1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sáng kiến quay phải quay trái

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 5,04 MB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN Họ và tên: Giới tính: Ngày, tháng, năm sinh: Cơ quan, đơn vị công tác: Trường tiểu học Chức vụ chức danh: Giáo viên thể dục Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm giáo dục thể chất 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học quay phải, quay trái cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học ”. 2. Lĩnh vực áp dụng 2.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục thể chất 2.2. Mục tiêu: Nhằm tìm ra một số giải pháp hữu hiệu giúp các em học sinh lớp 1 thực hiện đúng động tác quay phải, quay trái. Cũng như giúp các em mạnh dạn, tự tin, tự giác, tích cực, luyện tập thể dục hơn trước. Làm cho em say mê, hứng thú trong tập luyện. Lớp học trở nên sôi động, các em mong chờ để được học tiết thể dục. 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1 trường tiểu học . Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1 đã và đang học trong trường tiểu học từ năm 2019 đến nay. 3. Cơ sở pháp lý: Hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ… Bên cạnh đó, còn trang bị cho các em một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện, giữ gìn sức khỏe, nâng cao năng lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập luyện TDTT. Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt cùng với các hoạt động giáo dục khác (đạo đức, thẩm mỹ…) góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Môn giáo dục thể chất cấp tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức, kỹ năng đơn giản cần thiết nhằm rèn luyện tư thế cơ bản; làm giàu vốn kỹ năng vận động để các em học tập một cách hiệu quả nhất. Từ đó góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. Ngoài ra, còn góp phần giáo dục ý thức tổ chức, kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách tốt cho học sinh. Vì vậy, môn giáo dục thể chất nói chung và nội dung đội hình đội ngũ nói riêng được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức ở tất cả các cấp học, ngành học. Đội hình đội ngũ là một nội dung quan trọng của chương trình giáo dục thể chất lớp 1. Rèn luyện đội hình đội ngũ trong quá trình dạy học góp phần nâng cao hiệu quả giờ thể dục. Đặc biệt “Động tác quay phải, quay trái” là động tác được phân bố xuyên suốt ở tất cả các khối lớp và các cấp học, làm nền tảng cơ bản cho những nội dung học khác. Học sinh lớp 1 đây là giai đoạn đầu của lứa tuổi cắp sách tới trường, các em còn bỡ ngỡ, bước đầu làm quen với trường mới, bạn mới, thầy cô giáo mới. Các em rất hiếu động, ít tập trung chú ý, định hướng không gian chưa rõ. Bài tập quay phải, quay trái tưởng chừng rất quen thuộc nhưng để các em xác định và biết cách xoay người theo đúng hướng khẩu lệnh thì không đơn giản, mất rất nhiều thời gian, công sức của cả thầy và trò. 4. Thực trạng: 4.1: Về chương trình sách giáo khoa: Theo chương trình giáo dục phổ thông mới thời lượng dạy học môn giáo dục thể chất bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống ở lớp 1 là 70 tiết trong cả năm học (tăng hơn 1 tiết so với chương trình lúc trước, như vậy các em sẽ được học 2 tiết thể dục tuần). Nội dung được phân bổ với tỉ lệ như sau: Đội hình đội ngũ 20% (14 tiết); Bài thể dục 10% (7 tiết); Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản 35% (24 tiết); Thể thao tự chọn 25% (18 tiết); Đánh giá cuối học kì, cuối năm học 10% (7 tiết); Kiến thức chung về giáo dục thể chất được dạy xen kẽ trong mỗi tiết học. Riêng bài 4 (trong chủ đề 1 đội hình đội ngũ) động tác quay các hướng (quay phải, quay trái, quay sau) với thời lượng 3 tiết. 4.2: Một số thuận lợi và khó khăn: Thuận lợi: Bản thân tôi luôn nhiệt tình, năng nổ, vui vẻ gần gũi học sinh. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Luôn được sự ủng hộ động viên, giúp đỡ của anh em đồng nghiệp, nhất là giáo viên trong nhóm thể dục. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học môn giáo dục thể chất. Hiện nay các nguồn thông tin như tài liệu, tranh ảnh, video… trên intetnet và trên trang hành trang số của nhà xuất bản giáo dục rất phong phú. Đầu năm học tất cả các giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất lớp 1 đều được tập huấn theo chương trình sách giáo khoa lớp 1 mới. Các em lớp 1 được học 2 tiết giáo dục thể chất tuần như lớp 2, 3, 4, 5 nên giáo viên có nhiều thời gian để giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện hơn. Đa số các em học sinh yêu thích và mong đến giờ học môn giáo dục thể chất. Khó khăn: + Về phía học sinh: Đội hình đội ngũ thường được tiến hành tập luyện ngoài sân bãi, không gian rộng, số lượng học sinh đông nên các em dễ bị phân tán, dễ bị mất tập trung; những em ở phía sau nếu không chú ý theo dõi giáo viên thị phạm sẽ không thực hiện được động tác. Nhiều em học sinh lớp 1 chưa phân biệt được bên phải, bên trái và chưa biết xoay người theo đúng hướng, đúng khẩu lệnh. Khi thực hiện động tác quay, nhiều em học sinh thường sử dụng hai gót chân làm trụ nên không giữ được thăng bằng, bị nghiêng người, lảo đảo và vung tay. Tình trạng đó lặp lại nhiều lần trong buổi học làm đội hình lộn xộn, ồn ào khiến các em mất tự tin, không tập trung dẫn đến chán nản trong học tập. + Về phía giáo viên: Trong thực tế khi dạy quay phải, quay trái, giáo viên chưa có biện pháp giúp học sinh xác định hướng quay hiệu quả. Giáo viên chưa chủ động sáng tạo trong dạy học, chưa tạo hứng thú cho học sinh và không kịp thời uốn nắn động tác sai. + Về phía phụ huynh học sinh: Một số phụ huynh chưa hiểu rõ vai trò của giáo dục thể chất trong Nhà trường, còn quan niệm giáo dục thể chất là môn phụ không quan trọng. Phụ huynh ít quan tâm nhắc nhở con em mình học hành. + Về điều kiện cơ sở vật chất: Trường chưa có phòng tập đa năng, sân tập ít bóng mát nên việc dạy học ngoài trời nhiều khi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Sân tập gần với các lớp khác nên các em không được thoải mái tập luyện, hò reo cổ vũ khi vui chơi vì sợ ảnh hưởng đến các lớp học khác nên phần nào cũng làm giảm sự hưng phấn của các em. Khi chưa áp dụng sáng kiến này vào trong giảng dạy. Tôi theo dõi kết quả thực hiện động tác quay phải, quay trái năm học 2019 2020. Kết quả như sau: Khối lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1 135 24 17,8% 61 45,2% 50 37,0% 5. Mô tả sáng kiến: 5.1. Về nội dung của sáng kiến: Các giải pháp Để dạy học quay phải, quay trái đạt kết quả cao; tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong tập luyện; nắm vững được nội dung bài học, khi giảng dạy giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh thật tỉ mỉ, cụ thể, chi tiết, cũng như đưa ra các hình thức tổ chức tập luyện phù hợp. Đồng thời người thầy phải biết vận dụng một cách khéo léo các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, giúp học sinh hình thành kỹ năng cơ bản về động tác quay phải, quay trái. 5.1.1: Giải pháp 1: Tổ chức hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy và tập luyện: Để dễ nắm bắt động tác, tôi cho học sinh: Làm quen với khẩu lệnh: Khi