Mục Lục Mục Lục 1 Lời mở đầu 3 Nội dung 5 Chương 1: Những vấn đề lý luận của kế hoạch kinh doanh. 5 1.1. Doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 5
Trang 1Chương 1: Những vấn đề lý luận của kế hoạch kinh doanh 5
1.1 Doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Hệ thống kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp 7
1.1.3 Chức năng của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp 8
1.2 Nội dung của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp 9
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty 24
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội 25
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội, mối quan hệ giữa các phòng ban 26
Trang 22.1.4 Đặc điểm phương thức tổ chức, kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu
tư của công ty 28
2.1.5 Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty 31
2.2 Kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2010 32
2.2.1 Kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư 32
2.2.2 Kế hoạch marketing của công ty 34
2.2.3 Kế hoạch nhân sự 36
2.2.4 Kế hoạch tài chính 39
2.3 Tình hình thực hiện và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội trong 2 năm 2006-2007 40
2.3.1 Kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư 40
3.1.2 Khó khăn mà công ty phải đương đầu 48
3.2 Nhiệm vụ của kế hoạch kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008-2010 50
3.2.1 Nhiệm vụ của kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư 50
3.2.2 Nhiệm vụ của kế hoạch Marketing 52
3.2.3 Nhiệm vụ của kế hoạch nhân sự 52
3.2.4 Nhiệm vụ của kế hoạch tài chính 53
3.3 Những giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2010 54
3.3.1 Tăng cường nghiên cứu thị trường để lựa chọn cũng như phát triển thị trường kinh doanh 54
3.3.2 Xây dựng chính sách phát triển thị trường 55
3.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn 58
3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và xúc tiến phát triển thị trường 59
3.3.5 Chú trọng nâng cao năng lực hoạt động của công ty 60
Kết luận 62
Tài liệu tham khảo 63
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP 64
Trang 3Lời mở đầu
Cơ chế thị trường luôn linh hoạt, thường xuyên biến động vì vậy mỗidoanh nghiệp dù hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào ngành nghề nào muốnđứng vững trên thị trường cần phải luôn linh hoạt thích ứng kịp thời vớinhững thay đổi đó, phải luôn tiếp cận với cái mới cái đúng xóa bỏ những cáicũ, lạc hậu.
Để tồn tại và phát triển trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau,doanh nghiệp cần phải trả lời ba vấn đề lớn là: Sản xuất cái gì ? sản xuất choai ? sản xuất như thế nào ? Một trong những công cụ giúp doanh nghiệp giảiđáp những vấn đề trên là kế hoạch kinh doanh.
Để có những thay đổi phù hớp với sự biến đổi của thị trường thì doanhnghiệp phải có những giải pháp phù hợp với sự biến đổi đó Mỗi bản kế hoạchkinh doanh đều phải có nhiều giải pháp thực hiên, nhiều phương án ứng phóvới những biến động thất thường của cơ chế thị trường nhằm đạt hiệu quả caonhất trong kinh doanh.
Qua thời gian thực tập ở công ty TNHH NN một thành viên xuất nhậpkhẩu và đầu tư Hà Nội tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh của công ty, nghiên
cứu hoạt động sản xuất của công ty em đã chọn đề tài “ Giải pháp thực hiệnkế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầutư Hà Nội giai đoạn 2008-2010 “ làm khóa luận tốt nghiệp của em
Trang 4Nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của kế hoạch kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHHNN một thành viên XNK và đầu tư HN trong 2 năm 2006-2007.
Chương 3: Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2010.
Trang 5Nội dung
Chương 1: Những vấn đề lý luận của kế hoạch kinh doanh.
1.1 Doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng kí kinh doanh theoquy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiên các hoạt động kinh doanh.ỞViệt Nam hiện nay có 6 loại hình doanh nghiệp là: Doanh nghiệp Nhà nước,doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp cá thể tiểu chủ, doanh nghiệp tư bản tưnhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Khái niệm về hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh, theo luật định, là việc thực hiện một số hoặc tất cảcác công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiệndịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, một mặt, có một số điểmtương tự như các hoạt động khác của con người, mặt khác lại có mục đích,phương pháp tiến hành đặc thù Hoạt động kinh doanh tạo ra hàng hoá và kỳvọng, mục đích thu được hiệu quả kinh tế - tài chính cao bền lâu và trong đóngười ta đặc biệt quan tâm đến khía cạnh kinh tế và khía cạnh tâm lý của cácgiải pháp, biện pháp, thường có sự tham gia của nhiều người, liên quan đếnlợi ích của nhiều người, diễn ra trong một không gian, một khoảng thời gian
Trang 6và các điều kiện nhân - tài - vật lực có giới hạn và bị cạnh tranh ngày càngquyết liệt.
Hoạt động kinh doanh có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, chẳnghạn:
- Theo tính chất hoạt động của chúng ta, có hoạt động sản xuất ( sảnphẩm hoặc dịch vụ )và hoạt động thương mại.
- Theo bản chất kinh tế, chúng ta có thể có các doanh nghiệp côngnghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp và tài chính,v.v…
Khái niệm về kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là một văn bản nêu rõ hoạt động kinh doanh, xácđịnh sứ mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh củadoanh nghiệp và được sử dụng như một bản lý lịch về doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cáchhợp lý, xử lý các tình huống bất chắc và ra các quyết định kinh doanh mộtcách hiệu quả Kế hoạch kinh doanh cung cấp những thông tin cụ thể và có tổchức về doanh nghiệp và hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để hoàn trảđược nợ vay.
Một kế hoạch kinh doanh tốt là một phần thiết yếu của bất kỳ đơn xinvay nào Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng làm công cụđể thông báo cho nhân viên kinh doanh, nhà cung cấp, và các đối tượng liênquan khác về hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh doanh có thể được thiết kế để hướng dẫn ban quản lýtrong các giai đoạn khởi nghiệp hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp, hoặc đểkiểm soát quá trình vận hành của một doanh nghiệp đang hoạt động tốt.
Trang 7Giá trị lớn nhất mà bản kế hoạch kinh doanh đó là nó phác ra được mộtbức tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệpbao gồm việc mô tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh củadoanh nghiệp.
Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một nhàdoanh nghiệp cẩn trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanhnghiệp ở mức độ nào.
1.1.2 Hệ thống kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh thường hướng tới là: Đáp ứng đòi hỏicủa thị trường ; nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, quản lý có hiệuquả hơn các nguồn lực ; Đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh đã chọn,cụ thể là: thực hiện các mục tiêu chiến lược, kiểm soát quá trình triển khaichiến lược Để thực hiện các mục tiêu nói trên, kế hoạch chiến lược cần phảiđược cụ thể hóa bằng hệ thống các kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điềuhành sản xuất kinh doanh Hệ thống các kế hoạch chức năng bao gồm; kếhoạch sản xuất sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, kế hoạch mua sắm thiếtbị, nguyên vật liệu, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch marketing.Các kế hoach chức năng và ngân sách trên thực tế có mối quan hệ mậtthiết với nhau và cần phải thống nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảosự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả giữa các chức năng trong doanh nghiệp.Tính chất hệ thống và mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng thể hiện quasơ đồ mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp sau:
Trang 8Hình 1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanhnghiệp.
Qua sơ đồ trên cho thấy: trong nền kinh tế thị trường khả năng nắm bắtnhu cầu sẽ là yếu tố quyết định đầu tiên sự thành công các kế hoạch doanhnghiệp cũng như việc thực hiện mục tiêu chiến lược, do vậy,kế hoạchmarketing sẽ là trung tâm cơ sở cho mọi kế hoạch tác nghiệp khác Ngân sáchsẽ là phương tiện để kết hợp các chức năng với nhau, đồng thời cũng là cơ sởđể quyết định sự tăng tiến của kế hoạch
1.1.3 Chức năng của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
Kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp có ba chức năng sau: Chức năng ra quyết định
Chức năng này là một trong những điểm mạnh của hệ thống kế hoạchtrong doanh nghiệp Nó giúp cho các nhà lãnh đạo xây dựng một quy trình raquyết định và phối hợp các quyết định Quy trình ra quyết định đươc xâydựng tương đối độc lập.
Kế hoạchTài chính
Kế hoạchSản xuấtKế hoạch
Kế hoạch Nhân sự
Kế hoạch Maketing
Nhu cầu của khách hàngSản
phẩm mớiCung
nhân sự
Nhu cầunhân sự
Khối lượng
Công suất và thời hạnRàng
buộcDự
toán
Trang 9 Chức năng giao tiếp
Kế hoạch tạo điều kiện cho việc giữa các thành viên của ban lãnh đạo Vìcông tác kế hoạch không phải chỉ riêng bộ phận kế hoạch mà là của tất cả cácphòng ban, các bộ phận.Nên nó cho phép lãnh đạo các bộ phận khác nhauphối hợp sử lý các vấn đề trong trung và dài hạn Kế hoạch có thể tạo nên mộtcông cụ hiệu quả cho thông tin xuôi từ ban lãnh đạo đến các bộ phận chứcnăng và huy động các bộ phận vào việc thực hiện các lựa chọn chiến lượcchung.
Chức năng quyền lực
Chức năng thể hiện sự quản lý doanh nghiệp theo một quy trình kế hoạchđã đặt ra Kế hoạch là công cụ của lãnh đạo thể hiện định hướng tương lai củadoanh nghiệp và quyền lực của họ trong doanh nghiệp.
Trong nội bộ doanh nghiệp, kế hoạch đem lại cảm giác được quản lý mộtcách hợp lý và mọi người đều được đóng góp vào kế hoạch với tư cách ngườira quyết định.
1.2. Nội dung của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp gồm các kếhoạch chức năng sau:
1.2.1 Kế hoạch marketing
1.2.1.1 Khái niệm về kế hoạch marketing
Kế hoạch marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân tíchmôi trường và thị trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cùng vớinhững mục tiêu trung hạn và ngắn hạn cho cả công ty, hoặc cho một nhóm sảnphẩm cụ thể, sau đó người ta xác định các phương tiện cần thiết để thực hiệnnhững mục tiêu trên, và những hành động cần thực hiện, đồng thời tính toán
Trang 10khoản thu nhập và chi phí giúp cho việc thiết lập một ngân sách cho phépthường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
1.2.1.2 Nội dung của kế hoạch marketing
Kế hoạch marketing được thông qua ba bước quan trọng đó là: Dự báonhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường ; kế hoạch marketinghàng năm ;và ngân sách marketing
a) Dự báo nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là bướcđánh giá mức nhu cầu trên thị trường từ đó đưa ra sự lựa chọn cho các hoạtđộng marketing Sau khi đã xác định được nhu cầu trên thị trường thì doanhnghiệp phải lựa chọn thị trường mục tiêu theo những cách thức sau: Tập trungvào một đoạn thị trường, chuyên môn hóa có lựa chọn, chuyên môn hóa theosản phẩm, chuyên môn hóa theo thị trường, bao phủ toàn bộ thị trường Saukhi đã lựa chọn được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải ước lượng khốilượng bán hàng dự kiến cho mỗi thị trường thông qua các phương pháp dựbáo bán hàng định lượng ; định tính và mô phỏng.
b) Kế hoạch marketing hàng năm là bản kế hoạch dựa vào dự báo bánhàng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp Kế hoạch này thể hiện quanđiểm của marketing là theo dõi liên tục xu hướng mới của thị trường và thíchứng càng nhanh chóng càng tốt đối với những xu hướng đó Kế hoạch hàngnăm là việc cụ thể hóa việc triển khai chiến lước doanh nghiệp trên các thịtrường mục tiêu đã chọn, các chỉ tiêu sẽ được thể hiện thông qua các chỉ tiêulợi nhuận, bán hàng, phân phối và giao tiếp Tùy theo doanh nghiệp mà mứcđộ cụ thể hóa của các kế hoạch này được triển khai.Nhìn chung kế hoạchmarketing hàng năm xác định các mục tiêu và dự tính các hành động vàphương tiện cần thiết trong các lĩnh vực: bán hàng, phân phối và các hànhđộng marketing bổ trợ.
