- Sản lượng tiêu thụ của năm 2009 so với năm 2008 tăng 60,7% đã làm cho doanh thu tăng 25,1 tr.đ.
3.1.4. Điểm yếu (W)
Quy mô của nhà máy so với các vùng lân cận còn khiêm tốn, cơ sở thiết bị chế biến còn nhiều bất cập so với yêu cầu sản xuất hàng hóa hiện nay.
Đầu tư cho công tác tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế như: chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường để tìm kiếm, xâm nhập các thị trường mới, đặc biệt là thị trường ngoài tỉnh. Hoạt động marketing cho sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, chính sách xúc tiến bán hàng, khuếch trương chưa được chú trọng .
Nhà máy chưa có tiềm lực tài chính mạnh: hàng năm nguồn vốn kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào ngân hàng, nguồn vốn chủ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn dẫn đến mất tính chủ động trong kinh doanh.
1. Bạn hàng tin tưởng và làm ăn lâu dài với nhà máy.
2. Sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng, được khách hàng ưa chuộng. 3. Nguồn vốn vay đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.
4. Nằm trên tuyến quốc lộ 1A rất thuận lợi cho việc vận chuyển thành phẩm và nguyên liệu.
5. Cán bộ công nhân viên đoàn kết phấn đấu nỗ lực vì tập thể.
1. Thị trường mở rộng, thuế quan cắt bỏ, cạnh tranh bình đẳng, nguồn vốn dồi dào khi gia nhập WTO. 2. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.
3. Nhu cầu tiêu thụ tinh bột sắn ngày càng tăng.
4. Tiếp cận nguồn nguyên liệu có chất lượng và rẻ
5. Sự quan tâm đầu tư của nhà nước và địa phương.
6. Kết cấu hạ tâng đồng bộ và phát triển.
Điểm yếu (W) Thách thức (T)
1. Quy mô nhỏ, máy móc thiết bị còn nhiều bất cập.
2. Sản phẩm chưa phong phú.
3. Chưa thâm nhập các thị trường mới, hoạt động marketing yếu.
4. Phụ thuộc vào nguồn vốn vay.
1. Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh.
2. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả.
3. Lạm phát và suy giảm kinh tế. 4. Sự biến động giá cả trên thị trường.
3.2. Lập mô hình ma trận SWOT và kết hợp giữa các yếu tố để tìm ra các giải pháp cho công tác tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế