1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm petrolimex

82 484 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 705,35 KB

Nội dung

BAO HIEM HANG HAI

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 1 SVTH: Trần Nguyễn Thanh Thy GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng, mức độ tăng trưởng GDP đạt ở mức cao, lạm phát tiếp tục giảm … Bên cạnh đó, cùng với sự mở cửa nền kinh tế, các quan hệ thương mại quốc tế gia tăng đi đôi với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng ngày một phát triển. Do hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng nhanh chóng nên nhu cầu bảo hiểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cũng ngày càng lớn. Mặt khác, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó, sự trao đổi, buôn bán hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn được thực hiện chủ yếu bằng đường biển (khoảng 80% lượng hàng hóa) do những ưu điểm của loại hình vận chuyển này. Vì thế, việc phát triển và hoàn thiện các vấn để về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong điều kiện thị trường trong nước và quốc tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đã được ra đời, triển khai từ rất sớm và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và nhiều vấn đề cần phải giải quyết đặc biệt là vấn đề hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex chi nhánh Cần Thơ, được sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ trong công ty, em đã chọn đề tài “Phân tích nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 2 SVTH: Trần Nguyễn Thanh Thy 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở lý thuyết chung phân tích hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex chi nhánh Cần Thơ (PJICO Cần Thơ) để đánh giá được thực trạng kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội của công ty Petrolimex trong những năm qua. Phân tích các yếu tố tác động chủ yếu đến hiệu quả kinh doanh, từ đó đề ra các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty một cách an toàn và bền vững 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh của PJICO Cần Thơ từ năm 2009 đến 2012. - Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của PJICO Cần Thơ qua 4 năm 2009 – 2012. - Mục tiêu 3: Đưa ra đề xuất hoặc giải pháp phát triển cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex chi nhánh Cần Thơ. Số liệu thứ cấp do phòng kế toán cung cấp. - Thời gian: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của PJICO Cần Thơ qua 4 năm, từ năm 2009 đến năm 2012. 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm của công ty PJICO rất đa dạng nhưng do hạn chế về thời gian, và kinh nghiệm thực tế nên đề tài chỉ nghiên cứu về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trong 4 năm gần đây. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 3 SVTH: Trần Nguyễn Thanh Thy 1.3.2 Lược khảo tài liệu (1) Bùi Đăng Khoa, “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biểncông ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex”. Đề tài nêu lên một số vấn đề và giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. (2) Lương Minh Tuyết, “Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Bảo Minh Hà Nội”. Đề tài phân tích tình hình khai thác và triển khai kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Công ty Bảo Minh Hà Nội, từ đó đưa ra giải pháp và phương hướng, chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ. (3) Phạm Hiện Hồng vũ, “Hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex” Đề tài lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh, đánh giá thực trạng hoạt động của công ty PJICO qua đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty PJICO và định hướng kế hoạch phát triển tới năm 2015. (4) Trần thu hồng “Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại trong bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)” Đề tài nêu lên những lý thuyết cơ bản về việc giải quyết khiếu nại trong bảo hiểm phi nhân thọ, thực trạng giải quyết khiếu nại các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại PJICO. Qua đó nêu ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết các khiếu nại các nghiệp vụ bảo hiểm tại PIJICO. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 4 SVTH: Trần Nguyễn Thanh Thy CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về bảo hiểm Trong thực tế cuộc sống hàng ngày, thuật ngữ “Bảo hiểm” thường được sử dụng rộng rãi. Theo các nhà nghiên cứu lý thuyết bảo hiểm cho rằng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm tuỳ theo giác độ phân tích và quan điểm của mỗi người. - Về phương diện pháp lí: Bảo hiểm là một hợp đồng được ký kết, trong đó bên (người bảo hiểm) đồng ý nhận một số tiền được tính tóan trước (gọi là phí bảo hiểm) để bồi thường cho người khác (người được bảo hiểm) về những tổn thất người ấy phải gánh chịu do hậu quả của những sự cố gây ra. - Đứng về phía người được bảo hiểm: Bảo hiểm được định nghĩa là phương tiện để người được bảo hiểm chỉ phải gánh chịu một phí tổn nhỏ và nhất định thay vì phải gánh chịu một tổn thất lớn, nhưng chưa chắc xảy ra, qua một số sắp xếp để một số người may mắn không bị tổn thất giúp đỡ, bù đấp cho số ít người không may nắm bị tổn thất. - Đứng trên giác độ kinh tế: bảo hiểm là một hệ thống các giải pháp kinh tế huy động sự đóng góp các tổ chức, cá nhân một số tiền nhất định dưới dạng phí bảo hiểm hình thành quỹ bảo hiểm nhằm chi trả hay bù đắp cho các đối tượng đóng góp khi có sự cố xảy ra để đảm bảo cho đời sống được thường xuyên và liên tục. - Về phía nhà kinh doanh bảo hiểm: bảo hiểm là một hệ thống trong đó một số đông người đồng ý đóng góp một khoản tiền nhỏ cho Công ty bảo hiểm hình thành một quỹ bảo hiểm để đổi lấy một sự an toàn và chia sẽ chi phí cho một tổn thất mà có khả năng một cá nhân trong số họ phải gánh chịu đơn lẻ. Nhiệm vụ của các nhà bảo hiểm là nhận lấy rủi ro, phân tán tổn thất có thể xảy ra và quản lý tốt quỹ bảo hiểm. Như vậy bản chất sâu xa của bảo hiểm là phục vụ tích cực cho mục tiêu an toàn của nền kinh tế xã hội, biểu hiện các mối quan hệ kinh tế và xã hội phát sinh trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị, thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm tập trung. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 5 SVTH: Trần Nguyễn Thanh Thy 2.1.2 Tổng quan về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 2.1.2.1 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển * Trên thế giới Bảo hiểm hàng hải đã có lịch sử rất lâu đời. Nó ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của hàng hoá và ngoại thương. Khoảng thế kỷ V trước công nguyên, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã ra đời và phát triển người ta biết tránh tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách chia nhỏ, phân tán chuyên chở trên nhiều thuyền khác nhau. Đây có thể nói là hình thức sơ khai của bảo hiểm hàng hoá. Đến thế kỷ thứ XII thương mại và giao lưu hàng hoá bằng đường biển giữa các nước phát triển. Nhiều tổn thất lớn xảy ra trên biển vì khối lượng và giá trị của hàng hoá ngày càng tăng, do thiên tai, tai nạn bất ngờ, cướp biển gây ra làm cho giới thương nhân lo lắng nhằm đối phó với các tổn thất nặng nề có khả năng dẫn tới phá sản họ đã đi vay vốn để buôn bán kinh doanh. Nếu hành trình gặp phải rủi ro gây ra tổn thất toàn bộ thì các thương nhân được xoá nợ, nếu hành trình may mắn thành công thì ngoài vốn vay họ còn phải trả chủ nợ một khoản tiền lãi với lãi suất rất cao. Lãi suất cao và nặng nề này có thể coi là hình thức ban đầu của phí bảo hiểm. Năm 1182 ở Lomborde - Bắc Ý, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá đã ra đời, trong đó người bán đơn này cam kết với khách hàng sẽ thực hiện nội dung đã ghi trong đơn. Từ đó hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm đã ra đời với tư cách như là một nghề riêng độc lập. Năm 1468 tại Venise nước Ý đạo luật đầu tiên về bảo hiểm hàng hải đã ra đời. Sự phát triển của thương mại hàng hải đã dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của bảo hiểm hàng hải và hàng loạt các thể lệ, công ước, hiệp ước quốc tế liên quan đến thương mại và hàng hải như: Mẫu hợp đồng bảo hiểm của Lloyd's 1776 và Luật bảo hiểm của Anh năm 1906 (MiA - Marine insurance Act 1906), công ước Brucxen năm 1924, Hague Visby 1986, Hămbua năm 1978, Incoterms 1953,1980,1990,2000 Các điều khoản về bảo hiểm hàng hải cũng ra đời và ngày càng hoàn thiện. Nói về bảo hiểm hàng hải không thể không nói tới nước Anh và Lloyd's. Nước Anh là một trong những nước có sự phát triển hiện đại về thương mại và hàng hải lớn nhất trên thế giới. Có thể nói lịch sử phát triển của ngành hàng hải và thương mại thế Luận văn tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 6 SVTH: Trần Nguyễn Thanh Thy giới gắn liền với sự phát triển của nước Anh, thế kỷ XVII nước Anh đã có nền ngoại thương phát triển với đội tàu buôn mạnh nhất thế giới và trở thành trung tâm thương mại và hàng hải của thế giới. Do đó nước Anh cũng là nước sớm có những nguyên tắc, thể lệ hàng hải và bảo hiểm hàng hải. Năm 1779, các hội viên của Lloyd's đã thu thập tất cả các nguyên tắc bảo hiểm hàng hải và quy thành một hợp đồng chung gọi là hợp đồng Lloyd's. Hợp đồng này đã được Quốc hội Anh thông qua và được sử dụng ở nhiều nước cho đến 1982.Từ ngày 1/1/1982, đơn bảo hiểm hàng hải mẫu mới đã được Hiệp hội bảo hiểm London thông qua và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay. Không chỉ riêng bảo hiểm hàng hải, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, các loại hình bảo hiểm cũng phát triển hết sức mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội, văn hoá và giao lưu quốc tế. * Tại Việt Nam Thời kỳ đầu, nhà nước giao cho một công ty chuyên môn trực thuộc Bộ Tài chính kinh doanh bảo hiểm đó là công ty Bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt). Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập ngày 17/12/1964 theo Quyết định số 179/CP và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965. Trước năm 1964 Bảo Việt chỉ làm đại lý bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cho công ty Bảo hiểm nhân dân Trung Quốc trong trường hợp mua theo giá FOB, CF và bán theo giá CIF với mục đích là học hỏi kinh nghiệm. Từ năm 1965 - 1975 Bảo Việt mới triển khai ba nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại trong đó có bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Từ sau 1970 Bảo Việt có quan hệ tái bảo hiểm với Liên Xô (cũ), Ba Lan, Triều Tiên. Trước đó Bảo Việt chỉ có quan hệ tái bảo hiểm với Trung Quốc. Từ năm 1975 - 1992 Bảo Việt đã triển khai thêm nhiều nghiệp vụ và mở rộng phạm vi hoạt động. Từ chỗ chỉ có quan hệ tái bảo hiểm với một số nước xã hội chủ nghĩa cũ thì trong thời kỳ này Bảo Việt đã có quan hệ đại lý, giám định, tái bảo hiểm với hơn 40 nước trên thế giới. Năm 1965 khi Bảo Việt đi vào hoạt động, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung về Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Gần đây, để phù hợp với sự phát triển thương mại và ngành hàng hải của đất nước, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung mới - Quy tắc chung 1990 (QTC-1990) cùng với Luật Hàng hải Việt Nam. Quy tắc chung này là cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh các Luận văn tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 7 SVTH: Trần Nguyễn Thanh Thy vấn đề về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, xuất phát từ yêu cầu bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm là một đòi hỏi thiết thực. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách trên, Nghị định 100/CP của chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành ngày 18/12/1993 đã tạo điều kiện cho nhiều công ty bảo hiểm ra đời và phát triển. Hiện nay với sự góp mặt của 10 công ty bảo hiểm gốc trong cả nước, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu phát triển với sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vẫn là một nghiệp vụ truyền thống mà các nhà bảo hiểm Việt Nam vẫn duy trì và phát triển với các biện pháp, chiến lược, sách lược giành thắng lợi trong cạnh tranh. 2.1.3 Khái niệm, sự cần thiết, vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 2.1.3.1 Khái niệm Ta có thể định nghĩa: Bảo hiểm chính là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm góp cho người bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu thì người được bảo hiểm có thể là người mua hoặc người bán tuỳ theo điều kiện thương mại và điều kiện cơ sở giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã thoả thuận với nhau. Đối tượng bảo hiểm ở đây chính là hàng hoá đã được mua bảo hiểm. 2.1.3.2 Sự cần thiết Ngành bảo hiểm đã ra đời do có sự tồn tại khách quan của các rủi ro mà con người không thể khống chế được. Nếu có những rủi ro xảy ra mà không có các khoản bù đắp thiệt hại kịp thời của các nhà bảo hiểm, đặc biệt là những rủi ro mang tính thảm hoạ gây ra tổn thất rất lớn thì chủ tàu và chủ hàng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính trong việc khắc phục hậu quả do các rủi ro đó gây ra. Vì vậy, sự ra đời và việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trở thành một nhu cầu rất cần thiết và nó có những tác dụng sau: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 8 SVTH: Trần Nguyễn Thanh Thy Thứ nhất, giảm bớt rủi ro cho hàng hoá do hạn chế tổn thất nhờ tăng cường bảo quản kiểm tra đồng thời kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. Thứ hai, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước. Khi các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nhập hàng theo giá FOB, CF, xuất theo giá CIF, CIP sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nước với nước ngoài. Nhờ có hoạt động bảo hiểm trong nước các chủ hàng không phải mua bảo