1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

81 3,2K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 787 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động sản xuất Kinh doanh của doanh nghiệp đều có 2 quá trình hoạt động là sản xuất ra sản phẩm và xúc tiến công tác tiêu thụ sản phẩm

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có 2 quá trình hoạt động là sản xuất ra sản phẩm và xúc tiến công tác tiêu thụ sản phẩm Trong đó, công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, là khâu quyết định chu kỳ sản xuất kinh doanh, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường Vì vậy, nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ngừng trệ Đặc biệt, trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà mọi doanh nghiệp gắn mình với thị trường thì hoạt động tiêu thụ càng có vị trí quan trọng hơn Đối với các doanh nghiệp sản xuất chỉ có thể và phải bán những gì mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có Việc xác định cái mà thị trường cần là một bước trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế tuy mới đi vào hoạt động từ năm 2004 nhưng đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường, với chức năng nhiệm vụ là sản xuất tinh bột sắn chủ yếu dùng cho xuất khẩu ,phục vụ tiêu dùng trong tỉnh và ngoài tỉnh, đã cố gắng đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tiêu thụ của nhà máy vẫn có một số điểm tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm, mạng lưới tiêu thụ chưa rộng khắp, đặc biệt là chưa thâm nhập được các thị trường ở miền Nam và miền Bắc, chỉ mới tập trung ở một số thị trường mục tiêu ở nước ngoài, hơn nữa nhà máy chỉ sản xuất và tiêu thụ theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng là chủ yếu, còn chiến lược chào hàng, khuyếch trương để mở rộng thị trường còn thấp, chưa kích thích thu hút khách hàng Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình thực tập tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế, tôi chọn đề

tại : “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế “, để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 2

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm.

+ Đánh giá công tác tiêu thụ các sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy

+ Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2008-2010).

- Phương pháp nghiên cứu: để hoàn thành khóa luận tôi đã sử dụng các phương

pháp sau:

+ Phương pháp phân tích thống kê+ Thu thập và xử lí số liệu.

+ Phương pháp so sánh.+ Phương pháp chỉ số.

+ Phương pháp phân tích ma trận SWOT.

-Giới hạn nghiên cứu:

+Về mặt nội dung nghiên cứu: phân tích tình hình tiêu thụ về khối lượng, doanh thu qua các thị trường và các kênh phân phối của nhà máy trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của nhà máy.

+Về mặt thời gian: tình hình tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010).

+Về mặt không gian : hoạt động tiêu thụ tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế.

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Cơ sở lý luận:

1.1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó nằm ở khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là nhà sản xuất với một bên là người tiêu dùng trong quá trình toàn cầu hóa nguồn vật chất Quá trình tiêu thụ sản phẩm thực hiện chuyển quyền sở hữu, giá trị sử dụng hàng hóa từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng Vì vậy, đây được xem là khâu then chốt, khâu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Bởi vì một khi sản phẩm được tiêu thụ thì nhà sản xuất mới thu hồi được vốn để thực hiện sản xuất và tái sản xuất mở rộng Theo nghĩa hẹp, “ tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua, đồng thời gắn liền với sự thanh toán giữa người mua và người bán” Ở đây tiêu thụ sản phẩm được xem là hoạt động bán hàng, là quá trình người bán giao hàng và người mua thanh toán tiền, tiêu thụ sản phẩm đến đây là kết thúc.

Theo nghĩa rộng,” tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, và phân phối sản phẩm, tổ chức bán hàng, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp và các công tác dịch vụ sau bán hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất.” Theo cách hiểu này, tiêu thụ sản phẩm không chỉ là một khâu, một bộ phận nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà là tổng hợp nhiều công đoạn Mỗi công đoạn thực hiện mỗi chức năng khác nhau nhưng cùng đạt mục tiêu là làm sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì vẫn xem xét đến bản chất của tiêu thụ sản phẩm Đó chính là quá trình chuyển hình thái sản phẩm từ dạng hiện vật sang hình thái giá trị ( H-T) Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất là bán và thu lợi nhuận.

1.1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩmĐối với doanh nghiệp

Trang 4

- Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Bởi vì

sản xuất sản phẩm ra và được bán thì doanh nghiệp mới thu được tiền và tái sản xuất.

- Thông qua quá trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới thu thập thông tin về thị trường một cách chính xác nhu cầu về sản phẩm, thị hiếu của khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh Từ đó doanh nghiệp mới có thể hoạch định chiến lược, phương hướng kinh doanh đúng đắn, hiệu quả kinh tế ngày càng được nâng cao.

- Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích kinh doanh là lợi nhuận.

- Thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm giúp củng cố uy tín của doanh nghiệp, tạo niềm tin và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm

- Tiêu thụ sản phẩm giúp cân đối cung cầu trên thị trường Sản phẩm sản xuất ra và được tiêu thụ nghĩa là cung cầu được điều hòa

Đối người tiêu dùng

Thông qua quá trình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, họ sẽ được thõa mãn nhu cầu Đồng thời qua đó họ có thể gửi gắm những yêu cầu, mong muốn về sản phẩm đến người làm công tác tiêu thụ để doanh nghiệp ngày càng thõa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Đối với xã hội:

Tiêu thụ sản phẩm giúp cho nền kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách cho nhà nước, góp phần giúp nhà nước điều tiết, ổn định nền kinh tế vĩ mô Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt thì quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, từ đó số người có việc làm tăng hơn, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần giảm tệ nạn xã hội

1.1.1.3 Nội dung công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu, thông tin về các yếu tố cấu thành thị trường, tìm hiểu quy luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết và hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm trả lời ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như

Trang 5

thế nào? Sản xuất cho ai? Khi nghiên cứu thị trường phải giải quyết được ba vấn đề cơ bản: nghiên cứu tổng cầu, nghiên cứu cạnh tranh, nghiên cứu người tiêu dùng.

Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhằm đảo bảo cho quá trình tiêu thụ diễn ra suôn sẻ, liên tục Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải giải quyết được những vấn đề sau :

+ Thiết lập mục tiêu cần phải đạt được: về doanh số, chi phí, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm,…

+ Xây dựng phương án để đạt được mục tiêu tối ưu nhất: công tác chuẩn bị sản phẩm để xuất bán, lựa chọn hình thức tiêu thụ, xây dựng các chính sách marketing hỗ trợ hoạt động tiêu thụ,…

Hoàn chỉnh sản phẩm, đưa về kho thành phẩm chờ tiêu thụ.

Giai đoạn này sẽ làm các công việc như tiếp nhận, phân loại, đóng gói, kê ký mã hiệu,…và bảo quản hàng hóa trong quá trình chờ xuất bán.

Lựa chọn hình thức tiêu thụ

- Hình thức tiêu thụ trực tiếp : trong quá trình tiêu thụ chỉ có sự góp mặt của 2 đối

tượng là nhà sản xuất và người tiêu dùng, không có sự góp mặt của một trung gian nào

- Hình thức tiêu thụ gián tiếp : trong quá trình tiêu thụ có sự góp mặt của một

hoặc một số trung gian như đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ,…

Xúc tiến bán hàng

Để hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp thường dùng các công cụ hỗ trợ như : quảng cáo, khuyến mãi, hội chợ triển lãm, quan hệ công chúng,…nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Tổ chức hoạt động bán hàng:

Hoạt động này cần có sự góp mặt quan trọng của các nhân viên bán hàng Đào tạo, huấn luyện đội ngũ bán hàng có chuyên môn giỏi là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp đi tới thành công.

