Luận văn Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp - Trường hợp Công ty cổ phần Vinaconex 25 nghiên cứu hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần Vinaconex 25, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính tại công ty.
Trang 1
DAI HQC DA NANG
TRAN THI KIM DUNG
HỒN THIỆN CƠNG TÁC PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP
CONG TY CO PHAN VINACONEX 25 DA NANG
LUAN VAN THAC Si QUAN TRI KINH DOANH
Da Ning - Nim 2014
Trang 2
TRAN THI KIM DUNG
HỒN THIỆN CƠNG TÁC PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CÔ PHÀN VINACONEX 25 ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRÀN ĐÌNH KHƠI NGUN
Đà Nẵng - Nam 2014
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Tac gia
Trang 4Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Câu hỏi nghiên cứu 2 3
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7 Bồ cục đề tài
8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP wd 1.1 KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHIA CUA PHAN TICH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Mục đích
1.1.3 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Trang 5
1.3.3 Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệt
1.3.4 Phân tích rủi ro của doanh nghiệt "
14 TÔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP 27
1.4.1 Xây dựng kế hoạch phân tícl 27
1.4.2 Tập hợp kiểm tra và xử lý tài liệt 2.28
1.4.3 Tiến hành phân tích 28 1.4.4 Lập báo cáo phân tích 20
KET LUẬN CHUONG 1 2.29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CONG TAC PHAN TiCH TAI CHINH TAI CONG TY CO PHAN VINACONEX 25 30
2.1 SO LUGC VE CONG TY CO PHAN VINACONEX 25 30
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty .30
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ trong sơ đồ tô chức cơ cấu của Công ty 32
2.1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty 35 2.2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CO PHAN VINACONEX 25 37 2.2.1 Đặc điểm hoạt động của Công ty 37
Trang 6VINACONEX 25 67 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN TẠI CÔNG TY CÓ PHÀN VINACONEX 25 .67 3.2 GIAI PHAP NHAM HOAN THIEN CONG TAC PHAN TICH TAI
CHINH TAI CONG TY CO PHAN VINACONEX 25 67 3.2.1 Hoàn thiện nội dung phân tich 67 3.2.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích -.78 3.2.3 Bổ sung nội dung phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu
chuyển tiền tại Công ty cổ phần Vinaconex 25 81
3.2.4 Hoàn thiện tổ chức phân tích tài chinh tai Cong ty 84 KET LUAN CHUONG 3 87
KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 7BCTC TS NV VCSH DN SXKD CĐKT BCKQKD BCLCTT ROA ROE RE EBIT EPS TTD DTTC : Báo cáo tài chính : Tài sản : Nguồn vốn : Vốn chủ sở hữu : Doanh nghiệp
: Sản xuất kinh doanh : Cân đối kế toán
: Báo cáo kết quả kinh doanh
: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
: Lợi nhuận trước thuế và chỉ phí lãi vay
: Lợi nhuận trên mỗi cỗ phiếu
: Tương đương tiền
Trang 8Số hiệu Tén bang Trang bang
2.1 Bang chi tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính 40 22 Bảng cơ câu Tài sản và Nguôn vôn 44
Bang phân tích cơ cấu và sự biển động của tài Sản 46
Phân tích cơ câu và sự biên động của NV 51 Phân tích môi quan hệ giữa TS và NV 54
Phân tích khái quát khả năng thanh tốn của Cơng ty 55
Phân tích két quả kinh doanh năm 201 1-2013 57 Phân tích khả năng sinh lời 61 29 Bảng phân tích khả năng thanh toán năm 201 1-2013 63 3.1 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn và khả năng 70
thanh toán lãi vay
3.2 Phân tích các chỉ tiêu hiệu suât sử dụng tài sản 71
3.3 | Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn von 74 34 | Số vòng quay và số ngày một vòng quay nợ phải thu 76 3.5 | Số vòng quay và số ngày một vòng quay của hàng tổn |_ 77
kho
3.6 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận theo tài sản 79 3.7 Phân tích khả năng tạo tiên từ năm 2011-2013 82
Trang 9số hiệu se 'Tên sơ đồ, biểu đồ Trang đồ, biểu đồ
Sơđồ2.1 | Sơ đỗ cơ cấu tô chức bộ máy của Công ty 32 Biéudd2.1 |Đánh giá hiệu quả tài chính của Công ty| 43
trong 4 năm 2010-2013
Biểu đồ 2.2 | Biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng 5 năm 2009- | 60 2013 của chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, nộp ngân
sách, lợi nhuận trước thuế và cỗ tức
Sơđồ 3.1 — [Tỷ suất lợi nhuận theo TS của công ty Cổ phẩn| 'Vinaconex 25 năm 2013 80
Trang 10Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt, để đứng vững trên thị trường, và có các quyết định kinh doanh đúng đắn, các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư phải sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau trong
đó thông tin từ BCTC được xem là quan trong hơn cả Vì BCTC là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tài chính doanh nghiệp, nó phản ánh một cách
tổng hợp nhất tình hình tài chính, tài sản, nguồn vốn các chỉ tiêu về tài chính
cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên những thông tin mà BCTC cung cấp là chưa đủ vì nó không giải thích cho
người quan tâm biết rõ về hoạt động tài chính, những rủi ro, triển vọng và xu
hướng phát triển của doanh nghiệp Do đó việc phân tích tình hình tài chính
thông qua phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp bổ sung những khiếm khuyết này Hiểu được điều đó nên các doanh nghiệp đã có sự quan tâm thích đáng
đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, qua công tác phân tích tài chính sẽ giúp cho thông tin cung cấp trên các Báo cáo tài chính thực sự có ý
nghĩa với người sử dụng Qua đó họ có căn cứ để đánh giá tốt hơn tình hình
sử dụng vốn cũng như thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, xác định được
các nhân tố ảnh hưởng, mức độ cũng như xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, từ đó, các đối tượng quan tâm có thể ra quyết định tối ưu nhất
Có thể nói phân tích tài chính doanh nghiệp là con đường ngắn nhất để
tiếp cận bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, thấy
Trang 11vực như: Thi công xây dựng công trình, đầu tư các dự án và sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó xây dựng là lĩnh vực chiếm ưu thế nhất
Hiện nay đất nước ta lại đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong bồi cảnh hội nhập kinh tế; dưới tác động của tồn cầu hố về kinh tế và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các thành phần kinh tế trong nước và cả nước ngoài Vì vậy để tồn tại và đững vững trên thị trường đòi hỏi các doanh
nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động san xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường năng lực quản lý doanh nghiệp, đồng thời đa dạng ngành
nghề kinh doanh để phù hợp với thị trường hiện tại Xuất phát từ thực tế trên,
em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp:
Trường hợp Công ty cổ phan Vinaconex 25” có thực tiễn to lớn đối với Công ty cô phần Vinaconex 25 nói riêng
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường
- Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cô phần Vinaconex 25, tir dé dé ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn
nữa công tác phân tích tài chính tại Công ty 3 Câu hỏi nghiên cứu
- Các đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý đã ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính tại Công ty cỗ phần Vinaconex 25 như thế nào?
- Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính
doanh nghiệp tại Công ty cỗ phần vinaconex 25
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu kết hợp với phương
Trang 12phân tích tài chính, luận văn sẽ xem xét tình hình phân tích tại đơn vị Ngoài
ra, để khảo sát nhu cầu và các vướng mắc trong công tác phân tích, các cuộc phỏng vấn Ban lãnh đạo và kế toán trưởng cũng được tiến hành
5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung cơ bản về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, tập trung chủ yếu nghiên cứu công tác phân tích tài chính tại Công ty cô phần Vinaconex 25
Pham vỉ nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong khoảng thời
gian từ: năm 201 1-2013 tại Công ty cô phần Vinaconex 25 6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hoá lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần
Vinaconex 25
~ Đưa ra các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài
chính tại Công ty cô phần Vinaconex 25 nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung nhằm thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tỉn của các doanh
nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển 7 Bố cục đề tài
Tên của luận văn: “ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp: Trường hợp công ty Cổ phần Vinaconex 25 Đà Nẵng ”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần
Trang 13Cổ phần Vinaconex 25
8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và gia
tăng giá trị của công ty Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không
hoạt động kinh doanh đơn lẻ một mình mà có quan hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng Các nhà đầu tư hiện
hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn vào doanh nghệp rất quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và mức rủi ro khi đầu tư vốn Trong khi đó các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi của doanh
nghiệp có quan hệ tín dụng Các cơ quan quản lý nhà nước lại quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, sao cho các doanh nghiệp phát triển đúng hướng và thực hiện
tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước
Nhìn chung, các nhà quản trị doanh nghiệp và các bên có liên quan đến
doanh nghiệp đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế
nào, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán Đề có câu trả lời
cho các vấn đề nêu trên họ phải thực hiện việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi
vì tài chính bao gồm các quá trình liên quan đến việc huy động vốn, sử dụng vốn và làm thế nào dé đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp được sử dụng có
hiệu quả Để đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận và duy trì hoạt động của
công ty một cách ôn định, đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tài chính phù
hợp và đảm bảo được khả năng thanh toán
Do đó phân tích tài chính doanh nghiệp là yêu cầu không thể thiếu đối
Trang 14dự đoán tiềm năng tài chính trong tương lai, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân và giải pháp hữu hiệu để ổn định và củng cố hoạt động tài chính
của doanh nghiệp và càng ngày vai trò của nó càng được nâng cao và là hoạt
động không thể thiếu trong quá trình quản lý và điều hành của doanh nghiệp Trên thực tế, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu như: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb giáo dục, Hà Nội của GS.TS Trương Bá Thanh Thanh và PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên; Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê của GS.TS Luu Thi Hương, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nxb Đại học
kinh tế quốc dân của PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Chuyên khảo về Báo cáo
tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính
của PGS.TS Nguyễn Văn Công đã nghiên cứu về vấn đề phân tích tài chính
và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Ngoài ra trong quá trình thực hiện luận văn tác giả còn tham khảo một số luận văn của tác giả các khoá trước như:
Luận văn của Lê Thị Kim Anh(2012) với để tài: Hồn thiện cơng tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu
Luận văn của Nguyễn Thị Bích Ngọc(2012) vi i dé
Hồn thiện cơng tác phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải, chỉ nhánh Đà Nẵng
Luận văn của Nguyễn Mạnh Cường(2013) với đề tài: Hồn thiện cơng
tác phân tích tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cô phần ngoại
thương Việt Nam
Qua nghiên cứu các công trình trên, tác giả nhận thấy, các công trình đã
Trang 15được cũng như những mặt còn tại tại, hạn chế đồng thời đề ra những giải pháp
nhằm hồn thiện hơn cơng tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Nhìn chung ở các luận văn trên, các tác giả đã tập trung đi sâu vào
nghiên cứu 3 vấn đề chính bao gồm: Thứ nhất, là đi vào nghiên cứu cơ sở lý
luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp; Thứ hai, đánh giá thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp để từ đó ở nội dung thứ ba, các tác giả đã đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, tuy nhiên do mỗi đơn vị hoạt động ở mỗi lĩnh vực khác nhau, do đó
cách tiếp cận và xử lý thông tin ở mỗi nghiên cứu lại có những đặc điểm
riêng, cụ thể đối với
Luận văn của Lê Thị Kim Anh(2012) với đề tài * Hồn thiện cơng tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu” Luận văn thạc sỹ, trường
Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, bố cục của luận văn cũng gồm có
3 chương, riêng về lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Tâm Châu chuyên
về sản xuất, chế biến và kinh doanh các loại trà cà phê phục vụ cho thị trường
trong nước và xuất khẩu, trong chương 2 tác giả đã làm khá rõ thực trạng
phân tích tài chính tại Cơng ty, ngồi ra còn chỉ rõ quy trình phân tích tài chính tại công ty được thực hiện như thế nào, nêu rõ những ưu điểm cũng
như như nhược điểm còn tồn tại, từ đó hồn thii
cơng tác phân tích tài chính
gồm các nội dung sau: cần chú trọng công tác phân tích tài chính đồng thời
