Tình hình kinh doanh...9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÃN HÀNG THỊT MÁT MEATDELI CỦA MASAN... Do đó để giảm thiểu tối đa những rủi ro, tổn thất và
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
Rủi ro và rủi ro trong kinh doanh
- Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù này.
Tuy nhiên lại không có một quan điểm thống nhất nào về rủi ro Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau.
- Theo trường phái truyền thống: rủi ro được coi là sự không may, tổn thất, mất mát, nguy hiểm, hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
- Theo trường phái trung hòa: rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro có tính 2 mặt: tích cực, tiêu cực.
=> Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.
1.1.2 Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh
- Rủi ro kinh doanh là sự thiệt hại có thể đã lường trước hoặc phần lớn là do không lường trước được của một doanh nghiệp nào đó.
- Rủi ro kinh doanh có thể đến từ sự thất bại về kế hoạch kinh doanh hoặc hỗn loạn nhân sự gây ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp Nói chung, Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ những hoạt động, sự kiện xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có khả năng hoặc thực tế đã gây nhiều thiệt hại về mặt lợi ích cho doanh nghiệp.
Phân loại rủi ro trong kinh doanh
1.2.1 Rủi ro từ môi trường bên trong của doanh nghiệp
Xét đến môi trường bên trong của doanh nghiệp, ta có thể chia rủi ro thành 3 loại chính: rủi ro trong quá trình quản trị, rủi ro trong hoạt động marketing và rủi ro trong các hoạt động khác (tài chính, hoạt động đầu vào, sản xuất, hoạt động đầu ra, hoạt động dịch vụ )
- Rủi ro xuất phát trong quá trình quản trị bao gồm các hoạt động: hoạch định, tổ chức, thúc đẩy, nhân sự và kiểm soát Nếu trong quá trình quản trị doanh nghiệp không tốt, lựa chọn những phương thức, hướng đi và thực hiện sai dễ xảy ra những mất mát nghiêm trọng, thiệt hại lớn đến doanh nghiệp.
- Rủi ro trong quá trình marketing bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường, sản phẩm/ dịch vụ, giá cả, phân phối, quảng cáo và tiếp thị Rủi ro có thể xảy ra khi mà thực hiện sai hoặc không phù hợp trong các hoạt động trên, dẫn tới quá trình marketing không hiệu quả, doanh nghiệp không thu lại được lợi ích từ nguồn vốn đã đầu tư, gây tổn thất nghiêm trọng.
- Rủi ro trong các hoạt động khác như tài chính kế toán, sản xuất, hệ thống thông tin Các hoạt động khác của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp nên trong quá trình thực hiện và sau khi các hoạt động đều có thể sinh ra các rủi ro cho doanh nghiệp.
1.2.2 Rủi ro từ môi trường bên ngoài a Môi trường vĩ mô
- Rủi ro từ môi trường kinh tế: xảy ra khi khủng hoảng kinh tế, suy thoái, lạm phát hay thay đổi tỷ giá hối đoái Các yếu tố kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp dù doanh nghiệp đó có thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế hay không Ví dụ lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý và mức tiêu dùng của người dân, tỉ giá hối đoái và lãi suất ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu,
- Rủi ro do môi trường chính trị do doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính trị trong nước khi kinh doanh trong nội địa và ảnh hưởng trực tiếp bởi chính trị trong nước và chính trị của nước đến kinh doanh Hoạt động chính trị bất ổn định hoặc liên tục thay đổi chính quyền gây đảo lộn đến nhiều hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức.
- Rủi ro luật pháp được thể hiện ở chỗ luật pháp có thể không phù hợp với sự phát triển của xã hội hay luật pháp thay đổi quá thường xuyên gây nhiều bất cập trong kinh doanh của doanh nghiệp; hoặc luật pháp khác nhau giữa các nước khác nhau gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
- Rủi ro do môi trường văn hóa, xã hội có thể xảy ra khi doanh nghiệp thiếu hiểu biết về các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, có sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, nghệ thuật, sự phát triển khoa học công nghệ … của từng vùng trong đất nước hoặc của từng dân tộc (với hoạt động kinh doanh quốc tế) mà dẫn tới những hành xứ không phù hợp, đưa ra những hướng đi không đúng đắn hay cách quản trị nhân lực không phù hợp dẫn đến những thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
- Rủi ro xảy ra do môi trường thiên nhiên như các thiên tai, động đất, hạn hán, sương muối, … có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, nhân lực của doanh nghiệp.
- Rủi ro do môi trường công nghệ: sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các ứng dụng công nghệ mới (dây chuyền sản xuất, máy móc hiện đại, ) ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm, rút ngắn vòng đời sản xuất và công nghệ, thay đổi nhu cầu về sản phẩm b Môi trường ngành
Xoay quanh một doanh nghiệp đang hoạt động ẩn chứa rất nhiều sự cạnh tranh, rủi ro đến từ rất nhiều phía, như:
- Rủi ro từ nhà cung cấp: có thể xảy ra các trường hợp như hàng hóa không được giao đúng thời hạn, hoặc không đúng phẩm chất…
- Rủi ro từ khách hàng: có thể xảy ra khi khách hàng cũ theo doanh nghiệp khác, khách hàng tạo áp lực về giá, thời hạn thanh toán, chất lượng, điều kiện giao hàng, lên doanh nghiệp.
- Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro cạnh tranh khi không bán được hàng hóa, khi các doanh nghiệp sẵn có hoặc các doanh nghiệp mới mở trên thị trường, đối thủ đưa ra các sản phẩm có chi phí thấp hơn, khiến cho quá trình buôn bán hàng hóa trở nên khó khăn hơn.
- Rủi ro từ sản phẩm thay thế: gây áp lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh hiện tại ở các khía cạnh như: giá cả, tính năng, công dụng, mẫu mã mới, xu hướng tiêu dùng mới,
- Rủi ro từ đối thủ tiềm ẩn: là các doanh nghiệp chưa hoạt động trong 1 ngành sản xuất kinh doanh nhưng có thể tạo ra cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành.
