van hoa kinh doanh
Trang 6Gìn giữ đạo đức trong kinh doanh
(BGĐT)-Gần đây, nhiều cơ quan báo chí đưa tin Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá) đã chôn thuốc bảo vệ thực vật tại khuôn viên của doanh nghiệp (DN) trong thời gian dài, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ của hàng nghìn người dân sống xung quanh, bị dư luận xã hội lên án gay gắt
Nhiều ý kiến cho rằng đây là hành vi phi đạo đức vì hơn ai hết, ông chủ DN biết rõ thuốc bảo vệ thực vật được chôn huỷ, xử lý không đúng quy định sẽ nguy hiểm như thế nào
Cũng là một dạng vi phạm đạo đức trong kinh doanh, trên địa bàn tỉnh thời gian qua xảy ra nhiều vụ DN xả "trộm” chất thải, nước thải chưa qua xử lý vào hệ thống kênh, mương tưới tiêu, đốt rác thải giữa khu dân cư Hậu quả của hành vi này là người dân cấy lúa - lúa lụi, thả cá - cá chết bởi nguồn nước ô nhiễm, cuộc sống ngột ngạt trong khói bụi
Một số DN gây ô nhiễm môi trường như Công ty TNHH Italisa Việt Nam (KCN Song Khê - Nội Hoàng, TP Bắc Giang), Công ty TNHH Trung Long, Công ty TNHH nhựa Tuấn Thắng (Hiệp Hoà), Công ty TNHH một thành viên vì môi trường Hana (Cụm công nghiệp Nội Hoàng, Yên Dũng)… Chỉ đến khi cơ quan chức năng vào cuộc, nhắc nhở, xử phạt thì những đơn vị vi phạm mới miễn cưỡng thực thi các biện pháp khắc phục
Một vấn đề khác đáng lưu tâm là gần đây, tình trạng DN trong tỉnh nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) gia tăng, tổng số nợ lên tới hàng chục tỷ đồng Một số đơn vị có số nợ cao, thời gian nợ kéo dài như Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hoá chất Hà Bắc (TP Bắc Giang), Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng và Xây lắp Ngọc Lý (Tân Yên)
Trong điều kiện mức lương thấp, đời sống gặp khó khăn, nhiều công nhân coi BHXH là chỗ dựa khi không may bị ốm đau, hoạn nạn Vậy nhưng đáng tiếc không ít chủ sử dụng lao động cố tình chây ì, trốn đóng BHXH, làm ngơ trước quyền lợi chính đáng cũng như sự mong đợi của công nhân Vì lý do này mà một bộ phận người lao động không được thanh toán bảo hiểm y tế khi khám chữa, bệnh, không được hưởng chế độ bảo hiểm trong thời kỳ thai sản
Vi phạm những chuẩn mực trên, trước mắt DN có thể có lợi ích về kinh tế (đỡ tốn chi phí xử lý nước thải, rác thải; tạm thời chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm của người lao động để đưa vào đầu tư, kinh doanh mà không phải trả lãi…) Về lâu dài, hành vi vi phạm như "gậy ông đập lưng ông”, khiến cho DN bị thiệt hại "kép”, vừa mất uy tín, vừa bị xử phạt vi phạm hành chính, khởi kiện ra toà án, thậm chí bị khởi
tố theo quy định của pháp luật Trong một số vụ việc nghiêm trọng, DN còn bị người tiêu dùng "tẩy chay” sản phẩm, không tiêu thụ được hàng hoá
Vun đắp, gìn giữ đạo đức trong kinh doanh là trách nhiệm, nghĩa vụ của DN đối với xã hội, qua đó DN sẽ nhận được sự ủng hộ của cán
bộ, nhân viên, đối tác và người tiêu dùng Khi đất nước có nhiều ông chủ tốt, nhiều DN tốt, môi trường đầu tư sẽ được cải thiện, tạo nền tảng cho sản xuất, kinh doanh phát triển ổn định
.Giữa doanh nghiệp chuyên môn hóa và công ty lữ hành
