Đối với vật kiến trúc: ta thấy năm 2009 giá trị này giảm so với năm 2008 do nhà máy đã thanh lý một số tài sản không còn khả năng sử

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế (Trang 25 - 30)

2008 do nhà máy đã thanh lý một số tài sản không còn khả năng sử dụng và nhà máy điều chỉnh quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản công trình hoàn thành nên giá trị vật kiến trúc giảm đi. Nhưng năm 2010, giá trị vật kiến trúc lại tăng lên 104,55 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng

kiến trúc khác phục vụ sản xuất của mình.

- Đối với máy móc thiết bị quản lý văn phòng: năm 2008, giá trị của tài sản này là 94,30 triệu đồng, đến năm 2009 là 100,74 triệu đồng và năm 2010 tăng thêm 19 triệu tương ứng với tốc độ tăng là 20,34%. Cho thấy trong 3 năm qua giá trị máy móc thiết bị quản lý văn phòng của nhà máy không ngừng tăng lên, do nhà mày mua thêm máy tính, máy photocopy phục vụ cho công việc của cán bộ văn phòng nhà máy, thiết lập mạng máy tính nội bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý, quyết toán hạch toán đúng đảm bảo hoàn thành công việc .Từ đây ta thấy những năm qua nhà máy đã cố gắng trong việc cung cấp thêm các thiết bị dụng cụ quản lý phục vụ tốt hơn trong quản lý sản xuất của mình.

Tóm lại, nhà máy đã chú trọng đầu tư về tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh chưa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và đáp ứng được yêu cầu về sản phẩm của thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng và đầu tư hợp lý vào mỗi thời kỳ sẽ có tác động rất lớn trong việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì vậy nhà máy cần phải tính toán trong việc đầu tư, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp để có được giải pháp đầu tư có hiệu quả.

Bảng 4: Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật qua 3 năm (2008-2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2010/2008 GT(Trđ) % GT(Trđ) % GT(Trđ) % +/-GT % I.TSCĐ dùng trong sx 43964,70 97,60 44119,32 97,60 46407,85 97,71 2443,15 5,56 1.Nhà cửa 4869,73 11,08 4869,73 11,04 4869,73 10,97 0 0 2.Vật kiến trúc 4691,08 10,67 4563,40 10,34 4795,63 10,80 104,55 2,22 3.Máy móc và thiết bị động lực 33017,69 75,10 33128,75 75,09 35128,75 79,10 2111,06 63,94 4.Thiết bị và phương tiện vận tải 1292,80 2,94 1456,70 3,30 1501,32 3,38 209 16,16

5.Máy móc và thiết bị quản lí 93,40 0,21 100,74 0,23 112,42 0,25 19 20,34

II.TSCĐ không có tổ chức sản xuất

1083,66 2,4 1083,66 2,4 1083,66 2,38 0 0

Tổng giá trị tài sản 45048,36 100 45202,98 100 47491,51 100 2443,15 5,42

Tình hình tài chính của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế được thể hiện thông qua bảng 5 với tổng số vốn năm 2008 là 55608,91 triệu đồng, năm 2009 tổng nguồn vốn là 57366,94 triệu đồng và đến năm 2010 tăng lên 6,92% tương ứng với 3845,84 triệu đồng. Nhìn chung tổng số vốn của nhà máy trong 3 năm qua đều không ngừng tăng lên, để đánh giá chính xác hơn chúng ta xem xét cụ thể hơn trong từng chỉ tiêu như sau:

Theo tổ chức sử dụng

Với đặc trưng là một đơn vị sản xuất nên nguồn vốn cố định luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của nhà máy. Nhìn vào bảng số liệu 5 ta thấy vốn cố định có sự biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2008 vốn cố định là 41178,65 tr.đ, năm 2009 là 41756,76 tr.đ, năm 2010 là 42702,65 tr.đ, tăng so với năm 2008 là 1524 tr.đ tương ứng với 3,70%. Điều này là do nhà máy đã mua sắm thêm các trang thiết bị, máy móc,… để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của mình.

Cũng như vốn cố định thì vốn lưu động cũng có sự biến động theo chiều hướng ngày càng tăng lên . Do yêu cầu của quá trình hoạt động sản xuất là phải thu mua các nguyên liệu để sản xuất và thanh toán trong quá trình nhập sắn nên số lượng vốn lưu động của nhà máy cũng tăng lên đáng kể, một phần là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng nên nguồn vốn lưu động cũng tăng theo. Đặc biệt, năm 2010 VLĐ tăng lớn với tốc độ tăng là 16,09% tương ứng 2321,94 triệu đồng so với năm 2008.

Phân theo nguồn hình thành

Nguồn vốn CSH có xu hướng tăng nhanh qua các năm, năm 2008 là 5693,62 triệu đồng chiếm 10,24% trong tổng số vốn, năm 2009 là 5863,36 triệu đồng chiếm 10,22% và năm 2010 tăng mạnh với tốc độ tăng 19,69% hay tăng 1121,21 triệu đồng so với năm 2008. Điều này là do nhà máy trong những năm qua sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao. Nếu nguồn vốn CSH chiếm tỷ lệ lớn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy ổn định và có hiệu quả, đồng thời nó còn thể hiện tính tự chủ trong kinh doanh.Tuy nguồn vốn CSH tăng so với hai năm trước nhưng nợ phải trả của nhà máy vẫn còn cao.

Bảng 5: Quy mô và nguồn vốn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010)

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2010/2008

GT(Trđ) % GT(Trđ) % GT(Trđ) % +/- GT % I.Theo tổ chức sử dụng 1.Vốn cố định 41178,65 74,05 41756,76 72,79 42702,65 71,82 1524 3,70 2.Vốn lưu động 14430,26 25,95 15610,08 27,21 16752,20 28,18 2321,94 16,09 II.Theo nguồn hình thành 1.Nguồn chủ sở hữu 5693,62 10,24 5863,36 10,22 6814,83 11,46 11,21 19,69 2.Nợ phải trả 49915,29 89,76 51503,48 89,78 52640,02 88,54 2724,73 5,46 Tổng nguồn vốn 55608,91 100 57366,84 100 59454,85 100 3845,94 6,92

Dây chuyền công nghệ sản xuất tinh bột sắn gồm 5 bước (công đoạn):

Nạp liệu- bóc vỏ - rửa sạch

Nguyên liệu củ sắn tươi thu hoạch tối đa trong vòng 2 ngày, được đưa vào sản xuất chế biến, củ được đưa vào phiễu nạp liệu có hệ thống sàn rung nhằm loại bỏ đất cát, cặn bã và nạp các chất khác. Sau đó củ được chuyển đến thiết bị bóc vỏ, bóc xong củ được chuyển đến thiết bị rửa sạch .

Thái nhỏ và mài

Củ sắn sau khi rửa sạch được băng chuyền chuyển đến hệ thống sàng lọc để loại bỏ tạp chất cuối và sau đó được chuyển đến một thiết bị mài, ở đây nước sạch được bơm vào và khuấy trộn để tạo thành một hỗn hợp dịch bào.

Tách chiết sửa, bột và bã

Hỗn hợp bã, bột, nước sau khi trộn đều được bơm vào hệ thống thiết bị chiết tách gồm :

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w