Dạy học mô đun vi điều khiển ở trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp theo quan điểm tích hợp”

104 5 0
Dạy học mô đun vi điều khiển ở trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp theo quan điểm tích hợp”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Do chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển GD&ĐT Ngày nay, đất nước đang trên đà đổi mới, hội nhập nền kinh tế quốc tế. Bước vào thời kỳ hội nhập này, xã hội đòi hỏi cần có những con người lao động có phẩm chất đạo đức, sức khoẻ, năng lực, trí tuệ, biết vận dụng linh hoạt và thích ứng với phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội. Sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu bằng cạnh tranh trí tuệ đòi hỏi GD&ĐT cũng cần phải đổi mới toàn diện, mạnh mẽ về mục tiêu, nội dung chương trình, phương thức đào tạo và đặc biệt là về phương pháp dạy và học. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 04 năm 2001) đã nêu rõ nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo là “Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ” và cần phải “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay” [16] 1.2. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới của nền giáo dục Để chuẩn bị được nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế trí thức và xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ, cùng với nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, Việt Nam cũng đã và đang rà soát đổi mới chương trình giáo dục theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI do UNESCO đề xướng là: “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”. Do vậy, trong luật giáo dục 2005 nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”[1, tr 24, 25]. Mục tiêu dạy nghề là “đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức lương tâm nghè nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” [23, tr1] 1.3. Căn cứ vào chiến lược đổi mới công tác đào tạo của trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp. Căn cứ vào quyết định số 62/2008QĐ-BLĐTB&XH của Bộ lao động thương binh và xã hội ngày 04 tháng 11 năm 2008 đã ban hành 3 mẫu giáo án cho các trường dạy nghề đó là: Giáo án lý thuyết, giáo án thực hành và giáo án tích hợp. Cho phép các trường tuỳ vào nội dung của MĐ học, bài học mà lựa chọn loại giáo án thực hiện sao pho phù hợp nhất. Căn cứ vào thực tế của việc “Thi giáo viên dạy nghề toàn quốc” đã diễn ra vào tháng 07 năm 2009 tại Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định do Tổng cục dạy nghề tổ chức, đồng chí Nguyễn Thị Doan - phó chủ tịch nước đã tới dự và phát biểu “Đến hội giảng giáo viên dạy giỏi nghề toàn quốc năm 2012 thì 100% bài giảng tham gia phải là bài giảng tích hợp”. Đây cũng là định hướng của tổng cục dạy nghề cho các đơn vị đào tạo nghề về công tác phát triển hội giảng, đổi mới phương pháp dạy học. Với Trường CĐNCKNN công tác hội giảng (thi giáo viên dạy giỏi) rất được quan tâm, mỗi năm tổ chức một lần vào trước khi nghỉ tết Nguyên đán, đây là cơ hội để các đồng nghiệp học hỏi và đánh giá tình hình giảng dạy (đổi mới PPDH) của các giáo viên. Theo chỉ đạo chung của Ban giám hiệu nhà trường thì bài tham dự hội giảng trường năm học 2009 - 2010 tất cả phải là bài giảng tích hợp lý thuyết với thực hành, chỉ đạo đã được các khoa và thầy, cô thực hiện nghiêm túc. Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp nằm trên địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc, một tỉnh có số lượng các cơ sở dạy nghề nhiều nhất đất nước. Để cạnh tranh và phát triển được Ban lãnh đạo nhà trường đã có nhiều đổi mới tích cực về mọi hoạt động của nhà trường trong đó đổi mới phương pháp dạy và học, tạo hứng thú học tập cho học sinh - sinh viên là vấn đề được nhà trường rất quan tâm và đang triển khai thực hiện. Rà soát và tinh giảm nội dung chương trình đào tạo, đưa nội dung kiến thức mới phù hợp với sự phát triển của xã hội vào giảng dạy, xây dựng nội dung chương trình theo quan điểm dạy học tích hợp để thực hiện giảng dạy tích hợp nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên, đảm bảo được yêu cầu học đi đôi với hành, học cái gì làm được cái đó là nhiệm vụ mà nhà trường phải thực hiện trong năm học 2010- 2011. 1.4. Căn cứ vào đặc điểm của môn học - VĐK là một môn học mới được đưa vào giảng dạy trong các trường cao đẳng nghề, đây là một môn học có tính đặc thù, có độ trừu tượng lớn cần phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm (thực hành) thì mới dễ dàng hiểu được vấn đề và nội dung của một bài, phần có thể thực hiện được cả lý thuyết và thực hành trong một ngày hoặc vài giờ học. - Môn học VĐK đã được Tổng cục dạy nghề biên soạn chương trình khung dưới dạng MĐ bao gồm cả lý thuyết và thực hành trong mỗi bài học cụ thể. Tổng số tiết của một bài đã được chia cho lý thuyết và thực hành. Ví dụ bài: Bộ định thời tổng số là 29h trong đó lý thuyết là 9h, thực hành là 20h (1giờ lý thuyết = 45phút, 1giờ thực hành = 60 phút). 1.5 Căn cứ vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên và sinh viên của nhà trường Nhà trường đã xây dựng phòng học chuyên môn và trang bị đầy đủ trang thiết bị cho công tác dạy và học MĐ vi điều khiển. Một số giáo viên đã được nhà trường cử đi tham dự các lớp tập huấn về tổ chức, đào tạo theo MĐ, phương pháp dạy học mới và hầu hết các giáo viên trong khoa đều có thể đảm nhiệm giảng dạy cả lý thuyết và thực hành các môn chuyên môn. Đối với các Trường cao đẳng nghề, sinh viên không phải thi đầu vào nên mặt bằng chung về năng lực tư duy trừu tượng còn nhiều hạn chế cần phải có kết quả kiểm nghiệm để hiểu những vấn đề mang tính lý thuyết trừu tượng. Do vậy, môn học VĐK nên xây dựng và giảng dạy dưới dạng tích hợp giữa lý thuyết với thực hành để hiểu được lý thuyết hơn thông qua thực hành và qua thực hành để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và hiểu hơn các vấn đề trừu tượng của lý thuyết đồng thời đảm bảo tính thống nhất giữa lý thuyết với thực hành, học được và làm được nội dung mới học trong khoảng thời gian học. Xuất phát từ những phân tích về lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu:“Dạy học MĐ VĐK ở trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp theo quan điểm tích hợp”.

Ngày đăng: 02/07/2021, 13:29

Mục lục

  • Register

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan