1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty Lelong Việt Nam tại HN.doc

70 457 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 394,5 KB

Nội dung

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty Lelong Việt Nam tại HN.doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong quá trình học tập trên giảng đường và trải qua quá trình tại chi nhánhcông ty Lelong tại Hà Nội cũng như qua thực tế giúp em tìm hiểu về tình hình kinhtế thị trường cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cho em thấyđược quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động phát triển thị trường của chinhánh công ty.

Thực tế thấy rằng bất kỳ một doanh nghiệp thương mại nào muốn tồn tại vàphát triển trên thị trường thì yếu tố về thị trường của doanh nghiệp bao giờ cũngđược quan tâm và đặt lên hàng đầu? các doanh nghiệp hiểu rằng có thị trường thìdoanh nghiệp mới có thể đưa ra các biện pháp để duy trì và phát triển và khi thịtrường của doanh nghiệp đựơc hình thành thì việc phát triển thị trường giúp doanhnghiệp có thêm những khách hàng mới khi đó doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu vàlợi nhuận để có những bước tính toán tiếp theo của mình Tóm lại thị trường củadoanh nghiệp có vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

chính vì thế mà em lựa chọn đề tài: "Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm củachi nhánh công ty Lelong Việt Nam tại Hà Nội" Đề tài này sẽ giúp em nắm rõ

hơn về thị trường và phát triển thị trường của chi nhánh công ty nói riêng và quátrình phát triển thị trường của các doanh nghiệp nói chung để từ đó em có đượcnhững kiến thức nhất định để đánh giá và phân tích tình hình thị trường hiện nay vàsau này nơi em có điều kiện công tác.

2 Mục tiêu của đề tài:

Trang 2

Qua việc chọn đề tại phát triển thị trường tiêu thụ của chi nhánh công ty giúpem có thể đưa ra được mục tiêu nghiên cứu của mình:

* Đối với bản thân em: Giúp em hiểu rõ thêm về tình hình nền kinh tế thịtrường hiện nay và tình hình hoạt động của chi nhánh công ty nơi em thực tập quaquá trình nghiên cứu sẽ giúp em có những kiến thức về thị trường của chi nhánhcông ty và tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cũng như cơ cấutổ chức bộ máy hoạt động và các giải pháp phát triển thị trường

* Đối với doanh nghiệp

Qua việc phân tích về thị trường cũng như việc phát triển thị trường của doanhnghiệp sẽ giúp chi nhánh công ty đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu củamình đồng thời cũng đưa ra được các ưu và nhược điểm của thị trường cũng nhưcác mặt hạn chế của chi nhánh công ty để từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra nhữngbiện pháp khắc phục Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp chi nhánh công ty phần nàođưa ra những biện pháp và chiến lược để thúc đẩy quá trình phát triển thị trườngtiêu thụ tại nhưng thị trường mà doanh nghiệp chưa đạt tới phải phát triển thêmnhững thị trường mới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trong quá trình thực tập tại chi nhánh công ty vì thời gian có hạn nên khôngtránh khỏi những thiếu sót nhất định vì thế đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đềtài này chưa được rộng nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ yếu em chỉ tậptrung nghiên cứu về tình hình thị trường của chi nhánh công ty từ năm 2002 - 2005cũng như phương hướng và nhiệm vụ của công ty từ nay đến năm 2010.

Trang 3

Trong thời gian thực tập tại chi nhánh công ty em được phân công về làm tạiphòng Thị trường nên đối tượng để nghiên cứu của đề tài này chỉ giới ở phòng Thịtrường.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã học trên giảng đường và những kiến thức thực tếvà tài liệu hiện tại của chi nhánh công ty và phòng Thị trường của chi nhánh công tyLelong Việt Nam tại Hà Nội nơi em thực tập nên phương pháp nghiên cứu đề tàiđựơc tập trung ở những điểm:

- Nghiên cứu qua sự vận dụng lý thuyết về thị trường vào tình hình phát triểnthị trường ở các doanh nghiệp thương mại qua lý thuyết được học trong nhà trường.

- Dựa trên các báo cáo thực tế về tình hình kinh doanh tại phòng thị trườngcũng như các phòng ban khác của chi nhánh công ty.

- Các tài liệu hướng dẫn, tham khảo của nhà trường.

-Sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các anh, các chị tại chi nhánh công tyLelong Việt Nam nơi em thực tập

5 Nội dung nghiên cứu

Chương I: Cơ sở lý thuyết về phát triển thị trường và giới thiệu tổng quanvề chi nhánh Công ty Lelong Việt Nam.

I, Cơ sở lý luận về phát triển thị trường và cơ sở để phát triển thị trường.II, Tổng quan về chi nhánh Công ty Lelong Việt nam.

Chương II: Thực trạng kinh doanh và hoạt động phát triển thị trường củachi nhánh Công ty Lelong Việt Nam.

I, Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Công ty Lelong ViệtNam giai đoạn 2002-2005

Trang 4

II, Thực trạng công tác phát triển thị trường của chi nhánh Công ty LelongViệt Nam giai đoạn 2002-2005

III, Đánh giá kết quả và rút ra kết luận về thị trường và phát triển thịtrường của chi nhánh Công ty Lelong Việt Nam.

Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường của chinhánh Công ty Lelong Việt Nam.

I, Mục tiêu và phương huớng của chi nhánh Công ty trong thời gian tớiII, Dự báo nhu cầu thị trường và mức độ cạnh tranh của chi nhánh Côngty trong thời gian tới.

III, Các giải pháp phát triển thị trường của chi nhánh Công tyIV, Kết luận chương III

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG VÀ GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CHI NHÁNH

CÔNG TY LELONG VIỆT NAM.

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG.

1 Khái niệm thị trường và phát triển thị trường.

Trang 5

1.1 Khái niệm thị trường

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầura.

a Thị trường đầu vào của doanh nghiệp (nguồn cung cấp)

Thị trường đầu vào của doanh nghiệp bao gồm 3 tiêu thức cơ bản: sảnphẩm, địa lý và người cung cấp.

