Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về việc quản lý công tác thẩm định dự án đầu tư trong cho vay tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng, luận văn Quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác thẩm định dự án đầu tư trong cho vay tại Quỹ.
Trang 1
DO THANH THẢO
QUAN LY CONG TAC THAM DINH DU AN CHO
VAY DAU TU TAI QUY DAU TU PHAT TRIEN
THANH PHO DA NANG
LUẬN VAN THAC SI QUAN LÝ KINH TẾ
2018 | PDF | 128 Pages
buihuuhanh@gmail.com
Trang 2
'TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T
ĐỒ THANH THẢO
QUAN LY CONG TAC THAM DINH DU’ AN CHO
VAY DAU TU TAI QUY DAU TU PHAT TRIEN
THANH PHO DA NANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẦN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO HỮU HOA
Trang 3Toi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ rằng
Đà Nẵng, tháng 7 năm 2018
Trang 4MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5 Bố cục đề tài
Qa
ke
Rw
6 Téng quan tai liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VỀ QUAN LY NHA NUGC TRONG
THAM DINH CHO VAY DY AN DAU TU 13
1.1 THAM DINH DU AN DAU TU CHO VAY TU NGUON VON QUY 13
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư và thâm định dự án dầu tư 2B
1.1.2.Thâm định cho vay dự án đầu tư từ nguồn vốn quỹ: 16
1.1.3 Khái niệm, vai trò của quản lý thm định dự án cho vay đầu tư từ
nguồn vốn của Quỹ Đầu tư phát triển 19
1.2 NOL DUNG QUAN LY TRONG THÂM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN CHO VAY DAU TU'TU NGUON VON QUY BAU TU PHAT TRIEN 21
1.2.1.Ban hành, triển khai các quy định về thẳm định cho vay dự án đầu
tư từ nguồn vốn quỹ 21
1.2.2 Triển khai, tổ chức thực hiện các quy định liên quan đến thẩm
định cho vay dự án 26
1.2.3.Kiểm tra, giám sát quy trình thẩm định cho vay dự án 30 1.2.4 Giải quyết tranh chấp khiếu nại, sai phạm trong quá trình thẩm
định cho vay dự án 31
1.2.5 BG sung, điều chỉnh những điểm chưa hợp lý trong các quy định
Trang 5TRIEN 3 1.3.1 Các quy định của pháp luật liên quan đến thẩm định dự án đầu tư
từ nguồn vốn Quỹ 33
1.3.2 Danh mục ưu tiên đầu tư tại địa phương 34 1.3.3 Quy mô dự án và tính chất của các dự án 35
1.3.4 Nhân sự thực hiện công tác thẩm định 36
KET LUAN CHUONG I 38
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN LY THÂM ĐỊNH CHO VAY DỰ: ÁN ĐẦU TƯ TẠI QUÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIÊN THÀNH PHÓ ĐÀ
NẴNG kiem 39)
2.1 DAC DIEM CUA QUY BAU TU PHAT TRIEN DA NẴNG 39 2.1.1 Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Quỹ 39
2.1.2 Công tác tổ chức quản lý - 40
2.1.3 Quy mô nguồn lực của Quỹ 4
2.1.4 Tình hình cho vay của Quỹ 4 3.1.5 Các hoạt động khác của Quỹ 48
2.2 THUC TRANG QUAN LY CONG TAC QUAN LY THAM DINH CHO
VAY DU AN DAU TU TAI QUY THỜI GIAN QUA st
2.2.1 Thực trạng ban hành các quy định liên quan đến thẩm định cho
vay dự án của Quỹ Đầu tư phát triển SL
2.2.2 Thực trạng công tác phổ biến, triển khai các quy định về thẩm định
cho vay của Quỹ 68
2.2.3 Thực trạng công tác thắm định tại Quỹ Đầu tư phát triển thời gian
qua +
Trang 62.2 ANH GIA KET QUA DAT DUOC, HAN CHẾ, NGUYÊN NHÂN 82 2.2.1 Những kết quả đạt được 82
2.2.2 Những tồn tại, hạn chế 84
2.2.3 Những nguyên nhân của những hạn chế 86
KET LUAN CHƯƠNG 2 89
CHUONG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THÂM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIEN THANH PHO DA NANG
3.1 CƠ SỞ TIÊN ĐÈ CHO CAC GIẢI PHÁP 90
3.1.1 Dự báo chiến lược phát triển 90
3.1.2 Cơ sở pháp lý cho các giải pháp % 3.1.3 Quan điểm, định hướng về quản lý thắm định dự án cho vay đầu tư
tại Quỹ Đầu tư phát triển Đà Nẵng 95
3.2 GIAI PHAP HOAN THIEN QUAN LY THAM ĐỊNH DỰ ÁN CHO
VAY DAU TU TAI QUY BAU TU PHAT TRIEN THANH PHO DA
NANG 98
3.2.1.Hoàn thiện việc ban hành các quy định về thẩm định cho vay dự án
của Quỹ Đầu tư phát triển 98
3.2.2.Tăng cường việc triển khai thực hiện quy định liên quan đến hoạt
động thẩm định cho vay của Quỹ 100
3.2.3.Hồn thiện cơng tác kiếm tra, kiểm soát đánh giá quá trình thẩm
định 102
3.2.4.Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý sai phạm 10
3.2 5.Giải pháp khác 105
Trang 7KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHAO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
GIÁY ĐÈ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (Bản sao) KIEM DUYET HÌNH THỨC LUẬN VAN
Trang 8
Số hiệu bang ‘Ten bing ‘Trang
ZI | Tinh hinh ngudn von hoat ding cia Quy 2012-2017 | 46 "Kết quả khảo sắt các chuyên gia tại Quỹ về thực
2.2 | trang ban hành các quy định của Nhà nước vềthẳm | 59
định cho vay dự án đầu tư
Kết quả khảo sắt ý kiến chuyên gia tại Quỹ về thực
23 |trang ban hành các quy định thẩm định cho vay tại | 67
Quy Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng
Kết quả khảo sắt các chuyên gia tại Quỹ về thực
34 trạng công tác tổ chức triển khai thục hiện các quy m1
định liên quan đến thẩm định dự án đầu tư tại Quỹ
Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng
¿s | Số Mơgdvindiutwthimdmhvàphêduyieho | „ vay
Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia tai Quỹ về
2, | (MS trạng công tác kiểm tra, kiểm soátthực hiện các | „, quy định liên quan đến thẩm định dự án cho vay đầu
tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng,
2z | inline cho way Gutta Quy theo nm nati] 2012-2017
Kết quả khảo sát các chuyên gia tai Quỹ về thực
trạng công tác thanh kiểm tra xử lý sai phạm trong
28 việc thực hiện các quy định liên quan đến thẩm định cdự án cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành 81
phố Đà Ning
Trang 9Số hiệu hình 'Tên hình Trang 2 [VôRnhiỗchứcquảnlýcaQuyĐẩutuphẩttlln | Đà Nẵng Co edu nhân sự của Qu phân theo trình độ và độ 22 tuổi ‹ 4 ¿| THhNnhnghốnvônhoạtđộngquaefenm2012 |, 2017
‘Quy trinh phd bign, triển khai các quy định liên quan
2.4 _ | dén cdng tác thẩm định cho vay dự án đầu tr tại Quỹ |_ 69 Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng
Trang 10“Trong hoạt động cho vay đầu tư, việc thẩm định dự án đầu tư là một giai
đoạn thật sự quan trọng Đây là cơ sở quan trọng dễ tổ chức tín dụng xem xét
tất cả các yếu của dự án, từ đó dẫn đến quyết định có cấp vốn cho dự án hay
không, cũng như lường trước được những rủi ro trong quá trình hoạt động của dự án, nhờ đó có các biện pháp quản lý, tái thẩm định phủ hợp sau khi giải ngân Nếu khâu thắm định được tiến hành chặt chẽ, chính xác sẽ đảm bảo dự án được triển khai và thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, hoạt
động có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cho nguồn vốn, nhờ đó mang lại doanh thu từ hoạt động cho vay đầu tư Ngược lại nếu quá trình thẩm định diễn ra hời hợt, thiểu cẩn trọng sẽ tắt yếu gây ra những mối
nguy hại lớn, nhiều dự án hoạt động kém hiệu quả, không trả được nợ, gây
thất thoát cho nguồn vốn của tổ chức tín dụng Do đó, thắm định dự án là một
giai đoạn đóng vai trò then chốt trong quá trình cho vay dự án đầu tư
Để hoạt động thấm định dự án được tiến hành trôi chảy, thuận lợi thì
phải thực hiện việc quản lý hoạt đông này cho tốt Cụ thể, phải ban hành các
văn bản, quy trình, quy chế thẩm định phù hợp với các quy định của pháp luật và với tình hình thực tế của các loại dự án khác nhau, tiến hành tuyên truyền, triển khai thực hiện các quy định nảy một cách đồng bộ, chặt chẽ Việc thực
hiện các quy định này phải được kiểm tra, giám sát thường xuyên, đảm bảo
dự phù hợp giữa thực tế thẩm định dự án và các quy định đã được đặt ra Đối
với việc thẩm định dự án cho vay đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước,
thì việc quản lý công tác thẩm định cảng trở nên đặc biệt quan trọng
Trang 11“Trong những năm qua, hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển Đà Nẵng đã
góp phần nhất định vào sự phát triển chung của Thành phố, trở thành một tổ
chức tài chính vững mạnh và chuyên nghiệp, đảm bảo đủ năng lực để thực
hiện có hiệu quả các chính sách huy động vốn và đầu tư theo chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và các nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao
Để đạt được những kết quả trên, Quỹ đã có rất nhiều cố gắng trong việc
không ngừng đổi mới và hoàn thiện quản lý công tác thắm định dự án trong cho vay đầu tư Với nguyên tắc cho vay của Quỹ là phải đảm bảo bảo toàn và
phát triển vốn thì công tác thắm định dự án đóng vai trò rất quan trọng trong
việc ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay sao cho vừa phải đúng mục
đích, vừa phải đạt được mục tiêu thúc đẩy phát triển tốt nhất nhưng lại phải đảm bảo an toàn nguồn vốn Quỹ cao nhất Trên thực tế những năm qua, bên
canh những dự án được thẩm định chặt chẽ, có khả năng hoàn trả các khoản
nợ, đóng góp vào sự phát triển chung của Thành phố thì tại Quỹ đầu tư phát triển Đà Nẵng vẫn còn tốn tại một số dự án chưa thực sự mang lại hiệu quả, không trả được nợ, gây thất thoát nguồn vốn của Nhà nước Điều này ảnh
hướng rất lớn đến nguồn thu của Quỹ cũng như hiệu quả hoạt động của nại vốn Nhà nước tại Quỹ Nếu không được nghiên
cứu ky để đánh giá kỹ lưỡng,
tìm ra những nguyên nhân hạn chế và đưa ra các biện pháp để giải quyết thì Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng không thể làm tốt được nhiệm vụ
mà UBND thành phố giao, đó là sử dụng nguồn vốn ngân sách 8 thie day sự
phát triển cở sở hạ ting, kinh tế xã hội của thành phố, đảm bảo an toàn và
phát triển nguồn vốn được Nhà nước giao
Trang 12cách đầy đủ và sâu sát để tìm ra các giải pháp hạn chế, khắc phục
"Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tôi chọn đề tài “Quản lý cổng tác thẩm
định cho vay dự án đâu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng " làm để tài cho luận văn tốt nghiệp cao học Quản lý kinh tế của mình Hy vọng rằng, việc thực hiện luận văn này sẽ giúp phát hiện những vấn để hạn chế trong việc quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Da Nẵng thời gian qua, trên cơ sở đó, tìm ra những biện pháp hiệu quả nhằm khắc phục và hoàn thiện công tác này, nhằm giúp cho
quá trình thấm định tại Quỹ được quản lý chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, đảm
bảo mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn của Quỹ
2 Mục tiêu nghiên cứu a Muc tieu ting quát
“Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về việc quản lý công tác thắm định dự
án đầu tư trong cho vay tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng để làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác thẳm định
‘dyn du tu trong cho vay tai Quỹ
b Mục tiêu cụ thể
~ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN đối với công tác thẩm định dự dự án đầu tư cho vay từ quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Đánh giá thực trang QLNN đối với công tác thẩm định cho vay dự án
đầu tư tại Quỹ trong thời gian qua
~ Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước trong thẩm
Trang 133, Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
hoạt động quản lý công tác thắm định dự án cho vay đầu tư, ứng dụng váo
quản lý tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng
~ Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: mô hình hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển gồm nhiều mãng khác nhau, để tải chỉ tập trung nghiên cứu về việc quản lý nhà nước đối
với công tác thấm định dự án trong hoạt động cho vay đầu tư
+ Không gian: Quỹ Đầu tư phát triển thành phổ Đà Nẵng
+ Thời gian đối với dữ liệu thứ cắp: đề tài nghiên cứu liên quan đến công tác thắm định dự án trong cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố
Đà Nẵng trong thời gian 2012 - 2017 Đối với dữ liệu sơ cấp: tiến hành điều
tra 3/2018 - 5/2018 Tầm xa cho các giải pháp: đến năm 2020, 2025 4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Đề tài này chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở
tiếp cận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng và tiếp cận hành vi:
~ Tiếp cận duy vật lịch sử: Trên cơ sở những dữ liệu đáng vẻ tình hình quản lý nhà nước đối với công tác thẩm định dự án tại Quỹ Đầu tư phát triển
thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2012 - 2017 dé tiền hành phân tích phát
hiện các kết quả đạt được và lầm rõ các nhân tổ ảnh hướng đến công tác quản lý
~ Tiếp cận duy vật biện chứng: Dựa trên mỗi quan hệ nhân quả của phép duy vật biện chứng, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng công tác quản lý quá
Trang 14~ Tiếp cận hành vi: Trên cơ sở nghiên cứu hành vi của cán bộ quản lý (
Hội đồng quản lý, Ban Giám đốc), thái độ và tác phong làm việc của nhân
viên, hành vi cuả khách hang trong quá trình vay vốn tại Quỹ, rút ra được các
nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện công tác quản lý quá trình thẩm định
42 Phương pháp nghiên cứu á Phương pháp thu thập dữ liệu:
~ Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả thu thập tải liệu về tổng kết tình hình hoạt động hệ thống Quỹ Đầu tư phát triển địa phương theo văn bản của các cấp thẩm quyền hay của cơ quan quản lý nhà nước và báo cáo về tổng kết 10 năm hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng; số liệu thứ cấp
sẽ là các số liệu có sẵn, được công bồ về hoạt động của các Quỹ Đầu tư phát
triển địa phương và các số liệu tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng,
tại các Báo cáo thâm định, báo cáo Quý, báo cáo Năm; số liệu về quyết toán
chênh lệch thu chỉ các năm của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng do
UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt
~ Đối với dữ liệu sơ cắp, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia trên cơ sở thành lập tổ chuyên gia gồm 12 thành viên, gồm có: Lãnh đạo Quỹ, các
Truong Phòng Tham định, Tài chính Kế toán, Tín dụng, toạch & Nghiên
cứu phát triển và Văn phòng Quỹ, 03 chuyên viên thực hiện công việc thấm định Mỗi thành viên tổ chuyên gia được hỏi 17 câu hỏi tương ứng với 5 nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trang quản lý công tác thấm định tại Quy Bang
câu hỏi được gửi trực tiếp đến các thành viên tô chuyên gia qua quá trình làm việc hằng ngày tại Quỹ Đối với Trưởng phòng và các chuyên viên Phòng
Thắm định, ngoài Bảng câu hỏi, tác giả phỏng vấn thêm ý kiến của các thành
Trang 15
tủn thông qua sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tải về việc quản lý công tác thẳm
định dự án cho vay đầu tư, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những,
thuộc tính của công tác này từ đó chọn lọc, sắp xếp hệ thống hoá các cơ sở lý
luận để làm nền tảng thực hiện nghiên cứu cho Chương của luận văn
