TRUONG DAI HQC LAM NGHIEP
KHOA KINH TE & QUAN TR] KINH DOANH
KHOA LUAN TOT NGHIEP
THUC TRANG CONG TAC TIEU THU SAN PHAM VA MOT SO GIAI PHAP DE XUAT GOP PHAN PHAT TRIEN TH] TRUONG
TILU THU SAN PHAM CUA CONG TY CO PHAN DAU TU’ PHAT TRIEN CONG NGHE THOI DAI MỚI HÀ NỘI
NGANH : QUAN TRI KINH DOANH
MÃ SỐ :401
Giáo viên hướng dẫn : TS Lê Trọng Hùng Sinh viên thực hiện : Trần Thi Nhung
Khoá học : 2006-2010
Hà Nội - 2010
Trang 2MUC LUC
ĐẶT VẤN ĐỀ ss
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ TIÊU THỤ SAN PHAM
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG 1.1.1 Khái niệm thị trườn,
1.12 Phân loại thị trường
1.1.3 Phân đoạn thị trường
1.2 TIÊU THỤ
1.2.1 Khái niệm về tiêu thụ sản pham
1.2.2 Ý nghĩa của tiêu thụ
1.2.3 Vai trò của tiêu thụ
1.2.4 Nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ
1.2.5 Nội dụng chủ yếu của tiêu thụ sản ph
1.2.6 Các nhân tô ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm -c-c-+ 18
1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm
CHƯƠNG II : TINH HINH DAC DIEM CO BAN CUA CONG Ty CP DAU TƯ PHÁT TRIỄN CÔNG NGHỆ THỜI ĐẠI MỚI
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2.3 Tình hình vốn sản xuất của công ty
2.4 Tình hình cơ sở vật chất của công ty
2.5 Đặc điểm về hàng hóa của công ty
2.6 Phương hướng phát triền của công ty trong thời gian tới
2.7 Những khó khăn, thuận lợi của công ty
2.7.1 Thuận lợi 2.7.2 Khó khăn
CHƯƠNG II : NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHAM CUA CONG TY CO PHAN DAU TU PHAT TRIEN CONG NGHỆ
'THỜI ĐẠI MỚI HÀ NỘI „36
Trang 3
3.1 Đánh giá chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
ong 3 năm ( 2007-2009) s56
3.1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty bằng chỉ tiêu giá trị qua 3 năm
(2007-2009) igen SO
3.1.2 Kết quả kinh doanh theo chỉ tiêu hiện vật trong 3 năm (2007-2009) 42 245 45
3.2 Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 3.2.1 Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty
3.2.2 Chỉnh sách sản phẩm của công ty 48
3.2.3 Chính sách giá cả 48
3.2.4 Chính sách phân phối 50
3.3 Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 51 3.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty ¡a5
3.3.2 Doanh thu tiêu thụ của công ty qua các mặt hàng we 53
3.3.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo khu vực trong 3 năm
(2007-2009) 57
3.3.4 Tình hình tiêu thụ sản phải 58
3.3.5 Kết quả tiêu thụ theo phương thức thanh tốn của cơng ty 61
theo phương thức bán hàng 3.3.6 Các đối thủ cạnh tranh „62
3.3.7 Những nhân tổ ảnh hưởng đến hoại động tiêu thụ của công ty 63
3.3.8 Những điểm mạnh và những vẫn đề còn tôn tại của công ty - đố CHƯƠNG 1V: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT GOP PHAN PHAT TRIEN
TH] TRUONG TIEU THY SAN PHAM CUA CONG TY CO PHAN DAU
TU PHAT TRIÊN CÔNG NGHỆ THỜI ĐẠI MỚI
4.1 Chính sách sản phẩm
4.2 Chính sách giá cả 69
4.3 Chính sách tơ chức phân phí b 70
4.4 Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 70 1.70 TS 67 68 san phi
4.5 Chinh sach xtc tién hén hop KET LUAN VA KIEN NGHI
Trang 4QLDN CPBH DIT PC DH CSH TP HCM CNTT
DANH MỤC VIẾT TAT
: Sản xuất kinh doanh
: Tốc độ phát triển liên hoàn : Tốc độ phát triển bình quân : Cán bộ công nhân viên : Vốn kinh doanh : Vốn cố định : Vốn lưu động :Cung cấp dịch vụ : Doanh thu : Giá vốn hàng bán : Lợi nhuận
: Quản lý doanh nghiệp
: Chỉ phí bán hàng
: Doanh thu thuần : persional computer
: Đại học
: Nợ phải trả : Chủ sở hữu
: Thành phó Hồ Chí Minh
Trang 5DANH CAC BANG BIEU VA SO BO
Biểu 2.1 : Cơ câu lao động của công ty trong 3 năm ( 2007- 2009) .24
: 26
Biểu 2.2 : Tình hình nguồn vốn của công ty trong 3 năm (2007 — 2009) 29
231
Biểu 3.1 : Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty về mặt giá trị qua 3 năm
ms 2009)
Sơ đồ 2.2 : cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Biểu 2.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
.37 41 21 43 45 49
Biểu 3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 52
56
Biểu 3.6 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo khu vực trong 58
3 ndm (2007-2009)
Biểu 3.7 Khối lượng tiêu thụ sản phẩm theo phương thức bán trong 3 năm
(2007-2009) Bi
Biểu 3.8 Doanh thụ tiêu thụ theo phương thức thanh toán trong 3 năm (2007 -
2009) 62
Biểu 3.3: Sự biên động giá một số sản phẩm của công ty 0007 2009)
Biểu 3.5 Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng qua 3 năm (2007-2009)
Trang 6
DAT VAN DE
Nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang trở thành công cụ không
thể thiếu, phục vụ cho mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực Nó thúc đẩy sự phát triển
của các ngành khác, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế nước ta tiến xa hơn vào các lĩnh vực kinh doanh liên quan tới công nghệ và mang lại lợi nhuận lớn,
giành thêm lợi thế về thương mại so với các quốc gia đi trước Hiện nay, ngành
công nghệ thông tin ở nước ta đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh và máy
tính là một trong những kết quả thành công của sự tiến bộ khoa học cơng nghệ mang lại, nó ngày càng được quan tâm chú ý hơn không chỉ vì có giá trị ngày càng cao trên thị trường mà còn do được con người nhận thức ngày một đầy đủ
hơn về các tính năng mà nó mang lại Riêng đối với thị trường máy tính được ví như “cỗ xe dang tăng tốc” Đây là một thị trường tuy đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần nghiệt ngã
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh
thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc tăng khối lượng sản xuất, tập trung hoàn thiện sản phẩm
hiện có và định hướng thị trường chính cho sản phẩm của mình Hiện nay, các
doanh nghiệp luôn muốn mang lại sự hài lòng cho khách hàng đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, Làm sao để sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp
có thể cạnh tranh được trên thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát
triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thực sự là câu trả lời không hề đơn giản đối
với mỗi doanh nghiệp
Công ty Cô phần Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới Hà Nội là
công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng máy văn phòng Trải qua những
thăng trầm công ty đã gặt hái được nhiều thành công và cũng khơng ít khó khăn
trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ.Việc đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển thị trường tiêu thụ nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, khai thác triệt để tiềm năng của thị trường nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đang là vấn đề
Trang 7cấp bách của doanh nghiệp để khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế hội nhập hiện nay Sau khi thực tập ở công ty, tôi rất muốn đi sâu tìm hiểu thị
trường máy văn phịng ở Việt Nam Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng
công tác tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp đề xuất góp phần phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới Hà Nội"
Kết cấu khoá luận ngoài phần mởi đầu và kết luận cịn có 4 chương sau đây:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
Chương II: Tình hình đặc điểm cơ bản của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát
triển Công Nghệ Thời Đại Mới Hà Nội
Chương II: Nghiên cứu và đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới Hà Nội
Chương IV: Một số đề xuất giải pháp góp phần phát triển thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới Hà Nội
* Mục tiêu nghiên cứu ~ Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
~ Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về thị trường và thị trường tiêu thụ
sản phẩm tại công ty
+ Đánh giá được tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
+ Đánh giá được thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và xác định kết
quả kinh doanh của Công ty
+ Đề xuất được các giải pháp góp phần phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trang 8Đối tượng nghiên cứu là tình hình sản xuất kinh doanh và quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu
+ Tình hình SXKD của Công ty trong 3 năm 2007 — 2009
+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của Công
ty trong 3 năm (2007-2009)
+ Về mặt không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới Hà Nội
* Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về-thị trường và thị trường tiêu thụ sản
phẩm
- Nghiên cứu tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty
~ Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ và một số giải pháp nhằm phát triên thị trường tiêu thụ của Công ty
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần phát triển thị trường tiêu
thụ sản phẩm của Công ty
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu có liên quan như: giáo
trình, chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp
- Phương pháp khảo sát thực tế tình hình SXKD của Công ty
+ Khảo sát tình hình SXKD của Công ty + Khảo sát các kênh thị trường,
+ Thu thập các số liệu qua số sách kế toán của Công ty kết hợp phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo công ty và các phòng ban liên quan: Số liệu từ các phịng
ban về tình hình thục hiện kế hoạch kinh doanh của công ty như phịng kế tốn,
phịng kế hoạch, phòng tổ chức hành chính, phịng kinh doanh
- Phương pháp xử lý số liệu
+Phương pháp thống kê tổng hợp và tính tốn các chỉ tiêu
Trang 9CHUONG I: CO SO LY LUAN CHUNG VE THỊ TRUONG VA TIEU THU SAN PHAM
1.1 NHUNG VAN BE CHUNG VE TH] TRUONG 1.1.1 Khái niệm thị trường
Có nhiều khái niệm khác nhau về thị trường Chúng được đưa ra dưới những góc độ và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, ta có thẻ hiểu khái quát một
số khái niệm sau :
Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thẻ, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn
nhu cầu hay mong muốn đó
Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sản xuất
hàng hóa, ở đâu có sản xuất ở đó có thị trường.Thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là một q trình trong đó người mua và người bán trao đổi, tác động qua
lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa mua bán Thị trường là nơi
diễn ra hoạt động mua bán bằng tiền trong một khoảng thời gian và không gian
nhất định
Thị trường là nơi mua bán hàng hóa, nơi gặp gỡ để tiến hành hàng loạt
các hoạt động mua bán giữa người mua và người bán
Từ các khái niệm trên cho thấy quy mô thị trường phụ thuộc số lượng người có cùng nhu cầu và mong muốn, lượng thu nhập bằng tiền mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó và dù với cách thức nào thì cả người mua và người bán đều muốn tối đa hóa lợi
nhuận từ sản phẩm họ mua và bán được
1.1.2 Phân loại thị trường,
Đối với bất kì một doanh nghiệp nào cũng có rất nhiều loại thị trường và
các thị trường tham gia la rất phong phú, đa dạng Doanh nghiệp cần phải
nghiên cứu phân loại thị trường để nắm bắt được đặc điểm của thị trường, từ đó
Trang 10thác tối đa tiềm năng của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp
s* Căn cứ vào vị trí sản phẩm
- Thị trường tiêu dùng
- Thị trường tư liệu sản xuất
s$ Căn cứ vào tầm quan trọng của thị trường,
~ Thị trường chính - Thị trường phụ
$% Căn cứ vào tính chất kinh doanh
- Thị trường bán buôn ~ Thị trường bán lẻ
+* Căn cứ vào quan hệ cung cầu
~ Thị trường người bán - Thi trường người mua
* Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh ~ Thị trường hàng hóa
~ Thị trường dịch vụ
- Thị trường thương mại
+ Căn cứ vào phạm vi lưu thông, ~ Thị trường trong nước
- Thị trường quốc tế
1.1.3 Phân đoạn thị trường
a) Khái niệm phân đoạn thị trường và đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các
đặc tính hay hành vi
Một đoạn thị trường có hiệu quả là một nhóm các khách hàng ma doanh
Trang 11Đoạn thi trường là một nhóm khách hang trong thị trường tổng thể có thể
đ hỏi như nhau đối với cùng một tập hợp các kích thích marketing
b) Lợi ích của phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được phạm
vi, các loại hình tổ chức — đối tượng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp Phân đoạn thị trường còn giúp doanh nghiệp xác định những đoạn thị
trường mục tiêu hay thị trường trọng điểm đạt hiệu quả kinh doanh cao Đoạn
thị trường có hiệu quả được hiểu là một nhóm các khách hàng mà doanh nghiệp
có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn của họ, đồng thời có số lượng
đủ lớn để tạo ra dòng tiền thu lớn hơn dòng tiền chỉ cho những nỗ lực kinh
doanh của doanh nghiệp
c) Yêu cầu của phân đoạn thị trường
Hoạt động tìm kiếm đoạn thị trường có hiệu quả địi hỏi việc phân đoạn thị trường đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau :
~ Ðo lường được: phân đoạn thị trường phải đảm bảo đo lường được quy
mô, sức mua và các đặc điểm của khách hàng ở từng đoạn
- Có quy mơ đủ lớn: việc phân đoạn thị trường phải hình thành được
những nhóm khách hàng có quy mô đủ lớn hứa hẹn khả năng sinh lời ,nghĩa là tạo được dòng tiền thu lớn hơn đòng tiền chỉ
- Có thể phân biệt được: mục đích của phân đoạn thị trường là xác định
thị trường mục tiêu
- Có tính kha thi: sau phân đoạn sẽ có vô số các đoạn thị trường khác
nhau với các cơ hội kính doanh khác nhau.Với mỗi một doanh nghiệp, những đoạn thị trường eó giá trị phải là những đoạn mà doanh nghiệp có khả năng tiếp
Trang 121.2 TIEU THU i
1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển sang hình thái giá trị của sản phẩm Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán Theo quản điểm này, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa hàng vào
lưu thông và kết thúc khi đã bán xong hàng
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu, từ việc tỗ chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán
hàng và thực hiện các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng Như vậy, theo
quan điểm này, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình xuất hiện từ trước khi tổ
chức các hoạt động sản xuất và chỉ kết thúc khi đã bán được sản phẩm
Về bản chất, tiêu thụ sản phẩm chính là q trình thực hiện giá trị của
sản phẩm, là giai đoạn đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng
Qua quá trình này, người sản xuất có thể thu hồi được vốn đầu tư của mình để
trang trải các chỉ phí sản xuất và tiếp tục quá trình tái sản xuất
Trong xã hội, việc tổ chức các hoạt động tiêu thụ sẽ thúc đây nhanh quá trình phân phối lưu thông, dây nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, trên cơ sở đó
thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế
Trong doanh nghiệp, kết quả hoạt động của khâu tiêu thụ sản phẩm có tác động rất lớn, nhiều khi đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá
trình sản xuất kính doanh của doanh nghiệp Chính nhờ khâu tiêu thụ mà doanh
nghiệp có thẻ thu hồi được các chỉ phí đã bỏ ra, thực hiện được mục tiêu lợi
nhuận và các mục tiêu khác trong sản xuất kinh doanh của mình
Kết quả của quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ phản ánh tính đúng đắn của
Trang 13Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chịu tác động của rất
nhiều nhân tố và tuân theo những quy luật khắt khe của thị trường, bên cạnh đó cịn chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì thế tổ chức các hoạt động tiêu thụ cần được
