1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn

46 689 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 419,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở địa bàn nôngthôn Trong những năm vừa qua ngành nông nghiệp nước ta đã có sự chuyểnbiến vượt bậc cả về năng suất và chất lượng Vị trí và vai trò của kinh tế nôngnghiệp nông thôn đã được khẳng định trong các giai đoạn phát triển kinh tếcủa đất nước.nghị quyết 10 của bộ chính trị 1986 đã khẳng định: Hộ nông dânlà đơn vị kinh tế tự chủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đấtnước.Vị trí của hộ sản xuẩt trong việc phát triên kinh tế hàng hoá nông nghiệplà vô cùng quan trọng, nó là nguồn lưc dồi dào cung cấp lương thực, thựcphẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu Đồng thời nó là thịtrường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp, tạo công ăn việc làm, tậndụng nguồn lao đông trong nông thôn thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triểnvàgóp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.

Cùng với việc đổi mới của nền kinh tế đất nước, hệ thống NHNo&PTNTViệt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn nói riêng đãxác định rõ một trong những khách hàng lớn của mình là hộ sản xuất Với đặcđiểm là một huyện miền núi kinh tế còn nhiều khó khăn, dân tri thấp, đời sốngnhân dân còn nhiều khó khăn, các hoạt động thương mại ít, chủ yếu là các hộsản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ thế nên nguồn vốn tín dung do ngânhàng cung cấp có một vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinhtế xã hội của địa phương nói riêng và nâng cao đời sống nhân dân nói riêng.Song một thực tế hiện nay là quan hệ tín dụng giữa chi nhánh NHNo&PTNTHuyện Văn Bàn với các hộ sản xuất còn nhiều hạn chế và bất cập, vô hìnhchung đã làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của từng hộ sản xuất cũng nhưlàm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do vậy vấn đề đặt ralúc này đối với NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn là phải nghiên cứu thực trạngtìm ra nguyên nhân và các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đểmở rộng cho vay hộ sản xuất, tăng cường huy động vốn, nâng cao chất lượng

Trang 2

tín dụng hộ sản xuất, khai thác có hiệu quả đối tượng khách hàng này gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Từ thực tiễn và nhận thức trong quá trình thực tập tại chi nhánhNHNo&PTNT Huyện Văn Bàn, bằng kiến thức của mình cũng như mongmuốn làm được một điều gì đó góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã

hội của quê hương mình em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng

tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn”.

Là một sinh viên chuyên nghành quản trị kinh doanh tổng hợp nên em đãcố gắng đứng trên góc độ một nhà quản trị để nghiên cứu và thực hiện đề tài.Tuy nhiên với kiến thức và trình độ còn hạn chế cũng như thời gian nghiêncứu hạn hẹp chắc chắn bài viết của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót, khiếmkhuyết do đó em rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của thầy giáo, các bạn vàtất cả những ai quan tâm đến đề tài này Cuối cùng em xin chân thành cảm ơnsư giúp đỡ, hướng dẫn của thầy Nguyễn Thành Trung đã giúp em hoàn thànhbài viết này.

Trang 3

Hoạt động kinh doanh chủ yếu:

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân, huy động tiền gửi tiếtkiệm, kỳ phiếu, trái phiếu.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với dân cư và các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế.

2 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn.2.1-Lịch sử ra đời.

Từ Ngân hàng Nhà Nước huyện Văn Bàn hoạt động trong cơ chế kế hoạchhoá tập trung bao cấp thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ và tách thành ngân hàngNông nghiệp huyện Văn Bàn từ năm 1988 theo quyết định số 280/QĐ-NHNo02 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam Và chi nhánh NHNo&PTNThuện Văn Bàn được thành lập từ ngày 19/6/1998 theo quyết số 340/QĐ-

Trang 4

NHNo-02 của TGĐ NHNo&PTNT Việt Nam, là đơn vị trực thuộc chi nhánhNHNo&PTNT tỉnh Lào Cai, hoạt đông theo luật tổ chức tín dụng và điều lệcủa NHNo&PTNT Việt Nam.

Trong suốt thời gian hoạt động từ cơ chế hạch toán tập trung chuyển sangcơ chế hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm và đối mặt với nền kinh tế thịtrường cạnh tranh sôi động, chi nhánh đã không tránh khỏi những khó khăntrở ngại trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ ngân hàng theo cơ chế mới.

Không chịu bó tay với bất cứ khó khăn nào, bằng ý chí vươn lên từ nội lựccủa cán bộ công nhân viên, có sự chỉ đạo chặt chẽ của NHNo&PTNT ViệtNam, NHNo tỉnh Lào Cai NHNo huyện Văn Bàn đã từng bước lập lại thế chủđộng, hoà nhập với cơ chế thị trường, nâng cao năng lực trong kinh doanh vàngày càng phát triển ổn định trong kinh doanh dịch vụ tiền tệ ngân hàng, gópphần trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đã đạt đượcnhững kết quả đáng khích lệ từ công tác đào tạo cán bộ đến kết quả kinhdoanh:

Về kết quả kinh doanh: nếu đên cuối năm 1991 tổng nguồn vốn huy độngmới là 2,98 tỷ đồng thí đến cuối năm 2006 là 27 tỷ đồng tăng 9,1 lần.

Tổng dư nợ cuối năm 1991 là 3,48 tỷ đồng thì đến cuối năm 2006 là 92 tỷđồng tức tăng 26,5 lần.

Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh gắn với an toàn vốn, NHNo huyện VănBàn đã rất quan tâm đến công tác thanh tra kiểm tra nội bộ (đặc biiệt tổ chứcđối chiếu dư nợ nhằm tránh tình trạng vay hộ, vay ké, lợi dụng của cán bộngân hàng) với tinh thân kip thời trấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sóttiềm ẩn, nâng cao chất lượng công tác trong mọi nghiệp vụ ngân hàng nhất làcông tác tín dụng, chi tiêu nội bộ và an toàn kho quỹ.

Trong công tác tín dụng dễ phát sinh rủi ro do môi trường pháp lý, môitrường kinh tế không ổn định, ngoài ra khách hàng của NHNo huyện Văn Bànchủ yếu là hộ gia đình sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, hiệu quả kinh tếphụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Với đặc thù như vậy, trong quá trình

Trang 5

hoạt động NHNo huyện Văn Bàn luôn thường xuyên phối kết hợp với chínhquyền địa phương, các cơ quan đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, phòngkhuyến nông để hướng dẫn hộ nông dân chủ động phòng chống thiên tai, dịchbệnh… chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm hạn chế thiệt hạicho họ cũng như vốn do ngân hàng đầu tư.

Bên cạnh đó chi nhánh NHNo huyện Văn Bàn còn rất chú trọng trong việcđào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng bằng nhiềuhình thức đào tạo như theo học đại học tại chức, tập huấn nghiệp vụ do ngànhtổ chức… và coi đây cũng là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao năng suấtlao động, đạt hiệu quả cao Luôn coi trọng vai trò lãnh đạo của đảng uỷ, phốihợp với công đoàn, đoàn thanh niên để đưa phong trào thi đua trong cơ quansôi nổi, liên tục tạo động lực cho toàn thể CBCNV hoàn thành tốt mọi nhiệmvụ được giao.

Tuy nhiên không bằng lòng với kết quả đạt được, NHNo huyện Văn Bàn sẽtiếp tục phát huy phấn đấu cao hơn nữa chất lượng hoạt động kinh doanh, đặcbiệt chú ý đến chất lượng tín dụng góp phần phát triển, xây dựng kinh tếhuyện nhà nói riêng và Đất nước nói chung với mục tiêu “Hiệu quả an toàn vàphát triển”.

2.2- Các giai đoạn phát triển chủ yếu* Giai đoạn từ 1988 – 1990

Đây là giai đoạn thanh lập – Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Namđã ra đời với chức năng là một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn Đây là một lĩnh vực, một địa bàn trọng điểm của đất nướcvới nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấuGDP và là khu vực kinh tế chiếm hơn 85% dân số nước ta

Trong giai đoạn này hoạt động của NHPTNN huyện Văn Bàn vẫn do ngânhàng Nhà nước điêu hành trực tiếp Trong bối cảnh kinh té xã hội và điều kiệnhoạt động như thế NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn đã gặp rất nhiều kho khăn

Trang 6

nhưng vẫn đứng vững và tạo dựng nền móng để tồn tại và phát triển, từngbước xây dựng mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ.

*Giai đoạn từ 1991 - 1996

Năm 1990 là năm đanh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình đổi mới củanghành ngân hàng Thang 5/ 1990 hai pháp lệnh ngân hàng ra đời khẳng địnhhệ thống ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Nhà nước với chức năng ngân hàngtrung ương, là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng, là ngân háng pháthành đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam Cácngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịchvụ ngân hàng theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ của pháp luật

NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn trong giai đoạn này bắt đầu gia đoạn pháttriển mạnh mẽ vơi nhiều sản phẩm và dịch vụ mới cũng như chủ động hơntrong hoạt đông của mình Cuối năm 1991 được sự chấp thuận của ngan hàngNhà nước, ngân hàng nông nghiệp thí điểm cho vay hộ nông dân, mở ra mộtthị trường lờn và hết sức phù hợp với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế sang cơchế thị trường

*Giai đoạn từ 1997 đến nay

Năm 1997 Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ra đời thay thế 2 pháplệnh Điêu lệ NHNo&PTNT Việt Nam được thống đốc phê chuẩn tại quyếtđịnh số 309/1997/QD-NHNN ngày 22/11/1977

Đây là thời kỳ kinh tế nước ta phát triển nhanh, mạnh, tốc độ tăng trưởngtrên mức 7%/năm Đây cũng là giai đoạn phat triển nhất của NHNo&PTNTHuyện Văn Bàn từ trước đến nay và đat được nhiều thành tích và kết quả khảquan Lợi nhuận luôn luôn đạt và vượt kế hoạch , mức dư nợ luôn duy trì ởmức cao, tỷ lệ nợ xấu luôn trông giơi hạn cho phép Vơi những kết quả đạtđược thì đến tháng 5/ 2004 NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn đã đươc chinh phủtặng bằng khen.

Trang 7

II – Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn 1 – Sơ đồ tổ chức

PhòngKế toán tài vụ

Tín dụng Vi tínhPhòng Văn phòng

PhòngGiao dịch kinhdoanh tổng hợp

2 - Sự phân công, phân cấp trong tổ chức

Điều hành hoạt đông của ngân hàng là giám đốc, giúp việc cho giám đốc làhai phó giám đốc (Phó giám đốc phụ trách kinh tế tài chính công tác, đoàn thểvà phó giám đốc phụ trách tín dụng); kế toán trưởng và các phòng ban chuyênmôn nghiệp vụ Hiện tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn có 25 nhân viênchính thức và 5 nhân viên hợp đồng.

Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ tại chi nhánh NHNo&PTNT HuyệnVăn Bàn có chức năng tham mưu, giup ban giám đốc trong quản lý và điềuhành công việc của ngân hàng Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cácphòng ban chuyên môn nghiệp vụ do giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Lào Caiquyết định theo đề nghị của giám đốc NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn

Chi nhánh cấp 3 – xã Võ Lao là đơn vị phụ thuộc của chi nhánhNHNo&PTNT Huyện Văn Bàn , có con dấu riêng, có nhiệm vụ thực hiện mộtphần nghiệm vụ của chi nhánh cấp 2 và theo uỷ quyền của NHNo&PTNT ViệtNam Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh :

Trang 8

- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạtđộng kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp củaNHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn theo địa giới hành chính

- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo uỷquyền của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

- Thực hiện các được giao và thừa lệnh của tổng giám đốc NHNo&PTNTViệt Nam.

* Nhiệm vụ: - Huy động vốn - Cho vay.

- Kinh doanh ngoại hối.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác.

- Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng dưới hình thức tư vân trực tiếpcho khách hàng.

- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo qui định củaNHNo&PTNT Việt Nam.

- Đầu tư dưói các hình thức như : Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệpvà các tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.

- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảolãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanhtoán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổchức, cá nhân trong nước theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Quản lý nhà khách, nhà nghỉ, các cơ sở đào tạo tên địa bàn doNHNo&PTNT Việt Nam giao.

- Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ,lao động, tiền lương, thi đua, khenthưởng theo phân cấp,uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độnghiệp vụ trong phạm vi địa bán theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam.

Trang 9

- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện cơ chế, qui chếnghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước vàNHNo&PTNT Việt Nam liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.

- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụngvà đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh donh củaNHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của điaphương.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, lưu trữcác hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánhcũng như việc quảng bá thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theoyêu cầu đột xuất của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

- Thực hiện các nghiệm vụ khác do hội đồng quản trị, tổng giám đốcNHNo&PTNT Việt Nam giao.

III - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn 1 - Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng

* Các sản phẩm và dịch vụ truyền thống của ngân hàng:

- Thực hiện mua bán và trao đổi ngoại tệ: Ngân hàng đứng ra mua bánmột loại tiền chẳng hạn như USD lấy một loại tiền khác như “France” Pháphay “Yên” Nhật và hưởng phí dịch vụ Sự trao đổi đó là rất quan trọng đối vớikhách hàng là các nhà kinh doanh trên lĩnh vực thương mại đặc biệt là ngoạithương, khách du lịch cũng cần đến dịch vụ này vì ho sẽ cảm thấy thoải máihơn nếu có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay địa phương họ đến.

- Tín dụng: Với nguồn vốn to lớn huy động được từ nền kinh tế ngânhàng đầu tư cho các doanh nghiệp và các nhu cầu tín dụng khác trong nềnkinh tế kể cả cho vay tiêu dùng Nhờ sự chuyển hoá này mà hiệu quả đồng tiềnphát huy được cả từ hai phía.

- Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: Quá trình luân chuyển

Trang 10

hàng hoá, các doanh nghiệp có thể thực hiện thanh toán với nhau bằng cáchghi nợ qua thương phiếu còn người bán thì bán các giấy tờ đó cho ngân hàngđể thu tiền về còn ngân hàng thu được chiết khấu thương phiếu.

- Nhận tiền gửi: Là hình thức huy động vốn cho vay.

- Thanh toán: Công nghệ ngân hàng hộ trợ thanh toán trong từng quốcgia và hình thanh mạng thanh toán quốc tế toàn cầu qua hệ thống SWIFT.

- Bảo quản vật có giá cho khách hàng trong điều kiện an toan tuyệt đốivà hoàn toàn bí mật.

- Cung cấp các tài khoản giao dịch cho phép người gửi tiến viết séc hoặccác hình thức thanh toán thích hợp cho việc mua hàng hoá và dịch vụ.

- Cung cấp các dịch vụ uỷ thác:Uỷ thác đầu tư hoặc uỷ thác thực hiệnnhững quan hệ tài chính tiền tệ với một đối tác khác kể cả ở nước ngoài.

*Những dịch vụ ngân hành mới phát triển: - Cho thuê tài chính.

- Cho vay tiêu dùng.

- cho vay tài trợ dự án, đồng tài trợ - Tư vấn tài chính.

- Các hình thức thẻ tín dụng, thẻ thanh toán - Máy rút tiền tự động ATM.

- Máy đổi tiền.

2 - Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ

Văn Bàn là một huyện vùng cao gồm 22 xã và một thị trấn trong đó: 15 xãvùng ba; 2 xã vùng hai nằm trong diện các xã đặc biệt khó khăn; 5 xã vùng haivà một thị trấn là vùng một Huyện Văn Bàn có tổng diện tích tự nhiên là143.927ha Trong đó:

- Đất nông nghiệp là 7.815 ha chiếm 5,4% tổng diện tích tự nhiên (đất tồnglúa mới có2.133 ha).

- Đất có rừng là 72.623 ha chiếm 50.5% tổng diện tích tự nhiên.- Đất trống đồi trọc là 44.687 ha chiếm 31% tổng diện tích tự nhiên.

Trang 11

- Đất khác là 18.841 ha chiếm 13,1% tổng diện tích tự nhiên.

Huyện Văn Bàn là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tổ quốc,phía Nam giáp với tỉnh Yên Bái Đến cuối năm 2006 dân số toàn huyện có93.451 người với tổng số hộ là 13.729 hộ Văn Bàn có 11 dân tộc anh em, cưtrú ở vùng thấp chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày , Dáy , Mông… ruộng nươnglà chủ yếu, chăn nuôi theo phương thức chăn dắt, đã có sản xuất hàng hoá ởtrình độ thấp, có khả năng tiếp thu kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinhtế cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.

Một số dân tộc ở vùng cao chủ yếu làm nương rẫy, ruộng nước rất ít, sảnxuất chủ yếu là tự cung tự cấp, một số bộ phận có tập quán du canh du cư,phương thức canh tác còn lạc hậu, đời sống còn gặp nhiều khó khăn Do đặcđiểm của một huyện miền núi có đến 17/22 xã thuộc diện đặc biệt khó khănđược nhà nước đầu tư chương trình 135, hơn nữa lại có nhiều dân tộc vớiphong tục tập quán lâu đời trong sản xuất và sinh hoạt nên quá trình chuyểnnền sản xuất tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá còn gặp nhiều khókhăn Song với tinh thần đoàn kết một lòng, nhiều chủ trương chính sách củaNhà nước ban hành hợp với ý Đảng lòng dân nên 11 dân tộc em trên địa bànhuyện Văn Bàn đã quyết tâm vượt lên mọi khó khăn trước mắt để thoát khỏiđói nghèo Trên cơ sở phát huy thế mạnh về nông lâm nghiệp, đẩy mạnh tiếnđộ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với vùng sinh thái, dầndần hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, áp dụng những tiến bộkhoa học kỹ thuật về giống, lấy tham canh hiệu quả là chính, mở rộng diệntích cây đặc sản như quế, thảo quả… nhằm không ngừng nâng cao mức thunhập của nhân dân

Về cây lương thực: tổng sản lượng cây lương thực đạt khoảng 27.810 tấnđạt 105.2% so với kế hoạch.

Trong đó:

- Lúa đạt sản lượng là21.387 tấn đạt 106,6% kế hoạch.- Ngô đạt 6.423 tấn đạt 109,9% kế hoạch.

Trang 12

- Đậu tương đạt 570 tấn đạt 129% kế hoạch.- Cây ăn quả trồng được 14,5 ha.

Về chăn nuôi: đẩy mạnh chăn nuôi đưa chăn nuôi lên thành nghành sảnxuất chính: phát triển nhanh các loại gia súc như trâu, bò, dê; phát triển đànlợn giống thuần chủng, hướng hộ gia đình chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm nhìnchung ổn định, phát triển tốt:

- Tổng đàn trâu cuối năm 2006 là 25.930 con tăng 10% so với năm 2005.- Đàn bò cuối năm 2006 là 5.870 con tăng 12% so vopwis năm 2005.- Đàn ngựa cuối năm 2006 là 595 con tăng 7% so với năm 2005.

Tuy đạt được những thành tựu đáng kể như vậy nhưng nhìn chung kinh tếở địa phương mới thoát khỏi ngưỡng của tự cấp, tự túc chưa xa Trong số13.729 hộ có tới 1.453 hộ đói nghèo, phần lớn số hộ còn lại có mức sống trungbình Trong số những hộ này một số hộ sản xuất gặp điều kiện thuận lợi thìvươn lên thành những hộ giàu.

Vấn đề đặt ra cho các hộ sản xuất là vốn, để phát triển mở rộng sản xuấtvới khối lượng lớn và thời hạn dài Ngày 2/3/1993 Chính phủ ban hành nghịđịnh 14CP về chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất Đây là bước ngoặt đốivới các NHNo&PTNT nói chung và NHNo&PTNT huyện Văn Bàn nói riêngvà nhất là sau khi Chính phủ ban hành quyết định 67/1999/QĐ-TTG ngày30/3/1999 “về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nôngnghiệp, nông thôn” và cũng là nền tảng cơ sở cho các hộ sản xuất có điều kiệnphát triển và mở rộng sản xuất.

Với nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước cũng như nghành giao choNHNo&PTNT huyện Văn Bàn sẽ nỗ lực và quyết tâm hoàn thành.

Trang 13

1.1.Tình hình cho vay hộ sản xuất

Chủ thể quan hệ tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn chủyếu là hộ sản xuất Hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi phảixác lập mối quan hệ tín dụng sao cho vừa phù hợp với yêu cầu của nền kinhtế, vừa đảm bảo tính pháp lý và nhất là các mối quan hệ tín dụng Các mốiquan hệ này có sự đan xen và ràng buộc lẫn nhau cả về chủ thể cũng như cơcấu ngành nghề Hộ sản xuất là thành phần tương đối phức tạp nó đòi hỏitrong quá trình hoạt động phải có sự linh hoạt và mềm dẻo trong tất cả cáckhâu của quá trình thực hiện Để đạt được điều đó kà cả một vấn đề còn nhiềukhó khăn và vướng mắc, nó cần có sự hợp tác của nhiều cơ quan, ban ngànhkhác nhau, trước hết phải tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của bà con nôngđân với quan hệ tín dụng, đồng thời phải hoàn thiện các chính sách, tạo điềukiện để chủ thể kinh tế (hộ sản xuất) có quan hệ tín dụng với ngân hàng thuậntiện hơn, trên cơ sở nguyên tắc vay trả sòng phẳng, đúng hạn trả gốc và lãi.

Do vậy trong những năm qua tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bànđã rất coi trọng chất lượng tín dụng và đã thực hiện cho vay trực tiếp đến hộsan xuất Văn Bàn có địa hình là đồi núi, có rất nhiều xã vùng cao đi lại khókhăn do đó nhiều khi người dân không thể đến ngân hàng để vay vốn Nhưngkhông vì khó khăn đó mà ngân hàng chịu bó tay, các cán bộ tín dụng của ngânhàng đã mang vốn tới từng hộ dân, giúp họ có vốn để làm ăn đồng thời còngiúp họ sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất Ngoài ra ngân hàngcòn thực hiện khoán cho từng cán bộ tín dụng các chỉ tiêu cho vay – thu nợ -

Trang 14

dư nợ - và tỷ lệ nợ quá hạn, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh Từ đókhuyến khích được cán bộ tín dụng phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụchuyên môn, khả năng giao tiếp, thận trọng trong khi thẩm định, lựa chọnkhách hàng và quyết định cho vay Để thu hút được khách hàng và đầu tư cóhiệu quả, chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn luôn cố gắng phấn đấukhẳng định uy tín của mình, kết cấu cho vay hợp lý Và kết quả cho vay hộsản xuất đạt được trong những năm qua từ 2004 – 2006 của chi nhánhNHNo&PTNT Huyện Văn Bàn được thể hiện qua bảng sau:

Qua bảng số liệu cho ta thấy: Năm 2004 có 2.470 hộ vay vốn nhưng đãtăng thêm 90 hộ vào năm 2005 và 230 hộ vào năm 2006 đưa tổng số hộ vayvốn lên 7.820 hộ Đây là một kết quả tốt do trong thời gian vừa qua ngân hàng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT HuyệnVăn Bàn các năm 2004-2006.

Trang 15

đã tạo điều kiện mở rộng quy mô cho vay hộ sản xuất, tạo lập được mối quanhệ chặt chẽ giữa hộ sản xuất và ngân hàng Uy tín của đôi bên tăng cao , dovậy doanh số cho vay của ngân hàng đã đạt 99.921 triệu đồng cụ thể qua cácnăm như sau: Năm 2004 là 24.533 triệu đồng trong đó cho vay ngắn hạn là10.097 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn là 14.436 triệu đồng và con số nàyđã tăng qua các năm tiếp theo cụ thể là năm 2005 doanh số cho vay là 31.380triệu đồng tăng 6.874 triệu đồng so với năm 2004, doanh số cho vay năm 2006là 44.008 triệu đồng tăng 13.628 triệu đồng so với năm 2005 Doanh số chovay đối với từng hộ đều tăng qua các năm cụ thể: Năm 2005 một hộ vay 12.2triệu đồng tăng 2,3 triệu đồng tương ứng tăng 23,3%,năm 2006 một hộ đượcvay 15,8 triệu đồng tăng 3,6 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng tăng29,5% Những con số này có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng và khách hàngtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Hoạt động tín dụng ngân hàngđã phát huy hiệu quả gần như là tối đa trên tổng nguồn vốn Ngân hàng luônchủ động tạo điều kiện cho hộ sản xuất kinh doanh thuận lợi nên dư nợ quáhạn không cao,tránh được rủi ro về nguồn vốn Cán bộ tín dụng của ngân hàngluôn giám sát chặt chẽ nguồn vốn của mình nên hộ sản xuất phải đầu tư cóhiệu quả và họ đã phát huy sức mạnh của mình trong sản xuất kinh doanh nhờthế họ cũng thấy được hiệu quả từ nguồn vốn ngân hàng mang lại

Do những chính sách như lãi xuất cho vay hợp lý, ưu đãi, thủ tục nhanhchóng gọn gàng nên ngân hàng đã đạt được những kết quả như chỉ tiêu và kếhoạch đề ra, mặt khác thì ngân hàng đã áp dụng các biện pháp mở rộng chovay cũng như bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của huyện uỷ, uỷ ban nhândân huyện để đầu tư đúng hướng chỉ đạo đề ra Một mặt NHNo&PTNTHuyện Văn Bàn cũng đã pá dụng một cách uyển chuyển quyết định67/1999/QĐ.TTg, Quyết định 148 của chính phủ về cải tiến thủ tục cũng nhưđiều kiện tài sản thế chấp khi cho vay tạo điều kiện cho các hộ sản xuất vayvốn được thuận tiện.

Trang 16

1.2 Tình hình thu nợ hộ sản xuất

Đây là hoạt động quan trọng quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng Nhậnthức được điều đó cán bộ tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện VănBàn đã tích cực trong công tác thu hồi nợ, kết quả được thể hiện qua bảng sau:

1.3 Tình hình dư nợ hộ sản xuất

Trang 17

Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ hộ sản xuất không

ngừng tăng lên Nó thể hiện công tác cho vay của ngân hàng rất tíc cực và liêntục qua các thời điểm Năm 2004 tổng dư nợ hộ sản xuất là 34.554 triệu đồngtrong đó dư nợ trung, dài hạn chiếm 81,2% dư nợ ngắn hạn là 18,8% Năm2005 tổng dư nợ hộ sản xuất là 46.511 triệu đồng tăng 11.967 triệu đồng sovới năm 2004 tương ứng tăng 34,6% Đến năm 2006 thì dư nợ hộ sản xuất tiếptục yăng cao tổng dư nợ hộ sản xuất đạt 58.725 triệu đông tăng 12.214 triệuđồng so với năm 2005 tương ứng tăng 26,3%.

Nhìn chung việc giải ngân nguồn vốn tuy chưa đều nhưng do biết phát huynhững thế mạnh của mình nên ngân hàng và hộ sản xuất đã có quan hệ chặtchẽ với nhau để cùng phát huy tối đa nguồn vốn tín dụng đã được giải ngân.

2 Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT HuyệnVăn Bàn.

2.1 Tình hình nợ quá hạn đối với hộ sản xuất.

Trong kinh doanh ngân hàng tất yếu không tránh khỏi những bất trắc rủi roxẩy ra và nợ quá hạn là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở bất cứ loại hình chovay nào Vơi đặc thù đa số hộ sản xuất nông nghiệp, một trong những nghànhkinh tế phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu và bị thiẹt hại lớnbởi thiên tai, dịch bệnh Do đó làm cho nhiều hộ sản xuất thua lỗ trong kinh

Trang 18

doanh vì việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn bị chậmtrễ từ đó thiếu khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Chính vì thế các Ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánhNHNo&PTNT Huyện Văn Bàn nói riêng cần có những biện pháp hữu hiệu đểhạn chế tình trạng nợ quá hạn Cụ thể phải thực hiện phân tích đánh giá chínhxác về khách hàng, phân tích dự án vay vốn của khách hàng(tính pháp lý vàtính khả thi của dự án) Hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêuđánh giá chất lượng tín dụng và mức rủi ro tín dụng ngân hàng, nó thể hiệnqua bảng số liệu sau:

Trang 19

nghiệp là chủ yếu mà đặc thù của sản xuất nông nghiệp là chịu nhiều ảnhhưởng của tự nhiên (khí hậu, thời tiết, dịch bệnh…) nên thường chứa đựngnhiều nguy cơ dẫn đến rủi ro Mặt khác, do chính bản thân hộ sản xuất chưabiết sử dụng vốn có hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích, giá cả thị trường thayđổi theo hướng bất lợi cho người sản xuất, do thiên tai dịch bệnh, do nhữngchính sách ưu đãi, trợ cấp của nhà nước đã thay đổi… Đã là những nguyênnhân làm cho nợ quá hạn của hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.Đây là vấn đề mà chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn và các ngành cáccấp có liên quan cần quan tâm.

Tuy nợ quá hạn tăng liên tục qua các năm nhưng mức độ tăng không đángkể và ở tỷ lệ này có thể đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng là tươngđối tốt (Theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam thì tỷ lệ NQH/ Tổng dưnợ < 3% thì được coi là đơn vị có chất lượng tín dụng tốt).Có đựoc kết quảnhư trên là do:

- Ban giám đốc NHNo&PTNT tỉnh đã vận dụng một cách sáng tạo cácquyết định, thể chế mới ban hành của Ngân hàng Nhà nước để chỉ đạo điềuhành việc cho vay, thu nợ cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hộicủa tỉnh.

- Một bộ phận không thể không kể tới là các cán tín dụng bộ trực tiếp chovay, thu nợ với bản chất cần cù sáng tạo trong lao động, với tinh thần tráchnhiệm cao, với bề dày kinh nhiệm đã được đúc kết trong quá trình công táccũng như trong học tập Các cán bộ tín dụng đã theo sát từng món vay, đônđốc thu nợ khi đến hạn mặc dù điều kiện làm việc còn gặp nhiều khó khănnhư: Địa bàn công tác phân tán, rải rác, vùng sâu vùng xa, số lượng món vaynhiều nhưng số tiền mỗi món vay nhỏ Khó khăn là thế nhưng các cán bộ tíndụng của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao.

Như vậy công tác sử dụng vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn

Trang 20

Bàn trong những năm qua luôn được mở rộng về quy mô, đáp ứng được nhucầu về vốn cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn đặc biệt là đối tượng hộ sảnxuất với khối lượng tín dụng ngày càng lớn, chất lượng tín dụng được đảmbảo Điều này khẳng định rằng xhi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn đãgóp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bướcnâng cao đời sống của người dân trên địa bàn huyện.

Thực chất nợ quá hạn ở NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn được đánh giá vàthể hiện qua các chỉ tiêu sau :

2.1.1.Nợ quá hạn theo loại cho vay hộ sản xuất

Bảng : Nợ quá hạn theo loại cho vay hộ sản xuất

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng(%)

Trang 21

vốn vay chủ yếu nhăm thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp như : Cây,con giống, xây dựng chuồng trại, cải tạo ao hồ, mua máy móc nông nghiệp …mà không phải các dự án sản xuất này bao giờ cũng thành công, suôn sẻ màthường gặp khó khăn, vướng mắc bởi cả các nguyên nhân chủ quan và kháchquan.

2.1.2 Nợ quá hạn cho vay đối với hộ sản xuất theo thời gian

Cách phân loại nợ quá hạn theo thời gian giúp cho ngân hàng tính toánđược khả nang thất thoát vốn (nợ khó đòi) trên cơ sở lập quỹ dự phòng rủi rotín dụng đồng thời hỗ trợ công chỉ đạo tác điều hành trong ngân hàng.

Bảng : Nợ quá hạn hộ sản xuất theo thời gianNăm Dư nợ QH NQH đến 180ngày

NQH từ 360ngày

181-NQH trên 360ngày

Trang 22

đến 360 ngày lại chiêm tỷ lệ thấp điều này chứng tỏ ngân hàng đã có các biệnpháp thu hồi nợ khó đòi rất có hiệu quả, mặt khác cũng thể hiện sự cố gắngcủa người dân trong việc hoàn trả nợ cho ngân hàng trong thời gian sớm nhất.

2.1.3.Nợ quá hạn theo nguyên nhân

- Về nguyên nhân khách quan: Tổn thất do thiên tai bất khả kháng chiếmtỷ trọng cao gần như 100% tổng số nợ quá hạn do sản xuất nông nghiệp chịuảnh hưởng rất lớn của môi trường như thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh ởcây trồng, các loại dịch bệnh ở vật nuôi…mặt khác hộ sản xuất lại bị tác độngbởi giá cả thị trường biến động, các chính sách của Nhà nước, địa phương…Tất cả những điêu này đều gây ảnh hưởng xấu và làm giảm thu nhập của hộsản xuất và giảm khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng.

- Về nguyên nhân chủ quan: Đó là các nguyên nhân từ phía ngân hàng vàhộ sản xuất Nguyên nhân từ phía ngân hàng chủ yếu là do cán bộ tín dụnglàm sai qui trình cho vay, có sự buông lỏng kiểm tra món vay, xử lý gia hạnnợ không kịp thời, định kỳ hạn nợ cho khách hàng không phù hợp với chu kỳsản xuất kinh danh của khách hàng, việc phân tích nợ chưa được tiến hànhthường xuyên, đúng quy cách nên phát sinh nợ quá hạn là tất yếu tuy nhiên tỷlệ nợ quá hạn do nguyên nhân này tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện VănBàn là rất thấp Một nguyên nhân khác đến từ phía khách hàng (hộ sản xuất) làviệc sử dụng vốn kém hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích vay… dẫn đếnnguồn vốn tín dụng của ngân hàng bị thất thoát đồng thơi bản thân hộ sản xuấtbị giảm hoặc không có khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng.

2.2 Chất lượng tín dụng hộ sản xuất qua chỉ tiêu: Vòng quay vốn tín dụng

Trang 23

ĐVT: Triệu đồng

Năm Doanh số cho

Vòng quayVTD

III Đánh Giá Về Chất Lượng Tín Dụng Hộ Sản Xuất Tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn.

1.Những kết quả đạt được.

Qua phân tích ở trên chúng ta nhân thấy công tác cho vay tại chi nhánhNHNo&PTNT Huyện Văn Bàn chủ yếu là cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất.Dư nợ hộ sản xuất chiếm tơi 94,4%/ tổng dư nợ Số lượt hộ vay vốn luôn cóxu hương tăng Doanh số cho vay, dư nợ luôn tăng vơi tỷ lệ cao, tỷ lệ nợ quáhạn luôn ở mức cho phép, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng ccao vàtương đối ổn định.

Tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn từ khi có quyết định67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 làm cho nông thôn của huyện khởi sắc quaviệc hỗ trợ vốn cho người dân đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanhvà việc khoán doanh số cho vay, số hộ vay, tỷ lệ nợ quá hạn cho từng cán bộtín dụng đã đem lai hiệu quả cao

Qua thời gian hoạt động của mình chi nhánh NHNo&PTNT Huyện VănBàn không những đã giữ được những khách hàng truyền thống mà còn thu hút

Ngày đăng: 01/12/2012, 09:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng số liệu cho ta thấy: Năm 2004 có 2.470 hộ vay vốn nhưng đã tăng thêm 90 hộ vào năm 2005 và 230 hộ vào năm 2006 đưa tổng số hộ vay  vốn lên 7.820 hộ - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn
ua bảng số liệu cho ta thấy: Năm 2004 có 2.470 hộ vay vốn nhưng đã tăng thêm 90 hộ vào năm 2005 và 230 hộ vào năm 2006 đưa tổng số hộ vay vốn lên 7.820 hộ (Trang 14)
1.2. Tình hình thu nợ hộ sản xuất - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn
1.2. Tình hình thu nợ hộ sản xuất (Trang 16)
2.1. Tình hình nợ quá hạn đối với hộ sản xuất. - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn
2.1. Tình hình nợ quá hạn đối với hộ sản xuất (Trang 17)
Bảng : Nợ quá hạn theo loại cho vay hộ sản xuất - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn
ng Nợ quá hạn theo loại cho vay hộ sản xuất (Trang 20)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w