Trang 11c) Ngân sách marketing chiếm vị trí quan trọng trong tổng ngân sách củatoàn doanh nghiệp Ngân sách này bao gồm các thu nhập dự kiến và chi phídự tính cho việc duy trì hoạt động của chức năng marketing cũng như choviệc thực hiện các kế hoạch marketing đã định.
1.2.2 Kế hoạch sản xuất và dự trữ
1.2.2.1 Khái niệm kế hoạch sản xuất và dự trữ
Kế hoạch sản xuất và dự trữ (còn gọi là kế hoạch cung ứng đối vớidoanh nghiệp cung cấp dịch vụ) cho biết doanh nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu vềsản phẩm của bộ phận marketing như thế nào Lập kế hoạch sản xuất là cụ thểhóa kế hoạch marketing: sản phẩm sẽ được sản xuất như thế nào, sử dụngnhững nguồn lực gì? Chi phí sản xuất là bao nhiêu?
1.2.2.2 Nội dung của kế hoạch sản xuất và dự trữ
a Mô tả sản phẩm và số lượng: sản phẩm được mô tả từ góc độ sản xuất,gồm các chi tiết hợp thành, vật liệu cấu thành, đặc tính kỹ thuật của sảnphẩm Số lượng sản phẩm dự định sản xuất: phải biết cần sản xuất những sảnphẩm như thế nào, số lượng bao nhiêu để đáp ứng kế hoạch marketing và tồnkho của doanh nghiệp
b Phương pháp sản xuất: doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm như thếnào: quy trình, công nghệ để sản xuất sản phẩm, chi tiết hoặc công đoạn nàotự sản xuất/gia công bên ngoài, tại sao, v.v…
c.Máy móc thiết bị và nhà xưởng: cần sử dụng những loại máy móc thiếtbị nào, công suất bao nhiêu, lấy thiết bị từ nguồn nào (có sẵn, mua mới,…)cần nhà xưởng rộng bao nhiêu, bố trí như thế nào, kế hoạch khấu hao nhàxưởng, thiết bị,… Kế hoạch máy móc thiết bị và nhà xưởng cần được trìnhbày riêng vì phần này sẽ ảnh hưởng tới quyết định về các nguồn lực khác.
Trang 12Máy móc thiết bị và nhà xưởng thường có giá trị đầu tư lớn vì vậy kế hoạchmáy móc thiết bị và nhà xưởng rất quan trọng để lập kế hoạch tài chính saunày
d Nguyên vật liệu và các nguồn lực khác: nhu cầu sử dụng và tồn khonguyên vật liệu, chất lượng và số lượng như thế nào, nguyên vật liệu thay thếlà gì, ai là nhà cung cấp, phương thức cung cấp, số lượng mua tối ưu, mức độrủi ro Các yêu cầu đối với nguồn nhân lực: số lượng lao động, trình độ taynghề, kế hoạch đáp ứng (tuyển dụng, đào tạo,…)
e Dự toán chi phí hoạt động: cần bao nhiêu vốn đầu tư, các chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm
Ưu thế cạnh tranh: xác định xem yếu tố cạnh tranh nào là quan trọng và làmột yếu tố định tính để ra các quyết định lựa chọn các phương án sản xuất,đầu tư máy móc thiết bị, bao gồm: chất lượng, giá thành, quy mô, công nghệ,kinh nghiệm, khả năng đáp ứng nhanh,…
1.2.3 Kế hoạch nhân sự
1.2.3.1 Khái niệm kế hoạch nhân sự.
Theo Shimon L Dolan và Randall S Schuler: kế hoạch hoá nguồnnhân lực là quá trình triển khai và thực hiện các kế hoạch, các chương trìnhnhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ có đúng về số lượng người được bố tríđúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ.
1.2.3.2 Nội dung kế hoạch nhân sự
Quá trình hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần đượcthực hiện trong mối liên hệ mật thiết với quá trình hoạch định và thực hiệncác chiến lược và chính sách kinh doanh chung của doanh nghiệp Thôngthường, quá trình hoạch định thực hiện theo các bước như:
Trang 13- Phân tích môi trường, xác định mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp.
- Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Dự báo khối lượng công việc (đối với các mục tiêu, kế hoạch dài hạn, trunghạn) hoặc xác định khối lượng công việc và tiến hành phân tích công việc (đốivới các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn) và nhu cầu nguồn nhân lực (đối với cácmục tiêu, kế hoạch dài hạn, trung hạn) hoặc xác định nhu cầu nguồn nhân lực(đối với các mục tiêu kế hoạch ngắn hạn).
- Phân tích quan hệ cung cầu nguồn nhân lực, khả năng điều chỉnh, và đề racác chính sách, kế hoạch chương trình thực hiện giúp cho doanh nghiệp thíchứng với các nhu cầu mới và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
- Thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình quản trị nguồn nhân lựccủa doanh nghiệp.
- Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện.
Sau đây là các bước thực hiện công tác hoạch định nguồn nhân lực:
Hình 2 Quá trình hoạch định nguồn nhân lực
Việc lập kế hoạch nhân sự dựa trên các kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp (kế hoạch chiến lược, kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, …), dựbáo nhu cầu nhân sự trong tương lai và khả năng cung ứng nhân sự (bao gồm
Trang 14cả khả năng cung ứng nội bộ và bên ngoài) Không có cách tiếp cận duy nhấtvề kế hoạch nhân sự đối với doanh nghiệp Tuy nhiên lập kế hoạch nguồnnhân lực trong doanh nghiệp thường hướng vào trả lời các câu hỏi sau đây:Chúng ta cần những con người như thế nào và số lượng là bao nhiêu? Khi nàochúng ta cần họ? Họ sẽ cần những kĩ năng nào? Chúng ta đã sẵn có nhữngngười thích hợp chưa ? và liệu họ đã có sẵn kiến thức chuyên môn, kỹ năngcần thiết hay không ?
1.2.4 Kế hoạch tài chính
1.2.4.1 Khái niệm kế hoạch tài chính.
Kế hoạch tài chính là một phần quan trọng trong hệ thống kế hoạchtrong doanh nghiệp Mục đích của kế hoạch tài chính là xây dựng hệ thốngquản lý tài chính hiệu quả để đạt được các mục tiêu chiến lược của doanhnghiệp Kế hoạch tài chính và kiểm soát tài chính là phương tiện để thực hiệnchính sách tài chính của doanh nghiệp.
Kế hoạch tài chính là quá trình soạn thảo các kế hoạch và chỉ tiêu quantrọng, các định mức tài chính nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính cần thiếtcho sự phát triển của doanh nghiệp.
1.2.4.2 Nội dung lập kế hoạch tài chính
Kế hoạch tài chính thể hiện một cách tổng hợp các quyết định, các chứcnăng và các chương trình của doanh nghiệp về việc sử dụng vốn và huy độngvốn Tức là đảm bảo cân bằng về mặt tài chính, trong khi vẫn tôn trọng về khảnăng thanh toán và khả năng sinh lời.
Kết cấu của kế hoạch tài chính bao gồm các muc sau:a Báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Trang 15Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD ) là báo cáotài chính phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũngnhư tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đốivới nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí v.v
b Các nguyên tắc ghi sổ kế toán đối với doanh thu và chi phí.
Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu của từng hoạt độngkinh doanh
Doanh thu bán hàng được ghi theo giá hoá đơn, các khoản chiếtkhấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại được phảnánh ở tài khoản riêng Cuối kỳ, các khoản này được kết chuyển đểgiảm trừ doanh thu hoá đơn.
c Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến việc lập BCKQHĐKD. Nghiệp vụ bán hàng.
Xác định số thuế phải nộp Xác định doanh thu thuần
Xác định và kết chuyển trị giá vốn thực tế (giá thành thực tế của sảnphẩm sản xuất, dịch vụ) của số hàng đã bán
Tập hợp và kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh.
Xác định và kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán Tập hợp chi phí, xác định thu nhập hoạt động khác
Xác định kết quả.
Trang 161.3 Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thương xuyên phải đốimạt với các quy luật của thị trường, vì vậy các dấu hiệu của thị trường là cơsở để các doanh nghiệp thực hiện hành vi sản xuất kinh doanh của mình Tuyvậy kế hoạch hóa vẫn là cơ chế quản lý cần thiết, hữu hiệu của các doanhnghiệp Lập luận về sự tồn tại và phát triển của kế hoạch hóa doanh nghiệptrong nền kinh tế thị trường xuất phát từ chính vai trò của nó trong quản lýdoanh nghiệp Những vai trò chính được thế hiện như sau:
- Tập chung sự chú ý các hoạt động doanh nghiệp vào các mục tiêu Kếhoạch hóa là nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, cho nên chínhcác hoạt động của công tác kế hoạch hóa là tập trung sự chú ý vào các mụctiêu này.
- Công tác kế hoạch hóa với việc ứng phó những bất định và đổi thay củathị trường Lập kế hoạch là dự kiến những vấn đề của tương lai, mà tương laithì ít chắc chắn, tương lai càng dài thì kết quả của các quyết định càng kémchắc chắn Thậm chí ngay khi tương lai có độ chắc chắn cao thì các nhà quảnlý phải tìm cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra, phân công, phối hợp hoạtđộng của các bộ phận trong hệ thống tổ chức trong quá trình thực hiện mụctiêu kế hoạch và tháo gỡ, ứng phó với những bất ổn trong diễn biến sản xuấtkinh doanh.
- Công tác kế hoạch hóa với việc tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trongdoanh nghiệp Công tác kế hoạch hóa thường hướng tới cực tiểu hóa chi phívà nó chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và đảm bảo tính phù hợp Kếhoạch thay thế sản xuất manh mún, không được phối hợp bằng nỗ lực có địnhhướng chung, thay thế luồng hoạt động thất thường bởi một luồng đều đặn và
Trang 17thay thế những phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹlưỡng.
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1 Nhân tố chủ quan.
a Chất lượng của công tác kế hoạch
Kế hoạch hóa là một phương thức quản lý theo mục tiêu, là hoạt độngcủa con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tựnhiên, đặc biệt là quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế - kỹthuật Công tác kế hoạch bao gồm việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện,kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch.
Ý nghĩa của việc phải nâng cao chất lượng của công tác kế hoạch là mộtyếu tố gắn liền với việc thực hiện kế hoạch Chất lượng của công tác kế hoạchcàng cao bao nhiêu thì việc thực hiện kế hoạch càng tốt bấy nhiêu vì chỉ cóbản kế hoạch tốt mới tạo cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch.
Yêu cầu đặt ra để nâng cao chất lượng của công tác kế hoạch là phải đảmbảo các nguyên tắc kế hoạch hóa, các nguyên tắc đó là:
Một là nguyên tắc thống nhất: Tính thống nhất là yêu cầu của công tác
quản lý Doanh nghiệp được cấu thành bởi hệ thống khá phức tạp, bao gồmcác mối quan hệ dọc ngang Hệ thống dọc bao gồm mối quan hệ giữa các cấpvới nhau trong hệ thống tuyến quản lý như: giám đốc – quản đốc phân xưởng– tổ trưởng sản xuất – công nhân.Mối quan hệ ngang là sự tác động mang tínhchức năng giữa các phòng ban với nhau trong một cấp quản lý.
