1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại hàn quốc và bài

90 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Dịch Vụ Du Lịch Ẩm Thực Tại Hàn Quốc Và Bài Học Cho Việt Nam
Tác giả Hoàng Thị Thu Hà
Người hướng dẫn ThS. Vũ Hoàng Việt
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Đối Ngoại
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU vào việc nghiên cứu các chính sách phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực của Hà

Trang 1

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế Đối ngoại

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ

DU LỊCH ẨM THỰC TẠI HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC

CHO VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên : Hoàng Thị Thu Hà

Trang 2

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ, DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ẨM THỰC 4

1.1 Tổng quan về dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ 4

1.1.1 Tổng quan về dịch vụ 4

1.1.2 Tổng quan về xuất khẩu dịch vụ 8

1.2 Tổng quan về dịch vụ du lịch và xuất khẩu dịch vụ du lịch 10

1.2.1 Tổng quan về dịch vụ du lịch 10

1.2.2 Tổng quan về xuất khẩu dịch vụ du lịch 14

1.3 Tổng quan về dịch vụ du lịch ẩm thực 15

1.3.1 Khái niệm liên quan dịch vụ du lịch ẩm thực 15

1.3.2 Phân biệt du lịch ẩm thực và du lịch văn hóa 18

1.3.3 Vai trò của ẩm thực vào hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch 18

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH ẨM THỰC TẠI HÀN QUỐC 21

2.1 Giới thiệu về Hàn Quốc và những điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch ẩm thực 21

2.1.1 Giới thiệu về Hàn Quốc và du lịch Hàn Quốc 21

2.1.2 Những điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch ẩm thực 24

2.2 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc 34

2.2.1 Số lượng khách du lịch tới Hàn Quốc 34

2.2.2 Doanh thu của ngành du lịch tại Hàn Quốc 36

2.2.3 Chi tiêu của ngành du lịch tại Hàn Quốc 40

2.3 Chính sách phát triển dịch vụ du lịch ẩm thực Hàn Quốc 40

2.3.1 Đa dạng hóa về các loại hình du lịch ẩm thực 41

2.3.2 Chiến lược marketing cho du lịch ẩm thực 43

2.3.3 Các hoạt động xúc tiến du lịch ẩm thực Hàn Quốc 44

2.3.4 Hỗ trợ về pháp luật và tài chính trong việc thúc đẩy ẩm thực Hàn 47

Trang 3

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.4.1 Thành tựu đạt được 49

2.4.2 Những điểm cần khắc phục 50

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH ẨM THỰC HÀN QUỐC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM 52

3.1 Giới thiệu về hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Việt Nam 52 3.1.1 Những điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch ẩm thực 52

3.1.2 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam 62

3.1.3 Chính sách phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Việt Nam 64

3.2 Bài học kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực của Hàn Quốc 68

3.2.1 Bài học kinh nghiệm phát triển đa dạng các loại hình ẩm thực 68

3.2.2 Bài học kinh nghiệm phát triển từ hoạt động xúc tiến du lịch ẩm thực 69 3.2.3 Bài học kinh nghiệm từ hoạt động marketing quảng bá hình ảnh 69

3.2.4 Bài học kinh nghiệm về sự hỗ trợ về mặt pháp luật và tài chính 70

3.3 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực Việt Nam 71

3.3.1 Nhóm giải pháp về chính sách 71

3.3.2 Nhóm các giải pháp khác 74

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 4

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết

Tắt

IMF International Monetary Fund Qũy Tiền tệ Quốc tế

KTO Korean Tourism Organization Tổ chức Du lịch Hàn Quốc

MOFA Ministry of Foreign Affairs Bộ Ngoại giao

OECD Organization for Economic

Cooperation and Development

Hợp tác Tổ chức kinh tế và phát triển

Trang 5

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Đóng góp của Du lịch Hàn Quốc vào GDP quốc gia 22

Bảng 2.2 Số lượng nhân viên ngành du lịch Hàn Quốc giai đoạn 2009 – 2012 33

Bảng 2.3 Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lĩnh vực du lịch ẩm thực 34

Bảng 2.4 Doanh thu của ngành du lịch tại Hàn Quốc giai đoạn 2013 – T3.2015 37

Bảng 2.5 Doanh thu ngành công nghiệp ẩm thực Hàn theo năm 37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Xếp hạng hình ảnh Hàn Quốc 23

Biểu đồ 2.2 Lí do lựa chọn Hàn Quốc là địa điểm du lịch 24

Biểu đồ 2.3 Số lượng khách du lịch tới Hàn Quốc 35

Biểu đồ 2.4 Số lượng khách du lịch đến Hàn Quốc theo tháng trong 2 năm 2009 và 2010 36

Biểu đồ 2.5 Các thành phần tiêu dùng chủ yếu của khách du lịch quốc tế đến Hàn Quốc 38

Biểu đồ 2.6 10 nhân tố du khách Nhật Bản tiêu dùng khi đi du lịch Hàn Quốc 39

Biểu đồ 2.7 Doanh thu và chi tiêu của ngành du lịch Hàn Quốc 2007 -2013 40

Biểu đồ 3.1 Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2009-2013 63

Biểu đồ 3.2 Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2009 – 2013 64

Trang 6

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Ngày nay du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa

xã hội, đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó

có Việt Nam Trên con đường tiến tới tiến bộ xã hội, nhân loại nhận ra rằng bên cạnh yếu tố kĩ thuật thì yếu tố văn hóa cũng góp phần vào sản xuất và đời sống

Trong ngành du lịch, văn hóa có yếu tố quyết định làm tăng doanh thu và tạo sự phát triển bền vững đa dạng Du lịch ẩm thực chính là một loại hình của du lịch văn hóa Tham gia hoạt động du lịch, con người luôn muốn khám phá những vùng đất mới vùng đất mới, tìm hiểu, khám phá những điều mới trong đó là văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực đã tạo nên tính riêng biệt và sự độc đáo riêng của từng vùng miền, trở thành một nhân tố quan trọng khiến cho các cơ quan chức năng tập trung phát triển xuất khẩu loại hình dịch vụ ngày càng phát triển này, góp phần phát triển du lịch đất nước

Xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực đã và đang thực sự trở thành thị trường ngách đáng mong đợi của đất nước Hàn Quốc Theo Cục văn hóa du lịch Hàn Quốc

2007, 41.7% khách du lịch cho rằng ẩm thực là nguyên nhân chính họ tìm đến Hàn Quốc, con số này đến năm 2009 là 49.2 % Sự ủng hộ của chính quyền, cũng như những nỗ lực của người Hàn Quốc đã biến văn hóa du lịch ẩm thực trở thành điểm mạnh của đất nước mình Trong khi đó, Việt Nam có 61 tỉnh thành và 54 dân tộc,

sự đa dạng về văn hóa vùng miền, văn hóa ẩm thực chứa đựng những nét độc đáo, đặc sắc khác nhau tạo nên những nét độc đáo, cuốn hút của riêng đất nước Bên cạnh đó, du lịch ẩm thực là một thế mạnh tiềm tàng mà Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, cần đầu tư và phát triển hơn nữa nhằm tăng cường vị thế của Việt Nam

Sự phát triển của loại hình du lịch ẩm thực dựa vào nhiều yếu tố trong đó có nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và hệ thống chính sách, giải pháp đến từ Chính phủ Do đó, em quyết định lựa chọn đề tài

“Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam."

Do thời hạn làm bài của khóa luận hạn chế, cũng như còn gặp nhiều khó

Trang 7

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vào việc nghiên cứu các chính sách phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch

ẩm thực của Hàn Quốc, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển xuất khẩu loại hình du lịch ẩm thực này tại Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là hệ thống lại cơ sở lý luận về du lịch,

du lịch ẩm thực, xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực, từ đó, nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc, đặc biệt là việc tập trung vào các chính sách của chính phủ Hàn Quốc và đề ra giải pháp, hướng đề xuất áp dụng vào hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, khóa luận tự xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ, dịch vụ

du lịch, xuất khẩu dịch vụ du lịch và tổng quan về du lịch ẩm thực

Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại

Hàn Quốc và Việt Nam

Thứ ba, nghiên cứu bài học rút ra từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm

thực Hàn Quốc và đề xuất giải pháp cho xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn

Quốc, từ rút ra bài học và đề xuất biện pháp áp dụng vào hoạt động xuất khẩu dịch

vụ du lịch ẩm thực tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Khóa luận tập trung chủ yếu vào các hoạt động xuất

khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc và Việt Nam

Phạm vi thời gian: khóa luận tập trung vào các số liệu liên quan đến hoạt

động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc và Việt Nam từ 2010 đến

2014

Trang 8

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Phạm vi về nội dung: Đối tượng chính của nghiên cứu là các hoạt động, biện

pháp trong ngành dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc và Việt Nam, đặc biệt là các chính sách liên quan đến việc hỗ trợ phát triển hoạt động này

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, khóa luận dự định sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp thực tiễn: phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, phương

pháp so sánh đối chiếu, phương pháp diễn giải - quy nạp, phương pháp dự báo

Phương pháp lý thuyết: phương pháp thu thập nguồn tài liệu thứ cấp, phương

pháp hệ thống hoá phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp ý kiến chuyên gia, phương pháp mô hình hoá, phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích

5 Bố cục khóa luận

Bài khóa luận này được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ và thương mại dịch vụ

Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc

Chương 3: Bài học rút ra từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tài Hàn Quốc và đề xuất cho Việt Nam

Trang 9

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Vì vậy, khái niệm dịch vụ có nhiều sự thay đổi theo thời gian

Lần đầu tiên, dịch vụ được nghiên cứu là ở trong các công trình nghiên cứu của Các Mác khi Các Mác nhận ra rằng bên cạnh lĩnh vực sản xuất vật chất còn có

có lĩnh vực sản xuất phi vật chất đó là lĩnh vực dịch vụ Theo Các Mác,“Dịch vụ là

một hoạt động thỏa mãn nhu cầu của con người, mang lại giá trị gia tăng và thường phản ánh sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng Sản phẩm của dịch vụ có thể là vô hình hoặc hữu hình”.( trích bởi T.S Đỗ Hương Lan,

2013, tr.28) Nghiên cứu dưới góc độ marketing, nhà kinh tế học Phillip Kotler cho rằng

dịch vụ là bất kì một hoạt động hoặc một lợi ích nào đó mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và về cơ bản dịch vụ là vô hình và không thể cầm nắm được Hoạt động sản xuất dịch vụ có thể tạo ra các sản phẩm vật chất (Bùi Thị Lý, 2009,

tr.74)

Trong cuốn sách “Bàn về hàng hóa và dịch vụ” năm 1977, T.Hill – một nhà

kinh tế người Mỹ định nghĩa rằng “Dịch vụ là sự thay đổi về điều kiện hay trạng

thái của người hay hàng hóa thuộc sở hữu của một chủ thể kinh tế do bị tác động bởi chủ thể kinh tế khác dựa trên cơ sở có sự thỏa thuận trước với chủ thể kinh tế ban đầu Sản phẩm dịch vụ là sự thay đổi của người hay hàng hóa bị tác động, còn sản xuất dịch vụ là hoạt động tác động tới người hay hàng hóa.” Ông cũng

nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa sản xuất hàng hóa và sản xuất dịch vụ, khi sản xuất hàng hóa, trong đó sản phẩm là sự thay đổi của người hay hàng hóa bị tác động, còn dịch vụ là hoạt động tác động đến người hay hàng hóa

Trang 10

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

“Dịch vụ là một hoạt động lao động sáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hóa, phong phú hóa, khác biệt hóa, nổi trội hóa…mà cao nhất trở thành những thương hiệu, những nét văn hóa kinh doanh và làm hài lòng cao cho người tiêu dùng để họ sẵn sàng trả cao, từ đó kinh doanh có hiệu quả hơn” (PGS.TS Nguyễn Văn Thanh, Giảng viên Đại học Bách khoa)

Ngành dịch vụ cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện đại đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: kinh tế học, hành chính học, văn hóa học và khoa học quản lý

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu khóa luận này, có thể nhận định rằng “Dịch

vụ là hoạt động mang lại giá trị cho người cung ứng, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời phản ánh sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng và

người tiêu dùng trên cơ sở thỏa thuận trước” (TS Đỗ Hương Lan, 2013, tr 29)

1.1.1.2 Đặc điểm

Theo Philip Kotler và Kevin Keller (2007) thì dịch vụ có các đặc điểm chính

sau đây: tính vô hình, tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ, tính

không đồng đều về chất lượng và tính không dự trữ được

Tính vô hình hay phi vật chất

Tính vô hình của các sản phẩm dịch vụ là ta không thể cầm nắm, cảm nhận được trước khi chúng ta tiêu dùng dịch vụ Và phần lớn các dịch vụ đều được cung cấp kèm theo với các sản phẩm hữu hình Tuy nhiên, mức độ vô hình của dịch vụ cũng vô cùng khác nhau; có những loại dịch vụ tính vô hình chiếm phần lớn trong khi có những loại dịch vụ tính vô hình chiếm phần nhỏ Ví dụ, như các loại dịch vụ như giảng dạy, y tế,…thì ta không thấy được tính hữu hình của dịch vụ nhưng các loại dịch vụ như nhà hàng, ăn uống thường đi kèm với sản phẩm thì tính hữu hình rất lớn Bởi đặc tính đặc biệt này của dịch vụ, các doanh nghiệp cần xúc tiến các biện pháp kinh doanh phù hợp để khách hàng có thể tiếp cận, cảm nhận nhanh chóng chất lượng của dịch vụ để đi đến bước tiêu dùng dịch vụ

Tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ

Tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ có nghĩa là sản phẩm dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ cùng thời điểm thời gian và không gian Người

Trang 11

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tiêu dùng dịch vụ có thể gắn bó suốt trong quá trình cung cấp dịch vụ trong một số trường hợp, và người cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ cần phải có sự liên hệ với nhau để thực hiện việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ Do đó, điều cần thiết của các doanh nghiệp là cần đạt được sự đồng đều về chất lượng, nhanh chóng ứng phó kịp thời đối với các nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tạo dựng được mối quan

hệ thân thiết với khách hàng

Tính không đồng đều về chất lượng

Hàng hóa thông thường có thể được sản xuất tập trung hàng loạt để đạt được tính kinh tế theo quy mô, cũng như đạt được chất lượng dịch vụ một cách đồng đều;

còn chất lượng dịch vụ vụ thường được dao động rộng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là người cung cấp dịch vụ, thời gian và địa điểm cung cấp; từ đó tạo nên tính không ổn định về chất lượng dịch vụ Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ cũng phụ thuộc vào ý kiến của các khách hàng, nên có sự khác nhau trong đánh giá về chất lượng của một sản phẩm dịch vụ

Tính không dự trữ được

Dịch vụ không thể dự trữ hay lưu kho được, quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời Tính không dự trữ được của dịch vụ không là vấn đề trở ngại nếu như nhu cầu về dịch vụ diễn ra thường xuyên và liên tục, tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần giải quyết các vấn đề về nhân sự, kĩ thuật, giá cả của dịch vụ để tận dụng tối đa lợi nhuận và công suất bán sản phẩm dịch vụ

Tóm lại, dịch vụ có các đặc điểm: tính vô hình, tính không tách rời giữa cung

cấp và tiêu dùng dịch vụ, tính không đồng đều về chất lượng và tính không dự trữ được Các đặc điểm ở từng sản phẩm dịch vụ lại thể hiện ở mức độ khác nhau Do đặc tính không tách rời, chất lượng của dịch vụ được cảm nhận đồng thời trong quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ cũng như tính không đồng đều về mặt chất lượng nên nó phụ thuộc rất nhiều vào người cung ứng dịch vụ cũng như đánh giá của người tiêu dùng Ngoài ra, dịch vụ không thể hiện ở dạng hữu hình như các sản phẩm vật chất, không thể lưu giữ được theo thời gian cho người tiêu dùng sử dụng

1.1.1.3 Phân loại

Căn cứ theo Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ của WTO, 1995

Trang 12

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Theo Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ GATS 1995, hoạt động dịch

vụ được chia làm 12 ngành với 155 phân ngành dịch vụ (mỗi ngành bao gồm nhiều phân ngành) trong đó có:

Dịch vụ kinh doanh: Dịch vụ chuyên ngành (dịch vụ pháp lý, dịch vụ tính toán, kế toán, kiểm toán; dịch vụ thuế; dịch vụ kiến trúc; dịch vụ tư vấn kĩ thuật;….); Dịch vụ máy tính và các dịch vụ có liên quan (dịch vụ tư vấn có liên quan đến lắp đặt phần cứng của máy tính; dịch vụ cung cấp phần mềm; dịch vụ xử lí

số liệu;….); Dịch vụ nghiên cứu và phát triển (dịch vụ R&D với khoa học tự nhiên;

dịch vụ R&D với khoa học xã hội và nhân văn;…); Dịch vụ bất động sản; Dịch vụ cho thuê không cần người điều khiển (liên quan tới tàu biển, liên quan tới máy bay,…); Các dịch vụ kinh doanh khác (dịch vụ quảng cáo, dịch vụ nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận, dịch vụ tư vấn quản lí,….)

Dịch vụ bưu chính viễn thông: Dịch vụ bưu điện, Dịch vụ báo chí, Dịch vụ viễn thông (dịch vụ điện thoại tiếng; dịch vụ truyền dữ liệu mạch gói, dịch vụ truyền dữ liệu chuyển mạch,…); Dịch vụ nghe nhìn (dịch vụ phân phối và sản xuất băng hình và phim điện ảnh; dịch vụ chiếu phim;….); các dịch vụ liên quan khác

Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kĩ thuật liên quan: Công tác xây dựng chung các tòa nhà; Công tác xây dựng chung kĩ thuật dân dụng; Lắp đặt và lắp ráp;

Hoàn thiện xây dựng; Các dịch vụ khác

Dịch vụ phân phối: Dịch vụ đại lý hoa hồng; Dịch vụ bán buôn; Dịch vụ bán lẻ; Cấp phép; Các dịch vụ khác

Dịch vụ giáo dục: Dịch vụ giáo dục cơ sở; Dịch vụ giáo dục trung học; Dịch

vụ giáo dục nâng cao; Giáo dục người lớn; Các dịch vụ giáo dục khác

Dịch vụ môi trường: Dịch vụ nước thải, Dịch vụ rác thải; Dịch vụ vệ sinh và các dịch vụ tương tự; Các dịch vụ khác

Dịch vụ tài chính: Tất cả các dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ có liên quan;

Dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm) (Nhận tiền gửi và các loại quỹ có thể hoàn lại trong công chúng; Cho thuê tài chính; Các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền; Bảo lãnh và ủy thác;….); các dịch vụ khác

Các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế: Dịch vụ bệnh viện; các dịch vụ khác về y tế; Dịch vụ xã hội; Các dịch vụ khác

Trang 13

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành: Khách sạn và nhà hàng (bao gồm cả ăn uống); Dịch vụ đại lý lữ hành và các công ty điều hành tua; Dịch vụ hướng dẫn du lịch; Các dịch vụ khác

Các dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao: Các dịch vụ giải trí tiêu khiển; Dịch

vụ thông tấn; Thư viện lưu trữ, bảo tàng và các dịch vụ văn hóa khác;…

Dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải biển (vận chuyển hành khách, hàng hóa;…);

dịch vụ vận tải đường sông nội địa; Dịch vụ vận tải đường hàng không (thuê tàu có kèm phi hành đoàn; bảo dưỡng và sửa chữa máy bay); Dịch vụ vận tải vũ trụ; Dịch

vụ vận tải đường sắt; Dịch vụ vận tải đường bộ; Dịch vụ vận tải đường ống (vận chuyển nhiên liệu, vận chuyển các hàng hóa khác); Các dịch vụ phụ trợ cho mọi phương thức vận tải; các dịch vụ khác

Các dịch vụ khác chưa được thống kê ở đâu

Căn cứ theo tính chất thương mại của dịch vụ

Theo Bùi Thị Lý, (2009, tr 77-81), dịch vụ được phân chia làm 2 loại:

Dịch vụ mang tính chất thương mại: là loại dịch vụ được sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng với mục đích sinh lợi nhuận như dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải,….Khi đó, các công ty hoạt động vì lợi nhuận của mình, và được tính bằng

số tiền khách trả trừ đi tiền cho nhân viên và các chi phí hoạt động

Dịch vụ mang tính phi thương mại: là loại dịch vụ được sản xuất và cung cấp không vì mục đích sinh lợi nhuận, phần nhiều vì mục đích nhân đạo bao gồm dịch

vụ công là những dịch vụ do các cơ quan nhà nước cung ứng khi các cơ quan này thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và các dịch vụ do các đoàn thể, các tổ chức xã hội phi lợi nhuận cung ứng

1.1.2 Tổng quan về xuất khẩu dịch vụ

Khái niệm

Theo Giải thích nội dung về danh mục dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Nam,

2011 thì Dịch vụ xuất khẩu là toàn bộ các dịch vụ do doanh nghiệp, tổ chức, cá

nhân trong nước - đơn vị thường trú của Việt Nam - cung cấp cho các doanh

nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài - đơn vị không thường trú

Trong đó có khái niệm về đơn vị thường trú và đơn vị không thường trú được quy định thống nhất tại Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) do Liên hợp quốc

Trang 14

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

xây dựng và Bảng cán cân thanh toán quốc tế (BOP) do Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF ban hành

Đơn vị thường trú là các tổ chức, cá nhân đóng tại lãnh thổ Việt Nam và các

tổ chức, cá nhân đóng tại nước ngoài, có lợi ích kinh tế trung tâm tại Việt Nam, cụ thể bao gồm:

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam

Đại sứ quán, lãnh sự quán, đại diện quốc phòng và an ninh làm việc tại Việt Nam

Các văn phòng đại diện của Việt Nam ở nước ngoài

Các cá nhân Việt Nam, cá nhân đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đi công tác và làm việc ở nước ngoài dưới một năm

Du học sinh và người đi chữa bệnh ở nước ngoài

Đơn vị không thường trú là các tổ chức, cá nhân đóng ở nước ngoài và các tổ

chức, cá nhân đóng tại Việt Nam nhưng có lợi ích kinh tế trung tâm tại nước ngoài,

cụ thể bao gồm:

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài

Đại sứ quán, lãnh sự quán, đại diện quốc phòng, an ninh của nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Các văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài đóng tại Việt Nam

Các cá nhân nước ngoài, cá nhân đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đến công tác, làm việc tại Việt Nam dưới một năm; Du học sinh nước ngoài và người nước ngoài đến Việt Nam để chữa bệnh

Trong đó, phần Giải thích còn chỉ rõ: Dịch vụ du lịch bao gồm các khoản chi

tiêu cho hàng hoá và dịch vụ mà khách đi đến và ở lại trong thời gian nhất định (dưới một năm) ở một quốc gia khác Tuy nhiên, quy tắc 1 năm không áp dụng đối

với học sinh, sinh viên đi học tập và bệnh nhân đi chữa bệnh ở nước ngoài, họ luôn được coi là người thường trú của nước quê hương họ kể cả thời gian học tập, chữa bệnh ở nước ngoài của họ là trên 1 năm Nhưng sẽ ngoại trừ dịch vụ vận chuyển khách đi lại ngoài phạm vi quốc gia trước khi họ đến và ở lại đó để du lịch vì đã được tính vào dịch vụ vận tải

Trang 15

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

1.2 Tổng quan về dịch vụ du lịch và xuất khẩu dịch vụ du lịch

1.2.1 Tổng quan về dịch vụ du lịch

1.2.1.1 Một số khái niệm về du lịch

Từ Du lịch (Tourism) được xuất hiện sớm nhất trong quyển Từ điển Oxford

xuất bản năm 1811 ở Anh, có hai ý nghĩa là đi xa và du lãm

Ngày nay, du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển Do những hoàn cảnh khác nhau

và dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, thì định nghĩa về du lịch cũng trở nên đa dạng

Luật Du lịch Việt Nam 2015 quy định“Du lịch là các hoạt động có liên

quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần

mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra

định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ

về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam

đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các chuyên

gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực

của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…” Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch

là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.”

Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, ta có thể hiểu du lịch là sự

di chuyển khỏi nơi lưu trú thường xuyên của khách du lịch đến một nơi khác nhằm

Trang 16

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,…Thứ hai, du lịch có thể hiểu là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm phục vụ cá nhân hoặc tập thể có nhu cầu di chuyển khỏi nơi cư trú đến nơi không phải là nơi làm việc của họ với mục đích phục hồi sức khỏe, tham quan, nghỉ dưỡng,…

1.2.1.2 Một số điều về dịch vụ du lịch

Khái niệm

Theo điều 4 chương 1, khoản 11, Luật du lịch Việt Nam quy đinh về Dịch vụ

Du lịch Việt Nam: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận

chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu.”

Và cũng vì sản phẩm du lịch là một kinh nghiệm nên nó có thể dễ dàng bị sao chép, bắt chước, mang tính cạnh tranh cao hơn so với các mặt hàng khác

Tính không tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch được sản xuất và tiêu dùng cùng thời điểm thời gian và không gian Người sản xuất sẽ thực hiện việc sản xuất dịch vụ du lịch và đồng thời lúc đó diễn ra quá trình tiêu dùng của người du lịch, do đó nên cung- cầu không thể

Trang 17

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tách rời nhau, vì vậy việc ăn khớp giữa cung và cầu dịch vụ du lịch là hết sức cần thiết

Vì sản phẩm dịch vụ du lịch nằm xa nơi cư trú của người du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy được sản phẩm, nhưng tới khi diễn ra việc tiêu dùng sản phẩm, thì quá trình sản xuất và tiêu dùng mới cùng được hình thành và tiêu thụ hay là có sự tham gia của khách du lịch vào trong quá trình tạo ra dịch vụ

Tính không đồng nhất

Dịch vụ du lịch không mang tính đồng nhất bởi không tiêu chuẩn hóa được chất lượng của dịch vụ du lịch, Dịch vụ du lịch tùy thuộc vào bối cảnh khác nhau, vào nhân viên cung cấp dịch vụ lại mang đến những trải nghiệm dịch vụ khác nhau

Hay những cá thể khách du lịch khác nhau lại không giống nhau về môi trường địa

lý, sự ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau tới lối suy nghĩ, lối sống, tâm sinh lý,… nên họ có sự khác nhau về nhu cầu chất lượng, cách đánh giá các sản phẩm dịch vụ du lịch Chỉ từng đấy các yếu tố đã tạo nên sự đa dạng về chất lượng dịch

vụ du lịch Các nhà cung ứng dịch vụ phải đưa ra cách thức phục vụ thích hợp cho từng đối tượng để thỏa mãn một cách cao nhất nhu cầu của khách hàng

Tính không tích trữ được

Dịch vụ du lịch không thể tích trữ được theo thời gian Ví dụ: khách du lịch hủy đặt tour du lịch tại một công ty lữ hành thì tour du lịch tại thời điểm đó sẽ không còn tồn tại với khách du lịch đó nữa Lúc này, công ty cung cấp du lịch chỉ lưu trữ được khả năng cung cấp tour du lịch của mình, và khách du lịch có thể đặt một tour du lịch khác còn tour du lịch đã hủy đã không còn tồn tại nữa

Ngoài các đặc tính sẵn có của dịch vụ, thì TS Đỗ Hương Lan chỉ ra rằng dịch vụ du lịch còn mang các đặc tính như tính thời vụ rõ nét, tính tổng hợp và tính trọn gói

Trang 18

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tính tổng hợp

Khi tiến hành một chuyến đi, thì dịch vụ du lịch có thể góp phần đáp ứng nhiều nhu cầu của khách du lịch như: nhu cầu thư giãn nghỉ ngơi, nhu cầu thể thao, dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú,… tạo thành một sản phẩm dịch vụ du lịch hoàn chỉnh Do vậy dịch vụ du lịch mang tính tổng hợp ở chỗ để tạo thành một dịch vụ

du lịch hoàn chỉnh cho một chuyến đi của khách du lịch là sự kết hợp nhiều bên, nhiều cá nhân tham gia Dịch vụ du lịch thường là dịch vụ trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ bản (dịch vụ vận chuyển, dịch vụ phòng, buồng, bar, ), dịch vụ bổ sung (dịch vụ về thông tin liên lạc, cắt tóc, mua hàng lưu niệm, ) và dịch vụ đặc trưng (tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, thể thao, ) Vì vậy, để đảm bảo chất lượng của dịch vụ du lịch cần sự đảm bảo chất lượng từ nhiều bên tham gia trong việc cung ứng dịch vụ du lịch tại thời điểm đó

Tính không thể di chuyển được của dịch vụ du lịch

Thông thường các địa điểm du lịch được gắn cùng với các địa danh, tài nguyên du lịch cũng như cung cấp hệ thống cơ sở vật chất và đồng thời cung cấp các dịch vụ du lịch có liên quan như dịch vụ vận tải đến địa điểm du lịch, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, nghỉ ngơi, dịch vụ vui chơi Do đó, khách du lịch muốn tiêu dùng các dịch vụ du lịch thì cần phải đến địa điểm du lịch vì nơi sản xuất dịch vụ đồng thời là nơi cung ứng sản phẩm dịch vụ du lịch Các công ty du lịch cần đưa ra những biện pháp thu hút khách du lịch tới đây, để tăng lượng người tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ du lịch

Dịch vụ phục vụ đồ ăn bao gồm các dịch vụ nhà hàng, dịch vụ cung cấp thực phẩm và các dịch vụ khác, các cơ sở tự phục vụ

Trang 19

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Dịch vụ phục vụ đồ uống trong nhà hàng bao gồm các dịch vụ không kèm theo dịch vụ giải trí và các dịch vụ có kèm theo dịch vụ giải trí

Dịch vụ hướng dẫn du lịch

Các đại lý lữ hành, dịch vụ điều hành tour và dịch vụ hướng dẫn du lịch không được chia nhỏ thêm

Các dịch vụ khác: chủ yếu là dịch vụ giao thông nhưng cũng bao gồm một số

dịch vụ kinh doanh, dịch vụ phân phối, và các dịch vụ thể thao, văn hóa, giải trí,…

1.2.2 Tổng quan về xuất khẩu dịch vụ du lịch

Xuất khẩu dịch vụ du lịch là một loại hình của xuất khẩu dịch vụ, từ cơ sở

khái niệm của dịch vụ và dịch vụ du lịch, thì “Xuất khẩu dịch vụ du lịch là việc

người cư trú cung cấp dịch vụ du lịch cho người phi cư trú nhằm mục tiêu lợi nhuận

và thu về ngoại tệ.” (TS Đỗ Hương Lan, tr.43)

Trên phạm vi một quốc gia thì người cư trú được hiểu ở hoạt động xuất khẩu, dịch vụ du lịch ở đây được hiểu là những người tham gia việc cung cấp các dịch vụ

du lịch, từ các dịch vụ vận tải, nhà hàng, ăn uống, ngủ nghỉ; còn người phi cư trú là khách du lịch đến tham quan du lịch tại một địa phương, họ tiến hành tiêu thụ các dịch vụ du lịch tại địa phương đó, và tham gia vào việc đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu du lịch của quốc gia du lịch đó bằng việc thanh toán ngoại tệ tại quốc gia

Từ các cơ sở khái niệm đã được nêu ở các phần trên, hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch được thực hiện đồng thời với quá trình tiêu thụ dịch vụ của khách du lịch, và chất lượng của sản phẩm dịch vụ đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ,…Và hoạt động xuất khẩu này với mục đích nhằm tăng thu nhập quốc gia, khi mà luồng ngoại tệ được đưa vào bởi việc khách du lịch tiêu thụ các sản phẩm du lịch, thì hoạt động này cũng chính là một phương thức của thương mại dịch vụ

Xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực là một phần của thương mại dịch vụ, với

sự tăng trưởng trong đóng góp đối với tổng giá trị thương mại quốc tế Theo khuôn khổ WTO, thì đã thông qua Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ mở rộng phạm

vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh riêng lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó Đối với nước ta thì khái niệm thương mại dịch vụ còn khá mới mẻ Theo GATS/WTO, thương mại dịch

Trang 20

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vụ bao gồm các dịch vụ ở bất kì khu vực nào, trừ dịch vụ do yêu cầu của chính phủ,

là những dịch vụ không dựa trên kinh doanh hoặc cạnh tranh

Thương mại dịch vụ là một bộ phận hợp thành của thương mại quốc tế, liên quan đến hoạt động thương mại vượt qua biên giới quốc gia, theo các phương thức chủ yếu sau:

Phương thức 1: thương mại dịch vụ giữa các nước, tức là việc mua bán dịch

vụ qua biên giới giữa các nước, có thể bằng viễn thông hoặc chuyển dịch vụ bằng hiện vật

Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, tức là người tiêu dùng đi

sang nước khác để tiêu dùng dịch vụ như du lịch, học tập,…

Phương thức 3: Hiện diện thương mại, tức là hình thành một chi nhánh, công

ty con, đại lý,… thay mặt ở nước ngoài để cung cấp các dịch vụ

Phương thức 4: Hiện diện thể nhân: tức là các cá nhân di chuyển ra các quốc

gia khác để tiến hành việc cung cấp các dịch vụ

Trong bốn phương thức cung cấp dịch vụ được nêu trên thì phương thức thứ

2 – tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ du lịch của một quốc gia Vì dịch vụ du lịch được tiêu dùng đồng thời điểm thời gian và không gian với việc sản xuất dịch vụ, vì vậy nó phải thực hiện tại nước cung ứng dịch vụ bao gồm như dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí,… nên phương thức cung ứng dịch vụ du lịch là phương thức 2

1.3 Tổng quan về dịch vụ du lịch ẩm thực

1.3.1 Khái niệm liên quan dịch vụ du lịch ẩm thực

Theo “Từ điển Việt Nam thông dụng” thì ẩm thực chính là “ăn và uống”, là hoạt động cung cấp cho con người sống và hoạt động

Ăn uống là hoạt động cơ bản nhất của con người ngay từ thời buổi ban đầu, nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống Và đó là nhu cầu chung của tất cả mọi người nhân loại, tuy nhiên khi có sự khác biệt về dân tộc, màu da, độ tuổi, khu vực địa lí, khí hậu,… thì lại có sự khác nhau trong việc lựa chọn thức ăn, quan niệm, phương thức ăn uống cũng trở nên khác nhau

Ở thời buổi sơ khai, thì con người xác định việc ăn uống chỉ với mục đích

“no”, và hình thức tìm kiếm thức ăn là săn bắn, hái lượm và thức ăn thường sống,

Trang 21

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ăn sống và uống sống Sau đó, với sự phát triển của cuộc sống, cũng như sự tiến hóa trong nhận thức, công nghệ kĩ thuật thì việc ăn uống, thói quen ăn uống cũng thay đổi theo; đầu tiên là việc chuyển từ ăn sống, uống sống sang thành ăn chín, uống sôi; từ việc con người ăn các thức ăn sẵn có kiếm được từ thiên nhiên thì bây giờ con người đã hình thành việc chọn lựa nguồn thức ăn Cách chế biến món ăn cũng trở nên cầu kì hơn, với việc để ý đến tính thẩm mĩ cũng như sự ngon miệng của món ăn, lúc này thức ăn không chỉ để đáp ứng các nhu cầu ăn uống sẵn có cơ bản

mà còn phải đáp ứng các nhu cầu về văn hóa, tinh thần, mang đến những giá trị nhiều hơn Cuộc sống con người ngày càng hiện đại, và đầy đủ thì nhu cầu ăn uống ngày càng trở nên khắt khe, các món ăn lúc này nhằm thỏa mãn nhiều giác quan của con người, và lúc này ẩm thực không chỉ thể hiện ở mặt vật chất nữa mà còn thể hiện ở mặt tinh thần con người

Con người luôn hình thành trong cuộc sống của mình những nét văn hóa riêng từ văn hóa trang phục, văn hóa ứng xử, tiêu dùng hay văn hóa ẩm thực,…cho nên có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, dựa trên hệ quy chiếu cũng như cách tiếp cận vấn đề khác nhau

Theo GS, TSKH Trần Ngọc Thêm thì văn hóa tuy có nhiều khái niệm nhưng

có thể hiểu theo hai cách là theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp thì văn hóa có thể hiểu theo chiều rộng hoặc chiều sâu, theo không gian hoặc thời gian Tức là theo chiều rộng, văn hóa là văn hóa trong từng lĩnh vực, còn theo chiều sâu là những giá trị tinh hoa như nếp sống văn hóa hay văn hóa nghệ thuật Còn hiểu theo mặt không gian là văn hóa vùng miền còn mặt thời gian là văn hóa theo chiều dài lịch sử

Theo nghĩa rộng thì bài nghiên cứu chỉ ra rằng văn hóa bao gồm tất cả những

gì con người sáng tạo ra Theo E.B.Tylor (1871), văn hoá là “một phức thể bao gồm

tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng

và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”

Theo UNESCO (Ủy ban giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc)

năm 1982, chỉ ra: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật

chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,

Trang 22

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng.”

Từ đó, ta hiểu rằng văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần,

và “văn hóa ẩm thực” nằm trong tổng thể phức hợp đó PGS.TS Trần Ngọc Thêm

đã từng phát biểu: “Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn là văn hóa tận dụng môi

trường tự nhiên của con người.”

Văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người;

những ứng xử của con người trong ăn uống; những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kị trong ăn uống; những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ trong món ăn; cách thưởng thức món ăn…(Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 2008, tr.3)

Theo Phạm Thị Ngà, 2011, khái niệm du lịch ẩm thực do hiệp hội du lịch ẩm thực định nghĩa là sự theo đuổi những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ, thường sẽ được trải nghiệm khi đi du lịch hoặc có thể tồn tại hình thức du lịch ẩm thực tại nhà

Có thể hiểu rằng Du lịch ẩm thực là việc khách du lịch sẽ được tham gia trải

nghiệm ẩm thực tại một địa phương, có thể bằng hình thức trực tiếp như ăn các món

ăn hoặc các loại nước uống, tham gia các tour ẩm thực khám phá văn hóa của 1 địa điểm hay bằng các hình thức gián tiếp như qua tranh ảnh, sách báo hay truyền hình

Với hình thức trải nghiệm du lịch ẩm thực trực tiếp, khách du lịch có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc sắc tại các địa phương, hoặc có thể tham gia vào việc chế biến các món ăn, được quan sát và thực hiện việc chế biến đồ ăn, từ đó được cung cấp hay hiểu sâu hơn về phong tục tập quán, cách thức ăn uống, văn hóa ẩm thực của địa phương đó

Từ khái niệm về dịch vụ du lịch, ta có thể hiểu được rằng Dịch vụ du lịch ẩm

thực là một nhánh trong tổng thể của dịch vụ du lịch, nếu như dịch vụ du lịch nhằm

đáp ứng các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống,vui chơi, giải trí, thông tin, hướng dẫn và các dịch vụ khác thì Dịch vụ du lịch ẩm thực sẽ nhằm đáp ứng các nhu cầu liên quan đến ăn uống của khách du lịch, bằng việc tham gia đa dạng các loại hình ẩm thực ăn uống khác nhau tại các địa điểm khác nhau

Trang 23

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Áp dụng cơ sở khái niệm của dịch vụ du lịch, xuất khẩu dịch vụ, dịch vụ du lịch ẩm thực, xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực các hoạt động của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ẩm thực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trên lãnh thổ quốc gia mình cho khách du lịch quốc tế

Và việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực là các hoạt động nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với lãnh thổ quốc gia mình và tiêu dùng các sản phẩm liên quan đến ngành ẩm thực như các món ăn, tham gia các tour

du lịch ẩm thực, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt

1.3.2 Phân biệt du lịch ẩm thực và du lịch văn hóa

Theo Môi trường Du lịch Việt Nam, định nghĩa về Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Như vậy, ta hiểu rằng du lịch ẩm thực là một nhánh nhỏ của du lịch văn hóa, được bao trùm bởi du lịch văn hóa Du lịch văn hóa chứa đựng du lịch ẩm thực bên trong nó, du lịch ẩm thực là những trải nghiệm của du khách về các món ăn, văn hóa ẩm thực tại các địa phương, cũng như học hỏi thêm các truyền thống, lối sống, phương thức ăn uống tại những nơi này

1.3.3 Vai trò của ẩm thực vào hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch

Ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong chuyến đi của khách du lịch, khi họ đến bất kì một địa điểm, quốc gia nào, thì phần không thể thiếu của chuyến đi là việc trải nghiệm các bữa ăn, văn hóa ẩm thực tại nơi đến Và việc biết cách vận dụng ẩm thực trở thành điểm mạnh để phát triển du lịch địa phương, quốc gia, trở thành những lí do hấp dẫn thu hút khách du lịch quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực quốc gia

Theo Lê Anh Tuấn và Phạm Mạnh Cường, 2011 đã chỉ ra những đặc điểm

mà ẩm thực có thể đóng góp vào việc phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch

ẩm thực, bao gồm:

