4 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần nhựa hưng yên (Trang 47 - 49)

Việc phân tích này cho phép nắm được tổng quát diễn biến thay đổi của nguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán, từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của thời kỳ tiếp theo.

Việc phân tích có thể được thực hiện như sau:

* Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn:

Việc xác định này được thực hiện bằng cách: Trước hết, chuyển toàn bộ các khoản mục trên Bảng cân đối kế tốn thành cột dọc. Tiếp đó, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên Bảng cân đối. Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng vốn hoặc diễn biến nguồn vốn theo cách thức sau: - Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn.

- Diễn biến nguồn vốn sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.

* Lập bảng phân tích.

Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng vốn và liên quan đến việc thay đổi nguồn vốn dưới hình thức một bản cân đối. Qua bảng này ta có thể xem xét và đánh giá tổng quát. Số vốn tăng hay giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hay giảm vốn. Trên cơ sở phân tích, có thể định hướng huy động vốn cho kỳ tiếp theo.

Sử Dụng Vốn Số tiền Tỷ trọng Diễn Biến Nguồn Vốn Số tiền Tỷ trọng

Tăng phải thu khách hàng 34,150,053,286 42.95 Tăng vay và nợ ngắn hạn 45,001,950,557 56.6 Tăng tiền và các khoản tương đương tiền

8,345,961,931 10.5 Tăng phải trả người bán 16,447,205,764 20.69

Tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7,861,028,478 9.9 Giảm hàng tồn kho 6,926,196,229 8.71 Tăng nguyên giá 7,655,603,375 9.63 Tăng phải trả nội bộ 3,719,260,720 4.68 Tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang 7,026,962,000 8.84 Giảm các khoản phải thu dài hạn 2,497,894,874 3.14 Tăng trả trước cho người bán 5,396,079,065 6.79 Tăng giá trị hao mịn luỹ kế 2,098,928,103 2.64 Giảm chi phí phải trả 2,687,901,934 3.38 Tăng phải trả người lao động 1,487,685,825 1.87 Tăng phải thu nội bộ ngắn hạn

1,783,194,557 2.24 Tài sản dài hạn khác 552,864,728 0.7

Giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

1,591,943,795 2 Tăng người mua trả tiền trước 443,327,975 0.56

Giảm chênh lệch tỷ giá hối đoái

1,422,880,451 1.79 Tăng quỹ khen thưởng, phúc lợi 333,449,574 0.42

Tăng tài sản ngắn hạn khác 1,265,028,662 1.59 Giảm thuế và các khoản phải nộp NN 288,828,265 0.36 Giảm nợ dài hạn

33,298,550 0.04

Tổng cộng 79,508,764,349 100 Tổng cộng 79,508,764,349 100

Nhận xét:

Qua bản trên ta thấy quy mô sử dụng vốn của doanh nghiệp trong năm 2011 đã tăng 79,508,764,349 đồng. Trong đó chủ yếu là chỉ tiêu phải thu khách hàng tăng mạnh lên con số 34,150,053,286 đồng chiếm gần 43% đồng thời tiền mặt cũng chiếm lượng tương đối lớn, tăng 8,345,961,931 đồng. Công ty cũng mở rộng đầu tư tài chính dài hạn, chiếm 7,865 %.

Về phần nguồn vốn, một số chủ yếu là huy động từ vay nợ ngắn hạn với mức lãi suất khá cao. Số lượng tiền vốn doanh nghiệp vay là 45,001,950,557 đồng, chiếm 56,6% tỷ trọng. Các khoản phải trả người bán trong năm 2011 của doanh nghiệp cũng tăng lớn 16,447,205,764 đồng chiếm gần 21%.

Ta thấy điểm mạnh của công ty là thu hút vốn đầu tư khá ổn định, tuy nhiên ta thấy doanh nghiệp chủ yếu huy động vốn bằng vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất cao để rồi các bạn hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp

thông qua mức độ tăng lên của các khoản phải thu. Đặc biệt mức tiền dự trữ trong quỹ khá lớn, vậy mà doanh nghiệp vẫn phải đi vay ngân hàng là điều chúng ta cần xem xét tránh tình trạng vốn bị đọng khơng sinh lời của các loại vốn bằng tiền nằm trong quỹ.

Phần lớn bên diễn biến nguồn là sự thay đổi của các khoản nợ phải trả, hầu hết các chỉ tiêu VCSH không thay đổi nhiều, chứng tỏ doanh nghiệp đang cơ cấu lại các khoản nợ phải trả. Có một phần nguồn vốn huy động từ vay ngắn hạn ngân hàng đầu tư vào tài sản dài hạn, rủi ro tài chính rất cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần nhựa hưng yên (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)