bắt đầu giảng dạy động tác quay phải, quay trái, tôi cho học sinh làm quen với khẩu lệnh. Tôi giới thiệu khẩu lệnh: “Bên phải quay”, “Bên trái quay” và hướng dẫn cho học sinh biết trong khẩu lệnh: “Bên phải” hoặc “Bên trái” đó chính là dự lệnh, nhằm báo cho người tập biết hướng thực hiện động tác. Còn “Quay” chính là động lệnh, dứt động lệnh người tập mới thực hiện động tác. Quan sát tranh ảnh và động tác thị phạm: Tôi cho các em xem tranh và giải thích động tác trên tranh. Rồi giáo viên vừa hô khẩu lệnh vừa làm mẫu toàn bộ động tác cho học sinh quan sát. Tự thực hiện động tác (tự khám phá): Sau khi hướng dẫn xong kỹ thuật động tác, tôi tiến hành cho học sinh tự khám phá động tác để xem khả năng tiếp thu động tác của các em. Từ đó giáo viên đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp. Trước khi học sinh bước vào tập luyện, tôi chia động tác ra các giai đoạn giảng dạy như sau:  Tổ chức giảng dạy Hướng dẫn học sinh xác định hướng quay: Tôi đã áp dụng các giải pháp giúp học sinh xác định cơ thể mình với hướng quay cụ thể trên địa hình thực tế của sân tập. Cách 1: Để học sinh xác định hướng quay một cách dễ dàng, ngay từ tiết học đầu tiên tôi cho các em phân biệt tay phải, tay trái, chân phải, chân trái, lặp đi lặp lại nhiều lần để học sinh nhớ. Cách hướng dẫn như sau: Giáo viên cho các em đeo hoa vào tay phải, để phân biệt tay phải, tay trái. Hỏi học sinh “Tay phải đâu?” các em giơ tay đeo hoa lên, “Tay trái đâu?” các em giơ tay không đeo hoa lên. Giáo viên kết hợp vừa hỏi vừa làm mẫu theo phương pháp soi gương, giơ tay phải, tay trái thực hiện cùng chiều với học sinh để các em cùng làm. Sau khi học sinh đã quen và xác định được tay phải, tay trái, giáo viên chỉ hỏi học sinh và không làm mẫu, để các em tự phân biệt tay phải, tay trái. Việc đưa các đạo cụ vào trong giờ học giúp học sinh thích thú và phấn khởi tập luyện hơn, giờ học trở nên sinh động. Khi học sinh phân biệt được tay phải, tay trái. Giáo viên cho học sinh tháo hoa ra và lại hỏi: “Tay phải đâu?”, “Tay trái đâu?” để các em nhớ và phân biệt được tốt hơn. Nếu như lúc này vẫn có em giơ sai tay, giáo viên có thể cho lớp dừng tập và hướng dẫn lại. Để học sinh nhận biết hướng nhanh hơn, giáo viên nâng dần độ khó, hô với tốc độ nhanh hơn, yêu cầu các em phải phản xạ nhanh. Quy định cho các em, khi hô “Phải” các em giơ tay phải, khi hô “Trái” các em giơ tay trái. Giáo viên có thể hỏi: trái, phải, trái hoặc: phải, phải, trái. Sau đó tổ chức thi đua giữa các tổ, tổ nào ít bạn giơ sai tay nhất sẽ được tuyên dương, tổ nào nhiều bạn giơ sai tay nhất sẽ phải múa một bài do tổ thắng hát. Thông qua biện pháp thi đua, học sinh hào hứng và phân biệt được bên phải, bên trái rất nhanh. Khi tập luyện lúc đầu trước khi hô khẩu lệnh, giáo viên có thể hỏi học sinh “Tay phải (tay trái) đâu?” rồi yêu cầu các em đưa tay đó sang ngang, để xác định hướng quay. Rồi hạ tay đó xuống về tư thế đứng nghiêm. Giáo viên hướng dẫn học sinh, khi nghe thấy khẩu lệnh “Bên phải (bên trái) – quay” kết thúc từ quay thì các em quay về hướng tay vừa chỉ. Kết hợp việc xác định hướng quay trên sân trường, giáo viên nhắc học sinh tay cầm bút là tay phải, vì tất cả các em viết bằng tay phải, tay còn lại là tay trái. Cách 2: Sử dụng các tấm biển có mũi tên chỉ dẫn Chuẩn bị: Những tấm biển vòng tròn đường kính 50cm, cột cao 120cm (tương tự biển báo giao thông) ở giữa có mũi tên chỉ dẫn các hướng phải (hoặc trái). Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 1) Áp dụng vào thực tế: Tôi cho học sinh tập hợp theo một hướng nhất định. Đặt các tấm biển có mũi tên chỉ dẫn ở phía trước, phía sau, bên phải, bên trái đội hình để giúp học sinh nhanh chóng xác định hướng quay của cơ thể với hướng sân trường. Ở tiết học đầu tiên, giáo viên chỉ hướng dẫn thật kỹ một động tác quay phải. Khi học sinh đã định hình thực hiện quay tương đối thuần thục và phân biệt được bên phải, giáo viên giải thích và các em sẽ nhận biết bên còn lại là bên trái (ngược chiều mũi tên). Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 2) Hướng dẫn học sinh thực hiện động tác quay phải, quay trái theo hai cử động. Giáo viên làm mẫu toàn bộ động tác quay, sau đó hướng dẫn chậm động tác chân. Tiếp đó giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện động tác quay phải, quay trái theo hai cử động. Đối với với động tác quay phải: + Cử động 1: Dùng gót chân phải làm trụ và nửa trước bàn chân trái làm điểm tì, quay người sang bên phải (900). + Cử động 2: Thu chân trái về sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm. Đối với động tác quay trái: + Cử động 1: Dùng gót chân trái làm trụ và nửa trước bàn chân phải làm điểm tì, quay người sang bên trái (900). + Cử động 2: Thu chân phải về sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm. Sau đó giáo viên cho học sinh tập với 2 cử động này. Đối với các em học sinh lớp 1, giáo viên giới thiệu và làm mẫu động tác quay phải, quay trái đúng kỹ thuật. Nếu học sinh nào có năng khiếu và thực hiện được đúng kỹ thuật động tác quay phải, quay trái thì giáo viên khen ngợi, tuyên dương. Còn nếu các em chỉ nhận biết đúng hướng và xoay người theo đúng hướng khẩu lệnh cũng đảm bảo yêu cầu vì theo hướng dẫn đánh giá môn giáo dục thể chất 1 (sách giáo viên) đối với động tác quay phải, quay trái là học sinh: “Nhận biết đúng hướng và biết xoay người theo hướng khẩu lệnh”. Dạy phối hợp hoàn chỉnh động tác: Khi các em đã nhận biết đúng hướng và biết xoay người theo hướng khẩu lệnh, tôi cho học sinh tập phối hợp hoàn chỉnh động tác quay trái, quay phải. Động tác: Từ tư thế đứng nghiêm giáo viên hô khẩu lệnh: “Bên phải (bên trái) + quay”. + Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm + Khẩu lệnh: “Bên phải (bên trái) – quay” Kỹ thuật: + Động tác quay phải: Học sinh đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ và nửa trên của bàn chân trái làm điểm tì quay người sang phải (900), sau đó đưa bàn chân trái về cùng với bàn chân phải thành hình chữ V ở tư thế đứng nghiêm. Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 3) + Động tác quay trái: Học sinh đứng nghiêm, dùng gót chân trái làm trụ và nửa trên của bàn chân phải làm điểm tì quay người sang trái (900), sau đó đưa bàn chân phải về cùng với bàn chân trái thành hình chữ V ở tư thế đứng nghiêm. Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 4) Khi quay hai tay áp nhẹ vào đùi, quay đúng hướng, không để mất thăng bằng. Giáo viên làm mẫu chậm kết hợp với giải thích để học sinh quan sát. Sau đó giáo viên hô khẩu lệnh và tập cùng chiều với học sinh, kết hợp với các biển chỉ dẫn xác định hướng quay trên sân. Ở tiết học đầu tiên tôi chỉ hướng dẫn các em thực hiện một động tác quay phải, để các em thực hiện thật thành thục. Sau đó tôi mới hướng dẫn các em động tác quay trái và phối hợp hô một lần quay trái, một lần quay phải hoặc hai lần quay bên nọ, một lần quay bên kia để học sinh xác định hướng quay. Khi học sinh xác định tốt hướng quay tôi bỏ biển chỉ dẫn hướng quay để các em tự xác định hướng quay. Chú ý: Khi hô khẩu lệnh, giữa động lệnh và dự lệnh giáo viên nên hô chậm để học sinh có thời gian xác định hướng quay và góc quay. Đối với học sinh lớp 1, chủ yếu là tập theo kiểu bắt chước nên khi giảng dạy giáo viên tránh phân tích dài dòng, chỉ nêu khẩu lệnh và giảng giải yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản của động tác và phải làm mẫu cùng chiều với học sinh để các em nắm bắt động tác nhanh hơn.  