Trang 16Với Luận văn của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2012) với đề tài Hồn thiện cơng tác phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng
thương mại cô phần Hàng Hải, chỉ nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học kinh tế Đà Nẵng, bố cục của luận văn cũng gồm có 03 chương, ngay
như tiêu đề của luận văn đã cho ta thấy được đề tài nghiên cứu phục vụ cho
hoạt động vay vốn tại ngân hàng, chính vì vậy tác giả đã đi vào xây dựng định
hướng cũng như đề ra các giải hu thập thông tin bằng cách tăng thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin khác nhau dé có thể khai thác, mua tin về các DN khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin liên quan đến các hpháp cũng có phần khác biệt so với nghiên cứu trên như: Hoàn thiện công tác tợp đồng tín dụng của Ngân hàng, mở rộng nguồn thu thập thông tin thông qua kênh của Nhà Nước cụ thể là cơ quan thuế, sau đó tiến
hành xử lý thông tin đã thu thập, hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua một số nội dung cơ bản như: hoàn thiện nội dung phân tích, hoàn thiện công tác đánh giả, kết luận, hoàn t quy trình phân
tích tài chính doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất
lượng cán bộ công nhân viên
Với luận văn của Nguyễn Mạnh Cường (2013) với đề tài Hồn thi
cơng tác phân tích tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần
ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học kinh tế Đà Nẵng,
bố cục của luận văn cũng gồm có 03 chương, nhưng đối với nghiên cứu của
Nguyễn Mạnh Cường là chỉ tập trung đi vào nghiên cứu công tác phân tích tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng tác giả cũng đi sâu vào phân tích và
đưa ra những điểm mạnh cũng như những hạn chế trong công tác phân tích tài
Trang 17vụ cho công tác phân tích tài chính, hoàn thiện nội dung phân tích, hồn thiện
cơng tác tô chức phân tích, xây dựng và tiêu chuẩn hóa nội dung phân tích áp dụng cho các chỉ nhánh gồm phân tích về hoạt động tín dụng, phân tích về
hoạt động huy động vốn, phân tích tình hình thu nhập, chỉ phí và lợi nhuận
Nhìn chung các đề tài nêu trên đều có kết cấu và nội dung tương đối
giống nhau, khác chăng là ở chỗ mỗi tác giả đi nghiên cứu các công ty hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau với phạm vi và thời gian khác nhau Do đó
mỗi nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót bởi những đặc điểm kể
trên
Tại Công ty cô phần Vinaconex 25 trong thời gian qua, đã có tác giả
quan tâm nghiên cứu công tác phân tích tài chính tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý, do chỉ tiêu phân tích vẫn chưa được xây dựng một cách phù hợp, trong khi đó Vinaconex 25 là một công ty hoạt động trong
nhiều lĩnh vực và có uy tín trên thị trường Miền Trung Tây nguyên, do đó việc phân tích tài chính của Công ty có ý nghĩa rất quan trọng để Ban Lãnh đạo công ty đưa ra những quyết định tối ưu nhất, dựa trên cơ sở những thông
tin tài chính đã được phân tích đầy đủ vào kịp thời, nhận thức được điều đó nên tác giả đã chọn để tài Hoàn thiện Công tác phân tích tài chính doanh
nghiệp: Trường hợp Công ty Cổ phần Vinaconex 25
Qua việc nghiên cứu, tham khảo các giáo trình, các luận văn, tạp chí về
kế toán tài chính và đặc bi là về phân tích tài chính doanh nghiệp tác giả đã
kế thừa và vận dụng những nội dung phù hợp của các giáo trình, luận van dé phát triển riêng cho đề tài của mình nhằm đi sâu hơn vào nghiên cứu công tác
Trang 18CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm
Phân tích tài chính là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp để xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác, hình thành hệ thống
các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán tiềm lực
tài chính trong tương lai Như vậy, phân tích tài chính trước hết là việc chuyển các dữ liệu tài chính trên báo cáo tài chính thành những thông tin hữu
ích Quá trình này có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào
mục tiêu của nhà phân tích Phân tích tài chính được sử dụng như là công cụ
khảo sát cơ bản trong lựa chọn quyết định đầu tư Nó còn được sử dụng như là công cụ dự đoán các điều kiện và kết qủa tài chính trong tương lai, là công
cụ đánh giá của các nhà quản trị doanh nghiệp Phân tích tài chính sẽ tạo ra
các chứng cứ có tính hệ thống và khoa học đối với các nhà quản trị [6, tr.5]:
Có thể nói ngắn gọn, phân tích tài chính là một quá trình bao gồm năm
khâu cơ bản sau:
(1) Xác định mục tiêu phân tích tài chính (2) Thu thập dữ liệu (3) Xác định phương pháp phân tích (4) Thực hiện phân tích (5) Đánh giá công tác phân tích tài chính và đưa ra quyết định tài chính 1.1.2 Mục đích
Trang 19được các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, phân tích tài chính doanh
nghiệp cần đạt được các mục tiêu sau [4, tr.16]:
~ Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía
cạnh khác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản, kha nang sinh lãi, rủi ro tài chính nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, người lao động
- Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu
tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận
~ Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dự đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai
- Là cơng cụ để kiểm sốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên
cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, định mức Từ đó, xác định được những điểm mạnh và
điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có được
những quyết định và giải pháp đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt hiệ
quả cao Mục tiêu này đặc biệt quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp
1.1.3 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực ếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó tắt cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến
tài chính của doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có
tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân
chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của
Trang 20Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ Khác với phân tích tài chính bên ngoài do nhà phân tích ngoài doanh nghiệp tiến hành
Do đó thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt nhất Vì vậy nhà quản trị doanh nghiệp còn phải quan tâm đến nhiều mục tiêu
khác nhau như tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, hạ chỉ phí thấp nhất và bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mục tiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ
Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin nhằm thực hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ,
rủi ro tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh đó định hướng các quyết định của
ban giám đóc tài chính, quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cỗ phần Đối với các nhà đầu tư: Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng
hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro Vì thế ma ho cần thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh
doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp Các nhà đầu tư còn quan tâm đến
việc điều hành hoạt động công tác quản lý Những điều đó tạo ra sự an toàn
quả cho các nhà đầu tư
Đối với các nhà cho vay: Môi quan tâm của họ hướng đến khả năng trả
nợ của doanh nghiệp Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh đề từ đó có thể so sánh được và biết được khả năng thanh
Trang 21Giả sử chúng ta đặt mình vào trường hợp là người cho vay thì điều đầu tiên chúng ta chú ý cũng sẽ là số vốn chủ sở hữu, nếu như ta thấy không chắc
chắn khoản cho vay của mình sẽ đựoc thanh toán thì trong trường hợp doanh
nghiệp đó gặp rủi ro sẽ không có số vốn bảo hiểm cho họ Đồng thời ta cũng
quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của
việc hoàn trả vốn và lãi vay
Đối với cơ quan nhà nước và người làm công: Đối với cơ quan quản lý
nhà nước, qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, sẽ đánh giá
được năng lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư
bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước nữa hay không
Bén cạnh các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư người lao động có nhu cầu thông tin cơ bản giống họ bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm,
đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ
1.2 PHUONG PHAP PHAN TICH TAI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phô biến nhất trong phân tích tài chính Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan
tâm đến các vấn đề sau [7, tr.20-21]:
Thứ nhất, lựa chọn tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu
gốc được chọn làm căn cứ so sánh Khi phân tích tài chính, nhà phân tích
thường sử dụng các gốc sau:
- Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước dé đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính Thông thường, số liệu phân tích được tổ
chức từ 3 đến 5 năm liền kê
- Sử dụng số liệu trung bình ngành đề đánh giá sự tiền bộ về họat động
Trang 22
cơ quan thống kê cung thấp theo nhóm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp
vừa và nhỏ Trong trường hợp không có số liệu trung bình ngành, nhà phân
tích có thể sử dụng số liệu của một doanh nghiệp điền hình trong cùng ngành để làm căn cứ phân tích
- Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt
các mục tiêu tài chính trong năm Thông thường, các nhà quản trị doanh
nghiệp chọn gốc so sánh này dé xây dựng chiến lược họat động cho tô chức
của mình
Thứ hai, điều kiện so sánh Đề đảm bảo phép so sánh có ý nghĩa yêu cầu
các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau
Thứ ba, kỹ thuật so sánh Kỳ thuật so sánh trong phân tích tài chính
thường thể hiện qua các trường hợp sau:
- Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến
động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua hai
hoặc nhiều kỳ, qua đó phát hiện xu hướng của các chỉ tiêu
- Trinh bày báo cáo tài chính theo qui mô chung Với cách so sánh này,
một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được chọn làm qui mô chung và các chỉ tiêu có liên quan sẽ tính theo tỷ hẳn trăm trên chỉ tiêu qui mô chung đó
yếu tố cấu thành nên tỷ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế Các chỉ tiêu trong tỷ số được trích từ BCĐKT, Báo cáo kết quả kinh doanh hay
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Với nguyên tắc thiết kế các tỷ số như trên, nhà phân tích có thể xây
Trang 231.2.2 Phương pháp loại trừ
Trong một số trường hợp, phương pháp này được sử dụng trong phân
tích tài chính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tổ đến chỉ tiêu
tài chính giả định các nhân tố còn lại không thay đổi Phương pháp phân tích này còn là công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định [7, tr.24]
Chẳng hạn, chỉ tiêu khả năng sinh lời của tài sản (ROA) thường được tính như sau:
Lợi nhuận
ROA = ————————————— x 100%
“Tổng tài sản bình quân
Nếu dừng lại ở phép so sánh thì chưa thể hiện rõ nhân tố nào tác động
đến khả năng sinh lời của tài sản Tuy nhiên, khi xây dựng chỉ tiêu này trong quan hệ với hiệu suất sử dụng tài sản và khả năng sinh lời từ doanh thu thì chỉ
tiêu ROA được chỉ tiết như sau:
Doanh thu thuần Lợi nhuận
ROA= ————————x - Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần
= Hiệu suất sử dụng tài sản x Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Với phương pháp loại trừ, nhà phân tích sẽ thấy được nhân tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng sỉnh lời tài sản, qua đó phát hiện những lợi thế
(hay bất lợi) trong họat động của doanh nghiệp và định hướng họat động
trong kỳ đến
1.2.3 Phương pháp chỉ tiết
'Khi tiến hành phân tích một đối tượng nghiên cứu phức tạp, người phân tích thường không chỉ đánh giá một cách tổng quát mà còn tiễn hành phân
Trang 24tiết Phương pháp này nhằm cụ thể hóa từng vấn dé, từng bộ phận cấu thành và quá trình diễn biến, phát triển của hiện tượng, sự kiện trong không
gian, thời gian khác nhau Các chỉ tiêu tài chính thường được phân tích chỉ
tiết theo yếu tố cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm
Chỉ tiết theo yếu tố cấu thành thể hiện được ảnh hưởng của từng bộ phận
đến chỉ tiêu tổng hợp nên được sử dụng phổ biến trong phân tích Phương
pháp này nhằm xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích do ảnh
hưởng của các yếu tố
Chỉ tiết theo thời gian giúp cho người phân tích đánh giá kết quả kinh doanh một cách chính xác hơn Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả
của một quá trình, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời
gian xác định thường không đồng đều do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan khác nhau Do vậy, việc phân tích chỉ tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả trong từng khoảng thời gian nhất định Ngoài ra,
chỉ tiết hóa theo thời gian còn giúp ích cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng tiềm năng của doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian nhất định Tùy
theo mục đích của phân tích, đặc điểm của hoạt động kinh doanh, nội
dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích có thể lựa chọn khoảng thời gian cần chỉ tiết theo tháng, quý, năm
Chỉ tiết theo địa điểm giúp cho việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh theo từng bộ phận, qua đó thấy được mức độ đóng góp, những ưu
nhược điểm của từng bộ phận trong việc tạo ra kết quả chung, phát hiện các
đơn vị tiên tiến hay lạc hậu trên cơ sở đó để có các giải pháp phù hợp
Chỉ tiết hóa giúp cho kết quả phân tích được chính xác và đa dạng Tuy nhiên, trong quá trình phân tích cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu phân
Trang 251.2.4 Phương pháp cân đối liên hệ
Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối:
cân đối giữa tài sản và nguồn vốn; cân đối giữa doanh thu, chỉ phí và kết quả; cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm Cụ thể
là các cân đối cơ bản[7, tr.24-25].:
“Tổng tài sản = TSNH + TSDH “Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Lợi nhuận _= Doanh thu - Chỉ phí
Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra
Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính thường vận
dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích Chẳng hạn, với biến động của tổng tài sản giữa hai thời điểm, phương pháp này sẽ cho thấy loại tài sản nào (hàng tồn kho, nợ phải thu, TSCĐ ) biến động ảnh hưởng đến biến động tổng tài
sản của doanh nghiệp Như vậy, dựa vào biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ được đánh giá đầy đủ hơn 1.2.5 Phương pháp dupont Trong phân tích tài chính, Mô hình Dupont thường được vận dụng để u tài chính Chính nhờ sự phân tích mối nh
liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tô đã
hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ, và nhà phân tích
sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trong hoạt
động của DN Ban chất của hiện tượng này là tách một số tổng hợp phản ánh
sức sinh lời của DN như thu thập trên TS (ROA) thu nhập sau thuế trên
'VCSH (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân qua với
Trang 26
Có thể minh hoa phân tích Dupont qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản (ROA) như sau:
ở sud Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh thu
Tỷ suất thuần thuần thuần ma ty theo TS Tổng TS Doanh thu Tổng TS thuân 13 NỌI DUNG CƠNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Yêu cầu và mục đích đánh giá khái quát tình hình tài chính
Yêu cầu: Đánh giá tài chính phải chính xác và toàn diện Có đánh giá chính xác thực trạng tài chính và an ninh tài chính của DN trên tất cả các mặt mới giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định hiệu quả và phù hợp với tình trạng hiện tại của DN và định hướng phát triển cho tương lai Việc đánh giá chính xác và toàn diện còn giúp các nhà quản lý có kế sách thích hợp để nâng cao năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DN
Mục đích: đánh giá khái quát tình hình tài chính DN nhằm mục đích đưa
ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của DN Qua đó, các nhà quản lý nắm được mức độ độc lập về mặt tài
chính, về an ninh tài chính cùng những khó khăn mà DN đang phải đương đầu
Trang 271.3.2 Phân tích cấu trúc tài chính a Phân tích cấu trúc tài sản của DN
Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho họat động kinh
doanh Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào
công tác phân bổ vốn: đầu tư loại tài sản nào, vào thời điểm nào là hợp lý; nên
gia tăng hay cắt giảm các khoản phải thu khách hàng khi tín dụng bán hàng có
liên quan đến họat động tiêu thụ; dự trữ hàng tồn kho ở mức nào vừa đảm bảo họat động sản xuất kinh doanh diễn ra kịp thời, vừa đáp ứng nhu cầu của thị
trường nhưng vẫn giảm thấp chỉ phí tồn kho; vốn nhàn rỗi có nên sử dụng đầu
tư ra bên ngoài không [7.tr.26]
Việc phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp bao gồm việc phân
tích một số chỉ tiêu sau:tỷ trọng tài sản cố định; tỷ trọng giá trị đầu tư tài
chính; tỷ trọng hàng tồn kho; tỷ trọng khoản phải thu khách hàng
b Phân tích cẫu trúc nguồn vốn DN
Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên
quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh,
đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và
Trang 28Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các
khoản nợ Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp
vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp
nhận các khoản vay nợ càng khó một khi doanh nghiệp khơng thanh tốn kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém
+ Tỷ suất tự tài trợ:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tà trợ = ———_—— xI100%
Tổng tài sản
Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh
nghiệp Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài
chính và ít bị sức ép của các chủ nợ
+ Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu:
"Tỷ suất nợ trên Nợ phải trả
=— ƠƠƠ VCSH Ngn vôn chủ sở hữu
Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chỉ trả cho hoạt động của mình Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử
dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.3.3 Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả hoạt động của DN sẽ cung cấp cho nhà quản lý các chỉ tiêu để làm rõ: Hiệu quả hoạt động của DN đạt được là do tác động của quá trình kinh doanh hay do tác động của chính sách tài chính
Hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của Công ty có mối quan
hệ qua lại nên phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty cần phải xem xét đầy
Trang 29- Thứ nhất, phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty: hiệu quả kinh
doanh là một phạm trù kinh tế tổng hợp, được tạo thành bởi tắt cả các yếu tố
của quá trình sản xuất kinh doanh Do vậy hiệu quả kinh doanh của một DN không chỉ được xem xét một cách tổng hợp mà còn được nghiên cứu trên cơ
sở các yếu tố thành phần của nó, đó là hiệu quả cá biệt
* Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt: Để có thể xem xét
đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá biệt, người ta xây dựng
các chỉ tiêu chỉ tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện, từng nguồn lực với kết quả đạt được Các
chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cá biệt như: hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản của DN: Hiệu suất sử dụng tài sản được thê hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt được trên tài sản của doanh
nghiệp Kết quả của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm hay doanh thu thuần và thu nhập các
hoat động khác
Giá trị sản xuất
é sử dụng = —— ——————— tài sản Tổng tài sản bình quân
- Giá trị tăng thêm Tỷ suất giá trị =
tăng thêm Tổng tài sản bình quân
Doanh thu Doanh thu hoat Thu nhap Hiệu suất thuần ` + đông tài chính = khác
sử dụng _=
Trang 30Bằng phép so sánh giữa các đơn vị trong cùng một doanh nghiệp, chúng
ta có thể đánh giá cụ thể hơn hiệu suất sử dụng tài sản tại doanh nghiệp để từ
đó có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu tổng tài sản ở trên bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu
động, hai loại tài sản này có thời gian luân chuyển hoàn toàn khác nhau.Do đó
để đánh giá đúng về hiệu suất sử dụng của tài sản, ta cần phải tiến hành phân
tích hiệu quả sử dụng của hai loại tài sản trên
- Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định:Đê phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
| Giá trị sản xuất
Hiệu suất sử dụng —————— TSCD Nguyên giá bình quân TSCD
Doanh thu thuần SKKD
Hiéu suat sir dung = |—§ ———— _
TSCD Nguyên giá bình quân TSCĐ Giá trị tăng Giá trị tăng thêm
thêm trên một =—————————— đồng TSCD Nguyên giá bình quân TSCĐ
Các chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, hoặc đồng doanh thu, hoặc đồng gid tri ting
thêm Trị giá các chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao
- Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Vốn lưu động là biểu hiện
bằng tiền của tài sản lưu động Vốn lưu động của công ty quay vòng nhanh có ý nghĩa quan trọng bởi nó thể hiện với một đồng vốn ít hơn công ty có thể tạo ra một kết quả như cũ hay cùng với đồng vốn như vậy, nếu quay vòng nhanh có thể tạo ra kết quả nhiều hơn Vốn lưu động tuần hoàn, luân chuyển nhanh
Trang 31Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích tốc độ luân chuyển vốn:
(1) Số vòng luân chuyển DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Vốn lưu động
số dư bình quân về vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ nghiên cứu, vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng Số vòng luân chuyển vốn lưu động càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyền vốn lưu động càng nhanh và ngược lại Số vòng luân chuyển vốn lưu động càng cao thì số ngày cần thiết để vốn lưu
động quay được một vòng càng giảm và ngược lại
(1) Số ngày luân chuyển số dư bình quân vốn lưu động
'Vốn lưu động ——
Doanh thu bình quân một ngày
Chỉ tiêu này cho biết bình quân vốn lưu động của Công ty quay một vòng hết bao nhiêu ngày Ngược lại với số vòng luân chuyển vốn, số ngày luân chuyển vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu
động càng tăng
* Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp: Dé nhận định tông
quát và xem xét hiệu quả tổng hợp phải dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty, như các chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu,
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần, tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)
~ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan
hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp, một bên là lợi nhuận, một bên
là khối lượng cung cấp cho xã hội như giá trị sản xuất, doanh thu Trị giá của
chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn, đồng thời
còn cho biết ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao Khi sử dụng số liêu từ báo
Trang 32Ty suat lợi Lợi nhuận trước thuế
nhuận trên = 100% doanh thu Doanh thu thuẫn + DT hoạt động tài
chính + Thu nhập khác
Tỷ suất này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chỉ
phí và lợi nhuận chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần
Lợi nhuận thuần SXKD
Tỷ suất lợi nhuận | |_| —————————————— x 100%
trên doanh thu thuần Doanh thu thuần (SXKD)
~ Phân tích khả năng sinh lời tài sản:Khi phân tích khả năng sinh lời tài
sản thường sử dụng hai chỉ tiêu sau:
(1) Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA):
Tỷ suất sinh lợi của tài sản biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận so với
tài sản
Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế
Sinh lời = 100%
tài sản Tông tài sản bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả
năng sinh lời tài sản càng lớn
(2) Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản(RE) : Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của
tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Tuy nhiên kết quả về lợi nhuận còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của
Trang 33dẫn đến hiệu quả khác nhau Vì vậy, để thấy rõ thật sự hiệu quả của hoạt động
thuần kinh tế ở doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế Chỉ
tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế + Chỉ phí lãi vay
na 100%
Kinh tế “Tổng tài sản bình quân
Thứ hai, phân tích hiệu quả tài chính của công ty: Nhằm đánh gía sự tăng
trưởng của tài sản cho công ty so với tổng số vốn mà công ty thực có, đó là
khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế
Sinhlời = 100% VCHS Nguồn vốn chỉ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện một trăm đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sau thuế
1.3.4 Phân tích rủi ro của doanh nghiệp
Phân tích rủi ro không những có ý nghĩa với các doanh nghiệp mà còn có
ý nghĩa đối với các nhà đầu tư chứng khoán, các cô đông của công ty cỗ phần
và các bên liên quan, bao gồm: Phân tích rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro phá sản
Thứ nhất, phân tích rủi ro kinh doanh:
* Phân tích rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên: Rủi ro kinh doanh được
hiểu là rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty Để đánh giá độ biến thiên của một chỉ tiêu
nào đó, người ta thường sử dụng phương sai để thê hiện Phương sai sẽ được
tính bình bằng bình phương các độ lệch của chỉ tiêu nghiên cứu với giá trị
trung bình, giá trị kỳ vọng của nó Tuy nhiên trong khá nhiều trường hợp, để
chỉ tiêu có giá trị tương ứng và phù hợp trong nghiên cứu và đơn vị tính toán,
Trang 34của phương sai Nguyên tắc sử dụng các chỉ tiêu này để đánh giá rủi ro là ở
mức độ hoạt động và quy mô tương tự nhau, doanh nghiệp (phương án) nào có phương sai hoặc độ lệch chuẩn của một chỉ tiêu tài chính nhỏ hơn phương sai, độ lệch chuẩn của chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp (phương án) kia thì rủi ro của doanh nghiệp (phương án) đó nhỏ hơn Tuy nhiên, sử dụng độ
lệch chuẩn có hạn chế là trong trường hợp thước đo khác nhau, giá trị kỳ vọng
giữa các phương án so sánh khác nhau thì phương sai, giá trị độ lệch chuẩn
không thể làm căn cứ để đánh giá Để giải quyết hạn chế này, người ta sử
dụng hệ số biến thiên
Hệ số biến thiên được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro chính xác hơn
khi kết quả hoặc sự kiện có kỳ vọng giữa các phương án kinh doanh khác nhau Nó cho phép ta loại bỏ sự khác nhau về đơn vị nghiên cứu cũng như sự
khác nhau về quy mô giữa các doanh nghiệp Hệ số biến thiên thường dùng để
so sánh giữa các phương án hoặc giữa các doanh nghiệp, các thời kỳ Phương
án nào có hệ số biến thiên càng nhỏ thì phương án đó ít rủi ro hơn
*Phân tích rủi ro kinh doanh qua đòn bảy kinh doanh: Hệ kinh doanh còn gọi là độ lớn, hi
ảnh hưởng của những thay đổi về doanh thu đối với lợi nhuận của doanh tính theo độ lớn don bay kinh doanh không tính đến chỉ phí đòn bẩy ứng đòn bẩy kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh
vay nhằm loại bỏ ảnh hưởng của cơ cấu và chỉ phí nguồn vốn khi phân
tích rủi ro kinh doanh Hi
đòn bay kinh doanh cho thấy ứng với một mức
họat động, hệ số này càng cao thì doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả kinh doanh lớn nhưng hiệu quả kinh doanh cũng sẽ biến thiên lớn và như vậy rủi ro kinh
doanh của doanh nghiệp cũng cao Lý do là chỉ một thay đổi nhỏ về doanh thu
sự thay đổi lớn hơn về lợi nhuận kinh doanh Lợi nhuận kinh
doanh sẽ tăng rất nhanh trong trường hợp mở rộng thị trường, tăng doanh thu
cũng dẫn đến mí
Trang 35Thứ hai, phân tích rủi ro tài chính: Rùi ro tài chính là rủi ro do việc sử
dụng nợ mang lại, nó gắn liền với cơ cấu tài chính của công ty Phân tích rủi
ro tài chính qua đòn bảy tài chính, trong đó chú ý đến phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS là phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ
khác nhau đối với lợi nhuận trên cô phần
Độ lớn đòn bảy tài chính là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường
mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đôi Độ lớn đòn bẫy tài chính ở một
mức độ EBIT nào đó được định như là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT
thay đổi 1%
Độ lớn đòn % thay déi của EPS
bẩy tài chính =
#% thay đôi của EBIT
Thứ ba, phân tích rủi ro phá sản: Rủi ro phá sản gắn liền với khả năng
thanh toán ngắn hạn của công ty, công ty thường sử dụng các chỉ tiêu như: Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh
toán tức thời và một số chỉ tiêu mang tính chất quản trị để đánh giá khả năng trả nợ của cơng ty Ngồi các chỉ tiêu trên, thì hiện nay dé đánh giá về nguy
cơ phá sản của công ty, người ta còn áp dụng chỉ số Z (Z-score)
Hệ số chung để đánh giá khả năng thanh toán được tính như sau: Khả năng Số tiền có thê dùng đề trả nợ
thanh toán =
- - Số nợ ngăn hạn phải trà - Hệ số này được biểu hiện cụ thé qua rất nhiều chỉ tiêu, ở đây ta chỉ đề cập các chỉ tiêu cơ bản sau:
(1)Khả năng thanh toán hiện hành:
Khả năng thanh toán hiện hành (Khh) của doanh nghiệp được định
nghĩa là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của
Trang 36Tài sản ngắn han
Khh =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao, rủi ro phá sản của doanh
nghiệp càng thấp Nhưng nếu chỉ tiêu này lớn quá cũng chưa hẳn đã tốt Nó chỉ cho thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhưng có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản không tốt và điều này có thể dẫn đến một
tình hình tài chính tồi tệ
(2)Khả năng thanh toán nhanh: Tương tự như Khh nhưng chỉ tiêu này
loại bỏ phần tài sản tồn kho trên tử số vì đó là bộ phận phải dự trữ thường
xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền không chắc chắn nhất: Tài sản ngắn hạn-hàng tồn kho Knhanh = Nợ ngắn hạn = Tién + ĐTNH + Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn
(3)Khả năng thanh toán tức thời: chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời
(K,) chi xem xét các khoản có thể sử dụng đề thanh toán nhanh nhất đó là vốn bằng tiền Tiền Ktức thời = Nợ ngắn hạn 14 TỎ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.4.1 Xây dựng kế hoạch phân tích
Trang 37dụng của phân tích tài chính Xây dựng kế hoạch phân tích, bao gồm việc xác
định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích, nội dung phân tích, phạm vi
phân tích, thời gian tiền hành, những thông tin cần thu thập, tìm hiểu
1.4.2 Tập hợp kiểm tra và xử lý tài liệu
Tập hợp thông tin: Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự
đoán, đánh giá, lập kế hoạch Nó bao gồm với những thông tin nội bộ đến
những thơng tin bên ngồi, những thơng tin kế tốn và thông tin quản lý khác,
những thông tin về số lượng và giá trị Trong đó các thông tin kế toán là quan
trọng nhất, được phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy, phân tích hoạt động tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp
Xử lý thông tin: Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau phục vụ mục tiêu
phân tích đã đặt ra Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác
định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự
đoán và quyết định
1.4.3 Tiến hành phân tích
Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế
hoạch Giai đoạn này bao gồm các công việc
cụ thể sau: Thu thập tài liệu, xử
lý số liệu; tính toán các chỉ tiêu phân tích; xác định mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích; tông hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết
Trang 381.4.4 Lập báo cáo phân tích
Báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản được rút ra từ quá trình phân tích cùng những tài liệu minh họa Đánh giá và minh họa cần
nêu rõ thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân Trên cơ sở đó có thể đề xuất biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Mục tiêu cuối cùng của hệ thống kế toán của bất kỳ doanh nghiệp là cung cấp thông tin cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin để ra quyết định Những người sử dụng thơng tin kế tốn của một doanh nghiệp có thể
phân loại thành hai nhóm: những người bên trong DN và những người bên
ngoài doanh nghiệp Để đáp ứng nhu cầu thông tin cho hai nhóm người khác
nhau này, hệ thống thông tin kế toán của một DN được cấu thành bởi hai
phận cơ bản là kế toán quản trị và kế toán tài chính Hệ thống thơng tin kế
tốn quản trị đáp ứng nhu cầu thông tin cho những người bên trong DN (các
nhà quản lý ở các cấp trong doanh nghiệp) để điều hành và kiểm soát hoạt động của DN Trong khi đó, hệ thống thông tin kế toán tài chính đặt trọng tâm
vào việc cung cấp thông tin cho những người bên ngoài doanh nghiệp như các cỗ đông, chủ nợ, và các cơ quan nhà nước thông qua việc soạn thảo và công bố các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Do đó việc phân tích tài chính có
ý nghĩa rất quan trọng không những đối với nhà quản trị doanh nghiệp mà còn đối với các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của công ty
Trong phạm vi dé tài này, thông qua chương 1 tác giả đã trình bày một cách khái quát cơ sở lý luận về phân tích tài chính trong doanh nghiệp như: Phân tích khái quát tình hình tài chính và các chỉ tiêu tài chính cơ bản, các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng cho phân tích tài chính DN
Trên cơ sở lý luận của chương 1 để trong chương 2 tiến hành thu thập số liệu và đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty Cổ phần
Trang 39CHƯƠNG 2
'THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TAI CONG TY CO PHAN VINACONEX 25
2.1 SO LUQC VE CONG TY CO PHAN VINACONEX 25
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty
Được thành lập từ năm 1984 (với tên gọi Công ty xây lắp số 3, trực
thuộc UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ) qua quá trình phát triển, 'VINACONEX 25 hiện nay là một trong những đơn vị mạnh của Tổng công ty VINACONEX Công ty VINACONEX 25 đã xác lập chỗ đứng vững chắc và
khẳng định thương hiệu của mình tại khu vực miền Trung và miền Nam với
các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh
Với trên 250 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, trên 2000 công
nhân có tay nghề, cùng trang thiết bị được đầu tư tốt, Công ty VINACONEX 25 có đủ năng lực thi công đồng thời nhiều công trình có quy mô lớn Trong nhiều năm qua, Công ty đã thỉ công rất nhiều công trình thuộc các lĩnh vực
khác nhau: Công trình khách sạn, khu du lịch, Resort cao cấp, văn phòng cho
thuê; công trình văn hóa, trường học; công trình thể thao, triển lãm; công trình
y tế; công trình nhà máy sản xuất công nghiệp, công trình đường giao thông;
hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị:cấp thoát tnước, Nhằm đa dạng hóa hoạt động, Công ty VINACONEX 25 đang đầu tư mạnh mẽ vào các dự án bắt
động sản: Văn phòng cho thuê tại Đà Nẵng và Tam Kỳ, Khu đô thị mới, Khu
công nghiệp, Khu du lịch khách sạn, Đồng thời Công ty cũng đang đầu tư
Trang 40
'Với phương châm chất lượng cao nhất, thời gian ngắn nhất, cùng với hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận hợp chuẩn ISO 9001:2000 bởi tổ
chức BVQI, Công ty luôn thi cơng hồn thiện các cơng trình, cung cấp những
sản phẩm được khách hàng chấp nhận với độ tin cậy cao VINACONEX 25
luôn sẵn sàng hợp tác bền vững và cùng phát triển với tất cả đối tác khách
hàng
Công ty cỗ phần VINACONEX 25 tiền thân là Công ty xây lắp số 3 Quảng Nam - Đà Nẵng, được thành lập theo Quyết định số 832/QĐ-UB ngày
13/4/1984 của UBND tỉnh QN-ĐN cũ với nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp trên địa bàn các huyện thị xã phía Nam của tỉnh
Năm 1999, Công ty đảm nhiệm thi công các công trình ngoài tỉnh như
Quang Bình, Huế, Quảng Ngãi và Đà nẵng
Năm 1997, Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách tỉnh, Công ty được UBND
tỉnh Quảng Nam quản lý với tên gọi Công ty xây lắp số 3 hoạt động xây dựng
dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi với địa bàn chủ yếu từ các tỉnh từ
Đà Nẵng đến Quảng Ngãi
Năm 2002, Công ty được tiếp nhận làm doanh nghiệp thành viên của
Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam và đi
xây lắp VINACONEX 25 theo Quyết dinh sé 1584/ QD- BXD ngày
21/11/2002 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
Năm 2005, Công ty chuyển sang cỗ phần với tên gọi mới là Công ty cỗ phần VINACONEX 25
Năm 2009, Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vinaconex 25 chính thức
lên thành Công ty
giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Qua quá trình phát triển, Công ty Cổ phần Vinaconex 25 hiện nay là một