Trang 7Tình huống: Khi dẫn một đoàn khách trong nước đi tham quan và ăn trưa tại một nhà hàng mà công ty đã có quan hệ từ lâu Không may sau khi ăn xong, một số vị khách có triệu chứng bị ngộ độc, gây nên tình trạng hoang mang cho tất cả du khách trong đoàn Trong trường hợp này người quản lý của nhà hàng và công tylữ hành phải giải quyết sao để vừa giữ được khách, vừa duy trì được mối quan hệ tốt đẹp của hai doanh nghiệp
Xử lý tình huống:
Trước tiên người đại diện của cả hai bên phải xin lỗi tất cả khách và nhanh chóng đưa những người có triệu chứng ngộ độc đến bệnh viện
để kiểm tra và phục hồi sức khỏe Đồng thời đem phần thức ăn mà khách vừa dùng đến kiểm tra xem có vấn đề gì không Trong lúc đó phải cử người trấn an những vị khách còn lại tại nhà hàng, cho họ biết đây chỉ là trường hợp xảy ra ngoài ý muốn Sau đó tiếp tục chuyến hành trình vào buổi chiều hoặc nếu khách muốn thì đưa họ về khách sạn để nghỉ ngơi Trong bệnh viện, sau khi kiểm tra nếu phát hiện là
đồ ăn có vấn đề thì phải thật lòng xin lỗi khách mong họ bỏ qua hứa bồi thường chịu mọi khoản chi phí có liên quan và tiếp tục hợp tác với công ty vào lần sau Mặt khác, giải thích cho khách hiểu sai sót này chưa bao giờ sảy ra tại nhà hàng Nếu không phải do đồ ăn thì sau khi khách hồi phục sức khỏe phải đến hỏi thăm xem họ đã ăn hoặc uống gì trước khi dùng bữa không Nếu đúng thì đó là do khách đã dùng phải những loại thức ăn đồ uống kị với món ăn của nhà hàng Khi đó phải ân cần khuyên họ lần sau nên tránh dùng chung những loại
đó để bảo vệ sức khỏe Sau đó quan tâm, chăm sóc khách một cách tận tình, chu đáo và đưa họ về khách sạn nghỉ ngơi Như vậy thì dù lỗi
là do nhà hàng hay do khách thì hai công ty cũng đã để lại một ấn tượng tốt đẹp cho khách về thái độ phục vụ Đồng thời củng cố thêm mối quan hệ hợp tác của hai doanh nghiệp
2.Giữa công ty du lịch và nhân dân địa phương
Tình huống:
Công ty của bạn đang có dự án xây dựng một khu du lịch sinh thái tại một đại phương làm nông nghiệp Diện tích của khu du lịch nằm trong diện tích trồng lúa của rất nhiều hộ dân dự án này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của nhân dân địa phương Như vậy công ty bạn phải làm gì để người dân bán ruộng một cách tự nguyện và vui vẻ
Xử lý tình huống:
Trước tiên phải cử đại diện hoặc đích thân giám đốc công ty, thông qua chính quyền địa phương gặp trực tiếp người dân để trình bày về lợi ích của việc phát triển du lịch tại địa phương Có chính sách bồi thường hợp lý và tạo việc làm cho người dân trong khu du lịch sau ki
đã xây dựng xong Định hướng giúp họ xây dựng và phát triển ngành kinh tế dịch vụ thay thế cho kinh tế nông nghiệp truyền thống Đồng thời, gợi ý cho họ về việc hướng con cái theo học ngành du lịch vả sẽ ưu tiên cho con em họ vào làm sau khi học xong nếu như đáp ứng được yêu cầu của công ty Với những việc làm thiết thực và thỏa đáng như vậy thì chắc chắn người dân địa phương sẽ vui vẻ đồng ý trong thời gian gần nhất và sẽ nhận được sự phối hợp hiệu quả giữa công ty du lịch và người dân địa phương sau khi khu du lịch đi vào hoạt động chính thức
3.Nhân viên phục vụ bàn
Tình huống 1:
Trong khi dự tiệc tại nhà hàng một vị khách đã làm rơi dao dĩa và thức ăn xuống sàn nhà Là người phục vụ thì bạn giải quyết như thế nào?