Trang 18Nguyên tắc thống nhất đảm bảo sự phân chía và phối hợp chặt chẽ trongquá trình xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch giữa các cấp, cácphòng ban chức năng trong doanh nghiệp thống nhất
Nội dung của nguyên tắc thể hiện 3 vấn đề:
Trong doanh nghiệp, tồn tại nhiều quá trình kế hoạch hóa riêng biệt, cónghĩa là có tiểu hệ thống kế hoạch hóa Các kế hoạch bộ phận đi vào giảiquyết các công việc mang tính chất chức năng, đặc thù riêng, với các mục tiêuvà tổ chức thực hiện khác biệt Vì vậy cần có sự phân định rõ ràng giữa cácbộ phận, các phòng ban trong công tác kế hoạch hóa.
Mỗi tiểu hệ thống kế hoạch đều đi từ các chiến lược chung của toàndoanh nghiệp và thực hiện mục tiêu chung Các kế hoạch được hình thànhtrong doanh nghiệp không chỉ đơn giản là phép cộng hay sự lắp ghép thuầntúy các kế hoạch bộ phận mà còn là hệ thống các kế hoạch có liên quan chặtchẽ đến nhau
Tính thống nhất trong công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp nhằm mụctiêu hướng tới mục đích chung của toàn doanh nghiệp cũng như vì sự pháttriển của từng bộ phận cấu thành.
Hai là nguyên tắc tham gia: Nguyên tắc tham gia có liên quan mật thiết
đến nguyên tắc thống nhất Nguyên tắc này có nghĩa là mỗi thành viên củadoanh nghiệp đều tham gia những hoạt động cụ thể trong công tác kế hoạchhóa, không phụ thuộc vào nhiệm vụ và chức năng của họ.
Công tác kế hoạch hóa có sự tham gia của mọi thành phần trong doanhnghiệp có sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Mỗi thành viên của doanh nghiệp có hiểu biết sâu sắc hơn về doanhnghiệp của mình, biết đước những mặt khác của doanh nghiệp ngoài lĩnh vựchoạt động của mình Vì vậy nếu tham gia vào công tác kế hoạch hóa, họ sẽ
Trang 19nhận được các thông tin một cách chủ động hơn và việc trao đổi thông tin sẽdễ dàng hơn.
- Sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp trong quá trình kếhoạch hóa dẫn đến kế hoạch của doanh nghiệp cũng chính là kế hoạch củangười lao động Người lao động tham gia vào kế hoạch chung của toàn doanhnghiệp cũng chính là sự thỏa mãn của chính nhu cầu riêng của bản thân họ.
- Sử dụng nguyên tắc tham gia cho phép người trực tiếp tham gia vàocông việc kế hoạch hóa phát huy được tính chủ động của mình vào hoạt độngdoanh nghiệp Mỗi người tham gia sẽ thể hiện những động cơ mới để laođộng có hiệu quả hơn Họ thêm những thói quen, những hiểu biết mới để tăngcường khả năng của họ, có nghĩa là doanh nghiệp có thêm nguồn lực để giảiquyết những nhiệm vụ trong tương lai.
Nội dung của nguyên tắc được thể hiện trong việc thể hiện trong việchình thành những thể chế, những mô hình nhằm thu hút được đông đảo quầnchúng và các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp tham gia trong côngcuộc xây dựng và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp, như: phương hướngký kết hợp đồng trong đơn vị kinh tế, những phương án sản xuất, phân phốithu nhập từ phía công đoàn, các đề xuất, các công trình từ phía thanh niênv.v…
Ba là nguyên tắc linh hoạt: Do những bất định trong tương lai và sai
lầm có thể có trong dự báo thông thái nhất nên kế hoạch hóa phải mang tínhchất linh hoạt Nếu có thể xây dựng các kế hoạch càng linh hoạt, thì sự đe dọathiệt hại gây ra do các sự kiện chưa lường trước được sẽ ngày càng ít
Nội dung nguyên tắc linh hoạt được thể hiện trên những khía cạnh sau:- Cần phải có nhiều phương án kế hoạch, quan niệm mỗi phương án kếhoạch là một kịch bản chứ không nên coi đó là các văn bản pháp lý Tương
Trang 20ứng với những phương án là những điều kiện áp dụng cụ thể về nguồn lực, thịtrường và các điều kiện kinh doanh.
- Ngoài kế hoạch chính, cần xây dựng các kế hoạch dự phòng, kế hoạchphụ để có thể tạo dựng trong kế hoạch một khả năng thay đổi phương hướngkhi những sự kiện không lường trước được có thể xảy ra.
- Cần phải xem xét lại các kế hoạch một cách thường xuyên – nguyên tắcthay đổi theo kiểu hàng hải Các quyết định của doanh nghiệp càng liên quannhiều hơn đến tương lai, thì một điều quan trọng hơn là người lãnh đạo vàquản lý giống như nhà hàng hải phải liên tục kiểm tra tiến trình, phải định kỳđối chiếu các sự kiện xảy ra so với dự kiến và điều chỉnh lại các kế hoạch cầnthiết để duy trì quá trình tiến tiến đến mục đích mong muốn Như vậy tínhlinh hoạt trong kế hoạch hóa làm cho các nhà quản lý không có cảm thấy kếhoạch ràng buộc họ vào những chương trình cứng nhắc Chính họ mới làngười quản lý kế hoạch chứ không phải họ bị kế hoạch quản lý.
Yêu cầu của công tác linh hoạt đòi hỏi quá trình soạn thảo kế hoạch cầnphải đưa thêm phần dự phòng hay tốt nhất là con số kế hoạch nên là mộtkhoảng chứ không nên là một điểm Theo quan niệm tài chính, để đảm bảocho nguyên tắc linh hoạt cần phải có chi phí phụ và mức chi phí này cần phảitương đương với khả năng xuất hiện rủi ro
Năng lực tài chính doanh nghiệp: là yếu tố tổng hợp sức mạnh củadoanh nghiệp Căn cứ vào khố lượng vốn( vốn chủ sở hữu, vốn huy động …)mà doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp, cùngvới khả năng quản lý, phân phối( đầu tư )có hiệu quả nguồn vốn để thực hiệnkế hoạch kinh doanh đó.
Về nhân sự: con người là nhân tố quyết định thành công hay thất bạicủa công tác kế hoạch trong doanh nghiệp.Vì vậy nếu doanh nghiệp có đội
Trang 21ngũ cán bộ, nhân viên giỏi về chuyên môn, đoàn kết, biết phối hợp với nhautrong công việc, đặc biệt là công tác kế hoạch sẽ đảm bảo thành công tronghoạt động kinh doanh của công ty.
Bộ máy quản lý doanh nghiệp: bao gồm những người lãnh đạo doanhnghiệp Một người lãnh đạo giỏi sẽ biết gắn kết các cá nhân trong doanhnghiệp thành một khối thống nhất, tiến tới mục tiêu chiến lược chung chodoanh nghiệp Họ sẽ luôn biết cách tháo gỡ, vượt qua khó khăn để thực hiệntốt các mục tiêu của doanh nghiệp Do vậy bộ máy quản lý có mạnh thì kếhoạch kinh doanh của doanh nghiệp mới được thực hiện hoàn hảo.
Năng lực của bộ phận kế hoạch: Đây là những người trực tiếp xây dựnglên bản kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở những thông tin thu được.Chính vì vậy, năng lực của cán bộ làm kế hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến tínhkhả thi của bản kế hoạch, cũng như công tác kế hoạch của toàn doanh nghiệp.Để doanh nghiệp hoàn thành tốt công tác kế hoạch kinh doanh của mình thìcác cán bộ kế hoạch phải thực sự có chuyên môn, nhậy bén, có tầm nhìn, dựbáo được tương lai, nắm chắc tình hình cũng như khả năng của doanh nghiệp.
b Năng lực của bộ phận kế hoạch: Đây là những người trực tiếp xây
dựng lên bản kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở những thông tin thuđược Chính vì vậy , năng lực của cán bộ làm kế hoạch có ảnh hưởng rất lớnđến tính khả thi của bản kế hoạch, cũng như công tác kế hoạch của toàndoanh nghiệp Để doanh nghiệp hoàn thành tốt công tác kế hoạch kinh doanhcủa mình thì các cán bộ kế hoạch phải thực sự có chuyên môn , nhậy bén , cótầm nhìn , dự báo được tương lai , nắm chắc tình hình cũng như khả năng củadoanh nghiệp.
Trang 221.4.2 Nhân tố khách quan.
a Nhân tố chính trị pháp luật: Để xây dựng được kế hoạch sản xuất kinhdoanh khả thi và thực hiện thành công thì doanh nghiệp cần phải phân tích, dựđoán về khía cạnh chính trị pháp luật có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinhdoanh của mình, cũng như xu hướng vận động của nó như sự ổn định vềđường lối chính trị, đương lối ngoại giao, mở của, đặc biệt là các chính sáchkhuyến khích hay hạn chế của lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.
b Nền kinh tế: Là nhân tố có vai trò hàng đầu và ảnh hưởng có tínhquyết định đến việc đưa ra phương án và đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanhphù hợp cho doanh nghiệp Vì nhân tố này tác động đến sức mua của kháchhàng và dạng tiêu dùng hàng hóa, nó gồm các nhân tố như tốc độ tăng trưởngnền kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, sự thay đổi cơ cấu sản xuất và phân phối,tiềm năng kinh tế, sự gia tăng đầu tư…
c Tiến bộ khoa học công nghệ: Trong xu thế toàn cầu hóa hiệnnay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ tác động mạnh mẽđến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp muốn vươn lênnhanh, và phát triển ổn định bền vững trên thị trường thì phải chú trọng nângcao khả năng nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ vàotrong mọi lĩnh vực hoạt động của mình sao cho đạt hiệu quả cao trong tất cảcác công việc Bao gồm các linh vực công nghệ thông tin, kỹ thuật công nghệmới thúc đấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo sự phát triểnổn đinh bền vững
d Nhân tố xã hội văn hóa: Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách không rõràng đến các hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến khảnăng tiêu thụ cũng như phát triển sản phẩm trên thị trường Nhu cầu sản phẩmdịch vụ bị ảnh hưởng sâu sắc về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí,
Trang 23tôn giáo tín ngưỡng … Tìm hiểu kỹ các nhân tố này là bước quan trọng trongkế hoạch Marketing cũng như với toàn bộ kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp.
e Nhân tố môi trường tự nhiên: các nhân tố về môi trường tựnhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác được, các điều kiện vềđịa lý địa hình, đất đai, khí hậu, thời tiết … Chúng có những tác động khácnhau đối với từng hoạt động của doanh nghiệp, do đó chúng có tác động khácnhau đến việc xây dựng kế hoạch cũng như việc thực hiện kế hoạch kinhdoanh của doanh nghiệp.
Trang 24Chương 2: Thực trạng thực hiện kế hoạch
kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên
XNK và Đầu tư Hà Nội 2006-2007
2.1 Khái quát về công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà nội
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội là môt đơn vịkinh tế hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngânhàng và sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.
- Công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội có tên giaodịch đối ngoại:
HA NOI IMPORT – EXPORT – CORPORATION - Tên điện tín: UNIMEX HA NOI
- Trụ sở giao dịch: 41 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.- Telex:41506UHVT
- Tel:04 8259246
Công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội được thành lậptheo quyêt định số 152/2005 QĐ-UB ngày 4/10/2005 của UBND Thành phốHà Nội.
Trang 252.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH NN một thành viên XNKvà đầu tư Hà Nội.
