Thực tế đã chứng minh rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải là một giải pháp tình thế khi trong nước đang thiếu vốn mà đó chính là một trong những con đường phát triển kinh tế của
Trang 1LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào việt nam – thực trạng và giải pháp.”
Trang 2
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu……… 3
Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI……… 4
1.1 Khái ni ệm và bản chất của FDI……… 4
1.1.1 Khái niệm……… 4
1.1.2 Bản chất……… 5
1.2 Các hình thức FDI……… 6
1.2.1 Doanh nghiệp liên doanh……… 6
1.2.2 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài……… 7
1.2.3 Hình thức hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh……… 8
1.2.4 Đầu tư theo hợp đồng BOT……… 10
1.2.5 Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)……… 11
1.3 Vai trò của đầu tư và thu hút FDI……… 12
1.3.1 Đối với nước đầu tư……… 13
1.3.2 Đối với nước nhận đầu tư……… 15
1.4 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài……… 17
1.4.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước……… 17
1.4.2 Chu kỳ sản phẩm……… 17
1.4.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia……… 18
1.4.4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại……… 18
1.4.5 Khai thác chuyên gia và công nghệ……… 18
1.4.6 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên……… 19
1.4.7 Các nhân tố khác……… 19
Chương II: Thực trạng FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua……… 20
2.1 Th ực trạng và xu hướng đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài……… 20
2.2 Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam……… 23
2.2.1 Những mốc quan trọng trong quan hệ Việt Mỹ……… 23
2.2.2 Thực trạng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam sau hiệp định thương mại……… 24
2.2.3 Kết quả đạt được, tồn tại và các nguyên nhân……… 35
Trang 3Chương III: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam……… 41
3.1 Tri ển vọng đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam 41
3.2 Nh ững giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam……… 44
3.3 M ột số kiến nghị về giải pháp thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam……… 47
3.3.1 Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài……… 47
3.3.2 Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, đa dạng hoá hình thức đầu tư nước ngoài… 49
3.3.3 Hoàn thiện thêm về luật pháp, cơ chế chính sách đầu tư nước ngoài……… 49
3.3.4 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước……… 50
3.3.5 Cải tiến các thủ tục hành chính……… 51
Kết luận……… 52
Tài liệu tham khảo……… 53
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, nguồn vốn đầu tư là rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Thực tế đã chứng minh rằng, đầu
tư trực tiếp nước ngoài không phải là một giải pháp tình thế khi trong nước đang thiếu vốn mà đó chính là một trong những con đường phát triển kinh tế của một quốc gia.Tại Đại hội Đảng VI (12/1986), Đảng và Nhà nước đã đề ra mục tiêu đổi mới toàn diện về mọi mặt kinh tế – xã hội, chính trị, ngoại giao Kể từ thời điểm đó, chúng ta
đã chuyển đổi từ cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN Cùng với nó, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được ban hành vào năm 1987 nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giúp Việt Nam đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước Hoa Kỳ với tư cách là nhà đầu tư ra nước ngoài lớn nhất trên thế giới, đã bước đầu tiếp cận thị trường Việt Nam và đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào thị trường Việt Nam Tuy nhiên, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn còn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm lực kinh tế của mình cũng như chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
bé trong tổng đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ Đứng trước tình hình trên, với mong muốn tìm hiểu và mong muốn đẩy mạnh được luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ
vào Việt Nam, người viết đã chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào việt nam –
thực trạng và giải pháp”
Trang 5CHƯƠNG I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.1 Khái niệm và bản chất của FDI
Do yêu cầu quản lý vĩ mô và nâng cao hiệu quả đầu tư, mỗi tổ chức hay quốc gia đều có văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh quan hệ đầu tư nước ngoài, trong đó có đề cập đến khái niệm của lĩnh vực kinh tế này
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD cũng đưa
ra một định nghĩa về FDI Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có
Trang 6ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty” Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp
Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam (Ban hành năm 1987, điều chỉnh năm
1990, 1992 và 2000) đã định nghĩa như sau: "Đầu tư nước ngoài là việc các tổ
kinh doanh trên c ơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp
100% v ốn nước ngoài theo qui định của Luật này" (Ở đây cần lưu ý rằng Luật
Đầu tư nước ngoài của Việt Nam chỉ trực tiếp điều chỉnh quan hệ kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài nên định nghĩa trên cũng chính là định nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngoài)
Từ đó, chúng ta có thể hiểu Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các nhà đầu
tư (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hay bất kỳ hình thái giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc đem lại các hiệu quả xã hội
1.1.2 Bản chất
FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế,
Trang 7FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao
- Có kèm theo quyền chuyền giao công nghệ và kỹ năng quản lý
- Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia
- Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế
1.2 Các hình thức FDI
1.2.1 Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh: là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay Nó là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp
và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác
Khái niệm: liên doanh là một hình thức tổ chức kinh donah có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thốgn tài chính, luật pháp và bản sác văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt đọng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai
* Đối với nước tiệp nhận đầu tư:
Trang 8- Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sp, đổi mới Công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho ngưòi lao động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lí của nước ngoài
- Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác nước ngoài thương quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lcú liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác; thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh
* Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
- Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lình vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà Không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư
- Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đtư, định giá tài sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh khó giải quyết khác biệt vè tập quán, văn hoá
1.2.2 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế
Khái niệm: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh
có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại
Trang 9Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá, mức độ cạnh tranh…
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thự thể pháp
lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại Thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
* Đối với nước tiếp nhận:
- Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù doanh nghiệp bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khảu; tiếp cận được thị trường nước ngoài
- Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài
đê nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước
* Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
- Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn
- Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các
1.2.3 Hình thức hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trang 10Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giữa đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên
Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa các bên Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hơp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
* Đối với nước tiếp nhận:
- Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu cnghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền đièu hành dự án
- Nhược điểm: khó thu hút đầu tư ,chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời
* Đối với nước đầu tư:
- Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của dối tác nước sở tại vào được những linh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được nhưng thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị
Trang 11trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư
- Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tá nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại
1.2.4 Đầu tư theo hợp đồng BOT
BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thực hiện Công trình này có thể là nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho chính phủ Ngoài hợp đồng BOT còn có BTO, BT
Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà
Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng chuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chinh phủ nước chủ nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ để
Trang 12hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình đã xây dựng và chuyển giao
Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và một
tỉ lệ lợi nhuận hợp lí
Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đòng BOT, BTO, BT mặc dù hợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là các cơ quan quản lí nhà nước
ở nước sở tại Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn
sơ với các hình thức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hoạt động, phải chuyển giao không bồi hoàn công trình cơ sở hạn tầng đã được xây dựng và khai thác cho nước sở tại
* Đối với nước chủ nhà:
- Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế
- Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư
* Đối với đầu tư nước ngoài:
Trang 13- Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm, chủ động quản lí, điều hành
và tự chủ kinh doanh, lợi nhuận không bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát
- Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thương gặp nhiều khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức
1.2.5 Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)
nhận rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển
Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức
đủ để kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị
Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát hoạt động quản lí của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình một cách độc lập, tạo rất nhiều thuận lợi:
- Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tư khác nhau mà còn tạo điểu kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ trợ các công ty trực thuộc trong việc tiêps thị, tiệu thụ hàng hoá, điều tiết chi phí thu nhập
và các nghiệp vụ tài chính
- Quản lí các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thống nhất và chịu trách nhiệm về vịec ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược điều phối các hoạt động và tài chính của cả nhóm công ty
Trang 14- Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mục đầu tư Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư cho các công
ty con và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này
- Cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ đối ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (R&D)…
1.3 Vai trò của đầu tư và thu hút FDI
Hoạt động FDI có tính hai mặt, với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư đều có các tác động tiêu cực và tác động tích cực
1.3.1 Đối với nước đầu tư
* Các tác động tích cực:
Đối với nước đầu tư, Đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại lợi nhuận cao hơn
ở trong nước Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các nhà đầu tư Việc đầu tư ra nước ngoài làm cho yêu cầu tương đối về lao động ở trong nước giảm hay năng suất giảm Ngược lại, tổng lợi nhuận thu được từ đầu tư ra nước ngoài tăng, lợi suất đối với yếu tố lao động giảm và yếu tố tư bản tăng Như vậy, thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài có sự tái phân phối thu nhập quốc nội từ lao động thành tư bản
Trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, Đầu tư trực tiếp nước ngoài kích thích việc xuất khẩu trực tiếp thiết bị máy móc Đặc biệt là khi đầu tư vào các nước đang phát triển có nền công nghiệp cơ khí lạc hậu hoặc khi các công ty mẹ cung cấp cho các công ty con ở nước ngoài máy móc thiết bị, linh kiện, phụ tùng và nguyên liệu Nếu công ty của nước đầu tư muốn chiếm lĩnh thị trường thì Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động vào việc xuất khẩu các linh kiện tương quan, các sản phẩm tương quan để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu
Trang 15Đối với nhập khẩu, nếu các nước đầu tư đầu tư trực tiếp vào ngành khai thác của nước chủ nhà, họ có được nguyên liệu giá rẻ Trong điều kiện nhập khẩu ngang nhau, họ có thể giảm được giá so với trước đây nhập từ nước khác Nếu
sử dụng giá lao động rẻ của nước ngoài để sản xuất linh kiện rồi xuất về trong nước để sản xuất thành phẩm, họ có thể giảm được giá thành phẩm mà trước đây họ phải nhập khẩu
Trong dài hạn, việc đầu tư ra nước ngoài sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực cho cán cân thanh toán quốc tế của nước đầu tư Đó là do việc xuất khẩu thiết bị máy móc, nguyên vật liệu cộng với một phần lợi nhuận được chuyển về nước đã đem ngoại tệ trở lại cho nước đầu tư Các chuyên gia ước tính thời gian hoàn vốn cho một dòng tư bản trung bình là từ 5 đến 10 năm
* Các tác động tiêu cực:
Như trên đã phân tích thì Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của nước đi đầu tư nhưng đó là tác động tích cực trong dài hạn Trước mắt, do sự lưu động vốn ra nước ngoài mà việc đầu tư trực tiếp này lại gây ra ảnh hưởng tiêu cực tạm thời cho cán cân thanh toán quốc tế Nguyên nhân là do trong năm có đầu tư ra nước ngoài, chi tiêu bên ngoài của nước đầu tư tăng lên và gây ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán ngân sách Vì vậy, nó khiến một số ngành trong nước sẽ không được đầu tư đầy
đủ
Một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực khác nữa là việc xuất khẩu tư bản có nguy cơ tạo ra thất nghiệp ở nước đầu tư Hãy xem xét một trong những nguyên nhân mà các nhà tư bản đầu tư ra nước ngoài là nhằm sử dụng lao động không lành nghề, giá rẻ của những nước đang phát triển Điều này tất yếu làm tăng thất nghiệp cơ cấu trong số lao động không lành nghề của nước đầu tư Thêm vào đó, nước sở tại lại có thể xuất khẩu sang nước đầu tư hoặc thay cho việc nhập khẩu trước đây từ nước đầu tư, họ tự sản xuất được hàng hoá cho mình càng làm cho nguy cơ thất nghiệp này thêm trầm trọng Xu hướng giảm
Trang 16mức thuê mướn nhân công ở nước chủ đầu tư và tăng mức thuê công nhân ở nước sở tại dẫn đến sự đối kháng về lao động ở nước đầu tư và quyền lợi lao động ở nước chủ nhà
Tóm lại, có một số tác động không tốt tới cán cân thanh toán quốc tế hay làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của việc các nhà tư bản đầu tư ra nước ngoài song không vì thế mà khuynh hướng này có chiều hướng bị giảm sút Để đáp ứng yêu cầu thực tế và vì những lợi ích to lớn và lâu dài mà hình thức đầu tư này mang lại, nhất định Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn sẽ ngày càng được phát triển mạnh mẽ
1.3.2 Đối với nước nhận đầu tư:
* Tác động tích cực:
Đối với các nước đang phát triển, tác dụng chủ yếu của Đầu tư trực tiếp nước ngoài là làm tăng thêm tích luỹ và bù đắp vào lỗ hổng ngoại tệ Do thu nhập của các nước này còn thấp nên tích luỹ thấp trong khi tỷ lệ tư bản đầu ra lại cao Muốn đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhất định (là tỷ lệ tích luỹ trừ đi tỷ lệ
tư bản đầu ra) thì một trong những biện pháp là phải hạ tỷ lệ tư bản đầu ra Biện pháp này yêu cầu phải nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý và Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đáp ứng được đòi hỏi này Bên cạnh tỷ lệ tích luỹ thấp, các nước đang phát triển còn thiếu nhiều ngoại tệ Do vậy, không thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu đầu tư thiết bị, Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng lấp được lỗ hổng này
Ngoài ra Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có thể kéo theo đầu tư trong nước Khi nước ngoài đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ sở, các ngành công nghiệp sẽ thúc đẩy nước sở tại đầu tư Như vậy, nó cũng làm tăng thêm việc làm cho các nước này
Trang 17Lợi ích quan trọng mà Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại là công nghệ kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật trong các nước đang phát triển, góp phần làm tăng năng suất các yếu tố sản xuất, khai thác và sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, thay đổi kết cấu sản phẩm, phát triển các ngành nghề mới, đặc biệt là các ngành có hàm lượng công nghệ cao Nó có tác động lớn lao đối với quá trình công nghiệp hoá
và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển
* Tác động tiêu cực:
Như chúng ta đã phân tích thì không thể phủ nhận được ảnh hưởng tích cực đối với thu chi quốc tế của nước sở tại mà Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem lại, nhưng xét về lâu dài, việc các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đem vốn đến đầu
tư và hàng năm lại chuyển lợi nhuận về nước sẽ tạo ra gánh nặng ngoại tệ đối với các nước này, đặc biệt là sau khi TNCs thu hồi vố
Bên cạnh đó, vấn đề việc làm cũng phải lúc nào cũng đi theo chiều hướng mong đợi của chúng ta, những nước tiếp nhận vốn đầu tư Những năm gần đây, do sự phát triển của khoa học công nghệ, lao động không lành nghề trở nên
có hiệu suất thấp Thực tế cho thấy, các công ty có vốn FDI nhìn chung ít sử dụng lao động tại chỗ (trừ những doanh nghiệp gia công xuất khẩu hoặc doanh nghiệp chỉ sử dụng công nhân với lao động giản đơn, dễ đào tạo) và để hạ giá thành sản phẩm, họ đã sử dụng phương thức sản xuất tập trung tư bản nhiều hơn
Nó có tác động làm giảm việc làm, đi ngược với chiến lược việc làm của các nước đang phát triển
Mặt khác nữa, trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước sở tại còn phải chịu nhiều thiệt thòi Các ngành công nghiệp mới mẻ, hiện đại của các nước công nghiệp phát triển đã có điều kiện xuất hiện ở những quốc gia này song chủ yếu lại bị các nước đầu tư kiểm soát, kết cấu kinh tế thì bị phụ thuộc vào đối tượng ngành hàng sản xuất mà nước đầu tư quyết định kinh doanh
Trang 18Không chỉ có vậy, sự dịch chuyển những kỹ thuật công nghệ kém tiên tiến, tiêu hao nhiều năng lượng từ các nước đầu tư đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức
Tóm lại, trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước sở tại vừa được lợi lại vừa bị thiệt hại Giải quyết vấn đề này hài hoà như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách, sách lược và chiến lược thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài Nếu nước sở tại xây dựng được một kế hoạch đầu tư cụ thể và khoa học thì việc thu hút cũng như sử dụng nguồn vốn đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả rất cao
1.4 Những nhân tố thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.4.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Helpman và Sibert, Richard S Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn Tuy nhiên như vậy không
có nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới được các doanh nghiệp tự sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là sống còn của doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dư hoạt động đó cho năng suất cận biên thấp
1.4.2 Chu kỳ sản phẩm
Trang 19Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài(giai đoạn sản phẩm chín muồi) Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện(giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa) Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn
1.4.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên.Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này
1.4.4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Trang 20Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu
1.4.5 Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa Tức là nhờ FDI
mà các nước kém hơn khi đầu tư sang các nước lớn có thể học hỏi, khai thác được công nghệ và chuyên gia Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy
1.4.6 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước
Trang 21ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự
1.4.7 Các nhân tố khác
Khi đầu tư ra nước ngoài thì các chính phủ ở nước đó đều có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư và Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu Quy trình thực
thu nhập doanh nghiệp
Ngoài ra còn một số nhân tố thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài như: Có thị trường tiềm năng để phát triển; điều kiện kinh doanh dễ dàng; môi trường chính trị
và xã hội ổn định; nguồn lao động rẻ…
CHƯƠNG II: Thực trạng FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua
2.1 Thực trạng và xu hướng đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài
Mỹ là nước có tiềm lực kinh tế mạnh, với hàng trăm công ty đa quốc gia quy mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Mỹ là chủ đầu tư của nhiều nước
Mỹ đầu tư nhiều nhất vào những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ lao động có chuyên môn cao, luật pháp ổn định rõ ràng, mức độ rủi ro thấp Như vậy, những nước có nền kinh tế càng phát triển càng thu nhận nhiều FDI Và các nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm cả ASEAN) là địa chỉ hấp dẫn để thu hút FDI
Đặc biệt FDI của Mỹ được phân bổ theo qui mô và cơ cấu nhằm tối đa hóa lợi nhuận
* Quy mô vốn đầu tư: Từ năm 1989 đến hết năm 2001, trung bình mỗi năm Hoa Kỳ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khoảng 113,2 tỷ USD và liên tục giữ vị trí dẫn đầu thế giới về FDI Giai đoạn 1994-2001, mức tăng FDI bình quân hàng
Trang 22năm của nước này là 9,21%, trong đó tăng cao nhất vào các năm 1997-1999 Tuy giảm cả về tuyệt đối và tương đối (giảm tỷ trọng FDI so với toàn thế giới) trong một, hai năm gần đây nhưng khoảng cách giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong lĩnh vực FDI vẫn còn tương đối lớn và nước này vẫn tiếp tục duy trì
vị trí số 1 thế giới về FDI
* Cơ cấu đầu tư: Cơ cấu theo thị trường đầu tư:
Như đã phân tích ở trên, luồng chảy chủ đạo của nguồn FDI toàn cầu là từ các nước phát triển đến các nước phát triển Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài xu hướng này Bảng 1 trình bày chi tiết về cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo thị trường
từ năm 1994 đến hết quý II năm 2005
Bảng 1: Cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo thị trường giai đoạn 1994 - 2005
Đơn vị : triệu USD
Trang 23Châu Âu, nơi tập trung phần lớn các nước công nghiệp phát triển, là thị trường FDI lớn nhất của Hoa Kỳ Trong giai đoạn 1994-2005, hơn một nửa lượng FDI của nước này đó đổ vào đây Ngoài ra, chỉ riêng nước láng giềng Canada, cũng là một quốc gia phát triển, đó thu hút 10,09% FDI của Hoa Kỳ Đó
là chưa kể đến thị phần của các nước phát triển khác nằm rải rác ở những khu vực còn lại trên thế giới Trong số những khách hàng nhỏ, các nước Mỹ Latinh, vốn được coi là sân sau của Hoa Kỳ, và khu vực châu Á - Thái Bình Dương là những địa chỉ hấp dẫn hơn cả đối với nguồn FDI của Hoa Kỳ Điều này một lần nữa lại khẳng định sự vươn lên đầy năng động của các nước châu Á - Thái Bình Dương,
mà đa số là các quốc gia đang phát triển, trong việc thu hút FDI
Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư:
Bảng 2: Cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo lĩnh vực giai đoạn 1994 - 2005
Đơn vị : triệu USD
Trang 24Thực phẩm Hoá chất Luyện kim Máy móc, thiết bị Điện tử
Thiết bị vận tải Các ngành SX khác
(*) Tính đến năm 2005 Ngu ồn: BEA
Qua bảng 2 có thể thấy tài chính - ngân hàng là thế mạnh của Hoa Kỳ khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Lĩnh vực này chiếm trên 30% tổng FDI của Hoa Kỳ giai đoạn 1994-2005, lớn hơn tất cả các ngành sản xuất gộp lại Tiếp theo là lĩnh vực sản xuất, mà đứng đầu là ngành hoá chất và điện tử Dịch vụ và dầu mỏ cũng
là những ngành chiếm tỷ trọng khá lớn Có thể nói FDI của Hoa Kỳ nói chung, cũng như các lĩnh vực là thế mạnh của nước này trong FDI nói riêng, bao trùm một phạm vi lớn các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, từ dầu mỏ đến điện tử, từ hoá chất đến dịch vụ và tài chính - ngân hàng Sự đa dạng trong lĩnh vực đầu tư này là minh chứng sinh động cho một nền kinh tế vững mạnh và toàn diện của Hoa Kỳ
Như vậy, chúng ta đã phân tích những nét khái quát trong tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hoa Kỳ trong những năm gần đây Với cơ cấu FDI đa dạng về thị trường cũng như về lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là với một lượng vốn FDI khổng lồ qua các năm, có thể nói Hoa Kỳ đã khẳng định được vị trí số 1 thế
Trang 25giới trong lĩnh vực FDI Để đạt được và duy trì vị trí này trong một khoảng thời gian dài liên tục, Hoa Kỳ đã và đang có những chiến lược hết sức phong phú, đa dạng trong các hoạt động FDI của mình trên toàn cầu Các chiến lược đó có thể được đề cập trên nhiều phưong diện khác nhau Đó là chiến lược trên tầm vĩ
mô của chính phủ Hoa Kỳ và chiến lược trên tầm vi mô của các công ty nước này khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
2.2 Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam
2.2.1 Những mốc quan trọng trong quan hệ Việt – Mỹ
Đây là khoảng thời gian cả hai nước chưa bình thường hoá quan hệ ngoại giao do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Việt – Mỹ trước đó Thương mại song phương giữa 2 nước mới chỉ gần đạt 500 triệu USD, các cuộc trao đổi chính thức,
ký kết hiệp định rất ít và hầu như không đem lại kết quả Ngày 3/2/1994, Mỹ đã chính thức xoá bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Việt Nam Kể từ thời điểm đó, quan hệ Việt – Mỹ đã có những bước tiến đáng kể
Ngày 14/7/2000 – Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Mỹ Barshefsky ký Hiệp định Thương mại Song phương tại văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ Tổng thống Bill Clinton đã công bố Hiệp định này tại buổi
lễ ở Vườn Hồng, Nhà Trắng
Trang 26Ngày 05-06/12/2000: Chủ tịch OPIC G Munnoz thăm Việt Nam, cam kết dành 200 triệu USD bảo hiểm đặc biệt để hỗ trợ cho các công ty Mỹ muốn đầu tư vào VN
Ngày 09-14/12/2001: Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng thăm
và làm việc tại Hoa Kỳ, chứng kiến lễ phê chuẩn HĐTM Việt Nam – Hoa Kỳ (có hiệu lực ngày 10/12/2001)
Ngày 12-22/6/2002: Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm thăm làm việc tại Hoa Kỳ, chứng kiến lễ ký Tuyên bố về hợp tác giữa Bộ Kế hoạch&Đầu tư và Bang Texas và Bản ghi nhớ về chương trình hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện HĐTM Việt Nam – Hoa Kỳ
2.2.2 Thực trạng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam sau hiệp định thương mại
- Theo ngành nghề:
Hoa Kỳ, trong giai đoạn 1996-2010, trung bình mỗi năm có hơn 100 dự
án và tổng vốn đăng ký trung bình là gần 6 tỷ USD, chỉ riêng năm 2010 đã hơn 10 tỷ USD chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có đóng góp tích cực trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế nước ta, là nguồn
bổ sung quan trọng cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của nước ta
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các dự án đầu tư của Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tin học và dịch vụ tin học, công nghiệp chế biến dầu khí ) với 60 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 660 triệu USD, chiếm 59% về số dự án nhưng chiếm 62% về vốn đầu tư Lĩnh vực dịch vụ (bao gồm xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê, văn hoá, y tế, giáo dục, tài chính, Ngân hàng ) đứng thứ 2 với 30 dự án, tổng vốn đăng ký 275 triệu USD,
Trang 27chiếm 30% số dự án và 26% tổng số vốn Lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ với 11dự án, tổng nguồn vốn đăng ký 130,9 triệu USD, chiếm 11% về số dự án và 12% về vốn Chi tiết được trình bày ở bảng 3
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam tính theo ngành
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp,
Trang 28tốc độ tăng trưởng của khu vực này đạt trên 20%/năm, góp phần quan trọng đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đạt trên
10%/năm Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong lĩnh vực dịch vụ có chiều hướng tăng lên, trong đó tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài về khách sạn, du lịch giảm rõ rệt, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, bưu chính viễn thông, y
tế, đào tạo nguồn nhân lực tăng nhanh Đây là dấu hiệu rất tích cực nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả đầu tư
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ chủ yếu được thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với 61 dự án (chiếm 60% số dự án), tổng vốn đầu tư đăng ký là 503,6 triệu USD (chiếm 47%); 31 dự án liên doanh (chiếm 31%), tổng vốn đầu tư đăng ký 516 triệu USD (chiếm 48%), 9 dự án hợp doanh (chiếm 9%) với vốn đăng ký 45,5 triệu USD chiếm 5%
Đến năm 2006, phần lớn đầu tư của Hoa Kỳ được thực hiện bởi các công
ty con của Hoa Kỳ tại nước ngoài Đầu tư được thực hiện bởi các công ty con của Hoa Kỳ ở nước ngoài vào Việt Nam chiếm 50,7% vốn đăng k và 76,3% vốn thực hiện trong tổng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam Vốn đầu tư của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp Đầu tư vào các ngành này chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư Các dự án của Hoa Kỳ đầu tư vào công nghiệp và xây dựng (gồm xây dựng, sản xuất và khai khoáng bao gồm cả đầu khí), chiếm 86,8% tổng vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 và 73,1% vốn đầu tư thực hiện không bao gồm đầu tư qua nước thứ 3 Đầu tư vào dịch vụ chiếm 11,2% vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 và 19,2% vốn đầu tư thực hiện không bao gồm qua nước thứ 3 Đầu tư vào nông lâm nghiệp chỉ chiếm 2,1% vốn thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 và 8,1% vốn đầu tư thực hiện không kể qua nước thứ 3 Tỷ trọng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào ngành công nghiệp cao hơn nhiều so với chỉ số tương ứng của tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Điển hình Hoa Kỳ đầu