1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn học viện tài chính) phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần nhựa hưng yên

58 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần nhựa Hưng Yên
Tác giả Bùi Minh Thắng
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Công Ty
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 369,09 KB

Cấu trúc

  • 1.2.1.2. Xử lý thông tin (9)
  • 1.2.2.1. Phương pháp so sánh (10)
  • 1.3. Đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu (12)
    • 1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán (12)
    • 1.3.2. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh (13)
    • 1.3.3. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng (14)
      • 1.3.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (14)
      • 1.3.3.2. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư (17)
      • 1.3.3.3. Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động (19)
      • 1.3.3.4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời (22)
  • Chương II Đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần NHỰA HƯNG YÊN (23)
    • 2.1. Tổng quan về tình hình của công ty (23)
      • 2.1.1. Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần nhựa Hưng Yên (23)
      • 2.1.2. Địa chỉ: 115 Nguyễn Thiện Thuật – TP Hưng Yên – Hưng 2.1.3. Website: http://hungyenplastic.com (23)
      • 2.1.4. Khái quát quá trình phát triển (23)
      • 2.1.5. Tổ chức hoạt động kinh doanh của cụng ty (24)
        • 2.1.5.1. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu (24)
        • 2.1.5.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh (25)
      • 2.1.6. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty (25)
      • 2.1.7. Đặc điểm hoạt động kinh doanh (28)
        • 2.1.7.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật (28)
        • 2.1.7.2. Thị trường các yếu tố đầu vào (28)
        • 2.1.7.3. Thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh của công ty (28)
        • 2.1.7.4. Lực lượng lao động (29)
    • 2.2. Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần NHỰA HƯNG YÊN (30)
      • 2.2.1. Đánh giá tình hình biến động tài sản và nguồn vốn (30)
      • 2.2.2. Đánh giá tình hình biến động doanh thu lợi nhuận.( Bảng 03 ) (33)
      • 2.2.3. Đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng (35)
        • 2.2.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty (35)
        • 2.2.3.2. Các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản (37)
        • 2.2.3.3. Các chỉ tiêu về hoạt động (39)
        • 2.2.3.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời (43)
    • 2.3. Những nhận xét về tình hình tài chính của công ty cổ phần NHỰA HƯNG YÊN (49)
      • 2.3.1. Thành công (49)
      • 2.3.2. Hạn chế (50)
    • Chương 3 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần NHỰA HƯNG YÊN (51)
      • 3.1. Cần xác định kế hoạch sử dụng vốn và điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn, giảm hệ số nợ (51)
      • 3.2. Điều chỉnh lại cơ cấu vốn hợp lý (52)
      • 3.3. Đẩy mạnh thanh toán, thu hồi công nợ (52)
      • 3.4. Phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ gía thành nhằm tăng lợi nhuận cho công ty (54)
      • 3.5. Tích cực tìm kiếm thị trường, đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty (55)

Nội dung

Do dó, để phục vụ cho công tácquản lý hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị phải thườngxuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai.. Qua đó các nhà quả

Xử lý thông tin

Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là quá trình xử lý các thông tin đã được thu thập Trong giai đoạn này, người xử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra.

Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp thông tin theo các mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định các nguyên nhân của các kết quả đã đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và ra quyết định.

1.2.1.3 Dự đoán và ra quyết định

Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và những điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán và đưa ra những quyết định hoạt động kinh doanh Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, tăng doanh thu và giảm chi phí. Đối với các chủ nợ và các nhà đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ, đối với cấp trên của doanh nghiệp đưa ra những quyết định quản lý doanh nghiệp.

1.2.2 Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự việc, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta sử dụng những phương pháp sau:

Phương pháp so sánh

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp,thấy được tình hình tài chính đã được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có những biện pháp khắc phục kịp thời cho kỳ tới.

- So sánh giữa số thực hiện và số kế hoạch để thấy được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số trung bình ngành để thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, được hay chưa được so với các doanh nghiệp trong cùng ngành.

- So sánh chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng số ở mỗi báo cáo và qua đó chỉ rõ ý nghĩa tương đối của các chỉ tiêu, tạo thuận lợi cho việc so sánh.

- So sánh theo chiều ngang để có thể thấy được sự thay đổi cả về số tương đối cũng như số tuyệt đối của cùng một chỉ tiêu giữa các niên độ kế toán liên tiếp.

Khi sử dụng phương pháp so sánh cần tuân thủ 2 điều kiện sau:

+ Điều kiện một: Xác định rõ “ gốc so sánh ” và “ kỳ phân tích ” + Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau Muốn vậy, chúng phải thông nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính toán và thời gian tính toán.

Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh tỷ lệ củ doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn là vì:

- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn, là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp.

- Việc áp dụng tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

1.2.2.3 Phương pháp phân tích tài chính DUPONT

Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ở Mỹ Dupont đã chỉ ra mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn Từ việc phân tích :

Doanh thu thuần Tổng số vốn kinh doanh

Doanh thu thuần Tổng số vốn kinh doanh

Dupont đã khái quát hóa và trình bày chỉ số ROA một cách rõ ràng, nó giúp cho các nhà quản trị tài chính có một bức tranh tổng hợp để có thể đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu.

Đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu

Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ theo hai cách phân loại là tài sản và nguồn hình thành tài sản Về bản chất Bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợphải trả.

Phần tài sản phản ánh số vốn và kết cấu các loại vốn của đơn vị hiện có tại thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới dạng hình thái vật chất như tài sản cố định, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thái nợ phải thu ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh (thu mua, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ) Căn cứ vào nguồn số liệu này trên cơ sở tổng số và kết cấu tài sản mà đánh giá một cách tổng quát qui mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Phần nguồn vốn phản ánh các nguồn hình thành tài sản, các loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp như nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn nợ phải trả Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh chất lượng hoạt động, thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp Phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý, vật chất của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý, sử dụng Cụ thể là đối với Nhà nước, cấp trên, nhà đầu tư, cổ đông, Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, khách hàng, các đơn vị kinh tế khác, cán bộ công nhân viên.

Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp về phương thức kinh doanh, về việc sử dụng các tiềm năng vốn, lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp, và chỉ ra rằng các họat động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn Đây là một bản báo cáo tài chính được những nhà lập kế hoạch rất quan tâm, vì nó cung cấp các số liệu về hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ Nó còn được coi như là một bản hướng dẫn để dự báo xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tương lai.

Nội dung của báo cáo kết quả họat động kinh doanh có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo yêu cầu quản lý, nhưng phải phản ánh được các nội dung cơ bản sau: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận Ngoài ra báo cáo kết quả kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó.

Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để kiểm tra,phân tích và đánh giá tình hình thực hiên kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư, hàng hóa tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Để từ đó có những nhận xét, đánh giá sâu hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân của những kết quả đó và đưa ra các giải pháp, quyết định tài chính phù hợp.

Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng

1.3.3.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Đây là những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu Họ luôn đặt ra câu hỏi, hiện doanh nghiệp có khả năng trả các khoản nợ tới hạn hay không? Thông qua việc nghiên cứu khả năng thanh toán người ta có thể đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp và thông qua đó người ta biết được xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

* Hệ số khả năng thanh toán tổng quá t:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản

Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ dài hạn, nợ ngắn hạn )

Hệ số này phản ánh một đồng nợ của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản Nếu hệ số này lớn hơn 1 nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt Còn hệ số này nhỏ hơn 1 thì báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ bù đắp các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán Thông thường thì hệ số này lớn hơn 1.

Như vậy chỉ tiêu này cho biết nhìn chung doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ phải thanh toán hay không? Trên thực tế có những tài sản của công ty có thể chuyển đổi ngay được thành tiền, có những tài sản không có khả năng chuyển đổi thành tiền mặc dù giá trị tài sản đó vẫn còn tồn tại Mặt khác, trong tổng nợ của công ty cũng có khoản đến hạn, quá hạn nhưng cũng có những khoản chưa đến hạn phải trả Do đó, chỉ tiêu này dùng để xem xét một cách chung nhất khả năng thanh toán làm cơ sở đánh giá doanh nghiệp mà thôi.

* Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hay hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn).

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = TSLĐ và ĐTNH

Hệ số này là mối quan hệ giữa Tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào mà Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại.

Nếu hệ số này thấp thì thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp ở mức độ thấp và cũng là dấu hiệu báo trước những khả năng tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ.

Nếu hệ số này mà cao thì cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn Nếu trong trường hợp hệ số này mà quá cao chưa chắc là tốt vì có thể doanh nghiệp có một lượng hàng tồn kho lớn gây ứ đọng vốn hoặc vốn bị chiếm dụng ở các khoản phải thu quá lớn Để đánh giá sát hơn cần phải xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác hoặc đi sâu xem xét chi tiết hơn.

* Hệ số khả năng thanh toá n nhanh.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh TSLĐ - vật tư hàng hóa tồn kho

Các tài sản lưu động trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền Trong tài sản lưu động hiện có thì vật tư hàng hóa tồn kho chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất Và vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư, hàng hóa.

Nhìn chung hệ số này càng cao càng tốt nhưng nếu quá cao thì cần phải xem xét lại vì trong tổng tài sản lưu động thì bộ phận các khoản phải thu là khó thu hồi nhất và nếu khoản phải thu lớn thì nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.

 Hệ số khả năng thanh toán tức thờ i.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời Tiền và tương đương tiền

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa các khoản tiền mặt và coi như tiền mặt (tiền gửi ngân hàng, ngân phiếu, chứng khoán ) với số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Còn hệ số này mà quá cao là không tốt vì các khoản tiền mặt và coi như tiền mặt quá nhiều làm vòng quay tiền chậm lại, gây ứ đọng vốn.

* Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạ n

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành bằng nợ vay

Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời hạn đáo hạn trên 1 năm, doanh nghiệp đi vay dài hạn để hình thành tài sản cố định Số dư nợ dài hạn thể hiện thể hiện số nợ dài hạn doanh nghiệp còn phải trả cho chủ nợ Nguồn để trả nợ dài hạn chính là giá trị tài sản cố định được hình thành bằng vốn vay chưa được thu hồi Vì vậy người ta thường so sánh giữa giá trị còn lại của tài sản cố định được hình thành bằng vốn vay với số dư nợ dài hạn để xác định khả năng thanh toán nợ dài hạn.

* Hệ số thanh toán lãi vay.

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay đến mức nào.

Hệ số thanh toán lãi vay = LN trước thuế và lãi vay lãi vay phải trả

Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt đến mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không.

Hệ số này nhỏ hơn 1 thì số lãi vay của doanh nghiệp không đủ để trả lãi tiền vay trong trường hợp này doanh nghiệp bị lỗ Tất nhiên trong phân tích, đánh giá không thể so sánh chỉ tiêu này một cách đơn giản vì nó phụ thuộc trực tiếp vào khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp.

1.3.3.2 Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư.

Trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp thì các nhà quản lý thường mong muốn đạt tới cơ cấu vốn và nguồn vốn tối ưu để sử dụng vốn và nguồn vốn có hiệu quả nhất Nhưng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp thì cơ cấu này luôn bị thay đổi, phá vỡ do tình hình đầu tư Vì vậy nghiên cứu các hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, tỷ suất đầu tư sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Hệ số nợ = Nợ phải trả

Đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần NHỰA HƯNG YÊN

Tổng quan về tình hình của công ty

2.1.1 Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần nhựa Hưng Yên 2.1.2 Địa chỉ: 115 Nguyễn Thiện Thuật – TP Hưng Yên – Hưng Yên 2.1.3 Website: http://hungyenplastic.com

2.1.4 Khái quát quá trình phát triển :

Công ty Cổ phần Hưng Yên là một trong những doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành Nhựa. Được thành lập từ 1/1/1974, theo quyết định 499/CNN-TCLĐ ngày 20/7/1973 tiền thân là Công ty nhựa Hải Hưng, kế thừa và phát triển từ Công ty nhựa Hưng Yên.

Năm 2005 được sự cho phép của nhà nước, Bộ công nghiệp Công ty đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên.

Ngày 30/7/2005 công ty tiến hành Đại hội cổ đông lần đầu 19/8/2005 công ty được cấp phép đăng ký kinh doanh các mặt hàng PVC, PE, mút xốp PU, đũa gỗ xuất khẩu, túi lưới.

Trải qua 5 năm hoạt động trong cơ chế mới, kế thừa kinh nghiệm nhiều năm hoạt động của Công ty nhựa Hưng Yên, Công ty Cổ Phần nhựa Hưng Yên không ngừng phát triển ngày càng mở rộng cả về quy mô sản xuất cũng như năng suất, chất lượng.

2.1.5 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty:

2.1.5.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu:

 Chức năng, ngành nghề kinh doanh:

- Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa (bao bì nhựa, PVC, PE,PU), Màng mỏng PVC.

- Sản xuất xuất khẩu túi PE

- Túi siêu thị PE và màng PE, PP

- Nhập khẩu các loại hạt nhựa, hoá chất, vật tư, phụ gia, thiết bị, máy móc, phụ tùng, khuôn mẫu phục vụ cho ngành sản xuất các sản phẩm chất dẻo

- Sản phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu, trên dây truyền tiên tiến, công nghệ hiện đại của Nhật Bản.

Túi T-shirt, túi Garbage, túi Grip, túi roll, túi Die cut v.v xuất khẩu khoảng trên 12.000 tấn chiếm khoảng hơn 55% tổng sản lượng túi PE nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản (Theo thống kê của tập đoànMitsubishi) Dự tính năm 2011 Công ty sẽ xuất khẩu khoảng từ 15.000 đến

20.000 tấn sản phẩm túi PE các loại có in từ 1 đến 4 mầu, có chất lượng cao.

- Màng PE quấn pallet xuất khẩu: Sản lượng 1500 đến 2000 tấn/năm

- Đũa gỗ xuất khẩu: Sản lượng 20.000.000 đôi/năm

- Xốp PU: Đệm ghế, giường, xốp phục vụ ngành da giầy và các ngành công nghiệp khác.

Tất cả các sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây truyền hiện đại, công nghệ tiên tiến nhập khẩu đồng bộ từ Nhật Bản của các hãng chế tạo máy lớn:

Ngoài ra Công ty còn kinh doanh các sản phẩm từ chất dẻo, xuất nhập khẩu nguyên liệu nhựa các loại, hóa chất, vật tư, phụ gia, thiết bị, máy móc, phụ tùng phục vụ cho ngành sản xuất chất dẻo…

2.1.5.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh Hiện nay, Công ty đã phát triển mở rộng với 9 nhà máy tổng diện tích 57.000 m2 đảm bảo đủ cung cấp túi PE cho thị trường Trong đó có 1 nhà máy chuyên sản xuất màng PE quấn pallet (Stretch wrap) xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đức, và 1 nhà máy chuyên sản xuất đũa gỗ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

2.1.6 Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Nhựa Hưng Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc

Phòng Tổ chức lao động Văn phòng Phòng kế hoạch Phòng Tài chính kế toán

Phòng quản lý chất lương

GĐ NM2 GĐ NM3 GĐ NM4 GĐ NM5 GĐ NM6 GĐ NM7 GĐ NM8 GĐ NM9

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị của Công ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm Chủ tịch Hội đồng quản trị do HĐQT bầu ra

- Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên

- Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty mẹ theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp điều lệ của công ty và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

- Phòng tổ chức lao động: đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực tổ chức lao động.