Công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội là doanhnghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội, cótư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký thành lập và hoạt động theo luậtdoanh nghiệp, luật doanh nghiệp nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, điều lệ Tổng công ty thương mại Hà Nội và điều lệ công ty đượcUBND thành phố Hà Nội phê chuẩn, có chức năng hoạt động XNK và đầu tưtrong lĩnh vực sản xuất thương mại dịch vụ và kinh doanh bất động sản.
Công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội thực hiệnchế độ hạch toán độc lập, các đơn vị trực thuộc công ty thực hiện chế độ hạchtoán phụ thuộc.
Công ty có nhiệm vụ:
Xuất khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác tất cả các mặt hàng bao gồm: cácmặt hàng nông sản, khoáng sản, hang thủ công mĩ nghệ, các sản phẩm dệtmay, hàng tạp phẩm hàng gia công chế biến và các mặt hàng nông sản.Nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư máy
móc, thiết bị nguyên liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng, các loạiphương tiện vận tải, hóa chất và hàng tiêu dùng.
Công ty có quan hệ với trên 50 nước trên thế giới trong các hoạt độngthương mại và dịch vụ.
Hoạt động đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịchvụ.
Hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành nước CHXHCN Việt Namvà những quy định riêng của toàn liên hiệp công ty.
Trang 26Được sản xuất và gia công chế biến các mặt hàng xuất khẩu và hàng tiêudùng trong nước, hàng may mặc đồ chơi điện tử, lắp ráp xe máy, điện tửđiện lạnh, hàng nông sản, hải sản chế biến và các mặt hàng khác.
Được làm dịch vụ thương mại nhập khẩu, tái xuất,chuyển khẩu quá cảnh vàmôi giới thương mại.
Được quyền ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoàinước, được vay vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàngnhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình theo luậtpháp và các quy định quản lý ngoại hối của Nhà Nước.
Đựơc quyền mở đại lý, các cửa hàng buôn bán lẻ hàng XNK và hàng sảnxuất trong nước theo quy định hiện hành của Nhà Nước, liên doanh liên kết,hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ở các lĩnh vựcsản xuất kinh doanh.
Được quyền cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn, cho thuê kho tàngbến bãi, nhà xưởng và các công trình phụ trợ.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội, mối quan hệ giữa các phòng ban.
Chủ tịch công ty: Chủ tịch công ty thực hiên chức năng quản lý công
ty, trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm tổ chức thựchiện, kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hìnhtài chính của công ty.
Ban giám đốc: Ban giám đốc của công ty UNIMEX gồm 1 tổng giám
đốc và 3 phó tổng giám đốc Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty,tất cả các phòng ban đều chịu sự quản lý của tổng giám đốc Các phótổng giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệmtrước tổng giám đốc công ty về lĩnh vực công tác được giao Ban giám
Trang 27đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động củacông ty.
Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá
toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong từng kế hoạch ( tháng,quý,năm ) Đồng thời phòng kế toán và tài vụ còn phải đảm bảo vốn phụcvụ cho các hoạt động của các phòng kinh doanh trong công ty, điều tiếtvốn nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh doanh, đảm bảo vốn được xoayvòng nhanh và có hiệu quả nhất Quyết toán tài chính với các cơ quancấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, các ngân hànghàng năm.
Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân lực của công
ty, tham mưu cho tổng giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý vàhiệu quả nhất Lập kế hoạch đào tạo, điều hành, bổ xung lao động nhằmphù hợp với yêu cầu kinh doanh Ngoài ra, phòng tổ chức còn làm mộtsố công viêc khác như: bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiềnlương và bảo hiểm xã hội …
Phòng kế hoạch tổng hợp: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch của công
ty trong dài, trung và ngắn hạn Thu thập nắm giữ toàn bộ thông tin vềhoạt động kinh doanh của công ty Mặt khác phòng kế hoạch thông tincòn phải báo cáo thông tin cho tổng giám đốc một cách chính xác, kịpthời nhằm giúp cho tổng giám đốc có quyết định đúng đắn, phù hợp vớiyêu cầu phát triển của công ty.
Phòng Đầu tư xây dựng: có nhiệm vụ đầu tư các dự án, có thể ủy
quyền cho đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện và quản lý dự án do côngty đầu tư.
Các phòng nghiệp vụ:
Phòng kinh doanh 1: Xuất khẩu hàng nông sản khoáng sản.
Trang 28Phòng kinh doanh 2: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.Phòng kinh doanh 3: Xuất nhập khẩu tổng hợp.
Phòng kinh doanh 4: Xuất khẩu máy móc thiết bị.Phòng kinh doanh 5: Xuất khẩu hàng sang Nga.Phòng kinh doanh 6,7,8: Xuất nhập khẩu tổng hợp.
Chi nhánh của công ty: - Chi nhánh tại thành phố HCM.
- Chi nhánh tại Hải Phòng.
a Đặc điểm phương thức tổ chức quản lý:
Đối với các phòng kinh doanh nghiệp vụ ( các phòng kinh doanh 1-8)công ty tiến hành giao chỉ tiêu, nhiệm vụ ( theo tháng, quý, năm ) chotừng phòng kế hoạch để thực hiện và giao nộp theo đúng kỳ Mứclương, thưởng của các phòng được hưởng sẽ phụ thuộc vào mức độhoàn thành kế hoạch và tổng doanh thu thực hiện.
Đối với cán bộ làm công tác quản lý, công ty thực hiện quản lý theo cơchế “ một thủ trưởng “ Tuy nhiên công ty luôn đề cao tính năng động,
Trang 29chủ động và sáng tạo trong công việc của từng cán bộ công nhân viên(CNV ) trong công ty.
Đối với các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc, công ty áp dụng chế độhạch toán tiến bộ.