Xử lý tình huống:
Trong trường hợp này, nhân viên phục vụ bàn phải tỏ ra thân thiện như không biết đến để giảm phần lùng túng, lo lắng cho vị khách đã gây ra sơ suất Tránh gây sự chú ý ra xung quanh, nhanh nhẹn, khẩn trương dùng khăn ăn để lau hoặc che chỗ thức ăn bị đổ Lấy thìa dĩa
bổ sung cho khách, sau đó có đôi lời trấn an tế nhị đồng thời chuyển sự chú ý của mọi người sang chủ đề khác
Tình huống 2:
Trong khi quá bận rộn và khách quá đông, bạn vô tình đã vô tình phục vụ sai món cho khách, làm cho khách vô cùng bực mình
Xử lý tình huống:
Đây là lỗi của bồi bàn vì đã không cẩn thận Một người bồi bàn chuyên nghiệp sẽ không gây ra những lỗi tương tự như thế này Trong trường hợp này phải nhanh chóng xin lỗi khách và phục vụ ngay món họ cần kèm theo những lời nói đẹp mang tính giới thiệu về món ăn
và khen ngợi về sự lựa chọn của khách
4.Khách làm hư hỏng tài sản của khách sạn
- Sau khi được thông báo thiết bị hoặc vật dụng của khách sạn bị khách làm hư hỏng, nhân viên phục vụ buồng mời những nhân viên có trách nhiệm đến ngay hiện trường để xem xét, bảo lưu hiện trường và lập biên bản
- Sau khi khách xác nhận, căn cứ mức độ tổn thất nhẹ hay nặng, căn cứ giá cả bồi thường do khách sạn quy định để thông báo cho khách
- Nếu khách không đồng ý mức bồi thường và không thể thuyết phục được thì giá bồi thường căn cứ theo quyền hạn mà miễn giảm: Khi thông báo, nếu thấy cần thiết thì Phó Giám đốc Lễ tân phải cùng các nhân viên liên quan dẫn khách đến xem xét hiện trường, nói rõ trạng thái ban đầu, cho khách xem những điều ghi chép có liên quan
- Nếu mức bồi thường vượt quá quyền hạn quyết định của Phó Giám đốc Lễ tân thì phải báo cáo với cấp tiến để xử lý
- Trường hợp sự bồi thường có liên quan đến khách quý thì phải báo cáo với lãnh đạo khách sạn để xin ý kiến, sau đó chuyển kết quả đến nhân viên đi theo khách hoặc đơn vị tiếp đón khách đề nghị họ thực hiện
- Nếu khách không ở trong khách sạn phải bảo lưu hiện trường cho đến khi kết thúc việc bồi thường
- Nếu khách đồng ý bồi thường thì phải yêu cầu nhân viên có liên quan làm hóa đơn ngay để khách hoặc người tiếp đón khách ký giấy bồi thường
5.Nhân viên dọn buồng làm hư hỏng đồ vật của khách
- Lúc nhân viên dọn buồng phải hết sức cẩn thận, đặc biệt đối với những đồ vật khách để trên bàn nói chung đều không nên động đến
- Khi cần di chuyển thì động tác phải nhẹ nhàng, lau bàn xong đưa đồ vật trở về chỗ cũ Nếu không may làm hỏng đồ vật thì phản ánh với cấp trên và chủ động xin lỗi cũng như sẵn sàng bồi thường cho khách
- Nếu là vật quý thì phải có mặt lãnh đạo trong Ban giám đốc để thừa nhận khuyết điểm của mình
- Xin ý kiến khách, khi khách yêu cầu bồi thường thì căn cứ tình hình cụ thể mà giải quyết
6.Nhân viên phục vụ buồng nhận được đồ vật khách để quên
- Những đồ vật quý (như tiền mặt, đồ châu báu vàng bạc, đồng hồ, máy ảnh v.v.) sau khi nộp cho khách sạn giữ lại 6 tháng, nếu không có người đến nhận thì thống nhất giao cho khách sạn xử lý
- Những đồ vật thuộc loại rẻ tiền, mau hỏng, sau một tháng không có người đến nhận, được Giám đốc Lễ tân phê chuẩn thì có thể bỏ đi ;
Trang 8những đồ vật như hoa quả thực phẩm sau 2 ngày không có người đến nhận, được Phòng Lễ tân đồng ý thì có thể vứt bỏ.
- Những vật như chứng minh thư, hộ chiếu, vật nguy hiểm, sách báo, thống nhất giao cho bộ phận bảo vệ xử lý
- Những vật khác sau 3 tháng không có người đến nhận thì khách sạn xử lý
7.Quần áo của khách giặt bị hư hỏng
- Lúc đó nhân viên phục vụ buồng phải xin lỗi khách
- NV phục vụ buồng tìm phiếu ghi giặt, nếu trước khi giặt quả thật đã có chỗ hư hỏng thì có thể đưa phiếu cho khách xem và giải thích thêm
- Nếu trong phiếu không ghi hư hỏng, mà điều đó xảy ra trong quá trình giặt, thì có thể căn cứ mức độ thiệt hại để bồi thường, số tiền bồi thường cao nhất gấp 10 lần phí giặt quần áo Khi nhân viên giặt - là nhận giặt quần áo cũ nên nhắc nhở khách có thể bị rách, vì vậy trưng cầu ý kiến khách có nên giặt không, hoặc giặt theo phương thức nào
- Khi trả quần áo nếu bị rách hoặc rơi mất cúc thì nên nói cho khách biết và ghi chép rõ trên phiếu ; nếu khách vắng mặt thì có thể dùng hình thức viết thư nhắn để lại
8.Khách hàng phàn nàn:
Tình huống:
Có người còn nói vui rằng “chưa gặp khách hàng chửi mắng chưa phải đi bán hàng” Khách hàng có thể phàn nàn vì vô vàn lý do, có khi chỉ là vì họ không biết cách sử dụng một thiết bị, hay đơn giản nhân viên bán hàng đến gặp khách hàng ngay khi tâm trạng họ không được thoải mái Những lúc ấy, nhân viên bán hàng cũng có thể bị trút giận lên người Với những sự cố luôn luôn có thể xảy ra ấy, một nhân viên bán hàng giỏi phải biết khéo léo xử lý để thoát hiểm