Tổ chức cho học sinh tập luyện: Như chúng ta đã biết, đặc thù của môn học giáo dục thể chất là môn học thực hành, phần lớn thời gian của giờ học là dành cho các em tập luyện. Vì vậy với bất kì giờ học giáo dục thể chất nào, phần tập luyện của học sinh là phần quan trọng nhất. Để giờ học có hiệu quả: Sau khi giáo viên hướng dẫn xong kỹ thuật động tác, bắt đầu tiến hành cho cả lớp tập luyện, giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh. Để giờ học không bị nhàm chán, khơi gợi hứng thú tập luyện, phát huy tính tự giác, tích cực cho học sinh trong luyện tập, giáo viên phải thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức tập luyện như: + Tập luyện đồng loạt (cả lớp cùng tập) dưới sự điều khiển của giáo viên và cán sự lớp. + Tập luyện theo tổ, nhóm dưới sự điều khiển của cán sự tổ: Ở hình thức này, các em được tập luyện nhiều hơn và tự kiểm tra được động tác kỹ thuật của nhau, giúp nhau cùng tiến bộ; phát huy được tính tự giác, tích cực của học sinh. Giáo viên có thời gian hướng dẫn cho học sinh yếu. Tập luyện theo tổ, nhóm giúp các em phát hiện ra cái sai của bạn và của bản thân từ đó tự sửa sai cho mình, cho bạn. Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 5) + Tập luyện cặp đôi: Đây là hình thức hai em học sinh tạo thành một cặp đứng quay mặt vào nhau, một bạn hô một bạn tập sau đó đổi ngược lại. Ở hình thức này các em không chỉ phát hiện ra cái sai của bạn, uốn nắn chỉnh sửa động tác sai cho bạn mà tập luyện cặp đôi còn giúp các em tập và biết làm chỉ huy, hướng dẫn bạn học. Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 6) + Tập luyện cá nhân: Các em tự hô, tự tập, tự uốn nắn và chỉnh sửa động tác cho mình. + Thi đua trình diễn kết quả tập luyện: Trong những phương pháp dạy học môn thể dục đây là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất. Qua phương pháp này tạo cho các em tinh thần thi đua học tập. Quá trình tổ chức thi đua trình diễn giáo viên có thể tổ chức trình diễn theo cá nhân hoặc tổ nhóm, giáo viên nên khen nhiều để động viên các em. Để nâng cao hứng thú tập luyện, giáo viên thường xuyên thay đổi các đội hình tập luyện như đội hình hàng ngang, hàng dọc… Khi học sinh đã định hướng tốt, tôi nâng cao phản xạ và nâng dần độ khó của động tác quay phải, quay trái để tạo hứng thú tập luyện cho các em. Ví dụ: Tôi cho hai hàng quay mặt vào nhau, Khi tôi hô: “Bên phải (bên trái) quay” thì hai hàng sẽ quay ngược chiều nhau. Nếu em nào xác định hướng quay không tốt, nhìn các bạn đứng đối diện với mình thì chắc chắn sẽ quay sai. Tôi đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán sự lớp. Vì những em này có vai trò rất quan trọng, thay giáo viên điều hành tổ và lớp tập luyện. Chính vì vậy, ngay từ những tiết học đầu tiên, tôi đã lựa chọn những em học sinh học tốt, hô tốt, nhậy bén với các tình huống để tập huấn và bồi dưỡng. Lưu ý khi giảng dạy giáo viên phải lưu ý: Chiếu cố đặc điểm cá nhân. Đối với các em học sinh khuyết tật, giáo viên phải đưa ra các bài tập khác để thay thế (chẳng hạn học sinh bị khuyết tật về chân thì cho các em tập các bài tập về tay để thay thế). 5.1.2: Giải pháp 2: Tìm ra nguyên nhân học sinh thực hiện động tác quay phải, quay trái chưa đúng và biện pháp khắc phục. Nguyên nhân học sinh thực hiện động tác quay phải, quay trái chưa đúng: Qua quá trình giảng dạy và tổ chức cho học sinh tập luyện, tôi đã phát hiện ra những nguyên nhân sai chủ yếu của học sinh khi thực hiện động tác quay phải, quay trái. Cụ thể như sau: Sai do chưa xác định được hướng quay, sai góc quay Khi quay bị mất thăng bằng: Do các em sử dụng cả hai gót chân làm trụ. Quay bị lắc người, có nhiều động tác thừa, chưa phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể. Biện pháp khắc phục: Nếu học sinh sai do chưa xác định được hướng quay và góc quay: Giáo viên đưa ra các bài tập giúp học sinh xác định hướng quay như: Phân biệt bên nào cơ thể học sinh đang đứng là bên phải, bên nào cơ thể là bên trái. Trước khi thực hiện động tác quay phải, giáo viên có thể hỏi học sinh: “Tay phải của các em đâu?” Học sinh đưa tay phải sang ngang, sau đó bỏ xuống, giáo viên hô: “Bên phải quay”, các em quay về hướng tay vừa chỉ. Tương tự như thế với động tác quay trái. Một vài lần các em sẽ xác định được hướng quay và góc quay, không cần đưa tay. Sai do bị mất thăng bằng. Cách sửa: Nếu trong lớp nhiều em sai, giáo viên cho lớp dừng tập. Giáo viên làm mẫu lại thật chậm động tác cho học sinh xem và cho học sinh tập chậm hai cử động nêu trên cho tới khi thực hiện động tác thuần thục theo nhịp hô bình thường. Quay bị lắc người, có nhiều động tác thừa, chưa phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể: Khi quay các em thường bị vung vẩy tay, thân người bị lắc. Chính vì thế, giáo viên yêu cầu học sinh khi quay hai bàn tay áp nhẹ vào đùi. Lấy gót bàn chân nọ làm trụ và nửa trên của bàn chân kia làm điểm tì, quay từ từ phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể. 5.1.3: Giải pháp 3: Sử dụng sáng tạo các trò chơi vận động đơn giản để rèn luyện kỹ năng thực hiện. Một trong những hoạt động gây sự chú ý, kích thích học sinh tham gia đông đảo nhất là hoạt động trò chơi. Thông qua các trò chơi sẽ giúp giáo viên thân thiện, gần gũi với các em hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện giáo dục mà còn được nâng lên vị trí một phương pháp giáo dục đó là: “Phương pháp vui mà học, học mà vui”. Như Bác Hồ đã từng nói: “Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng làm cho chúng học”. Vì vậy trò chơi luôn cuốn hút các em ở tất cả các bậc học. Nếu việc giảng dạy và luyện tập các kiến thức của môn thể dục theo yêu cầu của chương trình mà khô khan cứng nhắc sẽ làm ức chế tâm lý, nhận thức của học sinh, từ đó sẽ hình thành trong các em những thói quen tập luyện gượng ép, bắt buộc, làm hạn chế kết quả. Nếu giáo viên chọn và tổ chức trò chơi hợp lý với tiết học sẽ giúp cho học sinh có tinh thần thoải mái, tiếp thu bài học… luyện tập các kiến thức một cách tự giác, tiết dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, mà tôi đã lồng ghép sử dụng các trò chơi vận động đơn giản trong khi dạy động tác quay phải, quay trái để giúp các em xác định hướng phải, trái đồng thời tạo tinh thần thoải mái vui vẻ cho học sinh chẳng hạn như: Trò chơi 1: Bịt mắt bắt dê. + Chuẩn bị: Tập hợp lớp thành vòng tròn, em nọ cách em kia khoảng một sải tay, mặt hướng vào trong. Chọn ba em vào trong vòng tròn, trong đó có hai em đóng vai “dê” bị lạc và một em người đi bắt dê. Bịt mắt em đóng vai người đi bắt dê. + Cách chơi: Khi có lệnh, cả ba cùng di chuyển trong vòng tròn, các em đóng vai “dê” thỉnh thoảng kêu be, be… em đi bắt chạy đến chỗ có tiếng kêu để bắt. Các em đúng xung quanh hò reo cổ vũ. Sau khoảng 12 phút chơi, nếu bắt được “dê” thì người đi bắt dê sẽ thắng và ngược lại. Tiếp theo, giáo viên đổi vai chơi hoặc cho đôi bạn khác vào thay. Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 7) Trò chơi 2: Đi chuyển hướng phải, trái tiếp sức + Chuẩn bị: Một số cờ nhỏ, kẻ sân. Kẻ vạch chuẩn bị và vạch xuất phát cách nhau 1m. Trước vạch xuất phát 20 – 25m kẻ 1 vạch đích. Trên đoạn đường đó chuẩn bị cho mỗi đội chơi một số điểm mốc có cắm lá cờ nhỏ theo đường dích dắc cách nhau 3 – 5m. + Cách chơi: Tập hợp các đội chơi sau vạch chuẩn bị theo các đường dích dắc mà giáo viên đã quy định vị trí. Khi có lệnh bắt đầu chơi, bạn số 1 của mỗi đội chơi đi thường hoặc đi nhanh theo đường quy định. Khi đến các mốc quy định sẽ chuyển hướng đi sang trái, hoặc sang phải. Khi chuyển hướng, bàn chân xoay về hướng đó. Sau khi đi xong, chạy nhanh trở lại vạch xuất phát chạm vào tay bạn tiếp theo và về đứng tập hợp ở cuối hàng. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bạn cuối cùng của đội nào về đích đầu tiên và đội đó ít bạn phạm luật nhất là giành chiến thắng. Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 8) Trò chơi 3: “Khi hoàng đế cần” + Chuẩn bị: Tập hợp lớp thành vòng tròn, mặt hướng vào trong. + Cách chơi: Người quản trò nói: “Khi hoàng đế cần” Các em đáp: “Cần gì? cần gì?” Người quản trò nói tiếp: “Cần các bạn đứng nghiêm”. Học sinh sẽ đứng nghiêm, không động đậy. Quản trò lại tiếp tục nói: “Khi hoàng đế cần” Các em lại đáp: “Cần gì? cần gì?” Người quản trò nói: “Cần các bạn quay phải (quay trái)”. Các em đồng loạt làm theo. Trò chơi tiếp tục như vậy, cho đến khi quản trò tìm ra được một số bạn vi phạm luật chơi. Bạn nào làm sai yêu cầu của quản trò, thì phải trải qua một thử thách mới, do người quản trò quy định. 5.1.4: Giải pháp 4: Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Để giúp học sinh thực hiện tốt động tác quay phải, quay trái, tôi đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội và phụ huynh học sinh cùng tham gia hướng dẫn các em. Phối hợp với tổng phụ trách đội: Tôi phối hợp với tổng phụ trách đội lên kế hoạch, xây dựng nội dung sinh hoạt Sao nhi đồng có nội dung quay phải, quay trái lồng ghép. Các anh chị phụ trách sao lớp 4, lớp 5 sẽ hướng dẫn các em xác định hướng phải, trái, thông qua các bài thơ, bài hát như: Khi sinh hoạt Sao các anh chị phụ trách sao dạy cho các em bài hát “Đường em đi” vừa cho các em hát và kết hợp hỏi. + Đường em đi bên nào? Bên phải. Vậy bên phải các em là bên nào? + Đường em không đi là đường bên nào? Bên trái. Vậy bên trái các em là bên nào? Qua đó trẻ sẽ định hướng được bên phải, bên trái bản thân mình. Trong các tiết hoạt động ngoài giờ: Các anh chị phụ trách sao nhi đồng, tổ chức cho các em chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê, khi hoàng đế cần, Hãy làm nhanh theo yêu cầu… Sau đó các anh chị phụ trách sao sẽ hướng dẫn các em thực hiện động tác quay phải, quay trái. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm: Tôi còn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp, hướng dẫn học sinh thực hiện động tác quay phải, quay trái, trong khi các em xếp hàng ra vào lớp, tập thể dục giữa giờ, múa hát tập thể. Vào các giờ sinh hoạt tập thể, tôi kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho các em chơi các trò chơi vận động, chuyển đổi đội hình khi đồng diễn các bài thể dục, dân vũ, từ hàng ngang sang hàng dọc và ngược lại, giúp các em xác định hướng quay. Phối kết hợp với PHHS: Tôi nghĩ việc nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, bài tập quay phải, quay trái nói riêng sẽ không đem lại kết quả cao nếu không kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Sau những buổi học, tôi trao đổi với phụ huynh về việc học của các em ở lớp, nhờ phụ huynh hỗ trợ cho trẻ luyện tập thêm ở gia đình. Từ đó các em được tập luyện nhiều hơn, sẽ hình thành kỹ năng trong các em và chẳng mấy chốc kỹ năng đó sẽ trở thành kỹ xảo, các em phân biệt được hướng phải, trái dễ dàng và không còn lúng túng nữa. 5.1.5: Giải pháp 5: Tăng cường các hoạt động ứng dụng, trải nghiệm, sáng tạo Những năm học gần đây Bộ giáo dục và đào tạo rất chú trọng đến việc dạy học gắn với hoạt động “Ứng dụng, trải nghiệm, sáng tạo”. Đặc biệt năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên lớp 1 áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Chính vì vậy tôi rất chú trọng áp dụng những kiến thức mà học sinh đã được học vào trong thực tế: Trước và sau mỗi tiết học tiết học tôi cho học sinh xem trước sách giáo dục thể chất 1 (sách học sinh) ở nhà khi lên lớp cuối tiết học tôi hướng dẫn học sinh làm bài tập vận dụng. Hay giáo viên có thể giao việc cho học sinh về nhà khi ngồi vào bàn học em quan sát và kể tên những đồ vật được đặt bên trái bàn học và những đồ vật được đặt ở bên phải bàn học. Giờ học sau các em cùng kể cho nhau nghe. 5.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sau một thời gian áp dụng những giải pháp trên vào thực tế giảng dạy, tôi thấy các em học sinh lớp 1 có rất nhiều tiến bộ. Về mặt giáo dục: Học sinh mạnh dạn, tự tin, tự giác, tích cực, hoạt động giáo dục thể chất hơn trước. Các em say mê, hứng thú trong tập luyện. Lớp học trở nên sôi động, giờ học giáo dục thể chất luôn được các em mong chờ. Thông qua các hoạt động tập luyện và vui chơi không những phát triển khả năng của từng cá nhân mà còn giúp các em hòa nhập với cộng đồng, giáo dục tinh thần hợp tác, đoàn kết, kỷ luật, trung thực và rèn luyện tinh thần đồng đội khi làm việc trong môi trường tập thể. Về mặt kiến thức: Từ việc các em chưa biết phân biệt bên phải, bên trái, chưa biết định hướng trong không gian. Giờ đây các em thực hiện động tác quay phải, quay trái một cách thuần thục, các em không chỉ biết xoay người theo hướng khẩu lệnh, mà nhiều em còn thực hiện đúng kỹ thuật động tác quay phải, quay trái. Khi áp dụng sáng kiến tôi theo dõi và nhận thấy chất lượng thực hiện động tác quay phải, quay trái của học sinh thay đổi theo từng tiết dạy, hiệu quả được nâng cao... Các em học sinh không chỉ biết xoay người theo đúng hướng khẩu lệnh mà nhiều em còn đạt được kết quả tập luyện cao hơn so với chuẩn kiến thức, kỹ năng, thực hiện đúng kỹ thuật động tác quay phải, quay trái giống học sinh lớp 4, lớp 5. Từ đó phát hiện ra những em học sinh có năng khiếu TDTT. Trước đây sau khi học xong nội dung bài tập quay phải, quay trái, khi được phỏng vấn, các em đều cho rằng, động tác quay phải, quay trái rất khó. Từ khi áp dụng sáng kiến đa số học sinh thực hiện rất tự tin, không chán nản mệt mỏi, giờ học trở lên hấp dẫn và sinh động. Các em hứng thú hơn với giờ học giáo dục thể chất nói chung và nội dung học đội hình đội ngũ nói riêng. Về mặt kỹ năng: Học sinh tập luyện theo tổ, nhóm dưới sự điều khiển của cán sự tổ và tự uốn nắn chỉnh sửa, kiểm tra động tác cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Giúp các em mạnh dạn, tự tin. Phát triển năng lực: Tự quản, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. Đề tài này tôi nghiên cứu trong phạm vi học sinh 1 trường tiểu học Ninh Lộc. Ngoài ra theo tôi đây là đề tài này rất dễ thực hiện, có thể áp dụng cho khối lớp 2, 3 hay có thể phổ biến, nhân rộng ra các trường khác nói riêng hay toàn huyện nói chung. 6. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có). 