1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng công thương thanh hoá

66 555 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 118,3 KB

Nội dung

Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến rủi ro tíndụng của các ngân hàng thương mại, làm cho chất lượng tín dụng giảm, gâyảnh hưởng xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.. Ngân hàng

Trang 1

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Đề tài

Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng công thương Thanh Hoá

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 3

Thị trường tài chính tín dụng Việt Nam hiện nay đang chứng kiến cuộcđua tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh,NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tạiViệt Nam Mức độ cạnh tranh này sẽ ngày càng khốc liệt hơn trong thời giantới khi nhà nước thực hiện mở rộng hội nhập hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcngân hàng Với những khó khăn thách thức và bài học kinh nghiệm đúc rút từ

17 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, ngân hàng công thương ViệtNam (NHCT) đã xây dựng định hướng đến năm 2010 là “xây dựng NHCT làmột NHTM chủ lực và hiện đại của nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệuquả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật cao, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam” Trong hàng loạt biện pháp chỉ đạo thực hiện định hướng chiến lược trênviệc tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng quy mô tín dụng là mộttrong những vấn đề quan trọng hàng đầu Trên thực tế hoạt động kinh doanhtín dụng hiện nay đang có nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm cần được xem xétđánh giá đúng mức như : cho vay không thu hồi đựơc nợ, nợ khó đòi, nợ quáhạn… vẫn đang tiếp tục xảy ra Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến rủi ro tíndụng của các ngân hàng thương mại, làm cho chất lượng tín dụng giảm, gâyảnh hưởng xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tuy nhiên rủi rotín dụng là không thể tránh khỏi, người ta chẳng có cách gì để loại trừ hoàntoàn rủi ro tín dụng mà chỉ sử dụng những phương pháp nhằm giảm thiểu rủi

ro tín dụng xuống mức có thể chấp nhận được

Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, việc giảm thiểu rủi rotín dụng là hết sức cần thiết, nó giúp cho hoạt động tín dụng nói riêng và hoạtđộng của ngân hàng nói chung đạt hiệu quả cao hơn Điều này góp phần đẩynhanh tốc độ chu chuyển vốn cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Chính vì vậy em chọn đề tài: “Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tínhdụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá” làm chuyên đề tốt nghiệp

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh

Trang 4

Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá.Chương 3: Các giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá.

Tuy nhiên với thời gian và trình độ có hạn kinh nghiệm thực tiễn chưanhiều nên bản chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi thiếu sót Mong cóđựơc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc

Hoàn thành chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ củacác cán bộ ngân hàng công thương Thanh Hóa đặc biệt là các cán bộ trongphòng kinh doanh Em xin được bày tỏ sự biết ơn với thầy giáo PGS.TS LêĐức Lữ là người trực tiếp hướng dẫn em trong việc nghiên cứu và hoàn thành

đề tài này

Trang 5

CHƯƠNG I:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại.

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại.

NHTM xuất hiện trước khi có chủ nghĩa tư bản, nghề ngân hàng bắtđầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng Người làm nghềđổi tiền thường là người giàu, trước đó có thể đã làm nghề cho vay nặng lãi

Họ thường có két tốt để cất giữ để đảm bảo an toàn Do yêu cầu cất trữ tiềncủa các lãnh chúa, các nhà buôn… nhiều người làm nghề đổi tiền thực hiệnluôn cả nghiệp vụ cất trữ hộ Trong điều kiện lưu thông tiền kim loại (bạchoặc vàng) các chủ cửa hàng vàng, bạc vừa đổi tiền, thanh toán hộ, vừa đúctiền và cho vay nặng lãi Họ là những người làm nghề kinh doanh tiền tệ haycòn gọi là nhà buôn tiền Do tính chất vô danh của tiền nhà buôn tiền có thể

sử dụng tạm thời một phần tiền gửi của khách hàng để cho vay Hoạt độngnày làm thay đổi cơ bản hoạt động của nhà buôn tiền – kẻ cho vay nặng lãi –thành nhà buôn tiền – ngân hàng Hoạt động cho vay dựa trên tiền gửi củakhách, tạo nên lợi nhuận lớn nên các ngân hàng đều tìm cách mở rộng thu húttiền gửi để cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền Bằng cách cung cấpcác tiện ích khác nhau mà ngân hàng huy động được ngày càng nhiều tiền gửi

là điều kiện để mở rộng cho vay và hạ lãi xuất cho vay

Vậy ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục cácdịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ,thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổchức kinh doanh nào trong nền kinh tế

Qua khái niện trên về ngân hàng ta thấy ngân hàng có ba chức năng chính:

- Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu

là chuyển tiết kiệm của các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu thành

Trang 6

- Ngân hàng tạo ra phương tiện thanh toán: Khi ngân hàng cho vay số

dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng cóthể dùng để mua hàng hoá, dịch vụ Do đó bằng việc cho vay, các ngân hàng

đã tạo ra phương tiện thanh toán Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo raphương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàngnày đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay

- Ngân hàng là trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các Quốcgia Thay mặt khách hàng ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịchvụ

1.1.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại.

Một là: Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân.

Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng dã tìmmọi cách để huy động được tiền Một trong những nguồn quan trọng là cáckhoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng Ngân hàng mở dịch vụnhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn.Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngânhàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵnsàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạmthời để kinh doanh

NHTM hoạt động bằng cách ”đi vay để cho vay” khoản chênh lệch lãixuất, sau khi đã trừ đi những chi phí khác là lợi nhuận của ngân hàng NHTM

có thể huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội bằng cách nhận tiền gửi của cácdoanh nghiệp và cá nhân với các lãi xuất khác nhau như tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm

Ngoài ra, khi cần thêm vốn ngân hàng có thể huy động bằng cách pháthành các chứng chỉ tiền gửi hay vay vốn của ngân hàng trung ương hoặc các

tổ chức tín dụng khác

Hai là: Nghiệp vụ đầu tư tín dụng.

Nghiệp vụ đầu tư tín dụng cho khách hàng là nghiệp vụ kinh doanh

Trang 7

vay xuất phát từ nguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ các khoản tiềnnhàn rỗi trong nền kinh tế Trong việc tạo ra khả năng tín dụng, các NHTM

đã và đang thực hiện các chức năng xã hội của mình làm cho sản phẩm xã hộităng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó dẫn đến lợi nhuận nhiều hơn, đờisống kinh tế của nhân dân được nâng cao Rõ ràng tín dụng ngân hàng có ýnghĩa quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của nền kinh tế Nó tạo ra khảnăng tài trợ cho hoạt động công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp của đấtnước

Ba là: Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.

Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng không chỉ bảo quản

mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng Thanh toán qua ngân hàng

đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền khôngcần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách,khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền Các tiện ích củathanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệmchi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập chokhách hàng Khi ngân hàng mở chi nhánh, phạm vi thanh toán qua ngân hàngđược mở rộng, càng tạo nhiều tiện ích hơn Điều này đã khuyến khích kháchhàng gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ Cùng với sựphát triển của công nghệ thông tin, bên cạnh các thể thức thanh toán như: séc,

uỷ nhiệm chi, nhờ thu, đã phát triển các hình thức thanh toán mới bằng điện,thẻ

Bốn là: Mua, bán ngoại tệ.

Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi(mua, bán) ngoại tệ: Tức là mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác

và hưởng phí dịch vụ

Năm là: Bảo quản tài sản hộ và bảo lãnh.

Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng, các giấy tờ có giá và các tàisản khác cho khách hàng trong két Ngân hàng thường giữ hộ những tài sản

Trang 8

tài chính, giấy tờ cầm cố hoặc ngững giấy tờ quan trọng khác của khách vớinguyên tắc an toàn, bí mật thuận tiện.

Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho khách hàng rất lớn và do ngânhàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng nên ngân hàng có uy tín trong bãolãnh cho khách hàng

Sáu là: Quản lý ngân quỹ.

Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp

và cá nhân Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với các kháchhàng Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thungân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách dịch vụ quản lý ngân quỹ,trong đó ngân hàng đồng ý quản lýviệc thu và chi cho một công ty kinh doanh

và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinhlời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán

Bảy là: Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn.

Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng có rất nhiềuchuyên gia về quản lý tài chính Vì vậy nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ Dịch vụ uỷ thácphát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷthác đầu tư… Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tưvấn tài chính Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, vềthành lập, mua bán, sát nhập doanh nghiệp

Tám là: Cung cấp các dịch vụ đại lý.

Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chinhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi Nhiều ngân hàng (thường ngân hànglớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanhtoán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trongđồng tài trợ

Ngoài các nghiệp vụ chủ yếu ở trên các ngân hàng thương mại còn thựchiện các nghiệp vụ: Tài trợ các hoạt động của chính phủ, cho thuê thiết bị

Trang 9

chung và dài hạn, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và môi giới đầu tư chứngkhoán.

1.2 Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng.

Theo Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từngười sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về vớimột lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu Theo quan niệm này phạm trùtín dụng có ba nội dung chủ yếu đó là: tính chuyển nhượng tạm thời mộtlượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả

Như vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người

đi vay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dướihình thức tiền tệ hoặc hàng hoá Qúa trình đó được thể hiện qua ba giai đoạnsau:

- Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay ở giai đoạn này, giá trị vốntín dụng được chuyển sang người đi vay, ở đây chỉ có một bên nhận được giátrị và cũng chỉ một bên nhượng đi giá trị

- Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất Người đi vay sau khinhận được giá trị vốn tín dụng họ được quyền sử dụng giá trị đó để thoả mãnnhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của mình Tuy nhiên, người đi vay chỉ đượcquyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định mà không được quyền

sở hữu về giá trị đó

Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng Sau khi vốntín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốntín dụng được người đi vay hoàn lại cho người cho vay

Những hành vi tín dụng có thể được diễn ra trực tiếp giữa người thừa vốncần đầu tư và người cần vốn để sử dụng Nhưng thực tế hai người này khó cóthể phù hợp được với nhau về quy mô, về thời gian hoặc cũng có thể phù hợpđược thì phải tốn kém chi phí tìm kiếm, nên để thoả mãn được nhu cầu của cảhai người thì cần thiết phải có người thứ ba đứng ra tập trung được tất cả số

Trang 10

tập trung được phân phối cho những người cần vốn để sử dụng dưới hình thứccho vay Người đó không ai khác chính là các tổ chức tín dụng, trong đó chủyếu là các NHTM – người môi giới tài chính trên thị trường tài chính Việccác NHTM tập trung vốn dưới hình thức huy động và phân phối vốn dướihình thức cho vay dược gọi là tín dụng ngân hàng.

Qua khái niệm về tín dụng ngân hàng trên ta thấy vai trò quan trọng củatín dụng ngân hàng:

- Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của NHTM

- Tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế quốc dân Hoạtđộng tín dụng ngân hàng làm nhiệm vụ thông dòng để vốn chảy từ nơi thừavốn sang nơi thiếu vốn

- Tín dụng đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, góp phần đầu tư phát triển kinhtế

- Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, điều hoàlưu thông tiền tệ, thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất

- Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển kinh tế ngoại thương

1.2.2 Các hình thức tín dụng của ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng rất đa dạng và phongphú với nhiều hình thức khác nhau Để sử dụng và quản lý tín dụng có hiệuquả thì phải tiến hành phân loại tín dụng Mặt khác để đảm bảo an toàn vốntrong kinh doanh thì việc cấp tín dụng phải gắn liền với đối tượng vay, để tạođiều kiện cho sự vận động của vốn phù hợp với sự vận động của vật tư hànghoá thì phải tiến hành phân loại tín dụng

a Căn cứ vào thời hạn tín dụng.

Theo tiêu thức này, người ta chia tín dụng thành ba loại:

- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm Tíndụng ngắn hạn được dùng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu độngcủa các doanh nghiệp và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân

Trang 11

- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến nămnăm Loại tín dụng này được cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổimới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ.

- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sửdụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới,các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy môlớn

b Căn cứ vào đối tượng tín dụng.

- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thànhvốn lưu động của các tổ chức kinh tế, có nghĩa là cho vay bù đắp vốn lưuđộng thiếu hụt tạm thời Tín dụng vốn lưu động bao gồm: cho vay dự trữ hànghoá, cho vay chi phí sản xuất, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hìnhthức chiết khấu kỳ phiếu

- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tàisản cố định, có nghĩa là đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới

kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới

c Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn.

- Tín dụng sản xuất lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng cấp cho cácnhà doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thônghàng hoá

- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng như: Mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hoá bền chắcnhư tủ lạnh điều hoà

d Căn cứ vào mức độ đảm bảo

- Tín dụng có đảm bảo: là hình thức cấp tín dụng có tài sản hoặc ngườibảo lãnh đứng ra làm đảm bảo cho khoản nợ vay

- Tín dụng không có đảm bảo: là hình thức tín dụng không có tài sảnhoặc người bảo lãnh đảm bảo cho khoản nợ vay

e Xuất xứ của tín dụng.

Trang 12

- Tín dụng gián tiếp: là hình thức cấp tín dụng thông qua một trunggian tài chính như NHTM hoặc tổ chức tín dụng khác.

- Tín dụng trực tiếp: là hình thức cấp tín dụng giữa người có tiền (hoặchàng hoá) với người sử dụng tiền (hoặc hàng hoá) đó, không cần phải thôngqua một trung gian tài chính nào cả

1.2.3 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng.

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng nó mang nhữngđặc trưng sau đây:

- Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin ởđây người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả saumột thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ

- Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn Để đảmbảo thu hồi nợ đúng hạn người cho vay thường xác định rõ thời hạn cho vay.Việc xác định thời hạn đó dựa vào: Qúa trình luân chuyển vốn của đối tượngvay Có nghĩa là thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốncủa đối tượng vay thì lúc đó người vay mới có điều kiện để trả nợ Ngoài rathời hạn cho vay còn phụ thuộc vào tính chất vốn của người cho vay (nếu vốncủa người cho vay ổn định thì thời hạn cho vay có thể dài hơn và ngược lại thìthời hạn cho vay phải ngắn hơn) để đảm bảo khả năng thanh toán của ngânhàng

- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyêntắc phải hoàn trả cả gốc và lãi Đây là thuộc tính riêng có của tín dụng Vì vốncho vay của ngân hàng là vốn huy động của những người tạm thời thừa nênsau một thời gian nhất định ngân hàng phải trả lại cho người ký thác Mặtkhác, ngân hàng cần phải có nguồn để bù đắp chi phí hoạt động như: Khấuhao tài sản cố định, trả lương cán bộ công nhân viên, chi phí văn phòngphẩm… nên người vay vốn ngoài việc trả nợ gốc còn phải trả cho ngân hàngmột khoản lãi

2 Rủi do tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM

Trang 13

2.1.1 Khái niệm về rủi ro.

Trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất kinh doanh cónhững sự cố, những tai hoạ, tai nạn bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại vềngười và tài sản không thể dự báo trước, những tình huống bất ngờ như vậygọi là rủi ro Khi nói đến rủi ro người ta thường nghĩ đến điều không tốt lành,hoặc một thiệt hại, tổn thất nào đó về vật chất hữu hình hoặc vô hình bất ngờmang đến do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra

Trong kinh tế, rủi ro được coi là những tổn thất mà các doanh nghiệp phảichấp nhận khi kinh doanh Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ của các ngânhàng cũng phải chấp nhận điều đó Nhưng thực tế đã chứng minh không mộtngành kinh doanh nào mà khả năng dẫn đến rủi ro nhiều như kinh doanh tiềntệ

2.1.2 Phân loại rủi ro trong các hoạt động ngân hàng

Chúng ta đều biết rằng hoạt động của ngân hàng là một loại hình hoạtđộng rất cần sự thận trọng song vẫn thường gặp phải những rủi ro Một ngânhàng thành công trong hoạt động của nó không chỉ cần những cán bộ chuyênmôn giỏi mà còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực và đặc biệt phải có phẩm chấtđạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm với công việc Tuy nhiên vẫn phải khẳngđịnh rằng kinh doanh ngân hàng là lĩmh vực gặp nhiều rủi ro nhất Những rủi

ro mà một ngân hàng hiện đại phải đối mặt bao gồm:

Rủi ro lãi xuất.

Qúa trình chuyển hoá tài sản bao gồm việc mua các chứng từ sơ cấp, tức

là sử dụng vốn, và phát hành các chứng khoán sơ cấp, tức là huy động vốn

Kỳ hạn và độ thanh khoản của các chứng khoán sơ cấp trong danh mục đầu tưthuộc tài sản có thường không cân xứng với các chứng khoán thứ cấp thuộctài sản nợ Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm chongân hàng phải chịu rủi ro về lãi xuất

Ngoài ra, khi lãi xuất thị trường thay đổi ngân hàng còn có thể gặp phảirủi ro giảm giá trị tài sản Như chúng ta đã biết, giá trị thị trường của tài sản

Trang 14

có hay tài sản nợ là dựa trên giá trị hiện tại của tiền tệ Do đó, nếu lãi xuất thịtrường thay đổi thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng thay đổi và do đó giá trịhiện tại của tài sản có và tài sản nợ cũng thay đổi, vì thế ngân hàng phải đốimặt với rủi ro giảm giá trị tài sản do lãi xuất thay đổi.

Rủi ro ngoại hối.

Hiện nay các NHTM có xu hướng hoạt động đa năng, thực hiện cảnghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ do đó khi có sự biến động về tỷ giá hối đoáihoặc sự thay đổi lãi xuất ngoại tệ thì thường phải chịu ảnh hưởng ở mức độnào đó (nếu sự biến động đó nằm ngoài dự kiến của ngân hàng) nhất là vớicác NHTM Việt Nam, hiện nay mới đang trong thời kỳ sơ khai, còn nhiều bỡngỡ, kinh nghiệm còn hạn chế do đó vấn đề rủi ro hối đoái đang được cácNHTM quan tâm một cách thích đáng

ro tín dụng có thể xảy ra với bất kỳ món cho vay nào, bất kỳ khách hàng nào

và bất kỳ lúc nào Nó nằm ngoài dự đoán của cán bộ tín dụng Chính vì vậy,

nó đòi hỏi bất kỳ ngân hàng nào cũng phải có những giải pháp hữu hiệu, đồng

bộ cả về môi trường kinh tế, cơ chế nghiệp vụ, công tác tổ chức cán bộ… mới

có thể hạn chế, ngăn ngừa bớt rủi ro tín dụng có thể xảy ra và giảm thiệt hạitới mức thấp nhất

Trang 15

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhucầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức Trong cơ cấu tài sản có thì tiền mặt

có độ thanh khoản cao nhất, do đó trước hết ngân hàng sử dụng tiền mặt đểđáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng Bởi vì tiền mặt tại quỹ không manglại thu nhập lãi xuất, cho nên trong những trường hợp bình thường, ngân hàngchỉ duy trì một lượng tiền mặt ở mức tối ưu đủ để đáp ứng các nhu cầu rúttiền thường xuyên của người gửi tiền mà không gây ảnh hưởng đến độ thanhkhoản của ngân hàng Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, ngân hàng

có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, ví dụ như trong tình huống dânchúng mất lòng tin vào ngân hàng hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ

mà ngân hàng không dự tính trước được đòi hỏi ngân hàng phải chi trả tứcthời một khoản tiền lớn hơn bình thường Trong bối cảnh đó, hầu hết các ngânhàng đều đang phải đối phó với tình huống tương tự, thì chi phí để huy độngvốn bổ xung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trườnggiảm Hậu quả là, ngân hàng phải bán bớt một số tài sản có độ thanh khoảnthấp để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi Điều này làm ngân hàng gặpphải rủi ro thanh khoản nghiêm trọng

Rủi ro hoạt động ngoại bảng.