- Văn phòng: là bộ phận đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực văn phòng, công tác hành chính, thia đua khen thưởng

- Phòng kế hoạch : đảm nhận và chịu trách nhiệm về lĩnh vực kế hoạch kinh doanh và lĩnh vực đầu tư của công ty

- Phòng tài chính kế toán: đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực tài chính kế toán của công ty và tại các nhà máy.Phòng kế toán tài chính gồm 1 kế toán trưởng và 5 nhân viên tại văn phòng, tại mỗi nhà máy có 1 nhân viên kế toán.

- Phòng quản lý chất lượng: đảm nhận và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm của công ty.

- Phòng thị trường: đảm nhận và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quảng cáo, phát triển thị trường của công ty

- Giám đốc các nhà máy chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy dưới sự điều hành từ Tổng giám đốc.

2.1.7 Đặc điểm hoạt động kinh doanh:

2.1.7.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Xác định được thị trường chủ yếu của công ty là xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu, cũng như cung cấp các sản phẩm cao cấp cho thị trường Việt Nam, công ty đã chủ động đầu tư các dây truyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến nhập khẩu đông bộ từ Nhật Bản của các hãng chế tạo máy lớn: PLACO, TOMAX, NIPPON FLUTE

2.1.7.2.Thị trường các yếu tố đầu vào:

Nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất các sản phẩm của công ty là hạt nhựa

Do thị trường Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được một lượng rất nhỏ (khoảng 20% nhu cầu trong nước – theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam) nên hầu hết nguyên liệu đầu vào của công ty (khoảng 90%) là nhập khẩu từ các nước: Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Hoa Kỳ

2.1.7.3 Thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh của công ty

Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần NHỰA HƯNG YÊN

2.2.1 Đánh giá tình hình biến động tài sản và nguồn vốn.

2.2.1.1 Đánh giá tình hình biến động tài sản (Bảng 01 )

Qua bảng 1 ta thấy phần tài sản và phần nguồn vốn của công ty cuối năm

2011 tăng so với đầu năm 2011 số tiền 61,408,027,420 đồng Chứng tỏ doanh nghiệp có những chính sách huy động vốn tốt và đang mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh Nhưng để đánh giá sự gia tăng này có hợp lý hay không chúng ta đi sâu vào xem xét và phân tích từng chỉ tiêu để thấy rõ được

Nhìn vào phần 1 : phần tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Trước hết ta đi đánh giá phần tài sản ngắn hạn :

Phần tài sản ngắn hạn số cuối năm 2011 tăng so với đầu năm 2011 số tiền44,014,121,272 đồng , tương ứng với tỷ lệ tăng 36 % Đồng thời ta thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn với tổng tài sản cuối năm 2011 so với đầu năm

2011 tăng 4,5% lên mức 53,1% Chứng tỏ doanh nghiệp đang có chính sách đầu tư phần lớn là vào tài sản ngắn hạn Đây là sự gia tăng lớn đối với công ty Nhưng sự gia tăng này nguyên nhân do đâu và hợp lý chưa thì ta nhìn vào các mục tiền và các khoản tương đương tiền , mục các khoản phải thu ngắn hạn , mục hàng tồn kho , mục tài sản ngắn hạn khác Đều cho thấy có sự gia tăng rất lớn , cụ thể là khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng 8,345,961,931đồng với tỷ lệ tăng 782% cơ cấu tăng 4,74% , mục các khoản phải thu ngắn hạn tăng 41,329,326,908 đồng với tỷ lệ tăng 55% cơ cấu tăng 8,7% , mục hàng tồn kho giảm 6,926,196,229đồng với tỷ lệ giảm 16% cơ cấu giảm 13,3% , tài sản ngắn hạn khác tăng 1,265,028,662đồng với tỷ lệ tăng 30% cơ cấu giảm 0,16% vì tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn khác chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản ngắn hạn Như vậy ta thấy rõ là công ty cho nợ ngắn hạn quá nhiều do đó cần phải đề ra chính sách cần thiết để thu hồi số nợ phải thu ngắn hạn này để lấy vốn quay vòng cho sản xuất Và phần hàng tồn kho còn ứ đọng quá nhiều làm cho vốn không sinh lời được do đó cần phải giải quyết bớt phần hàng tồn kho đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng, cần điều tra chi tiết rằng hàng tồn kho này là nguyên vật liệu hay là thành phẩm để có chính sách hợp lý hơn về hàng tồn kho Ta lại thấy rằng các khoản phải thu ngắn hạn tăng, mà hàng tồn kho lại giảm, có thể doanh nghiệp đang có chính sách bán hàng để giảm thiểu hàng tồn kho trong doanh nghiệp Mặt khác số tiền mặt của doanh nghiệp có là rất lớn, cần xem xét xem có phải đến kỳ trả nợ hoặc thanh toán tiền hàng hay doanh nghiệp chuẩn bị tiền để đầu tư hay không? Tránh tình trạng để vốn nằm im trong quỹ không sinh ra lời

Phần tài sản dài hạn cuối năm 2011 tăng so với đầu năm 2011 số tiền17,393,906,148 đồng với tỷ lệ tăng 13,3% cơ cấu giảm 4,5% do tốc độ tăng của tài sản dài hạn thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản Sự gia tăng này cho thấy Cty chú trọng vào việc mở rộng , đầu tư các loại tài sản cố định như mua máy móc thiết bị , đổi mới công nghệ , xây dựng nhà xưởng phục vụ cho sản xuất Cụ thể phần tài sản cố định tăng 12,583,637,272đồng ứng với tỷ lệ tăng 10,6% , chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 7,026,962,000đồng cơ cấu tăng 5,3% do đó cần xác định cơ cấu hợp lý tránh lãng phí Tuy việc đầu tư là hợp lý trong năm vừa qua nhưng Cty cũng cần chú ý khấu hao kịp thời phần tài sản dài hạn này Còn phần tài sản dài hạn khác Cty cần khấu hao nốt hoặc là nếu thanh lý đựơc cao hơn hoặc bằng khấu hao thì nên thanh lý để thu hồi nốt vốn Phần đầu tư tài chính vào công ty liên kết cũng khá lớn, vào thời điểm cuối năm 2011 thì số vốn đầu tư vào đây là 16,666,772,375 đồng, tăng 7,861,028,478 đồng so với đầu năm với tỷ lệ tăng là 89,3%, cơ cấu vốn tăng 4,5% Doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty liên kết này để đưa ra mức độ đầu tư hợp lý.

2.2.1.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn vốn ( Bảng 02)

Nhìn vào bảng 1 ta thấy cơ cấu vốn của doanh nghiệp chủ yếu lệch về sử dụng vốn vay là chủ yếu, mà cơ cấu này lại càng tăng khi so sánh cuối năm

2011 với đầu năm Chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính thấp Mức sử dụng đòn bẩy tài chính là rất lớn, rủi ro tài chính rất cao.

Phần nợ phải trả ta thấy tăng 64,089,402,092 đồng với tỷ lệ tăng 48,3% ứng với cơ cấu tăng 10,1% Trong đó nợ ngắn hạn tăng 64,122,700,642 đồng với tỷ lệ tăng 49,5% ứng với cơ cấu tăng 0,8% , nợ dài hạn giảm33,298,550 đồng với tỷ lệ giảm 1,1% tỷ trọng giảm 0,004% Điều này cho thấy Cty nợ ngắn hạn quá nhiều đây là tình rất bất lợi cho công ty nếu như chủ nợ đòi công ty có thể ứng phó không kịp thời trong khi chỉ tiêu nợ dài hạn lại quá ít Về nguyên tắc tài chính thì TSNH được tài trợ bởi 1 phầnNVNH+ 1 phần NVDH , còn TSDH thì được tài trợ bởi NVDH , nhưng phần NVDH của Cty quá ít cho thấy Cty vay nợ ngắn hạn quá nhiều và có thể phần TSDH và đầu tư dài hạn đã được Cty tài trợ bằng NVNH đây là một quyết định đầu tư quá mạo hiểm và rủi ro xảy ra không trả được nợ kịp thời là rất lớn Do đó Cty cần phải huy động nguồn vốn dài hạn nhanh để kịp thời thay đổi lại cơ cấu tài trợ của mình Nhưng đây là chính sách đầu tư và huy động vốn rất phổ biến ngoài thực tế, tuy rất mạo hiểm nhưng nếu doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả thì rất tốt Tuy nhiên doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi tình hình, đánh giá và đưa ra những quyết sách kịp thời.

Phần NVCSH cuối năm 2011 tăng so với đầu năm 2,681,374,672 đồng tưong ứng với tỷ lệ giảm 2,2% , cơ cấu giảm 10,1% , vậy nguyên nhân tăng nguồn vốn này do đâu Đó là do sự bố trí vào các quỹ từ lợi nhuận quá nhiều trong khi vốn của chủ sở hữu không có sự đầu tư mà phải đi vay ngắn hạn từ bên ngoài để sản xuất và đầu tư Cụ thể là quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 333,449,574 đồng với tỷ lệ tăng 34% cơ cấu tăng 0,3% như vậy sự gia tăng này là không hợp lý trong khi vẫn phải vay ngắn hạn quá nhiều , do đó Cty nên điều chỉnh các quỹ này giảm xuống để trả bớt nợ ngắn hạn

Phần nguồn kinh phí và quỹ khác có sự gia tăng điều này cũng có thể là hợp lý bởi quỹ này chủ yếu là phần quỹ khen thưởng phúc lợi dùng để thưởng cho những cá nhân có đóng góp cho công ty dùng để khuyến khích người lao động làm việc hăng say và nhiệt tình với Cty hơn

2.2.2 Đánh giá tình hình biến động doanh thu lợi nhuận.( Bảng 03 )

Qua bảng 03 ta thấy tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng với số tiền 407,879,208,848 đồng tương ứng với 47% ,cuối năm 2011 so với đầu năm tỷ lệ tăng doanh thu này rất cao nhưng việc tăng này có hợp lý hay chưa , do bán được nhiều hàng hay là do tăng giá bán Thì ta thấy phần giá vốn hàng bán tăng lên rất cao 386,186,651,780đồng ứng với 47% điều này cho thấy doanh thu tăng là do Cty tăng được số lượng thành phẩm bán ra, điều này rất phù hợp với việc tăng các khoản phải thu khách hàng và số lượng hàng tồn kho giảm khi ta phân tích diễn biến tài sản ở phần trên.

Chứng tỏ rằng doanh nghiệp sử dụng chính sách bán hàng thoáng hơn nhằm thu hút khách hàng mua sản phẩm của công ty, nhưng doanh nghiệp cần có chính sách quản lý các khoản phải thu, thường xuyên theo dõi thúc giục các khách hàng trả tiền đúng thời hạn và kịp thời bù đắp các khoản nợ khó đòi.

Mặt khác chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên do đó công ty phải có chính sách cắt giảm bớt chi phí này xuống.

Phần doanh thu hoạt động tài chính tăng cũng rất cao cụ thể là 1,492,901,992 đồng với tỷ lệ tăng 17% và chi phí tài chính trong năm 2011 tăng rất lớn 13,064,090,412 đồng, tăng tỷ lệ là 99% mà chủ yếu là chi phí lãi vay Do năm 2011 lãi suất cho vay của các ngân hàng khá lớn mà doanh nghiệp chủ yếu huy động vốn bằng vay ngắn hạn của ngân hàng Tháng 3/2012 đã có quyết định hạ lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của ngân hàng trung ương thì các nhà quản trị doanh nghiệp hay đưa ra quyết sách hợp lý như trả ngay các khoản vay ngân hàng với lãi suất cao rồi vay các khoản vay mới với lãi suất thấp hơn, tiết kiệm và hạn chế được chi phí lãi vay tăng nhanh như trong năm 2011.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 2,312,689,488 đồng ứng với tỷ lệ giảm 27% và lợi nhuận khác cũng giảm so với năm 2010 chủ yếu là do chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng mạnh Doanh nghiệp cần chú tâm đến hai loại chi phí này hơn để có thể tăng lợi nhuận Đặc biệt chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả và tiết kiệm được vốn trong quá trình quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phát huy về việc quản lý.

2.2.3 Đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng:

2.2.3.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty

Tình hình và khả năng thanh toán của công ty phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính Nếu mọi công tác tài chính tốt, công ty sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém hiệu quả thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả dây dưa kéo dài.

Những nhận xét về tình hình tài chính của công ty cổ phần NHỰA HƯNG YÊN

CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN

Mặc dù trong năm 2011, dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như việc bất ổn của hệ thống chính trị các nước, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, và đặc biệt là thảm họa kép động đất và song thần tại Nhật Bản đối tác chiến lược của công ty nên việc tiêu thụ hàng hoá gặp phải nhiều khó khăn , các loại chi phí gia tăng đột biến không chỉ với công ty , mà đối với hầu hết tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế , nhưng hoạt động sản xuất của công ty vẫn có lãi do duy trì được mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng của công ty tuy có giảm nhưng chứng tỏ doanh nghiệp đã cố gắng đứng vững vượt qua khó khăn.

Tuy hiệu quả kinh doanh không cao nhưng công ty vẫn giữ được uy tín đối với khách hàng trong nước cũng như quốc tế, công ty vẫn duy trì được việc làm cho người lao động trong công ty với mức thu nhập cao hơn, từ đó ổn định đời sống cho cán bộ Công nhân viên. Đối với công tác kế toán, luôn luôn đảm bảo việc hoàn chứng từ theo đúng chế độ Nhà nước và qui định của công ty, trích nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn đầy đủ và đúng qui định, kê khai thuế đầy đủ, kịp thời đối với hầu hết các hạng mục công trình.

Bên cạnh những thành tựu thì hạn chế ở công ty còn rất nhiều cần phải có biện pháp khắc phục để lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cụ thể:

- Hàng tồn kho của công ty còn ứ đọng quá nhiều gây ứ đọng vốn và chi phí quản lý hàng tồn kho tăng lên do đó công ty cần phải có chính sách để đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá nhằm tăng cao vòng quay vốn.

- Các khoản phải thu của công ty tăng lên khá lớn mặc dù đây là một trong những chính sách bán chịu cho khách hàng để giữ mối quan hệ nhưng không vì vậy mà để bị chiếm dụng vốn quá lớn do đó công ty cần phải thu hồi các khoản nợ này về lấy vốn quay vòng sản xuất.

- Về cơ cấu nguồn vốn của công ty thực sự chưa hợp lý Nguồn vốn huy động ngắn hạn của công ty có thể là đã tài trợ cho tài sản dài hạn mà theo nguyên tắc đảm bảo an toàn tài chính thì NVNH chỉ tài trợ cho TSNH còn nguồn vốn dài hạn thì tài trợ cho 1 phần TSDH và đầu tư dài hạn + 1 phần NVNH Do đó công ty nên huy động nguồn vốn dài hạn để tài trợ tăng khả năng giảm thiểu rủi ro cho công ty

- Về các khoản nợ của công ty thì công ty nợ ngắn hạn quá nhiều do đó công ty cần có kế hoach trả nợ giảm bớt chi phí lãi vay và cũng là tránh làm mất uy tín với các bạn hàng

- Còn đối với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thì giá vốn hàng bán tăng khá cao cũng có thể do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm , công ty nên tìm đến nhiều nhà cung cấp khác để tìm được giá đầu vào hợp lý , không những thế mà các chi phí bán hàng , chi phí quản lý cũng tăng khá cao do vậy công ty nên tiết kiệm chi phí các khoản này để tăng lợi nhuận.

- Chi phí tài chính của doanh nghiệp khá cao do lãi suất cho vay của ngân hàng trong năm là rất lớn Giữa tháng 3/2012 NHNN đã đưa ra quyết định giảm lãi suất huy động vốn xuống còn 13%/năm Doanh nghiệp cần sớm trả các khoản nợ với lãi suất cao để vay các khoản vay với lãi suất thấp hơn.

Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần NHỰA HƯNG YÊN

3.1 CẦN XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VỐN VÀ ĐIỀU CHỈNH LẠI

CƠ CẤU NGUỒN VỐN, GIẢM HỆ SỐ NỢ

- Xác định nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó lập kế hoạch huy động vốn từ các nguồn, đảm bảo sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất mà vẫn đáp ứng đủ, kịp thời, không gây tình trạng thừa hoặc thiếu vốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

- Lập kế hoạch phân phối và sử dụng vốn đã huy động được ở từng khâu sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất Cụ thể là vốn trong khâu dự trữ, trong khâu sản xuất, khâu lưu thông phải hợp lý, để cho vốn không bị ứ đọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

- Về cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có sự mất cân đối Hệ số nợ của công ty quá cao năm 2011 là 62 %

Vì vậy công ty cần có các giải pháp khắc phục tình trạng trên, giảm hệ số nợ, tăng khả năng độc lập về tài chính của công ty Do đó những năm tiếp theo công ty cần phải:

- Công ty cần thực hiện đúng, đầy đủ các nguyên tắc thanh toán đã thoả thuận với người cho vay cũng như đối với những đơn vị cho công ty chiếm dụng vốn Không nên để nợ tồn đọng quá lâu, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn công ty cần lập kế hoạch hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn để không ảnh hưởng đến uy tín của công ty, tạo điều kiện tốt hơn cho những quan hệ tín dụng lâu dài.

- Công ty phải nhanh chóng thu hồi các khoản vốn đang bị chiếm dụng, đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng Chính vì vốn tồn đọng ở khoản này mà doanh nghiệp phải tiến hành vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn Vì vậy giảm bớt các khoản phải thu sẽ giải phóng được một lượng vốn ứ đọng, giúp công ty cải thiện được tình hình tài chính, tăng khả năng thanh toán cho công ty.

- Công ty cần có kế hoạch tăng nguồn vốn chủ sở hữu để tăng khả năng độc lập về tài chính bằng cách kiến nghị với Bộ thương mại và Nhà nước tạo điều kiện bổ sung vốn cho công ty để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

3.2 ĐIỀU CHỈNH LẠI CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ Đi đôi với việc cơ cấu nguồn vốn mất cân đối giữa nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả thì việc bố trí vốn của công ty cũng còn chưa hợp lý Cụ thể Tài sản lưu động chiếm tới 53,1% Tổng tài sản còn tài sản dài hạn chiếm 46,9% Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ tới công ty cần có giải pháp để bố trí lại cơ cấu vốn.

Chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị sản xuất để nâng cao tỷ trọng Vốn cố định trong tổng Vốn sản xuất kinh doanh Nâng cao năng lực sản xuất của Tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng của Vốn cố định.

3.3 ĐẨY MẠNH THANH TOÁN, THU HỒI CÔNG NỢ

Cuối năm 2011 các khoản phải thu của công ty tăng cao chiếm 69,2 % trong tổng tài sản ngắn hạn và tăng tương ứng 55% so với đầu năm Như vậy số vốn của công ty bị chiếm dụng khá lớn làm ảnh hưởng đến tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Do đó để nhanh chóng thu hồi vốn, và giảm tới mức thấp nhất số vốn bị chiếm dụng công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Công ty nên có một số điều khoản ràng buột chặt chẽ như qui định rõ thời hạn trả tiền, phương thức thanh toán, điều khoản vi phạm hợp đồng một cách cụ thể Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.

- Mặt khác trong quá trình bán hàng công ty nên thực hiện chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với các hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh toán tiền sớm Điều này sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh hơn, giảm bớt nợ dây dưa, thu hồi vốn nhanh, tránh bị chiếm dụng vốn lâu Chính vì vậy công ty phải xác định một tỷ lệ chiết khấu hợp lý để nó phát huy được hiệu quả cao nhất Tuy nhiên khi xác định tỷ lệ chiết khấu này công ty nên đặt nó trong mối quan hệ với lãi suất vay vốn Ngân hàng Bởi vì khi cho khách hàng trả tiền chậm thì trong thời gian đợi khách hàng thanh toán công ty sẽ phải đi vay vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục Vì vậy nên công ty cần chiết khấu một khoản tiền nhất định nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất tiền vay Ngân hàng bởi vì có ngay tiền do khách hàng thanh toán thì vẫn có lợi hơn là khách hàng sẽ trả tiền nhưng trong thời gian đó công ty phải đi vay vốn và phải trả lãi tiền vay Công ty nên có chính sách bán chịu đúng đắn cho từng khách hàng Khi bán chịu cho khách hàng thì phải xem xét kỹ khả năng thanh toán của khách hàng như tiến hành kiểm tra số dư tài khoản ở Ngân hàng, yêu cầu khách hàng trả trước một phần giá trị của đơn đặt hàng.

- Đối với khoản nợ cũ công ty cần có biện pháp thu hồi một cách dứt điểm Nếu đơn vị mắc nợ không thanh toán đúng hạn công ty có thể xem xét để chấm dứt việc ký kết hợp đồng Còn nếu đơn vị mắc nợ không đủ khả năng thanh toán nợ trong khi số nợ lại lớn thì công ty có thể tịch thu tài sản thế chấp hoặc để nghị sự can thiệp của pháp luật Ngoài ra đối với các khoản nợ quá hạn thì công ty nên tìm hiểu nguyên nhân của nó để có biện pháp xử lý như cho gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu toà án giải quyết Về phần công ty thì đối với những khoản nợ quá hạn mà khó có khả năng thu hồi thì công ty nên lập quỹ dự phòng các khoản nợ khó đòi.

Cùng với việc đôn đốc thu hồi nợ, công ty cũng phải có phương án thích hợp để trả các khoản nợ, các khoản vốn đi chiếm dụng Trong nền kinh tế thị trường việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong quan hệ mua bán là điều không thể tránh khỏi, nếu chiếm dụng vốn trong một chừng mực nào đó và công ty có phương án trả nợ phù hợp thì sẽ giảm bớt phần nào sự thiếu hụt về vốn kinh doanh, đồng thời không gây những ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với khách hàng, bạn hàng Nếu công ty chiếm dụng vốn quá giới hạn cho phép, không chấp hàng đúng kỷ luật thanh toán sẽ làm mất uy tín với khách hàng.

Vì vậy nếu công ty không có kế hoạch trả nợ phù hợp với tình hình hiện tại sẽ dẫn đến rủi ro tài chính đối với công ty, vì vậy công ty cần thực hiện một số biện pháp:

Ngày đăng: 12/10/2022, 08:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên trong 2 năm 2010, 2011 theo trinh độ - (Luận văn học viện tài chính) phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần nhựa hưng yên
Bảng 1. Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên trong 2 năm 2010, 2011 theo trinh độ (Trang 30)
2.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN - (Luận văn học viện tài chính) phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần nhựa hưng yên
2.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN (Trang 30)
(Bảng 04) Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán năm 2011 - (Luận văn học viện tài chính) phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần nhựa hưng yên
Bảng 04 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán năm 2011 (Trang 36)
Nhìn vào bảng số (04) phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty ta thấ y: Hệ số khả năng thanh tốn hiện thời của cơng ty cuối  năm 2011 giảm so vơí đầu năm  là  0,09 như vậy có thể đánh giá được khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền bị suy giảm , do đó tì - (Luận văn học viện tài chính) phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần nhựa hưng yên
h ìn vào bảng số (04) phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty ta thấ y: Hệ số khả năng thanh tốn hiện thời của cơng ty cuối năm 2011 giảm so vơí đầu năm là 0,09 như vậy có thể đánh giá được khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền bị suy giảm , do đó tì (Trang 36)
(Bảng 05 ) các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản năm 2011 1Chỉ tiêuCuối năm 2011Đầu năm 2011Chênh lệch 2Nợ phải trả196,841,721,397132,752,319,305 64,089,402,092 - (Luận văn học viện tài chính) phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần nhựa hưng yên
Bảng 05 các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản năm 2011 1Chỉ tiêuCuối năm 2011Đầu năm 2011Chênh lệch 2Nợ phải trả196,841,721,397132,752,319,305 64,089,402,092 (Trang 38)
( Bảng07 ) Tổng hợp các hệ số tài chính đặc trưng năm 2011 - (Luận văn học viện tài chính) phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần nhựa hưng yên
Bảng 07 Tổng hợp các hệ số tài chính đặc trưng năm 2011 (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w