* Theo tiêu thức địa lý:

- Nguồn cung cấp trong nước(nội điạ)

- Nguồn cung cấp ngoài nước(thị trường quốc tế)* Theo tiêu thức sản phẩm

- Thị trường hàng hoá và dịch vụ- Thị trường vốn(nguồn vốn)

- Thị trường lao động(loại lao động mà doanh nghiệp cần sử dụng)

* Theo tiêu thức nguồn cung cấp: các nhóm hàng hoặc cá nhân người cungcấp sản phẩm, hàng hoá có liên quan đến các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.Việc nghiên cứu thị trường đầu vào là quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa đối vớisự ổn định và hiệu quả của nguồn cung cấp hàng hoá dịch vụ cho doanh nghiệpcũng như khả năng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanhnghiệp.

b Thị trường đầu ra của doanh nghiệp: Thị trường đầu ra liên quan trựctiếp đến mục tiêu của Marketing là giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp Đặc điểm và tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để doanhnghiệp hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược sách lược, công cụ để

Trang 6

điều khiển tiêu thụ Để mô tả thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp ta có thể sửdụng 3 tiêu thức sau:

* Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức sản phẩm:

Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường theo ngànhhàng(dòng sản phẩm) hay nhóm khách hàng mà họ kinh doanh hoặc bán ra trênthị trường

* Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lý: theo tiêu thức này doanh nghiệpthường xác định thị trường theo phạm vi khu vực địa lý mà họ có thể vươn tớiđể kinh doanh Tuỳ theo mức độ rộng hẹp mang tính toàn cầu hay khu vực cóthể xác định thị trường của doanh nghiệp gồm:

- Thị trường nước ngoài- Thị trường trong nước

Phân tích thị trường theo tiêu thức này thường mang tính khái quát caokhó đưa ra được những chỉ dẫn cụ thể về nhu cầu của các nhóm đối tượngkhách hàng có nhu cầu khác nhau trên cùng một khu vực

* Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ:

Theo tiêu thức này doanh nghiệp mô tả thị trường của mình theo các nhómkhách hàng mà họ hướng tới để thoã mãn, bao gồm cả khách hàng hiện tại vàkhách hàng tiềm năng Về lý thuyết thì tất cả những người mua hàng trên thịtrường đều có thể trở thành khách hàng của doanh nghiệp và hình thành nên thịtrường của doanh nghiệp.

Dù theo tiêu thức nào trong các tiêu thức trên thì bất kỳ một yếu tố nào dùrất nhỏ của thị trường đều có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến khảnăng thành công hay thất bại trong tiêu thụ Đặc điểm và tính chất của thị

Trang 7

trường là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định và thực hiện các chiến lược, côngcụ điều khiển tiêu thụ.

* Phát triển thị trường

Dưới góc độ vi mô (góc độ của doanh nghiệp): phát triển thị trường củadoanh nghiệp có thể hiểu là phát triển các yếu tố cấu thành nên thị trường củadoanh nghiệp bao gồm các yếu tố thị trường đầu vào và các yếu tố thị trườngđầu ra.

2 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng hoá

Trong cơ chế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phảicó khả năng thích ứng với những diễn biến phức tạp trên thị trường và đối mặtvới sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường Nền kinh tế thị trường đồng nghĩavới việc có rất nhiều doanh nghiệp cùng tồn tại và mong muốn phát triển và mởrộng thị trường của mình để làm được điều này của doanh nghiệp phải tìm hiểucặn kẽ từng thị trường và từng nhóm khách hàng trên thị trường đó Như đã nóiở phần trên để phát triển thị trường yêu cầu phải đặt ra là phát triển thị trườngđầu vào cũng như thị trường đầu ra của doanh nghiệp Nhưng trong quá trìnhnghiên cứu và thực tập tại Chi nhánh Công ty nên tôi chỉ xét việc nghiên cứu thịtrường đầu ra cho doanh nghiệp

Việc nghiên cứu thị trường đầu ra cho doanh nghiệp ta cần nghiên cứunhững vấn đề sau đây:

+ Nghiên cứu xem thị trường cần gì+ Số lượng bao nhiêu

+ Thời gian cần lúc nào

+ Giá cả có thể chấp nhận là bao nhiêu

Trang 8

+ Những người có thể cung ứng (Đối thủ cạnh tranh) và khả năng của họ.Từ đó để xây dựng các chiến lược cụ thể:

+ Xác định cơ cấu hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ định kinh doanh

+ Tổ chức các yếu tố nhằm đảm bảo yêu cầu cho việc nghiên cứu thịtrường và tiêu thụ hàng hoá.

+ Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá.

Từ quá trình nghiên cứu thị trường chúng ta phải biết nghiên cứu các cơhội kinh doanh hấp dẫn trên thị trường Vậy cơ hội kinh doanh hấp dẫn là gì?Đó chính là những cơ hội kinh doanh mà giúp cho doanh nghiệp có thể pháttriển và mở rộng những thị trường của mình đã có và phát triển thêm những thịtrường mới.

Cơ hội kinh doanh hấp dẫn bao gồm:

* Xâm nhập thị trường: Đây là những cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệpcần cố gắng gia tăng doanh số bán sản phẩm hiện tại trên các thị trường hiện tạicủa mình Thị trường hiện tại ở đây là những thị trường mà doanh nghiệp đã cósẵn hay doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được trên thị trường.

* Cơ hội phát triển thị trường: là cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp đangcố gắng mở rộng sản phẩm hiện tại Sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp đã cótrên thị trường nhưng không phải vì thế mà doanh nghiệp không phát triểnthêm nữa mà mục tiêu chính của cơ hội này là doanh nghiệp phát triển mở rộngvà phát triển thêm nhiều thị trường hơn nữa.

* Cơ hội phát triển thị trường sản phẩm: là dạng cơ hội kinh doanh màdoanh nghiệp đang cố gắng thúc đẩy tiêu thụ tốt sản phẩm mới của mình Cơ

Trang 9

hội để doanh nghiệp lựa chọn các sản phẩm mới kể cả sản phẩm cải tiến (hoànthiện hơn, phù hợp hơn) để đưa vào tiêu thụ trên thị trường hiện tại.

* Dạng cơ hội đa dạng hoá sản phẩm: Doanh nghiệp có thể kinh doanhnhiều mặt hàng khác nhau, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, đa dạng ngànhnghề lĩnh vực kinh doanh.

Các quyết định đầu tiên mang tính chất chiến lược ảnh hưởng đến toàn bộquá trình kinh doanh và khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp là quyết định vềlựa chọn cơ hội hấp dẫn để đưa vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Mục tiêu lựa chọn và xác định cơ hội hấp dẫn là tìm ra những khả năng tiêu thụsản phẩm hội tụ đủ những yếu tố mạnh nhất về tiềm năng của doanh nghiệp vànhững yếu tố hỗ trợ mạnh nhất của thị trường để doanh nghiệp tập trung khaithác nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu lợi nhuận và phát triển của doanh nghiệp.Đánh giá cơ hội là quá trình so sánh ưu nhược điểm của các cơ hội được xácđịnh là phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp để chọn ra một hoặcmột số cơ hội để doanh nghiệp có khả năng khai thác tối ưu điểm mạnh củadoanh nghiệp và sự thuận lợi của môi trường kinh doanh.

