nghề cơ khí nông nghiệp”
Trang 123, Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát phân tích đánh giá hiện trạng hoạt động thông tin-
thư viện, điều tra khảo sát nhu cầu tin, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo của trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp trong giai đoạn phát triển hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích yêu cầu của dé tai nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra
bao gồm
~ Nghiên cứu vai trò hoạt động thông tin - thư viện trong việc nâng cao chất
lượng hoạt động của thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp
- Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo tại trường Cao đăng nghề cơ khí nông nghiệp
- Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động thông tin-thư viện phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu của Nhà trường từ năm 2007 đến nay
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thông tin- thư viện đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thông tin-thư viện phục vụ giáo dục đào tạo Nhà trường 4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thông tin-thư viện tại trường Cao
Trang 13đẳng nghề cơ khí nông nghiệp được nâng cấp từ trường công nhân cơ khí
nông nhiệp Ï trung ương)
5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận
Đề tài được triển khai trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, cùng những quan điểm của Đảng và Nhà nước
về thông tin-thư viện
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phuong pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát, đối chiếu, so sánh - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phân tích tổng hợp tài liệu và số liệu
6 Ý nghĩa của luận văn
6.1 Vê mặt lý luận
Đề tài góp phần hoàn thiện lý luận về tô chức hoạt động thông tin-thư viện trong hệ thống các trường Cao đăng nghề
6.2 Về mặt thực tiễn
Luận văn đánh giá thực trạng hoạt động của thư viện trường Cao đẳng
nghề cơ khí nông nghiệp và kết quả này làm cơ sở khoa học để đưa ra các giải
pháp khả thi nhằm nâng cao hoạt động thông tin-thư viện phục vụ cho sự nghiệp giáo dục đảo tạo
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Nhà trường, thư
Trang 14viên ngành thông tin-thư viện trong quá trình học tập Kết quả nghiên cứu của luận văn là những gợi mở cho các để tài nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực
thong tin-thu viện
7 Giả thuyết nghiên cứu khoa học
Trong những năm qua, thư viện đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác phục vụ đảo tạo và nghiên cứu khoa học cho nhà trường, tuy
nhiên, đứng trước yêu cầu cấp bách về chiến lược phát triển Nhà trường cũng,
như nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực từ nay đến 2020, thư viện
cần phát triển nguồn lực thông tin cả về số lượng và chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin, phát huy nhân tố con người, tăng cường cơ
sở vật chất phù hợp với việc nghiên cứu học tập thì chất lượng và hiệu quả
của hoạt động thông tin-thư viện sẽ được nâng cao
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ
lục luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Hoạt động thông tin-thư viện ở trường Cao đẳng nghề cơ
khí nông nghiệp với nhiệm vụ giáo dục đảo tạo
Chương 2: Thực trạng hoạt động của thư viện trường Cao đẳng nghề cơ
khí nông nghiệp
Trang 15Chuong 1
THU VIEN TRUONG CAO DANG NGHE CO KHi NONG NGHIEP VOI NHIEM VU GIAO DUC DAO TA
1.1 Khái quát trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng nghề
cơ khí nông nghiệp
Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp trực thuộc Bộ NN và
PTNT, tiền thân là Trường Máy kéo Hà Trung thành lập năm 1960 tại Hà
Trung - Thanh Hoá Tháng § năm 1965 Trường chuyển đến xã Trung Mỹ -
huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc, tháng 4 năm 1966 đổi tên thành Trường
Trung học Cơ khí nông trường, đến tháng 08 năm 1972 đổi tên thành Trường,
Công nhân Cơ khí nông nghiệp 1 Trung Ương
Tháng 1 năm 2007, Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp được
thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường Công nhân Cơ khí nông nghiệp 1
Trung Ương theo quyết định số 77/QĐ-Bộ LĐTB-XH của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ngày 12/01/2007 và quyết định số 197/QĐ-BNN- TCCB ngày 24/01/2007 của Bộ NN và PTNT về chức năng nhiệm vụ và cơ
cấu tô chức của Trường Cao ding nghề Cơ khí nông nghiệp Qua 55 năm xây
dựng và phát triển, với những thành tích đã đạt được, Nhà trường đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất năm 2000, Huân chương độc lập hạng Ba năm 2005; Huân chương lao động hạng Nhì năm 2010 và các phần thưởng cao quý khác Trường CĐNCKNN đã được Bộ
LĐ - TB&XH đã lựa chọn 1a 1 trong 40 trường Cao đăng nghề công lập được nhà nước tập trung đầu tư đề trở thành trường chất lượng cao của toàn quốc đến năm 2020 theo Quyết định số 784/QĐ-LĐTBXH ngày 21/5/2013 Truong
Trang 16thưởng Huân chương lao động, 10 giảng viên có chứng chỉ sư phạm dạy nghề
quốc tế, 28 giảng viên được nhận bằng khen của chính phủ, 8 giảng viên dat giải nhất các hội thi giảng viên dạy nghề toàn quốc và nhiều thầy cô giáo là
chuyên gia giỏi trong lĩnh vực sản xuất Giáo viên của trường liên tục tham