~ Phương pháp so sánh: so sánh theo thời gian, không gian Thực hiện so
sánh tuyệt đối về quy mô, số lượng cho vay qua thời gian so sánh tương đối như về tốc độ tăng, giảm số lượng dự án, dư nợ cho vay qua thời gian; số liệu tương đối của số dự án được duyệt theo thực tế so với kế hoạch đề ra
~ Phương pháp định tính: Nghiên cứu định tính về chủ trương, chính sách của Nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật, quy trình thủ tục hành chính
được công bố, nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm, trao đồi, phỏng vấn chuyên gia, một số tổ chức, cá nhân để điều chỉnh bổ sung bảng
câu hỏi khảo sát phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng Thực hiện phỏng vấn sâu các lành đạo Quy, lãnh đạo phòng Thẩm định, Ban kiểm soát,
các cán bộ thâm định lâu năm để nắm bắt tình hình quản lý nhà nước đối với
hoạt động thẩm định cho vay dự án, tham ví
mục tiêu phi của Quỹ trong thời gian đến
~ Phương pháp thống kê mô tả: Qua việc thu thập dữ liệu bằng phương
pháp chuyên gia, tắc giả thống kê các dữ liệu thu được, tính toán các chỉ
đưa ra các giá trị min, max, tan suất xuất hiện, giá trị trung bình để từ đó xác
định được thực trạng quản lý công tác thẩm định dự án cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng Từ đó đưa ra các giải pháp cho các hạn chế hiện nay
Trang 16đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng
Chương 2 Thực trang quản lý công tác thẩm định dự án cho vay đầu tư
tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng,
“Chương 3 Định hướng, giải pháp tang cường quản lý công tác thắm định
dự án cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng 6 Tổng quan tài Để thực hiện luận văn này, tác giả đã dọc, nghiên cứu, tham khảo nhiều nghiên cứu đề tài, t in dé quan ly liệu sách báo, công trình khoa học liên quan
công tác thâm định dự án cho vay đầu tư, tiêu
~ Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bửu (2005), Giáo trình “Quán jý nhà nước về kinh tế” Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Giáo trình đề cập đến những
u là các công trình sau:
nội dung tổng quan của công tác quản lý nhà nước về kinh tế, những công cụ và phương pháp được sử dụng để quản lý Theo đó, Quản lý Nhà nước về
kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh
tế rong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để dat được các mục tiêu phát
triển kinh tế đất nước Quản lý nhà nước gồm có quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách, tiếp đó là quá trình kiểm tra kiểm soát và khắc phục, sửa đổi các chính sách đó Từ các kiến thức trong giáo trình, tác giả liên hệ đến
việc quản lý nhà nước trong quá trình thấm định dự án đầu tư, xác định được nội dung của công việc quản lý này, đồng thời có cơ sở thực hiện các bước
tiếp theo của đề tải
Trang 17quản trị tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư Qua tham khảo
giáo trình, tác giả nắm được những phương pháp thẳm định dự án đầu tư cơ
bản Tuy nhiên giáo trình chỉ chủ yếu đề cập đến các dự án sản xuất kinh
doanh để tăng thêm lợi nhuận, chưa bao gồm các dự án về môi trường, xã hội
và những lĩnh vực tài trợ vốn chính của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương
- Duong Dang Chỉnh, Phạm Văn Khoan (2005), Giáo trình “Quản ý Tai chính công”, Nhà xuất bản Tài chính Dây là giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa hoạch của Học viện Tài chính và đáp
ứng được yêu cầu thực tế trong lĩnh vực quan ly Tai chính công ở nước ta thời
gian vừa qua Giáo trình biên soạn năm 2005 được kế thừa giáo trình *Quản lý Tai chính công” đã xuất bản những năm trước, tiếp cận những nội dung
mới trong lĩnh vực tài chính công và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng Giáo trình
“Quan lý Tài chính công được sửa chữa, bỗ sung và những thay đổi của hệ
thống tài chính Việt Nam, đồng thời là tài liệu quan trọng phục vụ nhu cầu
đào tạo của Học viện Tài chính và nghiên cứu của các nhà khoa học, Nhà đầu tư, các chuyên gia tài chính Giáo trình nêu ra các nội dung tổng quan về tài chính công và quản lý tài chính công và chu trình ngân sách nhà nước Qua
tham khảo giáo trình, tác giả nắm được quản lý nguồn vốn ngân sách tại các tổ chức tín dụng nhà nước nói chung và tại Quỹ Đầu tư phát triển địa phương ó, các nội dung về tài chính các dự án đầu tư công
nói chung Thêm vào
cũng được phản ánh một phần qua giáo trình này
~ Trần Chúng (2017), “Một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật liên
Trang 18Trong điều kiện số lượng công chức không tăng, trình độ chưa đảm bảo
nhưng số lượng dự án ngày một nhiều khiến cho công tác thẩm định dự án
thường là không đảm bảo thời gian Ngoài ra, do việc phối hợp thẩm định giữa
về môi trường, an ninh còn chưa tốt Hiện nay, trong công tác thẩm định các công trình có
các cơ quan có chức năng thẩm định về phòng chống cháy nỗ
yêu cầu về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp thẩm định Các cơ quan này đều có các quy định về thời gian, thủ tục, trình tự, thành phần hồ sơ rất khác nhau nên thời gian chờ đợi lâu không đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ, trả kết quả cho chủ thể yêu cầu thẩm định của
Trang 19~ Nguyễn Thi Kim Chung (2017), “Thấy gì từ kinh nghiệm quán lý đầu
tte công tại Trung Quốc và Brazil?” Tạp chí Tài chính Bài báo đã chỉ ra
trong những năm qua, Chính phủ đẩy mạnh việc phân cấp quản lý đầu tư công, theo đó, các cấp chính quyền địa phương được trao trách nhiệm lớn hơn
đối với việc lựa chọn và quản lý đầu tư Tuy nhiên, thực tiễn việc phân cấp
ngân sách giữa các cấp vẫn còn tình trạng “xin-cho” trong quản lý đầu tư
công Mặc dù, các cơ quan hữu quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn
quy trình quản lý đầu tư công nhưng các văn bản hướng dẫn về đầu tư công vẫn chưa tiếp cận các khía cạnh quan trọng như: giai đoạn sảng lọc môi trường, chuẩn bị dự án, thẩm định, mua sắm, và thâm định dự án Đồng thời,
những văn bản này, quy định thứ tự ưu tiên cho danh mục đầu tư công chưa rõ rằng, cụ thể Trong khi đó, việc thẩm định dự án của chủ đầu tư còn hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế Điều này dẫn tới việc xung đột lợi
ích trong thẩm định dự án (không có đánh giá độc lập của thắm định dự án)
làm suy yếu hiệu quả của lựa chọn dự án Đối với dự án tải trợ phải tuân thủ
các tiêu chí thắm định theo yêu cầu của cơ quan tài trợ
~ Nguyễn Thị Bích Thảo (2016), “Những sai phạm trong thẩm định dự án đầu tư công” Báo Đầu thầu ngày 26/02/2016 Bài viết nêu ra những kết luận của Bộ Kế hoạch & Đầu tư sau khi thanh tra các dự án BOT, trong đó chỉ
rõ tim quan trong của công tác thẩm định đối với các sai phạm này Tuy bài
viết ngắn nhưng cũng đã cho tôi hiểu được những nội dung cần được quản lý đối với quá trình thẩm định dự án công
- Thân Như Hà (2017), “Van dé thẩm định tài chính đối với các dự án
đâu tr” Tạp chí Tài chính kế toán số 01 - 2017 Bài viết đưa ra khá tổng quát
các nội dung trong công tác thẩm định tải chính dự án đầu tư như thẩm định nguồn vốn đầu tư, chỉ phí và lợi nhuận, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng,
Trang 20điểm hoàn vốn
- Đỗ Lê Bữu Trân (2017): “Hoàn thiện công tác cho vay đâu tư tại Quỹ' Đâu tư phát triển thành phố Đà Nẵng ", Luận văn cao học tại Đại học Đà