Giải quyết:
Đây là điều mà hầu hết nhân viên bán hàng đều gặp phải Cho dù lý do nổi giận của khách hàng là gì, nhân viên bán hàng cần phải khiến khách hàng cảm thấy rằng họ rất quan trọng đối với bạn Hãy lắng nghe họ, đặt mình ở vị trí của khách hàng và trong khả năng có thể, cố gắng giải quyết vấn đề đó một cách nhanh chóng Đừng trì hoãn việc giải quyết hay chuyển cho người khác giải quyết Khi khách hàng đang nổi giận vì một vấn đề nào đó, với sự nỗ lực giải quyết của nhân viên bán hàng, họ sẽ tự nguôi ngoai Ở những tình huống này, biết lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất Lắng nghe thật cẩn thận để hiểu rõ ràng và đầy đủ vấn đề mà khách hàng gặp phải, sau đó kịp thời tìm ra giải pháp hiệu quả nhất nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng
9.Khách hàng quỵt nợ
Tình huống:
Khách hàng kỳ kèo, không chịu trả nợ cũng là một tình huống hết sức đau đầu với nhân viên bán hàng Nợ là điều khó tránh khỏi, bởi vì bán hàng chịu là một cách thu hút được thêm nhiều khách hàng hơn
Giải quyết:
Dưới áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trường, kiếm được khách hàng đã khó, giữ được khách hàng đó còn khó hơn Đòi nợ thô bạo không phải là cách giải quyết trong mọi trường hợp Nguyên tắc quan trọng nhất mà nhân viên bán hàng phải biết là cần phải bắt đầu thu
nợ từ khi bạn cho nợ Người bán hàng phải luôn luôn kiểm soát quá trình này Nếu bạn muốn nhắc người mua trả nợ, hãy nhắc một cách gián tiếp Chẳng hạn “Chúng tôi có lô hàng mới với giá cực kỳ ưu đãi, hoa hồng rất cao, và tất nhiên anh có thể mua khi thanh toán số tiền
nợ cũ” Trong thực tế, không phải khách hàng mắc nợ nào cũng vui vẻ trả tiền Cách mà các nhân viên bán hàng thường làm là nhìn vào khả năng trả nợ của khách hàng Nếu thực sự họ quá khó khăn không thể trả liền được một lúc thì có thể cho họ trả làm nhiều đợt, tùy vào
số tiền nợ ít hay nhiều của mỗi khách hàng Như vậy, khách hàng vừa trả nợ được cho mình mà họ cũng lại vui vẻ mua hàng mà không bỏ
đi mua nơi khác
10.Nhân viên làm mất hàng
Tình huống:
Một trong những rủi ro khi đi bán hàng là xảy ra trường hợp để mất hàng, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan Dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì việc nhân viên bán hàng làm mất hàng cũng khiến họ phải “mất ăn mất ngủ”, sợ bị kỷ luật, phạt tiền hoặc tệ hơn là bị đuổi việc
Giải quyết:
Khi lâm vào tình cảnh này, hầu hết các nhân viên bán hàng có kinh nghiệm đều cho rằng nên “thành khẩn khai báo” Sự chân thật, tính chịu trách nhiệm bao giờ cũng được đánh giá cao Hãy trình bày thật rõ ràng về việc để mất mát hay thất thoát hàng hóa với cấp trên và chấp nhận đền bù do công ty quyết định Chính thái độ thành thật và dám nhận trách nhiệm sẽ được công ty đánh giá cao và nhận được sự
hỗ trợ cũng như giúp đỡ của đồng nghiệp Đừng tìm cách giấu giếm hay cố tình bịa ra một câu chuyện thật bi đát về việc mất hàng của mình, vì “cây kim trong bọc có ngày lòi ra” Lúc đó, mọi lời nói cũng như hành động của bạn có thể đều trở nên vô nghĩa
11.Gặp đối thủ khuyến mãi lớn
Tình huống:
Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải luôn tìm cách chinh phục khách hàng mới, đặc biệt là nguồn khách hàng từ tay đối thủ Họ tung ra những chiêu khuyến mãi hấp dẫn nhất như giá rẻ, dịch vụ tốt, địa điểm thuận tiện, quà tặng,…
Giải quyết:
Lúc này, nhân viên kinh doanh rất cần đến sự hỗ trợ của công ty trong chiến lược marketing, vì thế hãy thẳng thắn trình bày những vấn đề mình đang gặp phải, cũng như nêu lên một vài nhận xét về đối thủ mà mình thu thập được từ ý kiến của khách hàng để công ty đề ra những chiến lược thích hợp Quan trọng nhất là nhân viên kinh doanh nên có niềm tin vào sản phẩm của mình Họ phải hiểu được lý do tại sao các khách hàng lại mua sắm sản phẩm/dịch vụ của công ty mình chứ không phải là của các đối thủ cạnh tranh? Con người thường không thích phá bỏ sự quen thuộc và tiện nghi thường ngày để thử một cái gì đó mới mẻ Vì vậy, hãy cố gắng suy nghĩ một cách sáng tạo
để đưa ra nhiều lý do thuyết phục khách hàng một cách hợp lý
12.Khi công ty hết hàng
Tình huống:
Một tình huống cũng không kém phần oái oăm là khi bạn đã thuyết phục được khách hàng ký kết hợp đồng và chỉ chờ đến ngày giao hàng Tuy nhiên, công ty lại hết hàng đột ngột khiến bạn không có hàng giao cho khách Dĩ nhiên để thoát hiểm trong tình huống này cũng đòi
Trang 9hỏi sự khéo léo của nhân viên bán hàng.
Giải quyết:
Hầu như tất cả các nhân viên bán hàng đều cho rằng trong tình huống này đầu tiên hãy nói lời xin lỗi chân thành với khách hàng của mình, sau đó đưa ra một nguyên nhân nào đó tốt nhất để giải thích cho việc giao hàng chậm trễ Đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan là nguyên nhân thường xuyên được các “salesman” lựa chọn, có thể là do “nhà máy ở Thái Lan bị bạo động không sản xuất được”, hoặc do “xe vận chuyển hàng bị hư hỏng giữa đường”… Có trăm ngàn lý do khách quan mà nhân viên bán hàng có thể sử dụng, nhưng cần phải sử dụng nguyên nhân hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh Bạn cũng nên tìm hiểu xem việc giao hàng chậm trễ này có gây ra thiệt hại gì cho khách hàng của mình không? Khách hàng có cần mặt hàng này gấp hay không? Trong trường hợp buộc phải giao hàng đúng ngày, bạn có thể liên lạc với những khách hàng khác của mình, hỏi xem liệu họ còn loại hàng đó trong kho không Nếu bạn có thể mượn hàng này để giao cho khách hàng đúng hạn thì dĩ nhiên, khi trả lại số hàng đã cho mượn, bạn nên kèm theo một số ưu đãi hay ưu tiên cho họ
13.Lữ hành:
Tình huống 1:
Khi đón đoàn khách ở sân bay Nội Bài, xe ô tô rời TP Hải Phòng đi đến TP Hải Dương thì xe bị hỏng bạn xứ lý tình huống nào?
- Trước hết bạn hỏi anh tài xế xem tình hình xe như thế nào? Nếu có thể sửa được trong vòng 15-20 phút thì bạn có thể đợi Nhưng tốt nhất nên gọi về điều hành để họ bố trí xe khác Thường chúng ta phải ra đón khách thì HDV phải đến sớm 1giờ đồng hồ Nếu xe công ty tới kịp thì không nói, nhưng trường hợp công ty không có xe, lúc đó bạn yêu cầu thuê taxi ra sân bay để kịp đón khách Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo thời gian đón khách
Tình huống 2:
Sáng chủ nhật anh (chị) tiễn 20 khách rời Hải Phòng đi Hạ Long.Xe của đoàn đến muộn giờ làm cho cả đoàn khách rất sốt ruột,anh(chị) sẽ làm gì trong khi xe chưa tới và xe đã tới?
Hướng dẫn viên luôn phải chuẩn bị tốt, đến sớm nhất và chuẩn bị hết và khách đúng giờ chỉ việc lên xe đi Ngày tiễn khách phải tới sớm 30phút, gọi điện cho tài xế đến Nếu có gì xảy ra thì trong 30phút đó bạn có thể xử lí kịp Còn nếu gọi điện rồi mà vẫn ko thấy xe tới vì lí
do như: xe hỏng, tắc đường, Bạn có thể nói với khách chờ trong 10-15phút Và trong thời gian đó bạn có thể làm công tác tư tưởng như : dặn dò khách kiểm tra giấy tờ tư trang, hành lí, hỏi khách về chuyến tham quan, những đóng góp, kẻ vài câu chuyện vui trong chuyến thăm quan Khi xe tới chắc chắn phải xin lỗi khách, và tôi nghĩ với 1 HDV giỏi thì các vấn đề trên là hoàn toàn bình thường
14.Người quản lý và nhân viên:
Tình huống 1:
Đây là tình huống của một trưởng phòng mới Trưởng phòng của cô ta vừa xin nghỉ việc và cô ta được cử thay vị trí điều hành phòng với
tư cách quyền trưởng phòng Nhưng vì chỉ là một nhân viên bình thường mới được đề bạt nên cô ta vấp phải sự coi thường của cả nhân viên trong phòng và các trưởng phòng khác Cô ta phải xử lý tình huống như thế nào?