hiểm ở nước ngoài, nói cách khác là không phải xuất khẩu vô hình. Thứ ba, khi các công ty có tổn thất hàng hoá xảy ra sẽ được bồi thường một số tiền nhất định giúp họ bảo toàn được tài chính trong kinh doanh. Số tiền chi bồi thường của các công ty hàng năm là rất lớn hiếm khoảng 60%-80% doanh thu phí bảo hiểm. Thứ tư, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trở thành Nguyên tắc thể lệ và tập quán trong thương mại quốc tế. Nên khi hàng hoá xuất nhập khẩu gặp rủi ro gây ra tổn thất các bên tham gia sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với tàu hoặc các đối tượng có liên quan. 2.1.3.3 Vai trò Do đặc điểm của vận tải biển tác động đến sự an toàn cho hàng hoá được chuyên chở là rất lớn. Vì vậy vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển càng được khẳng định rõ nét : Một là, hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc gia, người xuất khẩunhập khẩu lại ở xa nhau và thường không trực tiếp áp tải được hàng hoá trong quá trình vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm cho hàng hoá. Ở đây, vai trò của bảo hiểm là người bạn đồng hành với người được bảo hiểm. Hai là, vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hoá do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất cắp, cướp biển, bão, lốc, sóng thần vượt quá sự kiểm soát của con người. Hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển đặc biệt ở những nước quần đảo như Anh, Singapore, Nhật, Hồng Kông do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 9 SVTH: Trần Nguyễn Thanh Thy Ba là, theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá trong một phạm vi và giới hạn nhất định. Trên vận đơn đường biển, rất nhiểu rủi ro các hãng tàu loại trừ không chịu trách nhiệm, ngày cả các công ước quốc tế cũng quy định mức miễn trách nhiệm rất nhiều cho người chuyên chở (Hague, Hague Visby, Hamburg ).Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Bốn là, hàng hoá xuất nhập khẩu thường là những hàng hoá có giá trị cao, những vật tư rất quan trọng với khối lượng rất lớn nên để có thể giảm bớt thiệt hại do các rủi ro có thể xảy ra, việc tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trở thành một nhu cầu cần thiết. Năm là, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã có lịch sử rất lâu đời do đó việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã trở thành một tập quán, thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương. Như vậy, việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là rất quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thương mại quốc tế. 2.1.4 Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.4.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh là hoạt động bao gồm tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa và chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là việc đi sâu nghiên cứu theo yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế. Bằng những phương pháp riêng kết hợp với những phương pháp kĩ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh để thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng. Trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 10 SVTH: Trần Nguyễn Thanh Thy 2.1.4.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh * Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát triển những khả năng tiềm ẩn trong kinh doanh và còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, còn những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp mới phát hiện được. Từ đó ta sẽ có cách khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp ta mới thấy rõ những nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh từ đó có những giải pháp thích hợp cải tiến trong hoạt động quản lý để mang lại hiệu quả cao hơn. * Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh đơn giản với quy mô nhỏ, nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý chưa nhiều thì quá trình phân tích cũng được tiến hành đơn giản, có thể được thực hiện ngay trong công tác hạch toán. Khi hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển với quy mô lớn, nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Những thông tin có giá trị và thích hợp cần thiết này thường không có sẵn trong các báo cáo tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp. Để có được những thông tin này phải thông qua quá trình phân tích, vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển không ngừng. * Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để có thể đề ra các quyết định kinh doanh. Thông qua các tài liệu phân tích cho phép các nhà doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng, mặt mạnh cũng như mặt yếu của doanh nghiệp mình. Dựa vào cơ sở đó để doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác cho các mục tiêu, hiến lược kinh doanh. Do đó, người ta xem phân tích như là một hoạt động thực tiễn, bởi vì phân tích hoạt động kinh doanh luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh như một ngành [...]