3 Triển khai các chiến lược Marketing

Để thực hiện các mục tiêu kinh doanh cũng như các cơ hội kinh doanh củamình doanh nghiệp phải biết lựa chọn và đưa ra các hoạt động Marketing củamình sao cho phù hợp với từng cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đối với dạng cơ hội thâm nhập thị trường: doanh nghiệp phải sử dụngcác hoạt động Marketing Mix như:

Trang 10

+ Tăng khả năng dịch vụ cho khách hàng+ Đưa ra các chương trình khuyến mại+ Thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng

- Đối với cơ hội phát triển thị trưởng: doanh nghiệp sử dụng các công cụMarketing Mix của mình như:

+ Sản phẩm phong phú, mẫu mã, chất lượng+ Giá cả phù hợp

+ Kênh phân phối

+ Các hoạt động xúc tiến bán hàng thật tốt

- Đối với cơ hội phát triển sản phẩm: doanh nghiệp phải biết tận dụng tốt hệthống kênh phân phối đã có và thực hiện các biện pháp quảng cáo, xúc tiếnkhuyếch trương bán hàng như bán hàng trực tiếp, khuyến mại, phát hàng dùngthử.

- Đối với việc đa dạng hoá sản phẩm: doanh nghiệp sử dụng các biện phápvà công cụ sẵn có của mình (sản phẩm hiện có) để khuyếch trương và giới thiệuvới khách hàng các sản phẩm và ngành nghề đó Doanh nghiệp sử dụng cácbiện pháp phân tích thị trường, môi trường kinh doanh, năng lực của kháchhàng, hành vi của người tiêu dùng để đưa ra các chiến lược đa dạng hoá sảnphẩm sao cho phù hợp.

II KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LELONG VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH CÔNG TYLELONG VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Lelong và Chinhánh công ty Lelong Việt nam

1.1 Khái quát về Công ty Lelong Việt Nam

Trang 11

Tên Công ty: Công ty TNHH Lelong Việt NamTên giao dịch: Lelong company limited.

Địa chỉ: Xã Phước Tú - Huyện Bến Lức - Tỉnh Long An

Công ty Lelong Việt Nam là công ty 100% vốn Đài Loan Nhà máy đượcthành lập năm 1996 Hiện nay Công ty có 3 chi nhánh tại Thành phố Hồ ChíMinh, chi nhánh tại Đà Nẵng và chi nhánh tại Hà Nội.

Công ty TNHH Lelong Việt Nam là một trong những nhà máy sản xuấtĂcquy hàng đầu tại Việt Nam Công ty cung cấp các sản phẩm Ăcquy xe ôtô,Ăcquy xe máy và Ăcquy kín khí dùng cho các thiết bị điện tử.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty bao gồm cả thị trường trong nướcvà thị trường xuất khẩu.

Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt trên tất cả các tỉnh thànhtrong cả nước.

Ngoài ra Công ty cũng chú trọng đến việc xuất khẩu sản phẩm sang cácnước như: Đài Loan, Philipin, Italy, ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, HồngKông,Hà Lan, Tây Ban Nha

Ưu thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường chủ yếu được quyết định bởichất lượng sản phẩm cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm củacông ty đã có trong nhiều năm, mẫu mã và chủng loại sản phẩm đa dạng phongphú.

- Sản phẩm chính của Công ty là các loại sản phẩm bình ắcquy dùng choxe gắn máy và ôtô.

Công ty thành lập với mức vốn kinh doanh ban đầu là 3.500.000 USD.Trong quá trình hoạt động Công ty không ngừng đầu tư vốn vào sản xuất kinh

Trang 12

doanh cụ thể: năm 1998 là 7.500.000 USD, năm 2001 là 10.600.000 USD, năm2004 là 25.600.000 USD.

Với diện tích nhà xưởng khoảng 35.400 m2 và số lượng công nhân khoảng1400 người trong đó trực tiếp sản xuất là 1300 công nhân, nhân viên văn phòngvà quản lý là 100 người.

Công ty Lelong Việt nam đã được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lýISO 9002 cấp vào tháng 7/2001.

1.2 Khái quát về Chi nhánh Công ty Lelong Việt Nam tại các tỉnh miền Bắc.

Tên công ty : Chi nhánh công ty Lelong Việt Nam Tên giao dịch:

Chi nhánh được thành lập ngày 22/6/1999

Trụ sở chính: 21 Mai Hắc Đế - Hai Bà Trưng - Hà NộiĐiện thoại: 04 9432809

Fax: 9135810

Chi nhánh công ty chuyên tiêu thụ các sản phẩm ắc quy tại thị trường cáctỉnh phía bắc vì trực thuộc công ty Lelong Việt Nam nên các sản phẩm tiêu thụchính của chi nhánh công ty Lelong Việt Nam tại Hà Nội cũng là các loại ắcquy lắp ráp và sử dụng cho các phương tiện giao thông và điện tử.

Từ ngày thành lập chi nhánh công ty cho đến nay hiện tại bộ phận cán bộcông nhân viên của chi nhánh công ty lên tới gần 30 người với mức tăng trưởngvề doanh số bán cũng như mức lợi nhuận đem lại nên tình hình tài chính vàlương của CBCNV ngày càng được cải thiện.

Trang 13

Diện tích của chi nhánh công ty khoảng 350m2 chưa kể nhà xưởng Vớicác trang thiết bị máy móc hiện đại và đầy đủ (tất cả các máy tính của công tyđều được nối mạng Internet).

Quá trình tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty được ban lãnh đạo chinhánh công ty quan tâm với mục tiêu phục vụ tất cả vì khách hàng chính vìvậy việc vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng được chi nhánh công tyquan tâm hơn với các phương tiện bao gồm 04 xe ô tô tải và 02 xe ô tô nhỏhiện có cùng với đội ngũ nhân viên thị trường năng động chi nhánh công ty đãvà đang thực hiện các biện pháp để tăng thêm tính cạnh tranh và tăng mức tiêuthụ sản phẩm của mình

2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Lelong và chi nhánh công tyLelong.

b Nhiệm vụ:

* Nhiệm vụ của Công ty Lelong Việt Nam

- Nghiên cứu thị trường, khả năng hàng hoá trong nước, dựa vào nguồnlực của mình để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Trực tiếp mua nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh các mặt hàng chiếm ưu thế.