Giải quyết:
Trong tình huống này bạn sẽ tổ chức một cuộc với họp tất cả nhân viên trong phòng và giao từng công việc cụ thể cũng như thời gian để hoàn thành các công việc đó cho từng người Bên cạnh đó cũng nên có những buổi gặp gỡ tình cảm nói chuyện để mọi người hiểu rằng bạn được đề cử vào vị trí đó là do năng lực của chính mình Ngoài ra một sự kiên quyết trong công việc cần có đủ để mình không bị lấn lướt và coi thường Bạn nên trình bày thẳng thắn với giám đốc về những khó khăn mà mình đang gặp phải vì giám đốc là người có đủ mọi quyền năng và cũng là người tạo ra rất nhiều cơ hội để bạn có thể chứng minh được mình
Tình huống 2:
Ở doanh nghiệp kinh doanh ăn uống công nhân bắt buộc phải thuộc các quy chuẩn về thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi, các quy tắc
an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm,… bên cạnh các thao tác nghiệp vụ Những quy chuẩn này, nếu tổ chức học toàn thể đơn vị,
có người tiếp thu, có người không tiếp thu Nếu dán lên tường, có người đọc, có người không đọc
Giải quyết:
Đại hội Công nhân viên chức đầu năm nghị quyết, mỗi năm tổ chức khen thưởng một lần kèm theo các cuộc thi, giao lưu tìm hiểu về các quy chuẩn trên Mỗi cuộc thi có phần thưởng có giá trị…Vì vậy, trong các lần kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất của khách hàng nước ngoài về các quy chuẩn, công nhân trong công ty đều trả lời chính xác, khiến khách hàng hài lòng và tín nhiệm doanh nghiệp Họ tin tưởng vào quy mô hoạt động, sự nghiêm túc trong việc chấp hành những quy định quốc tế Do đó, doanh nghiệp ngày càng phát triển, khách hàng luôn “chung thủy” trong khi các doanh nghiệp khác có nhiều biến động
Nghiêm trị những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức
Thứ hai, 14/09/2009, 23:58 (GMT+7)
Đọc bài viết “Đột nhập” làng làm bì heo thối đăng trên Báo SGGP số ra ngày 12-9, người tiêu dùng cảm thấy rùng mình, ớn lạnh trước những thông tin bì heo ngâm nước bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đen bu đỏ… Ít ai ngờ rằng những thức ăn khoái khẩu ở quán nhậu, quán cơm bình dân như bì chả, nem chua, mỡ hành… lại có xuất xứ kinh hoàng, mất vệ sinh, không đảm bảo an toàn như thế
Chưa hết bàng hoàng trước thông tin Công an Hà Nội vừa bắt quả tang một vụ dùng xe khách vận chuyển 2,6 tấn bì heo thối, bị phân hủy bốc mùi, chuẩn bị đưa vào ĐBSCL làm nem chua, người dân lại đau đầu trước vụ việc Xe chở 3 tấn mỡ “bốc mùi” chuẩn bị làm nhân bánh Trung thu - đăng trên Báo SGGP số ra ngày 11-9
Thời gian gần đây, những thông tin liên tiếp về thực phẩm nhập khẩu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh, thậm chí đã bị phân hủy, bốc mùi như móng heo, các bộ phận bên trong của con heo, bò, dê… khiến người tiêu dùng cảm thấy lo sợ Hứng chịu hậu quả
từ sự làm ăn gian dối, xem thường sức khỏe này, thường là những người có thu nhập thấp, người lao động chân tay, sinh viên, học sinh… Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm VN có 8 triệu người bị các bệnh liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm Điều này cho thấy, thực trạng ăn uống kém vệ sinh ở nước ta rất đáng báo động Một phần do thiếu hiểu biết, một phần do thiếu thông tin… người tiêu dùng dễ bị
sa bẫy trước một rừng thực phẩm thiếu an toàn, nhiễm độc, nhiễm khuẩn đang lưu hành Chính vì thế, vai trò và nhiệm vụ “gác cửa” sức khỏe cho người tiêu dùng rất quan trọng
Để ngăn chặn những vụ việc vi phạm pháp luật, những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức đang xuất hiện ngày càng nhiều trong lĩnh vực chế biến và nhập khẩu thực phẩm như hiện nay, cho thấy đã đến lúc dự thảo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm cần có những quy định chặt
Trang 10chẽ các khâu quản lý, giám sát, kiểm soát chất lượng thực phẩm lưu hành trên thị trường.
