Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An

38 557 7
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An

Luận văn tốt nghiệp Khoa tài chÝnh Ngân hàngLỜI MỞ ĐẦUCùng với sự vận động của nền kinh tế, Ngân hàng như một mắt xích quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng không chỉ có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, phát triển thị trường ngoại hối, tạo công ăn việc làm cho người lao động… và quan trọng hơn nữa Ngân hàng là kênh dẫn vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Việc đáp ứng các nhu cầu vốn cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội kinh doanh của Ngân hàng Thương mại. Xuất phát từ những nhu cầu trên đã đặt ra thách thức lớn đối với các Ngân hàng Thương mại “Làm thế nào có thể đa dạng hoá các dịch vụ cho vay, nâng cao hiệu quả cho vay nhưng vẫn giữ được phương châm phát triển an toàn, hiệu quả và hội nhập”. Đây chính là câu hỏi đang đặt ra trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng Thương mại nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An nói riêng.Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An – trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, trên cơ sở kiến thức đã tích luỹ tại trường và qua nghiên cứu tài liệu kết hợp với sự chỉ bảo tận tình của các Cán bộ tín dụng giúp em có những kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực này, nên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp. Nội dung luận văn này gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về nguồn vốn tín dụng và hiệu quả cho vayChương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An.Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, cũng như thời gian tiếp xúc thực tế chưa nhiều, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu xót, em kính mong được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viênHà Mai Lan Lớp 708K Luận văn tốt nghiệp Khoa tài chÝnh Ngân hàng Hà Mai LanCHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY1.1. CÁC NGUỒN VỐN CHO VAY CỦA NHTM1.1.1. Định nghĩa nguồn vốn tín dụngNguồn vốn tín dụng là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ Ngân hàng1.1.2. Các nguồn vốn tín dụng Ngân hàng Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng bao gồm: Vốn tự có (vốn chủ sở hữu), vốn huy động, vốn đi vaymột số vốn khác.a. Vốn tự cóLà số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, đó là nguồn tiền được đóng góp chủ yếu bởi những người chủ Ngân hàng. Vốn tự có của Ngân hàng bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản loại khác theo quy định của NHTW.Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng, xong nó có ý nghĩa quan trọng: Là cơ sở để thu hút nguồn vốn khác, là vốn khởi đầu tạo uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng, sử dụng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Ngân hàng. Đồng thời, vốn tự có còn là cơ sở thu hút được nhiều nguồn vốn huy động và xác định hệ số an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, các NHTM không ngừng tăng cường bổ sung vốn điều lệ, trích lập các quỹ dự trữ và sử dụng các tài sản nợ.b.Vốn huy độngHuy động vốn nhàn rỗi là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của NHTM. Nó tạo ra nguồn vốn chủ lực trong kinh doanh. NHTM thường huy động vốn nhàn rỗi của xã hội qua hai hình thức: Vốn huy động từ tiền gửi và vốn huy động thông qua phát hành chứng từ có giá.Hà Mai Lan Lớp 708K Luận văn tốt nghiệp Khoa tài chÝnh Ngân hàng• Vốn huy động từ tiền gửi là hình thức huy động vốn phổ biến của NHTM. Các khoản tiền gửi có thể chia thành tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút bất kỳ lúc nào và Ngân hàng luôn có nghĩa vụ phải thoả mãn các nhu cầu đó. Loại tiền gửi này mục đích chính là thanh toán. Đặc trưng của nguồn vốn này đối với NHTM là biến động thường xuyên. Do đó, cần quản lý chặt chẽ để nâng cao khả năng thanh toán của Ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàngNgân hàng. Đây là nguồn vốn lớn và ổn định phù hợp với cho vay có kỳ hạn của NHTM.• Vốn huy động thông qua phát hành chứng từ là việc NHTM phát hành các chứng từ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng để huy động vốn.c. Vốn đi vayTrong quá trình kinh doanh các NHTM luôn có tình trạng tạm thừa và thiếu vốn. Đó là khi huy động vốn nhưng chưa cho vay hết, hay khi khách hàng có nhu cầu vay lớn nhưng nguồn vốn lại không đủ, hoặc người gửi rút tiền trước thời hạn trong khi đó vốn vay chưa đến lúc thu hồi. Khi đó NHTM giải quyết bằng cách sau:• NHTM có thể gửi vào tổ chức tín dụng để hưởng lãi hay đi vay vốn để tận dụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán.• Ngân hàng có thể vay vốn của NHTM và tổ chức tín dụng khác được thực hiện thông qua thị trường liên Ngân hàng. Việc vay vốn này được thực hiện ở NHTMTW và sau đó sẽ điều chỉnh cho các Chi nhánh trong hệ thống.• Vay vốn của NHTW được thực hiện qua hình thức tái cấp vốn, vay bổ sung thanh toán bù trừ giữa các NHTM và vay khi Ngân hàng mất khả năng thanh toán.d. Nguồn vốn khácTrong quá trình hoạt động của NHTM còn có thể tạo lập vốn cho mình từ nhiều nguồn khác như: Hà Mai Lan Lớp 708K Luận văn tốt nghiệp Khoa tài chÝnh Ngân hàng• Huy động vốn trong thanh toán: Trong quá trình thực hiện chức năng trung gian thanh toán, Ngân hàng thanh toán không dùng tiền mặt theo lệnh của khách hàng, như vậy Ngân hàng đã huy động được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức: Tiền ký quỹ vào tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền chu chuyển trong thanh toán.• Huy động vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc các tổ chức trong và ngoài nước cho các chương trình dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.1.1.3. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốnViệc cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn là rất cần thiết cho NHTM. Công việc này liên quan đến việc quản lý vốn từ Hội sở xuống Chi nhánh. Việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn phải đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn với sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán. Do vậy, khi lập kế hoạch nguồn vốn phải xuất phát từ cơ cấu và quy mô tài sản Có để quy định cơ cấu, quy mô tài sản Nợ, phù hợp với khả năng quản lý và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Kế hoạch nguồn vốn của toàn hệ thống được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kế hoạch nguồn vốn của các Chi nhánh và Hội sở chính. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích kế hoạch nguồn vốn của các Chi nhánh, phòng nguồn vốn xây dựng chỉ tiêu nguồn vốn nói chung và chỉ tiêu huy động vốn nói riêng đến từng Chi nhánh và các phòng tại Hội sở chính, lên kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn chung toàn ngành, chi tiết đến từng Chi nhánh với một số chỉ tiêu chính sau:Nguồn vốn Sử dụng vốn1. Huy động 1. Dự trữ- Tiền gửi- Phát hành giấy tờ có giá2. Đi vay 2. Cho vay3. Nhận vốn tài trợ uỷ thác 3. Kinh doanh khác4. Vốn và các quỹ 4. Tài sản Có khác5. Tài sản Nợ khácHà Mai Lan Lớp 708K Luận văn tốt nghiệp Khoa tài chÝnh Ngân hàng1.2. HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG1.2.1. Khái niệm về hiệu quả cho vayHiệu quảmột khái niệm mang tính tổng hợp. Một cách chung nhất, hiệu quả là mức độ tương ứng giữa kết quả đạt được và yêu cầu đặt ra cũng như hao phí nguồn lực sử dụng. Để có một cái nhìn toàn diện hơn, chúng ta xem xét hiệu quả cho vay trên hai phương diện:a. Đối với NHTMHiệu quả cho vay được đánh giá là tốt khi Ngân hàng đó thu hồi được cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, phạm vi và mức độ giới hạn cho vay phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân Ngân hàng và phải đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Theo đó khoản vay mang lại hiệu quả là khoản vay mang lại khả năng sinh lợi cao nhất cho Ngân hàng. b. Đối với nền kinh tế quốc dân Hoạt động cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh của các ngành, các khu vực trong nền kinh tế. Từ đó thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết được các mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vayĐể xem xét hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM người ta sử dụng rất nhiều tiêu chí khác nhau nhưng trong luận văn này chỉ đề cập một số tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả cho vay, bao gồm các tiêu chí sau:a. Doanh số cho vay• Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.• Doanh số cho vay cho biết quy mô cho vay của Ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Một Ngân hàng có doanh số cho vay lớn chứng tỏ Ngân hàng có uy tín, có mối quan hệ với nhiều khách hàng hoặc có quan hệ tốt với những khách hàng lớn.Hà Mai Lan Lớp 708K Luận văn tốt nghiệp Khoa tài chÝnh Ngân hàng• Doanh số cho vay phụ thuộc vào quy mô, nguồn vốn đã huy động, chính sách cho vay Ngân hàng, chu kỳ kinh tế, môi trường pháp lý.b. Tổng dư nợTổng dư nợ phản ánh số nợ mà các đơn vị vay chưa hoàn trả Ngân hàng đến một thời điểm nhất định khi thống kê thường là cuối tháng, quý hoặc năm. Chỉ tiêu này thường được phân chia theo dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn hoặc chia theo thành phần kinh tế. Tổng dư nợ phản ánh hiệu quả cho vay thấp, nó chỉ ra khả năng mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng thấp, công tác tiếp thị khách hàng không hiệu quả… ngược lại, dư nợ cao (dư nợ lành mạnh) phản ánh tình trạng kinh doanh phát triển của NHTM. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phải là quan trọng nhất mà chỉ tiêu này thường được dùng để tính hệ số sử dụng vốn.Hệ số sử dụng vốn vay=Tổng dư nợTổng nguồn vốn huy độngHệ số này phản ánh kết quả sử dụng nguồn vốn để cho vay của Ngân hàng, hệ số này luôn nhỏ hơn 1. Nếu tỷ lệ này gần bằng 1 chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng tối đa nguồn vốn huy động, đồng thời Ngân hàng phải chú trọng tăng trưởng nguồn để đề phòng tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu hệ số sử dụng thấp, Ngân hàng cần tăng cường dư nợ hoặc giảm nguồn vốn huy động nhằm hạn chế rủi ro nguồn vốn tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng.c. Tỷ lệ nợ quá hạnHoạt động cho vay của Ngân hàng là hoạt động có rủi ro cao. Chính vì vậy đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn của mỗi Ngân hàngchỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh rõ nét nhất về hiệu quả của công tác cho vay của Ngân hàng đó.Tỷ lệ nợ quá hạn=Nợ quá hạnTổng dư nợTỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng có nghĩa là Ngân hàng thực hiện tốt các bước của quy trình cho vay, thu được đầy đủ lãi và gốc các khoản cho vay, đồng thời cũng tốn ít chi phí hơn cho việc quản lý nợ quá hạn. Như vậy, mức độ an toàn của Hà Mai Lan Lớp 708K Luận văn tốt nghiệp Khoa tài chÝnh Ngân hànghoạt động này cao, rủi ro thấp. Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao, một phần lớn các khoản vay không thu được lãi, thậm chí không thu được gốc. Như vậy, thu nhập của Ngân hàng bị ảnh hưởng, đồng thời lại tốn chi phí cho việc thu hồi nợ, làm giảm hiệu quả cho vay. Tuy nhiên, tỷ lệ này được coi là cao hay thấp thì cần được so sánh tỷ lệ chung của ngành và tỷ lệ chấp nhận của chính Ngân hàng. Việc đánh giá tỷ lệ này chỉ mang ý nghĩa tương đối. Thông thường với một Ngân hàng thương mại, tỷ lệ nợ quá hạn này dưới 5% là có thể chấp nhận được.1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY1.3.1. Đối với Ngân hàng thương mạiKhác với tổ chức tài chính, NHTM là một tổ chức kinh tế chủ yếu kinh doanh trên vốn của người khác: Vay của công chúng trong một cộng đồng, trong nhiều cộng đồng, của các Ngân hàng bạn, của NHTW và các tổ chức tín dụng… hơn nữa, huy động vốn tốt nhưng còn phải sử dụng vốn làm sao có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận và tránh rủi ro. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả cho vay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với NHTM.• Nâng cao hiệu quả cho vay góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng như: Rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động. Đây là một vấn đề nóng bỏng mà mỗi Ngân hàng đang từng ngày, từng giờ suy nghĩ để tìm ra giải pháp quản lý rủi ro.• Nâng cao hiệu quả cho vay sẽ phần nào giảm được nợ xấu đến mức thấp, đảm bảo an toàn vốn của Ngân hàng.• Nó tạo ra lợi nhuận rất lớn đối với Ngân hàng bởi lẽ nếu hiệu quả cho vay tốt thì hạn chế dư nợ quá hạn. Vì vậy chứng tỏ được việc Ngân hàng thu được cả lãi và gốc theo đúng thời hạn.1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân• Nâng cao hiệu quả cho vay tạo điều kiện cho Ngân hàng làm tốt chức năngmột trung gian tài chính: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, điều hoà vốn cho nền kinh tế và giải quyết các mối quan hệ cung - cầu về vốn.Hà Mai Lan Lớp 708K Luận văn tốt nghiệp Khoa tài chÝnh Ngân hàng• Nâng cao hiệu quả cho vay, góp phần ổn định tiền tệ, tránh được lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Thông qua nghiệp vụ cho vay bằng hình thức chuyển khoản (không dùng tiền mặt) Ngân hàng đã mở rộng tiền ghi sổ lên rất nhiều lần tiền thực (tạo tiền). Đồng thời, việc đảm bảo hiệu quả cho vay sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng cung cấp các loại hình thanh toán phù hợp với yêu cầu nền kinh tế.1.3.3. Đối với Cán bộ Ngân hàng• Nâng cao hiệu quả cho vay có nghĩa rằng là các quy trình, thẩm định của Cán bộ tín dụng đã đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn chặt chẽ.