7. Kết luận. Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học quay phải, quay trái cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học , các giải pháp này có lúc hoạt động độc lập, có lúc đam xen vào nhau trong cùng giờ học và không có giải pháp nào là tối ưu. Trước khi giảng dạy giáo viên phải nghiên cứu và nắm thật kỹ nội dung chương trình trong từng giai đoạn, từng đối tượng cụ thể. Khi giảng dạy giáo viên phải thực hiện nghiêm túc giờ dạy, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Để giờ học không bị nhàm chán, tạo hứng thú trong tập luyện của học sinh, giáo viên tăng dần yêu cầu và nâng dần độ khó. Trong quá trình giảng dạy giáo viên tránh phân tích dài dòng, dành nhiều thời gian cho học sinh tập luyện, cho học sinh học tốt giúp đỡ các học sinh làm chưa đúng. Để giờ học thể dục đạt hiệu quả cao, khi giảng dạy giáo viên phải linh hoạt sử dụng phương pháp dạy học, tập trung vào việc phát huy tính tích cực của học sinh, thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học giúp học sinh nhanh chóng chiếm lĩnh được kiến thức và kỹ năng cơ bản, hướng dẫn học sinh biết tự quản và tự sửa chữa động tác sai cho nhau. Phối hợp các phương pháp giảng dạy đặc thù của môn học như trực quan: Tập bắt chước, tập đồng loạt, sửa sai… Ưu tiên sử dụng phương pháp tập luyện theo tổ, nhóm và chú ý chiếu cố đặc điểm cá nhân. Đặc biệt phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp ngay từ đầu năm học. Nói chung chương trình dạy giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học rất đa dạng và phong phú, nhưng tùy theo mức độ khác nhau, chúng ta nghiên cứu trong mỗi tiết dạy, tạo điều kiện, sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, tạo nên sự hưng phấn, kích thích các em say mê luyện tập, nâng cao sức khỏe, đảm bảo việc học tập. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ PHỤ LỤC phụ lục 1: (Biển chỉ dẫn hướng quay) phụ lục 2: (Sử dụng biển hướng dẫn khi tập luyện) phụ lục 3: (Động tác quay phải) phụ lục 4: (Động tác quay trái) phụ lục 5: phụ lục 6: phụ lục 7: (Trò chơi bịt mắt bắt dê) phụ lục 8: (Trò chơi đi chuyển hướng phải trái tiếp sức)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN - Họ tên: Giới tính: - Ngày, tháng, năm sinh: - Cơ quan, đơn vị công tác: Trường tiểu học - Chức vụ/ chức danh: Giáo viên thể dục - Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm giáo dục thể chất Tên sáng kiến: “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu dạy học quay phải, quay trái cho học sinh lớp trường tiểu học ” Lĩnh vực áp dụng 2.1 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục thể chất 2.2 Mục tiêu: Nhằm tìm số giải pháp hữu hiệu giúp em học sinh lớp thực động tác quay phải, quay trái Cũng giúp em mạnh dạn, tự tin, tự giác, tích cực, luyện tập thể dục trước Làm cho em say mê, hứng thú tập luyện Lớp học trở nên sôi động, em mong chờ để học tiết thể dục 2.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp trường tiểu học - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp học trường tiểu học từ năm 2019 đến Cơ sở pháp lý: Hoạt động giáo dục thể chất nhà trường có vai trò quan trọng, giúp học sinh phát triển cách tồn diện đức, trí, thể, mỹ… Bên cạnh đó, cịn trang bị cho em số kiến thức, kỹ để tập luyện, giữ gìn sức khỏe, nâng cao lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập luyện TDTT Giáo dục thể chất hình thức giáo dục chuyên biệt với hoạt động giáo dục khác (đạo đức, thẩm mỹ…) góp phần giáo dục tồn diện cho hệ trẻ Mơn giáo dục thể chất cấp tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh số tri thức, kỹ đơn giản cần thiết nhằm rèn luyện tư bản; làm giàu vốn kỹ vận động để em học tập cách hiệu Từ góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe phát triển tố chất thể lực cho học sinh Ngồi ra, cịn góp phần giáo dục ý thức tổ chức, kỷ luật số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho trình hình thành nhân cách tốt cho học sinh Vì vậy, mơn giáo dục thể chất nói chung nội dung đội hình đội ngũ nói riêng đưa vào chương trình giảng dạy thức tất cấp học, ngành học Đội hình đội ngũ nội dung quan trọng chương trình giáo dục thể chất lớp Rèn luyện đội hình đội ngũ trình dạy học góp phần nâng cao hiệu thể dục Đặc biệt “Động tác quay phải, quay trái” động tác phân bố xuyên suốt tất khối lớp cấp học, làm tảng cho nội dung học khác Học sinh lớp giai đoạn đầu lứa tuổi cắp sách tới trường, em bỡ ngỡ, bước đầu làm quen với trường mới, bạn mới, thầy giáo Các em hiếu động, tập trung ý, định hướng không gian chưa rõ Bài tập quay phải, quay trái tưởng chừng quen thuộc để em xác định biết cách xoay người theo hướng lệnh khơng đơn giản, nhiều thời gian, công sức thầy trị Thực trạng: 4.1: Về chương trình sách giáo khoa: Theo chương trình giáo dục phổ thơng thời lượng dạy học môn giáo dục thể chất sách kết nối tri thức với sống lớp 70 tiết năm học (tăng tiết so với chương trình lúc trước, em học tiết thể dục/ tuần) Nội dung phân bổ với tỉ lệ sau: Đội hình đội ngũ 20% (14 tiết); Bài thể dục 10% (7 tiết); Tư kĩ vận động 35% (24 tiết); Thể thao tự chọn 25% (18 tiết); Đánh giá cuối học kì, cuối năm học 10% (7 tiết); Kiến thức chung giáo dục thể chất dạy xen kẽ tiết học Riêng (trong chủ đề đội hình đội ngũ) động tác quay hướng (quay phải, quay trái, quay sau) với thời lượng tiết 4.2: Một số thuận lợi khó khăn: * Thuận lợi: - Bản thân tơi ln nhiệt tình, nổ, vui vẻ gần gũi học sinh Khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tích cực đổi phương pháp giảng dạy - Luôn ủng hộ động viên, giúp đỡ anh em đồng nghiệp, giáo viên nhóm thể dục - Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư sở vật chất đồ dùng dạy học môn giáo dục thể chất - Hiện nguồn thông tin tài liệu, tranh ảnh, video… intetnet trang hành trang số nhà xuất giáo dục phong phú - Đầu năm học tất giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất lớp tập huấn theo chương trình sách giáo khoa lớp - Các em lớp học tiết giáo dục thể chất /tuần lớp 2, 3, 4, nên giáo viên có nhiều thời gian để giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện Đa số em học sinh yêu thích mong đến học mơn giáo dục thể chất * Khó khăn: + Về phía học sinh: - Đội hình đội ngũ thường tiến hành tập luyện sân bãi, không gian rộng, số lượng học sinh đông nên em dễ bị phân tán, dễ bị tập trung; em phía sau khơng ý theo dõi giáo viên thị phạm không thực động tác - Nhiều em học sinh lớp chưa phân biệt bên phải, bên trái chưa biết xoay người theo hướng, lệnh Khi thực động tác quay, nhiều em học sinh thường sử dụng hai gót chân làm trụ nên khơng giữ thăng bằng, bị nghiêng người, lảo đảo vung tay Tình trạng lặp lại nhiều lần buổi học làm đội hình lộn xộn, ồn khiến em tự tin, không tập trung dẫn đến chán nản học tập + Về phía giáo viên: - Trong thực tế dạy quay phải, quay trái, giáo viên chưa có biện pháp giúp học sinh xác định hướng quay hiệu - Giáo viên chưa chủ động sáng tạo dạy học, chưa tạo hứng thú cho học sinh không kịp thời uốn nắn động tác sai + Về phía phụ huynh học sinh: - Một số phụ huynh chưa hiểu rõ vai trò giáo dục thể chất Nhà trường, quan niệm giáo dục thể chất môn phụ không quan trọng - Phụ huynh quan tâm nhắc nhở em học hành + Về điều kiện sở vật chất: - Trường chưa có phịng tập đa năng, sân tập bóng mát nên việc dạy học ngồi trời nhiều phụ thuộc vào điều kiện thời tiết - Sân tập gần với lớp khác nên em không thoải mái tập luyện, hò reo cổ vũ vui chơi sợ ảnh hưởng đến lớp học khác nên phần làm giảm hưng phấn em Khi chưa áp dụng sáng kiến vào giảng dạy Tôi theo dõi kết thực động tác quay phải, quay trái năm học 2019 - 2020 Kết sau: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Khối lớp Sĩ số Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 135 24 17,8% 61 45,2% 50 37,0% Mô tả sáng kiến: 5.1 Về nội dung sáng kiến: Các giải pháp Để dạy học quay phải, quay trái đạt kết cao; tạo cho em niềm say mê, hứng thú tập luyện; nắm vững nội dung học, giảng dạy giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh thật tỉ mỉ, cụ thể, chi tiết, đưa hình thức tổ chức tập luyện phù hợp Đồng thời người thầy phải biết vận dụng cách khéo léo phương pháp giảng dạy cho phù hợp, giúp học sinh hình thành kỹ động tác quay phải, quay trái 5.1.1: Giải pháp 1: Tổ chức hiệu việc đổi phương pháp giảng dạy tập luyện: Để dễ nắm bắt động tác, cho học sinh: - Làm quen với lệnh: Khi bắt đầu giảng dạy động tác quay phải, quay trái, cho học sinh làm quen với lệnh Tôi giới thiệu lệnh: “Bên phải - quay”, “Bên trái - quay” hướng dẫn cho học sinh biết lệnh: “Bên phải” “Bên trái” dự lệnh, nhằm báo cho người tập biết hướng thực động tác Còn “Quay” động lệnh, dứt động lệnh người tập thực động tác - Quan sát tranh ảnh động tác thị phạm: Tôi cho em xem tranh giải thích động tác tranh Rồi giáo viên vừa hơ lệnh vừa làm mẫu tồn động tác cho học sinh quan sát - Tự thực động tác (tự khám phá): Sau hướng dẫn xong kỹ thuật động tác, tiến hành cho học sinh tự khám phá động tác để xem khả tiếp thu động tác em Từ giáo viên đưa phương pháp giảng dạy phù hợp Trước học sinh bước vào tập luyện, chia động tác giai đoạn giảng dạy sau:  Tổ chức giảng dạy * Hướng dẫn học sinh xác định hướng quay: Tôi áp dụng giải pháp giúp học sinh xác định thể với hướng quay cụ thể địa hình thực tế sân tập - Cách 1: Để học sinh xác định hướng quay cách dễ dàng, từ tiết học cho em phân biệt tay phải, tay trái, chân phải, chân trái, lặp lặp lại nhiều lần để học sinh nhớ Cách hướng dẫn sau: Giáo viên cho em đeo hoa vào tay phải, để phân biệt tay phải, tay trái Hỏi học sinh “Tay phải đâu?” em giơ tay đeo hoa lên, “Tay trái đâu?” em giơ tay không đeo hoa lên Giáo viên kết hợp vừa hỏi vừa làm mẫu theo phương pháp soi gương, giơ tay phải, tay trái thực chiều với học sinh để em làm Sau học sinh quen xác định tay phải, tay trái, giáo viên hỏi học sinh không làm mẫu, để em tự phân biệt tay phải, tay trái Việc đưa đạo cụ vào học giúp học sinh thích thú phấn khởi tập luyện hơn, học trở nên sinh động Khi học sinh phân biệt tay phải, tay trái Giáo viên cho học sinh tháo hoa lại hỏi: “Tay phải đâu?”, “Tay trái đâu?” để em nhớ phân biệt tốt Nếu lúc có em giơ sai tay, giáo viên cho lớp dừng tập hướng dẫn lại Để học sinh nhận biết hướng nhanh hơn, giáo viên nâng dần độ khó, hơ với tốc độ nhanh hơn, yêu cầu em phải phản xạ nhanh Quy định cho em, hô “Phải” em giơ tay phải, hô “Trái” em giơ tay trái Giáo viên hỏi: trái, phải, trái hoặc: phải, phải, trái Sau tổ chức thi đua tổ, tổ bạn giơ sai tay tuyên dương, tổ nhiều bạn giơ sai tay phải múa tổ thắng hát Thông qua biện pháp thi đua, học sinh hào hứng phân biệt bên phải, bên trái nhanh Khi tập luyện lúc đầu trước hô lệnh, giáo viên hỏi học sinh “Tay phải (tay trái) đâu?” yêu cầu em đưa tay sang ngang, để xác định hướng quay Rồi hạ tay xuống tư đứng nghiêm Giáo viên hướng dẫn học sinh, nghe thấy lệnh “Bên phải (bên trái) – quay” kết thúc từ quay em quay hướng tay vừa Kết hợp việc xác định hướng quay sân trường, giáo viên nhắc học sinh tay cầm bút tay phải, tất em viết tay phải, tay lại tay trái - Cách 2: Sử dụng biển có mũi tên dẫn Chuẩn bị: Những biển vịng trịn đường kính 50cm, cột cao 120cm (tương tự biển báo giao thơng) có mũi tên dẫn hướng phải (hoặc trái) Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 1) Áp dụng vào thực tế: - Tôi cho học sinh tập hợp theo hướng định Đặt biển có mũi tên dẫn phía trước, phía sau, bên phải, bên trái đội hình để giúp học sinh nhanh chóng xác định hướng quay thể với hướng sân trường - Ở tiết học đầu tiên, giáo viên hướng dẫn thật kỹ động tác quay phải Khi học sinh định hình thực quay tương đối thục phân biệt bên phải, giáo viên giải thích em nhận biết bên cịn lại bên trái (ngược chiều mũi tên) Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 2) * Hướng dẫn học sinh thực động tác quay phải, quay trái theo hai cử động Giáo viên làm mẫu toàn động tác quay, sau hướng dẫn chậm động tác chân Tiếp giáo viên hướng dẫn học sinh thực động tác quay phải, quay trái theo hai cử động - Đối với với động tác quay phải: + Cử động 1: Dùng gót chân phải làm trụ nửa trước bàn chân trái làm điểm tì, quay người sang bên phải (900) + Cử động 2: Thu chân trái sát chân phải thành tư đứng nghiêm - Đối với động tác quay trái: + Cử động 1: Dùng gót chân trái làm trụ nửa trước bàn chân phải làm điểm tì, quay người sang bên trái (900) + Cử động 2: Thu chân phải sát chân trái thành tư đứng nghiêm Sau giáo viên cho học sinh tập với cử động Đối với em học sinh lớp 1, giáo viên giới thiệu làm mẫu động tác quay phải, quay trái kỹ thuật Nếu học sinh có khiếu thực kỹ thuật động tác quay phải, quay trái giáo viên khen ngợi, tuyên dương Còn em nhận biết hướng xoay người theo hướng lệnh đảm bảo u cầu theo hướng dẫn đánh giá mơn giáo dục thể chất (sách giáo viên) động tác quay phải, quay trái học sinh: “Nhận biết hướng biết xoay người theo hướng lệnh” * Dạy phối hợp hoàn chỉnh động tác: Khi em nhận biết hướng biết xoay người theo hướng lệnh, cho học sinh tập phối hợp hoàn chỉnh động tác quay trái, quay phải - Động tác: Từ tư đứng nghiêm giáo viên hô lệnh: “Bên phải (bên trái) + quay” + Tư chuẩn bị: Đứng nghiêm + Khẩu lệnh: “Bên phải (bên trái) – quay” - Kỹ thuật: + Động tác quay phải: Học sinh đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ nửa bàn chân trái làm điểm tì quay người sang phải (90 0), sau đưa bàn chân trái với bàn chân phải thành hình chữ V tư đứng nghiêm Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 3) + Động tác quay trái: Học sinh đứng nghiêm, dùng gót chân trái làm trụ nửa bàn chân phải làm điểm tì quay người sang trái (900), sau đưa bàn chân phải với bàn chân trái thành hình chữ V tư đứng nghiêm Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 4) - Khi quay hai tay áp nhẹ vào đùi, quay hướng, không để thăng Giáo viên làm mẫu chậm kết hợp với giải thích để học sinh quan sát Sau giáo viên hô lệnh tập chiều với học sinh, kết hợp với biển dẫn xác định hướng quay sân Ở tiết học hướng dẫn em thực động tác quay phải, để em thực thật thành thục Sau tơi hướng dẫn em động tác quay trái phối hợp hô lần quay trái, lần quay phải hai lần quay bên nọ, lần quay bên để học sinh xác định hướng quay Khi học sinh xác định tốt hướng quay bỏ biển dẫn hướng quay để em tự xác định hướng quay Chú ý: Khi hô lệnh, động lệnh dự lệnh giáo viên