Đối với những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, cần có mức xử phạt cao và nghiêm cấm kinh doanh vĩnh viễn Có như thế những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức, không đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm của các cá nhân, doanh nghiệp mới không còn đất để sống
2 Câu 1 (chương 6): Nêu vai trò và biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nộ bộ doanh nghiệp, phân tích minh họa 6-1 Trả lời: Vai trò của văn hóa ứng xử là: + Văn hóa ứng xử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn: Khi cách ứng xử của các thành viên trong
doanh nghiệp được mọi người hưởng ứng lúc đó sẽ đạt được những kết quả chắc chắn hơn, dễ dàng thành công hơn + Văn hóa ứng xử làm đẹp thêm hình tượng của công ty: Cách cư xử của cấp trên và cấp dưới trong nội bộ doanh nghiệp có tác động qua lại với nhau trên tinh thần hợp tác thiện chí cùng có phản ứng tích cực như nhau trước vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp Nếu mối quan hệ này được kết hợp hài hòa với mục tiêu vì lợi ích chung của doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước và làm đẹp thêm hình tượng của công ty + Văn hóa ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên: Mọi người nhận được sự tín nhiệm và hỗ trợ cần thiết dựa trên những giá trị chuẩn mực đã được thiết lập của doanh nghiệp để chủ động tiến hành công việc giao phó, sáng tạo chịu trách nhiệm cá nhân cao hơn về công việc, quan hệ trên dưới chan hòa, được chia sẻ thông tin để có cơ hội tham gia sâu hơn vào các quyết định của doanh nghiệp
3 + Văn hóa ứng xử giúp củng cố và phát triển địa vị của mỗi cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp: Mỗi cá nhân khi tham gia vào công việc kinh doanh của daonh nghiệp đều có một vị trí nhất định Văn hóa ứng xử không những giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao mà còn xây dựng được lòng tin đối với lãnh đạo và đồng nghiệp, từ đó tạo cơ hội thăng tiến cho họ Biểu hiện của văn hóa ứng xử: Văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới: Thứ nhất: Xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm công khai, bình đẳng, cạnh tranh dùng người đúng chỗ Việc dùng người đúng chỗ để phát huy được sở trường của họ đóng một vai trò hết sức quan trọng Người lãnh đạo dùng đúng người đúng việc sẽ phát huy được tài năng của người đó, tạo cho người đó có niềm say mê trong công việc đồng thời gây không khí phấn khích cho người khác Thứ hai: Chế độ thưởng phạt công minh Khi thực hiện công việc quản lý đòi hỏi người lãnh đạo phải có khiển trách có khen thưởng Sự thành công chỉ có thể đạt được khi bạn đã nỗ lực hết mình từ đó có thể thấy việc khen thưởng những người có cố gắng trong công việc là cần thiết Việc phê bình và chê trách nhân viên cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật, hãy thực hiện theo các bước tiến : bước đầu bằng khẳng định, chê trách và cuối cùng là khích lệ
4 Thứ ba: Thu phục được nhân viên dưới quyền Khi đưa ra những mệnh lệnh, yêu cầu, người quản lý làm cho nhân viên dưới quyền tuân theo với một thái độ chấp nhận vui vẻ thì mới gọi là thành công Thứ tư: Khen cũng là một nghệ thuật Sử dụng lời khen hiệu quả sẽ có tác dụng khơi dậy tinh thần làm việc của nhân viên Thứ năm: Quan tâm đến thông tin phản hồi từ phía nhân viên Tâm lý làm việc của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến không khí làm việc chung trong công ty, và tất nhiên không khí này sẽ gây ảnh hưởng tới chính khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh trong ngành mà công ty đang hoạt động Nếu nhà lãnh đạo doanh nghiệp không quan tâm đúng mức tới những lời phàn nàn từ phía nhân viên có nghĩa là họ đang tạo ra sự oán hận, tinh thần làm việc kém và số lượng lao động rời khỏi doanh nghiệp tăng lên Thứ sáu: Quan tâm đến cuộc sống riêng tư của nhân viên nhưng không nên quá tò mò Đã là cấp trên phải tâm lý: giỏi vận dụng các yếu tố đánh vào tình cảm để khích lệ nhiệt tình làm việc của cấp dưới khiến họ làm việc hết mình