gia Hội giảng giáo viên dạy nghề cấp tỉnh, toàn quốc, hội thi kỹ năng nghề khối ASEAN và đạt được nhiều giải cao: 5 giải Nhất, 4 giải Nhì, 4 giải ba cấp toàn quốc, 02 giáo viên được cấp chứng nhận có tay nghề xuất sắc khối ASEAN, 15 giáo viên có thể làm việc trực tiếp với nước ngoài bằng tiếng Anh, trong đó có 5 giáo viên đã tham gia phiên dịch cho hội thi tay nghề cấp
ASEAN tại Indonesia, 25 giáo viên có chứng chỉ sư phạm và kỹ năng nghề
quốc tế Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên được Nhà trường luôn luôn chú trọng và quan tâm Hàng năm Nhà trường làm tốt công tác tuyển
dụng đội ngũ cán bộ công chức mới, đảm bảo tiêu chuẩn đề bổ sung kịp thời
đội ngũ cán bộ thiếu hụt, nghỉ chế độ Trong 5 năm qua mỗi năm Nhà trường,
tuyển dụng trung bình quân đạt 10 - 15 cán bộ giáo viên, công nhân viên, công tác quy chuẩn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý luôn được quan tâm,
số cán bộ giáo viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển chung của Nhà trường (Theo số liệu phòng Tổ chức hành chính
trường CĐNCKNN năm 2013)
Ngoài ra, trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp không chỉ thực
hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương mà còn hoàn thành và tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị, xã hội của địa phương, mẫu mực trong đời sống mới Đảng bộ luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, là nòng cốt trong lãnh đạo Nhà trường và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng thời giai đoạn phát triển của Nhà trường Đoàn thanh
Trang 17được phát huy tốt và không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động, thu
hút sinh viên tham gia Các hoạt động văn nghệ thể thao cũng được coi trọng
va day mạnh nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho sinh viên Việc tham gia các hoạt động tập thể như: sinh viên tình nguyện, hiến máu nhân đạo, phòng chống các tệ nạn xã hội được thực hiện thường xuyên, có chất lượng và hiệu quả Bên cạnh việc có cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ tốt cho
hoạt động đào tạo và các hoạt động khác, Nhà trường đã ưu tiên đầu tư cơ sở
vật chất cho thư viện, trang thiết bị đồ dùng dạy học, các phòng học, xưởng,
thực hành thiết bị dạy học luôn được chú trọng tăng cường nhằm đáp ứng các yêu cầu cho sự phát triển của Nhà trường Nhà trường đang được tiếp tục đầu tư theo dự án “Đầu tư trường chất lượng cao bằng nguồn vốn ODA
của chính phủ pháp”
* Thành tích trong giáo dục đào tạo
Tir nam 2007 đến nay, Nhà trường được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép mở rộng một số ngành nghề đào tạo như đào tạo cấp
chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho giáo viên, từng bước mở rộng liên thông
liên kết đào tạo, Nhà trường cũng đã phối hợp liên kết đào tạo hệ đại học liên
thông với các trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Nha trường đang phần đấu trở thành 1 trong 5 trường đạt chuẩn quốc tế theo Quyết định số 579/QĐ-TTg Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát
triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020
Tính đến thời điểm hiện tại năm 2013 Nhà trường luôn giữ vững vị trí của mình trong đào tạo nghề, đã đào tạo được gần 50.000 nhân viên
trung cấp kỹ thuật và công nhân cơ điện nông nghiệp, gần 2.000 giáo viên
Trang 18nghiệp, nâng bậc thợ cho hơn 1.000 công nhân, liên kết đào tạo hơn 800 cử
nhân hệ Cao đăng và Đại học
Trong những năm gần đây, Nhà trường luôn tăng qui mô đảo tạo, năm
sau tuyển sinh cao hơn năm trước, ngành nghề đào tạo luôn được mở rộng,
đến năm học 2013 - 2014 Nhà trường có 10 nghề trình độ Cao đăng và 14 nghề trình độ trung cấp Ở cả hai loại hình đào tạo chính quy với tổng số 10
khoa đảo tạo, cùng các phòng khoa chuyên môn, 243 cán bộ giáo viên (trong đó cán bộ giáo viên là 171 người, 72 người là cán bộ nhân viên, trong đó 6
người có trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ 2,47%, 159 người có trình độ thạc sĩ
chiếm tỷ lệ 65,43%, 78 người có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 32,1%, Nhà trường đang đào tạo và bồi dưỡng 4.500 học sinh sinh viên
Thực hiện nghị quyết TW 2 (khoá VIII), Trường đã đổi mới tư duy
trong mọi mặt hoạt động, mở rộng qui mơ, đa dạng hố đào tạo, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, từ đó Nhà trường đã ôn định và
chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo * Thành tích nghiên cứu khoa học
Từ khi thành lập cho đến nay, trường CĐNCKNN đã hoàn thành nhiều
đề tài cấp Bộ, cấp trường và có ứng dụng cao trong thực tế giảng dạy, hiện nay Nhà trường có 50 đề tài cấp Bộ, gần 253 đề tài cấp trường, đề tài cấp
khoa / bộ môn có 1.254 để tài Nhà trường còn đạt nhiều thành tích cao trong nghiên cứu khoa học
*Quan hệ quốc tế
Trang 19các nước trong khu vực và thế giới, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt
Nam, tham gia liên kết đào tạo nhân lực trong khu vực, hợp tác về chuyển
giao công nghệ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học Nhà
trường đổi mới cơ chế hợp tác quốc tế, mở rộng quyền tự chủ, có qui chế khuyến khích các đơn vị và cá nhân về hợp tác quốc tế trong quá trình tham
gia liên kết đào tạo với các nước trong khu vực Chú trọng các hoạt động
liên kết đào tạo cấp bằng quốc tế được tô chức đào tạo chủ yếu tại trường,
xây dựng đầu mối tuyển sinh du học và xuất khâu lao động Nhà trường đã
liên tục cử đội ngũ cán bộ giáo viên đến giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tại
các quốc gia như: Malaixia, Hàn Quốc, trường Adamsmith, trường
Bamfield, trường Bradford - Vương Quốc Anh, trường Đại học Nông nghiệp