Trang 6

Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp biết được hạn chế cần khắc phục hay những thành công để phát huy.

1.1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm: việc tiêu thụ sản

phẩm chịu sự chi phối của nhiều nhân tố như:

Chất lượng sản phẩm

Khi mức sống con người ngày càng cao thì chất lượng sản phẩm được coi là mối quan tâm hàng đầu khi ra quyết định mua sắm của khách hàng.Sản phẩm nào đó có chất lượng tốt thì sẽ được khách hàng ưa chuộng, từ đó uy tín của doanh nghiệp sẽ dễ dàng định vị trong tâm trí khách hàng.

Giá cả sản phẩm

Ngày nay, giá cả không còn là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vai trò quan trọng của nó không hề mất đi.Việc định giá cao hay thấp đều ảnh hưởng tới năng xuất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Tùy vào mức chi phí bỏ ra khi sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp định giá sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn có lợị nhuận và vị thế của doanh nghiệp vẫn giữ vững trên thị trường

Nguồn lực của doanh nghiệp

- Nguồn lực lao động: trình độ, kĩ năng làm việc, kinh nghiệm của cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Do đó, chiến lược con người cần phải được đặt lên hàng đầu đối với doanh nghiệp

- Nguồn lực về tài chính: mọi kế hoạch, hoạt động của công tác tiêu thụ sản phẩm đều được tính toán dựa trên nguồn lực tài chính Việc sử dụng tốt nguồn lực tài chính doanh nghiệp hạn chế sự lãng phí, cũng như nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật: ngày nay khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển đã cho ra đời liên tục hàng ngàn phát minh Nghiên cứu và đầu tư hiệu quả cơ sớ vật chất nhằm tránh khỏi sự nhanh lạc hậu là vấn đề hết sức cần thiết

Thương hiệu

Thương hiệu có vai trò rất lớn trong quyết định mua sắm của khách hàng, bởi lẻ ngày nay khách hàng có xu hướng không chỉ mua sản phẩm mà còn mua của sự uy

Trang 7

tín ,đẳng cấp khi sử dụng sản phẩm Vì vậy tạo cho mình một thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất trong nền kinh tế thi trường.

Dịch vụ trong và sau bán hàng

Các hoạt động như quảng cáo, khuyến mãi có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm Đồng thời thái độ bán hàng cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn tạo cho khách hàng cảm giác thỏa mãi khi mua sản phẩm.

Đối thủ cạnh tranh

Các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, không những đối thủ cạnh tranh hiện tại mà còn là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các đối thủ bán sản phẩm thay thế.Vì vậy các doanh nghiệp cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhằm lôi kéo và giữ khách hàng trung thành với sản phẩm của mình.

Khách hàng

Thị hiếu và tập quán ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng Doanh nghiệp trước khi muốn tung một sản phẩm ra thị trường thì phải trả lời được các câu hỏi : Khách hàng là ai? Họ muốn mua cái gì? Mua như thế nào? Mua bao nhiêu ? Mua vào lúc nào ? Tại sao mua ?

Ngoài ra còn các yếu tố thuộc về chính phủ như chính sách thuế, chính sách tiền lương, chính sách về trợ giá,…, các nhân tố như lạm phát, tiền tệ, tỷ giá ngoại hối đoái, các yếu tố về văn hóa xã hội, pháp luật cũng ảnh hưởngđáng kể đến thương hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.

1.1.1.5 Chính sách hỗ trợ công tác tiêu thụ- Chính sách sản phẩm

Trong sản xuất kinh doanh chính sách sản phẩm có vai trò rất quan trọng Chỉ khi nào doanh nghiệp xây dựng cho mình một chiến lược lâu dài, thích ứng với sự biến động của thị trường thì từ đó doanh nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu, thiết kế và chế tạo sản phẩm Chính sách sản phẩm là một nội dung cốt lõi của marketing mix vì thông qua doanh nghiệp mới có thể kết hợp hiệu quả các chính sách khác như chính sách giá, phân phối, quảng cáo, khếch trương,…

Trang 8

Khi xem xét chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:

Trong chính sách giá đối với sản phẩm, doanh nghiệp phải theo đuổi những mục tiêu: để tồn tại, tối đa hóa lợi nhuận, tăng thị phần, thu hồi vốn nhanh, dẫn đầu về chất lượng và các mục tiêu khác.

- Chính sách phân phối

Nội dung cơ bản của chính sách phân phối sản phẩm là thiết kế và quản lý mạng lưới bán hàng trong quá trình doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Bao gồm các vấn đề như thiết lập kênh phân phối, lựa chọn các trung gian, thiết lập các mối quan hệ trong kênh và toàn bộ mạng lưới phân phối, các vấn đề về dự trữ, kho bãi, phương thức vận chuyển

Việc thiết kế và quản lý các kênh bán hàng của doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:

+ Phù hợp với tính chất của sản phẩm.

+ Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm mua sản phẩm.

+ Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh.

+ Các kênh phân phối cần đảm bảo tăng doanh số bán của doanh nghiệp và thiết lập mối quan hệ bền vững với các trung gian

Trang 9

- Chính sách xúc tiến khuếch trương

Chính sách xúc tiến là mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm truyền bá những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nó bao gồm các hoạt động như quảng cáo, kích thích tiêu thụ và các hoạt động khuyến mại khác Thông qua chính sách này đã đưa thông tin lợi ích của sản phẩm tới người tiêu thụ hoặc người sử dụng cuối cùng, kích thích chân chính lòng ham muốn mua hàng của khách hàng.

1.1.1.6 Kênh phân phối sản phẩm

Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân, những tổ chức hay các doanh nghiệp tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

Chức năng của kênh phân phối là làm cho dòng chảy hàng hóa sản phẩm và hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được thông suốt, trật tự, nhanh chóng, đến đúng địa điểm, thời gian và người nhận với chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn, tỷ lệ hư hao nhỏ hơn, doanh lợi cao hơn cho toàn kênh và trong mỗi khâu của kênh

Kênh phân phối sản phẩm gồm các kênh sau:

Phân loại theo hình thức phân phối sản phẩm: có 3 loại: trực tiếp, gián tiếp, hỗn

- Kênh phân phối trực tiếp: trong kênh này chỉ có sự tham gia của người sản xuất

và người tiêu dùng, không có sự góp mặt của trung gian Hàng hoá được đưa đến tay người tiêu dùng qua lực lượng bán hàng của doanh nghiệp hay các đại lý hợp đồng.

Lực lượng bán hàng của DN

Sơ đồ 1: kênh phân phối trực tiếp

- Kênh phân phối gián tiếp: trong kênh này có sự tham gia của các phần tử trung

gian như đại lý, người bán sĩ, người bán lẽ,…Doanh nghiệp không trực tiếp bán Doanh

Người tiêu dùng

Trang 10

Lực lượng bán hàng của DN

Sơ đồ 2: kênh phân phối gián tiếp

- Kênh phân phối hỗn hợp: dạng kênh này là sự kết hợp giữa hai dạng kênh phân

phối trên.

Lực lượng bán hàng của DN

Sơ đồ 3: kênh phân phối hỗn hợpPhân theo tiêu thức dài, ngắn

- Kênh phân phối ngắn: là dạng kênh phân phối trực tiếp từ người sản xuất đến

người tiêu dùng hoặc sử dụng một loại trung gian tham gia vào kênh phân phối sản phẩm.

- Kênh phân phối dài : là dạng kênh phân phối có sự tham gia của nhiều người

mua trung gian, từ 2 đối tượng trung gian trở lên Hàng hóa được chuyển dần quyền sở hữu qua các trung gian rồi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Ưu, nhược điểm của các kênh phân phối

- Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối ngắn:

Ưu điểm: + Tiết kiệm được chi phí lưu thông

+ Doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt quá trình bán hàng + Khai thác chính xác nhu cầu của khách hàng

Nhược điểm: + Hàng hóa bán ra với khối lượng nhỏ lẻ, do đó có thể dẫn đến tồn động hàng hóa, ứ đọng vốn và vốn chu chuyển chậm.

Doanh

Người mua trung gian

Người tiêu dùng

Người mua trung gian

Trang 11

+ Không khai thác nhu cầu khách hàng ở xa + Cơ chế tổ chức và quản lý phân phối phức tạp.

- Kênh phân phối gián tiếp, kênh phân phối dài:

Ưu điểm: + Tận dụng được mối quan hệ của các trung gian, làm tăng khối lượng sản phẩm bán ra.

+ Hệ thống kênh phân phối chặt chẽ hơn, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Nhược điểm: + Chi phí lưu thông tăng lên và thời gian lưu thông hàng hóa dài.

+ Doanh nghiệp không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng do đó không nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.

- Kênh phân phối hỗn hợp :do sử dụng kết hợp nên loại kênh này sẽ tập hợp được

ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của 2 loại kênh trên.

1.1.1.7 Các chỉ tiêu nghiên cứu:

Chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm:- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm :

Tt =

01

Trang 12

- Khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ

Khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ và lượng tồn kho đầu kỳ Vì thế, khi phân tích ta cần phải đối chiếu tình hình sản xuất , dự trữ với khả năng tiêu thụ sản phẩm Ta có thể dựa vào chỉ tiêu sau :

Tồn đầu kỳ + Sản xuất trong kỳ = bán ra trong kỳ + tồn cuối kỳ (Tđk) (Stk) (Btk) (Tck)

Hay

Btk= Tđk + Stk - Tck

- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Là tổng giá trị tấc cả hàng hóa đã tiêu thụ được trong kỳ nghiên cứu n

TR= ΣPiQi

i=1

Trong đó

TR: Tổng doanh thu

Pi : giá sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳ

Qi : khối lượng sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳ

Để phân tích sự biến động của doanh thu trong kỳ báo cáo so với kỳ gốc ta sử dụng phương pháp chỉ số:

Ipq = Ip *Iq

∑∑ = × pqqpq

Trong đó

p1,q1 : giá bán và khối lượng tiêu thụ kỳ báo cáo p0,q0 : giá bán và khối lượng tiêu thụ kỳ gốc

:chỉ số chung về giá

: chỉ số chung về khối lượng tiêu thụ Số tăng giảm tuyệt đối:

Trang 13

( ∑p1q1−∑p0q0) (= ∑p1q1−∑p0q1) (+ ∑p0q1−∑p0q0)

Số tăng giảm tương đối:

Như vậy, sự biến động doanh thu của kỳ báo cáo so với kỳ gốc là do ảnh hưởng của hai nhân tố là giá bán và khối lượng hàng hóa tiêu thụ được.

- Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí bằng tiền mà DN dùng để sản xuất sản phẩm và

tiêu thụ sản phẩm.

TC= FC +VCTrong đó:

TC: tổng chi phíFC: chi phí cố địnhVC: chi phí biến đổi

- Lợi nhuận : P= Tp- Z – TTrong đó:

P: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.Tp: Doanh thu thuần.

Z: Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ.T: thuế

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 14

Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia tăng Năm 2009, sản lượng sắn thế giới đạt 248,45 triệu tấn củ tươi tăng 3,7% so với 233,75 triệu tấn năm 2008 Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (48,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (34,58 triệu tấn) và Braxin (27,69 triệu tấn) Nước có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (35,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (24,78 tấn/ha), so với năng suất bình quân của thế giới là 13,56 tấn/ha (FAO 2009).

Trang 15

Bảng 1: Năng xuất, sản lượng sắn một số nước trên thế giới năm 2009Quốc giaNS(tấn/ha)SL(triệutấn)

(Nguồn: trang http://www.orentbioruels.com)

Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới (www,TTTA.Food market, 2009) Đồng thời sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt , bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm.Đặt biệt trong thời gian gần đây, sắn là nhiên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethenol) Sản phẩm sắn được thế giới quan tâm chủ yếu là sắn khô với các dạng sắn khác nhau: sắn lát khô, bột dạng hạt ,dạng viên, tinh bột sắn Thị trường Châu Âu là nơi nhập khẩu lớn nhất với 95% khối lượng sắn buôn bán trên thế giới Trong EU thì Hà Lan và Đức là hai nước nhập khẩu sắn nhiều nhất Thái Lan là nước cung cấp tinh bột sắn hàng đầu cho EU, chiếm 45% thị phần nhập khẩu, ngoài Thái Lan, các nước đang phát triển khác chỉ chiếm 2%, trong đó Việt Nam chiếm 1,7% tổng thị phần nhập khẩu tinh bột sắn của EU

1.1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tinh bột sắn của Việt Nam:Tình hình sản xuất

Hiện nay, cả nước có trên 500.000 ha trồng sắn với sản lượng năm 2009 là 8,6 triệu tấn, cao hơn năm 2008 khoảng 0,4 triệu tấn Năng suất sắn cũng tăng từ 15,7 tấn/ha năm 2008 lên 16,2 tấn/ha năm 2010 Hầu hết được canh tác chủ yếu ở các vùng sinh thái nông nghiệp, diện tích sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung(168,80 nghìn.ha) Năm 2010, Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả nước đạt 150,10 nghìn.ha, nhưng năng suất bình quân chỉ đạt 15,7tấn/ha, tổng sản lượng 2,49 triệu tấn, thấp hơn so với năng suất và sản lượng sắn của vùng Đông Nam Bộ (23,74 tấn/ha và 2,7 triệu tấn)

Bảng 2: Sản lượng sắn của Việt Nam phân theo vùng

Trang 17

Trong cơ cấu các sản phẩm sắn xuất khẩu năm 2010, sắn lát chiếm khoảng 56,8% còn tinh bột sắn chiếm khoảng 42,9%, các loại khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.So với năm 2009, sắn lát đã giảm 13,5% về tỷ trọng còn tinh bột sắn lại tăng tới 15,4% về tỷ trọng trong tổng lượng xuất khẩu Diễn biến xuất khẩu sắn theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm tinh, giảm tỷ trọng thô được coi là một tín hiệu tốt trong bối cảnh nhiều ngành sản xuất trong nước có liên quan đến sắn như thức ăn chăn nuôi, ethanol đang cần nguyên liệu và giá tinh bột sắn đang có xu hướng tăng mạnh trên thị trường thế giới Thị trường xuất khẩu chính ở nước ta vẫn là Trung Quốc, chiếm 90% kim ngạch Tiếp theo là Hàn Quốc chiếm 5,5%, Đài Loan 2%, Châu Âu 1,7% và một thị phần nhỏ bắt đầu đến được Nhật Bản…

Mặc dù nhu cầu tiêu thụ trên thế giới khá lớn, nhưng đầu ra cho mặt hàng sắn của Việt Nam chưa ổn định, lại tập trung quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, nếu thị trường này giảm nhu cầu thì sắn có thể sẽ giảm mạnh và có nguy cơ xảy ra tình trạng ứng đọng sắn với khối lượng lớn.Vì vậy cần phải có chiến lược hoạch định lâu dài cho ngành này.