Nẵng Luận văn nghiên cứu các nội dung cơ bản vẻ hoạt động cho vay đầu tư
như vai trở, đặc điểm, mục tiêu và các tiêu chí đánh giá kết quả cho vay đầu
tư, nhân tố ảnh hưởng công tác cho vay của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương Về mặt thực tiễn, luận văn cũng một phần đề cập đến việc quản lý hoạt động cho vay, trong đó có quản lý công tác thẩm định dự án Đối với
nguyên nhân của hoạt động cho vay, tác giả nêu còn chung chung không đưa
được cụ thể việc chồng chéo trong công việc giữa các phòng ban hay môi
trường pháp lý chưa đồng bộ, thiểu ồn định như thể nào dẫn đến ảnh hưởng
kết quả hoạt động gần 10 năm vừa qua tại Quỹ Ngoài ra, tác giả chưa thấy được hạn chế, bắt cập của công tác xúc tiến hỗ sơ trong công tác cho vay ví
dụ công tác kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Quy, quy định của
pháp luật dẫn đến công tác thẩm định mắt nhiều thời gian rà soát, yêu cầu đơn
vị vay vốn phải hoàn chỉnh Điều này dẫn đến chất lượng thâm định một phần bị ảnh hưởng cũng như tiến độ hoàn chỉnh báo cáo thẩm định, chưa nói đến thái độ hài lòng của khách hàng khi phải làm việc nhiều lần trong khi đang, cần giải ngân vốn vay sớm
Tóm lại, qua tham khảo các giáo trình, tác giả nắm được những định
nghĩa và các khía cạnh cơ bản của công tác quản lý và công tác thẳm định dự
án đầu tư, tù
đó sử dụng các khia cạnh này để kết hợp nghiên cứu việc quan
lý quá trình thắm định dự án cho vay đầu tư Tuy nhiên các kiến thức trong các giáo trình mang tinh chat tổng quan về quản lý kinh tế nói chung và thâm
định dự án nói chung, hầu như chưa có giáo trình nào để cập cụ thể về công
tác quản lý nhà nước đối với công tác thẩm định dự án
Trang 21định dự án mà chưa quan tâm đến việc quan lý công tác này Tuy nhiên hầu
hết các bài viết đều đã đưa ra những cơ sở lý luận vai trò quan trọng của việc
thấm định dự án Đây cũng là nội dung cơ bản mà tôi cần tìm hiểu để có cơ sở hoàn thiện luận văn của mình
Các nghiên cứu gần đây về Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng
hầu hết nghiên cứu chung về mô hình hoạt động của Quỹ hoặc đi vào cụ thể
như hoàn thiện công tác huy động vốn, phân tích hoạt động cho vay, hồn
thiện cơng tác cho vay đầu tư mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu về quản lý công tác thẳm định dự án - bước quan trọng trong việc đưa ra quyết định
trong hoạt động cho vay đầu tư
“Xuất phát từ các nội dung chưa hoàn thiện nêu trên, việc nghiên cứu,
đánh giá và các khuyến nghị nhằm hoàn thiện việc quản lý công tác thấm định dự án cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng
Trang 22CHUONG 1
CO SO LY LUAN VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THÁM
ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 THÁM ĐỊNH DỰ ÁN ĐÀU TƯ CHO VAY TỪ NGUÒN VỐN QUY 1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư
œ Khái niệm dự án đầu tuc Dự án đầu tư có thể xem xét từ nh
góc độ khác nhau:
~ Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hợp hồ sơ tải liệu trình bày
một cách chỉ tiết và có hệ thống các hoạt động và chỉ phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong
tương lai Đối với nhà đầu tư, dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để nhà
đầu tư cân nhắc có đầu tư hay không Đối với Nhà nước, dự án đầu tư là cơ sở'
để thắm định, xét duyệt cấp giấy phép đầu tư
~ Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời
gian dài
~ Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chỉ tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế - xã
hội, làm tiền đề cho cho các quyết định đầu tư và tai trợ
~ Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc
tạo ra các kết qua cu thé trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử
dụng các nguồn lực xác định
Trang 23“Tại luận văn này, tác giả đề xuất đưa ra khái niệm ngắn gọn như tại Luật
Đầu tư 2014, cụ thể như sau: đự án đầu tư tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bó vấn trung hạn hoặc dài hạn dé tiến hành các hoạt động đâu
tte kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhắt định trong khoảng thời gian xác định
b Khái niệm thẩm định dự án đầu tr
Phước Minh Hiệp, Lê Thị Vân Đan (2007), Giáo trình “áp và thẩm
định dự án đầu tu”, Nhà xuất bàn thông kê: “Thẩm định dự án đầu tư là việc
16 chức xem xét một cách khách quan có khoa học và toàn diện các noi dung
cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án Từ đó có quyết định đâu tư và cho phép đâu tư” Đây là một quả trình kiểm tra đánh giá nội dung “dự án một cách độc lập cách biệt với quá trình soạn thảo dự án Thắm định dự án đã tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả Các kết luận
rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các cơ quan có thắm quyền của Nhà
nước ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư
“Trên thực tế thắm định dự án đầu có rất nhiều khái niệm tùy theo mục
đích của việc thâm định Tác giả dưa ra một số khái niệm điển hình như sau:
~ Thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước để cắp phép đầu tư dự án: là việc thẩm định dự án đầu tư của các cơ quan nhà nước có thẳm quyền trong
„ khu kinh tế, khu công nghệ
cao, .các dự án có quy mô và tính chất thuộc diện phải cấp phép đầu tư theo
việc cấp phép đầu tư vào các khu công nghiệt
cquy định của pháp luật Trong trường hợp này, cán bộ thắm định chủ yếu xem
xét về mặt pháp lý, yếu tổ hiệu quả của dự án ít được chú trọng Kết quả của việc thâm định này là Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư (Luật Đầu tư 2014) Đây là điều kiện tiên quyết để các dự án
Trang 24~ Thẩm định dự án của cơ quan chi quản để ra quyết định đâu w: Là
việc cơ quan hay tổ chức chuyên môn của chính chủ đầu tư thực hiện việc
thấm định các yếu tố của dự án, xem xét tính khả thi và khả năng mang lại
hiệu quả của dự án để từ đó đưa ra quyết định có đầu tư vào dự án hay không
= Thắm định dự án đầu tư để phê duyệt cho vay: Thâm định dự án được
coi là công việc phản biện của việc thiết lập dự án dầu tư nhằm xác định khả
năng chắc chắn của việc thu hồi nợ, lãi từ dòng tiền dự án mang lại mà chủ đầu tư với tư cách là người đi vay đã cam kết Thâm định dự án đầu tư có ý: nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức tín dụng trong hoạt động tín dụng đầu tư Một trong những đặc trưng của hoạt động đầu tư là diễn ra trong một thời gian dài nên có thể gặp nhiều rủi ro, muốn cho vay một cách an toàn,
đảm bảo kha năng thu hồi vốn và lãi đầu tư thì quyết định cho vay của tổ chức
tín dụng là dựa trên cơ sở thẩm định dự án đầu tư
Như vậy, thấm định dự án đầu tư là một quá trình giải quyết các công
Việc sau:
~ Đảm bảo rằng dự án phù hợp với nhu cầu được xác định trước về mục
tiêu, đối tượng
~ Rà sốt lại tồn bộ nội dung dự án đã được lập xem có đẩy đủ hay
không như thông tin về các chỉ phí, kha năng tài chính, định lượng và giảm
thiểu các rủi ro liên quan đến toàn bộ vòng đời dự án, hoàn thành kế hoạch tái định cư nếu có Nếu còn thiếu thì yêu cầu chủ đầu tư bổ sung theo đúng
quy định
~ Thắm định các giả thuyết để đảm bảo chúng có tính khả thi
~ Kiểm tra tính chính xác của các phân tích, mô hình tài chính và các báo
cáo liên quan đến dự án Kết luận dự án có được chap nhận đầu tư hay không?