Thái Lan, trường Brisbane - Australia * Chức năng và nhiệm vụ:
Trường CĐNCKNN có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao phục vụ Công nghiệp hoá Hiện đại hoá thực hiện ứng dụng, chuyển giao
tiến bộ khoa học và hội nhập quốc tế, trong đó lấy đào tạo nguồn nhân lực ở
các lĩnh vực như: Cơ điện nông nghiệp, Cơ khí, Công nghệ ô tô, Điện công
nghiệp, Sư phạm dạy nghề làm trọng điểm Trường Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề theo qui định Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động Tham gia phổ cập
nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật và hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông Tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên
dạy nghề, tham gia nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến các nội dung đào tạo của Trường và chuyển giao các tiến bộ
Trang 20đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài nước để kết hợp đào tạo với sản xuất, tăng nguồn thu cho Nhà trường Quản lý tô chức,
viên chức và tài sản của trường theo phân cấp quản lý của Bộ và quy định của Nhà nước
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước,
các cấp các ngành và toàn xã hội, dạy nghề đang được phục hồi và phát
triển mạnh mẽ trên nhiều mặt Đào tạo nghề kết hợp chặt chẽ với sản xuất,
tạo việc làm trong nước và xuất khâu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng lao động Với nhiệm vụ được giao, trường Cao đăng nghề Cơ khí Nông
nghiệp đổi mới toàn điện để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao;
nghiên cứu, ứng dụng và chuyền giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào
phục vụ sản xuất
* Cơ cấu tổ chức của Trường như sau:
Tổ chức bộ máy Nhà trường được thực hiện theo quyết định số
197/QĐ-BNN-TCCB ngày 24/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về
chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp, bao gồm:
Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng
Hội đồng khoa học và đào tạo
Hội đồng khoa học và Đào tạo là tổ chức có trách nhiệm tư vấn cho Hiệu trưởng về mục tiêu, chương trình, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của
Trang 21Các phòng/ khoa chức năng của Nhà trường * Phòng Đào tạo - Thư viện * Phòng Tổ chức- Hành chính * Phòng Quản lý thiết bị và vật tư * Phòng Tài chính kế toán * Phòng Quản trị đời sống * Ban quản lý Dự án
* Phòng Quản lý học sinh sinh viên
* Phòng Kiểm định và đảm bảo chất lượng,
Các Phòng/ khoa chuyên môn * Khoa Động lực * Khoa cơ khí * Khoa Công nghệ thông tin * Khoa Điện * Khoa Điện tử
* Khoa Sư phạm dạy nghề
* Khoa Cơ giới
* Khoa Khoa học cơ bản * Khoa Chính trị - Ngoại ngữ
* Trung tâm tuyển sinh và dịch vụ việc làm
Trang 22Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp t HỘI ĐỒNG TRƯỜNG | BAN GIAM HIEU cAcDOANTHE |e >| HOLDONG TU'VAN PHONG DAO TẠO - THƯ —— of KnoAcokni VIỆN, —| KHOA DIEN PHÒNG QUẦN LÝ H »[ kmoAbọx ve B3 Hoa coGié1 HÀNH CHÍNH KHOA KINH TẾ ——- KHOA KHOA HỌC PHÒNG TÀI CHÍNH - — CO BAN KẾ TOÁN “— KHOA SU PHAM - - F—| DẠY NGHỆ PHÒNG QUẦN TRỊ ĐỜI SÓNG | KHOA CHÍNH TRỊ - E—>_ xNgoạncữ DAM BAO CHAT LUQNG [*— Ly
TT TUYEN SINH & DICH VU TT DAO TAO & SAT HACH BẠN QUẦN LÝ DỰ ÁN
VIEC LAM LÁI XE:
Trang 23
1.1.2 Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp trước yêu cầu đổi
mới giáo dục
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 201 I- 2020 chỉ rõ mục tiêu: Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ, tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri
thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho
mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập [15, tr 9]
Với hơn 55 năm xây dựng và phát triển Trước yêu cầu đổi mới giáo
dục, Nhà trường từng bước mở rộng quy mô đảo tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Nhà trường đặc biệt
quan tâm và tạo mọi điều kiện đề sinh viên học tập và nâng cao trình độ tay
nghề vững vàng để có thể thích nghỉ với nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu
cầu xã hội
Cùng với công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học cũng được
chú trọng và có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng Trường đã ban hành quy chế hoạt động của hội đồng khoa học Nhà trường Từ năm 2010 -
2013 đã nghiệm thu được 2 đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 35 đề tài cấp trường, 60
để tài cấp khoa Thiết bị, đồ dùng dạy học được đầu tư đáp ứng cho công tác giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
Nhờ việc phát triển qui mô và nâng cao chất lượng dạy học, đến nay
lưu lượng đào tạo của trường đạt 4.500 HSSV Nhà trường đã từng bước
Trang 24HSSV tốt nghiệp đạt trên 99%, có những năm đạt 100%, HSSV ra trường gần
100% có việc làm và thu nhập ồn định tạo được thương hiệu trong khu vực và
miền Bắc
Với vai trò là trường Cao đẳng nghề trọng điểm vùng núi phía Bắc, việc mở rộng ngành, nghề đạo tạo trong những năm gần đây rất được ban lãnh
đạo của CĐNCKNN quan tâm Mục tiêu của CĐNCKNN là xây dựng trường
đạt chuẩn đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao nhằm cung cấp cho khu vực
miền núi phía Bắc nói riêng và đất nước nói chung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực
và đất nước Bên cạnh mục tiêu cơ bản đó CĐNCKNN còn có nhiệm vụ: Đầu
tư đồng bộ các yếu tố đảm bảo chất lượng: Hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị
đào tạo, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình đạt tiêu chuẩn quốc tế và khu vực của các nghề:
~ Cấp độ quốc tế:
1 Cắt gọt kim loại 4 Hàn
2 Điện tử công nghiệp 5 Công nghệ ô tô
3 Điện công nghiệp 6 Quản trị mạng máy tính
~ Cấp độ quốc gia: Kỳ thuật máy nông nghiệp
Trước những cơ hội và thách thức về nâng cao chất lượng CĐNCKNN đã đưa ra chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề trọng điểm quốc gia về
đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
và cả nước; phát triển thương hiệu "Trường Cao đăng nghề Cơ khí nông nghiệp" rộng rãi trong cả nước, trong khu vực và quốc tế đáp ứng với yêu cầu
đổi mới giáo dục Trước yêu cầu đó Nhà trường hoạch định một số đối mới
Trang 25+ Đổi mới nội dung chương trình:
Đổi mới nội dung chương trình phải được biên soạn theo hướng cập nhật tiến bộ khoa học, công nghệ, tăng cường năng lực lực thực hành, kĩ năng
nghề nghiệp, tránh mang nặng tính lý thuyết và thiếu gắn bó với đời sống thực tiễn Các kiến thức truyền đạt phải đảm bảo ứng dụng được vào đời sống thực
tiễn, lao động sản xuất có khả năng rèn luyện phương pháp tư duy, đáp ứng được nhu cầu, khả năng đa dạng của người học, đảm bảo cho mỗi cá nhân có
điều kiện phát triển mọi tiềm năng của mình
Nội dung chương trình đảo tạo của các ngành không ngừng được đổi mới, cập nhật để bám sát với thực tiễn xã hội Thời lượng dành cho thực tập,
thực hành của các ngành được nâng lên đáng kể Các trình độ Cao đẳng và trung cấp kiến thức thực hành được chú trọng hơn, do vậy trong chương trình đào tạo thời lượng giữa lý thuyết và thực hành cũng được bố trí hợp lý nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng tay nghề cho người học Chính điều này đã tạo
điều kiện nâng cao khả năng làm việc, thích ứng với thực tiễn xã hội cho người học sau khi hồn thành khố học
Đồng thời, Nhà trường cũng luôn khuyến khích, động viên và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu, biên soạn giáo
trình và tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc học tập và giảng dạy đạt chất
lượng cao Bên cạnh đó, chương trình đào tạo theo tín chỉ cũng đang được
Nhà trường triển khai và chuẩn bị đi vào áp dụng nhằm đem lại lợi ích tối đa
cho người học
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Luật giáo dục Việt Nam đã ghi rõ
Trang 26tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực
hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”
Tiếp cận và từng bước bắt kịp với chuẩn mực đào tạo nghề tiên tiến của
các nước trong khu vực, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, tham gia liên kết đào tạo nhân lực trong khu vực, hợp tác về chuyên giao công
nghệ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học
Phương pháp giáo dục đào tạo nghề nói chung khuyến khích sự chủ
động học tập, nghiên cứu, thực nghiệm của người học, trên cơ sở tổ chức hướng dẫn của người dạy Phương pháp giảng dạy phải thể hiện được nguyên
lý giáo dục: lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, không có tình trạng dạy chay mà không có thực hành, thực tập
Thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục, bên cạnh việc đổi mới các yếu tố trên, trường CĐNCKNN đã tích cực chỉ đạo triển khai vấn đề đổi mới
phương pháp giảng dạy, coi đây là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả của quá
trình dạy và học Song song với việc phát động phong trào đổi mới phương
pháp giảng dạy đến từng khoa, từng cán bộ giảng viên, Nhà trường còn tổ
chức các buổi hội thảo về vấn đề này với sự tham gia của đội ngũ các cán bộ
giảng viên có trình độ cao và thâm niên công tác, các chuyên gia công tác ở các lĩnh vực mà Nhà trường có ngành đào tạo
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên
Những năm qua, trường CĐNCKNN đã luôn luôn chú trọng đến vấn dé
chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giảng viên và
cán bộ quản lý, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ và làm việc có
Trang 27với thực hành nên đội ngũ Nhà trường không chỉ giỏi về lý thuyết mà còn giỏi về kỹ năng nghề nghiệp Do vậy cùng với sự phát triển về các mặt Nhà trường
luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cũng như thường xuyên động viên, khích lệ tập thê thể đội ngũ cán bộ giảng viên tự học tập để nâng cao trình độ chuyên
môn, tích tham gia nghiên cứu khoa học và biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, khuyến khích cán bộ giảng
viên học tập và nâng cao trình độ thông qua đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ, việc bồi
dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ giảng viên cũng được Nhà trường quan tâm đầu tư, Nhà trường đã cử 30 cán bộ, giảng viên đi học tập và tiếp thu những kinh nghiệm cuả các nước như Malaixia, Nhật Bản,
Hàn Quốc nhằm phát huy thế mạnh của từng cán bộ, giảng viên đáp ứng với yêu cầu phát triển của Nhà trường trong thời kỳ hội nhập
+ Xây dựng trường đạt chuẩn đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao
nhằm cung cấp cho khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và đất nước nói chung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về khoa học kỹ thuật đáp
ứng nhu cầu phát triển của khu vực và đất nước Bên cạnh mục tiêu cơ bản đó
CĐNCKNN còn có nhiệm vụ: Xây dựng và phát triển mô hình trường đảo tạo
nghề đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, tiến tới đạt trình độ quốc tế; Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước; Nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ, góp phần giải quyết các