1.2 Tình hình cơ bản của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy

Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty TNHH MTV Thực Phẩm và đầu tư FOCOCEV, Bộ Công Thương Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế đặt tại thôn Đông An, xã Phong An, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng với tổng diện tích đất quy hoạch là 50 héc ta với công suất thiết kế (giai đoạn một) là 60 tấn thành phẩm/ ngày, giai đoạn hai sẽ nâng công suất lên 120 tấn/ ngày Nhà máy đi vào hoạt động từ ngày 23 tháng 8 năm 2004 đúng vào lúc thu hoạch sắn Nhà máy được sản xuất với công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất của Thái Lan Sản phẩm của nhà máy gồm có sản phẩm chính là tinh bột sắn được sử dụng rất nhiều vào các ngành công nghiệp chế biến.

Trang 18

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ 1.2.2.1 Chức năng

Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế - chi nhánh Công ty TNHH MTV Thực Phẩm và đầu tư FOCOCEV có chức năng sản xuất tinh bột sắn chủ yếu dùng cho xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần vào cán cân thanh toán của Nhà nước, phần còn lại phục vụ tiêu dùng trong nước, dùng làm nguyên liêu sản xuất ra các sản phẩm như đường Maltô, đường glucô… thay thế hàng nhập khẩu đáp ứng nguyên liệu sản xuất bia, sẳn xuất dược phẩm Việc xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột sắn tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế là nhằm tận dụng hết khả năng của đất trồng sắn, có nơi tiêu thụ cây sắn của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và là vùng nguyên liệu ổn định với giá cả phù hợp, tạo công ăn việc làm hơn 10.000 lao động nông dân trong vùng cũng như đồng bào dân tộc miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế trung du miền núi, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Trang 19

hoạt động sản xuất kinh doanh với sự tham mưu hỗ trợ đắc lực của các phòng nên đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều hành của mình.

Ghi chú:

: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng

Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

Giám đốc

Phòng tổng

Bộ phận nông vụBộ phận KH-

Bộ phận HC

TC-Bộ phận cơ điệnCa sản xuất

KCSPhó giám đốc

Môi trường

Trang 20

1.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban- Giám đốc

Là người có quyền lực cao nhất trong Nhà máy có nhiệm vụ chỉ đạo và quyết định việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cái tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mở rông quy mô sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc quả lý của nhà nước, công ty và chỉ đạo công tác nông vụ , vùng nguyên liệu đáp ứng cho việc sản xuất của nhà máy.

+ Đảm bảo các chế độ, chính sách đối với người lao động theo sự phân cấp của

Giám đốc công ty và kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.

+ Xây dựng Nhà máy vững mạnh về mọi mặt, có mối quan hệ tốt và uy tín đối với

khách hàng.

+ Trực tiếp điều hành hoạt động của các phòng tổ chức…- Phó giám đốc phụ trách sản xuất

+ Giúp giám đốc xây dựng thực hiện các kế hoạch sản xuất, cải tiến kỹ thuật đổi

mới công nghệ, nâng cao năng suất lao đông, chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, xử lý môi trường Xây dựng định mức tiêu hao vật tư nhiên liệu, nguyên liệu.

+ Ban hành và kiểm soát tư liệu thiết bị, công nghệ, duy trì vận hành, bảo dưỡng

và sửa chữa thiết bị, hệ thống chất lượng, các tiêu chí chất lượng và giám sát thực hiện các công việc này.

+ Tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề tại chỗ và thi nâng cao cho công nhân.- Phòng tổng hợp

+ Phối hợp với phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu công ty thực hiện công tác

xuất khẩu tinh bột và kinh doanh nội địa.

+ Lập, tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch : kế hoạch vật tư, kinh doanh, các

định hướng chung và các biện pháp cụ thể khác để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất , kinh doanh của nhà máy.

+ Lên kế hoạch cụ thể đảm bảo nhiên liệu, vật tư cho nhà máy hoạt động bình

thường liên tục.

Trang 21

+ Quản lý tốt công tác tiền lương, chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho tập thể

cán bộ, công nhân viên và người lao động.

- Phòng kỹ thuật- sản xuất

+ Xây dựng, thực hiện các kế hoạch sản xuất, phương án kỹ thuật công nghệ, thiết

bị, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất.

+ Quản lý công việc sản xuất, sửa chữa bảo dưỡng theo kế hoạch của nhà máy,

đảo bảo đạt các yêu cầu về chất lượng và theo định mức đã được ban hành, thực hiện tấc cả công việc theo đúng quy định của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000

+ Xây dựng và đề xuất hàng hóa vật tư trực tiếp cho sản xuất, vật tư dự phòng

phục bảo dưỡng sửa chữa thiết bị.

+ Quản lý, giám sát 3 ca sản xuất, tổ cơ khí thực hiện đúng và đầy đủ các công

việc được giao

+ Giám sát thực hiện vệ sinh môi trường theo quy định của nàh máy.- Phòng tài chính- kế toán

+ Tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản

xuất, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo biểu kế toán thực hiện các nghiệp vụ thu chi, quản lý các khoản vốn bằng tiền, tiền gửi ngân hàng, đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất.

+ Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, xây dựng kế hoạc tài chính ngắn hạn và dài hạn, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.

1.2.4 Đặc điểm nguồn lực phát triển của nhà máy: 1.2.4.1 Tình hình lao động của nhà máy:

Nhìn chung số lượng lao động của nhà máy giảm qua 3 năm, năm 2008 là 110 người nhưng đến năm 2010 giảm 11,81% tương ứng giảm 13 người Như vậy trong năm 2010 đã có sự biến động về số lượng lao động tương đối rõ rệt Điều này có thể giải thích nhà máy đã phân loại và định biên lao động cho từng bộ phận, phòng ban để lập lại bộ máy tinh gọn, hạn chế lao động dư dôi.

Trang 22

Nếu xét theo giới tính: do đặc điểm của nhà máy là sản xuất tinh bột sắn theo dây chuyền máy móc đòi hỏi về kỹ thuật, vận hành dây chuyền, khuân vác… đều đòi hỏi lao động nam có sức khỏe Do đó nhà máy đã có một cơ cấu giữa nam và nữ, trong đó nam chiếm đa số còn lao động nữ chiếm tỷ trọng nhỏ và hầu hết là công tác hành chính và văn phòng Qua bảng 3 chúng ta có thể thấy lao động nữ trong 3 năm qua không thay đổi, còn lao động nam đang co xu hướng giảm ,cụ thể năm 2008 là 90 người chiếm 81,82% trong tổng số lao động của nhà máy, tuy nhiên đến năm 2010 thì giảm xuống 77 người Đây là phương án mà ban giám đốc nhằm tránh tình trạng sử dụng lãng phí lao động, hạ thấp mức chi phí trong sản xuất.

Nếu xét theo tính chất sản xuất: ta có thể thấy rằng lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp đều có xu hướng giảm xuống Thể hiện năm 2008 lao động trực tiếp chiếm 63,63% tương ứng với 70 người, còn lao động gián tiếp là 40 người chiếm 36,37%, đến năm 2010 lao động trực tiếp giảm xuống 8,57% so với năm 2009 tức là giảm 6 người và lao động gián tiếp giảm 7 người so với năm 2008 Điều này có thể giải thích là do hoạt động sản xuất tinh bột sắn của nhà máy đều là theo dây chuyền máy móc nên việc hạn chế sử dụng lao động trực tiếp Còn việc giảm lao động gián tiếp là những cán bộ quản lý, do nhà máy đã chú trọng công tác đào tạo cán bộ nhân viên để họ có thể thích ứng với nhiều công việc khác nhau để tinh gọn bộ máy bên cạnh đó vẫn đảm bảo được chất lượng lao động.

Xét theo trình độ chuyên môn: qua 3 năm cho thấy trình độ chuyên môn của lao động làm việc trong nhà máy có sự thay đổi Lao động có trình độ cao đẳng, đại học cũng không biến động không đáng kể, năm 2008 lao động cao đẳng, đại học là 24 người chiếm 21,82%, năm 2009, 2010 mỗi năm tăng thêm một người và có một thạc sỹ Lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp năm 2009 tăng thêm 2 người, năm 2010 tăng thêm 3 người hay tăng 9,43% so với năm 2008 Đối với lao động phổ thông giảm rất đáng kể, cụ thể năm 2010 giảm 20 người tương ứng với tốc độ giảm 62,5% so với năm 2008

Từ những phân tích trên ta thấy, nhà máy đã có chính sách đúng đắn trong đào tạo nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho lao động, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Trang 24

Bảng 3: Tình hình lao động của nhà máy qua 3 năm (2008-2010)

3 Phân loại theo trình độ

Trang 25

1.2.4.2 Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy

Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là DN sản xuất kinh doanh nên vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật luôn được coi trọng Vì nó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là năng suất lao động Để thấy rõ hơn về điều đó chúng ta tiếp tục đi vào phân tích số liệu ở bảng 4 :

Nhìn chung, qua 3 năm tổng giá trị trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy không ngừng tăng lên Năm 2008 tổng giá trị TSCĐ là 43964,70 triệu đồng, năm 2009 là 44119,32 triệu đồng và sang năm 2010 tăng thêm 443,15 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 1,01% Điều này thể hiện ý thức của nhà máy trong việc trang bị các máy móc kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm vừa nâng cao năng suất lao động vừa đem lại hiệu quả cho nhà máy Mặc khác nhà máy tăng công suất hoạt động từ 60 tấn lên 90 tấn thành phẩm/ngày do đó nhà máy đã bổ sung thêm một số máy móc nhằm mở rộng quy mô sản xuất.

Trong cơ cấu TSCĐ thì giá trị của máy móc thiết bị động lực chiếm tỷ trọng lớn nhất Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất và chế biến tinh bột sắn nên qua 3 năm giá trị của tài sản này biến động lớn nhất.Giá trị của máy móc thiết bị động lực năm 2008, 2009 không biến động lớn lắm Năm 2010, để đáp ứng yêu cầu tăng công suất của nhà máy nên giá trị của tài sản này tăng 2111,06 triệu đồng.

- Đối với nhà cửa: trong 3 năm qua thì giá trị nhà cửa không thay đổi gì là

do nhà máy đã cơ bản xây dựng đủ nhà cửa để phục vụ cho sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu ở của cán bộ công nhân viên ở lại nhà máy sản xuất 3 ca.

- Đối với vật kiến trúc: ta thấy năm 2009 giá trị này giảm so với năm 2008 do nhà máy đã thanh lý một số tài sản không còn khả năng sử dụng và nhà máy điều chỉnh quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản công trình hoàn thành nên giá trị vật kiến trúc giảm đi Nhưng năm 2010, giá trị vật kiến trúc lại tăng lên 104,55 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng

Trang 26

2,22% so với năm 2008, cho thấy nhà máy đã bố sung thêm một số vất kiến trúc khác phục vụ sản xuất của mình.

- Đối với máy móc thiết bị quản lý văn phòng: năm 2008, giá trị của tài sản này là 94,30 triệu đồng, đến năm 2009 là 100,74 triệu đồng và năm 2010 tăng thêm 19 triệu tương ứng với tốc độ tăng là 20,34% Cho thấy trong 3 năm qua giá trị máy móc thiết bị quản lý văn phòng của nhà máy không ngừng tăng lên, do nhà mày mua thêm máy tính, máy photocopy phục vụ cho công việc của cán bộ văn phòng nhà máy, thiết lập mạng máy tính nội bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý, quyết toán hạch toán đúng đảm bảo hoàn thành công việc Từ đây ta thấy những năm qua nhà máy đã cố gắng trong việc cung cấp thêm các thiết bị dụng cụ quản lý phục vụ tốt hơn trong quản lý sản xuất của mình.

Tóm lại, nhà máy đã chú trọng đầu tư về tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh chưa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và đáp ứng được yêu cầu về sản phẩm của thị trường Tuy nhiên, việc sử dụng và đầu tư hợp lý vào mỗi thời kỳ sẽ có tác động rất lớn trong việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì vậy nhà máy cần phải tính toán trong việc đầu tư, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp để có được giải pháp đầu tư có hiệu quả.

Trang 27

Bảng 4: Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật qua 3 năm (2008-2010)

II.TSCĐ không có tổ chức sản xuất

Tổng giá trị tài sản45048,3610045202,9810047491,511002443,155,42

(Nguồn : Phòng tài chính kế toán của nhà máy Thừa Thiên Huế)

Trang 28

1.2.4.3 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của nhà máy

Tình hình tài chính của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế được thể hiện thông qua bảng 5 với tổng số vốn năm 2008 là 55608,91 triệu đồng, năm 2009 tổng nguồn vốn là 57366,94 triệu đồng và đến năm 2010 tăng lên 6,92% tương ứng với 3845,84 triệu đồng Nhìn chung tổng số vốn của nhà máy trong 3 năm qua đều không ngừng tăng lên, để đánh giá chính xác hơn chúng ta xem xét cụ thể hơn trong từng chỉ tiêu như sau:

Theo tổ chức sử dụng

Với đặc trưng là một đơn vị sản xuất nên nguồn vốn cố định luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của nhà máy Nhìn vào bảng số liệu 5 ta thấy vốn cố định có sự biến động qua 3 năm Cụ thể, năm 2008 vốn cố định là 41178,65 tr.đ, năm 2009 là 41756,76 tr.đ, năm 2010 là 42702,65 tr.đ, tăng so với năm 2008 là 1524 tr.đ tương ứng với 3,70% Điều này là do nhà máy đã mua sắm thêm các trang thiết bị, máy móc,… để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của mình.

Cũng như vốn cố định thì vốn lưu động cũng có sự biến động theo chiều hướng ngày càng tăng lên Do yêu cầu của quá trình hoạt động sản xuất là phải thu mua các nguyên liệu để sản xuất và thanh toán trong quá trình nhập sắn nên số lượng vốn lưu động của nhà máy cũng tăng lên đáng kể, một phần là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng nên nguồn vốn lưu động cũng tăng theo Đặc biệt, năm 2010 VLĐ tăng lớn với tốc độ tăng là 16,09% tương ứng 2321,94 triệu đồng so với năm 2008.

Phân theo nguồn hình thành

Nguồn vốn CSH có xu hướng tăng nhanh qua các năm, năm 2008 là 5693,62 triệu đồng chiếm 10,24% trong tổng số vốn, năm 2009 là 5863,36 triệu đồng chiếm 10,22% và năm 2010 tăng mạnh với tốc độ tăng 19,69% hay tăng 1121,21 triệu đồng so với năm 2008 Điều này là do nhà máy trong những năm qua sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao Nếu nguồn vốn CSH chiếm tỷ lệ lớn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy ổn định và có hiệu quả, đồng thời nó còn thể hiện tính tự chủ trong kinh doanh.Tuy nguồn vốn CSH tăng so với hai năm trước nhưng nợ phải trả của nhà máy vẫn còn cao.

Trang 29

Bảng 5: Quy mô và nguồn vốn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010)

Trang 30

1.2.5 Quy trình sản xuất tinh bột sắn:

Dây chuyền công nghệ sản xuất tinh bột sắn gồm 5 bước (công đoạn):

Nạp liệu- bóc vỏ - rửa sạch

Nguyên liệu củ sắn tươi thu hoạch tối đa trong vòng 2 ngày, được đưa vào sản xuất chế biến, củ được đưa vào phiễu nạp liệu có hệ thống sàn rung nhằm loại bỏ đất cát, cặn bã và nạp các chất khác Sau đó củ được chuyển đến thiết bị bóc vỏ, bóc xong củ được chuyển đến thiết bị rửa sạch

Thái nhỏ và mài

Củ sắn sau khi rửa sạch được băng chuyền chuyển đến hệ thống sàng lọc để loại bỏ tạp chất cuối và sau đó được chuyển đến một thiết bị mài, ở đây nước sạch được bơm vào và khuấy trộn để tạo thành một hỗn hợp dịch bào.

Tách chiết sửa, bột và bã

Hỗn hợp bã, bột, nước sau khi trộn đều được bơm vào hệ thống thiết bị chiết tách gồm :

- Thiết bị chiết tách sơ bộ giai đoạn đầu nhằm tách bã và bột sữa

- Bã sắn sau khi chiết tách ở giai đoạn đầu xong được hòa trộn với nước

và được bơm đến thiết bị chiết- tách kiệt cuối cùng nhằm tận dụng lượng bột còn sót lại trong bã sau khi chuyển đến băng chuyền ép xoắn vít và thiết bị ép bã nhão Nhằm loại bỏ nước, rồi chuyển đến thiết bị ép lọc vắt nước lần cuối nhờ băng chuyền chuyển tải ra ngoài (nơi tiếp nhận bã).

- Sữa bột thu hồi từ các giai đoạn chiết trên chuyển đến các bồn nhỏ để hòa trộn với nước sau đó được bơm đến thiết bị chiết- tách tinh nhằm bỏ các cặn bã nhỏ, thu hồi loại sữa bột đồng nhất.

- Sữa bột đồng nhất này sau đó được chuyển đến bồn chứa lớn hòa trộn

với nước tạo thành dung dịch sữa bột.

Trích ly tâm phun rút nước

Dung dịch sữa bột dược bơm vào thiết bị trích ly giai đoạn một để trích ly thu hồi tinh bột bước một Tinh bột này lại được hòa trộn với nước tạo thành dung dịch sữa bột và được bơm đến thiết bị trích ly giai đoạn hai để thu hồi sữa tinh bột cuối cùng như mong muốn.

Trang 31

Sữa tinh này tiếp tục được hòa trộn với nước và bơm vào thiết bị trích ly tâm phun rút nước nhằm trích nước và thu hồi tinh bột nhão co hàm lượng nước trong đó khoảng 38%.

Sấy và đóng gói

Tinh bột nhão được băng chuyền chuyển đến thiết bị làm tơi, sau đó được đưa vào thiết bị vít cấp tải và chuyển vào hệ thống sấy nhanh bằng khí nóng Khí nóng được cung cấp từ hệ thống khí xoáy nóng Bột sau khi sấy khô vào hệ thống ống có bộ phận không khí làm mát nhằm hạ nhiệt độ bột để đưa vào bồn tồn trữ, ở đây tinh bột tiếp tục được làm nguội một lần nữa rồi đưa và thiết bị rây và đóng gói theo định lượng yêu cầu

Công nghệ sản xuất chế biến tinh bột sắn vừa nêu trên có nhiều ưu điểm Tỷ lệ thu hồi bột cao, toàn bộ công việc được thực hiện trong một hệ thống liên tục khép kín và cách ly riêng với môi trường, nên phòng chống được vi khuẩn,bụi bẩn bán vào,từng công đoạn được thực hiện theo hệ thống tự động sản xuất liên tục.

Trang 32

Sơ đồ 5: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tinh bột sắn

Củ sắn tươi

Lồng bóc vỏ

Tách nước ly tâm

Trang 33

1.2.6 Môi trường kinh doanh của nhà máy:

Môi trường kinh doanh là tập hợp các nhân tố, điều kiện chế định ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN Sở dĩ cần phải phân tích môi trường kinh doanh vì qua đó DN mới biết được những cơ hội và thách thức để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của mình

1.2.6.1 Môi trường vĩ môYếu tố về tự nhiên :

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có vị trí khá đặc biệt, điều kiện về địa hình, thổ nhưỡng rất đa dạng nên có thể trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau Trong những năm gần đây, cây sắn là cây công nghiệp có giá trị hàng hóa khá cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, nhận thấy được giá trị kinh tế của cây sắn nên tỉnh đã có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sắn trên địa bàn toàn tỉnh.

Phong Điền là một huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế ,có điều kiện đất đai và khí hậu khá phức tạp, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên Trước đây, lúa là cây lương thực truyền thống của huyện, nhưng được sự chỉ đạo, chính sách của Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang sản xuất hàng hóa, người dân địa phương đã mạnh dạng chuyển sang trồng sắn công nghiệp nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn Đây cũng là vùng cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho nhà máy, là điều kiện thuận lợi giúp nhà máy thu mua được nguồn nguyên liệu kịp thời

Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế đóng tại huyện Phong Điền nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển đều phát triển nên thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu của nhà máy.

Yếu tố về kinh tế

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh Thừa Thiên Huế cũng là một trung tâm thương mại, dịch vụ,giao dịch quốc tế, là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước Tuy nhiên, so với các tỉnh khác trong khu vực và hai đầu đất nước thì nó vẫn chưa phát triển mạnh

Trang 34

Do đó nó cũng ảnh hưởng đến một phần không nhỏ trong công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy trong và ngoài nước

Yếu tố khoa học kỹ thuật

Công nghệ là yếu tố không thể thiếu được đối với mỗi đơn vị kinh doanh Ngày nay, sự phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật với nhiều máy móc , thiết bị hiện đại ra đời Đây chính là cơ hội để DN tiếp thu ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Việc sản xuất tinh bột sắn đòi hỏi dây chuyền công nghệ cao, tiết kiệm điện năng, trong điều kiện đó tạo cho nhà máy có cơ hội được tiếp thu, học hỏi và ứng dụng công nghệ đó trong quá trình sản xuất, đặc biệt là chuyển hệ thống sấy dùng nhiệt đốt từ dầu FO sang dùng nhiệt đốt từ than đá, chi phí ước tính giảm khoảng 03 lần so với việc sấy dùng nhiệt từ dầu FO.

Yếu tố chính trị- pháp luật

Các yếu tố thuộc về môi trường chính trị pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thị trường và khả năng thực hiện các mục tiêu của DN Những năm qua quan hệ giữa nước ta,các nước trong khu vực và thế giới đã có những chuyển biến theo chiều hướng tốt Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho thị trường nước ta càng sôi động hơn, đây cũng là cơ hội và nguy cơ đối với các hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Và bên cạnh đó thì hệ thống pháp luật được bổ sung sửa đổi ngày càng theo chiều hướng có lợi, tạo sự an tâm trong sản xuất kinh doanh cho DN.

Yếu tố văn hóa – xã hội

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, trình độ nhận thức của người tiêu dùng ngày càng cao, các nhu cầu, cách nhìn nhận về chất lượng sản phẩm cũng cao hơn Bên cạnh đó người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm hơn nên đây cũng là một khó khăn đối với nhà máy về chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ.

1.2.6.2 Môi trường vi môKhách hàng

Khách hàng là một trong những lực lượng, yếu tố quan trọng nhất chi phối mọi mang tính chất quyết định tới các hoạt động của DN Khách hàng của Nhà

Trang 35

máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế gồm trong nước và ngoài nước, trong đó khách hàng truyền thống của nhà máy là Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Maylayxia …, chiếm hơn 80% lượng hàng bán của nhà máy Điều này cho thấy uy tín của nhà máy ngày càng được nâng cao và khách hàng cũng bắt đầu chấp nhận sản phẩm của nhà máy Bên cạnh đó, đối với khách hàng trong nước chủ yếu là khách hàng trong tỉnh như: công ty Dược TT Huế, công ty Bia Huế, công ty bánh kẹo, các tư thương bán buôn, và một số công ty chế biến ở ngoài tỉnh Nên trong thời gian tới nhà máy sẽ tiến hành mở rộng khai thác thị trường tiêu thụ nội địa để đáp ứng nhu cầu của một số ngành chế biến trong nước.

Nhà cung cấp

Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là doanh nghiệp sản xuất nên nguồn nguyên liệu đầu vào là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sản xuất sản phẩm của nhà máy, có nguyên liệu thì nhà máy mới hoạt động Trong những năm qua thì vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chủ yếu là huyện Phong Điền và một số huyện khác ở trong tỉnh nhưng lượng nguyên liệu này vẫn còn thiếu và mang tính mùa vụ, lúc vào mùa thì đủ sắn tươi cho nhà máy hoạt động, lúc trái mùa thì không có sắn tươi để nhà máy có thể hoạt động mà nhà máy phải thu mua ở nơi khác nhưng với số lượng rất ít để nhà máy hoạt động với công suất bình thường Đây là cũng là một trong những khó khăn mà nhà máy đang gặp phải.

Đối thủ cạnh tranh

Mỗi DN khi hoạt động sản xuất trong một ngành đều có những đối thủ cạnh tranh của mình, để có thể đứng vững, cạnh tranh được với các đối thủ thì DN phải xác định rõ cho mình ai là đối thủ cạnh tranh để xem xét các hoạt động của họ nhằm có biện pháp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao.

Đối thủ cạnh tranh của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là các nhà máy tinh bột sắn lân cận Cụ thể:

- Nhà máy tinh bột sắn Sepon Hướng Hóa –Quảng Trị với công suất hoạt động 90-120 tấn tinh bột/ ngày , thu mua khoảng 130 nghìn tấn sắn củ tươi, sản xuất ra 27 nghìn tấn thu về 253 tỷ đồng.

Trang 36

- Nhà máy tinh bột sắn Sông Dinh huyện Bố Trạch,với vùng nguyên liệu sắn ở huyện Bố Trạch chiếm 70%, sản xuất từ 9000-13000 tấn tinh bột sắn /năm, xuất khẩu 11 nghìn tấn/ năm

- Nhà máy tinh bột sắn Intimex ở Nghệ An với công suất lên tới 160 tấn thành phẩm/ngày.Sản phẩm của nhà máy chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng trong nước, trên 50% tổng sản lượng của nhà máy.Năm 2009 tiêu thụ trên 33 nghìn tấn trong đó tiêu thụ trong nước khoảng 17 nghìn tấn.

- Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi APFCO, đây là công ty sản xuất tinh bột sắn rất lớn, nhiều chủng loại sản phẩm, với công suất 150 tấn thành phẩm/ngày, và có các công ty thành viên công ty TNHH tinh bột sắn Đăctô, nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân- Phú Yên, Đây là nhà sản xuất và cung cấp tinh bột sắn có uy tín ở Việt Nam.

Ngoài những đối thủ cạnh tranh trên, thì còn có nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn khác với công suất lớn và sản phẩm đa dạng hơn, do vậy trong thời gian tới nhà máy phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm bảo vệ lợi thế, hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng.

Trang 37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ

Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ2.1 Tình hình thu mua nguyên liệu sắn của nhà máy

Để cho quá trình sản xuất được tiến hành một các liên tục và đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn nguyên liệu cho nhà máy Do đó muốn có nguồn nguyên liệu ổn định đòi hỏi nhà máy phải có công tác tổ chức thu mua thật hoàn thiện.Thu mua là khâu đầu tiên trong sản xuất nên nhà máy luôn quan tâm, bám sát phương hướng chỉ đạo của tỉnh, công ty và kế hoạch sản xuất của từng địa phương có vùng nguyên liệu để có lịch thu mua sắn tươi kịp thời Để thấy rõ được tình hình thu mua sắn của nhà máy ta xem bảng 6.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng sản lượng sắn tươi thu mua được của nhà máy tăng dần qua 3 năm Năm 2008, lượng sắn tươi thu mua được của nhà máy là

39584,98 tấn, năm 2009 là 44967,86 tấn tăng 13,60% so với năm 2008, đến năm

2010 thì tăng 10,46% tương ứng là tăng thêm 4705,02 tấn so với 2009 Nhà máy đã thu mua nguyên liệu từ các huyện trong tỉnh và các vùng lân cận ngoài tỉnh.

Đối với thu mua trong tỉnh: Đây là nơi cung cấp trên 90% tổng sản lượng sắn cho nhà máy qua các năm Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn sắn trong tỉnh của nhà máy mua được qua 3 năm tăng lên một cách đáng kể Cụ thể năm

2008 lượng sắn trong tỉnh mà nhà máy thu mua là 35992,15 tấn, năm 2009 thu

mua 41775,30 tấn tăng so với năm 2008 là 16,06%, nhưng đến năm 2010 thì

tăng lên 4921,66 tấn tương ứng tăng 11,78% Điều này có được là do nhà máy

đã đầu tư về giống, phân bón, vật tư cho hộ trồng sắn đồng thời cũng mở rộng và ổn định dần vùng nhiên liệu nên năng suất tăng nhanh và sản lượng thu được cũng nhiều hơn.

Trang 38

Bảng 6: Tình hình thu mua nguyên liệu sắn qua 3 năm( 2008-2009)

Trang 39

Trong các huyện thuộc vùng nguyên liệu như Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang, thì huyện Phong Điền là nơi cung cấp nguồn sắn tươi chủ yếu cho nhà máy, hàng năm cung cấp trên 60% nguồn sắn tươi cho nhà máy Bên cạnh đó thì các huyện khác như Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, cũng cung cấp cho nhà máy một lượng khá lớn.

Tại các huyện này, do diện tích trồng sắn còn ít, hơn nữa lại manh mún nên sản lượng sắn cung cấp cho nhà máy chưa nhiều Trong những năm tiếp theo, nhà máy sẽ cố gắng áp dụng các giống sắn cho năng suất cao để tăng sản lượng sắn từ các huyện này.

Tuy nhiên, một vấn đề bất cập hiện nay là sản lượng sắn từ vùng nguyên liệu bán ra bên ngoài nhà máy vẫn còn lớn Một bộ phận người dân đến vụ thu hoạch họ lại bán sắn cho các tư thương trong và ngoài tỉnh do giá mua của nhà buôn cao hơn so với giá của nhà máy Do đó trong thời gian qua nhà máy luôn bố trí lực lượng phụ trách vùng nguyên liệu nhằm tuyên truyền, vận động bà con trong việc cung cấp nguồn sắn cho nhà máy sản xuất Không những vậy, để đảm bảo có nguồn vốn lưu thông đối với người dân thì ngoài việc đưa ra mức giá mua phù hợp, nhà máy luôn thanh toán tiền sắn ngay sau khi sắn được vận chuyển đến sân bãi, nên lượng sắn cung cấp cho nhà máy trong những năm qua không ngừng tăng lên.

Đối với vùng sắn ngoài tỉnh: những năm qua, các vùng nguyên liệu ngoài tỉnh là nơi cung cấp sắn cho nhà máy chủ yếu vào cuối vụ Vào những thời điểm này nguồn sắn trong từ các vùng trong tỉnh không còn nên các nhà thu gom trong tỉnh đã tìm kiếm các nguồn sắn trái vụ, hoặc từ nơi có sản lượng lớn để bán cho nhà máy Tuy nhiên , trong những năm gần đây nguồn cung sắn này đang giảm dần, cụ thể năm 2008 thu mua được 3592,83 tấn, năm 2009 là 3993,14 tức là giảm 11,14%, năm 2010 giảm 6,78% so với năm 2009 tức là giảm 216,64 tấn Điều này là do ở các tỉnh này đã xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột sắn cho mình và một phần do khoảng cách vận chuyển sắn từ các tỉnh này đến Nhà máy tinh bột sắn TT Huế là rất lớn, chi phí cao.

Tóm lại, nguồn sắn mà nhà máy thu mua chủ yếu vẫn là các huyện trong tỉnh

Trang 40

động 60-70% công suất do đó để đáp ứng cho sản xuất trong những năm tới thì nhà máy cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc tăng lượng sắn thu mua hàng năm

2.2 Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế ở huyện Phong Điền tỉnh TT Huế

2.2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy

Việc xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy, trên cơ sở các kế hoạch đã đặt ra, các phòng ban chức năng của đơn vị sẽ phối hợp với nhau để thực hiện công việc, làm cho hoạt động kinh doanh được nhẹ nhàng Là DN sản xuất hàng hóa thì kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mình Để hiểu rõ hơn về việc xây dựng kế hoạch tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy, ta tiếp tục phân tích số liệu ở bảng 7.

Nhìn chung thì tình hình thực hiện kế hoạch đều tiến triển theo chiều hướng tích cực về mặt số lượng tiêu thụ tinh bột sắn.

- Đối với thị trường xuất khẩu: năm 2008 chưa đạt được kế hoạch đề ra, chỉ đạt 98,90%, điều này là do năm 2008 sự khủng hoảng của nền kinh tế khiến cho tiêu dùng bị hạn chế, làm biến động thị trường xuất khẩu và cũng một phần là do vùng nguyên liệu sắn không ổn định, đây là những nguyên nhân khách quan rất khó kiểm soát Nhưng đến năm 2009 thì nhà máy đã đạt 102,85% so với kế hoạch tức là đã vượt 2,85%, năm 2010 đạt 104,18% tức là vượt 4,18% tương ứng với 543,3 tấn tinh bột sắn so với kế hoạch đề ra Do nhà máy đã có nhiều kế hoạch hỗ trợ vùng nguyên liệu sắn để đảm bảo hoạt động theo đúng công suất của nhà máy và các nước đã khắc phục được hậu quả của cuộc khủng khoảng kinh tế, bên cạnh đó cũng do nhu cầu sử dụng tinh bột sắn của các ngành chế biến và công nghiệp nhẹ ngày càng tăng mạnh.

- Đối với thị trường nội địa: sản lượng tiêu thụ của nhà máy ngày càng tăng dần qua các năm và vượt kế hoạch đề ra Cụ thể, năm 2008 đạt 113,22% tức là vượt 13,22% so với kế hoạch, năm 2009 đạt 118,36% so với kế hoạch và năm 2010 số lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên 20,91 tấn tinh bột sắn tương ứng vượt kế hoạch đề ra là 13,29% Điều này có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng tinh bột sắn của các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ trong nước ngày càng

Ngày đăng: 01/12/2012, 11:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Năng xuất, sản lượng sắn một số nước trên thế giới năm 2009 Quốc giaNS(tấn/ha)SL(triệutấn) - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 1 Năng xuất, sản lượng sắn một số nước trên thế giới năm 2009 Quốc giaNS(tấn/ha)SL(triệutấn) (Trang 15)
Tình hình tiêu thụ - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
nh hình tiêu thụ (Trang 16)
Bảng 3: Tình hình lao động của nhà máy qua 3 năm (2008-2010) - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 3 Tình hình lao động của nhà máy qua 3 năm (2008-2010) (Trang 24)
Bảng 4: Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật qua 3 năm (2008-2010) - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 4 Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật qua 3 năm (2008-2010) (Trang 27)
Bảng 5: Quy mô và nguồn vốn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010) - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 5 Quy mô và nguồn vốn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010) (Trang 29)
Bảng 6: Tình hình thu mua nguyên liệu sắn qua 3 năm( 2008-2009) - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 6 Tình hình thu mua nguyên liệu sắn qua 3 năm( 2008-2009) (Trang 38)
Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010)                                                                                                                                                           - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 7 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010) (Trang 42)
Bảng 8: Tình hình tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm( 2008-2010) - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 8 Tình hình tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm( 2008-2010) (Trang 45)
Bảng 9: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010) - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 9 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010) (Trang 48)
2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn qua các kênh phân phối của nhà máy  - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn qua các kênh phân phối của nhà máy (Trang 49)
Bảng 10: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các kênh phân phối (2008-2010) - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 10 Khối lượng tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các kênh phân phối (2008-2010) (Trang 51)
Bảng 11: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các kênh phân phối - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 11 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các kênh phân phối (Trang 54)
Bảng 12: Khối lượng hàng tồn kho của nhà máy qua 3 năm                                                                                                         ĐVT: tấn Chỉ  tiêuTK đầu nămSX trong nămTổng KLSPSL tiêu thụ - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 12 Khối lượng hàng tồn kho của nhà máy qua 3 năm ĐVT: tấn Chỉ tiêuTK đầu nămSX trong nămTổng KLSPSL tiêu thụ (Trang 56)
Bảng 1 3: Các nhân tố ảnh hưởng tới biến động doanh thu qua các kênh tiêu thụ của nhà máy - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 1 3: Các nhân tố ảnh hưởng tới biến động doanh thu qua các kênh tiêu thụ của nhà máy (Trang 59)
Bảng 15: Chi phí tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua 3 năm - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 15 Chi phí tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua 3 năm (Trang 65)
Bảng 16: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua 3 năm:                                                                                                    ĐVT:Tr.đ - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 16 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua 3 năm: ĐVT:Tr.đ (Trang 67)
Bảng 17: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy qua 3 năm: - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
Bảng 17 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy qua 3 năm: (Trang 70)
3.2. Lập mô hình ma trận SWOT và kết hợp giữa các yếu tố để tìm ra các giải pháp cho công tác tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế  - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
3.2. Lập mô hình ma trận SWOT và kết hợp giữa các yếu tố để tìm ra các giải pháp cho công tác tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w