... ngu n internet c a công ty ph c v thêm cho vi c phân tích 2.2.2 Phương pháp phân tích s li u Phương pháp phân thích s li u ch y u ư c s d ng trong phương pháp so sánh s tương i và tuy t tài này là i qua các năm 2.2.2.1 Phương pháp so sánh ây là phương pháp xem xét m t ch tiêu phân tích b ng cách d a trên vi c so sánh v i m t ch tiêu cơ s (ch tiêu g c) ư c s d ng ph bi n trong phân tích xác ây là phương... VINARE : Công ty tái b o hi m duy nh t c a Vi t Nam, có m i quan h v i h u h t các nhà b o hi m, tái b o hi m hàng u th gi i, t l v n góp là 8% - VSC : T ng Công ty thép Vi t Nam là ơn v u ngành v s n xu t và kinh doanh thép, t l v n góp là 6% - MATEXIN (Công ty v t tư và thi t b Toàn b ), HANEL (Công ty i n t Hà N i) cũng là nh ng doanh nghi p có uy tín trên th trư ng Vi t Nam V n i u l c a Công ty hi... giao d ch là PJICO, là công ty c ph n b o hi m u tiên Vi t Nam ho t ng trong lĩnh v c kinh doanh b o hi m Công ty ư c thành l p b i các t p oàn kinh t l n c a Nhà nư c như: - PETROLIMEX : T ng Công ty xăng d u Vi t Nam là t p oàn kinh t l n c a Nhà Nư c, là c ông chi ph i c a PJICO v i t l v n góp là 51% - VIETCOMBANK : Ngân hàng Ngo i thương Vi t Nam là Ngân hàng thương m i hàng u Vi t Nam, có m ng... , ti n lãi t ho t khác ngoài các ho t ng ng bán s n ph m b o u tư và các kho n thu nh p ng bán s n ph m b o hi m và u tư Tuy nhiên, b i vì lo i hình c a công ty tôi ang phân tíchcông ty c ph n và là ơn v ph thu c c a T ng công ty c ph n B o hi m Petrolimex nên PJICO C n Thơ ch ho t ng kinh doanh b o hi m * Doanh thu kinh doanh b o hi m: GVHD: Bùi Th Kim Thanh 12 SVTH: Tr n Nguy n Thanh Thy Lu n... * Phân tích ho t ng kinh doanh là bi n pháp quan tr ng phòng r i ro trong kinh doanh M t doanh nghi p ho t ng ub nh hư ng b i các i u ki n bên trong và bên ngoài c a doanh nghi p Vì v y, ngoài vi c phân tích các i u ki n bên trong doanh nghi p như v tài chính, lao tâm phân tích các i u ki n tác ng ng, v t tư,… doanh nghi p còn quan bên ngoài như khách hàng, th trư ng, th c nh tranh… Trên cơ s phân tích. .. qua phân tích k t qu khái quát k t qu ho t ng kinh doanh c a công ty, ta th y m c dù chi phí tăng qua các năm nhưng l i nhu n v n tăng u ây là m t d u hi u áng m ng Tuy nhiên, trong tình hình kinh doanh hi n nay công ty còn ph i c g n nhi u hơn n a trong vi c tìm ki m khách hàng và h n ch r i ro GVHD: Bùi Th Kim Thanh 29 SVTH: Tr n Nguy n Thanh Thy Lu n văn t t nghi p CHƯƠNG 4 NGHI P V B O HI M HÀNG HÓA... a trư c khi chúng x y ra có nh ng d tích ho t oán chính xác thì doanh nghi p ph i thư ng xuyên phân ng kinh doanh Phân tích d a trên các tài li u có ư c thì doanh nghi p có th d oán các i u ki n kinh doanh trong th i gian s p t i, t ó ra các chi n lư c kinh doanh th t phù h p 2.1.4.3 * i tư ng và m c ích c a phân tích ho t ng kinh doanh i tư ng: i tư ng c a phân tích ho t ng kinh doanh cùng v i s tác... là ch tiêu kinh t F0 là ch tiêu kinh t kỳ phân tích kỳ g c - Phương pháp so sánh s tương phân tích v i ch tiêu g c tuy t i so v i ch tiêu g c i: là t l ph n trăm c a ch tiêu kỳ th hi n m c hoàn thành ho c t l s chênh l ch nói lên t c tăng trư ng hay th hi n chênh l ch v t tr ng c a t ng b ph n chi m trong t ng s gi a kỳ phân tích v i kỳ g c c a ch tiêu phân tích, nó ph n ánh xu hư ng bi n GVHD: Bùi... (a1b1c1 – a1b1c0) = a1b1c1 – a0b0c0 = ∆ Q: Trong ó: Nhân t ã thay i tư ng phân tích bư c trư c ph i ư c gi nguyên cho cácbư c thay th sau GVHD: Bùi Th Kim Thanh 20 SVTH: Tr n Nguy n Thanh Thy Lu n văn t t nghi p CHƯƠNG 3 GI I THI U V CÔNG TY C PH N B O HI M PETROLIMEX CHI NHÁNH C N THƠ 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH Công ty C ph n B o hi m Petrolimex ư c thành l p theo gi y phép s 1873/GP-UB ngày 08/06/1995 c... lư ng hóa c th thành các ch tiêu kinh t và phân tích c n hư ng n các k t qu c a các ch tiêu ánh giá Các ch tiêu kinh t ph i ư c xây d ng hoàn ch nh và không ng ng ư c hoàn thi n * M c ích: GVHD: Bùi Th Kim Thanh 11 SVTH: Tr n Nguy n Thanh Thy Lu n văn t t nghi p M c ích cu i cùng c a phân tích ho t và k t qu ho t ng kinh doanh thành quy lu t n tương lai cho t t c các m t ho t N i dung c a phân tích

Ngày đăng: 11/03/2014, 10:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w