Một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong hoạt động của các ngânhàng hiện đại là việc mở rộng các hoạt động ngoại bảng Theo định nghĩa,hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bản cân đối tài sản, bởi vìcác hoạt động này không liên quan đến việc nắm giữ các chứng khoán haygiấy nhận nợ thứ cấp Xuất phát từ tính chất của các hoạt động ngoại bảng làngân hàng thu được phí trong khi không phải sử dụng đến vốn kinh doanh chonên đã khuyến khích phát triển các hoạt động ngoại bảng ngày càng pháttriển Tuy nhiên các hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Chẳng hạn,trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu phá sản thì ngân hàng phảiđứng ra thanh toán toàn bộ gốc và lãi chứng khoán do công ty phát hành

Trang 16

Rủi ro công nghệ.

Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển côngnghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm trong chi phí như đã dự tính khi mởrộng quy mô hoạt động Tính không hiệu quả khi đầu tư công nghệ cuả ngânhàng phát sinh trong trường hợp: Ví dụ: dung lượng đầu tư quá lớn dẫn đếncông nghệ không sử dụng đến và hậu quả là tổ chức bộ máy trở nên quan liêukém hiệu quả; hoặc là quy mô hoạt động không được mở rộng mặc dù đã đầu

tư công nghệ mới Rủi ro về công nghệ có thể gây nên hậu quả là khả năngcạnh tranh của ngân hàng giảm xuống đáng kể và nguyên nhân tiềm ẩn của sựphá sản ngân hàng trong tương lai

Rủi ro Quốc Gia và rủi ro khác.

Ngoài sáu rủi ro cơ bản nêu trên, ngân hàng hiện đại còn phải đốimặt với một số rủi ro khác như:

Rủi ro Quốc Gia: Ngân hàng đầu tư cho các công ty nước ngoài cótrụ sở ở nước ngoài cũng có thể chịu rủi ro đầu tư nước ngoài, đó là rủi roQuốc Gia Trong trường hợp ngân hàng đầu tư cho các công ty nướcngoài, thì ngay cả trong trường hợp công ty có khả năng và sẵn sàng hoàntrả vốn vay nhưng cũng có thể không thực hiện được, bởi vì chính phủnước này cấm hoặc hạn chế việc thanh toán cho nước ngoài do dự trữngoại hối hạn hẹp hoặc vì lý do chính trị

Ngoài ra ngân hàng còn phải đối mặt với các rủi ro như: thay đổi thuếđột ngột, sự sụp đổ đột ngột của thị trường chứng khoán, rủi ro trộm cắplừa đảo, rủi ro bắt nguồn từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát gia tăng,thất nghiệp

2.2 Rủi ro tín dụng.

2.2.1 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng.

a. Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng.

Trong cơ chế thị trường, sự ra đời và phát triển các loại hình ngân hàng,các tổ chức tín dụng cùng với tính đa dạng của các hoạt động và hình thức tín

Trang 17

Rủi ro tớn dụng

Người vay khụng trả lói đỳng hạn Người vay khụng trả gốc đỳng hạn.Người vay không trả được lãi Người vay không trả được gốc Người vay không trả được cả lãi và gốc.

dụng đã tạo nên một thị trường tín dụng sôi động Nhưng điều này cũng chứa

đựng nhiều yếu tố rủi ro có thể xảy ra với các ngân hàng hoặc tổ chức tín

dụng mà khả năng ngăn ngừa và chống đỡ rủi ro kém

Rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu nhất, dễ xảy ra nhất trong mọi hoạtđộng ngân hàng Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình trạng người đi vay

không có khả năng hoàn trả được, không trả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ

gốc và lãi cho ngân hàng Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng

nhất, có quy mô lớn nhất của NHTM - hoạt động tín dụng Chúng ta biết

rằng, tín dụng là quan hệ vay mượn dưới dạng tiền tệ có hoàn trả gốc và lãi

giữa người có vốn và người thiếu vốn Tín dụng hoàn toàn khác các hoạt động

tài trợ, dạng cấp vốn của nhà nước cho doanh nghiệp Hoạt động tín dụng là

hoạt động đa dạng, là một loại kinh doanh tiền tệ phức tạp Tính phức tạp của

nó chính là đối tượng kinh doanh, tức là tiền tệ, và ở đây tiền tệ cũng bị tách

rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng khi cho vay Quan hệ tín dụng là

quan hệ kinh tế bình đẳng giữa người cho vay và người đi vay, là sự cam kết

thoả thuận bằng các điều khoản thi hành, được thể hiện trong các hợp đồng tín

dụng Thế nhưng, trên thực tế mặc dù các khoản tín dụng giữa ngân hàng và

người vay đều được xác lập theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng nhưng

tình trạng vi phạm cam kết đó xảy ra khá phổ biến kể cả trong trường hợp

người vay có năng lực tài chính để thực hiện các điều khoản cam kết đó Điều

đó có nghĩa là một khi còn có hoạt động ngân hàng thì còn có rủi ro trong

Trang 18

Nợ có vấn đề là các khoản tín dụng cấp cho khách hàng không thu hồiđược hoặc có dấu hiệu không thu hồi được theo đúng cam kết trong hợp đồngtín dụng Nợ có vấn đề bao gồm những khoản vay trong hạn, nợ gia hạnnhưng có dấu hiệu không an toàn có thể dẫn tới rủi ro, nợ thanh toán khôngđúng kỳ hạn, đã quá hạn thanh toán (nợ quá hạn thông thường, nợ khó đòi, nợchờ xử lý, nợ khoanh, nợ tồn đọng)

Việc phân loại khoản vay là một phương pháp quan trọng phải thựchiện để quản lý nợ có vấn đề NHCT VN duy trì hệ thống xếp hạng các khoảnvay như sau:

Hạng I (nợ bình thường): Là toàn bộ nợ của những khách hàng có

nợ tại tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD) còn trong hạn và không có nợ quáhạn, khó đòi, tồn đọng, chờ xử lý, nợ khoanh, và tình hình hoạt động kinhdoanh của khách hàng tốt

Hạng III (nợ dưới tiêu chuẩn): Nếu khách hàng tại tất cả các TCTD có

một trong những tiêu thức sau đây thì toàn bộ nợ của khách hàng được phânloại vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn

Tình hình hoạt động kinh doanh: bị lỗ

Tình hình công nợ tại tất cả các TCTD: có bất kỳ khoản nợ nào quá hạnđến 6 tháng; hoặc có lãi cho vay chưa thu; hoặc có bất kỳ khoản nợ nào đượcgia hạn không đúng qui định tại quyết định số 1627 của thống đốc NHNNVN

Trang 19

Tình hình công nợ tại tất cả các tổ chức tín dụng: có bất kỳ khoản nợ nào

đã quá hạn trên 6 tháng hoặc nợ khoanh, nợ chờ xử ký, nợ tồn đọng, nợ khóđòi, nợ cho vay thanh toán công nợ

Hạng V(nợ mất vốn):

- Có đầy đủ thông tin của hạng IV và có thêm các thông tin khác như:Không được chính phủ bảo lãnh; Không có tài sản bảo đảm (TSBĐ)hoặc có TSBĐ nhưng TSBĐ không đúng qui định tại các văn bản quiphạm pháp luật về bảo đảm tiền vay

Nợ được phân vào các hạng III, IV, V là nợ xấu

c Các dấu hiệu nhận biết nợ có vấn đề.

 Các dấu hiệu từ phía khách hàng

- Dấu hiệu từ báo cáo tài chính

+ Ngân hàng không nhận được các báo cáo tài chính từ khách hàng kịpthời

+ Giá trị tuyệt đối và tương đối của các khoản phải thu tăng đột biến.+ Hệ số tài sản ngắn hạn tính trên tổng tài sản giảm sút

+ Gia tăng sự mất cân đối của các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợtrung, dài hạn tăng đáng kể

+ Hàng tồn kho tăng lên đột biến, doanh số bán hàng giảm

+ Xuất hiện lỗ từ hoạt động kinh doanh

+ Lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động kinh doanh âm…

- Dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng

+ Số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giảm

+ Thời hạn của đơn vị vay vốn theo mùa vụ thay đổi đáng kể

Trang 20

+ Đề nghị vay vốn của khách hàng thể hiện nhiều nguồn trả nợ khácnhau nhưng trên thực tế khó có thể nhận thấy được.

+ Xuất hiện những chủ nợ khác, đặc biệt những chủ nợ nhận tài sản bảođảm

+ Thanh toán không kịp thời các khoản nợ đến hạn

 Các dấu hiệu liên quan đến công tác quản lý tín dụng

- Quy trình cho vay không tuân thủ đúng quy định của ngân hàng

- Cán bộ tín dụng có quan hệ đặc biệt với khách hàng

- Các cấp quản lý trong ngân hàng thiếu sát sao trong giám sát khoảnvay

- Không thể kiểm tra tài khoản kinh doanh của người vay

- Cho vay dựa trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp không kiểm toán vàxác minh báo cáo tài chính của người vay

- Giải ngân trước khi hoàn thiện hồ sơ

- Cho vay thêm nhưng không có thêm TSBĐ thích đáng

- Vốn vay không được sử dụng đúng mục đích

- Không phân tích chính xác khả năng trả nợ của người vay…

 Dấu hiệu từ khoản vay

- Hồ sơ cho vay thiếu sự chặt chẽ

- Gía trị thực tế của tài sản bảo đảm thấp

- Kế hoạch trả nợ và nguồn hoàn trả không hợp lý

- Nguồn trả nợ không đúng với kế hoạch vay vốn

Trang 21

Rủi ro tín dụng là những biến cố xảy ra ngoài mong đợi của các nhà

kinh doanh ngân hàng Chúng ta không thể loại bỏ rủi ro ra khỏi hoạt độngkinh doanh nhưng chúng ta có thể nghiên cứu nó để có những giải pháp quản

lý và ngăn ngừa được rủi ro, chấp nhận nó ở một mức độ hợp lý Bởi vì vốnchủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị của tài sản là rất nhỏ nên chỉ cầnmột tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ có thể đẩy một ngân hàng tớinguy cơ phá sản Đo lường rủi ro là một trong những biện pháp để nghiên cứurủi ro mà NHTM nào cũng áp dụng Việc đo lường rủi ro, đặc biệt là đo lườngrủi ro tín dụng có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý kinh doanh của ngânhàng Có 4 chỉ số sau được sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lường rủi rotín dụng của ngân hàng

- Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay và chothuê

- Tỷ số giữa các khoản xoá nợ ròng so với tổng cho vay và cho thuê

- Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổngcho vay và cho thuê hay với tổng vốn chủ sở hữu

- Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng cho vay và cho thuêhay với tổng vốn chủ sở hữu

Trong đó các khoản nợ quá hạn là những khoản cho vay quá hạn thanhtoán từ 90 ngày trở lên Các khoản cho vay được xoá nợ: Là những khoản chovay được ngân hàng tuyên bố là khồng còn giá trị và được xoá khỏi sổ sách.Nếu một trong số những khoản cho vay này cuối cùng cũng tạo ra thu nhậpcho ngân hàng thì tổng số thu sẽ được khấu trừ khỏi tổng số các khoản xoá nợtạo thành các khoản xoá nợ ròng

Khi hai chỉ tiêu đầu tăng, rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng sẽ tăng,ngân hàng có thể đứng bên bờ vực phá sản Hai chỉ tiêu rủi ro tín dụng cuốinói lên sự chuẩn bị của một ngân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng thôngqua việc trích lập quỹ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm từ thu nhập hiệntại

Trang 22

Trong công tác của các cán bộ tín dụng và các ngân hàng, tìm hiểunguyên nhân của rủi ro được coi là bước đầu tiên trong quá trình tìm cáchphòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng bởi vì chúng ta không thể đưa ra các giảipháp hữu hiệu nếu như chúng ta không biết rủi ro đó từ đâu mà có Thôngthường, để thuận tiện cho việc làm cơ sở đưa ra các giải pháp và kiến nghị saunày những người làm nghiên cứu thường phân các nguyên nhân rủi ro tíndụng thành ba nhóm: nhóm các nguyên nhân từ bản thân ngân hàng, nhómcác nguyên nhân từ phía khách hàng và nhóm các nguyên nhân khác.

2.2.3.1 Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng.

Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong trường hợp này có thể

do:

- Trình độ cán bộ xét duyệt cho vay yếu kém, thiếu các thông tin cầnthiết để thẩm định cho vay, không phát hiện được gian lận, lừa đảo hoặc vôtình làm không đúng quy trình, quy định xử lý nghiệp vụ, dẫn đến tổn thất

- Do cán bộ ngân hàng thiếu trách nhiệm và vi phạm đạo đức nghềnghiệp, cố tình làm không đúng, làm sai qui định để trục lợi cá nhân hoặc vìmột lợi ích nào đó, và có trường hợp cán bộ ngân hàng tiếp tay tham gia cùngkhách hàng lừa đảo lấy tiền ngân hàng

- Do mạo hiểm trong kinh doanh, biết được rủi ro nhưng coi thườnghậu quả có thể xảy ra, vẫn cho vay khi thu được lãi xuất tương đối hấp dẫn

- Ngân hàng buông lỏng việc đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát Trong quátrình sử dụng vốn vay và thu hồi vốn nên dẫn đến có nhiều khách hàng sửdụng vốn không đúng mục đích, dây dưa không chịu trả nợ

- Quá tin tưởng vào vật thế chấp Bất kỳ đối tượng nào khi đi vay vốn

mà chưa có độ tin cậy cao bao giờ cũng phải có tài sản thế chấp và ngân hàngchỉ cho vay theo tỷ lệ nào đó trên giá trị tài sản thế chấp Tuy nhiên, có nhữngkhách hàng tạo được uy tín nhất định cho những món vay trước nên ngânhàng có thể tin cậy họ và cho họ vay không cần tài sản thế chấp hoặc giá trịtài sản thế chấp thấp hơn giá trị món vay Trong khi đó, vật thế chấp được coi

Trang 23

hàng với ngân hàng Ngân hàng đã có vật thế chấp thì rất yên tâm và thiếu sựgiám sát chặt chẽ các khoản vay nên dễ xảy ra rủi ro tín dụng.

- Do chính sách, thể lệ tín dụng của ngân hàng thương mại còn chưađầy đủ, đồng bộ, luôn có sự biến đổi

- Thông tin không cân xứng: Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàngmặc dù đã đi vào hoạt động được vài năm trở lại đây nhưng nó chưa đem lạihiệu quả cao thể hiện qua con số nợ quá hạn giảm không đáng kể Các ngânhàng còn thiếu những thông tin chính xác về hoạt động kinh doanh, năng lựctài chính của khách hàng

2.2.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Người vay sử dụng tiền vay sai mục đích, không sinh lời hoặc ứđọng vào tài sản nên không có người trả nợ

- Người vay cố tình gian lận số liệu trong hồ sơ vay như báo cáo tàichính, hợp đồng kinh tế, phương án sử dụng tiền vay, giấy tờ pháp lý về tàisản bảo đảm

- Người vay cố tình chây lỳ, chậm trả để chiếm dụng quay vòng vốn

- Người vay cố tình lừa đảo, chiếm đoạt vốn, bỏ trốn hy vọng sẽ quỵt đượcnợ

- Khách hàng bị bạn hàng lừa đảo thông qua hoạt động kinh tế hay bạnhàng khó khăn tạo nên phản ứng dây chuyền

- Do các chính sách của nhà nước thay đổi như tăng thuế ở một số mặthàng, sử dụng công cụ chính sách kinh tế vĩ mô trong khi các doanh nghiệpđang trong thời kỳ sản xuất, buộc các doanh nghiệp phải tính toán lại giá cả,chi phí đầu vào… gây thiệt hại cho doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đếnngân hàng vì doanh nghiệp chậm trả vốn cho ngân hàng

- Khách hàng thích ứng chậm với thị trường, điều hành sản xuất kinhdoanh còn thiếu linh hoạt nên doanh nghiệp bị tụt hậu trong cạnh tranh, sảnphẩm sản xuất ra không bán được hoặc bán với giá thấp, do đó doanh nghiệpkhông thu hồi được vốn dẫn đến tình trạng không có khả năng trả nợ đúng và

Trang 24

2.2.3.3 Nguyên nhân khác.

Ngoài các nguyên nhân từ bản thân của ngân hàng, các nguyên nhân từ

phía khách hàng thì rủi ro tín dụng cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân:Thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh sự suy thoái kinh tế của từng ngành hoặc cảnước, sự thay đổi chính sách cuả nhà nước với ngân hàng và với người vay,

sự thay đổi của các văn bản pháp luật, sự mất ổn định về chính trị xã hội…vượt quá sự kiểm soát của cả ngân hàng lẫn khách hàng

Những thay đổi này thường xuyên xảy ra tác động liên tục tới ngânhàng và khách hàng tạo ra những thuận lợi và khó khăn Nhiều người vay cóthể dự báo, thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn Tuy nhiên khi tácđộng của những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề thìkhả năng trả nợ của họ sẽ trở nên khó khăn

2.2.4 Tác hại của rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại tuỳ theo mức độ có thể ảnhhưởng ít hay nhiều tới bản thân ngân hàng và khách hàng, thậm chí tới toàn

bộ nền kinh tế

Đối với bản thân ngân hàng.

Tác hại của rủi ro tín dụng là rất rõ, nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuậncủa ngân hàng Khi rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ, ngân hàng có thể sử dụng quỹ

dự phòng, vốn tự có để bù đắp, ở mức độ này ngân hàng đã bị giảm lợi nhuậnkinh doanh Nhưng nếu rủi ro xảy ra ở mức độ cao hơn, vốn tự có cũng không

đủ bù đắp thì ngân hàng có nguy cơ bị phá sản Rủi ro tín dụng gây khó khăncho ngân hàng trong việc thanh toán tiền gửi cho khách hàng Trong trườnghợp đến hạn trả tiền mà ngân hàng chưa có đủ tiền để trả cho người gửi thìngân hàng có thể mất các chi phí cho các NHTM hay tổ chức tín dụng khác…Ngoài ra rủi ro còn làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường, ảnh hưởngtới việc huy động vốn cũng như tác động xấu đến quan hệ với các ngân hàngkhác

Đối với nền kinh tế.

Trang 25

Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì nó không chỉ dừng lại ở việc ảnh hưởng tớingân hàng mà nó còn ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế Ngân hàng được coi

là trung tâm thần kinh của toàn bộ nền kinh tế trên địa bàn nơi ngân hàng đặttrụ sở.Qua đánh giá hoạt động ngân hàng người ta có thể biết được tình hìnhhoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tình hình thu nhập của dân cư…Khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng đến một mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng tiêucực tới xã hội Rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu hồi được vốn chovay đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả làm người gửi tiền mất lòngtin và ồ ạt kéo đến ngân hàng đòi rút tiền Nếu ngân hàng không kịp thờichuẩn bị cho các tình huống này hoặc không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rúttiền lớn như vậy thì ngân hàng có thể bị phá sản Điều này sẽ làm cho ngườigửi tiền ồ ạt kéo đến rút tiền ở các ngân hàng khác gây mất ổn định trên thịtrường, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế

2.3 Quản lý rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớnnhất của NHTM – hoạt động tín dụng Chúng ta không có cách gì để loại trừhoàn toàn rủi ro tín dụng mà phải quản lý để hạn chế những rủi ro đó Do đó,quản lý rủi ro tín dụng được coi là một nội dung quản lý quan trọng củaNHTM

Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng:

-Quyết định cho vay trên cơ sở phải xác định và hiểu rõ khách hàng

- Hiệu quả và chất lượng tín dụng trên cơ sở hiệu quả của sản xuất kinhdoanh của người vay vốn

- Mở rộng khối lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng

- Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro

- Cho vay phải có đảm bảo tiền vay với tính khả thi cao

- Cho vay phải do chính ngân hàng quyết định và chịu trách nhiệm vềquyết định đó

- Phải quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề

Trang 26

Từ các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng ở trên các NHTM đã đưa nộidung quản lý rủi ro tín dụng:

+ Thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng: Đây là yêu cầu đầu tiên vàquan trọng nhất của mỗi cán bộ tín dụng Để thực hiện được giải pháp này thìnhiệm vụ đầu tiên đặt ra cho các ngân hàng là phải xây dựng được một quytrình tín dụng hợp lý đảm bảo độ an toàn cao và phải thực thi được tại ngânhàng đó

+ Đa dạng hoá các danh mục cho vay: Với mỗi khoản vay, việc chovay đối với các doanh nghiệp nhỏ chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với cácdoanh nghiệp lớn song việc tập trung cho vay một khách hàng lại dễ gây tổnthất nghiêm trọng khi có các yếu tố bất thường xảy ra

+ Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn của cán bộ ngân hàng: Đây

là một giải pháp quan trọng bởi nó có thể giải quyết tận gốc nhiều vấn đề.Khả năng nắm vững công việc cũng như khả năng quản lý nhân viên củangười lãnh đạo sẽ hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra

+ Tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng và tăng cường hệ thốngthông tin về khách hàng: Đây là nhân tố quan trọng giúp ngân hàng nhận biếtđược các rủi ro có thể xảy ra từ phía họ Đồng thời nhờ đó mà ngân hàng cóđược sự tin cậy và yêu mến của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín của ngânhàng Ngân hàng cũng nên mở rộng các kênh thông tin khác để hiểu rõ hơn vềkhách hàng

+ Lập quỹ dự phòng rủi ro: Nó là nguồn để bù đắp thiệt hại quan trọngtrong trường hợp rủi ro xảy ra với ngân hàng Nó có thể làm cho ngân hàngtránh được nguy cơ mất khả năng thanh toán

Trang 28

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG

THƯƠNG THANH HOÁ 1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ.

1.1 Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.

Thanh hoá là tỉnh cửa ngõ phía bắc của các tỉnh miền trung, có vị tríchiến lược quan trọng Thanh hoá cũng là tỉnh đất rộng, người đông, nổi tiếng

là ”địa linh , nhân kiệt”, có đủ ba vùng kinh tế: miền núi, trung du, đồng bằng

và ven biển có chiều dài bờ biển 102 km có đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ1A chạy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các tỉnh trong cảnước Thanh hoá có nhiều vùng đất rộng rất thận tiện cho việc phát triển cáckhu công nghiệp Tài nguyên rừng và biển phong phú: có dầu khí trữ lượngkhoảng 100 – 120 nghìn tấn, có nhiều loại thuỷ hải sản quý hiếm với nhiềuvùng mặn có thể nuôi trồng hải sản, có Sầm Sơn là khu du lịch nghỉ mát của

cả nước Tài nguyên khoáng sản giàu nguyên vật liệu xây dựng, phân bónnhư: Đá vôi, sét, phụ gia xi măng, crôm, đôlômít

Tuy nhiên, Thanh Hoá là một tỉnh trong những năm qua nhịp độ tăngtrưởng GDP thấp hơn mức trung bình cả nước Tốc độ tăng bình quân về côngnghiệp và nông nghiệp thấp đã hạn chế sự phát triển của ngành dịch vụ Laođộng nông nghiệp chiếm 80%, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ bé lạc hậu nó

là nhân tố kìm hãm sự phát triển của tỉnh nhà Hơn nữa, Thanh Hoá cũng làtỉnh nằm trong khu vực của trung tâm các cơn bão, ảnh hưởng rất lớn củathiên tai, lũ lụt đã đe doạ đến đời sống sản xuất của nhân dân trong tỉnh

1.2 Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương Thanh Hoá

 Hoàn cảnh ra đời.

Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ 3 của BCHTW Đảng Cộng SảnViệt Nam khoá VI và nghị định số 53 HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng Bộtrưởng về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hoạch toán kinh tế và kinhdoanh XHCN Trong xu thế thời đại đó ngày 1/7/1988 NHCT VN ra đời và đi

Trang 29

vào hoạt động Hai tháng sau, ngày 1/9/1988 chi nhánh ngân hàng côngthương tỉnh Thanh Hoá cũng được thành lập trên cơ sở ngân hàng nhà nướcthị xã Thanh Hoá cùng các phòng tín dụng công nghiệp, tín dụng thươngnghiệp của ngân hàng nhà nước tỉnh để hợp thành chi nhánh NHCT tỉnhThanh Hoá, đơn vị thành viên của NHCT Việt Nam

Cùng thời gian đó các chi nhánh ngân hàng nhà nước thị xã Bỉm Sơn, thị

xã Sầm Sơn chuyển thành chi nhánh NHCT cấp II thuộc chi nhánh NHCTtỉnh Thanh Hoá

+ Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại

tệ với mọi thành phần kinh tế

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ vàngoại tệ

+ Phát hành kỳ phiếu có mục đích

Trang 30

- Tín dụng:

+ Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để các doanh nghiệp, cánhân thuộc mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống.+ Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn.+ Bảo lãnh trong và ngoài nước

+ Thực hiện các chương trình cho vay vốn ưu đãi theo chỉ định củachính phủ và NHCT VN

- Dịch vụ ngân hàng quốc tế:

+ Thanh toán quốc tế: Thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền bằng điện.+ Dịch vụ kiều hối

+ Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch

+ Dịch vụ ngoại hối: Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay, kỳ hạn, dịch

nợ giảm 1/3, nguồn vốn giảm 1/4 trong khi lao động chỉ giảm 1/6 Ngoài rahầu hết các chỉ tiêu khác giảm mạnh ở 9 tháng đầu năm, nợ quá hạn có thờiđiểm lên đến 40 tỷ đồng do tác động khách quan tác động tới tốc độ phát triểncủa nền kinh tế Trước những khó khăn thách thức đó ban giám đốc đã đưa rabiện pháp mạnh thực hiện cho 4 tháng hoạt động kinh doanh còn lại trongnăm, đó là thành lập các ban, chỉ đạo từng mảng nghiệp vụ: Nghiệp vụ tăngtrưởng nguồn vốn, mảng nghiệp vụ tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng caohiệu quả kinh doanh, mảng nghiệp vụ phát triển các sản phẩm dịch vụ, có thể

Trang 31

tập thể chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hoá và sự chỉ đạo sát sao của ban giámđốc Kết quả thật đáng ghi nhận thể hiện trên các chỉ tiêu sau.

 Hoạt động huy động vốn.

Chi nhánh NHCT TH luôn quan tâm đến công tác huy động nguồn vốncoi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt năm kế hoạch Chi nhánh đã linhhoạt trong việc áp dụng lãi xuất huy động phù hợp với chính sách nhà nước,giữ được khách hàng và không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh.Hình thức gửi tiền luôn được đổi mới và phong phú Trong năm thực hiện huyđộng hai đợt tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu 7 tháng đối với loại huyđộng VNĐ và 11 tháng đối với loại huy động USD Trong năm 2005 công tácchăm sóc và tiếp thị, tiếp cận khách hàng được quan tâm chỉ đạo sát sao hơn,hình thức phong phú từ tặng quà bằng hiện vật sang bằng tiền và tặng bằngthẻ mua hàng ở các trung tâm thương mại của thành phố Trong năm 2005 chinhánh nâng cấp 1 quỹ tiết kiệm thành điểm giao dịch phù hợp với địa bànhoạt động Từ sự chỉ đạo điều hành đúng hướng, đổi mới của ban giám đốccho đến thời điểm 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt957.686 triệu đồng tăng130.346 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng16% và đạt 111,4% kế hoạch giao Bình quân nguồn vốn huy động năm 2005đạt 835.675 triệu đồng tăng 110.700 triệu đồng so với bình quân năm 2004,tốc độ tăng 15%

 Cơ cấu nguồn vốn.

- Phân theo loại tiền gửi:

+ Tiền gửi VNĐ đạt 646.873 chiếm 67.5% trong tổng nguồn vốn huyđộng

+ Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ đạt 310 814 triệu đồng, chiếm 32.5%

- Phân theo loại hình huy động:

+ Tiền gửi tiết kiệm: 615.336 trđ, chiếm 64,4% tổng nguồn vốn huyđộng

+ Tiền gửi doanh nghiệp 244.795 trđ, chiếm 25.6% tổng nguồn vốn huy

Trang 32

+ Phát hành các công cụ nợ (kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi) đạt 97.554trđ, chiếm 10% tổng nguồn vốn huy động.

- Phân theo thời hạn tiền gửi:

+ Tiền gửi không kỳ hạn: 174.088 trđ, chiếm 18% tổng nguồn vốn

+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: 298.259 trđ, chiếm 31% tổng nguồnvốn

+ Tiền gửi trên 12 tháng đến dưới 24 tháng: 327.834 trđ, chiếm 34%trong tổng nguồn vốn

+ Tiền gửi trên 24 tháng: 157.506 trđ, chiếm 17% tổng nguồn vốn

Tình hình huy động vốn của các đơn vị năm 2005

% so với ĐN

% so kế hoạch C.Kỳ BQ 31/12/04 31/12/05 QĐ12T C.kỳ BQ

29.000 26.000 29.000 23.000 620.00 0 155.00 0

845.00 0 75.000 770.00 0

25.500 21.000 24.500 13.500 579.00 0 100.00 0 6.500

826.284 86.255 740.029

24.353 20.949 24.075 13.149 516.428 133.022 8.053

957.686 49.216 908.470

26.157 26.648 29.594 13.857 586.727 219.689 5.798

814.83 0 48.311 766.51 9

23.945 23.345 25.241 12.077 559.31 8 117.01 3 5.580

131.40 2 - 37.039 168.44 1

1.804 5.699 5.519 708 70.299 86.667 -2.255

116 57 123

107 127 123 105 114 165 72

96 48 102

90 102 102 60 95 142 58

96 64 100

94 111 103 89 97 117 86

Trang 33

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – Ngân hàng Công thương ThanhHoá

* Hoạt động cho vay nền kinh tế và đầu tư khác

Chi nhánh đã tiếp cận và tìm hiểu thị trường, phân tích khách hàng đểchuyển hướng đầu tư vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ tư nhân cá thể, kinh tếgia đình Trong năm đã tiếp cận được 112 khách hàng là DN Chỉ đạo phòngchuyên đề trong việc mở rộng cho vay và khách hàng truyền thống đã ký hạnmức tín dụng, việc mở rộng dư nợ phải đi đôi với nâng cao chất lượng tíndụng Sàng lọc, lựa chọn, rút dần dư nợ đối với khách hàng có tài chínhkhông lành mạnh, sản xuất kinh doanh không ổn định vay tiền Ngân hàng.Cương quyết không cho vay đối với khách hàng thiếu điều kiện tín dụng,không đủ tài sản đảm bảo Giảm dần tỉ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước,nâng tỷ trong cho vay có tài sản bảo đảm Do áp dụng đồng bộ các giảipháp nên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của chi nhánh đến thời điểm31/12/2005 đạt 748.018 triệu đồng đạt 101% kế hoạch NHCTVN giao So vớiđầu năm cho vay nền kinh tế tăng 123.863 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng19.8% Bình quân cả năm 2005 chỉ tiêu cho vay nền kinh tế đạt 636.741 triệuđồng, tăng 22.510 triệu đồng so với bình quân năm 2004 Đầu tư khác là12.788 triệu đồng, tăng 1.686 triệu đồng so với năm 2004

Cơ cấu cho vay dư nợ nền kinh tế.

Ngày đăng: 11/03/2014, 15:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - MISHKIN Khác
2. Giáo trình ngân hàng thương mại - Trường Đại học KTQD Khác
3. Giáo trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế - Trường Đại học KTQD Khác
4. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng - HVNH Khác
6. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng - HVNH Khác
7. Bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng - Trung tâm đào tạo NHCT VN Khác
8. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005, phương hướng hoạt động năm 2006 - NHCT TH Khác
9. Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2005, các giải pháp thực hiện công tác tín dụng năm 2006 - NHCT TH Khác
10. Báo cáo thực trạng cho vay ngành XDCB và các giải pháp - NHCT TH.11 Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 - NHCT TH Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w