• Mặt khác, nó có ý nghĩa thể hiện kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ, cách xử lý thẩm định dự án cho vay, biết xác định được dự án nào là có hiệu quả để cho vay• Qua đó giúp Cán bộ tín dụng có thể tránh được những rủi ro không đáng có trong công tác tín dụng nói chung và công tác cho vay nói riêng như: Tránh được nợ xấu, khả năng mất thanh toán của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro…CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TẠICHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẮC NGHỆ AN2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ AnChi nhánh NHCT Bắc Nghệ An được thành lập và khai trương đi vào hoạt động ngày 10/10/2001 theo quyết định thành lập số 757/QĐ-NHCT của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam với chức năng kinh doanh, tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An đóng tại khối 2 – Thị trấn Cầu Giát – Quỳnh Lưu – Nghệ An.Hà Mai Lan Lớp 708K Luận văn tốt nghiệp Khoa tài chÝnh Ngân hàngMục tiêu kinh doanh của Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở vì sự thành đạt của mọi người, mọi doanh nghiệp dựa trên việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng theo chính sách, pháp luật Nhà nước. Cho đến nay Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An đã nhanh chóng bắt kịp với những biến động của thị trường thực hiện đúng chức năng của NHTM.Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An là các DNNQD, doanh nghiệp Công thương trên địa bàn huyện và một số thị trấn gần huyện. Các doanh nghiệp không nhiều nhưng đều là doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với Ngân hàng như: Công ty Xi măng Hoàng Mai, Công ty Cổ phần thương mại Bắc Nghệ An, Xí nghiệp muối Vĩnh Ngọc, Chi nhánh điện Quỳnh Lưu…. ngoài ra khách hàng còn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các Công ty TNHH, các Công ty tư nhân… đã từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường.Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế thị trường Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An có những bước chuyển mình nhanh chóng. Từ NHCT cấp 2 trực thuộc của NHCT tỉnh Nghệ An đã được chuyển sang NHCT cấp 1 theo số 195/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 1/8/2006. Đó là bước ngoặt đánh dấu những thành công tiếp theo của Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An trong việc thực hiện chính trị, kinh doanh ổn định và lâu dài. Bên cạnh những thuận lợi cũng không ít những khó khăn, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đã bộc lộ các yếu kém trong quản lý kinh doanh, những khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp, sự thiếu đồng bộ của cơ chế tín dụng và luật đầu tư, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt giữa các Ngân hàng với nhau, môi trường pháp lý, những vụ lừa đảo làm ăn thua lỗ đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý cán bộ làm công tác tín dụng. Mặt khác, Ngân hàng đóng trên địa bàn kinh tế còn kém phát triển, chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn, buôn bán nhỏ, trình độ hiểu biết dân cư còn hạn chế nên hoạt động kinh doanh của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các nghiệp vụ và phát triển quy mô hoạt động giao dịch.2.1.2. Nhân sự và cơ cấu tổ chứcHiện nay, Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An có tổng số cán bộ là 60 người, trong đó số cán bộ đại học, cao đẳng chiếm 66,7%, một số cán bộ đang theo học tại Hà Mai Lan Lớp 708K Luận văn tốt nghiệp Khoa tài chÝnh Ngân hàngchức, còn lại là trung cấp và cấp. Công tác quản trị điều hành được sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ. Nhằm phát huy sức mạnh điều hành, Chi nhánh đã quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận đến từng cán bộ.• Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An (Phụ lục số 1)• Chức năng của một số phòng ban chính của Chi nhánh* Phòng kế toán giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của NHNN và của NHCT Việt Nam. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.* Phòng khách hàng: bao gồm phòng khách hàng số 1 (doanh nghiệp lớn) và phòng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ) Phòng khách hàng số 1 (doanh nghiệp lớn): Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. Phòng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ): Thực hiện giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN.* Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh.Hà Mai Lan Lớp 708K [...]