vấn đề về thực tiễn do kinh tế xã hội đặt ra; Góp phần quan trọng trong việc
phát triển kinh tế - xã hội của vùng miễn núi phía Bắc
+ Cở sở vật chất
Cơ sở vật chất trong Nhà trường là yếu tố không thẻ thiếu để tạo nên hiệu quả của quá trình dạy và học Trong các yêu cầu về trường chuẩn quốc tế, các
Trang 28như là một trong những yêu tố hàng đầu trong chiến lược phát triển của Nhà trường Nhận thức tầm quan trọng của yếu tố vật chất đối với công tác đào tạo của Nhà trường, trường CĐNCKNN đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hiện đại, xứng tầm với quy mô phát triển của
Nhà trường, như: Nhà trường đã xây dựng các phòng học chất lượng cao, các
phòng thực hành cũng được chú trọng bổ sung thêm trang thiết bị mới, đầy đủ,
hiện đại (phòng thực hành tin học, Xưởng thực hành công nghệ
tô, Xưởng thực hành cơ khí, Xưởng thực hành điện ) Tài liệu và cơ sở vật chất tại Thư viện
cũng được đầu tư bỗ sung đáng kể, tạo điều kiện cho việc học tập và nghiên cứu
của cán bộ, giáo viên và sinh viên trong Nhà trường đạt hiệu quả cao
Trước nhiệm vụ to lớn được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giao phó, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ giáo
viên, HSSV Trường Cao đăng nghề Cơ khí nông nghiệp luôn được Đảng, Nhà nước, Bộ Ngành, Tổng cục dạy nghề quan tâm Hiện nay Nhà trường đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, bồi dưỡng nâng cấp đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp
giảng dạy để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ mới [27, tr 6]
Trước những yêu cầu về đổi mới đó trường CĐNCKNN đã đưa ra chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề trọng điểm quốc gia về đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và cả
nước, phần đấu là một trong các trường Cao đẳng nghề trọng điểm của toàn ngành và trở thành một trong các trường đào tạo nghề trọng điểm quốc gia,
tiếp cận khu vực và quốc tế; đào tạo đa cấp, đa ngành; có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đào tạo kỹ sư thực hành, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn có chất lượng cao, có thương hiệu trong cả nước, khu vực và
Trang 291.2 Vai trò của hoạt động thông tin-thư viện trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo của trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 đã đề ra phương hướng:
Củng hòa nhịp vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi
nổi khắp nơi trên thế giới, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cần được xúc tiền mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan điểm đầy đủ va thong nhất về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như những giải pháp phù hợp,
kha thi,
Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phat
triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn
thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Để
thư viện trường học thật sự là nơi đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục,
đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo về nội dung, bao gồm đầy đủ về
sách giáo khoa, giáo trình sách tham khảo chuyên ngành phù hợp với ngành
nghề đào tạo của nhà trường Bên cạnh đó các nguồn thông tin được bỗ sung
từ các bài báo cáo khoa học, các báo cáo ngoại khóa theo chuyên đề vốn tài liệu phải đa dạng về thể loại: ngoài các loại tài liệu sách, báo, tạp chí truyền
thống, cần thu thập đầy đủ các sản phẩm thông tin ở bất kỳ nơi nào và dưới
bat cứ dạng nào Đặc biệt là chất lượng tài liệu phải đảm bảo phù hợp, đáp
ứng được yêu cầu sử dụng của người dùng tin
* Thự viện góp phần đào tạo nguồn nhân lực
Thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy Thư viện trở thành một trong những nơi cung cấp trí thức hiệu
Trang 30những thông tin, giáo trình, tài liệu tham khảo, các tư liệu điện tử, phục vụ cho hoạt động tìm kiếm tải liệu, nghiên cứu khoa học của sinh viên; mở rộng
điều kiện học tập cho sinh viên cả về không gian, thời gian Chính vì vậy, nó
được coi là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác đào tạo, nghiên
cứu, các hoạt động phát triển khoa học công nghệ và đó là trái tim tri thức của một trường,
* Thư viện góp phần đổi mới phương pháp dạy - học
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào
tạo bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh sinh viên; phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đảo tạo thường xuyên và rộng
khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên” Để có động cơ tích cực học tập, người học phải tự ý thức được hoặc cần được giúp đỡ để nhận thức được rằng,
học trước hết là cho bản thân mình và chính mình là người phải biết cách biến
kiến thức chưa khai phá thành tài sản riêng
Thư viện với môi trường học thuật thuận lợi, tài liệu phong phú, công tác tra cứu thuận lợi và thời gian phục vụ được mở rộng, thái độ và trình độ
cán bộ thư viện ngày một tốt hơn sẽ góp phân thay đổi lề lối học tập trước đây của sinh viên Bênh cạnh đó, kết hợp tốt với phương pháp dạy mới, chất
lượng đảo tạo sẽ được nâng lên một bước, phát huy hiệu quả và thành công
chiến lược phát triển một cách đồng bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục
đại học và yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, hội nhập với các nước trong khu vực Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để phục
vụ cộng đồng là công việc đầu tư cho tương lai “Thư viện có truyền thống là
người giữ gìn quá khứ; nhưng ngày nay thư viện ngày mỗi ngày trở thành
Trang 311.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường Cao đẳng nghề cơ
khí nông nghiệp
Thư viện trường CĐNCKNN trực thuộc phòng Đào tạo của Nhà trường, thư viện được xây dựng trên một vị trí thuận lợi cho mọi hoạt động của thư viện, với diện tích 3600m 2, mục tiêu xây dựng thư viện là nơi cung cấp thông tin tài liệu, giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập Nhận thức được
tầm quan trọng của thư viện đối với hoạt động giáo dục nói chung và với sự
nghiệp giáo dục đảo tạo của Nhà trường CĐNCKNN nói riêng Hàng năm Nhà
trường có kế hoạch từng bước mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của
hoạt động thư viện Đến nay, tổng số vốn tài liệu của thư viện Nhà trường đã
có 7.865 đầu sách với 16,702 bản sách, 40 tên báo, tạp chí các loại được bổ
sung hàng ngày nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dùng tin Chính vì
vậy thư viện trường có chức năng và nhiệm vụ sau: * Chức năng
Thư viện trường có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập,
đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
và quản lý của Nhà trường thông qua việc sử dụng khai thác các loại tài liệu có trong Thư viện
* Nhiệm vụ
Tham mưu giúp lãnh đạo Nhà trường xây dựng quy hoạch, kế hoạch
hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thư viện, tổ chức điều phối hệ thống thư
viện trong Nhà trường;
Bồ sung phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu giảng dạy,
học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trường; thu nhận các tài liệu do Nhà trường biên soạn, các công trình nghiên cứu đã
Trang 32giáo viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tải
liệu khác của Nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đôi
giữa các thư viện;
Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng
hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin-thư viện thông qua
hình thức phục vụ của thư viện phủ hợp với quy định của pháp luật;
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tô chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có
chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác;
Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cắp của hiệu trưởng; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác
của thư viện; tiến hành thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư hỏng theo quy định
Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất
khi có yêu cầu của các cấp có thẩm quyền
Phối hợp với các đơn vị đào tạo trong Nhà trường triển khai các hoạt
động phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin nhằm hỗ trợ công tác
đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các đơn vi
Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ và khai thác tư liệu thông tin, sách báo, tạp chí, giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học
Xây dựng kế hoạch phát triển thư viện theo hướng hiện đại, từng bước
phát triển thành trung tâm thông tin văn hóa khoa học của Nhà trường
Tổ chức các loại hình hoạt động, giới thiệu sách, báo, tạp chí, giáo trình
Trang 33phục vụ bạn đọc theo hướng văn minh, lịch sự và thời gian phục vụ liên tục
các ngày trong tuần
Lập kế hoạch và tô chức thực hiện mua, tiếp nhận, trao đôi liên kết
sung các loại tài liệu, sách báo mới
* Cơ cấu tổ chức của thư viện
Thư viện trường CĐNCKNN với diện tích 3600m” gồm có 4 phòng, và
thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phòng bổ sung tài liệu
+ Xử lý nghiệp vụ
+ Phục vụ bạn đọc (tại chỗ và mượn về nhà)
+ Tìm kiếm và tuy cập thông tin (Tin học) * Phòng bổ sung tài liệu
* Phòng xử lý nghiệp vụ: gồm các bộ phn bé sung trao đổi, xử lý tài
liệu, làm thẻ mượn và quản lý bạn đọc
* Phòng đọc tổng hợp: với diện tích 425m”, gần 200 chỗ ngồi với đầy
đủ các sách tham khảo, luận văn, báo tạp chí
- Phòng mượn: với diện tích 215m” sức chứa 100 chỗ ngồi, gồm có tài
liệu sách giáo trình, tham khảo, các tải liệu tra cứu
* Phòng tin học: với diện tích 35m” gồm có 35 máy tính phục vụ cho
học tập và thực hành của học sinh
- Phòng hội thảo có diện tích 100mẺ với 01 máy tính, 01 máy chiếu và
gần 100 chỗ ngồi, phòng này có nhiệm vụ phục vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên đăng ký giảng dạy phục vụ các cuộc thi cấp Tỉnh, cấp Bộ và cấp Quốc
Trang 341.2.2 Yêu cầu đặt ra cho thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông
nghiệp trong giai đoạn mới
Thư viện trường CĐNCKNN có chức năng tổ chức quản lý và thông tin tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ,
giảng viên, sinh viên trong toàn trường Thư viện Nhà trường có quá trình xây
dựng và phát triển lền với sự ra đời và phát triển của Nhà trường đến nay
Với 55 năm xây dựng và phát triển, trường CĐNCKNN đã đào tạo được hàng nghìn học sinh sinh viên thuộc các hệ chính quy, ngắn hạn Trong thành tích chung của Nhà trường có phần đóng góp quan trọng của thư viện Những ngày
mới đi vào hoạt động, thư viện gặp nhiều khó khăn thiếu thốn như: Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng tài liệu hạn chế Mặc dù vậy, các thế hệ cán bộ thư viện đã có nhiều có gắng vượt bậc để hoàn thành tốt nhiệm vụ Nhà
trường giao cho Cùng với sự phát triển chung của Nhà trường, sự nghiệp giáo