nên hơ chậm để học sinh có thời gian xác định hướng quay góc quay Đối với học sinh lớp 1, chủ yếu tập theo kiểu bắt chước nên giảng dạy giáo viên tránh phân tích dài dịng, nêu lệnh giảng giải yếu lĩnh kỹ thuật động tác phải làm mẫu chiều với học sinh để em nắm bắt động tác nhanh  Tổ chức cho học sinh tập luyện: Như biết, đặc thù môn học giáo dục thể chất môn học thực hành, phần lớn thời gian học dành cho em tập luyện Vì với học giáo dục thể chất nào, phần tập luyện học sinh phần quan trọng Để học có hiệu quả: - Sau giáo viên hướng dẫn xong kỹ thuật động tác, bắt đầu tiến hành cho lớp tập luyện, giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh - Để học không bị nhàm chán, khơi gợi hứng thú tập luyện, phát huy tính tự giác, tích cực cho học sinh luyện tập, giáo viên phải thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức tập luyện như: + Tập luyện đồng loạt (cả lớp tập) điều khiển giáo viên cán lớp + Tập luyện theo tổ, nhóm điều khiển cán tổ: Ở hình thức này, em tập luyện nhiều tự kiểm tra động tác kỹ thuật nhau, giúp tiến bộ; phát huy tính tự giác, tích cực học sinh Giáo viên có thời gian hướng dẫn cho học sinh yếu Tập luyện theo tổ, nhóm giúp em phát sai bạn thân từ tự sửa sai cho mình, cho bạn Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 5) + Tập luyện cặp đôi: Đây hình thức hai em học sinh tạo thành cặp đứng quay mặt vào nhau, bạn hô bạn tập sau đổi ngược lại Ở hình thức em không phát sai bạn, uốn nắn chỉnh sửa động tác sai cho bạn mà tập luyện cặp đơi cịn giúp em tập biết làm huy, hướng dẫn bạn học Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 6) + Tập luyện cá nhân: Các em tự hô, tự tập, tự uốn nắn chỉnh sửa động tác cho + Thi đua trình diễn kết tập luyện: Trong phương pháp dạy học môn thể dục phương pháp đem lại hiệu cao Qua phương pháp tạo cho em tinh thần thi đua học tập Quá trình tổ chức thi đua trình diễn giáo viên tổ chức trình diễn theo cá nhân tổ nhóm, giáo viên nên khen nhiều để động viên em Để nâng cao hứng thú tập luyện, giáo viên thường xuyên thay đổi đội hình tập luyện đội hình hàng ngang, hàng dọc… Khi học sinh định hướng tốt, nâng cao phản xạ nâng dần độ khó động tác quay phải, quay trái để tạo hứng thú tập luyện cho em Ví dụ: Tơi cho hai hàng quay mặt vào nhau, Khi hô: “Bên phải (bên trái) quay” hai hàng quay ngược chiều Nếu em xác định hướng quay khơng tốt, nhìn bạn đứng đối diện với chắn quay sai Tôi đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán lớp Vì em có vai trò quan trọng, thay giáo viên điều hành tổ lớp tập luyện Chính vậy, từ tiết học đầu tiên, lựa chọn em học sinh học tốt, hô tốt, nhậy bén với tình để tập huấn bồi dưỡng * Lưu ý giảng dạy giáo viên phải lưu ý: Chiếu cố đặc điểm cá nhân Đối với em học sinh khuyết tật, giáo viên phải đưa tập khác để thay (chẳng hạn học sinh bị khuyết tật chân cho em tập tập tay để thay thế) 5.1.2: Giải pháp 2: Tìm nguyên nhân học sinh thực động tác quay phải, quay trái chưa biện pháp khắc phục * Nguyên nhân học sinh thực động tác quay phải, quay trái chưa đúng: Qua trình giảng dạy tổ chức cho học sinh tập luyện, phát nguyên nhân sai chủ yếu học sinh thực động tác quay phải, quay trái Cụ thể sau: - Sai chưa xác định hướng quay, sai góc quay - Khi quay bị thăng bằng: Do em sử dụng hai gót chân làm trụ - Quay bị lắc người, có nhiều động tác thừa, chưa phối hợp nhịp nhàng phận thể * Biện pháp khắc phục: - Nếu học sinh sai chưa xác định hướng quay góc quay: Giáo viên đưa tập giúp học sinh xác định hướng quay như: Phân biệt bên thể học sinh đứng bên phải, bên thể bên trái Trước thực động tác quay phải, giáo viên hỏi học sinh: “Tay phải em đâu?” Học sinh đưa tay phải sang ngang, sau bỏ xuống, giáo viên hơ: “Bên phải - quay”, em quay hướng tay vừa Tương tự với động tác quay trái Một vài lần em xác định hướng quay góc quay, khơng cần đưa tay - Sai bị thăng Cách sửa: Nếu lớp nhiều em sai, giáo viên cho lớp dừng tập Giáo viên làm mẫu lại thật chậm động tác cho học sinh xem cho học sinh tập chậm hai cử động nêu thực động tác thục theo nhịp hơ bình thường - Quay bị lắc người, có nhiều động tác thừa, chưa phối hợp nhịp nhàng phận thể: Khi quay em thường bị vung vẩy tay, thân người bị lắc Chính thế, giáo viên yêu cầu học sinh quay hai bàn tay áp nhẹ vào đùi Lấy gót bàn chân làm trụ nửa bàn chân làm điểm tì, quay từ từ phối hợp nhịp nhàng phận thể 5.1.3: Giải pháp 3: Sử dụng sáng tạo trò chơi vận động đơn giản để rèn luyện kỹ thực Một hoạt động gây ý, kích thích học sinh tham gia đơng đảo hoạt động trị chơi Thơng qua trị chơi giúp giáo viên thân thiện, gần gũi với em Trò chơi khơng phương tiện giáo dục mà cịn nâng lên vị trí phương pháp giáo dục là: “Phương pháp vui mà học, học mà vui” Như Bác Hồ nói: “Trong lúc học, cần cho chúng vui, lúc vui làm cho chúng học” Vì trị chơi ln hút em tất bậc học Nếu việc giảng dạy luyện tập kiến thức môn thể dục theo u cầu chương trình mà khơ khan cứng nhắc làm ức chế tâm lý, nhận thức học sinh, từ hình thành em thói quen tập luyện gượng ép, bắt buộc, làm hạn chế kết Nếu giáo viên chọn tổ chức trò chơi hợp lý với tiết học giúp cho học sinh có tinh thần thoải mái, tiếp thu học… luyện tập kiến thức cách tự giác, tiết dạy đạt hiệu cao Chính vậy, mà tơi lồng ghép sử dụng trị chơi vận động đơn giản dạy động tác quay phải, quay trái để giúp em xác định hướng phải, trái đồng thời tạo tinh thần thoải mái vui vẻ cho học sinh chẳng hạn như: * Trò chơi 1: Bịt mắt bắt dê + Chuẩn bị: - Tập hợp lớp thành vòng tròn, em cách em khoảng sải tay, mặt hướng vào - Chọn ba em vào vịng trịn, có hai em đóng vai “dê” bị lạc em người bắt dê Bịt mắt em đóng vai người bắt dê + Cách chơi: - Khi có lệnh, ba di chuyển vòng tròn, em đóng vai “dê” kêu be, be… em bắt chạy đến chỗ có tiếng kêu để bắt Các em xung quanh hò reo cổ vũ - Sau khoảng 1-2 phút chơi, bắt “dê” người bắt dê thắng ngược lại - Tiếp theo, giáo viên đổi vai chơi cho đôi bạn khác vào thay Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 7) * Trò chơi 2: Đi chuyển hướng phải, trái tiếp sức + Chuẩn bị: - Một số cờ nhỏ, kẻ sân - Kẻ vạch chuẩn bị vạch xuất phát cách 1m Trước vạch xuất phát 20 – 25m kẻ vạch đích Trên đoạn đường chuẩn bị cho đội chơi số điểm mốc có cắm cờ nhỏ theo đường dích dắc cách – 5m + Cách chơi: Tập hợp đội chơi sau vạch chuẩn bị theo đường dích dắc mà giáo viên quy định vị trí Khi có lệnh bắt đầu chơi, bạn số đội chơi thường nhanh theo đường quy định Khi đến mốc quy định chuyển hướng sang trái, sang phải Khi chuyển hướng, bàn chân xoay hướng Sau xong, chạy nhanh trở lại vạch xuất phát chạm vào tay bạn đứng tập hợp cuối hàng Trò chơi tiếp tục bạn cuối đội đích đội bạn phạm luật giành chiến thắng Hình ảnh minh chứng (Phụ lục 8) * Trị chơi 3: “Khi hoàng đế cần” + Chuẩn bị: Tập hợp lớp thành vòng tròn, mặt hướng vào + Cách chơi: Người quản trị nói: “Khi hồng đế cần” Các em đáp: “Cần gì? cần gì?” Người quản trị nói tiếp: “Cần bạn đứng nghiêm” Học sinh đứng nghiêm, khơng động đậy Quản trị lại tiếp tục nói: “Khi hồng đế cần” Các em lại đáp: “Cần gì? cần gì?” Người quản trị nói: “Cần bạn quay phải (quay trái)” Các em đồng loạt làm theo Trò chơi tiếp tục vậy, quản trị tìm số bạn vi