Các kênh tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế (Trang 49 - 50)

- Đối với thị trường xuất khẩu: năm 2008 chưa đạt được kế hoạch đề ra, chỉ đạt 98,90%, điều này là do năm 2008 sự khủng hoảng của nền kinh tế

2.3.3.1. Các kênh tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy

Xác định kênh phân phối hợp lý sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Mỗi loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, DN sẽ lựa chọn hình thức kênh phân phối khác nhau. Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế trong quá trình xúc tiến bán hàng đã sử dụng các hình thức phân phối sau:

Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3

Sơ đồ 6:kênh phân phối sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

- Đối với thị trường nước ngoài: sản phẩm của nhà máy đến người tiêu dùng thông qua kênh 1.

Kênh 1: nhà máy sản xuất và bán theo đơn đặt hàng từ công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV (tổng công ty), sau đó công ty này sẽ xuất khẩu trực tiếp ra thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Singapore, Malayxia,…Đây là kênh được tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất của nhà máy.

NHÀ MÁY

Đại lý Người tiêu dùng Tổng công ty nước ngoàiThị trường

Người tiêu dùng Công ty chế

thông qua 2 kênh.

Kênh 2: các công ty chế biến thực phẩm, dược phẩm như : công ty Bia Huế, công ty Bánh kẹo Huế, công ty Dược Huế,… có nhu cầu mua tinh bột sắn bổ sung vào nguyên liệu sản xuất bia, kem, bánh kẹo , thuốc uống, mỳ tôm,... Như vậy thông qua các công ty này người tiêu dùng đã gián tiếp sử dụng sản phẩm của nhà máy.

Kênh 3: các đại lý, tư thương, nhà bán buôn ở các chợ lớn như An Lỗ, Đông Ba, An Cựu,… có nhu cầu về tinh bột sắn đã tìm đến nhà máy để mua trực tiếp sản phẩm. Đối với kênh này nhà máy có thể cung cấp sản phẩm của mình phục vụ nhu cầu trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w