Quản trị rủi ro trong kinh doanh
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh
Quản trị rủi ro trong kinh doanh là quá trình xử lý các rủi ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó.
1.3.2 Mục đích và vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh a Mục đích
Doanh nghiệp dùng các biện pháp quản trị rủi ro để có thể né tránh hoặc tối thiểu hóa tổn thất và hậu quả của rủi ro gây ra trong doanh nghiệp. b Vai trò
Quản trị rủi ro trong kinh doanh đối với một số doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng Quản trị rủi ro một cách đúng đắn có thể giúp doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản, đạt được mục tiêu tối đa hóa doanh thu, cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp Ngoài ra, áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro có thể giúp doanh nghiệp tránh được những giảm sút về thu nhập hoặc thiệt hại về tài sản bằng cách ngăn chặn kịp thời các tổn thất.
1.3.3 Nội dung của quản trị rủi ro trong kinh doanh
1.3.3.1 Nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro a Nhận dạng rủi ro:
- Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Để phát hiện rủi ro, ta cần làm theo bốn bước: định hướng, phân tích tài liệu,phỏng vấn và khảo sát (rõ những thông tin còn thiếu), điều tra trực tiếp. b Phân tích rủi ro
Khái niệm: Phân tích rủi ro là quá trình xác định nguyên nhân gây ra rủi ro cũng như các nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp để tìm ra phương pháp phòng ngừa.
Các công cụ phân tích rủi ro một cách hiệu quả có thể kể đến như: bảng hỏi phân tích rủi ro, danh mục các nguy cơ, danh mục các rủi ro được bảo hiểm và các hệ thống chuyên gia. c Đo lường rủi ro
Khái niệm: Đo lường rủi ro là quá trình thu thập số liệu, phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh: tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro, từ đó lập ma trận đo lường rủi ro, chia ra các nhóm theo mức độ nghiêm trọng của rủi ro.
Ta có thể đo lường rủi ro bằng phương pháp định tính, định lượng, hoặc dùng cả hai phương pháp trên.
Với phương pháp đo lường định lượng người ta có thể sử dụng hai phương pháp cụ thể là thông qua xây dựng các mô hình tính xác suất xảy ra tổn thất trên cơ sở cá số liệu quá khứ về tổn thất đó hay sử dụng các mô hình giả lập để tích hợp cả những thay đổi của môi trường vào các phân phối xác suất cần xác định.
Với phương pháp đo lường định tính thì dựa trên những đánh giá của các chuyên gia để từ đó xếp hạng các rủi ro và đưa ra một báo cáo tổng hợp, áp dụng đối với rủi ro khó lường.
1.3.3.2 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro
Khái niệm: Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình hành động, công cụ, kỹ thuật, nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp.
Các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể kể đến bao gồm:
Các biện pháp né tránh rủi ro: né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát.
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất: cứu vớt những tài sản còn sử dụng được, chuyển nợ, xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, dự phòng máy móc, thiết bị và phân tán rủi ro.
Các biện pháp chuyển giao rủi ro: chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro cho người khác hoặc tổ chức khác, chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với tổ chức khác hay các biện pháp đa dạng hóa rủi ro.
Các biện pháp đa dạng hóa rủi ro bằng cách hoạt động nhiều lĩnh vực cùng một lúc.
Giới thiệu về nhãn hang thịt mát MEATDeli của Masan
1.4.1 Khái quát về mặt hàng thịt mát MEATDeli của tập đoàn Masan
Vào ngày 23/12/2018, nhân dịp khánh thành tổ hợp chế biến thịt MNS Meat
Hà Nam, tập đoàn Masan đồng thời giới thiệu ra thị trường thịt heo mát MEATDeli - sản phẩm được chế biến tại đây
Sau một thời gian ngắn tung ra thị trường, thịt heo mát đã được người tiêu dùng Hà Nội chào đón tích cực Theo báo cáo, thịt mát MEATDeli cháy hàng tại 37 siêu thị Vinmart và chuỗi các cửa hàng trong hệ thống của Masan ngay trong ngày đầu tiên ra mắt dù giá bán cao hơn 15% so với thịt thông thường, tổ hợp phải tăng ca để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Những đặc điểm nổi trội của thịt heo mát MEATDeli:
Thịt heo MEATDeli được chế biến, làm mát và đóng gói bằng công nghệ Oxy-Fresh ngay tại nhà máy của tổ hợp chế biến thịt Meat Hà Nam của Masan, nhằm phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Thịt heo sẽ luôn được bảo quản liên tục ở nhiệt độ 0-4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng, nhằm giữ trọn dưỡng chất cùng độ tươi ngon tối ưu của thịt.
Sử dụng nguyên tắc “nhanh - sạch - lạnh” trong cả chuỗi nhằm đảm bảo người đầu tiên chạm vào miếng thịt và có thể chế biến ngay mà không cần sơ chế lại như các loại thịt nóng hay đông lạnh khác.
Thịt heo mát MEATDeli có hạn sử dụng trong vòng 5 ngày, giúp người tiêu dùng có thể yên tâm bảo quản thịt tại nhà trong một vài ngày, không lo về chất lượng sản phẩm bị suy giảm.