dục đào tạo ngày càng phát triển mạnh mẽ, quy mô đào tạo của Trường, vì thế cũng ngày càng được tăng lên đa dạng về ngành nghề và các hệ đào tạo, do đó
hệ thống thư viện cũng được mở rộng và phát triển Nhận thức được vai trò vị trí của thư viện đối với hoạt động của Nhà trường nói chung, đối với việc nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập nói riêng, 55 năm xây dựng và phát triển, dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào, Nhà trường luôn dành mọi sự quan tâm cho hoạt
động của thư viện Đề không ngừng nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn
đọc, đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo bạn đọc, phục vụ tốt mục tiêu đào
tạo và NCKH của Nhà trường
Hoạt động thông tin-thư viện có vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện
nay, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc tế trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ và tay nghề cao
Trang 35Ngoài việc tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, phương tiện dạy học còn có một yếu tố không thẻ thiếu là mạng lưới cung cấp thông tin có giá trị chất lượng cao cho cán bộ giáng dạy, các
nhà quản lý và HSSV trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu Để tăng cường vai trò hoạt động của thư viện trong định hướng phát triển của
Nhà trường như hiện nay, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Xây dựng một đội ngũ cán bộ thông tin, cán bộ thư viện giỏi về trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về các lĩnh vực đào tạo của Nhà trường,
cũng như các kiến thức xã hội khác để nắm bắt và đáp ứng được những yêu cầu ngày càng đa dạng của bạn đọc
Yêu cầu của bạn đọc đối với cán bộ thư viện không chỉ là những thao
tác đơn thuần và truyền thống như trước kia, họ cần được cung cấp những
thông tin mới nhất, có chọn lọc trên những phương tiện hiện đại Mặt khác, nguồn tin ngày càng đa dạng, việc lựa chọn, khai thác thông tin đòi hỏi phải có trí thức và kỹ năng cao Do vậy cán bộ thư viện phải thực sự có năng lực
kiến thức rộng về các vấn đề mà NDT quan tâm, từ đó mới kích thích nhu cầu
tin của họ
+ Khai thác triệt để mọi nguồn lực thông tin nhất là các nguồn tin về
các lĩnh vực chuyên ngành đào tạo của Nhà trường để tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ thông tin chất lượng cao
+ Với quan điểm người dùng tin và nhu cầu tin là nhân tố quan trọng,
cho sự phát triển các hoạt động đạt chất lượng và hiệu quả thì thư viện cần coi trọng việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của bạn đọc Các sản phẩm và dịch vụ
thông tin là mục tiêu khai thác của bạn đọc khi đến thư viện
+ Người dùng tin (NDT) cần được khai thác chúng dưới dạng sản phâm
Trang 36tin như vậy tiết kiệm được thời gian và công sức đem lại hiệu quả chất
lượng thông tin cao
+ Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp quản lý nghiệp vụ
thông tin-thư viện qua việc triển khai áp dụng có hiệu quả phần mềm quản lý Thư viện điện tử nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu tin của người dùng tin
Mục tiêu làm thỏa mãn nhu cau tin của người dùng tin là tiêu chí phần
đấu để thư viện tổn tại và phát triển Thư viện cần nghiên cứu NDT và nhu
cầu của hoc dé từ đó đưa ra những biện pháp, những phương hướng hoạt động, thích hợp nhằm thoả mãn cao nhất về nhu cầu thông tin của họ, đáp ứng mục
tiêu đào tạo của Nhà trường CĐNCKNN trong giai đoạn phát triển hiện nay
1.3 Người dùng tin và nhu cầu tin tại trường Cao đẳng nghề cơ khí
nông nghiệp
Người dùng tin (NDT) và nhu cầu tin (NCT) là cơ sở quyết định chức
năng, nhiệm vụ và định hướng các hoạt động của Thư viện Nghiên cứu NDT và NCT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Trung tâm Thông tỉn-thư viện, với mục đích là không ngừng nâng cao khả năng thỏa mãn nhu
cầu thông tin của NDT NDT và NCT trở thành một cơ sở thiết yếu định
hướng cho hoạt động của cơ quan thông tin-thư viện Muốn cho hoạt động thông tin có hiệu quả và chất lượng cao thì cơ quan thông tin-thư viện phải
nắm vững đặc điểm NDT và NCT để tổ chức các hoạt động phát triển phù
hợp với nhu cầu của họ
1.3.1 Đặc điểm người dùng tin
Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp là một trường Cao đẳng nghề đa
ngành, đa lĩnh vực nên NDT và NCT tại trường khá đa dạng và phong phú
Trang 37các cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, học sinh sinh viên Tính đa dạng của
NTD và NCT thể hiện trong sự khác biệt về nhu cầu, khả năng chuyên môn
và trình độ hiểu biết của từng đối tượng NDT dù là cá nhân hay tập thể cũng
đều tiếp nhận, sử dụng thông tin phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu
chuyên môn của mình Đồng thời họ cũng chính là những người tạo ra các
thông tin mới về khoa học cho xã hội
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của
Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay có thể phân chia
NDT của CĐN theo các nhóm sau: ~ Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý ~ Nhóm cán bộ nghiên cứu, giáo viên ~ Nhóm học sinh sinh viên
Nhóm cắn bộ lãnh đạo, quản lý
Nhóm này bao gồm Ban Giám hiêu, cán bộ lãnh đạo Đảng, chính
quyền, đoàn thể, Giám đốc các trung tâm, các trưởng phó phòng/khoa
chuyên môn Nhóm này tuy số lượng không lớn nhưng đăc biệt quan trong, họ vừa là NDT, vừa là chủ thể thông tin Họ vừa thực hiện chức năng quản lý công tác giáo dục đào tạo, vừa là người xây dựng các chiến lược phát
triển của Cao đẳng nghề
Đối với họ thông tin là công cụ của quản lý vì quản lý là quá trình biến
đổi thông tin thành hành động Thông tin càng đầy đủ thì quá trình quản lý
càng đạt kết quả cao Do vậy thông tin cần cho nhóm này có diện rộng, mang
tính chất tổng kết, dự báo, dự đoán trên các lĩnh vực về khoa học cơ bản, khoa
học xã hội và nhân văn, tài liệu chính trị kinh tế xã hội, các văn bản, chỉ thị
Trang 38động giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của CĐN, họ chính là những
người cung cấp thông tin có giá trị cao, do vậy cán bộ thông tin cần khai thác triệt để nguồn thông tin này bằng cách trao đổi, xin ý kiến nhằm tăng cường, nguồn thông tin cho công tác thông tin-thư viện
Nhu cầu thông tin của nhóm này rất phong phú Do cường độ lao động
của nhóm này cao nên việc cung cấp thông tin phải cô đọng, súc tích Hình
thức phục vụ thường là các bản tin nhanh, các tin vắn, tóm tắt tổng quan, tông, luận Phương pháp phục vụ chủ yếu dành cho nhóm đối tượng này là phục vụ từ xa, cung cấp đến từng người theo những yêu cầu cụ thể
Phần lớn cán bộ quản lý của CĐN, ngồi cơng tác lãnh đạo quản lý họ còn tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học Vì vậy, ngồi
những thơng tin về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì nhóm này cũng rất cần các thông tin, tài liệu có tính chất chuyên sâu về các lĩnh vực
chuyên môn như các cán bộ giảng dạy khác Nhóm cán bộ nghiên cứu, giáo viên
Đây là nhóm đối tượng phục vụ quan trọng của thư viện và là nhóm có
hoạt động thông tin năng động và tích cực nhất Họ thường xuyên cung cấp
thông tin qua hệ thống bài giảng, các bài báo, tạp chí, các công trình nghiên
cứu khoa học được công bó, các đề xuất, các dự án, các đề tài, các kiến nghị
Đồng thời họ cũng chính là những người dùng tin thường xuyên, liên tục của
thư viện Nhà trường
Thông tin cho nhóm này có tính chất chuyên ngành, có tính chất lý luận
và thực tiễn Thông tin có tính thời sự liên quan đến các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, các thông tin mới về các thành tựu khoa học kỹ thuật trong
và ngoài nước, kết quả các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài đã và
Trang 39các hoạt động khoa học được triển khai Hình thức phục vụ nhóm này là các thông tin chuyên đẻ, thông tin chọn lọc, thông tin tài liệu mới
Nhóm học sinh sinh viên
Nhóm người dùng tin là học sinh sinh viên có số lượng đông nhất, họ
không chỉ tiếp thu những kiến thức do giáo viên truyền đạt mà từ những kiến thức nền tảng đó họ phải tích cực, chủ động tìm kiếm những thông tin liên quan nhằm phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, áp dụng những kiến
thức vào trong thực tiễn xã hội
Đối với nhóm đối tượng này thực sự đông đảo và có nhiếu biến động,
nhu cầu tin của họ rất lớn Hiện nay, với việc đôi mới phương pháp dạy - học
càng góp phần làm thay đôi về phương pháp học tập của sinh viên Bên cạnh
những giờ học trên lớp thì phương pháp tự học, tự nghiên cứu đang được chú
trọng và quan tâm rất lớn của hầu hết sinh viên trong CĐN Với đối tượng sinh viên này thì ngồi thơng tin về chuyên ngành đang học, sinh viên còn cần
những thông tin khác, trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội dé mở mang sự hiểu
biết và nâng cao trình độ Nhìn chung sinh viên cần những thông tin cụ thể, chỉ tiết và đầy đủ Do vậy tuỳ theo từng chuyên ngành học mà những thông tin, tài liệu cần phải phù hợp với nhu cầu cũng như cấp học của nhóm đối
tượng này
Ngoài việc sử dụng thông tin để phục vụ cho mục đích học tập và tự nghiên cứu, sinh viên còn sử dụng thông tin cho mục đích giải trí nhằm nâng
cao đời sống tinh thần của mình
Hình thức phục vụ cho nhóm đối tượng này chủ yếu là thông tin phổ biến về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham
Trang 401.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin
Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan về thông tin của con người nhằm
đảm bảo duy trì và thực hiện các hoạt động nhận thức thực tiễn xã hội Khi ất hiện
đòi hỏi của con người về thông tin trở nên cấp thiết thì nhu cầu tin xt
Các hoạt động thông tin của nhóm, tập thể hay cá nhân cũng đều xuất phát từ NCT và nhằm thỏa mãn NCT của các đối tượng đó Do vậy NCT luôn gắn
chặt với nhu cầu nhận thức của con người Nhu cầu nhận thức càng cao thì NCT đòi hỏi càng lớn Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt được kết quả tốt đẹp
cũng cần phải có thông tin đầy đủ Hoạt động càng phức tạp, nhu cầu được cung cấp thông tin càng cao NCT phát triển lại tác động trở lại tới sự phát triển các hoạt động, góp phần phát triển xã hội Vì vậy NCT là yếu tố quan
trọng tạo nên động cơ của hoạt động thông tin
NCT của người dùng tin tại Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp có nhiều biến đổi, phong phú và đa dạng Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra NCT của 3 nhóm NDT nói trên Tổng số phiếu phát ra 300 phiếu, trong đó có 10 phiếu gửi đến lãnh đạo, cán bộ quản lý, 55 phiếu được gửi đến cán bộ nghiên cứu giảng dạy, 235 phiếu đến HSSV Tổng số phiếu thu về là 278 phiếu đạt (92,67%); trong đó có 8 phiếu của cán bộ
lãnh đạo, quản lý đạt (80%); 50 phiếu của cán bộ nghiên cứu giảng dạy đạt (90,91%); 220 phiếu của HSSV đạt (93,62%)
Qua phân tích kết quả thu được từ phiếu điều tra, luận văn đã khái quát
các đặc điểm về NCT của các nhóm NDT như sau:
* Mục đích thu thập thông tin
NDT đến sử dụng thư viện với nhiều mục đích khác nhau, có NDT đến