phạm luật chơi Bạn làm sai yêu cầu quản trò, phải trải qua thử thách mới, người quản trò quy định 5.1.4: Giải pháp 4: Phối hợp với lực lượng giáo dục nhà trường Để giúp học sinh thực tốt động tác quay phải, quay trái, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội phụ huynh học sinh tham gia hướng dẫn em * Phối hợp với tổng phụ trách đội: Tôi phối hợp với tổng phụ trách đội lên kế hoạch, xây dựng nội dung sinh hoạt Sao nhi đồng có nội dung quay phải, quay trái lồng ghép Các anh chị phụ trách lớp 4, lớp hướng dẫn em xác định hướng phải, trái, thông qua thơ, hát như: Khi sinh hoạt Sao anh chị phụ trách dạy cho em hát “Đường em đi” vừa cho em hát kết hợp hỏi + Đường em bên nào? Bên phải Vậy bên phải em bên nào? 10 + Đường em không đường bên nào? Bên trái Vậy bên trái em bên nào? Qua trẻ định hướng bên phải, bên trái thân Trong tiết hoạt động ngồi giờ: Các anh chị phụ trách nhi đồng, tổ chức cho em chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê, hoàng đế cần, Hãy làm nhanh theo yêu cầu… Sau anh chị phụ trách hướng dẫn em thực động tác quay phải, quay trái * Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm: Tơi cịn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, hướng dẫn học sinh thực động tác quay phải, quay trái, em xếp hàng vào lớp, tập thể dục giờ, múa hát tập thể Vào sinh hoạt tập thể, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho em chơi trị chơi vận động, chuyển đổi đội hình đồng diễn thể dục, dân vũ, từ hàng ngang sang hàng dọc ngược lại, giúp em xác định hướng quay * Phối kết hợp với PHHS: Tôi nghĩ việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung, tập quay phải, quay trái nói riêng không đem lại kết cao không kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh Sau buổi học, trao đổi với phụ huynh việc học em lớp, nhờ phụ huynh hỗ trợ cho trẻ luyện tập thêm gia đình Từ em tập luyện nhiều hơn, hình thành kỹ em chẳng chốc kỹ trở thành kỹ xảo, em phân biệt hướng phải, trái dễ dàng không lúng túng 5.1.5: Giải pháp 5: Tăng cường hoạt động ứng dụng, trải nghiệm, sáng tạo Những năm học gần Bộ giáo dục đào tạo trọng đến việc dạy học gắn với hoạt động “Ứng dụng, trải nghiệm, sáng tạo” Đặc biệt năm học 2020 – 2021 năm học lớp áp dụng chương trình giáo dục phổ thơng Chính tơi trọng áp dụng kiến thức mà học sinh học vào thực tế: Trước sau tiết học tiết học cho học sinh xem trước sách giáo dục thể chất (sách học sinh) nhà lên lớp cuối tiết học hướng dẫn học sinh làm tập vận dụng Hay giáo viên giao việc cho học sinh nhà ngồi vào bàn học em quan sát kể tên đồ vật đặt bên trái bàn học đồ vật đặt bên phải bàn học Giờ học sau em kể cho nghe 5.2 Về khả áp dụng sáng kiến: Sau thời gian áp dụng giải pháp vào thực tế giảng dạy, tơi thấy em học sinh lớp có nhiều tiến 11 * Về mặt giáo dục: - Học sinh mạnh dạn, tự tin, tự giác, tích cực, hoạt động giáo dục thể chất trước Các em say mê, hứng thú tập luyện Lớp học trở nên sôi động, học giáo dục thể chất em mong chờ - Thông qua hoạt động tập luyện vui chơi phát triển khả cá nhân mà giúp em hòa nhập với cộng đồng, giáo dục tinh thần hợp tác, đoàn kết, kỷ luật, trung thực rèn luyện tinh thần đồng đội làm việc môi trường tập thể * Về mặt kiến thức: - Từ việc em chưa biết phân biệt bên phải, bên trái, chưa biết định hướng không gian Giờ em thực động tác quay phải, quay trái cách thục, em xoay người theo hướng lệnh, mà nhiều em thực kỹ thuật động tác quay phải, quay trái - Khi áp dụng sáng kiến theo dõi nhận thấy chất lượng thực động tác quay phải, quay trái học sinh thay đổi theo tiết dạy, hiệu nâng cao - Các em học sinh xoay người theo hướng lệnh mà nhiều em đạt kết tập luyện cao so với chuẩn kiến thức, kỹ năng, thực kỹ thuật động tác quay phải, quay trái giống học sinh lớp 4, lớp Từ phát em học sinh có khiếu TDTT - Trước sau học xong nội dung tập quay phải, quay trái, vấn, em cho rằng, động tác quay phải, quay trái khó Từ áp dụng sáng kiến đa số học sinh thực tự tin, không chán nản mệt mỏi, học trở lên hấp dẫn sinh động Các em hứng thú với học giáo dục thể chất nói chung nội dung học đội hình đội ngũ nói riêng * Về mặt kỹ năng: - Học sinh tập luyện theo tổ, nhóm điều khiển cán tổ tự uốn nắn chỉnh sửa, kiểm tra động tác cho nhau, giúp tiến Giúp em mạnh dạn, tự tin - Phát triển lực: Tự quản, hợp tác, tự học giải vấn đề Đề tài nghiên cứu phạm vi học sinh trường tiểu học Ninh Lộc Ngồi theo tơi đề tài dễ thực hiện, áp dụng cho khối lớp 2, hay phổ biến, nhân rộng trường khác nói riêng hay tồn huyện nói chung Các thơng tin cần bảo mật (nếu có) Kết luận 12 Trên số giải pháp nhằm nâng cao hiệu dạy học quay phải, quay trái cho học sinh lớp trường tiểu học , giải pháp có lúc hoạt động độc lập, có lúc đam xen vào học khơng có giải pháp tối ưu Trước giảng dạy giáo viên phải nghiên cứu nắm thật kỹ nội dung chương trình giai đoạn, đối tượng cụ thể Khi giảng dạy giáo viên phải thực nghiêm túc dạy, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Để học không bị nhàm chán, tạo hứng thú tập luyện học sinh, giáo viên tăng dần yêu cầu nâng dần độ khó Trong q trình giảng dạy giáo viên tránh phân tích dài dịng, dành nhiều thời gian cho học sinh tập luyện, cho học sinh học tốt giúp đỡ học sinh làm chưa Để học thể dục đạt hiệu cao, giảng dạy giáo viên phải linh hoạt sử dụng phương pháp dạy học, tập trung vào việc phát huy tính tích cực học sinh, thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học đặc thù mơn học giúp học sinh nhanh chóng chiếm lĩnh kiến thức kỹ bản, hướng dẫn học sinh biết tự quản tự sửa chữa động tác sai cho Phối hợp phương pháp giảng dạy đặc thù môn học trực quan: Tập bắt chước, tập đồng loạt, sửa sai… Ưu tiên sử dụng phương pháp tập luyện theo tổ, nhóm ý chiếu cố đặc điểm cá nhân Đặc biệt phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán lớp từ đầu năm học Nói chung chương trình dạy giáo dục thể chất nhà trường tiểu học đa dạng phong phú, tùy theo mức độ khác nhau, nghiên cứu tiết dạy, tạo điều kiện, sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, tạo nên hưng phấn, kích thích em say mê luyện tập, nâng cao sức khỏe, đảm bảo việc học tập THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ PHỤ LỤC 13 phụ lục 1: (Biển dẫn hướng quay) phụ lục 2: (Sử dụng biển hướng dẫn tập luyện) phụ lục 3: (Động tác quay phải) phụ lục 4: 14 (Động tác quay trái) phụ lục 5: phụ lục 6: phụ lục 7: (Trò chơi bịt mắt bắt dê) phụ lục 8: 15 (Trò chơi chuyển hướng phải trái tiếp sức) 16 ... tốc độ nhanh hơn, yêu cầu em phải phản xạ nhanh Quy định cho em, hô ? ?Phải? ?? em giơ tay phải, hô ? ?Trái? ?? em giơ tay trái Giáo viên hỏi: trái, phải, trái hoặc: phải, phải, trái Sau tổ chức thi đua tổ,... giảng dạy động tác quay phải, quay trái, cho học sinh làm quen với lệnh Tôi giới thiệu lệnh: “Bên phải - quay? ??, “Bên trái - quay? ?? hướng dẫn cho học sinh biết lệnh: “Bên phải? ?? “Bên trái? ?? dự lệnh,... thực động tác quay phải, quay trái theo hai cử động - Đối với với động tác quay phải: + Cử động 1: Dùng gót chân phải làm trụ nửa trước bàn chân trái làm điểm tì, quay người sang bên phải (900)

Ngày đăng: 20/09/2022, 19:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w