5 Thứ bảy: Xử lý những tình huống căng thẳng có hiệu quả Trong phân xưởng cũng như tại văn phòng, công nhân, nhân viên cũng như người quản lý thường phải giáp mặt với nhiều tình huống căng thẳng Để xử lý các tình huống này các chủ doanh nghiệp đóng
vai trò lớn đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cá nhân và nhà quản lý trong doanh nghiệp Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên Thứ nhất: Cấp dưới cần biết cách thể hiện vai trò của mình với cấp trên Nhân viên phải biết biết sếp mong đợi gì để đáp ứng một cách tốt nhất Thứ hai: Tôn trọng và cư xử đúng mực với cấp trên Khi có những ý kiến xung đột với cấp trên khi đưa ra ý kiến, là cấp dưới bạn phải cố gắng làm cho cấp trên thay đổi quan điểm và đánh giá cao hơn ý kiến bạn đề xuất Và để đạt được điều đó thì bạn phải hiểu cấp trên đang mong đợi gì từ đó lựa chọn cách đưa ra ý kiến, dẫn dắt nó về điều mà cấp trên quan tâm với một thái độ đúng mực tôn trọng Thứ ba: Làm tốt công việc của mình Khi bạn làm tốt công việc của bạn nghĩa là bạn đang làm lợi cho công ty và cấp trên của mình Không một ông chủ nào lại đánh giá thấp về bạn nếu bạn làm việc có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao …
6 Thứ tư: Chia sẻ, tán dương Hãy để cấp trên của bạn tán dương những việc bạn đã, đang và sẽ làm Hãy cố gắng để cấp trên nhận ra những hiệu quả mà bạn đang đạt được trong công việc và khen thưởng cho bạn xứng đáng Nhưng không nên giành lấy ánh hào
quang đó cho riêng mình mà hãy cùng chia sẻ thành công với cấp trên của bạn Thứ năm: Nhiệt tình Hãy cố gắng hoàn thành phận sự của mình hoàn hảo hơn sự kì vọng của cấp trên, bên cạnh đó hãy chấp nhận thử thách mới để tìm ra điểm mạnh của bạn Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp Thứ nhất: Sự lôi cuốn lẫn nhau Qua giao tiếp có thể cảm nhận được nhân cách của nhau, tìm được sự tương đồng về thái
độ làm việc… xây dựng được các mối quan hệ tốt sẽ có lợi cho hoạt động chung của doanh nghiệp Thứ hai: Xây dựng thái độ cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau Bình đẳng trong lao động và xử sự, không tỏ ra hơn người Kẻ cả Năng động khẩn trương, trung thực chứ không thủ đoạn, giả dối Đồng cảm mà không ba phải
7 Thứ ba: Xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp Cơ sở lâu dài trong việc xây dựng tình bằng hữu trong nội bộ doanh nghiệp tùy thuộc rất lớn vào văn hóa doanh nghiệp và cơ chế cạnh tranh về lợi ích mà doanh nghiệp đã áp dụng Việc sử dụng con người thế nào, coi cái gì là quan trọng trong đối nhân xử thế của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là tác nhân trực tiếp hình thành nên quan hệ bằng
hữu, thân ái, tin cậy nhau trong nội bộ doanh nghiệp Văn hóa ứng xử với công việc Thứ nhất: Cận thận trong cách ăn mặc Thứ hai: Tôn trọng lĩnh vực của người khác Mỗi người được phân công phụ trách một lĩnh vực trong công ty, vì vậy không nên tham gia vào lĩnh vực của người khác, phải tôn trọng lĩnh vực của họ Thứ ba: Mở rộng kiến thức của bạn Có ý thức học và biết học cách ứng xử, biết cách ứng
xử Học giúp ta ứng xử 1 cách linh hoạt đóng góp tích cực cho công việc của cá nhân mình và cho doanh nghiệp Thứ tư: Tôn trọng giờ nấc làm việc Đã đi làm trong doanh nghiệp bạn phải tôn trọng giờ giấc làm việc, hãy làm việc hết mình vì công việc được giao
8 Thứ năm: Thực hiện công việc đúng tiến độ Hãy bao quát công việc và cẩn thận kiểm tra để chắc chắn công việc đang trôi chảy với phương pháp mà bạn đã lên kế hoạch Thứ sáu: Lắng nghe Cách học hỏi tốt nhất là lắng nghe Lắng nghe để biết những điều mà
mình chưa biết, nghe ý kiến của người khác để tạo cho mình kiến thức,hãy lắng nghe mặt mạnh và yếu của một vấn đề, đồng thời hãy quan tâm về những phương pháp mà đồng nghiệp của mình tin vào đó có nghĩa là bạn đã giành được sự trung thành của họ và họ sẵn sàng giúp
đỡ hết lòng khi bạn cần Thứ bảy: Làm việc siêng năng Hãy sẵn sàng vui vẻ, làm thêm những nhiệm vụ mới và sáng tạo nhiều hơn điều mà người khác trông chờ Đừng chỉ hài lòng với công việc của bạn, hãy tìm những lĩnh vực mà bạn có thể làm tốt hơn, và tự mình làm cho mình có giá trị hơn Thứ tám: Giải quyết vấn đề riêng của bạn Khi bạn trình bày một vấn đề, cũng nên đưa ra giải pháp có thể thực hiện