Trang 14

- Thông qua các chi nhánh tại các miền trong cả nước đưa hàng hoá đếntận tay người tiêu dùng.

- Tuân thủ các chính sách và chế độ quản lý của Nhà nước, sử dụng hợp lýlao động, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối vớinhà nước.

* Nhiệm vụ của Chi nhánh Công ty Lelong

- Tuân thủ các nội quy cũng như các quyết định của Công ty Lelong ViệtNam.

- Thực hiện việc tiêu thụ hàng hoá thông qua các đại lý phân phối khắp cáctỉnh miền Bắc để sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

- Duy trì thị trường đã có và phát triển thêm các thị trường mới.- Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đầu tư đúng mục đích.

3 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban của chinhánh Công ty Lelong Việt Nam tại Hà Nội

3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Lelong Việt Nam

Trang 15

*Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm điều hành tất cả các hoạt động củacông ty nói chung và các chi nhánh công ty các tỉnh nói riêng

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty và chi nhánh công ty Khi có sự việc tranh chấp hay liên quan đến côngty thì giám đốc công ty là người đại diện cho công ty thực hiện việc giải quyếtcác vấn đề đó.

- Giám đốc công ty có quyền thực hiện các việc như: bổ nhiệm, bãi chức,miễn nhiệm các chức danh quản lý của công ty và các chi nhánh trực thuộccông ty Việc ký kết hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước

Giám đốc công ty Phó giám đốc

sản xuất

Phó giám đốc kinh doanh

GĐ chi nhánh tại

S i gònài gòn GĐ chi nhánh tạiH Nài gòn ội

Chi nhánh tại Đ Nài gòn ẵng

Phòng kỹ thuật dịch

vụ

Nh máy ài gònsản xuất

lắp ráp sản phẩm

Kho Phòng h nh ài gònchính nhân sự

Phòng kế toán tổng

Phòng kinh doanh quảng

cáo

Trang 16

- Giám đốc chi nhánh công ty chịu mọi hoạt động của mình về hoạt độngkinh doanh của cả công ty Giám đốc có chức năng, hoạt động của các công tynếu không thấy phù hợp.

*Phó giám đốc công ty: giám đốc công ty đề cử ra hai phó giám đốc giúpviệc cho mình

- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: chịu trách nhiệm trước giám đốc côngty về tình hình sản xuất các sản phẩm, các đặc tính kỹ thuật, chất lượng sảnphẩm, mẫu mã, kiểu dáng…

+ Đưa ra những biện pháp và báo cáo lại với giám đốc công ty và báo lạivới các phòng ban nơi phó giám đốc quản lý

+ Thường xuyên nghiên cứu để đưa ra các biện pháp cải tiến kỹ thuật,mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

+ Quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm, biện pháp giảm ô nhiễm môitrường.

+ Lựa chọn và nhập khẩu các nguyên vật liệu chính để sản xuất

+ Báo cáo thường xuyên với công ty về tình hình sản xuất sản phẩm cáchoạt động chi phí phát sinh và đưa ra các biện pháp khắc phục.

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh

+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hoạt động kinh doanh củacông ty về toàn bộ các chi nhánh

+ Đưa ra các chiến lược biện pháp kinh doanh thúc đẩy có hiệu quả báocáo trước giám đốc về các hoạt động xúc tiến bán hàng, quảng cáo,marketing…

Trang 17

+ Có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm củamình

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có những tranh chấp xảy ra

- Có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh quản lýcủa chi nhánh công ty và đại diện công ty ký các hợp đồng kinh tế

Trang 18

- Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên củacông ty

* Phòng kinh doanh, quảng cáo

- Chịu trách nhiệm trước phó giám đốc kinh doanh về các công việc nhưxúc tiến bán hàng các hoạt động marketing về sản phẩm, hoạt động quảng cáo.

- Đưa ra các ý kiến để duy trì và củng cố việc phát triển và mở rộng thịtrường

- Tư vấn giúp giám đốc chi nhánh công ty trong việc tiêu thụ sản phẩmcủa công ty

- Nghiên cứu các thông tin về thị trường, giá cả các hoạt động của cácđối thủ cạnh tranh.

- Đưa ra các chiến lược kinh doanh và báo cáo lại với phó giám đốc vàgiám đốc công ty về các hoạt động kinh doanh của mình.

- Theo dõi và kiểm tra quá trình sử dụng vốn và tài sản

- Tham mưu cùng giám đốc xét duyệt các kế hoạch về chi phí của cácphòng ban của các chi nhánh.

- Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước * Nhà máy sản xuất, lắp ráp

Trang 19

- Là nơi sản xuất các loại sản phẩm mà công ty đang kinh doanh trên thịtrường

- Thực hiện các kế hoạch về sản xuất sản phẩm, chất lượng sản phẩm,mẫu mã, hình dáng, mà phó giám đốc phụ trách sản xuất đưa ra

3.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Công ty Lelong Việt Nam tại Hà Nội

Chi nhánh Công ty Lelong Việt Nam được thành lập theo quyết định củaCông ty TNHH Lelong Việt Nam Về cơ cấu tổ chức bộ máy không lớn nhưngchi nhánh công ty đã được tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả đáp ứng tốt nhu cầu kinhdoanh của Công ty.

Giám đốc chinhánh

Phòng kếtoán

Phòng h nhài gònchính nhân

sựPhòng thị

Phòng kỹthuật

Phòng dịch vụkhách h ngài gòn

Phó giám đốc chinhánh

Trang 20

* Giám đốc chi nhánh Công ty: Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt độngkinh doanh của chi nhánh Trường hợp vi phạm pháp luật, điều lệ, kinh doanhkém phát triển hoặc trong công ty không thấy đủ năng lực điều hành Công ty,giám đốc có thể bị bãi chức trước thời hạn theo quy định của công ty.

- Giám đốc chi nhánh là người đại diện cho công ty trước cơ quan pháp luậtvà tài phán khi có tranh chấp xảy ra giám đốc có trách nhiệm báo cáo lên chocông ty.

- Giám đốc chi nhánh có quyền tổ chức thực hiện các quyết định của côngty Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty,ban hành quy chế quản lý nội bộ trong công ty.

- Giám đốc có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danhquản lý của chi nhánh công ty, ký kết các hợp đồng nhân danh chi nhánh côngty, trình báo các báo cáo tài chính hàng năm lên công ty.