Trang 251.1.2 Tham định cho vay dự án đầu tư từ nguồn vốn quỹ a Khai nigm nguén von Quy
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều loại hình Quỹ đầu tư của nhà nước, trong
đó Quỹ tín dụng nhân dân chiếm phân lớn (gần 2.000 Quỹ) Bên cạnh đó có
các Quy đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Quỹ phát triển công
nghệ, Quỹ phát triển Nhà ở, Quỹ đầu tư phát triển địa phương Đặc điểm
chung của các Quỹ này là thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao, dầu tư
vốn vào các dự án nằm trong mục tiêu hoạt động của Quỹ Nguồn vốn của các Quỹ đều có nguồn gốc từ vốn ngân sách Nhà nước, thông qua các Quỹ để hỗ trợ vốn, khuyến khích các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ cao, các dự án vì mục đích an sinh xã hội Vì mục đích bảo tồn nguồn vốn của
Nhà nước nên việc quản lý công tác thẩm định các dự án để tài trợ vốn càng trở nên đặc biệt quan trọng Tại luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc quản lý công tác thẩm định dự án cho vay đối với Quỹ Đầu tư phát triển địa phương
b Đặc điểm việc thẩm định cho vay từ nguồn vốn Quỹ Đầu tr phát trién địa phương
Giống như khái niệm về thâm định dự án đầu tư để phê duyệt cho vay đã trình bày ở phần 1.1.1, thẩm định cho vay dự án đầu tư từ nguồn vốn Quỹ là
quá trình Quỹ ĐTPT địa phương kiểm tra, đánh giá dự án một cách kỹ lưỡng trên nhí
phương diện bằng các kỹ thuật phân tích, dựa trên nhiều căn cứ, dữ liệu và chuẩn mực khác nhau để đi đến các quyết định, lựa chọn đầu tư, chấp nhận đầu tư, chấp nhận tài trợ vốn cho đầu tư dự án và đưa ra những khuyến nghị về cho vay thích hợp nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý của
Quỹ
Nhìn chung, đặc điểm thẩm định dự án đầu tư của Quỳ ĐTPTĐP và
Trang 26tài chính, luật pháp đều phải được xem xét đánh giá kỹ lưỡng qua quá trình
thấm định dự án đầu tư
Tuy nhiên, việc thẩm định dự án đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển địa
phương có những nét riêng ảnh hưởng đến việc quản lý công tác này như sau:
~ Các dự án được Quỹ lựa chọn thấm định và xem xét tài trợ vốn luôn
hướng vào những mục tiêu cụ thể đã được UBND thành phố ban hành từng
thời kỳ phù hợp với danh mục ưu tiên của Chính phủ, Căn cứ danh mục lĩnh
vực đầu tư, Quỹ ĐTPTĐP lựa chọn, thâm định và quyết định và quyết định cho vay các dự án cụ thể nếu đáp ứng các điều kiện cho vay Theo Nghị định
138/2007/NĐ-CP của C
phủ, danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tang kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương để các Quỹ thực hiện cho vay
hiện nay bao gồm:
+ Kết cầu hạ tầng giao thông, năng lượng, môi trường
+ Céng nghiệp, công nghiệp phụ trợ
+ Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn
+ Xã hội hóa hạ tằng xã hội
+ Lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tằng kinh tế - xã hội khác tại địa phương
u hết dã
~ Các dự án có hồ sơ được thắm định và xem xét cho vay
được thông qua và định hướng cho vay vốn tại Quy tai các văn bản của các cơ
\g nhân dân, Ủy ban nhân dân thành pl ngoài việc thâm định dé cho vay đầu tư thì vi
quan có thẩm quyền (Hội
thấm định của Quỹ còn có vai
trò tư vấn, xem xét các khía cạnh của dự án về mục tiêu, kỹ thuật công nghệ, ảnh hưởng đến môi trường, khả năng hoàn vốn và đạt lợi nhuận để đảm bảo chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn Nhà nước tài trợ đúng mục đích và mang lại
hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triển chung của thành phó
Trang 27nguyên tắc hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP là bảo toàn và phát triển vốn, không,
vì mục tiêu lợi nhuận Do đó, do chức năng là công cụ hỗ trợ tài chính địa
phương, giảm bớt cân đối vốn ngân sách địa phương, nên công tác thẩm định
phải tập trung vào hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng của Quỹ Mỗi dự án
đầu tư cho vay tại Quỹ ĐTPTĐP phải được thẩm định theo kịch bản xấu nhất,
doanh thu thấp nhắt- chỉ phí ‘kha thi, hiệu quả
của dự án
sao nhất có thể dé xem xét tí
Yêu cầu của việc thẩm định dự án từ nguồn vốn Quy
'Yêu cầu thâm định dự án đầu tư xuất phát từ bản chắt, tính phức tạp và các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư Thâm định dự án nhằm làm sáng tỏ và phân tích về một loạt các vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong quá
trình thực hiện dự án: thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tải chính của
dự án để đứng vững trong suốt đời hoạt động, về quản lý thực hiện dự án,
phần đóng góp của dự án vào sự tăng trưởng của nền kinh tế với các thông
tin về bối cảnh và các giả thiết sử dụng trong dự án này; Đồng thời đánh giá
để xác định xem dự án có giúp địa phương đạt được các mục tiêu xã hội hay
không, nếu có thì bằng cách nào, và liệu dự án có đạt hiệu quả kinh tế hay
không khi đạt các mục tiêu xã hội này
Giai đoạn thẩm định dự án bao hàm một loạt khâu thẩm định và quyết định, đưa tới kết quả là chấp thuận hay bác bỏ dự án Như vậy về mặt chuyên môn yêu cầu chung của công tác thẩm định dự án từ nguồn vốn của Quỹ Đầu
tư phát trí
là: đảm bảo tránh thực hiện đầu tư các dự án không có hiệu quả, không có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, mặt khác cũng không bỏ mắt các cơ hội đầu tư có lợi để đạt được doanh thu theo kế hoạch để ra Mặt khác, thẩm định dự án còn là một công việc được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư, vì vậy cần được tiến
Trang 28được tiến hành phù hợp với các quy định hiện hành vê quản lý đầu tư và đảm
với việc thắm định dự án cho vay đầu tư từ nguồn
bảo thời hạn quy định
vốn Quỹ đầu tư phát triển, các quy định đối với việc thẳm định cảng chặt chẽ
hơn do nguồn vốn hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP là nguồn vốn Nhà nước ngoài
ngân sách, được cấp bổ sung từ ngân sách địa phương và huy động vốn từ các
tổ chức tài chính quốc tế theo cơ chế cho vay lại của Bộ Tài chính Quỹ ĐTPTĐP phải tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đồng thời phải tuân thủ quy định theo thỏa ước cho vay giữa Bộ Tài chính và Tổ chức tài chính quốc tế
4L Mục tiêu thẩm định dự án trong cho vay đâu tư của QĐTPTĐP
- Đánh giá một cách toàn diện các khía cạnh của dự án: tính hợp pháp,
khả thi, hiệu quả KT-XH, hiệu quả tải chính, dòng tiền, khả năng rủi ro v
phù hợp với chính sách cho vay đầu tư và mục tiêu hoạt động của quỹ; góp phần ra quyết định cho vay hợp lý;
~ Góp phần kiểm soát được rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư Bảo
đảm Quỹ thu hồi được vốn và lãi cho vay theo thỏa thuận, bảo toàn và phát
triển vốn của quỹ
~ Là cơ sở để đề xuất các biện pháp, thỏa thuận với chủ đầu tư về kiểm soát rủi ro trong quá trình triển khai đầu tư cũng như trong giai đoạn dự án đi
vào hoạt động
1.1.3 Khái niệm, vai trò của quản lý thẩm định dự án cho vay đầu
tư từ nguồn vốn của Quỹ Đầu tư phát triển
“ Khái niệm quản lý thẩm định dự án cho vay đầu tư từ nguằn vốn Quỹ: Quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà
Trang 29pháp, cơ quan tư pháp Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân,
duy trì sự ôn định và phát triển bền vững trong xã hội
Quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm định dự án cho vay đầu tư từ
nguồn vốn Quỹ là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ni
đảm báo việc thâm định cho vay tie nguén vốn Quỹ đối với các dự án đầu tư
đúng với mục đích và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành Đó là
một quá trình từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
'hoạt động thẩm định dự án; tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và quy
định, quy chế về thẩm định; Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật liên
quan đến công tác thẩm định đến việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động thẩm định dự án cho vay đầu tư từ nguồn vốn Quỹ Từ đó rút ra những hạn chế của công tác này và tiến đến cải thiện, hiện đại hóa công tác
quản lý
b Vai trò của quản lý thẩm định dự án cho vay đầu tư từ nguồn vốn Quỹ:
“Thắm định dự án là một khâu quan trọng trong khi xem xét cho vay dự án đầu tư Mục đích của thẩm định dự án là đưa ra những đánh giá xác đáng, hiệu quả dự án Nhiệm vụ của thẩm định là đưa ra kết luận, đó là một dự án
tốt hay tồi, có khả năng thanh tốn nợ vay hay khơng, đó là căn cứ để ra quyết
định cho vay dự án đầu tư Vai trò của thấm định còn thể hiện ở chỗ, giúp nhà
đầu tư xem xét lại các thông tin để thực hiện dự án
'Bởi vì tầm quan trọng đặc biệt của công tác thẩm định nên vấn đề đặt ra là
việc quản lý công tác này phải được tiền hành chặt chẽ Các quy định không phù hợp, kịp thời với các văn bản của pháp luật hiện hành sẽ gây ra các quan điểm
thẩm định sai sót, dẫn đến việc tài trợ vốn cho dự án không mang lại hiệu quả, nếu nghiêm trọng hơn, dự án không trả được nợ sẽ gây thất thoát vốn Đặc biệt
Trang 30dự án cần thiết được hỗ trợ cho vay, tránh làm thất thoát nguồn vốn của Nhà
nước, đảm bảo khả năng thu hồi nợ Chính vì những đặc điểm riêng biệt của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương mà công tác quản lý thẩm định dự án cho vay đầu
tư cảng có ý nghĩa then chốt và trở nên đặc biệt quan trọng Quản lý tốt khâu
thẩm định dự án là một chia khóa hữu hiệu đối với công tác cho vay đầu tư tại
các Quỹ đầu tư phát triển nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung Nó giúp cho việc sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, hiệu quả, đem lại doanh thu và sự
phát triển bền vững cho hoạt động cho vay
12 NỘI DUNG QUẢN LÝ TRONG THÂM ĐỊNH CÁC DỰ AN CHO
VAY DAU TU TU NGUON VON QUY DAU TU PHAT TRIEN
1.2.1 Ban hành, triển khai các quy định về thẩm định cho vay dy
đầu tư từ nguồn vốn quỹ:
a, Nguyén tắc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quá trình
thắm định phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Luật ban hành văn bản cquy phạm pháp luật 2015, cu thé:
~ Bảo đâm tính hợp hiển, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy
phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật
~ Tuân thủ thẳm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành
văn bản quy phạm pháp luật
- Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hảnh văn bản cquy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn
bản quy phạm pháp luật
~ Bảo đảm tính khả thí của văn bản quy phạm pháp luật
Trang 31Đối với các văn bản, quy định do Quỹ Đầu tư phát triển ban hành, ngoài
những nguyên tắc kể trên, các văn bản, quy định phải tuân thủ và bám sát theo
các nguyên tắc sau
~ Đảm bảo phù hợp với các quy định của Chính phủ về cơ cấu tổ chức và
chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương
~ Đảm bảo tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn về cho vay dự án đầu tư
nói chung và thắm định dự án dẫu tư nói riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, hướng dẫn về cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Đầu tư phát triển địa
phương của Bộ Tài chính
~ Các văn bản, quy định được ban hành phải thống nhất, chặt chẽ, đồng 'bộ dễ thực hiện, không gây chồng chéo, bắt cập, không gây khó khăn cản trở
hoạt động của các tổ chúc vay vốn
~ Các quy định phải được xây dựng theo hướng ngày cảng đơn giản hóa,
phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trong từng thời kỳ, phù hợp với
định hướng phát triển mà Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đẻ ra
~ Các văn bản, quy định phải được ban hành kịp thời dé dim bảo việc ứng dụng vào công tác thẩm định một cách nhanh chóng, hiệu quả, dễ dàng và thuận tiện Ngay khi các chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định
của các Bộ ngành có sự thay đổi, Quỹ phải nhanh chóng sửa đổi bỏ sung các
quy định của mình cho phù hợp
b Thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến quá trình thẩm định:
- Theo Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 quy định về cơ cấu
tổ chức và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương và Nghị định 37/2013 ngày 22/8/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung Nghị định 138/2007/NĐ-CP
+ Ủy ban nhân dân cắp tỉnh quyết định việc thành lập Quỹ đầu tư phát
Trang 32của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, trực tiếp quản lý hoạt động và quyết định các vắnđề khác của Quỹ đầu tư phát triển địa phương thuộc thẩm quyền
quy định
+ Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa
đối với Quỹ đầu tư phát triển địa
phương; ban hành Quy chế quản lý tài chí
phương; thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của Quỹ đầu tư phát
triển địa phương
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiễn tệ, hoạt đông ngân hãng có liên quan đến hoạt động cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, phối hợp với Bộ Tài xây dựng chính sách,
theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện cho vay, đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Như vậy, trên cơ sở Điều lệ mẫu do Bộ Tài chính ban hành, Quỹ xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của mình trình UBND thành phố phê
duyệt Đây là cơ sở quan trọng, làm tiền để cho các hoạt động của Quỹ nói chung và công tác thắm định dự án nói riêng
~ Thêm vào đó, quá trình thấm định dự án cho vay đầu tư còn tuân thủ tắt cả quy định của pháp luật liên quan đến pháp lý dự án đầu tư như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng và sự hướng dẫn của Ngân hang Nhà nước ban hành các quy định liên quan đến quá trình thâm định và vay vốn dự án đầu tư
© Ouy trình ban hành các văn bản, quy định liên quan đến quá trình thấm định
Trang 33Việc ban hành văn bản của Quỹ được tiền hành như sau:
~ Trước hết, bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện công tác liên quan đến văn
bản nhận được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Quy, hoặc qua quá trình thực hiện gặp phải các vướng mắc, nhận được phản hồi của khách hàng vay vốn tại Quỹ hoặc khi các quy định của pháp luật và cơ quan quản lý có thay đổi sẽ đề xuất xin ý' kiến Lãnh đạo Quy về việc ban hành văn bản, quy định để thực hiện nhiệm vụ
liên quan
~ Sau khi xem xét ý kiến của các Phòng nghiệp vụ, Văn phòng về việc để
xuất ban hành văn bản mới, văn bản sửa đổi bỗ sung văn bản hiện hành, Lãnh
đạo Quỹ đồng ý chủ trương nghiên cứu xây dựng văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ
sung, chỉ đạo Phòng liên quan xây dựng dự thảo sửa đổi
Sau khi các Phòng nghiệp vụ xây dựng hoàn thiện bản dự thảo văn bản, trình Lãnh đạo Quy, Lãnh đạo Quỹ nhận 01 bản và chỉ đạo bộ phận chủ trì biên soạn photo gửi lấy ý kiến các bộ phận liên quan đến công tác đó tại Quỹ, nếu cần
thiết có thể lấy ý kiến các Sở, Ban ngành có liên Các bộ phận chỉ đạo chuyên
viên nghiên cứu và có ý kiến đề xuất gửi lại bộ phận chủ trì soạn thảo
~ Bộ phận chủ trì soạn thảo tiếp nhận tắt cả các ý kiến của các bộ phận liên quan, đề xuất Lãnh đạo Quỹ tổ chức cuộc họp để bản bạc, tiếp thu các ý kiến
chỉnh sửa, trên cơ sở kết luận của Lãnh đạo Quỹ, bộ phận chỉ tì soạn thảo chỉnh sửa dự thảo trình Lãnh đạo Quỹ phê duyệt
* Đối với các văn bản, quy định do Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt ban
hành, sau khi lấy ý kiến các bộ phận lien quan tại Quỹ, bộ phân chủ trì soạn thảo chỉnh sửa tình Giám đốc Quỹ xem xét, trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt
44 Các vấn đề liên quan đến công tác thẩm định dự án cần phải ban
"hành các van ban, quy dink
Trang 34bảo đảm an toàn và phát triển vốn, Nghị định 138/2007/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định cụ thể về các đối tượng vay vồn tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương Căn cứ nội dung quy định tại Nghị định này, UBND thành phố Đà
Nẵng đã ban hành danh mục đầu tư ưu tiên được vay vốn tại Quỹ Tùy theo
tình hình xây dựng và phát triển kết cdu ha ting tại địa phương, Quỹ đẻ xuất
UBND thành phố sửa để
pháp luật tại Luật các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ đề xuất UBND thành phố ban hành khung lãi suất cho vay đối với từng đối tượng cụ thể thuộc danh mục ưu tiên được vay
i lại danh mục cho phù hợp, căn cứ theo quy định ủa
vốn tại Quỹ Đây là cơ sở cho việc thẩm định dự án theo nhóm đối tượng vay vốn, quyết định cho vay và phê duyệt tài trợ vốn phủ hợp
~ Các quy chế, quy trình thẩm định: Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và quá trình thực tế thẩm định các dự án đầu tư, Quỹ Đầu
tư phát triển thành phố Đà Nẵng ban hành các quy định có liên quan đến quá trình thẩm định dự án lần đầu, thắm định tài sản thế chấp, tái thẳm định dự
án Đây được coi như là bước khởi đầu trong quá trình quản lý, là bước đặc
biệt quan trọng, các quy định, quy trình thẩm định đúng đắn, khoa học sẽ
mang lại hiệu quả cao trong công tác thẩm định, giúp cho việc quản lý công, tác này được chặt chẽ Ngược lại, nếu quy định không phủ hợp với quy định
của pháp luật và thực tế, thiểu tính khả thi sẽ mang lại hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý công tác thâm định Trong quy trình thẩm định dự án của Quỹ cần bao trùm tắt cả các nội dung liên quan đến quá trình thẩm định, từ bước thu thập hồ sơ, tiễn hành thẩm địn, trình phê duyệt cho vay, lấy ý kiến Hội đồng quản lý Trong đó cần quy định rõ khung thời gian cho từng
bước thực hiện
Trang 35và tham khảo danh myc hd so của các Ngân hàng thương mại, Quy ban hành
danh mục hỗ sơ để cán bộ thẩm định có cơ sở đối chiếu hỗ sơ thu thập được
so với quy định Danh mục hồ sơ do bộ phận Kế hoạch và Nghiên cứu phát
triển tham mưu trình Lãnh đạo Quỹ Trải qua quá trình lấy ý kiến từ các bộ
phận để hoàn thiện danh mục, chủ yếu là bộ phận thắm định, lãnh đạo Quỹ
ban hành danh mục hỗ sơ vay vốn tại Quỹ
~ Các quy định về kiểm soát thắm định dự án sau khi giải ngân: Để đảm
bảo dự án sau khi được thẩm định, phê duyệt cho vay và giải ngân được thực
hiện đúng theo nội dung dự án ban đầu ma chủ đầu tư đã để xuất với Quy, Quỹ cần ban hành quy định về việc tái thâm định dự án Đây là quá trình kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để chắc chắn rằng dự án đang hoạt động có hiệu
quả, đảm bảo mục tiêu sử dụng nguồn vốn Quỹ, có lợi nhuận ổn định và đảm bảo nguồn trả nợ cho Quỹ
1.2.2 Triển khai, tổ chức thực hiện các quy định liên quan đến thấm định cho vay dự án
4 Trién khai thực hiện các vẫn bản, quy định có liên quan
Việc triển khai thực thí các văn bản, quy định đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong quá trình quản lý công tác thẩm định dự án cho vay đầu tư Nếu
việc ban hành các văn bản, quy định đã làm tốt iệc tiếp theo là phải
lâm tốt giai đoạn thực thi các van bản, quy định mới góp phẫn làm cho việc
quản lý đạt kết quả Để làm tốt thực thi các văn bản, quy định đòi hỏi phải
tuân thủ các bước sau đây:
~ Xây dựng kế hoạch triển khai các văn bản quy định liên quan đến thắm định dự án:Tổ chức thực thi các quy định là quá trình phức tạp, diễn ra trong,
một thời gian đài, vì thể chúng cần được lập kế hoạch, lên chương trình để các
cơ quan nhà nước và các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương triển khai thực
Trang 36được xây dựng trước khi đưa các văn bản này vào trong thực tế ứng dụng
Các cơ quan triển khai thực thi các văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương
én địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện
~ Phổ biến, tuyên truyền các quy định: Sau khi bản kế hoạch thực thỉ các
văn bản, chính sách được thông qua, các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói
chung và Quỹ nói riêng tiến hành tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch 'Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là truyên truyền mọi người tham
gia thực hiện các văn bản, quy định Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước, của Quỹ và các đối tượng thye thi van ban
của các cơ quan có thẩm quyền Phổ biến, tuyên truyền văn bản tốt giúp cho các đối tượng của văn bản hướng dẫn và cụ thể là các chuyên viên thẩm định tại Qũy tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của văn bản; về tính đúng đắn của văn bản đó trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả
thì của văn bản Qua đó dé họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà
nước Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức
thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của văn bản với
đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu của văn bản và triển khai thực thi có hiệu quả kế
'hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao
'Việc làm này cần được tăng cường đầu tư về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, về trang thiết bị kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền vận động Để tham gia quá trình phổ biến, tuyên truyền các văn bản, quy định là sự tham gia của các nhân tố, yếu tố cấu thành gồm: Chủ thẻ phổ biến, tuyên truyền các văn bản, quy định là các cơ quan ban hành các quy
Trang 37(Chai thể phải được đào tạo phải có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng trong
việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định
Các văn bản, quy định khi được phô biến, tuyên truyền phải đảm bảo
tính trung thực những nội dung đã được hoạch định Chủ thể phổ biến, tuyên
truyền các văn bản, quy định phải có thái độ công tâm, khách quan khi thực
hiện công việc này Đối tượng phổ biến, tuyên truyền các văn bản, quy định là
những người được các văn bản, quy định tác động trực tiếp, đây là đối tượng