Công ty thường xuyên áp dụng chế độ khen thưởng, chăm lo đời sốngvật chất tinh thần đối với từng cán bộ CNV trong công ty, thực hiệnchế độ thưởng phạt phân minh, qua đó góp phần tạo bầu không khíhăng say, thi đua trong công việc, thực hiện khẩu hiệu “ công việc luôngắn liền với hiệu quả “.
b Đặc điểm phương thức kinh doanh XNK và đầu tư của công ty.
Công ty UNIMEX Hà Nội là doanh nghiệp chuyên về XNK, đầu tư vàdịch vụ Công ty áp dụng một cách linh hoạt các phương thức kinh doanh đểgia tăng các hiệu quả XNK, thể hiện qua 3 phương thức kinh doanh là:
Xuất nhập khẩu trực tiếp. Xuất nhập khẩu ủy thác. Gia công hàng xuất khẩu.
Ngoài ra trong những năm gần đây, công ty cũng thực hiện phương thứchàng đổi hàng và tạm nhập tái xuất, tuy nhiên kim ngạch và tỷ trọng của haiphương thức này còn nhỏ trên tổng số chung.
Về cách thức tiến hành kinh doanh của công ty, phòng kinh doanh nghiệpvụ có trách nhiệm lên phương án kinh doanh xuất nhập khẩu Phương án kinhdoanh cần có các thông tin sau:
Điện thoại xác nhận mua bán
Dự thảo hợp đồng liên quan tới các phương án kinh doanh.
Giấy phép ngành hàng kinh doanh của đối tác ( đối với khách hàng lầnđầu).
Trang 30 Báo cáo quyết toán tài chính hai niên độ liền kề tính tới thời điểm lậpphương án kinh doanh, giao kết hợp đồng.
Các tài liệu có liên quan khác do ngân hàng cung cấp tín dụng hoặc tínhchất đặc thù của từng thương vụ yêu cầu.
Khả năng thanh toán của các đối tác ( trên cơ sở phân tích báo cáo tàichính ), khả năng thanh toán của người mua hàng xuất khẩu.
Uy tín của các đối tác trên thị trường, thông tin về đối tác từ phía ngânhàng.
Chỉ tiêu hiệu quả của từng phương án kinh doanh, phương án kinhdoanh khả thi được đánh giá theo hiệu quả của các chỉ tiêu: Doanh số,lợi nhuận trước thuế, khả năng quay vòng vốn và thu hồi vốn…
Phương án kinh doanh sau khi được đơn vị trực tiệp kinh doanh hoàn thiệnđược chuyển qua bộ phận quản lý và phòng kế toán tài vụ, phòng sẽ có tráchnhiệm kiểm tra các số liệu tính toán trong các phương án kinh doanh, cácthông điệp dữ liệu từ các tài liệu đi kèm, đồng thời phải kiểm tra sự phù hợpgiữa các phương án kinh doanh và các hợp đồng kinh tế đi kèm, đề xuất thựchiện hoặc không thực hiện các phương án kinh doanh ( thời gian luân chuyểntại bộ phận quản lý không quá 3 ngày làm việc đối với hàng nhập khẩu,không qua 1 ngày đối với hàng xuất khẩu ).
Sau đó phương án kinh doanh sẽ được chuyển qua ban giám đốc công ty,tổng giám đốc và phó tổng giám đốc phụ trách đơn vị kinh doanh đánh giá,xem xét duyệt phương án kinh doanh theo đề xuất của phòng kế toán tài vụhoặc trao đổi với các đơn vị có liên quan để hoàn thiện bổ xung trước khiduyệt phương án kinh doanh.
Phòng kế toán tài vụ trên cơ sở phương án kinh doanh và hợp đồng kinhtế đã được duyệt, ký và các tài liệu liên quan tiến hành làm các thủ tục tiếptheo thực hiện phương án kinh doanh.
Trang 312.1.5 Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty
Nước ta gia nhập WTO là một thời cơ lớn của đất nước ta nói chung vàcông ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư HN nói riêng Tận dụngthời cơ thuận lợi đó lãnh đạo công ty đã chuyển hướng mạnh mẽ tập chungvào các mặt hàng xuất khẩu, kết quả đạt được không thể tin được 2006 tổngdoanh thu lên tới 1257 tỷ đồng tăng 1035% so với 2005 đây là một con số hếtsức ấn tượng Kết quả này là do sự đa dạng của các mặt hàng xuất khẩu gồmcác mặt hàng có thế mạnh chủ lực như: Sắn lát, gạo, dược liệu, hạt tiêu, gỗ,các mặt hàng đồng nguyên liệu Cùng theo đó là sự chấp nhận của thị trườngnước ngoài đặc biệt là thị trường Israel cũng là lý do thể hiện sự tăng trưởngđột biến của doanh thu công ty
Nhận xét về kết quả doanh thu và lợi nhuận của công ty:
Về doanh thu: Doanh thu của công ty liên tục tăng đặc biệt là trong 2năm trở lại đây, doanh thu của công ty luôn trên 1000 tỷ đồng Đạt và vượt xakế hoạch đặt ra của tổng công ty giao cho Đây là kết qủa xứng đáng cho sựnỗ lực của các cán bộ và sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc công ty, làthành quả tất yếu của sự trưởng thành lớn mạnh trong suốt thời kỳ dài củacông ty.
Về lợi nhuận: Doanh thu tăng liên tục, có năm tăng tới hơn 1000%tuy nhiên lợi nhuận của công ty lại tăng chậm là do đồng nghĩa với việc mởrộng sản xuất và thị trường xuất khẩu là sự tăng về chi phí đặc biệt là chi phívận chuyển (do giá xăng liên tục tăng ) và giá các mặt hàng phụ trợ phục vụcho hoạt động xuất khẩu tăng cao Lợi nhuận của công ty liên tục tăng bấtchấp sự gia tăng của chi phí, những năm gần đây công ty có mức tăng lợinhuận khá cao điển hình là năm 2006, 2007 lên tới hơn 250% là mức tăng kỷlục từ lục thành lập công ty.