* Phó giám đốc chi nhánh công ty: Giám đốc chi nhánh công ty đề cử ramột phó giám đốc chi nhánh và phải được công ty nhất chí Phó giám đốc làngười giúp việc cho giám đốc chi nhánh công ty Trường hợp vi phạm phápluật, điều lệ hoặc kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả phó giám đốc có thể bị hộiđồng thành viên công ty bãi chức trước thời hạn.

- Phó giám đốc chi nhánh công ty có quyền đại diện cho công ty trước cơquan nhà nước và tài phán Khi được uỷ quyền văn bản, có quyền điều hànhcác hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt độngdưới sự uỷ quyền của giám đốc chi nhánh.

Trang 21

- Phó giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mìnhtrước giám đốc chi nhánh.

* Phòng thị trường:- Chức năng:

+ Trực tiếp phụ trách việc bán hàng và phân phối sản phẩm đến các đại lý.+ Tìm kiếm, duy trì, củng cố và phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh,mở rộng thị trường.

+ Tư vấn hỗ trợ các phòng ban khác.- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu cung cấp các thông tin và nhu cầu hành vi của khách hàng,thông tin về giá cả, tình hình cạnh tranh cho các cấp điều hành của công ty.

+ Tham gia hoạch định và thực hiện các chiến lược, sách lược, chương trìnhtiếp thị bán hàng của Công ty Chịu trách nhiệm chính trong việc xác định thịtrường và khách hàng mục tiêu Định hướng các giải pháp nhằm tăng cường lợithế cạnh tranh, kích thích nhu cầu khách hàng, mở rộng thị phần của công ty.

+ Tổ chức các hoạt động thăm dò thị trường, tiến hành các chiến lượcquảng cáo, tiếp thị, xây dựng các chính sách khách hàng và các dịch vụ kháchhàng, phối hợp các phòng ban để đưa ra các giải pháp về giá cả sản phẩm.Tham mưu với giám đốc và các phòng ban để mở rộng khai thác các hoạt độngdịch vụ mới.

+ Trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh, giao dịch trực tiếp vớikhách hàng.

+ Thực hiện các nỗ lực đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giải quyết các khiếunại của khách hàng.

Trang 22

+ Báo cáo số liệu sổ sách, tài liệu, hợp đồng kinh tế có liên quan.* Phòng kế toán:

- Chức năng: Tham mưu giúp giám đốc về việc thực hiện các công tác tàichính kế toán toàn chi nhánh công ty, thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, cácquy định điều lệ, quy chế quản lý tài chính, hoạch toán kinh doanh và các quyđịnh hiện hành khác.

+ Tư vấn hỗ trợ các phòng ban, kiểm tra thanh tra quá trình đối với cácphòng ban trong công tác tài chính kế toán.

Trang 23

- Tư vấn giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, hướng dẫnkhách hàng sử dụng sản phẩm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HOẠTĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CHI NHÁNH

CÔNG TY LELONG VIỆT NAM

Trang 24

I Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty giai đoạn2002-2005

1 Tình hình thị trường sản phẩm của Công ty

1.1 Thị trường sản phẩm Ăcquy

Thị trường Ăcquy hiện nay bao gồm nhiều loại ăcquy khác nhau dùng chosản xuất và trong tiêu dùng Vì sản phẩm chính của Công ty là các loại bìnhĂcquy xe máy và ôtô nên ta tập trung nghiên cứu hai loại mặt hàng này.

Trên thế giới hiện nay đặc biệt là các nước phát triển thì việc người dân tựmua cho mình một chiếc ôtô hay xe gắn máy đối với họ chỉ là những hàng hoáthứ yếu ở nước ta thu nhập của người dân đã và đang ngày càng được nâng lêndo đó nhu cầu cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng tăng nênhiện nay người dân mua một chiếc xe gắn máy không còn là điều phải đắn đo.Vì Ăcquy là một thiết bị sản phẩm dùng trong một bộ phận xe máy, ôtô nên vớiphương châm khi mỗi người dân mua một phương tiện vận tải (xe máy, ôtô)chúng ta cũng có thể bán cho họ một sản phẩm Ăcquy dùng cho xe máy, ôtô.Với phương châm như vậy nên sức mua các sản phẩm Ăcquy hiện nay đang cóxu hướng gia tăng vì đối với khách hàng mua một chiếc xe máy, ôtô họ có thểmua được thì tại sao một sản phẩm linh kiện trong xe máy, ôtô lại không thểmua được.

Với dân số hiện nay đạt xấp xỉ 86 triệu người, tính bình quân trên hộ giađình Việt nam hiện nay trên thị trường Việt Nam nói chung và dân số các tỉnhphía bắc nói riêng thì thị trường Ăcquy xe gắn máy chiếm một tỷ trọng khá cao,

Trang 25

khoảng 20 đến 25 triệu xe máy và khoảng 2-3 triệu xe ôtô Thị trường ViệtNam nói chung và thị trường các tỉnh miền Bắc nói riêng là rất tiềm năng.

Thị trường Ăcquy cũng khá sôi động với nhiều chủng loại, mẫu mã, kiểudáng và giá cả khác nhau Vì các kiểu dáng xe máy, ôtô luôn được nhà sản xuấtthay đổi cho phù hợp với thị hiếu nên các doanh nghiệp sản xuất ắcquy cũngphải đưa vào các chủng loại Ăcquy sao cho phù hợp với từng loại xe.

Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm ắcquy không khốc liệt như các mặt hàngkhác Hiện nay trên thị trường Việt Nam có các sản phẩm có tên tuổi như GS,Đồng Nai, Globe ngoài ra hiện nay cũng xuất hiện một số hãng Ăcquy nhậpkhẩu như , panasonic, solitte kể cả chính thức và nhập lại Nhìn chung ởnước ta sản phẩm Ăcquy được cung cấp ra thị trường theo 2 nguồn:

* Sản xuất trong nước: nguyên liệu ngoại nhập trong đó Đài Loan, NhậtBản, Trung Quốc là 3 nước chiếm ưu thế trong việc cung cấp các linh kiện vào.

* Nhập nguyên các sản phẩm: được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhaunhưng đa số là nhập lậu.

Thị trường hàng Ăcquy đang rất sôi động với nhiều chủng loại, mẫu mã,kiểu dáng, đặc tính nổi bật, nhiều mức giá chênh lệch khác nhau Chênh lệchgiá là do nguồn sản xuất, những ưu điểm, đặc tính nổi trội của từng sản phẩmhoặc do công suất hoạt động của từng loại.

Với những diễn biến của thị trường trong cũng như ngoài nước sản phẩmĂcquy cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng Các doanh nghiệp đã cốgắng thay đổi mẫu mã, tính năng, giảm giá với các chương trình quảng cáokhác nhau để thu hút khách hàng

Trang 26

Đối với chi nhánh Công ty Lelong Việt Nam đã đi vào hoạt động chínhthức từ năm 1996 nên các sản phẩm của Công ty đã có mặt hầu hết ở các vùngthị trường khác nhau đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,Quảng Ninh Chi nhánh Công ty đang giai đoạn phát triển mạnh với mục tiêumở rộng và phát triển thị trường hơn nữa ở các tỉnh miền Bắc Đây là những thịtrường tiềm năng của các sản phẩm có giá phù hợp với mức thu nhập của ngườidân, sản phẩm đa dạng phong phú với nhiều tính năng và chất lượng đã đượckhẳng định không thua kém bất kỳ sản phẩm nào của các hãng khác Nhờ côngtác nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng hợp lý dù khó khăn nhưng sảnphẩm Ăcquy của chi nhánh Công ty đã có mặt trên toàn miền Bắc thông qua hệthống các cửa hàng, đại lý Theo dự đoán năm nay lượng sản phẩm Ăcquy tiêuthụ của chi nhánh Công ty có thể tăng 10% so với năm 2005.

1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của chi nhánh Công ty

* Đặc điểm mặt hàng kinh doanh

Mặt hàng mà chi nhánh Công ty kinh doanh là mặt hàng Ăcquy xe môtô,xe ôtô và các sản phẩm dùng cho các thiết bị điện tử mang nhãn hiệu Long vàGlobe.

Các sản phẩm ắcquy xe ôtô, xe máy là các sản phẩm thiết yếu đối với cácphương tiện vận tải hiện nay Khi mức thu nhập của người dân tăng lên, họ cóthể mua được một chiếc xe máy hay một chiếc ôtô thì họ cũng sẵn sàng chi ratừ 90.000đồng để có thể mua một sản phẩm Ăcquy thay thế khi phương tiệncủa họ không thể sử dụng được Do vậy mà khả năng tiêu thụ sản phẩm Ăcquyngày càng cao.

Trang 27

Đây là loại hàng hoá bình thường, có giá trị vừa phải nên có thể đượckhách hàng sử dụng thường xuyên nếu phương tiện mà họ sử dụng không thểhoạt động được.

Sau gần 10 năm hoạt động chi nhánh Công ty đã có đại lý ở 25 tỉnh thànhtrên khắp miền Bắc đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,Nam Định là các tỉnh có lượng tiêu thụ lớn nhất Qua nghiên cứu thị trườnggần đây, ở các tỉnh thành khác mức thu nhập của người dân đang ngày càngđược cải thiện nên mức tiêu thụ sản phẩm Ăcquy tại các tỉnh này có xu hướnggia tăng Đây chính là những thị trường tiềm năng của chi nhánh Công ty trongthời gian tới Hiện nay chi nhánh Công ty chịu rất nhiều sức ép cạnh tranh khốcliệt từ các sản phẩm Ăcquy khác như ắcquy GS, PINACO, PANASONIC làsản phẩm của các hãng nổi tiếng có lượng hàng hoá đa dạng, giá cả hợp lý, chấtlượng tương đối tốt.

* Về sản phẩm: Các sản phẩm ắcquy của Công ty có 3 loại chính:- Ăcquy dùng cho xe máy

- Ăcquy dùng cho xe ôtô

- Ăcquy dùng cho các thiết bị điện tử (chiếm tỷ trọng nhỏ do mới đi vàohoạt động thử nghiệm là chính)

Về Ăcquy xe máy: Loại phổ biến và tiêu thụ nhiều nhất là loại Ăcquy12N5S-3B và WP5S lắp cho các loại xe máy thông dụng hiện nay như Dream,Future, Jupiter, Wave Vì là loại Ăcquy lắp chủ yếu cho các loại xe thông dụngnên mức tiêu thụ các sản phẩm này rất cao và được người tiêu dùng đánh giácao về chất lượng và kiểu dáng.

Trang 28

Về Ăcquy xe ôtô: Hiện nay trên thị trường Việt Nam có các loại kiếudáng, mẫu mã xe của các hãng sản xuất xe ôtô khác nhau thì chi nhánh Công tycũng có đầy đủ các sản phẩm Ăcquy phù hợp với từng loại xe đó.

Về các loại Ăcquy điện tử: Chủ yếu là thị trường tiềm năng vì các sảnphẩm sử dụng đến bình điện tử còn mới mẻ, chưa thịnh hành như máy lưu điệnUPS, các thiết bị liên quan đến điện tử.

2 Thực trạng cạnh tranh trên thị trường

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh có lợi cho nền kinh tế và ngườitiêu dùng như vậy bất lợi cho các nhà sản xuất, nhà kinh doanh Nó là nguy cơtriệt tiêu bất kỳ ai nếu không đầu tư và nỗ lực trong việc duy trì vị thế trên thịtrường Chi nhánh công ty Lelong Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luậtđó Các đối thủ cạnh tranh của chi nhánh Công ty có cả tiềm ẩn và hiện hữu, sựtranh giành khách hàng diễn ra hàng ngày, hàng giờ và vô cùng khắc nghiệtgiữa các Công ty Thực tế chỉ ra rằng một chi phí để lôi kéo khách hàng mới sẽlớn hơn rất nhiều chi phí để giữ chân khách hàng cũ, vì vậy biện pháp chăm sóckhách hàng cũ và mở rộng quy mô thu hút khách hàng mới sẽ luôn là mục tiêuhàng đầu của chi nhánh Công ty

Đất nước ta đang ngày càng đổi mới và phát triển các dự án đầu tư nướcngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, việc các khu công nghiệp ở hầu hết cáctỉnh thành được hình thành tạo nên nhiều công ăn việc làm cho người dân, mứcthu nhập của người dân ngày càng cải thiện do vậy lĩnh vực kinh doanh và sảnxuất ắcquy sử dụng cho các phương tiện giao thông của người dân có nhiềutiềm năng và cơ hội nên các đối thủ cạnh tranh của chi nhánh Công ty rất nhiều,họ mạnh về vốn, công nghệ, nhân lực lẫn thông tin thị trường Điều này đã

Trang 29

được chi nhánh Công ty xác định vì thế chi nhánh Công ty luôn không ngừngphấn đấu trong kinh doanh cũng như hoạt động tái đầu tư, nâng cao vốn kinhdoanh, nắm bắt các thông tin thị trường nhằm tạo ra các lợi thế riêng của chinhánh Công ty mà các đối thủ cạnh tranh khác không có, như thiết kế sản phẩmmới độc đáo, đa dạng hoá các sản phẩm, độ bền cao và chất lượng ổn định cùngchế độ bảo hành nhanh chóng, giá cả hợp lý đó chính là những lợi thế cạnhtranh lớn của chi nhánh Công ty trong thời gian tới.

3 Thực trạng khách hàng của chi nhánh Công ty:

Với mặt hàng kinh doanh của chi nhánh Công ty là các sản phẩm Ăcquysử dụng cho các phương tiện như ôtô, xe máy và các thiết bị điện tử nên kháchhàng chủ yếu của chi nhánh Công ty là những khách hàng sử dụng phương tiệngiao thông và các thiết bị điện tử Đây là những khách hàng có số lượng lớnthường xuyên sử dụng phương tiện giao thông nên phải sử dụng các sản phẩmĂcquy để thay thế và mới đây khi bãi bỏ hạn ngạch đăng ký phương tiện giaothông và nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng thì trong thời gian tới lượng khách hàngcủa chi nhánh Công ty chắc chắn sẽ tăng Từ những đặc điểm về khách hàng vàthị trường như vậy ta có thể nhận thấy thị trường của chi nhánh Công ty vẫntrong giai đoạn phát triển và mở ra nhiều cơ hội cho chi nhánh Công ty mởrộng cũng như chiếm lĩnh được thị trường và thu hút được nhiều khách hàng.

Vấn đề ở đây là doanh nghiệp phải xây dựng được thương hiệu cũng nhưuy tín của mình trên thị trường để chinh phục được các khách hàng trong việclựa chọn sản phẩm.

4 Thực trạng kinh doanh tiệu thụ sản phẩm Ăcquy của chi nhánh Công tygiai đoạn 2002-2005

Trang 30

Để đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Ăcquy của doanh nghiệpchủ yếu dựa trên các chỉ tiêu về doanh thu và số lượng Qua đó có thể thấyđược diễn biến thị trường và tình hình cạnh tranh trên thị trường để có thể thấyđược những gì đã đạt được và những thiếu sót cần khắc phục.

4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gầnđây

n v : 1000 ngĐơn vị: 1000 đồng ị: 1000 đồng đồng

Doanh thu 18.080.018 25.182.624 30.007.529 35.505.703Giá vốn hàng bán 12.841.347 18.340.451 25.160.381 29.107.129Lợi nhuận gộp 5.238.671 6.842.173 4.847.148 6.398.574Chi phí bán hàng 2.892.950 2.902.710 3.438.629 3.864.214Lợi nhuận 251.288 537.569 656.322 828.992

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán chi nhánh Công ty)

Doanh thu của chi nhánh Công ty tăng rất nhanh trong 4 năm từ 2002 đến2005, từ mức doanh thu năm 2002 là 18.080.018 nghìn đồng đến năm 2005 là35.505.703 nghìn đồng tăng 96.38%.

Doanh thu của năm 2004 so với năm 2003 là 19,15%, năm 2005 tăng sovới năm 2004 là 18,32% Qua đó phản ánh tình hình kinh doanh của chi nhánhCông ty là có hiệu quả, doanh thu tăng đều theo từng năm Sức mua của thịtrường tăng, phạm vi tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng được mở rộng,chiến lược của công ty là hợp lý, tạo được niềm tin ở người tiêu dùng Theo đó

Trang 31

lợi nhuận mà chi nhánh Công ty thu được cũng tăng đều qua các năm Năm2002 chỉ đạt 251.288 nghìn đồng đến năm 2005 là 829.992 nghìn đồng tăng236,3% do sự tăng nhanh của các hoạt động

Qua số liệu trên ta thấy sản phẩm của Công ty đã và đang được người tiêudùng tín nhiệm do đó doanh số bán hàng tăng và lợi nhuận của Công ty cũngtăng lên Có được kết quả đó là do Công ty biết cân đối, tính toán các khoản chiphí hợp lý Tuy nhiên chi phí bán hàng cũng tăng nhanh, năm 2005 so với năm2002 tăng 33,57% điều này có thể giải thích là do chi nhánh Công ty đẩy mạnhviệc mở rộng hoạt động kinh doanh.

Mặc dù mấy năm gần đây doanh số và lợi nhuận của chi nhánh Công tyngày càng tăng lên nhưng lãnh đạo chi nhánh Công ty vẫn không ngừng phấnđấu để được kết quả cao hơn, mỗi năm thường đặt ra chỉ tiêu doanh thu nămsau cao hơn năm trước để toàn bộ công nhân viên cùng phấn đấu, ước tính nămnay mục tiêu đề ra là doanh thu tăng khoảng 30% so với năm 2005.

4.2 Phân tích kết cấu hàng hoá bán ra của chi nhánh Công ty qua cácnăm gần đây.

n v : 1000 ngĐơn vị: 1000 đồng ị: 1000 đồng đồng

Trang 32

12N492845.48098924.11379712.32585894.994N251262.007.9001413.024.9161653.596.0922064.492.618NX120-781985.77064506.71276868.91282989.834N1502241.616.5801971.426.7691082.526.4642433.518.612N7012417.73226816.35227878.349371.316.035N1003082.532.0632982.385.1144123.482.0844673.813.016Loại khác46642.21351875.8511031.176.7562042.590.996

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán chi nhánh Công ty)

Việc phân tích kết cầu hàng hoá bán ra theo chỉ tiêu doanh thu cho ta thấyảnh hưởng của từng loại hàng hoá đối với doanh thu của chi nhánh Công ty, từkết quả phân tích đó ta có thể đưa ra những quyết định trong hoạt động kinhdoanh và phát triển thêm thị trường của doanh nghiệp.

Năm 2005, tổng doanh thu là 35.505.703 ngàn đồng trong đó mặt hàngĂcquy loại 12N5S-3B lắp cho các loại xe gắn máy thông dụng trên thị trườngvẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 9.856.687 nghìn đồng chiếm 27,74%.Điều nàychứng tỏ mặt hàng Ăcquy này vẫn được người tiêu dùng tín nhiệm và tin dùngnhất Loại Ăcquy 12N5S-3B này chủ yếu dùng cho các loại xe máy nhưDream, Wave, Jupiter, Future ngoài ra với giá cả phù hợp, chất lượng ổnđịnh, bảo hành dài hạn nên được người tiêu dùng tin tưởng Doanh thu của loạiĂcquy nay tăng đều từ năm 2002 là 3.497.400nghìn đồng đến năm 2005 là9.856.689 nghìn đồng tăng 121,8% Bên cạnh mặt hàng 12N5S - 3B, dùng chonhững loại xe trên còn có loại WP5S cũng là một sản phẩm có uy tín của Công

Trang 33

ty Doanh thu của loại Ăcquy này cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổngdoanh thu, năm 2002 là 1.417.920 nghìn đồng chiếm 7,8%, năm 2003 là4.315.854 nghìn đồng chiếm 17,14%, năm 2004 là 3.913.065 nghìn đồng chiếm13,04%, năm 2005 là 4.684.779 nghìn đồng chiếm 13,19% Qua bảng số liệutrên ta cũng thấy cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của chi nhánh Công ty cũng thay đổitheo sự biến động các loại xe trên thị trường Tỷ trọng của loại bình WPX4Gdùng cho loại xe Cup82 có xu hướng giảm dần, năm 2002 là 16,61%, năm2003 còn 9,94% và đến năm 2005 là 8,1%, điều này có thể lý giải là do loại xeCup82 ngày càng giảm, thay vào đó là các loại xe mới như Dream, Wave,Jupiter kéo theo sự gia tăng tỷ trọng của loại ắcquy 12N5S-3B và WP5S.

Về Ăcquy xe ôtô, doanh thu năm 2002 của Ăcquy xe ôtô gồm N25,NX120-7, N150, N100, N70 là 8.022.258 nghìn đồng đến năm 2005 là16.721.111 nghìn đồng tăng 108,43% Trong đó loại Ăcquy N100 là tiêu thụđều nhất với doanh số bán tăng dần qua các năm, năm 2002 là 2.532.063 nghìnđồng đến năm 2005 là 3.813.016 nghìn đồng tăng 50,58%

Sở dĩ 2 loại ắcquy N100 và 12N5S-3B là 2 loại ắcquy tiêu thụ mạnh nhấtlà do 2 loại này có giá cả phải chăng, phù hợp với các loại xe thông dụng nhấttrên thị trường hiện nay Công ty xác là định đây là 2 trong những mặt hàngkinh doanh trọng điểm cần tập trung khai thác nên chất lượng của 2 loại nàycần được kiểm soát chặt chẽ trong sản xuất.

4.3 Phân tích tình hình tiêu thụ Ăcquy của chi nhánh Công ty theo khu vực thịtrường.

Trang 34

Tỉnh, TPDân số(1000người)

Doanh thu (1000 đồng)

Năm 2002Năm 2003Năm 2004Năm 2005

Hà Nội3.0807.665.4038.017.1088.943.0638.655.257Hà Tây3.004849.0931.094.5141.394.5461.470.007Quảng Ninh1.0671.766.7151.963.9541.946.5732.016.577Hải Phòng1.7713.096.8425.613.0945.819.5256.007.517Nam Định1.9471.849.0153.015.7252.940.7164.794.954Ninh Bình91285.965167.098206.914506.773Thái Bình1.842865.703998.7511.706.4332.916.564Bắc Ninh

Bắc Giang 2.552 196.819 443.076 709.703 1.414.076Lạng Sơn73249.046263.955614.094613.924Cao Bằng80550.413163.978206.934404.916Thái Nguyên1.09672.916304.056806.806794.056Hà Nam1.13234.516106.943476.994954.106Sơn La+Điện

Biên 1.414 50.015 24.977 78.902 162.914Vĩnh

Phúc+Phú Thọ 2.501 818.912 1.894.946 2.913.065 2.560.514Hưng Yên1.12164.935365.954763.904804.150Yên Bái

Lào Cai 1.290 40.535 89.504 163.074 219.074Tuyên Quang,

Hà Giang 1.379 0 60.413 304.564 396.614

Hải Dương 1.698 523.603 594.848 774.886 813.514

180.08.01825.182.62430.008.52935.505.703

Trang 35

( Nguồn: Phòng thị trường chi nhánh Công ty)

Thị trường của chi nhánh Công ty gồm 18 tỉnh thành trong toàn miền Bắc.Quá trình phân tích tình hình bán ra của chi nhánh Công ty theo thị trường giúpcho Công ty thấy được là cần phải tập trung khai thác và có thể dự đoán đượcxu hướng biến động của thị trường để từ đó đưa ra những hướng giải quyết vàcác chiến lược phát triển thị trường cụ thể.

Nhìn vào bảng ta thấy thị trường các tỉnh thành lớn như Hà Nội, HảiPhòng,Quảng Ninh, Nam Định vẫn chiếm mức tiêu thụ lớn nhất Đặc điểm nổibật của các tỉnh thành này là đây là những tỉnh có nền kinh tế phát triển, dân sốđông, thu nhập người dân khá cao Mức bán ra ở các tỉnh này nói chung là tăngtrưởng đều theo các năm, năm 2005 doanh số bán ra của 4 tỉnh này là21.474.305 nghìn đồng chiếm 65,34% doanh số bán hàng toàn miền Bắc Bêncạnh đó, các tỉnh khác cũng có doanh số tăng đều như Hà Tây, Thái Bình, VĩnhPhúc, Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn Đặc điểm củacác tỉnh này là đây là những tỉnh có nền kinh tế đang phát triển, dân sô tươngđối đông, thu nhập của người dân đang ngày càng được cải thiện nên nhữngtỉnh này có thể xem là thị trường tiềm năng của Chi nhánh Công ty Tuy nhiênbên cạnh đó thị trường của Công ty ở một số tỉnh chưa phát triển đồng đều,doanh số bán ra chưa cao, chủ yếu là các tỉnh thuộc khu vực miền núi như CaoBằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Điện Biên, Sơn La Đặc trưng củacác tỉnh này là tuy dân số đông nhưng lại có nền kinh tế còn kém phát triển,giao thông đi lại khó khăn nên các phương tiện giao thông ở đây cũng chưaphát triển, thu nhập của người dân thấp Vì vậy mức bán ra hàng năm ở các tỉnhnày chưa cao, chiếm tỷ trọng nhỏ so với các tỉnh đồng bằng Mặc dù hàng năm

Ngày đăng: 01/12/2012, 17:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w