thụ hưởng các văn bản, quy định Đó chính là các chuyên viên thẩm định dự án tại Quỹ, toàn thể cán bộ Quỹ và các tổ chức, doanh nghiệp có quan hệ tín
dụng, có nhu cầu vay vốn tại Quỹ Việc tuyên truyền, vận động thực thi các văn bản, quy định phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kể cả khi văn
bản đang được thi hành, để mọi đối tượng cần tuyên truyền luôn được củng cố
lòng tin vào các quy định và tích cực thực thi các quy định Có nhiều hình thức phổ biến, tuyên truyền các văn bản như trực tiếp qua các phương tiện
thông tin đại chúng, thông qua các cuộc họp giao ban của Hội đồng quản lý,
của Quy, đăng tải các chính sách trên website của Quỹ, hoặc gửi văn bản đến
các cán bộ thực hiện công tác thắm định để nghiên cứu thực hiện Tùy theo
yêu cầu của các cơ quan quản lý và của Lãnh đạo Quy, tính chất của từng loại văn bản, quy định và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp
- Phân công, phối hợp thực hiện các văn bản, quy định: Các văn bản, quy
định của Nhà nước liên quan đến công tác thẩm định dự án cho vay đầu tư tại các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương được thực thi trên phạm vi không gian rộng lớn cả nước, vì thế số lượng các đối tượng cá nhân và tô chức tham gia
thực thi các văn bản, quy định là rất lớn Số lượng tham gia bao gồm các đối
tượng tác động của các văn bản, quy định chính là các cán bộ thực hiện công,
Trang 38chức thực thỉ các văn bản, quy định có hiệu quả phải tiến hành phân công,
phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các Sở ban ngành ở địa phương với Quy , các yếu tố tham gia thực thi các văn bản, quy định và các quá trình ảnh
hưởng đến thực hiện mục tiêu của văn bản đó Các văn bản, quy định khi thực thí có thể tác động đến lợi ích của các đối tượng theo các hướng khác nhau
.Có bộ phận được hưởng lợi nhiều, có bộ phận được hưởng lợi ít, có bộ phận không được hưởng lợi, thậm chí còn bị tác động tiêu cực Hoạt động phân
công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện các văn bản, quy định một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì các văn bản, quy địnhđược ổn định,
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các văn bản được ban hành
~ Duy trì việc thực hiện các văn bản, quy định: là toàn bộ hoạt động đảm
bảo cho các văn bản, quy định phát huy tác dụng trong đời sống chính trị xã
hội Sau khi ban hành và triển khai thực hiện, điều quan trọng là phải duy trì
việc các cán bộ thẳm định và các khách hàng vay vốn tại Quỹ tiếp tục tuân thủ các quy định này trong quá trình thẳm định dự án cho vay đầu tư
Tổ chức các nguẳn lực triển khai thực hiện các văn bản, quy định
“Trên cơ sở các văn bản và quy định đã ban hành, Quỹ bố trí các phòng
Ban, các cán bộ và các nguồn lực để thực hiện công tác thẩm định theo đúng quy trình đã nêu, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu thẩm định và các mắt xích khác trong quá trình cho vay dự án
iu tu tại Quỹ Đó là quá
trình mà các chuyên viên thấm định kiểm tra hỗ sơ từ bộ phận xúc tiến
chuyển sang, xem xét dự án trên tắt cả các khía cạnh về mục tiêu, đối tượng
Sau đó dự án sẽ được kiểm tra kỹ hơn về sự phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư cũng như tính toán lại các chỉ tiêu của dự án như tổng
mức đầu tư, doanh thu chỉ phí, lợi nhuận và các yếu tổ khác Trong đó quan h toán khả năng trả nợ của dự án nhằm bảo toàn nguồn vốn cho
Trang 39
1.2.3 Kiểm tra, giám sát quy trình thắm định cho vay dự án Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đưa ra
“quyết định phù hợp, thắm định là một trong những khâu quan trọng trong việc
ra quyết định cho vay giúp Quy phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ
'Công tác kiểm tra, giám sát quy trình thẩm định cho vay dự án giúp phát hiện
điểm bắt hợp lý, sai trái trong tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việc điều chỉnh pháp luật, chính sách về thẳm định dự án cho vay đầu tư theo quy định của pháp luật
“Thông qua thẩm định với những kết quả thu được, Quỹ có cơ sở quan
trọng nhất để quyết định chủ trương bỏ vốn để cho vay có đúng đắn hay không Sau khi thẩm định, Quỹ sẽ tiến hành xem xét và kết luận vẻ tinh kha
thi, khả năng hoàn trả và lãi, cũng như mục đích vay của chủ đầu tư
nhằm đưa ra quyết định đồng ý cho vay hay từ chối những yêu cầu cho vay
mà Quỹ nhận thấy là kém hiệu quả Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để xác định số tiền vay, thời hạn vay, sản phẩm cho vay cũng như lãi suất phù hợp để
mang lại hiệu quả tốt nhất
Do đó, công tác thẩm định hồ sơ vay vốn nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, cẫn thận với chất lượng cao sẽ mang lại các quyết định chính xác, hạn chế được rủi ro đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho vay và lợi
nhuận cho Quỹ Trái lại, nếu chỉ thẩm định một cách qua loa, hình thức, thi cẩn thân sẽ dẫn đến cho vay những dự án khả năng hoàn vốn thấp Chất
lượng
của một món vay
ìm định cho vay chính là cơ sở vững chắc để đảm bảo cho chất lượng
Mục đích của việc kiểm soát hoạt động thấm định dự án cho vay đầu tư là kịp thời phát hiện và ngăn ngừa, xử lý những rủi ro trong quá trình thắm định cho vay; bảo đảm việc tuân thủ đúng pháp luật và
Trang 40
động cho vay, tối đa hoá lợi nhuận dự kiến từ hoạt động cho vay của Quỹ, báo toàn được nguồn vốn Nhà nước Vì vậy tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt
động thẩm định là giúp cho việc cho vay có hiệu quả hơn
“Thông qua công tác này các nhà quản lý sẽ đảm bảo được chất lượng, thấm định cho vay được thực hiện đúng quy định chưa, phát hiện kịp thời các
sai sót, đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý từ đó đôn đốc nhắc nhở
cán bộ thẩm định sửa chữa làm cho chất lượng thẳm định cho vay tăng lên
trong tương lai, giúp nâng cao vị thế của Quỹ trong con mắt của khách hàng 'Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động thẩm định thường xuyên sẽ hạn chế
được tình trạng sử dụng vốn sai mục
thời phát
‘Voi những nguyên nhân nêu trên, sau khi ban hành quy trình thấm định
h, không hiệu quả của Quỹ, giúp kịp
|, chan chỉnh đề hoạt động thẩm định cho vay có chất lượng hơn
dự án cho vay đầu tư và tô chức thực hiện, điều quan trọng là phải kiểm tra
giám sát công tác này Dự án sau khi được hoàn thành thẩm định phải được bộ phận có chuyên môn (Ban Kiểm soát) rà soát, kiểm tra lại trước khi trình
lên cắp trên xem xét, phê duyệt Thêm vào đó, Ban Giám đốc cũng yêu cầu bộ
phân thim định thường xuyên giải trình, báo cáo kết quả thắm định các dự án để đảm bảo việc thẩm định dự án cho vay đầu tư được thực hiện đúng quy
trình đã đưa ra Hằng năm, Bộ Tài chính tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác cho vay đầu tư, trong đó chọn lọc một số dự án để xem xét quá trình thâm định và giải ngân, thu hỗi nợ của dự án Cơ quan phát triển Pháp (AFD) cũng
định kỳ kiểm tra công tác cho vay và thẩm định của Quỹ để đảm bảo nguồn
vốn của họ được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng
1.2.4 Giải quyết tranh chấp khiếu nại, sai phạm trong quá trình
thẩm định cho vay dự án