Quy trình sản suất thịt mát MEATDeli được dựa trên nền tảng 3F - từ trang trại đến bàn ăn:
Chữ “F” đầu tiên - Feed - đại diện cho thức ăn chăn nuôi đạt chuẩn chất lượng: công ty sử dụng sản phẩm cám với công nghệ Bio-zeem vừa góp phần nâng cao năng suất ngành thức ăn chăn nuôi vừa không chứa chất cấm gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Chữ “F” thứ hai - Farm - trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao ở Nghệ An Xây dựng từ cuối năm 2016, đây chính là trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao đầu tiên của cả nước đạt tiêu chuẩn Global GAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu) Tại trang trại nuôi heo công nghệ cao của Masan, việc lựa chọn khắt khe nguồn heo khỏe và áp dụng công nghệ nuôi heo khép kín đáp ứng tiêu chuẩn thế giới đã giúp quá trình chăn nuôi hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của điều kiện thời tiết lên đàn heo.
Chữ “F” thứ ba - Food - giúp doanh nghiệp hoàn thiện chuỗi giá trị đạm động vật dựa trên mô hình 3F
Sản phẩm thịt mát MEATDeli đã phục vụ cho hơn 700.000 người tiêu dùng thông qua hơn 125 điểm bán tại miền Bắc Tháng 9/2019, MEATDeli sẽ có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh Các sản phẩm thịt chế biến cũng đã được ra mắt vào nửa cuối năm 2019 Thịt mát MEATDeli sẽ mang lại doanh thu từ 500-1.000 tỷ đồng trong năm 2019, và được kỳ vọng có hơn 500 điểm bán trong năm 2020.
Hình 1: Tỷ lệ tăng trưởng MEATDeli trong năm 2019
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
Rủi ro về hàng hóa
Thói quen tiêu dùng thực phẩm thịt của người Việt Nam chủ yếu là thịt nóng, được bày bán trực tiếp ngay sau khi giết mổ Tuy nhiên theo xu thế tiêu dùng hiện đại, các sản phẩm “thịt mát” được chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh dần nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ phía khách hàng Nhận biết được tình hình đó, một số biện pháp quản lý rủi ro đối với sản phẩm của MEATDeli được thực hiện nhằm phòng tránh những tổn thất không đáng có trong quá trình xâm nhập ngành hàng thực phẩm thịt của nhãn hàng này
Những rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hóa của nhãn hàng thịt mát được nhận dạng và phân tích dựa vào cơ chế quản lý rủi ro của chính doanh nghiệp.
2.1.1 Rủi ro về chất lượng hàng hóa
Rủi ro về chất lượng của hàng hóa có thể kể đến như: hàng hóa bị ảnh hưởng chất lượng trong các quá trình chế biến, hàm lượng chất dinh dưỡng trong thịt bị giảm hoặc thịt chứa lượng chất bảo quản hoặc chế biến vượt quá quy định vệ sinh an toàn thực phẩm; quá trình đóng gói và vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi phân phối và bảo quản trong quá trình tiêu thụ gặp sai sót ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; việc xử lý hàng hóa tồn kho ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa mới…
MEATDeli là sản phẩm thịt chế biến với tiêu chí là thực phẩm tươi, sạch thì nhãn hàng càng cần tập trung phòng tránh những rủi ro chất lượng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của nhãn hàng Để đối phó với những trường hợp như thế này, MEATDeli thực hiện một quá trình sản xuất và kiểm duyệt nghiêm ngặt, nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất có thể xảy đến Dưới đây là các biện pháp hạn chế rủi ro của nhãn hàng MEATDeli:
Sản phẩm thịt mát MEATDeli trải qua ba tuyến kiểm dịch từ khâu thu mua, kiểm nghiệm ngay tại nhà máy và đóng gói kín, luôn giữ ở nhiệt độ 0-4 độ C. o Tuyến 1: chỉ thu mua lợn khỏe từ các trang trại đã qua kiểm nghiệm và hoàn toàn không nhiễm bệnh, có giấy chứng nhận của Chi cục Thú y. o Tuyến 2: phòng xét nghiệm với thiết bị châu Âu vận hành 24/7 ngay tại nhà máy nhằm rà soát và bảo đảm thêm một lần nữa không có lợn bệnh hoặc đang mang mầm bệnh đưa vào nhà máy. o Tuyến 3: thịt mát MEATDeli được đóng gói kín ngay tại nhà máy với công nghệ Oxy-Fresh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm thiểu khả năng lây nhiễm Hệ thống bảo quản, lưu thông và phân phối luôn giữ ổn định nhiệt độ thịt từ 0-4 độ C cho sản phẩm tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng.
Sản phẩm thịt mát MEATDeli có hạn sử dụng là 5 ngày (kể từ khi cấp đông), điều này đồng nghĩa với việc nhãn hàng cần tính toán kênh phân phối và thị trường cung cấp để tránh việc tồn kho hàng hóa và quá trình xử lý phía sau cùng với việc có thể cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa mới và có hạn sử dụng lâu nhất Trước bài toán này, MEATDeli nói riêng và Massan nói chung, từ việc nghiên cứu thị trường, có các biện pháp kể đến như: o Thị trường tiêu thụ sản phẩm được lựa chọn là các đô thị phía Bắc (gần với
Hà Nam - vị trí nhà máy sản xuất thịt) o Các kênh phân phối là chuỗi cửa hàng thịt kết hợp với bán lẻ Tuy nhiên thịt chỉ là một mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số của các cửa hàng bán lẻ hiện đại có thương hiệu kiểu như VinMart, vì thế Massan đã - xây dựng kênh phân phối của riêng mình Động thái này giúp cho nhãn hàng thịt mát MEATDeli được phân phối nhanh nhất trên thị trường.
2.1.2 Rủi ro về bảo quản hàng hóa
Sử dụng các loại tủ đông, tủ mát đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo nền nhiệt độ và không khí phù hợp cho việc bảo quản thịt.
Từng phần thịt được chia ra đặt trong các hộp sạch tiêu chuẩn có nắp đậy, tránh để thịt tiếp xúc trực tiếp với không khí, bảo đảm sự tươi ngon cho đến khi sử dụng
Thời hạn sử dụng thịt là 5 ngày, qua thời gian đó thịt sẽ bị đem đi tiêu hủy, hộp thịt có thời hạn khác nhau cũng sẽ được phân loại để đảm bảo người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.
Những rủi ro kể trên có thể coi là tiêu biểu và được tập trung chú ý xử lý từ phía nhãn hàng Bên cạnh đó, không thiếu những rủi ro phụ đối với hàng hóa (đã biết hoặc chưa biết có thể xảy đến trong quá trình kinh doanh Việc xây dựng quy trình quản lý và đối phó rủi ro luôn cần được bổ sung, thay thế để phù hợp với quy trình sản xuất và kinh doanh của nhãn hàng.
Rủi ro từ phía nhà cung cấp
Các sản phẩm thịt nóng (thịt tiêu dùng trực tiếp ngay sau giết mổ) Việt Nam chủ yếu được cung cấp bởi các hộ chăn nuôi cá thể (với hơn 3,5 triệu hộ) không đồng đều về số lượng và không đảm bảo nguồn cung cấp liên tục Một trong số những rủi ro thường gặp ở nhà cung cấp này là họ không trung thành, dễ dàng thay đổi đối tác khi có sự chênh lệch trong giá mua Điều này gây bất lợi lớn cho những nhà sản xuất quy mô lớn khi thị trường có sự biến động về giá hoặc đối thủ cạnh tranh có hành vi phá hoại ác ý Đối phó với rủi ro này, Masan - tập đoàn sở hữu nhãn hàng MEATDeli
- đưa ra phương án tự phát triển chuỗi cung ứng của mình, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Masan đã xây dựng trang trại tại Nghệ An, để tự phát triển nguồn lợn giống cung cấp cho các hộ chăn nuôi lớn có hợp đồng nuôi gia công Điều này giúp đảm bảo nguồn cung từ con giống - đảm bảo chất lượng đồng đều, và nguồn cung nguyên liệu liên tục - từ phía những nhà cung ứng được giao kết bằng hợp đồng.
Năm 2018, dịch Tả lợn châu Phi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường thịt, đặc biệt là thịt lợn - sản phẩm tiêu thụ chính của thị trường Việt Nam Nhà máy thuộc Tổ hợp chế biến thịt Hà Nam của Masan đặt tại Khu công nghiệp Đồng Văn
IV, huyện Kim Bảng, cách xa 1,5km nơi phát hiện ổ dịch, nhưng do nằm trong "vùng bị dịch uy hiếp" theo quy định của Bộ Nông nghiệp nên Masan đã cho tạm ngừng cung cấp thịt heo kể từ ngày 12-4 cho đến khi được thông báo an toàn dịch bệnh tại địa phương.
Masan cũng khẳng định kể từ khi Tổ hợp chế biến thịt Hà Nam đi vào hoạt động, Masan luôn áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất ngang tầm tiêu chuẩn Châu Âu, luôn cam kết thực hiện mục tiêu đặt sức khoẻ người tiêu dùng hàng đầu và không bao giờ mạo hiểm với các rủi ro tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.
Những rủi ro từ phía nhà cung cấp đã được hạn chế một cách tối đa dựa vào kinh nghiệm kinh doanh trong ngành, tuy ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài khiến cho việc cung cấp thị bị đình trệ, nhưng không thể phủ nhận những quyết định sáng suốt của MEATDeli trong việc đảm bảo nguồn cung sản phẩm luôn tươi sạch và chất lượng để đưa đến cho người tiêu dùng các mặt hàng đảm bảo nhất.
Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh ngoài nước: Trung Quốc, Phillipines
Sức ép từ thịt heo nhập ngoại cũng là một thử thách đối với ngành chăn nuôi heo Việt Nam, bởi Việt Nam hiện nay đã là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) từ năm 2018 Với hiệp định này, thuế nhập khẩu tiến dần về bằng 0 vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi và năm thứ 8 đối với thịt lợn đông lạnh.
Đối thủ cạnh tranh trong nước: CPFoods House, Thịt Ngon Quốc Tế La Maison, Thịt heo VIETGAP của Vissan, Organic Foods Distributor, SagriFood,
2.3.1 Rủi ro do đối thủ cạnh tranh về giá
Đứng trước mối lo ngại của người tiêu dùng về sự an toàn của nguồn thịt heo trong nước cũng như mức giá cả “leo thang” của thịt heo nhập khẩu, thương trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm và thịt heo sạch, góp phần làm giảm những ảnh hưởng do biến động của thị trường chăn nuôi lên thị trường tiêu thụ thịt heo.
Chuyên cung cấp các loại thịt heo tươi ngon tự nhiên đạt tiêu chuẩn quốc tế và an toàn cho sức khỏe cộng đồng, Thịt Ngon Quốc Tế La Maison chính là một trong những địa chỉ thịt heo sạch tin cậy cho mọi nhà Thịt heo của cửa hàng
La Maison được nhập khẩu từ các quốc gia có nền chăn nuôi tiên tiến theo công nghệ chế biến thịt hàng đầu thế giới như: Đan Mạch, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ, Canada…
Toàn bộ nguồn thịt heo do Vissan cung cấp đều đảm bảo chất lượng, heo được giết mổ đều được sự kiểm soát chặt chẽ của đơn vị chức năng Thịt heo VietGAP của Vissan đáp ứng theo các tiêu chí “sạch – an toàn và giá cả ổn định”.
Organica luôn cung ứng những sản phẩm thịt heo chất lượng, đảm bảo.
Organic Foods Distributor cam kết mang đến những sản phẩm thịt heo “sạch – tươi ngon và đúng nguồn gốc xuất xứ” với chất lượng tương xứng với giá thành.
2.3.2 Rủi ro về kênh phân phối của đối thủ
Tổng sản lượng thịt heo VietGAP mà Vissan cung ứng ra thị trường đạt khoảng 70 tấn/ngày – một con số đáng mơ ước của đại lý phân phối thịt heo.
Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành thực phẩm, Vissan có 130.000 điểm bán trên kênh truyền thống, hơn 1.000 siêu thị, cửa hàng tiện lợi, 55 điểm giới thiệu sản phẩm tại các hệ thống cửa hàng.
CPFoods với mạng lưới phân phối rộng khắp bao gồm: Trung tâm phân phối heo hơi tại Đồng Nai, Bình Dương; hệ thống phân phối thịt heo mảnh và hệ thống đại lý bán sỉ và bán lẻ thịt heo pha lóc CP Foods House cũng sẽ kết hợp ra mắt Trang thương mại điện tử Pork Shop.vn vào cuối tháng 7 năm
2019, nhằm hỗ trợ các bà nội trợ tiết kiệm tối đa thời gian, mua hàng online nhanh chóng, thuận tiện mọi lúc mọi nơi.
La Maison hiện áp dụng quy trình công nghệ cấp đông nhanh - rã đông chậm để sản phẩm giữ độ tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng.
Thịt Ngon Quốc Tế La Maison tập trung vào thị trường rộng lớn TP HCM và đang từng bước mở rộng kênh phân phối đi khắp cả nước Hiện tại La Maison đang có 9 cửa hàng ở TP HCM.
Thịt heo được vận chuyển bằng xe bảo ôn chuyên dùng đến các hệ thống phân phối của SAGRIFOOD như: các siêu thị Metro, Co.opMart, Big C, nhà hàng, khách sạn, trường học.
2.3.3 Rủi ro về định vị thương hiệu và chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Thương hiệu thịt heo CP đã được khẳng định có độ an toàn cao nhờ công nghệ hiện đại của chuỗi sản xuất: “Thức ăn chăn nuôi (Feed) – Trại chăn nuôi (Farm) – Thịt heo (Food)” CP là công ty đầu tiên tại Việt Nam phát triển công nghệ chăn nuôi heo bằng chuồng kín và hệ thống chăn nuôi “Hai điểm”, bao gồm điểm chăn nuôi heo nái sinh sản chuyên sản xuất heo con cai sữa và điểm chăn nuôi heo thịt giai đoạn từ cai sữa đến xuất chuồng có thể trọng từ 95 –
La Maison hướng mình trở thành một doanh nghiệp cung cấp thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế Doanh nghiệp còn phân phối các thực phẩm nội địa đạt các tiêu chí đầu vào khắt khe Tất cả các sản phẩm đều được đăng ký công bố và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn GMP & HACCP, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Thời gian qua, Vissan cũng đã cho ra mắt sản phẩm thịt heo thảo mộc không kháng sinh, được chăn nuôi theo mô hình khép kín, đảm bảo quy trình VietGap, quy trình giết mổ được giám sát nghiêm ngặt đảm bảo VSATTP, được nuôi trong môi trường sống đạt tiêu chí an toàn cao, công nghệ chăn nuôi theo phương pháp hiện đại sử dụng thức ăn thảo mộc có chức năng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn có hại, tăng cường miễn dịch, đảm bảo không sử dụng kháng sinh trong quá trình chăn nuôi Thịt heo thảo mộc Vissan mùi thơm nhẹ, vị ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao, không tồn dư kháng sinh và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, khách hàng có thể quét mã QR trên bao bì sản phẩm để truy xuất thông tin nguồn gốc của từng con heo.
“Thịt heo Sagrifood được giết mổ từ heo khoẻ mạnh, chất lượng thịt có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, thớ thịt săn chắc, độ đàn hồi cao, không chứa chất tạo nạc, hóa chất nào nằm trong danh mục chất cấm, không nhiễm vi sinh”, ông
Võ Văn Thiệu, Giám đốc Sagrifood đã cam kết như trên khi nói về thịt heo Sagrifood.
2.4 Rủi ro từ khách hàng
Theo kết quả nghiên cứu của dự án “Cải thiện chuỗi giá trị thịt lợn để cho phép các hộ chăn nuôi nhỏ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (DURAS)” 2010, an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố quan trọng nhất khi mua thịt lợn, tiếp đến là giá, thói quen và độ tươi Trong khi đó, rất ít người tiêu dùng quan tâm đến tỷ lệ mỡ và nguồn gốc thịt lợn Nhãn mác, đóng gói và giống lợn là ba yếu tố không có ảnh hưởng đến quyết định mua thịt lợn của người tiêu dùng
Rủi ro pháp lý
2.5.1 Nhận diện rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý là những sự kiện khách quan, xảy ra bất ngờ và gay thiệt hại cho doanh nghiệp, bị gây nên bởi yếu tố chủ quan của doanh nghiệp và yếu tố khách quan từ bên ngoài xảy ra trong quá trình hoạt động
Rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp là những vấn đề pháp lý có thể xảy ra và ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Bao gồm:
Rủi ro vi phạm luật hình sự
Rủi ro bị xử phạt hành chính
Rủi ro pháp lý trong quan hệ nội bộ doanh nghiệp
Rủi ro pháp lý trong quan hệ với các đối tác bên ngoài
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro pháp lý là các quy định pháp luật, phát sinh ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Rủi ro đến từ sự không thực hiện trách nhiệm xã hội như gây ô nhiễm môi trường, vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm… hay việc thiếu chặt chẽ khi ký kết các hợp đồng, xảy ra các khiếu nại và khởi kiện của các bên đối với doanh nghiệp
2.5.2 Phân tích quản trị rủi ro pháp lý
Rủi ro về vấn đề an toàn thực phẩm
Trong báo cáo thường niên năm 2018, lãnh đạo Masan Consumer thừa nhận đang phải đối mặt mới rủi ro xảy ra tình trạng nhiễm bẩn sản phẩm và bất kì vụ nhiễm bẩn nào như vậy cũng sẽ khiến doanh nghiệp có nguy cơ bị khiếu nại về trách nhiệm đối với sản phẩm
Phía Masan cho biết, nhiễm bẩn là một rủi ro vốn có trong ngành thực phẩm và đồ uống Mặc dù đã nỗ lực hết sức bao gồm cả kiểm tra thường xuyên tại nhà máy sản xuất, nguyên vật liệu nhưng cũng không thể ngoại trừ hoàn toàn nguy cơ nhiễm bẩn bởi vì không phải tất cả các quá trình xử lý đều hoàn toàn tự động, do do làm tăng nguy cơ lỗi của con người, tăng khả năng ô nhiễm Mặc dù không có chính sách trách nhiệm sản phẩm được công nhận ở Viêt Nam nhưng việc Masan Consumer phải đối diện với khiếu nại và kiện tụng về an toàn và chất lượng sản phẩm là khó tránh khỏi Điều này cũng dẫn đến các rủi ro về thương hiệu Không chỉ uy tín chủ đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà hàng loạt các cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ, doanh số sụt giảm Thị trường thịt mát mới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng phát triển, trước sức ép vẫn còn nặng nè đến từ sản phẩm thịt tươi, nếu bất cứ vấn đề nào phát sinh đối với mặt hàng này thì rất có thể nó sẽ bị đánh bật ra khỏi thị trường
Rủi ro pháp lý do tranh chấp với cơ quan nhà nước
Tháng 11/2019 chứng kiến thương vụ bom tấn Vinmart và Vineco sáp nhập vào Masan trong đó, Vingroup hoán đổi toàn bộ cổ phần sở hữa trong Vincommerce và Vineco thành cổ phần của công ty mới sau sáp nhập Mặc dù tỷ lệ hoán đổi và giá trị thương vụ không được hai bên tiết lộ nhưng chắc hẳn lượng thuế chuyển nhượng phải nộp là không hề nhỏ. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến câu chuyện Big C vào năm 2016, sau thương vụ gần 1,14 tỷ USD giữa tập đoàn Casino của Pháp và hãng bán lẻ Thái Lan Central group, thuế chuyển nhượng lên tới 3600 tỷ đồng Tuy nhiên, việc chưa thực hiện nghĩa vụ thuế quá hạn 50 ngày đã khiến các cơ quan thanh tra vào cuộc và phát hiện ra hàng loạt các sai phạm khác về thuế khiến BigC Việt Nam bị truy thu và phạt 25,5 tỷ đồng.
Rủi ro pháp lý trong quan hệ nội bộ doanh nghiệp
Thịt sạch MEATDeli được sản xuất trong quy trình khép kín, vì vậy đòi hỏi đội ngũ nhân viên, công nhân lớn từ khâu chăn nuôi, đến giết mổ, chế biến, bảo quản và đóng gói tiêu thụ Điều này đòi hỏi tính minh bạch về pháp lý đối với người lao động qua tính rõ ràng, minh bạch ở các hợp đồng lao động và sự đảm bảo trong các vấn đề pháp lý nội bộ để tránh xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ làm ảnh hưởng đến tâm lý, không đạt được hiệu quả kinh doanh Đối với từng loại rủi ro pháp lý, nhãn hàng thịt mát MEATDeli của Masan lại có những cách thức quản trị rủi ro khác nhau Tuy nhiên, tịu chung lại quản trị rủi ro trong kinh doanh của Masan là quá trình tiếp cận rủi ro pháp lý một cách khoa học và có hệ thống; qua đó nhằm nhận diện, đánh giá, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất mất mát, ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro pháp lý thành những cơ hội kinh doanh thành công.
Rủi ro bất khả kháng
Bất khả kháng là nhưng sự kiện, hiện tượng xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép Đối với các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ hàng tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp thì rủi ro bất khả kháng có tác động ảnh hưởng nhanh và trực tiếp đến từng khâu sản xuất, kinh doanh Có thể chia rủi ro bất khả kháng tác động đến nhãn hàng thịt mát MEATDeli qua một vài sự kiện như sau: a Dịch bệnh
Dịch bệnh là một trong những loại rủi ro đáng quan ngại nhất đối với người chăn nuôi đối với tất cả các loại hình quy mô Mặc dù, sản phẩm thịt sạch MEATDeli được chế biến, làm mát và đóng gói bằng công nghệ Oxy-Fresh ngay tại nhà máy của tổ hợp chế biến thịt Meat Hà Nam của Masan, nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch tả lợn lợn Châu Phi tại xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, dù nằm cách tâm đại dịch 1,5km nhưng để tuyệt đối bảo đảm vấn đề an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng với các nguyên tắc quản lý nghiêm ngặt và cẩn trọng nhất, Tổ hợp chế biến thịt MEAT
Hà Nam đã chủ động tạm ngừng cung cấp thịt lợn mát MEATDeli từ ngày 12/4/2019.
Ngày 2/6, Thịt lợn mát MEATDeli đã chính thức trở lại thị trường, ngoài các sản phẩm thịt lợn mát trước đó, MEATDeli còn giới thiệu thêm các sản phẩm mới gồm tim, gan, cật Giữa tâm đại dịch, MEATDeli cung cấp thịt sạch – an toàn cho người dân khi thực hiện theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT tại Quyết định 3708 HD/BNN-TY ban hành ngày 28/5 về hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi dịch tả lợn Châu Phi và hướng dẫn của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế Nhà máy MEAT Hà Nam áp dụng hệ thống kiểm soát dịch theo 3 tuyến để đảm bảo chắc chắn độ vệ sinh an toàn của miếng thịt.
Hình 2 dưới đây thể hiện doanh thu của MML giảm trong giai đoạn 2017-18 do tác động xấu của bệnh dịch trên gia súc và gia cầm:
Hình 2: Doanh thu của MML giảm trong giai đoạn 2017-18 do tác động xấu của bệnh dịch trên gia súc và gia cầm
Nguồn: Báo cáo tiền niêm yết của CTCP Masan Meat life theo VNdirect
Tuy vậy, nhìn vào báo cáo tiền niêm yết của CTCP Masan Meat Life vào năm
2018 chúng ta có thể thấy doanh thu đã bị giảm đáng kể từ 27000 tỷ VND xuống còn
14000 tỷ VND chỉ sau 2 năm từ 2016 đến 2018 Nguyên nhân chủ yếu đến từ tác động xấu của bệnh dịch - dịch lở mồm long móng và tả lợn châu Phi vào năm 2018.
Cho đến nay, dịch bệnh đã được kiểm soát và Masan Meat Life đã vượt qua giai đoạn khó khan, sản phẩm thịt mát MEATDeli cũng đã được bày bán bình thường trên các kênh phân phối, hứa hẹn sự tăng trưởng doanh thu vào những năm sau b Thiên tai bão lũ
Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao của Masan được đặt ở Nghệ An – một tỉnh phải gánh chịu rất nhiều thiên tai như bão lũ, hạn hán, mưa dông, lốc xoáy trong năm Rủi ro thiên tai những năm gần đây có những diễn biến không thể lường trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Đầu tháng 5 thường xuất hiện nắng nóng gay gắt kéo dài hàng chục ngày, đến tháng 8-9 lại xuất hiện mưa nhiều lớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
Tuy nhiên, xây dựng từ cuối năm 2016, đây chính là trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao đầu tiên của cả nước đạt tiêu chuẩn Global GAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu) Tại trang trại, việc lựa chọn khắt khe nguồn heo khỏe và áp dụng công nghệ nuôi heo khép kín đáp ứng tiêu chuẩn châu Âu đã giúp quá trình chăn nuôi hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của điều kiện thời tiết lên đàn heo.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NHÃN HÀNG THỊT MÁT MEATDELI CỦA MASAN
Nâng cao chất lượng của các chiến lược và kế hoạch kinh doanh
Kể từ khi ra mắt thị trường vào tháng 12/2018 tại Hà Nội, tính đến nay, thịt mát MEATDeli đã phục vụ hơn 800.000 người tiêu dùng Theo khảo sát của Nielsen, 97% người tiêu dùng đồng ý sản phẩm thịt heo MEATDeli tươi ngon Đây là thương hiệu thịt mát duy nhất hiện nay tại Việt Nam đạt Tiêu chuẩn Toàn cầu BRC về An toàn Thực phẩm do Hiệp hội Bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium) thiết lập, đồng thời áp dụng hệ thống kiểm soát “3 tuyến kiểm dịch” theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y Tế.
Masan đã khởi động sản xuất thức ăn chăn nuôi và có trang trại chăn nuôi hiện đại, đây là những thành phần cốt lõi để làm thịt mát với giá trị sạch bắt đầu từ nguồn nguyên liệu Thức ăn chăn nuôi không có kháng sinh, lợn nuôi được kiểm soát an toàn dịch bệnh và sử dụng công nghệ châu Âu để cho ra sản phẩm thịt chất lượng tuyệt hảo, thực sự tươi ngon Ông Torben Laumann, Giám đốc vận hành Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam, chia sẻ sau khi được cán bộ thú y thăm khám, heo đủ điều kiện giết mổ sẽ được đưa vào phòng tắm rửa sạch sẽ và được nghe nhạc thư giãn Quy trình làm ngất heo ở tổ hợp này cũng hiện đại nhất châu Âu, khi sử dụng khí CO2 để làm heo ngất trong khoảng 10 - 20 giây, hoàn toàn mất ý thức, tránh căng thẳng để tạo độ mềm dẻo thịt với chất lượng cao nhất Quá trình làm mát thịt heo, nhiệt độ được làm lạnh giảm từ 37 độ C xuống 0 độ C và mức nhiệt độ này được duy trì trong suốt mọi quy trình sau đó để miếng thịt đến tay người tiêu dùng với chất lượng ngon nhất.
Về chiến lược phát triển sản phẩm, bước đi đầu tiên của Masan mà chúng ta phải kể đến chính là việc sát nhập với VinEco, thông qua việc sát nhập này, Tập đoànMasan đã sở hữu thêm hệ thống 14 trang trại công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng bên cạnh hệ thống trang trại chăn nuôi heo của Công ty Đây là bước đi chiến lược của Masan khi hoàn thiện hệ sinh thái trồng trọt và chăn nuôi,cũng như thể hiện sứ mệnh “dốc sức toàn tâm toàn lực” vào nền nông nghiệp ViệtNam.Từ đó, Tập đoàn đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến thực phẩm; cung cấp đến tay người tiêu dùng từ thực phẩm tươi đến thực phẩm chế biến, với tiêu chí chất lượng, an toàn, thân thiện môi trường và giá cả hợp lý Đây là bước đi quan trọng để Masan xây dựng và phát triển nông sản thương hiệu Việt, sẵn sàng tham gia hệ thống cung ứng toàn cầu.
Không chỉ dừng lại ở việc chiếm lĩnh thị trường miền Bắc, tập đoàn còn tiếp tục xây dựng thêm Tổ hợp chế biến thịt heo sạch tại Long An với mong muốn đem tới nguồn cung thịt sạch lớn cho thị trường miền Nam.Trong giai đoạn 1, tổ hợp chế biến thịt heo sạch tại Long An sẽ sản xuất thịt sạch MEATDeli theo công nghệ thịt mát Châu Âu với quy mô 140.000 tấn sản phẩm/năm Ngoài thịt sạch, nhà máy còn sản xuất, chế biến các sản phẩm từ thịt sạch như thịt kho trứng, giò lụa, chà bông và các sản phẩm khác từ thịt, quy mô 15.000 tấn sản phẩm/năm.
Hoàn thiện dịch vụ giao hàng, quảng cáo và các ưu đãi cho khách hàng
Về dịch vụ giao hàng, MEATDeli triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi, thuận lợi cho những người bận rộn, không có thời gian ra ngoài mua đồ Ngoài ra để thuận tiện cho việc phân phối sản phẩm đến nơi người tiêu dùng một cách nhanh và tiện lợi nhất, Masan triển khai hệ thống phân phối rộng khắp Ra mắt sản phẩm thịt mát đầu tiên mang thương hiệu MEATDeli vào tháng 12/2018 Đến tháng 01/2019, MEATDeli có 44 điểm bán tại Hà Nội Đến tháng 12/2019 MEATDeli đã phát triển, phục vụ hơn 800,000 người tiêu dùng với hơn 410 điểm bán tại Hà Nội và TP HCM.Phía Masan cho biết đã chiếm hơn 55% thị phần tại Vinmart, có mặt tại Big C, dự kiến đạt 30% thị phần Co.op Mart, cán mốc 550 điểm bán trong năm 2019 Kênh phân phối đa dạng, rộng khắp là lợi thế giúp Masan đưa MEATDeli tiếp cận khách hàng.
Về quảng cáo, hiện tại MEATDeli đang sử dụng kênh quảng cáo chính là facebook Có thể nói, đây cũng có thể xem như là một kênh quảng cáo tiềm năng, vì số lượng cá nhân dùng facebook khá đáng kể, thế nhưng rõ ràng, đối với sản phẩm MEATDeli thì đối tượng khách hàng cần tiếp cận là những bà nội trợ, nhưng ai dám chắc họ có thời gian để lướt facebook để xem quảng cáo về sản phẩm này Bởi vậy, có thể cân nhắc thêm về việc quảng cáo trên tv.
Về các chính sách ưu đãi, hiện tại MEATDeli đang triển khai các chương trình khuyến mãi như: Freeship nội thành Hà Nội cho hóa đơn từ 200k trở lên, Freeship cho các tỉnh từ đơn hàng 500k trở lên, như vậy chương trình này có thể giúp đẩy mạnh doanh số, khách hàng sẽ mua nhiều hàng hóa hơn để có thể được miễn phí ship, đây có thể xem như là một phương án xúc tiến bán hàng hiệu quả.
Mua bảo hiểm
Dù ở bất cứ quy mô nào, sự hoạt động của một doanh nghiệp đều vô cùng phức tạp Do vậy, rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh là không thể tránh khỏi mà chúng ta chỉ có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra Một trong những giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro là bảo hiểm Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bảo hiểm dành cho các đối tượng và phạm vi khác nhau Vậy nên mỗi doanh nghiệp, cụ thể là MEATDeli, cần phải lựa chọn những hạng mục bảo hiểm một cách tối ưu để vừa hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra, vừa tối ưu được chi phí dành cho bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm Cháy, nổ bắt buộc sẽ bồi thường cho tổn thất hoặc thiệt hại do cháy, sét đánh, nổ gây ra cho tài sản được bảo hiểm (nhà, công trình kiến trúc, máy móc thiết bị, hàng hoá) theo quy tắc, biểu phí và điều kiện bảo hiểm quy định tại Thông tư 220/2010/TT-BTC Tuy nhiên loại bảo hiểm này cũng có những điểm loại trừ chính là: Công ty bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường nếu thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau gây ra:
● Động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên,
● Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt,
● Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.
● Thiệt hại xảy ra đối với máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh
3.3.2 Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào liên quan đến: Bồi thường cho mất “lợi nhuận kinh doanh” và “các chi phí cố định” (nếu có) mà Người được bảo hiểm phải tiếp tục chi trả trong khi hoạt động kinh doanh bị đình trệ, cản trở hoặc bị ảnh hưởng do các thiệt hại vật chất bất ngờ được bảo hiểm xảy ra đối với những tài sản được bảo hiểm, các chi phí chi thêm để giảm thiểu tổn thất do hậu quả của việc kinh doanh bị ảnh hưởng Ngoại trừ:
● Đốt tài sản theo lệnh của Cơ quan chức năng
● Cháy ngầm dưới lòng đất
● Nổ cho dù nó được gây ra bởi Cháy hoặc bởi các nguyên nhân khác trừ phi được quy định cụ thể trong Đơn bảo hiểm này
● Tổn thất đối với tài sản gây ra bởi sự lên men của chính nó, sự nóng tự nhiên hoặc hành động tự ý đốt cháy hoặc vì tài sản đang trong quá trình sấy khô hoặc làm nóng
● Mất mát hay Tổn thất gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các chất của vũ khí nguyên tử.
Đa dạng hóa sản phẩm
Chiến lược về sản phẩm của MEATDeli đã, đang và nên tiếp tục phát huy chính là đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cung cấp ra thị trường Luôn đảm bảo về chất lượng, đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đặc biệt là trong bối cảnh người tiêu dùng dành rất nhiều sự quan tâm của họ tới chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm chứ không chỉ là giá cả Do đó, MEATDeli luôn chọn lọc khắt khe đối với nguồn lợn từ trang trại đầu vào (trang trại của Masan tại Nghệ An) và từ các hộ chăn nuôi được điểm dịch chặt chẽ để đảm bảo chất lượng thịt heo cung ứng ra thị trường Tuy nhiên, hiện tại MEATDeli mới chỉ tập trung cung cấp các sản phẩm thịt như:
Thịt: Ba rọi Nạc dăm (Nạc vai) Thịt vai Thịt đùi Thịt xay Thăn chuột.
Nạc: Nạc nọng Nạc thăn Nạc đùi.
Sườn: Sườn thăn Sụn Sườn vai.
Giò: Chân giò rút xương Móng giò
Xương: Xương cục Xương ống.
MEATDeli có thể nghiên cứu và bổ sung thêm các sản phẩm như thủ, tim,gan, cật, lòng, … để đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng và tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào.