1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh .doc

62 479 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 493,5 KB

Nội dung

Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh .doc

Trang 1

LỜI CẢM ƠN !

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh Doanh QuốcTế - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi cơsở để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô các Chú các Anh làm việc tạiCông ty cung ứng tầu biển Quảng Ninh đã chỉ dẫn giúp đỡ Tôi trong thờigian thực tập làm quen với công việc, trên cơ sở đó Tôi đã hoàn thànhchuyên đề thực tập tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

PGS TS : Nguyễn Thị Hường đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn Tôitrong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động thương mại ra đời rất sớm trong lịch sử phát triển xã hội loàingười Qua các thời kỳ phát triển trong từng khu vực, mỗi quốc gia trên thế giới,hoạt động thương mại luôn tồn tại phát triển và khẳng định vai trò không thể thiếuđược của nó trong mọi nền kinh tế đặc biệt trong giai đoạn hiện nay ngành thươngmại phát triển mạnh mẽ, cả về chiều rộng lẫn bề sâu, nhờ tiến bộ của khoa học - kỹthuật công nghệ tin học các quốc gia trên Thế giới tuỳ hoàn cảnh, điều kiện, căncứ thuận lợi khó khăn nhu cầu của từng quốc gia mình đều có những chính sáchriêng phù hợp để thúc đẩy thương mại

Nền kinh tế nước ta sau một thời kỳ dài hạn bị hạn chế bởi cơ chế quản lýkinh tế tập trung, bao cấp, lại chịu hậu quả của các cuộc chiến tranh kéo dài, tiềmlực kinh tế yếu kém, tài nguyên thiên nhiên bị hạn chế, bộ máy các cán bộ quản lýtừ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc trình độ thấp kém, không đáp ứng đượcnhu cầu phát triển của đất nước Đảng và nhà nứơc đã nhận thức được vấn đề nàyvà đã phần nào đã đưa ra những cơ chế kinh tế mới, tạo điều kiện để các thànhphần kinh tế trong nước hoạt động, phát triển.

Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều thuận lợi bởi tiềm năng kinh tế đa dạng,đó là vùng công nghiệp khai thác than, có trữ lượng lớn, có cảng biển, có cửa khẩubiên giới thông thương với Trung Quốc, các ngành nông, lâm, ngư nghiệp đều cónhiều điều kiện thuận lợi để phát triển,ngoài ra Quảng Ninh còn là nơi nếu biếtkhai thác tốt sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh nói trên, Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh là doanhnghiệp nhà nước trực thuộc Sở thương mại Quảng Ninh, được thành lập từ năm1992 Quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã trải qua những bước thăngtrầm, song được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành từ Trung ương đến địaphương và bằng sự cố gắng của lãnh đạo, tập thể CBCNV Công ty Cung ứng tàubiển Quảng Ninh đã có hướng đi đúng đắn, vượt qua những khó khăn của thời kìquá độ chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp, ổn định và phát triển trong cơ chế kinh

Trang 3

tế mới Từ một đơn vị yếu kém trở thành đơn vị đứng đầu ngành thương mại, thểhiện ở mức thu nhập của CBCNV ngày một nâng cao, nộp ngân sách và các khoảnnghĩa vụ với nhà nước ngày một tăng Đời sống CBCNV ổn định, an tâm công tácvà gắn bó với doanh nghiệp.

Nhưng xuất nhập khẩu tổng hợp của Công ty còn ở mức khiêm tốn, do sảnphẩm xuất khẩu của ta chưa cao, kinh nghiệm xuất khẩu còn yếu kém, chưa đi sâutìm hiểu thị hiếu của thị trường xuất nhập khẩu để có điều kiện tăng kim ngạchxuất nhập khẩu nhiều hơn, cần tìm kiếm những giải pháp tháo gỡ cho các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nói chung và công ty cungứng tàu biển nói riêng Mục tiêu đề ra đối với công ty là hiệu quả kinh doanh vàkhông những tồn tạI trên thị trường mà còn phát triển một cách vững mạnh Để đạtđược mục tiêu đó là buộc phảI khẳng định mình và phát huy mọi khả năng sẵn cólẫn tiềm tàng, song song với việc không ngừng nâng cao vị trí trên thị trường trongnước cũng như mở rộng thị trường quốc tế sở lý luận, đã đựơc trang bị ở trườngĐại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, tìm hiểu thực trạng của Công ty Cung ứng tàubiển Quảng Ninh Cùng với nguồn tài liệu như sách báo, các báo cáo của Công ty

Cung ứng tàu biển Quảng Ninh, em đã chọn đề tài: Một số biện pháp mở rộng thịtrường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh"

Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chiathành 3 chương chính:

Chương I Lý luận chung về mở rộng thị trường nước ngoài.

Chương II Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu và phát triển thị trường nước ngoài

của Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh trong thời gian qua.

Chương III Phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh.

Trang 4

Thị trường là tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người muatiếp xúc nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.

Thị trường là một khuôn khổ vô hình trong đó người này tiếp xúc với ngườikia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm và trong đó họ cùng xác định giá cả và sốlượng trao đổi.

Theo quan điểm kinh tế học thì.

Thị trường là tổng thể của cung và cầu đối với một loại hàng hoá nhấtđịnh trong một thời gian và không gian cụ thể

Đứng trên giác độ quản lý một doanh nghiệp khái niệm thị trường phảiđược gắn với các nhân tố kinh tế tham gia vào thị trường như: Người mua, người

Trang 5

bán, người phân phối Với những hành vi cụ thể của họ Những hành vi này khôngphải bao giờ cũng tuân theo qui luật cứng nhắc dựa trên giả thuyết về tính hợp lýtrong tiêu dùng Hành vi cụ thể của người mua và người bán đối với một sản phẩmcụ thể còn chịu sự tác động của yếu tố tâm lý và điều kiện giao dịch Chẳng hạntrong một số trường hợp cụ thể khi giá của sản phẩm tăng lên thì nhu cầu về sảnphẩm đó không những giảm đi và ngược lại còn tăng lên Trong những trường hợpnày tính qui luật chung của nhu cầu và vai trò điều tiết của giá cả không còn đúngnữa Như vậy với một sản phẩm cụ thể và một nhóm khách hàng cụ thể, những quyluật chung của mối quan hệ cung cầu không phải lúc nào cũng đúng.

Mặt khác trong diều kiện kinh doanh hiện đại thì trong khái niệm thị trườngyếu tố cung cấp đang mất dần tầm quan trọng, trong khi đó nhu cầu và nhận biếtnhu cầu là những yếu tố ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động củadoanh nghiệp Hiện nay do năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm của cácdoanh nghiệp cho thị trường đã tăng lên gần như là vô hạn trong khi đó nhu cầuđối với sản phẩm đã tiến gần tới mức bão hoà thì hoạt động của doanh nghiệp phảichuyển hẳn sang quan điểm nhu cầu Trong đó mọi doanh nghiệp phải tập chungsự chú ý vào việc nắm bắt nhu cầu và các phương thức để thoả mãn tối đa nhu cầuđó.

Vì thế việc khái niệm thị trường của doanh nghiệp phải nhấn mạnh vào vaitrò quết định của nhu cầu Song nhu cầu là hành vi, ý kiến, thái độ bên ngoài củakhách hàng, là cái mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được Vì vậy đứng trên giác độdoanh nghiệp thì:

Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng tiềm năng củadoanh nghiệp đó, tức là những khách hàng đang mua hoặc có thể sẽ mua sảnphẩm của doanh nghiệp

Trang 6

Khi vận dụng khái niệm trên cho thị trường Thế giới thì những đặc điểmtrên càng rõ nét hơn, sự khác biệt và đa dạng càng trở nên sâu sắc hơn Do đó, cóthể đưa ra khái niệm thị trường Quốc tế của doanh nghiệp như sau:

Thị trường Quốc tế của doang nghiệp là tập hợp những khách hàng nứơcngoài và tiềm năng của doanh nghiệp đó

1.2 Các chức năng và vai trò của thị trường:

Vai trò của thị trường trong phát triển kinh tế hàng hóa

- Thứ nhất: Thị trường là điều kiện và môi trường của sản xuất hàng hóa.Các chủ thể kinh tế thông qua thị trường để mua bán các yếu tố, điều kiện sản xuất,tiêu thụ sản phẩm mua được các hàng hóa, tiêu dùng và dịch vụ Không có thịtrường thị sản xuất và trao đổi hàng hóa không thể tiến hành được.

- Thứ hai: Thị trường là trung tâm của tòan bộ quá trình tái sản xuất hànghóa Thị trường là nơi kiểm tra chất lượng, chủng loại, số lượng hàng hóa, thịtrường điều tiết sản xuất và kinh doanh.

- Thứ ba: Nói đến thị trường là nói đến sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinhtế để xác định giá cả và sản lượng hàng hóa.

- Thứ tư: Thông qua việc mua bán hàng hóa trên các thị trường hàng hóa,yếu tố sản xuất và thị trường tiêu dùng, dịch vụ, lấy tiền tệ làm môi giới, làm chocác chủ thể kinh tế có được thu nhập Vì vậy thị trường thực hiện chức năng phânphối của quá trình tái sản xuất.

- Thứ năm: Thị trường trong nước có mối quan hệ chặt chẻ với thị trườngngòai nước thông qua họat động ngoại thương, sự phát triển mạnh mẽ của ngoạithương sẽ đảm bảo mở rộng thị trường Các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trườngtrong nước và đảm bảo sự cân bằng giữa hai thị trường đó.

Với ý nghĩa và vai trò như vậy của thị trường, để phát triển kinh tế hàng hóaở nước ta cần chủ động phát triển các loại thị trường Phát triển kinh tế hàng hóađã chỉ ra là bước đầu xuất hiện thị trường hàng tiêu dùng, sau đó mở rộng thịtrường tư liện sản xuất, số lao động, dịch vụ

Trang 7

1.3 Phân loại và phân đoạn thị trường:1.3.1 Phân loại thị trường:

Khi xem xét trên giác độ cạnh tranh hay độc quyền tức là xem xét hành vicủa thị trường, các nhà kinh tế phân loại thị trường như sau: Thị trường cạnh tranhhoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hòan hảo bao gồmcạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn.

Khi phân loại thị trường, các nhà kinh tế sử dụng các tiêu thức cơ bản sau:Số lượng người bán và người mua: đây là tiêu thức rất quan trọng xác địnhcấu trúc thị trường Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnht tranh độc quyềncó rất nhiều người bán và người mua Mỗi người trong số họ chỉ bán (hoặc mua)một phần rất nhỏ trong lượng cung thị trường Trong thị trường độc quyền bán thìmột nghành chỉ có một người bán (người sản xuất) duy nhất Trong thị trường độcquyền mua chỉ có một người mua duy nhất Trong thị trường độc quyền bán tậpđoàn có một vài người bán, còn trong thị trường độc quyền mua tập đoàn chỉ cómột số người mua.

- Loại sản phẩm: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm đồngnhất, trong thị trường cạnh tranh độc quyền sản phẩm khác nhau Trong thị trườngđộc quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống nhau có thể khác nhau một ít Tỏng thịtrường độc quyền sản phẩm là độc nhất.

- Sức mạnh thị trường của người bán và người mua Trong thị trường cạnhtranh hoàn hảo, người bán và người mua đều không có ảnh hưởng gì đến giá thịtrường của sản phẩm, nghĩa là họ không có sức mạnh thị trường Trong thị trườngđộc quyền bán (mua) người bán (mua) có ảnh hưởng rất lớn đến gía thị trường củasản phẩm Trong thị trường độc quyền bán (mua) tập đoàn, người bán (mua) cóảnh hưởng đến giá thị trường của sản phẩm ở một mức độ nào đó.

- Các trở ngại gia nhập thị trường: trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo cáctrở ngại gia nhập thị trường là rất thấp Ngược lại, trong thị trường độc quyền bán(mua) tập đoàn có những trở ngại đáng kể đối với việc gia nhập thị trường Chẳnghạn, trong các nghành sản xuất ô tô, luyện kim việc xây dựng nhà máy mới là rất

Trang 8

tốn kém Đó chính là trở ngại lớn đối với việc gia nhập thị trường Còn trong điềukiện độc quyền thì việc gia nhập thị trường là cực kì khó khăn.

- Hình thức cạnh tranh phi giá: trong cạnh tranh hoàn hảo không có sự cạnhtranh phi giá Trong cạnh tranh độc quyền cũng như trong độc quyền tập đoàn, cácnhà sản xuất sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo, phân biệtsản phẩm Các nhà độc quyền cũng quảng cáo để thu hút thêm khách hàng.

1.3.2 Phân đoạn thị trường

- Giới thiệu khái quát về phân đoạn thị trường+ Khái niệm đoạn thị trường và phân đoạn thị trường:

Đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đốivới cùng một tập hợp những kích thích của marketing.

Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhómtrên cơ sở những điểm khác biệt nhu cầu, về tính cách hay hành vi.

Như vậy về thực chất phân đoạn thị trường là phân chia theo những tiêuthức nhất định thị trường tổng thể quy mô lớn, không đồng nhất, muôn hình muônvẻ về nhu cầu thành nhóm (đoạn, khúc) nhỏ hơn đồng nhất về nhu cầu.

Qua định nghĩa trên cho thấy sau khi phân đoạn, thị trường tổng thể sẽ đượcchia nhỏ thành các nhóm (đoạn, khúc) Những khách hàng trong cùng một đoạn thịtrường sẽ có sự đồng nhất (giống nhau) về nhu cầu hoặc ước muốn hoặc có nhữngphản ứng giống nhau trước cùng một kích thích marketing Phân đoạn thị trườngnhằm mục đích giúp doanh nghịêp trong việc lựa chọn một hoặc vài đoạn thịtrường mục tiêu để làm đối tượng ưu tiên cho các nỗ lực marketing.

+ Quan niệm chung về phân đoạn thị trường

Thị trường rất đa dạng Người mua có thể rất khác nhau về nhu cầu: khảnăng tài chính, nơi cư trú, thái độ và thói quen mua sắm Số lượng đoạn thị trườngtrên một thị trường tổng thể rất khác nhau phụ thuộc vào việc người ta sử dụng cáctiêu chuẩn phân đoạn như thế nào.

+ Yêu cầu của phân đoạn thị trường:

Phân đoạn thị trường nhằm giúp doanh nghịêp xác định những đoạn thịtrường mục tiêu hẹp và đồng nhất hơn thị trường tổng thể Hoạt động marketing

Trang 9

của doanh nghịêp sẽ nhằm vào một mục tiêu rõ ràng cụ thể hơn, có hiệu lực hơn.Nhưng điều đó không có nghĩa là việc phân chia càng nhỏ thị trường tổng thể làcàng có lợi Điều quan trọng của công việc này là một mặt phải phát hiện tínhkhông đồng nhất giữa các nhóm khách hàng, mặt khác số lượng khách hàng trongmỗi đoạn phải đủ khả năng bù đắp lại nỗ lực marketing của doanh nghiệp thì việcphân đoạn đó mới có hiệu quả Như vậy, nếu một doanh nghiệp có thể đáp ứngđược nhu cầu của một nhóm khách hàng đồng thời có lãi thì nhóm khách hàng đóchính là một đoạn thị trường có hiệu quả Để xác định được một đoạn thị trường cóhiệu quả việc phân đoạn thị trường phải đạt được những yêu cầu sau:

Tính đo lường được, tức là quy mô và hiệu quả của đoạn thị trường đóphải đo lường được.

Tính tiếp cận được, tức là doanh nghịêp phải nhận biết và phục vụ đượcđoạn thị trường đã phân chia theo tiêu thức nhất định.

Tính quan trọng, nghĩa là các đoạn thị trường phải bao gồm các kháchhàng có nhu cầu đồng nhất với quy mô đủ lớn để có khả năng sinh lời được.

Tính khả thi, tức là có thể có đủ nguồn lực để hình thành và triển khaichương trình marketing riêng biệt cho từng đoạn thị trường đã phân chia.

- Các tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường.

Về mặt lý thuyết để phân đoạn thị trường tổng thể, bất kỳ một đặc trưng nàocủa người tiêu dùng cũng có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn Song để đảm bảođược các yêu cầu của phân đoạn thị trường, trên thực tế người ta chỉ chọn một sốđặc trưng tiêu biểu và xem như là cơ sở dùng để phân chia một thị trường tổng thể.Các cơ sở này là những nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về nhu cầu và đòi hỏi sựkhác biệt về chiến lược marketing Từ những cơ sở đó người ta xác định các tiêuthức hay tiêu chuẩn dùng để phân đoạn (xem bảng dưới đây)

Trang 10

Bảng cơ sở và tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường

ĐA lý Miền (miền Bắc, miền Nam) vùng (thành thị, nôngthôn), tỉnh, Huyện, Quận, xã, phường

Dân số - Xã hội Tuổi; Giới tính; Thu nhập (cá nhân và hộ); Nghềnghịêp, Trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân; Quymô gia đình, giai tầng xã hội, tín ngưỡng, chủng tộc,dân tộc , tình trạng việc làm

Tâm lý Thái độ, động cơ, cá tính, lối sống, giá trị văn hoá,thói quen

Hành vi tiêu dùng Lý do mua; Lợi ích tìm kiếm; Số lượng và tỷ lệ tiêudùng; Tính trung thành

+ Phân đoạn theo địa lý

Thị trường tổng thể sẽ được chia cắt thành nhiều đơn vị địa lý: vùng, miền,tỉnh, thành phố; quận - huyện; phường - xã

đây là cơ sở phân đoạn được áp dụng phổ biến vì sự khác biệt về nhu cầuthường gắn với yếu tố địa lý (khu vực) Ví dụ: ăn sáng của người miền Bắc thườnglà các loại bánh, bún, phở Người miền Nam là cà phê - bánh ngọt Người miềnBắc ít ăn cay Ngược lại: vị ngọt, cay đậm là sở thích của người miền Trung vàmiền Nam.

+ Phân đoạn theo dân số - xã hội:

Nhóm tiêu thức thuộc loại này bao gồm: giới tính, tuổi tác, nghề nghịêp,trình độ văn hoá, quy mô gia đình, tình trạng hôn nhân, thu nhập, giai tầng xã hội;tín ngưỡng, dân tộc, sắc tộc

Dân số - xã hội với các tiêu thức nói trên luôn được sử dụng phổ biến trongphân đoạn thị trường bởi hai lý do:

Thứ nhất, chúng là cơ sở chính tạo ra sự khác biệt về nhu cầu và hành vimua Ví dụ: giới tính khác nhau, nhu cầu sản phẩm khác nhau Phụ nữ thườngthích dùng xe máy hình thức đẹp, nhẹ, tốc độ vừa phải, dễ điều khiển Nam giới lạiưa chuộng các loại xe phân khối lớn, tốc độ cao, dáng khoẻ

Trang 11

Thứ hai, các đặc điểm về dân số - xã hội dễ đo lường Các tiêu thức thuộcloại này thường có sẵn số liệu vì chúng được sử dụng vào nhiều mục đích khácnhau Hỗu hết các mặt hàng tiêu dùng đều phải sử dụng tiêu thức này trong phânđoạn Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng mặt hàng cụ thể mà người ta sử dụng một vàitiêu thức cụ thể trong nhóm Ví dụ: tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống gia đìnhđược sử dụng phổ biến để phân đoạn thị trường đồ chơi, thực phẩm, đồ gia dụng,quần áo Thu nhập lại được các thị trường xe hơi, xe máy, nội thất, mỹ phẩm chọn làm tiêu thức phân đoạn chính.

Xu hướng chung người ta thường sử dụng kết hợp nhiều tiêu thức thuộc loạinày trong phân đoạn vì các tiêu thức đó luôn có mối quan hệ và ảnh hưởng qua lạivới nhau.

+ Phân đoạn theo tâm lý học.

Cơ sở phân đoạn này được thể hiện thành các tiêu thức như: Thái độ, độngcơ, lối sống, sự quan tâm, quan điểm, giá trị văn hoá

Việc sử dụng các tiêu thức theo tâm lý học dựa trên cơ sở cho rằng: các yếutố thuộc tâm lý đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn và muasắm hàng hoá của người tiêu dùng.

Khi phân đoạn, các tiêu thức thuộc nhóm này thường được sử dụng để hỗ trợcho các tiêu thức theo Dân số - Xã hội Trong một số trường hợp nó cũng được coilà nhóm tiêu thức phân đoạn chính Ví dụ: hàng may mặc, mỹ phẩm thườngkhách hàng chú ý đến các đặc tính của sản phẩm gắn với các thuộc tính tâm lýnhư: lòng tự hào về quyền sở hữu, cá tính, lối sống hơn là những khía cạnh khác.Vì vậy, ở những thị trường này người ta hay phân chia khách hàng theo nhữngnhóm đồng nhất về lối sống Các chương trình quảng cáo áp dụng cho họ nặng vềnhấn mạnh các khía cạnh của một lối sống.

+ Phân đoạn theo hành vi tiêu dùng.

Theo cơ sở này, thị trường người tiêu dùng sẽ được phân chia thành cácnhóm đồng nhất về các đặc tính sau: Lý do mua sắm, lợi ích tìm kiếm, tính trungthành, số lượng và tỷ lệ sử dụng, cường độ tiêu thụ, tình trạng sử dụng (đã sửdụng, chưa sử dụng, không sử dụng ).

Trang 12

Khi lựa chọn các tiêu thức phân đoạn, những tiêu thức thuộc nhóm này đãđược nhiều nhà marketing cho rằng các đặc tính về hành vi ứng xử là khởi điểm tốtnhất để hình thành các đoạn thị trường.

2/ Các phương thức mở rộng thị trường nước ngoài.

Phương thức đơn giản nhất để mở rộng thị trường nước ngoài là thông quaxuất khẩu Một doanh nghiệp có thể xuất khẩu sản phẩm của mình bằng hai cách làxuất khẩu trực tiếp và gián tiếp:

2.1 Xuất khẩu gián tiếp:

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ củacác tổ chức độc lập, đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu của mìnhra nước ngoài Hình thức này có những ưu điểm cơ bản là ít phải đầu tư, doanhnghiệp không phải triển khai một lực lượng ra nước ngoài cũng như các hoạt độnggiao tiếp và khuyếch trương ở nước ngoài Sau nữa, nó cũng hạn chế được các rủiro có thể xảy ra tại thị trường nước ngoài vì trách nhiệm bán hàng thuộc về các tổchức khác Tuy nhiên, hình thức này có những hạn chế là giảm lợi nhuận củadoanh nghiệp do phải chia sẻ với các tổ chức tiêu thụ và do không có liên hệ trựctiếp với thị trường nước ngoài nên việc nắm bắt các thông tin bị hạn chế, khôngthích ứng nhanh được với các biến động của thị trường.

Trong hình thức xuất khẩu gián tiếp doanh nghiệp có thể sử dụng các trunggian phân phối sau đây:

+ Hãng buôn xuất khẩu: là hãng buôn nằm tại nước xuất khẩu, mua hàng

của người sản xuất sau đó bán lại cho người nước ngoài Các hãng buôn xuất khẩutrực tiếp thực hiện tất cả các chức năng và chịu mọi rủi ro liên quan đến việc xuấtkhẩu Các nhà sản xuất thông qua các hãng này, để thông qua thị trường nướcngoài và quan hệ giao dịch, không khác gì nhiều so với các khách hàng trongnước Hãng buôn xuất khẩu phải thực hiện chức năng tìm thị trường, chọn kênhphân phối, xác định giá bán và các điều kiện bán hàng, cấp tín dụng cho các kháchhàng nước ngoài, thực hiện chương trình bán hàng và chiến dịch quảng cáo Đôikhi hãng buôn xuất khẩu cấp tín dụng cho người sản xuất và tư vấn cho người sản

Trang 13

xuất về thiết kế sản phẩm, bao gói và yêu cầu nhãn hiệu đặc biệt của thị trườngnước ngoài Hầu hết các hãng buôn xuất khẩu chỉ chuyên môn hoá hoạt động ởmột số thị trường nhất định và mốt số mặt hàng nhất định Tại thị trường nướcngoài họ có lực lượng bán hàng hoặc sử dụng đại lý, thậm chí có kho bãi, phươngtiện vận tải và xí nghiệp sản xuất, lúc đó nó trở thành một tổ chức đầy quyền lực,thống nhất nên thương mại của cả một khu vực thị trường.

+ Công ty quản lý xuất khẩu: Công ty quản lý xuất khẩu hoạt động giống

như một liên doanh xuất khẩu, giải quyết các chức năng marketing xuất khẩu nhưnghiên cứu thị trường, chọn kênh phân phối và khách hàng, tiến hành chương trìnhbán hàng và quảng cáo hàng… khác với hãng buôn xuất khẩu, công ty quản lý xuấtkhẩu không bán hàng trên danh nghĩa của mình mà được thực hiện trên danh nghĩacủa nhà sản xuất, Công ty quản lý xuất khẩu chỉ giữ vai trò cố vấn, các dịch vụ củacông ty quản lý xuất khẩu được thanh toán bằng hoa hồng cộng thêm một khoảntiền cố định hàng tháng hoặc hàng năm và tiền thanh toán cho các chi phí đượcthoả thuận Các công ty quản lý xuất khẩu có thể cùng một lúc thực hiện hoạt độngxuất khẩu nhân danh nhiều nhà sản xuất.

+ Đại lý xuất khẩu: Đại lý xuất khẩu là một hãng hay cá nhân, theo một hợp

đồng đặc biệt, bán hàng với danh nghĩa của nhà sản xuất và được hưởng thù laobằng hoa hồng, quyền sở hữư hàng hoá được chuyển trực tiếp từ người sản xuấtđến người mua thông qua trung gian.

+ Khách vãng lai: Phần lớn các nhà nhập khẩu nước ngoài và các nhà phân

phối như các cửa hàng, hệ thống cửa hàng tạp phẩm, các nhà sản xuất sử dụngnguyên liệu thô và linh kiện sử dụng cho khách du lịch từ nước này sang nướckhác như nguồn cung cấp hàng, khách du lịch là nhân viên của nhà nhập khẩu,thông thường các khách du lịch có quyền lập các đơn đặt hàng trong phạm vi tàichính và giá cả nhất định cho các chuyến giao hàng ngay mà không cần được phépcủa cơ quan trong nước.

Trang 14

+ Các tổ chức phân phối: Các tổ chức phân phối là sự pha tạp giữa xuất

khẩu gián tiếp và xuất khẩu trực tiếp Nó là kênh giao tiếp vì không phải là một bộphận của nhà sản xuất, song cũng có thể xem như một kênh trực tiếp khi nhà sảnxuất có thể sử dụng cách điều hành mang tính hành chính đối với chính sách hoạtđộng của tổ chức phối hợp Có hai loại tổ chức phối hợp là phối hợp trung gian vàcác tổ hợp xuất khẩu.

2.2 Xuất khẩu trực tiếp:

Hầu hết các nhà sản xuất chỉ sử dụng các trung gian phân phối trong nhữngđiều kiện cần thiết, khi đã phát hiện đủ mạnh để tiến tới thành lập tổ chức bán hàngriêng của mình, để có thể kiểm soát trực tiếp thị trường thì họ thích sử dụng cáchình thức xuất khẩu trực tiếp hơn Trong hình thức này nhà sản xuất trực tiếp giaodịch với khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổchức của mình.

Về nguyên tắc mặc dù xuất khẩu trực tiếp có làm tăng thêm rủi ro trongkinh doanh song nó cũng có những ưu điểm sau:

- Giảm bớt lợi nhuận trung gian sẽ làm tăng chênh lệch giá bán và chi phí,tức là làm tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất.

- Người sản xuất có liên hệ trực tiếp và đề đặn với khách hàng, với thịtrương, biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng do đó có thể cóthay đổi sản phẩm và các điều kiện bán hàng trong các điều kiện cần thiết.

Các tổ chức bán hàng trực tiếp của nhà sản xuất gồm các loại sau:

+ Cơ sở bán hàng trong nước+ Chi nhánh tại nước ngoài+ Đại diện bán hàng xuất khẩu

Trang 15

+ Tổ chức trợ giúp ở nước ngoài+ Đại lý nhập khẩu

+ Nhà thương lượng quốc tế mua và bán

+ Chuyển giao hoặc xuất khẩu bí quyết công nghệ+ Trợ giúp kỹ thuật cho nước ngoài

+ Hợp đồng quản lý

II/- CÁC PHƯƠNG PHÁP THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI.

Sau khi đã lựa chọn được mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải tiếnhành lựa chọn thị trường để xuất khẩu mặt hàng đó Đây là khâu mở đầu đầy khókhăn, quyết định sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp.

Việc lựa chọn thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích tổng hợpnhiều yếu tố bao gồm những yếu tố về chính trị, văn hoá-xã hội, luật pháp, kinh tế,chiến tranh, các yếu tố thuộc về môi trường tài chính Tuy nhiên doanh nghiệpthương không hoạt động trên toàn bộ thị trường đã nghiên cứu mà chỉ hoạt độngtrên một hoặc một số đoạn thị trường đã được phân đoạn theo các tiêu thức khácnhau.

1/ Các phương thức để tiếp cận thị trường nước ngoài:

a Tiếp cận thụ động: Là việc doanh nghiệp đáp ứng lại nhu cầu của thịn

trường nước ngoài không theo một kế hoạch định trước Doanh nghiệp chỉ thựchiện các đơn đặt hàng khi được nhà nhập khẩu đề nghị, cách tiếp cận này khôngmang tính hệ thống và định hướng rõ ràng, do đó làm cho hoạt động marketingquốc tế ít nhiều mang tính rời rạc.

b Tiếp cận chủ động: Là việc lựa chọn thị trường được thực hiện theo một

kế hoạch dự kiến trước nhằm đảm bảo thâm nhập chắc chắn và lâu dài vào thịtrường mới Trong trường hợp này, chi phí phải bỏ ra sẽ cao hơn nhưng doanhnghiệp sẽ bù đắp lại bằng lợi nhuận dài hạn.

Trang 16

2/- Các chiến lược để phát triển thị trường.

a Chiến lược tập trung (Quốc tế hoá từng phần): Với chiến lược này doanh

nghiệp chỉ áp dụng khi thâm nhập sâu vào một số thị trường nước ngoài.

Chiến lược này có ưu điểm là:

+ Dễ tập chung được các nguồn lực của doanh nghiệp, việc chuyên mônhoá sản xuất và tiêu chuẩn hoá sản phẩm đạt được ở mức cao.

+ Hoạt động quản lý trên các thị trường được thực hiện dễ dàng.

Nhược điểm:

+ Tính linh hoạt trong kinh doanh kém.+ Rủi ro trong kinh doanh lớn.

b Chiến lược phân tán ( Quốc tế hoá toàn cầu): Với chiến lược này Công

ty áp dụng mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cùng một lúc sangnhiều thị trường nước ngoài khác nhau, khó xâm nhập vào một thị trường.

Chiến lược này có ưu điểm là:

+ Tính linh hoạt trong kinh doanh cao.+ Có thể hạn chế được rủi ro.

Nhược điểm:

+ Hoạt động kinh doanh bị dàn trải, sản phẩm khó tiêu chuẩn hoá.+Hoạt động quản lý trên các thị trường phức tạp.

Trang 17

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGNƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG TÀU BIỂN QUẢNG NINH

TRONG THỜI GIAN QUA.

I/- SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG TÀUBIỂN QUẢNG NINH.

1/.Quá trình hình thành:

Cùng với đường lối mở cửa và đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước,với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tỉnh Quảng Ninh với địađầu Đông bắc của Tổ quốc với diện tích 5100 km2 có nhiều tiềm năng như du lịch,thương mại, công nghiệp Chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh là đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá về mọi mặt Trong đó chiến lược phát triển khu vực CảngHòn gai - Cái lân - Vạn gia trở thành những trung tâm thương mại Du lịch – Dịchvụ, công nghiệp là một chiến lược cần thiết và cấp bách Khu vực này đã trở thànhmột đầu mối giao thông đường biển quan trọng và ngành kinh tế cảng biển trởthành một ngành kinh tế có tiềm năng và thế mạnh để thúc đẩy xuất nhập khẩu –Du lịch và dịch vụ phát triển.

Ra đời từ những năm đầu thập niên 60 đến nay Công ty Cung ứng tầu biểnQuảng Ninh đã trải qua nhiều bước thăng trầm.

Từ 1962 đến năm 1977 Công ty cung ứng Tầu biển Quảng Ninh được thànhlập với tên gọi Công ty Cung ứng tàu biển và dịch vụ Quảng Ninh trực thuộc Tổngcục du lịch Việt Nam.

Từ năm 1978 đến 1987 Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh tách ra khỏiTổng Cục Du lịch Việt Nam và trực thuộc UBND Tỉnh Quảng Ninh với tên gọi :

Trang 18

Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh có chức năng và nhiệm vụ : Kinh doanhcung ứng các dịch vụ cho hoạt động tàu biển tại khu vực Quảng Ninh.

Năm 1988 UBND Tỉnh Quảng Ninh quyết định sát nhập công ty Công tyCung ứng tàu biển Quảng Ninh và Công ty du lịch Hạ long Thành lập Công ty dulịch và dịch vụ Cung ứng tàu biển Quảng Ninh.

Ngày 2/12/1992 Tỉnh Quảng Ninh ra thông báo số 299 TB/TU tách công tyDu lịch dịch vụ cung ứng tàu biển Quảng Ninh thành 2 công ty :

+ Công ty du lịch hạ long.

+ Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh

Ngày 16/12/1992 UBND Tỉnh Quảng Ninh ra quyết định số 2840 QĐ/UBnhằm thực hiện thông báo số 299 TB/TU của Tỉnh Quảng ninh.

Ngày 11/3/1993 UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định 429 QĐ/UB thành lậpdoanh nghiệp nhà nước với tên gọi Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh vớinhiệm vụ kinh doanh chính là cung ứng dịch vụ cho hoạt động tàu biển tại khuvực Quảng Ninh – Kinh doanh kho ngoại quan , hàng miễn thuế hàng chuyển khẩuquá cảnh, tạm nhập tái xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh du lịch lữ hànhvà nhà hàng khách sạn.

Công ty cung ứng tàu biển Quảng ninh hoạt động dưới ánh sáng nghị quyếtcủa các đại hội đổi mới của đảng CSVN theo đường lối:

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ Mở rộng đaphương hoá, đa dạng hoá các quan hệ Quốc tế, Việt Nam sẵn sàng làm bạn, là đốitác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, Phấn đấu vì hoà bình, độclập và phát triển

(trích đại hội 9 ĐCSVN phần VII mở rộng quan hệ quốc tế , hội nhập kinh tếQuốc tế ).

Gần 40 năm qua công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh đã có những bướcphát triển quan trọng, tốc độ tắng trưởng khá, uy tín được nâng lên rõ dệt, mạnglưới thương mại dịch vụ trong và ngoài nước không ngừng phát triển và mở rộng

Trang 19

thị trường làm tăng lượt tàu biển đến cảng đồng thời Công ty còn đảm bảo đượcchữ tín trong hoạt động kinh doanh Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công tyam hiểu, thông thạo nghiệp vụ, làm việc có hiệu quả trên các lĩnh vực Tổ chứcĐảng, Đoàn thể hoạt động đúng chức năng, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động củacông ty ngày một phát triển

2/.Chức năng và nhiệm vụ của công ty.

a Chức năng:

Chuyên kinh doanh về Cung ứng tàu biển, kinh doanh khách sạn du lịch,Du lịch lữ hành, kinh doanh xuất nhập khẩu và tạm nhập tái xuất, kinh doanh khongoại quan, cửa hàng miễn thuế.

b Nhiệm vụ:

Đảm bảo ổn định và không ngừng nâng cao thu nhập, đời sống của 250 Cánbộ công nhân viên trong toàn Công ty, làm tốt các khoản nghĩa vụ đối với Nhànước, cụ thể nhiệm vụ của năm 1997 như sau:

- Đạt và vượt mức chi tiêu Ngân sách do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh QuảngNinh đề ra Tổng doanh thu 33 tỷ đồng Việt Nam, trong đó ngoại tệ là 2.700.000USD.

- Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, ổn định việc làm, từng bước cảithiện và nâng cao thu nhập, đảm bảo lương bình quân đạt 800.000đồng/người/tháng trở lên.

- Bảo toàn và bổ xung vốn.

- Củng cố, mở rộng cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh bằng cách sửa chữa,làm mới nhiều hạng mục Công trình, nâng cấp nhà hàng, khách sạn, phương tiện,thiết bị

Trang 20

- Kịp thời phổ biến các chính sách quản lý kinh tế, tài chính tới cán bộ côngnhân viên.

- Quản lý chặt chẽ tiền hàng, hợp đồng kinh tế, hoá đơn chứng từ, định mứcchi phí cho từng loại dịch vụ đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và đúng pháp luậttheo quy định hiện hành.

c Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty và chức năng nhiệm vụ các phòng ban.

Sơ đồ 01: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Tổ chứchành chính

Kế hoạchđầu tư

Kế toántài chính

Trang 21

* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Ban Giám đốc :

- Giám đốc: Ở vị trí đài chỉ huy, điều hành chung mọi hoạt động của Công ty,

nhận sử lý thông tin, giao nhiệm vụ cho các phòng ban quyết định mọi vấn đềtrong đơn vị.

- Phó Giám đốc: Tham mưu giúp việc cho giám đốc ở từng lĩnh vực cụ thể

được giám đốc giao phó, thường xuyên giám sát các bộ phận dưới quyền.

Để đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ của công ty Hệ thống bộ máy tổ chứcđược sắp xếp thành 03 phòng ban chức năng và 07 đơn vị, phòng ban trực tiếp sảnxuất

Các phòng ban chức năng thực hiện chức năng, tham mưu cho giámđốc từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Phòng tổ chức hành chính:

Bao gồm nhiều bộ phận tổng hợp như: Hành chính, tổ chức, bảo vệ cónhiệm vụ tổ chức con dấu của Công ty, quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự, bố trí sắpxếp tuyển chọn công nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý đàotạo cán bộ, thi đua khen thưởng.

+ Phòng kế hoạch đầu tư :

Tham mưu đề xuất cho lãnh đạo Công ty về các kế hoạch định hướng, chiếnlược và chiến thuật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chung của Công ty Xâydựng và giao chỉ tiêu kế hoạch, định hướng các đơn vị phòng ban từng tháng quý

Phòngđiềuhànhhướngdẫn dulịch

Du lịchlữhànhMóng

tàubiểnCửaÔng

Trang 22

thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã được Công ty giao Ngoài ra còn có phươngtiện tàu thuyền, các cơ sở vật chất trong toàn Công ty.

+ Phòng kế toán tài chính :

Có nhiệm vụ tham mưu, cung cấp một cách đầy đủ kịp thời chính xác về tìnhhình sản xuất giúp lãnh đạo Công ty có thể đưa ra những quyết định đúng, thíchhợp nhất Thực hiện các nhiệm vụ về kế toán tài chính với các quy định và chínhsách hiện hành và chính sách hiện hành của nhà nước và pháp luật, giám đốc theodõi, đôn đốc các sổ kể toán các đơn vị cơ sổ và phòng ban thực hiện đúng theo sựchỉ đạo chung về công tác kế toán trong toàn Công ty.

* Các đơn vị phòng ban trực tiếp sản xuất kinh doanh:

+ Khách sạn Bạch đằng :

Kinh doanh khách sạn, nhà hàng phục vụ khách trong và ngoài nước đếntham quan du lịch và làm việc tại thành phố Hạ Long Kinh doanh hàng miễn thuếphục vụ cho thuỷ thủ thuyền viên có hộ chiếu hoặc các đơn vị đặt hàng của các tàunước đến cảng Hòn gai.

+ Cung ứng tàu biển Hòn gai và cung ứng tàu biển Cửa ông:

Kinh doanh dịch vụ cung ứng tàu biển cấp lương thực thực phẩm, nhiên liệu,nước ngọt, vệ sinh môi trường, dịch vụ đưa đón thuỷ thủ, và các dịch vụ khác chocác tàu đến cảng Hòn Gai, Cảng cái Lân, cảng Cửa ông

Ngoài ra còn kinh doanh nhà hàng phục vụ ăn uống, kinh doanh hàng miễnthuế tại các khu vực Cảng trên.

+ Phòng kho ngoại quan:

Kinh doanh kho ngoại quan là hình thức kinh doanh mới được mở ra ở nướcta nhằm mục đích cho các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, các đơn vị kinh doanhxuất nhập khẩu trực tiếp trong nước được phép gửi lại hàng hoá được phép củaChính phủ vào kho ngoại quan, phòng kho ngoại quan còn làm nhiệm vụ môi giớiđặt hàng cho nước ngoài thu hoa hồng tái chế, gia cố, thay thế bao bì, cho các đơnvị khác thuê lại kho

Trang 23

II/- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨUCỦA CÔNG TY CUNG ỨNG TÀU BIỂN QUẢNG NINH TRONG THỜIGIAN QUA.

1/ Vài nét về tình hình xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua.

Hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển thị trường là những hoạt động quantrọng nhất của Công ty, với đặc tính là một Công ty thương mại quản lý xuất nhậpkhẩu Vì vậy Công ty có thể cùng một lúc thực hiện hoạt động xuất nhập khẩunhân danh nhiều nhà sản xuất.

Ngoài ra công ty chủ yếu xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu trực tiếp, thể hiệnqua các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999 đến tháng 06 năm 2002.(bảng 01)

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, trên cơ sở hiểu rõ thựctrạng của doanh nghiệp Với tinh thần quyết tâm năng động sáng tạo, nắm bắt thờicơ thuận lợi, kịp thời khắc phục khó khăn vượt qua thử thách của toàn thể cán bộcông nhân viên, nên thời gian qua công ty đã thu được những kết quả sau:

Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gianqua

Trang 24

STTDanh mụcĐVTNăm 1999Năm 2000Năm 2001 6 tháng đầunăm 2002

Tổng doanh thu VNĐ 33.300.000.000

26.603.284.442Trong đó ngoại tệ

các nghiệp vụkinh doanh

USD 1.750.700 1.934.720.162

2.575.049 1.382.025,89

1 Kinh doanh cungứng tàu biển

Cấp nước ngọt USDVNĐ

Cấp nhiên liệu USDVNĐ

219.180 284.327 321.455

Cung ứng lươngthực, thực phẩm

83.991 203.300610.434.551

Vệ sinh tàu USDVNĐ

45.350 145.727,26304.915.778

Khám chữa bệnh,vận tải, dịch vụkhác

45.000 9.752,5203.297.994

Bán hàng miễnthuế

USD 973.896 426.449,87 429.288,12 141.948

2 Kinh doanh kháchsạn nhà hàng

VNĐ 3.026.000.000

4.091.727.188Phòng nghỉ thu USD

77.614,231.294.456.856

Trang 25

Ăn uống USDVNĐ

11.481,561.443.553.354Dịch vụ khác USD

4.213386.000.0003 Kinh doanh kho

ngoại quan

78.508 138.068 31.771,05

chuyển khẩu

USD 74.045 662.549.525

991.947 117.637,27

5 Kinh doanh dulịch lữ hành

VNĐ 5.112.000.000

1.741.577.8966 Kinh doanh tổng

VNĐ 14.500.000

7 Kinh doanh tạmnhập tái xuất

8 Kinh doanh khác- Thu ngoại tệ- Thu VNĐ

9 Xuất nhập khẩutrực tiếp

II Nộp ngân sách đồng 1.575.000.000

1.771.107.008III Lợi nhuận đồng 1.600.000.

IV Lương bình quân đ/ng/tháng

850.000 928.000 1.000.000 1.000.000

( Nguồn: Báo cáo tổng kết 199 - 6 tháng đầu năm 2002)

Trang 26

+ Vốn sản xuất kinh doanh được bảo toàn và bổ sung thêm.+ Thực lãi: 1,6 tỷ đồng.

TRỊ GIÁXUẤT (USD)

LÃI GỘP(USD)

1 Dầu Diezel 90.226,804T 24.012.503,95 24.586.512,8822 Dầu cọ 12.648,981T 4.877.113,54 4.914.459,613 Dầu đậu nành 2.504,878T 1.152.243,88 1.159.758,51

Trị giá (USD)

Thu dịch vụ(USD)

Trang 27

8 Thép không gỉ 16,8T 27.025 1.200

2/ Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty:

Công ty Cung ứng Tầu biển Quảng Ninh là một trong những Công ty xuấtnhập khẩu lớn tại Quảng Ninh, cũng như các Công ty xuất nhập khẩu khác từ khiNhà nước thực hiện chủ trương chuyển sang nền kinh tế mở, Công ty đã gặp khôngít những khó khăn về mặt hàng xuất nhập khẩu Đứng trước những khó khăn đó đểtồn tại và phát triển Công ty đã không ngừng cố gắng vươn lên và đã đạt đượcnhững kết quả đáng ghi nhận Thông qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 03: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yêú của Công ty

STTMặt hàng xuất khẩuĐvịtính

6 Thángđầu năm

200201Lương thực thực phẩmTấn1.8002.2002.1741.450

15.870,02

Trang 28

- Nước ngọt :120.000 USD/năm

- Dầu diezel, nguyên vật liệu: 150.000 USD/năm- Các loại dịch vụ khác: khoảng 180.000 USD/năm

Hàng bán trực tiếp cho người nước ngoài, một số loại hàng hoá chủ yếusau:

Sang năm 2001, tình hình xuất nhập khẩu có nhiều biến chuyển là năm bảnlề giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ, năm đầu cả nước thực hiện kế hoach 5 năm(2001-2005) Đối với Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh, có những chuyểnbiến đầy phấn khởi song cũng còn đầy khó khăn, thử thách Không phải tất cả

Trang 29

những mục tiêu công ty đề ra cho năm 2001 đều mỹ mãn, nhưng những kết quả đãđạt được đã phản ánh đúng thực tế Nhưng kết quả ắt khẳng định tính đúng đắn củaphương hướng, đường lối phát triển Công ty trên cơ sở kinh doanh kịp thời nhiềuvà đúng đắn đối với những vấn đề và biến động mới nảy sinh trên thị trường trongCông ty.

* Doanh thu các nghiệp vụ kinh doanh:

 Vốn sản xuất kinh doanh được bảo tồn và bổ sung thêm.

 Đã nộp ngân sách nhà nước 2.l744,6 triệu đồng, đạt 167% kế hoạch giao. ổn định việc làm, lương bình quân của cán bộ công nhân viên đạt

1.000.000đ/người/tháng Giải quyết kịp thời các chế độ cho người lao động

3/ Cơ cấu hình thức xuất khẩu:

Để làm tốt dịch vụ xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài, thì hìnhthức xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng Hiện nay Công ty Cung ứng tàu biểnáp dụng 2 hình thức xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu trực tiếp.

a Xuất khẩu uỷ thác.

Đây là phương pháp mà doanh nghiệp dùng trên danh nghĩa của mình đểgiao dịch, ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài về những mặt hàng do đơn vịnội địa uỷ thác.

Theo phương thức này Công ty được hưởng từ 1-1,5% hoa hồng tính trêntổng giá trị lô hàng, với hình thức xuất khẩu này Công ty có thuận lợi trong việckhông phải tìm kiếm khách hàng và độ rủi ro thấp nhưng lợi nhuận không cao.Được thể hiện qua việc nhận xuất khẩu uỷ thác của Công ty thuỷ sản Quảng ninhtổng giá trị lô hàng thuỷ sản trong năm 2000 là 100.000 USD Công ty đã đượchưởng hoa hồng tính trên giá trị lô hàng là 1.200USD ( 1,2% x 100.000USD )

Trang 30

Từ đó cho ta thấy xuất khẩu theo phương thức này Công ty thu lại được lợinhuận thấp nhưng chắc chắn và hạn chế được những thất thoát về vốn mà các rủiro mang đến

b Xuất khẩu trực tiếp:

Trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa Công ty với đối tác nước ngoài , Công tyhuy động vốn và tiến hành thu mua sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, sau đótrực tiếp xuất hàng sang cho đối tác Cụ thể như trong năm 2000 công ty đã ký mộthợp đồng xuất khẩu dầu cọ sang Trung quốc Công ty đã trực tiếp thu mua mộtlượng dầu cọ với tổng giá trị lô hàng là 4.877.113,54 USD sau đó xuất khẩu sangTrung quốc với tổng giá trị lô hàng là 4.914.549,61USD Lợi nhuận thu được tronghợp đồng xuất khẩu này là 37.346,07 USD

Với hình thức này Công ty có thể so sánh được giá mua, giá bán và lợinhuận thu được nhưng độ rui ro lại cao hơn rất nhiều so với hình thức xuất khẩu uỷthác.

4/ Cơ cấu thị trường và các bạn hàng thường xuyên của Công ty:

Việc tìm kiếm thâm nhập và mở rộng thị trường, nhằm đảm bảo cho hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khâủ của Công ty được diễn ra liên tục và đạt hiệu quảcao.

Trước đây, thị trường chủ yếu của công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninhlà sang Liên Xô và các nước Đông Âu, nay bằng nỗ lực của mình công ty đã mởrộng được thị trường nhiều nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng kông,Singapore Ta có thể thấy được thị trường của Công ty qua bảng sau:

Bảng 04: Thị trường xuất khẩu của Công ty

Tên nước:

Trang 31

01 HôngKông Nhật Bản Thai Lan Mỹ

WING SHING IND - Hồng Kông: Đây là một tập đoàn lớn chuyên kinh

doanh xuất nhập khẩu ở Hồng kông, Công ty này đưa hàng về Trung Quốc thôngqua kho ngoại quan của Cung ứng tàu biển với số lượng lớn các chủng loại hànghoá, đặc biệt là hàng thuốc lá Với số lượng hàng bình quân 1 tháng khoảng 20container thuốc lá các loại như: 555, Marlboro, Baisha, Hongtashan, Shuang xibranch, Double happiniess, Golden Bridge, Viceroy, Hilton, Carmel các loại nàyluân chuyển vào và đưa ra rất đều đặn Nhờ đó đã khai thác rất tốt dịch vụ kho vậntừ bạn hàng này Tuy nhiên đây cũng là bạn hàng khó tính nhất, đòi hỏi cao nhấtvề chất lượng phục vụ, đòi hỏi những ưu đãi về giá, hoặc các ưu đãi khác Songcũng lại là bạn hàng sòng phằng và đứng đắn nhất về việc thanh toán.

Công ty SHUN HANG DEVELOPMENT - Hồng Kông: Là một công ty

chuyên buôn bán thuốc lá từ Hồng Kông, Singapore sang Trung quốc, Công ty nàycũng là bạn hàng lớn và thường xuyên của công ty cung ứng tàu biển Hàng hoácủa Công ty này, sau khi nhập khẩu vào công ty Cung ứng tàu biển, phần lớn sau

Ngày đăng: 30/11/2012, 16:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cơ sở và tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường - Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh .doc
Bảng c ơ sở và tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường (Trang 10)
Bảng cơ sở và tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường - Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh .doc
Bảng c ơ sở và tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường (Trang 10)
Sơ đồ 01: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công  ty - Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh .doc
Sơ đồ 01 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty (Trang 20)
BẢNG 02: TRỊ GIÁ HÀNG CHUYỂN KHẨU, TẠM NHẬP TÁI XUẤT. ST - Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh .doc
BẢNG 02 TRỊ GIÁ HÀNG CHUYỂN KHẨU, TẠM NHẬP TÁI XUẤT. ST (Trang 26)
BẢNG 02:  TRỊ GIÁ HÀNG CHUYỂN KHẨU, TẠM NHẬP TÁI XUẤT. - Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh .doc
BẢNG 02 TRỊ GIÁ HÀNG CHUYỂN KHẨU, TẠM NHẬP TÁI XUẤT (Trang 26)
BẢNG  TRỊ GIÁ HÀNG QUA KHO NGOẠI QUAN. - Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh .doc
BẢNG TRỊ GIÁ HÀNG QUA KHO NGOẠI QUAN (Trang 26)
6 Tháng đầu năm  - Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh .doc
6 Tháng đầu năm (Trang 27)
Bảng 03: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yêú của Công ty - Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh .doc
Bảng 03 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yêú của Công ty (Trang 27)
Bảng 03: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yêú của Công ty - Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh .doc
Bảng 03 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yêú của Công ty (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w