Thứ nhất, văn hóa ẩm thực trở thành một yếu tố cấu thành của hoạt động

tuyên truyền thu hút khách du lịch

Ẩm thực là một phần không thể thiếu của các chuyến đi, khi mà tại đó khách

du lịch được thưởng thức các món ăn đặc sắc của địa phương cũng như tham gia

Trang 24

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

các tour ẩm thực trải nghiệm, để tìm hiểu về những nét văn hóa truyền thống địa phương Ẩm thực có thể trở thành thế mạnh của một địa phương hay của cả một quốc gia, một yếu tố cấu thanh của các hoạt động truyền thông khiến cho địa phương hay quốc gia trở thành điểm đến hấp dẫn khi mà các cơ quan chính quyền cũng như công ty du lịch biết cách vận dụng nguồn tài nguyên đáng quý này

Thứ hai, văn hóa ẩm thực là một phần nội dung thông tin quan trọng

Khách du lịch khi đi du lịch tại một địa phương hay một quốc gia, thì luôn có nhiều mối quan tâm về địa điểm du lịch Những thông tin đó đa dạng, từ phương thức đi lại, vận chuyển, nơi ngủ nghỉ, nhà ở, khách sạn, cho đến nơi ăn uống, để đáp ứng các nhu cầu vật chất cần thiết và nhu cầu về tinh thần của bản thân Vì vậy, thông tin về văn hóa ẩm thực tại địa điểm du lịch tạo thành bộ thông tin quan trọng giúp cho khách du lịch có thể định hướng, nắm bắt thông tin đầy đủ để đưa ra quyết định lựa chọn một địa điểm làm nơi đến của mình

Do đó, việc xây dựng luồng thông tin đầy đủ về một ẩm thực tại địa điểm du lịch sẽ hoàn thiện hơn thông tin về địa điểm đó, cũng như trở thành dấu ấn trong mắt khách du lịch, và có thể là điểm hấp dẫn của địa điểm đó

Thứ ba, văn hóa ẩm thực hỗ trợ đa dạng hóa cho các loại hình du lịch, thu

hút khách du lịch

Bên cạnh các tour du lịch như du lịch bảo tàng, du lịch di tích lịch sử,…thì việc được trải nghiệm các tour du lịch liên quan đến ẩm thực sẽ đem lại những cảm giác mới mẻ, thú vị cho khách du lịch Việc được tham gia vào các chuyến đi trải nghiệm du lịch ẩm thực là việc được trải nghiệm các hương vị món ăn, trải nghiệm không gian ăn uống tại một nhà hàng địa phương hay việc được tham gia vào quy trình chế biến, cách được sống theo những nếp sống văn hóa của người dân địa phương Mà tại từng vùng miền, khu vực địa lí khác nhau, dân tộc khác nhau thì các nếp sống, trải nghiệm văn hóa ẩm thực lại khác nhau, từ đó, việc được trải nghiệm

sự khác nhau trong văn hóa ẩm thực các địa phương sẽ để lại những kỉ niệm đáng nhớ, tạo nên những nét độc đáo của địa phương

Tóm lại, chương 1 đã cung cấp hệ thống kiến thức tổng quan về dịch vụ, dịch

vụ du lịch và dịch vụ du lịch ẩm thực, đưa ra cái nhìn cơ bản nhất về các khái niệm liên quan đến hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực Phần tiếp theo của khóa

Trang 25

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

luận sẽ đưa ra những phân tích về hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc, đặc biệt là việc vận dụng các chính sách về ẩm thực của chính phủ Hàn Quốc, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để phát triển, thúc đẩy loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam

Trang 26

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU

DỊCH VỤ DU LỊCH ẨM THỰC TẠI HÀN QUỐC

2.1 Giới thiệu về Hàn Quốc và những điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ

du lịch ẩm thực

2.1.1 Giới thiệu về Hàn Quốc và du lịch Hàn Quốc

2.1.1.1 Giới thiệu Hàn Quốc

Hàn Quốc còn được gọi là Nam Triều Tiên hay Đại hàn Dân quốc Hàn Quốc

là một quốc gia thuộc Đông Nam Á, nằm ở phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đông giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100.032 km vuông

Hàn Quốc là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô bốt Hàn Quốc là thành viên của Liên hợp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế G-20; là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á

Hàn Quốc nổi tiếng trên thế giới với việc sản xuất và xuất khẩu tàu thủy, ô

tô, điện thoại, máy tính, TV và hàng loạt các đồ dùng điện tử khác Hàn Quốc đã trải qua sự phát triển kinh tế mạnh mẽ nhờ vào chiến lược tập trung xuất khẩu Theo IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2013, GDP của Hàn Quốc là 1,19 tỉ USD, và đã trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 15 trên thế giới Gần đây, các bộ phim của Hàn Quốc đã được xuất khẩu nhờ vào sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Các ngôi sao Hàn Quốc cũng hoạt động mạnh mẽ trên các sân khấu thế giới

Theo Bộ Công An và Quản lí Công cộng Hàn Quốc, dân số Hàn Quốc đạt 51,2 triệu người vào tháng 4 năm 2014 với phần lớn lượng dân số sống ở các khu vực thành phố Và hiện tại, các cơ quan hành chính của Hàn Quốc đang được di dời

ra khỏi thủ đô, với quá trình di dời được thực hiện và hoàn thành vào năm 2014

2.1.1.2 Giới thiệu về du lịch Hàn Quốc

Du lịch của Hàn Quốc đang thực sự phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, khi mà đang thể hiện được vai trò đóng góp của mình trong lợi nhuận về mặt kinh tế

Trang 27

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.1 chỉ ra phần trăm đóng góp trong tổng GDP quốc gia của Hàn Quốc bởi GDP từ ngành du lịch, và chỉ ra sự đóng góp của ngành du lịch Hàn trong việc giải quyết các vấn đề việc làm Ta có thể thấy được sau các năm thì du lịch Hàn Quốc ngày càng có vị trí quan trọng và có nhiều đóng góp nhất định, trở thành ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia Đến năm 2012, thì đóng góp của du lịch Hàn Quốc vào GDP quốc gia đạt 2% và giải quyết được 2,4 % vấn đề việc làm

Bảng 2.1 Đóng góp của Du lịch Hàn Quốc vào GDP quốc gia

Đơn vị: % (phần trăm)

2008 2009 2010 2011 2012 GDP du lịch vào tổng GDP quốc gia 2,0 2,1 1,9 1,9 2,0

Nguồn: world travel and tourism council, travel and tourism economic impact 2013

Trong bối cảnh khi mà ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia, đem đến nhiều lợi nhuận về mặt kinh tế, thì một nhánh trong ngành du lịch là

du lịch ẩm thực cũng đang ngày càng phát triển không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển Phòng Thương mại Mỹ (2009) báo cáo rằng trong năm 2009 30,3 triệu khách du lịch Mỹ đi ra nước ngoài tiêu dùng bình quân

2078 USD cho 1 chuyến đi; 82% người được hỏi trả lời rẳng họ dùng bữa tại các nhà hàng, 72% mua sắm, 50% tham quan các khu du lịch cổ, 41% tham quan thành phố,…Từ những số liệu này, ta có thể hiểu rằng nhu cầu ăn uống khi đi du lịch là không thiếu, và trong đó thì khách du lịch mong muốn được tham gia trải nghiệm

ẩm thực tại các nhà hàng và các nền văn hóa khác biệt với nơi họ sinh sống

Hàn Quốc là một đất nước với sự đa dạng về văn hóa ẩm thực và nền du lịch

ẩm thực trở thành một cách để nền văn hóa này được trải nghiệm và chia sẻ Hàn Quốc đã biết phát huy những tiềm lực, điều kiện thuận lợi của quốc gia để phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ ẩm thực, bao gồm các yếu tố về tài nguyên ẩm thực, yếu tố kinh tế chính trị xã hội, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật,…

Bảng 2.2 mô tả xếp hạng các hình ảnh của Hàn Quốc trong mắt khách du lịch quốc tế thì ta nhận thấy rằng khi nhắc tới Hàn Quốc, thì hình ảnh đầu tiên xuất hiện

là món ăn kimchi, chiếm 30,4% lượng phiếu bầu, tiếp đến là trang phục truyền thống Hàn Quốc chiếm 27,9% lượng phiếu bầu

Trang 28

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.1 Xếp hạng hình ảnh Hàn Quốc

Đơn vị:%

Nguồn: Presidential Councilon National Branding, 2009

Hàn Quốc đã rất nỗ lực trong việc mang đến những trải nghiệm ẩm thực

tuyệt vời cho khách du lịch bao gồm món ăn truyền thống của Hàn Quốc là kimchi,

đã được nhận rất nhiều sự quan tâm quốc tế kể từ Olympic 1988 Và hiện nay có rất nhiều trường học dạy nấu ăn tại Hàn quốc nhằm giúp hướng dẫn khách du lịch cách

làm kimchi Rượu gạo là một thức uống truyền thống phổ biến tại Hàn Quốc và

được xúc tiến quảng bá tại Tokyo food expo 2009 Theo Cục hải quan Hàn, trong nửa đầu năm 2010, 2635 kilo lít rượu đã được xuất khẩu ra nước ngoài, với 90% là tới Nhật Bản tiếp đến là Mĩ, Trung Quốc và Úc Một ví dụ điển hình khác là

bibimbap, có rất nhiều nhà hàng bibimbap tại Hàn Quốc và đang được phát triển mở

rộng ra nước ngoài Ở Hàn, khách du lịch sẽ được dẫn đến các nhà hàng Bibimbap tại hàn quốc để dùng bữa trưa

Bên cạnh đó, là những đánh giá tích cực về ẩm thực Hàn như “Thức ăn Hàn

Quốc rất cân bằng” (WHO, 2004); “Kimchi là một trong năm món ăn lành mạnh nhất thế giới” (Tạp chí sức khỏe Mĩ, 2006); “Hàn Quốc có tỉ lệ béo phì thấp nhất trong các thành viên của OECD” (OECD, 2009)

30,4

27,9 16,1

14

Kim chi Hanbok Hangeul Khác Taekwondo Taegeuki

Trang 29

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một cuộc điều tra năm 2010 của Viện Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc đã chỉ

ra rằng các khách du lịch quốc tế quyết định đến Hàn Quốc với mục đích mua sắm (59,8%) và các trải nghiệm ẩm thực (40,2%)

Biểu đồ 2.2 Lí do lựa chọn Hàn Quốc là địa điểm du lịch

Đơn vị: %

Nguồn: Bộ Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, 2012

Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy được những mối quan tâm của khách du lịch đến với Hàn Quốc, lí do chọn Hàn Quốc là điểm đến của mình thì trải nghiệm ẩm thực du lịch Hàn được xếp thứ hai sau lí do mua sắm, với 40,2% số người được hỏi

có lựa chọn trên một lí do đến Hàn Ngoài ra, 8,2% lấy lí do trải nghiệm nền du lịch

ẩm thực Hàn Quốc là lí do chính họ đến Hàn Quốc

Sự phát triển của hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ những điều kiện mang tính tự nhiên như tài nguyên thiên nhiên, cùng với nền văn hóa ẩm thực, các yếu tố về nhân lực, công nghệ thông tin, yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, và đặc biệt là hệ thống chính sách phát triển

du lịch ẩm thực Hàn Quốc Tất cả những yếu tố đó sẽ được đề cập, phân tích và chỉ

Mua sắm

Ẩm thực Khoảng

cách Phong cảnh thiên nhiên

Khả năng chi trả Trải nghiệm lịch sử

và văn hóa Nghỉ dưỡng

Thời trang và

âm nhạc

Giải trí Thăm

quan phim trường

và họp fan Nhiều lựa chọn Một lựa chọn

Trang 30

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

văn hóa ẩm thực Hàn Quốc Hệ thống các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đó tạo

ra những nguồn vững chắc tạo nên những đặc trưng riêng của nền ẩm thực đất nước này Tại phần này của khóa luận sẽ đưa ra những phân tích chi tiết về các điều kiện thuận lợi về tài nguyên của Hàn Quốc

Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các món

ăn tại Hàn Quốc được thể hiện ở nhiều yếu tố

Khí hậu Hàn Quốc: có 4 mùa rõ rệt, mỗi mùa lại có những phong cảnh đặc

trưng Nhiệt độ, khí hậu khác nhau tùy theo mùa Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa hè thời tiết nóng nhưng ẩm ướt, mùa đông thường lạnh và khô Nhiệt độ trung bình của Hàn Quốc rơi vào khoảng 6 đến 16 độ, mùa hè thời tiết nóng, nhiệt độ dao động 16 đến 27 độ; và mùa đông nhiệt độ sẽ vào khoảng -8 đến 7 độ Với đặc điểm khí hậu này, Hàn Quốc có sự đa dạng về nguồn cung cấp thức ăn, từ các cây nông nghiệp, ăn quả, chăn nuôi

Nông nghiệp Hàn Quốc: Gạo là mùa vụ quan trọng nhất trong ngành nông

nghiệp Hàn, chiếm 90% tổng sản phẩm ngũ cốc, và 40% thu nhập từ nông nghiệp

Chương trình hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc về gạo đã đạt 1,9 tỉ US vào năm 1986, tăng từ 890 triệu US vào năm 1985 Lúa mạch là mùa vụ lớn thứ hai tại Hàn Quốc,

và loại hạt ngũ cốc khác được trồng bao gồm ngô, đậu tương, cà chua, bột kiều mạch, cao lương

Cây trồng ăn quả tại Hàn Quốc bao gồm lê, nho, cam, táo, đào, hành tây, bắp cải, ớt đỏ, củ cải,… tạo nên nguồn nguyên liệu lớn và đa dạng cho việc chế biến các món ăn tại Hàn Quốc, cũng như là giúp cho việc tăng tính phong phú cho nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc

Ngành chăn nuôi tại Hàn Quốc là một trong những nhân tố quan trọng của ngành nông nghiệp tại đất nước này; khi mà cùng với sự phát triển về mặt kinh tế thì sức tiêu thụ các sản phẩm thịt và sữa ngày càng tăng lên Theo số liệu của Đại sứ quán Hàn Quốc, năm 1997, tổng lượng thịt bò được sản xuất là 237.000 tấn; thịt lợn

là 699.000 tấn; thịt gà là 279.000 tấn; tổng lượng sữa được sản xuất là 2.093.000 tấn

Mặc dù ngành nông nghiệp của Hàn Quốc gặp những vấn đề khó khăn nhất định khi mà yếu tố địa lí tại đây, do đất nước với địa hình nhiều đồi núi với chỉ 22%

Trang 31

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đất canh tác và lượng mưa hàng năm ít hơn rất nhiều so với các nước quanh khu vực; cùng với sự gia tăng của các khu vực thành thị, quy hoạch đất trở thành khu công nghiệp những năm 1980 Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc trong vòng đàm phán U – ru - guây đã đưa ra chương trình phát triển Nông nghiệp và Thủy sản năm

1994, tập trung vào 3 mục tiêu chính là tăng sự cạnh tranh của ngành nông nghiệp, tăng khu vực nông thôn và xây dựng môi trường nông thôn vững mạnh

Hàn Quốc được bao bọc 3 phía bởi biển nên ở đây nguồn thủy hải sản như

cá, tôm, cua, mực,… rất nhiều, tạo nên nguồn cung cấp các nguyên liệu cho việc chế biến món ăn Hàn Quốc bởi người Hàn Quốc ưa chuộng đồ biển trong bữa ăn nhiều hơn so với các món chế biến từ thịt Theo Báo cáo về thị trường đồ thủy hải sản năm 2012, tổng giá trị sản phẩm đồ biển tại Hàn Quốc tăng 2.7% nhờ vào hoạt động đánh bắt cá gần bờ và việc tăng hạn ngạch nhập khẩu cá từ nước Nga

Thứ hai, văn hóa ẩm thực Hàn Quốc

Thức ăn Hàn Quốc phần lớn làm từ các nguyên liệu gạo, rau, rong biển, cá

và đậu hũ Với lịch sử là nước chuyên về nông nghiệp đến tận thế kỉ 19, phần lớn mùa vụ tại Hàn Quốc là gạo và đỗ Đồ biển cũng là nguồn thức ăn chính yếu khi mà Hàn Quốc được bao bọc bởi biển từ ba phía Để có thể đảm bảo các chất dinh dưỡng và vitamin vào mùa đông, thức ăn lên men đã trở nên phổ biến từ thời gian đầu của lịch sử ẩm thực Hàn Quốc Hương vị chính của thức ăn Hàn Quốc bắt nguồn từ sự lệ thuộc vào các phương thức bảo quản thực phẩm (Ju Brown, Ph D John Brown, cuốn Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc: Văn hóa và Phong tục, 2006.)

Trong một bữa ăn tại Hàn Quốc, thức ăn không được phục vụ theo từng phần như món khai vị, món chính và món tráng miệng mà được bày biện đủ hết trên bàn

ăn Một bữa ăn truyền thống tại Hàn sẽ bao gồm rất nhiều các đĩa thức ăn bao gồm kim chi, rau củ nấu theo nhiều món khác nhau, các món luộc với dầu mè, thịt rán, cá

và đồ biển Kim chi là món ăn cần thiết và quan trọng trong bữa ăn của người Hàn Quốc, và trong một bữa ăn thì có khoảng từ ba, năm hay hơn nữa là 12 đĩa thức ăn kèm tùy vào hoàn cảnh đặc biệt của bữa ăn Tại các nhà hàng Hàn Quốc, thì khách

du lịch có thể gọi thêm các đĩa thức ăn kèm này tùy thích

Trang 32

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thức ăn Hàn Quốc sử dụng rất nhiều các phương thức nấu ăn khác nhau

Trong khi thức ăn Trung Quốc không có đồ sống, thức ăn Nhật Bản lại phần lớn là

đồ ăn sống thì đồ ăn Hàn Quốc lại cân bằng ở điểm giữa Và đồ ăn Hàn Quốc không

có sự khác biệt lớn, hay tạo dựng cho bữa ăn với những đặc trưng riêng, khách du lịch quốc tế có thể thấy được bữa sáng của người Hàn không khác nhiều so với bữa trưa và tối tại đất nước này Người Hàn Quốc thường có thói quen chuẩn bị món ăn dùng được cho nhiều bữa, như súp được dùng cho cả bữa trưa và tối, có khi sẽ được

sử dụng sang ngày hôm sau; thức ăn được dự trữ tại tủ lạnh; đó chính là truyền thống thức ăn Hàn Quốc phần lớn dựa trên các phương thức bảo quản

Các món ăn Hàn Quốc thì không bao giờ có thể thiếu kim chi Kim chi được

làm từ nhiều loại rau khác nhau trong một năm, và phần lớn là rau bắp cải; được chế biến với các loại gia vị như ớt cay, gừng, hành và muối Ở nhiều vùng tại Hàn Quốc, tôm muối và các loại đồ biển khác được thêm vào để tăng chất dinh dưỡng cho kim chi Súp cũng là món ăn phổ biến tại các bữa ăn của người Hàn, khi mà phần lớn nguồn nguyên liệu thịt, cá, rau và được ăn kèm cùng cơm Có một loại súp

tên là jjigae được đặt ở chính giữa bàn ăn, súp thịt bò được coi là món ăn chính; và

súp lạnh là loại súp làm từ dưa chuột và các loại rau của mùa hè

Tại Hàn Quốc, các nhà hàng thường không đưa cho thực khách menu món ăn

mà thường đưa ra các đề xuất gợi ý về món ăn đặc biệt theo ngày Các loại thuế đã được tính luôn vào giá các món ăn, và việc đưa tiền boa tại các nhà hàng Hàn Quốc

là điều không bắt buộc đối với các thực khách

Các món ăn chủ yếu của người Hàn Quốc

Từ thời kì xa xưa, người Hàn vẫn luôn tin rằng thức ăn và thuốc có cùng nguồn gốc, nên việc ăn uống của họ cũng dựa trên niềm tin vậy, và họ coi “Thức ăn

là phương thuốc hữu hiệu nhất” Người Hàn Quốc tin rằng sức khỏe và bệnh tật đến

từ món ăn và cách ăn uống của họ Các món ăn truyền thống của Hàn Quốc bao gồm:

Đậu tương và nước tương

Hai nguyên liệu quan trọng làm nên các món ăn lên men của người Hàn là đậu tương và nước tương Chúng được chế biến bằng việc luộc đậu tương tới khi chín, sau đó sẽ được phủ men, cho vào vật đựng, để nơi khô ráo và lên men Sau đó,

Trang 33

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chúng được ngâm vào nước muối và ớt để loại bỏ đi những cặn bẩn và mùi trong quá trình lên men Sản phẩm này được chia làm hai phần, một phần để ủ 5 tháng hoặc hơn và phần còn lại ủ trong 3 tháng để phát triển đầy đủ màu và mùi vị Giống như rượu, nước tương sẽ trở nên càng ngon nếu được để lâu một thời gian dài

Gochujang Gochujang là gia vị truyền thống của người Hàn Quốc, được chế biến bằng

hỗn hợp hạt đậu nành, muối và ớt Gia vị này đã biến các món ăn Hàn Quốc có đặc điểm nóng và cay kể từ khi được tiếp xúc với ớt từ vài trăm năm trước

Đồ biển

Một trong những nguyên liệu không thể thiếu cho kimchi và được sử dụng

để tăng hương vị món ăn là đồ biển muối Thức ăn này được chế biến bằng việc trộn một loại đồ biển như tôm, cá trống, con hàu hay con trai với muối cũng nhiều loại gia vị khác Và món ăn này cũng được ướp lên men để mang lại hương vị ngon hơn

Kimchi

Kim chi củ cải là món ăn truyền thống không thể thiếu trên bàn ăn của người Hàn Quốc, và đang dần trở thành món ăn đại diện cho ẩm thực Hàn Quốc Kim chi nổi tiếng bởi các giá trị dinh dưỡng mà món ăn mang lại, cũng như thực khách có thể ăn nhiều loại kim chi khác nhau dựa trên việc kết hợp kim chi cùng với các nguyên liệu và gia vị khác nhau Kim chi củ cải thông thường nhất bằng việc muối rau cải trắng cùng với hỗn hợp bột ớt, hành, tỏi, gừng, nước cá và cùng với rất nhiều nguyên liệu đồ biển khác

Các nguyên liệu trong chế biến kim chi có sự đa dạng và thay đổi theo từng khu vực địa lý, đặc tính văn hóa Ví dụ như tại Seoul, Hàn Quốc, thì kim chi nổi tiếng bao gồm gunju kimchi, bossam kimchi, chonggak kimchi,…trong khi đó tại tỉnh Jeolla Hàn Quốc thì món ăn kim chi nổi tiếng là gat kimchi

Bibimbap Bibimbap chủ yếu là món ăn trộn giữa cơm nấu chín với hỗn hợp các loại

rau, trứng rán, thịt bò và các loại nguyên liệu khác Món ăn được gắn bó với Jeonju, thành phố được UNESCO công nhận là thành phố ẩm thực, tại đó các lễ hội ẩm thực được tổ chức vào mỗi mùa thu, trong đó có lễ hội Bibimbap, thu hút nhiều

Trang 34

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khách du lịch trong nước và quốc tế Bibimbap ngày nay thu hút sự hưởng ứng đông

đảo trên toàn thế giới nhờ sự dinh dưỡng trong món ăn, tránh được bệnh tật và ngày nay được nhắc đến như là một trong ba món ăn đại diện cho Hàn Quốc cùng với kimchi và bulgogi

Bulgogi Bulgogi là món ăn được chế biến bằng cách trộn thịt bò hoặc thịt lợn sau khi

được thái thành miếng, tẩm ướp chúng cùng với đậu tương và rất nhiều loại gia vị khác Món bulgogi là một trong những món thịt hiếm hoi có sự nổi tiếng tại Hàn, khi mà người Hàn Quốc vẫn luôn ưa chuộng các món rau tốt cho sự khỏe Bulgogi hiện tại đã được phục vụ tại các quán ăn nhanh của Hàn Quốc với các món như hăm-bơ-gơ và pizza

Bánh gạo Tteok Bánh gạo Tteok là những chiếc bánh gạo hình que được chế biến bằng việc

luộc gạo cùng với đỗ hoặc là cắt miếng bột gạo thành những hình thù khác nhau

Trong khi bánh gạo Hàn Quốc được ăn như một phần của bữa ăn, thì bánh gạo được

sử dụng nhiều hơn với các món ăn đặc biệt khác trong những dịp như sinh nhật, đám cưới, lễ kỉ niệm hoặc những ngày truyền thống tại Hàn Quốc

Trước đây, người Hàn Quốc thường chế biến món bánh gạo cùng với các nguồn nguyên liệu khác nhau với những ý nghĩa khác nhau của chúng Người dân Hàn Quốc hiện tại vẫn làm bánh gạo baekseolgi vào ngày sinh nhật đầu tiên của đứa trẻ với ý nghĩa mong chúng có một cuộc sống trường thọ, hay là làm bánh gạo với đậu đỏ mỗi khi bắt đầu một công việc kinh doanh mới như biểu tượng của sự may mắn, tránh được những thế lực độc ác

Cháo Juk Juk là món cháo được làm từ nhiều loại ngũ cốc thường dành cho trẻ em,

người già hoặc người gặp vấn đề tiêu hóa Trong những năm gần đây, các quán ăn bán cháo kiều mạch kiểu này đã xuất hiện tại Hàn Quốc, được chế biến với nhiều nguyên liệu, phần lớn là các loại hạt và rau, mang lại những giá trị dinh dưỡng cho món ăn

Mì tôm

Trang 35

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hàn Quốc có rất nhiều loại mì tôm khác nhau mang những ý nghĩa biểu tượng khác nhau Trong đó có mì janchi, được phục vụ tại các tiệc cưới Món ăn này mang ý nghĩa gần với một đám cưới hạnh phúc, khi đó câu hỏi “Khi nào chúng

ta có thể cùng ăn mì?” sẽ tương tự với câu hỏi “Khi nào chúng ta có thể cưới nhau?” Và món mì này cũng mang ý nghĩa cho cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ

Món ăn tại các chùa chiền

Các chùa chiền tại Hàn Quốc vẫn giữ các món ăn truyền thống của mình, với

sự đa dạng các món rau, nguyên liệu và các công thức món ăn chứa đựng protein và các chất khác cần thiết cho nhà sư và ni cô để duy trì sự khỏe mạnh Các món ăn tại chùa chiền này đang được đón nhận bởi những người ăn chay và những người khác theo chế độ ăn uống khỏe mạnh

Nước uống có cồn

Tại Hàn Quốc, có rất nhiều loại nước uống có cồn khác nhau phù hợp cho nhiều dịp như kì nghỉ, festival, các lễ tưởng niệm khi mà hiện tại số lượng các loại rượu lên đến 300 loại như rượu sô-chu, rượu gạo, rượu gừng,…Trong các loại rượu thì có những loại truyền thống phổ biến như rượu sô-chu, được chế biến bằng việc thêm nước và các hương liệu chiết xuất từ cà chua và các loại hạt ngũ cốc Loại thứ hai là rượu gạo, được chế biến bởi quá trình nấu gạp, ủ lên men, có nồng độ từ 6 đến 7%, loại rượu này đang được ưa thích vì tốt cho sức khỏe, được ưa chuộng bởi nhiều khách hàng tiêu dùng tại nhiều nơi trên thế giới

2.1.2.2 Nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội

Thứ nhất, về mặt kinh tế

Theo IMF và Ngân hàng Hàn Quốc (2011), Hàn Quốc là nền kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới, thu nhập GDP đạt 1 tỷ tỷ USD – chỉ ít hơn một chút so với toàn ASEAN và chiếm 2% thế giới Sức tiêu dùng của mỗi cá nhân tại Hàn Quốc đạt 31.700 US.Và tổng thu nhập quốc dân GDP năm 2013 đạt 1,6 tỷ tỷ USD, sức mua bình quan đầu người tăng lên 32.900 US

Tổng thu nhập quốc dân GDP tăng 2,8% vào năm 2013 nhờ sự tăng lên về chi tiêu cho tiêu dùng và sản xuất Hàn Quốc với mong muốn biến các nguồn lực vốn có trở thành dịch vụ và tránh dần khỏi quá trình sản xuất với mục đích đẩy

Trang 36

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

mạnh sự cải tiến Để đạt được mục tiêu, chính phủ Hàn dự định dành 1,8 tỷ USD cho các doanh nghiệp startup và 2,8 tỷ USD cho các thương vụ mua lại và sáp nhập

Thứ hai, về mặt chính trị

Người đứng đầu Đại hàn Dân quốc là tổng thống, và một hệ thống đa đảng,

do dân trực tiếp và không được phép tái ứng cử Quyền hành pháp thuộc về chính phủ, trong khi quyền lập pháp thuộc cả chính phủ và Quốc hội Hệ thống tư pháp độc lập với cơ quan hành pháp và lập pháp của Hàn Quốc khi bao gồm một Tòa án tối cao, Tòa phúc thẩm và Tòa án Hiến pháp

Vấn đề gây nên sự khó khăn trong ngành du lịch ẩm thực của Hàn Quốc là mối quan hệ chính trị với Triều Tiên Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã được cải thiện đáng kể, đi theo xu hướng hòa bình, thân thiện và dễ gần, điều đó tạo nên những tác động tích cực tới ngành

du lịch Hàn Quốc nói chung và ngành du lịch ẩm thực Hàn Quốc nói riêng Khách

du lịch không cảm thấy e ngại khi đến thăm Hàn Quốc, phù hợp với các tour du lịch Tết Hàn Quốc và các tour du lịch giá rẻ

Thứ ba, về mặt xã hội

Theo số liệu của Bộ Công an và Hành chính Hàn Quốc, đến cuối năm 2014, dân số Hàn Quốc đạt 50.424.000 người, tăng thêm 204.000 người so với năm 2013, trong đó, thì số nữ là 25.248.565 người, chiếm 50,07% dân số so với nam chiếm 49,53% Hàn Quốc có mật độ dân số rất cao, khoảng 503 người trên 1 km vuông, với 20% dân số sống ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, tiếp đến phân bố ở các thành phố lớn khác bao gồm: Busan, Incheon, Daegu, Daejon

Theo số liệu của Hợp tác tổ chức Kinh tế và Phát triển OECD năm 2013, số lượng lao động của Hàn Quốc đạt 25066,4 người so với năm 2012 là 24 680,7 người Theo đó, lương bình quân đầu người tại Hàn Quốc năm 2013 đạt 13.319 USD, có sự phục hồi so với năm 2012 là 12.788 USD/ người

Nền kinh tế Hàn đang dần chuyển hóa thành nền kinh tế già khi mà có sự tăng lên về số người có độ tuổi trên 65, và dự tính đến trước năm 2020, con số này

sẽ chiếm 15,8% dân cư, và theo dự tính của Liên Hợp Quốc UN thì Hàn Quốc có thể trở thành một trong những nước có độ tuổi già nhất trên thế giới

Trang 37

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật

Cơ sở hạ tầng là yếu tố không thể thiếu, góp phần vào sự phát triển dịch vụ

du lịch nói chung và dịch vụ du lịch ẩm thực nói riêng khi mà đó là yếu tố cần thiết

để đảm bảo sự tiếp cận của khách du lịch đối với nền ẩm thực Hàn Quốc

Ngành du lịch ẩm thực có ý nghĩa quan trọng với Hàn Quốc bởi sự đầu tư thời gian, tiền bạc và năng lượng phát triển cơ sở nền công nghiệp, trong khi bỏ qua khá nhiều về du lịch Mặc dù các điểm đến du lịch mới như đảo nhân tạo, cung điện, tuyến đường xe bus,… đang được xây dựng thì vẫn chưa đủ sẵn sàng để phát triển thị trường du lịch trong nhiều năm Du lịch ẩm thực biến thức ăn trở thành điểm hấp dẫn trong du lịch và nó sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có của Hàn bằng việc phục hồi, cải tạo các nhà hàng, địa điểm cổ, nguyên xưa, vẫn giữ được nét truyền thống trong văn hóa ẩm thực Hàn Bằng việc chứng minh với các cơ quan và doanh nghiệp du lịch rằng hiện tại Hàn Quốc vẫn còn rất nhiều những địa điểm để phục hồi cải tạo lại trước khi đầu tư tiền bạc vào các công trình mới (Tae Hee Lee,

2012, Kinh nghiệm Du lịch và Ẩm thực, OECD)

Bên cạnh hệ thống cơ sở hạ tầng thì hệ thống vật chất kĩ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc, cụ thể ở đây là số lượng các nhà hàng, khách sạn,…

Theo Tổng cục Du lịch Hàn Quốc, đến tháng 3 năm 2007, Hàn Quốc có khoảng 601 khách sạn với tổng 63.221 phòng trống, với 52% tập trung tại các thành phố lớn hay các thành phố là địa điểm thu hút khách du lịch như Seoul, Busan và Jeju

2.1.2.4 Sự phát triển của khoa học và công nghệ thông tin

Hàn Quốc được đánh giá là một trong những nước có sự phát triển bậc nhất

về khoa học và công nghệ thông tin khi mà hiện tại nền công nghiệp IT có những tác động tích cực tới sự phát triển kĩ thuật của đất nước Theo Báo cáo về Các vấn

đề trong ngành Công nghệ Hàn Quốc năm 2012, chính phủ Hàn Quốc đưa ra chính sách về phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 1961-1993 Kể từ những năm 1980s, Chương trình Nghiên cứu và phát triển Quốc gia trở thành trung tâm của Bộ Công nghệ thông tin Hàn Quốc với mục đích phát triển tính cạnh tranh của khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực mới nổi

Trang 38

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Sự đầu tư của Chính phủ Hàn Quốc vào sự phát triển của khoa học và Công nghệ thông tin sẽ giúp cho hệ thống công nghệ tại Hàn có những tiến bộ và lợi thế vượt bậc so với các quốc gia khác trong khu vực Với những lợi thế về công nghệ như vậy, nên việc sử dụng mạng Internet phổ biến ở Hàn Quốc, khi mà hầu như mọi người đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh có thể truy cập vào mạng và chia

sẻ những thông tin trên mạng xã hội Việc tiếp xúc với mạng Internet giúp cho người dân Hàn có cái nhìn tiên tiến, cũng như cơ hội tiếp xúc, chia sẻ các nét đẹp văn hóa trong ẩm thực Hàn Quốc, quảng bá hình ảnh thông qua các mạng xã hội, giúp cho du lịch ẩm thực Hàn trở thành yếu tố thu hút sự chú ý của khách du lịch

2.1.2.5 Nguồn nhân lực

Theo Xu hướng và Chính sách Du lịch Hàn Quốc 2014 của OECD, số lượng nhân viên làm việc trong ngành du lịch Hàn Quốc có xu hướng tăng, đi theo cùng

sự tăng lên số lượng nhân viên làm việc trong ngành du lịch ẩm thực Hàn Quốc

Bảng 2.3 liệt kê số lượng nhân viên làm việc trong ngành du lịch Hàn Quốc

và số lượng nhân viên làm việc liên quan đến ngành công nghiệp phục vụ ẩm thực

Bảng 2.2 Số lượng nhân viên ngành du lịch Hàn Quốc giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: người

2009 2010 2011 2012 Tổng nhân viên 167.174 168.940 186.395 294.579 Nhân viên trong du lịch ẩm thực 26.825 30.951 36.725 39.715

Nguồn: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc

Theo bảng số liệu, ta thấy được sự tăng lên về số lượng nhân viên hoạt động trong ngành du lịch Hàn Quốc, cụ thể năm 2009 là 167.174 người, đến năm 2012 thì số lượng nhân viên đã tăng lên là 294.579 người, tốc độ tăng trưởng là 76,2%

Trong năm 2009 thì nhân viên phục vụ trong ngành du lịch ẩm thực là 26.825 người thì đến năm 2012 đã tăng lên là 39.715 người, tăng thêm 12.890 người, đạt tốc độ tăng là 48,1% Từ những số liệu đó, nguồn nhân lực tại Hàn Quốc đang tập trung dần vào ngành du lịch, và lượng nhân viên trong ngành du lịch ẩm thực cũng đang được tăng cao

Bên cạnh đó, nhân viên du lịch tại Hàn Quốc được đào tạo bài bản bởi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Bộ giáo dục về phong thái nghề nghiệp, trình độ

Trang 39

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ngoại ngữ, cũng như sự hiểu biết về văn hóa – xã hội, giúp cho tạo hình ảnh chuyên nghiệp và ấn tượng tốt trong mắt khách du lịch quốc tế

Ngoài nguồn nhân lực là số lượng nhân viên trong ngành du lịch thì còn có

cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, và cụ thể ở bảng 2.4 chỉ ra số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong du lịch ẩm thực

Bảng 2.3 Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lĩnh

vực du lịch ẩm thực

2009 2010 2011 2012 Tổng doanh nghiệp du lịch 11.979 12.575 14.281 16.144 Doanh nghiệp trong du lịch ẩm thưc 2.067 2.057 3.126 3.415

Nguồn:Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo số liệu bảng 2.3, ta thấy được sự tăng lên về số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lĩnh vực du lịch ẩm thực theo từng năm, khi mà tổng số các doanh nghiệp du lịch năm 2009 là 11.979, đến năm 2012 là 16.144, tăng thêm 34,7%; còn số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ẩm thực năm 2012 so với năm 2009 tăng 65,2 % với 3.415 doanh nghiệp hoạt động năm 2012

Bên cạnh đó, chính phủ Hàn đã và đang xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch như việc xây dựng, hợp tác với các trường đại học thêm các chuyên ngành về ẩm thực, nấu ăn Chính phủ Hàn đã xây dựng chương trình đào tạo bài bản cho nhân viên nhằm nâng cao chất lượng nhân sự trong ngành du lịch, cụ thể hơn là ngành du lịch ẩm thực

2.2 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc

2.2.1 Số lượng khách du lịch tới Hàn Quốc

Số lượng khách du lịch tới Hàn Quốc vào tháng 2 năm 2015 đạt 1.050.706 người tăng từ 917.054 người vào tháng 1 năm 2015 Từ năm 1993 đến 2015, số lượng khách du lịch bình quân đến Hàn Quốc là 545073,81 người, đạt điểm cao nhất vào tháng 8 năm 2014 là 1.454.078 người và thấp nhất là 213.006 người vào tháng 2 năm 1993

Trang 40

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.3 Số lượng khách du lịch tới Hàn Quốc

Đơn vị: người

Nguồn: tradingeconomics.com/Tổ chức du lịch Hàn Quốc

Theo dự báo của Tổ chức du lịch Hàn Quốc KTO thì đến năm 2015 số lượng khách du lịch quốc tế đến Hàn Quốc sẽ tăng từ 8.034.000 người năm 2010 lên 10.060.000 người, chi tiêu của khách du lịch quốc tế tăng từ 8.781 triệu $ năm 2010 lên 10.995 triệu USD năm 2015 Nhìn vào biểu đố, ta có thể thấy được lượng khách

du lịch đến Hàn Quốc vào tháng 1 năm 2015 đạt gần 500000 lượt; và đến tháng 2 năm 2015 con số nay đã tăng lên trên 1.000.000 lượt người

Đến với Hàn Quốc, khách du lịch thường lựa chọn những thời điểm đẹp trong năm để có thể có những trải nghiệm du lịch tốt nhất tại Hàn Quốc, các mùa và tháng tiêu biểu đối với việc du lịch Hàn Quốc là mùa thu, tháng 9 và tháng 10 Vì vây, lượng khách du lịch vào thời điểm này trong năm tại Hàn Quốc rất cao bởi đây được coi là thời điểm đẹp nhất trong năm với phong cảnh đẹp, thời tiết, khí hậu dễ chịu, thoải mái

800000,0 1000000,0 1200000,0 1400000,0 1600000,0

Ngày đăng: 11/10/2022, 06:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam. - (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại hàn quốc và bài
lo ại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam (Trang 25)
Biểu đồ 2.1. Xếp hạng hình ảnh Hàn Quốc - (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại hàn quốc và bài
i ểu đồ 2.1. Xếp hạng hình ảnh Hàn Quốc (Trang 28)
Bảng mô tả số lượng khách du lịch đến với Hàn Quốc dựa theo từng tháng - (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại hàn quốc và bài
Bảng m ô tả số lượng khách du lịch đến với Hàn Quốc dựa theo từng tháng (Trang 41)
Bảng 2.4. Doanh thu của ngành du lịch tại Hàn Quốc giai đoạn 2013 – T3.2015 - (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại hàn quốc và bài
Bảng 2.4. Doanh thu của ngành du lịch tại Hàn Quốc giai đoạn 2013 – T3.2015 (Trang 42)
Bảng trên mô tả các thành phần được tiêu dùng chủ yếu bởi khách du lịch quốc  tế đến  với  Hàn  Quốc  có  tốc  độ tăng  trưởng  từ  năm  2009  lên  năm  2010  hơn  - (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại hàn quốc và bài
Bảng tr ên mô tả các thành phần được tiêu dùng chủ yếu bởi khách du lịch quốc tế đến với Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng từ năm 2009 lên năm 2010 hơn (Trang 43)
Nhìn vào bảng doanh thu và chi tiêu cho Du lịch Hàn Quốc, giai đoạn 2007 - (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại hàn quốc và bài
h ìn vào bảng doanh thu và chi tiêu cho Du lịch Hàn Quốc, giai đoạn 2007 (Trang 45)
Doanh thu của ngành du lịch tại Việt Nam được liệt kê tại bảng 3.2 dưới đây. - (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại hàn quốc và bài
oanh thu của ngành du lịch tại Việt Nam được liệt kê tại bảng 3.2 dưới đây (Trang 68)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w