các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm
1.2.2 Ý nghĩa của tiêu thụ
Đối với nền kinh tế quốc dân, tiêu thụ tốt sẽ thúc đây q trình lưu thơng
trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện cân đối cung cầu trên toàn xã hội
Đối với các doanh nghiệp có tiêu thụ được hàng hóa thì mới thu hồi được
vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng tốc độ luân chuyển vốn, tăng hiệu quả luân
chuyển vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn
Thông qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định
một cách hoàn toàn, mới chứng tỏ năng lực của doanh nghiệp Qua tiêu thụ mới
thấy được giá trị thặng dư, đây là nguồn quan trọng để tích luỹ ngân sách, cải
thiện đời sống người lao động và mở rộng quy mô sản xuất
1.2.3 Vai trò của tiêu thụ
Trong nền kinh tế thị trường, đặc trưng lớn nhất của hàng hóa là được sản xuất ra để bán nhằm thực hiện những mục tiêu đã được xác định trong
phương án kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy tiêu thụ có vai trò hết sức to lớn không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với xã hội
Đối với doanh nghiệp vai trò của tiêu thụ được thể hiện dưới nhiều khía
cạnh khác nhau:
Tiêu thụ là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất và tái sản xuất
mở rộng Thông qua tiêu thụ, hàng hóa đến được tay người tiêu dùng, nó được
chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị đối với người sản xuất nhằm thu hồi vốn đầu tư và lãi để thực hiện quá trình tái sản xuất
Tiêu thụ phản ánh kết quả và hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
Tiêu thụ góp phần mang lại vị thế của doanh nghiệp trên thị trường , mở
Trang 14tế Mặt khác nó cịn thể hiện khả năng cạnh tranh và mức độ chấp nhận của xã hội đối với sản phẩm hàng hóa dịch vụ của đoanh nghiệp
VỀ mặt xã hội tiêu thụ góp phần làm tăng số lượng hàng hỏa trên thị trường, tăng sản phẩm cho xã hội và đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước
1.2.4 Nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ
Mục tiêu của tiêu thụ sản phẩm là bán hết các sản phẩm với doanh thu tối
đa và chỉ phí kinh đoanh cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm tối thiểu Với mục tiêu đó tiêu thụ sản phẩm không phải là hoạt động thụ động, chờ bộ phận sản
xuất tạo ra sản phẩm rồi mới tìm cách tiêu thụ chúng mà tiêu thụ có nhiệm vụ chủ động từ việc nghiên cứu thị trường, xác định đúng đấn nhu cầu của thị
trường và khả năng cung ứng của doanh nghiệp để từ đó có quyết định đầu tư tối ưu, chủ động tiến hành các hoạt động quảng cáo nhằm giới thiệu, thu hút khách hàng, tổ chức công tác bán hàng và các hoạt động yểm trợ nhằm bán được nhiều hàng với chỉ phí kinh doanh cho hoạt động bán hàng thấp nhất và đáp ứng tốt nhất các dịch vụ sau bán hàng
1.2.5 Nội dung chủ yếu của tiêu thụ sản phẩm 1.2.5.1 Điều tra nghiên cứu thị trường
Điều tra nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết đầu tiên đối với các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, là khâu đóng vai trị quan trọng trong việc
thành công hay thất bại trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Việc điều tra nghiên cứu thị trường nhằm giúp tìm ra nhu cầu thị trường để có giải pháp đáp
ứng nhu cầu thi trường, bố trí kế hoạch sản xuất kinh doanh để thỏa mãn thị
trường nhằm thu lợi nhuận cho doanh nghiệp
Điều tra nghiên cứu thị trường có 2 phương pháp:
Phương pháp I: Nghiên cứu thị trường thông qua các tài liệu và thơng tin có sẵn, đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, có chỉ phí thấp nhưng địi
Trang 15Phương pháp 2: Nghiên cứu tại hiện trường bao gồm việc thu thập thông tin tại hiện trường thông qua các công cụ nghiên cứu thích hợp như quan sát,
phỏng vấn, phiếu điều tra thăm dị, phân tích thị trường
Trong doanh nghiệp, khi nghiên cứu thị trường phải trả lời được các câu
hỏi sau: thị trường đang cần những loại sản phẩm gì? Đặc điểm kinh tế kĩ thuật
của loại sản phẩm đó là gì? Ai là người tiêu thụ sản phẩm này? Hiện trạng vấn
đề cung cấp sản phẩm đó ra sao?
Muốn trả lời được các câu hỏi trên thì các doanh nghiệp cần phải:
- Phân loại được khách hàng: Việc phân loại khách hàng nhằm nắm rõ
được đặc trưng của các loại khách hàng của doanh nghiệp, trên cơ sớ đó đưa ra
những đối sách kinh doanh thích hợp cho từng loại khách hàng
- Xác định và đánh giá từng loại khách hàng: Đây là hoạt động rất quan trọng
khi nghiên cứu thị trường nhằm trả lời cho câu hỏi ai là người mua sản phẩm của doanh nghiệp và họ mua như thế nào, những nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi mua
của họ Việc xác định và đánh giá khách hàng gồm các nội dung sau:
+ Nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng để tìm hiểu quá trình quyết định mua hàng, tiêu chuẩn lựa chọn hàng mua, phản ứng của người tiêu
dùng trước các tác nhân kích thích
+ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu
dùng để biết được hành vì mua của khách hàng bị chỉ phối bởi những nhân tố
nào, những khả năng tác động để kích thích hành vi mua của khách hàng ~ Tìm hiểu các hoạt động cung trên thị trường: Nhiệm vụ của việc nghiên cứu các hoạt động cung trên thị trường là tìm hiểu xem những ai đang tham gia vào việc cung cấp những hàng hóa mà doanh nghiệp đàng quan tâm, quy mô và
khả năng của các nhà cung cấp, vấn đề cạnh tranh ra sao, khả năng xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường như thế nào Tắt cả những công việc này sẽ giúp cho
doanh nghiệp có những giải pháp thích hợp khi lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
10
Trang 16- Xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp để có sự lựa chọn sản phẩm thích ứng để tiến hành tổ chức sản xuất
1.2.5.2 Xây dựng chiến lược sản phẩm
Để kinh doanh thành công trên thị trường, các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm hợp lý, linh hoạt
Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
- Xác định vị trí của sản phẩm:
Vị trí của mỗi loại sản phẩm là mối tương quan của sản phẩm đó với các
sản phẩm khác được đưa ra thị trường của một doanh nghiệp
Mục đích của việc xác định vị trí sản phẩm là tạo ra một hình ảnh tương
xứng cho một loại sản phẩm hoặc một nhãn hiệu, tạo ra phong cách riêng cho
các sản phẩm của doanh nghiệp khi tham gia thị trường Xác định tốt vị trí của
sản phẩm sẽ tạo ra những ưu theess về cạnh tranh cho sản phẩm của doanh
nghiệp Vị
mỗi sản phẩm có một chu kỳ sống riêng Chu kỳ sống của sản phẩm trải qua 4
ri của doanh nghiệp có thể thay đổi qua từng giai đoạn cũng như
giai đoạn sau:
+ Giai đoạn xâm nhập thị trường
Đây là giai đoạn đầu của việc đưa hàng hóa ra bán trên thị trường Trong giai đoạn này người tiêu dùng còn chưa biết hoặc chưa tin tưởng vào sản phẩm
của công ty nên doanh số bán ra ít, Cơng ty thường chịu lỗ hoặc lãi rất ít Cơng
việc chủ yếu trong giai đoạn này là nhà sản xuất cần tăng cường quảng cáo và
xúc tiến bán sản phẩm
+ Giai đoạn phát triển
Trong giai đoạn này doanh thu tiêu thụ đã bắt đầu tăng mạnh, trên thị
trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới, lợi nhuận tăng Công việc chủ
yếu trong giai đoạn này là tiếp tục hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm Tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa, nắm vững các kênh phân
phối mới để duy trì lượng bán và thâm nhập vào thị trường mới + Giai doan chin mudi
Trang 17Đến một thời điểm nào đó nhịp độ tăng mức độ tiêu thụ bắt đầu chững
lại, việc tiêu thụ sản phẩm bước vào giai đoạn chin mudi Hang hoa tiêu thụ
chậm cũng có nghĩa là chúng tràn đầy trên các kênh lưu thông, điều đó hàm
