1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà

39 3,1K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 615 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động trong cơ chế thị trường mỗi doanh nghiệp luôn tự mình làm tất cả mọi việc, từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp có th

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Tổng quan về doanh nghiệp 3

1.1.Quá trình hình thành và phát triển 3

1.2 Vai trò, vị trí của doanh nghiệp: 5

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 5

1.4 Môi trường kinh doanh của công ty: 9

1.5 Những nét văn hoá công ty: 10

2 Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà 11

2.1 Về chiến lược kinh doanh: 11

2.1.1 Các loại chiến lược công ty đang áp dụng: 11

2.1.2 Các căn cứ để xây dựng chiến lược: 14

2.2 Kế hoạch kinh doanh của Công ty: 15

3 Công tác tổ chức và quản lí chung: 19

4 Hoạt động Marketing và các chính sách căn bản: 22

4.1 Nghiên cứu thị trường: 22

7 Tình hình tổ chức tiếp nhận, cung ứng và hạch toán nguyên vật liệu: 33

8 Vấn đề tài chính kế toán của Công ty: 35

9 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty: 37

KẾT LUẬN 40

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động trong cơ chế thị trường mỗi doanh nghiệp luôn tự mình làm tất cảmọi việc, từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanhđể doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được Cũng như một nhà đầu tư, anhta muốn đầu tư một khoản tiền vào một Công ty nào đó thì anh ta phải biết rõ tìnhhình hoạt động của Công ty đó trong thời gian gần đây và xu hướng hoạt độngcủa nó trong tương lai như thế nào.

Công ty bánh kẹo Hải Hà là một Công ty có bề dày kinh nghiệm hơn 40 nămhoạt động, đã tồn tại và phát triển được cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất và chođến nay Công ty luôn làm ăn có lãi, góp phần tích cực trong quá trình CNH –HĐH đất nước.

Báo cáo này với hy vọng sẽ có một cái nhìn tổng quát về Công ty bánh kẹoHải Hà ở mọi góc độ, từ những mặt đã đạt được đến những mặt chưa đạt được,từ những điểm mạnh đến cả những điểm yếu của Công ty nhằm rút ra được mộtkết luận tổng quát nhất Hy vọng nó có thể giúp ích cho những ai quan tâm đếnCông ty và qua đợt thực tập viết Báo cáo này nó cũng giúp cho em có một cáinhìn thực tế hơn trong hoạt động của các doanh nghiệp và có điều kiện áp dụngnhững kiến thức lí thuyết đã học để có thể đánh giá hoạt động của công ty bánhkẹo Hải Hà một cách đúng đắn nhất

Trang 3

1 Tổng quan về doanh nghiệp

1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ côngnghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo phục vụ nhu cầutrong nước và một phần cho thị trường xuất khẩu.

Địa điểm công ty: số 25 đường Trương Định – Q.Hai Bà Trưng – Hà Nội Tên giao dịch: Hai Ha Confectionery Company.

Tên viết tắt: HAIHACO.

Được thành lập theo quyết định số 216 /23-3-1993/QĐ-BCNN Căn cứ theo nghị định số 388/02-11-1991/NĐ-HĐBT

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 106286 ngày 07/04/1993 do trọng tàikinh tế Hà Nội cấp.

Đăng kí nhãn hiệu hàng hoá số 5864 theo quyết định số 2348/21.5.1992/QĐ –cục Sở hữu công nghiệp.

Đăng kí kiểu dáng công nghiệp số 5256 kẹo cứng nhân theo quyết định số577/7.9.98/QĐ – cục Sở hữu CN.

Ra đời trong hoàn cảnh cơ chế tập trung bao cấp, vì vậy khi nền kinh tế chuyểnsang cơ chế thị trường công ty đã gặp không ít khó khăn và thách thức Với sựlãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và sự hăng say lao động của công nhânviên công ty, đến nay Hải Hà đã và đang có một chỗ đứng vững chắc trong tâmtrí của người tiêu dùng với hàng trăm loại sản phẩm bánh kẹo khác nhau.

Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty:

Được thành lập từ năm 1960, đến nay công ty đã trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1959-1969:

Tháng 11 năm 1959 Tổng công ty nông lâm thuỷ sản miền Bắc đã xâydựng một cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt trân châu với 9 cán bộ côngnhân viên(CNV) của Tổng công ty gửi sang Đến đầu năm 1960 thực hiệnchủ trương của công ty, cơ sở đã đi sâu nghiên cứu, sản xuất các mặthàng miến Trên cơ sở đó, 25.12.1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời,25.5.1961, xưởng đã tập trung nhân lực và thiết bị để mở rộng sản xuất vàliên tục hoàn thành kế hoạch Ngoài sản phẩm chính là miến, xí nghiệp cònsản xuất nước chấm và tinh bột ngô.