... chÝnh Ngân hàng riêng nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả cho vay Do đó các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An là mục tiêu xuyên suốt luận văn này Từ những đánh giá về vấn đề mở rộng chi nhánh, luận văn đã nêu lên những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân, từ đó mà đưa ra những giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công. .. nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN Để không ngừng hoàn thiện các thể lệ, chế độ trong công tác tín dụng và nâng cao hiệu quả cho vay Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An phải không ngừng nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu Xuất phát từ tình hình thực tế, bên cạnh những giải pháp chung mà Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An. .. triển, an toàn và hiệu quả Điều này được thể hiện cụ thể ở doanh số cho vay và dư nợ • Doanh số cho vay Nhìn chung doanh số cho vay qua các năm đều tăng, đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để có thể đánh giá được hiệu quả cho vay Doanh số cho vay được chia theo thời gian và chia theo thành phần kinh tế  Doanh số cho vay theo thời gian Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay theo thời gian... 7 1.3.3 Đối với Cán bộ Ngân hàng 8 CHƯƠNG 2 8 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI 8 CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẮC NGHỆ AN 8 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN 8 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An 8 2.1.2 Nhân sự và cơ cấu tổ chức .9 2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN .11 2.2.1... 0,0046% Qua đó ta thấy Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An đã đạt xuất sắc kế hoạch được giao Để đạt được kết quả nói trên là do Ngân hàng đã và đang thực hiện một số hoạt động quan trọng sau: • Trong quan hệ cho vay, Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An đã giải quyết cho vay nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn tôn trọng đầy đủ nguyên tắc cho vay, đặc biệt chú ý đến an toàn và hiệu quả cho vay Hà Mai Lan Lớp 708K Luận văn... mà Ngân hàng đã đạt được chúng ta cần phải nói đến một số tồn tại sau đây: • Doanh số cho vay theo thời gian cụ thể là doanh số cho vay trung và dài hạn còn chi m tỷ trọng thấp so với tổng doanh số cho vay và lại có xu hướng giảm dần biểu hiện: Năm 2004 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn là 27% so với tổng doanh số cho vay nhưng đến năm 2005 con số này giảm còn 21,3% sovới tổng doanh số cho vay Chi nhánh. .. Luận văn tốt nghiệp Khoa tài chÝnh Ngân hàng CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN 3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN TRONG CÁC NĂM TỚI (2006 – 2007) Căn cứ vào tình hình hoạt động những năm vừa qua và những chỉ tiêu công tác tín dụng được NHCT Việt Nam giao cho, Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ... 2.2.2 Tình hình sử dụng vốn .13 2.2.3 Hiệu quả cho vay 18 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN .19 2.3.1 Kết quả đạt được .19 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 21 CHƯƠNG 3 25 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN 25 Hà Mai Lan Lớp 708K ... triển của các doanh nghiệp cần rất nhiều điều kiện Một trong những điều kiện hàng đầu để các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh là vốn Hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An đã tạo điều kiện về vốn để các doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh Đây là mục tiêu của hầu hết các Ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng công thương Bắc Nghệ An nói Hà Mai Lan Lớp 708K Luận... doanh số cho vay Doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng đáng kể biểu hiện qua các năm: Năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là: 51.300 triệu đồng, chi m 73% so với tổng doanh số cho vay, đến năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên là: 79.500 triệu đồng, tăng 155% so với năm 2004 Tình hình doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên đáng kể về mặt giá trị, biểu hiện: Năm 2004 doanh số cho vay trung . quan về nguồn vốn tín dụng và hiệu quả cho vayChương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An Chương 3: Một số giải. này, nên em đã chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An làm luận văn tốt nghiệp.

Ngày đăng: 01/12/2012, 10:04

Hình ảnh liên quan

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy qua các năm tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh không ngừng tăng lên - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An

h.

ìn vào bảng số liệu ta thấy qua các năm tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh không ngừng tăng lên Xem tại trang 12 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan