1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào việt nam thực trạng và giải pháp

86 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong lịch sử phát triển việc mở cửa hội nhập là một điều tất yếu là xu thế chung với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đang trên con đường phát triển tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội vì vậy vấn đề hội nhập đã được Nhà Nước hết sức quan tâm coi trọng. Việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao đã có từ khi quốc gia mới giành độc lập và vẫn còn tiếp tục trong tương lai. Câu nói: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới” đã từ lâu được bè bạn khắp năm châu biết đến. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới, nó bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới không những đem lại cơ hội hợp tác cùng phát triển mà còn nảy sinh quá trình đấu tranh phức tạp đặc biệt là quá trình đấu tranh giữa các nước đang phát triển nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Đối với nước ta quá trình hội nhập kinh tế được nâng lên một bước mới, thể hiện là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử : Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 11-1-2007 đã đem lại cho chúng ta nhiều thời cơ và thách thức mới. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay có nhiều thời cơ lớn đan xen nhiều thử thách, khả năng duy trì hòa bình ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập trung sức vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế. Để đạt mục tiêu lớn : “ Đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” . Muốn đạt được mục tiêu đó đòi hỏi chúng ta phải huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó vốn ĐTNN đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong chính sách nguồn vốn của quốc gia. Hoa Kỳ đã từ lâu là một nước lớn có tiềm năng kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại toàn thế giới. Thiết lập quan hệ thương mại với Hoa Kỳ luôn là mục tiêu hàng đầu về chính sách ngoại giao của mỗi quốc gia . Lợi ích khi quan hệ thương mại với Hoa Kỳ không chỉ thể hiện việc giao lưu buôn bán giữa hai nước mà còn thể hiện việc thu hút vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Đã từ lâu Hoa Kỳ luôn đứng đầu thế giới về đầu tư ra nước ngoài, chính vì vậy nguồn vốn đầu tư từ Hoa Kỳ luôn là một nguồn lực quan trọng cần tranh thủ. FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong những năm qua đang còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Vì vậy em chọn đề tài : “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam . Thực trạng và giải pháp ” . Trong quá trình thực hiện đề tài này còn nhiều sai sót . Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt đã giúp đỡ em thực hiện chuyên đề này. CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM I.KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM–HOA KỲ 1.Khái quát về quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ : 1.1. Xuất, nhập khẩu: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ bắt đầu từ tháng 2-1994 khi tổng thống Bill Clinton tuyên bố chấm dứt lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm đối với Việt Nam. Năm sau đó 2 nước đã mở Văn phòng đại diện ở Hà Nội và Woashington. Từ khi Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao đến nay buôn bán giữa 2 nước đã có những bước nhảy vọt đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam xang Hoa Kỳ . Dưới đây là bảng tổng hợp giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2005 : Bảng 1 : Tổng kim ngạch xuất , nhập khầu Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 1995 đến 2005 Đơn vị tính : Triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Kim ngạch 2 chiều Tốc độ tăng định gốc(%) Tốc độ tăng liên hoàn(%) 1995 170 130 300 100 0 1996 204 246 450 150 150.00 1997 287 252 539 179.67 119.78 1998 469 325 794 264.67 147.31 1999 504 323 827 275.67 104.16 2000 733 363 1096 365.33 132.53 2001 1065 411 1476 492.00 134.67 2002 2453 458 2911 970.33 197.22 2003 3939 1144 5083 1694.33 174.61 2004 4992 1131 6123 2041.00 120.46 2005 5930 864 6794 2264.67 110.96 Nguồn số liệu : www.mot.mov.vn Nếu năm 1995 sau khi hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch buôn bán chỉ vẻn vẹn 300 triệu USD thì đến năm 2000 khi hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ được kí kết kim ngạch buôn bán đã tăng lên 1096 triệu USD . Năm 2001 khi hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ có hiệu lực thì tổng kim ngạch 2 chiều là 1476 triệu USD tăng 492% so với năm 1995. Và đến năm 2003 tổng kim ngạch 2 chiều đạt gần 5 tỷ USD tăng 1694% so với năm 1995 , Việt Nam trở thành bạn hàng lớn thứ 40 của Hoa Kỳ ( tính riêng xuất khẩu Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 35 vào Hoa Kỳ). Tính hết năm 2005 kim ngạch buôn bán 2 chiều 2 nước đạt 6.7 tỷ USD tăng 2264.67% so với năm 1995. Hoa Kỳ đã trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của Việt Nam sau EU và Nhật Bản. Nếu tính riêng xuất khẩu Việt Nam xang Hoa Kỳ thì năm 1995 mới chỉ đạt 170 triệu USD thì đến năm 2003 đạt gần 4 tỷ USD tăng 60.6% so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng 19.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đổng thời đưa Hoa Kỳ trở thành bạn hàng số 1 là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Dưới đây là bảng kim ngạch xuất khẩu theo châu lục từ năm 2001 đến 2005 : Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu theo châu lục/ khu vực (từ năm 2001 đến 2005) Đơn vị tính : 1000 USD Khu vực Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Châu Á 8.589.919 8.644.549 9.708.334 12.557.870 94.451.249 Tỷ trọng (%) 58,3 52,1 48,4 48,3 50,8 Đông Nam Á 2.555.485 2.437.326 2.958.139 3.867.417 32.837.140 Tỷ trọng (%) 17,4 14,7 14,7 14,9 17,7 Châu Âu 3.545.415 3.682.790 4.376.942 5.492.271 36.243.155 Tỷ trọng (%) 24,1 22,2 21,8 21,1 19,5 EU 3.151.721 3.311.004 3.999.540 4.971.219 33.213.854 Tỷ trọng (%) 21,4 19,9 19,9 19,1 17,9 Châu Mỹ 1.346.997 2.785.646 4.326.586 5.663.261 38.023.609 Tỷ trọng (%) 9,1 16,8 21,6 21,8 20,5 Châu Phi 178.895 135.069 211.906 417.049 701.693 Tỷ trọng (%) 1,2 0,8 1,1 1,6 0,4 Hoa kỳ 1.065.335 2.452.782 3.938.617 4.992.326 5.930.606 Tỷ trọng (%) 7,1 14,7 19,5 18,8 18,4 Châu Đại Dương 1.061.608 1.351.264 1.447.059 1.850.031 16.415.288 Tỷ trọng (%) 7,2 8,1 7,2 7,1 8,8 Nguồn : Bộ thương mại Qua 10 năm hoạt động thị trường Hoa Kỳ cho thấy càng ngày giữ vai trò quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam . Năm 1995 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa xang Hoa Kỳ chỉ chiếm 3.1 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và dưới 5% cho đến năm 2000 thì qua năm 2001 đạt 7.1 % và lần lượt tăng qua các năm 2002,2003 với 14.7 % , 19.5 % , hạ xuống ở các năm 2004,2005 là 18.8 % và 18.4 %.Điều này chứng tỏ quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước tiến lớn trong những năm 2000 – 2005. Thể hiện bằng những hiệp định mà chúng ta đã kí kết với Hoa Kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào Hoa Kỳ là dệt may, thủy sản, dày dép các loại, dầu thô, cà phê, sản phẩm gỗ, hạt điều. Năm 200 dệt may đạt 2.6 tỷ USD, 631.481 triệu USD , dày dép đạt 611 triệu USD , cà phê đạt 97.5 nghìn tấn, hạt điều đạt 156 nghìn tấn, dầu thô 471.7 nghìn tấn. Nhìn chung các mặt hàng đều tăng trưởng khá riêng mặt hàng thủy sản vẫn còn tăng truởng chậm do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá tra cá ba sa. Ngoài những mặt hàng truyền thống tại thị trường này, bên cạnh đó vẫn còn những tiềm lực xuất khẩu các mặt hàng khác, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần quảng bá hàng hóa Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Đối với mặt hàng hiện đang xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cần phải xây dựng thương hiệu (branding) để đưa vào kênh phân phối độc lập và thực hiện giá trị gia tăng để tạo giá trị xuất khẩu cao; cần phát huy hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, đồ nhựa, trái cây… Ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Năm 1995 tỷ trọng nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 1.6 % trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và giữ 2 % - 3 % trong các năm tiếp theo. Đến năm 2003 con số này đạt 4.5 % nhưng đến năm 2004 , 2005 chỉ còn 3.5 % và 2.3%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dệt may, da, linh kiện điện tử, vi tính, chất dẻo, ôtô Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu theo châu lục/ khu vực ( từ 2001 - 2005) Đơn vị tính : 1000 USD Khu vực Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Châu Á 12.835.038 15.714.850 19.470.751 25.114.092 180.302.481 Tỷ trọng (%) 79,8 80,1 77,5 78,9 36,8 Đông Nam Á 4.172.408 4.769.275 5.949.433 7.766.445 55.967.409 Tỷ trọng (%) 25,9 24,3 23,7 24,4 11,4 Châu Âu 2.201.367 2.818.169 3.670.260 4.376.252 296.098.285 Tỷ trọng (%) 13,7 14,4 14,6 13,7 60,5 EU 1.567.055 1.884.938 2.548.989 2.678.211 281.371.312 Tỷ trọng (%) 9,7 9,6 10,1 8,4 57,5 Châu Mỹ 600.883 672.627 1.479.206 1.574.354 8.684.491 Tỷ trọng (%) 3,7 3,4 5,9 4,9 1,8 Châu Phi 43.636 60.439 137.396 195.920 546.830 Tỷ trọng (%) 0,3 0,3 0,5 0,6 0,1 Hoa kỳ 410.81 458.326 1.143.267 1.131.444 864.422 Tỷ trọng (%) 2.5 2.3 4.5 3,5 2,3 Châu Đại Dương 408.484 347.066 368.685 568.253 4.133.608 Tỷ trọng (%) 2,5 1,8 1,5 1,8 0,8 Nguồn : Bộ thương mại Cụ thể nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ năm 2005 đạt 864 triệu USD giảm so với năm 2004. Trong đó có linh kiện điện tử gồm 59.638 nghìn USD, tân dược 12 triệu USD, chất dẻo nguyên liệu 59.911 tấn Châu Á vẫn đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam các năm từ 2000 đến 2004 qua năm 2005 tỷ lệ nhập khẩu của Châu Âu chiếm tỷ trọng lớn hơn mà chủ yếu nhập khẩu hàng hóa từ các nước EU ( chiếm 57.5 % tổng giá trị nhập khẩu của cả nước ). 1.2.Các hiệp định thương mại: Mối quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có những bước tiến được đánh dấu bằng những hiệp định thương mại đã được kí kết giữa hai bên : • Hiệp định thiết lập về quyền tác giả ( ngày 27/6/1997) • Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ ( BTA )( ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001 ) • Hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ ( có hiệu lực từ ngày 26/3/2001) • Hiệp định dệt may ( có hiệu lực từ 1/5/2003 ) • Hiệp định hàng không ( Có hiệu lực từ 14/1/2004 ) • Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (2005 ) • Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp ( ký tháng 6/2005) • Thỏa thuận song phuơng Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết, kết thúc 11 năm đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam ( Ngày 31/5/2006 ) Đáng ghi nhớ là các mốc lịch sử ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ ( 13/7/2000 ). Đánh đấu 1 bước đi quan trọng trong thương mại của 2 nước. Sau khi hiệp định được kí kết và có hiệu lực 10/12/2001 tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước. Tổng kim ngạch đạt gần 1.5 tỷ USD tăng 134.5 % so với năm 2000. Khi hiệp định có hiệu lực thuế nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giảm 40-45% xuống mức trung bình còn khoảng 4 – 5 %. Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam xang Hoa Kỳ liên tục tăng trong các năm 2002, 2003, 2004, 2005. Hiệp định thương mại hang không đuợc kí kết 4/12/2003 sau năm vòng đàm phán kéo dài từ năm 1998. Đây là sự kiện đánh dấu nỗ lực hai nước về dịch vụ hàng không tạo hành lang pháp lý cung cấp dịch vụ không trực tiếp giữa hai nước. Trong bối cảnh kinh tế hai bên đang tiến triển, đặc biệt là hoạt đông XNK đang tăng ổn định, dịch vụ hàng không trực tiếp sẽ thúc đẩy sự phát triển thị trường của hai nước. Bên cạnh đó việc ký kết này cũng đánh đấu một bước tiến mới tiến tới bình thường quan hệ kinh tế và phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ như đầu tư thương mại, dịch vụ, vận chuyển công cộng, du lịch. Điểm đáng lưu ý nhất trong lịch sử quan hệ thương mại hai nước là thời điểm đàm phán song phương Việt Nam - Hoa Kỳ về việc gia nhập WTO kết thúc với lễ ký kết thỏa thuận chính thức Việt Nam - Hoa Kỳ. Với thỏa thuận song phương này con đường gia nhập WTO của Việt Nam đã rộng mở. Hoa Kỳ cũng là đối tác cuối cùng kết thúc đàm phán trong số 28 thành viên WTO có yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam. Việc kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu việc Việt Nam hoàn tất quá trình đàm phán song phương và góp phần hiện thực hóa mục tiêu gia nhập WTO của Việt Nam trong năm 2006. Và thể hiện việc tuyên bố chính thức gia nhập WTO của Việt Nam vào ngày 11/1/2007. Đạt đến thoả thuận này là sự kiện lịch sử đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, phù hợp với lợi ích của cả hai bên, tạo tiền đề quan trọng cho sự hợp tác bình đẳng, cùng có lợi về nhiều mặt giữa hai nước, cho thành công của Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội cũng như chuyến thăm của Tổng thống George Bush tới Việt Nam. 1.3 Doanh nhân Hoa Kỳ làm ăn tại Việt Nam: Đánh đấu việc các công ty Hoa Kỳ sang Việt Nam làm ăn là việc một nhóm doanh nhân Hoa Kỳ lập phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam gọi là Amcham Viet Nam. Đến nay Amcham Viet Nam đã có hai cơ sở tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. ). Đây là một tổ chức đóng vai trò then chốt trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam. AmCham Vietnam là một tổ chức phi lợi nhuận và hiện có 800 thành viên. Nhiệm vụ đầu tiên của AmCham Vietnam là xúc tiến làm ăn tại Việt Nam, trợ giúp các công ty Mỹ và hỗ trợ trong việc triển khai bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thông qua việc đa ra tiếng nói chung của giới doanh nghiệp Hoa Kỳ đối với các nhà hoạch định chính sách chủ chốt trong các cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ. AmCham Vietnam và các thành viên của mình hết sức tin tưởng vào thương mại tự do và công bằng cũng như một thị trường mở cửa đối với cả người Việt Nam làm việc tại Mỹ lẫn người nước ngoài làm ăn tại Việt Nam. Đây là tổ chức có tiếng nói quan trọng giúp hoạt động thương mại Việt Nam Hoa Kỳ thuận lợi trong những năm qua. Vừa qua, AmCham Vietnam công bố kết quả thăm dò ý kiến cho thấy, các nhà kinh doanh Hoa Kỳ lạc quan về mức lợi nhuận kinh doanh thu được tại Việt Nam; 63% thành viên AmCham Vietnam tin tưởng mức lợi nhuận trong năm 2004 sẽ tăng và 82% thành viên dự kiến lợi nhuận tăng cao hơn vào năm 2005; 77% số thành viên tin tưởng kinh tế Việt Nam năm nay vận hành tốt hơn năm ngoái; 67% các nhà kinh doanh Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng dự kiến thuê thêm công nhân trong năm 2004, tăng hơn so với mức 59% của năm 2003; 90% thành viên cho biết họ cảm thấy vô cùng an toàn cho bản thân và gia đình khi ở Việt Nam. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mai thế giới WTO không thể không nói đến sự ủng hộ của các công ty Hoa Kỳ . Theo thông tin từ Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt (USVTC), phái đoàn gồm hơn 40 giám đốc điều hành của 21 tập đoàn hàng đầu của Mỹ, do ông Matthew P. Daley, chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - ASEAN (USABC) và bà Virginia Foote, chủ tịch USVTC kiêm phó chủ tịch USABC, dẫn đầu sẽ đi thăm Tp.HCM và Hà Nội từ ngày 8 đến 11/3 để nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam. Đồng thời tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong tương lai. Trong thành phần của đoàn có đại diện của các tập đoàn như Boeing, ACE Group, AIG, Alticor, Anheuser-Busch, Cargill, Citigroup, Diageo, FedEx, Ford, GE, GlaxoSmithKline, JHPIEGO, J. Ray McDermott, J.P. Morgan Chase, Oracle Corporation, Phillip Morris, Time Warner, Unisys, UPS và United Technologies. 1.4 Những thách thức đối với doanh nhân Việt Nam làm ăn tại Hoa Kỳ : Thị truờng Hoa Kỳ luôn mang lại những cơ hội kinh doanh làm giàu cho bất kỳ một doanh nghiệp nào có nhu cầu xuất khẩu. Với quy mô nhập khẩu 1300 tỷ USD mỗi năm với đầy đủ các hàng hóa chủng loại khác nhau là một thị trường có sức mua cao. Nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức rủi ro khi tham gia vào thị trường này. Bởi vì nó là thị trường có tính cạnh tranh gay gắt và nhạy cảm cao, bảo vệ người tiêu dùng với một hệ thống pháp luật phức tạp. Vì vậy để thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, hơn bất kỳ một thị trường nào khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu đối tác luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường này. Những khó khăn thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thể hiện những điểm sau: • Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đang vấp phải hàng rào bảo hộ : dệt may bị hạn chế bởi hạn ngạch, thủy sản bị kiện bán phá giá. • Năng lực cung của doanh nghiệp còn yếu, khả năng tiếp thị mặt hàng còn hạn chế về tài chính và thương hiệu. Ngoài ra quy mô sản xuất nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu khổng lồ của thị trương Hoa Kỳ. • Việt Nam mới chỉ thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ sau khi hiệp định BTA có hiệu lực, trong khi đó các nước khác đã có bạn hàng nhập khẩu và phân phối tại thị trường này từ lâu. Rất khó cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng được thị trường tiêu thụ. • Nhiều mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chịu mức thuế nhập khẩu cao làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa chúng ta. [...]... bước đầu tiên trên cả một con đường dài của Việt Nam Gánh nặng vẫn đang nằm ở phía trước Để có thể tồn tại trong một môi trường quốc tế cạnh tranh khốc liệt, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách III THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM: 1 Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam : Theo số liệu của Bộ Kế hoạch đầu tư tính từ 01/01/1988 đến hết ngày 27/3/2007 đầu tư. .. mại Việt Nam -Hoa Kỳ (BTA) được ký kết (tháng 7/2000), Hoa Kỳ đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, song quan hệ đầu tư giữa hai nước còn dưới tiềm năng của các nhà đầu tư Hoa Kỳ Sau khi tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến Việt Nam sau chuyến viếng thăm của ông chủ tập đoàn Microsoft Bill Gate là thông điệp cho thấy các nhà đầu tư. .. thích cho tác động của hiệp định thương mại tới tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư của Mỹ Sau thời gian đầu tìm hiểu thị trường giai đoạn 2001 – 2005 là thời gian các nhà đầu tư Mỹ mạnh dạn đầu tư vào thị trường, đồng thời cũng báo hiệu cho viễn cảnh tốt đẹp trong tư ng lai khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO 3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam phân theo ngành... ngày 27/3/2007 đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có 322 dự án được cấp phép hoạt động (và còn hoạt động) tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký lên tới 2.3 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 29.8% VĐK với tổng vốn đăng thực hiện là 685 Triệu USD Xem xét đầu tư trực tiếp Hoa Kỳ vào Việt Nam theo hai giai đoạn là 1996 – 2000 và 2001 – 2005 Giai đoạn từ 1996 đến năm 2000 tổng VĐK của Mỹ đạt 570, 535... ngoài chưa biết đến nhiều về Việt Nam nên chưa dám mạnh dạn đầu tư và đang còn ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam, họ cần có thời gian để nghiên cứu tình hình trong nước chính vì vậy mà hiện tư ng VĐK vào hình thức 100 % vốn nước ngoài nhiều mà VTH thì hình thức HĐHTKD lại chiếm đa số Bảng 14 : Vốn và cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam phân theo các hình thức đầu tư giai đoạn 1996 – 2005 Đơn... thức của tổ chức thương mại thế giới WTO Tính đến tháng 12 năm 2006 thì nước có nhiều dự án đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là nước Hàn Quốc với 203 dự án đồng thời đứng đầu trong tổng số 10 đối tác có vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam đạt 2.419 tỷ USD Đứng thứ 2 về số dự án đầu tư vào Việt Nam là nước Nhật Bản với 130 DA và xếp thứ 3 nước có tổng VĐT cao nhất vào Việt Nam Hồng Kông tuy chỉ có 21 DA đầu. .. cho thấy rằng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp Đến giai đoạn 2001 – 2005 có thể thấy về cơ bản đầu tư của Mỹ chủ yếu vẫn tập trung vào ngành công nghiệp với tổng số 123 DA đầu tư chiếm 70.69 % tổng số dự án của cả nước Và 87,06% VTH của cả nước tư ng đương với 532.192 triệu USD Điều này càng thể hiện thế mạnh và mối quan tâm của các nhà đầu tư Mỹ trong lĩnh... làm ăn tại Mỹ 2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam phân theo các HTĐT : Thời kỳ 1996 – 2000 hình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức chủ yếu vốn 100% nước ngoài với 302.182 triệu USD chiếm 53.14 % tổng số vốn đăng ký của Mỹ tại Việt Nam Tiếp đó là hình thức HĐHTKD và cuối cùng là hình thức liên doanh với 15.45 % so tổng vốn đăng ký của Mỹ Tuy nhiên về VTH thì... USD chiếm 2.37 % tổng VTH của cả nước Giai đoạn này VTH của Mỹ/ VĐK của Mỹ chỉ đạt 55,8 % với quy mô VTH trung bình trên 1 dự án là 5,312 triệu USD/ 1DA Cho thấy giai đoạn này quan hệ kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ đang còn hạn chế Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đang còn ngần ngại khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam Giai đoạn 2001 – 2005, FDI của Mỹ vào Việt Nam tăng đáng kề về VĐK, VTH và số dự án so với giai đoạn... giảm thất thường , mạnh vào năm 2002 và 2005; thấp và giảm vào các năm 2001,2003, và 2004 Năm 2001 khi hiệp đinh thương mại song phương có hiệu lực đã bắt đầu thu hút nhiều nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam nhưng năm 2002 mới là đỉnh điểm của VĐK, có lẽ năm 2002 kết quả của các chiến dịch quảng bá hình ảnh của Việt Nam , các hoạt đông xúc tiến đầu tư đem lại Năm 2005 tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ

Ngày đăng: 27/08/2015, 13:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kinh tế đầu tư_ Khái niệm và lí luận chung về FDI Khác
2. www.vietnamnet.com_ Thúc đẩy làn sóng đầu tư mới sớm thành hiện thực ( 9/10/2006) Khác
3. Sách : Tác động hiệp định thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ đến đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam _ Nhà xuất bản chính trị quốc gia Khác
4. www.moi.gov.vn_ Đón làn sóng đầu tư từ nhật bản (9/10/2006) 5. www.mpi.gov.vn_ Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2006 và triển vọng2007 (7/3/2006) Khác
6. www.mpi.gov.vn_ Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2006 (9/1/2007) Khác
7. www.mpi.gov.vn_ Phương hướng phát triển kinh tế xã hội 2006 - 2007 8. www.thanhnien.com.vn_ Kim ngạch xuất nhập khẩu theo năm (8/2006) 9. www.laodong.com.vn_ Văn kiện đại hội dảng lần thứ 10 Khác
12.Luật thương mại _ Nhà xuất bản thống kê Khác
13.www.mof.gov.vn_ Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm tháng đàu năm.( 5/3/2006) Khác
14. www.hapi.gov.vn_ Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam, những nhà đầu tư lớn...(26/5/20062006) Khác
15.www.Saigontime.com.vn_ Dự báo tình hình kinh tế trong năm 2007 và ..(2/8/2007) Khác
16.www.Vneconomy.com_ Thời báo kinh tế việt Nam: Kinh tế việt nam đang trên đà phát triển(3/5/ 2006) Khác
17.www.mot.gov.vn_ xuất, nhập khẩu Việt Nam Hoa Kỳ trong giai đoạn 2000 - 2005 ( 3/5/2006) Khác
18.www.mot.gov.vn_ Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI trong những năm vừa qua (1/5/2006) Khác
19.www.gda.com.vn_ Hải phòng chưa hài lòng với thu hút FDI (2/5/2005) 20.www.moi.gov.vn_ Một số giải pháp thu hút FDI của Việt Nam(2/5/2005) Khác
21.www.hapi.gov.vn_ Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài (21/5/2005) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w