Tên đề tài: KHẢO SÁT HIỂU BIẾT CỦA HỌC SIH LỚP 12 VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH TIẾP CẬN MỚI CHO HỌC SINH VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA Lĩnh vực: Khoa học xã hội
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP
QUỐC GIA LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC ………).
Tên đề tài:
KHẢO SÁT HIỂU BIẾT CỦA HỌC SIH LỚP 12 VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH
TIẾP CẬN MỚI CHO HỌC SINH VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI
VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
Lĩnh vực: Khoa học xã hội hành vi
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
- Thiếu Tướng Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Văn Cương
- Nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Chiến
Lược và Khoa Học Bộ Công An
TÁC GIẢ:
1 Đinh Vũ Khánh Định Lớp: 11
Sử Trường THPT Chu Văn An
2 Lê Huyền Trâm Lớp: 11 Anh Trường THPT Chu Văn An
Trang 2MỤC LỤC
1 Phiếu câu hỏi 8
2 Mô tả mẫu khảo sát 11
1 Cơ cấu khảo sát 13
2 Các nhận định 14 V.Thảo luận 19
IX.Tài liệu tham khảo 33
TÓM TẮT
Trang 3Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa trên biển Đông đang là vấn đề nóng bỏng vì có ảnh hưởng trực tiếpđến an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta.Học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12, lực lượng chuẩn bị gópphần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, rất cần có nhận thứcđúng và đầy đủ về chủ quyền biển, đảo của đất nước Tuy nhiên, thực tếcho thấy hiểu biết của học sinh THPT về chủ quyền của nước ta hai đốivới hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn nhiều hạn chế Để gópphần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của học sinh lớp 12 về vấn
đề này, nhóm tác giả đã tổ chức điều tra xã hội học về hiểu biết của họcsinh lớp 12 khối tự nhiên và xã hội của một số trường THPT về nộidung liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảoTrường Sa và Hoàng Sa dưới góc độ lịch sử và địa lý Ngoài ra, nhómtác giả còn thu thập và nghiên cứu một số sách giáo khoa của TrungQuốc đã xuất bản có đề cập đến những vấn đề này Đây cũng là mộtkhía cạnh tiếp cận mới của đề tài Qua phân tích, xử lý thông tin, sốliệu, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp bao gồm phương thứcgiảng dạy, học tập; tổ chức các hoạt động cụ thể, trực quan, sinh động
…để học sinh có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn và khẳng định chủ quyềnkhông thể tranh cãi của đất nước ta đối với hai quần đảo Trường Sa vàHoàng Sa Các cơ sở giáo dục, đào tạo có thể nghiên cứu, áp dụng rộngrãi những giải pháp này một cách thích hợp, góp phần tích cực nâng caonhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên về chủ quyền biển,đảo của Tổ quốc
GIỚI THIỆU
Trang 4Hiện nay, như chúng ta biết, hiện đang có tranh chấp chủ quyềncủa Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với một
số quốc gia, tiêu biểu là Trung Quốc Cũng chính việc tranh chấp chủquyền này là một vấn đề nóng bỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh,quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta (chi ngân sáchquốc phòng, kinh tế suy giảm, mất an ninh trật tự xã hội….)
Một câu hỏi được đặt ra ở đây nếu học sinh PTTH thiếu hiểu biết,hiểu biết sai lệch về chủ quyền biển, đảo thì ảnh hưởng đến sự trườngtồn, phát triển của dân tộc, đất nước như thế nào?
Hay nói cách khác, sự hiểu biết đúng và đầy đủ có ý nghĩa quyếtđịnh, sống còn đối với sự tương lai trường tồn, phát triển của dân tộc,đất nước
Lớp học sinh THPT đang ở ngưỡng cửa đại học, đi học nghề …chuẩn bị ra làm việc cho xã hội; nếu thiếu hiểu biết từ cấp dưới dẫnđến: thiếu ý chí, quyết tâm vì nắm không chắc kiến thức, không biết cái
gì của mình; tham mưu ban hành cơ chế, chính sách không đúng, khôngđộng viên, khuyến khích (chính sách ngoại giao, biển, đảo, du lịch,thương mại, quốc phòng, an ninh…); có nhiều hành vi khác không phùhợp… ảnh hưởng rất lớn đến chủ quyền quốc gia, xây dựng, phát triểnđất nước trong thời kỳ hội nhập
Ở Trung Quốc, nhà nước đưa vấn đề chủ quyền biển đảo của TrungQuốc vào chương trình chính khóa từ đầu phổ thông Trung học cơ sở(cấp II) đến hết lớp 12
Trong khi đó, học sinh THPT Việt Nam chưa thực sự quan tâm đếnchủ quyền biển đảo nói chung, đặc biệt là 2 quần đảo Trường Sa vàHoàng Sa Một số đó, không ít học sinh hiểu không đúng Chưa đượcgiới thiệu về nhận thức học sinh Trung Quốc về chủ quyền của ViệtNam đối với 2 quần đảo này như thế nào Đây là những hạn chế cầnkhắc phục ngay nhưng cần làm kiên trì, lâu dài, có hệ thống và có cơ sở
Trang 5Từ đây, nhóm nghiên cứu đã xác định được 2 nhiệm vụ cơ bảncần thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Xác định thực trạng, gồm nghiên cứu sách giáokhoa của Trung Quốc và thực hành điều tra xã hội học
Nhiệm vụ 2: Đề xuất những giải pháp để giúp học sinh hiểuđúng, hiểu đầy đủ
Mục đích cuối cùng của đề tài là tiến hành tìm hiểu xem học sinhhiểu biết đến đâu, tiếp cận thông tin từ đâu, sau đó nghiên cứu tìm hiểuphương pháp để nâng cao, nhận thức
Các bước thực hiện hiện đề tài, xin được tóm tắt như sau:
1 Thu thập thông tin, tư liệu cần thiết liên quan đến các trườngtrong khu vực nhóm thực hiện khảo sát
2 Thiết kế phiếu câu hỏi, thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu các bạnhọc sinh, giáo viên
3 Nghiên cứu sách giáo khoa Trung Quốc, Việt Nam, từ đó đưa racác nhận xét, nhận định
4 Phân tích số liệu, đưa ra các đánh giá
5 Đề xuất các giải pháp
Về giải pháp, ngoài những cách tân tiến hiện đại như sử dụng báođài, mạng Internet, facebook, các diễn đàn trên mạng, làm website…cũng nên cân nhắc them đối với những vùng sâu vùng xa, những cácthiết bị thông tin đại chúng chưa thực sự tiếp cận hết Nói cách khác,phải có cách làm thích hợp tuỳ vào các vùng, miền, mà vẫn dễ truyềntải kiến thức Ngoài ra tiếp tục củng cố kiến thức qua phương thức dạy
và học về chủ quyền của nước ta với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa Tại các đơn vị trường học, các thầy cô giáo, ban giám hiệu có thể tổchức các cuộc thi tìm hiểu, hoặc thi viết thư cho hải quân, đóng kịch, ca
Trang 6nói trên cần được thực hiện lâu dài và thường xuyên, từ đó đem lại kếtquả tích cực về hiểu biết của học sinh THPT Việt Nam một cách đúng
và đầy đủ
PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
Trang 7Để thực hiện được đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng cácphương pháp như sau:
- Phương pháp phân tích thống kê: Phân tích số liệu thu thập được từphiếu hỏi
o Phiếu câu hỏi bao gồm 10 câu hỏi cơ bản liên quan đến lịch sử,địa lý của 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
o Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát tại 12 trường THPT của
Hà Nội và các tỉnh địa phương: Nam Định, Hà Giang và BìnhĐình, trong đó có các trường công lập, dân lập
o Để lưu giữ và thống kê, nhóm nghiên cứu sử dụng các ứngdụng như Excel Microsoft, Word Microsoft
- Phương pháp phỏng vấn: Qua phiếu hỏi và phỏng vấn sâu
o Trên phiếu câu hỏi chỉ là những câu hỏi để đánh gia hiểu biếtcủa học sinh, ngoài ra nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏngvấn sâu Từ đó hiểu hơn về nguyện vọng cũng như suy nghĩcủa cá nhân mỗi học sinh
o Khi phỏng vấn, nhóm nghiên cứu tập trung vào những câu hỏinhư đồng tình hay không đồng tình việc cho biển Đông vàochương trình dạy học; vì sao bạn lại ủng hộ/không ủng hộ?;
o Toàn bộ cuộc phỏng vấn đề được lưạ chọn ngẫu nhiên, qua đó
Trang 8Câu 4 : Anh/chị cho biết Trung Quốc đã đánh chiếm đảo Gạc Ma, đảo Chữ Thập
và một số đảo khác ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào thời gian nào ?
Trang 9Câu 5 : Anh/chị cho biết những quốc gia nào có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa :
- Chỉ Việt Nam và Trung Quốc
- Việt Nam,Trung Quốc,Đài Loan,Phi-líp-pin,
Ma-lai-xi-a,Bru-nây.
Câu 6 : Anh/chị cho biết Trung Quốc đã thành lập thành phố Tam Sa bao chiếm
cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào thời gian nào:
- Công ước về Luật biển quốc tế của Liên Hợp Quốc 1982
(UNCLOS 1982)
Câu 8 : Theo anh/chị việc Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1974) và đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (1988) đã vi phạm luật pháp quốc tế ở các văn bản nào ?
- Công ước về Luật biển quốc tế của Liên Hợp Quốc 1982
(UNCLOS 1982)
Trang 10Câu 9 : Anh/chị cho biết : Về địa lý hành chính Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh nào?
- Quảng Bình – Quảng Trị
Câu 10 : Theo anh/chị có nên đưa vấn đề Biển Đông vào sách giáo khoa Trung Học Cơ Sở (cấp II) và Trung Học Phổ Thông (cấp III) không ?
Trang 11Mô tả mẫu khảo sát:
Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát tại 12 trường THPT gồm cáctrường công lập và dân lập Để phần nào có cái nhìn khái quát hơn về
học sinh THPT từ các trường khác nhau (vì có tính đại diện cao hơn vì
tên của đề tài là HS THPT nói chung) Lý do vì sao nhóm thực hiện
điều tra cho học sinh khối 12 vì đây là thế hệ chuẩn bị hoàn thành cấpTHPT và bước vào ngưỡng cửa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốcnên cần có sự hiểu biết đầy đủ về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trênbiển Đông
Trang 12KẾT QUẢ
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát thêm tại một số trường THPT sau :
1 Trường THPT Chu Văn An (Đã Khảo Sát)
2 Trường THPT Hoài Đức A (Đã Khảo Sát)
3 Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (600 học sinh)
4 Trường THPT Phan Huy Chú (600 học sinh)
5 Trường THPT Dương Xá (520 học sinh)
6 Trường THPT Văn Hiến (120 học sinh)
7 Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (412 học sinh)
8 Trường THPT Lê quý đôn (600 học sinh)
9 Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong ,tỉnh Nam Định
Trang 13CƠ CẤU KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG VÀ HỌC SINH
Tổng số học sinh được khảo sát : 5149 học sinh và 5149 phiếu thu về
đều hợp lệ Nhóm nghiên cứu dùng Microsoft Excel và các công cụ có sẵn để lưu trữ, phân tích, tổng hợp số liệu
Số liệu được phân tích, tổng hợp theo một số tiêu chí:
- Theo câu hỏi
- Theo trường
- Theo vùng, miền
- Theo khối chuyên
- Theo khu vực trường công / dân lập
Ngoài phiếu khảo sát, nhóm còn tham khảo một số sách giáo khoa củaTrung Quốc đề cập về vấn đề này
Trang 14Từ thông tin có được và căn cứ kết quả tổng hợp, phân tích, chúng tôi
đã rút ra một số nhận định ban đầu như sau:
Nhận định 1: Nhìn chung, học sinh THPT đều có nhận thức chưa đúng
về chủ quyền của đất nước ta về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Lập luận cho nhận định 1: Có 631/5149 phiếu trả lời sai tất cả các câu
hỏi 1 đến câu hỏi 9 Như vậy có khoảng 13% số học sinh THPT thiếu
hiểu biết về những thông tin liên quan đến 2 quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa đến mức đáng báo động
Nhận định 2: Mặc dù điều kiện tiếp cận thông tin khó khăn hơn và là
địa phương không có biển/đảo nhưng học sinh THPT ở tỉnh vùng biên giới lại quan tâm và có nhận thức đúng hơn về chủ quyền của đất nước
ta về hai quần đảo TS & HS.
Lập luận cho nhận định 2: Tổng hợp, so sánh kết quả khảo sát 500 học
sinh của trường THPT Chuyên Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang - là vùng
núi cao, không có biển đảo - và 881 học sinh THPT của các trường thuộc tỉnh Bình Định, Nam Định cho thấy 66% (330 phiếu) học sinh
THPT tỉnh Hà Giang trả lời đúng tất cả các câu hỏi từ 1 đến 9 Trong
Trang 15Bình Định, Nam Định Riêng câu hỏi số 10, 93% học sinh của trường
THPT Chuyên Hà Giang khẳng định là nên đưa vấn đề Biển Đông vàosách giáo khoa Trung Học Cơ Sở (cấp II) và Trung Học Phổ Thông
(cấp III) và chỉ có 91% học sinh của 3 trường còn lại đồng ý với đề
xuất trên
Lý do: Có thể do Hà Giang là tỉnh thuộc vùng biên giới, vấn đề chủ
quyền biên giới cũng như chủ quyền lãnh thổ nói chung được quan tâmhơn trong quá trình giảng dạy, học tập và hoạt động xã hội Do đó nhậnthức về vấn đề này của HS THPT cũng được nâng cao hơn
Trang 16Nhận định 3: Học sinh THPT khối xã hội quan tâm và hiểu biết đúng
hơn học sinh khối tự nhiên về chủ quyền của đất nước ta về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Lập luận cho nhận định 3: Kết quả khảo sát mà nhóm nghiên cứu thực
hiện đã cho những con số như sau: 84.4% học sinh khối xã hội trả lời
đúng các câu hỏi và đồng thời cho rằng nên đưa chương trình giáo dục
về biển Đông vào sách giáo khoa Trong khi đó, chỉ có 77.2% học sinh
khối tự nhiên trả lời đúng các câu hỏi được đưa ra trong phiếu điều tra
Nhận định 4: Có sự khác biệt rõ rệt về sự hiểu biết giữa học sinh
THPT các trường công lập và dân lập về chủ quyền của đất nước ta đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Lập luận cho nhận định 4: Do hiên tại hệ thống giáo dục chưa có
chương trình hay bài học giảng dạy về vấn đề biển đảo, nhất là ở một sốtrường Dân Lập – nơi mà chất lượng học sinh có phần kém hơn,thể hiện
trong kết quả khảo sát như sau: 62/120 học sinh trường THPT Dân lập Văn Hiến (51.7%) có trang bị kiến thức về chủ quyền của Việt Nam
trên biển Đông cũng như những thông tin cơ bản lien quan Còn ở các
Trang 17sinh đã tự ý thực được trách nhiệm và đã tự tìm hiểu học hỏi để nângcao hiểu biết, trau dồi kiến thức.
Nhận định 5: Đại đa số HS THPT đều có mong muốn đưa vấn đề Biển
Đông vào sách giáo khoa Trung Học Cơ Sở (cấp II) và Trung Học Phổ Thông (cấp III).
Lập luận cho nhận định 5: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát cho thấy
hơn 85% (4377 học sinh ) học sinh THPT được hỏi đều lựa chọn đưa
vấn đề Biển Đông vào sách giáo khoa từ cấp học THCS
Trang 19THẢO LUẬN
Với cuộc khảo sát vào năm 2013 tại một số trường đại học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả đáng buồn, đáng báo động cùng với việc nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát tại 12 trường THPT
ở Hà Nội và một số trường THPT khác thuộc một số tỉnh bao gồm Hà Giang, Nam Định và Bình Định đã cho thấy thực trạng thiếu hiểu biết của học sinh lớp 12 về những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông nói chung, đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng Đây là một bất cấp lớn, cần đặc biệt quan tâm Một trong những lý do lớn nhất gây nên thực trạng trên đó chính là trong hệ thống giáo dục của chúng ta không có những bài học
cụ thể để cung cấp tri thức, cung cấp những hiểu biết cơ bản về chủ quyền của tổ quốc cho người dân Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ - học sinh, sinh viên nói riêng Điều này dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ nhà nước hiện này cũng chưa thực sự có hiểu biết thấu đáo về những vấn đề
cơ bản nhất liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông Vì thế vấn đề này cần được khắc phúc ngay đối với thế hệ trẻ hiện nay – thế hệ mầm non của đất nước, người sẽ nắm quyền xây dựng và bảo vệ
tổ quốc sau này
Bên cạnh việc việc thực hiện khảo sát và phỏng vấn sâu tại các trường THPT, nhóm nghiên cứu cũng thực hiện nghiên cứu sách giáo khoa Trung Quốc và sách giáo khoa Việt Nam như sau :
- Trong bộ sách giáo khoa tiểu học của hệ thông giáo dục Việt Nam, quyền sách Lịch sử và Địa Lý từ lớp 1 đến lớp 5 không có một bài học nào đề cập đến vấn đề Biển Đông và chủ quyền biển, đảo của tổ quốc
Trang 20- Trong bộ sách giáo khoa trung học cơ sở của hệ thống giáo dục Việt Nam, trong ba quyển sách Lịch Sử, Địa Lý và Giáo Dục Công Dân từ lớp 6 đến lớp 9 cũng không có một bài học nào đề cập đến vấn đề chủ quyền của đất nước trên Biển Đông – điều mà chúng ta cần phải đưa vào hệ thống sách giáo khoa từ rất sớm
- Trong bộ sách giáo trung học phổ thông của hệ thống giáo dục Việt Nam, trong ba quyển sách Lịch Sử, Địa Lý (cả 2 hệ cơ bản
và nâng cao) và Giáo Dục Công Dân cũng không có một bài học nào đề cập đến vấn đề cấp thiết này
- Trong khi đó Trung Quốc lại thực hiện đưa những quan điểm lịch
sử của học vào sách giáo khoa từ rất sớm :
Cụ thể, trang 2 và trang 3 quyển III bộ SGK THCS Nhà xuấtbản Giáo Dục Nhân Dân (tái bản năm 2005) ghi rõ cực nam
Trung Quốc nằm ở bãi ngầm James, Trung Quốc có đường bờ biển dài hơn 18.000km và sở hữu hơn 5.000 đảo lớn bé ở biển Đông, cực nam đến cực bắc Trung Quốc trải dài gần 50 vĩ độ
Còn trong trang 4, quyển I SGK địa lý lớp 8 của Nhà xuất bản Giáo Dục Hồ Nam (tái bản năm 2011), Trung Quốc tự xưng
là một cường quốc biển quan trọng và là một trong những nước cóđường bờ biển dài nhất thế giới
Không chỉ tự ý bành trướng lãnh thổ đến tận bãi ngầm
James, Trung Quốc còn nhắm tới các tài nguyên thiên nhiên trên biển Đông
Trang 91 quyển III SGK THCS của Nhà xuất bản Giáo Dục Nhân Dân ngang nhiên khẳng định chính Trung Quốc là nước phát hiện các mỏ dầu tại biển Đông, đồng thời cũng là nước khai thác dầu khí tại khu vực này