Trang 4

Năm 1962, xí nghiệp miến Hoàng Mai thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lí.Thời kì này, xí nghiệp đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất cácmặt hàng như tinh dầu bột ngô cung cấp cho nhà máy pin Văn Điển

Năm 1966, Viện thực vật đã lấy nơi đây là cơ sở sản xuất thử nghiệmcác đề tài thực phẩm để từ đó phổ biến cho các địa phương sản xuất, vớimục đích giải quyết hậu cần tại chỗ, tránh sự ảnh hưởng của chiến tranhgây ra Từ đó nhà máy đổi tên thành nhà máy thực nghiệm thực phẩm HảiHà Ngoài sản xuất tinh bột ngô, nhà máy còn sản xuất viên đạm, traotương, nước chấm lên men, nước hoa quả, dầu đạm tương, bánh mì, bộtdinh dưỡng trẻ em…

Năm 1968 nhà máy thuộc Bộ lương thực – thực phẩm quản lí.

Giai đoạn 1970 – 1986:

Tháng 6/1970 Thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực – thực phẩm, nhàmáy đã tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao với công suất900 tấn/ năm, nhà máy mang tên mới là Nhà máy thực phẩm Hải Hà với sốcán bộ CNV là 555 người và nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo nha, giấy tinhbột.

Đến tháng 12/1976, nhà nước được chính phủ phê duyệt dự án chophép mở rộng nhà máy, nâng mức công suất từ 900 tấn/năm lên 6000 tấn/năm, số cán bộ CNV là 900 người Đến năm 1980, nhà máy chính thức có2 tầng với tổng diện tích là 2500m2 Nhà máy từng bước mở rộng qui môsản xuất, trang bị thêm nhiều dây chuyền sản xuất mới, đổi mới kĩ thuật vànâng cao công nghệ từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội

Giai đoạn 1987- 1991:

Từ 1987, nhà máy một lần nữa được đổi tên thành nhà máy kẹo xuấtkhẩu Hải Hà thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lí Sảnphẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, chủ yếu làthị trường Đông Âu Tốc độ tăng sản lượng hằng năm của nhà máy đạt từ1% đến 5%, sản xuất từ chỗ thủ công đã dần được cơ giới hoá Thời kìnày nhà máy mở rộng và phát triển thêm nhiều dây chuyền sản xuất mới.Đến năm 1990 nhà máy có 4 phân xưởng kẹo.

Giai đoạn 1992 đến nay:

Tháng 1/1992, nhà máy thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lí.

Trang 5

Tháng 7/1992, nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà được quyết định đổi tênthành Công ty Bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch HAIHACO thuộc Bộ CôngNghiệp quản lí Mặt hàng sản xuất chính là các loại kẹo bao gồm kẹo sữadừa, kẹo hoa quả, kẹo cà phê, kẹo cốm và bánh biscuit, bánh kem.

Công ty có 5 xí nghiệp trực thuộc: xí nghiệp kẹo, xí nghiệp bánh, xínghiệp phụ trợ, nhà máy thực phẩm Việt Trì, nhà máy bột dinh dưỡng trẻem

Tháng 5/1992, Công ty liên doanh với Nhật Bản thành lập Công ty liêndoanh HAIHA-COTOBUKI.

Năm 1995 liên doanh với Công ty Miwon của Hàn Quốc để sản xuất mìchính tại Việt Trì.

Năm 1996, thành lập công ty liên doanh thứ 3 là công ty Haiha-Kamedavới đối tác Hàn Quốc, nhưng do hoạt động kém hiệu quả nên công ty liêndoanh đã giải thể vào tháng 11/1998.

1.2 Vai trò, vị trí của doanh nghiệp:

Là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất bánh kẹonên Hải Hà có vị trí rất quan trọng, một vài năm gần đây công ty cung cấpra thị trường hơn 10.000 tấn sản phẩm đạt doanh thu hơn 200 tỉ đồng, đápứng yêu cầu của người tiêu dùng Hằng năm công ty nộp cho ngân sáchnhà nước 17-18 tỉ đồng , giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngườilao động,

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Mỗi thời kì cụ thể, các công ty nói chung và Hải Hà nói riêng đều đượcđặt ra các chức năng nhiệm vụ cụ thể Thực hiện Nghị quyết 7 của BCHTWĐảng CNH-HĐH Hải Hà xác định nhiệm vụ cụ thể là:

- Tăng đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượngsản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩmnhằm mở rộng thị trường từ nông thôn đến thành thị, từ trong nước đếnngoài nước, đủ sức cạnh tranh với đối thủ trong và ngoài nước Phát triểncác mặt hàng mới nhưng cần chú trọng đến các loại bánh kẹo truyềnthống.

Trang 6

- Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và không ngừng nâng cao hiệuquả thị trường cũ (đáp ứng, thoã mãn nhu cầu của khách hàng) , mở rộngthị trường mới, nhất là thị trường miền Nam và thị trường xuất khẩu.

- Ngoài việc sản xuất bánh kẹo là chính, công ty sẽ kinh doanh các mặthàng khác để nâng cao đời sống và thúc đẩy sự phát triển ngày một mạnhcủa công ty.

Ngoài ra công ty còn có các nhiệm vụ sau:- Bảo toàn và phát triển vốn được giao.

- Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thầncho cán bộ nhân viên và nâng cao trình độ chuyên môn…

Nền kinh tế thị trường có sự cạnhtranh gay gắt, các doanh nghiệp phảisản xuất và bán cái thị trường cần chứ không phải cái họ có Vậy chỉ cónghiên cứu thị trường cả chiều rộng và chiều sâu, công ty mới có khả năngtồn tại và phát triển.

1.4 Môi trường kinh doanh của công ty:

Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

- Các yếu tố về kinh tế: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước tađang phục hồi nhanh chóng, sự phân hoá thu nhập ngày càng cao Khimức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu của thị trường về bánh kẹosẽ cao hơn về số lượng, chất lượng, hình thức, mẫu mã… Trong nhữngnăm qua, tỉ giá ngoại tệ biến động ổn định với mức tăng trên thị trườngliên ngân hàng trong năm 2001 bình quân 3,2% so với tỉ giá cuối năm2000 Sự thuận lợi trên thị trường tài chính tiền tệ sẽ tạo điều kiện choCông ty đầu tư phát triển.

- Các yếu tố về chính trị, luật pháp: Đối với mặt hàng bánh kẹo Chínhphủ đã có Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm; Luật bản quyền sởhữu công nghiệp: quy định ghi nhãn mác, bao bì nhằm bảo vệ quyền lợicủa người tiêu dùng và của các công ty sản xuất chân chính Nhưng việcquản lí và thi hành của các cơ quan có chức năng không triệt để nên trênthị trường vẫn còn lưu thông một lượng không nhỏ hàng giả, hàng nhái,hàng không rõ nhãn mác, hàng kém phẩm chất, quá hạn sử dụng…

Trang 7

- Các yếu tố quốc tế: Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới, sự hình thành khối mậu dịch tự do ASEAN (APTA) và việc kí hiệpđịnh ưu đãi thuế quan (CEPT) đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử pháttriển kinh tế của ASEAN, vào năm 2006 mức thuế xuất nhập khẩu sẽ là 0%(trừ các hàng hoá không được phép xuất nhập khẩu) Đây sẽ là một tháchthức đối với công ty, không những công ty gặp khó khăn trong việc xuấtkhẩu mà còn phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước với cácsản phẩm của nước ngoài đặc biệt mặt hàng bánh kẹo từ trước tới nay vẫnđược duy trì bảo hộ với mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu cao (50%-100%) Nếu công ty không theo kịp thì có thể sẽ gặp những bất lợi khôngnhỏ.

Nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo tại Việt Nam

-Nhập ngoại

3 Mức tiêu dùng bìnhquân

Các yếu tố thuộc môi trường vi mô:

- Khách hàng: là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của bất kìdoanh nghiệp nào Có thể phân chia khách hàng của Công ty thành 2 loại:khách hàng trung gian (đại lí) và người tiêu dùng cuối cùng.

Đại lí: mục đích của họ là lợi nhuận và động lực thúc đẩy họ tiêu thụ sản

phẩm cho công ty là hoa hồng, chiết khấu bán hàng, thưởng và phươngthức thanh toán Hiện nay công ty có hơn 230 đại lí, hệ thống phân phốiđược coi là mạnh nhất trong ngành sản xuất bánh kẹo Các đại lí chủ yếutập trung ở các tỉnh phía Bắc sẽ tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập vàothị trường sản phẩm cao cấp Nhưng hệ thống kênh phân phối còn nhiềuhạn chế trong quá trình mở rộng vào các tỉnh miền Nam và các tỉnh miềnnúi phía Bắc.

Trang 8

Mức trợ giá cho các đại lí của công ty bánh kẹo Hải Hà

Người tiêu dùng cuối cùng: quyết định trực tiếp sự thành công của doanh

nghiệp Mỗi miền có đặc tính tiêu dùng sản phẩm khác nhau nên Công tycần phải xác định được điều này để có cách thâm nhập có hiệu quả nhất.Khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là khách hàng miền Bắc và miềnTrung, một phần rất ít ở miền Nam do Công ty chưa nắm rõ được nhu cầutiêu dùng của đối tượng khách hàng này.

- Đối thủ cạnh tranh: Thị trường Bánh kẹo nước ta hiện nay diễn ra cạnh

tranh khá quyết liệt Cả nước có hơn 30 nhà máy sản xuất quy mô vừa vàlớn và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, bêncạnh đó một phần không nhỏ lượng bánh kẹo các loại của nước ngoài trànvào Việt Nam qua đường nhập tiểu ngạch và trốn thuế chủ yếu từ TháiLan, Malaixia, Inđonexia, Trung Quốc… Có thể kể đến các đối thủ lớntrong nước như: công ty bánh kẹo Hải Châu, công ty đường Biên Hoà,công ty đường Quãng Ngãi, Liên doanh Hải Hà Kotobuki, công ty bánh kẹoKinh Đô…

So sánh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu

Trang 9

Công ty

Thị trườngchủ yếu

Sản phẩmcạnh tranh

Hải Hà

phối rộng, quy mô lớn, giá hạ

Chưa có sản phẩmcao cấp, hoạt độngquảng cáo kém

Hải Châu Miền BắcKẹo hoa quả, Sôcôla, bánh kem xốp

bì đẹp, quảng cáo và hỗ trợ bán tốt, kênh phân phối rộng

Giá còn cao

Biên Hoà

MiềnTrung,Miền Nam

Biscuit, kẹo cứng, kẹo mềm, Snack, Sôcôla

lượng tốt, hệ thống phân phối rộng

Hoạt động xúc tiến hỗn hợp kém,giá bán còn cao

Tràng An Miền Bắc,

phong phú

Chủng loại bánh, kẹo còn ít, quảng cáo kém

Bao bì kém hấp dẫn, hoạt động quảng cáo kém

Lubico Miền NamKẹo cứng, Biscuit các loại

khá, hệ thống phân phối rộng

Chủng loại còn hạn chế, mẫu mãchưa đẹp

Chất lượng bánh, chủng loại còn hạn chế, uy tín chưa cao

Haiha-kotobuki Miền Bắc Bánh tươi, Snack Cookies, Bimbim

mẫu mã đẹp, hệ thống phân phối rộng

Giá cao, hoạt động xúc tiến bán kém

Nhập ngoại

cao su, bánh kem xốp, Cookies

lượng cao

Giá cao, hệ thống phân phối kém, nhiều sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng

Các công ty còn lại

Mẫu mã chưa đẹp, chất lượng và độ an toàn thựcphẩm chưa cao

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Các loại nguyên liệu chính dùng trong

sản xuất của công ty: Đường, sữa, café, gluco, nước hoa quả, bột ngô, bộtgạo… được mua chủ yếu từ các nhà sản xuất trong nước (Công ty sửdụng sữa đặc của công ty sữa Việt Nam Vinamilk) Còn các loại nguyênliệu trong nước không có hoặc có nhưng chất lượng không đáp ứng đượcyêu cầu của sản phẩm, Công ty phải nhập ngoại như: Bột mì, bơ, ca cao,sữa bột, phẩm màu và các loại hương liệu (sữa bột và váng sữa được

Trang 10

nhập từ Hà Lan) Để tăng tính chủ động về nguồn cung cấp nguyên vậtliệu, giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng, công ty đã lựa chọn kíkết hợp đồng kinh tế với các nhà cung ứng truyền thống có uy tín ở trongnước và quốc tế với số lượng nhà cung ứng hợp lí sao cho có thể bảo đảmđược số lượng, chất lượng nguyên vật liệu khi có sự biến động từ phíanhà cung ứng nào đó, đồng thời Công ty có được những lợi thế khi muavới số lượng lớn.

- Các đối thủ tiềm ẩn: Hiện nay ở nước ta thị trường bánh kẹo tương đối

phong phú, có đầy đủ các loại từ bình dân tới trung bình và cao cấp Côngty bánh kẹo Hải Hà hoạt động mạnh chủ yếu ở thị trường miền Bắc vàmiền Trung Ở thị trường miền Nam, do sản phẩm của công ty chưa phùhợp với thị hiếu người tiêu dùng và phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn ởthị trường đó nên sản phẩm của công ty còn tiêu thụ ở mức độ thấp Cácđối thủ lớn ở trong nước của công ty:

Đối thủ lâu năm: công ty bánh kẹo Hải Châu, công ty bánh kẹo Hữu

Nghị, công ty đường Quãng Ngãi, công ty đường Biên Hoà…

Đối thủ tiềm ẩn: công ty bánh kẹo Kinh Đô, công ty liên doanh sản xuất

kẹo Perfetti Việt Nam Ngoài ra sản phẩm của công ty còn phải cạnh tranhvới nhiều sản phẩm của nước ngoài như lượng bánh kẹo được nhập khẩutừ Thái Lan và Mĩ.

1.5 Những nét văn hoá công ty:

Văn hoá công ty là một vấn đề quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệpnào muốn tạo ra một môi trường làm việc hăng say hay những mối quanhệ tốt đẹp và chặt chẽ giữa các phòng ban, các nhân viên trong công ty …thì sẽ phải có một sự quan tâm đặc biệt để xây dựng thành công nó

Trong những năm gần đây, ban lãnh đạo, công đoàn cùng các đoàn thểtrong Công ty đã chú trọng rất nhiều đến văn hoá của Công ty Bằng cáchoạt động thể thao giao hữu giữa các phòng ban hay hưởng ứng nhiệt liệtcác cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ hay tổ chức thi văn nghệ chàomừng những ngày lễ lớn… Đó chính là một trong những động lực nângcao tinh thần làm việc của toàn bộ công nhân viên, nâng cao tinh thần hợp

Trang 11

tác có hiệu quả giữa các phòng ban Hằng năm công đoàn Công ty đều tổchức đi nghỉ mát, đi lễ chùa cho cán bộ công nhân viên.

2 Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty bánh kẹo HảiHà

2.1 Về chiến lược kinh doanh:

2.1.1 Các loại chiến lược công ty đang áp dụng:

Đối với bất kì Công ty nào thì vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanhluôn là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp Chiến lược kinh doanhthường được áp dụng trong thời gian dài và thường ít thay đổi Chính vìthế trước khi đưa ra một chiến lược nào đều phải được cân nhắc một cáchcẩn thận

Đối với công ty bánh kẹo Hải Hà nếu như trước đây chất lượng chưaphải là mối quan tâm hàng đầu thì nay đó lại là mục tiêu công ty cần đạttới Hiện nay trên thị trường sản phẩm bánh kẹo, các loại bánh kẹo đượcbầy bán với đầy đủ các kiểu dáng, chủng loại chất lượng cao, thấp đều cóphù hợp với tất cả người tiêu dùng Công ty bánh kẹo Hải Hà với phươngchâm giữ vững những thị trường cũ và liên tục mở rộng ra thị trường mớicả trong và ngoài nước nên công ty đang từng bước áp dụng công nghệhiện đại để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao sao cho tất cả các sảnphẩm của Công ty đáp ứng được yêu cầu của cả người tiêu dùng cao cấpvà bình dân với giá cả phải chăng, hợp lí.

Bảng về mức giá một số sản phẩm chính của Công ty

Tên sản phẩm Kg/thùng Giá1 thùng(ngđ) Giá/gói(ngđ)

Trang 12

Hoa quả mềm 8,75 95.000 1.900 Đây là chiến lược rất hữu hiệu đối với bất kì Công ty nào hoạt độngtrong cơ chế thị trường Người tiêu dùng ngày càng trở nên “khó tính” đốivới sản phẩm mà họ sử dụng Họ có thể chấp nhận giá cả cao hơn mộtchút nhưng chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo Khách hàng của HảiHà bao gồm nhiều đối tượng, Công ty đã biết khai thác các yếu tố nội lựccủa mình để sản xuất nhiều loại chủng loại sản phẩm đáp ứng được mọiđối tượng khách hàng Đối với các doanh nghiệp công nghiệp hiện naycạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là một cuộc cạnh tranh gay gắt,công ty bánh kẹo Hải Hà đang từng bước nâng cao chất lượng sản phẩmđể tồn tại và ngày càng phát triển hơn.

Bên cạnh đó Công ty còn luôn phát triển sản phẩm mới: đây là một trongnhững vấn đề được ban lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm chú ý Có rấtnhiều lí do để ban lãnh đạo công ty phải quan tâm đến vấn đề này VìCông ty muốn tồn tại và phát triển được phụ thuộc rất nhiều vào vhiếnlược sản phẩm mới Các sản phẩm mới có thể là mới hoàn toàn hoặc cóthể do cải tiến sản phẩm cũ mà thành Mặt hàng bánh kẹo là mặt hàng rấtnhiều chủng loại sản phẩm, sự khác nhau giữa các chủng loại sản phẩmkhông nhiều lắm, có thể chỉ khác nhau về mùi vị nhưng cũng đáp ứngđược vị khách hàng khó tính nhất, Công ty đã biết được điều này nên hàngnăm Công ty phải chi ra 10-15 tỉ đồng để phục vụ cho công tác nghiên cứusản phẩm mới Mục tiêu của Công ty là làm cho chất lượng sản phẩm tốthơn, phù hợp với nhu cầu luôn thay đổi và ngày càng cao của người tiêudùng.

Với một đội ngũ kĩ sư trẻ thuộc phòng kĩ thuật luôn tích cực tìm tòi,sáng tạo, hàng năm đã cải tiến và tạo ra được nhiều loại sản phẩm mớikhác nhau cho Công ty, đã đưa vào sản xuất và tung ra thị trường.

Phát triển nguồn nhân lực: Hiện nay trình độ đại học, cao đẳng, trunghọc chuyên nghiệp trong Công ty còn chiếm một tỉ lệ tương đối nhỏ Trìnhđộ tay nghề của công nhân đang còn thấp Hằng năm Công ty vẫn tiếp tụctuyển thêm lao động có tay nghề, luôn đào tạo cho công nhân mới vàonghề và đào tạo lại cho những công nhân cũ để nâng cao tay nghề nhằmlàm cho Công ty có được một đội ngũ công nhân có tay nghề vững vàng,

Trang 13

có thể tiếp cận được với những công nghệ mới để làm hàng chất lượngcao Như chúng ta biết máy móc thiết bị có hiện đại đến bao nhiêu đichăng nữa mà thiếu bàn tay con người thì chất lượng sản phẩm cũngkhông được hoàn hảo Con người nhân tố quan trọng hàng đầu trong mọingành sản xuất, đặc biệt trong ngành sản xuất bánh kẹo cần sự tỉ mỉ, khéoléo của người lao động

Cuối năm 2002 Công ty sẽ nhập mới công nghệ sản xuất kẹo mềm cónhân Đây là thiết bị đầu tiên có tại Việt Nam.

Tổ chức mạng lưới kênh phân phối và các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ: Đến cuối năm 2001, Công ty đã thiết lập dược mạng lưới kênh phânphối khá rộng, với hơn 200 đại lí tại 34 tỉnh thành phố trong cả nước, trongđó :

Các tỉnh phía Bắc: 134 đại lí Các tỉnh miền Trung: 38 đại lí Các tỉnh phía Nam: 13 đại lí.

So với miền Bắc và miền Trung, miền Nam - một khu vực thị trường rộnglớn – mà chỉ có 13 đại lí là còn quá ít Do tình hình tài chính và khoảngcách về địa lí mà Công ty chưa có khả năng mở rộng thị trường ở khu vựcphía Nam Hiện nay Công ty đang áp dụng 3 loại kênh phân phối:

- Kênh trực tiếp, thông qua hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm vàcác hội trợ triển lãm.

- Kênh trực tuyến ngắn hạn: Sản phẩm của Công ty tới tay người tiêudùng thông qua hệ thống bán lẻ ở các siêu thị và các đại lí bán lẻ códoanh số lớn.

- Kênh trực tuyến dài: Đây là kênh phân phối chủ yếu của Công ty,gồm hệ thống các đại lí và các cửa hàng bán lẻ rộng khắp cả nước.

Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của Công ty.

Sản phẩm của Công ty

Người tiêu dùng Siêu thị

đại lí

Trang 14

Mạng lưới kênh phân phối của Công ty có thể nói là rất ổn định và hoạt độngcó hiệu quả Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua nhiều hình thức Quahình thức đại lí-bán lẻ-người tiêu dùng mà sản phẩm của Công ty có thể đếnđược với tất cả người tiêu dùng ở cả vùng sâu, vùng xa.

2.1.2 Các căn cứ để xây dựng chiến lược:

- Khách hàng: Công ty thường xuyên có những có những cuộc tiếp xúc

với khách hàng nhằm thu thập thông tin và lắng nghe những ý tưởng vềsản phẩm mới hay nắm được các nhu cầu về sản phẩm của khách hàng.

Thị hiếu của người tiêu dùng tại 3 vùng thị trường.

Khu vực Đặc điểm

Loại bánh kẹotiêu dùng chủyếu

Chủ yếu là bánh kẹoHải Hà, sau đó làTràng An, Hải Châu,Kinh Đô, QuãngNgãi.

Chủ yếu là kẹo Huế vàmột phần của Hải Hà,Qũng Ngãi, Biên Hoà.

Vinabico, Biên Hoà,Kinh Đô, một phần làhàng ngoại.

Đặc điểm tiêudùng

-Thích mua theo gói.-Quan tâm nhiều đếnmẫu mã.

- Độ ngọt vừa phải,thích vị chua ngọt.

- Thích mua theo cân vàxé lẻ theo cái

- Ít quan tâm đến baobì, mẫu mã.

- Quan tâm đến độngọt và hình dáng viênkẹo.

- Mua theo cân- Ít quan tâm đến baobì, mẫu mã

- Thích loại bánh kẹocó độ ngọt cao, thíchnhiều hương vị hoaquả.

Sau khi nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu và nắm bắt được những sở thíchcủa người tiêu dùng trên các đoạn thị trường khác nhau Công ty có cácchiến lược tung sản phẩm, các mặt hàng khác nhau phù hợp với từng

Trang 15

đoạn thị trường Bất kì chiến lược nào khách hàng cũng luôn là mục tiêuhàng đầu Khách hàng dùng gì? khách hàng ưa thích gì? và nhu cầu tiềmẩn của khách hàng là gì? Doanh nghiệp phải trả lời được những câu hỏi đóthì mới có khả năng hoạt động một cách hiệu quả.

- Tình hình tài chính của công ty: Việc đầu tư các loại máy móc thiết bị

hoặc tổ chức một đợt quảng cáo rầm rộ cùng với khuyến mại sản phẩmphụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính của Công ty Năm 2001, tổng vốnĐTXDCB của Công ty là 6416 (trđ), vốn vay tín dụng nhà nước là 5916(trđ), vốn tự có của doanh nghiệp là 500 (trđ) Tài chính của Công ty chưathực sự lớn để có thể đầu tư liên tục…

- Đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường hiện nay công ty bánh kẹo Hải Hà

gặp rất nhiều các đối thủ lớn như: Hải Châu, Kinh Đô… mỗi một Công tyđều có những chiến lược cụ thể để phát triển doanh nghiệp mình Vì vậyđể đề ra được một chiến lược cơ bản Công ty phải quan tâm tới đối thủcủa mình sao cho có lợi nhất Phải tìm hiểu được điểm mạnh, điểm yếucủa từng đối thủ để có thể vượt lên trên họ đấy cũng là điểm quan trọng đểphát triển doanh nghiệp.

2.2 Kế hoạch kinh doanh của Công ty:

Trang 16

Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2002 của công ty bánh kẹo Hải Hà

(Theo công văn số 4742/ CV-KHĐT ngày 9 tháng11 năm 2001 của Bộ CN)

Nhìn vào bảng kế hoạch năm 2002 của công ty bánh kẹo Hải Hà ta thấy: Về tổng sản lượng công nghiệp ta có biểu đồ sau:

Về tỉ lệ tăng sản lượng công nghiệp năm 2002 so với năm 2001 và năm2001 so với năm 2000 là như nhau (105%) Hằng năm tổng sản lượngcông nghiệp vẫn tăng nhưng tăng với một tỉ lệ không đổi.

Về tổng doanh thu: năm 2002 vẫn tăng(105%) nhưng tốc độ tăng thìgiảm đi so với tốc độ tăng của năm 2001(106%).

Mặt hàng sản xuất chủ yếu của Công ty vẫn là bánh kẹo.Kế hoạch năm 2002 về xuất khẩu:

Vốn vay tín dụng nhànước

Vốn tự có của doanhnghiệp

TH2000TH2001KH2002

Trang 17

Về giá trị:

Về sản lượng:

Giá trị năm 2002 so với năm 2001 là 140% tăng 40% nhưng sản lượngnăm 2002 so với 2001 là 97% giảm 3% nghĩa là Công ty sẽ giảm sảnlượng xuất khẩu nhưng những mặt hàng xuất khẩu sẽ có chất lượng caohơn đồng nghĩa với việc tăng giá bán làm cho doanh thu xuất khẩu tănglên.

Về tổng vốn ĐTXDCB:

TH2000TH2001KH2002

Trang 18

Năm 2002 so với năm 2001 là 512% tăng 412%, có sự tăng đột ngột nàylà do Công ty dự định cuối năm 2002 Công ty sẽ đầu tư mới một thiết bịdùng cho sản xuất kẹo mềm có nhân đây là thiết bị đầu tiên có tại ViệtNam, việc làm này nâng cao hẳn một bước cho dây chuyền máy móc thiếtbị của Công ty Để đầu tư cho thiết bị này Công ty phải vay tín dụng nhànước là chính, tỉ lệ vay tín dụng nhà nước năm 2002 so với năm 2001 là500% tăng 400% Điều này cho thấy Công ty ngày càng tích cực đầu tưphục vụ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và liên tục đổi mớicác loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ phù hợp trong từng thời kì Công tythường lấy là theo năm Để có thể lập kế hoạch sản xuất một cách chínhxác thì phải dựa vào:

- Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm bánh kẹo nói chung và của Côngty nói riêng Công ty thường xuyên cử các nhân viên Marketing đi thămdò, khảo sát từng khu vực và nhận những thông tin phản hồi từ phíakhách hàng.

- Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và sản phẩm cùng kìnăm ngoái Phòng kinh doanh có trách nhiệm theo dõi thống kê tìnhhình cung ứng, sản xuất và tiêu thụ từng loại sản phẩm.

- Căn cứ vào nguồn lực có thể khai thác được của Công ty như: Vốn,nhân lực, MMTB…

- Căn cứ vào hệ thống định mức kinh tế kĩ thuật của Công ty Hệ thốngnày được xây dựng, kiểm tra ở phòng thí nghiệm và thực tế sản xuấtcủa các phân xưởng, đồng thời có sự tham khảo so sánh với hệ thốngtiêu chuẩn của ngành.

- Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã được kí kết.

Từ các căn cứ trên ban kế hoạch lập bản kế hoạch rồi trình lênTổnggiám đốc xem xét, sửa đổi và phê duỵêt Ban kế hoạch kiểm tra, giám sáttình hình thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tấtcả các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đều lànhững con số gần như cụ thể, Công ty phải chắc chắn rằng sản phẩm làmra tiêu thụ được hết và có lãi Không thể đưa ra 1 kế hoạch mà tình hìnhthị trường còn đang mơ hồ như vậy thua lỗ là điều không tránh khỏi.

Trang 19

3 Công tác tổ chức và quản lí chung:

Ngày đăng: 30/11/2012, 15:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2,5% Hình thức phong - Báo cáo thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà
2 5% Hình thức phong (Trang 9)
2,5% Hình thức   phong  phú, giá   bán  trung  bình, chất  lượng  bánh trung bình - Báo cáo thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà
2 5% Hình thức phong phú, giá bán trung bình, chất lượng bánh trung bình (Trang 9)
Bảng về mức giá một số sản phẩm chính của Công ty - Báo cáo thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà
Bảng v ề mức giá một số sản phẩm chính của Công ty (Trang 11)
Bảng về mức giá một số sản phẩm chính của Công ty - Báo cáo thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà
Bảng v ề mức giá một số sản phẩm chính của Công ty (Trang 11)
Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của Công ty. - Báo cáo thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ h ệ thống kênh phân phối của Công ty (Trang 13)
Nhìn vào bảng kế hoạch năm 2002 của công ty bánh kẹo Hải Hà ta thấy:    Về tổng sản lượng công nghiệp ta có biểu đồ sau: - Báo cáo thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà
h ìn vào bảng kế hoạch năm 2002 của công ty bánh kẹo Hải Hà ta thấy: Về tổng sản lượng công nghiệp ta có biểu đồ sau: (Trang 16)
Cùng với sự chuyển đổi nhà máy sang hình thức Công ty, Công ty đã mạnh dạn đổi mới mô hình cơ cấu tổ chức quản lí theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ và đạt  hiệu quả cao - Báo cáo thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà
ng với sự chuyển đổi nhà máy sang hình thức Công ty, Công ty đã mạnh dạn đổi mới mô hình cơ cấu tổ chức quản lí theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao (Trang 20)
Sơ đồ cấu trúc quản lí của Công ty - Báo cáo thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ c ấu trúc quản lí của Công ty (Trang 20)
BẢNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2001. - Báo cáo thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà
2001. (Trang 27)
BẢNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2001. - Báo cáo thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà
2001. (Trang 27)
Nhìn vào bảng trên ta thấy: - Báo cáo thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà
h ìn vào bảng trên ta thấy: (Trang 34)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w