chứa một cuộc cạnh tranh gay gắt Tình hình đó dẫn đến một sự giảm sút về lợi nhuận Trong giai đoạn này cần tìm được thị trường mới cho hàng hóa, cải biến
hàng hóa, thay đổi một số yếu tơ đặc tính của hàng hóa
+ Giải đoạn suy thoái
Giai đoạn suy thoái xuất hiện khi mức tiêu thụ các loại hàng hoá giảm sút Việc giảm sút có thể diễn ra nhanh chóng, chậm chạp, thậm chí đến số không Khi mức tiêu thụ giảm sút dẫn đến lợi nhuận giảm sút, thị trường mặt
hàng của doanh nghiệp bị thu hẹp
Như vậy, mỗi những đặ
tuy nhiên các nhà quản trị bằng những biện pháp thích hợp có thể làm tái sinh
giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm đều mang điểm riêng, có những đòi hỏi khác nhau đối với công tác tiêu thụ;
chu kỳ sống của một loại sản phẩm - Đổi mới sản phẩm
Khi sản phẩm đã đến giai đoạn suy thối thì việc đổi mới sản phẩm là
vấn đề cần được đặt ra một cách thường xuyên đối với doanh nghiệp Đổi mới
sản phẩm là việc thay đổi một hay một vài đặc trưng của sản phẩm để đáp ứng, tốt hơn nhu cầu của người mua
Đổi mới sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng vì nó vừa góp phần đáp ứng,
tốt hơn nhu cầu của thị trường, vừa đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro khi đưa ra thị trường những sản phẩm hoàn toàn mới
~ Phát triên sản phẩm mới
Trong nhiều trường hợp, do đòi hỏi của thị trường, doanh nghiệp phải
đưa ra thị trường những sản phẩm mới
Chiến lược phát triển sản phẩm mới phải được thực hiện qua các bước sau: + Tìm kiếm và lựa chọn ý tưởng cho sản phẩm mới
+ Nghiên cứu, thiết kế mẫu và thử nghiệm sản phẩm mới
Trang 18+ Phổ biến sản phẩm mới ra thị trường 1.2.5.3 Xác định giá bán
Khi đã có sản phẩm thì doanh nghiệp phải định giá bán và khung giá bán
sản phẩm
Việc định giá bán sản phẩm phải đảm bảo bù đắp đủ chỉ phí bỏ ra và thu được lợi nhuận thỏa đáng, đồng thời nó phải phù hợp với quan hệ cung cầu và
giá cả thị trường Khung giá bán được xác định nhằm tạo điều kiện cho sự linh
hoạt trong quá trình tiêu thụ sản phẩm
1.2.5.4 Tổ chức phân phối vào các kênh tiêu thụ
Doanh nghiệp phải lựa chọn và quyết định các kênh tiêu thụ sản phẩm
cho doanh nghiệp mình
~ Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng có :
+ Kênh phân phối gián tiếp: Tức là sản phẩm, hàng hóa từ người sản
xuất đến người tiêu dùng thông qua mạng lưới trung gian phân phối tiêu thụ
+ Kênh phân phối trực tiếp: Tức là người sản xuất bán và phân phối trực
tiếp đến người tiêu dùng
Trong thực tế có rất nhiều các kênh tiêu thụ khác nhau để doanh nghiệp
có thể lựa chọn Ta có thể khái quát các kênh tiêu thụ trong sơ đồ sau:
Người —>l bán lẻ Sở Người
Người Neu Người 1 gười
san bán buôn| bán lẻ a
xuat ding
Lự| Người | — y„ Người
môi giới lbán buôn
Trang 19+ Kênh 1: Mua bán trực tiếp giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối
cùng
+ Kênh 2: Lưu thơng hàng hóa qua khâu trung gian là người bán lẻ
+ Kênh 3: Lưu thơng hàng hóa phải qua khâu trung gian là những người
bán buôn và người bán lẻ
+ Kênh 4: Lưu thơng hàng hóa xuất hiện người môi giới khi người mua
và người bán khó tiếp cận với nhau
Có nhiều loại trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau Dưới đây là một số loại trung gian thương mại chủ yếu:
Nhà bán buôn là những trung gian bán hàng hóa và dịch vụ cho các trung, gian khác, cho nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp
Nhà bán lẻ là những trung gian bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng
Đại lý và môi giới là những nhà trung gian có quyền hành động hợp pháp
thay mặt cho nhà sản xuất
Nhà phân phối dùng để chỉ những trung gian thực hiện các chức năng
phân phối trên thị trường công nghiệp hoặc đôi khi cũng dùng chỉ để nhà bán
buôn
1.2.5.5 Tổ chức hoạt động bán hàng
Trong thực tế có rất nhiều hình thức bán hàng khác nhau, mỗi hình thức có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng nhất định
Tùy theo điều kiện và yêu cầu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn, áp dụng
một số hình thức bán hàng sau: bán hàng theo hợp đồng, bán hàng tại nhà, bán hàng tại nơi sản xuất, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua mạng
internet, Để thực hiện tốt công tác bán hàng, các doanh nghiệp cần làm các
công việc sau:
Trang 20- Lya chọn địa điểm bán hàng thuận tiện cho hoạt động mua, bán, vận
chuyển, bốc dỡ
- Lắp đặt các trang thiết bị hợp lý ở nơi bán hàng để đảm bảo thuận tiện
cho việc bán hàng, bảo quản hàng, và thu hút khách hàng
- Bố trí nhân viên bán hàng có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và
nghệ thuật bán hàng
- Lâm tốt việc trang trí, xếp đặt, bố trí trưng bày hàng tạo điều kiện cho
việc mua hàng của khách
- Thiết lập mạng lưới tiêu thụ thích hợp: Một mạng lưới bán hàng thích hợp sẽ đẩy mạnh được hoạt động tiêu thụ, tăng doanh thu và uy tín, tăng sức
cạnh tranh trên thị trường Vậy các doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở các đặc
tính của sản phẩm , quy mô doanh nghiệp, đặc điểm môi trường để lựa chọn
hình thức phân phối hợp lý, đảm bảo cho chỉ phí thấp nhất, thơng tin nhanh, kiểm soát đực kênh phân phối hàng hóa
- Đâm bảo việc giao nhận hàng đúng thời hạn, kiểm tra chặt chẽ về chất
lượng hàng hóa
- Tổ chức thanh toán:
Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như trị giá lô hàng bán, mức độ thường
xuyên trong quan hệ mua bán, mức độ tín nhiệm lẫn nhau mà doanh nghiệp thương mại và người mua có thể thỏa thuận lựa chọn sử dụng các phương thức, hình thức thanh tốn khác nhau
+ Phương thức thanh tốn gồm có:
Phuong thức thanh foán trực tiếp: Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được di chuyền từ người mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu về hàng hóa được chuyển giao Hình thức thanh tốn có thể bằng
tiền mặt, ngân phiếu, séc hoặc bằng hàng hóa
Phương thức thanh toán chậm trả: Theo phương thức này quyền sở hữu
về tiền tệ được chuyển giao sau một khoảng kể từ thời điểm chuyển gìao quyền
Trang 21người mua không thanh toán ngay mà ký chấp nhận nợ từ đó hình thành khoản
cơng nợ phải thu của người mua Việc thanh tốn có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: ngân phiếu,sec Phương thức thanh toán này thường 4p dung trong
trường hợp hai bên có mối quan hệ mua bán thường xuyên và có tín nhiệm lẫn nhau
+Hình thức thanh tốn gồm có:
Hình thức thanh toán bằng tiền mặt, ngân phiếu: Là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người mua và người bán Khi bên bán chuyển giao hàng hóa, dịch vụ thì bên mua xuất tiền, ngân phiếu để trả trực tiếp tương ứng với giá mà hai bên đã thoả thuận
Hình thức trao đổi hàng: Theo hình thức này khi bên bán chuyển giao hàng hoá cho bên mua thì bên mua xuất giao cho bên bán một lơ hàng có giá trị tương ứng với giá trị lô hàng đã nhận được từ bên bán
Hình thức thanh toán qua ngân hàng: Là hình thức thanh tốn được thực hiện bằng cách trích chuyển ở tài khoản của đoanh nghiệp hoặc bù trừ giữa hai
bên thông qua các tổ chức kinh tế trung gian là ngân hàng Tuỳ thuộc vào từng thương vụ, từng đối tượng khách hàng mà việc thanh tốn có thể được thực hiện theo một số hình thức như: uỷ nhiệm chỉ, uỷ nhiệm thu, bằng séc, bằng thư
tín dụng, bằng thể thanh toán
1.2.5.6 Tổ chức các hoạt động địch vụ trước, trong và sau bán hàng
- Các dịch vụ trước khi bán hàng là các dịch vụ về giới thiệu, chào hàng, quảng cáo, tham gia hội trợ triển lãm Thực hiện các địch vụ trước khi bán
hàng nhằm giới thiệu sản phẩm để gợi mở nhu cầu của người tiêu dùng và
thuyết phục người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm của mình
- Các dịch vụ trong khi bán hàng là các địch vụ giao tiếp giữa khách
hàng và doanh nghiệp Nó bao gồm việc giới thiệu hàng hóa, hướng dẫn lựa
chọn hang hóa, ký kết hợp đồng tiêu thụ, thanh toán, bốc xếp hàng hóa, chuyên
trở hàng hóa đến nơi yêu cầu
Trang 22- Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ sau bán hàng là vấn đề hết sức quan
trong để duy trì, củng cố và mở rộng thị trường, đây mạnh các hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp
Các hoạt động dịch vụ sau bán hàng chủ yếu bao gồm:
+ Cung cấp cho khách hàng các tài liệu hướng dẫn cụ thể rõ ràng,
+ Nhân viên bán hàng trực tiếp hướng dẫn khách hàng sử dụng
+ Thực hiện lắp đặt, vận hàn thử sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng
+ Thực hiện tốt và chu đáo hoạt động bảo hành sản phẩm theo đúng thời
hạn và nội dung ghi trên phiếu bán hàng
+ Tổ chức hoạt động kiểm tra, điều chỉnh định kỳ đối với một số sản
phẩm cần thiết
+ Tổ chức cung cấp phụ tùng và dịch vụ sửa chữa, tạo điều kiện tốt nhất
cho quá trình sử dụng của khách hàng
1.2.5.7 Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp
~ Quảng cáo: Là một kiểu truyền thông có tính đại chúng, mang tính xã
hội cao Nó u cầu hàng hóa phải hợp pháp và được mọi người chấp nhận Quảng cáo là một phương tiện có khả năng thuyết phục, tạo cơ hội cho người
nhận tin so sánh thông tỉn với các đối thủ cạnh tranh làm tăng thêm sức thuyết
phục đối với khách hàng mục tiêu
Với ngôn ngữ quảng cáo phong phú, đa dạng, phương tiện quảng cáo phổ cập và tiện lợi, quảng cáo mở ra khả năng giới thiệu hàng hố của cơng ty, dịch vụ
bán cũng như uy tín thể lực của công ty một cách hiệu quả, trực diện
Quảng cáo có thể tạo ra hình ảnh cho hàng hoá, định vị nó trong tâm trí
người tiêu dùng Song cũng có thẻ sử dụng quảng cáo đẻ kích thích tiêu thụ nhanh đồng thời tu hút khách hang phân tán về khơng gian với chỉ phí hiệu
quả cho mỗi lần tiếp xúc quảng cáo
- Bán hàng cá nhân: Là một công cụ hiệu quả nhất ở những giai đoạn
hình thành sự ưa thích và niềm tin của người mua và giai đoạn ra quyết định
mua trong quá trình mua hàng
Trang 23Bán hàng cá nhân đồi hỏi sự giao tiếp qua lại giữa hai hay nhiều người
Hai bên giao tiếp có thể nghiên cứu trực tiếp những nhu cầu và đặc điểm của
nhau đồng thời có sự linh hoạt trong giao tiếp cho phù hợp
'Việc bán hàng trực tiếp khuyến khích người mua có những phản ứng đáp lại, thể hiện thông tin phản hồi cho người bán giúp cho doanh nghiệp nắm được
thông tin cần thiết về khách hàng và sản phẩm, gây được những thiện cảm với
khách hàng Vì người bán trực tiếp giao dịch, đã hình thành cơ chế thuận lợi,
riêng biệt để người mua cung cấp thông tin ngược chiều và có phản ứng đáp lại
- Khuyến mại: Là một hoạt động, truyền thơng trong đó sử dụng nhiều
phương tiện tác động trực tiếp, tạo lợi ích vật chất bổ sung cho khách hàng như:
phiếu mua hàng ưu đãi, hoàn trả tiền mặt, chiết khấu hoặc bớt tiền cho người mua,
thưởng hay tặng quà cho người mua, điều kiện bảo hành thuận lợi cho người mua Chúng thu hút sự chú ý và thường xuyên cung cấp thông tin đẻ dẫn khách
hàng tới sử dụng thử sản phẩm Chúng khuyến khích việc mua hàng nhờ đưa ra
những lợi ích phụ thêm do mua hàng hoá của doanh nghỉ:
- Tuyên truyền: Các hoạt động tuyên truyền có sức hấp dẫn đối tượng nhận tin do nguồn thông tỉn và các tỉn trung thực hơn so với quảng cáo Tuyên truyền có thể tới được đông đảo khách hàng mục tiêu tiềm năng mà họ né tránh các hoạt đông truyền thông khác Cũng giống như quảng cáo truyền thông giới
thiệu hàng hố có hiệu quả và trực diện Đây là việc công ty mở rộng mối quan
hệ của mình với quần chúng
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
Kết quả cuối cùng của hoạt động tiêu thụ là khối lượng sản phẩm bán ra
và doanh thu thu được Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm thì có rất nhiều nhân
tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ mà doanh nghiệp cần phải quan tâm để có những biện pháp bạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng thành 2 nhóm sau:
- Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: là các nhân tố chủ quan thuộc
phạm vi doanh nghiệp
Trang 24- Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.2.6.1 Các nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm các nhân tố sau:
- Khối lượng sản phẩm sản xuất: nhân tố này có tác động rất lớn đến
công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Khối lượng sản xuất ra lớn là diều kiện để đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu tiêu thụ Tuy nhiên khối
lượng sản phẩm sản xuất lại phụ thuộc nhiều vào năng lực sản xuất tổng quát
của doanh nghiệp và khó có thể tăng lên một cách vô hạn
- Chất lượng sản phẩm tiêu thụ: chất lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn ảnh hưởng đến giá cả tiêu
thụ và uy tín của doanh nghiệp Vì vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng tiêu thụ để tăng khối lượng tiêu thụ và khả năng,
cạnh tranh trên thị trường
- Gía cả tiêu thụ: giá bán sản phẩm là chỉ tiêu được người tiêu dùng rất
quan tâm Cùng một loại hàng hóa như nhau nhưng sản phẩm nào có giá bán
thấp hơn sẽ được mua nhiều hơn, chính vì vậy có thể coi giá cả như một đòn
bẩy để kích thích tiêu dùng, đặc biệt là trong điều kiện thu nhập của người mua
còn hạn chế Tuy giá cả hàng hóa được hình thành một cách khách quan trên thị
trường nhưng doanh nghiệp hồn tồn có thể quyết định được mức giá nhỏ hơn
hoặc bằng giá cả trên thị trường Gia bán được coi là hợp lý và lính hoạt khi nó
phải đủ để bù đấp chỉ phí bỏ ra, có mức lãi hợp lý và tạo ra thế mạnh cạnh tranh
trên thị trường, đây chính là chính sách giá cả của doanh nghiệp
- Tổ chức công tác tiêu thụ: việc lựa chọn các kênh tiêu thụ, các phương thức thanh toán và thực hiện các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ giúp cho doanh
nghiệp khả năng dễ mở rộng thị trường và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản
phẩm Đôi khi trong cơ chế thị trường chỉ phí cho quảng cáo hay bảo hành sản
phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhưng nó được coi là chỉ phí quan trọng và tiềm năng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Trang 251.2.6.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động
tiêu thụ nhưng cũng rất quan trọng Nó bao gồm các nhân tố sau:
- Khách hàng: là những tổ chức, cá nhân thường xuyên hoặc không
thường xuyên mua hàng của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mức độ phụ thuộc và mới quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng tương
đối lớn và luôn tạo ra áp lực đối với doanh nghiệp từ phía khách hàng như yêu cầu giảm giá, yêu cầu về chất lượng hàng hóa, Vì vậy địi hỏi doanh nghiệp
phải nghiên cứu và phân loại khách hàng theo các tiêu chí khác nhau như: khách hàng thường xuyên và không thường xuyên, người bán hay người môi
giới Ngoài ra doanh nghiệp còn phải quan tâm đến nhu cầu, mong muốn, sở
thích, thị hiếu hay tập quán của khách hàng để có những biện pháp đáp ứng hữu
hiệu
- Các đối thủ cạnh tranh: bao gồm các tổ chức, cá nhân cùng sản xuất
kinh doanh mặt hàng như hoặc tương tự mặt hàng của doanh nghiệp trên thị
trường hoặc các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành sản xuất kinh
doanh trong tương lai Do vậy doanh nghiệp phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh,
tìm ra điểm mạnh điểm yếu của từng đối thủ để có biện pháp thu hút khách
hàng, chiếm lĩnh thị trường
- Môi trường kinh doanh: bao gồm các yếu tố hoàn cảnh bên ngoài tác
động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như môi trường chính trị, mơi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội
1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.2.7.1 Doanh thu tiêu thụ
Kết thúc mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thu được một khoản tiền nhất định, đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định và là kết quả tài chính cuối
cùng của các hoạt động trong doanh nghiệp, đó là doanh thu của doanh nghiệp
Trang 26- Khái niệm: Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp
thu được từ đầu tư vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định
- Công thức:
pr= > Pi.oi a
Trong đó:
DT: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Q¡: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ ¡
P¡ Gía bán đơn vị sản phẩm hàng hóa ¡
n: Số loại sản phẩm tiêu thụ
1.2.7.2 Doanh thu thuần của mỗi loại sản phẩm :
DT y=DT- SxGT = Thi iat i
Trong đó:
DT wy: doanh thu thuần
KGT;: các khoản giảm trừ của sản phẩm i
Thị: các khoản thuế của sản phẩm i
1.2.7.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là mục tiêu quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần phải đạt được trong một thời kỳ nhất định
- Khái niệm: Lợi nhuận của doanh nghiệp là số doanh thu còn lại sau khi đã bù
đắp tồn bộ chỉ phí bỏ ra để đạt được số doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp
- Công thức:
LN=DTạ - Ÿ)G1i - Ÿ)CPBHi - Š`CPQLDMI ro ñ
Trong đó:
LN: Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm GV: Gía vốn hàng bán san pham i
Trang 27CPBH: Chỉ phí bán hàng của sản phẩm ¡
CPQLDN: Chỉ phí quản lý doanh nghiệp của sản phẩm ï
1.2.7.4 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu : - Khái niệm: Là tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu
~ Công thức:
LN
Hạ = DT *100%
Trong đó:
H: Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu
LN: Lợi nhuận của doanh nghiệp
DT: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm 1.2.7.5 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
He LN Vkd
#100
1.2.7.6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động, LN
Hua= VLD
Trong đó:
Tứ: Tỷ suất lợi nhuận so với vốn lưu động VLD: Vốn lưu động
CP: Chỉ phí kinh doanh
Trang 28CHƯƠNG II : TINH HINH DAC DIEM CO BAN CUA CONG TY CO PHAN ĐẦU TƯ PHÁT TRIEN CONG NGHE THOI DAI MOT
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới - Địa chỉ: Số 17 - Ngõ 178 - Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới được thành lập ngày 03/04/2001 theo giấy phép đăng kí kinh doanh 0103011136 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Từ năm 2004 đến nay, Siêu thị điện tử MEGABUY ra đời là một bước
đột phá trong việc ứng dụng thương mại điện tử vào công việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ trực tiếp tới khách hàng của công ty Thời Đại Mới Được sự hỗ trợ
và hợp tác với những nhà sản xuất, phân phối sản phẩm đi đầu tại Việt Nam, MEGABUY mang tới cho bạn hàng chục nghìn mặt hàng sản phẩm của nhiều
nhóm ngành hàng, khách hàng sẽ có được sự lựa chọn vô cùng phong phú đa
dạng của các nhóm ngành hàng như sản phẩm, dịch vụ bao gồm: máy tính xách
tay, máy tính để bàn, máy chủ máy trạm, máy chiếu, đi kèm với các dịch vụ tư vấn, giải đáp miễn phí, bảo hành bảo trì tồn bộ tại chỗ
Hiện nay, Công ty Cỏ phần Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới
đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối các sản
phẩm công nghệ cao bằng cách áp dụng hình thức bán hàng trực tuyến trên mạng Internet (kinh doanh Thương mại điện tử) tại Việt Nam Với bề dầy kinh
nghiệm trong nhiều năm liên tục lớn mạnh và phát triển, Công ty đã và đang không ngừng dạt được những thành quả đáng khích lệ trên con đường phát
triển của mình
Cơng ty Thời Đại Mới đã mở rộng quan hệ bạn hàng với nhiều đối tác lớn trong cũng như ngoài nước, thiết lập kênh phân phối trực tuyến hiệu quả và
hệ thống mạng lưới đại diện thương mại và cộng tác viên bán hàng tại nhiều
khu vực với quy mô rộng khắp trên cả nước, với danh mục hàng hoá ngày cảng
Trang 29phối hợp với nhau hiệu quả Các thành viên trong Công ty luôn nỗ lực hết mình cùng với sự phát triển của Công ty cũng như định hướng và mục tiêu kinh doanh, tham gia đấu thầu những dự án công nghệ trong nước, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm công nghệ cao như sản phẩm văn phòng, sản phẩm dành cho Nhà máy, xí nghiệp, trường học của các hãng nổi tiếng và có uy tín
trên thế giới
2.2 Đặc điểm lao động và cơ cấu tỗ chức quản lý của công ty 2.2.1.Đặc điểm lao động của công ty
Biểu 2.1 : Cơ cấu lao động của công ty trong 3 năm ( 2007- 2009)
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
CkHtiên Sẽ TTÿ| Số TTÿR| Số TTÿR|
- | người | (⁄) | người | (%) | người | (%)
1 Tổng số 458 | 100 | 52 | 100 58 100-
1 Trình độ 45 100 52 100 | 58 | 100
- Đại học - 26 | 57,78 | 30 |57,69| 33 | 56,89
- Cao đăng II |2444| 12 |2307| 12 |20,68
| - Trung cấp 6 |13336| 7 |1346| 9 |1552
- Lao động phô thông | 3 6,67 3 |578| 4 6,89
2 Giới tính 45 100 52 100 58 100
|= Lao dong nam 28 | 62,22 | 30 |5769| 35 | 60,34
| - Lao động nữ 17 |3778| 22 |4231| 23 |39,66
(Nguồn: Phòng TỔ chức - Hành chính)
Qua biểu cơ cấu lao động của công ty ta thấy, đội ngũ cán bộ công nhân viên
trong công ty còn nhỏ tuy nhiên hầu hết là có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp trở
lên
Xét theo trình độ thì số lao động của công ty chủ yếu là có trình độ từ
trung cấp trở lên Số lao động có trình độ đại học liên tục tăng và chiếm tỷ
trọng cao nhất năm 2007 là 57,78% và trên 50% có trình độ đại học và sau đại học, là cử nhân các ngành tài chính, kinh tế, điện tử viễn thơng, maketing
cịn số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp thì có xu hướng tăng nhưng không nhiều Do công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm có cơng nghệ cao nên đòi hỏi nhân viên cơng ty cũng phải có trình độ cao, có trình độ chuyên
Trang 30môn, có sự hiểu biết nhạy bén Số nhân viên có trình độ trung cấp chủ yếu làm
công việc sửa chữa máy móc thiết bị Số lao động phổ thông chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu làm công việc bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa do đó cũng khơng cần có trình độ cao
Cùng với sự phát triển của Công ty và sự quan tâm sâu sát của Lãnh đạo Công ty, các
CBCNV luôn được tạo mọi điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc, các chế độ đãi
ngộ xứng đáng với năng lực Những điều này giúp các CBCNV có thể yên tâm công
tác và cống hiến cho Công ty, cũng như thu hút được ngày càng nhiều nguồn nhân lực có chất lượng cao về làm việc lâu dài tại Công ty
Xét theo giới tinh ta thấy số lao động nam trong 3 năm 2007-2009 đều lớn hon số lao động nữ Điều này là rất phù hợp với một công ty kinh doanh thương mại vì
lao động nam bao giờ cũng có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc cao, giao tiếp
tốt thuận tiện cho việc đi lại tiếp xúc với khách hàng, nghiên cứu thị trường, cịn lao
động nữ thì sức khỏe kém hơn nam, sức chịu đựng kém Với cơ cấu tổ chức lao động như thế sẽ giúp cho bộ máy quản lý của công ty hiệu quả hơn mỗi người được quy
định chức năng và nhiệm vụ cụ thể đối với công việc của mình và thể hiện hết khả
năng chuyên môn của mình đúng với khả năng của mình
Trang 312.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty tổ chức bộ máy theo kiểu trực tuyến chức năng
Sơ đồ 2.2 : cơ cầu bộ máy quản lý của công ty
Hội đồng quản trị + H
Ban kiểm soát | -
Ban giám đốc Ta
P.Tổ chức- P.Kế toán- P.Kinh P.Kỹ thuật
Hành chính Tài chính doanh nà
——— Quan hệtrục tuyến
c— Quan hệ tham mưu, giúp việc
sentence > Quan hệ kiểm tra giám sát và phục vụ kinh doanh
Bộ máy quản lý của công ty gồm: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban
kiểm sốt và 4 phịng ban chức năng
+ Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị do các cổ đông công ty bầu ra tại đại hội cỗ đông
thành lập Hội đồng quản trị gồm 5 người, trong đó 1 người làm Chủ tịch Hội
đồng quản trị và 4 ủy viên Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước toàn thể cỗ đông về hoạt động của mình, chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển đường
Trang 32lối kinh doanh của công ty, quy chế kinh doanh, quy chế quản lý, quy chế
lương
+ Ban giám đốc: Gồm một giám déc và một phó giám đốc
Giám đốc cơng ty là người trực tiếp lãnh đạo điều hành mọi hoạt động
của công ty thông qua bộ máy lãnh đạo trong công ty Giám đốc do hội đồng
quản trị bầu ra, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước hội đồng quản trị trong quan hệ đối nội, đối ngoại và kết quả hoạt động của cơng ty
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và được giám đốc phân công để giải quyết từng mảng công việc cụ thể, hoặc thay mặt giám đốc giải quyết các vấn đề do giám đốc ủy quyền Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước
giám đốc về các công việc được giao
+ Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát do hội đồng quản trị thành lập để giúp cho hội đồng quản trị kiểm tra giám sát các hoạt động của giám đốc điều hành và tất cả các bộ
phận trong công ty Ban kiểm soát thực hiện chức zăng nhiệm vụ do hội đồng
quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động,
của mình Ban kiểm sốt gồm có 3 người trong đó một trưởng ban kiểm soát và
2 kiểm soát viên
+ Các phòng ban chức năng: Gồm 4 phòng,
~ Phòng Tổ chức - Hành chính: Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho
giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, Chế độ chính sách, lao động tiền lương,
cơng tác hành chính: văn phịng, cơng tac thi đua khen thưởng của công ty
- Phịng Tài chính - Kế toán: Là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc về
tồn bộ cơng tác tài chính kế tốn, tổ chức hạch toán kinh doanh, theo đối công
nợ, thu chỉ tài chính, đầu tư ngắn hạn và dài hạn, cơng tác tín dụng, chịu trách
nhiệm hoàn toàn về tài chính của cơng ty
~ Phòng Kinh doanh:
Phòng kinh doanh làm tham mưu cho Ban giám đốc trong giao dịch ký
kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán, tiêu thụ sản phẩm, theo
Trang 33dõi và thanh lý hợp đồng Có nhiệm vụ làm tham mưu cho Ban giám đốc về công tác kế hoạch, các chính sách marketing, các chính sách về giá cả, tiêu thụ,
xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn và dai han
~ Phòng Kỹ thuật: Làm tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề kỹ thuật như
sửa chữa, bảo hành máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng đầu vào, tư vẫn cho
khách hàng về sản phẩm của cơng ty
Nhìn chung bộ máy quản lý của công ty đảm bảo hiệu lực của công tác quản lý, phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh của cơng ty, các phịng,
ban chức năng gọn nhẹ, cán bộ cơng nhân viên có trình độ và có tỉnh thần trách nhiệm cao
2.3 Tình hình vốn sản xuất của công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới là một
doanh nghiệp tán Nguồn vốn của cơng ty có được từ rất nhiều nguồn khác
nhau: Vốn do cổ đông là cán bộ công nhân viên trong cơng ty góp, vốn vay
ngân hàng, nguồn vốn huy động
Qua biểu 2.2 ta thấy nguồn hình thành vốn của công ty, nợ phải trả chiếm tỷ
trọng lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu Trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn và nợ dài hạn Tổng số vốn của công ty trong 3 năm (2007-2009) có sự thay đổi rõ rệt, tăng đều trong 3 năm 2007 - 2009 Chúng ta cũng biết trong 3 năm gần đây nền
kinh tế nước ta cũng có nhiều biến động mặc dù vậy nguồn vốn của công ty vẫn
tăng đều chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt
Nhìn vào biểu 2.2 ta thấy, vốn lưu động của công ty trong 3 năm lớn hơn
rất nhiều so với vốn cố định Tuy nhiên quy mô nguồn vốn của công ty còn nhỏ, điều này là một hạn chế làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến tính cạnh tranh của
công ty trên thị trường Vì nguồn vốn nhỏ sẽ làm hạn chế tiềm lực đầu tư vào
các hoạt động kinh doanh của công ty
Trang 352.4 Tình hình eơ sở vật chất của công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới là một
doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử, máy tính xách tay, máy chủ máy trạm, máy tính bàn, Công ty nằm tại khu trung tâm Thành
phố Hà Nội, là nơi diễn ra các hoạt động thương mại sôi nỗi rất thuận lợi cho
việc lưu thơng hàng hóa
Hang nam, công ty đầu tư rất nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà cửa vật kiến trúc, văn phòng làm việc, máy móc thiết bị quản lý gồm: máy tính, điện thoại, máy in, máy photo, phương tiện vận chuyển đi lại gồm: xe chở hàng
hóa, xe đưa đón cán bộ nhân viên đi công tác, pặp gỡ khách hàng và một số tài
sản khác nhằm đáp ứng cũng như giúp cho các hoạt động kinh doanh diễn ra
đều đặn, thường xuyên, liên tục, có hiệu quả
Thực trạng cơ sở vật chất của công ty đang sử dụng hiện nay như sau:
- Thiết bị sẵn sàng gồm:
+5 may trạm
+ 50 máy tính hoạt động
+35 laptop
- Cơ sở hạ tầng gồm:
+ 12 lines điện thoại
+ Đường truyền Internet
+ 10 Messenger accounts
- Phuong tién van tai gồm:
Trang 36Tinh đến thời điểm 31/12/2009 giá trị tài sản cũng như cơ sở vật chất của
công ty như sau được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 2.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
DVT: dong Nguyén gia Giá trị còn lại
Loại TSCĐ Giá trị quy Ty trong, (%) Giá trị ces Tỷ lệ (%)
Nhà của vật kiến trúc |1392.166.000| 5592 | 1.008.435.000| 7244 Phương tiện vận tải | 998 536.502
3729 680.663.800 73,31 truyén din - Máy móc thiết bị 128458500 | 5,16 | 100563200 | 7828 | Tài sản khác 40628000 | 163 | 33080650 | 8142 | Tong cong 2.489.788.002| 100 |1.822.742650| 73,21
(Nguén: Phong kế tốn - Tài chính) Qua biểu 2.3 ta thấy, nguyên giá của tổng tài sản có định là 2.489.788.002 đồng, giá trị còn lại của tài sản cô định chiếm 73,21%, điều này có nghĩa rằng tài sản của công ty mới đáp ứng được tương đối yêu cầu của hoạt động kinh
doanh của công ty Trong đó nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất là 55,92%, bao gồm nhà văn phịng cơng ty, kho chứa hàng, gara đề xe Nhà cửa
của công ty chiếm tỷ trọng lớn vì công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nên không có máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất Tuy nhiên giá trị còn lại của nhà cửa vật kiến trúc so với giá trị ban đầu là 72,44% vì cơng ty mới thành
lập chưa được 10 năm vì thế nhà cửa còn chưa khấu hao nhiều Phương tiện vận tải truyền dẫn gồm 2 xe tải chở hàng và 1 xe con phục vụ cho việc công tác
đi lại của cán bộ công phân viên trong việc đi lại tiếp xúc với khách hàng, kí
kết các hợp đồng, ngồi ra cịn có đường truyền internet Tỷ lệ còn lại của
phương tiện vận tải, truyền dẫn chiếm 73,31% vì nó chủ yếu là mới được đầu
tư và nó rất cần cho việc vận chuyển hàng hóa và đảm bảo cho việc giao nhận
hàng hóa đúng thời hạn Nguyên giá máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý chiếm
tỷ trọng nhỏ 5,16% nhưng tỷ lện giá trị còn lại thị lại chiếm tỷ lệ lớn 78,28%
bao gồm 5 máy trạm, 50 máy tính hoạt động có 35 laptop, máy in, máy photo
Trang 37và một số thiết bị văn phòng khác phục vụ cho công tác quản lý Số máy móc thiết bị này còn rất mới chưa khấu hao nhiều vì cơng ty kinh doanh trong lĩnh vực điện tử và thực hiện bán hàng trực tuyến qua mạng là phổ biến nên địi hỏi
máy móc thiết bị phục vụ cho công tác tiêu thụ phải đảm bảo chất lượng Một
số tài sản khác của công ty cũng chỉ mới khấu hao một phần nhỏ tỷ lệ giá trị còn lại là 81,42%
Qua đó ta thấy cơ sở vật chất của công ty mới đầu tư nên đảm bảo được
cho hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và cơng tác tổ chức tiêu thụ
nói riêng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao
2.5 Đặc điểm về hàng hóa của công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới chuyên kinh doanh, phân phối các sản phẩm công nghệ cao bằng cách áp dụng hình
thức bán hàng trực tuyến trên mạng Internet (kinh doanh Thuong mai dién tir) tai Viét Nam Các sản phẩm mà công ty chuyên cung cấp gồm:
- Máy chủ máy trạm của các hãng Hp, Compaq, Dell, Acer,
- Máy tính xách tay, máy tính dé bàn của các hãng Hp, Compaq, Dell,
Acer,
- May photo các loại và các phụ kiện đi kèm của các hãng Recoh, Toshiba, Canon, Compaq
- Máy chiếu của các hãng Canon, Toshiba, Sony,
Công ty luôn đảm bảo cấp sản phẩm chất lượng cao đáp ứng các nhu cầu
riêng của từng khách hàng Công ty đã và đang triển khai nhiều sản phẩm và
giải pháp chuyên dụng, đặc thù riêng cho từng ngành và được cá thể hóa cho
từng đơn vị cụ thẻ Với đội ngũ chuyên gia giỏi và nắm bắt được nhu cầu của
khách hàng từ khâu tư vấn tới cung cấp sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật, chúng tôi
luôn mang tới sự tin tưởng cho khách hàng
2.6 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Trong thời gian tới công ty phấn đấu trở thành một trong những doanh
nghiệp hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ điện tử cho cộng đồng công dân
32
Trang 38điện tử Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện
lợi nhất cho khách hàng hay chính là các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của công ty
Công ty tiếp tục giữ vững các thị trường truyền thống đã có tiếp tục tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở các thị trường mới, cố gắng mang lại cho người tiêu dùng sự thoái mái và tiện nghỉ trong cuộc sống
Một điều đáng quan tâm là công ty quyết định thực hiện chiến lược phát
triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình bằng cách:
- Hạ giá bán sản phẩm nhằm giữ vững thị trường hiện tại và xâm nhập
vào một số thị trường mới tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty
- Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hơn nữa, tăng vốn đầu tư, xây
dựng một cơ sở vật chất kiên có vật chất vững chắc, máy móc thiết bị hiện đại
đáp ứng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và quản lý điều hành công ty
2.7 Những khó khăn, thuận lợi của công ty 2.7.1 Thuận lợi
~ Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thời đại mới có trụ sở chính ở số 17 ngõ 178 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội Đây là một nơi tập trung nhiều đân cư ,
điều kiện giao thông thuận lợi, cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong
nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau Chính vì vậy, các hoạt động thương mại
diễn ra rất sôi nỗi tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động kinh đoanh của công
ty
- Hiện nay với trên 50 nhân viên thể hiện quyết tâm ln có ích cho
khách hàng, phong cách chuyên nghiệp và luôn đi tiên phong trong áp dụng và sáng tạo sản phẩm mới Công ty Thời Đại Mới đã mở rộng quan hệ bạn hàng
với nhiều đối tác lớn trong cũng như ngoài nước, thiết lập kênh phân phối trực
tuyến hiệu quả và hệ thông mạng lưới đại diện thương mại và công tác viên bán
hàng tại nhiều khu vực với quy mô rộng khắp trên cả nước, với danh mục hàng, hoá ngày càng phong phú, xây dựng được một bộ máy điều hành quản lý
Trang 39
chuyên nghiệp biết phối hợp với nhau hiệu quả Các thành viên trong Công ty ln nỗ lực hết mình cùng với sự phát triển của Công ty cũng như định hướng
và mục tiêu kinh doanh, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm công nghệ cao
như công nghệ thông tin, sản phẩm văn phòng, sản phẩm dành cho Nhà máy, xí nghiệp, trường học của các hãng nỗi tiếng và có uy tín trên thế giới Dưới sự
lãnh đạo đúng đắn của ban lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm là một đội ngũ nhân
viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình và có trình độ cao
- Hiện Thời Đại Mới sở hữu cơ sở vật chất hiện đại và các giải pháp mới nhất của Dell/EMC, Ciseo, Microsoft, Systimax, Bosch Sản phẩm của công ty
hiện đang được sử dụng rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam
Ngoài ra, một số chính sách của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và cơng tác tiêu thụ của công ty nói
riêng
- Các chính sách luật về đầu tư cơ bản khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia sản xuât, kinh doanh và lưu thơng hàng hố
- Các Luật ra đời đã khuyến khích và tạo hành lang pháp lý cho các doanh
nghiệp trong sản xuất kinh doanh như: Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật lao
động,
Thống kê 2009 cho thấy: mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh về khủng hoảng kinh tế thế giới, một số ngành sản xuất kinh đoanh của Việt nam vẫn tăng
trưởng khá mạnh Đặc biệt công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, các
hãng máy tính lớn đã có mặt tại Việt Nam Apple Microsoft, IBM, HP, Sony,
Acer càng làm nhanh tốc độ phát triển về lĩnh vực sản xuất kinh doanh về
thiết bị công nghệ thông tỉn trong thời gian tới Vì vậy, nhu cầu đối với máy
tính cũng tăng cao, ước cao hơn 33 -35% so với năm trước Đây là một thuận lợi lớn đối vó
¡ đối với việc tiêu thụ các mặt hàng điện tử của các doanh nghiệp
nói chung và cơng ty Thời Đại Mới nói riêng
- Giá cả hàng hố khơng biến động mạnh do kinh tế thế giới tăng trưởng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ tăng
Trang 402.7.2 Khó khăn
Đi cùng với những thuận lợi là những khó khăn, thách thức lớn mà công
ty sẽ phải đối mặt trong năm 2010 Tôi cho rằng những vấn đề bất ổn ở thời điểm cuối năm 2009 như lạm phát, nhập siêu, và áp lực ngoại tệ sẽ tiếp tục là
thách thức của hoạt động kinh doanh cũng như công tác tiêu thụ của cơng ty Bên cạnh đó, cạnh tranh hàng hóa nước ngồi trên thị trường nội địa sẽ diễn ra mạnh hơn cũng là một vấn đề lớn mà công ty phải đối mặt trong năm tới
Mặt khác, dù lãi suất cơ bản lên đến 8% nhưng hiện nay lãi suất cho vay
thỏa thuận của các Ngân hàng thương mại lên đến 18%⁄/năm, một mức lãi suất
rất cao và không hiệu quả với các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp
được bù lãi suất 4% trong năm 2009 (lãi suất vay là 6,5%) thì năm nay mức lãi
suất cao gấp 3 lần Như vậy, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty
Về phân phối lưu thông, công ty sẽ phải đứng trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của hàng hóa nội địa cũng như hàng hóa nhập khẩu Khó khăn
lớn nhất lúc này là giành chỗ tại thị trường bán lẻ tại Việt nam Các hãng lớn đã
và đang đầu tư tại Việt nam đều đang sở hữu mạng lưới phân phối sản phẩm
tốt Vì thế, cuộc chiến tranh giành mạng lưới bán lẻ được dự báo sẽ vô cùng
khốc liệt trong thời gian tới Việc mở rộng và chiếm lĩnh một thị phần đáng kể trên thị trường PC là một bước đi mang tính sống cịu đốt với các doanh nghiệp
trong thời điểm hiện nay nói chung và đối với công ty nói riệng
Mặc dù là một doanh nghiệp tư nhân chuyên cung cấp các mặt bàng điện
tử đang là những mặt hàng hấp dẫn, có trào lưu phát triển rất cao nhưng khơng
vì thế mà sức cạnh tranh kém phần gay gắt, khắc nghiệt Vì là nơi tập trung rất
nhiều doanh nghiệp lớn mạnh khác có cùng lĩnh vực kinh doanh
Công ty lại có hạn về nguồn vốn cũng như đội ngũ nhân viên còn non trẻ
vi vay sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô, lĩnh vực kinh doanh